1.4.1 Lý do thực hiện Dự án
Phương pháp tiến hành
Theo phương pháp nghiên cứu định lượng: Sử dụng bộ công cụ được xây dựng dựa trên “Bảng kiểm bàn giao thông tin NB trước PT/TT” quan sát đánh giá Điều dưỡng thực hiện bàn giao thông tin NB trước PT/TT theo các tiêu chí trong bảng kiểm.Mỗi tiêu chí được đánh giá là đạt hay không đạt khi quan sát Điều dưỡng thực hiện bàn giao người bệnh.
Nội dung triển khai dự án
1.4.3.1 Các yếu tố đầu vào
Yếu tố nhân lực là yếu tố con người trong hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức.Yếu tố này là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng nhất để vận hành tốt hoạt động của của mỗi cơ quan, tổ chức Đặc biệt trong môi trường y tế việc xây dựng nguồn nhân lực bắt đầu việc tìm kiếm, lựa chọn được nguồn nhân lực phù hợp với tiêu chí và yêu cầu tuyển dụng là rất quan trọng vì nó liên quan đến kết quả và chất lượng công việc mà ứng viên được tuyển dụng cũng như sự phát triển của mỗi tổ chức, cơ quan sử dụng nhân lực được tuyển dụng.
Tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City hoạt động tuyển dụng nhân lực được thực hiện qua những bước sau đây nhằm đảm bảo nguồn nhân lực đầy đủ, phù hợp và chất lượng. Định biên nhu cầu và lập kế hoạch tuyển dụng.
Tìm kiếm và sàng lọc hồ sơ ứng viên.
Thực hiện các vòng tuyển dụng.
Phê duyệt kết quả tuyển dụng.
Các thủ tục tiếp nhận nhân viên mới.
Kiểm soát và đánh giá chất lượng công tác tuyển dụng.
Chương trình đào tạo nhân lực [2]
Chương trình đào tạo nhân lực tại bệnh viện là kế hoạch phát triển về kiến thức chuyên môn, năng lực quản lý, điều hành cơ quan, tổ chức của nguồn nhân lực hiện có nhằm đáp yêu cầu phát triển của cơ quan, tổ chức đó Bệnh viện có trách nhiệm tổ chức xây dựng kế hoạch chương trình và khuyến khích cán bộ nhân viên tham ra nhằm mục tiêu học tập, rèn luyện và cập nhật kiến thức mới liên quan đến ngành nghề mà nhân viên đang thực hiện.
Các hình thức đào tạo Đào tạo ngoài: Là khoá học, hội thảo bệnh viện. Đào tạo nội bộ: Là khoá học do chính bệnh viện tổ chức hoặc do đối tác thực hiện tại bệnh viện: Đào tạo nội bộ tập chung: Các lớp đào tạo cán bộ nhân viên mới, đào tạo theo yêu cầu hàng năm, đào tạo theo quy định của pháp luật, hội thảo, hội nghị Đào tạo tại mỗi khoa, phòng, đơn vị: do trưởng khoa, trưởng bộ phận, Điều dưỡng trưởng, nhân viên lành nghề thực hiện. Đào tạo dài hạn: Khoá học trên 6 tháng được cấp chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp. Đào tạo ngắn hạn: Khoá đào tạo dưới 6 tháng.
Tự học: Là việc tự học các kỹ năng theo nhu cầu công việc của cán bộ nhân viên.
Việc xây dựng kế hoạch đào tạo do phòng đào tạo tại bệnh viện xây dựng và báo cáo ban lãnh đạo chỉ đạo thực hiện, người tham gia là cán bộ nhân viên trong kế hoạch đào tạo được xây dựng.
Hệ thống giám sát, theo dõi, đánh giá [4] [5]
Hệ thống giám sát, theo dõi, đánh giá tại bệnh viện là một trong những hoạt động thuộc chưng trình quản lý chất lượng bệnh viện nhằm mục tiêu quản lý chất lượng dịch vụ bệnh viện và an toàn người bệnh trong điều trị và chăm sóc người bệnh tại bệnh viện.
Hoạt động giám sát, theo dõi, đánh giá tại bệnh viện được xây dựng, triển khai dựa trên cơ cấu và trách nhiệm của hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện bao gồm các thành viên là hội đồng quản lý chất lượng, phòng kiểm soát chất lượng, mạng lưới kiểm soát chất lượng bệnh viện Trong đó nhiệm vụ lấy người bệnh làm trung tâm và an toàn người bệnh là mục tiêu mà toàn thể cán bộ nhân viên hướng tới.
Các chỉ số cải thiện chất lượng được dựa trên những vấn đề tồn tại và nhu cầu cần cải thiện vấn đề đó tại khoa/phòng hay bệnh viện Từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp nhằm cải thiện tốt hơn vấn đề tồn tại đó.
Hoạt động giám sát, theo dõi, đánh các sự cố được thực hiện thông qua các kênh khác nhau như giám sát, theo dõi, đánh giá, thu thập số liệu của Dự án cải tiến chất lượng bệnh viện được thành viên mạng lưới kiểm soát chất lượng các khoa/phòng phụ trách Tổng hợp và phân tích do nhân viên phòng quản lý chất lượng phụ trách sau đó báo cáo định kỳ cho lãnh đạo bệnh viện.
1.4.3.2 Mô tả một số hoạt động can thiêp của Dự án
Mô tả các hoạt động can thiệp của Dự án cải thiện chất lượng bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch [27]:
Biện pháp can thiệp Đối tượng Thời gian thực hiện
Mục tiêu Đào tạo cho Điều dưỡng tham gia bàn giao thông tin NB về thực hành bàn giao thông tin NB trước
Toàn bộ nhân viên là Điều dưỡng tham gia bàn giao và nhận thông tin
100% Điều dưỡng tham gia bàn giao thông tin NB trước PT/TT được đào tạo kiến thức bàn giao thông tin NB trước PT/TT
Thực hiện giám sát, nhắc nhở Điều dưỡng thực hiện nội dung bàn giao thông tin NB trước PT/TT Điều dưỡng bàn giao và Điều dưỡng nhận bàn giao thông tin NB trước PT/TT
Nhắc nhở trực tiếp Điều dưỡng tham gia bàn giao thông tin NB về những thiếu sót khi thực hiện bàn giao thông tin NB trước PT/TT
Thực hiện đánh giá lại lần hai Điều dưỡng bàn giao và Điều dưỡng nhận bàn giao thông tin NB
Nhóm nghiên cứu đánh giá kết quả sau can thiệp bàn giao thông tin NB trước PT/TT
1.4.3.3 Mô tả kết quả thực hiện bàn giao người bệnh của Điều dưỡng trước phẫu thuật/thủ thuật trước can thiệp
Nội dung đánh giá là các tiêu chí được xây dựng theo “Bảng kiểm đánh giá bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật” cho kết quả:
Stt Nội dung thông tin bàn giao Năm 2015
I Nhóm thông tin chung của NB trước PT/TT 76 89,4
2 Chẩn đoán bệnh và bệnh kèm theo (nếu có) 75 88,2
3 Phương pháp thực hiện PT/TT 75 88,2
4 Dấu hiệu sinh tồn: M, T, HA, NT 75 88,2
5 Chiều cao, cân nặng 76 89,4 Đánh giá chung về bàn giao thông tin chung của người bệnh 71 83,5
II Nhóm thông tin liên quan đến gây tê/gây mê của người bệnh trước PT/TT
1 Bệnh án khám gây tê/gây mê 73 85,9
2 Phiếu đồng ý gây mê/gây mê 73 85,9
3 Thời gian nhịn ăn uống trước PT/TT 74 87,1
4 Tiền sử dị ứng của NB 62 72,9
5 Dự trù máu và đồng ý truyền máu 62 72,9
6 Tình trạng răng của người bệnh 62 72,9
7 Các xét nghiệm máu 62 72,9 Đánh giá chung về bàn giao thông tin liên quan đến gây tê/gây mê của người bệnh
