1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÁC ĐỊNH TỈ LỆ VÀ MỨC ĐỘ LO ÂU, TRẦM CẢM, STRESS Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HÀ NỘI

90 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xác định Tỷ Lệ Và Mức Độ Lo Âu, Trầm Cảm, Stress Ở Học Sinh Trung Học Cơ Sở Tại Hà Nội
Tác giả Ts. Đỗ Minh Loan, Ts. Ngô Anh Vinh, Bs. Đặng Hải Tú, Cntl. Phùng Thị Vân
Trường học Bệnh viện Nhi Trung ương
Chuyên ngành Nghiên cứu khoa học
Thể loại Đề tài nghiên cứu
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,21 MB
File đính kèm DT CS tram cam lo lang stress hs thcs ha noi.rar (420 KB)

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (10)
    • 1.1. Khái niệm về sức khỏe tâm thần và dịch tễ học tâm thần (10)
      • 1.1.1. Sức khỏe tâm thần (10)
      • 1.1.2. Dịch tễ học tâm thần (10)
    • 1.2. Hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện nay (11)
      • 1.2.1. Giáo dục mầm non (11)
      • 1.2.2. Giáo dục phổ thông (11)
    • 1.3. Vị thành niên và đặc điểm tâm sinh lý tuổi vị thành niên (12)
    • 1.4. Dịch tễ học về sức sức khoẻ tâm thần ở trẻ em và vị thành niên (13)
    • 1.5. Tổng quan về trầm cảm, lo âu và stress (16)
      • 1.5.1. Trầm cảm (17)
      • 1.5.2. Lo âu (18)
      • 1.5.3. Stress (19)
    • 1.6. Các thang đo tâm lý được sử dụng trong đánh giá rối loạn trầm cảm, lo âu và stress (20)
    • 1.7. Tình hình nghiên cứu hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới (22)
  • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (26)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (26)
      • 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn (26)
      • 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ (26)
    • 2.2. Địa điểm nghiên cứu (26)
    • 2.3. Thời gian nghiên cứu (27)
    • 2.4. Phương pháp nghiên cứu (27)
      • 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu (0)
      • 2.4.2. Cách chọn mẫu và cỡ mẫu (27)
      • 2.5.2. Các bước tiến hành thu thập số liệu (0)
      • 2.5.3. Các biến nghiên cứu (0)
    • 2.6. Xử lý và phân tích số liệu (32)
    • 2.7. Sai số và cách khắc phục (33)
    • 2.8. Đạo đức của nghiên cứu (34)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (35)
    • 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (35)
    • 3.2. Tỉ lệ và mức độ trầm cảm, lo âu và stress (37)
    • 3.3. Các yêu tố liên quan với trầm cảm, lo âu và stress (40)
      • 3.3.1. Trầm cảm (40)
      • 3.3.2. Lo âu (43)
      • 3.3.3. Stress (45)
  • CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN (50)
    • 4.1. Các đặc điểm chung (50)
    • 4.2. Tỉ lệ và mức độ trầm cảm, lo âu và stress (51)
    • 4.3. Các yếu tố liên quan với trầm cảm, lo âu và stress (59)
      • 4.3.1. Khối lớp (59)
      • 4.3.2. Giới tính (0)
      • 4.3.3. Môi trường gia đình (61)
      • 4.3.4. Trình độ học vấn của bố mẹ (65)
      • 4.3.5. Trải nghiệm cá nhân (66)
  • KẾT LUẬN....................................................................................................57 (68)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................59 (0)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sức khỏe tâm thần không chỉ là không bị mắc rối loạn tâm thần, mà còn bao hàm trạng thái thoải mái, sự tự tin ở năng lực bản thân, tính tự chủ, năng lực và khả năng nhận biết những tiềm năng của bản thân 1. Hiện nay, rối loạn tâm thần nói chung và rối loạn tâm thần ở trẻ vị thành niên (VTN), những người ở độ tuổi 1019 nói riêng ngày càng có xu hướng gia tăng trên thế giới và Việt Nam. Theo thống kê của WHO, ước tính có 10 đến 20% trẻ VTN đã từng trải qua các vấn đề về sức khỏe tâm thần (SKTT) như bạo lực, nghiện chất, trầm cảm, lo âu… 2. Theo kết quả điều tra của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ từ năm 2005 đến 2011 có khoảng 1320% trẻ gặp phải các vấn đề về SKTT, trong đó nhóm trẻ từ 317 tuổi có 6,8% bị tăng động giảm chú ý và 3,5% rối loạn hành vi, nhóm trẻ VTN từ 1217 tuổi có 4,2% gặp phải các rối loạn do sử dụng rượu trong 12 tháng trước đó… 3. Tại Việt Nam, theo khảo sát của Bahr Weiss và cộng sự, có khoảng 12% trẻ em Việt Nam đang gặp các vấn đề về sức khoẻ tâm thần nghiêm trọng và hơn 3 triệu trẻ em và vị thành niên cần được hỗ trợ, chăm sóc 4. Các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở tuổi VTN nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời sẽ làm suy yếu cả sức khỏe thể chất và tinh thần, hạn chế các cơ hội để có được cuộc sống trọn vẹn khi trưởng thành. Các vấn đề sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến 10 20% trẻ em và vị thành niên trên toàn thế giới 5. Vì vậy, chăm sóc sức khỏe tâm thần đặc biệt cho các trẻ vị thành niên là cần thiết và thiết yếu trong thời đại này.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

- Học sinh ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

- Trẻ và gia đình đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu.

Các dữ liệu không đầy đủ và chính xác.

Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại 2 trường Trung học cơ sở công lập thuộc nội thành Hà Nội là trường Nguyễn Du - Quận Nam Từ Liêm và trường Tây Sơn - Quận Hai Bà Trưng

2.2.1 Trường trung học cơ sở Nguyễn Du

Trường trung học cơ sở Nguyễn Du nằm trong khu đô thị Vinaconex 3, tổ 17, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội Trường được thành lập theo quyết định số 2126/QĐ-UBND ngày 6/6/2018 của UBND quận Nam

Từ Liêm trường THCS Nguyễn Du được hình thành trên cơ sở tách Trường THCS Trung Văn - Trường được công nhận chuẩn quốc gia năm 2015

Hiện nay, trường được xây dựng trên diện tích 5.660 m2 với quy mô hiện đại gồm 2 khối nhà A, B với các phòng học, phòng học bộ môn và các phòng chức năng đảm bảo đủ về diện tích, trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ tốt hoạt động dạy, học và các hoạt động chuyên môn khác Nhà trường có tổng số 49 cán bộ, giáo viên, nhân viên với 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn trong đó 91,7% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn.

2.2.2 Trường trung học cơ sở Tây Sơn

Trường trung học cơ sở Tây Sơn nằm có địa chỉ: 52A Trần Nhân Tông,Hai Bà Trưng, Hà Nội Trường được thành lập đã được 65 năm này (Từ năm

1954) với 54 giáo viên Số lượng học sinh của nhà trường: 1029 gồm 25 lớp trong đó chủ yếu học sinh ở nội thành Hà Nội Nhà trường ba lần được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba, được Thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen, Năm học 2009-2010 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba Trường trung học cơ sở Tây SơnTrường là thành viên của khối trường liên kết Unesco Việt Nam tại Hà Nội nên có điều kiện giao lưu trong nước và quốc tế.

