Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi thường xuyên trong các đơn vị hành chính sự nghiệp
Cơ sở lý luận
2.1.1 Đơn vị hành chính sự nghiệp
Theo Phạm Duy Linh ( 2008) “Đơn vị hành chính sự nghiệp là đơn vị được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định thành lập nhằm Thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý Nhà nước về một hoạt động nào đó (các cơ quan chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước trong các ngành Giáo dục - Đào tạo, Y tế Văn hóa, Thể thao, Sự nghiệp, Nông lâm ngư nghiệp, Trạm, trại) hoạt động bằng nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp toàn bộ hay chỉ một phần, và các nguồn khác đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên theo nguyên tắc không hoàn trực tiếp”. Đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN) là các đơn vị, cơ quan hoạt động bằng nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên cấp phát hoặc bằng nguồn kinh phí khác như hội phí, học phí, viện phí, kinh phí được tài trợ, thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ,…để phục vụ các nhiệm vụ của Nhà nước, chủ yếu là các hoạt động chính trị xã hội (Võ Văn Nhị, 2016). Đơn vị hành chính sự nghiệp là cách gọi phổ biến đối với các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp Đây là những đơn vị được Nhà nước thành lập để thực hiện các nhiệm vụ quản lý hành chính, đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội, v.v Các đơn vị này được ngân sách cấp kinh phí và hoạt động theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp.
2.1.1.2 Phân loại đơn vị hành chính sự nghiệp Đơn vị hành chính sự nghiệp có thể phân loại như sau: ( Phạm Duy Linh, 2008)
* Căn cứ theo tính chất, các đơn vị HCSN bao gồm:
Các đơn vị hành chính thuần túy: Đó là các cơ quan công quyền trong bộ máy hành chính nhà nước (các đơn vị quản lý hành chính nhà nước).
Các đơn vị sự nghiệp: Sự nghiệp văn hóa, sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp nghiên cứu khoa học,…
Các tổ chức đoàn thể, xã hội, nghề nghiệp, tổ chức quần chúng,…
* Căn cứ theo phân cấp quản lý tài chính, đơn vị hành chính sự nghiệp được tổ chức theo hệ thống dọc tương ứng với từng cấp ngân sách nhằm phù hợp với công tác chấp hành ngân sách cấp đó Cụ thể đơn vị HCSN chia thành ba cấp: Đơn vị dự toán cấp I: Là cơ quan chủ quản các ngành hành chính sự nghiệp trực thuộc TW và địa phương như các Bộ, tổng Cục, Sở, ban,…Đơn vị dự toán cấp I trực tiếp quan hệ với cơ quan tài chính để nhận và thanh quyết toán nguồn kinh phí cấp phát Đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm:
+ Tổng hợp và quản lý toàn bộ vốn của ngân sách giao, xác định trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị kế toán cấp dưới.
+ Phê chuẩn dự toán quý, năm của các đơn vị cấp dưới.
+ Tổ chức việc hạch toán kinh tế, việc quản lý vốn trong toàn ngành.
+ Tổng hợp các báo biểu kế toán trong toàn ngành, tổ chức kiểm tra kế toán và kiểm tra tài chính đối với đơn vị cấp dưới. Đơn vị dự toán cấp II: Trực thuộc đơn vị dự toán đơn vị cấp I chịu sự lãnh đạo trực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát vốn của đơn vị dự toán cấp I Đơn vị dự toán cấp II quản lý phần vốn ngân sách do đơn vị cấp I phân phối bao gồm phần kinh phí của bản thân đơn vị và phần kinh phí của các đơn vị cấp III trực thuộc Định kỳ đơn vị phải tổng hợp chi tiêu kinh phí ở đơn vị và của đơn vị dự toán cấp III báo cáo lên đơn vị dự toán cấp I và cơ quan tài chính cùng cấp. Đơn vị dự toán cấp III: Trực thuộc đơn vị dự toán cấp II Chịu sự lãnh đạo trực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát vốn của đơn vị dự toán cấp II, là đơn vị cuối cùng thực hiện dự toán Đơn vị dự toán cấp III trực tiếp sử dụng kinh phí của ngân sách, chấp hành các chính sách về chi tiêu, về hạch toán, tổng hợp chi tiêu kinh phí báo cáo lên đơn vị cấp II và cơ quan tài chính cùng cấp theo định kỳ.
Cần chú ý rằng, đơn vị dự toán (HCSN) có thể chỉ có một cấp hoặc hai cấp Ở các đơn vị chỉ có một cấp thì cấp này phải làm nhiệm vụ của cấp I và cấp III Ở các đơn vị được tổ chức thành hai cấp thì đơn vị dự toán cấp trên làm nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp I, đơn vị dự toán cấp dưới làm nhiệm vụ của đơn vị cấp III.
Như vậy, đơn vị HCSN rất đa dạng, phạm vi rộng, chi cho hoạt động chủ yếu được thực hiện thông qua nguồn kinh phí của nhà nước cấp phát Đặc điểm nổi bật của đơn vị HCSN là không phải là đơn vị hạch toán kinh tế, chức năng chủ yếu không phải là SXKD mà hoạt động theo mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà nước.
2.1.1.3 Hoạt động tài chính của đơn vị HCSN
Không như các doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, đơn vị HCSN hoạt động theo mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà nước Ngoài ra, tùy theo từng loại hình và đặc thù của từng đơn vị mà ở các đơn vị này có tổ chức thêm các hoạt động khác nhằm tạo nguồn thu cho đơn vị Có thể thấy hoạt động tài chính của đơn vị HCSN gồm hai mặt sau:
- Theo dõi, quản lý, sử dụng kinh phí NSNN cấp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Tự huy động vốn và tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động sẵn có của đơn vị để tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ.
Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động của các đơn vị HCSN có thể do ngân sách nhà nước (NSNN) cấp toàn bộ hoặc cấp một phần Để duy trì các hoạt động cho sự tồn tại và phát triển của các đơn vị HCSN đòi hỏi phải có các nguồn tài chính đảm bảo Trong khi đó, hoạt động của các cơ quan đơn vị này thực hiện mục đích phục vụ lợi ích công cho xã hội, không đòi hỏi người nhận những dịch vụ và hàng hóa do tổ chức mình cung cấp phải trả tiền Do đó, NSNN sẽ phải cấp phát kinh phí để duy trì hoạt động của các đơn vị này Hiện nay, các đơn vị HCSN được phép thu một số khoản thu như phí, lệ phí và các khoản thu khác theo Luật pháp quy định nhằm bổ sung nguồn kinh phí hoạt động nhưng xét tổng thể thì nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu vẫn do Nhà nước cấp.
Các đơn vị HCSN hoạt động theo dự toán được cấp có thẩm quyền giao, dựa trên nguồn kinh phí do NSNN cấp toàn bộ hoặc một phần và các nguồn khác dựa trên nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp Các đơn vị HCSN với nhiều loại hình hoạt động đa dạng, phức tạp và hoạt động chủ yếu không vì mục tiêu lợi nhuận.
Các đơn vị HCSN phải thực hiện việc lập dự toán thu chi hàng quý, hàng năm căn cứ trên các định mức, chế độ, tiêu chuẩn do Nhà nước quy định và dựa trên quy chế chi tiêu nội bộ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với một số khoản chi thường xuyên).
Trong quá trình hoạt động của mình, các đơn vị HCSN phải tuyệt đối tôn trọng dự toán năm đã được duyệt Trong trường hợp cần điều chỉnh dự toán thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhưng không làm thay đổi tổng mức dự toán do cấp có thẩm quyền phê duyệt Việc đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên theo đúng chế độ định mức và tiêu chuẩn nhằm mục đích cho các đơn vị HCSN hoạt động liên tục.
2.1.2 Khái quát về chi thường xuyên
2.1.2.1 Khái niệm về chi thường xuyên
Theo điều 4 Luật ngân sách nhà nước năm 2015 “Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh”.
Nói tóm lại thì chi thường xuyên là quá trình phân phối sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội.
2.1.2.2 Phân loại chi thường xuyên a Căn cứ vào tính chất bao gồm 4 nhóm cụ thể :
- Nhóm các khoản chi cho thanh toán cá nhân gồm: tiền lương, phụ cấp lương, học bổng học sinh sinh viên, phúc lợi tập thể, chi về công tác người có công với cách mạng và xã hội, chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội, các khoản thanh toán khác cho cá nhân.
- Nhóm các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn gồm: thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin tuyên truyền liên lạc, hội nghị, công tác phí, chi phí thuê mướn, chi sữa chữa thường xuyên, chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành.
Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh nghiệm thực tiễn về chi thường xuyên
2.2.1.1 Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương
- Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương xây dựng hệ thống định mức tiêu chuẩn chế độ chi tiêu hợp lý nhằm đảm bảo tính hiệu quả, tránh lãng phí, đảm bảo không vượt quá định mức, tiêu chuẩn do Nhà nước quy định.
- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ vừa đảm bảo cho Cục hoàn thành nhiệm vụ chính trị, quản lý nguồn kinh phí có hiệu quả, đồng thời tăng cường công tác quản lý tài chính trong tất cả các hoạt động của cơ quan, đảm bảo thực hiện theo Luật ngân sách Nhà nước và các chế độ tài chính hiện hành, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với tính đặc thù trong ngành vừa đảm bảo sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý tài chính.
- Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng trên nguyên tắc chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tài chính hiện hành của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và không được vượt quá chế độ chi tiêu do Nhà nước quy định, phù hợp với đặc thù của đơn vị Đảm bảo thực hiện theo dự toán ngân sách nhà nước, không tăng kinh phí quản lý tài chính được giao.
- Quy chế chi tiêu nội bộ được công khai thảo luận rộng rãi, dân chủ trong Cục thông qua hội nghị Cán bộ công chức hàng năm và có ý kiến tham gia của các Phòng, các Đội quản lý thị trường,của tổ chức công đoàn Đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch và đảm bảo quyền lợi hợp hợp pháp của can bộ công cức và người lao động trong cơ quan.Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ là đảm bảo kinh phí chi cho con người và đảm bảo chi hoạt động nghiệp vụ chuyên môn.
2.2.1.2 Cục quản lý thị trường tỉnh Nam Định
- Cục quản lý thị trường tỉnh Nam Định xây dựng mức khoán về các dịch vụ công cộng phù hợp cho các Đội QLTT nhằm tiết kiệm chi nhưng nguồn tài chính vẫn do Cục QLTT quản lý Nếu các Đội chi chưa hết mức khoán đó thì Đội được hưởng phần chênh lệch đó Làm tốt công tác khoán sẽ giúp cho Cục giảm sức ép quản lý theo chiều rộng, tập trung nguồn lực quản lý theo chiều sâu Đồng thời vẫn đảm bảo cho quản lý có hiệu quả nguồn kinh phí nhất là tránh thất thoát lãng phí các nguồn chi. Đối với các đơn vị nhận khoán bắt buộc phải có kế hoạch tiết kiệm các khoản chi.
- Cục quản lý thị trường tỉnh Nam Định tăng cường công tác kiểm tra, giám sát góp phần thực hiện tốt công tác quản lý chi thường xuyên; phấn đấu thực hiện mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát lãng phí đối với các khoản chi, bảo đảm tính công khai minh bạch các khoản chi Kịp thời phát hiện và hạn chế trong việc chi sai chế độ, vượt định mức …góp phần sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý tài chính cho đơn vị.
2.2.2 Bài học kinh nghiệm cho Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Sau khi học hỏi kinh nghiệm về quản lý tài chính của một số Cục QLTT, tác giả rút ra được các bài học kinh nghiệm cho Cục QLTT tỉnh Thái Bình như sau:
Bài học 1: Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong Cục; thực hiện sự kiểm soát của Kho bạc Nhà nước, cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định Thúc đẩy việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng kinh phí Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm tăng thu nhập cho công chức, người lao động Thực hiện quyền tự chủ, đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và công chức, người lao động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.Thực hiện sự công bằng, dân chủ, công khai tài chính trong Cục; tạo điều kiện để các tổ chức Đảng, đoàn thể, công chức, người lao động tham gia giám sát, quản lý các mặt hoạt động của Cục.
Bài học 2: Rà soát, đánh giá, xây dựng các định mức khoán một cách hợp lý, sát thực tế, quy định chi tiết trong quy chế chi tiêu nội bộ.
Bài học 3: Chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất đạo đức, yêu ngành, yêu nghề, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao.
Bài học 4: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả công việc, giúp cán bộ công chức an tâm công tác.
Bài học 5: Cần quy định chặt chẽ thủ tục thanh toán theo quy định của nhà nước.
