1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình

120 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 217,04 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (14)
    • 1.1. Tính cấp thiết (14)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (15)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (15)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (15)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (15)
    • 1.4. Đối tượng, giới hạn, phạm vi nghiên cứu (15)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (15)
      • 1.4.2. Giới hạn phạm vi không gian nghiên cứu (15)
      • 1.4.3. Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu (16)
      • 1.4.4. Giới hạn phạm vi thời gian nghiên cứu (16)
    • 1.5. Đóng góp của luận văn (16)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng (17)
    • 2.1. Cơ sở lý luận của phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (17)
      • 2.1.1. Những định nghĩa, khái niệm có liên quan phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng (17)
      • 2.1.2. Vai trò của phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng. 6 2.1.3. Đặc điểm của phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng 9 2.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng 11 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng (19)
      • 2.2.1. Những kinh nghiệm phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở nước ngoài (30)
      • 2.2.2. Những kinh nghiệm phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở trong nước (32)
      • 2.2.3. Những nghiên cứu có liên quan (44)
  • Phần 3. Phương pháp nghiên cứu (47)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (47)
      • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên (47)
      • 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (49)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (54)
      • 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, chọn điểm điều tra, đối tượng điều tra, mẫu điều tra mang tính đại diện của vấn đề nghiên cứu (54)
      • 3.2.2. Phương pháp điều tra thông tin (56)
      • 3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin (56)
      • 3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu (57)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu (58)
    • 4.1. Thực trạng phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (58)
      • 4.1.1. Kết quả phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến Xương 45 4.1.2. Tóm lược những tồn tại và nguyên nhân tồn tại (58)
    • 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc đồng ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (89)
      • 4.2.1. Chính sách phát triển nghề truyền thống của Nhà nước (89)
      • 4.2.2. Ảnh hưởng của Hội nhập Kinh tế quốc tế (90)
      • 4.2.3. Phát triển của kinh tế xã hội đất nước tác động đến thị trường tiêu thụ .74 4.2.4. Trình độ kỹ thuật và kỹ năng của người lao động (90)
      • 4.2.5. Khả năng vốn đầu tư của các cơ sở và hộ SX (93)
      • 4.2.6. Nguồn nguyên liệu đầu vào (98)
      • 4.2.7. Năng lực sản xuất của các chủ cơ sở và hộ (99)
      • 4.2.8. Các mối liên kết trong sản xuất nghề truyền thống (101)
      • 4.3.1. Định hướng phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến Xương (102)
      • 4.3.2. Giải pháp về đất đai (106)
      • 4.3.3. Giải pháp về lao động và đào tạo nghề, truyền nghề cho nguồn nhân lực nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng (0)
      • 4.3.4. Giải pháp phát triển lực lượng nghệ nhân nghề chạm mỹ nghệ bạc, đồng 92 4.3.5. Giải pháp về vốn (109)
      • 4.3.6. Giải pháp về thị trường (111)
      • 4.3.7. Giải pháp về nguồn nguyên liệu đầu vào và điện phục vụ sản xuất 95 4.3.8. Giải pháp về khoa học, kỹ thuật và vệ sinh môi trường trong các làng có nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng (112)
      • 4.3.9. Một số giải pháp chung khác (115)
  • Phần 5. Kết luận và đề xuất ý kiến (116)
    • 5.1. Kết luận (116)
    • 5.2. Đề xuất ý kiến (117)
      • 5.2.1. Trung ương (117)
      • 5.2.2. Bổ sung thêm mục lụ c… (0)
  • Tài liệu tham khảo ........................................................................................................................102 (119)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng

Cơ sở lý luận của phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

MỸ NGHỆ BẠC, ĐỒNG Ở HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH

2.1.1 Những định nghĩa, khái niệm có liên quan phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng

2.1.1.1 Khái niệm về nghề, nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng a Khái niệm về nghề

Nghề là một thuật ngữ để chỉ một hình thức lao động sản xuất nào đó trong xã hội

Theo Luật dạy nghề số 76/2006/QH11“Điều 79 Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

1 Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được xây dựng theo bậc trình độ kỹ năng nghề cho mỗi nghề Số lượng bậc trình độ kỹ năng nghề đối với từng nghề phụ thuộc vào mức độ phức tạp của nghề đó

2 Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là cơ sở để người lao động phấn đấu nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sản xuất, kinh doanh và để người sử dụng lao động bố trí công việc, trả lương hợp lý cho người lao động; góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực nghề nghiệp; là căn cứ để xây dựng chương trình dạy nghề phù hợp với yêu cầu của sản xuất, kinh doanh.”

Nguyễn Hùng (2008) nêu rõ: “Những chuyên môn có đặc điểm chung, gần giống nhau được xếp thành một nhóm chuyên môn và được gọi là nghề Nghề là tập hợp của một nhóm chuyên môn cùng loại, gần giống nhau Chuyên môn là một dạng lao động đặc biệt, mà qua đó con người dùng sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của mình để tác động vào những đối tượng cụ thể nhằm biến đổi những đối tượng đó theo hướng phục vụ mục đích, yêu cầu và lợi ích của con người”.

Từ các khái niệm nêu trên ta hiểu nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó con người được đào tạo và có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội b Khái niệm về nghề thủ công

Tác giả Vũ Trung (2014) nêu rõ: “Nghề thủ công gắn liền với lao động mang tính kỹ năng, kỹ sảo, bí quyết nghề nghiệp, phụ thuộc rất nhiều vào thời vụ ” c Khái niệm nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng

Nghề chạm mỹ nghệ bạc, đồng là nghề thủ công truyền thống theo tác giả Vũ Trung (2014) ‘‘ Chạm bạc có công đoạn chính như sau: tạo mẫu, tạo dáng, tạo hoa văn, hàn nối, đánh bóng SP Chạm bạc có 3 kỹ thuật cơ bản chạm ám, chạm thúc và chạm thủy ’’ Đối với những nghề được xếp vào nghề thủ công nhất thiết phải có các yếu tố sau: Đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta.(tối thiểu 50 năm) Sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề

Có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề đông đảo.

Kỹ thuật và công nghệ khá ổn định của dân tộc Việt Nam

Sử dụng nguyên liệu tại chỗ, trong nước là chủ yếu

Sản phẩm tiêu biểu và độc đáo của Việt Nam, có giá trị và chất lượng cao, vừa là hàng hóa, vừa là sản phẩm dân tộc, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, với những giá trị văn hóa phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization - UNESCO) đánh giá cao

Nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng đã tạo việc làm có thu nhập chính cho một bộ phận dân cư trong cộng đồng, có đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước

Từ những quan niệm trên nhận xét: Nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng là một lĩnh vực hoạt động nghề lao động biết làm nghề ở mọi lứa tuổi, được đào tạo, truyền dạy kinh nghiệm, con người có được những tri thức, kỹ năng thao tác thủ công là chính công nghệ cổ truyền, bí truyền, để làm ra các loại sản phẩm, vật chất từ nguồn nguyên liệu bạc, đồng nhằm đáp ứng được nhu cầu của con người và xã hội

2.1.1.2 Khái niệm về phát triển

Ngân hàng thế giới đưa ra khái niệm có ý nghĩa rộng hơn bao gồm những thuộc tính quan trọng liên quan đến hệ thống giá trị của con người, đó là: “Sự bình đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do công dân để củng cố niềm tin trong cuộc sống của con người trong các mối quan hệ với Nhà nước, với cộng đồng ” (Nguyễn Điền, 1997) Tuy có nhiều quan niệm về sự phát triển, nhưng tập trung lại các ý kiến đều cho rằng: Phạm trù của sự phát triển là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị của con người Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân (Smith, 1904)

Phát triển bền vững lồng ghép các quá trình hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội với việc bảo vệ tài nguyên và làm giầu môi trường sinh thái Nó đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng bất lợi cho tương lai (Lê Nin, 1976)

2.1.2 Vai trò của phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng 2.1.2.1 Vai trò của nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng a Nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng đã tạo ra một khối lượng hàng hóa đa dạng phong phú phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu

Bùi Thế Dân và cs.(2010a) “Chuyện về chiếc búa sắt của Triệu Đà được thờ ở đền Đồng Xâm lại kể: Triệu Vũ Đế được vua nhà Hán giao cho một chiếc búa sắt thiết Việt, giao cho cai quản địa phận Giao Châu, lỵ sở đóng ở Quảng Đông, sau đó đi tuần hành, xem xét công việc của bộ thuộc các nơi, đến xã Đường Thâm để lấy con gái nhà họ Trình làm vợ Khi đế chết dân lập đền thờ, chiếc búa sắt cũng được thờ ở đấy”. Ngày nay sản xuất của nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng phát triển theo hướng chuyên môn hóa, đa dạng hóa sản phẩm đã làm cho nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng năng động hơn Trong khi chưa có điều kiện để phát triển kinh tế hợp tác thì phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng chiến lược: chén, ấm pha sâm bằng bạc, tranh đồng, mâm đồng, chữ đồng, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là rất quan trọng Điều quan trọng hơn cả là thời gian qua các nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng đã có hàng nghìn hộ nông dân chuyển sang phát triển nghề này hoặc vừa sản xuất nông nghiệp vừa sản xuất làm ngành nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng Vì thế đã tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất cho kinh tế nông thôn Việc sản xuất trong các nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng đang hướng vào những sản phẩm kỹ, mỹ thuật cao, thị trường tiêu thụ rộng khắp, chứng tỏ rằng sản xuất và lưu thông hàng hóa của nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng phát triển mang tính hàng hóa tập trung khá rõ nét b Phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng là biện pháp hữu hiệu để giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn

Cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng ngày 20/3/2014 “Nói đến trách nhiệm, thì theo tôi, trước hết các nghệ nhân của các làng nghề phải chú trọng trong việc gìn giữ và bảo tồn tinh hoa của giá trị văn hóa trong các làng nghề Đòi hỏi trách nhiệm cao, tâm huyết, đam mê, nhận thức chứ không phải chỉ cái tài hoa của các nghệ nhân Bên cạnh đó Đảng và nhà nước phải có những chính sách phù hợp, không những công nhận mà phải hỗ trợ, khuyến khích cho các nghệ nhân, để họ có một môi trường làm việc chuyên nghiệp, đảm bảo về phương diện kinh tế thì họ mới có cơ hội để trao truyền toàn bộ kinh nghiệm, những tâm huyết đam mê của mình vào nghề, vào sản phẩm.”

Phát triển của nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng không chỉ thu hút lao động ở gia đình, làng xã có nghề và thu hút được nhiều lao động từ các địa phương khác đến làm thuê Đồng thời nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng phát triển tạo đà cho dịch vụ phát triển, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhiều lao động c Phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng góp phần thúc đẩy gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư ở nông thôn và tăng tích lũy tài chính Qua thực tế ở một số nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng cho thấy, thu nhập bình quân của một lao động làm nghề bao giờ cũng hơn lao động thuần nông Theo kết quả điều tra của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2013 thu nhập bình quân lao động/tháng làm việc thường xuyên ở các hộ chuyên sản xuất ngành nghề là 1.200.000đ - 1.500.000đ/ tháng Cá biệt ở một số nghề chạm mỹ nghệ bạc, đồng phát triển như ở (Thái Bình) thu nhập của 1 lao động/tháng là 1.800.000đ và 2.500.000đ. d Phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng là bước đệm cho nền SX công nghiệp và tạo cơ sở vệ tinh cho các doanh nghiệp hiện đại

Phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

Vị trí địa lý của huyện Kiến Xương: Nằm ở phía nam tỉnh Thái Bình, Huyện có lợi thế là nằm giữa sông Hồng và sông Trà lý, có sông Kiến Giang chảy qua, có thị trấn nằm trên tỉnh lộ 39B tạo thuận lợi cho việc giao thương các huyện trong tỉnh Diện tích gần 200km 2 , gồm 36 xã và một thị trấn, dân số trung bình: 212.300 người, mật độ dân số của huyện năm 2015 là: 1.051 người/km 2 ; thấp hơn mật độ dân số toàn tỉnh Thái Bình (1.128 người/km 2 ). Huyện Kiến Xương giáp với 5 huyện và tỉnh Nam Định.

- Phía Bắc giáp huyện Đông Hưng và Thái Thụy;

- Phía Nam giáp tỉnh Nam Định;

- Phía Đông giáp huyện Tiền Hải và Thái Thụy;

- Phía Tây giáp huyện Vũ Thư và Thành phố Thái Bình

Nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình phát triển mạnh hơn ở các làng nghề truyền thống, xã Hồng Thái, xã Lê Lợi, làng Trà Nam xã Trà Giang

Theo tác giả Nguyễn Văn Lịch (2012) “Nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng trong làng nghề ở huyện Kiến Xương, tên gọi cổ xưa là làng nghề chạm bạc tổng Đồng Xâm (tên cũ là Đường Thâm) nằm bên hữu ngạn sông Đường Giang thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình Sản phẩm của Đồng Xâm khách hẳn và nổi trội so với hàng bạc của các nơi khác ở các kiểu thức lạ về hình khối, dáng vẻ sản phẩm, ở các đồ trang trí tinh vi và cân đối, lộng lẫy mà nổi rõ chủ đề chính, ở thủ pháp xử lý sáng - tối nhờ tận dụng đặc tính phản quang của chất liệu bạc Đây là nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng với các nghề chính: chạm mỹ nghệ bạc, đồng, gò đồng, đúc đồng hoàn chỉnh các chi tiết, trạm, trổ, khắc trên kim loại vàng, bạc, đồng”.

Nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng xuất hiện sau khi nghề hàn, gò mâm, xoong đồng ở thôn Thượng Gia xã Hồng Thái ra đời Nghề truyền thống chạm bạc, đồng ở huyện Kiến Xương có từ thế kỷ thứ XV và được lưu truyền duy trì và phát triển trên 600 năm nay Tương truyền vào năm thuận thiên thứ 2 (1429) đời vua Lê Thái Tổ làng Đồng Xâm lúc đó, có cụ Nguyễn Kim Lâu vốn làm nghề hàn xanh, hàn nồi đồng, lên Châu Bảo Lạc nay thuộc tỉnh Cao Bằng hành nghề rồi cũng ở đó, ông học được nghề kim hoàn, trở về làng ông đem nghề truyền thống dạy cho nhân dân, lúc đầu ông mở xưởng tại nhà sau truyền ra cả làng Đặc trưng của sản phẩm Đồng Xâm là sự điêu luyện tế nhị và hoàn hảo Có thể nói rằng tài năng và tính cẩn trọng của nghệ nhân bạc Đồng Xâm đã và đang có thể đáp ứng được mọi yêu cầu sử dụng đồ chạm bạc của những khách hàng khó tính và am tường nghệ thuật nhất Ở môi trường nào cũng vậy, từ xa xưa đến nay, thợ bạc Đồng Xâm luôn lấy chữ tín, chữ tài làm trọng Họ giữ phẩm chất lương tâm người thợ và tinh hoa kỹ thuật nghề nghiệp của đất nước quê hương (Nguyễn Văn Lịch, 2012) Độ tuổi trung bình của thợ chính từ 28 đến 40 tuổi Thu nhập bình quân của người lao động đạt 65 đến 70 triệu đồng trên người trên năm

Số lượng sản phẩm bán được trong năm đạt trên 56.950 sản phẩm đơn chiếc/năm Giá trị sản xuất từ nghề Năm 2015 thu nhập từ làng nghề đạt 191,26 tỷ đồng Sang năm 2016 xu thế của làng nghề càng phát triển mạnh hơn, số cơ sở sản xuất kinh doanh mở rộng và phát triển nhiều hơn, giá trị sản xuất từ nghề đạt: 200,4 tỷ đồng; Trong đó từ nghề chạm bạc, đồng đạt 158 tỷ đồng chiếm 77,4% giá trị sản xuất từ nghề

Công nghệ sản xuất chủ yếu là chạm bạc, đồng thủ công, ngoài ra có áp dụng một số máy móc như: máy ép thủy lực, máy cắt, máy dập, máy mài đánh bóng SP

Nguồn nước thải SX chủ yếu qua công đoạn tẩy sạch sản phẩm trước khi vào công đoạn mạ sản phẩm Sản phẩm mạ bạc được thực hiện tập trung tại bể mạ hiện nay HTX Phú Lợi đang quản lý Một số hộ tẩy mạ trên đê hữu sông Trà lý, nước xả thải trực tiếp xuống sông Trà Toàn xã chỉ có duy nhất HTX chạm bạc Phú Lợi xử lý nước thải tẩy mạ đồng bằng phương pháp thẩm thấu qua giếng đào

Nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất (giếng khoan, nước khai thác bề mặt, nước cấp): 98% số hộ đã sử dụng nước sạch thường xuyên do nhà máy nước sạch của công ty TNHH Đoàn Trương Trọng thôn Phú Ân.

Bảng 3.1 Tổng hợp các yếu tố khí hậu của huyện Kiến Xương

Nhiệt độ trung Lượng mưa

Giờ nắng (h) Độ ẩm (%) bình (C 0 ) (mm)

Nguồn: Cục Thống kê Thái Bình(2015) Nhiệt độ trung bình năm 24,6C 0 , trung bình tháng cao nhất là 30,2C 0 , tháng thấp nhất là 12,4C 0 , chênh lệch là 17,8C 0 Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1796 mm, diễn biến từ 1550-1800mm nhưng phân bố không đều trong năm, mưa chủ yếu tập trung vào tháng 6 - 9 chiếm 66,4% tổng lượng mưa trong năm Số giờ nắng trung bình/ tháng là 128,8 giờ, như vậy trung bình có 4,3 giờ nắng mỗi ngày, tháng có nắng nhiều nhất là tháng 6-8, tháng có nắng ít nhất là tháng 1-3 Độ ẩm không khí bình quân trong năm là 86%, thấp nhất là tháng 6 với 82%, cao nhất là tháng 2 - 4 từ 88 - 93%.

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Đất đai và sử dụng đất đai

Kiến Xương nằm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, là huyện trọng điểm về lúa của tỉnh, được thiên nhiên ưu đãi nhiều lợi thế, tiềm năng cho ngành nông nghiệp phát triển phổng phú và đa dạng Tổng diện tích đất tự nhiên là 20.200,15 ha, trong đó diện tích nông nghiệp là

14.014,45 ha chiếm 69,37% năm 2016 tống diện tích tự nhiên

Bảng 3.2 Đất đai và sử dụng đất đai huyện Kiến Xương năm 2013 - 2015

I Diện tích đất tự nhiên

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp

1.1.1 Đất canh tác hằng năm

1.1.2 Đất cây hằng năm khác

1.1.3 Đất cây lâu năm(VT)

2 Nhóm đất phi nông nghiệp

II Một số chỉ tiêu bình quân

1 Diện tích đất NN bình quân/hộ

2 Diện tích đất NN bình quân/LĐ

3 Diện tích đất canh tác bình quân/hộ

4 Diện tích đất canh tác bình quân/Lao động

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kiến Xương (2015)

Nhận xét qua số liệu trên cho thấy Kiến Xương là một huyện có diện tích đất nông nghiệp và canh tác/1lao động là thấp Nhận thức được điều đó lãnh đạo huyện đã tư duy xây dựng các chủ trương phát triển kinh tế phù hợp với tình hình thực tiễn và điều kiện tự nhiên, kết hợp với nhân dân trong huyện từng bước tìm ra hướng đi đúng trong chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội hằng năm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là mục tiêu phát triển và cấp thiết nhất của huyện, trên cơ sở đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Phát triển ngành nghề truyền thống, duy trì giữ gìn các nghề truyền thống và phát triển nghề mới, giải quyết việc làm cho lao động dư thừa trong nông thôn Lực lượng lao động ngành nông nghiệp thừa ra, phải nhanh chóng dịch chuyển số lao động trẻ sang ngành công nghiệp - TTCN và thương mại - dịch vụ Số lao động từ trên 45 tuổi đến hết tuổi lao động mà vẫn còn khả năng lao động không thể tuyển dụng vào các nhà máy xí nghiệp lao động công nghiệp được phải được bố trí các nghề, việc làm phù hợp như thợ mộc, thợ chạm, thợ xây dựng công việc đều, thu nhập cao và ổn định.

3.1.2.2 Lao động và dân số

Dân số, lao động là một nguồn lực không thể thiếu trong phát triển kinh tế, nhưng cũng là nỗi lo không nhỏ đối với nền kinh tế Cơ cấu hộ trong huyện đã có sự thay đổi, tổng số hộ trong huyện năm 2016 hộ giảm so với năm 2014, trong đó số lượng các hộ tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ năm 2015 tăng thêm

1382 hộ so với năm 2013 và số lượng các hộ thuần nông và các hộ kiêm 2015 giảm 1045 hộ so với năm 2013 về nguồn lao động của huyện, năm 2015 cả huyện có 118.302 lao động đã tăng thêm 205 lao động so với năm 2013.

Bảng 3.3 Dân số và Lao động của huyện năm 2013 - 2015 Đơn vị Năm thu thập số Năm thu thập số So

STT Chỉ tiêu liệu 2013 liệu 2015 sánh tính Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % %

3 Hộ TTCN và DV Hộ 23.474 35,5 24856 37,6 + 2,1

II Tổng số nhân khẩu Người 212.318 100 212.142 100 0

III Tổng số lao động Người 118.406 55,7 118.302 55,7

1 Lao động trong độ tuổi Người 106.569 50,19 106.470 50,2

2 Lao động ngoài độ tuổi Người 11837 5,5 1832 5,5

IV Một số chỉ tiêu

1 Số nhân khẩu/ hộ Ng/hộ 32/10 32/10

2 Số Lao động/hộ Ng/hộ 2/1 2/1

3 Số Lao động /NK Ng/Ng 557/1000 560/1000

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Kiến Xương (2015)

Nhiệm kỳ 2010 - 2015, huyện đã dành một khoản ngân sách không nhỏ là 2.520.000 triệu đồng để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó giao thông 359.681triệu đồng, thuỷ lợi 74.100 triệu đồng, trường học 21.779 triệu đồng, trụ sở 59.872 triệu đồng, chợ 1.751 triệu đồng, công trình điện 2.947 triệu đồng. Đường giao thông nông thôn 37 xã, thị trấn làm được 2.102km đường bê tông; xây mới 11 điếm canh đê, cứng hoá 301 km kênh cấp 2 cấp 3; Trường học xây dựng 74 phòng học kiên cố; nâng cấp công trình xây dựng cơ bản nhất là các cơ sở hạ tầng đã kịp thời phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân, tạo cơ sở cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Bảng 3.4 Một số chỉ tiêu cơ sở hạ tầng của huyện Kiến Xương

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2015

2 Mương cứng KC hóa Km 235 301

5 Trồng tre chắn sóng Khóm 1000 500

6 Số trường học chuẩn cấp QG Trường 80 87

7 Số giường bệnh/vạn dân Giường 24 25

8 Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia Trạm 22 26

9 Số máy ĐT /100 người dân máy 90 93

Nguồn: Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Kiến Xương(2015) Công tác giáo dục, đào tạo tiếp tục phát triển ở tất cả các ngành học, bậc học, hoạt động khoa học công nghệ và môi trường được quan tâm nhiều hơn Quy mô trường, lớp tiếp tục phát triển theo hướng đa dạng hoá đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân Đối với công tác vệ sinh môi trường nông thôn, huyện đã chỉ đạo và khuyến khích những hộ chăn nuôi quy mô lớn làm hầm Bioga để xử lý vệ sinh môi trường, tạo chất đốt phục vụ nhu cầu sinh hoạt Tiếp tục mở rộng nâng cao chất lượng phòng trừ sâu bệnh tổng hợp để hạn chế thuốc hoá học bảo vệ thực vật Đẩy mạnh phong trào xây dựng và sử dụng nước sạch trong nông thôn kết hợp với vệ sinh môi trường Hoàn thành công trình nước sạch xã Quốc Tuấn, bãi rác thải toàn huyện đã cơ bản xong hiện có 15 lò đốt rác/ 37 xã, thị trấn Bên cạnh đó vấn đề đặt ra đối với lãnh đạo cấp huyện là cung cấp nước sạch, giải quyết môi trường trong các xã có nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng & một số nghề sản xuất khác có gây ô nhiễm môi trường.

3.1.2.4 Phát triển sản xuất của huyện những năm qua

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, chọn điểm điều tra, đối tượng điều tra, mẫu điều tra mang tính đại diện của vấn đề nghiên cứu 3.2.1.1 Chọn điểm nghiên cứu

Nghiên cứu Đề tài ở huyện Kiến Xương, cơ cấu tổ chức hành chính gồm 36 xã và 01 thị trấn, tập trung chọn điểm nghiên cứu ở ba xã có nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng thuộc làng nghề chạm bạc (Đồng Xâm) gồm xã Hồng Thái, Lê Lợi, và Trà Giang Các xã trên chiếm phần lớn số lao động có nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, với những sản phẩm như: đồ thờ cúng bằng đồng, các sản phẩm chạm bạc; chạm khắc đồng tạo ra những bức tranh, câu đối bằng đồng Thực hiện nghiên cứu tập trung, lựa chọn các xã có nhiều lao động nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng để nghiên cứu sâu, rộng, chi tiết cụ thể các nội dung nghiên cứu.

Xác định rõ giới hạn của điểm nghiên cứu ở huyện Kiến Xương, tập trung chọn điểm điều tra tại các xã Hồng Thái, Lê Lợi và Trà Giang việc chọn điểm điều tra, chọn doanh nghiệp, cơ sở, hộ sản xuất đang trực tiếp sản xuất nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở địa bàn của 3 xã có nghề. 3.2.1.3 Chọn Đối tượng điều tra

Xác định rõ đối tượng điều tra là chủ các doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất, kế toán các doanh nghiệp, các ông bà chủ hộ sản xuất, một số nghệ nhân cấp quốc gia là nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú, một số lãnh đạo địa phương, thường trực ban chấp hành Chi hội nghề, các bậc thợ cao niên, thợ trẻ yêu nghề.

3.2.1.4 Chọn mẫu điều tra Đề tài tập trung nghiên cứu tại 83 cơ sở, doanh nghiệp, hộ SX đại diện cho các nhóm hộ trong 3 làng có nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng gồm

01 hợp tác xã, 02 doanh nghiệp Điều tra đối tượng thuộc cơ quan quản lý nhà nước gồm 01 chi hội nghề và 30 cán bộ đại diện cho chính quyền, các đoàn thể, chi hội nghề Tổng số phiếu điều tra là 113 phiếu các loại.

Cơ cấu sản xuất chọn điều tra 83 hộ tương ứng với các đại diện là:

- Hộ chuyên sản xuất ngành nghề: 20 hộ

- Hộ gia công kiêm sản xuất nông nghiệp: 30 hộ

- Hợp tác xã sản xuất tiểu thủ công nghiệp: 01 HTX

- Doanh nghiệp trong các làng nghề 02 doanh nghiệp

- Cán bộ thuộc UBND, các ban ngành đoàn thể các xã 30 người

Trong 3 xã có nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng đề tài chọn nghiên cứu thì 2 xã không có hình thức tổ chức hợp tác xã nghề, do đó đề tài chỉ tập trung nghiên cứu mô hình tại Hợp tác xã bạc Phú Lợi thuộc xã Lê Lợi huyện Kiến Xương và 02 doanh nghiệp thuộc xã Hồng Thái 01 DN, xã Lê Lợi 01 DN

Thông tin thứ cấp: Tác giả sử dụng các nguồn thông tin đã được công bố qua các tài liệu liên giám thống kê của Cục Thống kê tỉnh Thái Bình, Sở Công Thương tỉnh Thái Bình, chi cục Thống kê, Phòng Kinh tế & Hạ tầng, phòng Tài chính và phòng NN & PTNT của huyện Kiến Xương, báo cáo hoạt động nghề ở các xã trong diện điều tra ở huyện Kiến Xương Các tài liệu sách, báo, tạp chí đã được công bố

Thông tin sơ cấp: Tác giả trực tiếp tiến hành điều tra, phỏng vấn theo bảng điều tra kết hợp với quan sát, trao đổi để rút ra những thông tin liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài

Quá trình điều tra tiến hành theo các bước; (1) Chuẩn bị điều tra (2) phỏng vấn thí điểm số hộ để hoàn chỉnh phiếu điều tra (3) điều tra toàn bộ số mẫu đã chọn

3.2.2 Phương pháp điều tra thông tin

3.2.2.1 Thu thập thông tin có sẵn (thứ cấp)

Sắp xếp các tài liệu sơ cấp, thứ cấp đã thu thập được, hệ thống hoá và tiến hành phân tổ thống kê theo những thông tin nhất định Các số liệu thu thập được xử lý bằng máy tính trong chương trình EXCEL 3.2.2.2 Thông tin mới (sơ cấp)

Các chỉ tiêu điều tra phân tích điều tra, phỏng vấn các đối tượng diện điều tra trong các xã có nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện KX.

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá: Quy mô (Lao động, Vốn, Đất đai)

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển

- Tỷ trọng giá trị sản xuất, thu nhập từ ngành nghề/tổng thu nhập

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng lao động làm nghề CMNBĐ

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của nghề CMNBĐ

+ Số lượng và cơ cấu sản phẩm của nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng

+ Các chỉ tiêu về nguồn lực đầu tư (vốn, lao động, nguyên liệu ) + Doanh thu, thu nhập, lợi nhuận

+ Thu nhập/Doanh thu + Doanh thu/Chi phí + Thu nhập/Lao động/năm + Thu nhập/Chi phí + Thu nhập/Vốn + Thu nhập/Khẩu/năm

3.2.3 Phương pháp phân tích thông tin

3.2.3.1 Phương pháp phân tổ thống kê

Phương pháp phân tổ được sử dụng chủ yếu để tổng hợp kết quả điều tra trong nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng Các tiêu thức được sử dụng để phân tổ dựa vào tính chất nội dung của các chỉ tiêu đặc điểm và cơ cấu sản xuất của nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng 3.2.3.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp thống kê so sánh, mô tả số tuyệt đối, tương đối để xác định sự biến động của hiện tượng kinh tế - xã hội trong một thời gian, không gian nhất định để phân tích đánh giá thực trạng phát triển của các hộ sản xuất ngành nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng

Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được tính toán cho nhóm hộ (ngành nghề chuyên nghề, và Sản xuất nông nghiệp kết hợp với làm nghề) Đề tài tiến hành so sánh các chỉ tiêu tương ứng Phương pháp so sánh chỉ áp dụng đối với các chỉ tiêu và các đối tượng có ý nghĩa so sánh, nhằm phát hiện những nét đặc trưng cơ bản của nghề truyền thống CMNBĐ Từ đó thấy được những ưu, khuyết điểm, khó khăn, thuận lợi phát hiện, đề xuất những giải pháp phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

3.2.3.3 Phương pháp thống kê mô tả

Kết quả nghiên cứu

Thực trạng phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

4.1.1 Kết quả phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến Xương

4.1.1.1 Kết quả sản xuất KD nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng a Phát triển quy mô nghề theo lịch sử hình thành và các chủ trương chính sách của Nhà nước

Nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến Xương có lịch sử tồn tại và phát triển từ rất lâu đời, tính đến nay đã có bề dày truyền thống (trên 600 năm), phân bố SX chủ yếu ở 3 xã trên địa bàn huyện và quy mô sản xuất khá đa dạng Nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện được xác định là một nguồn tiềm năng, thế mạnh về phát triển TTCN, tạo ra nhiều việc làm tại chỗ và tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn, đóng góp giá trị sản xuất không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện Trong những năm qua, giá trị sản xuất của nghành tiểu thủ công nghiệp tạo ra chiếm 38% đến 40% giá trị sản xuất của khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh và chiếm 33% giá trị sản xuất công nghiệp của huyện Chính vì vậy mà từ khi thành lập huyện đến nay, các thế hệ lãnh đạo đã tập trung tìm mọi biện pháp xây dựng và ban hành các chính sách, khuyến khích khu vực sản xuất nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ngày ngày phát triển mạnh hơn (Các đây trên 600 năm chỉ có một tổ nghề) vào năm 1428 có 149 thợ với 7 phường cai quản 7 hạng thợ.Đến nay toàn huyện có 1962 hộ, 10 doanh nghiệp, 01 HTX với đội ngũ thợ nghề trên 3696 lao động; trong đó có 6 nghệ nhân cấp quốc gia, hiện tham gia sản xuất tại huyện và hàng nghìn thợ TCMN của làng nghề đi phát triển nghề ở khắp các tỉnh thành trên cả nước Nhận định về tình hình phát triển nghề CMNBĐ trong năm 2016 mặc dù hoàn cảnh kinh tế đất nước rơi vào khó khăn, song đội ngũ thợ nghề toàn huyện vẫn có việc làm ổn định, sản lượng hàng hóa tăng nhanh, tiêu thụ rất thuận lợi, không có tình trạng dư thừa, tồn đọng sản phẩm.Năm 2016 Bộ Công thương, Trung ương Hiệp hội làng nghề Việt Nam - cục công nghiệp địa phương kết hợp tổ chức triển lãm các gian hàng thủ công mỹ nghệ tại Hà Nội Huyện Kiến Xương có 5 gian hàng của các nghệ nhân cấp quốc gia tham dự, gồm 2 nghệ nhân nhân dân và 3 nghệ nhân ưu tú

Việc thống nhất bàn bạc xây dựng các chủ trương, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước vẫn còn số ít ý kiến chưa hài lòng, đồng thuận với tính sát thực, kịp thời của chủ trương,Nghị quyết xây dựng và phát triển nghề Đa số ý kiến hài lòng về các chủ trương, nghị quyết và các chính sách đầu tư cho phát triển nghề CMNBĐ Kết quả điều tra cho thấy chính sách đào tạo nguồn nhân lực nghề truyền thống mới chỉ đạt mức trung bình Về cơ chế chính sách hỗ trợ đại đa số ý kiến tập trung vào đề xuất hỗ trợ miễn thuế SXKD cho các cơ sở, hộp nghề.

Bảng 4.1 Các chủ trương, chính sách Nhà nước

Số Không Tốt (Phù Rất tốt STT Chỉ tiêu điều tra phiếu hài lòng Trung hợp, (Phù

KS (0 phù Bình Hài hợp, hài hợp) lòng) lòng)

Các chủ trương, chính sách

1 Nhà nước về phát triển nghề 30 2 12 15 1 truyền thống CMNBĐ

2 Chính sách xúc tiến đầu tư và dịch vụ công

Chính sách đào tạo nguồn

3 nhân lực nghề truyền thống

Các vấn đề cần ưu tiên phát

- Miễn thuế sản xuất kinh doanh 15/30

- Hỗ trợ về công trình hạ tầng

- Miễn thuế XK hàng hóa

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) b Khái quát kết quả sản xuất nghề thủ công mỹ nghệ chạm bạc, đồng Để khái quát một số kết quả cơ bản từ hoạt động của các cơ sở hộ SX trong nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở Kiến Xương rất phong phú và đa dạng, giúp đánh giá một cách sâu sắc và toàn diện là cả một quá trình, do vậy trên cơ sở điều tra trực tiếp các hộ và tham khảo tài liệu từ các cơ quan phòng, ban chuyên môn của huyện, ý kiến của các vị lãnh đạo thôn, xã, chi hội làng nghề, khái quát nên kết quả SXKD của các doanh nghiệp, cơ sở, HTX nghề, hộ SXKD trong các nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng như sau:

Bảng 4.2 Tổng sản phẩm chạm mỹ nghệ bạc, đồng của huyện Kiến Xương năm 2014 -2016

STT Chỉ tiêu ĐVT lượng lượng sánh

I Nhóm SP hàng tranh, chữ nho Bức 16065 20964 130,49

II Nhóm sản phẩm Đồ thờ Bộ 7135 9348 131,02

III Nhóm SP đồ gia dụng bằng bạc Bộ 4250 5424 127,62

IV Nhóm sản phẩm trưng bày cái 9935 12822 129,06

V Nhóm SP cõ quan đình chùa, miếu Cái 116 155 133,62

VI Nhóm các sản phẩm trang sức khác SP 18282 23772 130,03

Nguồn: Phòng Kinh tế và Hạ tầng (2016)

Từ số liệu bảng 4.2 cho thấy số lượng sản phẩm sản xuất so sánh mốc thời gian 2 năm, có thể hiện tăng trong 6 nhóm sản phẩm từ 27,62 - 33,62% , xác định việc sản xuất có tăng năng suất sản phẩm thể hiện có sự phát triển tốt hơn. Đồ thị 4.2.1 so sánh lượng sản phẩm chạm bạc, đồng năm 2014 - 2016

Bảng 4.3 Thống kê giá trị SP, thu nhập nghề chạm mỹ nghệ bạc đồng ở huyện Kiến Xương năm 2016

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Giá trị tổng sản phẩm

Tổng giá trị thu nhập

Thu nhập BQ từ nghề

Thu nhập BQ từ nghề

Năm Năm Năm SS SS

Nguồn: Phòng Kinh tế và Hạ tầng Kiến Xương (2016)

Xem xét giá trị sản xuất tổng giá trị sản phẩm sản xuất chạm mỹ nghệ bạc, đồng của huyện Kiến Xương năm 2015 có tăng 7,44% so với năm 2014, năm 2016 tăng cao hơn năm 2015 là 21,28% Nắm bắt nguyên nhân có sự chênh lệch do năm 2015 kinh tế toàn cầu có xu hướng giảm do đó làng nghề cũng ít nhiều ảnh hưởng bởi tác động của kinh tế thế giới phát triển chậm lại. Năm 2016 nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi trở lại hàng hóa sức mua tăng, nhiều hộ được hỗ trợ đầu tư máy móc mở rộng quy mô sản xuất phát triển. 4.1.1.2 Quy hoạch phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng:

- Căn cứ vào thực tế phát triển nghề chạm mỹ nghệ bạc đồng giai đoạn 2010 - 2015 UBND huyện Kiến Xương đã giao trực tiếp nhiệm vụ xây dựng quy hoạch phát triển nghề truyền thống cho phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện tham mưu phương án Quy hoạch

* Quy hoạch tổng thể không gian phát triển nghề tập trung chính vào địa bàn các xã Lê Lợi, Hồng Thái, Trà Giang, Hướng phát triển sang Nam Cao, Đình Phùng và Quyết Tiến, Thanh Nê, An Bồi bởi ở các địa phương trên đã nhen nhóm sự xuất hiện của nghề truyền thống

* Quy Hoạch phát triển trọng tâm quần thể nghề CMNBĐ: tập trung tại xã Hồng Thái, tận dụng cơ sở vật chất sẵn có là đền thờ tổ nghề, nơi hình thành nghề, điều chỉnh quy hoạch hệ thống giao thông thuận lợi, khu trung tâm có 2 hệ thống đường ra vào riêng biệt để tránh ùn tắc kết hợp với cảnh quan dòng sông Đường Giang nơi thường xuyên diễn ra trò chơi dân gian Bơi trải vào dịp lễ hội, kết hợp quy hoạch giao thông thủy, bộ gắn với phát triển du lịch và lễ hội Xây dựng khu quần thể di tích Hội đền kết hợp với xây dựng trụ sở hoạt động của Chi hội nghề kim hoàn đá quý chạm bạc Đồng Xâm, xây dựng Nhà trưng bày sản phẩm làng nghề, vị trí quy hoạch bên phải khu vực đền thờ.

* Quy hoạch quỹ đất phát triển nghề: UBND tỉnh Thái Bình đã nhất trí với đề án Quy hoạch CCN làng nghề truyền thống xã Hồng Thái diện tích 50 ha thuộc vị chí thôn Dương Cước xã Hồng Thái, mục đích quy hoạch phát triển làng nghề chạm mỹ nghệ bạc, đồng theo quy mô tập trung để thuận lợi cho phát triển SX nghề Quy hoạch chi tiết CCN làng nghề đang chờ tỉnh Thái Bình phê duyệt.

* Một số chỉ tiêu kinh tế:

- Số lượng sản phẩm mỗi năm tăng bình quân 8 – 10%

- Giá trị sản xuất từ nghề truyền thống đạt 75 – 80% tổng giá trị

SX làng nghề, xã nghề, giá trị SX từ nghề TCMN tăng 9 – 11%/ năm

- Số doanh nghiệp tăng 10%/năm, cơ sở sản xuất TCMN tăng 1%/ năm

- Thu nhập bình quân lao động làm nghề tăng 10%/năm

Tóm lại định hướng quy hoạch đã có xong việc triển khai còn chậm, thiếu lộ trình về thời gian, gắn với trách nhiệm của cấp nào, ngành nào, xử lý thế nào. 4.1.1.3 Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ nghề thủ công mỹ nghệ chạm bạc, đồng

Trên cơ sở số liệu điều tra thực tế phản ánh HTX nghề có diện tích sản xuất lớn nhất, có đầy đủ diện tích dành cho các hạng mục công trình như nhà xưởng SX, đất cửa hàng, đất kho chứa, đất sân phơi, quy mô diện tích lớn gấp 20 -25 lần so với quy mô doanh nghiệp và hộ quy mô 1 Đa số các hộ quy mô 2 và hộ quy mô 3 không có đất cửa hàng, chỉ có xưởng sản xuất và kho chứa hàng Tài sản cố định của DN, HTX lớn gấp 5 lần hộ quy mô 1, gấp 9 -10 lần hộ quy mô 2 Các loại máy đắt tiền áp dụng vào sản xuất thì đa số mới chỉ xuất hiện ở DN và hộ quy mô 1, hộ quy mô 2, 3 và HTX thì mới chỉ đầu tư các loại máy nhỏ đơn giản chi phí đầu tư ít Về tài sản vật chất qua số liệu điều tra thể hiện hầu hết các doanh nghiệp, HTX nghề và hộ chuyên nghề đều có diện tích nhà xưởng sản xuất, kho chứa hàng, cửa hàng được hình thành trong phạm vi đất ở, riêng HTX Phú Lợi có đất giao để sản xuất riêng biệt, còn các doanh nghiệp và hộ vẫn sử dụng đất sản xuất trong khuân viên đất thổ cư (ONT), với các hộ quy mô 1 thì vẫn sử dụng nhà ở hoặc công trình phụ, lán tạm làm nhà xưởng và kho chứa, không có cửa hàng bán sản phẩm Các loại máy phục vụ sản xuất cơ bản các loại máy mài đánh bóng, máy cắt các cơ sở, các hộ đã trang bị khá đầy đủ, các loại máy đắt tiền như máy đột dập thủy lực mới chỉ có khoảng 10 - 15% tổng số cơ sở sản xuất có điều kiện mua sắm máy và khuân ép Nguyên nhân do lượng đầu tư quá lớn bình quân 1 máy ép thủy lực cỡ Lực ép lớn nhất của xilanh ép chính: 120 tấn Trị giá đầu tư: Phần máy 150.000.000 đồng

Phần khuân ép bộ khuân hoàn chỉnh theo máy có giá 600 - 800 triệu

Với tổng lượng tiền đầu tư cho máy ép thủy lực mới khoảng 750 -

950 triệu đồng khả năng tài chính quá lớn, chỉ có số ít hộ giám đầu tư máy ép thủy lực vào sản xuất, mặc dù biết rằng công suất máy có thể tăng gấp 300% - 500% số lượng sản phẩm nếu có tiền đầu tư

Nhý phân tích trên cho thấy những hạn chế về cõ sở vật chất trong phát triển nghề CMNBĐ chủ yếu là cõ sở vật chất phân bố rải rác xen lẫn đất ở dân cý, không tập trung Diện tích nhỏ hẹp không đáp ứng với quy mô lớn, nhiều diện hộ không có cửa hàng cửa hiệu nên tiêu thụ kém, lợi nhuận thấp hõn Áp dụng khoa học và máy công nghiệp vào sản xuất để nâng cao nãng xuất lao động thì vốn đầu tư quá lớn, vốn chủ hộ, chủ cõ sở tự có và huy động lại quá nhỏ dẫn đến hạn chế trong việc đầu tư cõ sở vật chất phát triển SX.

Mặt khác đa số các hộ khi xuất phát điểm làm nghề xuất phát từ SXNN do đó tý týởng sản xuất vẫn còn manh mún theo nếp nghĩ cổ truyền không giám mạnh dạn đầu tư lớn và cũng không giám tách bỏ hẳn SXNN để SX chuyên nghề Với tâm lý vẫn sợ không bán đýợc sản phẩm thì lấy gì để ãn, sự quyết đoán chýa toát lên trong suy nghĩ mỗi ngýời thợ xuất phát từ nông dân Dẫn đến đầu tư cõ sở vật chất vào sản xuất nghề còn rất hạn chế, chýa phát triển mạnh mẽ toàn diện đýợc

Bảng 4.4 Tài sản trong sản xuất chạm mỹ nghệ bạc, đồng các cơ sở, hộ điều tra năm 2016

2, Tài sản cố định Tr.đ 615,8 1475

-Máy cắt kim loại cái 1,52

-Máy đột dập thủy lực cái 0,44

-Máy mài đánh bóng cái 2,12

-Các thiết bị khác Tr.đ 84

SX Quy quy quy nghề mô 1 mô 2 mô 3

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Nghiên cứu Tìm hiểu về điều kiện kinh tế các cơ sở, hộ sản xuất nghề chạm mỹ nghệ bạc, đồng dựa trên các yếu tố sau:

- Tình hình sử dụng đất sản xuất nghề CMNBĐ của các cơ sở, hộ SX

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc đồng ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

* Các yếu tố khách quan:

4.2.1 Chính sách phát triển nghề truyền thống của Nhà nước

- Thực tế Nhà nước ta đã ban hành một số chính sách từ cấp trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện như Quyết định số 132/2000 QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ về một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn; Nghị định số 66/2006 NĐ -

CP ngày 07/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn; Quyết định số1956/ QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Nghị định số 45/2012/ NĐ - CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn; ở cấp độ tỉnh, Thái Bình có ban hành Quyết định số 11/2015/QĐ - UBND ngày 19 tháng 10 năm 2015 ban hành quy định tiêu chí, quy trình xét công nhận làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình Qua hàng loạt các chính sách quan tâm, khuyến khích động viên trên thấy được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm chăm lo đến việc phát triển nghề, động viên khuyến khích phong trào phát triển Việc tổ chức phong tặng các danh hiệu nghệ nhân cấp quốc gia như danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” để động viên các bậc nghệ nhân của cả nước tích cực hơn với phong trào đào tạo, xây dựng và phát triển nghề ở các địa phương.

- Tuy nhiên hiệu quả từ áp dụng chính sách còn nhiều hạn chế bất cập không phù hợp với diễn biến thực tế SXKD nghề Ví dụ như chính sách hỗ trợ về đào tạo lao động đòi hỏi thực tế phải mở lớp học nghề, có khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ nghề mới được thanh toán kinh phí hỗ trợ Thực tế nghề truyền thống là truyền nghề, cầm tay chỉ việc đào tạo cơ bản từ nhỏ đến khi biết nghề thành thục, không được cơ quan nào cấp chứng chỉ nghề, bất cập và cũng không hề có tiền hỗ trợ học nghề Hay một loạt chính sách khác về hỗ trợ nghề đối chiếu với các tiêu chí đều đúng, có quyền lợi được hưởng song ngặt một lỗi Nhà nước mới chỉ ban hành chính sách, chứ không có bước dự toán kinh phí khi văn bản có hiệu lực và số đối tượng được hưởng quá rộng, nguồn ngân sách có hạn dẫn đến sự không công bằng Từ những chính sách đó lại có tác dụng ngược lại là kìm hãm sự phát triển nghề 4.2.2 Ảnh hưởng của Hội nhập Kinh tế quốc tế

- Tác động về mặt tích cực của việc Hội nhập Kinh tế quốc tế nhằm gỡ bỏ các rào cản thương mại, tăng cường các mối quan hệ và hợp tác nhằm mở rộng thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài để tăng đầu tư Đây là một chủ trương đúng phần lớn các dự án đều mang lại hiệu quả khá rõ nét Xuất khẩu hàng hóa thống kê có chiều hướng gia tăng, giá cả một số mặt hàng có tăng lên do nhu cầu thị trường rộng mở

- Những bất cập về năng lực cạnh tranh SX đa số các doanh nghiệp của làng nghề thuộc loại nhỏ, còn hầu hết là các cơ sở, hộ sản xuất không có đủ tư cách pháp nhân, trình độ, công nghệ SX lạc hậu, sản phẩm hạn chế năng lực cạnh tranh dẫn đến hàng ngoại tràn vào tự do không còn rào cản, làm cho các doanh nghiệp, cơ sở, hộ sản xuất trong nước khó đứng vững nổi.

- Mặt khác những hạn chế về trình độ ngoại ngữ, kiến thức luật pháp và thông lệ quốc tế, không gian thị trường rộng, bất đồng ngôn ngữ, phong tục tập quán, độ tin cậy bạn hàng có phần hạn chế, dễ mắc sai lầm và hậu quả là chịu thiệt trong các Hợp đồng kinh tế

4.2.3 Phát triển của kinh tế xã hội đất nước tác động đến thị trường tiêu thụ

- Tác động theo chiều hướng tích cực xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng cao hơn nhiều hơn, tại các thời điểm trước khi xã hội còn nghèo, lạc hậu thì SP bằng bạc hoặc mạ bạc đã rất là sang trọng và quý giá, lịch sự Đến thời điểm phát triển người tiêu dùng mong muốn, sản phẩm phải được mạ vàng mới có giá trị cao Giá trị sản phẩm lớn, số lượng sản phẩm nhiều thì giá trị sản xuất SP cũng tăng theo, vốn đầu tư tăng theo, công nghệ SX, trình độ tay nghề đòi hỏi phải cao siêu hơn Các cơ sở, hộ sản xuất cần nắm bắt các yếu tố trên để thay đổi, không ngừng cải tiến kỹ thuật, mẫu mã, chất lượng sản phẩm để đáp ứng với nhu cầu phát triển của người tiêu dùng, nếu không chú ý mà vẫn làm theo lối cũ sản phẩm sẽ dư thừa, ế đọng vì SX ra không có người mua.

Hạn chế khi nền Kinh tế phát triển đồng nghĩa quan niệm thay đổi mẫu mã,chất lượng, giá trị SP nhà SX lại phải bỏ thêm chi phí đầu tư nâng cấp kỹ thuật công nghệ SX, chất lượng nguyên liệu, trong điều kiện cơ sở nhỏ lẻ nguồn vốn hạn chế cũng là một trong những khó khăn, không có vốn đầu tư nâng cấp để đáp ứng với các điều kiện sản xuất mới

* Các yếu tố chủ quan:

4.2.4 Trình độ kỹ thuật và kỹ năng của người lao động

- Những mặt tích cực lực lượng lao động của 3làng, xã nghề với 3654 lao động có tay nghề chạm mỹ nghệ bạc, đồng chiếm 98,38% tổng số lao động nghề thủ công mỹ nghệ toàn huyện Hầu hết các lao động nghề TCMN tính cách cần cù, khéo léo, hăng say LĐ số lượng nghệ nhân toàn huyện có 06 nghệ nhân cấp quốc gia; trong đó có 04 nghệ nhân ưu tú, 02 nghệ nhân nhân dân.

Tình hình lao động của cơ sở sản xuất

Lực lượng lao động trong các làng có nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng được phân chia ra thành 2 nhóm ngành chính, là lao động nông nghiệp và lao động ngành nghề, trong mỗi ngành đều có tiềm năng và thế mạnh riêng để phát triển và tương hỗ lẫn nhau Qua điều tra 3 làng có nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng, một điều nổi bật là các chủ cơ sở sản xuất, các chủ hộ tuổi đời từ 35 đến 50 tuổi thì trình độ về học vấn đại đa số chỉ học hết cấp III, có một số chủ hộ chỉ học hết cấp II biết đọc và biết viết là được.

Hạn chế trình độ người lao động đa số là còn thấp hạn chế nhận thức khi tham gia các lớp đào tạo về quản lý kinh doanh, áp dụng khoa học kỹ thuật, khai thác thông tin trên các phương tiện thông tin hiện đại để tìm kiếm thị trường Trên thực tế độ tuổi lao động ở mức cao 45 – 55 lại chiếm số đông nguồn nhân lực đã già cỗi Đây là vấn đề mà các cấp chính quyền địa phương cần chú ý và xem xét, nếu như chúng ta quy hoạch phát triển đối với các nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng, bên cạnh quy hoạch về sản xuất thì việc quy hoạch về con người, nhất là những chủ cơ sở sản xuất cũng rất đáng quan tâm và cùng với sự cố gắng của các chủ cơ sở, người lao động trong nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng

- Hạn chế tính bảo thủ, thủ cựu thủ công thô sơ… việc đào tạo cấp chứng chỉ nghề rất hạn chế, đến nay trên 3500 thợ nghề TCMN của huyện Kiến Xương chưa được kiểm tra tay nghề, công nhận bậc thợ Đây cũng là một trong những hạn chế của các cơ quan quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực đào tạo nghề.

Bảng 4.14 Tình hình lao động của cơ sở sản xuất trong các làng có nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc đồng

Xã Lê Lợi Xã Hồng Thái

STT Chỉ tiêu điều tra

Hộ SX HTX chuyên chuyên

II Trình độ lao động

III Thứ bậc, tay nghề

Hộ gia công kiêm SXNN 2 2 0

Hộ SX Hộ chuyên chuyên

Hộ gia công Hộ SX kiêm chuyên SXNN

Hộ gia công kiêm SXNN 2 2

Qua bài phỏng vấn với ông Nguyễn Văn Ngoan chủ tịch chi Hội kim hoàn đá quý chạm bạc Đồng Xâm ông bày tỏ quan điểm: Nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng muốn tồn tại và phát triển bền vững phải cần có sự quan tâm của Nhà nước các cấp đầu tư cho công tác đào tạo nghề và đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ thợ làng nghề Mục đích để họ sản xuất ra những sản phẩm đẹp ngày càng tinh xảo, nổi trội, chứa đựng nét nghệ thuật bí truyền độc đáo mới thu hút được thị hiếu của khách hàng Đồng thời cần phải lựa chọn nhập những nguyên liệu tốt đảm bảo chất lượng, độ dầy tối thiểu của lá đồng phải từ 0,5mm trở lên Muốn nâng cao thương hiệu sản phẩm, giữ được uy tín, nhãn hiệu tập thể sản phẩm của làng nghề với khách hàng thì mỗi người thợ, chủ nghề đều phải sớm ý thức được điều này và thực hiện một cách nghiêm túc, với tinh thần và ý thức tự giác cao nhất. 4.2.5 Khả năng vốn đầu tư của các cơ sở và hộ SX

Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn cho nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng Qua điều tra các cơ sở sản xuất trong nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng truyền thống cho thấy nguồn vốn của các cơ sở sản xuất chủ yếu là vốn tự có và vốn đi vay, trong đó nguồn vốn tự có của các cơ sở chiếm từ 60% đến 70% tổng số vốn của họ, số vốn còn lại là đi vay, nguồn vay chính của các hộ chủ yếu là Quỹ tín dụng nhân dân, người thân, anh em bạn bè và các tổ chức cá nhân, hệ thống ngân hàng trên địa bàn huyện cho các hộ sản xuất ngành nghề vay vốn cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số vốn đi vay của hộ, điều này cho thấy các cơ sở sản xuất trong nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng đã chủ động về nguồn vốn đầu tư trong sản xuất của cơ sở. Nguồn vốn lưu động của các cơ sở, hộ sản xuất chiếm trên 75% tổng số vốn vì nguồn vốn này của các cơ sở sản xuất luôn luôn phải luân chuyển, số vốn còn lại chiếm 30% là nguồn vốn cố định chủ yếu là máy móc thiết bị và nhà xưởng phục vụ sản xuất ngành nghề của các hộ.

HTX chạm bạc Phú Lợi công tác tổ chức sản xuất kinh doanh của HTX tổng vốn đầu kỳ: 1.155,2 triệu đồng cuối kỳ là 1162,9 triệu đồng, vốn tăng trong kỳ là: 7,7 triệu đồng để phục vụ cho sản xuất, năm 2016 mục tiêu đạt giá trị SX là 2.200 triệu đồng, thực tế đạt 1.612,6 triệu đồng, đạt 74% kế hoạch, tăng 116% so với cùng kỳ năm 2015 Giá trị sản xuất chủ yếu từ sản phẩm chạm bạc truyền thống

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Tổng hợp các yếu tố khí hậu của huyện Kiến Xương - (Luận văn thạc sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình
Bảng 3.1. Tổng hợp các yếu tố khí hậu của huyện Kiến Xương (Trang 49)
Bảng 3.3. Dân số và Lao động của huyện năm 2013 - 2015 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình
Bảng 3.3. Dân số và Lao động của huyện năm 2013 - 2015 (Trang 51)
Bảng 3.5. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện 2013-2015 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình
Bảng 3.5. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện 2013-2015 (Trang 53)
Bảng 4.1. Các chủ trương, chính sách Nhà nước Mức độ đánh giá - (Luận văn thạc sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình
Bảng 4.1. Các chủ trương, chính sách Nhà nước Mức độ đánh giá (Trang 59)
Đồ thị 4.2.1. so sánh lượng sản phẩm chạm bạc, đồng năm 2014 - 2016 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình
th ị 4.2.1. so sánh lượng sản phẩm chạm bạc, đồng năm 2014 - 2016 (Trang 60)
Bảng 4.2. Tổng sản phẩm chạm mỹ nghệ bạc, đồng của huyện Kiến Xương năm 2014 -2016 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình
Bảng 4.2. Tổng sản phẩm chạm mỹ nghệ bạc, đồng của huyện Kiến Xương năm 2014 -2016 (Trang 60)
Bảng 4.3. Thống kê giá trị SP, thu nhập nghề chạm mỹ nghệ bạc đồng ở huyện Kiến Xương năm 2016 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình
Bảng 4.3. Thống kê giá trị SP, thu nhập nghề chạm mỹ nghệ bạc đồng ở huyện Kiến Xương năm 2016 (Trang 61)
Bảng 4.4. Tài sản trong sản xuất chạm mỹ nghệ bạc, đồng các cơ sở, hộ điều tra năm 2016 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình
Bảng 4.4. Tài sản trong sản xuất chạm mỹ nghệ bạc, đồng các cơ sở, hộ điều tra năm 2016 (Trang 64)
Bảng 4.5. Sử dụng đất đai trong các cơ sở, hộ sản xuất - kinh doanh nghề chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến Xương năm 2016 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình
Bảng 4.5. Sử dụng đất đai trong các cơ sở, hộ sản xuất - kinh doanh nghề chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến Xương năm 2016 (Trang 66)
Bảng 4.6. Nguyên liệu sản xuất nghề CMNBĐ nãm 2016 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình
Bảng 4.6. Nguyên liệu sản xuất nghề CMNBĐ nãm 2016 (Trang 68)
Bảng 4.7. Chi phí cho sản xuất bình quân cho một cơ sở, hộ nghề đại diện ở các đơn vị xã ở địa bàn huyện KX - (Luận văn thạc sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình
Bảng 4.7. Chi phí cho sản xuất bình quân cho một cơ sở, hộ nghề đại diện ở các đơn vị xã ở địa bàn huyện KX (Trang 72)
Bảng 4.8. Tình hình lao động sản xuất CMN bạc, đồng điều tra 2016 Quy mô sản xuất - (Luận văn thạc sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình
Bảng 4.8. Tình hình lao động sản xuất CMN bạc, đồng điều tra 2016 Quy mô sản xuất (Trang 74)
Bảng 4.9. Kết quả đào tạo lao động nghề CMNBĐ ở Kiến Xương 3 năm 2014 -2015 – 2016 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình
Bảng 4.9. Kết quả đào tạo lao động nghề CMNBĐ ở Kiến Xương 3 năm 2014 -2015 – 2016 (Trang 75)
Bảng 4.11. Chi phí sản xuất 1 sản phẩm khung gỗ chò chỉ cỡ 2,0 x 1,1 m - (Luận văn thạc sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình
Bảng 4.11. Chi phí sản xuất 1 sản phẩm khung gỗ chò chỉ cỡ 2,0 x 1,1 m (Trang 81)
Bảng 4.13. Lợi nhuận sản xuất của đại diện cơ sở, hộ sản xuất trong các xã có nghề chạm mỹ nghệ bạc đồng ở huyện Kiến Xương năm 2016 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình
Bảng 4.13. Lợi nhuận sản xuất của đại diện cơ sở, hộ sản xuất trong các xã có nghề chạm mỹ nghệ bạc đồng ở huyện Kiến Xương năm 2016 (Trang 84)
Bảng 4.15. Tình hình sử dụng vốn và vay vốn của các  cơ sở sản xuất ở địa bàn điều tra năm 2016 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình
Bảng 4.15. Tình hình sử dụng vốn và vay vốn của các cơ sở sản xuất ở địa bàn điều tra năm 2016 (Trang 95)
Bảng 4.16. Tình hình huy động vốn của các cơ sở sản xuất ở địa bàn điều tra năm 2016 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình
Bảng 4.16. Tình hình huy động vốn của các cơ sở sản xuất ở địa bàn điều tra năm 2016 (Trang 97)
Bảng 4.17. Một số chỉ tiêu kế hoạch phát triển chính của nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến Xương đến năm 2020 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình
Bảng 4.17. Một số chỉ tiêu kế hoạch phát triển chính của nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến Xương đến năm 2020 (Trang 105)
Bảng 4.18. Nhu cầu thuê thêm đất sản xuất TTCN của các cơ sở sản xuất - (Luận văn thạc sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình
Bảng 4.18. Nhu cầu thuê thêm đất sản xuất TTCN của các cơ sở sản xuất (Trang 107)
w