CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ
2.1.1 Cơ chế tự chủ tài chính tại các bệnh viện
2.1.1.1 Khái niệm cơ chế tự chủ tài chính tại các bệnh viện
Trong thời gian qua, cơ chế hoạt động tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập đã từng bước được đổi mới theo hướng: tăng cường giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị; các đơn vị được vay vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết hợp tác đầu tư để cải tạo, mở rộng, mua sắm trang thiết bị và phát triển các cơ sở khám, chữa bệnh mới để nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân
Theo dự thảo Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp y tế công lập để thay thế Nghị định 85/2012/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập, Nghị định 16/2015/NĐ-CP về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, các đơn vị sự nghiệp y tế được cơ quan có thẩm quyền quyết định phân loại và giao thực hiện cơ chế tự chủ theo các nhóm sau đây:
- Nhóm 1: Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
- Nhóm 2: Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên;
- Nhóm 3: Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;
- Nhóm 4: Đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên. Đối với đơn vị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân loại và giao thực hiện cơ chế tự chủ theo nhóm 1 hoặc nhóm 2 thì không được điều chỉnh phân loại sang nhóm 3 hoặc nhóm 4 Nhóm 1 thí điểm thành lập Hội đồng quản lý để quyết định những vấn đề quan trọng của bệnh viện Việc đăng ký, phân loại được ổn định trong thời gian 03 năm, sau thời hạn 03 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp Trường hợp đơn vị có biến động về nguồn thu hoặc nhiệm vụ chi làm thay đổi cơ bản mức tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên thì được xem xét điều chỉnh việc phân loại trước thời hạn Các đơn vị xây dựng phương án tự chủ tài chính năm đầu của thời kỳ ổn định, báo cáo cơ quan chủ quản, cơ quan chủ quản phân loại, báo cáo cơ quan tài chính thẩm định, căn cứ kết quả thẩm định của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản quyết định việc phân loại và giao dự toán hàng năm (Chính phủ, 2012).
Theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính: “Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công là các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của đơn vị sự nghiệp công.”
Mục tiêu thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đó là: i) trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động ii) Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp, Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển; bảo đảm cho các đối tượng chính sách - xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy định ngày càng tốt hơn iii) Phân biệt rõ cơ chế quản lý nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp với cơ chế quản lý nhà nước đối với cơ quan hành chính nhà nước (Chính phủ, 2015).
Theo nghị định 85/2012/NĐ-CP có thể thấy, các bệnh viện thuộc nhóm 1,2,3 là các bệnh viện thuộc nhóm tự chủ về tài chính với các mức độ tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; Tự bảo đảm chi thường xuyên; Tự bảo đảm một phần chi thường xuyên Đối với các đơn vị sự nghiệp y tế thuộc nhóm 4 là các đơn vị 100% do NSNN đảm bảo chi thường xuyên như các Bệnh viện tâm thần kinh, các trạm y tế, là các đơn vị sự nghiệp y tế không nằm trong nhóm tự chủ về tài chính.
Như vậy, cơ chế tự chủ tài chính tại các bệnh viện đa khoa hạng II là các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của bệnh viện đa khoa hạng II.
2.1.1.2 Đặc điểm, vai trò cơ chế tự chủ tài chính tại các bệnh viện a Đặc điểm của cơ chế tự chủ tài chính
- Hoạt động theo nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao, không vì mục đích sinh lợi.
- Do khả năng hạn hẹp của NSNN, không thể bảo đảm tất cả các khoản chi cho hoạt động dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội Nhà nước cho phép các đơn vị sự nghiệp có thu được thu một số loại phí, lệ phí từ hoạt động của mình như: học phí, viện phí, phí kiểm dịch, từ cá nhân, tập thể sử dụng các dịch vụ do đơn vị cung cấp.
- Các đơn vị sự nghiệp có thu được tổ chức sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động chuyên môn của mình.
Do vậy, nguồn tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu không chỉ có từ kinh phí NSNN cấp mà còn có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp khác.
- Đơn vị sự nghiệp có thu chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan chủ quản (Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố) Đồng thời chịu sự quản lý về mặt chuyên môn của các Bộ, ngành chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực hoạt động sự nghiệp và chính quyền địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở và hoạt động Như vậy, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu chịu sự quản lý của nhiều cấp quản lý với mối quan hệ đan xen, phức tạp ảnh hưởng đến cơ chế quản lý của đơn vị
(VHEA, 2010). b Vai trò của cơ chế tự chủ tài chính
Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế và có vị trí quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân Trong thời gian qua, các đơn vị sự nghiệp công ở trung ương và địa phương đã có nhiều đóng góp cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, thể hiện:
- Cung cấp các dịch vụ công về giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao, có chất lượng cao cho xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
- Thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao như: đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng và trình độ; khám chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, nghiên cứu và ứng dụng các kết quả khoa học, công nghệ; cung cấp các sản phẩm văn hoá, nghệ thuật, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Đối với từng lĩnh vực hoạt động sự nghiệp, các đơn vị sự nghiệp công đều có vai trò chủ đạo trong việc tham gia đề xuất và thực hiện các đề án, chương trình lớn phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Thông qua hoạt động thu phí, lệ phí theo quy định của Nhà nước đã góp phần tăng cường nguồn lực cùng với NSNN đẩy mạnh đa dạng hoá và xã hội hoá nguồn lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội Thực hiện chủ trương xã hội hoá hoạt động sự nghiệp của Nhà nước, trong thời gian qua các đơn vị sự nghiệp ở tất cả các lĩnh vực đã tích cực mở rộng các loại hình, phương thức hoạt động, một mặt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân Đồng thời qua đó cũng thu hút sự đóng góp của nhân dân đầu tư cho sự phát triển của hoạt động sự nghiệp, của xã hội (Chính phủ, 2016).
2.1.1.3 Nguyên tắc cơ chế tự chủ tài chính tại các bệnh viện
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ
2.2.1 Kinh nghiệm công tác quản lý tài chính tại các bệnh viện ở một số quốc gia trên thế giới
2.2.1.1 Hệ thống bệnh viện công lập thuộc các nước Đông Âu
Tại các nước Đông Âu (OECD), hệ thống bệnh viện công là nhà cung cấp dịch vụ y tế chiếm ưu thế Hệ thống bệnh viện công do Nhà nước đảm bảo phần lớn nguồn tài chính từ thuế và bảo hiểm y tế thông qua cấp kinh phí ngân sách và lương.
Các nguồn tài chính của bệnh viện công của OECD gồm:
* NSNN cấp: là nguồn tài chính chủ yếu cho hoạt động của bệnh viện.
Các tổ chức Nhà nước quyết định việc đầu tư trong bệnh viện Về cơ bản, tất cả các quyết định đầu tư nằm trong tay Chính phủ, hầu như không có tự đầu tư của các bệnh viện.
* Nguồn từ BHXH bắt buộc: tất cả những người sử dụng lao động và người lao động buộc phải đóng góp BHXH Nhìn chung từ cuối những năm 1990, đây trở thành nguồn chính cho hoạt động của các bệnh viện công ở Đông Âu Tuy nhiên , ràng buộc ngân sách đối với các quỹ này rất mềm: Nhà nước bù đắp cho thâm hụt ngân sách BHYT, do vậy càng khuyến khích việc chấp nhận lãng phí.
* Thanh toán trực tiếp: tất cả các nước Đông Âu đều đưa ra hệ thống đồng thanh toán BHXH cấp tài chính phần lớn các chi phí nhưng được bổ sung bằng các khoản thanh toán trực tiếp từ bệnh nhân Có một điểm cần nhấn mạnh là việc thực hiện đồng thanh toán ở Đông Âu rất rời rạc và chỉ áp dụng ở một bộ phận nhỏ các dịch vụ Bệnh nhân trả trực tiếp cho các dịch vụ CSSK nhưng đồng thời cũng đưa tiền trả ơn (bồi dưỡng) nửa hợp pháp hay bất hợp pháp cho các bác sỹ Và điều này xảy ra khá thường xuyên.
Về chi: các định mức chi tiêu của bệnh viện do Nhà nước hoặc BHXH định ra Các bệnh viện công ở các nước Đông Âu hoạt động trên nguyên tắc bù đắp chi phí bằng thu nhập; họ không có quyền chi tiêu vượt quá ngân sách được phân bổ Song trên thực tế các bệnh viện thường chi vượt thu và phần thâm hụt này thường được NSNN bù đắp Điều đáng nói ở đây là các ràng buộc ngân sách khá mềm- Nhà nước không đòi hỏi kỷ luật tài chính đối với khu vực bệnh viện công Điều này để ngỏ cho con đường lãng phí nguồn lực. Đối với các bác sỹ làm việc trong bệnh viện công ở Đông Âu có tư cách viên chức nhà nước, xếp hạng trong bộ máy thứ bậc quan liêu theo vị trí và thâm niên công tác Lương của họ phụ thuộc vào ngân sách phân bổ cho trả lương nhân viên, phụ thuộc vào tình trạng tài khoá của Nhà nước và đặc biệt vào cấp bậc gắn với từng cá nhân trong cơ cấu lương quan liêu Hình thức trả lương này gây sự phân biệt không ngừng so với thu nhập ở các lĩnh vức khác đồng thời không xứng đáng với công sức mà các bác sỹ bỏ ra Do đó , hiện tượng các bác sỹ có “ thu nhập thứ hai” rất phổ biến: đó là các khoản tiền trả ơn, tiền biếu của bệnh nhân Trong một khảo sát ở Hungary năm 1998: hơn 3/4 dân chúng được hỏi nói rằng có thông lệ biếu tiền bác sỹ khi đến KCB tại bệnh viện và khi hỏi các bác sỹ kết quả cũng tương tự: khoảng 75-85% bác sỹ nhận tiền biếu từ bệnh nhân (Nguyễn Quang A, 2007).
2.2.1.2 Mô hình bệnh viện công của Trung Quốc
Trung Quốc đã thực hiện tự chủ một phần ở các bệnh viện công sau năm
1980 với mục tiêu giảm bớt gánh nặng tài chính của chính phủ và mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất bệnh viện Hầu hết các bệnh viện công vẫn có mô hình quản trị và quản lý chính phủ-bộ chủ quản, ví dụ như vẫn tiếp tục trực tiếp can thiệp qua các cấp trong chính phủ Mặc dù bệnh viện được trao quyền tự chủ, chính phủ vẫn kiểm soát vấn đề nhân sự (cơ cấu và ngạch bậc nhân sự) Nhìn chung, hầu hết các bệnh viện công đều dưới hình thức bệnh viện công-tư Bệnh viện được chi trả dựa trên hình thức phí dịch vụ thông qua bảo hiểm y tế và bệnh nhân chi trả trực tiếp Có một số bệnh viện tư khá mạnh nhưng thiếu sự cạnh tranh thực sự giữa các bệnh viện Ở nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc, nhiều mô hình cải cách bệnh viện khác nhau đã được thực hiện Cùng với cải cách bệnh viện, hệ thống bảo hiểm y tế đã được phát triển với những cơ chế mới trong việc cấp kinh phí và thanh toán cho bệnh viện Chính phủ cũng đã tiến hành những thay đổi về cơ chế để xác định và kiểm soát giá dịch vụ trong đó bao gồm cả giá thuốc Dựa vào những nghiên cứu và bài học thu được từ những kinh nghiệm trước đây, Trung Quốc đã xác định mô hình phù hợp nhất và chuyển sang những mô hình thống nhất trong quản lý bệnh viện công (Vụ kế hoạch và Tài chính - Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Ngân hàng Thế giới, 2011).
* Giai đoạn đầu của cải cách bệnh viện: 1980 - 2005
- Xã hội hóa nguồn vốn và nguồn tài chính từ thị trường vốn tư nhân: hình thức phổ biến là “hợp tác dự án” – một bộ phận của bệnh viện do nhà đầu tư điều hành hoặc do một công ty liên doanh thuê không gian và vật tư trang thiết bị của bệnh viện điều hành, lợi nhuận được chia sẻ giữa nhà đầu tư và bệnh viện.
- Bệnh viện được phép thu phí cao hơn đối với các dịch vụ chất lượng cao hơn
- Bệnh viện được phép thưởng cho cán bộ và giữ lại khoản chênh lệch thu chi để phát triển cơ sở vật chất
- Biểu phí dịch vụ đưa ra mức giá thấp hơn chi phí đối với các dịch vụ cơ bản, trong khi lại thu lợi nhuận cao hơn từ việc bán thuốc và cung cấp dịch vụ công nghệ cao
- Bệnh viện tiếp tục được cấp ngân sách để trả lương cơ bản nhưng khoản ngân sách này sẽ ít dần đi trong tổng thu của bệnh viện (10%).
Các kết quả chính sách thu được qua việc đánh giá: Tăng số lượng bệnh viện và khối lượng chăm sóc tại bệnh viện Nhiều thử nghiệm với các mô hình quản trị và quản lý thay thế, bao gồm: mô hình bệnh viện liên doanh liên kết, bệnh viện được cổ phần hóa, ký hợp đồng, thuê, góp vốn và thuê ngoài để thực hiện các chức năng hỗ trợ Xây dựng các phương thức thanh toán mới cho nhà cung cấp, có xem xét các mô hình quốc tế.
* Giai đoạn mới trong điều chỉnh cải cách bệnh viện: 2006 – 2010: “Xây dựng một xã hội mang tính xã hội chủ nghĩa hòa hợp” Định hướng mới của Trung Quốc dựa trên cơ sở tăng cường chức năng phúc lợi của bệnh viện công và các dịch vụ y tế Những định hướng mới sẽ được thí điểm ở 16 bệnh viện, bắt đầu từ năm 2010 Những nội dung chính của định hướng mới là:
- Nâng cao vai trò của các khoản thu từ nguồn công Tăng cường vai trò của chính phủ trong lập kế hoạch và giám sát
- Cải tiến quản lý và chất lượng dịch vụ
- Giảm chi phí của bệnh nhân
- Tách biệt quyền sở hữu và quản lý, tăng cường các cơ quan quản trị
- Tách biệt các hoạt động vì lợi nhuận và phi lợi nhuận của bệnh viện cũng như của các nhà cung cấp dịch vụ y tế khác
- Cải cách phương thức thanh toán và mức giá để làm giảm bớt động cơ lạm dụng một số dịch vụ (Vụ kế hoạch và Tài chính - Viện Chiến lược và Chính sách
Y tế, Ngân hàng Thế giới, 2011).
2.2.2 Kinh nghiệm công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại bệnh viện ở một số địa phương trong nước
2.2.2.1 Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An
Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh là bệnh viện hạng II thuộc Sở Y tế tỉnh Nghệ An Những năm gần đây, thông qua công tác quản lý tài chính tự chủ tại bệnh viện đã cho thấy nhiều sự thay đổi tích cực trên tất cả các mặt: Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, khang trang, sạch, đẹp, các phòng điều trị, sảnh chờ khu khám bệnh hầu hết đã được lắp đặt máy điều hòa nhiệt độ, có hệ thống lọc nước uống tự động, có wifi miễn phí Giai đoạn đầu năm 2017, mỗi ngày bệnh viện đón khoảng 1.000 - 1.100 người đến khám, điều trị Bệnh nhân đến khám đông song không có tình trạng chèn ngang, chen lấn, xô đẩy mà yên tâm chờ đợi đến lượt theo hệ thống phát số và kiểm soát số tự động.
Mặc dù chỉ tiêu giường bệnh là 230 người, nhưng ở thời điểm đầu năm nay, số lượng bệnh nhân điều trị nội trú ở bệnh viện đa khoa thành phố Vinh luôn duy trì ở mức 500 người Với sự cố gắng của đơn vị, hiện các phòng bệnh không có tình trạng phải nằm ghép; các công trình vệ sinh đều được cải tạo, thay mới sạch sẽ, gọn gàng Nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu của tuyến trên được triển khai tại bệnh viện; phong cách thái độ phục vụ được đổi mới hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Cùng với sự phát triển của bệnh viện kéo theo đó là số lượng bệnh nhân đông chính là điều kiện cần và đủ để bệnh viện thực hiện tự chủ Bước vào tự chủ, bệnh viện chủ động hoàn toàn về chỉ tiêu, kế hoạch; tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ; tài chính; và đặc biệt là quyền chủ động quyết định về nhân sự phù hợp với tình hình thực tế về khối lượng công việc, đảm bảo chất lượng cung cấp dịch vụ cho các đối tượng khách hàng một cách tốt nhất, hài lòng nhất Qua đó, bệnh viện có thể thu hút các chuyên gia, người tài về phát triển đơn vị
Cùng với Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An là một trong những đơn vị được giao quyền tự chủ và phê duyệt
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN
3.1.1 Đặc điểm địa bàn tỉnh Phú Thọ
3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên a Vị trí địa lý
Tỉnh Phú Thọ thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc, có tọa độ địa lý từ
20 0 55’ đến 21 0 43’ vĩ độ Bắc, 104 0 48’ đến 105 0 27 ’ kinh độ Đông Phía Bắc giáp tỉnh; Tuyên Quang, Phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình; Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Thành phố Hà Nội; Phía Tây giáp tỉnh Sơn La và tỉnh Yên Bái.
Phú Thọ có vị trí trung tâm vùng TDMNPB và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh (Trung Quốc), liền kề vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km và Trung tâm thành phố Hà Nội 80 km, có đường cao tốc Nội Bài
- Lào Cai và là nơi hợp lưu của ba con sông lớn: sông Hồng, sông Đà và sông
Lô Nên có nhiều điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Sở TT&TT Phú Thọ, 2010). b Địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu
Phú Thọ là tỉnh có địa hình đa dạng, có các vùng địa hình khác nhau (đồng bằng, trung du và miền núi), khí hậu đa dạng và phân hóa mạnh, nên hình thành nhiều tiểu vùng sinh thái khác nhau Các dạng địa hình của tỉnh có ảnh hưởng đáng kể đến SXNN của tỉnh và đặc biệt là đối với lĩnh vực trồng trọt, địa hình đồng bằng khá bằng phẳng, địa hình đồi núi khí hậu thay đổi khi càng lên cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản phẩm hàng hoá đa dạng, phong phú Song các yếu tố khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là lạnh giá, sương muối, lũ quyét… ở vùng đồi núi cũng gây trở ngại không nhỏ cho sự phát triển chung, nhất là sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư. Đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được chia làm tám nhóm: Nhóm bãi cát, cồn cát có diện tích 1.579 ha, chiếm 0,45 % tổng diện tích đất tự nhiên; nhóm đất lầy (J) Đất lầy có diện tích 306 ha, chiếm 0,09 % ; nhóm đất xám bạc màu (B) có diện tích 305 ha, chiếm 0,09 %; nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (H) phân bố ở độ cao từ 900 m trở lên, ở Phú Thọ chỉ có 1 loại đất là đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Hs) Diện tích 4.354ha, chiếm 1,23 %; nhóm đất phù sa có diện tích
64.143 ha, chiếm 18,15 % tổng diện tích tự ; nhóm đất đỏ vàng (F): Nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn 235.836 ha chiếm 66,75%; nhóm đất thung lũng (D) Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ hình thành ở địa hình thấp, trũng hoặc thung lũng kín khó thoát nước, diện tích: 25,667 ha, và nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E) diện tích: 2.055 ha, chiếm 0,58 %.
- Khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm 23,0 và 20,5 O C (tổng nhiệt độ năm 8400 và 7500 O C) Lượng mưa năm 1800mm và một số chỉ tiêu độ ẩm, số giờ nắng,
- Đặc trưng về nước: Điều kiện tưới phân thành 04 cấp (không tưới, tưới chủ động, bán chủ động), ngập úng cục bộ (không ảnh hưởng, ảnh hưởng). c Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất (Thổ nhưỡng): tỉnh Phú Thọ có 8 nhóm đất chính với 17 loại đất khác nhau Chất lượng đất tương đối tốt, thích hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển.
- Tài nguyên nước tỉnh Phú Thọ tương đối phong phú và đa dạng hiện có 3 sông chính là: sông Hồng, sông Lô, sông Đà, ngoài ra còn có hệ thống sông Bứa, sông Chảy, Ngòi Giành, Ngòi Lao và hàng trăm km suối thuộc hệ thống sông Hồng, sông Lô tạo thành mạng lưới sông suối phân bố đều khắp trong phạm vi toàn tỉnh, hệ thống hồ lớn nhỏ khác nhau Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
- Tài nguyên rừng: Các tài liệu điều tra về sinh thái và tài nguyên rừng cho thấy, hệ động thực vật rừng ở đây khá phong phú, đa dạng về nguồn gen và thành phần loài Năm 2014 diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh là 194.605,4ha; tỷ lệ che phủ đạt 50,6%.
- Tài nguyên khoáng sản: Theo các tài liệu điều tra về khoáng sản, trên địa bàn tỉnh có 241 mỏ và điểm quặng, trong đó có 20 mỏ lớn và vừa, 52 mỏ nhỏ và
169 điểm quặng Các loại khoáng sản được phân theo các vùng chủ yếu như: Mica, Caolin, Fenspat ở Thanh Thủy, Tam Nông, Hạ Hòa; Talc, Sắt, Quăczit và Barit ở Thanh Sơn, Cẩm Khê… Đây là những lợi thế của tỉnh trong việc phát triển công nghiệp khai khoáng.
- Tài nguyên nhân văn: Phú Thọ là tỉnh có bề dày lịch sử, văn hóa và truyền thống, là đất Tổ cội nguồn của dân tộc, là nơi ra đời nhà nước Văn Lang của ngườiLạc Việt cùng với những địa danh gắn liền với những tên tuổi của các anh hùng hào kiệt Trong đó, nhiều di tích đã được Nhà nước xếp hạng và đang được trùng tu, tôn tạo là những tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn đối với khách du lịch, nhất là các du khách quốc tế (Sở Ngoại vụ Phú Thọ, 2014).
3.1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội a Tình hình phát triển kinh tế
Giai đoạn 2015-2017, kinh tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đạt mức tăng trưởng ổn định, năm sau cao hơn năm trước, bình quân đạt 7,75%/năm Trong đó, năm 2017 kinh tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tiếp tục tăng trưởng khá, vượt mục tiêu đề ra, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2017 theo giá so sánh 2010 ước đạt 35.634,5 tỷ đồng, tăng 7,75% so với năm 2016 (vượt kế hoạch 0,25%); trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,66%; khu vực dịch vụ tăng 7,48%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,74%.
Bảng 3.1 Kết quả phát triển kinh tế tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ,2016-2018
Cơ cấu kinh tế (cơ cấu giá trị tăng thêm) năm 2017: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 22,00% (năm 2016 24,34%); khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 38,99% (năm 2016 37,73%); khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 39,01% (năm 2016 37,93%) Cơ cấu kinh tế 2017 có sự chuyển dịch theo hướng tích cực theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng và dịch vụ. Đóng góp vào mức tăng trưởng chung 7,75%, khu vực công nghiệp - xây dựng có mức tăng trưởng cao nhất, đóng góp 4,0 %; tiếp theo đó là các ngành dịch vụ đóng góp 2,72 %; khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đóng góp 0,80 %; thuế sản phẩm đóng góp 0,23 %.
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, huy động, lồng ghép các nguồn lực, nâng cao tiêu chí nông thôn mới các xã đã đạt Tỷ lệ kiên cố hóa đường giao thông nông thôn đạt 60,2%, các công trình thủy lợi, văn hóa, y tế được cải thiện Dự kiến trong năm 2017 sẽ công nhận thêm 14-16 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Năm 2017, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước đạt 5.443 tỷ đồng, bằng 111% dự toán Đẩy mạnh công tác giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trong giai đoạn 2017 - 2020 cho các đơn vị sự nghiệp công lập. b Các vấn đề xã hội a Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cư
Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2017 ước tính 1.392 nghìn người, tăng
0,7% so với năm trước, trong đó: trong đó nữ chiếm khoảng 50,5%; dân số thành thị chiếm 18,8% Tỷ suất tăng dân số tự nhiên đạt 11,60‰, giảm 0,02‰.
Bảng 3.2 Đặc điểm dân số, lao động tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2016-2018
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU
- Nhóm các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tài chính :
+ Nguồn thu NSNN, nguồn thu sự nghiệp, nguồn XHH y tế, nguồn khác. + Toàn bộ nội dung chi con người, quản lý hành chính, nghiệp vụ chuyên môn,chi hoạt động của các đề án XHH y tế.
+ Kết quả hoạt động tài chính: Chênh lệch thu, chi; Kết quả trích lập các loại quỹ ; Kết quả sử dụng các quỹ.
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thông qua: Nguồn nhân lực; Cơ sở vật chất; Cơ chế, chính sách của Trung ương và địa phương theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Tính chỉ số hiệu quả CSHQ(%), để so sánh sự khác biệt, thay đổi về chỉ tiêu nghiên cứu giữa các thời điểm nghiên cứu.
Công thức tính CSHQ% là CSHQ(%) = P 1 −P 2
Trong đó: P 1 = tỷ lệ % chỉ số nghiên cứu vào năm 2012.
P 2 = tỷ lệ % chỉ số nghiên cứu vào năm 2014.
Kiểm định so sánh tỷ lệ phần trăm bằng test t.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TẠI CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẠNG II TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 59 1 Tổ chức quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ 59 2 Thực trạng công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ 63 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 87 4.2 ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TẠI CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẠNG II TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 101 4.2.1 Định hướng chung
TỰ CHỦ TẠI CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẠNG II TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
4.1.1 Tổ chức quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ
Bệnh viện đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ là các đơn vị dự toán cấp 2 trực thuộc Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, có con dấu riêng, có tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, được giao các chỉ tiêu hàng năm về các hoạt động khám, chữa bệnh điều trị bệnh nhân trong địa bàn toàn tỉnh và nhân dân khu vực.
- Bệnh viện được xếp vào loại hình đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo trang trải một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, được thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính theo quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế về tài chính đối với đơn vị công lập.
- Các bệnh viện được phân loại nhóm 3 là đơn vị tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên theo Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh công lập; Quyết định số 3409/QĐ-UBND ngày 18/07/2012 của UBND tỉnh Phú Thọ Về việc duyệt quy hoạch phát triển hệ thống Y tế tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính; Chính phủ (2016), Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;
* Các đơn vị trực thuộc: Bệnh viện bao gồm
- Ban giám đốc bệnh viện
- Khoa lâm sàng thực hiện chức năng KCB cho nhân dân.
- Khoa cận lâm sàng thực hiện chức năng phục vụ cho công tác điều trị.
- Phòng chức năng và một số đơn vị phục vụ cho công tác KCB.
Các đơn vị trên tổ chức hoạt động theo vị trí, chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy chế bệnh viện và chịu sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của ban giám đốc bệnh viện.
Nhằm tăng cường sự lãnh đạo tập trung công tác quản lý lãnh đạo tập trung thống nhất đồng thời phát huy tính độc lập, tự chủ của các đơn vị cơ sở, việc quản lý và thực hiện chi tiêu trong các bệnh viện được cụ thể như sau:
Phòng tài chính kế toán là đơn vị chức năng làm đầu mối tham mưu giúp Ban giám đốc Bệnh viện ( với tư cách là đơn vị dự toán cấp 2 trực thuộc Sở Y tế) thực hiện quản lý các nguồn tài chính trong toàn Bệnh viện, đồng thời thực hiện thu – chi trực tiếp tại bệnh viện, các nội dung thu – chi để bảo đảm cho hoạt động quản lý điều hành chung Thanh toán các chế độ cho viên chức, lao động và chi trả các khoản chi phí cho công tác KCB.
Quản lý tài chính của đơn vị: Ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị ổn định trong năm và hàng năm được tăng thêm theo tỷ lệ tăng chi của NSNN dành cho lĩnh vực sự nghiệp y tế theo định mức chi cho 1 giường bệnh Trường hợp tiết kiệm chi kinh phí thường xuyên hoặc tăng thu thêm phần viện phí, lệ phí được để lại so với dự toán giao cho Bệnh viện sẽ được sử dụng toàn bộ nguồn kinh phí tiết kiệm và số tăng thu để bổ sung quỹ tiền lương (trong khoản 35% theo quy định) và kinh phí hoạt động Cuối năm NSNN giao cho hoạt động thường xuyên và phần thu sự nghiệp nếu chi không hết được chuyển tiếp sang năm sau tiếp tục chi và quyết toán vào niên độ kế toán năm sau.
- Đối với các khoản chi thuộc chương trình mục tiêu thực hiện theo quy chế hiện hành: Kinh phí ngoài định mức, kinh phí chống dịch, kinh phí mua sắm sửa chữa lớn TSCĐ thực hiện theo đúng quy định, trừ trường hợp đặc biệt được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đối với nguồn knh phí XDCB có qui chế hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rieng theo quy chế hướng dẫn thực hiện của Nhà nước.
Quyết định chi tiêu cho các khoản chi thường xuyên theo định mức chi tiêu nội bộ tự xây dựng, có thể cao hơn hoặc thấp hơn định mức chi hiện hành theo quy định của Nhà nước.
Quyết định phương án phân bổ dự toán NSNN giao, ổn định cho hoạt động thường xuyên và nguồn thu sự nghiệp được để lại theo từng nội dung chi của mục lục NSNN trên cơ sở tuân thủ các quy định của Nhà nước, của Bộ Tài chính và của Tỉnh.
Mở rộng các hoạt động sự nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ được giao để phát triển nguồn thu cho bệnh viện.
Vay tín dụng, vay Ngân hàng, quỹ hỗ trợ phát triển để mở rộng và nâng cao chất lượng chuyên môn tổ chức cung ứng dịch vụ KCB theo yêu cầu phát triển đa dạng hóa các loại hình dịch vụ KCB Liên doanh, liên kết, phục vụ chuyên môn.
Chủ động ký kết hợp đồng lao động theo yêu cầu hoạt động phù hợp với khối lượng công việc và khả năng tài chính của đơn vị theo đúng quy định của pháp luật về lao động, quyết định phương án phân bổ tiền lương, tiền công, tiền tăng thêm cho công chức, viên chức, lao động trong toàn Bệnh viện. Đơn vị thực hiện quản lý và chi tiêu các mục chi theo dự toán được giao theo chế độ hiện hành của Nhà nước theo các định mức tiêu chuẩn quy định chung của Tài chính. Đơn vị thực hiện quản lý và chi tiêu các mục chi theo dự toán được giao theo chế độ định mức hiện hành của Nhà nước, được điều chỉnh các mục chi cho phù hợp với thực tế hoạt động của đơn vị nhằm phát huy cao quyền tự chủ, tính sáng tạo trong điều hành, hiệu quả của nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu công tác chuyên môn toàn diện.
Phân phối kết quả tài chính trong năm theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Việc sử dụng các nguồn quĩ được thực hiện trên nguyên tắc hợp lý, đúng mục đích, hiệu quả theo các quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP; Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ và các văn bản quy định hiện hành khác của nhà nước Giám đốc bệnh viện quyết định việc sử dụng các loại quỹ trên cơ sở quy định của pháp luật và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Việc tự chủ trong quản lý, sử dụng nguồn thu và giao dịch tài chính được thực hiện theo quy định tại Điều 21 của Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày15/10/2012; Điều 16, 17 của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 củaChính phủ và các văn bản quy định hiện hành khác của Nhà nước.
4.1.1.2 Nguồn tài chính của đơn vị a) Nguồn tài chính được giao tự chủ
- Nguồn thu sự nghiệp từ việc cung cấp các dịch vụ khám, chữa bệnh (bao gồm khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và viện phí) Cụ thể:
+ Nguồn thu được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính.