Đặc điểm sản phẩm nhôm sơn tĩnh điện, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại Công ty Cổ phần Thương mại Bình Phát
Đặc điểm sản phẩm nhôm sơn tĩnh điện
+ Tên gọi: Nhôm sơn tĩnh điện
- Tiêu chuẩn chất lượng: Đạt tiêu chuẩn chất lượng do tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp.
- Tính chất của sản phẩm: Sản phẩm nhôm sơn tĩnh điện là sản phẩm đơn nhất.
- Loại hình sản xuất: Sản xuất hàng loạt.
- Thời gian sản xuất: Thời gian ngắn trong khoàng 04 giờ.
Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm nhôm sơn tĩnh điện
- Quy trình sản xuất sản phẩm:
+ Trước khi đưa nhôm vào sơn tĩnh điện:
Bước 1: Bộ phận xử lý bề mặt nhôm đưa nhôm thô vào bể đã pha hóa chất.
Bước 2: Lấy nhôm tai khoan lỗ và buộc dây thép vào đầu thanh nhôm
Bước 3: Treo nhôm thanh lên và phun bột sơn tĩnh điện
Bước 6: Dán tem và đóng gói
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm
- Cơ cấu tổ chức sản xuất: Phân xưởng.
Quản lý chi phí sản xuất của Công ty Cổ phần Thương mại Bình Phát….….…
Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất có nhiều loại và có tính chất và công dụng khác nhau Chính vì vậy, yêu cầu quản lý chi phí sản xuất cần thiết phải được phân loại Và trong Công ty Cổ phần Thương mại Bình Phát chi phí sản xuất được phân loại như sau:
- Chi phí NVL trực tiếp: gồm tất cả những chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp chi ra để tạo ra thực thể sản phẩm
- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm toàn bộ tiền công và các khoản phải trả khác (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) cho công nhân và nhân viên hoạt động sản xuất kinh doanh cho công ty
- Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí cần thiết để tạo ra sản phẩm, dịch vụ ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp Bao gồm chi phí khác như chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, nhân công gián tiếp…
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy quản lý công ty
Trong đó nhiệm vụ của các ban, bộ phận như sau:
- Giám đốc: Có chức năng nhiệm vụ điều hành chung toàn bộ công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh Giám đốc có chức năng nhiệm vụ xem xét, duyệt phương án sản xuất phòng kế hoạch sản xuất đưa lên PGĐ kế hoạch sản xuất đã thông qua.
- Phó giám đốc kế hoạch sản xuất: Có nhiệm vụ thay mặt giám đốc giải quyết những công việc ủy quyền,chịu trách nhiệm về các hoạt động được phân công xem xét PGĐ kế hoạch sản xuất có trách nhiêm trực tiếp khi xem xét phương án sản xuất do phòng kế hoạch sản xuất lên phương án.
- Phòng kinh doanh: Có trách nhiệm giải quyết tiếp nhận khách hàng, tiếp thị sản phẩm hàng hóa cùng với phòng kế toán hoàn tất quá trình thu hồi vốn, bên cạnh đó còn có nhiệm vụ giúp GĐ kí kết các hợp đồng kinh tế Khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng phòng kinh doanh có nhiệm vụ lên kế hoạch sản xuất các chủng loại mặt hàng khách đặt và các chủng loại mặt hàng được tiêu thụ mạnh trên thị trường rồi gửi sang phòng kế toán lên dự toán chi phí.
Phòng tài chính kế toán đóng vai trò quan trọng trong quản lý tài chính và kế toán của doanh nghiệp Phòng này triển khai các chiến lược tài chính ngắn hạn và dài hạn, thu hồi công nợ hiệu quả Ngoài ra, phòng còn phụ trách tìm nguồn vật tư, nguyên liệu hàng hóa, lên kế hoạch nhập mua đáp ứng yêu cầu sản xuất Khi phòng kinh doanh đề xuất yêu cầu sản xuất, phòng kế toán sẽ lập dự toán chi phí và triển khai hoạt động nhập mua nguyên vật liệu, đảm bảo nguồn cung ứng ổn định cho quá trình sản xuất.
- Phòng kế hoạch sản xuất: điều hành sản xuất theo yêu cầu, bảo trì, sửa chữa thiết bị phục vụ sản xuất, kiểm tra sản phẩm xử lí các sản phẩm không phù hợp, vận chuyển, sản xuất các sản phẩm hoàn thành Nhận được yêu cầu sản xuất phòng kế hoạch sản xuất phải lên một phương án sản xuất thật chi tiết để gửi lên PGĐ kế hoạch sản xuất và chỉ đạo các tổ trưởng phổ biến cho công nhân chuẩn bị thật tốt cho quá trình sản xuất.
