1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ BỆNH VÔ HẠCH TOÀN BỘ ĐẠI TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

102 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 2,21 MB
File đính kèm LV bsck2 phau thuat vo hach.rar (2 MB)

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (15)
    • 1.1. Lịch sử về bệnh (15)
    • 1.2. Sinh lý chức năng của đại tràng (16)
      • 1.2.1. Chức năng chung của đại tràng (17)
      • 1.2.2. Chức năng vận động của đại tràng (17)
      • 1.2.3. Điều hoà thần kinh hoạt động cơ học (18)
    • 1.3. Cơ chế bệnh sinh (19)
    • 1.4. Hình ảnh giải phẫu bệnh (21)
      • 1.4.1. Đại thể (21)
      • 1.4.2. Hình ảnh vi thể (22)
    • 1.5. Chẩn đoán xác định bệnh VHTBĐT (24)
      • 1.5.1. Đặc điểm lâm sàng (24)
      • 1.5.2. Đặc điểm cận lâm sàng (25)
    • 1.6. Kết quả phẫu thuật (28)
      • 1.6.1. Biến chứng sớm (28)
      • 1.6.2. Biến chứng muộn (29)
      • 1.6.3. Kết quả lâu dài (30)
    • 1.7. Cập nhật một số nghiên cứu (31)
      • 1.7.1. Trên thế giới (31)
      • 1.7.2. Ở Việt Nam (32)
    • 1.8. Chất lượng cuộc sống của trẻ em sau mổ VHTBĐT (33)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (37)
      • 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân vào nghiên cứu (37)
      • 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ (37)
      • 2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu (37)
      • 2.1.4. Thiết kế nghiên cứu (37)
      • 2.1.5. Cỡ mẫu (37)
    • 2.2. Phương pháp phẫu thuật trong nghiên cứu (38)
      • 2.2.1. Tuổi phẫu thuật triệt để (38)
      • 2.2.2. Điều trị trước mổ (38)
      • 2.2.3. Trang bị dụng cụ dùng trong phẫu thuật (38)
      • 2.2.4. Kỹ thuật phẫu thuật (39)
    • 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu (43)
      • 2.2.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu (43)
      • 2.2.2. Công cụ thu thập dữ liệu (46)
      • 2.2.3. Cách đánh giá (46)
      • 2.2.4. Quy trình thu thập số liệu (46)
      • 2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu (47)
      • 2.2.6. Khía cạnh đạo đức của đề tài (47)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (37)
    • 3.1. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ đại tràng theo kỹ thuật (48)
      • 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (48)
      • 3.1.2. Kết quả trong phẫu thuật (51)
      • 3.2.1. Kết quả khám lại tại thời điểm kết thúc nghiên cứu (57)
      • 3.2.2. Chất lượng cuộc sống (64)
  • CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN (48)
    • 4.1. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ đại tràng theo kỹ thuật (68)
      • 4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (68)
      • 4.1.2. Kết quả trong phẫu thuật (70)
      • 4.1.3. Kết quả sớm sau phẫu thuật (72)
    • 4.2. Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ đại tràng theo kỹ thuật Duhamel tại bệnh viện Nhi Trung Ương giai đoạn 2013-2018 (74)
      • 4.2.1. Tình trạng dinh dưỡng (74)
      • 4.2.2. Viêm trợt da quanh hậu môn và hẹp hậu miệng nối (75)
      • 4.2.3. Chức năng đại tiện sau mổ (75)
      • 4.2.4. Chất lượng cuộc sống của trẻ sau phẫu thuật (79)
  • KẾT LUẬN (82)

Nội dung

Vô hạch toàn bộ đại tràng (VHTBĐT) là không có hạch thần kinh kéo dài từ hậu môn lên qua van hồi manh tràng sang tới 30–50 cm hồi tràng 1, 2, là một biến thể hiếm gặp của bệnh Hirschsprung (HD), xảy ra ở khoảng 3–10% tổng số các trường hợp 3. Những trường hợp trẻ mắc thể bệnh này thường có tỷ lệ di chứng và tử vong cao hơn nhiều so với thể bệnh không có hạch thần kinh ngắn (chỉ một phần đại tràng). Do toàn bộ đoạn đại tràng không có tế bào hạch thần kinh nên ruột mất chức năng co bóp để đẩy các chất trong lòng ruột dẫn đến phân bị ứ đọng lại ở phía trên làm đoạn hồi tràng giãn to ra. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân có thể tử vong do các biến chứng như tắc ruột, thủng ruột, viêm ruột nặng 4. VHTBĐT là một thách thức lớn đối với cả bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ nhi khoa không chỉ vì khó chẩn đoán mà còn vì một khi đã được chẩn đoán, nó có thể đặt ra những thách thức về quản lý trước và sau phẫu thuật. Trong vài thập kỷ qua, nhận thức về căn bệnh này nhiều hơn và những cải thiện trong chăm sóc hậu phẫu đã dẫn đến tỷ lệ tử vong thấp hơn đáng kể, hiện chỉ còn dưới 5% 5. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh vẫn đáng kể 6. Mục đích của điều trị phẫu thuật là cắt bỏ phần ruột không có hạch thần kinh và mang lại cho bệnh nhân chất lượng cuộc sống tốt, được phản ánh qua việc đại tiện tự chủ, tần suất đi ngoài chấp nhận được và không có triệu chứng của viêm ruột 7.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ đại tràng theo kỹ thuật

Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2022 đã có 52 trẻ bị bệnh VHTBĐT được phẫu thuật nội soi bằng kĩ thuật Duhamel

3.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3 1 Phân bố giới tính của bệnh nhân lúc phẫu thuật

Bệnh nhân chủ yếu là trẻ nam (59,6%) Trẻ nữ chiếm tỷ lệ 40,4% Tỷ lệ nam:nữ = 1,48.

BÀN LUẬN

Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ đại tràng theo kỹ thuật

4.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, bệnh nhân chủ yếu là trẻ nam (59,6%) Trẻ nữ chiếm tỷ lệ 40,4% Tỷ lệ nam:nữ = 1,48 Tỷ lệ này của chúng tôi tương đồng với một số nghiên cứu khác khi cho rằng bệnh VHTBĐT chủ yếu gặp ở trẻ nam so với trẻ nữ Nghiên cứu của Trần Văn Trung 78 trên 33 bệnh nhi trong đó có 21 trẻ nam (63,6%) và 12 trẻ nữ (36,4%), tỷ lệ nam/nữ: 1,7/1 Nghiên cứu của Hashish và các tác giả Nhật bản cho rằng tỷ lệ mắc VHTBĐT thường gặp hơn ở trẻ trai (1,6:1 và 1,5:1) 2, 47 Mặt khác, tỷ lệ nam:nữ trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Wildhaber và cộng sự khi cho thấy trẻ trai:gái=0,9:1 30

Tuổi phẫu thuật trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là 13,8 ± 2,9 tháng, thấp nhất là 10 tháng, cao nhất là 23 tháng Có 44,2% bệnh nhân ≤ 12 tháng và 50% là >12-18 tháng tuổi Nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Trần Văn Trung khi tác giả cho thấy tuổi phẫu thuật trung bình là 14,7 ± 3,1 tháng, bệnh nhi nhỏ tuổi nhất là 12 tháng,lớn tuổi nhất là 24 tháng 78 Một số nghiên cứu khác có các kết quả cao hơn hoặc thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi Tác giả Trần Thanh Trí (2013) nghiên cứu tại bệnh viện Nhi Đồng 2 cho thấy tuổi trung bình là 20,3 (13 ÷ 36 tháng) 17 Trong khi đó, nghiên cứu của Go Miyano (2017) cho thấy độ tuổi phẫu thuật trung bình là 10,2 (7 ÷ 16) tháng 14 Nghiên cứu của chúng tôi có độ tuổi phẫu thuật trung bình cao hơn do chúng tôi xem xét các vấn đề liên quan đến sự hoàn thiện các hệ cơ quan trong cơ thể của trẻ Với việc trẻ còn nhỏ tuổi, việc phẫu thuật nội soi điều trị VHTBĐT có thể gây ảnh hưởng tới khả năng hô hấp, tuần hoàn, chuyển hóa của trẻ khi yêu cầu phải bơm CO2 vào khoang phúc mạc Với trẻ ≥ 12 tháng tuổi, kích thước lỗ hậu môn đã phát triển phù hợp sử dụng stapler trong việc ghép thành trước hồi tràng với thành sau trực tràng, tạo thuận lợi cho quá trình phẫu thuật.

4.1.1.3 Tiền sử mổ dẫn lưu và biến chứng dẫn lưu hồi tràng

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, có 42 bệnh nhân mổ tắc ruột sơ sinh chiếm 80,8%, 13,5% trẻ mổ viêm phúc mạc sơ sinh và 5,8% trẻ mổ tắc ruột ngoài sơ sinh Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đây Nghiên cứu của Trần Văn Trung cho thấy biểu hiện của bệnh cảnh tắc ruột (81,8%) trong đó ở giai đoạn ngoài sơ sinh chiếm 18,2% 78 Tác giả Hashish cho rằng bệnh được phát hiện trong giai đoạn trẻ sơ sinh có biểu hiện tắc ruột chiếm 75% và sau giai đoạn sơ sinh chiếm 25% 47 Kết quả này có thể lí giải do trẻ bị VHTBĐT dẫn tới khả năng hấp thu nước của đại tràng bị ảnh hưởng, gây phân lỏng làm trẻ có biểu hiện tắc ruột muộn Bệnh cảnh tắc ruột phổ biến có thể do toàn bộ đại tràng bị vô hạch thần kinh mà một phần chức năng của đại tràng là hấp thu nước nên có thể phân ở đại tràng ở các trẻ bị VHTBĐT thường phân lỏng nên trẻ có thể biểu hiện tình trạng tắc ruột muộn (ngoài giai đoạn sơ sinh).

Ngoài ra, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 9,6% bị sa dẫn lưu hồi tràng, tương đương với nghiên cứu của Trần Văn Trung là 15,2% 78 Đây là thách thức đối với các phẫu thuật viên cần phải xử lí trước khi có thể tiến hành phẫu thuật điều trị VHTBĐT cho trẻ.

Trong nghiên cứu này, trẻ có cân nặng trung bình là 8,7±1,2 kg, dao động từ 6,7 kg đến 12 kg Cân nặng trung bình trong nghiên cứu này tương đương với nghiên cứu của Trần Văn Trung (8,6 ± 1,1kg), cao hơn so với nghiên cứu của Xi Zhang (7,2 (6 ÷ 9,3) kg) do tuổi phẫu thuật lớn hơn và chế độ chăm sóc trẻ tốt hơn qua thời gian Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng tương đồng với nghiên cứu của Miyano về cân nặng trung bình của trẻ là 8,4 (6,5÷ 9,7)kg.

4.1.2 Kết quả trong phẫu thuật

Trocart có thể đặt theo phương pháp mở hoặc kín Trong 52 bệnh nhân, có 40 bệnh nhân đặt 3 trocart (76,9%) và 12 bệnh nhân đặt 4 trocar (23,1%). Các Trocart 5mm đều được khâu cố định thành bụng, trong khi trocart 12mm được đặt ở vị trí mở dẫn lưu hồi tràng qua da Về vị trí trocart đưa ống soi, có

44 bệnh nhân được đặt trocart qua rốn (84,6%) và 8 bệnh nhân đặt trocart trên rốn khoảng 2 cm (15,4%) Điều này phụ thuộc đến tiền sử phẫu thuật trước của bệnh nhân Một số nghiên cứu khác như Trần Văn Trung sử dụng toàn bộ

4 trocart theo phương pháp mở gồm 3 trocart 5mm và 1 trocart 12mm 78 , hoặc như các nghiên cứu của một số tác giả như Trần Thanh Trí (2013) 17 , Miyano (2017) 14 Và Xi Zhang (2018) 15

Trong nghiên cứu này, áp lực bơm CO2 trung bình là 10,2±0,5 mmHg,tốc độ bơm CO2 trung bình là 3,5±0,1 l/phút Không có tai biến nào được ghi nhận trong quá trình đặt trocart Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây Áp lực ở mức độ này được cho là phù hợp để tạo không gian phẫu thuật, hạn chế đè ép lên mạch máu và cơ quan trong ổ bụng, cũng như ít ảnh hưởng đến các hệ thống tuần hoàn và hô hấp cũng như thể tích tống máu của tim Chúng tôi cũng tiến hành bơm CO2 một cách từ từ và tăng dần từ 1 lit/phút lên dần để hạn chế việc một lượng CO2 lớn tràn vào ổ bụng một cách ào ạt, không gây ra hiện tượng rối loạn CO2 trong cơ thể bệnh nhân Ngoài ra, chúng tôi cũng tiến hành mở hệ thống sưởi ấm trước khi bơm CO2 vào ổ bụng nhằm giữ ấm cho trẻ và kiểm soát thân nhiệt một cách chủ động Hệ thống gây mê nội khí quản và các phương tiện theo dõi chức năng sống được triển khai đồng bộ giúp kiểm soát và điều chỉnh kịp thời các rối loạn trong quá trình phẫu thuật.

Thời gian phẫu thuật là yếu tố quan trọng trong phẫu thuật nội soi kéo dài, trung bình 158,3 phút, dao động từ 90 đến 240 phút Thời gian phẫu thuật tăng theo chiều dài đoạn hồi tràng cắt bỏ nhưng không khác biệt giữa các nhóm tuổi khác nhau hoặc giữa những người có tiền sử phẫu thuật Nghiên cứu của Trần Văn Trung cũng ghi nhận kết quả tương tự, với thời gian phẫu thuật trung bình là 148,6 phút.

Chiều dài đoạn hồi tràng cắt bỏ trung bình là 18,1 ± 10,2 (cm) ngắn nhất là 5cm, dài nhất là 40cm Phần lớn chiều dài đoạn cắt bỏ từ 10-20 cm (55,8%) Nghiên cứu của Trần Văn Trung cho thấy chiều dài đoạn hồi tràng vô hạch bị cắt bỏ trung bình 18,7 ± 11,3cm, ngắn nhất là 5cm và dài nhất là 50cm 78 , tương đồng với một vài nghiên cứu khác 15, 79

4.1.3 Kết quả sớm sau phẫu thuật

Trong phẫu thuật khâu nối đường tiêu hóa, lưu thông ruột là tiêu chí đầu tiên đánh giá sự hồi phục chức năng ruột Ưu điểm trong PTNS chữa VHTBĐT là sự phục hồi lưu thông ruột sớm do tác động cơ học đối với ruột ít hơn so với phẫu thuật mở.