Thời gian nghiên cứu

Thời điểm tiến hành lấy số liệu vào tháng 11/2020 đến tháng 12/2020, diễn ra trước đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.4.2 Cách chọn mẫu và cỡ mẫu

Chọn mẫu xác suất theo nhiều bước

Bước 1: Chọn địa bàn nghiên cứu

Hiện tại, theo cách phân chia dựa vào địa lý tự nhiên, thành phố Hà Nội bao gồm 12 quận 17 huyện và 01 thị xã Chúng tôi chọn ngẫu nhiên được quận Hai Bà Trưng và quận Nam Từ Liêm thuộc nội thành Hà Nội.

Bước 2: Chọn trường và đối tượng tham gia nghiên cứu

- Với các quận/huyện đã chọn, chúng tôi bốc thăm ngẫu nhiên 01 trường đại diện là trường THCS Tây Sơn và THCS Nguyễn Du

- Chọn đối tượng tham gia vào nghiên cứu: Trong các trường được chọn vào nghiên cứu, lấy toàn bộ học sinh trong toàn bộ các khối lớp 6,7, 8 và 9

Sử dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng tỉ lệ cho nghiên cứu mô tả cắt ngang

+ Z1-α/2: hệ số giới hạn tin cậy (với α = 0,05, Z1-α/2 = 1,96)

+ d: sai số mong muốn, chọn d = 0,08

+ p: Theo nghiên cứu của tác giả Thái Thanh Trúc năm 2018 khi khảo sát trên các học sinh trung học phổ thông tại địa bàn TP Hồ Chí Minh sử dụng bộ câu hỏi DASS cho thấy tỉ lệ trầm cảm là 38,7%, lo âu là 59% và stress 35,1% [11] Áp dụng công thức trên, chúng tôi tính được cỡ mẫu lớn nhất khi thay các giá trị p nói trên là 459 học sinh Chúng tôi dự kiến 10% đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu hoặc đánh giá không hợp lệ Vì thế cỡ mẫu cần đạt được là 509 học sinh Trên thực tế cỡ mẫu chúng tôi thu thập được là 1.111 học sinh, đảm bảo tiêu chuẩn về cỡ mẫu.

2.5 Phương pháp thu thập số liệu

2.5.1.Công cụ thu thập số liệu

Sử dụng bộ công cụ thang điểm DASS 42 để đánh giá trầm cảm - lo âu

- stress Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu và các yếu tố liên quan được thu thập bằng phương pháp phát phiếu tự điền với bộ câu hỏi thiết kế sẵn

Bài trắc nghiệm DASS-42 gồm 42 câu hỏi đánh giá về 3 lĩnh vực: trầm cảm, lo âu và stress Mỗi lĩnh vực có 14 câu hỏi do trẻ tự điền dựa trên cảm nhận của bản thân về cuộc sống trong 2 tuần gần nhất Kết quả trả lời được đánh giá theo các mức độ: bình thường, nhẹ, vừa, nặng và rất nặng.

42 không chỉ cho phép đánh giá các mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân mà còn là phương pháp để đáp ứng của bệnh nhân với điều trị Đây là công cụ được kiểm định và sử dụng phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam

Mỗi câu hỏi trong bộ câu hỏi DASS 42 được đánh giá theo thang điểm Likert 4 mức từ 0 đến 3, với thang đo được mã hóa như sau: 0 điểm cho biểu hiện "Điều này tôi hoàn toàn không gặp phải", 1 điểm cho biểu hiện "Đúng với tôi một phần nào đó hay đôi khi gặp phải".

Tôi thường xuyên hoặc nhiều lần gặp phải:(2 điểm)

Rất thường xảy ra với tôi hay hầu hết lúc nào cũng gặp: (3 điểm). Điểm trầm cảm, lo âu, stress được tính bằng cách tổng điểm của các câu thành phần Tổng điểm của mỗi phần sẽ được so sánh vào bảng thang điểm DASS-42 để xác định và đánh giá mức độ trầm cảm, lo âu, stress của đối tượng nghiên cứu.

Bảng 2.1 Các câu hỏi đánh giá trầm cảm - lo âu - stress theo DASS 42 Đánh giá Số thự tự câu hỏi Tổng số

Bảng 2.2 Thang điểm mức độ trầm cảm - lo âu - stress theo DASS 42

Mức độ Trầm cảm Lo âu Stress

Sau khi đối chiếu điểm số, kết quả sẽ cho biết tình trạng căng thẳng, lo âu, trầm cảm của người tham gia khảo sát mức độ tương đương nào: bình thường, nhẹ, vừa, nặng và rất nặng.

2.5.2 Các bước tiến hành thu thập số liệu

- Bước 1: Tập huấn cho điều tra viên về mục tiêu, lợi ích của nghiên cứu, nội dung các câu hỏi và thông tin của bộ công cụ thu thập số liệu

- Bước 2: Xác nhận sự đồng ý triển khai nghiên cứu từ nhà trường.

- Bước 3: Giới thiệu nội dung nghiên cứu đến giáo viên chủ nhiệm các lớp Giáo viện chủ nhiệm hướng dẫn học sinh xin phiếu xác nhận đồng ý tham gia nghiên cứu của cha/mẹ.

- Bước 4: Điều tra viên giới thiệu nội dung nghiên cứu, tầm quan trọng về giá trị của những thông tin mà học sinh cung cấp và hướng dẫn về quyền tham gia hoặc từ chối tham gia nghiên cứu cho những học sinh đã có sự đồng ý tham gia nghiên cứu của cha mẹ. Điều tra viên hướng dẫn cụ thể cách thức điền thông tin, trả lời các câu hỏi DASS 42, giải thích trực tiếp những nội dung mà học sinh thắc mắc và giám sát trong quá trình học sinh điền các thông tin khảo sát

Sau khi thu thập các phiếu đánh giá, điều tra viên tiến hành kiểm tra thông tin trong phiếu đã đầy đủ chưa và cho học sinh bổ sung ngay tại chỗ nếu còn thiếu và không phù hợp

STT Tên biến Định nghĩa biến số Phân loại

1 Đặc điểm chung của đối tượng

1 Khối/lớp Lớp học sinh đang theo học trong trường gồm lớp 6, 7, 8 và 9 Thứ hạng

2 Giới tính Dựa theo đăng ký giới tính trên giấy khai sinh: nam/nữ Nhị phân

3 Trình độ học vấn của bố/mẹ Được xác định dựa trên việc hoàn thành chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chia 2 mức độ: dưới THPT và từ THPT trở lên.

2 Các trải nghiệm cá nhân

Từng bị xúc phạm và dọa dẫm bởi người thân

Từng chịu các hành vi bạo lực từ người thân

Từng bị xâm hại, quấy rối (thể chất hoặc tinh thần)

10 Từng cảm thấy không được yêu thương Có/không Nhị phân

11 Từng cảm thấy không an toàn Có/không Nhị phân

3 Các yếu tố môi trường gia đình

Có người thân có vấn đề liên quan đến nghiện chất

13 Có người thân có vấn đề sức khỏe tâm thần Có/không Nhị phân

14 Có người thân trong gia đình từng phạm tội Có/không Nhị phân

15 Mối quan hệ với bố mẹ Hòa hợp/Mâu thuẫn Nhị phân

Xác định là trầm cảm khi tổng điểm các câu hỏi về trầm cảm ≥10 Chia 4 mức độ: nhẹ (10-13 điểm); Vừa (14-20 điểm); nặng (21-27 điểm); rất nặng (≥28 điểm)

Xác định là lo âu khi tổng điểm các câu hỏi về lo âu ≥8 Chia 4 mức độ: nhẹ (8-9 điểm); Vừa (10-14 điểm); nặng (15-19 điểm); rất nặng (≥20 điểm)

Xác định là stress khi tổng điểm các câu hỏi về stress ≥15 Chia 4 mức độ: nhẹ (15-18 điểm); Vừa (19-25 điểm); nặng (26-33 điểm); rất nặng (≥34 điểm)

Xử lý và phân tích số liệu

Dữ liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1 và được kiểm tra, làm sạch, loại bỏ giá trị không phù hợp Sau khi làm sạch, dữ liệu được phân tích và xử lý bằng các thuật toán thống kê y học trên phần mềm STATA 14.

