Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn
Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap
2.1.1 Các định nghĩa, khái niệm có liên quan
2.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về VietGAP a Khái niệm về GAP
Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là viết tắt đầu 3 từ tiếng Anh (Good Agriculture Production) dịch sang tiếng Việt là Thực hành nông nghiệp tốt, có ý nghĩa đối với sản xuất trong nông nghiệp như sau:
Là công nghệ sản xuất tiên tiến của nhà nông Sản xuất phải theo quy trình kỹ thuật, năng suất cao, chất lượng tốt, hàng đẹp và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất trong môi trường không ô nhiễm.
Trong quá trình sản xuất có ghi chép để có cơ sở xin được cấp chứng chỉ Đặc biệt GAP còn quan tâm an toàn phúc lợi cho người lao động (người lao động phải được trang bị kiến thức, kỹ năng và bảo hộ lao động, được lao động trong điều kiện tối ưu, thoáng mát) (ASEANGAP, 2006).
Hiện nay có nhiều mức độ khác nhau của Thực hành Nông nghiệp tốt (GAP), có nhiều quy trình GAP khác nhau, ở mỗi nước, mỗi khu vực mà họ đã phát triển để cho phù hợp với khu vực và quốc gia đó Như trên thế giới thì có tiêu chuẩn chung là Global GAP, khu vực châu Âu có EuroGAP và châu Á có ASEANGAP (ASEANGAP, 2006).
VietGAP dựa trên cở sở ASEANGAP, EUROGAP/GLOBALGAP vàFRESHCARE nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng nông sản của Việt Nam tham gia thị trường ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững Ngày 28-1-2008 tiêu chuẩn VietGAP đầu tiên là quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn đã chính thức được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và đã phát huy tác dụng, nhưng để biết được cụ thể VietGAP được tóm tăt ngắn gọn như sau:
VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam là những nguyên tắc trình tự thủ tục hướng dẫn tổ chức cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008) b Bảy nguyên tắc của GAP
1 Quản lý: quản lý dịch hại-IPM, quản lý sản xuất, quản lý đồng ruộng-ICM.
2 Hệ thống: các biện pháp, cả quá trình sản xuất và chế biến, tiêu thụ.
3 Khoa học: các tiến bộ kỹ thuật, biện pháp được sắp xếp khoa học.
4 Thực tiễn: phù hợp từng điều kiện cụ thể của sản xuất và cây trồng.
5 Khả năng truy tìm xuất sứ
6 Minh bạch: ghi chép nhật ký sản xuất, công bố chất lượng sản phẩm, thương hiệu.
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008) c Bảy mục tiêu của GAP
1 Đảm bảo năng suất-số lượng-chất lượng cho an ninh lương thực thực phẩm của xã hội
2 Đảm bảo sự phát triển bền vững của sản xuất nông nghiệp, tính đa dạng sinh học của tự nhiên và sản xuất nông nghiệp.
3 Đảm bảo sự phát triển bền vững và hạn chế ô nhiễm của môi trường thông qua các biện pháp quản lý, tiến bộ khoa học công nghệ thân thiện môi trường, giảm thiểu sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật
4 Đảm bảo phúc lợi cho người sản xuất.
5 Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, sức khỏe cho cộng đồng.
6 Đảm bảo hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp và khả năng cạnh tranh, xâm nhập thị trường quốc tế.
7 Đảm bảo khả năng truy nguyên nguồn xuất sứ của hàng hóa.
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008)
2.1.1.2 Khái niệm về phát triển, phát triển sản xuất a Khái niệm phát triển
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Theo Ngân hàng thế giới (WB.: phát triển trước hết là sự tăng trưởng về kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của con người) (World Bank, 1992).
Phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền kinh tế , sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hoá, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi trên (MalcomGills,1990).
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển, nhưng các ý kiến đều cho rằng đó là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị trong cuộc sống con người Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân.
Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006).
Tóm lại, phát triển kinh tế là sự phát triển trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về qui mô số lượng cũng như sự thay đổi cấu trúc theo chiều hướng tiến bộ của nền kinh tế và việc nâng cao chất lượng của sản phẩm để đạt đến đích cuối cùng đó là tăng hiệu quả kinh tế.
Trong quá trình phát triển kinh tế, khái niệm phát triển bền vững được hình thành và ngày càng được hoàn thiện Năm 1987, theo Ngân hàng thế giới (WB.: phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm thương tổn đến hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội nhu cầu hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng đến nhu cầu của tương lai Các thế hệ hiện tại khi sử dụng các nguồn tự nhiên cho sản xuất và của cải vật chất không thể để cho thế hệ mai sau phải gánh chịu tình trạng ô nhiễm cạn kiệt tự nhiên và nghèo đói Cần phải để cho thế hệ tương lai được thừa hưởng các thành quả lao động của thế hệ hiện tại dưới dạng giáo dục kỹ thuật, kiến thức và các nguồn lực khác ngày càng được tăng cường) (World Bank, 1987).
Như vậy, phát triển bên cạnh tăng thu nhập bình quân đầu người, còn bao gồm cả các khía cạnh như nâng cao phúc lợi nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, cải thiện sức khoẻ và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền công dân Phát triển còn là sự tăng bền vững về các tiêu chuẩn sống, bảo gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi trường Phát triển là những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và quyền tự do công dân của con người b Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra
Có 2 phương thức sản xuất là:
Cơ sở thực tiễn phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap
2.2.1 Kinh nghiệm phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn GAP tại một số nước trên thế giới
2.2.1.1 Phát triển hệ thống GAP của Nhật (JGAP)
Hệ thống JGAP bao hàm việc quản lý/kiểm soát các mối nguy trong sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm, bền vững về môi trường và bảo vệ người lao động JGAP sẽ mang đến các lợi ích sau:
Người tiêu dùng sẽ được hưởng các sản phẩm nông nghiệp an toàn được bảo lãnh bởi các cơ quan thanh tra độc lập.
Hệ thống JGAP sẽ kiểm soát được các sản phẩm nhập ngoại không đảm bảo chất lượng.
Không phát sinh chi phí cho cả người bán và mua. Đối với các nhà xuất khẩu, khi xuất hàng hóa có thể đối chiếu với các hệ tiêu chuẩn khác trên thế giới để khẳng định sự tương thích của hệ thống này với các hệ GAP của các nước.
Tuy nhiên, hàng năm chính phủ đều có rà soát lại các tiêu chuẩn để luôn cập nhật các điều khoản thương mại mới, vì thế mà JGAI (GAP mới) ra đời (là phiên bản cập nhật của JGAP) Phê chuẩn JGAP và hệ thống quản lý chuỗi cung cấp để có hệ thống truy vấn nguồn gốc sản phẩm là vấn đề mới và phải tuân thủ đối với các bên tham gia (Pascal Liu, 2007).
2.2.1.2 Mô hình GAP và quy trình canh tác tốt của Hàn Quốc
Hàn Quốc triển khai GAP trên diện rộng từ năm 2006 và đã xây dựng kế hoạch dài hạn đến 2013 sẽ đạt được tiêu chuẩn tương đương với các tiêu chuẩn quốc tế như Codex và EurepGAP GAP của Hàn Quốc (KGAP) gồm 170 tiêu chí được xây dựng theo điều kiện của nước này Tuy còn có những trở ngại như còn thiếu nhận thức về canh tác hộ gia đình, chưa tổ chức đào tạo đầy đủ và chưa gắn được GAP với các chương trình/quy trình tiêu chuẩn khác như chương trình nông sản thân thiện với môi trường, nông sản không/hoặc giảm tối thiểu dư lượng hóa chất, chăn nuôi hữu cơ….GAP vẫn được triển khai Tóm lược quá trình như sau:
Bộ Nông Lâm nghiệp Hàn Quốc (MAF) ban hành sách hướng dẫn và chứng chỉ logo GAP năm 2003.
Hướng dẫn cách ghi nhật ký đồng ruộng, tiêu chuẩn nhập số liệu và các báo cáo để chuẩn bị cho hệ thống truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
Năm 2004-2005, Bộ luật kiểm tra quản lý chất lượng nông sản ban hành, là cơ sở để xây dựng chính sách chứng chỉ chất lượng cho các sản phẩm
Triển khai đào tạo/tập huấn cho các bên tham gia với các chuyên gia của FDA Mỹ từ trung ương đến cấp tỉnh.
Chính sách liên quan GAP và các chương trình xúc tiến triển khai, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm GAP (Pascal Liu, 2007).
2.2.2 Kinh nghiệm phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn GAP ở Việt Nam
2.2.2.1 Mô hình sản xuất rau quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở tỉnh Hải Dương trong 2 năm 2014-2015
Xây dựng mô hình sản xuất cà chua và bí xanh tại xã Thượng Đạt và xã An Châu (Thành phố Hải Dương) với quy mô 23 ha, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn (gọi tắt là VietGAP) Mô hình sản xuất cà chua an toàn sử dụng giống cây cà chua Savior ghép trên gốc cà tím, là giống cà chua đã được đánh giá phù hợp trong những năm gần đây Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 50% tiền mua cây giống và tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật quy trình thực hành sản xuất an toàn Toàn bộ quy trình kỹ thuật sản xuất được các hộ nông dân ghi chép tạ nhật ký sản xuất theo đúng quy định của Ban quản lý VietGAP tại địa phương Kết quả đánh giá cho thấy cà chua trồng 02 vụ/năm đều cho thời gian ra hoa sau trồng 30 ngày; tỷ lệ đậu quả đạt trên 50%; số quả trung bình đạt 2,6 – 3,5 quả/chùm; số chùm trên cây đạt 9,5 – 10 chùm/cây; trọng lượng quả đạt 50-80 gram/quả Năng suất cà chua đạt 50 tấn/ha ở vụ hè thu và 40 tấn/ha ở vụ mùa Để kiểm nghiệm độ an toàn của cà chua sản xuất theo quy trình VietGAP, đề tài đã tổ chức lấy 6 mẫu kiểm nghiệm Kết quả phân tích chất lượng sản phẩm cà chua VietGAP đều đảm bảo an toàn các chỉ tiêu, không phát hiện mối nguy mất an toàn vi sinh vật và thuốc bảo vệ thực vật Xét về hiệu quả kinh tế, mô hình sản xuất cà chua VietGAP đạt năng suất 7,7 tấn/ha (tương đương với năng suất của mô hình sản xuất đại trà); giá bán cà chua đạt 7,7 triệu đồng/tấn (cao hơn so với giá bán cà chua ở mô hình sản xuất đại trà), hiệu quả kinh tế tăng 12% so với sản xuất đại trà
Mô hình sản xuất bí xanh VietGAP được triển khai tại xã An Châu, áp dụng giống Bí xanh số 2 trong vụ đông năm 2014 và vụ đông năm 2015 Việc áp dụng quy trình VietGAP được người sản xuất và doanh nghiệp tiếp nhận đúng quy trình, song do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài khiến sản xuất bí xanh vụ đông 2015 gặp nhiều khó khăn Năng suất bí xanh số 2 đạt 56 tấn/ha (năm 2014) và 10 tấn/ha (năm 2015) Năm 2014, sản xuất bí xanh VietGAP cho thu lãi 210 triệu đồng/ha, tăng 9% so với sản xuất bí xanh đại trà.
Bên cạnh việc hướng dẫn nông dân áp dụng quy trình sản xuất VietGAP, ban chủ nhiệm đề tài đã phối hợp cùng một số đơn vị, doanh nghiệp tổ chức kênh tiêu thụ nông sản cho các hộ sản xuất Sản phẩm cà chua VietGAP đã được đưa vào hệ thống siêu thị BigC từ ngày 20/10/2014, sản phẩm bí xanh từ ngày 27/12/2014 Tổng sản phẩm cà chua VietGAP đã đưa vào siêu thị bigC là 75 tấn (chiếm 30% tổng sản phẩm), sản phẩm bí xanh là 84 tấn (chiếm 30% tổng sản lượng sản xuất) Sang năm 2015, do sản xuất bị ảnh hưởng của thiên tai khiến sản lượng thu hoạch thấp, mẫu mã quả nhỏ không đáp ứng đủ yêu cầu nên sản lượng đưa vào siêu thị chỉ khoảng 20%, ước đạt 6 tấn cà chua Ngoài ra, sản lượng nông sản của mô hình sản xuất được đưa đi tiêu thụ tại các cửa hàng rau an toàn và thị trường tiêu thụ tự do (Hải Ninh, 2015)
2.2.2.2 Các mô hình sản xuất rau quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở tỉnh Thanh Hóa
Các mô hình trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap gồm: Mô hình trồng rau an toàn tại HTX nông nghiệp Quảng Thắng (xã Quảng Thắng, TPThanh Hóa và mô hình trồng rau an toàn tại HTX dịch vụ nông nghiệp và điện năng xã Hoằng Hợp (Hoằng Hóa đã được hình thành Hơn 2 năm đi vào sản xuất, tuy gặp không ít khó khăn, nhưng bước đầu đã đem lại những hiệu quả nhất định, là tín hiệu vui giúp bà con nông dân có thêm động lực yên tâm sản xuất.
Xã Quảng Thắng, TP Thanh Hóa hiện có 13 ha rau, trong đó có 2,5 ha rau được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP - với 35 hộ tham gia Qua trao đổi với các hộ dân có diện tích sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP chúng tôi được biết: Do sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP phải tuân thủ quy trình rất nghiêm ngặt, người dân lại chưa quen, nên ban đầu gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc ghi chép nhật ký đồng ruộng Tuy nhiên, sau vài vụ, người dân đã dần quen được với cách làm và các thao tác kỹ thuật mới, vì vậy việc sản xuất rau theo tiểu chuẩn VietGAP dần đi vào ổn định Theo tính toán của các hộ trồng rau, nếu trồng lúa, mỗi năm người nông dân chỉ thu về khoảng 40 đến 50 triệu đồng/ha, trong khi đó, nếu trồng các loại rau theo tiêu chuẩn VietGAP, nông dân có thể đạt năng suất 25-35 tấn/ha mỗi đợt, mỗi năm thu hoạch khoảng 5-8 đợt, với giá bán trung bình từ 4.000 đến 5.000 đồng/kg như hiện nay thì trừ vốn, công lao động, nông dân có thể thu lãi trên 300 triệu đồng/năm
Tại xã Hoằng Hợp (Hoằng Hóa, mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩnVietGAP với 4,5 ha gồm các loại rau cải xanh, rau muống, mồng tơi, xà lách,bắp cải, cà chua, đậu ăn quả, dưa chuột, su su cũng cho hiệu quả kinh tế không kém Bà Nguyễn Thị Thảo, thôn Phú Qúy, xã Hoằng Hợp, cho biết: Gia đình tôi có hơn 2 sào rau sản suất theo tiêu chuẩn VietGap Theo tính toán của chúng tôi, trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP tuy năng suất có giảm hơn khoảng 15%-20% do ít phun thuốc trừ sâu, nhưng bù lại, giá bán tăng gần gấp đôi so với các loại rau sản xuất tự do, nên hiệu quả kinh tế cao hơn.Hiệu quả về kinh tế chỉ là một phần nhỏ mà mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP đang đem lại, cái quan trọng hơn là mô hình tạo sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức, tư tưởng, hành động của người nông dân, giúp họ hiểu được rằng, trong sản xuất, kinh doanh, chất lượng sản phẩm mới là điều kiện tiên quyết và sống còn để duy trì và phát triển Không những thế, sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP còn thúc đẩy sự kết nối giữa sản xuất với thị trường, từ đó mang lại lợi ích, thu nhập cao hơn cho người sản xuất, từng bước xây dựng thương hiệu cho rau, quả an toàn, góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh (Trần Hằng, 2016).
