Phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm cơ bản thành phố Bắc Giang
Bản đồ 2.1 địa giới hành chính thành phố Bắc Giang
Nguồn: Ủy ban Nhân dân thành phố Bắc Giang (2015)
Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, ở vị trí trung lộ trên tuyến giao thông huyết mạch (đường bộ, đường sắt liên vận quốc tế) nối Thủ đô Hà Nội với thành phố Lạng Sơn và cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng, ở vào vị trí đầu mối giao thông cấp liên vùng quan trọng: nằm cận kề vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có hệ thống đường bộ gồm các quốc lộ 1A cũ và mới, 31, 37, tỉnh lộ 398; Các tuyến đường sắt: Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội -Kép - Hạ Long, Hà Nội - Kép - Thái Nguyên chạy qua; Có tuyến đường sông nối thành phố với các trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch lớn như Phả Lại,Côn Sơn - Kiếp Bạc, Yên Tử, Hải Phòng; Tiếp cận thuận lợi với cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cảng nội địa Gia Lâm, cảng nước sâu Cái Lân, cảng HảiPhòng và các cửa khẩu quốc tế trên biên giới Lạng Sơn.
Thành phố Bắc Giang là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh Bắc Giang, phía Bắc giáp huyện Tân Yên; Phía Đông giáp huyện Lạng Giang; Phía Nam giáp huyện Yên Dũng; Phía Tây giáp huyện Việt Yên; Diện tích tự nhiên 66,64 km2, gồm 16 đơn vị hành chính (10 phường, 6 xã).
3.1.1.2 Khí hậu Đặc trưng khí hậu chịu ảnh hưởng của gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 - 10, mùa khô từ tháng 11- 3 Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 23,2 0 C - 23,8 0 C Độ ẩm trung bình từ 83 - 84% Tổng lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.400 - 1.730mm Nhìn chung, các điều kiện tự nhiên của thành phố Bắc Giang thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội trước mắt cũng như lâu dài (Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Giang, 2014).
3.1.1.3 Diện tích, Dân số và lao động
Thành phố Bắc Giang có tổng diện tích đất tự nhiên là 19.093 ha, bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người năm 2014 khoảng 1.472,78 m 2 /người. Trong tổng diện tích tự nhiên của thành phố thì đất nông nghiệp chiếm 65,61%, đất phi nông nghiệp chiếm 33,57%, đất chưa sử dụng chiếm 0,82% (đồ thị 3.1).
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu đất đai của Thành phố Bắc Giang năm 2014
Nguồn: Phòng Tài nguyên - Môi trường Thành phố Bắc Giang (2014)
Thành phố Bắc Giang hiện có 12.526,93 ha đất nông nghiệp so với năm
2014 giảm 3,35 ha nguyên nhân do diện tích đất trồng cây hàng năm được chuyển mục đích sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng chủ yếu là sang đất có mục đích công cộng, đất chợ, diện tích đất này có quy mô phân bổ không đều cho các vùng và tiểu vùng Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 9.725,35 ha chiếm 50,94% tổng diện tích, trong đó: Đất trồng cây hàng năm là 9.406,89 ha, được chia thành 3 nhóm là đất trồng lúa 9.192 ha, đất cỏ dùng vào chăn nuôi 22,08 ha, đất trồng cây hàng năm khác 192,47 ha; Đất trồng cây lâu năm có diện tích là 318,46 ha, gồm đất trồng cây ăn quả, đất trồng cây công nghiệp lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác Tổng diện tích đất lâm nghiệp của thành phố là 2.020,64 ha, chiếm 10,58% tổng diện tích Nhìn chung, trong những năm qua thành phố Bắc Giang đã có rất nhiều cố gắng trong việc quản lý quỹ đất nhằm khai thác triệt để và có hiệu quả cao nguồn tài nguyên này, tuy nhiên thành phố vẫn còn 155,76 ha đất chưa sử dụng chiếm 0,82% tổng diện tích
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng và phân bổ đất đai trong 3 năm 2013-2015
Loại đất Số lượng Số lượng Số lượng BQ(%/năm)
Tổng DT tích đất tự nhiên 19093 19093 19093 100,00
1.1.Đất sản xuất nông nghiệp 9763 9728 9725 99,81
1.1.1.Đất trồng cây hàng năm 9444 9410 9406 99,80
1.1.2.Đất trồng cây lâu năm 318 318 318 100,00
1.3.Đất nuôi trồng thủy sản 782 780 780 99,87
2.3.Đất tôn giáo, tín ngưỡng 28 42 42 122,47
2.4.Đất nghĩa trang, nghĩa địa 130 130 130 100,00
2.5.Đất sông và mặt nước 1170 1170 1171 100,04 Đất phi nông nghiệp khác 1,3 1 1,3 100,00 Đất chưa sử dụng 155 155 155 100,00
Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Bắc Giang (2015)
- Dân số và lao động
Tổng nhân khẩu của thành phố Bắc Giang năm 2014 là 129.639 người, so trong độ tuổi lao động chiếm 62,15% trong đó lao động được đào tạo nghề chiếm
26% Dân số của thành phố được phân bố trên các địa hình khác nhau và không đều giữa các xã, phường Đây vừa là tiềm năng về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế vừa là sức ép về việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội.
Tổng lao động của thành phố năm 2015 là 131.205 người, bình quân 3 năm tăng 0,85% Trong đó lao động nông lâm nghiệp, thuỷ sản có chiều hướng giảm so với năm 2014 giảm 8,84%, còn lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, XDCB và ngành thương mại dịch vụ có chiều hướng tăng lên qua các năm năm 2015 tăng 3,95% Số lao động hàng năm của thành phố tăng lên đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, song thành phố phải có kế hoạch phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, mở rộng ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Bảng 3.2 Tình hình nhân khẩu và lao động của thành phố năm 2013 - 2015
Số lượng Số lượng Số lượng
I Tổng số nhân khẩu người 130.532 132.729 129.639 99,66
2 Nhân khẩu phi NLN người 12.009 15.250 18.669 124,68
II Tổng số hộ hộ 34.162 35.856 35897 102,51
1 Hộ NLN- thủy sản hộ 30.722 31.769 31.345 101,01
III Tổng lao động LĐ 128.998 129.930 128.205 99,69
1 Lao động trong tuổi LĐ 74.529 73.207 68.905 96,15
2 Lao động ngoài tuổi LĐ 54.469 56.723 59.300 104,34
IV Phân bổ lao động LĐ 71.968 70.016 68.437 97,52
2 Lao động CN – XD LĐ 26.435 35.218 36.608 117,68
Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Bắc Giang (2015)
- Trong giai đoạn 2011 - 2015 sẽ thực hiện mở rộng địa giới hành chính thành phố từ 32,2 km2 hiện nay lên khoảng 75 km2, dân số gần 17 vạn người; Phát triển đô thị thành phố về hướng Tây, Nam và Bắc, chủ yếu là về phía Nam và Tây Nam thành phố, theo 2 bờ sông Thương; Thành phố được tổ chức thành 3 phân khu chính: khu vực nội thành hiện tại là nơi đặt trung tâm hành chính của tỉnh và thành phố; Khu đô thị phía Nam Quốc lộ 1A mới và khu đô thị mới phía Tây Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng theo tiêu chuẩn đô thị hiện đại, bố trí hài hòa, hợp lý các trung tâm thương mại, siêu thị hiện đại, xây dựng trung tâm tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bệnh viện, các công viên, cây xanh, mặt nước, trung tâm thể dục thể thao… Đối với khu vực nông thôn, sẽ tập trung đầu tư xây dựng các chợ khu vực, kiên cố hóa trường lớp học, cứng hóa đường giao thông cơ sở, cấp nước sạch, hệ thống tiêu thoát nước, cứng hóa hệ thống kênh mương nội đồng… ở các khu vực nông thôn ngoại thành (mới mở rộng).
3.1.1.5 Phát triển các ngành kinh tế
Thành phố Bắc Giang luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực Quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố giai đoạn 2007 - 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt Mục tiêu đặt ra là xây dựng thành phố Bắc Giang phát triển nhanh, có trọng tâm và bền vững, phấn đấu đưa nhịp độ tăng trưởng đạt 19,6%/năm giai đoạn 2006 - 2010; Khoảng 17,4%/năm giai đoạn 2011 - 2015.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: Thương mại - Dịch vụ - Công nghiệp và Xây dựng - Nông nghiệp - Thủy sản; Đời sống của người dân được nâng cao; Kết cấu hạ tầng đô thị từng bước đồng bộ theo hướng hiện đại.
Bắc Giang là tỉnh nghèo miền núi nguồn thu chủ yếu là thu từ bán đất, kinh tế du lịch, dịch vụ, làng nghề có nhưng hoạt động manh mún nên không có sự phát triển vẫn ở tình trạng hoạt động nhỏ lẻ, do vậy Bắc Giang vẫn là tỉnh phải nhờ 80% nguồn thu trợ cấp ngânsách trung ương; Trên địa bàn TP Bắc Giang thực tế giữa thu và chi hàng năm vẫn đảm bảo đủ cân đối (tuy nhiên đa số các Phường, xã vẫn phưởng trông chờ nguồn thu trợ cấp ngân sách Thành phố), nguồn thu chủ yếu từ bán đất để trang trải các hoạt động cho nên đây không phải là nguồn thu mang tính chất lâu dài và bền vững đây cũng là một bài toán khó và nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi thường xuyên của phường, xã.
3.1.2 Giới thiệu tổng quan về Phòng giao dịch Kho bạc Nhà nước Bắc Giang
3.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng giao dịch KBNN Bắc Giang
Phòng giao dịch KBNN Bắc Giang được thành lập theo Quyết định số 692/QĐ-BTC ngày 01/04/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính Về việc thành lập Phòng giao dịch trực thuộc Kho bạc Nhà nước Bắc Giang, Phòng giao dịch KBNN Bắc Giang được nằm chung tại KBNN Bắc Giang có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Thành phố Bắc Giang và các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán.
Phòng giao dịch KBNN Bắc Giang luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trọng tâm của ngành là quản lý Quỹ ngân sách Nhà nước, phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền trong việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Tập trung đầy đủ, kịp thời, hạch toán chính xác mọi nguồn thu từ thuế, phí và lệ phí vào ngân sách nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi NSNN trên địa bàn; chủ động tăng cường phối hợp với các cơ quan thu thực hiện tốt công tác tập trung nguồn thu; chú trọng công tác cải cách hành chính gắn với hiện đại hóa trong công tác quản lý thu NSNN Các đơn vị KBNN - Thuế - Ngân hàng nông nghiệp và PTNT Thành phố Bắc Giang đã phối hợp triển khai thành công dự án Hiện đại hóa thu NSNN (TCS); thu thuế điện tử trên địa bàn TP Bắc Giang.
Trong quá trình hình thành và phát triển hệ thống KBNN nói chung và Phòng giao dịch KBNN Bắc Giang nói riêng đã đạt được những thành tựu quan trọng Nếu trong những năm đầu mới thành lập chỉ thực hiện các nghiệp vụ đơn thuần là xuất quỹ NSNN mà chủ yếu là chi thường xuyên, đến nay Phòng giao dịch KBNN Bắc Giang đã thực hiện có hiệu quả công tác quan lý chi đối với toàn bộ các khoản chi NSNN theo Luật NSNN Doanh số chi NSNN trên địa bàn từ một, hai trăm tỷ đồng tăng lên hàng nghìn tỷ đồng qua các năm, nhưng đều được quản lý, thanh toán và chi trả kịp thời, đảm bảo mọi khoản chi NSNN được quản lý, thanh toán đúng chế độ quy định.
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
+ Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Thu thập các thông tin thứ cấp thông qua niên giám thống kê, báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm, báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, các tài liệu trên sách báo, tạp chí, trên các website, các đề tài nghiên cứu có liên quan.
Thu thập các văn bản của Chính phủ, các văn bản của UBND tỉnh Bắc
Giang có liên quan đến công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn Thành phố
+ Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp:
Tìm hiểu thực tế, thu thập các thông tin, số liệu có liên quan đến quản lý chi ngân sách trên địa bàn.
- Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo các phòng ban, số lượng 42 phiếu khảo sát (Bảng 3.6): Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Bắc Giang; Phòng giao dịch Kho bạc Nhà nước Bắc Giang; Thanh tra thành phố; Chủ tịch, kế toán UBND các xã, phường những người trực tiếp thực hiện công tác quản lý tài chính ngân sách để nắm bắt thông tin, phân tích tình hình, để đánh giá việc quản lý chi ngân sách trong thực tiễn tại cấp cơ sở và đưa ra các giải pháp tốt nhất cho công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách phường, xã trên địa bàn.
Bảng 3.6 Số lượng phiếu khảo sát Đơn vị đến khảo sát Số lượng phiếu khảo sát
Phòng Tài chính - Kế hoạch TPBG 4
Phòng giao dịch Kho bạc NN Bắc Giang 4
Thanh tra Thành phố Bắc Giang 2
UBND phường Thọ Xương TP Bắc Giang 2
UBND phường Trần Nguyên Hãn 2
UBND phường Hoàng Văn Thụ 2
Nguồn: Được thực hiện khảo sát tại các đơn vị vào tháng 12/2015
3.2.2 Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu
- Xử lý dữ liệu: Các dữ liệu đã thu thập, được kiểm tra, hiệu chỉnh, mã hóa và nhập vào máy tính với sự trợ giúp phần mềm EXCEL.
- Sử dụng các công cụ máy tính tiến hành sắp xếp phân tổ theo các nội dung nghiên cứu.
- Các kết quả tổng hợp được trình bày trên bảng, sơ đồ, đồ thị
- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này dùng để hệ thống hoá tài liệu bằng phân tổ thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để phân tích tình hình.
- Phương pháp thống kê so sánh: sử dụng phương pháp này để thấy được sự phát triển của sự vật hiện tượng qua các mốc thời gian, không gian và từ đó có thể suy rộng ra được vấn đề nghiên cứu.
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu, đánh giá kết quả quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại Kho bạc Nhà nước
- Chỉ tiêu phản ánh lượng vốn chi từ ngân sách;
- Số lượng vốn chi cho từng ngành;
- Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu chi thường xuyên ngân sách
- Hệ thống chỉ tiêu phản ánh quy mô ngân sách xã: nguồn chi thường xuyên của ngân sách phường, xã trên địa Thành phố Bắc Giang.
- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu cơ cấu và sự biến động nguồn chi thường xuyên ngân sách phường, xã trên địa bàn qua các năm.
- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu có xu hướng biến động về quy mô chi thường xuyên ngân sách phường, xã trên địa bàn theo thời gian: tốc độ phát triển, chi thường xuyên ngân sách phường, xã qua các năm.
- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá nhiệm vụ kế hoạch và chấp hành kế hoạch qua các năm.
- Số tiền từ chối thanh toán là số tiền chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi của cấp có thẩm quyền quy định, sai các đoạn mã kết hợp, sai MLNS; các yếu tố trên chứng từ chi không đúng theo quy định hiện hành.
- Số món thiếu hồ sơ, thủ tục thanh toán là những khoản chi ngân sách thiếu hồ sơ, chứng từ được quy định cụ thể cho từng khoản chi như quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, quyết định chỉ định thầu, quyết định phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh của cấp có thẩm quyền, hợp đồng mua bán, sửa chữa.
- Số tiền hủy bỏ cuối năm là toàn bộ số dư dự toán không khoán sử dụng không hết cuối năm sẽ bị hủy bỏ.
- Số tiền chi chuyển nguồn hàng năm là số dư dự toán cuối năm ngân sách xã chưa thực hiện xong được chủ tịch UBND xã cho phép chuyển năm sau tiếp tục thực hiện chi vào ngân sách năm sau Số chi chuyển nguồn ngân sách xã được thực hiện trong phạm vi nguồn cho phép, bảo đảm số quyết toán chi ngân sách gồm số thực chi ngân sách và số chi chuyển nguồn sang năm sau không lớn hơn số quyết toán thu ngân sách xã.
- Số tiền bị thanh tra kiểm tra xuất toán là những khoản đơn vị đã chi nhưng sau khi thanh tra, kiểm toán phát hiện sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi của Nhà nước buộc đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm nộp NSNN kịp thời.
Từ các chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN đã nêu cao được nhận thức, ý thức của các đơn vị sử dụng ngân sách từ đó quản lý và sử dụng ngân sách đúng hơn, tiết kiệm hơn.
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách phường, xã tại Phòng giao dịch KBNN Bắc Giang
4.1.1 Khái quát tình hình chi thường xuyên ngân sách Phường, xã tại Phòng giao dịch KBNN Bắc Giang
Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ Phòng giao dịch KBNN Bắc Giang không ngừng đổi mới, cải tiến quản lý chi NSNN; nhất là quản lý chi ngân sách phường, xã tại Phòng giao dịch Kết quả quản lý chi đã giúp cho cấp uỷ, chính quyền địa phương chủ động trong việc cân đối thu - chi, điều hành ngân sách trên địa bàn, phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua đó, đạt được một số kết quả nhất định đó là:
- Các khoản chi thường xuyên ngân sách xã tại Phòng giao dịch KBNN Bắc Giang đều được quản lý chặt chẽ theo dự toán, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chuẩn, định mức, chế độ chính sách Tài chính hiện hành Qua quản lý chi thường xuyên hàng năm đã phát hiện và từ chối chi nhiều khoản chi không đúng chế độ.
- Thông qua số liệu báo cáo định kỳ Phòng giao dịch KBNN Bắc Giang đã giúp cho cơ quan Tài chính địa phương, UBND Thành phố chủ động điều hành Ngân sách Tiền của NSNN được quản lý đúng chế độ, chi đúng đối tượng, dự toán, hạn chế tình trạng giàn trải ngân sách Do đó tồn quỹ ngân sách địa phương luôn đáp ứng được nhu cầu chi trả, khắc phục tình trạng căng thẳng giả tạo của ngân sách.
4.1.2 Nội dung chi thường xuyên ngân sách phường, xã tại Phòng giao dịch Kho bạc Nhà nước Bắc Giang
Ngân sách xã thực hiện các mục tiêu chiến lược và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã, giải quyết các quan hệ cân đối trong nền kinh tế trên địa bàn xã Chính quyền nhà nước cấp xã sử dụng ngân sách xã để đảm bảo kinh phí
33 cho chi đầu tư phát triển, cho hoạt động của bộ máy chính quyền ở xã, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội trên địa bàn xã và cung cấp kinh phí cho các hoạt động khác của xã.
Bao gồm các khoản chi chủ yếu sau
- Chi cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở xã + Tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức cấp xã.
+ Sinh hoạt phí đại biểu Hội đồng nhân dân, phụ cấp cấp uỷ + Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước.
+ Chi về hoạt động văn phòng như: chi phí điện, nước, văn phòng phẩm, phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi phí tiếp tân, tiếp khách.
+ Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc.
+ Chi khác theo chế độ quy định.
- Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã.
- Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam) sau khi trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có).
- Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế độ quy định.
- Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội:
+ Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ và các khoản cho khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã.
+ Chi thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của pháp luật.
+ Chi tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã.
+ Các khoản chi khác theo chế độ quy định.
- Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao do xã quản lý.
+ Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ quy định (không kể trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc một lần cho cán bộ xã nghỉ việc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do tổ chức bảo hiểm xã hội chi; chi thăm hỏi các gia đình chính sách; cứu tế xã hội và công tác xã hội khác.
+ Chi hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao do xã quản lý.
- Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hóa, trợ cấp nhà trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã, thị trấn quản lý (đối với phường do ngân sách cấp trên chi).
- Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm các khoản trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế xã.
- Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng do xã quản lý như: trường học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà văn hóa, thư viện, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cầu, đường giao thông, công trình cấp và thoát nước công cộng… riêng đối với thị trấn còn có nhiệm vụ chi sửa chữa cải tạo vỉa hè, đường phố nội thị, đèn chiếu sáng, công viên, cây xanh…(đối với phường do ngân sách cấp trên chi).
- Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định.
- Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật.
- Vai trò chi thường xuyên ngân sách phường, xã
+ Vị trí của ngân sách phường xã trong hệ thống ngân sách Nhà nước
Theo luật NSNN, tổ chức hệ thống NSNN bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương Trong đó ngân sách địa phương bao gồm:
- Ngân sách cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (gọi là ngân sách cấp tỉnh)
- Ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi là ngân sách cấp huyện)
- Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn (gọi là ngân sách cấp xã)
Vậy ngân sách cấp xã là ngân sách cấp cơ sở, cấp ngân sách cuối cùng trong hệ thống NSNN Ngân sách xã có vị trí rất quan trọng trong hệ thống NSNN, biểu hiện ở các mặt:
Thứ nhất: Xã là một đơn vị hành chính cơ sở, Hội đồng nhân dân xã là cơ quan quyền lực Nhà nước tại địa phương, triển khai thực hiện mọi chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước cấp trên, ngoài ra Hội Đồng Nhân Dân xã còn được quyền ban hành các Nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội và quản lý ngân sách trên địa bàn, vì vậy ngân sách xã thể hiện rõ mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân.
Thứ hai: Xã là cấp chính quyền trực tiếp liên hệ với dân giải quyết các mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước với dân bằng pháp luật ngân sách xã cung cấp điều kiện vật chất cho chính quyền xã thực hiện các nhiệm vụ đó Vì vậy xét theo giác độ kinh tế thì quy mô và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của chính quyền xã phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn ngân sách xã.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại kho bạc nhà nước
LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC 4.2.1 Các yếu tố thuộc về cơ chế quản lý NSNN tại KBNN
Việc ban hành một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực ngân sách xã chưa kịp thời, đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với nền kinh tế thị trường Luật NSNN mặc dù đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách xã song vẫn còn có những bất cập chưa phù hợp, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động NSNN nói chung và quản lý chi ngân sách xã của hệ thống KBNN nói riêng Tính lồng ghép của hệ thống NSNN đã làm phức tạp hoá các quy trình chi ngân sách xã; chưa có cơ chế thực hiện khuôn khổ tài khoá trung hạn và lập, bố trí dự toán ngân sách theo chương trình, nhiệm vụ, dự án, quản lý ngân sách xã theo kết quả đầu ra; cơ chế quản lý, hạch toán kế toán chưa phản ánh đúng bản chất và không phù hợp với thông lệ quốc tế
Chức năng nhiệm vụ của cơ quan KBNN về vấn đề quản lý chi chưa được rõ ràng, chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý cần thiết để KBNN thực hiện chức năng quản lý ngân quỹ theo mục tiêu hiệu quả Công tác quản lý ngân quỹ tuy có mối quan hệ mật thiết với quản lý ngân sách song nó lại độc lập tương đối với công tác quản lý ngân sách (do phạm vi, bản chất, cơ quan quản lý, công cụ quản lý ngân quỹ khác với NSNN); vì vậy Luật NSNN chưa mang lại khung pháp lý đầy đủ cho công tác quản lý ngân quỹ Mặt khác, để quản lý ngân quỹ hiệu quả cần có văn bản pháp lý cao ở cấp độ Luật nhằm quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị có liên quan trong việc quản quản lý ngân quỹ.
* Một số nét về đội ngũ quản lý NSX
Ban Tài chính tại các Phường, xã
Có nhiệm vụ giúp UBND Phường, xã thực hiện quản lý NSX theo quy định của Nhà nước và sự hướng dẫn chỉ đạo của cơ quan tài chính cấp trên.
Hiện nay, ở Thành phố Bắc Giang, việc tổ chức bộ máy Ban Tài chính xã bao gồm: Chủ tịch UBND phường, xã là chủ tài khoản, Kế toán NSX và một thủ quỹ Trong đó:
- Chủ tịch UBND phường, xã: Là người phụ trách chung mọi hoạt động và chịu trách nhiệm trước Đảng uỷ - HĐND - UBND về , chấp hành và quyết toán thu chi NSX hàng năm cũng như các hoạt động của Ban Tài chính xã.
- Kế toán NSX: Là người được giao nhiệm vụ tham mưu giúp Ban Tài chính, Chủ tịch UBND xã trong hoạt động thu, chi NS của xã; chấp hành ngân sách xã; thực hiện tổng hợp báo cáo thu, chi ngân sách, báo cáo tài chính hàng năm theo quy định và chịu trách nhiệm trước Ban Tài chính, UBND xã về nghiệp vụ trong quá trình quản lý thu, chi ngân sách xã.
- Thủ quỹ: Là người được giao nhiệm vụ quản lý toàn bộ quỹ tiền mặt của xã, có trách nhiệm rút tiền mặt từ KBNN về quỹ, thu tiền mặt nhập quỹ hay xuất quỹ khi có yêu cầu thu, chi; Thực hiện báo cáo quỹ theo quy định Chịu trách nhiệm trước Ban Tài chính, UBND xã về thu chi tiền mặt của xã.
Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách phường, xã
Những năm gần đây, công tác phân công, tổ chức cán bộ làm quản lý ngân sách nói chung, quản lý ngân sách phường, xã nói riêng luôn được Thành uỷ, UBNDThành phố và các cấp, các ngành quan tâm, đảm bảo ưu tiên tuyển dụng những người có đủ năng lực chuyên môn, vững và hiểu biết công tác kế toán, quản lý ngân sách Đội ngũ cán bộ quản lý NSX luôn được kiện toàn và được tham dự các lớp tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn, đảm bảo vận hành được hoạt động của bộ máy,cung cấp đủ nguồn lực cho hoạt động của hệ thống chính quyền cấp xã Trong số các cán bộ quản lý NSX hiện nay của Thành phố Bắc Giang, hầu hết trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ làm ngân sách xã hiện nay như sau:
Bảng 4.13 Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách phường, xã tại thành phố Bắc Giang năm 2015
Trình độ Trình độ nghiệp vụ
(Người) Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp
Kế toán NS phường, xã 38 24 6 8 0
(Nguồn tổng hợp số liệu điều tra của tác giả năm 2015)
4.2.2 Các yếu tố thuộc về ngân sách xã
Việc chấp hành Luật NSNN của xã vẫn đóng vai trò quan trọng nhất Các xã phải thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn; các tổ chức, cá nhân phải hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ về ngân sách nhà nước nói chung và chi NSNN nói riêng theo quy định của Luật NSNN Các xã cần thấy rõ quản lý chi là trách nhiệm của mình chứ không phải là trách nhiệm là công việc của riêng ngành Tài chính, của cơ quan Kho bạc Nhà nước Các xã cần xác định rõ vai trò của mình trong quá trình quản lý chi NSNN, từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, cấp phát, thanh toán và quyết toán các khoản chi NSNN.
Trình độ quản lý tài chính của các xã vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, ít đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu các chế độ văn bản về công tác quản lý tài chính Mặt khác trình độ cán bộ làm công tác kế toán tại các xã vẫn còn nhiều hạn chế bởi chất lượng đầu vào, không được đào tạo cơ bản và không được bồi dưỡng cập nhật kiến thức tài chính một cách thường xuyên Từ đó dẫn đến việc hạch toán kế toán còn lúng túng, công tác tham mưu cho lãnh đạo còn hạn chế dẫn đến việc quản lý, sử dụng ngân sách còn chưa đúng mục đích, kém hiệu quả. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm chế độ làm mất cán bộ và thất thoát vốn, tài sản nhà nước.
4.2.3 Các yếu tố thuộc về hệ thống tổ chức, bộ máy thực hiện quản chi ngân sách nhà nước
71 thẩm định và phê duyệt quyết toán đối với các xã, trong quá trình đó cơ quan tài chính cũng thực hiện nội dung quản lý chi Như vậy, cơ quan tài chính là người vừa thực hiện cấp phát kinh phí vừa thực hiện quyết toán kinh phí (kiểm soát trước và sau) là không thực sự khách quan Còn cơ quan Kho bạc chỉ đơn thần là người quản lý trong quá trình thanh toán mà thôi Cho nên, trong tương lai gần chúng ta phải hạn chế tối đa sự can thiệp không cần thiết của cơ quan tài chính vào qúa trình chi tiêu của các xã Xoá bỏ dần việc cấp phát ngân sách bằng hình thức lệnh chi tiền của cơ quan tài chính.
Chất lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi của cơ quan Kho bạc Nhà nước đóng một vai trò rất quan trọng Thực tế cho thấy cùng với sự phát triển của xã hội đòi hỏi người cán bộ phải không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt trong công tác chuyên môn mà còn phải ra sức rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Cán bộ quản lý chi phải đảm bảo công tâm, khách quan và trung thực thì công tác quản lý chi mới được kiểm tra, quản lý một cách chặt chẽ, đúng chế độ quy định, loại bỏ được các hiện tượng cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu và tiêu cực trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Cơ sở vật chất- kỹ thuật: công tác quản lý chi không những đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ có đức có tài mà nó còn phải có các điều kiện về cơ sở vật chất- kỹ thuật đầy đủ và đồng bộ Phải có một hệ thống trang thiết bị hiện đại và có một phần mềm tin học áp dụng cho công tác hạch toán cũng như công tác kiểm tra, quản lý số liệu và lưu trữ hồ sơ quản lý chi.
4.2.4 Các yếu tố về định mức, chi tiêu ngân sách
Các định mức chi tiêu hợp lý giúp các cơ quan, đơn vị tính toán chính xác hơn các nguồn lực tài chính cần thiết cũng như có căn cứ khoa học để chi tiêu kinh phí một cách tiết kiệm và thích hợp Cho đến nay các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu vẫn còn sử dụng nhiều định mức cũ manh tính lạc hậu, đặc biệt trong lĩnh vực hành chính chưa được sát với thực tế, không tạo ra được sự chủ động cho cơ quan, đơn vị và khuyến khích tiết kiệm. Định mức, chi tiêu phải bám sát với thực tế của địa phương, có tính khả thi cao không những phù hợp với điều kiện đặc thù của từng lĩnh vực mà còn với điều kiện kinh tế xã hội của từ địa phương Việc chấp hành định mưcs chi tiêu của Nhà nước cùng là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách của các Ngành, các cấp.
4.2.5 Các yếu tố về đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi của KBNN
Xuất phát từ vị trí của con người, con người là nhân tố cơ bản nhất, năng động nhất của mọi tổ chức, chất lượng và trình độ của con người là yếu tố then chốt quyết định sự hoàn thành nhiệm vụ của một tổ chức Vì vậy, chất lượng công tác quản lý chi phụ thuộc rất lớn vào trình độ cán bộ làm công tác quản lý Tài chính nói chung và quản lý chi NSNN nói riêng Đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có trình độ chuyên sâu về quản lý Tài chính, am hiểu về các lĩnh vực chuyên ngành mình quản lý, có phẩm chất đạo đức tốt…Đây là lực lượng trực tiếp thực hiện quản lý chi thường xuyên NSNN Vì vậy, cán bộ KBNN phải đảm bảo đầy đủ năng lực, phẩm chất đạo đức để có thể đảm nhận nhiệm vụ quản lý chi thường xuyên NSNN qua KBNN một cách đúng đắn và có hiệu quả Trong quản lý chi thường xuyên NSNN phải đảm bảo tính linh hoạt, biết vận dụng các nguyên tắc,chế độ trong điều kiện thực tế của địa phương, biết cùng đơn vị tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong điều kiện cho phép, không vi phạm chế độ.
Các giải pháp hoàn thiện tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại Phòng giao dịch KBNN Bắc Giang
4.3.1 Mục tiêu tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại Phòng giao dịch KBNN Bắc Giang
Cùng với chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, mọi khoản chi thường xuyên ngân sách xã phải được chi đúng chế độ, định mức đồng thời phải tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo tất cả các khoản chi của ngân sách xã đều được kiểm tra, quản lý chi chặt chẽ qua hệ thống KBNN Thực hiện tốt công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách xã là khâu quan trọng trong tổng thể các giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời góp phần nâng cao trách nhiệm trong công tác phối hợp giữa KBNN và đơn vị sử dụng NSNN Bảo đảm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, đúng mục đích tiền của của Nhà nước để góp phần loại bỏ tiêu cực, chống tham ô, tham nhũng, chống phiền hà, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách xã là một quy trình phức tạp, liên quan đến cả chu trình quản lý NSNN, và liên quan đến nhiều đơn vị sử dụng ngân sách ở các ngành, các lĩnh vực khác nhau Do đó, công tác quản lý chi đòi hỏi phải được tiến hành thận trọng với những bước đi thích hợp.
Công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách xã phải đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người quản lý, người được quản lý; đồng thời phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu quản lý thực tế tại địa phương.
Tăng cường vai trò của KBNN trong quản lý chi thường xuyên ngân sách xã vì hệ thống kho bạc đảm nhận nhiều khâu quyết định trong hệ thống quản lý chi tiêu công gồm kiểm soát quá trình chi tiêu kinh phí từ NSNN, quản lý ngân quỹ của chính phủ, quản lý tài sản và nợ của chỉnh phủ; thực hiện nhiệm vụ kế toán NSNN Khi Kho bạc thực hiện giải quyết thanh toán các khoản chi thì khoản chi đó phải đảm bảo đủ các điều kiện là có trong dự toán NSNN được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; đã được thủ trưởng đơn vị chuẩn chi, các hồ sơ và chứng từ khác có liên quan đã được thực hiện đúng các trình tự quy định Tuy nhiên bên cạnh việc tăng cường quản lý chi cũng cần đổi mới công tác quản lý chi ngân sách cho phù hợp với các cơ chế tài chính mới, bảo đảm quyền chủ động và nâng cao trách nhiệm của các đối tượng sử dụng ngân sách.
Phục vụ chiến lược định hướng khách hàng: Khách hàng của Kho bạc bao gồm: các công chức Nhà nước, các tổ chức và cá nhân khác, doanh nghiệp và các đối tượng nộp thuế Cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đa dạng, chất lượng cao Công nghệ Kho bạc phải hiện đại, định hướng khách hàng trước hết phải mang đến khách hàng những dịch vụ hiện đại thông qua kênh giao dịch đa dạng, trước hết là kênh giao dịch trực tiếp (Hướng tới Kho bạc điện tử 3 không: không tiền mặt, không chứng từ, không khách hàng, mục tiêu 2010 tầm nhìn năm 2030)
Có khả năng cung cấp những dịch vụ mới: dịch vụ truy vấn thông tin đặt tại trụ sở kho bạc, thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ.
Thực hiện các giao dịch theo cơ chế giao dịch “một cửa” trong quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước.
Các dịch vụ hiện đại chỉ có thể xây dựng trên cơ sở cải tiến các quy trình nghiệp vụ Như vậy định hướng khách hàng cũng có nghĩa phải hiện đại hoá các quy trình nghiệp vụ nội tại.
Không nằm ngoài những khó khăn đó, Thành phố Bắc Giang có những đặc thù riêng về vị trí địa lý, về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cũng như mặt bằng dân trí Quản lý chi thường xuyên NSNN qua KBNN trên địa bàn Thành phố Bắc Giang còn có những hạn chế cần phải có các giải pháp khắc phục đó là hạn chế trong tổ chức hoạt động quản lý chi NSNN của Phòng giao dịch KBNN Bắc Giang; hạn chế trong cơ chế quản lý chi NSNN trên địa bàn Thành phố; hạn chế trong việc chấp hành chi và ý thức trách nhiệm của các đơn vị sử dụng NSNN.
4.3.2 Phương hướng tăng cường quản lý chi thường xuyên Ngân sách phường, xã tại Phòng giao dịch Kho bạc Nhà nước Bắc Giang Để đạt được những mục tiêu trên, công tác quản lý chi thường xuyên NSNN trong thời gian tới cần được tăng cường theo những định hướng cơ bản sau:
Thứ nhất: Tăng cường phương thức cấp phát NSNN theo Luật NSNN Việc thực hiện phương thức cấp phát này dựa trên cơ sở coi dự toán chi NSNN là một đạo luật buộc địa phương phải có trách nhiệm tuân thủ nghiêm ngặt, đảm bảo mọi khoản chi phải có trong dự toán và theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Nguyên tắc này đòi hỏi một sự tuân thủ tuyệt đối quy định trong cả quá trình thực hiên từ khâu lập, chấp hành và quyết toán NSNN Đồng thời là căn cứ để tăng cường các phương thức cấp phát ngân sách hiện hành Việc quản lý chi theo dự toán đòi hỏi KBNN phải kiểm tra, quản lý một cách chặt chẽ các khoản chi của đơn vị và kiên quyết từ chối thanh toán những khoản chi không có trong dự toán được duyệt hoặc không đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ đã được quy định. Thực hiện phương thức cấp phát NSNN theo dự toán sẽ khắc phục được phần lớn những hạn chế của các phương thức cấp phát NSNN hiện nay (cấp phát bằng lệnh chi tiền, cấp phát bằng ghi thu, ghi chi ).
Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi sự cải tiến về nội dung, quy trình lập, duyệt và phân bổ dự toán NSNN, đảm bảo tính chính xác, chi tiết, đầy đủ, kịp thời Tức là dự toán NSNN đã được phê duyệt phải là căn cứ pháp lý quan trọng để KBNN tiến hành kiểm tra, quản lý chi ngân sách của đơn vị thụ hưởng NSNN Có như vậy mới hạn chế được những tiêu cực, hay sử dụng công quỹ lãng phí ngay từ khi bắt đầu lập dự toán ngân sách và nâng cao chất lượng quản lý chi thường xuyên NSNN do KBNN thực hiện.
Thứ hai: Xây dựng hệ thống kế toán Nhà nước thống nhất, hiện đại theo nguyên tắc dồn tích, phục vụ yêu cầu quản lý ngân sách và tài chính công bảo đảm tính công khai, minh bạch; phát triển kế toán phục vụ cho yêu cầu phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra, bảo đảm khả năng phân tích và tính toán được chi phí, hiệu quả của chi tiêu NSNN cũng như yêu cầu lập ngân sách trên cơ sở dồn tích; thực hiện hội nhập quốc tế về kế toán Nhà nước, xây dựng chuẩn mực kế toán Nhà nước phù hợp với hệ thống kế toán công; Xây dựng mô hình KBNN thực hiện chức năng tổng kế toán Nhà nước.
Thứ ba: Tăng cường trách nhiệm của bộ cán bộ, công chức đảm bảo mỗi công chức KBNN ở mọi vị trí công tác đều xác định rõ phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm của mình, những điều được làm và không được làm, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm vật chất trước hậu quả do mình gây ra trong quá trình thực thi công vụ, đặc biệt là công chức làm nhiệm vụ quản lý chi đối với các đơn vị hưởng kinh phí từ NSNN trên địa bàn.
Thứ tư: Hiện đại hóa công tác thanh toán của KBNN trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại theo hướng tự động hóa; tham gia hệ thống thanh toán điện tử song phương, thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán bù trừ điện tử với các ngân hàng; ứng dụng có hiệu quả công nghệ, phương tiện và hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tiên tiến của quốc tế.
Thứ năm: Thực hiện quản lý chi theo kết quả đầu ra, theo nhiệm vụ và chương trình ngân sách; thực hiện phân loại các khoản chi NSNN theo nội dung và giá trị để xây dựng quy trình quản lý chi thường xuyên hiệu quả trên nguyên tắc quản lý rủi ro; phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các đơn vị sử dụng ngân sách; có chế tài xử phạt hành chính đối với cá nhân, tổ chức sai phạm hành chính về sử dụng NSNN; thống nhất quy trình và đầu mối quản lý các khoản chi của NSNN; tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác quản lý chi, bảo đảm đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung quản lý, tiến tới thực hiện quy trình quản lý chi điện tử.