- Các tổ thì có tổ trưởng, tổ phó có nhiệm vụ phổ biến quá trình sản xuất kinh doanh,đồng thời giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất.
Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thương mại Bình Phát
Tính giá thành sản xuất sản phẩm nhôm sơn tĩnh điện tại Công ty Cổ phần Thương mại Bình Phát…
Biểu 2.26: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 154
Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ĐVT: Đồng
Chứng từ NT ghi sổ Diễn giải TK ĐƯ
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung của kỳ sau được chuyển từ các tài khoản chi phí tương ứng (tài khoản 621, 622 và 627) với tổng số tiền lần lượt là 2.691.560.801 đồng, 72.170.000 đồng và 72.252.850 đồng.
Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tê n) (Ký, họ và tê n) (Ký, họ và tê n)
2.2 Tính giá thành sản xuất của sản phẩm nhôm sơn tĩnh điện tại Công ty cổ phần thương mại Bình Phát.
2.2.1 Đối tượng và phương pháp tính giá thành của công ty.
* Đối tượng tính giá thành: Nhôm sơn tĩnh điện
* Phương pháp tính giá thành: Lập thẻ tính giá thành.
2.2.2 Quy trình tính giá thành.
Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất
- Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
- Tập hợp chi phí sản xuất chung.
Bước 2: Tổng hợp chi phí sản xuất lập thẻ tính giá thành.
Bước 3: Tính giá thành đơn vị
THẺ TÍNH GIÁ THÀNH Công ty Cổ phần Thương mại Bình Phát
CPSX dở dang đầu kỳ
CP phát sinh trong kỳ CP cuối kỳ Tổng cộng
CP nguyên vật liệu trực tiếp 2.692.590.801 2.692.590.801
CP nhân công trực tiếp 72.590.000 72.590.000
Sản phẩm nhôm sơn tĩnh điện là sản phẩm đồng nhất
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành: 2.837.433.651 đồng
Tổng khối lượng sản phẩm hoàn thành: 40.350 Kg
Giá thành đơn vị sản phẩm: 70.320 đồng/Kg
Cuối tháng kế toán định khoản:
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thương mại Bình Phát
Đánh giá chung về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhôm sơn tĩnh điện
Công ty Cổ phần Thương mại Bình Phát là một doanh nghiệp tương đối lớn Hiện nay, công ty đang rất có uy tín trên thị trường Công ty đã và đang cung cấp sản phẩm nhôm thanh sơn tĩnh điện không chỉ ở Hà Nội mà còn trên khắp cả nước như Hải Dương, Hải Phòng, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Thái Bình Đà Nẵng, Nghệ An, Hà Tĩnh vv góp phần xây dựng và kiến thiết đất nước.
Dưới sự lãnh đạo đúng đắn, ban lãnh đạo xây dựng bộ máy tổ chức gọn nhẹ và khoa học, đảm bảo tính chủ động, thống nhất, và liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận Các phòng ban chức năng hoạt động hiệu quả, tham mưu cho ban lãnh đạo quản lý kinh tế và giám sát sản xuất hiệu quả, đóng góp vào sự tăng trưởng liên tục của các chỉ tiêu tài chính và tình hình tài chính ổn định Công tác kế toán có vai trò quan trọng trong thành công này, cung cấp thông tin chính xác cho ban lãnh đạo và các phòng ban chức năng để đưa ra quyết định đúng đắn Cùng với sự phát triển công ty, đội ngũ kế toán ngày càng khẳng định vai trò là cầu nối thông tin thiết yếu trong hệ thống quản lý, góp phần định hướng và phát triển doanh nghiệp.
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối hợp lý, và có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn đã thực hiện công tác hạch toán kế toán trong công ty một cách có hiệu quả góp phần tích cực vào công tác quản lý của công ty Bộ máy kế toán được sự trợ giúp đắc lực của hệ thống kế toán máy, làm giảm bớt gánh nặng công việc cho kế toán viên và tránh những sai sót trong quá trình hạch toán (công ty thực hiện hình thức kế toán Nhật Ký Chung).
Về hình thức tổ chức công tác hạch toán kế toán, chứng từ ban đầu được tổ chức đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ Việc luân chuyển chứng từ hợp lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán đối chiếu, kiểm tra khi cần thiết.
