Cơ sở lý luận và Thực tiễn về quản lý bảo vệ rừng
Lý luận về quản lý bảo vệ rừng
Tại Điều 3 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định: “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng” (Quốc hội, 2004).
Tại Điều 4 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 phân định rõ 3 loại rừng (rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất) làm cơ sở cho quy hoạch lâm nghiệp
Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: Rừng phòng hộ đầu nguồn; Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường (Quốc hội, 2004)
Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: Vườn quốc gia; Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh; Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học (Quốc hội, 2004).
Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: Rừng sản xuất là rừng tự nhiên; Rừng sản xuất là rừng trồng; Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận (Quốc hội, 2004).
5 b Quản lý bảo vệ rừng
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, cho nên có nhiều cách định nghĩa không giống nhau về quản lý:
Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức đều có, gồm 05 nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát (Henri Fayol, 1949).
Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định (Harord Koontz, 1992)
Có thể kể ra nhiều ý kiến khác nhau nhưng cách định nghĩa quát và đơn giản về khái niệm quản lý: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động (Đỗ Hoàng Toàn, 2002)
Theo Nguyễn Hữu Hải (2010): “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN”.
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sửa dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt.uản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp (Nguyễn Hữu Hải, 2010).
Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật (Nguyễn Hữu Hải, 2010)
*Quản lý bảo vệ rừng
Quản lý bảo vệ rừng là quản lý nhà nước những lâm phận ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều hơn những mục tiêu quản lý đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội tham gia quản lý bảo vệ rừng gồm các cơ quan nhà nước như UBND,Kiểm Lâm,Công An và cộng đồng dân cư tại địa phương (hội phụ nữ, hội cựu chiến binh,đoàn thanh niên) (Nguyễn Hữu Hải, 2010).
2.1.2 Phân loại rừng a Theo chức năng
Rừng sản xuất: Là rừng được dùng chủ yếu trong sản xuất gỗ,lâm sản, đặc sản Rừng đặc dụng: Là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái Rừng phòng hộ: Rừng phòng hộ: Là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường Rừng phòng hộ đầu nguồn: Rừng ở nơi phát sinh hoặc bắt nguồn nước tạo thành các dòng chảy cấp nước cho các hồ chứa trong mùa khô, hạn chế lũ lụ, chống xói mòn, bảo vệ đất Gồm những rừng có sẵn trong tự nhiên, chủ yếu là rừng hỗn giao gồm nhiều tầng, không đều tuổi, mật độ dày, cây có rễ sâu, bền, chắc Rừng phòng hộ ven biển: Được thành lập với mục đích chống gió hạn, chắn cát bay, ngăn chặn sự xâm mặn của biển, chắn sóng lấn biển, chống sạt lở, bảo vệ các công trình ven biển Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái: Nhằm mục đích điều hòa khí hậu, chống ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch (Quốc hội, 2014).
Rừng giàu: Trữ lượng rừng trên 150 m³/ha
Rừng trung bình: Trữ lượng rừng nằm trong khoảng (100-150) m³/ha Rừng nghèo: Trữ lượng rừng nằm trong khoảng (80-100) m³/ha Rừng kiệt:Trữ lượng rừng thấp hơn 50 m³/ha
2.1.3 Đặc điểm và nguyên tắc quản lý bảo vệ rừng a Đặc điểm quản lý bảo vệ rừng
Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm nguyên tắc quản lý rừng bền vững; kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả tài nguyên rừng; kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có; kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và ngư nghiệp; đẩy mạnh trồng rừng kinh tế gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm rừng (Nguyễn Văn Thủy, 2014). b Nguyên tắc quản lý bảo vệ rừng
Việc bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng và đất phải tuân theo các quy định của Luật này, Luật đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm ổn định lâu dài theo hướng xã hội hoá nghề rừng Bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng; giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên; giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; bảo đảm cho người làm nghề rừng sống chủ yếu bằng nghề rừng Chủ rừng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng rừng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của chủ rừng khác (Nguyễn Văn Thủy, 2014).
2.1.4 Nội dung về quản lý bảo vệ rừng
2.1.4.1 Tổ chức bộ máy quản lý bảo vệ rừng
Bộ máy quản lý có vai trò cực kỳ quan trọng trong một hệ thống tổ chức Bộ máy tốt thì các quy trình làm việc, công tác tổ chức mới hoạt động được trơn chu Đặc biệt đối với hệ thống quản lý bảo vệ rừng, nếu bộ máy quản lý lỏng lẻo, cách tổ chức không chặt chẽ, vai trò trách nhiệm của các đơn vị trong bộ máy phân chia không hợp lý sẽ dẫn đến nhiều bất cập, gây hạn chế đối với việc quản lý bảo vệ rừng Chỉ khi nào bộ máy được thống nhất thì mọi công tác mới được thực hiện theo trình tự, có sự chặt chẽ hợp lý hoá mọi công tác (Chính phủ, 2006a) Ở Việt Nam, bộ máy quản lý bảo vệ rừng từ trung ương đến địa phương được thể hiện ở sơ đồ sau:
Cơ sở thực tiễn về quản lý bảo vệ rừng
2.2.1 Kinh nghiệm quản lý bảo vệ rừng trên thế giới
2.2.1.1 Hệ thống quản lý rừng tự nhiên ở một số nước trong khu vực
Lịch sử quản lý rừng nhiệt đới được phát triển từ những năm đầu của thế kỷ 19 ở Ấn Độ, Mianma và nhanh chóng lan rộng sang nhiều khu vực ở châu Phi Khởi đầu, hoạt động quản lý được thực hiện nhằm bảo vệ có hệ thống các nguồn tài nguyên gỗ Ở giai đoạn sau này, các hoạt động quản lý được đa dạng hoá như: chuyển đổi rừng tự nhiên thành rừng trồng hoặc nông lâm kết hợp (các hệ thống chuyển đổi), tác động nhằm tạo ra rừng tự nhiên có năng suất cao hơn (các hệ thống chặt trắng), hoặc giảm thiểu tác động và sử dụng tái sinh tự nhiên để tạo ra các lâm phần có mục tiêu lấy gỗ (các hệ thống tái sinh tự nhiên) Ngoài ra, quản lý rừng cũng bao gồm các hệ thống phục hồi bằng việc phục hồi lại rừng trên đất đã bị thoái hoá (các hệ thống phục hồi) Theo Trần Văn Côn và cs (2006) có thể gộp các hệ thống quản lý rừng trên thế giới về 4 nhóm chính sau:
Các hệ thống chuyển đổi rừng: Chặt trắng và trồng lại rừng bằng các loài gỗ cứng, thông, bạch đàn hay thay bằng nông nghiệp du canh là đặc điểm chính của các hệ thống này Việc thay thế rừng tự nhiên bằng rừng trồng công nghiệp thường được sử dụng nhằm làm tăng năng suất và đơn giản hoá công tác quản lý Hệ thống này không được áp dụng trên diện rộng ở vùng nhiệt đới Tuy nhiên, ở những khu vực đất đai canh tác nông nghiệp có năng suất thấp thì việc chuyển đổi thành rừng trồng công nghiệp là hợp lý và có triển vọng Mặc dù gỗ rừng trồng có thể không thay thế được gỗ rừng tự nhiên trong sản xuất một số sản phẩm nhưng nó cũng làm giảm áp lực phá rừng bằng khả năng cung cấp của mình (Kanowski et al., 1992).
Bảng 2.1 Hệ thống quản lý rừng trên thế giới Kiểu quản lý rừng Ví dụ cụ thể ở vùng địa lý Nguồn tham khảo Các hệ thống thay thế
Rừng trồng Nigeria Kio& Ekwebalan 1987, Đông Nam Á Davidson 1985,
Hệ thống nông lâm Mayan Mêhicô Go’mez-Pompa et al 1987 Các hệ thống chặt trắng
Chặt đồng tuổi Malayan Malaixia Watt-Smitt 1963,
Chai&Udarbe 1977 Chặt cải thiện lâm phần Philippines FAO 1989
Chặt dưới tán nhiệt đới Nigeria, Assam, Ấn Độ Lowe 1978
Hệ thống mengo Uganđa Earl 1968
Chặt dần theo băng Pêru Hartshorn 1990
Các hệ thống thúc đẩy tái sinh tự nhiên
Chặt chọn có quản lý Malaixia Lee 1982;
Chặt chuyển đổi có chọn Ghana Asabere 1987 lựa
Hệ thống lâm sinh Celos
Chặt tuần tự theo khối
Các hệ thống phục hồi Hỗ trợ tự tái sinh
Ví dụ cụ thể ở vùng địa lý Suriname Trinidad Ốt xtrâylia
Nguồn tham khảo de Graaf 1986 Clubbe & Jhilmit 1992 Sheephrd & Richter 1985 del Amo 1991
Ekwebalan 1987 Nguồn: Trần Văn Côn và cs (2006)
Nông nghiệp du canh rất phổ biến trong các khu vực nhiệt đới Rừng được thay thế bởi các hệ thống nông nghiệp ngắn ngày mà sau đó đất đai được bỏ hoá để cho chu kỳ tiếp theo Hệ thống canh tác nông lâm kết hợp có thể kể đến như Taungya, trong đó các cây gỗ có giá trị được trồng xen với cây nông nghiệp hàng năm Hệ thống này còn có ở dưới dạng các cây tầng dưới của rừng bị chặt để thay vào đó là các cây nông nghiệp như ca cao (Nair, 1992).
Các hệ thống chặt cải thiện: Các hệ thống chặt trắng bao gồm việc biến đổi triệt để các lâm phần gỗ để sau đó được lâm phần có nhiều các cây gỗ có giá trị thương mại hơn Các loài không có giá trị thương mại có thể bị chặt, ken hoặc dùng thuốc để diệt nhằm tạo ra lâm phần mà các loài cây có giá trị thương mại chiếm ưu thế Các hệ thống này đòi hỏi lâm phần phải có đủ cây con thuộc loài có giá trị và có đủ cây gieo giống Hệ thống này đòi hỏi chu kỳ kinh doanh dài (có thể đến 70 năm) dẫn đến việc thay thế nó bằng các hệ thống khai thác theo luân kỳ đang được áp dụng ở hầu hết các vùng nhiệt đới.
Các hệ thống chặt thúc đẩy tái sinh tự nhiên: Những hệ thống "chặt chọn" hoặc "chặt luân phiên" nhằm cố gắng giảm thiểu những tác động không có lợi đối với những cây có giá trị thương mại và bảo vệ sự sinh trưởng của chúng. Quá trình tái sinh có thể coi là diễn ra hoàn toàn tự nhiên mà không đòi hỏi những tác động đáng kể nào của con người Mục tiêu đặt ra là đạt được lâm phần sau khai thác mà kích cỡ và mật độ của lỗ trống được tạo ra không làm thay đổi kiểu tái sinh và số lượng cây con của các loài có giá trị thương mại, những loài này được tạo ra sẽ đạt được ở luân kỳ hai (trong khoảng thời gian 20-30 năm sau) Hiệu quả kinh tế của các mô hình này không chắc chắn bởi vì nguồn vốn thu được từ các hoạt động khai thác đầu tiên thấp hơn các hệ thống theo luân kỳ Mặt khác, chi phí quản lý dài hạn lại thấp hơn.
Các hệ thống tác động tối thiểu tạo ra những cơ hội tốt nhất cho các mục tiêu quản lý hướng tới bảo tồn Tuy nhiên, như đã chỉ ra bởi Whitmore (1990), mặc dù phương pháp này là tốt về mặt lý thuyết và có triển vọng thực tiễn nhưng không có một bằng chứng cụ thể về tính bền vững nào của hệ thống này trong thời gian dài
Hệ thống quản lý rừng
Hệ thống chu kỳ đơn
Hệ thống chu kỳ phức (lựa chọn)
Tái sinh tự nhiên Tái sinh nhân Tái sinh tự nhiên Tái sinh
(shelterwood) tạo (selection) nhân tạo
Sơ đồ 2.1 Hệ thống quản lý rừng tự nhiên nhiệt đới
Nguồn: Foli và Ofosu-Asiedu (1997)
MUS: Malaysian Uniform System (Asia) - Chặt đồng tuổi Malaixia
TSS: Tropical Shelterwood System (West Africa) - Chặt đồng tuổi nhiệt đới (Tây Phi)
PES: Post Exploitation System (West Africa) SMS: Selection Management System (Asia) - Chặt chọn (châu Á)
MSS: Modified Selection System (West Africa) - Chặt chuyển đổi (Tây Phi)
GLS: Girth Limit System (Africa) - Chặt hạn chế theo đường kính (châu Phi)
INS: Improvement of Natural Stand (Africa) - Chặt cải thiện lâm phần (châu Phi)
CSS: CELOS Silvicultural System (Latin America) - Hệ thống CELOS (Mỹ latinh) Dawkins và Philip (1998) lại mô tả lịch sử các hệ thống quản lý rừng mưa nhiệt đới theo thời gian, các hệ thống này lấy tái sinh tự nhiên là chủ đạo, sự phát triển của các hệ thống này có thể mô tả bằng sơ đồ sau:
(Chặt cải thiện tái sinh) 1927
(Chặt cải thiện tái sinh) 1927
Trinidad (TSS) Nigeria (TSS kiểu 1) c.1939 c.1944
Puerto Rico (Chặt Ghana (TSS) c.1945 chọn) c 1943
Ghana ( Chặt chọn) c Nigeria (chặt theo
Sabah and Sarawak Uganđa (Chặt (Chặt đồng tuổi) đồng tuổi) c.1960 c.1950
Malaixia (Chặt chọn có hệ thống ) c cuối 1970s
Surinam (chặt theo chu kỳ) c.1970
Brazil (chặt giới hạn đường kính
Sơ đồ 2.2 Lịch sử các hệ thống quản lý rừng sử dụng tái sinh tự nhiên trong kinh doanh rừng nhiệt đới
Nguồn: Foli và Ofosu-Asiedu (1997)
Các hệ thống phục hồi: Trong những hệ thống này, quản lý rừng được đưa ra nhằm tái sinh những rừng sản xuất trên đất đã bị thoái hoá mà quá trình diễn thế thoái bộ có thể vẫn tiếp tục xảy ra trong luân kỳ tiếp theo, như các thảm cỏ Imperata của Đông Nam Á Các khu rừng bị phá hoại nghiêm trọng bởi khai thác không hợp lý, không có khả năng tự phục hồi cũng là đối tượng để thực thi những hệ thống quản lý rừng này
Theo Foli và Ofosu-Asiedu (1997), các hệ thống quản lý rừng ở vùng nhiệt đới ẩm có thể gộp thành hai nhóm chính, nhóm các hệ thống hướng rừng về cấu trúc đơn giản hơn, rừng có xu hướng trở thành đồng tuổi hoặc cùng kích thước (monocyclic management systems) và nhóm các hệ thống quản lý có tính chu kỳ, thúc đẩy tái sinh tự nhiên nhằm tạo ra rừng có cấu trúc gần với tự nhiên (polycyclic management systems) Cụ thể như sơ đồ trên.
2.2.1.2 Kinh nghiệm tái trồng rừng ở Hàn Quốc
Nhìn lại lịch sử vào những năm 1910 dưới triều đại Joseon, tất cả các khu rừng thuộc sở hữu của Chính phủ và khi đó Chính phủ cho phép người dân khai thác gỗ để làm nguyên liệu, chỉ có rừng thông là được Chính phủ quản lý nhằm phục vụ cho nhu cầu xây dựng như: Cung điện, toà nhà chính phủ, tàu thuỷ, đền thờ…Đến những năm 1910 - 1945, Hàn Quốc đặt dưới ách đô hộ của Đế quốc Nhật bản, công cuộc khai thác gỗ với quy mô lớn của người Nhật để phục vụ cho xây dựng ở Mãn Châu, và sau là cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950- 1953 đã làm cho hầu hết rừng của Hàn Quốc bị tán phá nặng nề, khắp nơi chỉ là vùng đồi núi trơ trọc Trước những năm 1960, dưới thời tổng thống Syng Man Rhee cũng đã phát động phong trào trồng rừng để chống xói mòn và phủ xanh đất trống, song do thiếu sự quyết tâm của Chính phủ, việc triển khai không có hệ thống và thiếu kinh phí nên phong trào đã không thành công Trên cương vị Tổng thống ông đã đặc biệt quan tâm đến phát triển kinh tế và trồng rừng Để giúp việc cho Tổng thống trong việc biến ý tưởng của ông thành hiện thực, ngày 20/5/1961 Tổng thống Pack đã bổ nhiệm một Bộ trưởng Nông nghiệp và Lâm nghiệp mới đầy tâm huyết và trách nhiệm Ngay sau đó Tổng thống Pack đã ban hành luật lâm nghiệp, đây là luật đầu tiên về lâm nghiệp kể từ sau năm 1945 và cũng là pháp luật mẹ của luật lâm nghiệp hiện nay (Nguyễn Văn Thủy, 2014).
Việc làm đầu tiên của Chính phủ sau khi luật lâm nghiệp ra đời là tuyển dụng 460 nam giới để làm việc trong vườn ươm và họ được trả lương rất cao.
Những công nhân này được gửi đến các địa phương trong cả nước, nhiệm vụ của họ là sản xuất giống cây phục vụ cho việc trồng rừng với chỉ tiêu mỗi người phải ươm ít nhất 01 triệu cây giống mỗi năm, như vậy ngay năm đầu tiên đã có gần 500 triệu cây giống được cung cấp Để có thể nhanh chóng trồng hết số cây giống đã sản xuất, tháng 2/1963 Tổng thống Pack đã ban hành đạo luật tạm thời về trồng rừng, theo đó những nam giới ở độ tuổi từ 29 - 33 tuổi đều phải tham gia vào hợp tác xã lâm nghiệp, việc trồng rừng chống xói mòn gần như là bắt buộc đối với hầu hết người dân lao động Điều khác biệt ở đây là chính sách chọn cây để trồng Chính phủ Hàn Quốc đã nghiên cứu kỹ lưỡng và chọn những cây có thể mang lại nhiều lợi ích cho người dân, nhất là những loại giống cây nhập ngoại có giá trị và phù hợp với đặc điểm Hàn Quốc Trong những năm đầu, cây minh quyết đen đã được chọn để trồng đại trà, đây là một loại cây có nhiều giá trị được giới thiệu từ Mỹ vào năm 1898. Xuất thân từ tầng lớp nông dân nghèo nên Tổng thống Pack thấm thía sự thiếu đói, nên ông đã đưa cây hạt dẻ vào trồng trong cả nước với quan điểm: “Ba con chim trong một hòn đá”, điều này có nghĩa là cây hạt dẻ có thể giải quyết 3 mục đích: vừa chống xói mòn đất, vừa làm thực phẩm, vừa tăng thu nhập cho người dân nghèo. Bên cạnh cây minh quyết đen và cây hạt dẻ, năm 1962 cây dương Ý cũng được đưa về trồng nhiều ở các bờ sông Dương ý cũng là cây có giá trị cao, cây này thường được trồng ở các vùng khí hậu ôn đới, ngoài việc cung cấp gỗ có chất lượng cao, cung cấp nguyên liệu làm giấy in, lá có thể dùng làm trà để uống có tính lợi tiểu, hay sản xuất thuốc nhuộm và mỹ phẩm; Quả bạch dương đã từng được sử dụng như là nguồn lương thực chính của người Inca (Nguyễn Văn Thủy, 2014)
Năm 1970, Tổng thống Pack Chung Hee phát động phong trào Saemaul (phong trào làng mới), phong trào dựa trên 3 trụ cột chính “Cần cù, tự lực và hợp tác”, phong trào Saemaul ra đời đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tái trồng rừng ở Hàn Quốc Từ phong trào đã hình thành lên các vườn ươm Saemaul, tiếp theo là các câu lạc bộ phụ nữ, quân đội, học sinh sinh viên, công nhân trong các nhà máy đều giương cao ngọn cờ Saemaul để tham gia trồng rừng một cách tự nguyện Tổng thống Pack cùng các Bộ trưởng thường xuyên đi kiểm tra các vườn ươm và rừng trồng để động viên và khích lệ phong trào Họ còn hình thành lên hệ thống kiểm tra cây trồng và yêu cầu tất cả các lực lượng hát quốc ca khi hành quân đến các khu vực trồng rừng Ban đầu, phong trào trồng rừng cũng gặp muôn vàn khó khăn, nhất là ở các vùng núi đá có độ dốc lớn, hoặc những vùng núi cao gió mạnh, họ đã phải tạo ra các bậc thang để giữ đất và nước, thậm chí họ phải treo người trên không trung, khoan đá và đưa đất vào các hốc đá để trồng rừng Ở những vùng có gió mạnh họ đã phải tạo ra các hàng rào chắn bằng gỗ để giữ cho cây non không bị bật gốc… Tất cả những công việc khó khăn đó đều được làm bằng sức người với tinh thần của phong trào Saemaul (Nguyễn Văn Thủy, 2014)
Ngoài việc trồng rừng chống xói mòn, 1969 Chính phủ Hàn Quốc đặc biệt quan tâm đến việc trồng cây để tạo vành đai xanh tại các thành phố, trồng cây tạo cảnh quan tại các di sản văn hoá, cụm công nghiệp, đường sắt, vườn quốc gia, khu du lịch và tạo cảnh quan hai bên đường trong thành phố…Hầu hết cây được chọn trồng là những cây có hình thức đẹp như cây ngân hạnh, cây lá phong, cây thông…Đến Hàn Quốc nhất là vào mùa thu, chúng ta sẽ bị mê đắm bởi màu sắc của cỏ cây hoa lá đủ màu khoe sắc dưới nắng thu, đây chính là điểm khác biệt trong việc chọn cây để trồng tại Hàn Quốc Để bảo vệ rừng trồng, ngoài việc ban hành các đạo luật để quản lý, Bộ Lâm nghiệp và Nông nghiệp phối hợp tốt với Bộ Nội vụ để quản lý, bảo vệ rừng, họ tổ chức tốt phong trào Saemaul để huy động lực lượng cảnh sát bảo vệ rừng Họ xử lý nghiêm các hành vi khai thác gỗ bất hợp pháp, chỉ trong thời gian ngắn với ý chí quyết tâm của Chính phủ đã quét sạch các vụ khai thác gỗ lậu, hơn 600 “lâm tặc” đã bị tống giam vào tù Còn rất nhiều điều để nói về sự quyết tâm cũng như sự sáng tạo của người dân Hàn Quốc trong việc trồng rừng, song có thể tóm tắt lại bằng
10 dự án lớn dẫn đến sự thành công trong trồng rừng mà Tổng thống Pack đã khởi xướng, đó là: Họ bắt đầu phong trào bằng việc trồng rừng gỗ nguyên liệu; Tiếp theo là các kế hoạch kiểm soát xói mòn; Kế hoạch trồng rừng 10 năm đầu tiên; Ban hành Quy chế giảm chặt phá rừng làm rẫy; Trồng cây hạt dẻ để làm lương thực và tăng thu nhập cho nông dân; Tập trung cho công tác bảo vệ rừng một cách nghiêm ngặt; Phát triển hệ thống công viên quốc gia (hiện tại Hàn Quốc có 20 công viên); Tạo ra hệ thống vành đai xanh xung quanh các thành phố lớn; Trồng cây tạo cảnh quan tại các di sản văn hoá và phát động phong trào bảo tồn thiên nhiên (Nguyễn Văn Thủy, 2014). Để có thể thực hiện thành công 10 dự án lớn trên họ đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm quý: Một là, có sự lãnh đạo mạnh mẽ và quyết liệt của Tổng thống Park, ông đã thường xuyên tạo ra động lực cao, sự nhiệt tình và thường xuyên quan tâm hỗ trợ phong trào; Hai là, có sự vào cuộc mạnh mẽ của Chính phủ (Bộ
Phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Lục Ngạn
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Ngạn, (2016)
Lục Ngạn là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nằm trên trục đường
Quốc lộ 31, có địa giới hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn;
- Phía Tây và Nam giáp huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang;
- Phía Đông giáp huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang
Trung tâm huyện lỵ cách trung tâm thành phố Bắc Giang 40km, có tổng diện tích là 60.694,9 ha, với 30 đơn vị hành chính được chia thành 2 vùng rõ rệt:
Vùng thấp gồm 17 xã và 1 thị trấn, vùng cao gồm 12 xã (UBND huyện Lục Ngạn, 2016)
Huyện Lục Ngạn là một huyện miền núi địa hình chia cắt thành hai vùng rõ rệt là vùng núi và vùng đồi thấp: Địa hình vùng núi cao
Chiếm gần 60% diện tích tự nhiên toàn huyện; bao gồm 12 xã là Sơn Hải, Cấm Sơn, Tân Sơn, Hộ Đáp, Phong Minh, Sa Lý, Phong Vân, Kim Sơn, Phú Nhuận, Đèo Gia, Tân Lập, Tân Mộc Vùng này địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc khá lớn, độ cao trung bình từ 300- 400 m, nơi thấp nhất là 170 m so với mực nước biển Trong đó núi cao độ dốc >25 0 , chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên trong vùng và chủ yếu là diện tích rừng tự nhiên Vùng này dân cư chủ yếu là các dân tộc ít người, có mật độ dân số thấp, khoảng 110 người/km 2 , kinh tế chưa phát triển, tiềm năng đất đai còn nhiều, có thể phát triển kinh tế rừng, chăn nuôi đại gia súc và trồng cây ăn quả Trong tương lai có điều kiện phát triển du lịch tại các hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần (UBND huyện Lục Ngạn, 2016). Địa hình vùng đồi thấp
Bao gồm 17 xã còn lại và 1 thị trấn Diện tích chiếm trên 40% diện tích toàn huyện địa hình có độ chia cắt trung bình với độ cao trung bình từ 80 - 120 m so với mực nước biển Đất đai trong vùng phần lớn là đồi thoải, một số nơi đất bị xói mòn, thường thiếu nguồn nước tưới cho cây trồng Nhưng ở vùng này đất đai lại thích hợp với trồng các cây ăn quả như: hồng, nhãn, vải thiều Đặc biệt là cây vải thiều, vùng này đã và đang phát triển thành một vùng chuyên canh vải thiều lớn nhất miền Bắc, đồng thời tiếp tục trồng cây lương thực, phát triển công nghiệp chế biến hoa quả Trong tương lai còn có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái kiểu miệt vườn (UBND huyện Lục Ngạn, 2016).
Lục Ngạn nằm trọn trong vùng Đông Bắc Việt Nam nên chịu ảnh hưởng của vùng nhiệt đới gió mùa, trong đó có tiểu vùng khí hậu mang nhiều nét đặc trưng của vùng miền núi, có khí hậu tương tự các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên.
- Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,5 0 C, vào tháng 6 cao nhất là 27,8 0 C, tháng 1 và tháng 2 nhiệt độ thấp nhất là 18,8 0 C Bức xạ nhiệt trung bình so với
38 các vùng khí hậu nhiệt đới, số giờ nắng bình quân cả năm là 1.729 giờ, số giờ nắng bình quân trong ngày là 4,4 giờ Với đặc điểm bức xạ nhiệt như vậy là điều kiện thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng Độ ẩm không khí trung bình là 81%, cao nhất là 85% và thấp nhất là 72% Gió bão: là vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, vào mùa đông tốc độ gió bình quân 2,2m/s, mùa hạ có có gió mùa đông nam, là vùng ít chịu ảnh hưởng của bão Đánh giá chung về điều kiện khí hậu thời tiết có thể thấy Lục Ngạn là vùng có lượng mưa thấp, ít sương muối, mưa xuân đến muộn hơn, ẩm độ không khí không quá cao, lượng bức xạ nhiệt trung bình, đó là những yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho cây ăn quả (nhất là vải thiều) đậu quả tốt hơn khi ra hoa thụ phấn so với các huyện khác trong tỉnh Bắc Giang (UBND huyện Lục Ngạn, 2016).
So với các vùng khác trong tỉnh Bắc Giang, Lục Ngạn thường có lượng mưa thấp hơn Lượng mưa trung bình hàng năm 1321mm, lượng mưa năm cao nhất 1780mm tập trung vào các tháng 6,7,8, lượng mưa năm thấp nhất là 912mm, tháng có ngày mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1 Đây là một khó khăn cho phát triển cây trồng và vật nuôi (UBND huyện Lục Ngạn, 2016). 3.1.2 Các nguồn tài nguyên
Lục Ngạn có tổng diện tích đất tự nhiên là 101.223,72 ha Theo kết quả điều tra bổ sung gần đây nhất cho thấy đất Lục Ngạn có 6 nhóm đất chính và 14 nhóm đất phụ sau: Nhóm đất phù sa sông suối có diện tích là 2.148,15 ha, chiếm 2,16% diện tích đất điều tra Trong nhóm đất này có tới 80% diện tích có thể trồng các cây hoa màu và 20% diện tích đất có thể cấy 2 vụ lúa và 1 vụ màu Nhóm đất bùn lầy có diện tích 18,79 ha chiếm 0,02% diện tích đất điều tra thổ thưỡng phân bố ở vùng trũng, thường xuyên bị ngập úng Số diện tích này có thể cải tạo để nuôi trồng thuỷ sản. Nhóm đất Feralít vàng nhạt ở trên núi có độ cao từ 700 - 900m so với mực nước biển có diện tích là 1.728,72 ha chiếm 1,82% diện tích đất điều tra Nhóm đất này có độ dốc tương đối lớn, tầng dày từ 30 - 100cm thích hợp với phát triển cây lâm nghiệp, cần trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng Nhóm đất Feralít trên núi, ở độ cao từ
200 - 700m so với mặt nước biển có diện tích 23.154,73 ha, chiếm 24,4% diện tích điều tra, phân bố chủ yếu ở vùng đồi cao, độ dốc lớn, thích hợp với việc phát triển lâm nghiệp Trong nhóm đất này một số diện tích ở độ cao trung bình trên 200m có thể trồng các loại cây ăn quả lâu năm như: nhãn, hồng, vải thiều Nhóm đất Feralít ở vùng đồi thấp, ở độ cao từ 25 - 200m có diện tích là 56.878,42 ha, chiếm 59,93% diện tích điều tra. Nhóm đất này thích hợp với việc trồng rừng, trồng các cây công nghiệp và các cây ăn quả như : nhãn, vải thiều, hồng, na, đặc biệt là cây vải thiều cho hiệu quả kinh tế cao Nhóm đất trồng lúa có diện tích là 5.042 ha, chiếm 4,98% so với diện tích tự nhiên Nhóm đất này phân bố ở các cánh đồng bằng phẳng và ruộng bậc thang trên các đồi thấp Đất này có tầng dày khá thích hợp cho việc trồng các cây lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn, rau Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nhiều nơi đã bị bạc màu Lục Ngạn tuy là huyện miền núi nhưng có khoảng hơn
10 ngàn ha đất tương đối bằng có độ dốc từ 0 - 8 0 chiếm khoảng 10% so với diện tích đất tự nhiên Đây là một thuận lợi cho việc trồng cây lương thực và hoa màu Nếu có biện pháp khai thác, cải tạo đất để tăng độ phì, trồng cây lương thực có năng suất cao thì sẽ giải quyết tốt vấn đề lương thực cho nhân dân trong huyện Huyện có hơn 30% đất có độ dốc từ 8 - 25 0 , phân bố ở các vùng đồi núi thấp Đây là một tiềm năng phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả, đặc biệt là cây vải thiều đang có xu hướng phát triển mạnh Khoảng 60% đất còn lại có độ dốc > 25 0 phù hợp với phát triển lâm nghiệp và nghề rừng Đất đai Lục Ngạn với đặc điểm khí hậu ở vùng nhiệt đới gió mùa Tuy lượng mưa hàng năm ít hơn so với các vùng khác trong tỉnh Bắc Giang, nhưng có tài nguyên nước mặt ở sông Lục Nam và các hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần có trữ lượng tương đối lớn, nếu được khai thác hợp lý sẽ có điều kiện phát triển nền kinh tế đa dạng theo hình thức nông lâm - công nghiệp và thương mại dịch vụ, du lịch vườn trại trên cơ sở một hệ sinh thái đa dạng của nhiều loại cây rừng, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao (UBND huyện Lục Ngạn, 2016).
Trên địa bàn huyện có sông Lục Nam chảy qua dài gần 45 km từ Đèo Gia xuống Mỹ An đến Phượng Sơn Nước sông chảy quanh năm với lưu lượng khá lớn Mức nước sông trung bình vào mùa lũ khoảng 4,5m, lưu lượng lũ lớn nhất:
Q max = 1.300 - 1.400 m 3 /s, lưu lượng nước mùa kiệt Q min = 1 m 3 /s Ngoài sông Lục Nam còn có nhiều suối nhỏ nằm rải rác ở các xã vùng núi cao.
Ngoài sông Lục Nam, trên địa bàn huyện còn có nhiều suối nhỏ nằm rải rác ở các xã vùng cao, hệ thống ao hồ chứa tương đối nhiều do kết quả hoạt động
40 tích cực của phong trào thuỷ lợi, đắp đập ngăn nước Hồ Cấm Sơn có diện tích tại địa phương lớn nhất huyện 2.600 ha, hồ Khuôn Thần diện tích 140ha và hàng chục hồ chứa khác với tổng diện tích hàng ngàn ha, cùng với hệ thống sông suối đã cung cấp một lượng nước khá lớn đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân (UBND huyện Lục Ngạn, 2016).
Nguồn nước ngầm: hiện tại chưa được điều tra kỹ để đánh giá về trữ lượng nước ngầm nhưng qua khảo sát sơ bộ các giếng ở một số vùng trong huyện cho thấy mực nước ngầm nằm không quá sâu (khoảng 20 - 25 m), chất lượng nước khá tốt, có thể khai thác dùng trong sinh hoạt của các điểm dân cư. Nhìn chung nguồn nước trong huyện có trữ lượng và chất lượng tương đối tốt, có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân Tuy nhiên, do đặc điểm lượng mưa thấp hơn các vùng khác trong tỉnh nên sản xuất nông nghiệp cũng gặp không ít khó khăn, có năm do hạn hán kéo dài, nhiều hồ đập bị cạn kiệt nước đã gây ảnh hưởng lớn đến thời vụ sản xuất và đời sống của nhân dân Vì vậy trong tương lai cần phải khảo sát kỹ về trữ lượng nước, có kế hoạch hợp lý, kết hợp với việc bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn để khắc phục tình trạng thiếu nước trong mùa khô hạn (UBND huyện Lục Ngạn, 2016).
Tóm lại, tài nguyên nước Lục Ngạn ở các sông Lục Nam và hai hồ chứa lớn là Cấm Sơn và Khuôn Thần cùng nhiều hồ, sông suối nhỏ có tiềm năng rất lớn, huyện cần bổ xung hoàn chỉnh hệ thống lấy nước, dự trữ nước một cách hợp lý sẽ phục vụ tốt cho sản xuất nông - lâm nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt, đồng thời cần tiến hành thăm dò đánh giá nguồn nước ngầm đi đôi với việc đẩy mạnh công tác trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc để giữ lượng nước mưa.
Lục Ngạn là huyện miền núi có diện tích lâm nghiệp là 58.681,6 ha, chiếm 57,97% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện Trong đó, diện tích đất rừng tự nhiên 32.071,6 ha, chiếm 54,65% tổng diện tích đất lâm nghiệp Diện tích đất rừng trồng là 26.610 ha, chiếm 45,35% tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện (UBND huyện Lục Ngạn, 2016) 3.1.2.4 Tài nguyên khoáng sản
Huyện Lục Ngạn có một số khoáng sản quý như: than, đồng, vàng , theo tài liệu điều tra tài nguyên dưới lòng đất cho biết: về than các loại có trữ lượng khoảng 30.000 tấn Quặng đồng có khoảng 40.000 tấn nhưng hàm lượng thấp nên không có ý nghĩa khai thác công nghiệp Ngoài ra Lục Ngạn còn có vàng sa khoáng nhưng trữ lượng không lớn, một số khoáng sản khác như đá, sỏi, cát, đất sét có thể khai thác để sản xuất các loại vật liệu xây dựng phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội (UBND huyện Lục Ngạn, 2016).
Phương pháp nghiên cứu
- Tác giả lựa chọn 3 xã thí điểm điều tra nghiên cứu đó là xã Phong Vân; Biển Động và Tân Lập Đây là 3 xã có tỷ lệ rừng cao của huyện, đồng thời 3 xã này đều có trạm kiểm lâm đang hoạt động
- Đối với cơ quan là các cơ quan quản lý bảo vệ tác giả chọn các phòng ban chức năng trực thuộc UBND huyện như phòng Nông nghiệp và PTNT, Hạt Kiểm lâm… phỏng vấn lãnh đạo các đơn vị, các chuyên viên ở Chi Cục Kiểm Lâm và Hạt Kiểm Lâm
- Đối với UBND xã: Phỏng vấn lãnh đạo UBND xã, cán bộ địa chính nông lâm về công tác bảo vệ và phát triển rừng…
- Đối với các hộ gia đình: Lựa chọn ngẫu nhiên các hộ gia đình có rừng (30hộ/xã)
+ Xã Phong Vân: có diện tích rừng là 1.102 ha chiếm 1,88% diện tích rừng của toàn huyện
+ Xã Tân Lập: diện tích rừng là 1.291 ha chiếm 2,20% diện tích rừng của toàn huyện
+ Xã Biển Động: diện tích rừng là 1.447 ha chiếm 2,47% diện tích rừng của toàn huyện
3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu a Dữ liệu thứ cấp
Bảng 3.1 Thông tin thu thập dữ liệu thứ cấp Loại dữ liệu thứ cấp Nguồn cung cấp
Cơ sở lý luận và thực tiễn về tăng cường quản lý bảo vệ rừng và những thông tin số liệu trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan đến quá trình nghiên cứu đề tài đã được công bố: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
(tự nhiên - kinh tế - xã hội)
Tình hình chung về tăng cường quản lý nhà nước đối với rừng
Các tài liệu nghiên cứu, giáo trình giảng dạy của các trường, tạp chí, tập san, báo cáo khoa học chuyên ngành đã được công bố; Các công trình nghiên cứu khoa học và các tác phẩm có liên quan đến tăng cường quản lý bảo vệ rừng
Tổng hợp từ các báo cáo thống kê của Cục Thống kê
Báo cáo tổng kết các năm của Sở Nông nghiệp, và PTNT,Chi Cục kiểm lâm tỉnh Bắc Giang , UBND huyện, Báo cáo thực hiện các DA phát triển rừng của huyện; Báo cáo quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp của huyện; Niên giám thống kê của huyện Lục Ngạn 2012- 2016
Nguồn: Tác giả tổng hợp (2016)
Thông tin thứ cấp là những thông tin đã có sẵn, được tổng hợp từ trước và đã được công bố Trong luận văn này, thông tin thứ cấp được thu thập từ báo cáo tổng kết của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, các ban, ngành, phòng thống kê huyện, internet, sách, tạp chí,… bao gồm các thông tin về tình hình bảo vệ và phát triển rừng, lực lượng kiểm lâm và các lực lượng khác tham gia bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn nghiên cứu,… Đây là nguồn thông tin chủ yếu được dùng làm cơ sở cho việc phân tích khái quát cơ sơ lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu b Dữ liệu sơ cấp
- Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn là chủ rừng chọn đại diện
- Các hộ gia đình nhận khoán, trồng chăm sóc và bảo vệ rừng chọn đại diện
- Các cán bộ quản lý rừng trong đó huyện 15 người xã 5 người
Số lượng các mẫu được chọn được tổng hợp ở bảng 3.2 dưới đây
Bảng 3.2 Phân bố số lượng mẫu điều tra
STT Nội dụng Đơn vị Số lượng Tổng
4 Cán bộ quản lý(huyện và xã Người 20 20
Nguồn: Tác giả tổng hợp (2016)
* Các dữ liệu này thu thập được bằng các phương pháp:
- Sử dụng phỏng vấn nhanh các đối tượng như: cán bộ làm công tác quản lý bảo rừng, các ban ngành cấp huyện và xã có liên quan đến công tác quản lý rừng của huyện Mục đích là trao đổi, tham khảo ý kiến để tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình nâng cao quản lý bảo vệ rừng.
- Điều tra chọn mẫu 90 hộ: Dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình nhận khoán đất, liên doanh sản xuất lâm nghiệp với lâm trường theo bảng câu hỏi Từ đó tìm hiểu về diện tích đất đai, tình hình quản lý bảo vệ, hiệu quả sử dụng đất rừng ý kiến nhận xét, đánh giá, kiến nghị của họ về nâng cao quản lý rừng ở huyện
- Phỏng vấn sâu 20 cán bộ quản lý rừng về các khó khăn và biện pháp tăng cường QLBVR
Trên cơ sở số liệu thu thập được tiến hành xử lý, phân tích, tính toán các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích nghiên cứu
3.2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu và phân tích thông tin
- Các dữ liệu thu thập xong, thẩm tra, hiệu chỉnh vào máy tính
- Hệ thống sắp xếp lại, phân bổ dữ liệu xây dụng bảng số liệu,sơ đồ,đồ thị các hộp thông tin
- Các số liệu được tổng hợp và tính toán qua phần mềm Exel
3.2.3.2 Phân tích thông tin a Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng, huyện Lục Ngạn
Số liệu sau khi thu thập được xử lý thống kê thể hiện bằng hệ thống các bảng biểu, được xử lý bằng phần mềm Excel và so sánh các chỉ số về diễn biến rừng, phát triển rừng để đánh giá đúng thực trạng quản lý rừng trên địa bàn nghiên cứu, giúp cho việc đề xuất các giải pháp có tính khả thi, ứng dụng được rộng rãi vào thực tiễn b Phương pháp so sánh
So sánh các chỉ tiêu đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng của Chi cục kiểm lâm, Hạt kiểm lâm huyện theo thời gian và theo không gian để rút ra các kết luận về xu hướng phát triển của hiện tượng
Xác định gốc để so sánh: So sánh kết quả quản lý bảo vệ rừng năm nay so với năm trước; So sánh kết quả quản lý bảo bảo rừng giữa thực tế và yêu cầu; Để so sánh các chỉ tiêu cần đảm bảo các điệu kiện sau Điều kiện để so sánh: Phải thống nhất về nội dung của chỉ tiêu; Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu; Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả thời gian và giá trị c Phương pháp SWOT
Phương pháp SWOT là phương pháp dùng để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối quản lý và phát triển rừng của huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang thời gian qua, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng Quản lý bảo vệ rừng huyện Lục Ngạn thời gian tới
- Phân tích điểm mạnh ; Điểm mạnh là tất cả những đặc điểm, điều kiện về tự nhiên và kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu làm cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng gặp nhiều thuận lợi, tốn ít công sức, tiền của mà vẫn đem lại hiệu quả cao
- Phân tích điểm yếu ; Điểm yếu là tất cả những gì bất lợi về điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội, gây cản trở, khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, mặc dù được đầu tư tiền của, công sức, nhưng kết quả mang lại thường không được như mong muốn
- Phân tích cơ hội ; Cơ hội là sự xuất hiện những khả năng cho phép người ta làm một việc gì đó Trong việc bảo vệ và phát triển rừng, các chủ chương, chính sách của nhà nước hoặc sự đầu tư của các doanh nghiệp để phát triển du lịch sinh thái là cơ hội để thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các phương án bảo vệ và phát triển rừng
Kết quả nghiên cứu và Thảo luận
Thực trạng quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện lục ngạn
4.1.1 Bộ máy quản lý bảo vệ rừng
Bộ máy quản lý bảo vệ rừng huyện Lục Ngạn được thể hiện ở sơ đồ 4.1. Theo sơ đồ này tham gia quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện gồm có: UBND huyện, xã; Phòng NN&PTNT; Hạt kiểm lâm và các trạm kiểm lâm ,UBNDcác xã, ngoài ra còn có các đội kiểm lâm cơ động, đội phòng cháy chữa cháy.
Nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của từng bộ phận tham gia như sau:
Hạt kiểm lâm: Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn; huy động các đơn vị vũ trang, lực lượng, phương tiện khác của các đơn vị, cá nhân đóng trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, ứng cứu những vụ cháy rừng và những vụ phá rừng nghiêm trọng trong những tình huống cần thiết và cấp bách
Phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng, thực hiện bảo vệ rừng trên địa bàn: Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phát triển rừng; phòng, trừ sâu bệnh hại rừng; Kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản; tổ chức tuần tra, truy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại rừng, khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép trên địa bàn; Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chế độ, chính sách về quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng, quản lý khai thác và sử dụng lâm sản; vận động nhân dân bảo vệ, phát triển rừng; xây dựng lực lượng quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; huấn luyện nghiệp vụ cho các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; Hướng dẫn chủ rừng, cộng đồng dân cư địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, quy ước bảo vệ rừng; Phối hợp với Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ trong công tác bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn; Thực hiện các nhiệm vụ khác về phát triển lâm nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân công.
Tổ chức, chỉ đạo, quản lý hoạt động nghiệp vụ: Quản lý tổ chức, biên chế, kinh phí, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức của đơn vị theo quy định của pháp luật; Bố trí, chỉ đạo, kiểm tra công chức kiểm lâm địa bàn cấp xã; theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp; Tổ chức, chỉ đạo, quản lý hoạt động của các Trạm Kiểm lâm; Xử lý hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xử lý các vụ vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật; Kiểm tra việc thực hiện các phương án, quy hoạch, thiết kế kinh doanh rừng, quy trình điều chế, khai thác; Chịu sự chỉ đạo, điều hành, chấp hành chế độ báo cáo thống kê và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện; tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương về: nông nghiệp; lâm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang trại nông thôn; kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, gắn với ngành nghề, làng nghề ở nông thôn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân huyện và theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành, lĩnh vực công tác ở địa phương
Trạm Kiểm Lâm Địa Bàn: Báo cáo và đề nghị với Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm về công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn; Phát hiện những vụ phá rừng, khai thác rừng, vận chuyển, buôn bán lâm sản và động vật rừng trái phép báo cáo kịp thời với Hạt trưởng và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ngăn chặn, xử lý kịp thời; Thống kê, kiểm kê rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn được phân công; Kiểm tra hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Hướng dẫn và giám sát các chủ rừng trong việc bảo vệ và phát triển rừng, gây nuôi trồng cấy nhân tạo động vật, thực vật hoang dã; Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; Xử lý các vi phạm hành chính theo thẩm quyền. Ủy Ban Nhân Dân Xã: Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn xã theo quy định hiện hành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc
54 để xảy ra phá rừng, mất rừng, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích ở địa phương Tuyên truyền giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, các chế độ, chính sách của Nhà nước, các quy định của tỉnh về bảo vệ phát triển rừng; chỉ đạo, hướng dẫn chủ rừng, chủ lâm sản thực hiện các quy định của Nhà nước về khai thác rừng, lưu thông và kinh doanh lâm sản theo thẩm quyền trên địa bàn xã Quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã, bao gồm: Diện tích, ranh giới các khu rừng, danh sách chủ rừng, các hợp đồng giao nhận khoán, bảo vệ khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng của các chủ rừng với hộ gia đình, cá nhân trong xã Chỉ đạo các thôn, bản xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy định của pháp luật; hướng dẫn nhân dân thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng, sử dụng đất lâm nghiệp theo quy hoạch được phê duyệt Thực hiện theo dõi diễn biến rừng, biến động đất lâm nghiệp, cung cấp thông tin, số liệu báo cáo với cơ quan cấp huyện, Hạt Kiểm lâm huyện, thành phố; chủ động hoặc phối hợp với cơ quan Kiểm lâm nắm bắt tình hình quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã; chỉ đạo cán bộ phụ trách Tài nguyên và Môi trường của xã phối hợp với Kiểm lâm phụ trách địa bàn cập nhật diễn biến rừng và đất lâm nghiệp Thực hiện việc bàn giao rừng tại thực địa cho các chủ rừng và xác nhận ranh giới rừng của các chủ rừng (hộ gia đình, cá nhân) trên thực địa Tổ chức lực lượng quần chúng của địa phương để bảo vệ rừng trên địa bàn xã, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật; phối hợp với lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm phạm, huỷ hoại rừng.
Công tác tổ chức xây dựng lực lượng của hạt kiểm lâm huyện Tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ thị 3714/CT-BNN-TCLN ngày15/12/2011 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn V/v tăng cường chấn chỉnh hoạt động của lực lượng Kiểm lâm, Chỉ thị số 14-CT/TU ngày04/07/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc và nâng cao trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ,đảng viên, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 04/KH-KL ngày 8/02/2012 của Chi cục kiểm lâm V/v tăng cường phẩm chất, năng lực của lực lượng kiểm lâm; năm 2016 đơn vị không có cán bộ vi phạm kỷ luật,vi phạm Luật an toàn giao thông
Uy ban nhân dân huyện Lục Ngạn
Hạt Kiểm lâm huyện Lục Ngạn
Trạm Kiểm lâm và Các bộ phận liên quan
Các đơn vị sản xuất khai thác kinh doanh lâm sản
Sơ đồ 4.1 Bộ máy quản lý bảo vệ rừng huyện Lục Ngạn
Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Lục Ngạn (2016)
Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, chuyển đổi vị trí công tác của hạt kiểm lâm huyện Đơn vị thực hiện tốt việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển, nâng lương, chuyển ngạch Tạo điều kiện cho các đồng chí trong đơn vị học tập nâng cao trình độ chuyên môn và lý luận chính trị để đáp ứng nhiệm vụ được giao; thường xuyên quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần,trang bị phương tiện, dụng cụ phục vụ cho chuyên môn, sinh hoạt của CBCC trong đơn vị; thanh toán tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp kịp thời, đúng chế độ Căn cứ vào năng lực, trình độ, sở trường của từng cán bộ, đơn vị đã bố trí, xắp xếp cán bộ cho phù hợp với từng địa bàn, vị trí công tác nhằm phát huy được thế mạnh và tạo điều kiện cho cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; Chính vì vậy các chỉ tiêu nhiệm vụ trong năm được giao, đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Năm 2016, đơn vị luân chuyển 04 đồng chí kiểm lâm địa bàn, phù hợp với năng lực sở trường của từng đồng chí, nâng lương 13 đ/c; thâm niên vượt khung 12 đ/c; bồì dưỡng nghiệp vụ 03 đ/c Công tác chi lương thưởng và các chế độ khác đúng quy định của Nhà nước.
4.1.2 Phổ biến, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng
4.1.2.1 Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng
Số lượng văn bản quy phạm sử dụng trong quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện đươc thể hiện ở bảng 4.1
Hiện nay có 30 văn bản pháp luật pháp luật được sử dụng trong QLBVR trên địa bàn huyện Lục Ngạn trong đó có 14 văn bản huyện ban hành nghiên cứu nội dung văn bản pháp luật này tác giả nhận thấy có một số hạn chế sau.
Bảng 4.1 Số lượng văn bản pháp quy sử dụng trong quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Lục Ngạn Diễn giải Số lượng (văn bản) Tỷ lệ
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016) Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp &
PTNT hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, trong đó chưa có quy định việc phối hợp cũng như trách nhiệm của ngành nông nghiệp và PTNT, ngành tài nguyên và môi trường trong việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng gắn với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp.
- Chưa quy định rõ cơ chế, chính sách để giao rừng tự nhiên cho các hộ gia đình, cá nhân, các doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức xã hội, các cộng đồng dân cư sống gần rừng
- Nghị định 23/2006/NĐ-CP (Điều 21) quy định Thủ tướng Chính phủ quy định việc cho thuê rừng tự nhiên để kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái môi trường đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài; Điều 37 quy định Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp
& PTNT quy định và hướng dẫn trình tự, thủ tục nộp tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng, phí và lệ phí có liên quan đến việc Bảo vệ và phát triển rừng, nhưng đến này chưa có văn bản nào quy định về vấn đề này.
- Chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể đối với các hộ gia đình, cá nhân có nguyên vọng thực hiện quyền thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng để liên doanh trong bảo vệ và phát triển rừng
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện lục ngạn
4.2.1 Cơ chế chính sách về quản lý bảo vệ rừng
4.2.1.1 Văn bản về quản lý rừng
Luật Bảo vệ và phát triển rừng (Điều 4) quy định, căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành ba loại: phòng hộ, đặc dụng, sản xuất Trong mỗi loại rừng lại được phân thành các loại khác nhau Việc phân loại này phức tạp, dẫn đến chồng chéo về xác định mục đích sử dụng đối với từng loại rừng, khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng Ví dụ: rừng phòng hộ được phân thành rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển, rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Trong rừng phòng hộ đầu nguồn lại được phân thành các cấp: rất xung yếu, xung yếu, ít xung yếu (Quyết định 61/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ Nông Nghiệp &PTNT về việc ban hành bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ); trong khi đó hàng năm mới thống kê diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất; quy chế khai thác lâm sản quy định về khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ đối với rừng phòng hộ nói chung, chưa có quy định khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ đối với rừng phòng hộ ở cấp rất xung yếu, xung yếu, ít xung yếu.
Mặt khác, phân loại rừng đặc dụng quy dịnh tại Luật Bảo vệ và phát triển rừng (bao gồm: vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên (khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh), khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học) khác với quy định phân cấp khu bảo tồn tại Điều 16 Luật đa dạng sinh học năm 2008, theo dó, khu bảo tồn gồm Vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài – sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan.
Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 9/6/2015,ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm tăng cường khả năng điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, hồ chứa nước, hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng hồ và khu vực hạ du;
Diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn gồm diện tích rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch theo quy định của Nhà nước nhằm mục đích chủ yếu là bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn
Quy mô của rừng phòng hộ đầu nguồn phù hợp với quy mô của lưu vực sông, hồ và việc quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn gắn với công tác quản lý tổng hợp lưu vực sông, hồ
Thông tư liên tịch Số: 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT
Hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệpcơ quan nhà nước; các tổ chức; hộ gia đình, cá nhân trong nước; cộng đồng dân cư thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc là người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài và các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp; quản lý, sở hữu hoặc sử dụng rừng theo quy định của pháp luật đất đai và pháp luật bảo vệ và phát triển rừng.
Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/06/2009 của Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng, trong đó (Điều 3 - tiêu chí xác định rừng) quy định đối với rừng mới trồng phải đảm bảo mật độ 1.000 cây/ha, trong khi đó nếu trồng rừng theo băng, theo dải chỉ cần 600 cây/ha đã đảm bảo quy định, vùng cát trồng 1.100 cây/ha, nếu đảm bảo tỷ lệ sống trên 85% sẽ được nghiệm thu nhưng không công nhận là rừng (vì mật độ dưới 1.000 cây) Điều 8 - phân loại rừng theo trữ lượng, quy định rừng nghèo, trữ lượng từ 10 - 100m3, biên độ quá rộng sẽ khó quản lý loại rừng này.
4.2.1.2 Giao, cho thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp a Giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp
Giao rừng: Luật Bảo vệ và phát triển rừng (Điểm b Khoản 3 Điều 24 - Giao rừng) quy định Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên có thu tiền sử dụng rừng đối với các tổ chức kinh tế Quy định này cần được xem xét lại, vì phần lớn rừng tự nhiên hiện còn là rừng trung bình, rừng nghèo, hầu như không có thu nhập gì từ rừng và phải qua một thời gian dài đầu tư vào rừng (25 - 30 năm) mới có sản lượng khai thác; hơn nữa đối với khu rừng có sản lượng khai thác thì sản phẩm khai thác đã phải chịu thuế tài nguyên Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ (Điều 4) về việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên và Thông tư số 17/2006/TT-BNN ngày 14/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn Quyết định 304 (Khoản 2 Mục II) quy định, đối tượng rừng giao cho dân là rừng sản xuất là rừng tự nhiên không thuộc rừng giàu, trung
78 bình, không đảm bảo cấp trữ lượng hoặc độ tàn che theo quy định; Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh (Khoản 4 Điều 4) quy định diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo kiệt của các lâm trường thì chính quyền địa phương thu hồi để giao, cho thuê cho các đối tượng, dẫn đến một số địa phương chỉ giao rừng nghèo, rừng non phục hồi cho hộ gia đình, cộng đồng đã hạn chế hưởng lợi từ rừng
Cho thuê rừng: Luật Bảo vệ và phát triển rừng (Điều 25) quy định, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước được Nhà nước cho thuê rừng thu tiền thuê rừng hàng năm, trong khi đó, tổ chức, cá nhân nước ngoài lại được chọn trả tiền thuê rừng hàng năm hoặc trả tiền một lần cho cả thời gian thuê Thời hạn trả tiền thuê rừng nêu trên tương ứng với các quyền của chủ rừng quy định tại Luật này (Điều 66, 71, 75, 76) Điều này dẫn đến sự không bình đẳng giữa tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Hưởng lợi từ rừng: Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp có một số hạn chế, bất cập sau:
+ Chưa quy định rõ phương pháp tính toán khi phân chia lâm sản khai thác chính giữa hộ gia đình với xã hoặc bên giao khoán như: địa điểm phân chia sản phẩm, giá lâm sản làm căn cứ phân chia sản phẩm, chi phí khai thác, vận xuất lâm sản; quy định mức ăn chia đối với gỗ đổ gãy, tỉa thưa, tận thu lâm sản; cơ quan chịu trách nhiệm giám sát thực hiện về khối lượng, chủng loại lâm sản được phép lấy ra khỏi rừng, phần nộp ngân sách xã, chi phí cho các công việc đó….
+ Chưa có quy định quyền hưởng lợi đối với tổ chức, cộng đồng dân cư thôn tham gia nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp b Giao khoán rừng và đất lâm nghiệp
- Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong các nông lâm trường quốc doanh, theo quy định tại khoản 1 Điều 17, Nghị định này thay thế Nghị định số 01/CP ngày 04/01/1995 của Chính phủ, nhưng lại chỉ tập trung quy định về giao khoán rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch rừng sản xuất trong các nông lâm trường quốc doanh Khoản 4 Điều 17 Nghị định 135 còn quy định đối với lâm trường quốc doanh có rừng phòng hộ, đặc dụng thì thực hiện khoán bảo vệ rừng theo quy định về khoán bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng, nhưng không nói rõ thực hiện theo văn bản nào hay vẫn áp dụng theo quy định tại Nghị định 01//CP? Nếu Nghị định 135 chỉ thay thế nội dung quy định về khoán rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch rừng sản xuất thì phải ghi rõ các nội dung liên quan đến khoán bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng quy định tại Nghị định 01/CP vẫn còn hiệu lực pháp lý Do quy định không rõ về hiệu lực thi hành văn bản nên có cách hiểu khác nhau, một số địa phương lúng túng khi triển khai khoán bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, không biết dựa vào văn bản pháp luật nào?
Cho đến nay, từ sau khi Nghị định 135 được ban hành, chưa có văn bản pháp luật nào quy định về khoán bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng, ngoài các văn bản pháp luật liên quan đến dự án 661 (Quyết định 661, Quyết định 100 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 661) Nghị định 35 quy định khoán ổn định lâu dài, về cơ bản, phù hợp với Luật đất đai 2003, tuy nhiên, cần phải rà soát việc lập hợp đồng khoán, bảo đảm tính pháp lý, phù hợp với Luật dân sự (hợp đồng dân sự), để xử lý khi có tranh chấp hợp đồng Mặc dù chỉ quy định việc khoán ổn định lâu dài, nhưng trên thực tế áp dụng nhiều hình thức khoán (hàng năm, một số năm, công đoạn trồng rừng ) và tương ứng là quyền, nghĩa vụ của bên giao khoán, bên nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp khác nhau
Giải pháp tăng cường quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện lục ngạn 98 1 Căn cứ đề xuất giải pháp
4.3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp
Thứ nhất: Từ kết quả nghiên cứu của phần 4.1 và 4.2 chúng tôi tập hợp thực trạng quản lý BVR trên địa bàn huyện Lục Ngạn ở bảng 4.20 ma trận SWOT Điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, thách thức của công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Lục Ngạn được thể hiện ở bảng 4.19 sau:
Theo bảng 4.19 điểm mạnh nhất trong QLBVR ở Lục Ngạn là: Sự quan tâm của chính quyền địa hương cũng như Đảng, Nhà nước, nên các hoạt động được triển khai có sự phối kết hợp giữa các đơn vị, bên cạnh đó là sự phát triển CNTT giúp cho sự QLBVR thuận lợi hơn
Bên cạnh những điểm mạnh cũng như thuận lợi thì công tác quản lý BVR tại huyện Lục ngạn còn gặp những khó khăn cụ thể như: Cán bộ kiểm lâm ít, thiếu nhiệt tình; sự tiế cận thông tin về công tác phát triển và bảo vệ rừng còn
98 nhiều hạn chế; thói quen và cách nghĩ của người dân còn manh mún, tản mạn, một bố phận người dân còn chưa có ý thức trong công tác BVR dẫn
- Đội ngũ cán bộ kiểm lâm có trình độ, có kinh nghiệm trong việc quản lý
- Người quản lý giỏi, có uy tín cao
- Luật về phát triển, bảo vệ rừng có hiệu lực, quan tâm Đảng, Nhà nước
- Sự phối hợp chỉ đạo của Đảng, đoàn thể, chính quyền địa phương
- Sự phát triển của CNTT Kết hợp O – S
- Tăng cường chuyên môn và công nghệ và đẩy mạnh hoạt động khuyến lâm
- Nâng cao nhận thức về trồng rừng và bảo vệ rừng cho nông dân
- Hệ thống chính sách bất cập, chồng chéo
- Nhận thức của người dân thấp Kết hợp S – T
- Tăng cường số lượng cán bộ quản lý rừng ở các xã
- Hoàn thiện cơ chế quản lý bảo vệ rừng giao khoán rừng
- Cán bộ kiểm lâm ít, thiếu nhiệt tình
- Sự tiếp cận thông tin về công tác phát triển và bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế
- Thói quen và cách nghĩ của nông dân manh mún, tản mạn
- Tăng cường phối hợp thực hiện của Đảng, đoàn thể, chính quyền ở địa phương
- Áp dụng CN mới vào quản lý và kỹ thuật và cơ sở vật chất
- Nâng cao thu nhập và nhận thức của nông dân
Nâng cao số lượng và chất lượng cán bộ kiểm lâm
- Hỗ trợ công ăn việc làm cho người dân
Nguồn: Tác giả tổng hợp (2016)
Thách thức lớn nhất hiện nay đối với địa bàn huyện đó là nhận thức của người dân còn thấp, họ vẫn còn tư tưởng chặt phá rừng, cũng như thói quen làm nương dẫy, cũng không ít lần gây cháy rừng, gây thiệt hại về kinh tế đối với địa phương cũng như làm mất cân bằng trong hệ sinh thái rừng. Ngoài vấn đền khách quan đến từ phía người dân thì hệ thống văn bản chính sách về QLBVR còn chồng chéo, tồn tại những bất cập, hạn chế.
Thứ hai: Luật bảo vệ và phát triển rừng của chính phủ và các yêu cầu phát triển và bảo vệ rừng của huyện Lục Ngạn
4.3.2 Định hướng tăng cường quản lý bảo vệ rừng
Từ các căn cứ nêu trên tác giả xin đề xuất về công tác BVR trên địa bàn huyện Lục Ngạn như sau: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi người dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng; thấy rõ được vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với sự phát triển KTXH, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhất là đối với các địa phương có rừng; tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng Kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các ngành, các cấp từ Trung ương tới cơ sở về lâm nghiệp; xây dựng lực lượng kiểm lâm đủ mạnh để thực thi hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
Rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, khắc phục sự chồng chéo, bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, khả thi; thực hiện các chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng Gắn mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, an sinh xã hội cho người dân địa phương, đồng bào dân tộc miền núi, biên giới, nhất là cho người dân làm nghề rừng Đẩy mạnh xã hội hoá, có cơ chế, khuyến khích, tạo
100 thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
Tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành Trung ương và địa phương để thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, thiết lập trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Chủ động, nâng cao năng lực, xử lý kịp thời, hiệu quả công tác phòng, chống cháy, chữa cháy và sạt lở đất rừng để hạn chế thấp nhất số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng. Quản lý chặt chẽ tình trạng dân di cư tự do tại cả nơi đi và nơi đến.
Khẩn trương rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng, đặc biệt là đối với rừng tự nhiên, rừng phòng hộ; có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, nhất là đối với các dự án phát triển thuỷ điện, khai thác khoáng sản, xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch
Rà soát, đánh giá lại kết quả thực hiện và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đối với các dự án cải tạo rừng tự nhiên; dự án chuyển đổi rừng sang trồng cao su, sản xuất nông nghiệp
Kiên quyết đình chỉ, thu hồi đất đối với dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng có sai phạm, hoặc có nguy cơ gây thiệt hại lớn về rừng, môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và đời sống người dân vùng dự án; đồng thời xử lý nghiêm minh, công khai, minh bạch các tổ chức, cá nhân vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công tác thẩm định, phê duyệt, cấp phép đầu tư Đẩy nhanh tiến độ điều tra, đo đạc, xây dựng hồ sơ quản lý, phân định,đánh mốc ranh giới các loại rừng trên bản đồ và thực địa đến đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn; ranh giới lâm phận quốc gia và ranh giới quản lý rừng của các chủ rừng Khắc phục và giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật; hoàn thành việc giao đất, giao rừng,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng vào năm 2018 Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá XI.
Xác định rõ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân cần coi đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương phải chịu trách nhiệm chính đối với các vụ phá rừng, cháy rừng, mất rừng thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn mình quản lý, hoặc để cho các tổ chức, cá nhân cấp dưới vi phạm các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, ven sông, rừng đầu nguồn; trồng rừng mới, trồng lại rừng sau khai thác; khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh phục hồi, bổ sung rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng Bảo vệ và quản lý nghiêm, kết hợp với tăng cường các biện pháp trồng mới, phục hồi, tái sinh rừng tự nhiên; có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ việc chuyển đổi diện tích rừng phòng hộ tại các khu vực ít xung yếu sang rừng sản xuất, tránh để lợi dụng nhằm trục lợi; không chuyển diện tích rừng tự nhiên hiện có sang mục đích sử dụng khác (trừ các dự án phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, hoặc các dự án đặc biệt, cấp thiết do Chính phủ quyết định); dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên trên phạm vi cả nước; nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đối với rừng sản xuất; ngăn chặn kịp thời, hiệu quả tình trạng suy thoái rừng.
Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế phù hợp với lợi ích quốc gia và thông lệ quốc tế Đẩy mạnh hợp tác song phương với các nước có chung đường biên giới nhằm tăng cường trao đổi thông tin, bảo đảm công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản hiệu quả, chặt chẽ Tranh thủ tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tài trợ nước ngoài (vốn ODA, vay ưu đãi và hỗ trợ quốc tế…) cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
4.3.3 Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý bảo vệ rừng
4.3.3.1 Hoàn thiện giao khoán rừng a Tổ chức quản lý
- Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về lâm nghiệp trong huyện gồm có: Phòng Nông nghiệp; Hạt Kiểm lâm Trong quá trình thực hiện quy hoạch bảo vệ
102 và phát triển rừng, công tác quản lý nhà nước cần tăng cường và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của từng cấp