Trung bình thời gian lưu thông ruột là 8,7±4,0 (giờ), ngắn nhất là 5 giờ, dài nhất là 24 giờ Thời gian lưu thông ruột chủ yếu là từ 7-12 giờ (55,8%), tiếp đến là ≤ 6 giờ (38,5%) Thời gian lưu thông ruột thấp nhất ở nhóm có chiều dài đoạn hồi tràng cắt bỏ 30 cm (11,8 ± 4,3) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p0,05) Nghiên cứu của Trần Văn Trung cho thấy thời gian có lưu thông ruột trung bình là 8,8 giờ (5 ÷ 18 giờ) 78 Tác giả cũng nhận thấy thời gian có lưu thông ruột không liên quan với tuổi phẫu thuật và chiều dài đoạn ruột bị cắt nhưng liên quan với thời gian phẫu thuật và cho rằng thời gian phẫu thuật kéo dài thì lượng thuốc mê và thuốc giãn cơ phải dùng nhiều hơn, có thể góp phần làm cho bệnh nhân chậm có nhu động ruột trở lại 78 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác có thể do cỡ mẫu nhỏ và đặc điểm của trẻ khác với nghiên cứu của tác giả Mặt khác, thời gian lưu thông ruột ) cao nhất ở nhóm có chiều dài đoạn cắt bỏ >

30 cm cũng có thể giải thích do việc cắt bỏ một đoạn ruột dài làm ảnh hưởng tới khả năng thích ứng của cơ thể và cơ thể cần thời gian để điều chỉnh lại hoạt động của ruột cho phù hợp với tình trạng hiện tại, làm kéo dài thời gian lưu thông ruột

Mặt khác, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thời gian bắt đầu cho ăn sau phẫu thuật trung bình là 1,2 ± 0,4 ngày, sớm nhất là 1 ngày (86,5%), muộn nhất là 3 ngày (1,9%) Kết quả này sớm hơn so với nghiên cứu trước của Trần Văn Trung cho thấy thời gian cho ăn trung bình sau mổ trong nghiên cứu của chúng tôi là 4,5 ngày (4 ÷ 7ngày) 78 Trần Thanh Trí cho ăn sau mổ trung bình 5,6 ngày (4 ÷ 8 ngày) 8 , thời gian trung bình cho ăn sau mổ trong nghiên cứu của Miyano với mổ mở là 6,7 ngày (6 ÷ 8 ngày) và với mổ nội soi là 5,9 ngày (5 ÷ 7 ngày) 17 Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tích cực hơn so với các nghiên cứu trước đây Đối với bệnh nhân từ ngày thứ nhất sau mổ nếu bệnh nhân không nôn và sonde hậu môn ra phân tốt thì chúng tôi cho rút sonde hậu môn và uống ít nước đường tăng dần Nếu miệng nối đã tương đối ổn định chúng tôi bắt đầu cho ăn và giảm dần lượng dịch truyền.

Ngày nằm viện sau phẫu thuật trung bình là 8,4 ± 3,5 ngày, ngắn nhất là 4 ngày, dài nhất là 19 ngày Chủ yếu số ngày nằm viện từ 6-10 ngày (65,4%) và >10 ngày (21,2%) Báo cáo của Trần Văn Trung cho thấy ngày điều trị sau phẫu thuật trung bình là 7,8 ngày (5 ÷ 17 ngày) Có 7 bệnh nhân (21,2%) có số ngày nằm viện sau phẫu thuật ≤ 5 ngày; 20 bệnh nhân (60,6%) có số ngày nằm viện sau phẫu thuật từ 6 - 10 ngày và có 6 bệnh nhân (18,2%) có số ngày nằm viện sau phẫu thuật dài hơn 10 ngày 78 Thời gian điều trị sau phẫu thuật trong nghiên cứu này ngắn hơn các tác giả khác Kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Trí là 11,2 ngày (10 ÷ 13 ngày) 17 , Miyano (2017) trung bình là 18,8 ngày 14 , Xi Zhang (2018) là 14,1 ngày (8 ÷ 32 ngày) 15 Thời gian phẫu thuật ngắn, thời gian cho ăn sau mổ sớm, kết quả phẫu thuật ít biến chứng là những yếu tố thuận lợi giúp phẫu thuật viên quyết định cho bệnh nhân xuất viện sớm.

Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ đại tràng theo kỹ thuật Duhamel tại bệnh viện Nhi Trung Ương giai đoạn 2013-2018

Tỷ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng trước phẫu thuật là 1,9%, sau phẫu thuật là 7,7% Sự khác biệt giữa trước và sau phẫu thuật không có ý nghĩa (p>0,05) Mặc dù sự khác biệt giữa trước và sau mổ không có ý nghĩa, kết quả này khác so với một số nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới Nghiên cứu của Trần Văn Trung cho thấy sau phẫu thuật có 84,6% trẻ có cân nặng bình thường (> -2SD), tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng sau mổ giảm rõ rệt so với trước mổ từ 33,3% xuống còn 15,4% 78 Tỷ lệ trẻ có cân nặng bình thường trong nghiên cứu của Barrena và cộng sự trên 31 trẻ là 81% 21 , và tỷ lệ này là 83% trong nghiên cứu của Escobar và cộng sự trên 29 trẻ sau mổ VHTBĐT trong khoảng thời gian theo dõi trung bình 11 năm 80 Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả trẻ có cân nặng bình thường cao hơn có thể giải thích do chế độ ăn và dinh dưỡng của trẻ đã được cải thiện theo thời gian so với các nghiên cứu được thực hiện trước đây Do đó, tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng ít hơn đáng kể. Mặt khác tình trạng tăng tỷ lệ suy dinh duỗng cũng có thể lí giải do việc bị cắt bỏ ruột nhiều dẫn tới ảnh hưởng tới khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ. Nghiên cứu trước đây cho thấy tỷ lệ trẻ sau mổ VHTBĐT phát triển thể chất có cân nặng thấp hơn so với chuẩn bình thường có thể do thiếu sắt và Vitamin

4.2.2 Viêm trợt da quanh hậu môn và hẹp hậu miệng nối

Trợt da quanh hậu môn được ghi nhận là một biến chứng sau mổ thường gặp ở bệnh nhân VHTBĐT Kết quả cho thấy, trong 52 bệnh nhân tái khám có 2 bệnh nhân bị viêm trợt da quanh hậu môn (3,9%) Bischof và cộng sự cho rằng tổn thương quanh hậu môn gây khó chịu và đau cho bệnh nhân, và người chăm sóc có thể giúp hạn chế biến chứng này Ngoài ra, có thể hạn chế bằng cách phẫu thuật khi trẻ đã có khả năng đại tiện bằng ngồi bô và miệng nối được thực hiện trên đường lược 2 cm sẽ giúp hạn chế tối đa biến chứng này 80 Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ trẻ bị biến chứng này thấp hơn nhiều so với các kết quả trong các nghiên cứu khác Tỷ lệ này trong nghiên cứu của Trần Văn Trung có 30,8% bệnh nhân bị viêm trợt da quanh hậu môn 78 hay Xi Zhang (2018) là 28,5% 15 Mặt khác, nghiên cứu này cho thấy 1 bệnh nhân hẹp hậu miệng nối (1,9%) do không được nong miệng nối sau mổ Chúng tôi đã khắc phục hiện tượng này và bệnh nhân đáp ứng tốt. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Trần Văn Trung 78 và Yeh 79

4.2.3 Chức năng đại tiện sau mổ

Một trong những đầu ra quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả phẫu thuật cắt bỏ trực tràng toàn bộ là đánh giá chức năng đại tiện sau mổ Thang đánh giá do Wildhaber và cộng sự đề xuất năm 2005 được sử dụng, bao gồm 8 khía cạnh: chướng bụng tái phát, tần suất đại tiện, tính chất phân, són phân, cảm giác trực tràng, đóng bỉm, dùng thuốc kéo dài và chế độ ăn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 52 bệnh nhân tái khám, tỷ lệ bệnh nhân có số lần đại tiện chủ động từ 1-2 lần trong ngày chiếm 69,2% (36 bệnh nhân); những bệnh nhân có số lần đại tiện là 3 - 5 lần là 16 bệnh nhân chiếm30,4 % Không có bệnh nhân đại tiện > 5 lần / ngày Điểm Wildhaber trung bình là 1,7 ± 0,5 điểm Kết quả này giống với báo cáo của Travassos có 13/15 bệnh nhân 86,7% có số lần đại tiện ≤ 5 lần/ ngày 81 Wildhaber có 82% bệnh nhân có tần suất đại tiện từ 1 đến 5 lần / ngày 30 Nghiên cứu của Trần Văn Trung cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có số lần đại tiện chủ động từ 1-2 lần trong ngày chiếm 30,8% (8 bệnh nhân); những bệnh nhân có số lần đại tiện là 3 - 5 lần là 50,0% (13 bệnh nhân) và có 19,2% (6 bệnh nhân) đại tiện > 5 lần / ngày 78 Các tác giả cho rằng trẻ càng lớn thì số lần đại tiện càng giảm, hay nói cách khác số lần đại tiện của trẻ sẽ cải thiện theo tuổi Menezes nghiên cứu kết quả lâm sàng dài hạn của bệnh nhân VHTBĐT ở hai trung tâm lớn ở Ý và Ireland cho thấy bệnh nhân có trung bình 5,2 lần đại tiện mỗi ngày vào lúc 5 tuổi, sau đó giảm xuống còn trung bình 3,4 lần đại tiện mỗi ngày khi 15 tuổi 5 Nghiên cứu của Dodero và cộng sự cho thấy tần suất đại tiện của trẻ sau mổ VHTBĐT giảm dần sau mổ, cụ thể 10 ngày đầu tiên sau mổ trẻ có số lần đại tiện từ 8-10 lần/ngày sau đó 3 tháng thì số lần đại tiện của trẻ chỉ còn 3-5 lần/ ngày 24

Đặc điểm cắt bỏ toàn bộ đại tràng và hồi tràng vô hạch làm ảnh hưởng khả năng hấp thụ nước của đại tràng, gây đi ngoài phân lỏng Trong nghiên cứu này, có 5,8% bệnh nhân đi ngoài bình thường, 82,7% đi ngoài phân sệt, không thành khuôn và 11,5% đi ngoài phân lỏng Điểm Wildhaber trung bình là 0,9 ± 0,4 điểm, tương tự kết quả nghiên cứu của Trần Văn Trung.

4 bệnh nhân (15,4%) đi ngoài phân bình thường; 18 bệnh nhân (69,2%) đi ngoài phân sệt, không thành khuôn và có 4 bệnh nhân (15,4%) đi ngoài phân lỏng 78 Một số báo cáo trên thế giới cũng cho kết quả tương tự như nghiên cứu của Wildhaber khi tỷ lệ trẻ có đại tiện phân thành khuôn (35%), phân sệt (53%) và phân lỏng là 12% 30 Nghiên cứu của Xi Zhang và Miyano cũng có kết quả tương tự 15, 14 Đối với tình trạng són phân, kết quả nghiên cứu cho thấy, có 9 bệnh nhân (17,3%) không són phân, 42 bệnh nhân (80,8%) són phân khi gắng sức hoặc tiêu chảy, và 1 bệnh nhân són phân liên tục Điểm Wildhaber trung bình là 1,2 ± 0,4 điểm Són phân có thể gặp khi trẻ gắng sức đại tiện sau ngủ dậy hoặc lúc trẻ bị tiêu chảy Tuy nhiên tình trạng són phân có thể cải thiện theo thời gian Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Trần Văn Trung với tỷ lệ són phân của trẻ bình thường chiếm 42,3%, thỉnh thoảng chiếm 57,7% và không có ca nào bị són phân liên tục 78 Nghiên cứu của Yeh cho thấy 60% trẻ còn són phân 79 , trong khi nghiên cứu của Wildhaber là 38% 30 Tỷ lệ són phân sau mổ VHTBĐT dao động 6 - 86% 21, 81

Có 51 bệnh nhân (98,1%) có cảm giác trực tràng bình thường và 1 bệnh nhân (1,9%) có cảm giác trực tràng kém Điểm Wildhaber trung bình là 2,0 ±

0,1 điểm Tác giả Trần Văn Trung cho thấy có 26 bệnh nhân (92,3%) có cảm giác trực tràng bình thường chỉ có 7 bệnh nhân (7,7%) là có cảm giác trực tràng kém và không có bệnh nhân nào bị mất cảm giác trực tràng 78 , tương đồng với một số nghiên cứu khác như Xi Zhang (91,7% bình thường) 15 ; Wildhaber (100%) 30 và Yeh (100%) 79

Nghiên cứu cho thấy có 35 bệnh nhân (67,3%) không đóng bỉm và 16 bệnh nhân (30,8%) thi thoảng đóng bỉm Có 1 bệnh nhân (1,9%) thường xuyên đóng bỉm Điểm Wildhaber trung bình là 1,7 ± 0,5 điểm Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Trần Văn Trung khi cho thấy có 10 trong 26 bệnh nhân (38,5%) thi thoảng phải đóng bỉm 78 Nghiên cứu của Wildhaber cho thấy 12% trẻ phải đóng bỉm 30 , trong khi nghiên cứu của Yeh tỉ lệ này là 20% 79

Có 51 bệnh nhân (98,1%) không phải dùng thuốc kéo dài và 1 bệnh nhân (1,9%) dùng thuốc trị tiêu chảy Điểm Wildhaber trung bình là 2,0 ± 0,3 điểm Nghiên cứu của Trần Văn Trung cũng cho kết quả tương tự với không có bệnh nhân nào phải dùng thuốc kháng sinh và cầm tiêu chảy kéo dài 78

Trong nghiên cứu, đa số bệnh nhân (98,1%) tuân thủ chế độ ăn bình thường, tương đồng với nhiều nghiên cứu trước đó về chức năng đại tiện sau phẫu thuật Trong số 52 bệnh nhân được kiểm tra, 88,5% có chức năng đại tiện được cải thiện, cho thấy hiệu quả tích cực của phẫu thuật cải thiện tình trạng đại tiện ở bệnh nhân Kết quả này chỉ khác biệt với nghiên cứu của Trần Văn Trung, có thể là do tính chất khác nhau của bệnh nhân hoặc thời gian theo dõi.

Kết quả nghiên cứu của Trần Văn Trung cho thấy trong tổng số 26 bệnh nhân được theo dõi và đánh giá chức năng đại tiện, phần lớn (88,5%) có chức năng đại tiện tốt, chỉ 11,5% có chức năng đại tiện trung bình và không có trường hợp nào có chức năng đại tiện kém.

