Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại
Cở cở lý luận
2.1.1 Các khái niệm có liên quan
2.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại hình phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng.
Ngân hàng thương mại là một trong những trung gian tài chính quan trọng của nền kinh tế (Phan Thị Thu Hà, 2012).
Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính mà hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
Theo Khoản 3 Điều 4 Luật các TCTD tại Việt Nam năm 2010: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận” (Quốc hội, 2010).
Thực tế có rất nhiều loại hình NHTM khác nhau và cũng có nhiều tiêu thức để phân chia các NHTM này, tùy theo yêu cầu của người quản lý.
* Phân loại theo hình thức sở hữu
- Ngân hàng sở hữu cá nhân
Là NH do cá nhân thành lập bằng vốn của chính cá nhân đó Các NH này thường nhỏ, phạm vi hoạt động không rộng chủ yếu là trong từng địa phương, thường gắn liền với các DN và cá nhân ở địa phương Do kém đa dạng nên khi địa phương đó gặp rủi ro thì NH thường không tránh được tổn thất (Phan Thị Thu
- Ngân hàng sở hữu của các cổ đông (ngân hàng cổ phần).
Các ngân hàng cổ phần được thành lập thông qua phát hành cổ phiếu và những người nắm giữ cổ phiếu chính là những người chủ của NH Họ được tham gia vào các hoạt động của NH, chia cổ tức từ thu nhập của NH đồng thời phải gánh chịu các tổn thất có thể xảy ra Vì vốn của NH được hình thành thông qua sự tập trung, nên các ngân hàng cổ phần có khả năng tập trung vốn nhanh chóng và do đó thường là các NH lớn Vì vậy có thể giảm thiểu rủi ro do tính chuyên môn hóa nhưng lại phải gánh chịu rủi ro từ cơ chế quản lý phân quyền (Phan Thị Thu Hà, 2012).
- Ngân hàng sở hữu Nhà nước.
Là loại hình NH có vốn sở hữu thuộc về nhà nước Các ngân hàng này thường được cho là tương đối an toàn và khó bị phá sản Tuy nhiên trong nhiều trường hợp các NH này phải thực hiện các nhiệm vụ mà Nhà nước giao hoặc thực hiện các chính sách của Nhà nước nên có thể gây ra bất lợi cho hoạt động kinh doanh (Phan Thị Thu Hà, 2012).
Các ngân hàng liên doanh được hình thành dựa trên việc góp vốn của hai hoặc nhiều bên, thường là giữa NH trong nước với NH nước ngoài để tận dụng các ưu thế của nhau (Nguyễn Duệ, 2015).
* Căn cứ theo tính chất hoạt động
- NH chuyên doanh và NH đa năng.
Ngân hàng chuyên doanh là NH chỉ tập trung cung cấp một số dịch vụ NH như chỉ cho vay đối với nông nghiệp hoặc chỉ cho vay (không bảo lãnh hoặc cho thuê).
Ngân hàng đa năng là NH cung cấp mọi dịch vụ NH cho mọi đối tượng, tính đa dạng hóa sẽ giúp NH tăng thu nhập và hạn chế rủi ro Đây là xu hướng phát triển chung của các NHTM (Nguyễn Đăng Đờn, 2010).
- Ngân hàng bán lẻ và ngân hàng bán buôn.
Ngân hàng bán lẻ hay NH cung cấp các dịch vụ bán lẻ là NH cung cấp dịch vụ cho hàng triệu khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ Số lượng các giao dịch của các NH bán lẻ thường lớn nhưng giá trị các dịch vụ lại nhỏ.
Ngân hàng bán buôn hay NH cung cấp các dịch vụ bán buôn là NH cung cấp các dịch vụ tài chính cho các DN, các định chế tài chính lớn và cho Chính phủ Số lượng các giao dịch của NH bán buôn nhỏ song giá trị của các giao dịch lại tương đối lớn (Nguyễn Đăng Đờn, 2010).
2.1.1.2 Khái niệm về vốn của ngân hàng thương mại
Các nhà kinh tế đó đưa ra khái niệm về nguồn vốn của NHTM như sau:Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư, hoặc thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác Nó chi phối toàn bộ hoạt động của ngân hàng thương mại Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng (Nguyễn Minh Kiều, 2012).
Nguồn vốn của ngân hàng thương mại bao gồm các nguồn tiền tệ của chính bản thân ngân hàng và của một phần lớn do thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong sản xuất kinh doanh được gửi vào ngân hàng với các mục đích khác nhau Nhờ có được các nguồn vốn này mà ngân hàng có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh Ngân hàng thực hiện vai trò tập trung vốn và phân phối lại vốn dưới hình thức tiền tệ, làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn, kích thích mọi hoạt động kinh tế phát triển Đồng thời, chính các hoạt động đó lại quyết định sự tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Vốn hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại bao gồm: vốn tự có, vốn huy động, vốn đi vay và các loại vốn khác (Nguyễn Minh Kiều, 2012). a Vốn tự có
Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh nghiệm huy động vốn của một số ngân hàng thương mại
2.2.1.1 Kinh nghiệm huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt nam (Vietcombank)
Dự báo trước tình hình sẽ xảy ra cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD trong hoạt động huy động vốn, ngay từ đầu năm Vietcombank đã xác định mục tiêu tăng cường huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của năm Triển khai nhiệm vụ này, trong năm 2016, Vietcombank đã giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng chi nhánh, đồng thời tích cực đa dạng hóa các sản phẩm huy động có lãi suất hợp lý, đi kèm các chương trình khuyến mại, đầu tư cho hệ thống công nghệ thích đáng, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh huy động vốn Các chi nhánh Vietcombank đã chủ động trong xâm nhập thị trường, tiếp cận và chăm sóc khách hàng chu đáo Cụ thể:
- Tập trung vào huy động vốn VND, huy động từ dân cư: Duy trì nguồn vốn ngoại tệ, tiếp tục phát huy thế mạnh trong quan hệ đối ngoại để huy động vốn từ thị trường quốc tế.
- Triển khai các chương trình huy động vốn cá nhân, các sản phẩm có tính gối đầu để duy trì liên tục số dư tiền gửi từ dân cư, các sản phẩm đặc trưng trên nền tảng công nghệ cao Nghiên cứu và đưa vào áp dụng các sản phẩm liên kết, bán chéo, các sản phẩm huy động vốn gắn liền với vốn cho vay với cam kết gửi tiền đối với tổ chức kinh tế với tôn chỉ “Tạo sự khác biệt” Tiếp tục triển khai các sản phẩm huy động vốn trung dài hạn để tranh thủ huy động nguồn vốn dài hạn.
- Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, theo dõi và duy trì hiệu quả các khách hàng tổ có số dư tiền gửi lớn Đa dạng hóa đối tượng khách hàng, chú trọng khai thác nguồn tiền gửi từ SMEs, giảm sự phụ thuộc vào khách hàng lớn Theo dõi chặt chẽ nguồn tiền di chuyển của khách hàng để có thể linh hoạt giữ được nguồn vốn ngoại tệ cũng như VND của khách hàng.
- Tuân thủ các quy định của NHNN về lãi suất Nghiên cứu áp dụng chính sách lãi suất nội bộ phù hợp để khuyến khích các chi nhánh tăng cường huy động vốn.
Kết quả là, nguồn vốn của Vietcombank tăng trưởng rất tốt, huy động từ nền kinh tế đạt hơn 208.320 tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm 2015 – đây là mức cao nhất trong 5 năm kế hoạch do Hội đồng quản trị đề ra Huy động vốn VND liên tục tăng trưởng cao và đều đặn (Nguyễn Văn Tân, 2015).
2.2.1.2 Kinh nghiệm huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank)
Năm 2016, với những khó khăn chung của nền kinh tế và ngành ngân hàng là những thách thức mà VietinBank phải vượt qua Bằng nhiều giải pháp quyết liệt và tích cực, tăng trưởng nguồn vốn thông qua các kênh huy động, đối tượng khách hàng trong nước và quốc tế, đảm bảo an toàn thanh khoản và tuân thủ các quy định của NHNN, đến 31/12/2016, số dư huy động đạt hơn 460.000 tỷ đồng tăng trưởng 9,3% và đạt 107% so với kế hoạch đại hội đồng cổ đông Cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng trưởng bền vững, nguồn vốn trung dài hạn được cải thiện Thị phần nguồn vốn của VietinBank chiếm khoảng 12% nguồn vốn toàn ngành VietinBank là ngân hàng dẫn đầu trong việc khai thác các nguồn vốn quốc tế, VietinBank đã phát hành thành công 250 triệu USD Trái phiếu Quốc tế (trái phiếu trơn, không có bảo đảm) vào tháng 5/2016, thể hiện sự tín nhiệm của các nhà đầu tư Quốc tế đối với triển vọng phát triển của VietinBank Đạt được những kết quả như trên là nhờ vào việc thực hiện một số giải pháp sau:
- Tăng cường đẩy mạnh huy động huy động với tất cả các nguồn vốn, nội tệ và ngoại tệ, trong nước và quốc tế, đặc biệt chú trọng các nguồn vốn ổn định từ dân cư và các tổ chức.
- Ban hành các cơ chế, chính sách, sản phẩm kịp thời, điều hành lãi suất phù hợp và sát với tình hình thị trường Thu hút và khai thác nguồn vốn từ các khách hàng truyền thống có nguồn vốn tiền gửi lớn, các nguồn vốn quốc tế dài hạn để cân đối với hoạt động cho vay và đầu tư.
- Đẩy mạnh cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng tăng cường nguồn vốn dài hạn, ổn định Nắm rõ đặc thù, diễn biến thị trường của từng địa bàn hoạt động, để chủ động triển khai các sản phẩm huy động vốn có hiệu quả (Nguyễn Văn Tân, 2015).
2.2.1.3 Kinh nghiệm huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MBbank)
Năm 2016 tổng huy động vốn đạt 159.690 tỷ đồng tăng 5% so với năm
2015, trong đó huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư (riêng ngân hàng) đạt136.654 tỷ đồng, tăng 16% so với 2015 hoàn thành 105% kế hoạch năm 2016.Đạt được kết quả như vậy là do ngay từ đầu năm MBbank chú trọng huy động vốn bền vững từ dân cư, tích cực trỉển khai các sản phẩm mới tăng tiện ích cho khách hàng “tiết kiệm tích lũy thông minh”, “tiết kiệm cho con”, “tiết kiệm số”… Quan hệ chặt chẽ các khách hàng truyền thống, khách hàng quan trọng, phục vụ đối tượng quân nhân, cán bộ nhân viên quốc phòng với nhiều sản phẩm đa dạng như: tiết kiệm quân nhân, cho vay quân nhân… Tổ chức thành công các chương trình tri ân khách hàng, chương trình hội thảo khách hàng quân đội tại khu vực miền Trung, khu vực miền Nam (Nguyễn Văn Tân, 2015).
Năm 2016, MBbank tiếp tục triển khai chiến lược giai đoạn 2015 - 2020 với mục tiêu đứng trong TOP 3 Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam vào năm
2020 Qua ba năm triển khai, chiến lược mới đã tạo ra sự chuyển đổi năng lực toàn diện các mặt hoạt động của ngân hàng, đó là:
- Xây dựng, vận hành thành công mô hình quản trị kinh doanh của tập đoàn tài chính (ngân hàng là trung tâm, các công ty bảo hiểm, bất động sản, quản lý tài sản…): Thực hiện thành công giải pháp tái cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động, môi trường kết nối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng - công ty, tạo năng lực cạnh tranh chung của tất cả các đơn vị (Nguyễn Văn Tân, 2015).
- Đổi mới, sáng tạo, không ngừng hoàn thiện mô hình kinh doanh: NH Cộng đồng, NH chuyên nghiệp, NH giao dịch với văn hóa thực thi nhanh, cung cấp dịch vụ tốt nhất hướng đến khách hàng; Cơ chế bán chéo sản phẩm, dịch vụ giữa các đơn vị; Xây dựng năng lực kinh doanh cốt lõi; gắn mô hình kinh doanh của MBbank với cổ đông đối tác chiến lược (Viettel).
- Xây dựng năng lực quản trị rủi ro vượt trội: xây dựng các công cụ, hạ tầng kiểm soát rủi ro chặt chẽ theo Basel II, dự án tăng năng lực QTRR như CRA, quản trị rủi ro hoạt động… Cơ chế quản trị rủi ro nhiều lớp phòng ngừa.
- Đầu tư hạ tầng công nghệ hiện đại, định hướng là ngân hàng hàng đầu ứng dụng CNTT trong: Điều hành kinh doanh; Hỗ trợ quản trị rủi ro; Vận hành, hỗ trợ quản lý (MIS, DWH, Core…) Phát triển hạ tầng công nghệ liên kết Ngân hàng - Viễn thông, các sản phẩm ngân hàng điện tử (Nguyễn Văn Tân, 2015).
Phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Khái quát đặc điểm của tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là tỉnh miền núi nằm ở Trung Bắc Việt Nam, được tái lập ngày 01/01/1997 theo Nghị quyết của Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 10 Phú Thọ là tỉnh tiếp giáp giữa vùng Đông Bắc đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc Đây chính là yếu tố phát triển và lợi thế cần khai thác.
Phú Thọ có vị trí ở trung tâm vùng, nằm trên trục hành lang kinh tế: Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc), thuộc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc theo Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị Cách thủ đô
Hà Nội, sân bay, cảng biển, cửa khẩu không xa Với vị trí này, Phú Thọ có thị trường lớn để tiêu thụ các sản phẩm có thế mạnh, đồng thời có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin…với bên ngoài (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).
Phú Thọ có tổng diện tích tự nhiên 3.533,4 km 2 , có 13 huyện, thị, thành
(01 thành phố, 01 thị xã và 11 huyện), 277 xã, phường, thị trấn, trong đó có 218 xã, thị trấn miền núi.
Phú Thọ được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều danh lam thắng cảnh, là vùng đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam Trong đó phải kể đến Đền Hùng, đầm Ao Châu, rừng quốc gia Xuân Sơn, nước khoáng Thanh Thủy…Với tiềm năng trên Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, thương mại du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa dân tộc về với cội nguồn và du lịch sinh thái, đặc biệt là phát triển công nghiệp chế biến (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh.
Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 23 0 C, lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.300 đến 1.935 mm Độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn, khoảng
85 – 87% Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).
Phú Thọ trong những năm gần đây đang phát triển mạnh về du lịch lễ hội, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái Tỉnh có khu di tích Đền Hùng, khu du lịch nước khoáng nóng La Phù - Thanh Thuỷ, khu du lịch Đầm Ao Châu - Hạ Hoà, khu du lịch vườn quốc gia Xuân Sơn – Tân Sơn Trong 5 năm 2011-2016 doanh thu du lịch tăng bình quân 15,6%/năm (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).
Phú Thọ không phải là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, nhưng lại có một số loại khoáng sản có giá trị kinh tế như đá xây dựng, cao lanh, fenspat, nước khoáng Cao lanh có tổng trữ lượng khoảng 30 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác lên đến 24,7 triệu tấn Fenspat có tổng trữ lượng khoảng 5 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác còn khoảng 3,9 triệu tấn, nước khoáng có tổng trữ lượng khoảng 48 triệu lít, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác còn khoảng 46 triệu lít.
Ngoài ra, Phú Thọ còn có một số loại khoáng sản khác như: quaczít trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, đá vôi 1 tỷ m3, pyzít trữ lượng khoảng 1 triệu tấn, tantalcum trữ lượng khoảng 0,1 triệu tấn, và nhiều cát sỏi với điều kiện khai thác hết sức thuận lợi. Đây là một số lợi thế cho phép Phú Thọ phát triển các ngành công nghiệp như xi măng, đá xây dựng, các loại vật liệu xây dựng có ưu thế cạnh tranh.
Diện tích rừng hiện nay của Phú Thọ nếu đem so sánh với các tỉnh trong cả nước thì được xếp vào những tỉnh có độ che phủ rừng lớn (47,5% diện tích tự nhiên) Với diện tích rừng hiện có 167.943,5 ha, trong đó có 58.988,8 ha rừng tự nhiên, 108.954,7 ha rừng trồng, cung cấp hàng vạn m3 gỗ cho công nghiệp chế biến hàng năm Các loại cây chủ yếu như bạch đàn, mỡ, keo, bồ đề và một số loài cây bản địa đang trong giai đoạn phát triển (đáng chú ý nhất vẫn là những cây phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất giấy) (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).
Tổng diện tích tự nhiên của Phú Thọ là 3.533,4 km2, theo kết quả điều tra thổ nhưỡng gần đây, đất đai của Phú Thọ được chia theo các nhóm sau: đất feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, diện tích 116.266,27 ha chiếm tới 66,79%
(diện tích điều tra) Đất thường có độ cao trên 100m, độ dốc lớn, tầng đất khá dày, thành phần cơ giới nặng, mùn khá Loại đất này thường sử dụng trồng rừng, một số nơi độ dốc dưới 25o có thể sử dụng trồng cây công nghiệp.
Hiện nay, Phú Thọ mới sử dụng được khoảng 54,8% tiềm năng đất nông – lâm nghiệp; đất chưa sử dụng còn 81,2 nghìn ha, trong đó đồi núi có 57,86 nghìn ha. Đánh giá các loại đất của Phú Thọ thấy rằng, đất đai ở đây có thể trồng cây nguyên liệu phục vụ cho một số ngành công nghiệp chế biến, nếu có vốn đầu tư và tổ chức sản xuất có thể tăng năng suất ở nhiều nơi; đưa hệ số sử dụng đất lên đến 2,5 lần (hiện nay hệ số sử dụng đất mới đạt khoảng 2,2 lần), đồng thời bảo vệ và làm giàu thêm vốn tài nguyên này; cho phép phát triển công nghiệp và đô thị (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).
3.1.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
Tính đến 31/12/2016, dân số tỉnh Phú Thọ là 1.322.652 người, trong đó nữ có 669.288 người, chiếm tỷ lệ 50,6%; nam có 653.364 người, chiếm tỷ lệ 49,4%.
Tổng nguồn lao động năm 2016 là 854,7 nghìn người; số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 700 nghìn người, chiếm 81,9% tổng nguồn lao động Trong đó:
+ Nông, lâm, thủy sản: 448,8 nghìn người, chiếm 64,11% trong tổng số người trong các ngành kinh tế.
+ Công nghiệp, xây dựng: 131,5 nghìn người, chiếm 18,78% trong tổng số người trong các ngành kinh tế.
+ Dịch vụ: 119,7 nghìn người, chiếm 17,1% trong tổng số người trong các ngành kinh tế.
- Số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động đang đi học là 118,1 nghìn người Trong đó học phổ thông là 62,3 nghìn người, học chuyên môn nghiệp vụ, nghề nghiệp là 55,8 nghìn người.
- Số lao động trong độ tuổi làm nội trợ và chưa có việc làm là 45,9 nghìn người Trong đó làm nội trợ 18,2 nghìn người, có nhu cầu làm việc nhưng chưa có việc làm là 15,3 nghìn người, không có nhu cầu việc làm là
Con người Phú Thọ cần cù, chịu khó, dễ hoà đồng và tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ngày càng tăng lên theo hàng năm Đây là một lợi thế cho các nhà đầu tư vào Phú Thọ (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).
Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân (GDP) đạt 12,6%, trong đó: nông lâm nghiệp tăng 6%, công nghiệp - xây dựng tăng 14,3%, dịch vụ tăng 13,6% Quy mô của nền kinh tế tăng 2,24 lần, GDP bình quân đầu người năm 2016 đạt 13,8 triệu đồng Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ: năm 2016, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 38,8%, dịch vụ
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Thực trạng hiệu quả huy động vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ
4.1.1 Thực trạng huy động vốn tại Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ
4.1.1.1 Quy mô, tốc độ phát triển nguồn vốn huy động
Nằm trên địa bàn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM CP với mức lãi suất hấp dẫn và linh hoạt, các sản phẩm phong phú Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ luôn cố gắng hết mình trong công tác huy động vốn Sự cố gắng đó được thể hiện ở kết quả huy động vốn đạt được qua các năm, dựa vào quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động (Bảng 4.1).
Bảng 4.1 Quy mô nguồn vốn huy động tại Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 – 2017
(tỷ đồng) (%) ( tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) 2016/ 2017/
Nguồn: NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ (2017)
Quy mô vốn tiền gửi của Chi nhánh tăng dần qua các năm với mức độ tăng trưởng tốt Tổng nguồn vốn huy động tại Chi nhánh tăng trưởng tốt và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn cũng như đảm bảo an toàn tính thanh khoản của Chi nhánh.Huy động vốn tăng ổn định ngay từ đầu năm, theo đó huy động vốn bình quân cũng tăng lên Đạt được sự tăng này do năm 2016 một mặt Chi nhánh tuân thủ chặt chẽ chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước, mặt khác Chi nhánh theo sát diễn biến thị trường nên các chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt, từ đó thực hiện các chính sách phù hợp với từng giai đoạn, sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp như đưa ra những chính sách lãi suất huy động, mức lãi suất cạnh tranh nhưng phù hợp với mặt bằng chung và đảm bảo quyền lợi của khách hàng Năm 2017, nguồn vốn huy động của Chi nhánh lại tiếp tục tăng và đạt 1.871,3 tỷ đồng, tăng 17,21% so với năm 2016 Đây là năm có nhiều thuận lợi cho công tác huy động vốn của Chi nhánh Có được mức tăng tưởng như vậy là nhờ Chi nhánh đã chủ động điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ với mục tiêu nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, và có những hoạt động cụ thể như: liên tục điều chỉnh lãi suất huy động so với thời điểm đầu năm, kết hợp với sự nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, không ngừng cải tiến sản phẩm Đối với khách hàng cá nhân, các khách hàng gửi tiết kiệm tại ngân hàng có thể sử dụng sản phẩm
“Thấu chi tài khoản cá nhân” như một tiện ích gia tăng Bên cạnh đó, ngân hàng còn tổ chức các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như: “Rộn ràng chào xuân”,
“Mừng xuân Giáp Ngọ, rước lộc vào nhà”, “Tiết kiệm dự thưởng may mắn trọn niềm vui”, “Tiết kiệm vàng, rộn ràng quà tặng”, với nhiều giải thưởng có giá trị.
Nhìn chung qua các năm từ 2015 - 2017, NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ với những nỗ lực không ngừng trong công tác huy động vốn đã gia tăng quy mô huy động với mức độ tăng trưởng cao Thành công trong công tác huy động vốn nói riêng cùng với rất nhiều những thành công khác đã thể hiện sức mạnh và khẳng định uy tín của Chi nhánh, bởi sự gia tăng nguồn vốn huy động là thể hiện sự gia tăng niềm tin và sự quan tâm của khách hàng. Để phân tích rõ hơn về thực trạng những biến động nguồn vốn huy động có thể phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần, kỳ hạn, hình thức, loại tiền.
4.1.1.2 Cơ cấu vốn huy động
Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế
Theo cơ cấu đối tượng huy động vốn, nguồn vốn huy động củaNHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ được hình thành từ các nguồn: vốn huy động từ dân cư, vốn huy động từ doanh nghiệp, tổ chức khác và vốn huy động từ định chế tài chính Sự biến động trong giai đoạn 2015 - 2017 của các nguồn này được thể hiện cụ thể Bảng 4.2.
Bảng 4.2 Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng tại Agribank chi nhánh tỉnh
(tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) 2016/ 2017/
VHĐ từ dân cư 636,68 46,50 780,69 48,90 941,26 50,30 122,62 120,57 VHĐ từ DN,
Nguồn: NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ (2017)
Bảng 4.2 cho thấy tình hình huy động vốn theo đối tượng của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ có sự biến động theo chiều hướng tích cực tăng dần qua các năm Nguồn vốn huy động chủ yếu là nguồn vốn huy động từ dân cư, đây là nguồn vốn huy động quan trọng bậc nhất của ngân hàng Có thể thấy trong giai đoạn từ năm 2015 - 2017 nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng cao hơn so với nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp, tổ chức khác và các định chế tài chính (ĐCTC) luôn chiếm tỷ lệ trên 46% trong tổng vốn huy động của Chi nhánh Cụ thể, năm 2016 quy mô nguồn vốn huy động này tăng lên đáng kể và tăng trưởng so với năm 2015 Có được sự tăng trưởng trên là nhờ Chi nhánh đã thấy được tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ kết hợp với việc mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Nguồn vốn dân cư năm 2016 tại Chi nhánh đạt 780,69 tỷ đồng tăng
16,6% so với năm 2015, bước sang năm 2017, nguồn vốn huy động từ dân cư đạt941,26 tỷ đồng tăng 17,21% so với năm 2016 Đây là mức huy động cao nhất từ trước đến nay của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ và đã góp phần gia tăng nền vốn theo đúng mục tiêu tái cơ cấu đã xây dựng Đây là thành quả nỗ lực không ngừng của cả Chi nhánh Xác định được mục tiêu mà khách hàng dân cư gửi tiền vào ngân hàng chủ yếu là nhằm mục đích sinh lời, Chi nhánh đã có những bước điều chỉnh lãi suất hợp lý, đưa ra nhiều kỳ hạn cho khách hàng lựa chọn, đa dạng hóa các hình thức trả lãi, cùng với đó Chi nhánh tăng cường hoạt động quảng bá hình ảnh tạo niềm tin đối với khách hàng nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ phía dân cư Dẫn
49 của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ đạt được kết quả cao.
Bên cạnh đó thì nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp tổ chức kinh tế thì nguồn vốn này chiếm tỷ trọng ít nhất so với tổng nguồn vốn huy động Điều này có thể giải thích được từ những nguyên nhân khách quan của nền kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước chưa cao, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ, phần lớn doanh nghiệp trong tỉnh có quy mô vừa và nhỏ hoạt động cầm chừng chủ yếu trong lĩnh vực giấy và thép, sự biến động của lãi suất… đã dẫn đến những khó khăn chung cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp, nên nhu cầu gửi vốn của các doanh nghiệp vào ngân hàng không cao Tuy nhiên mức độ tăng trưởng này cũng tăng lên qua các năm chứng tỏ tình hình huy động tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ cũng tương đổi ổn định Nhìn chung trong giai đoạn 2015-2017 mức huy động từ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế cũng tăng lên Đạt được điều này bên cạnh sự nỗ lực không ngừng của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ thì một nguyên nhân khác góp phần vào việc gia tăng nguồn vốn huy động này là do năm 2017 tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang dần ổn định hơn và đang trên đà phát triển
Về nguồn vốn huy động từ định chế tài chính, NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ có một số ĐCTC truyền thống của Chi nhánh như Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) Tuy nhiên trong năm 2016 HĐV cuối kỳ của ĐCTC giảm sút, ngay từ đầu năm 2017, Chi nhánh đã xác định được nguồn tiền gửi này sẽ giảm sâu nên đã lường trước và tìm cách khắc phục sự sụt giảm này bằng cách nỗ lực tìm kiếm và phát triển khách hàng mới kịp thời bù đắp thiếu hụt như Công ty quản lý quỹ Lộc Việt, Tập đoàn Bảo Việt.
Tóm lại, quy mô huy động vốn từ dân cư và huy động vốn từ DN, TC kinh tế tăng dần qua 3 năm Trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì nguồn huy động từ dân cư luôn giữ tỷ trọng lớn hơn (>46%) và cơ cấu này mang tính ổn định và bền vững.
Cơ cấu này là hợp lý vì đối tượng dân cư chủ yếu là khách hàng cá nhân là đối tượng có nhu cầu tiết kiệm cao bên cạnh những nhu cầu khác như nhu cầu thanh toán, nhu cầu tiện ích… Đồng thời kênh gửi tiền và ngân hàng là một trong những kênh đầu tư hiệu quả của đối tượng này Trong khi đối tượng là DN và TC kinh tế,các ĐCTC lại quan tâm đến những cơ hội đầu tư bên ngoài và tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh hơn là gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi, mục đích của họ khi gửi tiền vào ngân hàng là phục vụ nhu cầu thanh toán và sử dụng các tiện ích khác Dẫn đến nguồn huy động từ các DN, TC kinh tế và ĐCTC thường dưới dạng tài khoản thanh toán khiến ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản cao thì nguồn vốn huy động từ dân cư phần lớn luôn được ngân hàng duy trì ổn định, thường được gửi vào ngân hàng dưới dạng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn hoặc các giấy từ có giá khác nên ngân hàng có thể có kế hoạch đầu tư trung và dài hạn.
Tuy nhiên xét về phía ngân hàng, việc gia tăng tiền huy động từ các DN,
TC kinh tế và ĐCTC về cả quy mỗ lẫn tỷ trọng đem lại lợi ích lớn, bởi loại tiền gửi huy động được này thường có số lượng lớn xét trên từng món tiền gửi, trong khi tiền gửi của dân cư xét trên từng món tiền gửi thường thấp hơn nên mặc dù tổng huy động loại huy động này cao hơn tổng tiền gửi DN, TC kinh tế và ĐCTC nhưng ngân hàng phải quản lý một lượng tài khoản lớn hơn rất nhiều so với số lượng số lượng tài khoản tiền gửi của DN, TC kinh tế, ĐCTC Điều này làm cho ngân hàng tốn nhiều chi phí quản lý và theo dõi tài khoản hơn cũng như gia tăng các chi phí phát sinh kèm theo.
Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn
Dựa vào bảng 4.3 cho thấy tình hình huy động vốn theo kỳ hạn của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ tăng dần qua các năm Trong đó, lượng huy động vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động (trên 44%).
Bảng 4.3 Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn giai đoạn 2015 - 2017
(tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) 2016/ 2017/
VHĐ ngắn hạn (dưới 12 606,56 44,30 720,02 45,10 935,65 50,00 118,71 129,95 tháng)
VHĐ trung và dài hạn
Nguồn: NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ (2017)
Trong giai đoạn năm 2015 – 2017, cho thấy vốn huy động không kỳ hạn qua 3 năm chiếm tỷ trọng khá thấp Việc chiếm tỷ trọng như vậy do, một phần loại tiền gửi này có tính ổn định thấp và do đó lãi suất áp dụng đối với loại tiền gửi này thường không cao, mặt khác khách hàng sử dụng hình thức này mục đích chính là thực hiện các giao dịch thanh toán Mục đích của họ không phải để nhận lãi mà là để hưởng các dịch vụ ngân hàng cung cấp như dịch vụ thanh toán, thu chi hộ… Tuy nhiên nguồn vốn này trong giai đoạn 2015 – 2017 tăng khá ổn định, một phần tiền gửi ngắn hạn đã nhường chỗ cho tiền gửi không kỳ hạn Xu hướng sử dụng tiền gửi thanh toán đang được đặc biệt chú ý, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế… gửi tiền vào để thực hiện thanh toán tiền lương cho công nhân viên, thanh toán tiền hàng hóa hoặc cung cấp một số dịch vụ thanh toán như séc, ủy nhiệm chi, dịch vụ rút tiền tự động… Một lý do khác của việc tăng lên này cũng do số ít cá nhân chưa có dự định rõ ràng trong tương lai, chỉ mong muốn nhận một số lãi nào đó với lượng tiền còn nhàn rỗi Vì đây là loại tiền gửi không kỳ hạn vì không có kỳ hạn xác định nên khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước thời hạn và khối lượng Tiền gửi không kỳ hạn là một trong những nguồn vốn biến động nhiều nhất và ngân hàng khó có thể dự báo về quy mô tiền gửi không kỳ hạn có thể huy động, Chi nhánh khó khăn trong việc chuyển đổi kỳ hạn, cũng như không linh hoạt trong việc cho vay Tuy nhiên đối với nguồn tiền này thì ngân hàng chỉ phải trả lãi rất thấp.
Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của Agribank
4.3.1 Định hướng trong nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng
Trước dự báo nền kinh tế năm 2018 vẫn còn nhiều khó khăn, NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ tiếp tục phát huy vai trò là ngân hàng lớn trên địa bàn, tiên phong trong thực hiện có hiệu quả các giải pháp tiền tệ, hoạt động ngân hàng góp phần phát triển KH-XH theo chủ trương, định hướng của Chính phủ, của NHNN, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, trọng tâm là triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, hỗ trợ thị trường, đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, phát triển bền vững, hiệu quả cũng như năng lực cạnh tranh trên thị trường thông qua phát triển dịch vụ ngân hàng đa dạng, tiện ích và hiện đại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ xác định mục tiêu tổng quát trong năm 2018 là:
1 Nỗ lực, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành và triển khai KHKD, bám sát các diễn biến của thị trường, môi trường kinh doanh để đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu theo kịch bản đã xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng: Đến 31/12/2018 nguồn vốn huy động đạt 2.300 tỷ đồng, dư nợ cuối kỳ đạt 1.900 tỷ đồng, chênh lệch thu chi đạt 99 tỷ đồng, thu nợ hạch toán ngoại bảng đạt 69,5 tỷ đồng, thu dịch vụ ròng đạt 20,4 tỷ đồng, Nợ xấu kiểm soát ở mức 0,75%, kinh doanh thẻ đạt doanh số 15.000 thẻ thu phí là 1,4 tỷ, thu phí SMS đạt 1,4 tỷ đồng.
2 Đổi mới nâng cao năng lực tài chính, cải thiện cơ cấu thu nhập giữa thu từ hoạt động tín dụng - huy động vốn - dịch vụ theo hướng tích cực: Phát triển hoạt động bán lẻ và đặc biệt chú trọng khách hàng FDI.
3 Tiếp tục triển khai các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng thúc đẩy SXKD có hiệu quả Xác định rõ mục tiêu điều hành tín dụng phải gắn hiệu quả, đảm bảo an toàn đồng thời kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, trích đủ DPRR.
4 Củng cố và nâng cao hiệu quả, giữ vững vai trò, vị trí và uy tín của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ trên địa bàn: Tiếp tục nâng cao thương hiệu, xây dựng, triển khai chiến lược phát triển thương hiệu đồng bộ và các chương trình An sinh xã hội vì sự phát triển chung của cộng đồng.
4.4.1.2 Định hướng công tác huy động vốn
Trên cơ sở các mục tiêu chung đã nêu ở trên, để hoàn thành các nhiệm vụ của mình, NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã xây dựng định hướng cho công tác huy động vốn trong thời gian tới:
- Thực hiện cơ cấu lại khách hàng đảm bảo tính bền vững của vốn bằng cách tập trung huy động nhóm khách hàng dân cư làm nòng cốt; duy trì và phát triển nguồn vốn ĐCTC theo hướng đa dạng KH giảm dần sự phụ thuộc vào một số khách hàng; đẩy mạnh khai thác nguồn vốn từ các TCKT đặc biệt là đối tượng khách hàng lớn FDI; thu hút, phát triển khách hàng mới tại các khu công nghiệp.
- Tiếp tục phân đoạn khách hàng tiền gửi để xây dựng cơ chế, chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp theo quy định của NHNo&PTNT song song với áp dụng cơ chế động lực đối với cán bộ.
- Tăng cường bám sát các quy định, quy chế điều chuyển vốn nội bộ trên cơ sở giá mua/bán vốn giữa Chi nhánh với TW để khai thác những nguồn vốn mang lại hiệu quả cao.
- Lãi suất huy động điều hành theo hướng linh hoạt, bám sát diễn biến của thị trường Các lãi suất huy động được đưa ra ở mức hợp lý và cạnh tranh trên cơ sở tính toán cân đối thu nhập, chi phí của khách hàng, đảm bảo lợi ích của người gửi tiền cũng như lợi ích của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ.
4.4.1.3 Mục tiêu của công tác huy động vốn
Trên cơ sở định hướng của công tác huy động vốn, NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã xây dựng mục tiêu của công tác huy động vốn giai đoạn
1 Chi nhánh quyết không để nền vốn sụt giảm mà tăng trưởng trên nền huy động vốn của năm 2018 lên 2.300 tỷ, năm 2020 là 4.300 tỷ đồng.
2 Tập trung tái cơ cấu nền khách hàng huy động vốn và nguồn vốn theo hướng gia tăng tỷ trọng khách hàng bán lẻ, nguồn vốn dân cư, định hướng đến hết năm
2018 tỷ trọng vốn huy động dân cư chiếm 55%-60% trên tổng nguồn vốn Hướng nguồn vốn huy động của chi nhánh ổn định, ít biến động hơn Bên cạnh việc tìm kiếm nguồn khách hàng mới, cần nhanh chóng đưa ra chính sách ưu đãi hiệu quả để giữ vững nền khách hàng cũ, khách hàng truyền thống có số dư tiền gửi lớn tại chi nhánh.
3 Có kế hoạch phát triển mạng lưới, phát triển thêm phòng giao dịch, nâng cấp các quỹ tiết kiệm thành phòng giao dịch và tập trung vào công tác huy động vốn và phát triển hoạt động bán lẻ.
4.3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng
4.3.2.1 Xây dựng kế hoạch huy động vốn, cơ cấu vốn và sử dụng vốn hợp lý
Huy động vốn luôn phải gắn liền với hoạt động sử dụng vốn có hiệu quả, một quy mô và cấu trúc nguồn vốn tối ưu luôn là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của ngân hàng Quy mô và cấu trúc nguồn vốn phải được thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của ngân hàng trong từng thời kỳ nhất định.