ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên Đại học điều dưỡng đa khoa chính quy, trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng đang theo học tại trường trong năm học 2022-2023.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: 11/2022 đến 6/2023
- Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.3.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu của nghiên cứu được tính toán dựa vào công thức tính cỡ mẫu cho xác định một trị số trung bình [43] Nghiên cứu sử dụng độ lệch chuẩn (σ)) từ nghiên cứu trước được thực hiện bởi Insun Jang và các cộng sự [32] Kết quả của nghiên cứu cho thấy σ) của sự sẵn sàng chăm sóc người cao tuổi ở sinh viên điều dưỡng là 0,76 [32] Cỡ mẫu của nghiên cứu được tính như sau:
• n là cỡ mẫu tối thiểu.
• α là mức ý nghĩa thống kê mong muốn (α = 0,05).
• Z là hệ số tin cậy (Z= 1,96 khi α = 0,05). σ) là độ lệch chuẩn của quần thể từ nghiên cứu trước [32]. d là độ chính xác tuyệt đối mong muốn (d =0,1).
Do đó, cỡ mẫu của nghiên cứu này là: 222 sinh viên
Phương pháp lấy mẫu phân tầng tỉ lệ theo số lượng sinh viên, cụ thể như sau:
Bước 1: Số lượng sinh viên mỗi lớp được tính theo công thức sau: ¿= ¿∗n
• ni: số lượng sinh viên của mỗi lớp tham gia nghiên cứu.
• Ni: tổng số sinh viên của mỗi lớp.
• N: tổng số sinh viên điều dưỡng đa khoa chính quy năm 1,2,3,4 (646)
Bảng 2.1 Số lượng sinh viên đã lấy của mỗi lớp Đối tượng Số lượng sinh viên của lớp
Bước 2: Đối tượng tham gia nghiên cứu của mỗi lớp được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên đơn.
Dựa vào danh sách số lượng sinh viên đã được phân chia ở mỗi lớp, nhóm nghiên cứu đã vào từng lớp và chọn mẫu ngẫu nhiên đối tượng tham gia đến khi đủ số lượng.
2.3.3 Biến số và phương pháp đo lường biến số
Bảng 2.2 Mô tả các biến số nghiên cứu T
Biến số Mô tả biến số Phân loại biến số
1 Tuổi Số tuổi được tính theo năm dương lịch, lấy 2023 trừ đi năm sinh của đối tượng nghiên cứu
2 Giới tính Giới tính sinh học, đối tượng nghiên cứu là nam hay nữ
Số năm học mà đối tượng nghiên cứu hiện đang học tại trường trong năm học 2022- 2023.
4 Đã và đang sống với ông bà
Có cuộc sống trải nghiệm với ông bà, được ông bà chăm sóc.
5 Kinh nghiệm thực tập Đã từng tiếp xúc hoặc chăm sóc người cao tuổi trong thực tập lâm sàng.
Biến số Mô tả biến số Phân loại biến số
Tham gia các hoạt động công tác xã hội liên quan đến người cao tuổi.
7 Kiến thức về người cao tuổi
Là thông tin hoặc sự hiểu biết liên quan đến quá trình già hóa ở người cao tuổi của mỗi cá nhân.
8 Thái độ về người cao tuổi
Sự cảm nhận chủ quan của một cá nhân đối với việc chăm sóc người cao tuổi
1 Sự sẵn sàng chăm sóc người cao tuổi
Là ý chí tự nguyện thực hiện công việc chăm sóc người cao tuổi của mỗi cá nhân
2.3.4 Công cụ thu thập số liệu
Công cụ thu thập số liệu là một bộ câu hỏi gồm 4 phần như sau:
Phần A: Thông tin chung bao gồm các câu hỏi về tuổi tác, giới tính, năm học, kinh nghiệm sống cùng ông bà, tham gia thực tập lâm sàng và hoạt động tình nguyện Những câu hỏi này được thiết kế dựa trên tổng quan tài liệu nghiên cứu.