Nghiên cứu của Wildhaber trên 25 bệnh nhân VHTBĐT trong 28 năm, kết quả cho thấy 83% bệnh nhân có chức nặng đại tiện tốt sau mổ, có 6% bệnh nhân có chức năng đại tiện trung bình và chỉ có 11% bệnh nhân có chức năng đại tiện kém với các triệu chứng của són phân, tần suất đại tiện lớn và viêm ruột tái phát nhiều lần 30

Miyano so sánh kết quả phẫu thuật giữa hai nhóm mổ mở và mổ nội soi trong điều trị VHTBĐT đã chỉ ra rằng kết quả chức năng đại điện sau phẫu thuật của hai nhóm là không có sự khác biệt 87 Trong khi mổ nội soi lại có ưu điểm hơn mổ mở là bao quát được toàn ổ bụng, cắt bỏ toàn bộ đại tràng và phẫu tích vùng tiểu khung dễ dàng hơn

4.2.4 Chất lượng cuộc sống của trẻ sau phẫu thuật

VHTBĐT là một biến thể hiếm gặp của bệnh HD 3 , đi kèm với rối loạn chức năng đại tiện, từ táo bón nặng đến mất khả năng đại tiện Bệnh nhân sau phẫu thuật thường cần can thiệp để kiểm soát đại tiện như hỗ trợ chế độ ăn uống, sử dụng các loại thuốc nhuận tràng hoặc tưới rửa trực tràng nếu không có nguy cơ bị các biến chứng như chậm phát triển thể chất, thiếu máu, mất cân bằng điện giải, mất nước, đại tiện không kiểm soát và viêm da quanh hậu môn, ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển của trẻ.

Trong y văn, trẻ em và thanh thiếu niên mắc VHTBĐT đã báo cáo CLCS thấp hơn so với những người đồng trang lứa khỏe mạnh 82 , và rối loạn đại tiện đã được báo cáo ở tất cả các nhóm tuổi, trong khi các tác giả khác đã báo cáo tình trạng rối loạn đại tiện giảm dần theo thời gian 30, 83 Ngược lại, có một số nghiên cứu cho thấy CLCS đạt yêu cầu trong tất cả các lĩnh vực cho thấy CLCS được cải thiện khi các bệnh nhân bước vào tuổi trưởng thành 84, 36

