1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn

123 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Sản Xuất Và Tiêu Thụ Hồng Không Hạt Tại Huyện Chợ Đồn, Tỉnh Bắc Kạn
Tác giả Phan Thị Tuyên
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Công Tiệp
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 425,27 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (15)
    • 1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu (15)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (16)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (16)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (16)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (17)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (17)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (17)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt (18)
    • 2.1. Cơ sở lý luận (18)
      • 2.1.1. Lý luận về sản xuất và phát triển sản xuất (18)
      • 2.1.2. Lý luận về tiêu thụ và phát triển tiêu thụ sản phẩm (21)
      • 2.1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất cây hồng không hạt (31)
      • 2.1.4. Khái niệm về phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt (38)
    • 2.2. Cơ sơ về thực tiễn (41)
      • 2.2.1. Tình hình phát triển cây hồng không hạt tại tỉnh Bắc Kạn trong những năm qua (0)
      • 2.2.2. Tình hình phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt trên địa bàn huyện Chợ Đồn (0)
    • 2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (47)
  • Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu (49)
    • 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội (49)
      • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên (49)
      • 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (53)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (62)
      • 3.2.1. Các phương pháp tiếp cận (62)
      • 3.2.2. Khung phân tích (63)
      • 3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu (64)
  • Phần 4. Thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt trên địa bàn huyện (70)
    • 4.1. Thực trạng phát triển sản xuất, tiêu thụ hồng không hạt trên địa bàn huyện Chợ Đồn (70)
      • 4.1.1. Thực trạng phát triển sản xuất hồng không hạt tại huyện Chợ Đồn 54 4.1.2. Thực trạng về phát triển tiêu thụ hồng không hạt trên địa bàn huyện 58 4.1.3. Thực trạng phát triển sản xuất hồng không hạt của hộ nông dân tại huyện Chợ Đồn (70)
      • 4.1.4. Thực trạng tiêu thụ hồng không hạt ở một số xã trên địa bàn huyện .70 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt (87)
      • 4.2.1. Các yếu tố ảnh hướng tới phát triển sản xuất hồng không hạt (0)
      • 4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển tiêu thụ hồng không hạt trên địa bàn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (0)
      • 4.2.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức khi phát triển sản xuất, tiêu thụ hồng không hạt trên địa bàn huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn (0)
    • 4.3. Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt trên địa bàn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (0)
      • 4.3.1. Định hướng và căn cứ (0)
      • 4.3.2. Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt trên địa bàn huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn (0)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (110)
    • 5.1. Kết luận (110)
    • 5.2. Kiến nghị (111)
  • Tài liệu tham khảo ...........................................................................................................................95 (112)
  • Phụ lục ...................................................................................................................................................96 (113)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt

Cơ sở lý luận

2.1.1 Lý luận về sản xuất và phát triển sản xuất

2.1.1.1 Khái niệm về sản xuất

Sản xuất là một quá trình hoạt động có mục đích của con người để tạo ra những sản phẩm hữu ích (sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ) nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của dân cư và xã hội (tiêu dùng cho sản xuất, đời sống, tích lũy và xuất khẩu).

Như vậy, sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ Trong sản xuất con người đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải khác phục vụ cuộc sống Sản xuất là điều kiện tồn tại của mỗi xã hội, việc khai thác và tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là chủ yếu (Lê Đình Thắng, 1993).

2.1.1.2 Khái niệm về phát triển sản xuất

Phát triển sản xuất có thể hiểu là một quá trình lớn lên về mọi mặt của quá trình sản xuất trong một thời kì nhất định Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng hay giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ và sự tiến bộ về mặt cơ cấu các mặt hàng Phát triển sản xuất bao gồm: Phát triển sản xuất theo chiều rộng và phát triển sản xuất theo chiều sâu.

+ Phát triển sản xuất theo chiều rộng: Tức là huy động mọi nguồn lực vào sản xuất như tăng diện tích, tăng thêm vốn, bổ sung thêm lao động và khoa học công nghệ mới, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm những xí nghiệp tạo ra những mặt hàng mới.

+ Phát triển sản xuất theo chiều sâu: Nghĩa là xác định cơ cấu đầu tư, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu loại hình hợp lý, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, cải tiến tổ chức sản xuất, phân công lại lao động, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực.

Phát triển sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu là yêu cầu chung của bất kì nền kinh tế hay một doanh nghiệp nào Nhưng, ở mỗi nước, mỗi doanh nghiệp, mỗi thời kì, sự kết hợp này có sự khác nhau Theo quy luật chung của các nước cũng như của các doanh nghiệp là thời kì đầu của sự phát triển thường tập trung để phát triển theo chiều rộng, sau đó tích luỹ thì chủ yếu phát triển theo chiều sâu

Do sự khan hiếm nguồn lực làm hạn chế sự phát triển theo chiều rộng

Sự khan hiếm này ngày càng trở nên khốc liệt trong điều kiện cạnh tranh do nhu cầu của xã hội và thị trường; do sự cần thiết xây dựng, đổi mới và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất xã hội hoặc của doanh nghiệp Muốn vậy, phải phát triển kinh tế theo chiều sâu thì mới có thể tích luỹ vốn

Như vậy, bất kì một doanh nghiệp, một Quốc gia nào muốn phát triển thì đòi hỏi phải phát triển toàn diện cả chiều sâu và chiều rộng nhưng chú trọng phát triển theo chiều sâu là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn.

Chú ý phát triển sản xuất phải đảm bảo tính bền vững, tức là sản xuất tìm nguồn đầu vào, đầu ra sao cho bền vững nhất và không ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên.

2.1.1.3 Nội dung và các chỉ tiêu thể hiện phát triển, phát triển sản xuất

Các chỉ tiêu đo lường sự phát triển bao gồm 3 nhóm: Nhóm chỉ tiêu thể hiện về phát triển kinh tế (phát triển sản xuất); nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển xã hội và nhóm chỉ tiêu thể hiện bảo vệ môi trường. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu phát triển sản xuất, nên các chỉ tiêu đo lường sự phát triển kinh tế như sau:

* Các chỉ tiêu đo sự tăng trưởng kinh tế

- Sản lượng sản phẩm: Khối lượng sản phẩm vật chất và dịch vụ mà các cơ sở sản xuất tạo ra trong một thời kỳ, thường tính là 1 năm.

- Giá trị sản xuất (GO - Gross Output): Là giá trị các sản phẩm vật chất và dịch vụ của tất cả các ngành sản xuất mà cơ sở sản xuất tạo ra trong một thời kỳ, thường tính là 1 năm.

Trong phạm vi toàn nền kinh tế các chỉ tiêu đo giá trị sản phẩm và dịch vụ là tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross Domestic Product) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP- Gross National Product).

- Tốc độ tăng trưởng: Sự tăng thêm về sản lượng hay hay giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ

- Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý: Gắn với cơ cấu kinh tế của một nền kinh tế hay một cơ sở sản xuất, tùy thuộc phạm vi đo lường mà thường thể hiện bằng tỷ trọng giá trị GDP hay GNP hoặc GO của từng ngành kinh tế trong tổng giá trị GDP hay GNP hoặc GO của toàn nền kinh tế Hơn nữa, có thể tính cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế (nhà nước, hợp tác xã, tư nhân, liên doanh, hỗn hợp…), hoặc theo loại hình sản xuất (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình…).

- Sự tiến bộ về mặt xã hội: Phát triển kinh tế sẽ có đóng góp tích cực cho phát triển xã hội, do đó các chỉ tiêu như tỷ lệ tích lũy, tiêu dùng và tiết kiệm trong tổng GDP của nền kinh tế trong giá trị sản xuất hay tổng thu của một cơ sở sản xuất, hay số việc làm được tăng lên, số hộ nghèo giảm đi… không chỉ nói lên phát triển kinh tế mà còn thể hiện sự tiến bộ xã hội

- Các chỉ tiêu thể hiện kết quả đóng góp cải thiện môi trường sinh thái như đa dạng sinh học, tỷ lệ phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tỷ lệ đất bạc màu hay sói mòn giảm đi… cũng thể hiện sự phát triển sản xuất.

2.1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất

Phát triển sản xuất chịu ảnh hưởng của các nhóm nhân tố sau:

- Vốn sản xuất: Là những tư liệu sản xuất như máy móc, nhà xưởng, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên vật liệu… được sử dụng vào sản xuất.

Cơ sơ về thực tiễn

2.2.1 Tình hình phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt trên Thế giới 2.2.1.1.Tại Nhật Bản:

Thông qua các Hợp tác xã, Chính phủ Nhật Bản giáo dục, hướng dẫn nông dân trồng những giống cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao cũng như giúp họ kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất: lập chương trình sản xuất cho nông dân, thống nhất trong nông dân sử dụng nông cụ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến

Mục tiêu là giúp nông dân tiêu thụ hàng hóa có lợi nhất Mục tiêu của chính sách không phải vì lợi nhuận cho Chính phủ mà đặt mục tiêu hàng đầu là trợ giúp nông dân Nông dân có thể ký gửi hàng hóa cho cơ quan quản lý Nhà nước với một mức phí nhỏ hoặc có thể bán cho nhà nước theo giá thực tế Để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, Chính phủ đề nghị nông dân sản xuất theo kế hoạch với chất lượng và tiêu chuẩn thống nhất với nhau và ưu tiên bán cho Nhà nước.

Nhà nước cung cấp hàng hóa, vật tư cho nông dân theo giá cả thống nhất và hợp lý, nhờ đó giúp cho nông dân ở những vùng xa xôi có thể có được vật tư mà không chịu cước phí quá đắt.

Nhà nước còn sở hữu các phương tiện sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản để tạo điều kiện cho nông dân sử dụng các phương tiện này hiệu quả nhất, hạn chế sự chi phối của tư nhân. Đối với chính sách xuất khẩu nông sản nói chung và cam quýt nói riêng: Chính phủ Nhật Bản đã ký các hiệp định thương mại song phương với các nước như Thái Lan có hiệu lực từ cuối năm 2007, theo ước tính, hiệp định này sẽ tăng lượng trái cây Nhật Bản xuất khẩu vào thị trường Thái Lan từ 30% - 50%; thuế suất đối với chanh sẽ giảm xuống 0% vào năm 2009, sản phẩm Hồng sẽ được miễn thuế vào năm 2012, việc cắt giảm thuế trên sẽ hạ giá và đồng nghĩa giúp nâng cao tính cạnh tranh cho trái cây Nhật Bản trên thị trường Thái Lan Trái cây Nhật Bản có lợi thế cạnh tranh nhờ kích cỡ, chủng loại đa dạng và mùi thơm tự nhiên.

Hiện tại và định hướng xuất khẩu quả của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào 3 thị trường chính là Đài Loan, Mỹ và Singapo là nơi có thu nhập cao yêu cầu quả có chất lượng cao, số lượng lớn.

Như vậy, Nhật Bản là một nước công nghiệp phát triển nhưng bằng những chính sách quan tâm đến nông nghiệp, nông dân của Chính phủ Nhật Bản từ khâu sản xuất, phân phối và tiêu thụ đã giúp cho nông dân yên tâm sản xuất, giúp Nhật Bản trở thành một trong những nước xuất khẩu rau quả hàng đầu thế giới

Nhận thức được vai trò to lớn của FDI trong quá trình phát triển của nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng, chính phủ Trung Quốc đã có nhiều chiến lược và chính sách thu hút đầu tư FDI có hệ thống vào ngành nông nghiệp ngay từ khi mở cửa nền kinh tế Trọng tâm của chính sách này được thể hiện: Đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông, lâm, ngư nghiệp: Chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư, đặc biệt là các chính sách ưu đãi về thuế: ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (các mức thuế cũng được phân chia theo lĩnh vực đầu tư, vùng lãnh thổ đầu tư, công nghệ sử dụng, tỷ trọng lao động, tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm, mà áp dụng các mức thuế suất, mức miễn giảm thuế khác nhau) Chính sách này có tác dụng to lớn khi tác động trực tiếp đến lợi nhuận mong muốn mà các nhà đầu tư hy vọng nhận được, nó cũng khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực mà chính phủ mong muốn phát triển nhưng chưa có điều kiện, ngành nông nghiệp là ngành có nhiều sự ưu tiên khi có mức miễn giảm thuế, đặc biệt đối với vùng khó khăn, còn được miễn thuế hoàn toàn Các chính sách miễn giảm thuế cũng phụ thuộc vào độ dài của dự án đầu tư, do đó mà làm tăng tính bền vững và hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Thực hiện nguyên tắc tự do hoá đầu tư Với chính sách này Chính phủ Trung Quốc tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào các lĩnh vực mà trước đây vẫn còn chưa mở cửa Với chính sách này, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ cảm thấy được “đối xử” công bằng so với các nhà đầu tư trong nước, tạo môi trường đầu tư tự do và lành mạnh.

Chính phủ Trung Quốc đặc biệt chú trọng đến bảo vệ môi trường, đặc biệt không cấp phép cho những dự án đầu tư có tác động đến nguồn tài nguyên và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Cùng với các chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt vào lĩnh vực nông nghiệp, Chính phủ Trung Quốc cũng có những chính sách nhằm kiểm soát mạnh mẽ, đảm bảo cho các dự án đầu tư mang lại lợi ích tối đa mà không gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực, sản xuất trong nước, văn hoá dân tộc và tài nguyên môi trường, đảm bảo sự phát triển tự chủ của nền nông nghiệp trong nước.

2.2.2 Tình hình phát triển cây hồng không hạt tại tỉnh Bắc Kạn trong những năm qua

2.2.2.1 Về diện tích sản xuất

Hồng không hạt Bắc Kạn đã được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý và nằm trong top 100 nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam Những năm qua, hồng không hạt là cây trồng chủ lực phát triển kinh tế địa phương giúp nhiều hộ dân thoát nghèo Năm 2009, UBND tỉnh đã có Quyết định số 3483/QĐ-UBND ngày 11/11/2009 về việc phê duyệt Quy hoạch cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2008 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020, trong đó quy hoạch diện tích trồng hồng không hạt là 1.200 ha; Đây là cơ sở quan trọng cho sự phát triển của loại cây trồng này trên địa bàn tỉnh trong những năm qua

Bảng 2.3 Tình hình phát triển cây hồng không hạt tỉnh Bắc Kạn từ năm 2007 - 2016

TT Năm Diện tích Diện tích cho

(Tạ/ha) (Tấn) hiện có sản phẩm

Nguồn: Cục Thống kê Bắc Kạn

Qua điều tra tại các hộ sản xuất hồng cho thấy: Diện tích trồng cây hồng không hạt tăng theo từng năm, nhất là giai đoạn từ 2009 đến 2016.

Diện tích hồng cho thu hoạch cũng tăng từ 98 ha năm 2009 lên khoảng 550 ha vào năm 2016.

Năng suất hồng thấp và không tăng đáng kể từ 20 – 30 tạ/ha, nguyên nhân là do thời tiết của từng năm.

Sản lượng hồng không hạt năm 2016 đạt khoảng 1.925 tấn tăng 1.729 tấn so với năm 2009.

2.2.2.2 Về kỹ thuật canh tác

Các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã và đang được áp dụng vào sản xuất cây hồng, trong đó đặc biệt chú trọng là công tác giống đã được theo dõi, đánh giá, chọn lọc, bình tuyển các cây ưu tú để xây dựng vườn ươm giống lấy mắt ghép, cành ghép phục vụ sản xuất giống tốt tại chỗ đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất

- Công tác quản lý chất lượng cây giống ngày càng được đổi mới và nâng cao chất lượng, nhất là công tác tổ chức sản xuất, kiểm tra, giám sát và thẩm định cây giống trước khi xuất vườn.

- Chủ động trong công tác dự tính, dự báo thời tiết, dịch bệnh hại trên cây căn quả nói chung và cây hồng không hạt nói riêng nhằm phát hiện sớm phòng trừ có hiệu quả hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại cho người sản xuất

- Về kỹ thuật trồng, chăm sóc:

+ Nhân giống: Từ năm 2005 đổ về trước hồng chủ yếu dâm rễ và một phần diện tích được sử dụng từ trồng hạt Từ năm 2005 trở đi phương pháp ghép để nhân giống đã được sử dụng rộng rãi và là một giải pháp kỹ thuật để phát triển hồng không hạt tại Bắc Kạn Tuy nhiên, do kỹ thuật sản xuất yêu cầu cao, tỷ lệ thành công thấp do vậy nguồn giống sản xuất không đáp ứng được yêu cầu sản xuất của nhân dân trên địa bàn tỉnh, huyện.

+ Phân bón: Hầu hết các hộ dân trồng hồng trên địa bàn huyên không có phân chuồng, nhiều hộ còn trồng chay, phân bón chủ yếu là phân hoá học được bón 01 lần/năm (đợt 1 vào cuối tháng 9 đầu tháng 10); lượng phân bón ít vào khoảng 2 - 2,5 tấn/ha.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Từ lý luận về phát triển kinh tế nói chung và phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt nói riêng gắn với cơ sở thực tiễn của nghề trồng hồng cho thấy:

- Việc sản xuất hồng không hạt ngoài những yếu tố chủ quan thuận lợi như điều kiện về đất đai, khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như: vốn đầu tư, kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật chế biến phù hợp với điều kiện kinh tế của từng vùng và từng hộ dân.

- Việc đánh giá được hiệu quả kinh tế của nghề sản xuất hồng không hạt mang lại là rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội Khi đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề trồng hồng không hạt phải tập trung vào hiệu quả do trồng hồng không hạt mang lại Do mức đầu tư vốn khác nhau, do kinh nghiệm sản xuất ở các nhóm hộ khác nhau sẽ mang lại hiệu quả trong quá trình sản xuất hồng không hạt khác nhau.

- Đánh giá đúng để đưa ra quyết định đối với việc lựa chọn và quyết định của một quá trình sản xuất Nếu không có sự đánh giá đúng thì quá trình đó không được xem là phù hợp hay chưa phù hợp và điều kiện này rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp và những lĩnh vực sản xuất phục vụ nhu cầu tất yếu của con người Trong sản xuất nông nghiệp có những nguồn lực không thể thay thế hoặc có thể bị cạn kiệt đó là các điều kiện tự nhiên như: Đất đai, nguồn nước

do đó việc lựa chon mục tiêu sản xuất, mục đích sản xuất để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất là rất cần thiết Muốn phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt tốt cần lựa chọn cơ cấu hợp lý đặc biệt chú ý đến sản phẩm hồng không hạt có lợi thế so sánh.

Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội

Hình 3.1 Bản đồ Địa giới hành chính huyện Chợ Đồn - Tỉnh Bắc Kạn

Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Chợ Đồn

Huyện Chợ Đồn nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tự nhiên 91.115,00 ha, chiếm 18,75% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn Huyện có một thị trấn (Bằng Lũng) và 21 xã Có ranh giới tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Ba Bể.

- Phía Nam giáp huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên.

- Phía Đông giáp huyện Bạch Thông, huyện Chợ Mới.

- Phía Tây giáp huyện Chiêm Hoá, Yên Sơn, Na Hang tỉnh Tuyên Quang

Khí hậu huyện Chợ Đồn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu Miền Bắc Việt Nam Được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên mùa đông (từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau) giá lạnh, nhiệt độ không khí thấp, khô hanh, có sương muối; mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) nóng ẩm, mưa nhiều Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,2 o C (Nhiệt độ không khí trung bình cao nhất 26,5 o C và thấp nhất là 20,8 o C) Các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6, 7 và tháng 8 (28 o C -29 o C), nhiệt độ trung bình thấp nhất vào các tháng 1 và 2 (13,5 o C) Nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,5 o C Mặc dù nhiệt độ còn bị phân hoá theo độ cao và hướng núi, nhưng không đáng kể

Những đặc điểm trên rất thích hợp cho trồng các loại cây nhiệt đới và á nhiệt đới, là điều kiện để đa dạng hoá cây trồng, tăng vụ; tuy nhiên cũng cần đề phòng mưa lũ và hạn hán.

3.1.1.3 Điều kiện đất đai, địa hình

Theo số liệu thống kê năm 2014, tổng diện tích tự nhiên của huyện Chợ Đồn là 91.115,00 ha, trong đó: sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp có 5.394,93 ha, chiếm 5,92% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp có 66.110,45 ha, chiếm 72,56% tổng diện tích tự nhiên; đất chuyên dùng có 4.047,91 ha, chiếm 4,44% tổng diện tích tự nhiên; đất ở có 688,63 ha, chiếm 0,76% tổng diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng có 13.430,14 ha, chiếm 14,74% tổng diện tích tự nhiên.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp không đáng kể, bình quân là 1.103m 2 /người, đất lâm nghiệp là 1,35 ha/người Diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn, khoảng 14,74% diện tích tự nhiên của huyện, trong đó đất đồi núi chưa sử dụng 11.517,96 ha Đây thực sự là tiềm năng lớn để phát triển sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp.

Về thổ nhưỡng, theo tài liệu và bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/100.000 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn, trên địa bàn huyện Chợ Đồn có các loại đất như sau:

+ Đất Feralit nâu vàng phát triển trên đá vôi, phân bố ở vùng phía Bắc huyện từ Bằng Lũng đến Nam Cường Đất tơi xốp, độ ẩm cao, tầng đất dày, hàm lượng dinh dưỡng cao, tỷ lệ mùn 1,9-3,5%; tỷ lệ đạm trung bình nhưng nghèo lân Đất này thích hợp cho các loài cây lương thực, cây công nghiệp nhưng thiếu nước, dễ bị hạn vào mùa khô.

+ Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét và đá biến chất; phân bố ở vùng đồi, núi thấp thuộc các xã phía Nam Đất có tầng dày trung bình, có thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc pha sét Ở những nơi còn thảm thực bì rừng che phủ có tỷ lệ mùn khá cao (3%-3,5%) Tỷ lệ đạm trung bình, đất này thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp Ở những nơi có độ dốc thấp, gần nguồn nước có thể trồng cây ăn quả.

+ Đất dốc tụ và phù sa: sản phẩm của quá trình bồi tụ và sa lắng của các sông suối phân bố ở các thung lũng và dọc theo các con sông, suối Tầng đất dày, có thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét, đất hơi chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, thích hợp cho trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày như ngô, lạc, đậu tương

Nhìn chung đất đai của huyện phong phú, diện tích đất chưa sử dụng có một lượng lớn với nhiều chủng loại, kiểu địa hình khác nhau, thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại cây trồng và vật nuôi.

Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng tăng lên nhưng không nhiều (0,475%/năm)

Diện tích cây hàng năm nhìn chung ít có sự biến động Diện tích cây lâu năm có xu hướng tăng lên, tăng bình quân mỗi năm là 5,91%. Diện tích cây lâu năm, diện tích mặt nước tăng lên là do người dân đã sử dụng một phần đất chưa sử dụng và đất rừng đã khai thác không có khả năng phục hồi vào làm tăng diện tích đất, mặt nước.

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất huyện Chợ Đồn năm 2014-2016 Đơn vị tính: ha

TT LOẠI ĐẤT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng diện tích tự nhiên 91.115 91.115 91.115

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 5.088,72 5.298,25 5.394,93 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 4.773,38 4.922,85 5.009,16

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 4,78 7,18 7,56

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 1.730,09 1.819,37 1.920,79

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 315,34 375,40 385,77

1.2.1 Đất rừng sản xuất 48.578,41 48.786,79 49.232,91 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 15.517,32 15.517,09 15.089,54

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 260,37 351 405,99

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 849,07 802,41 1.285,20

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 12.562,41 12.085,29 11.517,96

3.3 Núi đá không có rừng cây 591,19 591,19 626,98

Nguồn: Phòng thống kê, Tài nguyên và MT huyện Chợ Đồn Qua bảng 3.1 chúng ta thấy đất nông nghiệp của huyện Chợ Đồn tăng dẫn qua các năm từ 2014 – 2016, năm 2014 diện tích đất nông nghiệp là 71.232,82 ha, năm 2015 là 71.742,19 và năm 2016 diện tích đất nông nghiệp của huyện là 71.911,37 tăng thêm 169,18 ha so với năm 2015 Đất lâm nghiệp của huyện giảm không nhiều, diện tích đất lâm nghiệp năm

2014 là 65.883,73 ha, năm 2015 là 66.091,88 ha, năm 2016 là 66.110,45 ha, diện tích đất rừng sản xuất có xu hướng tăng dần qua các năm Đất lâm nghiệp giảm là một phần do người dân chặt phá rừng để lấy gỗ Đất thổ cư có xu hướng tăng lên, bình quân là 20,46% phù hợp với sự gia tăng dân số cùng với sự phát triển của huyện về việc đầu tư để xây dựng các công trình như; Trường học, nhà văn hoá, trạm y tế, bệnh viện,… Đất chưa sử dụng đang giảm dần trong những năm gần đây là do người dân đẩy mạnh đầu tư kỹ thuật để trồng cây lâu năm Bình quân qua 3 năm giảm 2,05%

Huyện Chợ Đồn là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, có độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây với các dạng địa hình phổ biến: Địa hình núi đá vôi: Các xã phía Bắc thuộc cao nguyên đá vôi LangCaPhu kéo dài từ huyện Ba Bể đến thị trấn Bằng Lũng Địa hình chia cắt phức tạp bởi những dãy núi đá vôi với độ cao trên 1000m (núi Phja Khao xã Bản Thi) xen giữa các thung lũng hẹp, độ dốc bình quân từ 25 0 đến 30 0 Đây là nơi đầu nguồn của các sông chảy về hồ Ba Bể. Địa hình núi đất: Các xã phía Nam thị trấn Bằng Lũng phần lớn là núi đất có độ cao phổ biến 400m đến trên 600m, độ dốc bình quân từ 20 0 đến 25 0 Địa hình chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối khá dày đặc. Địa hình thung lũng: Phân bố dọc theo các sông, suối xen giữa các dãy núi cao Các điều kiện tự nhiên nhìn chung khá thuận lợi cho phát triển canh tác nông lâm nghiệp kết hợp cây ăn quả, cây đặc sản. 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự đoàn kết, nhất trí của nhân dân các dân tộc trong huyện, những năm qua, huyện Chợ Đồn đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận Kinh tế của huyện có bước phát triển khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng.

- Sản xuất nông, lâm nghiệp:

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Các phương pháp tiếp cận

3.2.1.1 Tiếp cận có sự tham gia

Phương pháp tiếp cận có sự tham gia được sử dụng ở tất cả các hoạt động nghiên cứu của luận án Sự tham gia của các khách thể nghiên cứu được tiến hành từ việc việc điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất, tiêu thụ hồng không hạt cũng như tiềm năng phát triển của hồng không hạt trong tương lai ở một số xã thuộc phía Bắc huyện Chợ Đồn Đề tài nghiên cứu sự tham gia của các hộ nông dân, HTX, các nhà quản lý, nhà khoa học, cơ quan quản lý nhà nước đối với việc phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hồng không hạt

Phạm vi của luận văn là một số xã thuộc phía Bắc huyện Chợ Đồn, căn cứ vào điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, thực trạng sản xuất hồng không hạt, lựa chọn xã Đồng Lạc, Quảng Bạch là nơi có diện tích trồng hồng tương đối so với các xã còn lại trong khu vực, có thể mở rộng, thâm canh trồng hồng không hạt trong thời gian tới Tiếp cận theo hướng này giúp nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt về hiệu quả sản xuất, tiêu thụ hồng không hạt, đồng thời đưa ra giải pháp đặc thù cho phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt ở một số xã phía Bắc trên địa bàn huyện.

Phương pháp này được sử dụng trong đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt ở một số xã trên địa bàn huyện Đó là cơ chế, chính sách, thể chế, tổ chức quản lý, quy hoạch, tập quán canh tác, văn hóa truyền thống, các hình thức liên doanh, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, các vấn đề về kết cấu hạ tầng, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực của các chủ thể kinh tế như nông hộ, HTX,…

3.2.1.4 Tiếp cận theo chuỗi giá trị

- Tiếp cận theo hình thức sản xuất: Hình thức sản xuất của nông hộ, HTX, đề tài quan tâm đến thực trạng phát triển sản xuất, tiềm năng phát triển, vấn đề khai thác các nguồn lực để phục vụ phát triển sản xuất hồng không hạt, các yếu tố, ảnh hưởng, tác động đến sự phát triển sản xuất hồng không hạt

- Tiếp cận theo hình thức tiêu thụ: Chuỗi liên kết, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng trong tiêu thụ sản phẩm hồng không hạt Nghiên cứu đề cập đến vai trò của của các tác nhân trong chuỗi, sự phân phối lợi ích trong các chuỗi tiêu thụ sản phẩm.

- Phương pháp tiếp cận này giúp cho việc nghiên cứu từ khâu sản xuất, thu gom đến phân phối sản phẩm Trong cách tiếp cận theo chuỗi giá trị, đối tượng ở từng khâu là các hộ sản xuất, thu gom, hộ bán buôn, bán lẻ và các cơ sở (cửa hàng, siêu thị…) tham gia khâu phân phối sản phẩm hồng không hạt (Phạm Vân Đình, 1999).

Phương pháp tiếp cận này giúp khai thác được đầy đủ thông tin để có cái nhìn đa chiều trong mối liên hệ bản chất giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hồng không hạt trên địa bàn các địa phương trong vùng quy hoạch trồng hồng không hạt huyện Chợ Đồn.

Nội dung phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt huyệnChợ Đồn được thể hiện qua khung phân tích sau:

1 Quy hoạch vùng sản xuất 5 Phát triển thị trường

2 Xây dựng cơ sở hạ tầng 6 Xây dựng nhận diện mô hình

3 Thâm canh 7 Hoàn thiện chính sách

4 Tổ chức liên kết sản xuất - tiêu thụ

Các giải pháp phát triển sản xuất - tiêu thụ hồng không hạt Đến phát triển sản xuất

- Kỹ thuật, nhân giống, chăm sóc

- Kinh tế - Tổ chức: vốn, liên kết sản xuất

Phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt Đến phát triển tiêu thụ

- Quy mô sản xuất nhỏ

- Chính sách chưa đồng bộ

Phát triển sản xuất Thúc đẩy Phát triển tiêu thụ

- Tăng số lượng vùng sản xuất

- Tăng hiệu quả kinh tế

- Tăng khối lượng tiêu thụ

- Tăng hiệu quả kinh tế

- Cơ cấu kênh tiêu thụ

- Lợi ích gồm các tác nhân

Sơ đồ 3.1 Khung phân tích phát triển sản xuất - tiêu thụ hồng không hạt 3.2.3 Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu

3.2.3.1 Thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp

Nguồn thông tin thứ cấp:

- Thu thập từ các tài liệu, báo cáo, tạp chí, số liệu của các phòng ban của huyện, tại thư viện khoa Kế toán và Quản trị kinh doanhHọc viện Nông nghiệp Việt Nam và các nguồn khác.

- Thông tin về tình hình phát triển sản xuất hồng không hạt trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, huyện Chợ Đồn, tại các điểm nghiên cứu.

- Thông tin liên quan đến phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt được thu thập qua các nguồn như sách báo, tạp chí, công văn, báo cáo tổng kết của các ban ngành, các cấp, các số liệu thống kê của các cấp, bài báo, đề tài khoa học, các tài liệu khác về phát triển sản xuất hồng không hạt ở Việt Nam, Bắc Kạn…

Các tài liệu thu thập được sẽ cung cấp các thông tin cho nghiên cứu tổng quan và cơ sở và đề ra các giải pháp để nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất hồng không hạt.

3.2.3.2 Thu thập thông tin, dữ liệu sơ cấp

Nội dung điều tra bao gồm: Những thông tin cơ bản về hộ, tình hình sản xuất kinh doanh của hộ, nghiên cứu tuổi cây, diện tích trồng, năng suất, sản lượng, trình độ sản xuất, mức độ đầu tư, tình hình tiêu thụ, giá bán,…của hộ Những thông tin về các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng hồng không hạt gồm đặc điểm của từng tác nhân, các hoạt động, các mối liên hệ về thông tin, về sản phẩm và tài chính, kết quả và hiệu quả, những khó khăn, thuận lợi của từng tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng hồng không hạt.

Thông tin sơ cấp được thu thập từ những nguồn sau:

Theo phương pháp tiếp cận theo vị trí địa lý đã trình bày ở trên, luận văn lựa chọn 02 xã để nghiên cứu: Xã Quảng Bạch, xã Đồng Lạc Đây là 02 xã có truyền thống, diện tích trồng hồng tương đối lớn so với các xã khác trong vùng quy hoạch trồng hồng. Để phục vụ nghiên cứu luận văn, chúng tôi lựa chọn các đối tượng sau để tiến hành điều tra, khảo sát.

Bảng 3.3 Số lượng các hộ nông dân được chọn điều tra

Diễn giải Số lượng (hộ)

Tổng số hộ điều tra 60

Bảng 3.4 Số lượng của các tác nhân trong chuỗi cung ứng hồng không hạt và người tiêu dùng Đối tượng Đơn vị Số lượng

Ngoài ra, đề tài còn tiến hành phỏng vấn lãnh đạo UBND huyện, xã và các phòng, ban, ngành có liên quan: 30 người để thu thập thông tin về tình hình phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt trên địa bàn huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn

3.2.4.3 Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân

Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu Thông qua việc đi thực địa để quan sát, thăm hộ để có những thông tin về vùng nghiên cứu, từ đó lên kế hoạch cho những công việc nghiên cứu tiếp theo và đưa ra hướng giải quyết sơ bộ Đánh giá nhanh nông thôn có tính chuyên đề bằng một số câu hỏi xoay quanh việc sản xuất, áp dụng kỹ thuật của hộ trồng hồng không hạt, quá trình cung ứng hồng không hạt cho thị trường Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân nhằm tìm ra toàn bộ những yếu tố sản xuất trong toàn bộ hệ thống sản xuất kinh doanh của từng hộ hay từng tác nhân.

3.2.4.4 Phương pháp xử lý và phân tích tổng hợp số liệu a Phương pháp xử lý số liệu

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị. b Phương pháp phân tích số liệu

Thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt trên địa bàn huyện

Thực trạng phát triển sản xuất, tiêu thụ hồng không hạt trên địa bàn huyện Chợ Đồn

4.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, TIÊU THỤ HỒNG KHÔNG HẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHỢ ĐỒN

4.1.1 Thực trạng phát triển sản xuất hồng không hạt tại huyện Chợ Đồn 4.1.1.1 Diện tích trồng hồng không hạt

Tổng diện tích trồng hồng không hạt năm 2016 của huyện Chợ Đồn là 251,53ha , được trồng rải rác nhỏ lẻ tại 20 xã, thị trấn của huyện, trên các chân đất: Đất ruộng 01 vụ thiếu nước sản xuất lúa là 27,5 ha, trên đất trồng cây hằng năm là 103,4 ha, trồng trên đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất có cây nông nghiệp 120,63ha. Theo bảng số liệu 4.1 ta thấy diện tích trồng hồng không hạt tăng nhanh qua các năm do hiệu quả kinh tế cao Năm 2014 tổng diện tích là 118,38 ha đến năm 2015 diện tích tăng lên là 178,19 ha, tăng 236,59, đến năm 2016 diện tích trồng hồng đã tăng 144,74% so với diện tích năm 2015 Trong năm 2016 diện tích trồng hồng không hạt chủ yếu tập trung ở các xã Xuân Lạc 16,07 ha, xã Đồng Lạc 19,24 ha, xã Quảng Bạch có diện tích trồng hồng không hạt nhiều nhất trong toàn huyện là 32,07 ha, xã Tân Lập 16,93 ha, xã Ngọc Phái là18,00 ha, Thị trấn Bằng Lũng là 25,24 ha và xã Phương Viên là 24,85 ha.

Bảng 4.1 Cơ cấu diện tích hồng không hạt qua giai đoạn 2014 – 2016 của huyện Chợ Đồn, Băc Kạn

TT Tên xã Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển (%)

DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 2015/2014 2016/2015 BQ Tổng diện tích 118,38 100,00 178,19 100,00 251,54 100,00 3.860,05 2.968,58 3.414,32

Chợ Đồn đã quy hoạch diện tích trồng phù hợp hơn, mở rộng được vùng sản xuất hồng không hạt, phát huy đựơc thế mạnh chuyển đổi những diện tích trồng cây có giá trị kinh tế thấp sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao của địa phương; tạo việc làm cho khoảng 200 lao động nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho một số hộ dân.

Chất lượng của việc thực hiện các chính sách trong những năm qua đã khuyến khích, tạo điều kiện cho nhân dân đầu tư thâm canh, mở rộng quy mô thực hiện, mô hình sản xuất mới được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và tiếp tục được áp dụng và nhân ra diện rộng như mô hình trồng hồng không hạt trên đất ruộng 01 vụ thiếu nước sản xuất lúa, cải tạo vườn tạp trồng hồng không hạt tập trung

Bảng 4.2 Tổng hợp Diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị kinh tế cây hồng không hạt huyện Chợ Đồn qua các năm

Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm So sánh

Tổng diện tích Ha 118,38 178,19 251,53 150,52 141,16 145,84 Diện tích cho thu

Giá bình quân/tấn Tr.đ 7,0 8,0 8,0 114,29 100,00 107,14 Giá trị kinh tế Tr.đ 2.310 3.120 3.380 135,06 108,33 121,70

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của huyện Chợ Đồn từ năm 2016.

Cây Hồng không hạt trong những năm gần đây có vai trò đặc biệt trong phát triển kinh tế của huyện nói chung và trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng Năm 2014 diện tích hồng không hạt toàn huyện có 118,38 ha trong đó có khoảng 55 ha cho thu hoạch; năng suất khoảng 60 tạ/ha; sản lượng 330 tấn, năm

2015 diện tích hồng không hạt toàn huyện có 178,19 ha trong đó có khoảng 60 ha cho thu hoạch; năng suất khoảng 65 tạ/ha; sản lượng 390 tấn diện tích trồng hồng không hạt tăng đều qua các năm và đến năm 2016 diện tích được nâng lên 251,53ha, diện tích thu hoạch ổn định khoảng 65 ha, năng suất bình quân 65 tạ/ha, sản lượng 422,5 tấn, giá trị đạt 3.380 triệu đồng (giá bình quân 8 triệu đồng/tấn quả), góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ trồng hồng không hạt Như vậy, cây hồng không hạt có một vị trí rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong phát triển kinh tế của huyện. 4.1.1.3 Các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển hồng không hạt

Chợ Đồn có diện tích đất trồng một vụ lúa là 1.328,08 ha, chiếm 1,87% tổng diện tích đất nông nghiệp (trong đó có khoảng 400 ha thiếu nước sản xuất lúa); đất trồng cây hàng năm là 1.920,79 ha, chiếm 2,67% tổng diện tích đất nông nghiệp; đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất có cây nông nghiệp là 2.681,9 ha chiếm 3,37% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn Huyện Đây là diện tích đất màu lớn, cơ cấu cây trồng đa dạng nhất và là vùng có tiềm năng phát triển cây hồng không hạt của huyện Trong những năm 2014- 2016, sản xuất nông nghiệp của vùng đất này còn đơn điệu, quy mô manh mún, nhỏ lẻ, chưa phát triển toàn diện Cơ cấu cây trồng chủ yếu là các loại có giá trị kinh tế thấp như ngô, đậu đỗ các loại, một số diện tích được sử dụng trồng phát triển cây ăn quả

Mặc dù toàn bộ diện tích đất đai đã đưa vào sản xuất song do chưa có nhiều biện pháp kỹ thuật và lựa chọn cơ cấu hợp lý nên năng suất cây trồng trên vùng đất trồng cây hằng năm những năm 2011- 2013 chưa cao, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục các bất cập trên, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã tập trung tham mưu một số lĩnh vực, đặc biệt tập trung tham mưu chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất trồng cây hằng năm, đất đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất có cây nông nghiệp Từ năm 2011 đến nay, một số diện tích đất trồng cây hằng năm của huyện được chuyển đổi sang trồng những cây có giá trị kinh tế cao như hồng không hạt

Trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2014 đến năm 2016 huyện Chợ Đồn đã tranh thủ các chính sách của tỉnh và ban hành cơ chế hỗ trợ để phát triển trồng cây ăn quả thực hiện trồng mới được 167,20 ha hồng không hạt, nâng tổng diện tích hiện có lên 251,53ha, các mô hình có hiệu quả góp phần nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích, cụ thể thông qua các Nghị quyết:

Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND ngày 07/10/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất một số cây trồng nông nghiệp chính và trồng rừng sản xuất tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012-

2015, quy định đối với 05 xã thuộc quy hoạch vùng trồng hồng không hạt của tỉnh Bắc Kạn gồm: Ngọc Phái, Quảng Bạch, Đồng Lạc, Tân Lập, Xuân Lạc: Hỗ trợ nhân dân 50% giá mua cây giống; Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 22/12/2011 của Hội đồng nhân dân huyện Chợ Đồn về phương án hỗ trợ phát triển sản xuất một số loại cây trồng, vật nuôi huyện Chợ Đồn; ngân sách huyện hỗ trợ các hộ trồng tập trung từ 30 cây trở lên hỗ trợ thêm 25% giá mua cây giống.

Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐND ngày 03/7/2012 của Hội đồng nhân dân huyện Chợ Đồn về hỗ trợ giá giống cây cam, quýt, hồng không hạt đối với các xã ngoài vùng quy hoạch trồng cây ăn quả của tỉnh Ngân sách huyện hỗ trợ 75% giá mua cây giống.

Ngoài ra, đối với các hộ trồng tập trung từ 100 cây trở lên hỗ trợ phân bón Lân hỗn hợp NPK với định mức 0,3 kg/cây.Thực hiện mô hình cải tạo 5,0 ha vườn tạp trồng cây giá trị kinh tế thấp sang trồng hồng tập trung, hỗ trợ 75% giá mua cây giống, phân bón NPK 0,3 kg/cây chăm sóc 02 năm đầu; hỗ trợ cây giống cho 5,0 ha diện tích đất ruộng 01 vụ thiếu nước sản xuất lúa sang trồng hồng không hạt

4.1.2 Thực trạng về phát triển tiêu thụ hồng không hạt trên địa bàn huyện Sản phẩm quả hồng không hạt huyện Chợ Đồn đã được Cục Sở hữu trí tuệ-

Bộ Khoa học và Công nghệ cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Hồng không hạt năm 2010 Nhưng do diện tích cho thu hoạch ổn định thấp, manh mún (khoảng 65ha), chưa được người dân đầu tư thâm canh đồng bộ nên sản lượng, chất lượng quả chưa cao (422,5 tấn năm 2014), hằng năm sản phẩm hồng không hạt của huyện được tiêu thụ chủ yếu trên thị trường tỉnh Bắc Kạn, chưa có thị trường tiêu thụ ổn định Hồng không hạt hiện đang ở vào tình trạng nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu, đặc biệt là vào dịp tết Trung thu hàng năm, khi nhu cầu tiêu dùng hồng không hạt làm quà biếu tăng cao Giá hồng không hạt tương đối ổn định qua các năm và có xu hướng tăng

- Về tổ chức tiêu thụ:

Hình thức tiêu thụ hồng không hạt theo các kênh tiêu thụ chủ yếu sau:

Người Người bán buôn Người thu gom bán lẻ

Người bán buôn, Người bán lẻ đại lý

Người tiêu dùng, siêu thị)

Sơ đồ 4.1 Kênh tiêu thụ hồng không hạt

Mối quan hệ giữa người sản xuất, người thu mua, người bán buôn, người bán lẻ, người tiêu dùng chưa thực sự chặt chẽ, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, chi phí trung gian cho các khâu thu gom, vận chuyển chiếm tỷ lệ cao Người sản xuất ít được tiếp cận thông tin thị trường nên thường bị ép cấp, ép giá và chịu nhiều thiệt thòi Hiện chưa hình thành hệ thống phân phối hồng không hạt có tính chuyên nghiệp, công nghệ bao gói, vận chuyển hồng không hạt còn thô sơ, chất lượng mẫu mã sản phẩm cạnh tranh kém Hoạt động tổ chức thu mua, tiêu thụ sản phẩm hồng không hạt của tư thương hoàn toàn mang tính tự phát, theo lợi nhuận tức thời của thị trường nên khó tránh khỏi tình trạng người sản xuất, đặc biệt là hộ nông dân trồng hồng bị ép giá

- Thị trường tiêu thụ hồng không hạt:

Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt trên địa bàn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt ở huyện Chợ Đồn có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn Hồng không hạt là một loại cây mang tính đặc sản của huyện Chợ Đồn và tỉnh Bắc Kạn, khác với các loại hồng khác, hồng không hạt không chỉ phục vụ nhu cầu ăn thông thường mà còn có ý nghĩa làm quà biếu, tặng, thờ cúng vào dịp lễ, đặc biệt là Tết Trung thu hàng năm nên nhu cầu tiêu thụ luôn ở mức cao Trồng hồng không hạt mang lại thu nhập đáng kể cho người nông dân Hồng không hạt cũng là sản phẩm ưa thích của người tiêu dùng tại các thành phố như Hà Nội, Nam Định, Thái Nguyên… hiện nay nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng Vì vậy cần đẩy mạnh phát triển sản xuất hồng không hạt thành hàng hóa theo hướng bền vững Đồng thời, đẩy mạnh khâu liên kết trong tiêu thụ để tăng giá trị của sản phẩm hồng không hạt là hết sức cần thiết

Sản xuất hồng không hạt hiện còn manh mún, phân tán chủ yếu trồng ở quy mô hộ gia đình, chưa hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa Hồng không hạt chưa có thương hiệu đăng ký bảo hộ tại Việt Nam Hộ trồng hồng không hạt gặp nhiều khó khăn như diện tích đất, sâu bệnh, sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu nên sản lượng không ổn định Tiêu thụ hồng không hạt hiện nay chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa (90-95%) Trong chuỗi giá trị tiêu thụ hồng không hạt cho thấy, người trồng hồng không hạt hiện vẫn có lợi nhất, các tác nhân trung gian trong tiêu thụ hồng không hạt phân phối lợi ích không đồng đều Quá trình tiêu thụ đã chỉ ra sự tham gia của bốn tác nhân chính là hộ trồng hồng, người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ Đặc điểm và kết quả hoạt động của các tác nhân này khác nhau, thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng hồng không hạt Các hình thức liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, trong quá trình tiêu thụ còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu. Để phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt huyện Chợ Đồn, cần tập trung thực hiện đồng bộ hệ thống giải pháp về quy hoạch; về cơ sở hạ tầng; về tổ chức sản xuất; về áp dụng tiến bộ kỹ thuật; về hoạt động khuyến nông; và về chính sách.

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2. Lượng phân vô cơ bón từ năm thứ 4 trở đi (kg/cây) - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn
Bảng 2.2. Lượng phân vô cơ bón từ năm thứ 4 trở đi (kg/cây) (Trang 37)
Bảng 2.3. Tình hình phát triển cây hồng không hạt tỉnh Bắc Kạn từ năm 2007 - 2016 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn
Bảng 2.3. Tình hình phát triển cây hồng không hạt tỉnh Bắc Kạn từ năm 2007 - 2016 (Trang 44)
Hình 3.1. Bản đồ Địa giới hành chính huyện Chợ Đồn - Tỉnh Bắc Kạn Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Chợ Đồn - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn
Hình 3.1. Bản đồ Địa giới hành chính huyện Chợ Đồn - Tỉnh Bắc Kạn Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Chợ Đồn (Trang 49)
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất huyện Chợ Đồn năm 2014-2016 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất huyện Chợ Đồn năm 2014-2016 (Trang 52)
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Chợ Đồn các năm 2014- 2016 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Chợ Đồn các năm 2014- 2016 (Trang 60)
Sơ đồ 3.1. Khung phân tích phát triển sản xuất - tiêu thụ hồng không hạt 3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn
Sơ đồ 3.1. Khung phân tích phát triển sản xuất - tiêu thụ hồng không hạt 3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu (Trang 64)
Bảng 4.1. Cơ cấu diện tích hồng không hạt qua giai đoạn 2014 – 2016 của huyện Chợ Đồn, Băc Kạn - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn
Bảng 4.1. Cơ cấu diện tích hồng không hạt qua giai đoạn 2014 – 2016 của huyện Chợ Đồn, Băc Kạn (Trang 71)
Bảng 4.3. Giá bán hồng không hạt trên thị trường tỉnh Bắc Kạn - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn
Bảng 4.3. Giá bán hồng không hạt trên thị trường tỉnh Bắc Kạn (Trang 77)
Bảng 4.5. Đặc điểm cơ bản của hộ trồng hồng không hạt phân theo nhóm hộ (bình quân 1 hộ điều tra) - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn
Bảng 4.5. Đặc điểm cơ bản của hộ trồng hồng không hạt phân theo nhóm hộ (bình quân 1 hộ điều tra) (Trang 78)
Bảng 4.6. Diện tích, năng suất, sản lượng hồng không hạt của các hộ điều tra tại 02 địa phương năm 2016 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn
Bảng 4.6. Diện tích, năng suất, sản lượng hồng không hạt của các hộ điều tra tại 02 địa phương năm 2016 (Trang 79)
Bảng 4.7. Diện tích, năng suất, sản lượng hồng không hạt của các hộ điều tra theo nhóm hộ năm 2016 (bình quân 1 hộ điều tra) - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn
Bảng 4.7. Diện tích, năng suất, sản lượng hồng không hạt của các hộ điều tra theo nhóm hộ năm 2016 (bình quân 1 hộ điều tra) (Trang 79)
Bảng 4.9. Chi phí sản xuất bình 1 ha hồng không hạt trong thời kỳ SXKD năm 2016 (bình quân 1 hộ điều tra) - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn
Bảng 4.9. Chi phí sản xuất bình 1 ha hồng không hạt trong thời kỳ SXKD năm 2016 (bình quân 1 hộ điều tra) (Trang 82)
Bảng 4.13. Đặc điểm và quy mô hoạt động của người thu gom hồng không hạt (Tính bình quân 1 hộ thu gom) - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn
Bảng 4.13. Đặc điểm và quy mô hoạt động của người thu gom hồng không hạt (Tính bình quân 1 hộ thu gom) (Trang 92)
Bảng 4.15. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu với cơ hội và thách thức trong sản xuất hồng không hạt tại các hộ điều tra - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn
Bảng 4.15. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu với cơ hội và thách thức trong sản xuất hồng không hạt tại các hộ điều tra (Trang 104)
25. Hình thức tiêu thụ hồng không hạt của hộ? Bán buôn (%):____Bán lẻ (%): ____ - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn
25. Hình thức tiêu thụ hồng không hạt của hộ? Bán buôn (%):____Bán lẻ (%): ____ (Trang 118)
11. Hình thức nhập - (Luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất và tiêu thụ hồng không hạt tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn
11. Hình thức nhập (Trang 122)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w