III Nhóm thông tin quan đến PT/TT của người bệnh
1 Biên bản hội chẩn PT/TT 73 85,9
3 Phiếu chỉ định PT/TT 73 85,9
4 Đánh dấu vị trí PT/TT (nếu áp dụng) 52 61,2
5 Các thuốc đã dùng theo y lệnh và các chỉ định tiếp theo 71 83,5
6 Phim chụp X-Quang, siêu âm 62 72,9 Đánh giá chung về bàn giao thông tin liên quan đến phẫu thuật/thủ thuật của người bệnh
IV Nhóm thông tin liên đến vệ sinh của người bệnh trước PT/TT
1 Thụt tháo trước PT/TT 71 83,5
2 Tắm, gội trước mổ, thay quần áo 71 83,6
3 Tình trạng nguyên vẹn của da 66 77,6
4 Móng tay, móng chân được cắt ngắn và làm sạch, tẩy trang
5 Tháo bỏ đồ trang sức, phụ kiện trên người 65 76,4 Đánh giá chung về bàn giao thông tin liên quan đến vệ sinh của người bệnh
V Nhóm thông tin liên quan khác của người bệnh trước PT/TT
1 Thiết bị cấy ghép đặc biệt trên người bệnh 66 77,6
2 Phiếu thu tạm ứng tiền phẫu thuật hay chế độ khác 71 83,5
3 Các giấy tờ ghi chép theo quy định 66 77,6
4 Ký xác nhận bàn giao 77 90,6 Đánh giá chung về bàn giao thông tin khác của người bệnh 63 74,1 Đánh giá chung về kết quả thực hiện đạt của Điều dưỡng trong bàn giao người bệnh trước PT/TT theo kế hoạch sau can thiệp năm 2015
Giới thiệu bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City và quy định bàn giao người bệnh tại bệnh viện
1.5.1 Giới thiệu về bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City
Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City là bệnh viện khách sạn 5 sao, hiện nay bệnh viện có 600 giường bệnh chia thành 31 chuyên khoa, có hơn 1260 nhân viên các bộ phận, với 365 Bác sỹ và 463 Điều dưỡng, 47 Dược sỹ, còn lại là nhân viên hành chính, phục vụ chức năng khác thực hiện khám chữa bệnh cho hàng 1000 lượt mỗi ngày bao gồm cả người bệnh nội trú và ngoại trú Trong đó khu vực phẫu thuật có
11 phòng mổ, 02 phòng can thiệp tim mạch với chức năng thực hiện các phẫu thuật/thủ thuật trung bình khoảng 20 ca/ngày gồm phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch, cấp cứu, phát sinh trong ngày trong đó có phẫu thuật/thủ thuật sản phụ khoa, ngoại tiêu hóa, chấn thương chỉnh hình, thẩm mỹ, tạo hình, ghép gan, ghép thận, tim hở
1.5.2 Bàn giao người bệnh tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City
1.5.2.1 Bàn giao người bệnh từ khoa/ phòng/đơn vị điều trị đi thực hiện phẫu thuật/thủ thuật, cận lâm sàng, thăm dò chức năng, phục hồi chức năng và ngược lại, bàn giao giữa các ca trực trong cùng một đơn vị [6]:
Bác sỹ điều trị: Thông tin cần bàn giao cho đơn vị được thể hiện trên phiếu chỉ
■ Đạt “Khôngđạt định, hồ sơ bệnh án hoặc bàn giao trực tiếp theo mô hình SBAR (Situation Background Assessement Recommendation). Điều dưỡng: Tiến hành bàn giao người bệnh trực tiếp theo mô hình SBAR cùng với giấy tờ liên quan thông qua các bảng kiểm theo quy định, trong đó bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật được Điều dưỡng sử dụng “bảng kiểm bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật”.
1.5.2.2 Bàn giao chuyển hẳn người bệnh giữa các khoa phòng cấp cứu, hồi sức tích cực (ICU) và các đơn vị nội trú
Nhân viên y tế thực hiện bàn giao trực tiếp theo mô hình (SBAR) thông tin bàn giao được thể hiện trong “Biên bản bàn giao người bệnh”, hồ sơ bệnh án và các giấy tờ được giao theo “Bảng kiểm giấy tờ trong hồ sơ bệnh án” Trong trường hợp người bệnh được bàn giao từ khoa cấp cứu đến khoa nội trú mà bác sỹ tiếp nhận cấp cứu cũng chính là Bác sỹ điều trị tại bệnh phòng thì không cần sử dụng “Biên bản bàn giao người bệnh” Điều dưỡng vẫn bàn giao trực tiếp áp dụng mô hình SBAR và trong trường hợp cần ghi chú thì ghi chép vào phiếu theo dõi diễn biến người bệnh [6].
1.5.2.3 Bàn giao người bệnh từ phòng khám đến khoa nội trú
Bác sỹ phòng khám: thông tin bàn giao được thể hiện trên “Phiếu khám bệnh ngoại trú”. Điều dưỡng/Nữ hộ sinh/Kỹ thuật viên phòng khám chuyển người bệnh lên nội trú sử dụng “Bảng kiểm giấy tờ trong hồ sơ bệnh án” và mô hình SBAR để bàn giao trực tiếp thông tin người bệnh.
1.5.2.4 Bàn giao người bệnh chuyển viện
Bác sỹ diều trị: thông tin cần bàn giao được thể hiện trong “Giấy chuyển viện”. Nhân viên vận chuyển: thông tin cần bàn giao “Phiếu vận chuyển người bệnh” và “Bảng kiểm bàn giao người bệnh chuyển viện” [6] [32] [37].
1.5.2.5 Hướng dẫn bàn giao theo mô hình SBAR
Tình huống (Situation): Tóm tắt lý do bàn giao, vấn đề cần chú ý hiện tại trên người bệnh khiến người bàn giao quan tâm.
Diễn biến (Background): Chẩn đoán, diễn biến bệnh liên quan đến vấn đề cần bàn giao, các can thiệp đã thực hiện cho người bệnh, dấu hiệu sinh tồn. Đánh giá (Assessment): Tình trạng hiện tại, kết quả cận lâm sàng đặc biệt chú ý.
Kế hoạch tiếp theo (Recommendation): Các can thiệp dự định thực hiện, nêu rõ cụ thể các yêu cầu cho người nhận bàn giao, kết qủa mong đợi, yêu cầu xác nhận lại thông tin [6] [32] [37].
Như vậy, tại mỗi cơ sở y tế sẽ có nhiều mô hình thực hiện bàn giao người bệnh khác nhau, mỗi mô hình đều nhằm đảm bảo sự phù hợp, hiệu quả trong khi công tác chăm sóc, điều trị NB Tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City chúng tôi áp dụng mô hình bàn giao người bệnh SBAR.
Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ thực hiện nghiên cứu về bàn giao thông tin của NB trước PT/TT Những thông tin của NB trước PT/TT được Điều dưỡng khoa/phòng có NB thực hiện PT/TT cũng là thông tin thực hiện bàn giao.
Dự án cải thiện chất lượng bàn giao người bệnh trước PT/TT theo kế hoạch tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City 2015-2018
Các yếu tố đầu vào:
- Nhân lực Điều dưỡng bàn giao
+ Bàn giao người bệnh + Đào tạo Điều dưỡng
Hoạt động đào tạo Điều dưỡng Hoạt động giám sát, nhắc nhở Hoạt động đánh giá
Các yếu tố đầu ra:
- Năng lực bàn giao người bệnh của Điều dưỡng
- Kế hoạch đào tạo về bàn giao người bệnh cho Điều dưỡng
- Hệ thống giám sát, đánh giá của Dự án
- Sự thay đổi về chất lượng thực hiện bàn giao NB trước PT/TT theo kế hoạch của Điều dưỡng tại bệnh viện
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Nghiên cứu định lượng Đối tượng nghiên cứu định lượng là ca bệnh.
Ca bệnh là ca phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch được lựa chọn tại phòng mổ bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City tại thời điểm năm 2018 Những ca bệnh được chọn là những ca có lịch hẹn phẫu thuật/thủ thuật và được xếp lịch trước ngày thực hiện phẫu thuật/thủ thuật bao gồm tất cả ca bệnh là người lớn hay trẻ em. Mục đích nhằm đánh giá thực trạng bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật sau khi triển khai Dự án can thiệp. a Tiêu chuẩn lựa chọn
Tất cả các ca bệnh thực hiện phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch bao gồm: Các phẫu thuật/thủ thuật sản, phụ khoa, tiêu hoá, tiết niệu, chấn thương chỉnh hình, thẩm mỹ, ghép tạng, tim mạch Được chí thành 02 nhóm: Nhóm áp dụng đánh dấu vị trí thực hiện phẫu thuật/thủ thuật và nhóm không áp dụng đánh dấu vị trí thực hiện phẫu thuật/thủ thuật. Được thực hiện bàn giao thông tin bởi các Điều dưỡng viên chính thức của bệnh viện. b Tiêu chuẩn loại trừ
Ca phẫu thuật/thủ thuật cấp cứu hoặc phát sinh trong ngày
2.1.2 Nghiên cứu định tính Đại diện lãnh đạo: Lãnh đạo khối Điều dưỡng và Điều dưỡng trưởng khoa ngoại và Điều dưỡng trưởng phòng mổ. Điều dưỡng viên bao gồm: Điều dưỡng bàn giao người bệnh và Điều dưỡng nhận bàn giao người bệnh được thực hiện thảo luận nhóm. a Tiêu chuẩn lựa chọn
Làm việc tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City > 6 tháng
Làm việc tại các bộ phận liên quan đến hoạt động bàn giao thông tin người bệnh Đồng ý tham gia nghiên cứu
Những đối tượng nghiên cứu đủ tiêu chuẩn nhưng không có mặt tại bệnh viện trong thời gian nghiên cứu hoặc từ chối tham gia nghiên cứu.
Thời gian, địa điểm tiến hành nghiên cứu
Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 09/2017 - 10/2018
Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec TimesCity, Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang sau can thiệp - Post test a study only. Phương pháp nghiên cứu: Định lượng kết hợp định tính.
Trong đó, cấu phần định lượng nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật và kết quả cải thiện sau can thiệp Cấu phần định lượng cần được triển khai trước.
Cấu phần nghiên cứu định tính nhằm mục tiêu tìm hiểu một số thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện Dự án cải thiện chất lượng bàn giao NB trước phẫu thuật/thủ thuật sau can thiệp Cấu phần định tính được triển khai sau khi có kết quả sơ bộ của cấu phần định lượng.
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho một nghiên cứu mô tả cắt ngang:
Z 21 - a /2 : Hệ số K = 5 %, độ tin cậy 95 % thì Z = 1,96 p: Kỳ vọng tỷ lệ ca phẫu thuật/ thủ thuật được bàn giao đúng năm 2018, căn cứ vào kết quả năm 2015 và mục tiêu của Dự án chọn p = 0,85
30 d: Sai số tuyệt đối cho phép, chọn d = 0,06 n: Tính được là 137 ca phẫu thuật/thủ thuật lấy 10 % mẫu dự phòng Do vậy tổng số lấy được sau thu thập là 153 ca phẫu thuật/ thủ thuật
2.4.1.2 Chọn mẫu đánh giá định lượng
Nghiên cứu đã tiến hành thực hiện chọn mẫu thuận tiện căn cứ vào số liệu cáo cáo tổng hợp hoạt động năm 2017 của bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City, trung bình mỗi ngày các phòng mổ của bệnh viện thực hiện khoảng 15 ca phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch Cùng một thời điểm do lượng nhân lực, bệnh viện có thể xếp 6 phòng mổ hoạt động Căn cứ theo lịch mổ đã được sắp xếp tại mỗi phòng mổ, nghiên cứu viên và các điều tra viên đã lựa chọn ca mổ phù hợp các tiêu chí mô tả tại mục 2.1.1.2 để tham gia vào nghiên cứu Để đảm bảo chất lượng của số liệu thu thập được, mỗi nghiên cứu viên chỉ lựa chọn và quan sát tối đa 02 ca phẫu thuật
1 ngày Nhóm nghiên cứu gồm 5 thành viên, bao gồm cả nghiên cứu viên chính sẽ thực hiện thu thập số liệu Lựa chọn và quan sát được hoạt động bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật của 10 ca/ngày Như vậy, thời gian thu thập số liệu là 17 ngày làm việc.
Chọn chủ đích 1 đại diện lãnh đạo khối Điều dưỡng của bệnh viện và 02 Điều dưỡng trưởng khoa Điều dưỡng lãnh đạo được chọn thỏa mãn các tiêu chuẩn mô tả tại mục 2.1 Trong đó, một Điều dưỡng trưởng khoa đại diện cho các Khoa có người bệnh được bàn giao để thực hiện phẫu thuật/thủ thuật; Điều dưỡng trưởng khu phẫu thuật là đơn vị tiếp nhận người bệnh trong ca phẫu thuật/thủ thuật.
Căn cứ vào số lượng Điều dưỡng của bệnh viện thuộc nhóm Điều dưỡng bàn giao người bệnh và Điều dưỡng nhận bàn giao người bệnh phẫu thuật/thủ thuật Dự kiến chọn 7 - 9 Điều dưỡng viên tham gia 2 cuộc thảo luận nhóm Nhóm 1 gồm các Điều dưỡng tiếp nhận người bệnh Nhóm 2 gồm các Điều dưỡng thực hiện công việc bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật.
Phương pháp thu thập số liệu
2.5.1 Thu thập số liệu định lượng
Số liệu định lượng được thu thập năm 2018 bởi các điều tra viên, sử dụng bảng kiểm (phụ lục 1) cũng được sử dụng đánh giá kết quả năm 2015 được thực hiện bằng cách quan sát quá trình bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật của các ca phẫu thuật/thủ thuật đã được lựa chọn Khi lựa chọn được ca phẫu thuật/thủ thuật phù hợp các tiêu chuẩn nghiên cứu, điều tra viên tiến hành quan sát độc lập quá trình bàn giao người bệnh giữa Điều dưỡng bàn giao và Điều dưỡng tiếp nhận tại phòng tiếp nhận người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật Quá trình quan sát được thực hiện như một hoạt động giám sát chất lượng tại bệnh viện.
Nhóm nghiên cứu được tập huấn cách sử dụng bộ công cụ đánh giá từng tiêu chí Mỗi tiêu chí trong bộ công cụ được đánh giá là đạt hay không đạt Nghiên cứu viên phải quan sát, lắng nghe được thông tin Điều bàn giao và thông tin Điều dưỡng nhận bàn giao khai thác thêm từ Điều dưỡng bàn giao hoặc NB rồi đánh giá theo bộ công cụ nghiên cứu.
2.5.2 Thu thập số liệu định tính
Thực hiện PVS đối với lãnh đạo khối Điều dưỡng và đại diện Điều dưỡng trưởng khoa Ngoại, Điều dưỡng trưởng khu phẫu thuật sử dụng hướng dẫn PVS (Phụ lục 2).
Thực hiện thảo luận nhóm tập chung đối với các Điều dưỡng thực hiện bàn giao và Điều dưỡng tiếp nhận sử dụng hướng dẫn thảo luận nhóm (Phụ lục 3).
Nội dung và biến số nghiên cứu
2.6.1 Nội dung và biến số nghiên cứu định lượng
Nội dung và biến số nghiên cứu được chia thành 5 nhóm thông tin thực hiện ban giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch được Điều dưỡng
Phần 1: Nhóm thông tin chung của người bệnh trước PT/TT
Phần 2: Nhóm thông tin liên quan đến gây tê/gây mê của người bệnh trước PT/TT Phần 3: Nhóm thông tin liên quan đến phẫu thuật/thủ thuật
Phần 4: Nhóm thông tin liên quan đến vệ sinh của người bệnh trước PT/TT
Phần 5: Nhóm thông tin liên quan khác của người bệnh trước PT/TT
Chi tiết từng tiêu chí của từng nhóm thông tin tại phụ lục 4
2.6.2 Nội dung và chủ đề nghiên cứu định tính
Chủ đề Nội dung Cách thu thập
Thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện Dự án cải thiện chất lượng bàn giao người bệnh trước thực hiện PT/TT theo kế hoạch
Nhận định của lãnh đạo khối Điều dưỡng, Điều dưỡng trưởng các khoa về các thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện Dự án cải thiện chất lượng bàn giao người bệnh trước thực hiện PT/TT theo kế hoạch Nhận định của Điều dưỡng thực hiện bàn giao người bệnh về thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện Dự án cải thiện chất lượng bàn giao người bệnh trước thực hiện PT/TT theo kế hoạch
Nhận định của Điều dưỡng thực tiếp nhận người bệnh về thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện
Dự án cải thiện chất lượng bàn giao người bệnh trước thực hiện PT/TT theo kế hoạch
Các thước đo, tiêu chuẩn đánh giá
Đánh giá chất lượng bàn người bệnh trước PT/TT được thực hiện thông qua chất lượng bàn giao của 5 nhóm thông tin theo bảng kiểm (phụ lục 1) Trong đó:
Nhóm thông tin chung gồm 5 tiêu chí, từ tiêu chí số 1 - 5 Quá trình bàn giao thông tin chung của người bệnh trước PT/TT đạt yêu cầu khi đạt 5/5 tiêu chí đã nêu.
Nhóm thông tin liên quan đến gây tê/gây mê gồm 6 tiêu chí, từ tiêu chí 6 - 12.Quá trình bàn giao thông tin liên quan đến gây tê/gây mê của người bệnh trướcPT/TT đạt yêu cầu khi đạt 6/6 tiêu chí đã nêu.
Nhóm thông tin liên quan đến PT/TT gồm 6 tiêu chí, từ tiêu chí 13 - 18 Quá trình bàn giao thông tin liên quan đến PT/TT người bệnh đạt yêu cầu khi đạt 6/6 tiêu chí đã nêu.
Nhóm thông tin liên quan đến vệ sinh của người bệnh gồm 5 tiêu chí, từ tiêu chí 19 - 23 Quá trình bàn giao thông tin liên quan đến vệ sinh của người bệnh trước PT/TT đạt yêu cầu khi đạt 5/5 tiêu chí đã nêu.
Nhóm thông tin khác của người bệnh gồm 4 tiêu chí, từ tiêu chí 24 - 27 Quá trình bàn giao thông tin khác của người bệnh trước PT/TT đạt yêu cầu khi đạt 4/4 tiêu chí đã nêu.
Phương pháp phân tích số liệu
2.8.1.1 Xử lý và nhập số liệu
Số liệu thu thập được rà soát và làm sạch trên các phiếu đánh giá trước khi nhập liệu Quá trình làm sạch đảm bảo các thông tin được điền vào phiếu đầy đủ, chính xác.
Số liệu được nhập bằng phần mềm Epi data 3.0.
Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0
Các phân tích mô tả được sử dụng để mô tả kết quả bàn giao người bệnh trước PT/TT theo kế hoạch sau can thiệp.
Các bản ghi âm và/hoặc biên bản thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu được gỡ băng và tiến hành phân tích theo chủ đề.
Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục đích và nội dung của nghiên cứu trước khi tiến hành và chỉ tiến hành khi có sự chấp nhận hợp tác tham gia của đối tượng nghiên cứu Mọi thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được giữ kín.Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu được tiến hành sau khi đã được hội đồng đạo đức của trường đại học Y Tế Công Cộng thông qua.
Nghiên cứu được thực hiện khi có sự cho phép của ban lãnh đạo bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City.
Hạn chế của nghiên cứu, sai số và các biện pháp khắc phục
2.10.1 Hạn chế của nghiên cứu
Do điều tra viên cũng là Điều dưỡng của khoa nhận NB đến thực hiện PT/TT, hàng ngày vẫn thực hiện các công việc chuyên môn theo sự phân công của lãnh đạo khoa/phòng nên dễ ảnh hưởng đến quá trình quan sát đánh giá dẫn đến kết quả đánh giá thiếu chính xác.
Chưa có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực bàn giao NB trước PT/TT nên phần đánh giá kết quả, so sánh, bàn luận khi phân tích bị hạn chế Tài liệu tham khảo chưa có nhiều.
Bộ công cụ đánh giá được xây dựng dựa trên bảng kiểm bàn giao của NB trước PT/TT của bệnh viện và có tham khảo theo chuẩn JCI, được nghiên cứu viên sắp sếp lại theo từng nhóm thông tin cần bàn giao Hiện tại cũng chưa có bộ công cụ đánh giá tiêu chuẩn nào của những nghiên cứu tương tự để tham khảo.
2.10.2 Sai số trong quá trính thu thập số liệu
Sai số do hiệu ứng quan sát.
Sai số trong quá trình nhập dữ liệu.
Sai số do điều tra viên trong quá trình quan sát đánh giá do chưa ý thức được tầm quan trọng của kết quả đánh giá và do bận công việc chuyên môn tại khoa phòng.
2.10.3 Biện pháp khắc phục sai số Đào tạo, tập huấn cho điều tra viên sử dụng bảng công cụ đánh giá và hiểu được sự quan trọng của kết quả đánh giá đối nghiên cứu. Điều tra viên chọn vị trí đứng quan sát đánh đảm bảo nhìn rõ, nghe rõ và kín đáo Giám sát chặt chẽ các thời điểm quan sát đánh giá của điều tra viên khi đánh giá chính thức.
Trước khi nhập liệu tuân thủ các bước làm sạch số liệu, nhập số liệu bởi hai
36 người rồi đối chiếu kết quả với nhau.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật sau can thiệp
Bảng 3.1 Kết quả bàn giao thông tin chung của người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật sau can thiệp năm 2018
Stt Nội dung thông tin bàn giao Năm 2018
2 Chẩn đoán bệnh và bệnh kèm theo (nếu có) 151 98,7
3 Phương pháp thực hiện PT/TT 141 92,2
4 Dấu hiệu sinh tồn: M, T, HA, NT 145 94,8
5 Chiều cao, cân nặng 141 92,2 Đánh giá chung về bàn giao thông tin chung của người bệnh
Bảng 3.1 cho thấy các tiêu chí đánh giá bàn giao người bệnh sau can thiệp như
“Phương pháp thực hiện phẫu thuật/thủ thuật” và “Chiều cao, cân nặng” của người bệnh đạt 92,2 % là tiêu chí bàn giao có tỷ lệ đạt thấp nhất trong nhóm Trong đó tiêu chí bàn giao “Dấu hiệu sinh tồn” đạt 94,8 % còn lại những tiêu chí đạt ở mức rất cao
98,7 % là tiêu chí “Định danh người bệnh” và “Chẩn đoán bệnh và bệnh kèm theo”.Kết quả đánh giá nhóm bàn giao thông tin chung của người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật đạt 84,3 %.
Bảng 3.2 Kết quả bàn giao thông tin liên quan gây tê/gây mê của người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật sau can thiệp năm 2018
Stt Nội dung thông tin bàn giao Năm 2018
1 Bệnh án khám gây tê/gây mê 152 99,3
2 Phiếu đồng ý gây mê/gây mê 152 99,3
3 Thời gian nhịn ăn uống trước PT/TT 142 92,8
4 Tiền sử dị ứng của NB 149 97,4
5 Dự trù máu và đồng ý truyền máu 146 95,4
6 Tình trạng răng của người bệnh 144 94,1
7 Các xét nghiệm máu 153 100 Đánh giá chung về bàn giao thông tin liên quan đến gây tê/gây mê của người bệnh
Kết quả bảng 3.2 cho thấy tiêu chí được Điều dưỡng thực hiện bàn giao tốt nhất là
“Các xét nghiệm máu” đạt 100 % Bên cạnh đó là tiêu chí bàn giao “Bệnh án khám gây tê/gây mê” và “Phiếu đồng ý gây tê/gây mê” đạt 99,3 % Các tiêu chí còn lại đạt trong khoảng 92,8 % - 97,4 % Kết quả đánh giá chung về bàn giao thông tin liên quan đến gây tê/gây mê của người bệnh sau can thiệp đạt 82,4 %.
Bảng 3.3 Kết quả bàn giao thông tin liên quan phẫu thuật/thủ thuật của người bệnh sau can thiệp năm 2018
Stt Nội dung thông tin bàn giao Năm 2018
1 Biên bản hội chẩn PT/TT 153 100
3 Phiếu chỉ định PT/TT 147 96,1
4 Đánh dấu vị trí PT/TT (nếu áp dụng) 148 96,7
5 Các thuốc đã dùng theo y lệnh và các chỉ định tiếp theo
6 Phim chụp X-Quang, siêu âm 147 96,1 Đánh giá chung về bàn giao thông tin liên quan đến phẫu thuật/thủ thuật của người bệnh
Bảng 3.3 cho thấy tất cả các tiêu chí trong nhóm bàn giao thông tin liên quan đến phẫu thuật/thủ thuật của người bệnh đều đạt tốt Trong đó tỷ lệ Điều dưỡng thực hiện bàn giao tiêu chí “Biên bản hội chẩn phẫu thuật/thủ thuật” và “Đồng ý phẫu thuật/thủ thuật” đạt 100 % Bên cạnh đó là tiêu chí bàn giao “Các thuốc đã dùng theo y kệnh và các chỉ định tiếp theo” đạt 99,3 % Các tiêu chí khác cũng đạt cao kết quả dao động trong khoảng 96,1 % - 96,7 % Kết quả đánh giá chung về bàn giao thông tin liên quan đến phẫu thuật/thủ thuật của người bệnh sau can thiệp đạt 89,5 %.
Bảng 3.4 Kết quả bàn giao thông tin liên quan đến vệ sinh của người bệnh trước phẫu/thủ thuật sau can thiệp năm 2018
Stt Nội dung thông tin bàn giao Năm 2018
1 Thụt tháo trước PT/TT 131 85,6
2 Tắm, gội trước PT/TT, thay quần áo 143 93,5
3 Tình trạng nguyên vẹn của da 134 87,6
4 Móng tay, móng chân được cắt ngắn và làm sạch, tẩy trang
5 Tháo bỏ đồ trang sức, phụ kiện trên người 135 88,2 Đánh giá chung về bàn giao thông tin liên quan đến vệ sinh của người bệnh
Bảng 3.4 cho thấy các tiêu chí trong nhóm bàn giao thông tin liên quan đến vệ sinh người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật có kết quả đạt cao nhất trong nhóm là tiêu chí
“Tắm, gội trước phẫu thuật/thủ thuật” đạt 93,5 % Các tiêu chí bàn giao còn lại như
“Thụt tháo trước PT/TT”, “Tình trạng nguyên vẹn của da”, “Móng tay, móng chân được cắt ngắn và làm sạch, tẩy trang”, “Tháo bỏ đồ trang sức, phụ kiện trên người” có kết quả đạt dao động từ 85,6 % - 87,6 % Kết quả đánh giá chung về bàn giao thông tin liên quan đến vệ sinh người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật đạt 81,0 % sau can thiệp.
Bảng 3.5 Kết quả bàn giao thông tin khác của người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật sau can thiệp năm 2018
Stt Nội dung thông tin bàn giao Năm 2018
1 Thiết bị cấy ghép đặc biệt trên người bệnh 120 78,8
2 Phiếu thu tạm ứng tiền phẫu thuật hay chế độ khác 133 86,9
3 Các giấy tờ ghi chép theo quy định 150 98,0
4 Ký xác nhận bàn giao 151 98,7 Đánh giá chung về bàn giao thông tin khác của người bệnh
Kết quả bảng 3.5 cho thấy các tiêu chí trong nhóm bàn giao thông tin khác của người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật sau can thiệp có tiêu chí bàn giao “Giấy tờ ghi chép theo quy định” và “Ký xác nhận bàn giao” đạt lần lượt là 98,0 % và 98,7 % Hai tiêu chí còn lại trong nhóm là “Thiết bị cấy ghép đặc biệt trên người bệnh” đạt 78,8 % và
“Phiếu tạm ứng tiền phẫu thuật/thủ thuật” đạt 86,9 % Đánh giá chung về bàn giao thông tin khác của người bệnh kết quả đạt 74,5 % sau can thiệp.
Biểu đồ 3.1 Đánh giá chung về kết quả thực hiện đạt của Điều dưỡng trong bàn giao người bệnh trước PT/TT theo kế hoạch sau can thiệp năm 2018
Tỷ lệ Điều dưỡng thực hiện bàn giao đầy đủ tất cả các tiêu chí thông tin bàn giao của người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch sau can thiệp năm 2018 là 55,6%.
Tỷ lệ Điều dưỡng thực hiện bàn giao chưa đầy đủ các tiêu chí bàn giao của người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch sau can thiệp năm 2018 là 44,4 %.
Phân tích thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện Dự án cải thiện chất lượng bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch giai đoạn
3.2.1 Thuận lợi, khó khăn của các yếu tố đầu vào của Dự án cải thiện chất lượng bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch
Các yếu tố đầu vào của Dự án bao gồm những yếu tố như: Yếu tố nhân lực Điều dưỡng, yếu tố ca bệnh, yếu tố quy trình - quy định - hướng dẫn, đào tạo về bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật Tại thời điểm bắt đầu thực hiện Dự án những yếu tố này là cơ sở cơ bản của Dự án và có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
3.2.1.1 Yếu tố nhân lực Điều dưỡng
Bệnh viện tuyển dụng đủ nhân lực Điều dưỡng cho những vị trí công việc cần thiết để đảm bảo vận hành tốt các hoạt động chuyên môn và quản lý hành chính Nhân lực bao gồm cả những Điều dưỡng mới tốt nghiệp ra trường và những Điều dưỡng có kinh nghiệm, thâm niên công tác chuyên khoa sâu Do vậy nguồn nhân lực Điều dưỡng cũng được đảm bảo đủ về số lượng trong Dự án cải thiện chất lượng bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật tại bệnh viện.
“Nguồn nhân lực điều dưỡng của bệnh viện được tuyển dụng bao gồm những người mới tốt nghiệp ra trường kết hợp với những nhân lực có kinh nghiệm làm việc lâu năm ở những bệnh viện khác Cho nên về nhân lực Điều dưỡng trong hoạt động bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật được đảm bảo đủ về số lượng” (PVS - lãnh đạo phòng Điều dưỡng bệnh viện).
Thứ nhất, là những Điều dưỡng mới tốt nghiệp ra trường kinh nghiệm làm việc ít nên chưa bắt kịp những yêu cầu công việc trong giai đoạn đầu, còn những Điều dưỡng có kinh nghiệm làm việc lâu năm tại các bệnh viện khác được tuyển dụng về họ thường làm công việc chuyên môn theo kinh nghiệm và kiến thức ở bệnh viện cũ nên chưa thích nghi với môi trường làm việc mới tại bệnh viện Do vậy dẫn đến tình trạng kiến thức và kỹ năng của nhân lực Điều dưỡng trong Dự án chưa đồng đều và thống nhất.
“Điều dưỡng có kinh nghiệm làm việc lâu năm tại các bệnh viện khác tuyển về thường làm việc theo thói quen, Điều dưỡng mới thì lạ lẫm với kiến thức và quy trình bàn giao (PVS - Điều dưỡng trưởng khu phẫu thuật).
Thứ hai, nhân viên tại các khoa phòng trong bệnh viện còn chưa tiếp cận và hiểu rõ về chất lượng bệnh viện nói chung và các Dự án cải thiện chất lượng nói riêng là gì? Nên khi triển khai Dự án cải thiện chất lượng bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật còn gặp nhiều khó khăn do nhân viên các khoa phòng có người bệnh bàn giao phẫu thuật/thủ thuật còn nhiều bỡ ngỡ.
“Trước thời điểm trước 2015 thì Bộ y tế mới xây dựng bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện và áp dụng vào hệ thống bệnh viện tại Việt Nam Nay bệnh viện triển khai thực hiện chất lượng bệnh viện theo chuẩn JCI nên nhân viên bệnh viện còn rất nhiều bỡ ngỡ” (PVS - lãnh đạo phòng Điều dưỡng bệnh viện).
Thứ ba, bệnh viện là bệnh viện tư nhân nên tất cả Điều dưỡng đều làm việc theo hợp đồng lao động và hầu hết là hợp đồng có thời hạn Nhiều nhân viên làm việc được một thời gian lại chuyển công tác về bệnh viện công lập do chưa yên tâm công tác nên cấu trúc nhân viên Điều dưỡng không ổn định do nghỉ việc, chuyển việc nhiều. Nên lại phải tuyển dụng bổ sung cho vị trí đó cũng là vấn đề khó khăn trong quá trình thực hiện Dự án.
“Cấu trúc nhân viên không ổn định do Điều dưỡng nghỉ việc, chuyển việc thường xuyên nên khoa phòng lại phải tuyển dụng mới và thực hiện đào tạo mới” (PVS - Điều dưỡng trưởng khoa Ngoại).
Thứ tư, số lượng người bệnh thực hiện phẫu thuật/thủ thuật không ổn định, có thời điểm rất nhiều và có thời điểm điểm rất ít Thời điểm người bệnh nhiều thì rất khó khăn trong việc phân công công việc của Điều dưỡng tại các khoa phòng trong việc bàn giao và tiếp nhận người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật Do đó cũng gây nên những khó khăn nhất định trong việc thực hiện bàn giao và tiếp nhận người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật của Điều dưỡng.
“Do số lượng người bệnh thực hiện phẫu thuật/thủ thuật chưa ổn định, thời điểm đông người bệnh phẫu thuật/thủ thuật thì việc bố trí nhân lực Điều dưỡng thực hiện việc bàn giao và tiếp nhận có những khó khăn ” (PVS - Điều dưỡng trưởng khu phẫu thuật).
3.2.1.2 Yếu tố người bệnh trong Dự án
Thuận lợi Điều dưỡng rất chủ động trong việc chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch do người bệnh được hoàn thiện mọi thủ tục để thực hiện phẫu thuật/thủ thuật từ trước đó và điều này giúp cho việc thực hiện bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật được tiến hành một cách chủ động.
“Những người bệnh thực hiện phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch luôn được hoàn thiện tất cả các thủ tục trước ngày thực hiện phẫu thuật/thủ thuật, đến ngày phẫu thuật họ sẽ nhập viện theo ngày giờ hẹn của Bác sỹ phẫu thuật Người bệnh nhập viện đúng hẹn giúp cho việc chuẩn bị, bàn giao người bệnh của Điều dưỡng thuận lợi hơn” (PVS - Điều dưỡng trưởng khoa Ngoại).
Một số trường hợp người bệnh đến muộn theo lịch hẹn làm ảnh hưởng đến thời gian chuẩn bị người bệnh của Điều dưỡng dẫn đến chậm giờ chuyển người bệnh đi phẫu thuật gây ảnh hưởng đến thời gian phẫu thuật của ca phẫu thuật sau đó nên Điều dưỡng chuẩn bị người bệnh thường rất vội nên hay bị thiếu sót như không đầy đủ hồ sơ, giấy tờ và khai thác đủ thông tin người bệnh Do vậy khi bàn giao thường thiếu thông tin hay thiếu các thủ tục giấy tờ hành chính.
“Đối với những người bệnh thực hiện phẫu thật/thủ thuật theo kế hoạch trong ngày thường xảy ra tình trạng người bệnh đến muộn nên Điều dưỡng chuẩn bị người bệnh vội vã dẫn đến khi thực hiện bàn giao hay thiếu sót thông tin” (TLN - Điều dưỡng bàn giao người bệnh).
3.2.1.3 Yếu tố quy trình, quy định, văn bản hướng dẫn về bàn giao người bệnh
Quy trình, quy định, hướng dẫn về bàn giao người bệnh
BÀN LUẬN
Kết quả bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch sau Dự ángiai đoạn 2015 - 2018
4.1.1 Kết quả bàn giao nhóm thông tin chung của người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch sau can thiệp
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm thông tin chung của người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch trước và sau can thiệp có sự cải thiện tại các tiêu chí “Định danh người bệnh” tăng từ 89,4 % lên 98,7 %, kết quả là 9,3 %, “Chẩn đoán bệnh và bệnh kèm theo” tăng từ 88,2 % lên 98,7 %, kết quả là 10,5 % Các tiêu chí thông tin bàn giao như “Phương pháp thực hiện phẫu thuật/thủ thuật”, “Dấu hiệu sịnh tồn”, “Chiều cao cân nặng” kết quả sau can thiệp có tăng nhẹ và giao động trong khoảng 4,0 % - 6,6 % Kết quả đánh giá về bàn giao nhóm thông tin chung của người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật tăng rất thấp từ 83,5 % lên 84,3 %, kết quả là 0,8 % sau can thiệp Như vậy sự thay đổi kết quả của nhóm thông tin này chưa đồng đều giữa các tiêu chí bàn giao, một số tiêu chí “Định danh người bệnh”, “Chẩn đoán bệnh và bệnh kèm theo” tăng cao, các tiêu chí còn lại có cải thiện nhưng ở mức độ thấp Sự cải thiện chung của cả nhóm thông tin ở mức thấp.
4.1.2 Kết quả bàn giao nhóm thông tin liên quan đến gây tê/gây mê của người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch sau can thiệp
Sự thay đổi về kết quả trong nhóm thông tin bàn giao liên qua đến gây tê/gây mê của người bệnh thì từng tiêu chí và cả nhóm tiêu chí đạt rất tốt Trong đó tiêu chí bàn giao “Bệnh án gây tê/gây mê” và “Phiếu đồng ý gây tê/gây mê” sau can thiệp cùng đạt 99,3 % so với 85,9 % trước can thiệp, kết quả là 13,4 % Và tiêu chí “Bàn giao tiền sử dị ứng của người bệnh”, “Dự trù máu và đồng ý truyền máu”, “Tình trạng răng của người bệnh” và “Các xét nghiệm máu” đều đạt trên 94 %, kết quả đạt từ 21,2 % - 27,1 % Các tiêu chí này trước can thiệp cùng có kết quả đạt thấp là 72,9
% Thấp nhất trong nhóm là tiêu chí bàn giao “Thời gian nhịn ăn uống trước phẫu thuật/thủ thuật sau can thiệp đạt 92,8% cao hơn trước can thiệp 87,1 %, kết quả là5,7 % Tuy nhiên tiêu chí bàn giao “Thời gian nhịn ăn uống của người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật” cũng đã đạt khá cao Kết quả đánh giá chung về bàn giao thông tin liên quan đến gây tê/gây mê sau can thiệp đạt 82,4 % cao hơn trước can thiệp là 67,1 %, kết quả là 15,3 % Đánh giá chung về sự thay đổi kết quả của cả nhóm thông tin trước và sau thiệp là có sự cải thiện tốt.
4.1.3 Kết quả bàn giao nhóm thông tin liên quan đến phẫu thuật/thủ thuật của người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch sau can thiệp Đặc biệt nhất là kết quả can thiệp của nhóm tiêu chí bàn giao thông tin liên quan đến phẫu thuật/thủ thuật của người bệnh Các tiêu chí bàn giao sau can thiệp đều đạt trên 96 % Trong đó có các tiêu chí sau can thiệp đạt mốc 100 % như tiêu chí bàn giao “Biên bàn hội chẩn PT/TT”, “ Đồng ý thực hiện PT/TT” cùng cải thiện từ 85,9 % lên 100 % Tiêu chí đặc biệt quan trọng là “Đánh dấu vị trí phẫu thuật/thủ thuật” sau can thiệp đạt 96,7 % cao hơn 61,2 % trước can thiệp, kết quả đạt 35,5 %. Kết quả đánh giá chung của cả nhóm tiêu chí bàn giao thông tin liên quan đến phẫu thuật/thủ thuật cũng cho thấy sự cải thiện rất rõ ràng, sau can thiệp đạt 89,5 % cao hơn trước can thiệp là 52,9 %, kết quả đạt 36,6 % Nhóm tiêu chí là một trong những nhóm thông tin đặc biệt qua trọng và có sự cải thiện tốt nhất sau can thiệp.
4.1.4 Kết quả bàn giao nhóm thông tin liên quan đến vệ sinh của người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch trước sau can thiệp
Nghiên cứu cũng cho kết quả về bàn giao thông tin liên quan đến vệ sinh của người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật kết quả của các tiêu chí sau can thiệp có tăng nhưng ở mức độ trung bình và thấp Trong đó, tiêu chí bàn giao như “Tắm, gội đầu, thay quần áo trước phẫu thuật” sau can thiệp đạt 93,5 % cao hơn trước can thiệp là 83,6 %, kết quả đạt 9,9 % Tương tự là kết quả của các tiêu chí bàn giao “Móng chân, móng tay được cắt ngắn làm sạch và tẩy trang” sau can thiệp kết quả đạt 10 %,
“Tháo bỏ đồ trang sức, phụ kiện trên người” sau can thiệp kết quả đạt 11,8 % Tiêu chí tăng thấp nhất nhóm là tiêu chí bàn giao “Thụt tháo trước phẫu thuật/thủ thuật” sau can thiệp đạt 85,6 % cao hơn trước can thiệp là 83,5 %, kết quả đạt 2,1 % Kết quả chung của nhóm thông tin sau can thiệp có cải thiện đạt 81,0 % cao hơn 74,1 %,kết quả 6,9 %.
4.1.5 Kết quả bàn giao nhóm thông tin liên quan khác của người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch sau can thiệp
Sự thay đổi kết quả các tiêu chí trong nhóm bàn giao thông tin liên quan khác của người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật trước và sau can thiệp có tăng và tập chung ở tiêu chí bàn giao “Các giấy tờ ghi chép theo quy định” sau can thiệp đạt 98,0 % cao hơn trước can thiệp là 77,6 %, kết quả tăng 20,4 % và tiêu chí “Ký xác nhận bàn giao” sau can thiệp đạt 98,7 % cao hơn so với trước can thiệp là 90,6 %, kết quả đạt 8,1 % Kết quả các tiêu chí còn lại trong nhóm tăng ở mức độ rất thấp. Xét chung cả nhóm thông tin bàn giao kết quả cải thiện không cao chỉ đạt 0,4 %.
4.1.6 Kết quả thực hiện đạt của Điều dưỡng trong bàn giao người bệnh trước PT/TT theo kế hoạch giai đoạn 2015 - 2018
Bộ công cụ đánh giá kết quả thực hiện bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch bao gồm 27 tiêu chí bàn giao Các Điều dưỡng bàn giao và Điều dưỡng tiếp nhận phải thực hiện bàn giao đủ 27 tiêu chí mới được đánh giá là đạt, thiếu một trong các tiêu chí của bộ công cụ đánh giá là không đạt Kết quả đánh giá cho thấy sau can thiệp tỷ lệ thực hiện bàn giao đạt là 55,6 % cao hơn trước can thiệp là 45,9 %, kết quả là 9,7 % Điều này cho thấy kết của bàn giao đầy đủ thông tin người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật của Điều dưỡng có sự cải thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa cao.
Kết quả thảo luận nhóm Điều dưỡng bàn giao và Điều dưỡng tiếp nhận cùng cho rằng có sự phân biệt giữa nhóm tiêu chí bàn giao quan trọng và nhóm tiêu chí bàn giao ít quan trọng của người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch nên các nhóm tiêu chí bàn giao quan trọng thường được Điều dưỡng chú trọng hơn quá trình bàn giao Các nhóm tiêu chí quan trọng là: “Thông tin chung của người bệnh”,
“Thông tin liên quan đến gây tê/gây mê”, “Thông tin liên quan đến phẫu thuật/thủ thuật của người bệnh” Do vậy tỷ lệ thông tin được Điều dưỡng thực hiện bàn giao thuộc nhóm quan trọng có kết quả cải thiện tốt hơn rất nhiều so với nhóm tiêu chí được Điều dưỡng cho là ít quan trọng hơn như: “Nhóm tiêu chí thông tin liên quan đến vệ sinh”, “Thông tin khác của người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật”.
So sánh kết quả nghiên cứu của “Dự án cải thiện chất lượng bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City” với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền, khoa gây mê hồi sức bệnh viện 354 năm 2015 cho thấy:
Tiêu chí “Định danh người bệnh” tỷ lệ chưa đạt 3,3 % tại bệnh viện 354, tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City trước can thiệp tỷ lệ chưa đạt 10,6 %, sau can thiệp tỷ lệ chưa đạt là 1,3 % Như vậy trước can thiệp tỷ lệ chưa đạt tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City cao hơn nhưng sau can thiệp thì tỷ lệ chưa đạt của tiêu chí này thấp hơn.
Tiêu chí “Đánh dấu vị trí thực hiện phẫu thuật/thủ thuật” tại bệnh viện 354 tỷ lệ chưa đạt là 84,7 %, tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City trước can thiệp tỷ lệ chưa đạt là 38,8 %, sau can thiệp tỷ lệ chưa đạt là 3,3 % Kết quả của tiêu chí này cho thấy tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City trước và sau can thiệp đều tốt hơn.
Tiêu chí “Bàn giao thuốc và vật tư tiêu hao” tại bệnh viện 354 tỷ lệ Điều dưỡng chưa bàn giao đầy đủ là 18 %, còn tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City tiêu chí đánh giá tương tự là “Các thuốc đã dùng theo y lệnh và các chỉ định thuốc tiếp theo” trước can thiệp tỷ lệ chưa đạt là 16,5 %, sau can thiệp tỷ lệ chưa đạt là 0,7 % Kết quả tiêu chí này cũng cho thấy tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City trước đã tốt hơn và sau can thiệp thì tốt hơn rất nhiều.
Tiêu chí bàn giao về “Vệ sinh toàn thân và tại chỗ” tại bệnh viện 354 có tỷ đạt
28 %, tại Vinmec Times City tiêu chí đánh giá tương đương là “Tắm, gội đầu và thay quần áo trước phẫu thuật/thủ thuật” đạt 83,6 % trước can thiệp và 93,5 % sau can thiệp [28] Như vậy tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City kết quả trước và sau can thiệp cao hơn rất nhiều.
Thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện Dự án cải thiện chất lượng bàn
Dự án nhận được sự ủng hộ, tạo điều kiện của ban lãnh đạo bệnh viện, phòng kiểm soát chất lượng bệnh viện và lãnh đạo các khoa phòng có người bệnh thực hiện phẫu thuật/thủ thuật Vì tại thời điểm đó chất lượng bàn giao người bệnh còn nhiều hạn chế, thông tin người bệnh thường bị thiếu sót do kiến thức, kỹ năng thực hành bàn giao của Điều dưỡng còn hạn chế.
4.2.1 Các yếu tố đầu vào của Dự án cải thiện chất lượng bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch
4.2.1.1 Yếu tố nhân lực Điều dưỡng
Kết quả PVS lãnh đạo phòng Điều dưỡng bệnh viện cho thấy rằng số lượng nhân lực Điều dưỡng tại thời điểm tiến hành nghiên cứu Dự án được đảm bảo đủ về số lượng trong đó có cả nhân lực Điều dưỡng mới tốt nghiệp và nhân lực Điều dưỡng có thâm niên công tác và kinh nghiệm lâu năm tại các khoa phòng có người bệnh thực hiện phẫu thuật/thủ thuật.
Kết quả nghiên cứu từ việc PVS Điều dưỡng trưởng khu phẫu thuật cho thấy số lượng Điều dưỡng mới tốt nghiệp ra trường là chủ yếu, trong đó tỷ lệ Điều dưỡng có trình độ dưới đại học cao nên kinh nghiệm làm việc ít nên chưa bắt kịp những yêu cầu công việc trong giai đoạn đầu, còn những Điều dưỡng có kinh nghiệm làm việc lâu năm tại các bệnh viện khác được tuyển dụng số lượng còn ít, họ thường làm công việc chuyên môn theo kinh nghiệm và kiến thức ở bệnh viện cũ nên chưa thích nghi với môi trường làm việc mới tại bệnh viện Do vậy dẫn đến tình trạng kiến thức và kỹ năng của nhân lực Điều dưỡng trong Dự án chưa đồng đều và thống nhất.
Hoạt động cải thiện chất lượng còn nhiều mới mẻ với các Điều dưỡng tại bệnh viện, chỉ có một số ít Điều dưỡng được đào tạo về cách thức triển khai các Dự án cải thiện chất lượng theo mô hình PDSA tại bệnh viện là có kiến thức và kỹ năng trong thực hiện các Dự án cải thiện chất lượng Tuy nhiên, số ít Điều dưỡng đó vẫn chưa có kinh nghiệm triển khai quá trình thực hiện các Dự án.
Kết quả PVS Điều dưỡng trưởng khoa Ngoại và Điều dưỡng trưởng khu phẫu thuật cũng chỉ ra những khó khăn về nhân lực Điều dưỡng như cấu trúc nhân lực Điều dưỡng không ổn định do Điều dưỡng nghỉ việc, chuyển việc làm ảnh hưởng đến hoạt động phân công nhân lực Điều dưỡng thực hiện chuẩn bị và bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật Bên cạnh đó là lượng người bệnh thực hiện phẫu thuật/thủ thuật cũng không ổn định, lượng người bệnh đông hay không đông mang tính chất thời điểm nên khó khăn trong việc phân công công việc của Điều dưỡng tại các khoa phòng trong việc bàn giao và tiếp nhận người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật.
4.2.1.2 Yếu tố người bệnh trong Dự án
Trong Dự án cải thiện chất lượng bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch Yếu tố người bệnh hay gọi là ca bệnh cũng tạo lên những thuận lợi và khó khăn nhất định Vì 100 % những ca bệnh thực hiện phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch phải được chuẩn bị tốt theo quy định về chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật/ thủ thuật như khám, chẩn đoán, tư vấn thực hiện phẫu thuật/thủ thuật, gây tê/gây mê và các thủ tục hành chính theo quy định của bệnh viện và pháp luật Mọi thứ phải được hoàn thiện trước ngày người bệnh thực hiện phẫu thuật/thủ thuật Đa số trường hợp người bệnh phải thực hiện nhập viện trước một ngày thực hiện phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch và là một trong những yếu tố thuận lợi cho việc thực hiện bàn giao của người bệnh được tốt hơn.
Kết quả thảo luận nhóm Điều dưỡng bàn giao người bệnh cũng đa đưa ra nhận định về một số trường hợp thực hiện phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch trong ngày tức là họ có lịch hẹn trước nhưng đến ngày thực hiện phẫu thuật/thủ thuật mới nhập viện theo giờ hẹn của Bác sỹ phẫu thuật Nhóm ca bệnh này thì thường xuyên xảy ra tình trạng đến muộn hơn so với lịch giờ hẹn nhập viện nên ảnh hưởng đến việc chuẩn bị trước phẫu thuật/thủ thuật Điều dưỡng thường vội vàng trong việc chuẩn bị dẫn đến chất lượng bàn giao người bệnh còn có những thiếu sót nhất định Đây là vấn đề khó khăn về yếu tố ca bệnh của Dự án.
4.2.1.3 Yếu tố quy trình, quy định, hướng dẫn về bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch tại bệnh viện
Một trong những thuận lợi của Dự án là những trình, quy định và hướng dẫn thực hiện bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật tại bệnh viện đã được xây dựng, thông báo và triển khai thực hiện ở tất cả các khoa phòng trong bệnh viện.
Kết quả nghiên cứu từ việc PVS Điều dưỡng trưởng khu phẫu thuật cho rằng lợi ích của việc có sẵn quy trình, quy định và hướng dẫn thực hiện bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật là giúp Điều dưỡng có công cụ hỗ trợ thực hiện bàn giao nhằm phòng tránh những sai sót ảnh hưởng đến an toàn người bệnh thực hiện phẫu thuật/thủ thuật do thiếu sót thông tin về người bệnh.
Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu PVS Điều dưỡng trưởng khu phẫu thuật thì khó khăn ở đây là kết quả bàn giao của Điều dưỡng còn chưa đầy đủ do các quy trình, quy định và hướng dẫn thực hiện được phát hành bằng hệ thống phát hành văn bản nội bộ qua email dẫn đến việc hiểu và thực hiện còn chưa đúng Nên chất lượng bàn giao của Điều dưỡng ở một số tiêu chí bàn giao còn chưa cao.
Khó khăn của việc triển khai thực hiện các quy trình, quy định, quy chế đào tạo Điều dưỡng trong thời điểm bắt đầu của Dự án cải thiện chất lượng bàn giao là việc tổ chức thực hiện đào tạo tập chung kiến thức về bàn giao người bệnh và phân công đào tạo theo hình thức kèm cặp còn có những hạn chế như người thực hiện đào tạo chưa có kỹ năng tốt trong việc xây dựng, thiết kế bài giảng, kỹ năng thuyết trình và kỹ năng kèm cặp còn nhiều hạn chế do các công việc chủ yếu của họ là làm chuyên môn Hơn nữa Điều dưỡng trưởng cũng có kế hoạch giải đáp về các quy trình, quy định và hướng dẫn về bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật dẫn đến tình trạng còn nhiều Điều dưỡng còn vướng mắc khi thực hiện.
4.2.2 Thuận lợi, khó khăn khi thực hiện triển khai các hoạt động của Dự án cải thiện chất lượng bàn giao người bênh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch
Dự án cải thiện chất lượng bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật được bắt đầu với những yếu tố đầu vào của Dự án đến giai đoạn thực hiện triển khai các hoạt động can thiệp thì cũng đã có những thuận lợi và khó khăn nhất định Đó là khi triển khai kế hoạch đào tạo và hoạt động giám sát, đánh giá thực hiện Dự án.
Kết quả của Dự án có cải thiện tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc triển khai các hoạt động đào tạo Điều dưỡng về bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật Trong nghiên cứu, các nhận định của lãnh đạo phòng Điều dưỡng, Điều dưỡng trưởng khoa Ngoại, Điều dưỡng trưởng khu phẫu thuật, Điều dưỡng bàn giao và Điều dưỡng tiếp nhận cho thấy hoạt động đào tạo giúp Điều dưỡng cải thiện về kiến thức, kỹ năng thực hiện bàn giao người bệnh Do vậy hoạt động này có ý nghĩa quyết định đến kết quả của Dự án Yếu tố thuận lợi của hoạt động này là sự ủng hộ của ban lãnh đạo bệnh viện và Điều dưỡng các khoa phòng có người bệnh phẫu thuật/thủ thuật Khó khăn ở khâu tổ chức thực hiện đào tạo do kỹ năng thực hiện đào tạo còn hạn chế trong việc xây dựng bài giảng, thuyết trình truyền tải kiến thức đặc biệt là đào tạo kèm cặp thì người kèm cặp có nhiều thời điểm chưa kèm cặp Điều dưỡng mới do vẫn trực chuyên môn, nghỉ bù, nghỉ phép nên ảnh hưởng đến thời gian kèm cặp Thời gian thực hiện đào tạo thường xuyên phải tổ chức ngoài giờ hành chính.
Tiếp theo là hoạt động giám sát, nhắc nhở và đánh giá của Dự án cải thiện chất lượng bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật nhằm đảm bảo việc tuân thủ quy trình, quy định và hướng dẫn trong khi thực hiện bàn giao người bệnh phẫu thuật/thủ thuật của Điều dưỡng Yếu tố thuận lợi của Dự án là có nhân lực giám sát tại khoa phòng, nhân lực đó là thành viên mạng lưới kiểm soát chất lượng bệnh viện thực hiện việc giám sát, đánh giá hàng ngày theo hướng dẫn của phòng kiểm soát chất lượng bệnh viện Khó khăn khi thực hiện giám sát chính là việc sắp xếp thời gian tham gia giám sát đánh giá vì họ vẫn phải thực hiện công việc chuyên môn tại khoa phòng nên thực giám sát, nhắc nhở và đánh giá còn chưa nhiều và cũng là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện cải thiện chất lượng bàn giao của Điều dưỡng.