1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản tại thanh tra tỉnh lào cai

132 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Tra Xây Dựng Cơ Bản Tại Thanh Tra Tỉnh Lào Cai
Tác giả Lê Tiến Dũng
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Nhung
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 225,53 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (10)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài (11)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (11)
  • 4. Đóng góp của luận văn (12)
  • 5. Kết cấu của luận văn (13)
  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH TRA XÂY DỰNG CƠ BẢN (14)
    • 1.1. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản (14)
      • 1.1.1. Một số khái niệm (14)
      • 1.1.2. Đặc điểm, vai trò và yêu cầu quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản (19)
      • 1.1.3. Phân cấp Quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản (21)
      • 1.1.4. Nội dung quản nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản (23)
      • 1.1.5. Công cụ quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản (33)
      • 1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thanh tra XDCB (35)
    • 1.2. Kinh nghiệm thực tiễn và bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước về thanh tra xây dựng cơ bản (38)
      • 1.2.1. Kinh nghiệm về quản lý nhà nước về thanh tra xây dựng cơ bản tại một số đơn vị trong nước (38)
      • 1.2.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước về thanh tra xây dựng cơ bản (41)
  • CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (43)
    • 2.1. Câu hỏi nghiên cứu (43)
    • 2.2. Phương pháp thu thập thông tin (43)
      • 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp (43)
      • 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp (43)
    • 2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin (45)
      • 2.3.1. Phương pháp phân tổ thống kê (45)
      • 2.3.2. Phương pháp bảng thống kê (45)
    • 2.4. Phương pháp phân tích thông tin (46)
      • 2.4.1. Phương pháp so sánh (46)
      • 2.4.2. Phương pháp thống kê mô tả (46)
    • 2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu (46)
      • 2.5.1. Chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế, xã hội tỉnh (46)
      • 2.5.2. Chỉ tiêu phản ánh quản lý nhà nước về thanh tra XDCB (46)
  • CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC (48)
    • 3.1. Khái quát về tỉnh Lào Cai, Thanh tra tỉnh Lào Cai (48)
      • 3.1.1. Tỉnh Lào Cai (48)
      • 3.1.2. Thanh tra tỉnh Lào Cai (56)
    • 3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai (70)
      • 3.2.1. Đặc điểm xây dựng cơ bản tại tỉnh Lào Cai (70)
      • 3.2.2. Phân cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai (73)
      • 3.2.3. Nội dung nhà nước về công tác thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai . 63 3.2.4. Công cụ quản lý nhà nước về công tác thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai (74)
      • 3.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai (99)
    • 3.3. Đánh giá quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai (101)
      • 3.3.1. Kết quả đạt được (101)
      • 3.3.2. Hạn chế (102)
      • 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế (103)
    • 4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu quản lý nhà nước về công tác thanh tra (105)
      • 4.1.1. Quan điểm, định hướng (105)
      • 4.1.2. Mục tiêu quản lý (106)
    • 4.2. Đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về công tác thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai (107)
      • 4.2.1. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch thanh tra XDCB (107)
      • 4.2.2. Hoàn thiện công tác thực hiện quản lý nhà nước về thanh tra XDCB (108)
      • 4.2.3. Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra XDCB (110)
      • 4.2.4. Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin98 4.3. Một số Kiến nghị (112)
      • 4.3.1. Đối với chính phủ (113)
      • 4.3.2. Đối với cơ quan các cấp (114)
  • KẾT LUẬN (82)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài

Xây dựng là ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, làm tiền đề cho việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Với hệ thống pháp luật bao trùm, phủ kín các lĩnh vực quản lý Nhà nước của ngành Xây dựng đã tạo ra một hành lang pháp lý cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng đúng hướng và phát triển ổn định, làm thay đổi diện mạo đất nước, góp phần quan trọng bảo đảm cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của toàn xã hội Tuy nhiên, cùng với những thành tựu to lớn đã đạt được thì tình hình vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng xảy ra ngày càng nhiều, phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây thất thoát nghiêm trọng cho ngân sách nhà nước; nhiều vụ tham nhũng lớn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản của Nhà nước đã bị phát hiện, xử lý nghiêm theo pháp luật Tình hình này do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân do tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự yếu kém trong quản lý kinh tế, sự bất cập, thiếu đồng bộ của hệ thống các quy định pháp luật về quản lý, kiểm tra, thanh tra, giám sát trong đầu tư xây dựng, vai trò của cơ quan chủ quản trong việc tuân thủ pháp luật, năng lực quản lý yếu kém và việc chấp hành kỷ cương, pháp luật của Nhà nước chưa nghiêm và một phần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của những người làm công tác thanh tra xây dựng Để khắc phục tình trạng trên, việc tăng cường công tác quản lý thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực XDCB là một yêu cầu rất cấp thiết và phải tiến tới đưa những việc này trở thành nề nếp thường xuyên Từ đó, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quản lý thanh tra XDCB có ý nghĩa cấp thiết cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh tra nói chung và thanh tra XDCB ở nước ta hiện nay.

Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về thanh tra XDCB trong cả nước nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng đã được đẩy mạnh và thu được nhiều kết quả,phục vụ thiết thực cho công tác thanh tra Tính riêng năm 2018, số công trình được thanh tra trên địa bàn tỉnh Lào Cai là 115 với tổng số vốn đầu tư 1.276.657.716.494 đồng Tại đây, cơ quan thanh tra cũng phát hiện ra nhiều sai phạm trong công tác XDCB ở các đơn vị Tuy nhiên, trong quá trình quản lý nhà nước về công tác thanh tra XDCB vẫn còn bộc lộ những hạn chế đối với công tác lập kế hoạch chưa thật sự sát; các công văn, chỉ đạo chưa cụ thể, chi tiết riêng cho lĩnh vực thanh tra XDCB; bên cạnh đó công tác ứng dụng CNTT hỗ trợ trong quản lý còn gặp phải những khó khăn nhất định Để tăng cường hiệu quả, hiệu lực của công tác thanh tra, việc đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra đòi hỏi cần xem xét, đánh giá một cách khách quan, toàn diện hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh tra Từ đó rút ra những nguyên nhân, đưa ra những giải pháp khắc phục, nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước về công tác thanh tra Bởi vậy, việc nghiên cứu đề tài " Quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản tại Thanh tra tỉnh Lào Cai" có ý nghĩa lý luận, thực tiễn quan trọng, đáp ứng yêu cầu bức xúc hiện nay.

Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn từ đó đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai Góp phần nâng cao vai trò, chất lượng của công tác quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại thanh tra tỉnh Lào Cai.

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản.

+ Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản tại Thanh tra tỉnh Lào Cai.

+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản tại Thanh tra tỉnh Lào Cai.

+ Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản tại Thanh tra tỉnh Lào Cai.

Đóng góp của luận văn

Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu giúp UBND tỉnh Lào Cai; Thanh tra tỉnh Lào Cai xây dựng kế hoạch về đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về công tác thanh tra XDCB đến năm 2025 có cơ sở khoa học.

Luận văn đánh giá một cách khoa học những thành tích đạt được, những tồn tại, hạn chế, yếu kém và các nguyên nhân cụ thể trong công tác quản lý nhà nước về công tác thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai.

Tiếp đến, luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống, những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về công tác thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai, có ý nghĩa thiết thực cho việc hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về công tác thanh tra XDCB tại các tỉnh khác Cụ thể các giải pháp về:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước về công tác thanh tra XDCB tại 2 tỉnh trong nước làm cơ sở cho việc đánh giá và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về công tác thanh tra XDCB tại

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai với các nội dung cơ bản: Xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra XDCB; thực hiện quản lý nhà nước về thanh tra XDCB; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra XDCB Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công tác thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về công tác thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai Các giải pháp cụ thể được đưa ra như: Xây dựng kế hoach thanh tra dựa trên chiến lược pháp triển của toàn ngành, chiến lược phát triển kinh tế xã hội; Tăng cường rà soát các văn bản pháp luật hiện hành về quản lý hoạt động thanh tra XDCB, về thanh tra XDCB, các quy định pháp luật về XDCB để phát hiện những bất cập, chồng chéo, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền hoặc kiến nghị có thẩm quyền, ban hành những văn bản bổ sung, khắc phục những khuyết điểm, những bất hợp lý trong các văn bản pháp luật trên; Củng cố số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý nhà nước về thanh tra XDCB; Tăng cường kiểm tra, thanh tra thường xuyên đối với hoạt động quản lý nhà nước về thanh tra XDCB, hoạt động thanh tra XDCB.

Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị, các nhà nghiên cứu có liên quan.

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng, hình, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 4 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản

Chương 2 Phương pháp nghiên cứu

Chương 3 Thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản tại Thanh tra tỉnh Lào Cai

Chương 4 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản tại Thanh tra tỉnh Lào Cai

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH TRA XÂY DỰNG CƠ BẢN

Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản

1.1.1.1 Dự án xây dựng cơ bản

Mục 17 Điều 3 Luật Xây dựng (2014) định nghĩa: “Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định.” Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.

Dự án đầu tư xây dựng cơ bản là dự án đầu tư xây dựng công trình nhằm tạo ra các công trình xây dựng theo mục đích của người đầu tư nhằm phục vụ sự phát triển của xã hội Đầu tư xây dựng cơ bản thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất tạo ra các tài sản cố định và tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho toàn xã hội.

Như vậy, dù xét theo bất kỳ góc độ nào, một dự án đầu tư XDCB đều bao gồm các vấn đề chính sau đây:

- Mục tiêu của dự án: Bao gồm mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài.

+ Mục tiêu trước mắt: Là các mục đích cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án.

+ Mục tiêu lâu dài: Là sự tăng trưởng phát triển về số lượng, chất lượng sản phẩm dịch vụ hay các lợi ích xã hội do thực hiện dự án đầu tư mang lại.

- Các kết quả của dự án: Đó là các tài sản cố định của dự án, được tạo ra từ các hoạt động xây dựng của dự án Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện được các mục tiêu của dự án.

- Các hoạt động của dự án: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định Những nhiệm vụ hoặc hành động này gắn với một thời gian biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án.

- Các nguồn lực của dự án: Đó chính là các nguồn lực về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành các hoạt động dự án Các nguồn lực này được biểu hiện dưới dạng giá trị chính là vốn đầu tư XDCB của dự án Trong các thành phần trên thì các kết quả được coi là cột mốc đánh dấu tiến bộ của dự án đầu tư XDCB Vì vậy, trong quá trình thực hiện dự án phải thường xuyên theo dõi đánh giá kết quả đã đạt được. Những hoạt động nào có liên quan trực tiếp với việc tạo ra các kết quả được coi là hoạt động chủ yếu phải được đặc biệt quan tâm.

Với khái niệm về dự án đầu tư XDCB như trên, thì việc phân loại dự án đầu tư XDCB có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý dự án Hiện nay có hai cách tiếp cận phân loại dự án đầu tư XDCB đó là theo tính chất, quy mô đầu tư và theo nguồn vốn đầu tư Tại Điều 2 Nghị định 12/2009/NĐ-CP phân loại cụ thể như sau:

- Theo tính chất và quy mô đầu tư: Các dự án, công trình có một trong năm tiêu chí sau đây là dự án, công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư (Nghị quyết 66/2006/NQ-QH11):

+ Quy mô vốn đầu tư từ hai mươi nghìn tỷ đồng Việt Nam trở lên đối với dự án, công trình có sử dụng từ ba mươi phần trăm vốn nhà nước trở lên.

+ Dự án, công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: a) Nhà máy điện hạt nhân; b) Dự án đầu tư sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ đầu nguồn từ hai trăm ha trở lên; đất rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ năm trăm ha trở lên; đất rừng đặc dụng từ hai trăm ha trở lên, trừ đất rừng là vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; đất rừng sản xuất từ một nghìn ha trở lên.

+ Dự án, công trình phải di dân tái định cư từ hai mươi nghìn người trở lên ở miền núi, từ năm mươi nghìn người trở lên ở các vùng khác.

+ Dự án, công trình đầu tư tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh hoặc có di tích quốc gia có giá trị đặc biệt quan trọng về lịch sử, văn hóa.

+ Dự án, công trình đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định Các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm: A, B, C để phân cấp quản lý Đặc trưng của mỗi nhóm được quy định cụ thể như sau: - Các dự án nhóm A: Là các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị, kinh tế - xã hội quan trọng, dự án sản xuất các chất độc hại, chất nổ, khai thác chế biến khoáng sản quý hiếm (không phụ thuộc quy mô vốn đầu tư) hoặc là các dự án có mức vốn đầu tư ở mức nhất định tuỳ thuộc từng ngành Các dự án nhóm A quan trọng phải do Quốc hội thông qua và quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình - Các dự án nhóm B và C: Bao gồm các dự án có tính chất tương tự như các dự án nhóm A nhưng có quy mô đầu tư nhỏ hơn (Phụ lục I phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình).

- Theo nguồn vốn đầu tư:

+ Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

+ Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

1.1.1.2 Thanh tra xây dựng cơ bản

Theo Giáo trình nghiệp vụ công tác thanh tra của Học viện Tài chính (2009),

“Thanh tra xuất phát từ tiếng Latinh (In-spectare) có nghĩa là “nhìn vào bên trong” chỉ “một sự xem xét từ bên ngoài vào một đối tượng nhất định””.

Theo Phạm Ngọc (2012), “Thanh tra là hoạt động kiểm tra của tổ chức thanh tra nhà nước đối với đối tượng thanh tra nhằm phát hiện, chấn chỉnh những sai lầm, xử lý những vi phạm trong các hoạt động kinh tế - xã hội giúp cho bộ máy quản lý vận hành tốt”.

Theo Luật Thanh tra (2010) “Thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật thanh tra và các quy định khác của pháp luật”.

Kinh nghiệm thực tiễn và bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước về thanh tra xây dựng cơ bản

1.2.1 Kinh nghiệm về quản lý nhà nước về thanh tra xây dựng cơ bản tại một số đơn vị trong nước

1.2.1.1 Kinh nghiệm về quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Thanh tra thành phố Hà nội

Những năm qua, Thanh tra thành phố Hà Nội với vai trò quan trọng là cơ quan tham mưu, giúp UBND thành phố trong quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng Công tác thanh tra của thành phố Hà Nội có những chuyển biến mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu, phạm vi thanh tra được triển khai rộng khắp trong phạm vi của thành phố, ở các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần không nhỏ vào việc tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước, củng cố trật tự quản lý trong các lĩnh vực kinh tế xã hội của thành phố Ngoài việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, hoạt động thanh tra của thành phố Hà Nội cũng đã có nhiều kiến nghị có giá trị, giúp các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật để hoàn thiện cơ chế quản lý, tạo lập hành lang pháp lý và môi trường lành mạnh cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như bình ổn an sinh xã hội.

Tính từ năm 2014 đến tháng 6/2017, Thanh tra TP Hà Nội đã triển khai 313 cuộc thanh tra theo kế hoạch và đột xuất do Thành ủy, UBND thành phố giao, trong đó có những Đoàn thanh tra phức tạp, báo chí và dư luận xã hội quan tâm như thanh tra việc thực hiện thay thế một số cây xanh trên địa bàn thành phố; thanh tra toàn diện việc phá dỡ, cấp phép xây dựng các nhà biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước và tư nhân; thanh tra việc quản lý và sử dụng đất đai tại các dự án nhà ở do DNTN số 1, tỉnh Điện Biên thực hiện trên địa bàn thành phố; thanh tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng tại 8B Lê Trực; thanh tra toàn diện việc quản lý và sử dụng diện tích đất khu sân bay Miếu Môn tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức Kết quả thanh tra phát hiện sai phạm 3.353 tỷ đồng; kiến nghị thu hồi 2.346 tỷ đồng; kiến nghị xử lý khác 1.007 tỷ đồng và 8.875 ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm, rút kinh nghiệm đối với 440 tập thể; 226 cá nhân thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý dẫn đến sai phạm; kiến nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra 15 vụ. Để có được những kết quả trên là do có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, Thành ủy, UBND thành phố; sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức cơ quan, sự phối kết hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành, quận, huyện Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra đi vào thực chất, phụ thuộc rất lớn vào việc nhận thức và triển khai thực hiện đầy đủ các kết luận, kiến nghị sau thanh tra được thực hiện như thế nào? Ở thành phố Hà Nội, UBND thành phố đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các đơn vị có liên quan nghiêm túc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra tại nhiều đơn vị ở thành phố Hà Nội chưa nghiêm túc, kịp thời, thể hiện ở một số nội dung sau:

- Chậm chỉ đạo xử lý kết luận thanh tra; không quan tâm đến việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm phải thi hành kết luận thanh tra (quyết định thu hồi tiền, thu hồi đất, giảm trừ quyết toán, xử lý vi phạm hành chính, xử lý hành chính ), chậm triển khai tổ chức thực hiện hoặc thực hiện thiếu nghiêm túc, không đầy đủ nội dung, không báo cáo tổ chức thực hiện.

- Tỷ lệ thu hồi sau thanh tra còn hạn chế Việc xử lý trách nhiệm của các tập thể và cá nhân có vi phạm ở một số đơn vị còn hình thức, chưa nghiêm túc, chủ yếu là rút kinh nghiệm.

- Việc chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu tội phạm có nơi, có lúc còn bất cập (có đơn vị chậm chuyển hồ sơ; cơ quan Cảnh sát điều tra chậm tiếp nhận hồ sơ, không thông tin phản hồi về kết quả khởi tố vụ án ).

- Công tác quản lý nhà nước về công tác thanh tra tại nhiều đơn vị còn hạn chế; một số đơn vị thiếu nghiêm túc trong việc chấp hành chế độ thông tin báo cáo về công tác thanh tra, việc tổ chức thực hiện kết luận thanh tra Việc tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra, chỉ đạo xử lý sau thanh tra của các cơ quan cấp trên (thành phố, trung ương) còn nhiều bất cập. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc tổ chức thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, UBND thành phố Hà Nội đã có các văn bản số 7619/UBND-NC ngày 11/10/2013 chỉ đạo thực hiện Thông tư 01/2013/TT-TTCP ngày 12/3/2013 của Thanh tra Chính phủ về việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; Công văn số 6295/UBND-NC ngày 14/9/2015 chỉ đạo thực hiện Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ về việc thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; chỉ đạo các cơ quan thanh tra tăng cường phối hợp, trao đổi với các Bộ ngành, cơ quan trung ương trong quá trình thực hiện thanh tra, tổ chức thực hiện kết luận thanh tra.

UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kiểm tra, rà soát việc tổ chức thực hiện kết luận thanh tra theo chỉ đạo của các cơ quan trung ương như triển khai tự kiểm tra công tác xử lý sau thanh tra theo Kế hoạch số 1840/TTCP-GS,TĐ&XLSTT ngày 11/8/2014 của Thanh tra Chính phủ, triển khai rà soát các đoàn thanh tra kinh tế xã hội từ năm 2011 đến năm 2014 theo Hướng dẫn số 06-HD/BNCTW ngày 16/4/2015 của Ban Nội chính Trung ương và Kế hoạch số157-KH/TU ngày 15/5/2015 của Thành ủy Hà Nội Qua kiểm tra, rà soát để đánh giá tình hình, kết quả công tác thanh tra; những khó khăn, vướng mắc, hạn chế và đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, tổ chức thực hiện kết luận thanh tra.

1.2.1.2 Kinh nghiệm về quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại tỉnh Quảng Ninh

Trong những năm qua, đặc biệt trong giai đoạn 2016-2018 UBND tỉnh

Quảng Ninh đã thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về thanh tra XDCB, cụ thể ở các mặt:

- Lập, trình duyệt kế hoạch thanh tra nói chung, thanh tra XDCB nói riêng theo đúng yêu cầu của ngành;

- Quy trình quản lý nhà nước về thanh tra XDCB được phân cấp rõ ràng theo từng cấp, thực hiện theo quy định: cấp nhà nước, cấp tỉnh, cấp huyện;

- Thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước về thanh tra XĐCN, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tế và yêu cầu ngành;

- Công tác tuyên truyền, quản lý nhà nước về thanh tra XDCB được thực hiện nghiêm túc, đa dạng hình thức như truyền hình địa phương, báo địa phương và tờ rơi ở các cơ quan thanh tra, website của cơ quan thanh tra.

- Công tác đánh giá và kiểm tra công tác quản lý nhà nước về thanh tra XDCB được thực hiện thường xuyên hàng năm, hình thức đánh giá bao gồm theo kế hoạch và đột xuất, mang tính khách quan và công khai.

- Bên cạnh đó UBND tỉnh Quảng Ninh thường xuyên tổ chức họp ngành thanh tra, báo cáo, tổng kết rút kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực quản lý và hoạt động chuyên môn trong công tác thanh tra.

1.2.2 Bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước về thanh tra xây dựng cơ bản

Từ kinh nghiệm quản lý công tác thanh tra XDCB tại một số tỉnh, thành trong nước cho thấy một số bài học được đút rút như sau:

Thứ nhất, lập kế hoạch quản lý nhà nước về thanh tra XDCB: Xây dựng định hướng hoạt động hàng năm cho ngành Thanh tra, xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra thường xuyên cho Thanh tra bộ, ngành, tỉnh, thành phố Tránh sự chồng chéo, trùng lắp trong chương trình, kế hoạch thanh tra Tăng cường phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra (Viện kiểm soát,công an, kiểm tra đảng) để xây dựng chương trình, kế hoạch của mỗi ngành, tránh chồng chéo Tăng cường vai trò các vụ chức năng của cơ quan Thanh tra nhà nước trong việc thực hiện quản lý nhà nước.

Thứ hai, xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra định kỳ: Thường xuyên tổ chức, rút kinh nghiệm hoạt động công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo Chú trọng vào thanh tra các chuyên đề, thanh tra diện rộng, những vụ việc phức tạp, từ đó có các bài học kinh nghiệm phổ biến chung cho toàn ngành Bổ sung và nâng cao lý luận về nghiệp vụ công tác thanh tra Kiện toàn các tổ chức Thanh tra các cấp, các ngành, nhất là Thanh tra sở, ngành, huyện, quận Chú trọng tới thanh tra các địa phương miền núi, trung du.

Thứ ba, tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ công tác quản lý và thanh tra:

Bố trí cán bộ lãnh đạo đúng tiêu chuẩn, tuyển chọn bổ nhiệm cán bộ, Thanh tra viên bảo đảm đúng năng lực, đúng trình độ Xây dựng chiến lược về cán bộ đảm bảo ngành Thanh tra phát triển theo định hướng chính quy hiện đại.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Câu hỏi nghiên cứu

(1) Những tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai trong thời gian qua như thế nào?

(2) Những yếu tố nào ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai?

(3) Giải pháp nào cần được thực thi nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai trong thời gian tới?

Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp nhằm thu thập những thông tin đã có sẵn liên quan đến đề tài bao gồm:

(1) Các thông tin về tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Lào Cai.

(2) Các tài liệu công bố về kết quả quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai từ năm 2016-2018.

(3) Báo cáo tổng kết và đánh giá về công tác quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai của UBND tỉnh Lào Cai; Báo cáo tổng kết công tác thanh tra XDCB của Thanh tra tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2018.

(4) Các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và các website ngành Thanh tra; UBND tỉnh Lào Cai; Thanh tra tỉnh Lào Cai.

(5) Các văn bản Luật, Nghị định, Quyết định của Nhà nước/Chính Phủ/UBND tỉnh Lào Cai/ Thanh tra tỉnh Lào cai liên quan đến công tác quản lý nhà nước về thanh tra XDCB và hoạt động thanh tra XDCB.

(6) Các công trình nghiên cứu đã được công bố: báo cáo khoa học, tạp chí, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ liên quan,

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Để lấy ý kiến đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về thanh traXDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai, đề tài sử dụng số liệu điều tra sơ cấp, được thu thập qua bảng câu hỏi Tiến trình thu thập thông tin sơ cấp bao gồm các bước: a Xác định mục đích và đối tượng điều tra:

Mục đích điều tra dữ liệu sơ cấp của đề tài nhằm đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai.

Tương ứng với mục đích trên thì đối tượng điều tra được chia làm 02 nhóm: Nhóm 01 là cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai (Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai; trưởng phòng quản lý đầu tư và xây dựng thuộc UBND tỉnh Lào Cai; trưởng phòng Nội chính chuyên quản Thanh tra tỉnh); Nhóm 02 là cán bộ quản lý công tác thanh tra XDCB tại UBND tỉnh Lào Cai và Cán bộ Thanh tra tỉnh Lào Cai. b Xác định nội dung điều tra

Tương ứng với mỗi nhóm điều tra sẽ có một nội dung điều tra cụ thể:

- Nhóm 01, Thông tin phiếu điều tra tại Phụ lục 1A nhằm đánh giá khái quát về công tác quản lý thanh tra XDCB và thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai.

- Nhóm 02 bao gồm các nội dung cụ thể Phụ lục 1B: Phần I là thông tin cá nhân của đối tượng tham gia trả lời câu hỏi; Phần II là câu hỏi nhằm đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai, cụ thể: (I) Quy trình phân cấp nhà nước về công tác thanh tra XDCB; (II) Nội dung quản lý nhà nước về công tác thanh tra XDCB.

Tác giả thực hiện khảo sát thông qua bảng câu hỏi Phụ lục 1, được đo lường bằng thang đo Likerts 5 điểm, với các mức độ được đánh giá (1) Rất không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Phân vân; (4) Đồng ý; (5) Rất đồng ý. c Xác định cỡ mẫu

Nhóm 01: Gồm 03 cán bộ (Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai; trưởng phòng quản lý đầu tư và xây dựng thuộc UBND tỉnh Lào Cai; trưởng phòng Nội chính chuyên quản Thanh tra tỉnh).

Nhóm 02 gồm 51 cán bộ bao gồm toàn bộ cán bộ quản lý công tác thanh tra XDCB tại UBND tỉnh Lào Cai (gồm 8 cán bộ) và Cán bộ Thanh tra tỉnh Lào Cai (gồm 43 cán bộ). d Phương thức tiến hành thu thập dữ liệu

Phương thức tiến hành điều tra tác giả kết hợp đan xen, kết hợp giữa trực tiếp phỏng vấn và gửi phiếu lại thu hồi sau. e Thang đo bảng câu hỏi

Với thang đo Likert 5 lựa chọn trong bảng khảo sát Khi đó:

Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8 Ý nghĩa các mức như sau:

Mô tả ý nghĩa điểm khoảng cách

1 Rất không đồng ý 1,00 – 1,80 Nội dung được quản lý kém

2 Không đồng ý 1,81 – 2,60 Nội dung được quản lý yếu

3 Phân vân 2,61 – 3,40 Nội dung được quản lý đạt ở mức trung bình

4 Đồng ý 3,41 – 4,20 Nội dung được quản lý đạt ở mức khá

5 Rất đồng ý 4,21 – 5,00 Nội dung được quản lý đạt ở mức tốt

Kết quả điều tra được thể hiện ở Phụ lục 2

Phương pháp tổng hợp thông tin

2.3.1 Phương pháp phân tổ thống kê

Phương pháp phân tổ thống kê được sử dụng trong đề tài bao gồm:

- Phương pháp phân tổ phân loại: Nguồn vốn; Dự án; Nợ đọng; Thất thoát vốn; Tỷ lệ giải ngân;

- Phương pháp phân tổ kết cấu: Nguồn nhân lực quản lý thanh tra

XDCB/Thanh tra XDCB tỉnh về giới tỉnh, tuổi tác, trình độ, ;

- Phương pháp phân tổ liên hệ: Liên hệ giữa nguồn vốn và nợ đọng,

2.3.2 Phương pháp bảng thống kê

Sử dụng bảng thống kê nhằm thể hiện tập hợp thông tin thứ cấp một cách có hệ thống, hợp lý nhằm đánh giá công tác quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai.

Về hình thức bảng thống kê bao gồm hàng dọc và hàng ngang, các tiêu đề và số liệu thu thập được Về nội dung bảng thống kê sẽ giải thích các chỉ tiêu công tác quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai.

Các loại bảng thống kê được sử dụng trong đề tài bao gồm: Bảng giản đơn,bảng phân tổ và bảng kết hợp.

Phương pháp phân tích thông tin

Thông qua các số liệu tổng hợp được bằng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và phân tổ thống kê tác giả so sánh các dữ liệu, nhóm dữ liệu theo thời gian dựa trên kết quả của hai loại chỉ số: Chỉ số tuyệt đối và chỉ số tương đối.

- Chỉ số tuyệt đối: Là hiệu số giữa kết quả của kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Chỉ số này cho biết sự biến động tuyệt đối giữa kỳ nghiên cứu và kỳ gốc để làm căn cứ đánh giá, xác định nguyên nhân biến động.

- Chỉ số tương đối: Dùng để đánh giá tỷ lệ % biến động giữa hai kỳ nghiên cứu và kỳ gốc.

2.4.2 Phương pháp thống kê mô tả

Thông qua các số liệu thu thập được tác giả tiến hành mô tả thực trạng cụ thể công tác quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai, dựa trên các chỉ tiêu phân tích như số tuyệt đối, số tương đối, số liệu phân tích tập trung vào thời gian năm 2016-2018.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.5.1 Chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế, xã hội tỉnh

- Tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh:

- Dân số và lao động;

- Tỷ lệ lao động có việc làm;

- Tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất canh tác bình quân đầu người, diện tích đất chưa sử dụng, ;

- Thu nhập bình quân của hộ; thu nhập bình quân đầu người;

2.5.2 Chỉ tiêu phản ánh quản lý nhà nước về thanh tra XDCB a Chỉ tiêu đánh giá công tác lập kế hoạch quản lý nhà nước về thanh tra XDCB

Kế hoạch các đơn vị thanh tra = Số đơn vị theo kế hoạch + Số đơn vị đột xuất theo kế hoạch

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá tổng số các đơn vị thực hiện thanh tra công tác

XDCB có mức độ nhiều hay ít qua các năm, nếu quy mô các đơn vị càng tăng cho thấy các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ một cách thường xuyên và theo đúng quy định. b Chỉ tiêu đánh giá công tác thực hiện quản lý nhà nước về thanh tra XDCB

Các hình thức tuyên truyền thực hiện QLNN = Tổng số các công cụ tuyên truyền Để thực hiện công tác quản lý nhà nước có hiệu quả, nâng cao chất lượng và giảm tỷ lệ sai sót cơ quan quản lý nhà nước tại địa bàn thực hiện công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho các đơn vị thực hiện XDCB biết nhằm hạn chế sai sót Các hình thức càng đa dạng, nhiều công cụ được sử dụng để tuyên truyền càng dễ tiếp cận cho các đối tượng thực hiện XDCB, khi đó hiệu quả quản lý càng tốt và ngược lại.

Tổng số cán bộ đào tạo bồi dưỡng = Tổng số cán bộ được cử và đăng ký đi học hàng năm.

Quy mô cán bộ được đào tạo và bồi dưỡng càng lớn chứng tỏ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác thanh tra XDCB được chú trọng từ khâu chất lượng cán bộ, làm cho hiệu quả quản lý nhà nước càng tốt. c Chỉ tiêu đánh giá công tác thanh tra, quản lý nhà nước về XDCB

- Số vụ vi phạm: Quy mô số vụ vi phạm càng giảm chức tỏ công tác quản lý nhà nước về thanh tra XDCB càng hiệu quả và ngược lại Các vụ vi phạm xảy ra do các lỗi sai sót về hạng mục thi công, chứng từ, đơn giá thi công,

- Số tiền tịch thu nộp NSNN: Quy mô số tiền vi phạm càng giảm chức tỏ công tác quản lý nhà nước về thanh tra XDCB càng hiệu quả và ngược lại. d Chỉ tiêu đánh giá công tác kiểm tra, thanh tra quản lý nhà nước về thanh tra xây dựng cơ bản

Tỷ lệ dự án sai Số dự án sai phạm phạm so với kế hoạch Số dự án theo kế thanh, kiểm tra (%) hoạch thanh, kiểm tra 00%

Chỉ tiêu này nhằm xem xét tỷ lệ dự án sai phạm so với kế hoạch thanh tra, kiểm tra ở mức độ nào, nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 100% cho thấy số dự án vi phạm giảm hàng năm, chứng tỏ công tác kiểm tra, thanh tra quản lý nhà nước về thanh tra

XDCB hiệu quả và ngược lại.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC

Khái quát về tỉnh Lào Cai, Thanh tra tỉnh Lào Cai

3.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tên gọi "Lào Cai" hình thành từ cuối thế kỷ 19 khi người Pháp để ý đến Việt Nam và khám phá vùng núi Bắc Việt.

Tại vùng đất phường Lào Cai ở đầu cầu Cốc Lếu ngày nay, thì xưa kia có một khu chợ Vùng biên giới trở nên nhộn nhịp khi vào những năm 1870 người Pháp như Jean Dupuis đến "thám hiểm", mở đường buôn bán vũ khí và mua khoáng sản với Vân Nam, Trung Quốc Người Pháp dựa vào người H'Mông để tiếp xúc, buôn bán, vận chuyển và tránh mặt giới chức Việt địa phương Dần dần người ta mở mang thêm một phố chợ mới Phố chợ cũ theo tiếng H'Mông là "Lao Cai", người Hoa gọi là Lão Nhai (老街), Dupuis viết là "Lao-kai" Phố chợ mới gọi là "Xin Cai", người Hoa gọi là Tân Nhai (新街, Phố Mới ngày nay).

Trong bản đồ Bắc Kỳ năm 1879 thì Jean Dupuis ghi chỗ chợ này là "Lao-kai, residence du Chef des Pavillone noirs" (Lao-kai, dinh thủ lĩnh quân Cờ đen) Sau này người Pháp quen dùng nên thành tên của thủ phủ vùng Giáo sư Đào Duy Anh thì nói khi làm bản đồ, người Pháp viết "Lão Nhai" là "Lao Cai" và sau thành "Lào Kay" Tên "Lào Kay" đã được người Pháp sử dụng trong các văn bản và con dấu hành chính.

Sau tháng 11 năm 1950, đã thống nhất gọi là Lào Cai cho đến ngày nay 3.1.1.2 Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội

- Điều kiện địa lý tự nhiên

Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 375 km theo đường bộ Tỉnh có 203,5 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, trong đó 144,3 km là sông suối và 59,2 km là đất liền.Phía Bắc tỉnh Lào Cai giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; phía Nam giáp tỉnh Yên

Bái; phía Đông giáp tỉnh Hà Giang; phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu Hiện nay, tỉnh có 10 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện).

+ Đặc điểm địa hình Địa hình tỉnh Lào Cai đặc trưng là núi cao xen kẽ với đồi núi thấp, bị chia cắt lớn, với phần thung lũng dọc sông Hồng và các tuyến đường bộ, đường sắt chạy qua vùng trung tâm của tỉnh Các huyện miền núi nằm bao quanh hành lang trung tâm này từ Đông - Bắc sang Tây – Nam, gồm nhiều dãy núi và thung lũng nhỏ biệt lập, nơi có các cộng đồng dân cư sinh sống Những vùng có độ dốc trên 250 chiếm tới 80% diện tích đất đai của tỉnh Địa hình tự nhiên của tỉnh có độ cao thay đổi từ 80 m trên mực nước biển lên tới 3.143 m trên mực nước biển tại đỉnh Phan Si Păng, đỉnh núi cao nhất Việt Nam Địa hình vùng núi với các tác động tiểu khí hậu đã giúp tạo nên một môi trường thiên nhiên rất đa dạng.

Lào Cai là tỉnh có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt do bị chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp, phân tầng độ cao lớn nên có đan xen một số tiểu vùng á nhiệt đới, ôn đới rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, đặc biệt với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu, thảo quả, bò lai sind…

Nhiệt độ trung bình hàng năm thường từ 22 – 24°C; cao nhất 36°C, thấp nhất 10°C (có nơi dưới 0°C như ở Sa Pa); độ ẩm trung bình năm trên 80%, cao nhất là 90% và thấp nhất 75% Thường có sự chênh lệch giữa các vùng, vùng cao độ ẩm lớn hơn vùng thấp; lượng mưa trung bình năm trên 1.700 mm, năm cao nhất ở Sa Pa là 3.400 mm, năm thấp nhất ở thị xã Lào Cai 1.320 mm Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi mật độ rất dày Trong các đợt rét đậm thường xuất hiện sương muối, ở những vùng có độ cao trên 1.000 m (Sa Pa, Bát Xát) hàng năm thường có tuyết rơi.

Lào Cai có diện tích tự nhiên rộng 805.708,5 ha, độ phì nhiêu cao, rất màu mỡ, đa dạng bao gồm 10 nhóm đất với 30 loại đất chính, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau Trong đó: đất nông nghiệp có 76.203 ha, đất lâm nghiệp 178.192 ha, đất chưa sử dụng còn khoảng 393.500 ha.

Tổng trữ lượng tài nguyên rừng toàn tỉnh có 17.244.265 m³ gỗ (trong đó, rừng tự nhiên 16.876.006 m³; rừng trồng gỗ 368.259 m³); 207.512.300 cây tre, vầu các loại Diện tích quy hoạch cho đất lâm nghiệp 543.982 ha, chiếm 68% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó đất có rừng 274.766 ha, chiếm 34% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh (gồm có rừng tự nhiên 225.877 ha; và rừng trồng 48.889 ha) Đất chưa có rừng 269.216 ha, chiếm 33% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Với vốn rừng trên, chỉ tiêu về mặt diện tích rừng bình quân đầu người của tỉnh Lào Cai là

0,45 ha/người, so với chỉ tiêu tương ứng của thế giới là 0,97 ha/người.

Vườn quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa) với hệ sinh thái tự nhiên rất phong phú

(có trên 2.000 loài thực vật, trên 400 loài chim, thú, bò sát, rất nhiều loài động, thực vật đặc biệt quý hiếm, có kho tàng quỹ gen thực vật quý hiếm chiếm 50% số loài thực vật quý hiếm của Việt Nam).

Lào Cai là một trong những tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản nhất Việt Nam với 35 loại khoáng sản khác nhau và trên 150 điểm mỏ Trong đó có nhiều loại khoáng sản như apatít, đồng, sắt, graphít, nguyên liệu cho gốm, sứ, thuỷ tinh,… với trữ lượng lớn nhất cả nước Một số mỏ có trữ lượng lớn dễ khai thác, dễ vận chuyển và đang có thị trường quốc tế đã tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến các loại khoáng sản ở địa phương.

Bảng 3.1 Cơ cấu kinh tế Lào Cai giai đoạn 2016-2018

So sánh chênh lệch các

Ngành nông lâm nghiệp, thủy sản 29,02 14,24 13,74 -14,78 -0,5

Ngành công nghiệp, xây dựng 42,28 43,2 44,75 0,92 1,55

(Nguồn: Báo cáo số 10/BC-UBND ngày 07/01/2019)

Theo Báo cáo số 10/BC-UBND ngày 07/01/2019 tình hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Lào Cai được duy trì ổn định Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2018 đạt 10,23% Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực: Giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp thủy sản (giảm 0,5% so với năm 2017), tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng (tăng 1,55% so với năm 2017) và dịch vụ (giảm 1,05% so với năm 2017) Cụ thể kết quả thực hiện của các ngành, lĩnh vực như sau:

+ Sản xuất nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn

Trồng trọt: Trong tháng 12 các địa phương tập trung chăm sóc, thu hoạch cây trồng vụ Đông; chuẩn bị giống, vật tư và các điều kiện cho sản xuất vụ Xuân năm

2019 Năm 2018, sản xuất lương thực được mùa, diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng cây trồng đều đạt và vượt KH và tăng so với năm 2017 Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2018 đạt 325.410 tấn (tăng 20.066 tấn so năm 2017), bằng 104,3% KH, tăng 6,57% CK.

Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tiếp tục được đẩy mạnh triển khai, diện tích đạt 1.953 ha, bằng 101,2% so KH, tăng 58,8% so năm 2017; diện tích sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao đạt 12.851 ha, tăng 65,5% so năm 2017.

Cây chè: Trồng mới 318,5 ha, (huyện Bát Xát 40ha, Bảo Yên 63,1 ha, Mường Khương 215,4 ha), đạt 102,7 % KH.

Thực trạng quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai

3.2.1 Đặc điểm xây dựng cơ bản tại tỉnh Lào Cai

Theo báo cáo tổng hợp về công tác XDCB của UBND tỉnh Lào Cai qua các năm 2016-2018 cho thấy:

Bảng 3.2 Tổng hợp công tác XDCB của UBND tỉnh Lào Cai 2016-2018

2016 2017 2018 So sánh chênh lệch các năm

Chỉ tiêu (tỷ đồng) (tỷ đồng) 2017/2016 2018/2017 đồng) +/- % +/- %

Giá trị được giao 4478,725 4007,4375 4368 -471,2875 -10,52 360,5625 9,00 Giá trị đã giải ngân (31/12) 3670,139 3987,5 3490 317,361 8,65 -497,5 -12,48

(Nguồn: UBND tỉnh Lào Cai và sự tổng hợp của tác giả) Thực hiện nguồn vốn năm

2016: Tổng nguồn vốn giao 4.778,725 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2015 (năm

2015 là 4.340,176 tỷ đồng) Tổng giá trị giải ngân

- Vốn cân đối ngân sách địa phương: 1.488,089 tỷ đồng, bằng 96% kế hoạch;

- Vốn chương trình mục tiêu Quốc gia: 280,557 tỷ đồng, bằng 71% kế hoạch;

- Vốn chương trình mục tiêu NSTW: 365,931 tỷ đồng, bằng 71% kế hoạch;

- Vốn nước ngoài (ODA): 380,387 tỷ đồng, bằng 73% kế hoạch;

- Vốn hỗ trợ khác từ Ngân sách Trung ương: 23,502 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch;

- Vốn TPCP thực hiện chương trình KCH trường, lớp học 12,8 tỷ đồng chưa giải ngân;

- Vốn NS tỉnh có tính chất đầu tư: 1.131,673 tỷ đồng, bằng 96% kế hoạch.

Năm 2017, hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn tiếp tục phát triển và tăng so với cùng kỳ, nhiều hạng mục công trình sử dụng vốn của các doanh nghiệp, dân cư được thực hiện Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn cả năm ước đạt 3987,5 tỷ đồng, bằng 100,5% kế hoạch Số giải ngân tăng 8,65% so với năm 2016 Tuy nhiên số kế hoạch đầu tư lại giảm 10,52% so với năm 2016 Kết quả này là do số công trình từ các năm trước cộng dồn đến năm 2017 mới hoàn thành quyết toán tăng.

Năm 2018: Tổng các nguồn vốn giao 4.363 tỷ đồng, giải ngân đến 31/12/2018 đạt 3.490 tỷ đồng, bằng 79,9%KH Số vốn còn lại chưa giải ngân 873 tỷ đồng, gồm:

173 tỷ đồng tiếp tục giải ngân đến 31/01/2019; 700 tỷ đồng sẽ đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép kéo dài thực hiện sang năm 2019 Kế hoạch đầu tư năm 2018 cũng tăng lên so với năm 2017 là 9% (tương ứng 360,5625 tỷ đồng) trong khi đó số công trình hoàn thành được giải ngân lại tăng lên 12,48% so với năm 2017.

Như vậy, công tác xây dựng trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian qua luôn đã được các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo, triển khai ngay từ đầu năm: Kế hoạch vốn đầu tư các năm được giao sớm và thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hạn chế thấp nhất nợ đọng xây dựng cơ bản; Tỷ lệ giải ngân kế hoạch năm tương đối cao Các chủ đầu tư đã tích cực chỉ đạo nhà thầu thi công tập trung nhân lực, máy móc đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng; Công tác triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2018 cũng được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ; Công tác hướng dẫn triển khai thực hiện Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng được quan tâm, triển khai sâu rộng.

3.2.2 Phân cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai

Phân cấp quản lý nhà nước về TT XDCB tại Lào Cai được thực hiện theo sơ đồ 3.2.

UBND tỉnh Lào Cai thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của mình; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức do mình quản lý trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra; thực hiện chế độ báo cáo về công tác thanh tra theo quy định.

Sơ đồ 3.2 Quy trình phân cấp quản lý nhà nước về TT XDCB

(Nguồn: TT tỉnh Lào Cai)

Trong quản lý nhà nước về thanh tra, Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn: xây dựng chiến lược, định hướng chương trình, văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra trình cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt hoặc ban hành theo thẩm quyền; hướng dẫn, tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra; lập kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ; hướng dẫn Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra; chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra; bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra; chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức bộ máy, biên chế thanh tra các cấp, các ngành, điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên các cấp, các ngành; yêu cầu Bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Bộ), Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo về công tác thanh tra, tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, tổng kết kinh nghiệm về công tác thanh tra, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ; thực hiện hợp tác quốc tế về công tác thanh tra.

Trong quản lý nhà nước về thanh tra, Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó; yêu cầu cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là Sở), Uỷ ban nhân dân cấp huyện báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra; chỉ đạo công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính đối với Thanh tra sở, Thanh tra huyện; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh Thanh tra tỉnh Lào Cai là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Lào Cai, có trách nhiệm giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật” Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch uỷ ban nhân dân cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.

3.2.3 Nội dung nhà nước về công tác thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai

3.2.3.1 Xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra

XDCB a Xây dựng kế hoạch thanh tra XDCB

Căn cứ vào Điều 10 thông tư số 01/2014/TT-TTCP ngày 23/04/2014 quy định về việc xây dựng định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra quy định rõ trách nhiệm xây dựng kế hoạch thanh tra nhà nước nói chung và thanh traXDCB nói riêng của cơ quan Thanh tra tỉnh nói chung và Thanh tra tỉnh Lào Cai nói riêng gồm:

- Căn cứ để xây dựng kế hoạch thanh tra:

+ Hàng năm, Chánh Thanh tra bộ, Chánh thanh tra tỉnh căn cứ vào định hướng chương trình thanh tra đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch thanh tra của Tổng Thanh tra Chính phủ; yêu cầu công tác quản lý nhà nước của bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai; yêu cầu công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai; vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được đăng tải trên báo chí hoặc dư luận xã hội quan tâm xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai xem xét, phê duyệt theo quy định của Luật Thanh tra.

- Nội dung kế hoạch thanh tra:

Kế hoạch thanh tra phải xác định rõ mục đích, yêu cầu thanh tra; phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra; đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thanh tra và các nội dung khác (nếu có).

- Trách nhiệm xây dựng kế hoạch thanh tra: Đơn vị hoặc bộ phận được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị, bộ phận khác trong cơ quan xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm của Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

- Thu thập thông tin, tài liệu phục vụ việc xây dựng kế hoạch thanh tra:

+ Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ có trách nhiệm tiến hành thu thập thông tin, tài liệu cần thiết làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch thanh tra;

+ Thông tin, tài liệu thu thập phục vụ việc xây dựng kế hoạch thanh tra bao gồm các thông tin, tài liệu quy định tại Điều 5 và Khoản 1 Điều 10 của Thông tư này và các thông tin, tài liệu do đơn vị, bộ phận thuộc Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ thu thập, cung cấp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;

+ Khi xét thấy cần thiết, Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ làm việc trực tiếp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thu thập các thông tin, tài liệu phục vụ việc xây dựng kế hoạch thanh tra.

- Trình tự, thủ tục xây dựng kế hoạch thanh tra:

+ Soạn thảo tờ trình, dự thảo kế hoạch thanh tra;

+ Lấy ý kiến của cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên trực tiếp, ý kiến của cơ quan, đơn vị có liên quan vào nội dung dự thảo kế hoạch thanh tra khi xét thấy cần thiết;

+ Tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên, của cơ quan, đơn vị có liên quan để hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch thanh tra (nếu có). b Phê duyệt kế hoạch thanh tra XDCB

Đánh giá quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai

Quá trình quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai của UBND tỉnh Lào cai trong giai đoạn 2016-2018 đã đạt được những kết quả nhất định:

- Công tác lập kế hoạch quản lý nhà nước về thanh tra XDCB được thực hiện theo đúng quy định của Luật Thanh tra, kết quả kế hoạch được phổ biến rộng rãi đến các đơn vị thuộc đối tượng thanh tra.

- UBND tỉnh Lào Cai và Thanh tra tỉnh Lào Cai đã tổ chức nhiều cuộc hội nghị tuyên truyền và thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra, hoạt động này nhằm phổ biến đến các cán bộ quản lý các sở, ban, ngành, địa phương từ đó sẽ lan rộng tới các cơ quan đơn vị, đối tượng liên quan.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thanh tra được quan tâm triệt để, hàng năm nhiều lớp học bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn được tổ chức giúp cán bộ thanh tra tỉnh Lào Cai củng cố thêm về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nghề.

- Kết quả thực hiện công tác thanh tra XDCB thực hiện theo kế hoạch trước đó, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định của Luật Thanh tra; các cơ quan nhà nước hỗ trợ tích cực cho công tác thanh tra XDCB Kết quả thanh tra đã đạt được những kết quả nhất định, phát hiện nhiều sai phạm và thu về cho ngân sách nhà nước một khoản tiền theo từng năm.

- Công tác kiểm tra, thanh tra XDCB được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và theo quy định pháp luật quản lý nhà nước về thanh tra.

Mặc dù hoạt động quản lý nhà nước về thanh tra XDCB tại Tại thanh tra tỉnh Lào Cai của UBND tỉnh Lào cai đã đạt được những kết quả nhất định trong giai đoạn 2016-2018 nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới:

- Công tác lập kế hoạch thanh tra chưa bám sát kế hoạch phát triển KT-XH của toàn tỉnh, số đợt thanh tra được xây dựng qua các năm cũng có sự chênh lệch.

- Qua kết quả thống kê trên cho thấy, trong 03 năm 2016-2018 UBND tỉnh LàoCai đã ban hành nhiều công văn, quyết định, báo cáo, kế hoạch, thông báo, liên quan đến hoạt động thanh tra tỉnh Lào Cai, tuy nhiên liên quan trực tiếp duy nhất đến lĩnh vực thanh tra XDCB chưa có, hoạt động thanh tra XDCB chủ yếu được chỉ thị chung với các hoạt động khác Điều này cho thấy UBND tỉnh cần sát sao hơn nữa trong công tác chỉ đạo Thanh traXDCB, đây là một hoạt động hết sức quan trọng bởi nguồn vốn XDCB là một khoản chi lớn qua các năm trong các khoản chi NSNN.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước về kiểm tra, thanh tra về thanh tra XDCB còn nhiều hạn chế, phần lớn là sử dụng các phần mềm có sẵn đơn giản, trong khi đó để tăng hiệu quả quản lý cần phải tích hợp hệ thống phần mềm quản lý đồng bộ giữa các cơ quan, sở, ban ngành và cơ quan thanh tra các cấp. Một số thiết bị tin học như: máy tính, máy in… được trang bị đã lâu, thường xuyên hỏng, tốc độ máy không còn phù hợp với việc triển khai các ứng dụng đòi hỏi tốc độ truy xuất lớn; do khó khăn về kinh phí nên đến nay chưa có điều kiện nâng cấp, thay thế kịp thời. Bên cạnh đó, Thanh tra tỉnh Lào Cai chưa có kế hoạch cho việc sử dụng phần mềm quản lý thanh tra nhằm giải quyết những khó khăn thường gặp trong quá trình thanh tra và quản lý thanh tra như: Xây dựng kế hoạch thanh tra/kiểm tra theo từng cấp tỉnh thành trên khắp cả nước; Sắp xếp được đơn vị trùng lặp và cử đơn vị chủ trì; Theo dõi kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, thống kê được tiến độ hàng tháng; Trích xuất dữ liệu thanh tra, kiểm tra theo địa phương, quận, huyện hoặc đơn vị tiến hành thanh tra, kiểm tra …; Theo dõi được tiến độ, kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị không trùng lặp.

3.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế

- Đội ngũ cán bộ công chức ngành thanh tra còn mỏng.

- Quy trình và thủ tục thực hiện công tác thanh tra XDCB còn phức tạp.

- Do hạn chế về nhân sự, kinh phí trong công tác thanh tra, trong khi nội dung, quy trình mỗi cuộc thanh tra XDCB lại phức tạp, mất nhiều thời gian và nhân lực.

- Do công tác XDCB mất rất nhiều thời gian, trải qua nhiều giai đoạn, quá trình sử dụng vốn XDCB cũng tương đối dài do vậy công tác thanh tra XDCB cũng phải bám sát vào từng giai đoạn trên làm mất nhiều thời gian so với các cuộc thanh tra hoạt động khác.

- Việc trao đổi thông tin qua môi trường mạng (hệ thống E-Office, thư điện tử công vụ) thời gian gần đây tốc độ rất chậm nên ảnh hưởng nhiều đến việc xử lý, trao đổi thông tin với các cơ quan khác.

Tổ chức, bộ máy của các cơ quan thanh tra Nhà nước còn thiếu tính hệ thống Pháp luật về thanh tra quy định cơ quan thanh tra Nhà nước chịu sự chỉ đạo, điều hành của thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp Như vậy, các cơ quan thanh tra phụ thuộc gần như toàn bộ vào thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp (phê duyệt kế hoạch thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra, quyết định tổ chức, biên chế, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, các điều kiện hoạt động…) Thanh tra Chính phủ và các cơ quan thanh tra cấp trên chỉ đạo về công tác chủ yếu thông qua việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm, qua sơ kết, tổng kết (ít có sự chỉ đạo trực tiếp) và hướng dẫn về nghiệp vụ Riêng Thanh tra Chính phủ hướng dẫn về tổ chức đối với các cơ quan thanh tra Do vậy, tính hệ thống trong ngành Thanh tra rất hạn chế. Việc phụ thuộc quá nhiều vào thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp đã ảnh hưởng đến sự chủ động, tính độc lập cần thiết trong hoạt động thanh tra.

Luật Thanh tra quy định một số cơ quan có chức năng quản lý theo ngành, lĩnh vực như tổng cục, cục thuộc bộ là cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Ở các cơ quan này không thành lập các cơ quan thanh tra nên gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tham mưu và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Mặt khác, ở các cơ quan này không có đội ngũ thanh tra viên chuyên ngành để thực hiện nhiệm vụ thanh tra, mà nhiệm vụ thanh tra được giao cho công chức thuộc các đơn vị này nên gặp khó khăn về thực hiện quy trình, nghiệp vụ, kinh nghiệm thanh tra.

Quy định của pháp luật phòng, chống tham nhũng về nội dung quản lý Nhà nước về lĩnh vực này cũng chưa rõ ràng, chưa xác định nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan thanh tra trong quản lý Nhà nước về phòng, chống tham nhũng Nhiệm vụ,quyền hạn của cơ quan chuyên trách chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ rất hạn chế, chưa phát huy được vai trò của cơ quan này trong phát hiện và xử lý tham nhũng.

CHƯƠNG 4GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁCTHANH TRA XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI THANH TRA TỈNH LÀO CAI

Quan điểm, định hướng và mục tiêu quản lý nhà nước về công tác thanh tra

Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thanh tra XDCB cần:

- Phải được đặt trong tổng thể hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa pháp luật xây dựng và các quy định pháp luật có liên quan.

- Phải phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, đường lối chính trị Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của quốc tế;

- Phải hướng tới phát huy dân chủ, tăng cường sự tham gia của nhân dân và các tổ chức hoạt động xây dựng pháp luật;

- Phải thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương, quan điểm của Đảng về hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về thanh tra nói riêng.

“Giai đoạn từ năm 2021 đến

08/12/2015 là: phát triển ngành thanh tra đang được đặt ra trong năm 2030” tại Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày

Một là, xây dựng các cơ quan thanh tra tập trung, thống nhất theo cấp hành chính gồm 2 cấp, cấp Trung ương và cấp tỉnh;

Hai là, kiện toàn cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ cho phù hợp với việc thực hiện chức năng giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và quản lý thống nhất về tổ chức, hoạt động trong toàn ngành Thanh tra;

Ba là, kiện toàn cơ cấu tổ chức của thanh tra cấp tỉnh phù hợp với chức năng,nhiệm vụ được giao, trong đó có việc chỉ đạo và quản lý tập trung, thống nhất cơ quan thanh tra quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; Bốn là, xây dựng, hoàn thiện các cơ quan thanh tra chuyên ngành nhằm thực hiện hiệu quả chức năng kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý và thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ của các cơ quan, tổ chức thuộc lĩnh vực mà Bộ, ngành quản lý trong phạm vi cả nước. Như vậy, theo tinh thần mà Chiến lược đặt ra các cơ quan thanh tra sẽ tổ chức theo hướng kiện toàn về tổ chức, biên chế cho phù hợp với việc thực hiện chức năng giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; Các cơ quan thanh tra chuyên ngành được tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhằm thực hiện hiệu quả chức năng kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý và thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ của các cơ quan, tổ chức thuộc lĩnh vực mà Bộ, ngành quản lý trong phạm vi cả nước.

Có thể nói, công tác cán bộ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Ngành.

Xuất phát từ yêu cầu của “Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 08/12/2015 Tại bối cảnh xây dựng và thực hiện Chiến lược đã khẳng định: “ Việc thực thi Hiến pháp năm 2013 đang đặt ra yêu cầu đối với ngành Thanh tra thực hiện hiệu quả hơn các chức năng, nhiệm vụ về thanh tra,tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, góp phần kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường cũng như hội nhập quốc tế cũng đòi hỏi ngành Thanh tra cần phải đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động nhằm theo kịp và phù hợp với yêu cầu của sự phát triển và hội nhập quốc tế Đồng thời, thực hiện đầy đủ, hiệu quả các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên ” Vì vậy, Chiến lược đã đưa ra mục tiêu chung là: “Xác lập địa vị pháp lý của các cơ quan thanh tra phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tăng cường tính tập trung, thống nhất, chủ động và tự chịu trách nhiệm trong tổ chức và hoạt động của ngành

Thanh tra; xây dựng ngành Thanh tra, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thanh tra chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế” Do đó, đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành thanh tra là yếu tố rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, đảm bảo được địa vị pháp lý của các cơ quan thanh tra trong tương lai.

Ngày đăng: 22/11/2023, 15:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế Lào Cai giai đoạn 2016-2018 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản tại thanh tra tỉnh lào cai
Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế Lào Cai giai đoạn 2016-2018 (Trang 50)
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Thanh tra tỉnh Lào Cai - (Luận văn thạc sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản tại thanh tra tỉnh lào cai
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Thanh tra tỉnh Lào Cai (Trang 56)
Sơ đồ 3.2. Quy trình phân cấp quản lý nhà nước về TT XDCB - (Luận văn thạc sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản tại thanh tra tỉnh lào cai
Sơ đồ 3.2. Quy trình phân cấp quản lý nhà nước về TT XDCB (Trang 73)
Bảng 3.3. Kết quả xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai từ 2016-2018 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản tại thanh tra tỉnh lào cai
Bảng 3.3. Kết quả xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai từ 2016-2018 (Trang 79)
Bảng 3.4. Đánh giá kết quả xây dựng kế hoạch thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai qua số liệu điều tra sơ cấp - (Luận văn thạc sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản tại thanh tra tỉnh lào cai
Bảng 3.4. Đánh giá kết quả xây dựng kế hoạch thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai qua số liệu điều tra sơ cấp (Trang 81)
Bảng 3.5. Tổng hợp các văn bản pháp luật ban hành tại TT tỉnh Lào cai 2016- 2016-2018 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản tại thanh tra tỉnh lào cai
Bảng 3.5. Tổng hợp các văn bản pháp luật ban hành tại TT tỉnh Lào cai 2016- 2016-2018 (Trang 82)
Bảng 3.6. Tổng kết công tác Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thanh tra năm 2016-2018 tại TT tỉnh Lào Cai - (Luận văn thạc sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản tại thanh tra tỉnh lào cai
Bảng 3.6. Tổng kết công tác Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thanh tra năm 2016-2018 tại TT tỉnh Lào Cai (Trang 85)
Bảng 3.7. Kết quả tổng hợp tình hình công tác thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2018 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản tại thanh tra tỉnh lào cai
Bảng 3.7. Kết quả tổng hợp tình hình công tác thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2018 (Trang 87)
Bảng 3.8. Đánh giá tình hình thực hiện công tác thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai thông qua số liệu điều tra sơ cấp - (Luận văn thạc sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản tại thanh tra tỉnh lào cai
Bảng 3.8. Đánh giá tình hình thực hiện công tác thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai thông qua số liệu điều tra sơ cấp (Trang 92)
Bảng 3.9. So sánh tình hình công tác thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2018 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản tại thanh tra tỉnh lào cai
Bảng 3.9. So sánh tình hình công tác thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2018 (Trang 93)
Bảng 3.10. Đánh giá công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai - (Luận văn thạc sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản tại thanh tra tỉnh lào cai
Bảng 3.10. Đánh giá công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra XDCB tại Thanh tra tỉnh Lào Cai (Trang 95)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w