- Xử lý số liệu: sử dụng phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu.

- So sánh kết quả các biến được mô tả theo test thống kê cơ bản để mô tả số lượng và tỉ lệ (%)

- Tỉ lệ trầm cảm, lo âu và stress được trình bày dưới dạng phần trăm (%) để mô tả các biến số nghiên cứu.

- Phân tích mối liên quan: Kiểm định test χ 2 , OR, 95% CI, hồi quy logistic được sử dụng để xác định các yếu tố liên quan tới việc trầm cảm, lo âu, stress Biến phụ thuộc là trầm cảm, lo âu và stress (có/không), biến độc lập là các yếu tố cá nhân, yếu tố gia đình, yếu tố bạn bè nhà trường xã hội của học sinh.

- Sử dụng hồi quy đơn biến để so sánh từng nhóm yếu tố có liên quan đến trầm cảm, lo âu và stress.

Sai số và cách khắc phục

+ Sai số do điều tra viên: Điều tra viên chưa giải thích rõ ràng cụ thể nội dung trong phiếu câu hỏi tự điền cho đối tượng nghiên cứu.

+ Sai số do người trả lời phỏng vấn: sai số tự khai báo, sai số nhớ lại. + Sai số trong quá trình nhập liệu.

- Cách khắc phục sai số thông tin

+ Tập huấn cho các điều tra viên: Tập huấn cho điều tra viên về nội dung chính của từng câu hỏi để đảm bảo tính chính xác khi hướng dẫn cho đối tượng nghiên cứu.

+ Đối với sai số do đối tượng trả lời: Giải thích rõ cho đối tượng cách thức điền phiếu khảo sát và trả lời các thắc mắc khi có đảm bảo các em hiểu rõ cách trả lời các thông tin trong bộ câu hỏi

+ Đối với sai số trong quá trình làm sạch số liệu và nhập liệu: Đọc phiếu và làm sạch trước khi nhập liệu Tạo các tệp kiểm tra của phần mềm nhập liệu nhằm hạn chế sai số trong quá trình nhập liệu.

+ Làm sạch các số liệu trước khi phân tích.

Đạo đức của nghiên cứu

- Nghiên cứu được chấp thuận bởi bố, mẹ hoặc người giám hộ trẻ và bản thân trẻ (Phụ lục 1).

- Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Y đức của Bệnh viện Nhi Trung ương.

- Gia đình trẻ không phải trả bất cứ chi phí nào liên quan đến nghiên cứu. Nghiên cứu hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ.

- Thông tin được mã hóa đảm bảo tính bảo mật Chỉ những người có liên quan mới được sử dụng các thông tin thu thập được.

- Trẻ có thể được đánh giá, tư vấn và điều trị bởi các bác sĩ, nhà tâm lý của khoa Sức khỏe Vị thành niên khi cần thiết.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Trong nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn được 1.111 học sinh tại 2 trường trung học cơ sở tại Hà Nội đủ tiêu chẩn tham gia nghiên cứu.

Bảng 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm n Tỉ lệ (%)

Trình độ học vấn của bố

Trình độ học vấn của mẹ

Số lượng học sinh lớp 6 và 7 gần tương đương nhau và chiếm khoảng 64% tổng số đối tượng nghiên cứu

Tỉ lệ học sinh nữ và nam gần tương đương nhau trong nghiên cứu.

Khoảng 80% bố mẹ của trẻ có trình độ từ THPT trở lên

Bảng 3.2 Các trải nghiệm cá nhân Đặc điểm n Tỉ lệ (%)

Từng bị xúc phạm và dọa dẫm bởi người thân

Từng chịu các hành vi bạo lực từ người thân

Từng bị xâm hại, quấy rối (thể chất hoặc tinh thần)

Từng cảm thấy không được yêu thương

Từng cảm thấy không an toàn Có 4 0,4

Trong số các câu hỏi liên quan tới phần trải nghiệm cá nhân, đa phần trẻ đều lựa chọn câu trả lời “không” Tuy nhiên, vẫn có một tỉ lệ nhất định trẻ đã từng có các trải nghiệm cá nhân tiêu cực Trong đó, trải nghiệm “từng bị xúc phạm và doạ dẫm bởi người thân” chiếm tỉ lệ cao nhất (21,6%) và trải nghiệm

“từng cảm thấy không an toàn” chiến tỉ lệ thấp nhất (0,4%).

Bảng 3.3 Các yếu tố môi trường gia đình Đặc điểm n Tỉ lệ (%)

Có người thân có vấn đề liên quan đến nghiện chất

Có người thân có vấn đề sức khỏe tâm thần

Có người thân trong gia đình từng phạm tội

Mối quan hệ với bố mẹ Hòa hợp 1.007 90,6

Nhìn chung, các yếu tố tiền sử người thân trong gia đình liên quan tới nghiện chất, sức khoẻ tâm thần hoặc từng phạm tội đều chiếm tỉ lệ rất thấp trong nhóm đối tượng được nghiên cứu.

Trong môi trường gia đình, trên 90% học sinh sống hòa hợp với bố mẹ.

Tỉ lệ và mức độ trầm cảm, lo âu và stress

Biểu đồ 3.1 Tỉ lệ trầm cảm, lo âu và stress Nhận xét:

Trong 3 vấn đề, lo âu được tự báo cáo nhiều nhất, chiếm tỉ lệ 38%; tiếp theo là stress 33 % và trầm cảm chiếm tỉ lệ thấp nhất 26,1%.

Biểu đồ 3.2 Tỉ lệ báo cáo các vấn đề phối hợp Nhận xét:

Biểu đồ 2 mô tả các vấn đề trầm cảm - lo âu - stress một đối tượng nghiên cứu có thể báo cáo Theo đó, 18,3% trẻ báo cáo cả 3, chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp đó là 16,2% trẻ báo cáo 1 trong 3 vấn đề và 13,1% trẻ báo cáo 2 trong 3 vấn đề

Biểu đồ 3.3 Phân bố các mức độ trầm cảm Nhận xét:

Trong biểu đồ 3, có tới 73,9% đối tượng không bị trầm cảm Tỷ lệ còn lại 26,1% có mức độ trầm cảm từ nhẹ trở lên Trầm cảm nhẹ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong nhóm này.

(9,2%) và vừa (9,0%) Tỉ lệ trầm cảm nặng và rất nặng chỉ chiếm lần lượt là 4,6% và 3,3% trong tổng số đối tượng nghiên cứu.

Biểu đồ 3.4: Phân bố các mức độ lo âu Nhận xét:

Tỉ lệ có lo âu chiếm 37,1% Trong đó, tỉ lệ lo âu vừa cao nhất (16,9%) tiếp đó là lo âu mức độ nhẹ Lo âu mức độ rất nặng chiếm tỉ lệ thấp nhất là 4,1%.

Biểu đồ 3.5: Phân bố các mức độ stressNhận xét:

Trong đối tượng nghiên cứu, tỉ lệ có stress từ mức độ nhẹ trở lên chiếm 33% Trong đú, stress mức độ nhẹ và vừa chiờ́m tỉ lệ trờn ắ tổng số đối tượng có stress, tỉ lệ stress nặng và rất nặng thấp hơn.

Các yêu tố liên quan với trầm cảm, lo âu và stress

Bảng 3.4: Phân tích đơn biến liên quan giữa khối lớp, giới với trầm cảm Đặc điểm n Tỉ lệ (%) OR 95% CI

Tỷ lệ trầm cảm cao hơn đáng kể ở học sinh khối cuối cấp (8+9) so với khối đầu cấp (6+7) và ở trẻ nữ so với trẻ nam Sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.5: Phân tích đơn biến liên quan giữa tình trạng gia đình với trầm cảm Đặc điểm n Tỉ lệ (%) OR 95% CI

Mối quan hệ với bố mẹ

Trình độ học vấn của bố

Trình độ học vấn của mẹ

Quan hệ con cái - cha mẹ ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc trầm cảm ở trẻ Trẻ có mối quan hệ đối đầu với cha mẹ có tỷ lệ báo cáo trầm cảm (54,8%) cao gấp đôi so với trẻ có mối quan hệ hòa hợp (23,1%) Sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê.

Trình độ học vấn của bố và mẹ không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê với trầm cảm.

Bảng 3.6: Phân tích đơn biến liên quan giữa các trải nghiệm cá nhân, môi trường gia đình với trầm cảm Đặc điểm n Tỉ lệ (%) OR 95% CI

Từng bị xúc phạm và dọa dẫm về tinh thần từ người thân

Từng chịu các hành vi bạo lực thân thể từ người thân

Từng bị xâm hại, quấy rối tình dục

Từng cảm thấy không được yêu thương trong gia đình

Từng cảm thấy không an toàn trong gia đình

Có người thân có vấn đề liên quan đến nghiện chất

Có người thân có vấn đề sức khỏe tâm thần

Có người trong gia đình từng phạm tội

Trẻ có các trải nghiệm tiêu cực trong cuộc sống như từng bị xâm hại tinh thần, thể chất, tình dục, cảm thấy không được yêu thương có tỉ lệ báo cáo trầm cảm cao hơn hẳn các trẻ không có các trải nghiệm tiêu cực này Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với OR lần lượt là 4,4; 4,5; 5,8 và 9,0

Tỉ lệ báo cáo trầm cảm ở các trẻ trong gia đình có người thân nghiện chất, người thân có vấn đề sức khoẻ tâm thần, người thân phạm tội cao hơn so với trẻ không có người thân trong gia đình có vấn đề như vậy

Bảng 3.7: Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến trầm cảm Đặc điểm OR 95% CI

Nữ Mối quan hệ với bố mẹ Hoà hợp 3,911 2,568-5,958

Mâu thuẫn Trình độ học vấn của bố Dưới THPT 1,741 1,016-2,980

Từ THPT trở lên Trình độ học vấn của mẹ Dưới THPT 0,858 0,584-1,260

Từ THPT trở lên Từng bị xúc phạm và dọa dẫm về tinh thần từ người thân

Từng chịu các hành vi bạo lực thân thể từ người thân

Từng bị xâm hại, quấy rối tình dục

Từng cảm thấy không được yêu thương trong gia đình

Từng cảm thấy không an toàn trong gia đình

Có người thân có vấn đề liên quan đến nghiện chất

Có người thân có vấn đề sức khỏe tâm thần

Có người trong gia đình từng phạm tội

Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với trầm cảm ở phân tích đơn biến vẫn tiếp tục liên quan có ý nghĩa thống kê ở phân tích đa biến ngoại trừ một số trải nghiệm cá nhân: Từng chịu các hành vi bạo lực thân thể từ người thân, Từng bị xâm hại, quấy rối tình dục, trong gia đình có người thân nghiện chất, Có người trong gia đình từng phạm tội.

Bảng 3.8: Phân tích đơn biến liên quan giữa khối lớp, giới với lo âu Đặc điểm n Tỉ lệ (%) OR 95% CI

Học sinh cuối cấp khối lớp 8+9 có tỉ lệ lo âu cao hơn so với học sinh khối lớp 6+7 Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR 1,5.

Tỉ lệ lo âu không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nữ và nam.

Bảng 3.9: Phân tích đơn biến liên quan giữa tình trạng gia đình với lo âu Đặc điểm n Tỉ lệ

Mối quan hệ với bố mẹ

Trình độ học vấn của bố

Trình độ học vấn của mẹ

Các trẻ có mối quan hệ mâu thuẫn với bố mẹ có tỉ lệ lo âu cao hơn so với các trẻ có mối quan hệ hoà hợp với bố mẹ (OR 1,7) Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê.

Trình độ học vấn của bố mẹ không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với lo âu ở trẻ.

Bảng 3.10: Phân tích đơn biến liên quan giữa các trải nghiệm cá nhân, môi trường gia đình với lo âu Đặc điểm n Tỉ lệ

Từng bị xúc phạm và dọa dẫm về tinh thần từ người thân

Từng chịu các hành vi bạo lực thân thể từ người thân

Từng bị xâm hại, quấy rối tình dục

Từng cảm thấy không được yêu thương trong gia đình

Từng cảm thấy không an toàn trong gia đình

Có người thân có vấn đề liên quan đến nghiện chất

Có người thân có vấn đề sức khỏe tâm thần

Có người trong gia đình từng phạm tội

Trải nghiệm cá nhân (ngoại trừ cảm thấy không an toàn trong gia đình) và tiền sử gia đình có liên quan chặt chẽ có ý nghĩa thống kê với lo âu ở trẻ. Trong đó, 3 yếu tố làm gia tăng tỉ lệ nhiều nhất là từng bị xâm hại quấy rối tình dục (OR 13,3), tiếp đó là trong nhà có người từng phạm tội (OR 9,4) và có người thân có vấn đề sức khỏe tâm thần (OR 5,4).

Bảng 3.11: Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến lo âu Đặc điểm OR 95% CI

Mối quan hệ với bố mẹ Hoà hợp 1,656 1,099 – 2,496

Mâu thuẫn Trình độ học vấn của bố Dưới THPT

Từ THPT trở lên Trình độ học vấn của mẹ Dưới THPT

Từ THPT trở lên Từng bị xúc phạm và dọa dẫm về tinh thần từ người thân

Từng chịu các hành vi bạo lực thân thể từ người thân

Từng bị xâm hại, quấy rối tình dục

Từng cảm thấy không được yêu thương trong gia đình

Từng cảm thấy không an toàn trong gia đình

Có người thân có vấn đề liên quan đến nghiện chất

Có người thân có vấn đề sức khỏe tâm thần

Có người trong gia đình từng phạm tội

Trong phân tích đã biến, có 3 yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê ở phân tích đơn biến đã không còn liên quan có ý nghĩa thống kê là: (1) từng bị xúc phạm và dọa dẫm về tinh thần từ người thân, (2) từng bị xâm hại quấy rối tình dục, (3) có người thâm có vấn đề liên quan đến nghiện chất.

Bảng 3.12: Phân tích đơn biến liên quan giữa khối lớp, giới với stress Đặc điểm n Tỉ lệ

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các khối lớp về stress, trong đó học sinh khối lớp 8+9 có tỉ lệ stress cao hơn so với học sinh khối 6+7 với OR là 1,7

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa stress và giới tính

Bảng 3.13: phân tích đơn biến liên quan giữa tình trạng gia đình với stress Đặc điểm n Tỉ lệ

Mối quan hệ với bố mẹ

Trình độ học vấn của bố

Trình độ học vấn của mẹ

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa chất lượng mối quan hệ giữa con cái và bố mẹ với stress, cụ thể là tỉ lệ stress ở trẻ không hòa hợp với bố mẹ cao hơn (OR 1,9) so với các trẻ có mối quan hệ hoà hợp với bố mẹ

Bố mẹ có trình độ học vấn cao làm gia tăng tỉ lệ stress ở con của mình so với bố mẹ có trình độ học vấn thấp hơn 1 cách có ý nghĩa thống kê

Bảng 3.14: Phân tích đơn biến liên quan giữa các trải nghiệm cá nhân, môi trường gia đình với Stress Đặc điểm n Tỉ lệ

Từng bị xúc phạm và dọa dẫm về tinh thần từ người thân

Từng chịu các hành vi bạo lực thân thể từ người thân

Từng bị xâm hại, quấy rối tình dục

Từng cảm thấy không được yêu thương trong gia đình

Từng cảm thấy không an toàn

Có người thân có vấn đề liên quan đến nghiện chất

Có người thân có vấn đề sức khỏe tâm thần

Có người trong gia đình từng phạm tội

Tất cả các trải nghiệm cá nhân, ngoại trừ trải nghiệm từng cảm thấy không an toàn (p >0,05 đều có liên quan có ý nghĩa thống kê với stress Các yếu tố làm gia tăng tỉ lệ từ cao đến thấp lần lượt là: từng bị xâm hại, quấy rối tình dục; từng cảm thấy không được yêu thương; Từng chịu các hành vi bạo lực thân thể và từng bị xúc phạm và dọa dẫm về tinh thần.

Trong tiền sử gia đình, yếu tố liên quan nhiều nhất đến stress là người thân có vấn đề sức khoẻ tâm thần với OR= 6,7, tiếp theo là người thân liên quan tới nghiện chất và người thân từng phạm tội gần tương đương nhau(3,8 và 4,0).

Bảng 3.15: Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến stress Đặc điểm OR 95% CI

Mối quan hệ với bố mẹ Hoà hợp

Trình độ học vấn của bố Dưới THPT 1,600 0,975 – 2,625

Từ THPT trở lên Trình độ học vấn của mẹ Dưới THPT

Từ THPT trở lên Từng bị xúc phạm và dọa dẫm về tinh thần từ người thân

Từng chịu các hành vi bạo lực thân thể từ người thân

Từng bị xâm hại, quấy rối tình dục

Từng cảm thấy không được yêu thương trong gia đình

Từng cảm thấy không an toàn trong gia đình

Có người thân có vấn đề liên quan đến nghiện chất

Có người thân có vấn đề sức khỏe tâm thần

Có người trong gia đình từng phạm tội

Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với stress ở phân tích đơn biến vẫn còn liên quan có ý nghĩa thống kê ở phân tích đa biến là: khối lớp, mối quan hệ với bố mẹ, từng bị xúc phạm và dọa dẫm về tinh thần từ người thân,Từng chịu các hành vi bạo lực thân thể từ người thân, Từng bị xâm hại, quấy rối tình dục, từng cảm thấy không được yêu thương trong gia đình, có người thân có sức khỏe tâm thần, Có người trong gia đình từng phạm tội.

BÀN LUẬN

Các đặc điểm chung

Trong nghiên cứu này, đối tượng khảo sát bao gồm 1.111 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 (12-15 tuổi) tại một trường công lập không chuyên ở Hà Nội Kết quả cho thấy, khối 7 có tỉ lệ học sinh cao nhất (33%), trong khi khối 8 có tỉ lệ học sinh thấp nhất (16,9%).

Tỉ lệ nữ/nam trong nghiên cứu là 1,07/1 Theo chúng tôi, có thể do đây là trường không chuyên, các học sinh ở trường học đồng đều các môn vì thế tỉ lệ nam và nữ tương đương nhau Điều này khác với các trường chuyên, thông thường tỉ lệ học sinh nam và nữ khác nhau trong một số môn học Ví dụ, chuyên toán xu hướng nam nhiều hơn nữ, trong khi đó với chuyên văn thì nữ nhiều hơn nam.

Trong nghiên cứu này, trình độ học vấn của bố và mẹ từ THPT đến đại học và trên đại học chiếm tỉ lệ lần lượt là 78,2% và 79,3% Kết quả cho thấy tình trạng văn hoá chung của bố mẹ học sinh trong nghiên cứu khá cao Điều này phù hợp với đặc điểm của khu vực Hà Nội, nơi có tỉ lệ dân trí cao hơn so với mặt bằng chung trong cả nước

Hầu hết đối tượng nghiên cứu đều có mối quan hệ hòa hợp với bố mẹ, chiếm 90,6% Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu có mâu thuẫn với bố mẹ chỉ chiếm 9,4%

Trong số các câu hỏi liên quan tới phần trải nghiệm cá nhân, đa phần học sinh đều cho rằng không có vấn đề nghiêm trọng và chỉ có một số lượng nhất định trẻ đã từng có các các vấn đề đã trải qua Cụ thể, trải nghiệm tiêu cực mà học sinh trải qua nhiều nhất liên quan tới một số vấn đề như: “từng bị xúc phạm bởi người thân” chiếm 21,6%; “cảm thấy không được yêu thương”(14,2%) và “chịu các hành vi bạo lực từ người thân” (9,8%) Các trải nghiệm khác đã xảy ra với trẻ chiếm tỉ lệ rất thấp, dưới 3%, bao gồm: tỉ lệ trẻ từng bị xâm hại, quấy rối, trẻ cảm thấy không an toàn, có người thân liên quan tới vấn đề nghiện chất, có người thân có vấn đề sức khoẻ tâm thần, trẻ có người thân trong gia đình phạm tội “Từng bị xúc phạm bởi người thân” được xem là bạo lực về tinh thần và đang được xã hội rất quan tâm Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi những người thân trong gia đình đặc biệt là bố mẹ có thể không nhận diện được vấn đề này Vì thế, có thể thấy rằng có một tỉ lệ đáng kể trẻ phải chịu đựng những vấn đề về cuộc sống tinh thần khiến trẻ chưa được cảm thấy thoải mái trong mối quan hệ gia đình.

Tỉ lệ và mức độ trầm cảm, lo âu và stress

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi qua khảo sát sàng lọc tại 2 trường trung học cơ sở công lập không chuyên tại Hà Nội cho thấy tỉ lệ trẻ tự báo cáo các vấn đề trầm cảm, lo âu và stress chiếm một tỉ lệ đáng kể (Biểu đồ 1) Cụ thể, lo âu được ghi nhận gặp nhiều nhất, chiếm tỉ lệ 38%, tiếp theo là stress với 33% và trầm cảm gặp ít nhất với 26,1% Trong 3 vấn đề này, có 16,2% số học sinh báo cáo 1 trong 3, 13,1% học sinh báo cáo 2 trong 3 và 18,3% báo cáo cả 3 vấn đề. Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về khảo sát về trầm cảm, lo âu và stress ở các học sinh trung học sử dụng thang điểm DASS Các nghiên cứu cho thấy các vấn đề này là những biểu hiện thường gặp của các vấn đề sức khỏe tâm thần ở lứa tuổi học sinh trung học Cụ thể khảo sát tại các trường THPT thuộc thành phố Huế năm 2015 cho thấy tỉ lệ học sinh có biểu hiện trầm cảm, lo âu và stress lần lượt là 51,4%; 59,7%; 40,8% [44] Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ năm 2019 - 2020 trên 718 học sinh trường THPT chuyên Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang cho thấy tỉ lệ các rối loạn stress, lo âu, trầm cảm lần lượt là: 52,1%; 63,8%; 42,1% Trong khảo sát này, tỉ lệ mắc một tình trạng là 24%, hai tình trạng là 26% và mắc cả ba tình trạng là 27,3% [45] Kết quả khảo sát của 2 nghiên cứu này đều có tỉ lệ trầm, lo âu, stress của cao hơn so với nghiên cứu chúng tôi Điều này cũng có thể do độ tuổi học sinh trong nghiên cứu của các tác giả này là học sinh trung học phổ thông (lớp 10 đến

12) tương ứng ở độ tuổi 15-17 tuổi (chủ yếu là giai đoạn vị thành niên giữa và muộn) Trong khi đó nghiên cứu của chúng tôi là thực hiện ở học sinh trung học cơ sở (lớp 6 đến 9) với độ tuổi tương ứng là 11 đến 14 tuổi (giai đoạn vị thành niên sớm và giữa) Sự thay đổi tâm lý ở giai đoạn vị thành niên muộn cũng có nhiều sự khác biệt so với các giai đoạn trước vì đây là thời điểm trẻ bắt đầu tiếp cận với giai đoạn trưởng thành Trong giai đoạn này những suy nghĩ và nhận thức của trẻ đã chững chạc hơn, có sự hiểu biết hơn, trách nhiệm đối với bản thân và gia đình cũng nhiều hơn Trẻ thường muốn thể hiện tính độc lập của bản thân, phát triển các mối quan hệ bạn bè và có tính tự trọng cao và thường khó làm chủ được cảm xúc của bản thân Trẻ hay gặp những khó khăn về học tập, các mối quan hệ trong trường học, quan hệ xã hội Do vậy, đây cũng là giai đoạn nảy sinh nhiều khủng hoảng và rối loạn về tâm lý so với các lứa tuổi khác Ngoài ra, những áp lực về học tập trong giai đoạn cuối cấp (lớp 10 đến lớp 12) cũng có thể là lý do dẫn đến tỉ lệ trầm cảm, lo âu và stress cao hơn Đây là giai đoạn học sinh chuẩn bị thi để bước vào ngưỡng cửa đại học

Các nghiên cứu ở trên thế giới cũng đều cho thấy các rối loạn về sức khoẻ tâm thần đặc biệt là trầm cảm, lo âu và stress ở trẻ em học đường trên thế giới chiếm tỷ lệ khá cao Khalid và cộng sự tiến hành nghiên cứu năm 2007, bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên có hệ thống và cũng sử dụng bảng câu hỏi DASS 42 (tương tự như chúng tôi) để đánh giá mức độ trầm cảm, lo âu và stress trên 1.723 học sinh nam Trung học phổ thông từ lớp 10 đến lớp 12 tại Ả rập Xê út Kết quả chỉ ra rằng có 38,2% học sinh có biểu hiện trầm cảm, 48,9% biểu hiện lo âu và 35,5% có biểu hiện stress Trong đó có 59,4% học sinh có ít nhất 1 trong 3 rối loạn trên, 40,7% học sinh có ít nhất 2 rối loạn và 22,6% có cả

3 rối loạn trên [40] Một khảo sát khác cũng của tác giả Khalid S sử dụng thang điểm DASS đánh giá về tỉ lệ trầm cảm, lo âu và stress ở học sinh trung học tại Ả rập Xê út năm 2009 trên số 545 học sinh trung học Trong khảo sát này tuổi học sinh dao động từ 14-20 tuổi với độ tuổi trung bình là 17,13 ± 1,12 năm. Kết quả cho thấy tỉ lệ học sinh có biểu hiện trầm cảm, lo âu và stress lần lượt là 41,5%, 66,2% và 52,5% Trong đó, 73,4% học sinh có ít nhất một trong 3 rối loạn, 50,1% có ít nhất hai rối loạn và 35,5% có cả 3 rối loạn [46]

Tỷ lệ mắc các rối loạn trầm cảm, lo âu và stress ở khu vực Ả Rập và Ấn Độ cao hơn so với Việt Nam Văn hóa khu vực đóng vai trò trong sự khác biệt này Tại Ả Rập, phụ nữ phải tuân theo quy định nghiêm ngặt, dẫn đến tỷ lệ mắc trầm cảm cao hơn Trong khi đó, Ấn Độ cũng có tỷ lệ mắc các rối loạn này cao do sự khác biệt văn hóa giữa các khu vực.

Nghiên cứu của chúng tôi cũng như một số các nghiên cứu trong và ngoài nước khác đã cho thấy trầm cảm, lo âu và stress là những vấn đề khá phổ biến ở học sinh trung học [40], [44], [45], [46] Ngoài ra trong nghiên cứu của chúng tôi, lo âu chiếm tỉ lệ cao nhất cao nhất trong 3 vấn đề này Điều này phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước khác khi cho thấy lo âu là vấn đề thường gặp nhất trong số trầm cảm, lo âu và stress ở học sinh trung học nói chung Đây là lứa tuổi vị thành niên có nhiều thay đổi về tâm sinh lý như nhân cách, tình cảm, và trí tuệ Trong giai đoạn này có nhiều yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ tâm thần học đường Đặc biệt ở lứa tuổi này, trẻ dễ bị tổn thương do phải chịu rất nhiều tác động tâm lý từ chính bản thân mình do sự phát triển của cơ thể, đồng thời cũng chịu nhiều ảnh hưởng tâm lý từ tác động môi trường bên ngoài (do áp lực học tập, kỳ vọng quá nhiều ở các bậc phụ huynh, mẫu thuẫn trong quan hệ bạn bè, thói quen không lành mạnh như sử dụng mạng xã hội quá nhiều, ) Ngoài ra với đặc điểm tâm lý bồng bột, thiếu kinh nghiệm thì nguy cơ bị trầm cảm, lo âu, stress ở đối tượng này lại càng cao hơn Các vấn đề này có thể ảnh hưởng xấu đến các chức năng về mặt xã hội của các em như công việc học tập, giao tiếp, tuy nhiên có nhiều nguy cơ và bệnh lí có thể phòng ngừa và điều trị được [22] Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe cả về thể chất và tinh thần cho trẻ vị thành niên là hết sức cần thiết

Theo Anita Thapar và cộng sự, trong giai đoạn dậy thì với sự trường thành của nhận thức và sự phát triển của não bộ cùng với sự nâng cao về hiểu biết xã hội cũng như nhận thức về bản thân dẫn đến làm tăng phản ứng với các yếu tố stress trong cuộc sống, do đó làm tăng nguy cơ trầm cảm ở giai đoạn này Vì thế trầm cảm ở trẻ vị thành niên là rối loạn phổ biến chung trên thế giới Trầm cảm ở giai đoạn này có liên với tỉ lệ mắc trầm cảm về sau này và làm tăng nguy cơ tự tử [47]

Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi đánh giá về mức độ trầm cảm, kết quả cho thấy các học sinh chủ yếu báo cáo trầm cảm mức độ nhẹ (9,2%) và mức độ vừa (9,0%) Tổng tỉ lệ trầm cảm nặng và rất nặng chỉ chiếm 7,9% so với tổng số học sinh, trong đó trầm cảm rất nặng chiếm tỉ lệ thấp nhất với 3,3% Với lo âu, tỉ lệ các mức độ có sự phân bố khác so với trầm cảm Cụ thể, tỉ lệ lo âu mức độ vừa chiếm đa số với 16,9%; lo âu mức độ nhẹ và nặng chiếm tỉ lệ thấp hơn Lo âu mức độ rất nặng chiếm tỉ lệ thấp nhất là 4,1% Bên cạnh đó, về stress kết quả cho thấy mức độ nhẹ và vừa chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn so với các mức độ khác Cụ thể, stress mức độ vừa là 13,8%; tiếp theo mức độ nhẹ (11,8%) và mức độ nặng chiếm tỉ lệ 6,3%, mức độ rất nặng chiếm tỉ lệ thấp nhất (1,2%) Điều này cho thấy các vấn đề trầm cảm, lo âu, stress trong nghiên cứu chưa ở mức độ nghiêm trọng Vì thế theo chúng tôi việc đánh giá và can thiệp sớm cho các học sinh mắc các rối loạn ở giai đoạn này đạt hiệu quả cao và ngăn ngừa được các rối loạn trở thành mức độ nặng Tuy nhiên, đây chỉ là mới kết quả khảo sát ban đầu được đánh giá trên thang điểm sàng lọc DASS dựa chủ yếu vào chủ quan của học sinh Ngoài ra, cần có những đánh giá trực tiếp tiếp theo bởi các bác sĩ và các chuyên gia tâm lý nhằm đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác và hướng xử trí phù hợp nhất

Các nghiên cứu trong và ngoài nước cũng đưa ra nhận định tương tự chúng tôi khi cho thấy các tỉ lệ trầm cảm, lo âu, stress qua khảo sát các học sinh trung học hầu hết ở mức độ nhẹ và trung bình trong đó mức độ nặng và rất nặng chiếm tỉ lệ thấp Tác giả Thái Thanh Trúc và cộng sự đã khảo sát trên 497 học sinh trung học ở Nghệ An năm học 2019-2020 bằng thang điểm DASS cho thấy chủ yếu học sinh có dấu hiệu trầm cảm nhẹ (15,3%), vừa (12,9%), trong khi đó tỉ lệ nặng và rất nặng chỉ chiếm 5% Cũng trong nghiên cứu này, tỉ lệ lo âu mức độ vừa chiếm tỉ lệ cao nhất với 15,1%, mức độ nặng chiếm tỉ lệ thấp nhất [11] Trong khảo sát thực trạng trầm cảm, lo âu, stress ở 400 học sinh lớp

12 ở thành phố Thái Bình năm 2020 sử dụng công cụ DASS-21 cũng cho thấy tỉ lệ lo âu chủ yếu là mức độ nhẹ và vừa (10,5% và 6,8%) trong khi đó mức độ nặng và nặng ít gặp hơn (4,5% và 2,2%) Tỉ lệ trầm cảm gặp trong nghiên cứu này chủ yếu từ mức độ nhẹ và vừa (13,3% và 24,2%), mức độ nặng và rất nặng là 10,3% và 12,2% [48].

Nghiên cứu của Khalid chỉ ra rằng tỷ lệ học sinh mắc các triệu chứng trầm cảm nhẹ, vừa, nặng và rất nặng lần lượt là 13,8%, 15%, 6,4% và 3% Đối với lo âu, tỷ lệ mắc các mức độ tương ứng là 11,5%, 20,3%, 9,9% và 7,1% Còn tỷ lệ căng thẳng cũng tương tự là 13,1%.

14,8%, 6,9% và 0,8% [46] Trong khảo sát của R Zare năm 2018 tại Ấn độ trên 400 học sinh ở các trường trung học cơ sở từ lớp 6 đến lớp 10 lớp cũng cho thấy các rối loạn trầm cảm, lo âu và stress chủ yếu là mức độ nhẹ và vừa, trong khi đó mức độ nặng và rất nặng chiếm tỉ lệ rất thấp [49] Vì thế, các tác giả cũng cho rằng việc phát hiện sớm và can thiệp tâm lý sớm cho các học sinh trung học cơ sở là rất cần thiết để ngăn ngừa được các rối loạn tâm lý cho trẻ.

Hiện nay, nhìn chung các nghiên về vấn đề sức khỏe tâm thần học đường ở Việt Nam hiện nay còn hạn chế, thực hiện ở các khu vực đơn lẻ Các nghiên cứu chưa đánh giá trên diện rộng để có thể cung cấp các dữ liệu về các rối loạn tâm lý nói chung cũng như về trầm cảm, lo âu, stress nói riêng ở học sinh trung học nói riêng Thực tế có rất ít nghiên cứu về trầm cảm, lo âu, stress bằng thang điểm DASS trên các học sinh trung học cơ sở ở Hà Nội Ngoài ra các nghiên cứu ở nước ta cũng chưa đưa ra các biện pháp phòng ngừa cũng như can thiệp một cách tích cực và có tính hệ thống Do vậy việc chăm sóc sức khoẻ lứa tuổi học đường đặc biệt đối với học sinh trung học rất cần có sự quan tâm phối hợp giữa nhà trường, gia đình và ngành y tế mới đem lại hiệu quả chăm sóc tốt về sức khoẻ tâm thần Đó chính là tiền đề cho sự hình thành, phát triển trí tuệ, nhân cách và năng lực của trẻ.

Các nghiên cứu ở nước ngoài cũng cho rằng, bảng DASS là công cụ có giá trị trong chẩn đoán sàng lọc các rối loạn trầm cảm, lo âu và stress Đây là công cụ có thể giúp đánh giá nhanh với độ nhạy và độ đặc hiệu tương đối cao trong sàng lọc các rối loạn này Bảng điểm này có ưu điểm là có thể phân biệt giữa các triệu chứng của trầm cảm, lo lắng và stress, phù hợp để sàng lọc cho trẻ vị thành niên Đánh giá sàng lọc các rối loạn rối loạn trầm cảm-lo âu- stress đối với học sinh cơ sở bằng thang điểm DASS giúp phát hiện sớm các rối loạn nhằm ngăn ngừa các rối loạn tâm thần ở giai đoạn sớm Ngoài ra,bảng điểm này được sử dụng miễn phí trong cộng đồng và là bảng hỏi ngắn gọn mà học sinh có thể dễ dàng trả lời [40], [46].

Tuy nhiên, bảng DASS vẫn chỉ là công cụ sàng lọc ban đầu bộc lộ cảm nhận của bản thân mình về các rối loạn trầm cảm, lo âu và stress nên mang tính chủ quan Vì thế để có thể chẩn đoán đầy đủ và chính xác hơn, chúng tôi cho rằng cần có những nghiên cứu sâu hơn để đánh giá hành vi – cảm xúc của học sinh, phụ huynh và giáo viên liên quan đến lĩnh vực này Ngoài ra, cần có sự đánh giá kết hợp giữa bác sĩ và chuyên gia tâm lý nhằm đưa ra các biện pháp phòng ngừa và can thiệp kịp thời. Đề xuất giải pháp để cải thiện tình trạng rối loạn trầm cảm, lo âu và stress ở các học sinh trung học, tác giả R Zare ở Ấn độ cho rằng cần tạo môi trường tự do thoải mái cho học sinh trong học tập Ngoài ra, nhà trường thường xuyên cần có các hoạt động giải trí cho học sinh Bên cạnh đó, nhà trường cần khuyến khích việc dạy và học tích cực và cần phải được tạo môi trường thích hợp để học sinh cảm thấy hứng thú trong học tập Điều này tác giả rút ra từ thực tế là mức độ phổ biến về trầm cảm và mức độ lo âu vừa ở trường công lập và cao hơn trường tư Ngoài ra, mức độ lo âu và stress nặng gặp nhiều ở trẻ nữ ở các trường tư hơn so với trường công lập Tác giả nhận thấy các trường công lập thực tế chưa có các hoạt động giải trí phù hợp để giúp cân bằng với các áp lực trong học tập Ngoài ra, tác giả cũng cho rằng trầm cảm là bệnh lý thường gặp và ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của học sinh nên việc sàng lọc các vấn đề về trầm cảm, lo âu và stress là rất cần thiết nhằm phát hiện sớm các rối loạn này [49].