Bài học 6: Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát góp phần thực hiện tốt công tác quản lý chi thường xuyên; phấn đấu thực hiện mục tiêu tiết kiệm,hiệu quả, chống thất thoát lãng phí đối với các khoản chi, bảo đảm tính công khai minh bạch các khoản chi Kịp thời phát hiện và hạn chế trong việc chi sai chế độ,vượt định mức …góp phần sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý tài chính cho đơn vị.
Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm cục quản lý thị trường tỉnh Thái Bình
3.1.1 Quá trình hình thành Cục quản lý thị trường tỉnh Thái Bình
Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Thái Bình ra đời và phát triển cùng với quá trình hình thành và phát triển của lực lượng quản lý thị trường cả nước theo Nghị định số 290/Ttg ngày 03 tháng 7 năm 1957 của Chính Phủ Trải qua 61 năm xây dựng và phát triển, mặc dù nhiều lần thay đổi mô hình tổ chức theo yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng nhưng ở hoàn cảnh nào lực lượng QLTT Thái Bình cũng luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng và nhân dân giao phó.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, lực lượng QLTT Thái Bình đã trở thành bộ phận quan trọng của quản lý nhà nước về thương mại Dưới sự lãnh đạo của Ban QLTT trung ương, trực tiếp là Ủy ban hành chính tỉnh, công tác QLTT trên địa bàn đã làm tốt việc cải tạo thương nghiệp tư doanh, cải tạo tiểu thủ công nghiệp và những người buôn bán nhỏ, tăng cường lực lượng cho thương nghiệp quốc doanh và HTX mua bán; tập trung truy quét và đấu tranh với hoạt động đầu cơ, buôn lậu, kinh doanh trái phép…, góp phần quan trọng giữ ổn định thị trường. Đến năm 1981, UBND tỉnh đã thành lập Ban QLTT tỉnh, tới ngày 13/12/1982 kiện toàn bộ máy tổ chức QLTT từ tỉnh đến cơ sở Hoạt động của lực lượng QLTT Thái Bình thời kỳ này khá sôi động và phong phú, tập trung kiểm tra, kiểm soát thị trường, góp phần quan trọng củng cố, xây dựng thương nghiệp quốc doanh, hạn chế những tiêu cực của thị trường tự do và tình trạng đầu cơ buôn lậu.
Ngày 15 tháng 4 năm 1993 UBND tỉnh quyết định tập trung thống nhất lực lượng QLTT về sở Thương mại Biên chế 45 người Bộ máy gồm 02 phòng và 2 đội (Bắc và Nam Sông Trà).
Ngày 9 tháng 7 năm 1993, UBND tỉnh có quyết định tách lực lượng QLTT khỏi Sở Thương mại, thành lập Ban QLTT trực thuộc UBND tỉnh, đến năm 1994 bộ máy tổ chức và biên chế được thay đổi gồm 2 phòng: Tổ chức hành chính vàNghiệp vụ tổng hợp, từ 2 đội Bắc Sông Trà và Nam Sông Trà thành 8 đội ở 8 huyện, thị xã, đội Cơ động và đội Chống hàng giả, mỗi đội được biên chế từ 4 - 7 đồng chí, có 1 đội trưởng và 1 đội phó Trên cơ sở tổ chức bộ máy như vậy, BanQLTT tỉnh có Đảng bộ gồm 30 đảng viên trực thuộc Đảng bộ Khối dân chính đảng tỉnh và các đoàn thể khác.
Ngày 23 tháng 1 năm 1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 10/1995/NĐ-
CP về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của QLTT Đây là sự kiện pháp lý quan trọng đối với lực lượng QLTT, trong đó xác định QLTT là lực lượng chuyên trách được tổ chức từ trung ương đến huyện, có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước Từ đây, lực lượng QLTT từng bước được xây dựng theo yêu cầu chính quy, hiện đại, tổ chức thống nhất và hoạt động xuyên suốt từ trung ương đến địa phương Hệ thống QLTT gồm ở trung ương thành lập Chi cục QLTT trực thuộc Bộ Thương mại trên cơ sở sáp nhập bộ máy chuyên trách của Ban QLTT trung ương chuyển giao về; ở tỉnh, tỉnh thành lập Chi cục QLTT trực thuộc Sở Thương mại trên cơ sở tổ chức lại bộ máy chuyên trách của Ban QLTT tỉnh; ở quận, huyện, thị xã, tỉnh theo yêu cầu địa bàn Nhìn chung, giai đoạn này lực lượng QLTT về cơ bản đã được củng cố, kiện toàn, hoạt động tương đối thống nhất, vai trò, chức năng, nhiệm vụ được nâng lên rõ rệt và đã thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu với UBND tỉnh các chủ trương, biện pháp QLTT trên địa bàn; tiến hành kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả và các hành vi kinh doanh trái phép…, góp phần ổn định thị trường.