- Phần B: Kiến thức về NCT, được đánh giá thông qua bộ câu hỏi sự thật về quá trình già hóa (Facts on Ageing Quiz- FAQ) Công cụ được phát triển bởi Palmore 1977 [44] Bộ công cụ gồm 25 câu, đề cập đến 3 khía cạnh bao gồm thể chất, tinh thần và xã hội của NCT Những câu số lẻ là những nhận định sai, những câu số chẵn là những nhận định đúng [44] Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 1 điểm, câu trả lời sai/không biết không được tính điểm Tổng số điểm dao động từ 0 đến 25, với 0 –12 điểm = kiến thức kém; 13–25 điểm kiến thức tốt [39] Độ tin cậy Cronbach’s alpha của công cụ được báo cáo 0,83 [45].
- Phần C: Thái độ về NCT được đánh giá bằng thang đo thái độ đối với NCT của Kogan 1961 (Kogan's attitude older people-KAOP) bao gồm 34 câu liên quan đến NCT [46] Thang đo bao gồm 2 nhóm: 17 câu thể hiện thái độ tiêu cực (KAOP-) và 17 câu thể hiện thái độ tích cực (KAOP+) về NCT, với Cronbach’s alpha tương ứng 0,81 và 0,83 [47] Thang đo thái độ được thiết kế dưới dạng thang đo Likert 6 điểm nằm trong khoảng từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 6 (hoàn toàn đồng ý) Điểm của 17 câu thể hiện thái độ tiêu cực được đảo ngược trước khi tính tổng điểm:
+ Đối với 17 câu thể hiện quan điểm tiêu cực (từ câu 1 đến câu 17 ): mức hoàn toàn không đồng ý là 6 điểm, hoàn toàn đồng ý là 1 điểm
+ Đối với 17 câu thể hiện quan điểm tiêu cực (từ câu 18 đến câu 34 ) mức hoàn toàn không đồng ý là 1 điểm, hoàn toàn đồng ý là 6 điểm.
Tổng điểm của thang đo dao động từ 34 đến 204, với điểm trung lập là
102 Tổng điểm dưới 102 cho thấy thái độ tiêu cực đối với NCT, điểm từ 102 cho thấy thái độ tích cực đối với NCT [48],[49] Bộ công cụ KAOP đã được sử dụng nghiên cứu trên đối tượng sinh viên điều dưỡng Việt Nam bởi Hồ Thị Lan Vi và các cộng sự năm 2022 và độ tin cậy Cronbach’s alpha của công cụ được báo cáo là 0,71 [42].
thang đo CW được phát triển bởi Zhang và cộng sự [6] được sử dụng để đánh giá mức độ sẵn sàng chăm sóc cho NCT của sinh viên điều dưỡng Bộ công cụ này bao gồm 5 câu hỏi được đánh giá theo thang điểm Likert 5 điểm Điểm số trung bình càng cao cho thấy mức độ sẵn sàng chăm sóc NCT càng cao Độ tin cậy của công cụ được đánh giá bằng hệ số Cronbach's alpha và được báo cáo là 0,85 [6].
Sau khi được sự cho phép của tác giả, bộ công cụ đã được dịch ra tiếng Việt theo quy trình dịch ngược của Cha và cộng sự [50] Bộ công cụ đã được đánh giá tính giá trị bởi 3 chuyên gia [51] Kết quả chỉ số giá trị nội dung (Content Validity Index – CVI) của bộ câu hỏi kiến thức về NCT (FAQ) và sự sẵn sàng chăm sóc NCT (CW) lần lượt là 0,93 và 1 Bộ công cụ phiên bản tiếng Việt đã được kiểm tra độ tin cậy bởi một nghiên cứu nhỏ trên 30 sinh viên điều dưỡng có những đặc điểm giống đối tượng nghiên cứu Hệ số Cronbach's alpha của thang kiến thức về NCT (FAQ) và sự sẵn sàng chăm sóc NCT (CW) lần lượt là 0,70 và 0,88 Theo Lakshmi và Abdul, chỉ số Cronbach's alpha ≥ 0,7 có thể chấp nhận được đối với công cụ nghiên cứu [52] Do đó, công cụ nghiên cứu này có thể được sử dụng để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu.
2.3.5 Quá trình thu thập số liệu
Quá trình thu thập số liệu được tiến hành từ tháng 2/2023 đến tháng 3/2023 bằng hình thức trực tiếp với bộ câu hỏi tự điền Sau khi đề cương nghiên cứu được thông qua bởi hội đồng y đức, nhóm nghiên cứu đã trao đổi với ban cán sự các lớp để lên lịch khảo sát tại từng lớp Vào thời điểm cụ thể, nhóm nghiên cứu đến gặp mặt các lớp vào giờ giải lao hoặc cuối buổi học, giải thích rõ về mục đích nghiên cứu và mời đối tượng tham gia nghiên cứu. Khi đối tượng nghiên cứu đã đồng ý thì phát phiếu và hướng dẫn họ trả lời. Thời gian trung bình người tham gia nghiên cứu hoàn thành bộ câu hỏi là 10-
Sau khi người trả lời hoàn tất trả lời, nhóm nghiên cứu sẽ rà soát lại để đảm bảo bộ câu hỏi đã thu thập đủ thông tin cần thiết theo yêu cầu.
2.3.6 Phân tích và xử lý số liệu
Số liệu được nhập và xử lý trên phần mềm SPSS 20.0 Cronbach’s alpha được sử dụng để kiểm tra hệ số tin cậy của các thang đo.
Trước khi phân tích số liệu, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra phân phối chuẩn đối với biến sẵn sàng chăm sóc bằng cách xem biểu đồ Histogram, kiểm tra giá trị trung bình, trung vị, độ xiên và độ xẹp, kết quả cho thấy biến sẵn sàng chăm sóc NCT có phân phối chuẩn.
Thống kê mô tả bao gồm tần số (n) và tỷ lệ phần trăm (%) được sử dụng để mô tả các biến đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu Giá trị trung bình (TB) và độ lệch chuẩn (ĐLC), giá trị lớn nhất (GTLN) và giá trị nhỏ nhất (GTNN) được sử dụng để mô tả tuổi, kiến thức về NCT, thái độ về NCT, sự sẵn sàng chăm sóc NCT của sinh viên tham gia nghiên cứu
Phép kiểm thống kê T-test được sử dụng để so sánh sự khác biệt sự sẵn sàng chăm sóc người cao tuổi với giới tính, đã và đang sống cùng của ông bà, kinh nghiệm thực tập lâm sàng, hoạt động tình nguyện Phép kiểm ANOVA được dùng để so sánh sự khác biệt về sự sẵn sàng chăm sóc NCT với năm học. Phân tích sâu Post-hoc được sử dụng để tìm sự khác biệt giữa 2 nhóm cụ thể. Phép kiểm tương quan pearson được sử dụng để tìm hiểu mối liên quan giữa sự sẵn sàng chăm sóc với tuổi, kiến thức về NCT, thái độ chăm sóc NCT. Tất cả các phép kiểm được thực hiện với mức ý nghĩa p< 0,05.
Nghiên cứu đã được tiến hành sau khi nhận được sự chấp thuận từ Hội đồng đạo đức nghiên cứu y sinh của trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng Quyết định này có số hiệu là 44/CT-HĐĐĐ và được ban hành vào ngày 12/01/2023.
Tất cả đối tượng nghiên cứu đều được giải thích cụ thể về mục đích, nội dung nghiên cứu để họ tự nguyện tham gia và hợp tác trong quá trình nghiên cứu, đối tượng có quyền từ chối tham gia hoặc dừng lại bất kỳ lúc nào Các thông tin thu được là hoàn toàn chính xác, trung thực và chưa xuất hiện trong bất kỳ các báo cáo nào trước đây, đảm bảo giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.
Thứ nhất, nghiên cứu chỉ thực hiện trên phạm vi trường học nên kết quả chưa mang tính đại diện cho một tổng thể là một cộng đồng lớn.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Các yếu tố liên quan đến sự sẵn sàng chăm sóc người cao tuổi
3.3.1 Mối liên quan giữa các đặc điểm chung với sự sẵn sàng chăm sóc người cao tuổi của sinh viên điều dưỡng
Bảng 3.5 Mối liên quan giữa đặc điểm chung và sự sẵn sàng chăm sóc người cao tuổi của sinh viên Đặc điểm Sự sẵn sàng chăm sóc NCT (TB±ĐLC) r p
Năm học Năm thứ nhất a 3,41 ± 0,71 ab*