Các yếu tố liên quan với trầm cảm, lo âu và stress

Theo nghiên cứu của chúng tôi, khối lớp là yếu tố có liên quan đến trầm cảm, lo âu và stress Kết quả cho thấy học sinh lớp 8 và 9 có tỉ lệ báo cáo trầm cảm, lo âu và stress cao hơn học sinh lớp 6 và 7 Điều này có thể do học sinh khối cuối cấp (lớp 8 và 9) sẽ phải đối mặt nhiều áp lực và khó khăn hơn học sinh đầu cấp (lớp 6 và 7) Cụ thể, độ khó về kiến thức trong học tập sẽ tăng dần theo các khối lớp đồng nghĩa với việc áp lực học tập và thi cử có thể tăng theo Ngoài ra, học sinh cuối cấp còn phải đối mặt với những áp lực với kì thi chuyển cấp lên cấp 3 Áp lực phải thi đỗ trường công lập, trường điểm cũng được coi là một gánh nặng tâm lý không nhỏ đối với học sinh

Qua kết quả nghiên cứu, chúng ta phần nào có thể thấy mức độ tác động của áp lực thi cử với các rối loạn trầm cảm, lo âu hoặc stress của học sinh Ở Việt Nam, trên thực tế áp lực học tập vẫn luôn là nhiệm vụ rất quan trọng đối với học sinh và thành tích học tập cũng là niềm tự hào của bản thân, gia đình.

Sự kì vọng của gia đình, nhà trường, áp lực thi cử đôi khi tạo ra cho các em những lo lắng, căng thẳng quá mức Một số khảo sát trong nước cũng cho thấy đối với học sinh cuối cấp, tỉ lệ trẻ có dấu hiệu trầm cảm, lo âu và stress cao hơn Trong nghiên cứu của Ngô Văn Mạnh và cộng sự trên các học sinh trung học ở Thái Bình cũng ghi nhận có mối liên quan giữa áp lực thi cử với trầm cảm, trong đó học sinh thường xuyên bị áp lực có tỉ lệ mắc trầm cảm cao gấp 2,93 lần so với đối tượng không có áp lực (OR=2,93; p

Ngày đăng: 27/11/2023, 16:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Các câu hỏi đánh giá trầm cảm - lo âu - stress theo DASS 42 - XÁC ĐỊNH TỈ LỆ VÀ MỨC ĐỘ LO ÂU, TRẦM CẢM, STRESS  Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HÀ NỘI
Bảng 2.1. Các câu hỏi đánh giá trầm cảm - lo âu - stress theo DASS 42 (Trang 29)
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu - XÁC ĐỊNH TỈ LỆ VÀ MỨC ĐỘ LO ÂU, TRẦM CẢM, STRESS  Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HÀ NỘI
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (Trang 35)
Bảng 3.2. Các trải nghiệm cá nhân - XÁC ĐỊNH TỈ LỆ VÀ MỨC ĐỘ LO ÂU, TRẦM CẢM, STRESS  Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HÀ NỘI
Bảng 3.2. Các trải nghiệm cá nhân (Trang 36)
Bảng 3.3. Các yếu tố môi trường gia đình - XÁC ĐỊNH TỈ LỆ VÀ MỨC ĐỘ LO ÂU, TRẦM CẢM, STRESS  Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HÀ NỘI
Bảng 3.3. Các yếu tố môi trường gia đình (Trang 37)
Bảng 3.5: Phân tích đơn biến liên quan giữa tình trạng gia đình với trầm cảm - XÁC ĐỊNH TỈ LỆ VÀ MỨC ĐỘ LO ÂU, TRẦM CẢM, STRESS  Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HÀ NỘI
Bảng 3.5 Phân tích đơn biến liên quan giữa tình trạng gia đình với trầm cảm (Trang 40)
Bảng 3.4: Phân tích đơn biến liên quan giữa khối lớp, giới với trầm cảm - XÁC ĐỊNH TỈ LỆ VÀ MỨC ĐỘ LO ÂU, TRẦM CẢM, STRESS  Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HÀ NỘI
Bảng 3.4 Phân tích đơn biến liên quan giữa khối lớp, giới với trầm cảm (Trang 40)
Bảng 3.6: Phân tích đơn biến liên quan giữa các trải nghiệm cá nhân, môi trường gia đình với trầm cảm - XÁC ĐỊNH TỈ LỆ VÀ MỨC ĐỘ LO ÂU, TRẦM CẢM, STRESS  Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HÀ NỘI
Bảng 3.6 Phân tích đơn biến liên quan giữa các trải nghiệm cá nhân, môi trường gia đình với trầm cảm (Trang 41)
Bảng 3.7: Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến trầm cảm - XÁC ĐỊNH TỈ LỆ VÀ MỨC ĐỘ LO ÂU, TRẦM CẢM, STRESS  Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HÀ NỘI
Bảng 3.7 Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến trầm cảm (Trang 42)
Bảng 3.9: Phân tích đơn biến liên quan giữa tình trạng gia đình với lo âu - XÁC ĐỊNH TỈ LỆ VÀ MỨC ĐỘ LO ÂU, TRẦM CẢM, STRESS  Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HÀ NỘI
Bảng 3.9 Phân tích đơn biến liên quan giữa tình trạng gia đình với lo âu (Trang 43)
Bảng 3.8: Phân tích đơn biến liên quan giữa khối lớp, giới với lo âu - XÁC ĐỊNH TỈ LỆ VÀ MỨC ĐỘ LO ÂU, TRẦM CẢM, STRESS  Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HÀ NỘI
Bảng 3.8 Phân tích đơn biến liên quan giữa khối lớp, giới với lo âu (Trang 43)
Bảng 3.11: Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến lo âu - XÁC ĐỊNH TỈ LỆ VÀ MỨC ĐỘ LO ÂU, TRẦM CẢM, STRESS  Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HÀ NỘI
Bảng 3.11 Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến lo âu (Trang 44)
Bảng 3.12: Phân tích đơn biến liên quan giữa khối lớp, giới với stress - XÁC ĐỊNH TỈ LỆ VÀ MỨC ĐỘ LO ÂU, TRẦM CẢM, STRESS  Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HÀ NỘI
Bảng 3.12 Phân tích đơn biến liên quan giữa khối lớp, giới với stress (Trang 45)
Bảng 3.13: phân tích đơn biến liên quan giữa tình trạng gia đình với stress - XÁC ĐỊNH TỈ LỆ VÀ MỨC ĐỘ LO ÂU, TRẦM CẢM, STRESS  Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HÀ NỘI
Bảng 3.13 phân tích đơn biến liên quan giữa tình trạng gia đình với stress (Trang 46)
Bảng 3.15: Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến stress - XÁC ĐỊNH TỈ LỆ VÀ MỨC ĐỘ LO ÂU, TRẦM CẢM, STRESS  Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HÀ NỘI
Bảng 3.15 Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến stress (Trang 48)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w