Từ năm 1996 đến năm 2017, hoạt động của QLTT là chính quy, bài bản, trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, có các quy chế hoạt động thống nhất cả nước, có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có các chế tài xử lý được quy định bởi các luật, pháp lệnh, nghị định Điều kiện trang bị, phương tiện hoạt động được kiện toàn và nâng cấp, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao Hiện nay, Chi cục QLTT có 3 phòng và 10 đội với 76 cán bộ, công chức.
Tại Quyết định số 3693/QĐ-BCT ngày 11 tháng 10 năm 2018 của Bộ Công thương thì Cục quản lý thị trường tỉnh Thái Bình là tổ chức trực thuộc Tổng cục quản lý thị trường, được tổ chức, sắp xếp lại trên cơ sở Chi cục quản lý thị trường tỉnh Thái Bình theo mục tiêu, lộ trình thực hiện tại Đề án thành lập Tổng cục quản lý thị trường đã được thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ Đây là bước ngoặt rất lớn đối với lực lượng quản lý thị trường cả nước cũng như lực lượng quản lý thị trường tỉnh Thái Bình.
Lực lượng QLTT hiện còn được UBND tỉnh giao nhiệm vụ là thường trực Ban Chỉ đạo 389/ĐP và thường trực Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh.
Vì thế lực lượng QLTT ngày càng khẳng định được vai trò chủ lực trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và các hành vi kinh doanh trái phép khác trên địa bàn.
Với những thành tích trên, lực lượng QLTT Thái Bình có nhiều tập thể, cá nhân được tặng thưởng bằng khen, giấy khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công
Thương, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, UBND tỉnh, Sở Công Thương vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đặc biệt, năm 2003, QLTT Thái Bình vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba; năm 2011 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích 10 năm chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giảvà gian lận thương mại.
3.1.2 Cơ cấu, bộ máy tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường Thái Bình gồm có: Cục trưởng; 02 Phó cục trưởng, Phòng Nghiệp vụ tổng hợp, phòng Tổ chức hành chính; phòng thanh tra pháp chế; 01 Đội Quản lý thị trường Cơ động;01 Đội quản lý thị trường chống Hàng giả, 08 Đội Quản lý thị trường huyện thị Cụ thể qua sơ đồ sau:
Phòng tổ chức hành chính
Phòng thanh tra pháp chế
QLTT số 2 Đội Đội Đội Đội Đội Đội Đội
QLTT QLTT QLTT QLTT QLTT QLTT QLTT số 3 số 4 số 5 số 6 số 7 số 8 Cơ Động
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cục Quản lý thị trường Thái Bình
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Cục quản lý thị trường ĐộiQLTTChốngHàngGiả
Cục quản lý thị trường tỉnh Thái Bình có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục quản lý thị trường quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm, hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật trên địa bàn tỉnh Thái Bình, thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
- Tham mưu đối với cấp có thẩm quyền về công tác quản lý thị trường
- Tổ chức, chỉ đạo và thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền.
- Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật liên quan đến hoạt động của lực lượng quản lý thị trường trên địa bàn được phân công.
- Quản lý tổ chức và xây dựng lực lượng quản lý thị trường địa phương.
- Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định và yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền.
- Phối hợp với văn phòng Tổng cục thực hiện công tác cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Tổng cục.
- Quản lý công chức, người lao động về tài chính, tài sản được cấp theo quy định của pháp luật và theo phân cấp.
- Quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ được trang bị theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, quản lý ấn chỉ và lưu trữ hồ sơ vụ việc kiểm tra xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
- Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hiện đại trong tổ chức và hoạt động Cục.
- Tham gia các ban chỉ đạo, tổ chức phối hợp liên ngành, đoàn kiểm tra liên ngành do địa phương hoặc cấp có thẩm quyền thành lập.
3.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, đội QLTT
3.1.4.1 Phòng nghiệp vụ - Tổng hợp
* Chức năng: Tham mưu đề xuất, giúp Cục trưởng về công tác nghiệp vụ và kế hoạch Tổng hợp
- Nghiên cứu, hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác QLTT bao gồm: Hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, nghiệp vụ ghi chép, quản lý ấn chỉ, nghiệp vụ quản lý tang vật và xử lý vi phạm theo quy định cán bộ quản lý và kiểm soát viên.
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1 Thu thập số liệu, thông tin thứ cấp Đề tài thu thập số liệu thông tin thứ cấp từ các báo cáo tài chính, sổ sách kế toán, internet, sách báo, các chuyên đề, hội thảo,
3.2.1.2 Về thu thập số liệu, thông tin sơ cấp Đề tài thu thập số liệu, thông tin sơ cấp từ quá trình phỏng vấn cán bộ công chức và hợp đồng theo Nghị định 68/CP. Đối tượng khảo sát: Điều tra lấy mẫu tất cả cán bộ lãnh đạo, cán bộ ở các phòng, Đội QLTT, và hợp đồng Nghị định 68/CP.
Tổng số người được khảo sát là 76 người Trong đó lãnh đạo quản lý 29 người (gồm: Cục trưởng, 02 phó Cục trưởng, và 13 trưởng phòng, đội trưởng, 13 phó phòng, đội phó); Kiểm soát viên thị trường, hợp đồng NĐ 68/CP : 47 người (bao gồm 42 kiểm soát viên thị trường và 05 hợp đồng NĐ 68/CP thuộc các phòng, các đội).
Căn cứ chọn mẫu: Đề tài khảo sát tất cả các phòng và các Đội QLTT trong toàn Cục Ở mỗi vị trí khác nhau có trách nhiệm quản lý khác nhau và giữa các phòng, các Đội trong Cục cũng khác nhau về trách nhiệm trong quản lý chi thường xuyên.
Bảng 3.3 Thu thập số liệu điều tra
STT Vị trí Số cán bộ tham gia
Nội dung khảo sát khảo sát
1 Lãnh đạo 3 lãnh đạo - Tổ chức thực hiện
3 trưởng phòng - Tổ chức thực hiện
Phòng TCHC, phòng 3 phó phòng - Tổ chức thực hiện
- Kiểm tra, kiểm soát PC
2 hợp đồng NĐ 68/CP - Tổ chức thực hiện
10 Đội trưởng - Tổ chức thực hiện
10 Đội phó - Tổ chức thực hiện
37 kiểm soát viên - Tổ chức thực hiện
3 hợp đồng NĐ 68/CP - Tổ chức thực hiện
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Dựa trên các số liệu thu thập để tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối… Đối với dữ liệu định tính thì được chuyển đổi thành các con số.
Số liệu được nhập và lưu trữ trên các file dữ liệu Các file dữ liệu được thiết kế để thuận tiện cho việc nhập liệu và xử lý thông tin.
3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Đề tài vận dụng phương pháp thống kê mô tả trong việc chọn mẫu nghiên cứu: loại hình đơn vị, cán bộ tham gia phỏng vấn theo lĩnh vực, nhiệm vụ thực hiện công việc, vị trí việc làm, trình độ chuyên môn và lựa chọn các tiêu thức để so sánh phân tích như quy chế chi tiêu nội bộ có hợp lý không, chế độ đã thỏa đáng chưa, định mức và dự toán chi có phù hợp không,
3.2.3.2 Phương pháp thống kê so sánh Đề tài áp dụng phương pháp thống kê so sánh tình hình chi thường xuyên qua các năm nghiên cứu nhằm chỉ ra sự biến động và hiệu quả quản lý tài chính của Cục Từ đó đưa ra các kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp đồng thời đưa ra các kiến nghị nhằm tăng cường và hoàn thiện quy chế quản lý tài chính nói chung và quy chế quản lý chi thường xuyên nói riêng.
3.2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Tổng số chi thường xuyên
- Tỷ trọng các khoản chi thường xuyên
- Tỷ lệ thực hiện kế hoạch chi thường xuyên
- Tốc độ biến động chi thường xuyên