2.2.3 Các nghiên cứu có liên quan đến phát triển rau theo tiêu chuẩn GAP. 2.2.3.1 ASEAN GAP
ASIAN GAP là một tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt trong quá trình gieo trồng và thu hoạch và xử lý sau thu hoạch rau quả tươi trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN) Các biện pháp thực hành tốt trong ASEAN GAP với mục tiêu ngăn ngừa và hạn chế ruỉ ro từ mối nguy hại tới an toàn thực phẩm, ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội đối với người lao động và chất lượng rau quả. Thương mại toàn cầu về rau hoa quả tươi làm cho các hoạt động kinh doanh trở nên tự do hơn Những thay đổi lối sống của người tiêu dung trong khu vực ASEAN và trên khắp thế giới đang là định hướng cho nhu cầu bảo đảm rau quả an toàn và đúng chất lượng, nhưng đồng thời phải được sản xuất và bảo quản tốt, theo phương thức không gây hại đến môi trường và sức khỏe, điều kiện an toàn và phúc lợi xã hội của người lao động.
Những xu hướng này tác động làm tăng thêm những yều cầu từ phía các nhà bán lẻ trong việc tuân thủ các chương trình GAP chủa chính phủ các nước phải đưa ra các yêu cầu pháp lý về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội đối với người lao động
Thành viên của các nước ASEAN đều có chung đặc điểm về phương thức canh tác, cơ sở hạ tầng và điều kiện thời tiết Hiện tại, việc thực hiện các chương trình GAP trong khu vực ASEAN lại khác nhau, một số nước đã có hệ thống chứng nhận quốc gia còn một số nước khác đang trong chương trình nâng cao nhân thức cho nông dân.
Mục đích của ASEAN GAP là tăng cường việc hài háo các chương trình GAP trong khu vực ASEAN Điều này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thương mại giữa các nước thành viên ASEAN và với thị trường toàn cầu, nhằm cải thiện cơ hội phát triển cho người nông dân và góp phần duy trì nguồn cung cấp thực phẩm an toàn và bảo tồn môi trường, quy mô của ASEAN GAP bao trùm lên các khâu trồng, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch các loại rau quả tươi tại trang trại và khâu xử lý sau thu hoạch tại các địa điểm đóng gói rau quả Các sản phẩm có độ rủi ro cao về an toàn thực phẩm như rau giá và hoa quả tươi cắt miếng không thuộc phạm vi của ASEAN GAP ASEAN GAP có thể sử dụng cho tất cả các dây chuyền sản xuất nhưng nó không phải là một tiêu chuẩn cho cấp chứng chỉ với các sản phẩm hữu cơ hay các sản phẩm từ cây chuyển gen (GMO) (Pascal Liu, 2007).
Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP được xây dựng bởi một hiệp hội bình đẳng của các nhà sản xuất, các nhà bán lẻ, các tổ chức dịch vụ, các nhà cung cấp sản phẩm nông nghiệp, các tổ chức chứng nhận, các công ty tư vấn, các nhà sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, các trường đại học và các hiệp hội của họ
Trước đây là tiêu chuẩn EUREP GAP đến ngày 02/07/2007 và được nâng tầm lên thành GlobalGap (là viết tắt của từ Global Good Agricultural Practice
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Huyện Đông Anh ngày nay chính thức được thành lập từ tháng chín năm Bính Tý đời Tự Đức (tháng 10 năm 1876), trên cơ sở các làng xã thuộc các huyện: Đông Ngàn (Phủ Từ Sơn), Kim Anh (Phủ Bắc Hà) của tỉnh Bắc Ninh, Yên Lãng (Phủ Tam Đới, tỉnh Sơn Tây) Đây là vùng đất cổ, được hình thành cùng với quá trình dựng nước của tổ tiên ta từ thủa các vua Hùng, vua An Dương Vương Hai trấn kề cận trực diện Thăng Long, có những nét riêng về văn hóa, có vị trí trọng yếu và có nhiều mối quan hệ mật thiết về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục với Thăng Long, từng được Nhà sử học Phan Huy Chú ghi nhận Trấn Kinh Bắc: “Mạch đất tốt tụ vào đấy, nên càng nhiều chỗ có dấu tích đẹp; tinh hoa hợp vào đấy, nên sinh ra nhiều danh thần Ví là hồn khí trọng ở phương Bắc phát ra nên khác với mọi nơi Thói quen đều chuộng văn nhã Phong tục, nhân vật hơn cả trong một xứ” (Phan Huy Chú, 1992)
Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn; phía Nam giáp sông Hồng và sông Đuống, bên kia các sông này là các quận Tây Hồ, Long Biên và các huyện Đan Phượng, Từ Liêm, Gia Lâm; phía Đông giáp thị xã Từ Sơn và huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh); phía Tây giáp huyện Mê Linh. Đông Anh ngày nay với 24 xã, thị trấn; 156 thôn (làng); 62 tổ dân phố; với diện tích 183km 2 ; dân số trên 370.000 người Tổng diện tích đất tự nhiên là 18.230 ha; trong đó: đất nông nghiệp 9.785 ha; có hệ thống giao thông thuận lợi, là cầu nối quan trọng giữa cảng hàng không quốc tế Nội Bài và thành phố Hà Nội Có hệ thống sông Hồng và sông Đuống chạy dọc theo hướng Tây Nam của huyện
Các tuyến đường bộ: đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài,quốc lộ 3, đường 23B, tuyến đường sắt Hà Nội - Đông Anh - Lào Cai, HàNội - Đông Anh - Thái Nguyên chạy qua địa bàn huyện và hiện nay nhiều cây cầu, tuyến đường đã xây dựng và đưa vào hoạt động: cầu Nhật Tân,cầu Đông Trù, tuyến đường quốc lộ 3 mới chạy qua địa bàn, do đó ĐôngAnh có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển về mọi mặt và giao lưu kinh tế với các vùng khác (Chi cục thống kê huyện Đông Anh, 2016).
Hình 3.1 Bản đồ hành chính Hà Nội – Đông Anh
Nguồn: UBND huyện Đông Anh (2016)
3.1.1.2 Khí hậu - thời tiết Đông Anh có cùng chung chế độ khí hậu của thành phố Hà Nội, đó là khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hạ, khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông, thời kỳ đầu khô - lạnh, nhưng cuối mùa lại mưa phùn, ẩm ướt Giữa hai mùa là thời kỳ chuyển tiếp tạo cho Đông Anh cũng như thành phố Hà Nội có bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông Nhiệt độ trung bình năm là 23 0 C Nhiệt độ cao tuyệt đối khoảng 38 0 C (thường vào tháng 7), nhiệt độ tối thiểu là 5 0 C (thường vào tháng Giêng) Lượng mưa hàng năm khoảng 2.200-2.500 mm nhưng phân bố không đều thường tập trung chủ yếu vào mùa nóng ẩm (tháng 2 và tháng 7) Do vậy mùa mưa thường xảy ra úng lụt ở những vùng đất trũng, không tiêu nước kịp Độ ẩm tương đối trung bình là 84%, cao nhất thường vào tháng 3 (88%-90%), thấp nhất thường vào tháng 11 (79%) Lượng bức xạ nhiệt trung bình là 122,8 Kcal/cm 2 Tích ôn lên tới
8.270 0 C/năm trong đó vụ Xuân là: 3.490 0 C và vụ Mùa là 4.780 0 C Với tổng diện tích như vậy, kết hợp với các điều kiện sản xuât khác, Đông Anh có thể thâm canh từ 3-4 vụ/năm (Chi cục thống kê huyện Đông Anh, 2016)
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Dân số và lao động
Huyện Đông Anh có 24 đơn vị hành chính cơ sở, là huyện đất chật người đông, theo số liệu thống kê năm 2016 dân số của huyện là khoảng 375.000 người, mật độ dân số là 1.850 người/km2 Đông Anh là huyện ngoại thành Hà Nội có dân số lớn và đứng thứ 3 trong các quận huyện Hà Nội (sau quận Đống Đa và Hai Bà Trưng) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2014-2016 khoảng 1,6-1,7% huyện Đông Anh trung bình có 10.000 trẻ em sinh ra mỗi năm Quy mô dân số lớn là một nguồn lực đáng kể cho huyện phát triển kinh tế -xã hội cũng như đặt ra những thách thức không nhỏ trong an sinh xã hội, phát triển bền vững Hiện nay, lượng dân số chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn và có nhu cầu việc làm rất lớn, các cơ quan chính quyền địa phương, thương mại dịch vụ có vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động
Tổng số nguồn lao động của huyện Đông Anh chiếm gần 60% số dân Tuy nhiên, tỷ lệ này có xu hướng giảm nhẹ Tỷ lê lao động hoạt đông kinh tế chiếm khoảng 98% trong tổng số lao động trên trên địa bàn Về cơ bản, huyện Đông Anh đã huy động tốt đội ngũ lao động vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thời gian qua Lao động nhóm ngành nghề công nghiệp, thương mại dịch vụ tăng dần qua các năm, giảm lao động ngành nông nghiệp do quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai, quá trình chuyên môn hóa lao động trong các ngành kinh tế nông nghiệp, dịch vụ Chất lượng lao động là yếu tốt quyết định vị trí, vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đang giảm mà số lao động trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật tăng nhanh do nhu cầu làm việc của các khu công nghiệp trên địa bàn
Bảng 3.1 Dân số và lao động của huyện Đông Anh giai đoạn (2014- 2016)
Trong đó: Dân số Tăng tự nhiên % 318.245 330.257 341.905
Tỷ lệ tăng tự nhiên % - - -
Tỷ lệ sinh con thứ 3 % 8,45 6,01 4,95
Tỷ lệ tăng dân số cơ học % - - -
Tổng số lao động Người 200.100 201.964 203.708
Tỷ lệ lao động/dân số % 57,41 56,22 55,20
1 Lao động nông nghiệp Người 118.000 116.753 113.880
- Tỷ lệ lao động nông nghiệp/Tổng lao động % 58,97 57,80 55,90
2 Lao động công nghiệp Người 58.100 59.264 60.400 -Tỷ lệ lao động công nghiệp/Tổng lao động % 29,04 29,34 29,65
3 Lao động dịch vụ Người 24.000 25.947 29.428
- Tỷ lệ lao động dịch vụ/Tổng lao động % 11,99 12,86 14,45
Nguồn: Chi Cục Thống kê huyện Đông Anh (2016)
3.1.2.2 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng (CSHT) kỹ thuật thể hiện trình độ, năng lực sản xuất cũng như sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương Cơ sở vật chất là điều kiện không thể thiếu được trong mọi hoạt động của đời sống kinh tế- xã hội. Mức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng cao thì sản xuất càng phát triển, năng lực phát triển kinh tế- xã hội càng nhiều Tuy nhiên, việc trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật phải đảm bảo tính hợp lý và đồng bộ, phù hợp với trình độ quản lý và điều kiện sản xuất cụ thể của từng vùng, từng địa phương thì mới đem lại hiệu quả kinh tế cao Trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia hay một vùng, một địa phương thì hệ thống CSHT cần thiết và trực tiếp phục vụ cho sản xuất kinh doanh đó là hệ thống CSHT phục vụ giao thông vận tải, hệ thống CSHT phục vụ thông tin liên lac, CSHT phục vụ giao dịch buôn bán, CSHT phục vụ giáo dục, y tế, vui chơi giải trí và hệ thống CSHT phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Bảng 3.2 Cơ sở hạ tầng huyện Đông Anh trong giai đoạn (2014- 2016)
1 Tổng số trạm bơm Trạm 111 111 111
Trạm tưới tiêu kết hợp Trạm 1 1 1
2 Kênh mương đã kiên cố hóa Km 9.608 10.080 11.215 II.CSHT phục vụ GTVT Đường quốc lộ Tuyến 3 3 3 Đường tỉnh lộ và nội thị Tuyến 1 1 1
Bến xe Bến 1 1 1 Đường sắt Tuyến 1 1 1
Ga tàu Ga 3 3 3 Đường sông Tuyến 3 3 3
III CSHT phục vụ TTLL
Bưu điện xã Bưu điện 23 24 24
IV CSHT phuc vụ cho GD
Số Trường ĐH, CĐ, THCN Trường 2 2 2
Số Trường cấp III Trường 8 8 8
Số Trường cấp II Trường 25 25 26
Số Trường Mẫu giáo Trường 24 25 28
V CSHT phục vụ cho y tế
VI Công trình phúc lợi
Siêu thị tiêu dùng Cái 0 1 2
Siêu thị điện máy Cái 1 1 3
Sân chơi thể dục thể thao Cái 72 77 83
Nhà văn hóa thiếu nhi Cái 1 1 1
Nguồn: Chi Cục Thống kê huyện Đông Anh (2016)
Những năm qua, được sự hỗ trợ của thành phố và sự nỗ lực của toàn dân cùng các ban ngành đoàn thể trong huyện, cơ sở vật chất kỹ thuật và CSHT của huyện ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện
Toàn huyện có 111 trạm bơm tưới tiêu và hơn 112km kênh mương được kiên cố hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của huyện Huyện có hệ thống đường giao thông thuận lợi là cầu nối giữa cảng hàng không quốc tế Nội Bài với trung tâm thành phố Hà Nội, các tuyến đường giao thông quan trọng như: đường 23B, quốc lộ 3, quốc lộ mới (đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên), quốc lộ 23A (đường 6km), đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài (đường Võ Văn Kiệt), đường cao tốc Nhật Tân - Nội Bài (đường Võ Nguyên Giáp), đường 5 kéo dài và có các cây cầu trên địa bàn huyện và nối huyện với các địa phương xung quanh: cầu Thăng Long, cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù, cầu Phù Lỗ, cầu Đò So, cầu Đôi, cầu E, cầu Phương Trạch, cầu Lộc Hà, cầu Vân Trì Ngoài ra còn có các cầu vượt cạn: cầu vượt Kim Chung, cầu vượt Nam Hồng, cầu vượt Vân Trì, cầu vượt Vĩnh Ngọc, cầu vượt Bắc Hồng
Ngoài ra, huyện còn có hệ thống CSHT phục vụ thông tin liên lạc, phục vụ kinh doanh buôn bán, phục vụ giáo dục, y tế, sinh hoạt văn hóa cũng không ngừng được nâng cấp và mở rộng, cơ bản đã ổn định đáp ứng nhu cầu phát triển, đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội của huyện và góp phần thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
CSHT huyện Đông Anh nhìn chung đã đảm bảo cho sự phát triển cơ bản kinh tế- xã hội của huyện Trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới cần thiết phải đầu tư xây dựng mới và hoàn thiện hệ thống hạ tầng đây là đòi hỏi bức thiết phải huy động nguồn lực trong xã hội.
3.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế
So với năm 2015, GTSX các ngành kinh tế năm 2016 ước đạt 128.067,428 tỷ đồng, tăng 8,8% (năm trước 8,2%, KH 8,7%) Trong đó: Công nghiệp - XDCB tăng 8,7%; TMDV tăng 14,8%; Nông- lâm- TS tăng 2,2% Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 9,4% Khu vực kinh tế thuộc Huyện quản lý, tăng 9,2%; trong đó CN-XDCB tăng 9,3%; TMDV tăng 14,3%; Nông - lâm- TS tăng 2% Cơ cấu các ngành kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực đúng định hướng Sản xuất nông nghiệp đã đạt được một số kết quả quan trọng, GTSX nông lâm nghiệp - thủy sản trên địa bàn huyện ước đạt 3.000 tỷ, tăng 2,2% so với năm 2015; cơ cấu kinh tế nội ngành nông nghiệp tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng trồng trọt (chăn nuôi chiếm tỷ trọng 62,1 %; trồng trọt chiếm tỷ trọng 37,9 %) (Chi cục thống kê huyện Đông Anh, 2016).
Tổng diện tích gieo trồng các loại cây ngắn ngày cả năm ước đạt 18.436 ha, giảm 308 ha so với cùng kỳ trước; tổng sản lượng lương thực ước đạt 67.493 tấn, giảm 1.011 tấn so với năm trước; trong đó diện tích lúa 12.984 ha (diện tích giảm 227 ha do một phần diện tích lúa đã được chuyển đổi sang trồng cây trồng khác, và một phần bị thu hồi GPMB các dự án trên địa bàn) Năng suất ước 50 tạ/ha (tăng 2,3 tạ/ha.; diện tích rau 2.720 ha (giảm 24 ha., năng suất ước 238,6 tạ/ha (tăng 4,6 tạ/ha.; các loại cây trồng khác là trên 2.500 ha (Chi cục thống kê huyện Đông Anh, 2016).
Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hầu hết các xã có thêm vùng chuyển đổi mới với tổng diện tích là 60 ha đạt 100% kế hoạch, trong đó từ trồng lúa chuyển sang rau 11,16 ha; hoa cây cảnh 2,62 ha; cây ăn quả 11,15ha; nuôi trồng thủy sản 6,53 ha; cây màu chuyển sang rau 4,5 ha; hoa cây cảnh 5,7 ha; cây ăn quả 9,5 ha tiếp tục chỉ đạo các xã đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi để hoàn thành theo kế hoạch Đã có thêm 02 trang trại được phê duyệt, đang hoàn chỉnh hồ sơ để phê duyệt 7 trang trại nâng tổng số trang trại được phê duyệt gần 210 trang trại, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 15.000 lao động (Chi cục thống kê huyện Đông Anh, 2016).
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Đề tài tiến hành điều tra trên địa bàn Huyện, tuy nhiên do hạn chế nguồn lực, thời gian nên tôi chỉ tiến hành chọn ngẫu nhiên các hộ sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP của 03 xã nằm trong vùng sản xuất rau VietGAP trên địa bàn huyện: xã Tiên Dương, xã Vân Nội, xã Nguyên Khê.
Xã Tiên Dương nằm ở sát trung tâm huyện Đông Anh Có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.000,72 ha; trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 606,6 ha; còn lại là đất thổ cư và các loại đất chuyên dùng Trong xã có 4.100 hộ, với 15.787 nhân khẩu Người dân Tiên Dương chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng các loại cây, con có giá trị cao như hoa, cây cảnh, rau, từng bước đã cải thiện đời sống Nhiều nhà cao tầng mọc lên bằng những nguồn thu nhập từ trồng hoa, cây cảnh và đặt biệt là rau VietGAP Với diện tích 136ha (2016) sản xuất rau VietGAP đứng thứ 2 toàn huyện, chủ yếu canh tác rau lấy lá, củ như rau cải các loại, rau muống, xà lách, xu hào, khoai tây Năm 2016 nông nghiệp đạt 105 tỷ đồng (đạt 85%) trong tổng cơ cấu kinh tế của xã (Chi cục thống kê huyện Đông Anh, 2016).
Xã Vân Nội nằm ở phía Tây huyện Đông Anh, giữa Quốc lộ 3 và đường Bắc Thăng Long- Nội Bài, có trục đường 23 B là tuyến đường đô thị, trục kinh tế Đông Tây của Huyện; cách sân bay quốc tế Nội Bài 10 km Xã có diện tích tự nhiên 640 ha, trong đó đất nông nghiệp 290 ha, dân số năm 2015 là 16.972 người Trong thời kỳ đổi mới, năm 2001 được công nhận là xã dẫn đầu Thành phố về sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP Diện tích rau VietGAP là
144 ha (2016), có chợ đầu mối Vân Trì chuyên cung cấp rau củ, quả phong phú cho thị trường Năm 2016 nông nghiệp đạt 87 tỷ đồng (đạt 36%) trong tổng cơ cấu kinh tế của xã (Chi cục thống kê huyện Đông Anh, 2016).
Xã Nguyên Khê nằm ở phía Bắc huyện Đông Anh, chạy dọc tuyến đường Quốc lộ 3.Có con sông Cà Lồ bao quanh nên đất đai màu mỡ rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp Diện tích sản xuất rau VietGAP của xã là 70ha
(2016) đứng thứ 3 toàn huyện với thế mạnh là các loại rau lấy quả như: Cà chua, dưa leo, đậu lấy quả Đến năm 2016 xã có 15.500 nhân khẩu;
3.250 hộ; nông nghiệp đạt 76 tỷ đồng (bằng 73,1 %) trong cơ cấu kinh tế của xã (Chi cục thống kê huyện Đông Anh, 2016).
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ phòng Kinh tế, Chi cục Thống kê, Trạm BVTV Đông Anh, 03 xã thuộc điểm nghiên cứu của huyện.
Các tài liệu chủ yếu gồm: số liệu thống kê, đề án rau VietGAP của Chi cục BVTV Hà Nội, các báo cáo tổng kết về sản xuất rau VietGAP, các đề tài nghiên cứu, các bài báo liên quan đến sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, sách, báo và các văn bản pháp luật.
Do tìm hiểu, nghiên cứu sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP nên để có được số liệu phục vụ đề tài nghiên cứu, tôi tập trung thu thập số liệu sơ cấp thông qua cách phỏng vấn, điều tra trực tiếp cụ thể như sau:
Bảng 3.3 Tổng hợp mẫu phỏng vấn, điều tra
STT Đối tượng điều tra Số lượng
Người sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP 60
* Lý giải mẫu điều tra:
Người sản xuất: Điều tra tại 60 hộ sản xuất ở 3 xã Tiên Dương, Vân Nội,
Nguyên Khê trên địa bàn huyện Đông Anh Vì đây là vùng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP đã có kinh nghiệm lâu năm canh tác và được chứng nhận đạt đủ các tiêu chuẩn đảm bảo cho sản xuất đã qua kiểm định Các loại rau sản xuất rất đa dạng về chủng loại và được phân bố canh tác theo từng vùng riêng.
Với vai trò quan trọng đứng đầu trong kênh, nếu không có người sản xuất thì sẽ không tồn tại loại sản phẩm đó trên thị trường và sẽ không có dòng lưu chuyển sản phẩm đến tay người tiêu dùng Lập phiếu điều tra người sản xuất gồm các nội dung chủ yếu sau: Tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp…; thông tin lao động: tổng số nhân khẩu, tổng số lao động, tổng số lao động nông nghiệp, số lao động tham gia sản xuất rau…; thông tin sản xuất: Tổng diện tích đất canh tác, tổng diện tích đất trồng rau, tổng diện tích trồng rau VietGAP, kỹ thuật trồng rau VietGAP, đào tạo, tập huấn nghề theo tiêu chuẩn VietGAP, nguồn cung cấp đầu vào, nguồn vốn…
Người tiêu dùng: Đối tượng điều tra là những người thường xuyên mua rau VietGAP tại các siêu thị, đại lý trên địa bàn thành phố Hà Nội. Người tiêu dùng được lựa chọn gồm nhiều lứa tuổi khác nhau, cả nam và nữ có công việc và thu nhập riêng để đảm bảo tính khách quan
Qua đó rút ra được các yếu tố ảnh hưởng của người tiêu dùng đến phát triển sản xuất rau VietGAP.
Người thu gom: Đối tượng điều tra là những người bán buôn cho các nhà hàng, bếp ăn tập thể, khu công nghiệp Những người thu gom được phân chia theo nhiều tiêu chí như: Thời gian, số lượng, giá cả, chủng loại rau… Đây là quá trình phỏng vấn nhằm lấy thông tin từ thị trường Các chỉ tiêu cần chú ý đến đó là: giá, số lượng, đối thủ cạnh tranh, mức tiêu thụ… Từ đó rút ra được ảnh hưởng từ thị trường đến sản xuất rau VietGAP.
3.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Phương pháp hiệu chỉnh số liệu: Kiểm tra và chỉnh lý số liệu thỏa mãn yêu cầu kiểm tra đầy đủ, chính xác, logic.
- Phương pháp tổng hợp số liệu: Các số liệu được nhập vào phần mềm Excel, SPSS để tính toán các chỉ tiêu phục vụ nghiên cứu: số tuyệt đối, tương đối, bình quân,
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu
3.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp sử dụng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để đánh giá mức độ hiện tượng, dùng để miêu tả những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội nổi bật của huyện Đông Anh có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP của hộ nông dân trong huyện. 3.2.4.2 Phương pháp so sánh
So sánh các hình thức trong sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP của các hộ nông dân tại 03 xã trên địa bàn huyện, từ đó đề ra một số biện pháp nhằm phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP.
Phân tổ hộ nông dân theo các tiêu thức khác nhau:
+ Phân tổ theo vị trí, vai trò của hộ nông dân trong sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP có hai nhóm hộ: Hộ nông dân tự do và Hộ là xã viên HTX. + Phân tổ theo hình thức trong sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP của hộ: Hộ liên kết hợp đồng văn bản, Hộ liên kết hợp đồng miệng, Hộ liên kết tự do
3.2.4.4 Phương pháp phân tích thể chế
- Phân tích vai trò của các tác nhân tham gia
- Phân tích lợi ích của các tác nhân tham gia.
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.5.1 Nhóm chỉ tiêu về tiêu chuẩn VietGAP
- Chỉ tiêu đánh giá thực trạng sản xuất rau theo tiêu chuẩn
VietGAP + Diện tích, năng suất, sản lượng rau VietGap
+ Quy mô, cơ cấu sản xuất rau VietGap
+ Kỹ thuật sản xuất rau VietGap
+ Sử dụng đầu vào cho sản xuất rau VietGap
+ Đào tạo nghề cho sản xuất rau VietGap
+ Quy trình sản xuất rau VietGap
+ Tỉ lệ hộ tham gia liên kết.
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Thực trạng sản xuất rau trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội 32 1 Diện tích, năng suất, sản lượng rau trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội
4.1.1 Diện tích, năng suất, sản lượng rau trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
Rau xanh là nhu cầu thiết yếu trong mỗi bữa cơm của gia đình, như vậy cần có nguồn cung cấp đảm bảo và thường xuyên Huyện Đông Anh là vùng cung cấp rau lớn cho Thủ đô Hà Nội, có tổng diện tích canh tác rau theo số liệu cung cấp của Chi cục Thống kê Huyện năm 2016 là 2.685 ha; tương đương 6.687 ha gieo trồng/năm; phân bố ở 23 xã Chủng loại rau được sản xuất ở huyện Đông Anh khá phong phú với trên 50 loại rau, tập trung chủ yếu ở vụ Đông, Đông xuân Năng suất rau trung bình đạt trên 20 tấn/ha/vụ, sản lượng rau ước đạt 357.754 tấn/năm.
Nhu cầu rau xanh của Thành phố khoảng 2.600 tấn/ngày, tương đương 950.000 tấn/năm Với 2.685 ha canh tác rau như trên sản lượng rau của huyện có khả năng đáp ứng được khoảng trên 30% nhu cầu rau xanh của người dân Thủ đô 4.1.1.1 Diện tích rau của huyện Đông Anh
Toàn huyện có 01 thị trấn và 23 xã trong đó 23 xã đều có diện tích sản xuất rau Nhưng 10 xã có diện tích sản xuất rau quanh năm như: xã Cổ Loa, xã Uy Nỗ, xã Xuân Nộn, xã Nguyên Khê, xã Nam Hồng, xã Bắc Hồng, xã Tiên Dương, xã Vân Nội, xã Tàm Xá, xã Kim Chung các xã còn lại chủ yếu sản xuất rau vụ Đông.
Qua bảng 4.1 cho thấy, tổng diện tích gieo trồng rau của toàn huyện có sự tăng giảm qua các năm từ năm 2014 là 2.675 ha đến năm 2015 tăng lên là 2.730 ha và giảm xuống còn 2.685 ha vào năm 2016; nhìn chung diện tích gieo trồng không có sự thay đổi lớn Xét về từng chủng loại rau thì rau lấy lá được sản xuất nhiều nhất chiểm khoảng 50% tổng diện tích gieo trồng Tiếp đó là rau lấy củ, quả khoảng trên 20% tổng diện tích, còn lại một số loại rau khác như rau gia vị, rau ăn sống… được canh tác với diện tích nhỏ Qua các năm cũng có sự biến đổi về diện tích canh tác các loại rau Cụ thể như năm
2016 diện tích rau lấy lá và lấy quả giảm khoảng 10%, rau lấy củ, rễ và rau gia vị lại tăng khoảng 20%.
