QuanhệgiữakinhthànhThăngLongvớiđấttrạiNghệAnĐấtNghệAn dưới thời Lý là vùng trại, là biên viễn, phên dậu phía Nam của Tổ quốc. Vì vậy, muốn đưa nước Đại Việt bước vào thời kỳ thịnh vượng thì kế sách của triều đình nhà Lý phải làm cho đấttrạiNghệAn nội trị ổn định về mọi mặt, ngoại trị không cho quân Chiêm Thành và Chân Lạp Lão Qua xâm phạm bờ cõi. Lý Nhật Quang sinh ra và lớn lên tại kinh thànhThăng Long, song lập nên nghiệp lớn vì nước, vì dân, rồi đi vào cõi vĩnh hằng và hiển thánh trên đấttrạiNghệ An. Công lao hiển hách của Lý Nhật Quang nói lên mối quanhệ khăng khít giữa kinh thànhThăngLong với đấttrạiNghệAn dưới thời Lý. ĐấtNghệAn dưới thời Lý là vùng trại, là biên viễn, phên dậu phía Nam của Tổ quốc. Vì vậy, muốn đưa nước Đại Việt bước vào thời kỳ thịnh vượng thì kế sách của triều đình nhà Lý phải làm cho đấttrạiNghệAn nội trị ổn định về mọi mặt, ngoại trị không cho quân Chiêm Thành và Chân Lạp Lão Qua xâm phạm bờ cõi. Vua Lý Thái Tổ khi mới lên ngôi đã trực tiếp cầm quân đi dẹp loạn ở Diễn Châu. Sử chép: “Tháng 12/1012 vua thân đi đánh Diễn Châu (1). Khi về đến Vũng Biện gặp lúc trời tối sầm, gió sấm dữ dội, vua đốt hương khấn trời rằng: “Tôi là người ít đức, lạm ở trên dân, nơm nớp lo sợ như sắp sa xuống vực sâu, không dám cậy binh uy mà đi đánh dẹp càn bậy. Chỉ vì người Diễn Châu không theo giáo hóa, ngu bạo làm càn, tàn ngược chúng dân, tội ác chồng chất, đến nay không thể dung tha không đánh, còn như trong khi đánh nhau, hoặc giết oan kẻ trung hiếu, hoặc hại lầm kẻ hiền lương, đến nỗi hoàng thiên nổi giận phải tỏ cho biết lỗi lầm, dẫu gặp tổn hại cũng không dám oán trách. Đến như sáu quân thì tội lỗi có thể dung thứ, xin lòng trời soi xét”. Khấn xong gió sấm đều yên lặng” (2). Để giữ gìn đảm bảo được sự an ninh chính trị ở vùng đấttrại này, hễ có giặc xâm lấn, triều đình lập tức cử Hoàng Thân đem quân đi đánh dẹp. Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: “Tháng 11 năm Bính Dần (1026) xuống chiếu cho Khai Thiên Vương Phật Mã đi đánh Châu Diễn”(3). Năm 1031 mùa xuân người Châu Hoan làm phản. Tháng 2 ngày mồng 1 vua thân đi đánh Châu Hoan(4). Quân đi từ kinh sư đến đóng ở Châu Hoan, người châu ấy đầu hàng, xuống chiếu tha tội cho các Mục thú, sai Trung sứ vỗ yên mọi tầng lớp nhân dân. Đảm bảo được an ninh ở vùng đấttrạiNghệAn tức là đảm bảo ổn định nền chính trị, nên nhà Lý ngoài việc kiên quyết trấn những cuộc nổi loạn hoặc xâm lấn của ngoại bang, còn chú trọng và tích cực di chuyển dân nơi khác đến và củng cố chính quyền cấp địa phương ở Nghệ An. Sử chép: “Tháng 2 năm 1024 xuống chiếu lập trại Định Phiên ở địa giới phía nam Châu Hoan, cho quản giáo Lý Thai Giai làm trại chủ”(5). Lý Đạo Thành từng là đại thần của triều Lý cũng có thời gian được triều đình cử làm Tri Châu NghệAn (6). Để củng cố và phát triển vùng đất phên dậu quan trọng này, triều đình nhà Lý đã cử Lý Nhật Quang là con trai thứ tám của vua Lý Thái Tổ vào làm Tri châu Nghệ An. Lý Nhật Quang sinh năm Mậu Tý (988). Thuở nhỏ, Ngài được vua cha và hoàng tộc rèn cặp, bản tính thông minh, dĩnh ngộ. Lý Nhật Quang sớm bộc lộ khí chất dũng cảm, trung hiếu, cung cần và có tài kinh bang tế thế. Năm 1039, khi ở độ tuổi 51, Lý Nhật Quang được triều đình cử vào NghệAn trông coi việc tô thuế. Sách Việt điện u linh chép: “Được chọn làm việc tô thuế ở NghệAn giữ chức mấy năm, sợi tơ sợi tóc của dân không hề xâm phạm, nổi tiếng liêm trực, nhà vua càng quí mến, ban cho hiệu Uy Minh Thái tử, giao cho việc quản dân ở châu ấy”. Năm Tân Tỵ (1041), Lý Nhật Quang được bổ làm Tri Châu NghệAn và chọn vùng đất Bạch Đường để làm lỵ sở. Ở thế kỷ XI, Bạch Đường là vùng núi rừng có địa thế hiểm trở như thiên la địa võng. Ở đây, có sông Lam, con sông lớn nhất, đẹp nhất và hung dữ nhất của xứ Nghệ chảy uốn lượn qua, tạo ra cảnh trí sơn thủy hữu tình, địa linh nhân kiệt. Từ địa bàn này theo dòng sông Lam có thể xuống biển Đông hay lên tới biên giới Việt - Lào khá thuận tiện có thể vạch đường bộ đi sang miền Nghĩa Đàn, Quỳ Châu rồi vào Thanh Hóa và các tỉnh phía Bắc, hoặc đi vào phương Nam để sang các nước Chiêm Thành, Chân Lạp. Từ đây lan tỏa xuống vùng đồng bằng và ven biển NghệAn như Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Thanh Chương… cũng khá dễ dàng. Phủ lỵ châu NghệAn được Lý Nhật Quang đặt dưới chân núi Quả Sơn thuộc vùng Bạch Đường. Từ phủ lỵ này, Lý Nhật Quang có thể quản lý và khống chế được cả vùng đấtNghệAn từ các vùng ven biển, đồng bằng, trung du cho đến thượng du khá chặt chẽ và bền vững. Sau khi ổn định vùng lỵ sở Bạch Đường, Lý Nhật Quang tích cực chiêu mộ nhân dân và sử dụng cả tù binh để đẩy mạnh khai khẩn đất hoang với quy mô rộng khắp chưa từng có. Các vùng đất: Khe Bố, Cự Đồn ở Tương Dương, Nam Kim ở Nam Đàn, Hoàng Mai ở Quỳnh Lưu, Cửa Hội ở Nghi Xuân, Kỳ Anh dưới chân Đèo Ngang…. Tất cả đều do trí tuệ và công lao của Ngài tạo dựng lên. Để có lực lượng vũ trang làm chủ lực cho việc giữ vững vùng biên cương và an ninh chính trị trong nội bộ nhân dân, Lý Nhật Quang đã lập đạo quân Nghiêm Thắng, đại bản doanh đóng trên tả ngạn sông Lam, phía dưới Bạch Đường vài km. Về sau trên vùng đại bản doanh này nhân dân đã lập nên làng Nghiêm Thắng (nay thuộc xã Đông Sơn, huyện Đô Lương). Lý Nhật Quang đã chú ý khai thông hai con đường huyết mạch trên đấtNghệ An. Đó là con đường thượng đạo từ lỵ sở Bạch Đường ra Thanh Hóa và các tỉnh phía Bắc, con đường lên biên giới Việt Lào qua huyện Kỳ Sơn. Ngài còn tổ chức nạo vét kênh Đa Cái, đào kênh Bà Hòa để làm thông thương con đường thủy từ Bắc vào Nam, lập các trạiquân lương, trong đó có trại kho Bà Hòa để tích trữ lương thực