Công ty chia chi phí thành 3 khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung là hợp lý và phù hợp với các đặc điểm tập hợp chi phí sản xuất của công ty, tạo điều kiện cho kế toán phân định theo dõi, bóc tách và đối chiếu các số chi phí phát sinh thuận tiện, chính xác và kịp thời.
Công ty tập trung vào hoạt động thương mại hơn là sản xuất, với tỷ lệ sản xuất chiếm tỷ trọng thấp Quy mô sản xuất hạn chế chỉ ở mức phân xưởng, do đó năng suất sản phẩm thấp Thiết bị của công ty mới chỉ ở mức bán tự động, dẫn đến năng suất chưa cao và chất lượng sản phẩm chưa được ổn định.
Mặc dù tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quản lý chứng từ theo quy định pháp luật, song với quy mô công ty lớn và khối lượng nghiệp vụ phát sinh liên tục, mô hình kế toán tập trung một cấp hiện tại không còn phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
- Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu
Trong quản lý và hạch toán nguyên vật liệu, công ty không dự trữ vật liệu mà giao cho các Quản Lý ở phân xưởng sản xuất công ty tự mua về sử dụng Định kỳ nộp các chứng từ liên quan về phòng tài chính - kế toán Công ty chỉ quản lý về mặt giá giá trị Việc áp dụng biện pháp này gặp một số khó khăn cho công tác quản lý như: Kế toán chỉ theo dõi, quản lý được nguyên vật liệu về mặt giá trị Tình hình biến động nhập, xuất, tồn vật tư không thể nào theo dõi được vì vậy không thể nắm bắt được hiệu quả sử dụng vật tư, đây là khe hở của sự thất thoát, lãng phí vật tư.
Việc sản xuất nhiều tràn lan, lắp đặt nhiều thiết bị, đôi khi việc hạch toán còn lẫn lộn giữa tài sản cố định, công cụ sử dụng phục vụ sản xuất vào chi phí nguyên liệu trực tiếp Công ty có Nhà máy sản xuất ở Hải Dương… thường thì các chứng từ ban đầu khi nộp về công ty đúng thời hạn quy định dẫn đến công việc phải làm đã tiến hành làm cả tháng mà vẫn chưa hạch toán chi phí và dẫn đến tháng sau lại dồn chi phí vào, làm như vậy dễ xảy ra sai sót đồng thời gây ra sự phân biệt lớn về chi phí sản xuất giữa các kỳ ảnh hưởng đến sự chính xác, kịp thời của các số liệu trên báo cáo tài chính.
- Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là khoản mục chi phí quan trọng trong tính giá thành của công ty Những công nhân có tay nghề cao, ký hợp đồng lao động dài hạn với công ty thì được tổ chức thành các tổ, đội chuyên môn hóa
Tại công ty, việc trích trước tiền lương của công nhân là không thực hiện Khoản mục chi phí này thường không lớn lắm nhưng nó cũng dễ làm mất cân đối khoản mục chi phí nhân công trực tiếp giữa các kỳ Khoản mục chi phí này đôi khi còn hạch toán nhầm lẫn vào khoản chi phí lương nhân viên quản lý phân xưởng, quản lý tổ, đội.
- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung Ở công ty những chi phí thuộc chi phí doanh nghiệp như: chi phí thiết bị xe, máy thuê ngoài dùng cho bộ phận quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho bộ phận quản lý công ty, chi phí mua ngoài phục vụ cho quản lý ở công ty được hạch toán vào khoản mục chi phí chung Như vậy là không chính xác vì nó phản ánh không đúng chi phí sản xuất chung cho sản phẩm bị sai lệch.
Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Qua quá trình học tập kiến thức ở trường và thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty
Cổ phần Thương mại Bình Phát, em xin được nêu ra một số ý kiến của mình nhằm góp phần hoàn thiện công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như sau:
* Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Nguyên vật liệu là yếu tố chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí Công ty giao quyền cho quản lý phân xưởng trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp vật tư thay cho việc dự trữ trong kho để cung cấp cho các tổ hoạt động ở các công ty như trước là một việc làm đúng Biện pháp này thể hiện sự năng động trong hoạt động kinh doanh của công ty Ở nước ta hiện nay với nền kinh tế mở, thị trường nguyên vật liệu đa dạng thì việc tìm kiếm và cung cấp vật tư theo chế độ thi công, đã hạn chế việc ứ đọng vốn,giảm chi phí bảo quản, dự trữ hàng tồn kho Như vậy, với cách làm này công ty sẽ giảm được chi phí lưu kho, vận chuyển, bốc xếp, hao mòn, thất thoát Các tổ hoạt động thường nằm trên địa bàn cách xa nhau do vậy những chi phí trên nhất định sẽ phát sinh nếu công ty sử dụng kho lưu trữ vật tư Ngoài ra hình thức này còn tạo thế chủ động trong sản xuất, cho các chủ nhiệm công trình nơi hoạt động sản xuất Giảm được những bước thủ tục không cần thiết có thể làm giảm tiến độ thi công Tuy nhiên, đây cũng có thể tạo khe hở cho việc thất thoát vật tư Tại phòng kế toán công ty, việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ phản ánh được giá trị mà không theo dõi được khối lượng vật tư và giá mua Trong khi đó, theo quy định của công tác thi công thì phải tuân thủ theo thiết kế và dự toán, như vậy việc so sánh kiểm tra chi phí theo dự toán là khó thực hiện được Để khắc phục được những tồn tại trên đây, công ty cần tăng cường công tác quản lý theo dõi nguyên vật liệu theo cả khối lượng và giá trị Công ty nên thiết kế lại “sổ theo dõi vật tư” Với cách này có thể theo dõi cả về khối lượng, giá trị vật tư sử dụng cho công trình thuận lợi cho việc ghi chép.
SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ
STT Chứng từ Loại vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
* Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Để khắc phục tình trạng có sự phân biệt lớn về chi phí nhân công trực tiếp giữa các kỳ Công ty nên tiến hành trích trước số tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất vào chi phí nhân công hàng tháng.
Mức trích lương nghỉ phép được tính như sau:
Tỷ lệ trích trước = Tổng số tiền lương phép theo kế hoạch
Tổng số tiền lương theo kế hoạch X 100
Mức tiền lương theo kế hoạch = Tiền lương thực tế phải trả trong tháng x Tỷ lệ trích trước
Trong tháng, phản ánh tiền lương cho phép được tính trước:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335 - Chi phí trả trướcKhi nhân công trực tiếp sản xuất nghỉ phép, tiến hành trích lương trả cho công nhân:
Nợ TK 335 - Chi phí trả trước
Có TK 334 - Phải trả cho công nhân viên
* Phản ánh đúng nội dung hạch toán
Để đảm bảo tính chính xác của giá thành sản phẩm lắp ráp, cần phân loại và hạch toán đúng các khoản chi phí Chi phí khấu hao tài sản cố định phải được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 6424) thay vì chi phí sản xuất chung (TK 6274) Các chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác liên quan đến hoạt động công ty (TK 6275, TK 6277, TK 6278) cũng cần được chuyển sang TK 6247, TK 6248 Công cụ, dụng cụ, đồ dùng văn phòng phải được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 6422, TK 6423) thay vì chi phí sản xuất chung Việc hạch toán chính xác các khoản chi phí này góp phần đánh giá thực trạng doanh nghiệp, từ đó đưa ra các biện pháp cải tiến công nghệ sản xuất, phương thức quản lý để tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm.
* Về đánh giá sản phẩm dở dang
Công ty nên điều chỉnh giá trị dự toán sản phẩm dở dang thành chi phí thực tế khối lượng lắp ráp dở dang.
Chi phí thực tế khối lượng sơn tĩnh điện dở dang
Chi phí dở dang ĐK + Chi phí sản xuất trong kỳ
X Giá trị dự toán của giai đoạn sơn tĩnh điện CK
Giá trị dự toán của giai đoạn sơn tĩnh điện hoàn thành
Giá trị dự toán của giai đoạn lắp ráp Đ cuối kỳ
* Về tổ chức bộ máy kế toán.
Công ty tổ chức mô hình 3 cấp nhưng công tác kế toán lại tổ chức theo hình thức tập trung, toàn bộ công tác hạch toán chi phí sản xuất được tập trung lại tại phòng kế toán Công ty Việc ghi chép phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng như việc cung cấp xuống các phân xưởng, tạo điều kiện cho các phân xưởng tự hạch toán như vậy sẽ đảm bảo kịp thời, chính xác của thông tin kế toán, tạo sự chủ động cho các phân xưởng Đồng thời giảm bớt công việc của kế toán công ty Để làm được điều đó, công ty cần chú ý tới nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên kế toán dưới các phân xưởng để có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới.