1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CHIA SẺ TRI THỨC GIỮA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN

77 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 403,84 KB
File đính kèm LUANVAN3.zip (393 KB)

Cấu trúc

  • 1.1. Lý do chọn đề tài (13)
  • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (15)
  • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (16)
  • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
  • 1.5 Phương pháp nghiên cứu (16)
  • 1.6 Cấu trúc của luận văn (17)
  • CHƯƠNG 2. LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU....................................................... 2.1. Cơ sở lý thuyết (19)
    • 2.1.1. Các khái niệm liên quan (19)
    • 2.1.2. Các lý thuyết liên quan (20)
    • 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước (22)
    • 2.3. Mô hình nghiên cứu (29)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:....................................................................... 3.1. Quy trình nghiên cứu (33)
    • 3.3. Nghiên cứu sơ bộ (34)
      • 3.3.1. Phương pháp thực hiện (34)
      • 3.3.2. Kết quả (35)
      • 3.3.3. Bảng câu hỏi thang đo (0)
    • 3.4. Nghiên cứu chính thức (38)
      • 3.4.1 Mẫu nghiên cứu (38)
      • 3.4.2 Phương pháp thực hiện (39)
      • 3.4.3 Kỹ thuật xử lý dữ liệu (40)
        • 3.4.3.1 Kiểm định thang đo (40)
        • 3.4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA (40)
        • 3.4.3.3 Phân tích hồi quy tuyến tính (41)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN CÁC KẾT QUẢ (43)
    • 4.1 Kết quả thống kể mô tả mẫu nghiên cứu (43)
      • 4.1.1 Về giới tính (43)
      • 4.1.2 Về nhóm tuổi (43)
    • 4.2 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo (43)
    • 4.3. Kết quả phân tích các nhân tố khám phá (45)
      • 4.3.1 Kiểm định các thang đo độc lập (45)
      • 4.3.2 Kiểm định thang đo phụ thuộc Ý định sử dụng (46)
    • 4.4 Kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu (47)
      • 4.4.1 Kết quả kiểm định mô hình (0)
        • 4.4.1.1 Trình bày ma trận xoay điều chỉnh (47)
        • 4.4.1.2 Kết quả hồi quy (49)
      • 4.4.2 Kết quả kiểm định giả thuyết (0)
    • 4.5. Kiểm định trung bình (52)
    • 4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu (57)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ CÁC ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ (60)
    • 5.1 Kết luận (60)
    • 5.2 Đề xuất hàm ý quản trị (60)
      • 5.2.2 Về truyền thông để cá nhân, tổ chức nhận thức tính hữu ích đối với Cổng dịch vụ công trực tuyến khi thực hiện các thủ tục hành chính (62)
      • 5.2.3 Về con người, cơ sở vật chất và kiểm soát thủ tục hành chính (63)
    • 5.3 Hạn chế của nghiên cứu (64)
  • Phụ lục (68)

Nội dung

Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, hiệu quả chia sẻ tri thức ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của cá nhân, tổ chức và xã hội. Tri thức là sức mạnh thúc đẩy bất kỳ tổ chức hay nền kinh tế. Ở Việt Nam, mặc dù có nhiều cá nhân, tổ chức đang quan tâm nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi chia sẻ tri thức, nhưng rất ít các nghiên cứu quan tâm đến hiệu quả chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức cơ quan nhà nước, đồng thời để có những chính sách động viên, khuyến khích việc chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ tri thức đạt được hiệu quả, qua đó góp phần cho sự phát triển bền vững của tổ chức công và dịch vụ công nhằm phục vụ người dân ngày càng tốt hơn. Do đó, việc phân tích và hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chia sẻ tri thức là cần thiết.

Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định các yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân tại QUẬN X.

1 Theo điểm d khoản 4 điều 3 của Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước (viết tắt Nghị định số 43)

2 Theo khoản 1 điều 11 của Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng (thay thế Nghị định số 43 nêu trên).

- Đo lường mức độ tác động của các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ công trực tuyến tại QUẬN X.

- Đề ra hàm ý quản trị để thúc đẩy ý định sử dụng dịch vụ công trực tuyến tạiQUẬN X.

Câu hỏi nghiên cứu

- Câu hỏi 1: Những yếu tố nào sẽ tác động đến ý định sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân.

- Câu hỏi 2: Nhóm yếu tố nào, tác động như thế nào đến ý định sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân.

- Câu hỏi 3: Cần có những hàm ý quản trị như thế nào để thúc đẩy ý định sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thu hút người dân, doanh nghiệp tương tác nhiều hơn.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định tính: từ cơ sở lý thuyết nền và lược khảo tài liệu, tác giả nghiên cứu thông tin, chọn mô hình phù hợp với thực tế nghiên cứu tại QUẬN X, đề xuất các thang đo, các biến quan sát ban đầu Sau đó mời các chuyên gia tham gia thảo luận mô tả, phân tích chọn thang đo phù hợp Tiến hành khảo sát thử khoảng 10 phiếu để điều chỉnh, hoàn thành mẫu khảo sát cuối cùng

Nghiên cứu định lượng: căn cứ tổng số biến độc lập, dự kiến số lượng mẫu và tiến hành phát phiếu khảo sát bệnh nhân, đồng thời tiến hành gửi biểu mẫu Google From đến người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân để khảo sát Sử dụng phần mềm Microsoft Excell và phần mềm thống kê SPSS 22.0 đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA Kiểm định mô hình và các giả thiết nghiên cứu bằng phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính Từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu và đề xuất các giải pháp tiếp theo Dự kiến lấy phiếu khảo sát 200 người nhân.

Cấu trúc của luận văn

Nội dung của luận văn được chia thành 5 chương cụ thể như sau:

Phần này tác giả nêu lên lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trình bày phương pháp nghiên cứu; kết cấu dự kiến của luận văn.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương này tác giả trình bày các khái niệm có liên quan, các lý thuyết nền liên quan và các nghiên cứu tương đồng của các tác giả nước ngoài và tại Việt Nam đề xuất mô hình nghiên cứu.

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Phần này trình bày thiết kế phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu Thực hiện các bước nghiên cứu đã dự kiến bao gồm nghiên cứu định tính và tiến hành nghiên cứu định lượng tương ứng với từng giai đoạn nghiên cứu

Dự kiến việc lấy mẫu.

Chương 4: Phân tích kết quả và thảo luận kết quả nghiên cứu

Phần này tác giả sử dụng công cụ là phần mềm Microsof Excell và phần mềm thống kê SPSS 22.0 để tiến hành phân tích, đưa ra kết quả nghiên cứu như: đánh giá độ tin cậy bằng thang đo dựa trên hệ số tin cậy CronbachAlpha; phân tích nhân tố khám phá (EFA); phân tích hồi quy đa biến; phân tích ANOVA các đặc điểm cá nhân đến SHL Thảo luận các kết quả nghiên cứu.

Chương 5: Kết luận, khuyến nghị và giải pháp.

Căn cứ các kết luận của chương 3 và chương 4, tác giả kết luận các mục tiêu nghiên cứu tại chương 1 và kiến nghị các hàm ý quản trị, giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân.

LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết

Các khái niệm liên quan

Khái niệm chính phủ điện tử đã xuất hiện do kết quả của toàn cầu hóa và những tiến bộ trong công nghệ thông tin truyền thông (ICT) Nó được giới thiệu vào cuối những năm 1990 và là kết quả của những cải cách đang diễn ra trong các hệ thống hành chính công trong những năm qua Chính phủ điện tử có thể được định nghĩa là việc cung cấp thông tin và dịch vụ của chính phủ thông qua các nền tảng trực tuyến, được hỗ trợ bởi việc sử dụng công nghệ thông tin và các công cụ liên quan.

Chính phủ điện tử đề cập đến việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để nâng cao hiệu quả của các dịch vụ của Chính phủ, tính minh bạch, sự tham gia của Chính phủ và công dân nhiều hơn, tiết kiệm chi phí, chất lượng dịch vụ được cải thiện và tốc độ là tất cả những lợi thế của Chính phủ điện tử so với cách thức truyền thống. (Trần Lê Thị Na và cộng sự, 2022).

Dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng 3 Ý định sự dụng dịch vụ công trực tuyến

3 Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng Ý định hành vi sử dụng chính phủ điện tử đề cập đến khuynh hướng chủ quan của một cá nhân hoặc sự sẵn sàng tham gia vào việc sử dụng các dịch vụ của chính phủ điện tử Nó phản ánh hành vi có kế hoạch của cá nhân hoặc sự sẵn sàng thực hiện các hành động liên quan đến chính phủ điện tử, chẳng hạn như truy cập nền tảng chính phủ trực tuyến, sử dụng dịch vụ kỹ thuật số hoặc tham gia vào các giao dịch điện tử Khái niệm về ý định hành vi đã được nghiên cứu rộng rãi trong bối cảnh áp dụng công nghệ và đã được coi là một yếu tố dự đoán đáng tin cậy về hành vi sử dụng thực tế (Davis,1989; Venkatesh và cộng sự, 2003).

Các lý thuyết liên quan

Lý thuyết Diffusion of Innovation (DOI): việc sử dụng công nghệ là một quyết định dựa trên sự tương thích, lợi thế tương đối, áp lực xã hội và truyền thông (M. Roger, 2003) Lý thuyết này đưa ra những hiểu biết có giá trị về cách các ý tưởng, sản phẩm hoặc công nghệ mới lan truyền trong người dân theo thời gian Khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng các dịch vụ chính phủ điện tử, bao gồm cả việc áp dụng nền tảng kỹ thuật số trong khu vực công, có thể rút ra một số mối liên hệ giữa hai khái niệm này Nhận thức về tính hiệu quả của Internet là một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến ý định sử dụng các dịch vụ chính phủ điện tử Khái niệm này liên quan đến sự tự tin của một cá nhân về khả năng thực hiện thành công các nhiệm vụ trực tuyến Trong bối cảnh chính phủ điện tử, những công dân có mức độ tự tin vào Internet cao hơn có nhiều khả năng bày tỏ ý định sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số hơn vì họ tin rằng họ có kỹ năng và năng lực để điều hướng và sử dụng các nền tảng này một cách hiệu quả.

Chất lượng thông tin cảm nhận là rất quan trọng trong việc thúc đẩy niềm tin và sự tin cậy vào các dịch vụ chính phủ điện tử Người dân cần hiểu rằng thông tin được cung cấp bởi các trang web của chính phủ là chính xác, đáng tin cậy và cập nhật Chất lượng thông tin được nhận thức cao phù hợp với sự nhấn mạnh của lý thuyết Khuếch tán đổi mới vào việc giảm thiểu rủi ro và rào cản được nhận thức Khi các cá nhân tin tưởng vào thông tin và dịch vụ được cung cấp, họ sẽ sẵn sàng áp dụng những đổi mới này hơn.

Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và TAM2: TAM xây dựng dựa trên mối quan hệ nhân quả của TRA để giải thích hành vi chấp nhận công nghệ (V Venkatesh và F Davis, 2000) Nó gợi ý rằng tính hữu ích được cảm nhận (PU) và tính dễ sử dụng được cảm nhận (PEOU) là những yếu tố chính quyết định việc áp dụng công nghệ. TAM2 là một phần mở rộng của mô hình ban đầu, kết hợp các cấu trúc bổ sung, chẳng hạn như ảnh hưởng xã hội, chuẩn mực chủ quan, chủ nghĩa tự nguyện, địa vị xã hội, cũng như các quá trình nhận thức, chẳng hạn như mức độ phù hợp của lao động, chất lượng sản xuất và cảm nhận về tính dễ sử dụng Trong khi đó, sự hữu ích được nhận thức đề cập đến mức độ mà các cá nhân tin rằng việc sử dụng một công nghệ cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất công việc của họ hoặc làm cho nhiệm vụ của họ trở nên dễ dàng hơn Trong bối cảnh chính phủ điện tử, người dân có nhiều khả năng bày tỏ ý định sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số hơn khi họ nhận thấy chúng hữu ích để có được thông tin, dịch vụ hoặc lợi ích của chính phủ Điều này phù hợp với khái niệm lợi thế tương đối trong lý thuyết Khuếch tán Đổi mới Hơn nữa, Nhận thức về tính dễ sử dụng gắn liền với niềm tin rằng việc sử dụng công nghệ sẽ không tốn nhiều công sức Khi các dịch vụ chính phủ điện tử được thiết kế thân thiện với người dùng và yêu cầu nỗ lực tối thiểu để điều hướng và sử dụng, người dân sẽ có xu hướng chấp nhận chúng hơn, phù hợp với sự nhấn mạnh của lý thuyết về việc giảm độ phức tạp như một động lực cho việc áp dụng.

Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT): mô hình UTAUT dựa trên tất cả các lý thuyết trước đó, so với các mô hình trước đó UTAUT giải thích được 70% phương sai trong việc chấp nhận công nghệ, một cải tiến đáng kể so với các mô hình trước đó (chỉ giải thích được 40% phương sai tương tự) (OK Lean,

S Zailani, T Ramayah và Y Fernando, 2009) Do đó, UTAUT được coi là một mô hình nâng cao với các tính năng mạnh mẽ Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) cung cấp một khuôn khổ toàn diện để hiểu cách các cá nhân tiếp nhận và sử dụng công nghệ Khi kiểm tra ý định sử dụng các dịch vụ chính phủ điện tử, UTAUT có thể được áp dụng để xác định một số mối quan hệ chính Bằng cách áp dụng UTAUT vào nghiên cứu ý định sử dụng các dịch vụ chính phủ điện tử, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách có thể thu được những hiểu biết sâu sắc có giá trị về các yếu tố thúc đẩy việc áp dụng Nhận thức được tầm quan trọng của các thành phần UTAUT này và sự tương tác của chúng với niềm tin, rủi ro được nhận thức và nhân khẩu học có thể giúp thiết kế các chiến lược chính phủ điện tử hiệu quả hơn,phù hợp với động cơ và mong đợi của người dân.

Tổng quan các nghiên cứu trước

Theo Mensah (2017) tác giả sử dụng hai mô hình: TAM (tính hữu ích được cảm nhận, tính dễ sử dụng được cảm nhận), hai giả định này ảnh hưởng đến thái độ của một người đối với việc sử dụng hệ thống và từ đó ảnh hưởng đến ý định hành vi sử dụng hệ thống của người đó và kết quả là ý định hành vi quyết định việc sử dụng hệ thống thực tế (Shajari và Ismail, 2010); mô hình Citizen Trust được sử dụng trong nghiên cứu của Mensah đề cập đến hai loại tin tưởng Tin tưởng vào công nghệ và Chính phủ Niềm tin vào Chính phủ mang lại cho người dân cơ hội tham gia tích cực vào hoạt động sử dụng Chính phủ điện tử Vì nó khuyến khích người dân có ý thức công dân hợp tác với Chính phủ (Lee và Kim, 2014) Niềm tin vào cả internet và Chính phủ sẽ tăng cường việc áp dụng Chính phủ điện tử (Carter và Belanger, 2005) Niềm tin của công dân vào cả Chính phủ và internet là rất quan trọng trong việc chấp nhận các dịch vụ Chính phủ điện tử của công dân (Srivastava và Teo, 2004)

Theo tác giả Mensah đã dẫn dắt các nghiên cứu trước đây, được coi là một trong những mô hình nghiên cứu phổ biến nhất để dự đoán việc sử dụng và chấp nhận hệ thống thông tin và công nghệ của người dùng cá nhân và để hiểu được sự chấp nhận của các loại hệ thống thông tin khác nhau và để khám phá thái độ và ý định hành vi của người dùng tương ứng, đồng thời tác giả đưa ra 04 yếu tố có hay không có tác động đến ý định sử dụng dịch vụ Chính phủ điện tử của người dân Cáp Nhĩ Tân, Trung

Quốc: Tính hữu ích được cảm nhận; Tính dễ sử dụng được cảm nhận; Chất lượng dịch vụ cảm nhận; và Niềm tin của công dân Kết quả nghiên cứu cho thấy, ý định ủng hộ các dịch vụ Chính phủ điện tử của người dân ở Thành phố Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc bị ảnh hưởng đáng kể bởi yếu tố tính dễ sử dụng, chất lượng dịch vụ và sự tin tưởng của người dân, riêng yếu tố tính hữu ích bị loại trừ, vì không ảnh hưởng ý định của công dân Trung Quốc ở Thành phố Cáp Nhĩ Tân trong việc sử dụng các dịch vụ Chính phủ điện tử.

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu của Mensah, 2017 Nghiên cứu của Chatzoglou và cộng sự (2015) Đối với Chatzoglou và cộng sự, 2015 Tác giả này, đã sử dụng cơ sở lý thuyết như: Lý thuyết DOI, TRA, TPB, mô hình TAM, TAM2, lý thuyết UTAUT Từ đó đưa ra giả thuyết, khung khái niệm nghiên cứu với 11 yếu tố tác động, ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ Chính phủ điện tử như: Nhận thức rủi ro; Tin tưởng vào

Chính phủ điện tử; Nhận thức rất là có ích; Dễ dàng nhận thức sử dụng; Chất lượng cảm nhận; Chất lượng kết nối internet; Trải nghiệm mạng; Máy tính tự hiệu quả; Tự hình ảnh; Ảnh hưởng ngang hàng; và ý định sử dụng Kết quả thực nghiệm bằng bảng câu hỏi có cấu trúc mới được phát triển và dữ liệu được thu thập từ một mẫu gồm 547 công dân Hy Lạp, đã chỉ ra rằng tính hữu ích được cảm nhận là yếu tố quan trọng nhất, quyết định ý định sử dụng các dịch vụ Chính phủ điện tử Các yếu tố quan trọng khác là niềm tin được cảm nhận, trải nghiệm internet, ảnh hưởng của bạn bè, hiệu quả của máy tính và rủi ro được nhận thức.

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu của Chatzoglou và cộng sự 2015

Nghiên cứu của Susanto và Aljozab (2015)

Còn theo Tony Dwi Susanto & Mohamad Aljozab (2015) Sự chấp nhận của từng cá nhân đối với các dịch vụ Chính phủ điện tử trong một Quốc gia đang phát triển: Các khía cạnh của tính hữu ích được cảm nhận và tính dễ sử dụng được cảm nhận và tầm quan trọng của niềm tin và ảnh hưởng xã hội Tác giả đã áp dụng mô hình TAM và các yếu tố được thu thập, tìm thấy 13 yếu tố khiến người dân sẵn sàng sử dụng các dịch vụ trực tuyến trong khi lựa chọn thủ tục công vẫn được cung cấp Trong số các yếu tố chấp nhận, 05 yếu tố được phân loại là khía cạnh của tính hữu ích được cảm nhận (PU) (tức là thông tin sự đầy đủ, giảm chi phí, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm thời gian và thông tin hữu ích); 05 yếu tố là khía cạch của tính dễ sử dụng được cảm nhận (PEOU) (tức là điều hướng dễ dàng, trả lời nhanh, giao diện tốt và phù hợp, có thể truy cập ở bất cứ đâu và có thể truy cập bất cứ lúc nào) và 03 yếu tố được phân tích dưới dạng các biến độc lập (tức là niềm tin, ảnh hưởng xã hội và điều kiện thuận lợi) Kết quả để kiểm chứng mô hình khái niệm, nghiên cứu này xây dựng bảng câu hỏi đo lường từng biến của mô hình bằng thang đo Likert từ 1 (rất không đồng ý) đến 5 (rất đồng ý), có 22 câu hỏi được thông qua và sửa đổi từ các thang đo của TAM và phản hồi của cuộc khảo sát đầu tiên từ 40 người dùng dịch vụ nhập cư trực tuyến ởIndonesia Nghiên cứu này đã xác thực niềm tin và ảnh hưởng xã hội là yếu tố quan trọng nhất đối với quyết định sử dụng dịch vụ Chính phủ điện tử mới của cá nhân.

Nghiên cứu của Almahamid và McAdams (2010)

Các yếu tố quyết định ý định tiếp tục sử dụng Chính phủ điện tử của người dùng Bài viết này, tác giả đã giới thiệu các lý thuyết tài liệu khác nhau để giải thích ý định hành vi cá nhân để chấp nhận và áp dụng việc giới thiệu công nghệ mới như: Lý thuyết về hành động hợp lý (TRA), lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB), phân tích lý thuyết về hành vi có kế hoạch (DTPB), mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT), mô hình và lý thuyết phổ biến đổi mới (DOI) Theo tác giả, TRA là một lý thuyết được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tâm lý học để giải thích ý định hành vi (Fishbein và Ajzen, 1975) TPB là một phần mở rộng của TRA, nói rằng thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi cùng ảnh hưởng đến ý định hành vi, ảnh hưởng đến hành vi thực tế TAM là sự thích ứng và được xây dựng để giải thích sự chấp nhận của người dùng đối với công nghệ thông tin mới (Davis, 1989) TAM trở nên phổ biến vào đầu những năm 1990 do khả năng dự đoán và tính toán cẩn thận của nó (Wu và Chen,

2005) TAM được xây dựng trên 02 biến số chính: PEOU tính dễ sử dụng được cảm nhận và PU tính hữu ích được cảm nhận Nghiên cứu này của tác giả dựa trên lý thuyết TAM và DTPB nhằm cố gắng giải thích ý định tiếp tục sử dụng các dịch vụ Chính phủ điện tử của người dân Jordan PU và PEOU là những yếu tố dự đoán quan trọng về ý định hành vi và sử dụng thực tế Bài viết đã phân tích các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng mối quan hệ giữa PEOU và PU bị thay đổi bởi trải nghiệm của người dùng, người dùng càng trải nghiệm nhiều thì tác động của PEOU đến PU càng thấp, một công dân đã trải nghiệm các dịch vụ của Chính phủ điện tử sẽ dễ dàng sử dụng lại các dịch vụ của Chính phủ điện tử hiện tại và có nhiều khả năng chấp nhận bất kỳ dịch vụ mới nào Do đó, tác giả cho rằng mối quan hệ giữa PEOU và PU không liên quan trong mô hình nghiên của này Từ các lý thuyết, phân tích nêu trên, mô hình nghiên cứu với

04 yếu tố có mối quan hệ tiếp tục ý định sử dụng các dịch vụ Chính phủ điện tử gồm:Nhận thức rất là có ích; Dễ dàng nhận thức sử dụng; Nhận thức về năng lực bản thân trên internet; và Chất lượng thông tin cảm nhận Đồng thời, tác giả đưa ra 04 giải thuyết:H1: Có mối quan hệ giữa tính hữu ích cảm nhận của các dịch vụ Chính phue điện tử và ý định tiếp tục sử dụng; H2: Có mối quan hệ cảm nhận dễ dàng sử dụng các dịch vụ Chính phủ điện tử và ý định tiếp tục sử dụng; H3: Có mối quan hệ giữa nhận thức về năng lực bản thân trên internet và ý định tiếp tục sử dụng; H4: Có mối quan hệ giữa chất lượng thông tin cảm nhận và ý định tiếp tục sử dụng Kết quả qua kiểm tra độ tin cậy bằng Cronbach’s alpha cho tất cả cấu trúc, thu thập dữ liệu thông tin cơ bản của người trả lời và thống kê hồi quy bội, cho thấy: thứ nhất, nghiên cứu đã áp dụng thành công mô hình TAM mở rộng trong bối cảnh khác với bối cảnh của các tài liệu trước đây Thứ hai, kết quả nghiên cứu cho rằng cả cảm nhận về tính hữu ích và cảm nhận về tính dễ sử dụng đều không thể là yếu tố quyết định ý định tiếp tục sử dụng các dịch vụ Chínhn phủ điện tử Ngoài ra, mức độ hiểu biết về máy tính và sự trưởng thành về công nghệ giữa các quốc gia là khác nhau Tính hữu ích và tính dễ sử dụng nên được điều chỉnh cho phù hợp, thay vì áp dụng các biện pháp tiêu chuẩn Hơn nữa, còn có những khác biệt về văn hoá, chính trị, xã hội ảnh hưởng đến cách suy nghỉ về tính hữu ích và dễ sử dụng Nhận thức về năng lực bản thân và chất lượng thông tin cảm nhận mới có thể được coi là yếu tố quyết định việc tiếp tục sử dụng các dịch vụ Chính phủ điện tử, điều này là hợp lý và được mong đợi vì hầu hết các dịch vụ điện tử đều yêu cầu một số khả năng và kỹ năng về internet Và cuối cùng, kết quả nghiên cứu cho thấy có lẽ tínhHình 2.4 Mô hình nghiên cứu của Almahamid và McAdams (2010) hữu ích và tính dễ sử dụng của hệ thống Chính phủ điện tử được cảm nhận có liên quan nhiều hơn đến việc áp dụng ban đầu hơn là ý định tiếp tục

Bảng 1.1 Tổng quan các yếu tố tác động đến ý định sử dụng các dịch vụ Chính phủ điện tử

Tên tác giả Các yếu tố

Mensah (2017) Tính hữu ích được cảm nhận; Tính dễ sử dụng được cảm nhận; Chất lượng dịch vụ cảm nhận; và Niềm tin của công dân Chatzoglou et al (2015) Nhận thức rủi ro; Tin tưởng vào Chính phủ điện tử; Nhận thức rất là có ích; Dễ dàng nhận thức sử dụng; Chất lượng cảm nhận; Chất lượng kết nối internet; Trải nghiệm mạng; Máy tính tự hiệu quả; Tự hình ảnh; Ảnh hưởng ngang hàng; và ý định sử dụng

Susanto & Aljozab (2015) Khía cạnh của tính hữu ích được cảm nhận: (Thông tin sự đầy đủ; giảm chi phí; tiết kiệm năng lượng; tiết kiệm thời gian và thông tin hữu ích); Khía cạch của tính dễ sử dụng được cảm nhận: (Điều hướng dễ dàng; trả lời nhanh; giao diện tốt và phù hợp; có thể truy cập ở bất cứ đâu; và có thể truy cập bất cứ lúc nào); Các biến độc lập: (Niềm tin; ảnh hưởng xã hội; và điều kiện thuận lợi).

Almahamid & McAdams (2010) Nhận thức rất là có ích; Dễ dàng nhận thức sử dụng; Nhận thức về năng lực bản thân trên internet; và Chất lượng thông tin

Tên tác giả Các yếu tố cảm nhận.

Mô hình nghiên cứu

Kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu nêu trên, mô hình và thang đo nghiên cứu trong luận văn này, xin kế thừa nghiên cứu của Mensah, 2017 và SM Almahamid và AC McAdams, 2010 Vì hàm ý quản trị của hai tác giả này có những yếu tố tương đồng với thực tế tại QUẬN X, như của Mensah nghiên cứu về một thành phố lớn của Trung Quốc có thể chế chính trị tương đồng với Việt Nam, thực tế kết quả nghiên cứu cho thấy có 03 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là tính dễ sử dụng, chất lượng dịch vụ và sự tin tưởng của người dân và các yếu tố này cũng tương đồng với một số khảo sát của

Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh mà tác giả có đề cập ở trên Tương tự nghiên cứu của Mensah, thì nghiên cứu của SM Almahamid và McAdams có phân tích sau hơn các yếu tố gần giống với Mensah, cũng cho kết quả gần giống, tuy nhiên thực tế kết quả phân tích cũng có yếu tố mang tính phản biện Do đó, tác giả quyết định có thể vận dụng nghiên cứu cho trường hợp tại QUẬN X về các yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân

Nhận thức về tính hữu ích

Nhận thức về tính hữu ích đề cập đến mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ cải thiện hiệu suất công việc của họ (Davis, 1989) Mối liên hệ giữa sự hữu ích nhận thức và ý định sử dụng đã được công nhận đáng kể trong các nghiên cứu thực nghiệm (Dimitrova & Chen, 2006; Atkin và cộng sự, 1998; Cheng và cộng sự, 2006) Davis (1989) nhấn mạnh rằng nhận thức về tính hữu ích đóng vai trò then chốt trong việc ảnh hưởng đến ý định sử dụng các ứng dụng hệ thống dựa trên web.

Giả thuyết H1: Có mối liên hệ tích cực giữa nhận thức là tính hữu ích của các dịch vụ công trực tuyến và ý định sử dụng.

Nhận thức dễ sử dụng

Theo Davis (1989), nhận thức về tính dễ sử dụng có thể được định nghĩa là mức độ mà ai đó tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ yêu cầu nỗ lực tối thiểu (Gefen và Straub, 2000) Giống như nhận thức về tính hữu ích, nhận thức về tính dễ sử dụng có liên quan nhất quán đến ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng (Lean và cộng sự, 2009; Sang và cộng sự, 2009; Venkatesh và Davis, 2000) Ví dụ, cả Gefen và Straub (2000) và Davis (1989) đều lập luận rằng nhận thức về tính dễ sử dụng có mối liên hệ tích cực với việc sử dụng các công nghệ hiện tại và tương lai.

Giả thuyết H2: Có mối quan hệ tích cực giữa nhận thức dễ sử dụng các dịch vụ công trực tuyến với ý định sử dụng.

Nhận thức năng lực bản thân về Internet

Nhận thức năng lực bản thân về Internet được định nghĩa là niềm tin của một cá nhân vào khả năng sử dụng Internet của họ để hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể (Compeau và Higgins, 1995) Những cá nhân có mức độ tự tin vào năng lực Internet cao có thể điều hướng hiệu quả các nền tảng và hệ thống trực tuyến khác nhau, trong khi những cá nhân có mức độ tự tin vào Internet thấp nhận thấy khả năng của họ bị hạn chế (Compeau và Higgins, 1995) Wangpipattwong, Chutimaskul và Papasrator (Wangpipattwong và cộng sự, 2008) đã chứng minh bằng thực nghiệm rằng việc áp dụng chính phủ điện tử phụ thuộc vào khả năng sử dụng Internet của mỗi người.

Giả thuyết H3: Có mối quan hệ tích cực giữa nhận thức năng lực bản thân về Internet đối với các dịch vụ công trực tuyến với ý định sử dụng.

Chất lượng thông tin cảm nhận

Aaker (1991) định nghĩa chất lượng thông tin cảm nhận là nhận thức của người dùng về chất lượng tổng thể hoặc tính ưu việt của thông tin (hoặc dịch vụ) so với các lựa chọn thay thế khác Chất lượng thông tin cảm nhận khác với chất lượng hữu hình(thực tế), được đưa vào quá trình sản xuất (Aaker, 1991) Bất kể mức độ chất lượng sản xuất của sản phẩm, người dùng là những người sẽ quyết định chất lượng cảm nhận của sản phẩm đó trên thị trường Colesca (2009) gợi ý rằng nhận thức về chất lượng thông tin của một dịch vụ điện tử càng cao thì mức độ tin cậy đối với dịch vụ đó càng cao và do đó, ý định sử dụng nó càng cao Hơn nữa, Gronier và Lambert (2010) cho rằng chất lượng Chính phủ điện tử cho phép người dân trực tiếp tìm thấy các dịch vụ họ cần, do đó đạt được mức độ hài lòng và hiệu quả cao hơn.

Giả thuyết H4: Có mối quan hệ tích cực giữa chất lượng thông tin cảm nhận từ các dịch vụ công trực truyến với ý định sử dụng.

Từ các lý do trên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

Các biến độc lập: X1: Nhận thức rất là có ích; X2: Dễ dàng nhận thức sử dụng; X3: Nhận thức về năng lực bản thân trên internet; và X4: Chất lượng thông tin cảm nhận.

Biến phụ Y: là ý định sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu.

Chương 2 đã trình bày chi tiết về các khái niệm nghiên cứu như chính phủ điện tử, ý định hành vi sử dụng chính phủ điện tử Đồng thời, đưa ra các lý thuyết nền phù hợp áp dụng trong bài nghiên cứu này Việc xem xét các nghiên cứu trước được tiến hành nhằm tìm hiểu các yếu tố chính tác động đến ý định hành vi sử dụng dịch vụ công trực tuyến Từ đó hình thành và đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp với ý định hành vi sử dụng dịch vụ công trực tuyến, đồng thời các giả thuyết nghiên cứu cũng được hình thành để đưa ra nhận định về sự tác động của các yếu tố đến ý định sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân tại QUẬN X.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 3.1 Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ

Dựa trên mô hình nghiên cứu được xác định xây dựng và bảng câu hỏi thang đo từ nghiên cứu trước 4 , bằng cách phỏng vấn trực tiếp 05 người dân có nhiều lần thực hiện dịch vụ công trực tuyến và tác giả đã ghi nhận, tiếp thu sơ bộ các ý kiến của những người có kinh nghiệm trong tương tác với trang dịch vụ công trực tuyến QUẬN X (nay là Cổng dịch vụ công trực tuyến Thành phố Hồ Chí Minh 5 ) Sau đó, tác giả tổ chức thảo luận với những người có kinh nghiệm, trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính tại quận, các phòng ban chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân QUẬN X (có 15 người là thành viên tổ chuyên trách giúp việc cho Ban Chỉ đạo cải cách hành chính QUẬN X 6 ), tại buổi thảo luận này tác giả có nêu thêm các vấn đề mà người dân đã có ý kiến như: giả thuyết về có mối quan hệ giữa nhận thức là rất có ít của dịch vụ công trực tuyến với ý định tiếp tục sử dụng; Người dân cho rằng mong muốn nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ công trực tuyến để dễ dàng sử dụng và giả thuyết có mối quan hệ giữa chất lượng thông tin từ dịch vụ công trực tuyến với ý định tiếp tục sử dụng Thành

4 Tác giả SM Almahamid và AC McAdams, 2010

5 Theo văn bản số 1448/STTTT-CNTT ngày 30 tháng 5 năm 2023 của Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố

Hồ Chí Minh về chuyển đổi hệ thống Cổng dịch vụ công trực tuyến Thành phố.

6 Theo văn bản số 2309/QĐ-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2023 của Uỷ ban Nhân dân QUẬN X, Thành phố Hồ Chí Minh về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo cải cách hành chính QUẬN X.

Phân tích độ tin cậy thang đo Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết Hàm ý chính sách viên trong thảo luận đồng thuận cao với ý kiến người dân và bổ sung thêm các ý kiến để rút gọn nội dung bảng hỏi của thang đo để thuận lợi hơn trong thu thập dữ liệu khi tiến hành khảo sát và người được hỏi thông qua lấy ý kiến từ phiếu khảo sát sẽ dễ chịu hơn khi thực hiện trả lời các câu hỏi trong thang đo Mục tiêu của giai đoạn này nhằm hiệu chỉnh thang đo của các thành phần trong mô hình nghiên cứu.

Qua nghiên cứu sơ bộ cho thấy, các giả thuyết về nhận thức là rất có ít, dễ dàng nhận thức sử dụng và niềm tin vào chất lượng dịch vụ công trực tuyến sẽ được tốt hơn trong thời gian tới của những người dân trực tiếp tham gia sử dụng dịch vu công trực tuyến trong thời gian quan tại QUẬN X, đồng thời qua thảo luận cơ bản đồng tình với ý kiến của người dân qua phỏng vấn trực tiếp, đồng thuận với các yếu tố về mô hình, giả thuyết mà tác giả đã đề xuất trong nghiên cứu này, tuy nhiên có đề nghị hiệu chỉnh lại thang đo gốc cho gọn về số lượng câu hỏi trong từng yếu tố, hiệu chỉnh lại câu từ cho phù hợp với tên gọi mà Thành phố, QUẬN X đang sử dụng như: trang Web của Chính phủ điện tủ nên thay trang Cổng dịch vụ công trực tuyến Thành phố Hồ Chí Minh; nên chọn một yếu tố trong mỗi biến nhỏ làm đại diện để gọn số lượng nội dung câu hỏi Do đó, tác giả giữ nguyên mô hình ban đầu đã đưa ra gồm 04 biến độc lập và 01 biến phụ và có rút gọn số lượng biến quan sát từ 62 nội dung xuống còn 27 nội dung (kèm theo phụ lục 1).

3.3.3 Bảng câu hỏi thang đo:

Bảng câu hỏi được nghiên cứu gồm hai phần như sau: Thứ nhất là thông tin cá nhân để phân nhóm khảo sát gồm: lứa tuổi, giới tính và tình trạng sử dụng dịch vụ công trực tuyến Thứ hai: Là các câu hỏi định lượng, tác giả sử dụng thang đo Skala Likert tương tụ như thang đo gốc, gồm 5 điểm từ 1 đến 5, cụ thể: (1) rất đồng ý; (2) đồng ý; (3) bình thường; (4) không đồng ý và (5) rất không đồng ý, đo lường sự ảnh hưởng của 05 biến, với 27 biến quan sát là các yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân tại QUẬN X.

Thông tin cá nhân: (1) Lứa tuổi: Từ 18 tuổi đến 24 tuổi; Từ 25 tuổi đến

60 tuổi và Từ 61 tuổi trở lên (2) Giới tính: Nam/ Nữ Tình trạng sử dụng dịch vụ công trực tuyến: (1) Ít nhất 1 lần và (2) Chưa sử dụng lần nào.

Nội dung bảng câu hỏi: Tất cả các mục câu hỏi gồm 5 điểm nằm trong khoảng từ 1 đến 5 Trong đó, (1) “rất đồng ý”; (2) “đồng ý”; (3) “bình thường”; (4)

“không đồng ý” và (5) “rất không đồng ý”.

Nội dung 04 biến độc lập, 01 biến phụ, với 27 biến quan sát được mã hoá như sau:

Bảng 3.1: Nhận thức tính hữu ích

Mã hoá Nội dung Nguồn thang đo

NT1 Sử dụng trang Cổng dịch vụ công trực tuyến

Thành phố Hồ Chí Minh 7 giúp tôi kiểm soát tốt hơn các nhiệm vụ của mình.

NT2 Trang Cổng dịch vụ công trực tuyến Thành phố

Hồ Chí Minh cho phép tôi hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.

NT3 Trang Cổng dịch vụ công trực tuyến Thành phố

Hồ Chí Minh hỗ trợ các khía cạnh quan trọng trong nhiệm vụ của tôi.

NT4 Sử dụng trang Cổng dịch vụ công trực tuyến

Thành phố Hồ Chí Minh giúp tôi thực hiện các nhiệm vụ dễ dàng hơn.

NT5 Nhìn chung, tôi thấy trang Cổng dịch vụ công trực tuyến Thành phố Hồ Chí Minh hữu ích trong công việc của mình.

Bảng 3.2: Nhận thức dễ sử dụng

Mã hoá Nội dung Nguồn thang đo

DD1 Tương tác với trang Cổng dịch vụ công trực tuyến Thành phố Hồ Chí Minh thường gây khó chịu.

7 Trước ngày 06 tháng 8 năm 2023 là cổng dịch vụ công QUẬN X

DD2 Tôi thấy dễ dàng truy cập trang Cổng dịch vụ công trực tuyến Thành phố Hồ Chí Minh để làm những gì tôi muốn làm.

DD3 Tôi dễ dàng nhớ cách thực hiện các tác vụ trên

Cổng dịch vụ công trực tuyến Thành phố Hồ Chí

DD4 Tương tác với trang Cổng dịch vụ công trực tuyến Thành phố Hồ Chí Minh đòi hỏi rất nhiều nổ lực tinh thần.

DD5 Nhìn chung, tôi thấy trang Cổng dịch vụ công trực tuyến Thành phố Hồ Chí Minh rất dễ sử dụng.

Bảng 3.3: Nhận thức năng lực bản thân về Internet

Mã hoá Nội dung Nguồn thang đo

IT1 Tôi cảm thấy tự tin khi xử lý sự cố internet Almahamid và

IT2 Tôi cảm thấy tự tin khi giải thích lý do tại sao một tác vụ không chạy trên internet.

IT3 Tôi cảm thấy tự tin khi sử dụng internet để thu thập dữ liệu.

IT4 Tôi cảm thấy tự tin học nâng cao kỹ năng trong một chương trình internet cụ thể.

IT5 Tôi cảm thấy tự tin chuyển sang toàn nhóm thảo luận trực tuyến khi cần trợ giúp.

Bảng 3.4: Chất lượng thông tin cảm nhận

Mã hoá Nội dung Nguồn thang đo

CL1 Thông tin trên trang Cổng dịch vụ công trực tuyến Thành phố Hồ Chí Minh có thể truy cập nhanh chóng khi cần thiết.

CL2 Thông tin trên trang Cổng dịch vụ công trực tuyến Thành phố Hồ Chí Minh được cập nhật đầy đủ cho nhu cầu của tôi.

CL3 Thông tin trên trang Cổng dịch vụ công trực tuyến Thành phố Hồ Chí Minh có thể áp dụng cho công việc của chúng tôi.

CL4 Ý nghĩa của thông tin trong trang Cổng dịch vụ công trực tuyến Thành phố Hồ Chí Minh rất dễ dàng hiểu.

CL5 Thông tin trên trang Cổng dịch vụ công trực tuyến Thành phố Hồ Chí Minh có đầy đủ khối lượng cho nhu cầu của chúng tôi.

CL6 Thông tin trong trang Cổng dịch vụ công trực tuyến Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có thể được truy cập bởi những người nên xem nó.

CL7 Thông tin trong trang Cổng dịch vụ công trực tuyến Thành phố Hồ Chí Minh có đủ chiều rộng và chiều sâu cho nhiệm vụ của chúng tôi.

CL8 Thông tin trên trang Cổng dịch vụ công trực tuyến Thành phố Hồ Chí Minh là đáng tin cậy.

CL9 Trình bày thông tin trên trang Cổng dịch vụ công trực tuyến Thành phố Hồ Chí Minh cô đọng và súc tích.

Bảng 3.5: Ý định sử dụng

Mã hoá Nội dung Nguồn thang đo

YĐ1 Trong tương lai, tôi sẽ không ngần ngại sử dụng trang Cổng dịch vụ công trực tuyến Thành phố

YĐ2 Trong tương lai, tôi sẽ coi trang Cổng dịch vụ công trực tuyến Thành phố Hồ Chí Minh là lựa chọn đầu tiên của mình để hợp tác kinh doanh với Thành phố, QUẬN X.

YĐ3 Trong tương lai, tôi dự định tăng cường sử dụng trang Cổng dịch vụ công trực tuyến Thành phố

Nghiên cứu chính thức

Kích thước mẫu: Trong phân tích EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào lích thước tối thiểu và số lượng biến quan sát để đưa vào phân tích Với tổng số biến được chọn lọc (27 biến), kích thước mẫu tối thiểu cần là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ biến quan sát là 5:1, nghĩa là một biến quan sát cần tối thiểu năm quan sát, tốt nhất

10:1 trở lên theo Hari và cộng sự, (2006) Với đề tài mà tác giả chọn nghiên cứu gồm có 27 biến quan sát, như vậy kích thước mẫu tối thiểu là 135 Do đó, tác giả tiến hành lấy phiếu trả lời dự kiến 150 đến 250 người trong đầu tháng 8 năm 2023 Đối tượng khảo sát của đề tài là người dân tại QUẬN X, được chia đều cho 10 phường mỗi phường 30 phiếu tại địa bàn dân cư.

Hình thức khảo sát: tác giả chọn mẫu bằng phương pháp phi xác suất thuận tiện. Trong đầu tháng 8 năm 2023, tác giả phối hợp cán bộ phụ trách văn phòng đảng uỷ của

10 phường tiến hành đi thực tế tại khu dân cư chọn ngẫu nhiên trong một khu dân cư, thực hiện lấy phiếu và thống kê qua hệ thống google Drive để thuận lợi khi tổng hợp phân tích dữ liệu Do yêu cầu mẫu phiếu loại ngay từ đầu số người đã sử dụng dịch vụ công trực tuyến dù chỉ một lần nên tác giả phải tiếp tục thu thập phiếu thêm đến 316 phiếu và thu được phiếu đạt yêu cầu là 147 phiếu nhiều hơn dự kiến ban đầu.

Tác giả dùng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm thực hiện công tác thu thập dữ liệu thực nghiệm, do yêu cầu ban đầu là phải loại bỏ ngày từ đầu đối với phiếu của người đã sử dụng dịch vụ công trực tuyến dù chỉ một lần, nên tác giả cũng gặp khó khăn, phải tổ chức lấy phiếu thêm nhiều hơn so dự kiến ban đầu là 66 phiếu, do đó khi thực hiện giai đoạn cuối tác giả phải lấy phiếu với số lượng người nhiều hơn so với dự kiến tại ba phường (phường Phú Mỹ, Phú Thuận và Tân Phú) so với bảy phường trước đó, trong tổng số mười phường của QUẬN X Để có tổng hợp số liệu nhanh chóng, tác giả đã tạo mẫu theo bảng thang đo đưa lên ứng dụng mẫu google Drive để lấy kết quả tổng hợp qua lấy phiếu khảo sát, thay cho phát giấy, tốn kém thời gian, chi phí và tác giả tiến hành xử lý dữ liệu để kiểm chứng độ tin cậy của thang đo bằng công cụ Cronbach’s Alpha để xác định các biến đạt yêu cầu và phân tích nhân tố khám phá để phân chia các yếu tố và sau cùng dùng phân tích hồi quy để kiểm định mô hình, các giả thuyết nghiên cứu và đo lường mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân tại QUẬN X, Thành phố Hồ Chí Minh. Để thực hiện các bước nêu trên trong nghiên cứu chính thức tác giả sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để phân tích dữ liệu và đọc kết quả.

3.4.3 Kỹ thuật xử lý dữ liệu:

Sau khi việc thu thập dữ liệu.được hoàn tất, những phiếu khảo sát không đạt yêu cầu sẽ được rà.soát để loại bỏ, tiếp theo sẽ được mã hóa, nhập.liệu và thực hiện xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS Với phần.mềm SPSS, nghiên cứu sử dụng các công cụ thống kê.mô tả để tóm tắt dữ liệu, đặc điểm của những người tham gia khảo sát Sau đó, tác giả sử dụng công.cụ Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá EFA, phân tích hồi quy kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu trong đề tài.

3.4.3.1 Kiểm định thang đo: Để đánh giá thang đo trong nghiên cứu, tác giả kiểm định dựa trên hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, hệ số tương quan biến - tổng (Item - total correlation) giúp loại những biến.quan sát không đóng góp vào việc mô tả nhằm nâng cao hệ số tin cậy.

Theo Nunnally và Bumstein, 1994 thì hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.8 là thang đo tốt; từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được; từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu mới hoặc trong hoàn cảnh nghiên cứu.mới Trong nghiên cứu này, tác giả chọn thang đo.có độ tin cậy là từ 0.6 trở lên.

3.4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA:

Phương pháp này giúp xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề cần nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau Tiêu chuẩn phân tích nhân tố khám phá (EFA) bao gồm;

- Tiêu chuẩn Bartlett và.hệ số KMO dùng để đánh giá sự thích hợp của EFA. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005 EFA được cho là thích hợp khi 0.5 < KMO < 1 và Sig 1

- Tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố (Factor loadings) biểu thị tương quan giữa các biến với các nhân tố, dùng đê đánh giá mức ý nghĩa của EFA

+ Hệ số Factor loading > 0.3 được xem là mức tối thiểu;

+ Hệ số.Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng;

+ Hệ số Factor.loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn

+ Phép xoay nhân tố Varimax thang đo được chấp nhận khi tổng.phương sai trích lớn hơn 50%.

3.4.3.3 Phân tích hồi quy tuyến tính:

Nhằm xác định tầm quan trọng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc Quá trình phân tích tương quan và hồi.quy tuyến tính được thực hiện qua các bước:

Bước 1: Kiểm tra sự tương quan giữa các.biến độc lập với nhau và với biến phụ thuộc thông qua ma trận hệ số tương quan Theo đó, điều kiện để phân tích hồi qui là phải có tương quan giữa các biến độc lập với nhau và với biến.phụ thuộc Tuy nhiên, theo John và cộng sự (2000) khi hệ số tương quan < 0.85 thì có khả năng đảm bảo giá trị phân biệt giữa các biến Nếu hệ số tương quan > 0,85 thì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Bước 2: Xây dựng và.kiểm định mô hình hồi.quy: Sau khi thang đo của các yếu tố được kiểm định, bước tiếp theo sẽ tiến hành chạy.hồi quy tuyến tính và kiểm định với mức ý nghĩa 5% theo mô.hình :

Buớc 3: Kiểm tra vi phạm các giả định hồi quy:

- Công cụ được sử dụng để kiểm tra giả định không có tương quan giữa các phần dư là đại lượng thống kê Durbin – Waston.

- Công cụ được sử dụng để phát hiện.tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến là độ chấp nhận của.biến (Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương.sai (VIF)

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008 quy tắc chung là VIF >

Ngày đăng: 23/11/2023, 09:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu của Mensah, 2017 Nghiên cứu của Chatzoglou và cộng sự (2015) - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CHIA SẺ  TRI THỨC GIỮA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu của Mensah, 2017 Nghiên cứu của Chatzoglou và cộng sự (2015) (Trang 23)
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu của Chatzoglou và cộng sự 2015 Nghiên cứu của Susanto và Aljozab (2015) - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CHIA SẺ  TRI THỨC GIỮA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu của Chatzoglou và cộng sự 2015 Nghiên cứu của Susanto và Aljozab (2015) (Trang 24)
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu. - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CHIA SẺ  TRI THỨC GIỮA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu (Trang 31)
Hình 3.1: Sơ đồ nghiên cứu 3.3. Nghiên cứu sơ bộ: - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CHIA SẺ  TRI THỨC GIỮA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN
Hình 3.1 Sơ đồ nghiên cứu 3.3. Nghiên cứu sơ bộ: (Trang 34)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w