Ngày đăng: 27/11/2023, 15:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Hình ảnh đại thể của bệnh VHTBĐT - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ  BỆNH VÔ HẠCH TOÀN BỘ ĐẠI TRÀNG  TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Hình 1.1. Hình ảnh đại thể của bệnh VHTBĐT (Trang 22)
Hình 1.2a. Hình ảnh vắng mặt tế bào hạch thần kinh trong lớp cơ - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ  BỆNH VÔ HẠCH TOÀN BỘ ĐẠI TRÀNG  TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Hình 1.2a. Hình ảnh vắng mặt tế bào hạch thần kinh trong lớp cơ (Trang 23)
Hình 1.3a. Hình ảnh XQ  tắc ruột thấp - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ  BỆNH VÔ HẠCH TOÀN BỘ ĐẠI TRÀNG  TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Hình 1.3a. Hình ảnh XQ tắc ruột thấp (Trang 26)
Hình 1.4: Nguyên lý đo áp lực hậu môn trực tràng trong chẩn đoán bệnh PĐTBS - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ  BỆNH VÔ HẠCH TOÀN BỘ ĐẠI TRÀNG  TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Hình 1.4 Nguyên lý đo áp lực hậu môn trực tràng trong chẩn đoán bệnh PĐTBS (Trang 27)
Bảng 1.2. Phân loại đánh giá CLCS cho các bệnh nhân sau mổ VHTBĐT - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ  BỆNH VÔ HẠCH TOÀN BỘ ĐẠI TRÀNG  TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Bảng 1.2. Phân loại đánh giá CLCS cho các bệnh nhân sau mổ VHTBĐT (Trang 36)
Bảng 1.3. Đánh giá chất lượng cuộc sống của trẻ theo tổng điểm của bảng trên như sau: - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ  BỆNH VÔ HẠCH TOÀN BỘ ĐẠI TRÀNG  TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Bảng 1.3. Đánh giá chất lượng cuộc sống của trẻ theo tổng điểm của bảng trên như sau: (Trang 36)
Hình 2.1. Ảnh tư thế bệnh nhân chuẩn bị mổ nội soi VHTBĐT - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ  BỆNH VÔ HẠCH TOÀN BỘ ĐẠI TRÀNG  TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Hình 2.1. Ảnh tư thế bệnh nhân chuẩn bị mổ nội soi VHTBĐT (Trang 39)
Hình 2.2. Vị trí đặt trocar trong mổ nội soi VHTBĐT - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ  BỆNH VÔ HẠCH TOÀN BỘ ĐẠI TRÀNG  TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Hình 2.2. Vị trí đặt trocar trong mổ nội soi VHTBĐT (Trang 40)
Hình 2.3. Ảnh thì phẫu tích nội soi cắt toàn bộ đại tràng - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ  BỆNH VÔ HẠCH TOÀN BỘ ĐẠI TRÀNG  TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Hình 2.3. Ảnh thì phẫu tích nội soi cắt toàn bộ đại tràng (Trang 41)
Hình 2.4. Ảnh phẫu tích thì hậu môn - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ  BỆNH VÔ HẠCH TOÀN BỘ ĐẠI TRÀNG  TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Hình 2.4. Ảnh phẫu tích thì hậu môn (Trang 42)
Bảng 2.1. Đánh giá CLCS của trẻ sau mổ VHTBĐT theo tác giả Bai Y và cộng sự   75 - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ  BỆNH VÔ HẠCH TOÀN BỘ ĐẠI TRÀNG  TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Bảng 2.1. Đánh giá CLCS của trẻ sau mổ VHTBĐT theo tác giả Bai Y và cộng sự 75 (Trang 45)
Bảng 3.1. Tiền sử mổ dẫn lưu của bệnh nhân trước phẫu thuật - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ  BỆNH VÔ HẠCH TOÀN BỘ ĐẠI TRÀNG  TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Bảng 3.1. Tiền sử mổ dẫn lưu của bệnh nhân trước phẫu thuật (Trang 49)
Bảng 3.5. Thời gian phẫu thuật. - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ  BỆNH VÔ HẠCH TOÀN BỘ ĐẠI TRÀNG  TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Bảng 3.5. Thời gian phẫu thuật (Trang 52)
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa thời gian phẫu thuật và nhóm tuổi - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ  BỆNH VÔ HẠCH TOÀN BỘ ĐẠI TRÀNG  TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa thời gian phẫu thuật và nhóm tuổi (Trang 52)
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa thời gian phẫu thuật và tiền sử phẫu thuật - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ  BỆNH VÔ HẠCH TOÀN BỘ ĐẠI TRÀNG  TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa thời gian phẫu thuật và tiền sử phẫu thuật (Trang 53)
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa thời gian lưu thông ruột  và đoạn hồi tràng  cắt bỏ - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ  BỆNH VÔ HẠCH TOÀN BỘ ĐẠI TRÀNG  TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa thời gian lưu thông ruột và đoạn hồi tràng cắt bỏ (Trang 55)
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa thời gian lưu thông ruột  và tuổi phẫu thuật - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ  BỆNH VÔ HẠCH TOÀN BỘ ĐẠI TRÀNG  TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa thời gian lưu thông ruột và tuổi phẫu thuật (Trang 55)
Bảng 3.12. Liên quan giữa thời gian có lưu thông ruột  và thời gian phẫu thuật - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ  BỆNH VÔ HẠCH TOÀN BỘ ĐẠI TRÀNG  TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Bảng 3.12. Liên quan giữa thời gian có lưu thông ruột và thời gian phẫu thuật (Trang 56)
Bảng 3.14. Ngày nằm viện sau phẫu thuật - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ  BỆNH VÔ HẠCH TOÀN BỘ ĐẠI TRÀNG  TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Bảng 3.14. Ngày nằm viện sau phẫu thuật (Trang 57)
Bảng 3.16. Cân nặng lúc khám lại - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ  BỆNH VÔ HẠCH TOÀN BỘ ĐẠI TRÀNG  TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Bảng 3.16. Cân nặng lúc khám lại (Trang 58)
Bảng 3.20. Tỷ lệ số lần đại tiện trong ngày - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ  BỆNH VÔ HẠCH TOÀN BỘ ĐẠI TRÀNG  TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Bảng 3.20. Tỷ lệ số lần đại tiện trong ngày (Trang 60)
Bảng 3.22. Tỷ lệ són phân - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ  BỆNH VÔ HẠCH TOÀN BỘ ĐẠI TRÀNG  TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Bảng 3.22. Tỷ lệ són phân (Trang 61)
Bảng 3.24. Tỷ lệ bệnh nhân phải đóng bỉm - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ  BỆNH VÔ HẠCH TOÀN BỘ ĐẠI TRÀNG  TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Bảng 3.24. Tỷ lệ bệnh nhân phải đóng bỉm (Trang 62)
Bảng 3.27. Tỷ lệ kết quả chung về chức năng đại tiện theo phân loại Wildhaber - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ  BỆNH VÔ HẠCH TOÀN BỘ ĐẠI TRÀNG  TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Bảng 3.27. Tỷ lệ kết quả chung về chức năng đại tiện theo phân loại Wildhaber (Trang 63)
Bảng 3.29. Tình trạng đại tiện không tự chủ - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ  BỆNH VÔ HẠCH TOÀN BỘ ĐẠI TRÀNG  TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Bảng 3.29. Tình trạng đại tiện không tự chủ (Trang 64)
Bảng 3.30. Tình trạng trẻ nghỉ học - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ  BỆNH VÔ HẠCH TOÀN BỘ ĐẠI TRÀNG  TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Bảng 3.30. Tình trạng trẻ nghỉ học (Trang 65)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w