Bảng 4.1 Diện tích gieo trồng rau huyện Đông Anh qua 3 năm (2014- 2016)
Diễn giải Diện tích (ha) So sánh (%)
- Rau lấy củ, rễ hoặc lấy thân 695 667 825 90,59 123,68 107,14
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Đông Anh (2016) Cùng với sự gia tăng về diện tích thì sản phẩm rau của huyện ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng: rau ăn lá như rau cải mơ, cải ngọt, cải đông dư, cải chip, cải ngồng…; rau muống; rau cần; bắp cải; súp lơ; rau ăn quả như các loại đậu đỗ; bầu bí; mướp; cà chua; dưa chuột; ớt,… rau ăn củ như su hào; cà rốt; củ cải đỏ; hành tây…; rau gia vị như xà lách, cần tây, tỏi tây,…Trong đó, diện tích rau ăn lá chiếm nhiều nhất, vì có ưu điểm là thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn (từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 30- 35 ngày) Trong năm có thể quay vòng được nhiều lần, thu hoạch được nhiều lứa, cho thu nhập tương đối lớn Chi phí đầu tư sản xuất rau ăn lá thấp nhưng do thu hoạch được nhiều lứa trong năm nên cho thu nhập cao
Bên cạnh đó chủng loại rau ăn lá rất phong phú và đa dạng đáp ứng mọi sự lựa chọn của người tiêu dùng Hơn nữa, sử dụng rau ăn lá thường xuyên trong các bữa cơm hàng ngày đã trở thành thói quen của người Việt, vì thế, sản phẩm rau ăn lá luôn được ưa chuộng và dễ tiêu thụ Hiện nay, rau ăn lá trên địa bàn huyện được áp dụng trồng theo phương pháp che phủ ni lông giảm được sâu bệnh, côn trùng gây hại, tránh được mưa gió, hạn chế xói mòn phân bón trong đất cho năng suất cao, mẫu mã đẹp Thêm vào đó sản xuất rau ăn lá còn giải quyết được rau giáp vụ trong năm nếu điều kiện tự nhiên thay đổi thiên tai, mất mua… Sau rau ăn lá là đến su hào, diện tích su hào không ngừng tăng lên qua các năm, trung bình 3 năm tăng 0,941% Su hào giờ được nông dân trong Huyện sản xuất quanh năm, trồng trái vụ phát triển từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm cho năng suất và giá thành cao
Bảng 4.2 Diện tích rau theo chủng loại của huyện Đông Anh qua 3 năm (2014- 2016)
- Rau lấy củ, rễ hoặc lấy thân khác 7 0,27 8 0,29 11 0,41
- Rau các loại khác chưa phân vào đâu 17,7 0,69 3 0,11 16 0,60
Nông dân sản xuất su hào trái vụ bằng cách áp dụng biện pháp kỹ thật che vòm ni lông hạn chế sâu bệnh phát triển, rửa trôi của phân bón, giữ được ẩm độ đất để cây sinh trưởng và phát triển tốt cho hiệu quả kinh tế cao…Tiếp đến là diện tích cà chua cũng tăng qua các năm: năm 2014 là 117,5 ha; năm
2015 tăng lên 125 ha đến năm 2016 có giảm nhẹ xuống 108 ha; hàng năm chiếm từ 4- 4,6% trong tổng cơ cấu các loại rau của huyện Hiện nay, do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, có nhiều giống cà chua mới cho năng suất cao, thời gian thu hoạch quả kéo dài trước thu hoạch trong vòng 3 tháng/vụ còn giờ thời gian thu hoạch có thể kéo dài 5-6 tháng/vụ cho hiệu quả kinh tế cao Bên cạnh đó là thị hiếu ưa chuộng tiêu dùng cà chua sạch phục vụ bữa ăn hàng ngày, làm đẹp của người tiêu dùng…làm cho diện tích cà chua tăng qua các năm.
Hiện nay, cùng với sự gia tăng về chất lượng giống, phân bón, thuốc BVTV… là sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật Điều này giúp cho năng suất của rau được cải thiện qua các năm Cụ thể là tất cả các chủng loại rau đều có sự gia tăng về năng suất Rau lấy lá năng suất năm 2014 là 244,56 tạ/ha thì đến năm 2016 đã tăng lên 262,76 tạ/ha ước tính tăng khoảng 7,5%.
Bảng 4.3 Năng suất rau huyện Đông Anh qua 3 năm (2014- 2016)
Diễn giải Năng suất (tạ/ha) So sánh (%)
- Rau lấy củ, rễ hoặc lấy thân 258,66 271,26 283,64 104,87 104,56 104,71
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Đông Anh (2016)
Bên cạnh đó, người nông dân còn được sự quan tâm thường của các cơ quan chuyên môn như Trạm BVTV, trạm Khuyến nông, chuyên gia tư vấn nông nghiệp công nghệ cao, công ty phân bón… trực tiếp xuống tập huấn, chuyển giao công nghệ mới, các phòng trừ dịch hại… Điều này giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản xuất rau.
Qua 3 năm (2014- 2016) sản lượng rau của huyện Đông Anh biển đổi không nhiều, mỗi năm chỉ chênh lệch nhau một lượng nhỏ Năm 2014 sản lượng đạt 65.921 tấn thì đến năm 2016 sản lượng cũng tương đương ở mức 66.442 tấn Trong đó sản lượng rau lấy lá vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất
(khoảng 50% tổng sản lượng) Do diện tích canh tác cũng như điều kiện tự nhiên thay đổi nên sản lượng rau qua các năm cũng có sự thay đổi.
Bảng 4.4 Sản lượng rau huyện Đông Anh qua 3 năm (2014- 2016)
Diễn giải Sản lương (tấn) So sánh (%)
- Rau lấy củ, rễ hoặc lấy thân 17.971 13.207 20.328 73,49 153,91 113,70
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Đông Anh (2016)
Sản lượng rau huyện Đông Anh được thể hiện qua bảng 4.4 Nhìn vào bảng có thể nhận thấy sản lượng rau qua 3 năm từ 2014 – 2016 tăng giảm không đều Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do diện tích đất gieo trồng thay đổi Bên cạnh đó là sự thay đổi về đối tượng canh tác của người nông dân.
Cụ thể, sản lượng rau lấy lá vào năm 2015 tăng 8,5% so với năm 2014 nhưng lại giảm 12,1% vào năm 2016 Sản lượng rau lấy củ, rễ, thân lại thay đổi hoàn toàn khác, năm 2015 giảm 26,5% so với năm 2014 nhưng lại tăng mạnh vào năm 2016 với tốc độ 53,9% Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do nhu cầu của người tiêu dùng có sự thay đổi Mặt khác vào năm 2015 thời tiết mưa nhiều, dẫn tới các loại rau củ, rễ bị mất mùa.
4.1.2 Diện tích, năng suất, sản lượng rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển từng ngày, đời sống con người dần được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng cao Nhu cầu về thực phẩm sạch đang được mỗi gia đình đặc biệt quan tâm Nắm bắt được vấn đề này, huyện Đông
Anh là một trong những vùng sản xuất rau lớn cung cấp cho thủ đô Hà Nội đã phát triển sản xuất rau theo hướng an toàn từ năm 1996.
Bắt nguồn từ nhu cầu thị trường về sản phẩm rau sạch, người dân Đông Anh đã phát triển sản xuất rau theo hướng an toàn từ năm 1996 Xác định được tầm quan trọng của việc phát triển sản xuất rau VietGAP trên địa bàn huyện Trong nhiều năm nay, Huyện ủy, HĐND, UBND Huyện đã quan tâm chỉ đạo và có nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất rau VietGAP, đưa huyện Đông Anh trở thành huyện có quy mô sản xuất rau VietGAP lớn của thành phố Hà Nội Lãnh đạo huyện xác định phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, đẩy mạnh phát triển nhanh các vùng sản xuất rau VietGAP nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp Trong những năm qua, đặc biệt từ giai đoạn năm 2009 đến nay sự có mặt của các công ty, HTX thu mua rau VietGAP trên thị trường góp phần giúp đầu ra của người sản xuất rau ổn định hơn, người dân yên tâm đầu tư vào sản xuất
Theo tổng hợp của Chi cục BVTV Hà Nội đến tháng 4 năm 2016 trên địa bàn huyện Đông Anh có 501.315 ha diện tích rau VietGAP với
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn
4.2.1 Các yếu tố khách quan
Khi có chủ trương của nhà nước về phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Đông Anh UBND huyện đã quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng như: hệ thống điện, hệ thống giao thông, nâng cấp và nạo vét hệ thống kênh mương, hộ trợ xây dựng nhà lưới, hệ thống giàn tưới phun xương… Nhưng đó chỉ là sự quan tâm và đâu tư vật chất ban đầu Qua những năm sản xuất rau VietGAP chính quyền địa phương và
UBND huyện không có quy hoạch vùng sản xuất tập trung cụ thể, kiến việc sản xuất của người dân chủ yếu là đơn lẻ, manh mún Khi không có sự liên kết thì việc sản xuất sẽ tốn nhiều chi phí hơn mà chất lượng lại không cao và không đồng bộ. Để phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP một cách bền vững bên cạnh sự đầu tư canh tác của người nông dân thì rất cần sự định hướng của chính quyền địa phương Nhưng qua điều tra thì chính quyền chả mấy mặn mà với rau VietGAP của người nông dân Việc xây dựng một thương hiệu riêng cho rau VietGAP để khẳng định chất lượng và phân biệt với các địa phương khác là rất cần thiết Nhưng trên thực tế các hộ sản xuất rất khó để tạo được thương hiệu riêng cho mình nếu không được sự hỗ trợ từ chính quyền các cấp
Ngoài ra thủ tục vay vốn để phát triển sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn Để có thể vay vốn người nông nhân phải chứng minh quy mô sản xuất, doanh thu hàng năm, khả năng phát triển… Nhưng với đa phần hộ sản xuất nhỏ lẻ, diện tích cách tác ít, cùng với sự biến đổi về thị trường nên rất khó để người nông dân tiếp cận các nguồn vốn vay.
Theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia Nhưng thực tế người nông dân tại đây phải tự tìm kiếm nguồn tiêu thụ cho mình Đa phần các hộ sản xuất nhỏ lẻ nên sản phẩm chủ yếu được đem ra các chợ đầu mối bán, thi thoảng HTX có nhu cầu thì cung cấp cho HTX nhưng chủ yếu là qua những bản hợp đồng mồm, không có sự đảm bảo Bên cạnh đó mạng lưới cửa hàng bán rau VietGAP chưa phát triển rộng khắp, khiến người tiêu dùng rất khó tiếp cận
Chất lượng sản phẩm là vấn đề quan trọng nhất để tạo nên một thương hiệu về rau VietGAP Thế nhưng, hệ thống đánh giá kiểm tra, thanh tra, của chính quyền các cấp tại huyện Đông Anh lại hoạt động kém hiệu quả Việc lấy mẫu đất, mẫu nước, mẫu rau về xét nghiệm để kiểm tra chất lượng và mức độ an toàn là rất “thiếu” và “yếu” Bên cạnh đó công tác tuyên truyền, vận động người dân sản xuất theo đúng quy trình, đảm bảo chất lượng sản phẩm là gần như không có.
Qua những gì đã điều tra, nếu không có sự quan tâm của chính quyền và những chính sách hỗ trợ người dân thì việc phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn
VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh là rất khó thực hiện Nếu không thể xây dựng được thương hiệu riêng thì việc bị đào thảo là điều tất yếu Tiếp tục phương thức canh tác và làm ăn manh mún từ khâu sản xuất đến tiêu thụ như hiện nay thì rau VietGAP Đông Anh với tuổi đời hơn 20 năm chỉ còn là dĩ vãng…
Huyện Đông Anh đang trong quá trình đô thị hóa diễn ra một cách nhanh chóng và manh mẽ, tác động đến mọi lĩnh vực trong đời sống, kinh tế và xã hội, đặc biệt đối với lĩnh vực về đất đai, làm thay đổi lớn về bộ mặt nông thôn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu đất đai (quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất diễn ra nhanh chóng); sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là sự phát triển của thương mại, dịch vụ, du lịch cùng với sự phát triển của công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã xuất hiện các cụm, khu công nghiệp Điều này khiến diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại để phục vụ xây dựng các cơ sở hạ tầng.
Với dự án quy hoạch Thủ đô định hướng phát triển khu vực Bắc sông Hồng sẽ trở thành trung tâm hành chính thương mại giao dịch quốc tế, công nghiệp công nghệ cao, phát triển đô thị hiện đại Tổng diện tích quy hoạch là
2080 ha, đa phần nằm trên địa bàn huyện Đông Anh Từ đó cho thấy, diện tích đất nông nghiệp nói chung và diện tích sản xuất rau nói riêng sẽ bị ảnh hưởng Xét trên khía cạnh khác, khi dự án hoàn thành thì kinh tế địa phương sẽ phát triển nhanh chóng, đời sống và mức sống của người dân cũng tăng lên Do đó, người nông dân sẽ không còn mấy mặn mà với sản xuất rau nữa, việc phát triển sản xuất rau VietGap sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
“Theo ông Nguyễn Tôn Tính - Phó Chủ tịch UBND xã Vân Nội chia sẻ, ốc độ đô thị hóa tăng nhanh đã khiến diện tích đất nông nghiệp tại địa phương mất khoảng 60-70ha để làm đường, xây dựng khu sinh thái, chợ dân sinh… “Nguy cơ từ nay đến năm 2025, đất nông nghiệp ở Vân Nội sẽ bị “xóa sổ” bởi đây là một trong các xã có quỹ đất nằm trong “siêu” dự án dọc trục đường Nhật Tân - Nội Bài với quy mô lớn trên 207ha Như vậy, diện tích rau Vân Nội ngày một ít đi, người nông dân lại có xu hướng “mua tận gốc, bán tận ngọn”, giảm thiểu các chi phí trung gian để thu được lợi nhuận có lợi cho mình Đây cũng chính là nguyên nhân khiến thương hiệu rau Vân Nội trở nên
“vắng bóng” trên các kệ hàng tại siêu thị.”
Hình 4.1 Bản đồ các vùng sản xuất rau huyện Đông Anh
Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Đông Anh (2016)
Nhìn vào bản đồ ta thấy, vẫn còn rất nhiều diện tích trong rau trên địa bàn huyện Đông Anh bị phân tán Đó là do sự thiếu quy hoạch của chính quyên địa phương.
Theo điều tra về quy hoạch rau VietGap tại các hộ sản xuất cho thấy, diện tích đất gieo trồng rau VietGAP của mỗi hộ là khoảng 2000m2.
Có hộ thì diện tích liền kề, nhưng có hộ thì diện tích lại bị phân tán khiến việc canh tác mất nhiều công sức hơn Hơn nữa là sự thiếu đồng nhất về chất lượng sản phẩm Quá trình thu hoạch và vận chuyển sau thu hoạch cũng gặp nhiều kho khăn và tốn nhiều chi phí hơn.
Như vậy, việc không quy hoạch được một vùng chuyên canh tập trung sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển sản xuất Để làm được việc này cần có sự hợp tác giữa người dân và chính quyền địa phương.
Những năm qua, được sự hỗ trợ của thành phố và sự nỗ lực của toàn dân cùng các ban ngành đoàn thể trong huyện, cơ sở vật chất kỹ thuật và CSHT của huyện ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện
Các giải pháp phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội
4.3.1 Quan điểm về phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
Mục tiêu quan trọng nhất của việc phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh đó là phát triển nhanh nhưng phải đi đôi với bền vững Gia tăng về số lượng phải đi liền với nâng cao chất lượng và độ an toàn Trong khi khai thác các yếu tố phát triển theo chiều rộng cần đặc biệt coi trong các yếu tố phát triển theo chiều sâu Tuy phát triển sản xuất những vẫn phải quan tâm đến yếu tố con người, đảm bảo lương tâm, đạo đức nghề nghiệp, đặt yếu tố sức khỏe con người lên hàng đầu Bên cạnh đó là xây dựng thương hiệu vững mạnh bằng chính chất lượng sản phẩm mình tạo ra.
Trên cơ sở những mục tiêu đề ra, cần có những quan điểm cụ thể nhằm phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh trong thời gian tới:
Phát triển sản xuất phải đi đôi với đảm bảo chất lượng sản phẩm: Để nâng cao chất lượng phát triển sản xuất cần có sự thảy đổi mô hình thực hiện canh tác Phải coi trọng những yếu tố tạo nên chất lượng sản phẩm Ý thức canh tác của người dân cũng cần được cải thiện, đừng chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua lương tâm Cần có sự đầu tư cơ sở hạ tầng, mua thêm những máy móc hiện đại, chuyển giao và áp dụng những công nghệ tiên tiến vào sản xuất
Phát triển sản xuất trên cơ sở bảo vệ môi trường: Mục tiêu của phát triển bền vững là sự ổn định về mặt sản xuất nhưng cũng phải đi đôi với bảo vệ môi trường Cần phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả nguy cơ ô nhiễm môi trường do sử dụng phân bón và chất hóa học trong quá trình canh tác Phải thường xuyên đánh giá mức độ ô nhiễm có thể gây ra, nếu có xảy ra thì phải nhanh chóng khắc phục, tránh ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm cũng như môi trường
Nâng cao ý thức của người sản xuất về bảo vệ môi trường, vệ sinh, thu dọn các chất thải, phế phẩm trong quá trình canh tác một cách gọn gàng, đúng nơi quy định, nếu phải xử lý phải thực hiện theo đúng tiêu chuẩn Chấp hành những chính sách về bảo vệ môi trường của các cơ quan chức năng ban hành
Phát triển sản xuất phải tạo ra việc làm, nâng cao kinh tế cho người lao động: Phát triển sản xuất nhằm mở rộng quy mô, sản lượng sản phẩm, qua đó cũng tạo ra thêm công ăn việc làm cho người lao động, qua đó cũng đảm bảo được vấn đề kinh tế cho họ Mặt khác, phát triển sản xuất còn giúp người lao động nâng cao nhận thức và trình độ của bản thân Ngược lại nếu chất lượng lao động được cải thiện thì sẽ giúp quá trình phát triển sản xuất diễn ra nhanh chóng và ổn định hơn, giúp nâng cao giá trị sản phẩm và đảm bảo về chất lượng
Hiện tại tình hình lao động tại các hộ sản xuất rau theo tiêu chuẩnVietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh đa phần là lao động gia đình Lý do là quy mô sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, chưa có quy hoạch cụ thể Do đó, cần phải có những chính sách có lợi để thu hút đầu tư mở rộng quy mô, tạo cơ hội cho nhưng lao động bên ngoài cho được việc làm.
Bên cạnh đó cần có những chính sách có lợi và bảo vệ cho người lao động Nếu phát triển sản xuất chỉ nhằm mục đích tăng lợi nhuận cho các chủ đầu tư, cho những người môi giới trung gian thì thật là thiếu công bằng cho người lao động.
4.3.2 Định hướng về phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Để phát triển sản xuất thì yếu tố định hướng, hoạch định kế hoạch là vô cùng quan trọng Để việc phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh có thể thuận lợi và đạt hiểu quả cao cần quan tâm chú ý vào những yếu tố sau:
Xác định những loại rau thế mạnh có chất lượng, có năng suất cao và dễ tiêu thụ trên thị trường, phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương làm trọng tâm phát triển sản xuất.
Triển khai canh tác những giống rau mới, có giá trị kinh tế cao, đang được thị trường ưa dùng Ứng dung công nghệ sinh học như: Công nghệ sinh học phân tử, công nghệ gen, công nghệ nhân giống, truyền giống có cải tiến (nuôi cấy mô, hom, vi ghép ), công nghệ nuôi nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật để sản xuất giống rau. Ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ: Tiếp tục ứng dụng các phương pháp nhân giống tiên tiến để tỷ lệ cây giống mọc cao, đảm bảo chất lượng; hỗ trợ kỹ thuật trong nhân giống, chăm sóc theo hướng VietGap và hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, giới thiệu và quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng; áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật từ khâu làm đất, chuẩn bị giống, chăm sóc, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chế biến, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm, quản lý dịch hại tổng hợp; tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hướng dẫn nông dân áp dụng công nghệ cao trong sản xuất rau VietGAP.
Nếu được đầu từ về vật chất và đảm bảo về nguồn tiêu thụ thì việc phát triển vùng sản xuất rau công nghệ cao hoàn toàn mang lại nguồn lợi về kinh tế và giảm sức lao động tối đa cho người nông dân.
Hiện nay công nghệ trồng rau trong nhà kinh của tập đoàn Teshuva Agricultural Projects (TAP, Israel) với những ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến tiến hàng đầu thế giới Quy trình sử dụng 3 công nghệ sản xuất:
Công nghệ rau mầm Microgreen thiết kế theo dây chuyền tự động khép kín, cho phép sản xuất các loại rau siêu sạch có giá trị dinh dưỡng cao, được coi như nguồn rau thực phẩm chức năng.
Công nghệ màng mỏng dinh dưỡng (NFT) giúp cây trồng được cung cấp dinh dưỡng trực tiếp đến tận rễ nhằm tối ưu hóa quá trình sinh trưởng, đồng thời ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước do không gây đọng nước và thiếu oxy trong rễ
Ý kiến về sử dụng giống rau cho sản xuất rau VietGAP
"Đa phần giống rau gia đình tôi sử dụng là giống nhập ngoại, được cung cấp bởi Công ty TNHH giống cây trồng Lucky Gia đình tôi đã dùng hạt giống ở đây được 2 năm rồi và chất lượng tốt lắm."
Nguồn: Phỏng vấn chị Lê Thị Xuyến, hộ sản xuất rau VietGAP xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội lúc 16h ngày 28 tháng 6 năm 2017
Bảng 4.9 Nguồn gốc giống trong sản xuất rau VietGAP
Tiên Dương Nguyên Khê Vân Nội
Cây trồng trong trong trong ngoại phương nước ngoại phương nước ngoại phương nước (%) (%)
Su su 90 0 10 90 0 10 80 0 20 Ớt trái ngọt 100 0 0 100 0 0 100 0 0
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, đa phần giống rau tại các hộ điều tra sử dùng là giống rau nhập từ nước ngoài, chỉ có một phần nhỏ là sử dụng giống trong nước Nguyên nhân là do giống nhập ngoại có xuất xứ rõ ràng rất đa dạng về chủng loại, chất lượng tốt và ổn định, ít bị hỏng, phù hợp với điều kiện canh tác, giá thành lại rẻ Ví dụ như, giống bắp cải tím nhập từ Nhật Bản giá chỉ 15.000đ/2gram, giống cải ngọt nhập từ Thái Lan giá chỉ 12.000đ/ 10gram, giống ớt ngọt nhập từ Hà Lan giá 15.000đ/10 hạt.
Các loại giống được sản xuất trong nước có chất lượng tốt như: cà chua, đậu đỗ, cải bẹ, cải chíp… nhưng lại không được người nông dân tin dùng Nguyên nhân do cách tiếp cận của cơ sở sản xuất tại Việt Nam đến người nông dân chưa thuyết phục, chưa tạo được lòng tin cho người sản xuất.
Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng sẽ giúp tỷ lệ nảy mần cao hơn, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn.
Bảng 4.10 Tình hình xử lý hạt giống trong sản xuất rau VietGAP
Tiên Dương Nguyên Khê Vân Nội Bình Quân
Chỉ tiêu SL CC SL CC SL CC SL CC
2 Ghi chép các biện pháp xử lý
3 Ghi chép nguồn gốc khi mua
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017)
Nhìn vào bảng ta thấy, tỷ lệ các hộ xử lý giống trước khi gieo trồng ở mức khá cao 88,3%, nhưng chưa phải là tuyệt đối so với yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP Ngoài ra khi đi khảo sát thì đa phần các hộ chỉ xử lý sơ qua như: ngâm nước ấm, phơi hạt mà không có phòng trừ nấm mốc, thuốc trừ sâu, huấn luyện hạt giống… Vẫn có một số hộ chưa xử lý hạt mà đã gieo.
Ý kiến về xử lý hạt giống cho sản xuất rau VietGAP
"Khi mua giống thì gia đình tôi có ghi chép lại ngày mua, số lượng, giá thành, và hiệu quả của giống Nhưng khi xử lý thì không ghi lại."
Nguồn: Phỏng vấn chị Lê Thị Xuyến, hộ sản xuất rau VietGAP xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội lúc 16h ngày 28 tháng 6 năm 2017
Theo quy định của tiêu chuẩn VietGAP thì 100% số hộ sản xuất rau phải ghi chép đầy đủ nguồn gốc hạt giống, quá trình xử lý hạt giống Nhưng theo điều tra thì chỉ 36% hộ gia đình là ghi lại quá trình xử lý giống, và 83,3% hộ gia đình ghi chép lại nguồn gốc hạt giống Điều này làm ảnh hưởng đến thông tin về nguồn gốc và quá trình sản xuất của sản phẩm sau này.
4.1.5.2 Đánh giá đất cho sản xuất rau VietGap.
Vùng sản xuất rau, quả áp dụng theo VietGAP phải được khảo sát, đánh giá sự phù hợp giữa điều kiện sản xuất thực tế với qui định hiện hành của nhà nước đối với các mối nguy gây ô nhiễm về hóa học, sinh học và vật lý lên rau, quả Trong trường hợp không đáp ứng các điều kiện thì phải có đủ cơ sở chứng minh có thể khắc phục được hoặc làm giảm các nguy cơ tiềm ẩn.
Vùng sản xuất rau, quả có mối nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học, vật lý cao và không thể khắc phục thì không được sản xuất theo VietGAP.
Từ năm 1996, vùng đất sản xuất rau VietGAP rên địa bàn huyện Đông Anh đã được kiểm chứng không có nguy cơ ô nhiễm, đảm bảo cho việc canh tác, phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP.
Bảng 4.11 Đánh giá tình trạng đất sử dụng để sản xuất rau VietGAP
Tiên Dương Nguyên Khê Vân Nội Bình Quân
Chỉ tiêu SL CC SL CC SL CC SL CC
Số hộ điều tra 20 100,0 20 100,0 20 100,0 60 100,0 2.Kiểm tra mẫu đất hàng năm Đã kiểm tra 8 40,0 10 50,0 7 35,0 8,3 41,6
3 Biện pháp chống sói mòn và thoái hoá đất
3 Chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm đất
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017)
Ý kiến về tình hình sử dụng đất cho sản xuất rau VietGAP
"Gia đình tôi hàng năm có cải tạo đất trồng và bổ sung thêm đất mới, nhưng kiểm tra, phân tích nguy cơ tiềm ẩn trong đất thì không có."
Nguồn: Phỏng vấn anh Nguyễn Văn Tân, hộ sản xuất rau VietGAP xã Vân Nội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội lúc 10h ngày 1 tháng 7 năm 2017
Theo tiêu chuẩn VietGAP, hàng năm, phải tiến hành phân tích, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn trong đất và giá thể theo tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước.Ngoài ra còn phải có biện pháp chống sói mòn và thoái hóa đất Thế nhưng khi điều tra tại các hộ sản xuất thì có đến 58,4% hộ không kiểm tra, phân tích mẫu đất hàng năm Điều này là do ý thức chủ quan và ngại mang mẫu đất đi kiểm tra của các hộ Mặt khác, là sự thiếu kiểm soát của chính quyền địa phương khi không cử cán bộ xuống lấy mẫu về kiểm tra định kỳ, khiến người dân ỷ lại Nếu trong thời gian dài mà không đánh giá đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng rau Về biện pháp chống sói mòn, thoái hóa đất thì các hộ chấp hành khá tốt 88,3% hộ thực hiện hàng năm Nhưng vẫn còn một số hộ 2, 3 vụ mới cải tạo đất một lần Nếu không cải tạo thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến độ màu mỡ của đất, rau trong quá trình sinh trưởng dễ nhiễm sâu bệnh, chất lượng không thể đảm bảo
4.1.5.3 Sử dụng phân bón cho sản xuất rau VietGap.
Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng trong sản xuất rau Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng phát triển, tuy nhiên, sử dụng phân bón cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm cho rau trồng Vì vậy, người sản xuất rau cần lưu ý một số vấn đề liên quan khi sản xuất rau an toàn theo VietGAP
Phân bón cần được mua tại những cơ sở được cấp phép kinh doanh, chỉ được sử dụng những loại phân bón được cấp phép sử dụng. Đối với phân bón hữu cơ phải được qua xử lý trước khi sử dụng Nơi lưu trữ, bảo quản phải phù hợp tránh gây ô nhiễm đất, nguồn nước.
Khi tham gia điều tra về nguồn gốc phân bón mà các hộ sử dụng trong quá trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP thì đa số các hộ đều mua tại các cơ sở được cấp phép, tỷ lệ này là 88,3%.Nếu Nhưng vẫn còn 11,7% các hộ còn mua phân bón từ nhiều nguồn khác nhau, có nơi thì không đưa ra được giấy phép sử dụng Tuy không rõ nguồn gốc nhưng các hộ này vẫn sử dụng chung các loại phân bón với nhau Khi phân bón không đủ tiêu chuẩn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất trồng, làm cho quá trình sinh trưởng của rau không được đảm bảo.
Bảng 4.12 Tình hình sử dụng phân bón để sản xuất rau VietGAP
Tiên Dương Nguyên Khê Vân Nội Bình Quân
Chỉ tiêu SL CC SL CC SL CC SL CC
2 Sử dụng phân hữu cơ
4 Đánh giá nguy cơ ô nhiễm do sử dụng phân bón
5 Lưu giữ hồ sơ khi mua
6 Lưu giữ hồ sơ khi sử dụng
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017)
Ý kiến về tình hình sử dụng phân bón cho sản xuất rau VietGAP
"Chúng tôi có được tập huấn về quy trình bón phân theo đúng tiêu chuẩn, nhưng ngại phức tạp nên nhiều khi bón chung cả ruộng chứ không phân theo từng loại rau."
Nguồn: Phỏng vấn chị Bùi Thu Thủy, hộ sản xuất rau VietGAP xã Vân Nội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội lúc 9h ngày 26 tháng 6 năm 2017
Về quy trình sử dụng phân bón tại các hộ điều tra thì kết quả cho thấy, chỉ có 56,6% hộ làm theo đúng quy định Còn 43,3% hộ chưa thực hiện theo đúng quy định, đa phần các hộ này bón phân chưa đúng liều lượng, cách thức, và thời gian bón phân cho từng lại rau Đặc biệt một số hộ còn sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý bón trực tiếp lên rau Nếu sử dụng phân bón không đúng cách rất dễ bắn lên rau gây nguy cơ ô nhiễm Bên cạnh đó các hộ cũng chưa có ý thức trong việc đánh giá nguy cơ ô nhiễm đất, nguồn nước, không khí… khi sử dụng phân bón, chỉ có 26,6% hộ là thực hiện công việc này Nếu xảy ra ô nhiễm nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp vào quá trình sinh trưởng của rau, khiến rau kém phát triển và không đảm bảo an toàn
4.1.5.4 Sử dụng nước tưới cho sản xuất rau VietGap Được sự quan tâm đầu tư của thành phố Hà Nội, hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện Đông Anh ngày càng được nâng cấp và xây mới Hiện nay toàn huyện có 111 trạm bơm tưới tiêu và hơn 112km kênh mương được kiên cố hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp.
Bảng 4.13 Tình hình sử dụng nguồn nước tưới cho sản xuất rau VietGAP
Tiên Dương Nguyên Khê Vân Nội Bình Quân
Chỉ tiêu SL CC SL CC SL CC SL CC
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017) Theo quy định của tiêu chuẩn VietGAP thì 100% nguồn nước tưới phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 39:2011/ BTNMT, phải có đánh giá về nguy cơ ô nhiễm Nhưng theo điều tra tại các hộ dân thì chỉ có 40% hộ là đã kiểm tra nguồn nước và 25% số hộ xử lý nguồn nước trước khi đưa vào sản xuất Khi nguồn nước không được đảm bảo thì khả năng các ký sinh trùng và kim loại nặng nhiễm vào rau là rất cao Do đó, sản phẩm sản xuất ra không đảm bảo độ an toàn, có thể gây ra các bệnh về đường ruột và nhiễm độc hóa chất, đặc biệt là với những loại rau gia vị.
Ý kiến về nguồn nước tưới cho sản xuất rau VietGAP
"Nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất chủ yếu lấy từ giếng khoan, qua hệ thống kênh mương chảy trực tiếp vào ruộng chứ có phải kiểm tra hay xử lý gì đâu." Nguồn: Phỏng vấn anh Nguyễn Văn Tân, hộ sản xuất rau VietGAP xã Vân Nội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội lúc 10h ngày 1 tháng 7 năm 2017 Đa phần các hộ sản xuất sử dụng nguồn nước từ giếng khoan để tưới rau nên chất lượng nước khá sạch Nhưng có một vấn đề là đến đâu cũng thấy rất nhiều chai lọ, bao bì thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng… nằm nhan nhản trên mặt bờ ruộng, dưới mương nước Điều này gây ô nhiễm nguồn nước một cách gián tiếp Nếu sử dụng luôn nguồn nước này tưới cho rau thì không thể đảm bảo chất lượng của sản phẩm sau này.
4.1.5.5 Sử dụng thuốc BVTV cho sản xuất rau VietGap.
Nói về kỹ thuật trồng rau của nông dân huyện Đông Anh nói chung, xã Vân Nội nói riêng, ông Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội cho rằng: Từ kinh nghiệm trồng rau trái vụ ở Đông Anh, đến nay nhiều địa phương khác đã áp dụng thành công mô hình này Nông dân ở đây được huấn luyện, đào tạo qua nhiều lớp IPM từ ngắn hạn đến dài hạn Tuy nhiên, do đây là vùng rau chuyên canh lớn, nhiều hộ luân canh tới 8 lứa/năm, đất đai không có điều kiện để được nghỉ ngơi hoặc luân canh sang cây trồng khác nên nhiều vụ, nhất là mùa hè sâu bệnh hại xuất hiện nhiều hơn, nông dân cũng vì thế thường xuyên sử dụng thuốc BVTV phun cho cây trồng so với các vùng khác.
Trạm trưởng Trạm BVTV huyện Đông Anh, Nguyễn Hồng Tuyển cho biết: Không thể cấm nông dân sử dụng thuốc BVTV phun cho cây trồng, mà chỉ có thể xử phạt và nhắc nhở nếu như nông dân sử dụng thuốc BVTV ngoài danh mục cho phép, quá liều lượng và không đủ thời gian cách ly.
Bảng 4.14 Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho sản xuất rau VietGAP
SL CC SL CC SL CC SL CC
1 Sử dụng thuốc BVTV không cho phép
- Số hộ không sử dụng 18 90,0 19 95,0 18 90,0 18,4 91,7
2 Phòng trừ theo phương pháp
- Số hộ không phòng trừ 18 90,0 17 85,0 18 90,0 17,7 88,3
3 Sử dụng thuốc BVTV từ cửa hàng được phép kinh doanh
- Số hộ không sử dụng 6 30,0 8 40,0 8 40,0 7,3 36,7
5 Lưu trữ hồ sơ khi mua
6 Lưu trữ hồ sơ khi sử dụng
- Trước thời gian cho phép 10 50,0 8 40,0 9 45,0 9 45,0
8 Kiểm tra dư lượng hóa chất
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017)
Theo tiêu chuẩn VietGAp thì các hộ sản xuất rau nên áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, không được phép sử dụng thuốc BVTV không cho phép sử dụng, thuốc cấm, chỉ sử dụng loại thuốc trong doanh mục được phép sử dụng đối với từng loại rau, quả tại Việt Nam Không được sử dụng thuốc BVTV tư các cơ sở kinh doanh không có giấy phép và thời gian cách ly phải đảm bảo đúng hướng dẫn trong sử dụng thuốc.
Nhưng theo điều tra thì vẫn có 8,3% hộ sản xuất sử dụng thuốc BVTV không cho phép và 36,7% hộ sử dụng thuốc BVTV tại các cơ sở chưa được phép kinh doanh Trên thực tế thì các hộ vẫn mua và sử dụng thuốc BVTV an toàn tại những cơ sở được cấp phép, nhưng bên cạnh đó các hộ vẫn sử dụng xen kẽ một số loại thuốc BVTV có chữ Trung Quốc không rõ nguồn gốc xuất sứ Dù được khuyến khích phòng trừ theo phương pháp IPM nhưng tỷ lệ hộ áp dụng lại rất thấp chỉ 11,7% Nói là áp dụng nhưng thực chất người nông dân cũng thi thoảng thăm đồng, dọn cỏ, tỉa lá, bắt sâu bệnh
Khi tham gia điều tra về tình hình sử dụng thuốc BVTV tại các hộ dân thì con số 35% hộ sử dụng an toàn thuốc BVTV đúng theo 4 nguyên tắc “đúng thuốc”, “đúng lúc”, “đúng liều lượng, nồng độ”, “đúng cách” và thời gian cách ly 55% đúng thời điểm chưa phản ánh đúng thực trạng.
Bà Nguyễn Thị Bình (65 tuổi, ở thôn Trung Oai, xã Vân Nội, huyện Đông Anh,
Hà Nội – người có kinh nghiệm hàng chục năm trồng rau) cho biết: “Rau không phun thuốc thì người trồng không có mà bán và người tiêu dùng không có rau mà ăn Nhưng phun thuốc bán cho người tiêu dùng như thế nào cho an toàn mới là quan trọng Người trồng rau có lương tâm họ phun 10-15 ngày thì thu hoạch và thuốc quy định phun 7-10 ngày thu hoạch bán cho người dân là an toàn”
Tuy nhiên, theo bà Bình, nhiều khi lương tâm cũng không bằng lợi nhuận, thấy lợi nhuận cao, người trồng bất chấp tất cả tiến hành thu hoạch sớm bán cho người tiêu dùng.
"Các cơ quan chức năng có bao giờ về đây kiểm tra chất lượng rau an toàn đâu, nên người tiêu dùng chỉ biết ăn rau an toàn bằng lương tâm người trồng rau như chúng tôi thôi", bà Bình chia sẻ. Để đảm bảo độ an toàn của rau, bên cạnh việc sử dụng các loại thuốcBVTV, thuốc tăng trưởng đúng hướng dẫn thì cần phải thường xuyên kiểm tra đánh giá dự lượng hóa chất còn tồn đọng trong rau và đất Nếu còn tồn đọng phải xử lý ngay tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng rau VietGAP Thế nhưng qua điều tra chỉ có 20% số hộ là có sự đánh giá, kiểm tra thường xuyên, còn lại 80% số hộ không quan tâm đến vấn đề này Đây thật sự là một tồn tại hết sực đáng báo động, cần được khắc phúc ngay lập tức.
Ý kiến về độ an toàn của rau VietGAP
"Những thời điểm Hà Nội mưa nhiều, ngập úng hết, thị trường khan hiếm, rau còn chả có mà bán thì mấy ai quan tâm đến an toàn."
Nguồn: Phỏng vấn anh Lê Quốc Đạt, hộ sản xuất rau VietGAP xã Vân Nội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội lúc 15h ngày 3 tháng 7 năm 2017
Ngoài ra để đảm bảo sự tồn đọng của hóa chất không còn trước khi đưa vào tiêu thụ thì việc tuân thủ thời gian cách ly sau phun thuốc cũng hết sức quan trọng Tùy vào mỗi loại rau mà thời gian cách ly cũng khác nhau, nên người sản xuất phải nắm rõ và thực hiện kiến thức này Thế nhưng, qua điều tra chỉ 55% số hộ đảm bảo quy trình này Còn lại vì lợi nhuận, khi thấy được giá là người sản xuất thu hoạch bán luôn Điều tra là vậy, nhưng con số trên chưa phản ảnh đúng thực trạng Tùy vào nhu cầu của thị trường mà người sản xuất bỏ qua yếu tố an toàn của rau
4.1.5.6 Sử dụng lao động cho sản xuất rau VietGap
Người lao động là yếu tố quyết định đến cách thức sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm sau này Theo quy định của tiêu chuẩn VietGAP thì 100% lao động phải được đào tạo, tập huấn quy trình sản xuất Bảng dưới đây sẽ làm rõ hơn về tình hình sử dụng lao động trong sản xuất rau VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh
Bảng 4.15 Tình hình sử dụng lao động cho sản xuất rau VietGap
Tiên Dương Nguyên Khê Vân Nội Bình Quân
Chỉ tiêu SL CC SL CC SL CC SL CC
(người) (%) (người) (%) (người) (%) (người) (%) Lao động thường xuyên 52 100,0 49 100,0 63 100,0 164 100,0
1 Chia theo nguồn lao động
- Trên độ tuổi lao động 8 15,4 6 12,2 10 15,9 8 14,5
- Trong độ tuổi lao động 41 78,8 38 77,6 44 69,8 41 75,4
- Dưới độ tuổi lao động 3 5,8 5 10,2 9 14,3 5,6 10,1
3 Chia theo hiểu biết về
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017)
Nhìn vào bảng 4.15 ta thấy, lao động chủ yếu tham gia sản xuất rau VietGAP tại các hộ điều tra là lao động trong gia đình Bình quân có 91,8% là lao động trong gia đình, 8,2% lao động thuê ngoài Lao động thuê ngoài chủ yếu là thuê theo mùa vụ như: thu hoạch rau, vận chuyển rau, cải tạo ruộng đồng… Với tỷ lệ lao động gia đình cao như vậy sẽ không đảm bảo được một số yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP như: hô sơ cá nhân không đầy đủ, thiếu tập huấn vận hành máy móc, sử dụng hóa chất, và không đảm bảo an toàn lao động… Và đặc biệt là người lao động sẽ không được đào tạo chuyên sâu về canh tác, thu hoạch một cách bài bản Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất rau VietGAP
Xét về độ tuổi lao động, có 75,4% số lao động nằm độ tuổi lao động, 14,5% trên độ tuổi lao động, 10,1% dưới độ tuổi lao động Theo quy định tiêu chuẩn VietGAP thì 100% lao động phải trong độ tuổi lao động, nhưng do đa phần lao động tại các hộ điều tra đều là lao động gia đình nên có thêm lao động là người già và em nhỏ tham gia Với nhóm lao động này việc hiểu biết về tiêu chuẩn VietGAP sẽ hạn chế, rất dễ xảy ra sai sót trong quá trình sản xuất Mặt khác, nếu không canh tác đúng cách, không có trang bị bảo hộ thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động khi phải tiếp xúc với hóa chất phun lên rau Điều tra về độ hiểu biết của người lao động về tiêu chuẩn VietGAP thì bình quân có 50,4% số lao động được tập huấn Lý giải cho vấn đề này, khi có đợt tập huấn về tiêu chuẩn VietGAP thì mỗi hộ chỉ có một thành viên tham gia để nắm bắt quy trình và bổ sung thêm kiến thức mới Sau đó mới về truyền đạt lại với những lao động khác trong gia đình Khi không được trực tiếp tham gia bổ sung kiến thức lý thuyết cũng như trực tiếp thực hành, thì người lao động không thể nắm bắt quy trình cũng như thuần thục trong canh tác được Bên cạnh đó, người lao động còn không thường xuyên tham gia các lớp tập huấn định kỳ để bổ sung thêm những kiến thức mới, hướng dẫn sử dụng các loại phân bón, thuốc BVTV, thuốc tăng trưởng mới… Từ đó cho thấy, chất lượng lao động của các hộ sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh không được đảm về chuyên môn cũng như kỹ thuật canh tác theo yêu cầu mà tiêu chuẩn đưa ra
Về an toàn lao động, qua điều tra và theo dõi quá trình sản xuất, người lao động chưa đạt an toàn Khi sử dụng hóa chất người lao động chưa thực hiện đúng cách, một số thiết bị chưa đủ tiêu chuẩn, trang bị bảo hộ còn sơ sài Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động.
4.1.5.7 Sử dụng vốn cho sản xuất rau VietGap Để có thể sản xuất điều đầu tiên cần phải có đó là vốn Để có thể phát triển sản xuất thì nguồn vốn phải luôn sẵn có không bị thiếu hụt Với nhiều quy định khắt khe của tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất rau, đòi hỏi người nông dân phải đầu tư nhiều hơn về vật chất và công sức so với sản xuất rau thường. Vậy có thể nói, vốn là một yếu tố khá quan trọng, quyết định đến phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh.
Bảng 4.16 Tình hình sử dụng vốn cho sản xuất rau VietGAP
Tiên Dương Nguyên Khê Vân Nội Bình Quân
Chỉ tiêu SL CC SL CC SL CC SL CC
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, đa phần các hộ sản xuất rau VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh sử dụng nguồn vốn tự có (81,6%), nên có thể nói quy mô sản xuất là không lớn, đầu tư theo khả năng mình có Bên cạnh đó các hộ sản xuất hầu như là các hộ thuần nông, khả năng có nguồn vốn cao là khá thấp, mà chi phí để sản xuất rau VietGAP lại cao hơn khá nhiều so với rau thường Chưa kể đế đến mức đầu tư ban đầu để đạt được yêu cầu của tiêu chuẩn Cho nên khi được hỏi thì có đến 75% số hộ nói mình thiếu vốn để đầu tư phát triển sản xuất Dẫn tới tính trạng chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, làm tới đầu bán luôn tới đó để thu hồi nguồn vốn nhanh
Ngoài ra, khả năng tiếp cận nguồn vốn từ bên ngoài của các hộ sản xuất cũng rất hạn chế Lúc mô hình mới được triển khai trên địa bàn huyện thì các hộ còn được hỗ trợ từ nguồn vốn chính sách, vay ưu đãi từ các ngân hàng. Nhưng hiện nay chỉ có khoảng 15% số hộ là có thể vay được vốn từ các nguồn bên ngoài Để có thể vay được vốn thì các hộ này phải chứng minh được năng lực sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm. Để có thể đầu tư xây dựng một hệ thống nhà lưới và phun sương tự động với diện tích 360m 2 (tương đương 1 sào) thì các hộ phải bỏ ra số tiền từ 10-15 triệu đồng Đây không phải là số tiền nhỏ đối với các hộ thuần nông Nếu không có được sự hỗ trợ đầu tư và đảm bảo đầu ra của sản phẩm thì chắc hẳn rất ít hộ dám đầu tư
Thị trường bấp bênh, cạnh tranh từ nhiều đối thủ, chi phí sản xuất cao, lại không có những chính sách hỗ trợ, đảm bảo đầu ra Cùng với đó là vốn ít, không có nguồn hỗ trợ từ bên ngoài, nên rất khó để người dân mặn mà với rau VietGAP, chứ chưa nhắc đến việc phát triển, làm giàu bằng nghề này.
Xét một phương diện khác đó là sự đầu tư từ bên ngoài của các tổ chức, doanh nghiệp vào lĩnh vực sản xuất rau VietGAP.
Với rất nhiều điều kiện thuận lợi như: vị trí địa lý nằm ngay sát trung tâm thành phố Hà nội, hệ thống giao thông, thủy lợi thuận tiện, diện tích đất nông nghiệp lớn, tập trung, người dân đã tham gia và có kinh nghiệm sản xuất rau VietGAP từ nhiều năm nay… Do đó, các tổ chức, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thuê đất, và thuê luôn người có đất làm lao động để sản xuất Mô hình này đang được áp dụng rất nhiều tại các vụ lúa lớn như tại Nam Định, Thái Bình… Với cách thức sản xuất này, vừa có thể tạo ra lợi nhuận từ rau VietGAP, vừa tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Thế nhưng, trên thực tế thì chưa có một tổ chức, doanh nghiệp nào đầu tư vào sản xuất rau VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh Phải chăng là sự yếu kém trong thu hút đầu tư, và chưa có những chính sách đủ hấp dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho họ từ chính quyền địa phương. Nếu không thể khắc phục tình trạng này thì đây là một bước cản lớn cho quá trình phát triển rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện.
4.1.5.8 Tổng hợp kết quả nguồn cung ứng đầu vào trong sản xuất rau VietGap
Nhìn vào bảng đánh giá ta thấy, các hộ sản xuất không đảm bảo được những yêu cầu mà tiêu chuẩn VietGAP đưa ra Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng rau VietGAP sản xuất ra.
Bảng 4.17 Đánh giá mức độ thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP
Diễn giải Theo tiêu chuẩn VietGAP Thực tế hộ nông dân sản xuất
1 Vùng sản Vùng sản xuất không có mối Đã được chứng nhận vùng sản xuất rau xuất nguy ô nhiễm VietGAP
- Có nguồn gốc rõ ràng - 100% Mua tại đại lý
2 Giống - Xử lý mầm bệnh trước khi - 88,3% có xử lý gieo trồng - 11,7% không xử lý
- Đánh giá chất lượng hàng - 41,6% Có kiểm tra đánh giá
3 Đất năm - 58,4% Không kiểm tra đánh giá
- Biện pháp chống xói mòn, - 88,3% Có biện pháp thoái hóa - 11,7% Không có
- Không chăn thả vật nuôi - 95% Không chăn thả vật nuôi
- Kiểm tra mẫu nước hàng năm - 40% Có kiểm tra.
4 Nước - Xử lý nguồn nước - 60% Không kiểm tra.
- Có nguồn gốc rõ ràng - 88,3% Có nguồn gốc rõ ràng
- 11,7% Không có nguồn gốc rõ ràng
- Không dùng phân tươi, có bể - 5% Sử dụng phân tươi
- Dùng đúng hướng dẫn ghi - 56,6% Sử dụng đúng cách trên bao bì - 43,4% Sử dụng không đúng cách
- Đánh giá nguy cơ ô nhiễm từ - 73,4% Không có đánh giá. phân mỗi vụ
- Có nguồn gốc rõ ràng - 63,3% Có nguồn gốc rõ ràng
- 36,7% Không có nguồn gốc rõ ràng
6 Hóa chất, - Thuốc có trong danh mục cho - 91,7% Có trong danh mục cho phép thuốc BVTV phép - 8,3% Không trong danh mục cho phép
- Sử dụng đúng hướng dẫn ghi - 65% Sử dụng chưa đúng trên bao bì - 90% Không kiểm tra dư lượng hoá chất -Thường xuyên kiểm tra dư - 55% Đúng thời điểm lượng hóa chất - 45% Chưa đúng thời điểm.
Diễn giải Theo tiêu chuẩn VietGAP Thực tế hộ nông dân sản xuất
- Rau không để trực tiếp đất, - Để trực tiếp đất, có khi để qua đêm.
7 Thu hoạch hạn chế để qua đêm và xử lý sau - Sơ chế trước khi tiêu thụ - 30% có rửa, vệ sinh thu hoạch - Có khu rửa, vệ sinh, sơ chế - Không có khu rửa, vệ sinh và sơ chế riêng riêng
- Vệ sinh thiết bị dụng cụ - Không vệ sinh dụng cụ
8 Quản lý và Xử lý chất thải ở mọi công Không có biện pháp quản lý và sử lý chất xử lý chất đoạn thải “ tiện đâu để đấy” thải
- Phải được tập huấn sản xuất - 50,4% Được tập huấn
9 Người lao - Phải được trang bị bảo hộ - Có trang bị bảo hộ, không an toàn. động - Trong độ tuổi lao động và có - Tận dụng lao động gia đình, không phân hồ sơ cá nhân biệt độ tuổi.
Ý kiến của người tiêu dùng về chất lượng rau VietGAP
"Giờ thực phẩm ô nhiễm nhiều quá, khó có thể tin vào sản phẩm trôi nổi bên ngoài Tôi đã tìm hiểu về rau VietGAP của tập đoàn VinGroup nên khá yên tâm khi mua sản phẩm tại đây.".
Nguồn: Phỏng vấn chị Nguyễn Quỳnh Vân, người mua rau tại VinMart, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội lúc 10h ngày 18 tháng 7 năm 2017
Tiếp đến là câu hỏi về sự tin tưởng của anh/chị/ về rau VietGAP được bày bán ở siêu thị, cửa hàng, chợ… thì có 18/30 người có niềm tin vào chất lượng của rau VietGAP Còn lại 12/30 người được phỏng vấn cho rằng: chẳng thể tin nổi đâu, giờ vàng thau lẫn lộn, chưa được cơ quan chức năng kiểm nhiệm thì chả biết thế nào Và có 4/30 người được hỏi tự trồng rau tại nhà khi không tin tưởng vào rau VietGAP bán trên thị trường.
Một yếu tố quan trọng khác là khảo sát về giá của rau VietGAP và tỷ lệ người tiêu dùng chấp nhận mức giá đó 17/30 người cho rằng, mức giá đó có thể chấp nhận được và sẵn sàng chi trả để mua về sử dụng hàng ngày Đa phần những người này có mức thu nhập khá, quan tâm đến sức khỏe gia đình
Tổng hợp các ý kiến của người tiêu dùng có thể thấy, khi đời sống và thụ nhập của người tiêu dùng ngày càng tăng lên thì vấn đề về giá cả không còn quá quan trọng nữa Muốn phát triển sản xuất rau VietGAP thì cần đặc biết chú trọng đến chất lượng của rau VietGAP, tạo niềm tin về sự an toàn của sản phẩm đến sức khỏe người tiêu dùng Bên cạnh đó cũng cần phải xây dựng, quảng bá thương hiệu rau VietGAP rộng rãi, kèm với đó là sự khẳng định về chất lượng của mỗi thương hiệu rau VietGAP. 4.2.2 Các yếu tố chủ quan
4.2.2.1 Trình độ, ý thức người sản xuất Để được sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, các hộ dân phải được đào tạo, tập huấn về quy trình và đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của tiêu chuẩn Bên cạnh đó phải có sự giám sát, quản lý, kiểm định chất lượng của các cơ quan chức năng Nhưng trên thực tế thì quá trình sản xuất rau VietGAP của các hộ dân trên địa bàn huyện Đông Anh bị bóp méo, tùy ý và không có sự kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm của các cơ quan chức năng
Về trình độ người sản xuất còn thiếu và yếu Biểu đồ dưới đây biểu diễn về mức độ hiểu biết về tiêu chuẩn VietGAP của người lao động.
Chuẩn bị trước Quy định sử dụng Quy định thu hoạch Quy định ghi sản xuất đầu vào sử lý sau thu hoạch chép, lưu giữ hồ sơ Biểu đồ 4.1 Mức độ hiểu biết về tiêu chuẩn VietGAP của người lao động
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, mức độ hiểu biết về những quy định mà tiêu chuẩn VietGAP yêu cầu của người lao động còn nhiều hạn chế Khi được hỏi thì chỉ có 63% số lao động biết quy trình chuẩn bị trước khi sản xuất rau VietGap, điều này ảnh hưởng chất lượng rau ngay từ khâu ban đầu Đến quá trình sản xuất chỉ có 54% người lao động hiểu hết quy định sử dụng đầu vào, và 66% hiểu về quy trình thu hoạch, khi mà quy trình kỹ thuật chưa được nắm rõ thì viết canh tác chắc chắn sẽ mắc sai phạm Từ đó sản phẩm tạo ra không thể đạt được những quy định mà tiêu chuẩn đề ra Quy định ghi chép, lưu giữ hồ sơ sản xuất ngằm mục đích đảm bảo về chất lượng và nguồn gốc sản phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng Thế nhưng chỉ có 30% lao động quan tâm đến vấn đề này Nếu sau này bị thanh tra kiểm tra, mà không đưa ra được hồ sơ thì sẽ bị cấm sản xuất ngay lập tức, ngoài ra nếu không chứng minh được chất lượng và nguồn gốc sẽ rất khó lấy được lòng tin của người tiêu dùng
Tiếp theo là ý thức của người sản xuất, đây là một vấn đề nhức nhối và rất khó giải quyết Cụ thể trong quá trình canh tác, tuy rằng vùng đất đã được kiểm định chứng nhận an toàn, hàm lượng kim loại nặng rất ít, đảm bảo cho việc sản xuất rau VietGAP Thế nhưng qua nhiều năm canh tác, đất cũng bị thoái hóa và ô nhiễm do sử dụng phân bón và hóa chất, mà nhưng dân lại không mấy quan tâm đến vấn đề kiểm tra, đánh giá chất lượng đất hàng năm.
Tỷ lệ các hộ thực hiện quy trình này chỉ khoảng 41,6%, như vậy rất khó để đảm bảo việc sản xuất rau VietGAP đạt tiêu chuẩn.
Cùng với đất, nguồn nước tưới cũng gặp tình trạng này, tuy đa phần các hộ sản xuất sử dụng nước giếng khoan nhưng vẫn có khả năng bị nhiễm các ký sinh trùng và kim loại nặng có trong đất, đòi hỏi phải có sự kiểm tra, đánh giá hàng năm Nhưng qua khảo sát cũng chỉ 40% số hộ thực hiện đúng quy trình, một tỷ lệ quá thấp để đảm bảo độ an toàn. Để đảm bảo chất lượng và độ an toàn của rau, tiêu chuẩn VietGAP yêu cầu 100% nguồn cung ứng đầu vào như: giống, phân bón, thuốc BVTV, thuốc tăng trưởng phải mua tại các cơ sở được cấp phép kinh doanh và nguồn gốc phải rõ ràng Không được sử dụng các hóa chất nằm ngoài danh mục cho phép Vậy nhưng vẫn còn 11,7% số hộ sử dụng phân bón không rõ nguồn gốc và 36,7% là với thuốc BVTV, 8,3% số hộ sử dụng thuốc BVTV ngoài danh mục cho phép Khi nguồn gốc sản phẩm không được rõ ràng thì chất lượng không thể đảm bảo, khả năng ảnh hưởng xấu tới quá trình sinh trưởng của rau là hoàn toàn có thể xảy ra Nguồn gốc phân bón, thuốc BVTV đã không rõ ràng, người dân còn thiếu ý thức trong quá trình sử dụng, dù đã được hướng dẫn từ các lớp tập huấn và hướng dẫn ghi trên bao bì nhưng người dân vẫn tùy ý sử dụng, nhiều khi biết sai nhưng vẫn làm vì lợi nhuận.
SỬ DỤNG PHÂN BÓN SỬ DỤNG THUỐC BVTV
Sử dụng đúng quy định Sử dụng chưa đúng quy định
Biều đồ 4.2 Tình hình sử dụng phân bón và thuốc
BVTV cho sản xuất rau VietGAP
Tình trạng sử dụng phân bón tại các hộ chỉ có 56,6% sử dụng đúng hướng dẫn, 43,4% còn lại thường mắc phải một số sai phạm như: không đúng liều lượng, thời gian bón phân, thời gian cách ly chưa đúng Một năm tại các hộ thường sản xuất 8 vụ cho nên lượng phân bón phải sử dụng là rất lớn, thế nhưng chỉ có 26,6% số hộ có đánh giá nguy cơ gây ô nhiễm hàng năm Con số này là quá ít để đảm bảo an toàn cho rau trước nguy cơ ô nhiễm do sử dụng phân bón
Tình trạng sử dụng thuốc BVTV còn khó kiểm soát hơn nhiều Các hộ sử dụng đúng theo quy định chỉ chiếm 35%, còn lại là mắc một số sai phạm: sử dụng thuốc BVTV không nằm trong danh mục cho phép, không đúng liều lượng, nồng độ, không đúng thời gian, sử dụng xong thì vệ sinh không đúng cách, chai lọ, bao bì vứt luôn trên bờ ruộng, kênh mương, rất dễ gây ô nhiễm đến nguồn nước tưới Thời gian cách ly từ lúc phun thuốc đến lúc thu hoạch chỉ có 55% số hộ đảm bảo theo quy định Nhưng trên thực tế con số này chưa phản ánh đúng thực trạng, đôi khi người dân còn che giấu không nói theo sự thật nên vấn đề này rất khó kiểm soát Phun thuốc BVTV nhiều như vậy nhưng chỉ có 10% số hộ thường xuyên kiểm tra dư lượng hóa chất còn tồn đọng Điều này khiến cho độ an toàn của rau không được đảm bảo.
Khảo sát trên địa bàn xã Vân Nội, huyện Đông Anh Nông dân ở đây được huấn luyện, đào tạo qua nhiều lớp IPM từ ngắn hạn đến dài hạn Tuy nhiên, do đây là vùng rau chuyên canh lớn, nhiều hộ luân canh tới 8 lứa/năm, đất đai không có điều kiện để được nghỉ ngơi hoặc luân canh sang cây trồng khác nên nhiều vụ, nhất là mùa hè sâu bệnh hại xuất hiện nhiều hơn, nông dân cũng vì thế thường xuyên sử dụng thuốc BVTV phun cho cây trồng so với các vùng khác Ngoài ra vào mùa mưa thường có hiện tượng úng ngập cục bộ Thứ hai, để sản xuất rau VietGAP, người dân chủ yếu dùng thuốc bảo vệ thực vật và phân vi lượng nhưng giá các loại vật tư nông nghiệp này đang quá cao nên khó có thể đảm bảo chất lượng rau.
Theo chia sẻ của Chị Thơm trú tại thôn Đầm, Đông Anh, Hà Nội.
“Gọi là rau VietGAP nhưng giờ ở đâu cũng thế cả, phun thuốc hết Nhà chị ở đây mà còn chả ăn rau mình trồng, chỉ dám ăn củ, ăn quả như: Bí ngô, mướp, khoai…Em bán hàng thì cứ nhập ở đây rồi trưng biển rau sạch thôi, còn nếu muốn ăn rau sạch “xịn” thì chỉ còn cách tự trồng!”.
“Bây giờ chị hỏi em, nhiều loại rau trái mùa ở Vân Nội có trồng được đâu mà sao đại lý, siêu thị vẫn có? Mùa này không có bắp cải thì phải nhập từ Hải Dương, Mộc Châu về Hàng khan hiếm như khoai tây, cà rốt, tỏi… thì phải nhập từ Trung Quốc về mà bán thôi”.
Bên cạnh đó trình độ canh tác còn nhiều yếu kém, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất còn sơ sài, chưa đảm bảo yêu cầu.
Khi tham gia điều tra quá trình thu hoạch và xử lý sau thu hoạch tại hộ sản xuất rau VietGAP của gia đình anh Dương Minh Đức, thôn Đầm, xã Vân Nội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội cho thấy: Sau khi thu hoạch, rau VietGAP được đưa về kho chứa trong nhà, đặt trực tiếp trên đất rồi chỉ dùng vòi phun sơ qua Theo anh Đức chia sẻ: “ Chúng tôi cứ thu hoạch xong mang về nhà cất, phun chút nước cho rau tươi rồi để đó. Sáng hôm sau mang ra chợ bán hoặc có lái thương vào mua.”
Ý kiến tiêu thụ rau VietGAP
"Vì vốn ít, quy mô sản xuất nhỏ, sản lượng ít nên gia đình tôi tự sản xuất rồi đem đi bán lẻ cho được giá hơn.".
Nguồn: Phỏng vấn bà Lê Thị Thu, hộ sản xuất rau VietGAP tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội lúc 10h ngày 28 tháng 6 năm 2017
Quá trình thụ hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm của các hộ sản xuất rau VietGap cũng diễn ra một cách tự phát Đa phần các hộ tự sản xuất, tự tiêu thụ tại các chợ đầu mối, thi thoảng có HTX nào cần thì các hộ cung cấp chứ hoàn toàn không có sự liên kết, làm hợp đồng dài hạn với các công ty tiêu thụ, các siêu thị lớn để có sự ổn định trong sản xuất.
Nhìn vào các yếu tố trên thì rất khó để cho ra được sản phẩm rau VietGap đạt những yêu cầu của quy định Sản xuất mạnh mún, tự phát vừa tốn nhiều chi phí công sức hơn, mà chất lượng sản phẩm lại không được đảm bảo Khi sản phẩm tạo ra chưa ổn định tạo được chỗ đứng trên thị trường thì việc phát triển nó sẽ rất khó được thực hiện.
Sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP đòi hỏi rất nhiều yêu cầu về kỹ thuật cho người sản xuất Để đảm bảo rau sản xuất ra đạt tiêu chuẩn, các hộ tham gia sản xuất phải đầu tư nhiều công sức, cơ sở hạ tầng và dụng cụ sản xuất
Nhưng qua điều tra thực trạng nguồn vốn của các hộ sản xuất rau VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh cho thấy vẫn còn nhiều tồn tại cần giải quyết.
[] Vốn vay từ chính sách
Biều đồ 4.4 Tình hình sử dụng vốn cho sản xuất rau VietGap năm 2017
Da phần các hộ sản xuất rau VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh sử dụng nguồn vốn tự có (81,6%), nên có thể nói quy mô sản xuất là không lớn, đầu tư theo khả năng mình có Bên cạnh đó các hộ sản xuất hầu như là các hộ thuần nông, khả năng có nguồn vốn cao là khá thấp, mà chi phí để sản xuất rau VietGAP lại cao hơn khá nhiều so với rau thường Chưa kể đế đến mức đầu tư ban đầu để đạt được yêu cầu của tiêu chuẩn Cho nên khi được hỏi thì có đến 75% số hộ nói mình thiếu vốn để đầu tư phát triển sản xuất Dẫn tới tính trạng chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, làm tới đầu bán luôn tới đó để thu hồi nguồn vốn nhanh
Ngoài ra, khả năng tiếp cận nguồn vốn từ bên ngoài của các hộ sản xuất cũng rất hạn chế Lúc mô hình mới được triển khai trên địa bàn huyện thì các hộ còn được hỗ trợ từ nguồn vốn chính sách, vay ưu đãi từ các ngân hàng Nhưng hiện nay chỉ có khoảng 15% số hộ là có thể vay được vốn từ các nguồn bên ngoài Để có thể vay được vốn thì các hộ này phải chứng minh được năng lực sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Ý kiến đầu tư sản xuất rau VietGAP
"Sản xuất rau VietGAP có chi phí cao nên giá bán ra cũng phải cao hơn rau thường, mà nguồn tiêu thụ lại không ổn định nên gia đình tôi không dám đầu tư mở rộng sản xuất.".
Nguồn: Phỏng vấn bà Lê Thị Xuyến, hộ sản xuất rau VietGAP tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội lúc 16h ngày 26 tháng 6 năm, 2017
Với tình trạng sử dụng nguồn vốn như hiện nay rất khó để đầu tư mở rộng sản xuất, nhập thêm máy móc hiện đại, áp dụng những kỹ thuật tiên tiến vào canh tác Nếu chỉ làm thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, tự phát thì rất khó đảm bảo chất lượng cho sự phát triển rau VietGAP của người dân nơi đây.
4.3 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ
4.3.1 Quan điểm về phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
Mục tiêu quan trọng nhất của việc phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh đó là phát triển nhanh nhưng phải đi đôi với bền vững Gia tăng về số lượng phải đi liền với nâng cao chất lượng và độ an toàn Trong khi khai thác các yếu tố phát triển theo chiều rộng cần đặc biệt coi trong các yếu tố phát triển theo chiều sâu Tuy phát triển sản xuất những vẫn phải quan tâm đến yếu tố con người, đảm bảo lương tâm, đạo đức nghề nghiệp, đặt yếu tố sức khỏe con người lên hàng đầu Bên cạnh đó là xây dựng thương hiệu vững mạnh bằng chính chất lượng sản phẩm mình tạo ra.
Trên cơ sở những mục tiêu đề ra, cần có những quan điểm cụ thể nhằm phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh trong thời gian tới:
Phát triển sản xuất phải đi đôi với đảm bảo chất lượng sản phẩm: Để nâng cao chất lượng phát triển sản xuất cần có sự thảy đổi mô hình thực hiện canh tác Phải coi trọng những yếu tố tạo nên chất lượng sản phẩm Ý thức canh tác của người dân cũng cần được cải thiện, đừng chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua lương tâm Cần có sự đầu tư cơ sở hạ tầng, mua thêm những máy móc hiện đại, chuyển giao và áp dụng những công nghệ tiên tiến vào sản xuất
Phát triển sản xuất trên cơ sở bảo vệ môi trường: Mục tiêu của phát triển bền vững là sự ổn định về mặt sản xuất nhưng cũng phải đi đôi với bảo vệ môi trường Cần phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả nguy cơ ô nhiễm môi trường do sử dụng phân bón và chất hóa học trong quá trình canh tác Phải thường xuyên đánh giá mức độ ô nhiễm có thể gây ra, nếu có xảy ra thì phải nhanh chóng khắc phục, tránh ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm cũng như môi trường
Nâng cao ý thức của người sản xuất về bảo vệ môi trường, vệ sinh, thu dọn các chất thải, phế phẩm trong quá trình canh tác một cách gọn gàng, đúng nơi quy định, nếu phải xử lý phải thực hiện theo đúng tiêu chuẩn Chấp hành những chính sách về bảo vệ môi trường của các cơ quan chức năng ban hành
Phát triển sản xuất phải tạo ra việc làm, nâng cao kinh tế cho người lao động: Phát triển sản xuất nhằm mở rộng quy mô, sản lượng sản phẩm, qua đó cũng tạo ra thêm công ăn việc làm cho người lao động, qua đó cũng đảm bảo được vấn đề kinh tế cho họ Mặt khác, phát triển sản xuất còn giúp người lao động nâng cao nhận thức và trình độ của bản thân Ngược lại nếu chất lượng lao động được cải thiện thì sẽ giúp quá trình phát triển sản xuất diễn ra nhanh chóng và ổn định hơn, giúp nâng cao giá trị sản phẩm và đảm bảo về chất lượng
Hiện tại tình hình lao động tại các hộ sản xuất rau theo tiêu chuẩnVietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh đa phần là lao động gia đình Lý do là quy mô sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, chưa có quy hoạch cụ thể Do đó, cần phải có những chính sách có lợi để thu hút đầu tư mở rộng quy mô, tạo cơ hội cho nhưng lao động bên ngoài cho được việc làm.
Bên cạnh đó cần có những chính sách có lợi và bảo vệ cho người lao động Nếu phát triển sản xuất chỉ nhằm mục đích tăng lợi nhuận cho các chủ đầu tư, cho những người môi giới trung gian thì thật là thiếu công bằng cho người lao động.
4.3.2 Định hướng về phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Để phát triển sản xuất thì yếu tố định hướng, hoạch định kế hoạch là vô cùng quan trọng Để việc phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh có thể thuận lợi và đạt hiểu quả cao cần quan tâm chú ý vào những yếu tố sau:
Xác định những loại rau thế mạnh có chất lượng, có năng suất cao và dễ tiêu thụ trên thị trường, phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương làm trọng tâm phát triển sản xuất.
Triển khai canh tác những giống rau mới, có giá trị kinh tế cao, đang được thị trường ưa dùng Ứng dung công nghệ sinh học như: Công nghệ sinh học phân tử, công nghệ gen, công nghệ nhân giống, truyền giống có cải tiến (nuôi cấy mô, hom, vi ghép ), công nghệ nuôi nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật để sản xuất giống rau. Ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ: Tiếp tục ứng dụng các phương pháp nhân giống tiên tiến để tỷ lệ cây giống mọc cao, đảm bảo chất lượng; hỗ trợ kỹ thuật trong nhân giống, chăm sóc theo hướng VietGap và hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, giới thiệu và quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng; áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật từ khâu làm đất, chuẩn bị giống, chăm sóc, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chế biến, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm, quản lý dịch hại tổng hợp; tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hướng dẫn nông dân áp dụng công nghệ cao trong sản xuất rau VietGAP.
Nếu được đầu từ về vật chất và đảm bảo về nguồn tiêu thụ thì việc phát triển vùng sản xuất rau công nghệ cao hoàn toàn mang lại nguồn lợi về kinh tế và giảm sức lao động tối đa cho người nông dân.
Hiện nay công nghệ trồng rau trong nhà kinh của tập đoàn Teshuva Agricultural Projects (TAP, Israel) với những ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến tiến hàng đầu thế giới Quy trình sử dụng 3 công nghệ sản xuất: