NGHỆAN THÀNH CỔ NGHỆAN Thành cổ NghệAn thuộc lãnh thổ của ba phường: Cửa Nam, Đội Cung và Quang Trung, thành phố Vinh. Có thể đi từ đường Quang Trung (hoặc đường Trường Chinh) vào theo đường Đào Tấn, hoặc đi theo đường Đặng Thái Thân (cửa Tiền). Thành được xây dựng từ năm 1804 dưới triều Gia Long, nhưng lúc ấy chỉ xây bằng đất. Đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831) mới được xây bằng đá, hình lục giác có cấu trúc theo kiểu Vô-băng. Thành có 3 cửa ra vào. Cửa Tiền là cửa chính để cho vua ngự giá, các vị quan trong tứ trụ, lục bộ triều đình và tổng đốc ra vào. Cửa tiền hướng về phía Nam, cửa Tả hướng về phía Đông, cửa Hữu hướng về phía Tây. Muốn đi qua mỗi cửa, đều phải qua một cái cầu. Mỗi cửa có cánh cổng kiên cố để đóng mở. Thành cổ NghệAn là chứng tích của nhiều sự kiện lịch sử trọng đại từ thời nhà Nguyễn và trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Ngày nay, thành cổ Vinh đang được khôi phục, trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Nghệ An. KHU DI CHỈ KHẢO CỔ LÀNG VẠC - LÀNG VẠC - NGHỆAN Khu di chỉ văn hoá khảo cổ Làng Vạc nằm trên địa bàn xã Nghĩa Hoà huyện Nghĩa Đàn. Cách thành phố Vinh 90km về phía Tây Bắc. Từ ngã Ba Yên Lý, theo đường quốc lộ 48, đến thị trấn Thái Hoà, rẽ về phía Tây Bắc đến địa phận xã Nghĩa Hoà, huyện Nghĩa Đàn. Đây là khu di tích khảo cổ học quý giá, nằm trên vùng đất rộng khoảng 3ha. Qua nhiều lần khai quật và nghiên cứu, tại đây đã phát hiện được hơn 1.000 hiện vật bằng đồng, trong đó đáng chú ý nhất là trống đồng có niên đại khoảng 2.100 năm, và các vòng tay, dao găm có niên đại từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Ngoài ra còn có bao tay, vòng cổ tay, hoa tai Các hiện vật này hiên nay được lưu giữ tại bảo tàng Nghệ An. Đây thực sự là dấu tích của người Việt cổ. Tại khu di tích khảo cổ học làng Vạc, huyện Nghĩa Đàn đã xây dựng nhà bia, nhà triển lãm. BẢO TÀNG VĂN HÓA DÂN TỘC QUỲ CHÂU Bảo tàng Văn hoá các Dân tộc Quỳ Châu toạ lạc trên một diện tích khoảng 2.000m2, được xây dựng năm 1975 và hoàn thành vào năm 1976. Đây là nơi trưng bày các hiện vật, tư liệu lịch sử của các dân tộc thiểu số vùng tây bắc NghệAn và các tài liệu về sự ra đời, hoạt động của 3 huyện miền núi: Quỳ Châu, Quế Phong, Quỳ Hợp (thuộc Phủ Quỳ cũ). Bảo tàng hiện có 373 hiện vật, tư liệu lịch sử từ thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Bảo tàng còn là nơi lưu giữ các tài liệu, hiện vật giúp cán bộ, học sinh, sinh viên tham quan nghiên cứu về lịch sử địa phương và dân tộc học thuộc vùng núi Nghệ An, các mô hình nhà sàn, chữ viết của dân tộc Thái Ngoài ra, đây còn là nơi hoạt động phục vụ mục đích và nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ. Trong tổng số 373 hiện vật còn lưu giữ trong bảo tàng, có 41 hiện vật khoa học, 10 hiện vật sành, sứ, thuỷ tinh, 43 hiện vật bằng đất đá, quặng: 83 hiện vật bằng giấy, 46 hiện vật bằng vải, 57 hiện vật bằng đồ mộc; 71 hiện vật bằng kim loại; 6 hiện vật bằng xương, sừng, ngà, da; các hiện vật khác là 16. Tổng số ảnh maket trong bảo tàng là 865 ảnh; có 23 tập phim với hơn 2.000 phim. Các hiện vật phân theo thể loại gồm: khảo cổ (40); tài nguyên (16); dân tộc học (88); hiện vật chống Pháp và chống Mỹ (229). Hàng năm, bảo tàng đón hàng trăm lượt khách đến tham quan, nghiên cứu và học tập. Với tầm quan trọng đó, trong tương lai không xa, bảo tàng sẽ được nâng cấp, đầu tư và xây dựng thêm để thực sự là một bảo tàng dân tộc miền núi Nghệ An. VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT Vườn quốc gia Pù Mát, thuộc địa phận ba huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương, tỉnh Nghệ An, được thành lập theo quyết định số 174/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 08/11/2001 trên cơ sở, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát trước đó. Quy mô Vườn quốc gia Pù Mát, có tổng diện tích là 91.113 ha. Trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 89.517 ha, phân khu phục hồi sinh thái: 1.596 ha. Vùng đệm có diện tích 86.000 ha. Theo tiếng Thái, Pù Mát có nghĩa là những con dốc cao và chính độ cao của Pù Mát, đã khẳng định điều đó. Độ cao biến động của rừng Pù Mát, là từ 200 - 1.814m trong đó, đỉnh Pù Mát cao nhất: 1.814m. Pù Mát, chính là nơi ở của người Thái, dân tộc đã sống ở đây nhiều đời. Theo thống kê, có khoảng 50.000 người dân sống trong vùng đệm và có tới 60% dân số là người Thái, tức là các dân tộc khác từ đa số tới đây thành “thiểu số”. Chính vì vậy, nét hoang sơ hùng vĩ của núi rừng Pù Mát lại pha lẫn với nét văn hoá độc đáo, tinh tế của người Thái. Họ sinh sống ở hầu hết các thôn bản, trong các nhà sàn bằng gỗ với nghề trồng lúa nước. Ở những vùng đồi, họ tham gia trồng cây hoặc đốt nương làm rẫy, trồng màu hoặc các loại cây lương thực khác; nuôi trâu, bò và gia cầm; làm sản phẩm tre và dệt vải truyền thống. Vải thổ cẩm của người Thái nổi tiếng về tính độc đáo, màu sắc sặc sỡ và bền đẹp. Giữ truyền thống lâu đời, người Thái sinh sống tập trung theo dòng họ, mỗi cộng đồng dân cư có tín ngưỡng và tập tục riêng, có những lễ hội gắn liền với các mùa bội thu và sản xuất nông nghiệp. Nhảy sạp, uống rượu cần là đặc trưng không thể trộn lẫn trong sinh hoạt thường ngày của người Thái. Chiếm số ít là dân tộc Kinh (chủ yếu sống ở thị trấn Con Cuông) và dân tộc Đan Lai. Người Đan Lai sống tập trung tại 3 bản: Cò Phạt, Bản Cồn và Bản Búng thuộc xã Môn Sơn nằm ở phía Đông Nam của Vườn quốc gia. Họ sống và canh tác ở những nơi đất dốc, sinh sống nhờ săn bắn và hái lượm. Cảnh quan thiên nhiên ở Pù Mát, vừa đẹp, vừa lãng mạn với những dòng suối trong xanh dưới bóng cây cổ thụ, nhiều thác nước đổ từ độ cao 500m xuống, bọt tung trắng xoá. Nơi đây, hội tụ đủ tính chất và hệ sinh thái của một khu rừng nhiệt đới năm tầng với đồi, rừng, sông, suối, các trảng cỏ rộng lớn và những dãy núi đá vôi khổng lồ chạy dài dọc theo sông Giăng. Cách thị trấn Con Cuông khoảng 20km về phía Nam, thác Kèm hùng vỹ, ở độ cao 150m. Đây được xem là thác nước gần như nguyên sinh nhất ở Việt Nam. Con đường vào thác quanh co, uốn lượn và gập ghềnh. Người Thái gọi thác Kèm là Bổ Bố, có nghĩa là dải lụa trắng. Từ chân thác nhìn lên, bạn sẽ có cảm giác dòng suối tuôn chảy bất tận trong những dải bọt trắng xoá, chẳng khác một dải lụa trắng buông dài bất tận. Ngồi trên những chiếc thuyền nhỏ rẽ sóng sông Giăng, du khách như được trở về với thiên nhiên đích thực, nơi con người chỉ là một phần nhỏ bé của thiên nhiên. Hai bên bờ cây cối rậm rạp, đậm vẻ hoang sơ với điểm nhấn là dãy núi đá vôi hùng vĩ, điểm xuyết những màu sắc sặc sỡ của các loài hoa: tuế, phong lan. Làn nước trong xanh. Trên những tán cây rừng, từng đàn khỉ đu mình, nhảy nhót rất tự nhiên. Từ ngã ba cầu Khe Diêm trên quốc lộ 7, đi dọc theo đường vào vùng Môn Sơn, Lục Dạ của huyện Con Cuông khoảng 3km, du khách sẽ gặp suối Mọc, nước suối phun ra từ lòng đất trong veo và cuồn cuộn. Suối Mọc còn một tên gọi khác là Rốn cô Tiên. Tương truyền, ngày xưa, một nàng tiên đi du ngoạn qua thấy suối nước rất đẹp liền dừng lại ngắm cảnh và xuống tắm, do đó mới có tên như vậy. Về muà hè, nước suối mát lạnh đến rợn người. Về mùa thu, dòng suối có vẻ mát dịu hơn cùng với khí trời. Ngược lại, mùa đông, dòng nước ấm áp vô cùng trong những ngày lạnh giá Suối Mọc, là nơi trẻ con ra tắm táp nô đùa trong những ngày hè, cũng là nơi vui chơi của dân bản trong những khi oi bức. BIỂN CỬA LÒ Biển Cửa Lò: Cửa Lò không chỉ là vùng biển đẹp của tỉnh NghệAn mà còn là một thắng cảnh của đất nước. Xưa kia, nơi sông đổ ra biển gọi là Cửa Xa. Theo nhân dân địa phương kể lại, thưở ấy người ta làm muối bằng cách xây lò mà sắc nước biển. Trong NghệAn phong thổ thoại, Bùi Danh Lâm cũng ghi: “ Cánh đồng muối nào phải ngăn bờ, buổi triều dâng lò un khói tỏa”. Ban đêm, thuyền từ ngoài khơi cứ nhìn ánh lửa lò mà vào bến nên ở đây gọi là Cửa Lò. Đọan cuối của sông Cấm cũng gọi là sông Lò. Cửa Lò, nơi nghỉ mát nổi tiếng, một trung tâm du lịch hấp dẫn mới Cửa Lò- thì sẽ gồm tới 13 bến với chiều dài 3km. Tổng diện tích toàn bộ gồm tới 330ha nước và 110 ha đất, cảng sẽ cò độ sâu 12,5m để tiếp nhận tàu lớn với trọng tải 25.000 tấn, hệ thống bốc dỡ, vận chuyển hàng sẽ được cơ giới hóa với hàng chục cẩu và hàng trăm xe máy hiện đại. Cảng Nghệ An quê bác sẽ có tầm quan trọng đặc biệt: nó sẽ là cảng thứ ba của đất nước sau cảng Sài Gòn, cảng Hải Phòng, nó sẽ phục vụ tiếp nhận vật tư, hàng hóa cho các tỉnh miền Trung, kể cả việc tiếp nhận hàng hóa cho nước bạn Lào. . NGHỆ AN THÀNH CỔ NGHỆ AN Thành cổ Nghệ An thuộc lãnh thổ của ba phường: Cửa Nam, Đội Cung và Quang Trung, thành phố Vinh. Có thể đi từ đường Quang Trung (hoặc đường Trường. đang được khôi phục, trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Nghệ An. KHU DI CHỈ KHẢO CỔ LÀNG VẠC - LÀNG VẠC - NGHỆ AN Khu di chỉ văn hoá khảo cổ Làng Vạc nằm trên địa bàn xã Nghĩa Hoà. tham quan, nghiên cứu và học tập. Với tầm quan trọng đó, trong tương lai không xa, bảo tàng sẽ được nâng cấp, đầu tư và xây dựng thêm để thực sự là một bảo tàng dân tộc miền núi Nghệ An.