phục vụ tích cực cho quốc kế dân sinh, hưng thịnh xứ sở. Đặc biệt, Lý Nhật Quang đã sáng suốt khởi xướng đắp đê sông Lam để ngăn lũ lụt, bảo vệ xóm làng. Ngày nay, con đê tả Lam sừng sững vững chãi ngăn nước lũ trên dòng Lam giang trong những ngày mưa to bão lớn rất hiệu quả. Thành quả kỳ diệu này được khởi nguồn từ trí tuệ và tấm lòng nhân văn một lòng vì dân, vì nước của Tri châu Uy Minh Vương Lý Nhật Quang. Công lao và sự nghiệp hiển hách, sáng ngời của Lý Nhật Quang đã được thần tích đền Quả Sơn chép một cách ngắn gọn như sau: “Ngài ở châu 19 năm, trừng trị bọn gian, khen thưởng người lành, khai khẩn đất hoang, chiêu mộ lưu dân, bọn vô lại phải im hơi, người dân về với vương được yên thân nghiệp. Ngài thường qua lại vùng này, vùng khác dạy nghề làm ruộng, chăn tằm, trồng cây cối, nuôi gia súc, có nhiều chính sách có lợi cho dân, làm cho nhân dân đoàn kết. Người đến kiện tụng thì lấy liêm sỉ, lễ nghĩa giảng dạy làm cho tự giác ngộ, ai nấy đều cảm hóa, không bàn đến kiện cáo nữa”. NghệAn từ một vùng đấttrại có nhiều biến động về nội trị và cả ngoại trị, nhưng từ khi triều đình ThăngLong cử Lý Nhật Quang đến trị nhậm, với những chính sách thân dân đầy trí tuệ và giàu lòng nhân văn, có tầm nhìn xa rộng nên NghệAn đã đi vào thế ổn định, chính trị vững vàng, kinh tế phát triển, nhân dân được hưởng thái bình hạnh phúc. Ngày 17 tháng 12 năm Đinh Dậu (1057), Lý Nhật Quang trút hơi thở cuối cùng tại lỵ sở Bạch Đường. Hình hài, thân thể của Ngài được nhân dân kính cẩn vùi trong cát bụi tại chân núi Quả Sơn, anh linh của Ngài đi vào cõi vĩnh hằng, sống mãi trong tâm thức nhân dân xứ Nghệ. Về sau Ngài đã hiển thánh, luôn luôn bảo quốc hộ dân. Lý Nhật Quang là người con của kinh thànhThăng Long, nhưng lại hiển thánh trên đấtNghệ An. Cuộc đời và sự nghiệp của Tri châu Uy Minh Lý Nhật Quang đã được nhân dân xứ Nghệ huyền thoại hóa. Ở trên đất xứ Nghệ, nhân dân đã lập hơn 36 ngôi đền để thờ Ngài, nhưng ngôi đền chính ở núi Quả Sơn là uy nghi, to lớn hơn cả. Ngày nay, du khách đến chiêm bái ngôi đền Quả Sơn vẫn được nghe huyền thoại về cái chết của Ngài: “Lý Nhật Quang trong trận cuối cùng đánh giặc Lão Qua đã bị trọng thương. Tuy giặc đã chém đầu Ngài, nhưng Ngài vẫn đặt đầu lên cổ và ngồi vững vàng trên lưng ngựa chạy về. Khi về đến thôn Thượng Thọ (nay là thôn Trạc Thanh, xã Lam Sơn) thì Ngài gặp một bà bán hàng chính là bà Bụt hóa thân. Ngài hỏi xin bà Bụt một mảnh đất. Bà Bụt bảo cứ men theo vệ cỏ may, ngựa chạy đến đâu thì đất của Ngài đến đó. Ngựa của Ngài chạy đến vùng đất hiện nay dựng đền Quả Sơn (nay thuộc xã Bồi Sơn) thì quỳ xuống. Lý Nhật Quang ngã ngựa, đầu lìa khỏi cổ, từ cổ Ngài òa ra một vũng máu. Chỗ ấy được mối đùn lên thành mộ gọi là mộ thiên táng. Người dân Bạch Đằng khi đi qua đây thường gặp va chạm, họ bèn lập một miếu tranh nhỏ để thờ Ngài”. Hành trạng công cán của Lý Nhật Quang nhiều khi cũng đã được nhân dân xứ Nghệ làm sống lại bằng những huyền thoại ly kỳ. Trong ký ức của người dân Con Cuông còn lưu giữ bền vững một câu chuyện truyền kỳ như sau: “Quân Lão Qua làm phản sang đánh phá miền Tây Nghệ An. Lý Nhật Quang đem đạo quân Nghiêm Thắng đi dẹp. Thắng trận rồi, khi khải hoàn quân về đến Khe Chè (nay thuộc Yên Khê, huyện Con Cuông), nhân dân vui mừng đưa trầu, rượu ra đón rước. Trước tấm lòng ngưỡng mộ thịnh tình của nhân dân địa phương, Lý Nhật Quang hể hả cầm cái điếu cày hút một hơi dài, rồi đặt điếu xuống đất. Nào ngờ chiếc điếu là một đoạn tre đằng ngà lộn ngược; nên sau đó, từ chiếc điếu mọc lên một cây tre cũng vít đầu xuống rồi mới trổ thẳng lên trời. Từ một cây tre trở thành một bụi tre. Ở Khe Chè có loại tre mọc ngược là vì vậy”. Cuộc đời và sự nghiệp hiển hách của Tri châu Lý Nhật Quang đã khách quan phản ảnh một cách sinh động giữa kinh thànhThăngLong và đấttrạiNghệAn có mối quanhệ lịch sử khăng khít. Triều đình ThăngLong muốn nền chính trị cả nước ổn định và phát triển thì phải chú trọng quan tâm giữ gìn an ninh trật tự, chấn hưng kinh tế, đưa lại cuộc sống ấm no, thái bình cho nhân dân Nghệ An. Trong tâm thế đầy hào khí đó, nhân dân NghệAn càng tin tưởng sắt son vào triều đình Thăng Long. Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, nhìn lại những trầm tích văn hóa Lý Nhật Quang để lại vững bền trên đấtNghệ An, ta thấy rõ được quanhệ sắt son, tốt đẹp giữa kinh thànhThăngLong và NghệAn là niềm tự hào rất chính đáng, góp phần thiết thực vào hành trang đưa Tổ quốc Việt Nam, đưa NghệAn vững bước trên con đường đổi mới hội nhập quốc tế để xây dựng cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân ngày càng được thịnh vượng, hạnh phúc hơn. Chú thích (1) Châu Diễn lúc đó tương đương với phía Bắc tỉnh NghệAn ngày nay. (2) Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội, 1993, tr 243. (3) Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập I chính biên, NXB GD, Hà Nội, 1998, tr 299. (4) Châu Hoan gồm phía Nam tỉnh NghệAn và Hà Tĩnh. (5) Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, NXB KHXH, Hà Nội, 1993, tr 247. (6) Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr 262. . trên đất trại Nghệ An. Công lao hiển hách của Lý Nhật Quang nói lên mối quan hệ khăng khít giữa kinh thành Thăng Long với đất trại Nghệ An dưới thời Lý. Đất Nghệ An dưới thời Lý là vùng trại, . Quan hệ giữa kinh thành Thăng Long với đất trại Nghệ An Đất Nghệ An dưới thời Lý là vùng trại, là biên viễn, phên dậu phía Nam của Tổ quốc trên đất Nghệ An, ta thấy rõ được quan hệ sắt son, tốt đẹp giữa kinh thành Thăng Long và Nghệ An là niềm tự hào rất chính đáng, góp phần thiết thực vào hành trang đưa Tổ quốc Việt Nam, đưa Nghệ