CILAMIR4LI ff 442 rE
TRUONG DAI HQC LAM NGHIEP VIET NAM KHOA KINH TE VA QUAN TRI KINH DOANH
KHOA LUAN TOT NGHIEP
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẦN LY VA SU DUNG DAT CUA THANH PHO HA LONG, TINH QUANG NINH
GIAI DOAN 2004 - 2009
NGANH: QUAN LY DAT DAI
MA SO: 403 Pw
ry | yor
%4
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Phạm Thanh Quế
Sinh viên Thực hiện : Nguyễn Thị Loan
Khóa học : 2006- 2010
Trang 2
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp, cùng với sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi còn được sự hướng dẫn nhiệt tình của cơ giáo
ThS Phạm Thanh Quế, đên nay tơi đã hồn thành đề tài này
Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo ThS Phạm Thanh Qué, các thầy cô trong bộ môn Quản lý đất đai đã từng bước dẫn dắt tôi giúp tôi nhận thức được nội dung đề tài một cách đúng đắn
và ban lãnh đạo, các phòng ban của phòng Tài nguyên và Môi trường TP Ha Long da tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực tập tại địa phương Vì thời gian có hạn, cùng với trình độ và khả năng chuyên môn của bản thân
còn hạn chế, hơn nữa đây là lần đầu tiên làm quen với công tác nghiên cứu
khoa học và làm việc ngoài thực tiễn do đó bài đề tài không tránh khỏi
những thiếu sót và khuyết điểm nhất định Tơi kính mong nhận được những
ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo cùng bạn bè để bài đề tài được hoàn
thiện hơn
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !
Xuân Mai, ngày15 thang Š năm 2010 Sinh viên thực hiện
Trang 3BDDH: BĐHT: BDQH: GCN: HTX: QCNQSDD: TNMT: TP: UBND:
CAC TU VIET TAT Ban dé dia hinh
Bản đồ hiện trạng
Bản đồ quy hoạch
Giấy chứng nhận
Hợp tác xã
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Tài nguyên môi trường
Thanh phd
Trang 4MUC LUC
2.1, Cơ sở khoa học và tính pháp lý của công tác quản lý và sử dụng đât 3
2.2 Tình hình quản lí và sử dụng đất của tồn quốc
2.3 Cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai của tỉnh Quảng Ninh
PHAN 3 na
MỤC TIÊU, DOI TUONG, PHAM VI, NỘI DỰNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 13
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
3.2 Giới hạn nghiên cứu
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.4 Phương pháp nghiên cứu -.14
PHÀN
KET QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của TP Hạ Long - tính Quảng Ninh
4.1.1, Điều kiện tự nhiên
4.1,2 Điều kiện kinh tế xã hội
4.2 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội gây áp lực đối với đất đai vờ
4.3 Tình hình sử đựng đất của Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
4.4 Đánh giá việc quản lý đất đai theo 8 nội dung quản lý Nhà nước về đất ở
đô thị của TP Hạ Long giai đoạn 2004 — 2009 24
4.4.1 Công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ Địa chính và định giá
các loại đất đô thị 25
31 34 4.4.2 Quy hoạch xây dung đô thị và kế hoạch sử dụng đất đô thị
Trang 54.4.4 Thu hôi đất để xây dựng đô th
4.4.6 Tình hình đăng ký vả cấp GCNQSDĐ của TP Hạ Long, Ninh
4.4.7 Làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất đô thị
4.4.8 Thanh tra, giải quyết các tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
sử lý các vi phạm về đắt đô thị 2053)
4.5 Nghiên cứu tình hình biến động sử dụng đắt „55 4.5.1 Tình hình sử dụng đắt năm 2004 55 4.5.2 Biến động diện tích đất theo mục đích sử đụng
4.6 Đánh giá chung
4.6.1 Các khó khăn trong cơng tác quản lý hành chính về đất đai của TP
Hạ Long oe)
4.6.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng đất
của TP.Hạ Long .64 4.6.2.1 Giải phap chung 64
PHAN 5: KET LUAN
Trang 6DANH MUC BANG BIEU
Biểu 01: Hiện trạng sử dụng đất đai phân theo đơn vị hành chính tinh
Quang Ninh
Hinh 4.1.1: Ban dé hanh chinh tinh Quang Ninh
Biểu 02: Cơ cấu lao động trên địa bàn Thành phó Hạ Long .
Biểu 03: Cơ cấu điện tích theo mục đích sử dụng đất và đối tượng sử dụng,
quản lý đất (đến ngày 01/01/2010)
Biểu 04: Kết quả đo đạc, lập bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu | quản lý đất đai đến ngày 02/8/2009 22St2121122x2x2xcrrrerrrrrre
Biểu 05 : Bảng giá đất của TP Hạ Long năm 2009 .- -.- :-: -
Biểu 06: Kế hoạch sử dụng đất của Thành phố Hạ Long năm 2010 —
Biểu 07: Thống kê diện tích đất được giao, được thuê, được chuyển mục
dich sit dung
Biểu 08: Tình hình thu hồi dat, b
Biểu 09: Biểu thống kê diện tích cấp GCNQSDĐ nơng nghiệp
Biểu 10: Kết quả cắp GCNQSDĐ ở đô thị của TP Hạ long, tỉnh QN Biểu 11: Tình hình đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ ở nông thôn của Thành
ĐHƠ Hã TƠ :occccci1 ƠNG có:,4PỀ®:coccccnnhnnoacorrnagnnenrtUsEosois05v0,
Biểu 12: Kết quả cắp GCNQSDĐ lâm nghiệp của TP Hạ Long, tỉnh Quảng Niih (iến ngày BÁU kề YG:: tỏi nohiguá0G00G0000500101G01186101000.0826 |
Biểu 13: Tình hình giải quyết don thư trong năm 2009 của TP Hạ Long
thường, 'ợ và tái định cư năm 2009
Biểu đồ 01: Cơ cấu sử dụng đất năm 2004 của TP Hạ Long -
Biểu 14 : Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng năm 2009 so với năm 2008 và năm 2004
Biểu đồ 02 : Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2004 — 2009 Biểu đồ 03: Biển động diện tích đất phi nông nghiệp giai đoạn 2004 - 2009 Biểu đồ 04: Biến động diện tích đất chưa sử dụng giai đoạn 2004 — 2009
Trang 7PHAN 1
MO DAU
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng không chỉ riêng gì một
địa phương, một quốc gia mà nó còn là vấn đề chung của toàn cầu Bởi đất đai
chính là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì có thẻ thay thế được của ngành sản xuất nông nghiệp, là sản phẩm tự nhiên có trước lao động và là điều kiện tự
nhiên của lao động Đối với các ngành sản xuất khác, đất đai có nghĩa là nền móng cho việc xây dựng cơ sở vật chất như nhà xưởng, kho bãi, Ngay từ khi
loài người biết chăn nuôi, trồng trọt thì vấn đề sử dụng đất khơng cịn đơn giản
nữa bởi vì nó phát triển song song với những tiến bộ của nền khoa học kỹ
thuật, kinh tế xã hội và chính trị Khi xã hội càng phát triển thì giá rị của đất
càng cao và luôn giữ vị trí quan trọng như Mác đã khẳng định: “Lao động la
cha, đất là mẹ sản sinh ra của cải vật chất”
Ngoài ra đất đai còn là thành phần của môi trường sống, là địa bàn
phân bố các khu dân cư, các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc
phòng Do vị trí quan trọng của đất đai liên quan đến sự phát triển hoặc suy
thoái nền kinh tế của mỗi quốc gia nên ln ln địi hỏi chúng ta phải có biện
pháp tổ chức, quản lý sử dụng đất sao cho hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả
Điều này được thể hiện rõ trong Luật đắt đai của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 1993 lấy Hiến pháp năm 1992 làm nền tảng Điều 1
Luật đất đai năm 1993 đã quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước thống nhất quản lý Nhà nước giao đắt cho các tỗ chức kinh tế, đơn vị vũ
trang nhân dan, co quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ôn định lâu dai ”
Ö Việt Nam hiện nay, đất không rộng, người lại đơng, tổng điện tích tự
nhiên khoảng 33 triệu ha (chỉ tính riêng phần đất liền) thuộc loại trung bình
đứng bàng thứ 60 trong 160 nước trên thế giới Bình quân diện tích đầu người
rất thấp, chỉ khoảng 4500 m?/người, bình qn diện tích đất nơng nghiệp tính theo đầu người thấp 1080 m?/người Cả nước có hơn 15 triệu hộ gia đình sinh
sống ở vùng nông thôn, hơn 3 triệu hộ sống ở vùng đô thị với mức độ tăng
Trang 8trưởng dân số tự nhiên, chỉ số bình quân đất tự nhiên và đất nơng nghiệp tính
theo đầu người của nước ta trong tương lai còn giảm Vì vậy, việc quản lý và sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả, góp phần vào cơng cuộc phát triển kinh
tế xã hội của đất nước là một yêu cầu cực kỳ bức thiết, mang ý nghĩa chiến lược trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai và chúng sẽ là công cụ giúp giải quyết các vấn đề sau:
- Làm cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai
- La điều kiện để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong
phạm vi lãnh thổ, đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm
và có hiệu quả cao nhất
~ Xây dựng và ban hành các văn bán pháp quy về quan lý và sử dụng đất thông qua công tác điều tra đo đạc, thành lập bản đồ địa chính nhằm phục
vụ đắc lực cho cơng tác hồn thành hệ thống hồ sơ địa chính, công tác giao đất
cho thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và đặc biệt là công tác quy hoạch sử dụng, đất sau nay
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn khách quan trên, đồng thời được sự nhất
trí của khoa kinh tế và quản tri kinh doanh trường đại học lâm nghiệp, dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của cô giáo ThS Phạm Thanh Qué, cán bộ giảng day bộ
môn quản lý đất đai, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu cơng tác quản lí và sử dụng đất của Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giai
Trang 9PHAN 2
TONG QUAN VE VAN DE NGHIEN CUU
2.1 Cơ sở khoa học và tính pháp lý của công tác quản lý và sứ dụng đất Hiện nay dân số ngày càng gia tăng, cùng với nó là nhu cầu sử dụng dat
ngày càng lớn Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới các mặt như kinh tế, xã
hội, đặc biệt là đất đai Chính vì vậy việc sử dụng đất đai sao cho hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả là một như cầu tắt yếu, khách quan đối với mọi quốc gia
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 - điều
12 ghi rõ: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa” Mọi quan hệ xã hội đều được chỉ phối bởi các quy
phạm pháp luật, quan hệ đất đai bị chỉ phối bởi các quy phạm về đất đai Trong giai đoạn hiện nay, từ Hiến pháp năm 1980 đến Hiến pháp 1992, từ Luật đất
đai năm 1988 đến Luật đất đai 1993, Nhà nước ta điều khẳng định: “Đất đai
thuộc sở hữu toàn din do Nha nước thống nhất quản lý” Với chế độ sở hữu
như vậy, Nhà nước đã hướng mọi hoạt động của các cơ quan quan ly đất đai và người sử dụng đất theo mục tiêu đề ra là: “Toàn bộ ruộng đất trong cả nước
déu do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và kế hoạch chung, nhằm
đảm bảo ruộng đất được sử dung hop ly, tiết kiệm và phát triển theo hướng di lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa ”
Để thực hiện mục tiêu trên, Nhà nước đã xây dựng một cơ sở cho công
tác quản lý sử dụng đất Cơ sở này dựa trên những đặc điểm riêng: Kinh tế xã hội, chế độ chính trị của Nhà nước Từ đó, hệ thống pháp luật và chính sách
đất đai đã được hình thành với trên 180 văn bản pháp quy, trong đó có trên 80 văn bản có hiệu lực trên phạm vỉ cả nước, trên 100 văn bản hướng dẫn các cấp tỉnh nhằm hướng mọi hoạt động của cơ quan quản lý thực hiện theo đúng mục tiêu đề ra Từ đó có thể thấy rằng cơ sở khoa học của công tác quản lý và sử dụng đất được thể hiện thông qua những quy định trong hệ thống các văn bản pháp luật của Nhà nước
Trang 10- Chỉ thị 231/TTg ngay 24/09/1974 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Tăng cường công tác quản lý ruộng đất”
-_ Điều 19, 20 trong Hiến pháp năm 1980 và Điều 17, 18 trong Hiến pháp
năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định về chế độ
ruộng đất: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý” Sau đó được tiếp tục thê hiện tại Điều 1 của Luật đất đai năm 1988 và Luật đất đai năm 1993
Nhằm không ngừng đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng đất trong cả nước, ngày 01/07/1980, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 201/CP về tăng cường thống nhất quản lý ruộng đất trong cả nước Trong đó có quy định các nội dung của công tác quản lý Nhà nước đối với đất đai:
1 Điều tra, khảo sát và phân bồ các loại đắt 2 Quy hoạch sử dụng đắt
3 Giao đất, thu hôi đất, trưng dung dét
4 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý và sử
dụng đất
5 Thống kê, đăng ký đất
6 Giải quyết tranh chấp đất
7 Quy định các chế ô, thể lệ để quản lý việc sử dụng đất và tổ chức thực hiện các chế độ và thể lệ ấy
Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai ngày càng được hoàn thiện,
phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội: Điều 9 Luật đất đai 1988 và điều 13 Luật đất đai 1993 có nêu 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, tạo cơ sở
pháp lý cho công tác quản lý và sử dụng đất đai trong cả nước
Bảy nội dung có mối quan hệ chặt chế với nhau, nội dung này làm tiền đề, cơ sở để thực hiện nội dung kia Vì vậy, trong công tác quản lý đất
đai không thể thiếu bất cứ nội dung nào và công tác quản lý đất đai chỉ
thực sự có hiệu quả khi chúng ta phối hợp chặt chẽ và thực hiện đồng bộ
Trang 11Sau đó đến năm 1998, 2001 thì Luật đất đai năm 1993 lại được sửa
đổi bổ sung, thể chế hố các chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước, tạo ra hành lang pháp lý cho việc quản lý và sử dụng đất Góp phần củng cố chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, đồng thời nâng cao trách nhiệm, nghĩa
vụ và quyền lợi của người sử dụng đất Năm 2003 Quốc Hội khố XI, đã thơng qua Luật đất đai mới: Luật đất đai 2003 — Đây là văn bản có tính
pháp lý cao nhất
Cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai gồm 13 nội dung, riêng đối với đất đơ thị, Chính phủ có Nghị định số 8&/CP ngày 17/08/1994 Trong Nghị định này có quy định về 8 nội dung quản lý Nhà nước về đất đô thị:
1 Công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đơ địa chính và định giá các loại đất đô thị
2 Quy hoạch xây dựng đô thị và kế boạch sử dụng đất đô thị 3 Giao đất, cho thuê đất đô thị
4 Thu hồi đất để xây dựng đơ thị
5 Ban hành chính sách và có kế hoạch xây đựng cơ sở hạ tầng khi sử dụng đất đơ thị
6 Đăng kí và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị 7 Lam thi tục chuyển quyền sử dụng đất đô thị
8 Thanh tra, giải quyết các tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và sử lý các vi phạm về đất đô thị
Trên cơ sở quản lý hành chính Nhà nước về dat dai, Nha nước thống
nhất quản lý quỹ đất trên phạm vỉ cả nước, nắm bắt tình hình đất đai cả về
số lượng, chất lượng và hiện trạng sử dụng đất
~ Về mặt số lượng: Nắm chắc toàn bộ diện tích đất đai, sự phân bố và từng chủ sử dụng đất đối với tất cả các loại đất trên từng đơn vị hành chính
- Về mặt chất lượng: Nắm được đặc điểm, tính chất lý hoá học của các loại đất, từ đó mới có cơ sở đề xuất các biện pháp tác động vào đất
theo chiều hướng có lợi, đặc biệt là đất sản xuất nông — lâm nghiệp
Trang 12- Vé hién trang sir dung đất: Phải nắm vững được mục dich sử dụng
đất hiện tại của các thửa đất, xem sử dụng có đúng theo quy hoạch và kế
hoạch hay không Sử dụng đất hợp lý và hiệu quả chưa
Trên cơ sở đó Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo đúng quy
hoạch và kế hoạch, đáp ứng được các mục tiêu phát triển về kinh tế - xã
hội, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong quá trình sử dụng đất như ý thức bảo vệ đất, cải tạo đất tốt hơn và giúp họ yên tâm đầu tư sản
xuất trên mảnh đất của mình để khơng ngừng đem lại hiệu quả kinh tế cao
nhất và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước theo đúng quy định của
pháp luật
2.2 Tình hình quản lí và sử dụng đất của toàn quốc
Ở nước ta, quá trình hình thành và quản lý đất đai trải qua nhiều giai đoạn khác nhau Đất đai nói chung và đất nơng nghiệp nói riêng bị chia cắt
phân tán và manh mún Cả nước có khoảng 75 triệu thửa đất nông nghiệp Đắt nông nghiệp, lâm nghiệp, nương ray đan xen không phân biệt ranh giới trên thực địa
Tổng diện tích của cả nước là 33.115,00 ha Đất đang sử dụng là 28.383 ha chiếm 85,71% tổng quỹ đất, đất chưa sử dụng là 4.732,1 ha chiếm 14,29% (Theo số liệu của Bộ TNMT (2010) Báo cáo về kết quả tổng kiểm kê đất đai 2009 của cả nước và kế hoạch sử dụng đất cả nước giai
đoan 2010 — 20135) trong đó:
e Nhóm đất nơng nghiệp là 24.997,2 ha chiếm 75,49% tổng diện tích dat tự nhiên
e Nhóm đất phi nơng nghiệp là 3.385,8 ha chiếm 10,22% tổng diện tích đất tự nhiên
© Nhóm đất chưa sử dụng là 4.732,1 ha chiếm 14,29% tổng điện tích đất tự nhiên
Thực hiện nghị quyết số 201/QĐÐ - ĐKTK và Thông tư số 302/TT -
Trang 13lâm nghiệp vào sử dụng ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân các
tỉnh, thành phố trong cả nước đã tiến hành triển khai việc đăng ký đất đai,
lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến cơng tác quản lí đất đai, điều đó thể hiện ở việc triển khai nội dung quản lí đất nơng nghiệp nhằm thực
hiện Chỉ thị 100 - CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (ngày
13/01/1981) về việc mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động trong
hợp tác xã nông nghiệp, triển khai Nghị quyết 10 - NQ/TW của Bộ Chính
trị về đổi mới kinh tế nông nghiệp Dự thảo lần 1 Luật đất đai đầu tiên ở
nước ta bắt đầu từ năm 1981 và đến ngày 29/12/1987, Quốc hội khoá VIII
thơng qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 08/01/1988 Sau 5 năm hoạt động cùng với những bước phát triển và sự đổi mới của đất nước, Luật đất
đai 1988 đã bắt cập thiếu phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới Tới ngày 01/07/1993, Quốc hội khoá IX đã thông qua Luật đất đai sửa đổi 1993 và chính thức có hiệu lực từ ngày 15/10/1993 Tiếp sau đó, trên cơ sở Luật đất đai năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998 và năm 2001, Luật đất đai năm 2003 là Bộ Luật đầy đủ nhất đánh đấu một bước mới trong công tác quản lí và sử dụng đất đai
của cả nước Tổng cục địa chính đã xây dựng nhiều văn bản hướng dẫn về
việc đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cắp GCNQSDĐ, tăng cường
chức năng kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn ở các địa
phương trên 3 lĩnh vực này Chỉ đạo các địa phương tham mưu xây dựng
hệ thống pháp lý hồ sơ địa chính, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa hình, địa
chính để cấp GCNQSDĐ Đặc biệt là việc đơn giản hoá thủ tục cấp GCNQSDĐ đã có những bước tiến đáng kể so với trước Vì vậy, để dam
bảo yêu cầu công tác quản lý và sử dụng đất trong thời gian qua, Đảng và
Nhà nước đã có chủ trương biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể:
Về công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính và định giá đát:
+ Để phục vụ tốt cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai đặc biệt
Trang 14được gấp rút được hoàn thành, cập nhật và chỉnh lý kể từ khi Thông tư 99/2006-TT.BTNMT của Bộ TNMT ban hành về công tác xây dựng và bảo vệ cơng trình đo đạc
+ Nhằm quản lý thị trường đất đai một cách hợp lý Chính phủ đã ban
hành Nghị định 123/2007/NĐ - CP ngày 27/7/2007 về sửa đổi, bỗ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ - CP ngày 16/11/2004 về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất
Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Bộ TNMT đã chỉ đạo và trình
Chính phủ xong quy hoạch sử dụng đất cả nước tới năm 2010 và kế hoạch
chuyển dịch đất nông nghiệp, lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào mục đích khác Việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các Tỉnh, Thành
phố trực thuộc Trung ương đã đi vào nề nếp, đến nay đã có 64/64 Tỉnh,
Thành phố đã xây dựng xong kế hoạch sử dụng đất và 62 Tỉnh, Thành phố được Chính phủ phê duyệt
Về đặng ký đất đai, cắp GCNQSDĐ:
+ Đối với đất nông nghiệp: Tình hình triển khai cấp GCNQSDĐ trên phạm vi cả nước tính đến 31/12/2007: Cả nước đã cấp được khoảng 91.30% tổng số hộ sử dụng đất nông nghiệp Số xã đã cấp giấy chứng nhận
là 9.754 xã trong tổng số 9.942 xã có đất nơng nghiệp (đạt 98,10%); Diện
tích đã cấp giấy chứng nhận là 9.745.441,50 ha; Số giấy chứng nhận đã cấp
là 12.146.227 giấy Trong đó số hộ được cấp là 11.665.143 hộ đạt 95,61% tổng số hộ sử dụng đất nông nghiệp với diện tích là 9.224.346,5 ha Cấp cho tổ chức với số giấy chứng nhận là 2.779 giấy với điện tích 408.244,4ha
+ Đối với đất ở nông thôn và đất ở đơ thị: Tính đến nay cả nước đã
có 1.598 phường thị trấn cấp giấy chứng nhận và đã cấp cho 1.688.542 hộ,
tương ứng với diện tích 26.160,3 ha chiếm 32,64% tổng số phường thị trần trong cả nước, số giấy chứng nhận đã cấp là 1.640.518 giấy (đạt 32,7%)
Trong đó giấy chứng nhận cấp theo Nghị định 60/CP là 613.261 giấy (đạt
Trang 15+ Đối với đất lâm nghiệp: Sau khi chuyển nhiệm vụ giao, khoán và
cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp từ ngành kiểm lâm sang ngành địa chính, cơng
tác cắp GCNQSDĐ lâm nghiệp đã có tiến triển khá Đến nay có 195.697 hộ trên tổng số 446.944 hộ đã được giao đất lâm nghiệp được cấp GCNQSDĐ đạt 43,79% số hộ sử dụng với diện tích là 909.871 ha đạt
16,98% diện tích đất lâm nghiệp đã được giao
Về thanh tra, giải quyết các tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và sử lý các vi phạm về đất đô thị:
+ Hiện nay đã có 32 Bộ, cơ quan Trung ương và 26 địa phương hoàn thành thanh tra kiểm tra, phát hiện sai phạm hơn 175 tỷ đồng và 545 ha
đất, đã thu về 47 tỷ đồng và 540 ha đất
+ Ở các địa phương có khiếu kiện phức tạp chủ yếu là lien quan tới
đền bù giải phóng mặt bằng nhưng nhìn chung tình hình khiếu nại, tố cáo
trên cả nước trong năm qua giảm do các cấp chính quyền tập trung vào
việc chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo Theo báo cáo của 14 Bộ ngành và
43 Tỉnh, Thành phố trong cả nước, tính đến thời điểm hiện nay các cơ quan
hành chính Nhà nước đã giải quyết 1554/5931 vụ khiếu nại và 164/355 vụ tố cáo Qua đó đã thu hồi cho Nhà nước và trả lại cho công dân 722 triệu đồng, 2.696 mỶ đất, kiến nghị sử lý hành chính 314 người
Có thể nói rằng, việc triển khai thực hiện các chính sách pháp luật về
đắt đai, việc triển khai công tác quản lý và sử dụng đất ở nước ta trong thời
gian qua đã thu được kết quả rất khả quan tạo ra sự chuyển biến tích cực
trong cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai Tuy nhiên có một số nội dụng
thực hiện chưa đồng bô, chất lượng và hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng
được nhu cầu đông đảo của nhân đân Cho đến hiện nay các tỉnh mới cơ
bản hoàn thành việc cáp GCNQSDĐ đối với đất nơng nghiêp Cịn với đất ở, đặc biệt là đất ở đô thị, đất lâm nghiệp thì cơng tác thống kê, cấp GCNQSDĐ mới đạt tỷ lệ còn thấp Nguyên nhân là do một số địa phương
Trang 16chỉnh lý.Việc lập quy hoạch sử dụng đất vẫn chưa trên tầm vĩ mô nên tình
trạng sử dụng đất vẫn còn phân tán manh mún, không tập trung, điều này
đã làm cản trở cho q trình cơng nghiệp hố hiện đại hố nơng nghiệp và
nông thôn Việc phân định ranh giới giữa đất nông nghiệp và đất lâm
nghiệp vẫn chưa rõ ràng Vì vậy gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung
2.3 Công tác quản lý Nhà nước về đất đai của tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là tỉnh thuộc vùng Đơng Bắc Bộ, phía Đơng tiếp giáp Trung
Quốc, có cửa khẩu quốc tế Móng Cái Phía Đơng và Đơng Nam giáp biển Địa
hình chủ yếu là đồi núi, nên có tiềm năng để phát triển lâm nghiệp, du lịch và hình
thành các khu công nghiệp tập trung
Quảng Ninh có 10 huyện, 2 thị xã và hai thành phó cấp 2 đó là: Thành phố
Ha Long, Thành phố Móng Cái, thị xã ng Bí va Cam Pha, huyện Đơng triều, n Hưng, Hồnh Bồ, Vân Đồn, Ba Chẽ, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Bình Liêu, Cơ Tơ
Quảng Ninh có quỹ đất dồi dào với 609897,94 ha trong đó 75.370 ha là đất
nông nghiệp đang sử dụng, 146.019 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất
có thể trồng cỏ cho chăn nuôi, khoảng gần 20.000 ha có thể trồng cây ăn quả Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai những năm gần đây, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh đã bắt tay vào công, việc kiện tồn, củng có hệ thống tổ chức bộ máy ngành Về cơ bản đến nay tại
các huyện và các xã trong tinh không ngừng củng cố cả về số lượng và chất
lượng đội ngũ cán bộ địa chính, đáp ứng kịp thời sự chuyển biến của quá trình
sử dụng đất trong giai đoạn mới
* Tình hình quản lý và sử dụng đất toàn tỉnh trong thời gian qua:
Từ năm 2005 đến nay, được sự hướng dẫn của Bộ TNMT theo thông tư số
Trang 17Kết quả của công tác quản lý, sử dụng đất toàn tỉnh Quảng Ninh đến ngày 01/12/2009: được thẻ hiện chỉ tiết qua biểu 01:
Tổng quỹ đất tự nhiên của toàn tỉnh là 609897,94 ha, trong đó đất nơng nghiệp là 363207 ha (chiếm 59,55%), đất phi nông nghệp là 75872,37 ha (chiếm 12,44%), đất chưa sử dụng là 170818,57 ha (chiếm 28,01%) Qua đó ta
thấy, diện tích đất chưa sử dụng của cả tỉnh khá lớn tập trung ở vùng núi và ven
biển, nguyên nhân là do đặc thù của đất vùng than, sau khi khai thác đã để lại diện tích các hầm mỏ là đất trống đồi trọc không sử dụng được bị bỏ hoang
'Về công tác do đạc và thành lập bản đồ địa chính, đã đo được 380.000
ha (chiếm 60% diện tích tồn tỉnh) Đo đạc trên địa bàn 89/186 phường, xã, thị
tran thuộc 6/14 huyện, thị xã, thành phố Còn lại 8 huyện chưa được do đạc
thành lập bản đồ địa chính chính quy là: Bình Liêu, Tiên Yên, Hải Hà, Ba Ché, Vân Đồn, Hồnh Bồ, Đơng Triều, Cơ Tô
Hiện nay việc cắp GCNQSDĐ trên địa bản cả tỉnh diễn ra như sau: - Đất ở đô thị: đến nay toàn tỉnh đã cáp được 122.893 GCNQSDĐ ở đô thị, chiếm 92,95% tổng số giấy cần cấp
- Đất lâm nghiệp: đã cấp giấy cho 66.033,23 ha, chiếm 45,22% diện
tích đất lâm nghiệp tồn tỉnh
- Đất nuôi trồng thuỷ sản: đã cấp là 2.731 giấy trong tổng số 3.897 giấy cần cấp, đạt 70,1% Đây tuy chưa phải là kết quả cao nhưng đáng khích lệ, vì
trong những năm gần đây, Quảng Ninh mới phát triển ngành ngư nghiệp
- Đất ở nông thôn: đã cấp 131.575 giấy chiếm 95,9% số giấy cần cấp
Viée quan ly sử dụng đất cho tới nay được thực hiện luôn dựa vào lợi
ich của người dân, thực hiện đúng chỉ tiêu và phương châm của Đảng và Nhà
nước đề ra.Như vậy công tác quản lý và sử dụng đất của tỉnh Quảng Ninh cho tới nay đã thực hiện được là khá tốt Nhưng trong những năm tới đây, tỉnh
Quảng Ninh vẫn còn rất nhiều việc phải làm, và cần phải có một chính sách đất
đai thích hợp hơn nữa nhất là trong khâu bồi dưỡng nhân lực và sự quan tâm
đúng mức của các cấp Đảng uỷ từ tỉnh xuống xã Phải tìm ra một giải pháp hợp
lý và thực sự coi đó là nhiệm vụ trọng tâm
Trang 18PHAN 3
MUC TIEU, DOI TUQNG, PHAM VI, NOI DUNG VA PHUONG PHAP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
~ Đánh giá công tác quản lý đất đai theo 8 nội dung quản lý Nhà nước về
đất ở đô thị của TP Hạ Long giai đoạn 2004 — 2009
- Đánh giá tình hình sử dụng đất của thành phố Hạ Long từ năm 2004 —
2009
- Đề suất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các công tác quản lý và sử
dụng đất của thành phó Hạ Long, tỉnh Quang Ninh
3.2 Giới hạn nghiên cứu
Đề tài chỉ tiến hành tập trung tìm hiểu tình hình và đánh giá công tác quản lý và sử dụng đất năm 2009 và đánh giá biến động so với năm 2004 cho
các loại đất sau:
« Đấtở
Đất lâm nghiệp Đất nơng nghiệp
¢ Cac khu tham quan, du lịch 3.3 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng quản lý sử dụng đất của Thành phố Hạ Long năm
2009
- Đánh giá việc quản lý và sử dụng đất theo 8 nội dung quản lý Nhà nước
về đất đô thi (Theo điều 10 ~ NÐ 88/CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ)
- §o sánh biến động về hiện trạng sử dụng đất của Thành phố Hạ Long
giai đoạn 2009 với 2 năm 2004 và 2008
- Tìm ra nguyên nhân gây áp lực đến việc quản lý và sử dụng đất của
Thanh pho
- Đề suất một số giải pháp nhằm thúc đầy, tăng cường công tác quản lý và
Trang 193.4 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập số liệu
+ Tổng hợp các số liệu và tài liệu có sẵn tại các cơ quan quản lý Nhà
nước của TP Hạ Long có liên quan đến việc quản lý và sử dụng đất trên địa
bàn Thành phó
+ Trên cơ sở đó phân tích và sử lí số liệu
* Phương pháp chuyên gia
+ Thu thập những tài liệu, văn bản pháp lý, các cơng trình khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu sử dụng để tham khảo
+ Ngồi ra đề tài cịn tham khảo ý kiến của những nhà chuyên môn về vấn đề quản lý đất đai
*' Phương pháp phỏng van
+ Phỏng vấn trực tiếp các hộ sử dụng đất
+ Trao đổi, tham khảo ý kiến của các cán bộ phụ trách các ban ngành
Trang 20PHAN 4
KET QUA NGHIEN CUU
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của TP Hạ Long - tỉnh Quảng
Ninh
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý
Thành phố Hạ Long là thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh, voi diện tích đất tự nhiên là 271,95 km”, nằm ở Tây Bắc Vịnh Bắc bộ, trên trục đường quốc lộ 18A, cách Hà Nội 165 km về phía Tây theo quốc lộ 18A, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 70 km về phía Tây Nam theo quốc lộ 10, và cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái 180 km theo quốc lộ 18A
TRUNG QUOC BAC GIANG VINK HA LONG
Trang 21Vị trí địa lý của Thành phó Hạ Long :
Phía Bắc — Tây Bắc giáp huyện Hồnh Bồ Phía Đơng - Đông Bắc giáp thị xã Cảm Phả
Phía Tây — Tây Nam giáp huyện n Hưng Phía Nam thơng ra biển, giáp Vịnh Hạ Long Giới hạn về toạ độ địa lý của thành phố Hạ Long là :
+ Theo vĩtuyến : tir 20°55’ dén 21°05’ vi dé Bac + Theo kinh tuyến :_ từ 106°50° đến 107°30° kinh độ Đơng + Địa hình
Thành phố Hạ Long có địa hình đa đạng và phức tạp, là một trong
những khu vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả đồi
núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt:
+ Vùng đổi núi bao bọc phía Bắc và Đơng Bắc (phía bắc quốc lộ 18A.)
chiếm 70% diện tích đất của thành phó, có độ cao trung bình từ 150m đến 250m, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504m Dai đổi núi này
thấp dần về phía biển, độ dốc trung bình từ 15 ~ 20%, xen giữa là các thung
lũng nhỏ hẹp
+ Vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A, độ cao trung bình từ 0,5m đến 5m
+ Vùng hải đảo là toàn bộ vùng vịnh, với hơn 1900 hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo đá Riêng đảo Tuần Châu rộng trên 400 ha nay đã có đường nồi với
quốc lộ 18A đài khoảng 2km + Khí hậu
Thành phó Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có hai mùa
rõ rệt Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,7°C, đao động không lớn từ 16,7°C đến 28,6°C Lượng mưa trung bình một năm là 1832mm, phân bố không đều theo 2 mùa Mùa hè, mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80 - 85% tổng
lượng mưa cả năm, vào mùa khô, đặc biệt là vào tháng 12 và tháng 1 chỉ
Trang 22Do những đặc điểm về địa hình và vị trí địa lý, ở TP Hạ Long có hai
loại hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió Đông Bắc về mùa đông và gió Tây Nam về mùa hè
Ha Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão lớn,
sức gió mạnh nhất trong cơn bão thường là cấp 9, cấp 10
+ Tài nguyên thiên nhiên
- Tai nguyên đất: Gồm có 2 loại chính, nhóm đất bằng ven biển chủ yếu là đất nhiễm mặn trong đó đất cát ven biển chiếm 222 ha, đất mặn là 2061 ha,
đất ngập mặn là 1300 ha, đất ít mặn là 1500 ha, đất mặn chua là 341 ha, đất
chua mặn 230 ha, ngoài ra còn đất ngọt phù sa đọc theo các sông, suối là 142
ha Nhóm dat thứ hai là đất vùng đồi núi gồm 891,82 ba, trong đó có 667,82 ha là đất trồng lúa nước
- Tài nguyên khoáng sản: Chù yêu là than đá và vật liệu xây dựng gồm có đá vơi, đất sét, cao lanh Đáng kể nhất là đá vôi, trữ lượng 1,3 tỉ tấn, hàm lượng CaO đạt 54,36% Đất sét có trữ lượng 41,5 triệu tấn chủ yếu nằm ở
Giếng Day, noi san xuất gạch ngói nỗi tiếng cả nước
- Tài nguyên du lịch: Gắn liền với Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế
giới cùng với gần 1000 hịn đảo, trong đó đã có 300 hịn đảo đã có tên Đặc biệt khu di tích văn hố núi Bài Thơ, cơng viên Hồng Gia và đảo Tuần Châu
luôn hấp dẫn được nhiều du khách trong nước và ngoài nước
- Tài nguyên biển: Với 50km bờ biển có diện tích bãi triều lớn như Vịnh
Cửa Lục, Yên Cư, Đại Đán, xung quanh đảo Tuần Châu Rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản Đây cũng là vùng công nghiệp đóng tàu và cảng biển
nỗi tiếng, với cảng nước sâu Cái Lân và nhà máy đóng tàu Hạ Long
- Tài aguyên rừng: Độ che phủ thấp, chỉ đạt 16,68% Hiện nay TP.Hạ Long còn có khoảng 3923 ha đất đồi trọc và đồi cỏ, có các loại cây bụi, mở ra
khả năng phát triển trồng rừng ở những năm tiếp theo
Trang 232000mm/năm, nhưng do địa hình đốc, nước đồ thẳng xuống biển Nguồn nước
ngầm trữ lượng không lớn
+ Hệ thống giao thông
Đến nay, về cơ bản các tuyến giao thông đến Thành phố đã tạo thành
một mạng lưới khá hoàn chỉnh và được nâng cấp về cơ bản Hoàn thành dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 18, Quốc lộ 10, Quốc lộ 183 Hệ thống đường nội thị cũng đã được đầu tư nâng cắp mở rộng bao gồm cả hệ thống vỉ hè, thoát nước
Về đường thủy: Tắt cả các phương tiện vận chuyển khách du lịch đường
thuỷ từ các tỉnh, thành phố và từ nước ngoài, kể cả tàu du lịch viễn dương có trọng tải lớn đều có thể cập cảng nước sâu Cái Lân
* Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên của Thành phố Hạ Long
Thuận lợi: Đây là nơi có nhiều tài nguyên đặc biệt là than, hay tài
nguyên du lịch, Lại có tuyến đường quốc lộ 18A chạy qua nên đã có nhiều
thuận tiện cho việc giao lưu buôn bán hàng hoá, du lịch, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế của toàn Thành
phố Đây cũng là địa bàn lý tưởng cho các tổ chức, cá nhân muốn mở rộng quy
mô sản xuất, kinh doanh dưới dạng cơng ty, xí nghiệp, Và đồng thời cũng đem lại cho Nhà nước một khoản thu lớn từ các ngành sản xuất và đặc biệt là
du lịch
Khó khăn: Do là nơi tập trung các đầu mối giao lưu mua bán, lại gần cửa
khẩu nên tệ nạn xã hội còn nhiều, người dân trong vùng còn thiếu hiểu biết về
tài nguyên đất đai nên việc quản lý đất đai thường gặp nhiều khó khăn, người
dân thường xuyên đến trực tiếp phòng hoặc sở Tài nguyên và Môi trường để
kiện cáo, đòi quyền lợi về sử dụng đất
Ngoài ra cũng bởi là một nơi giao thương, mới phát triển về kinh tế xã hội nên còn nhiều vấn đề của người dân liên quan đến việc chuyển đổi mục
đích sử dụng các thửa đất, thuế chấp nhằm mục đích tăng về kinh tế nên việc
quản lý gặp nhiều khó khăn, vướng mắc
Việc giải quyết tranh chấp đất đai còn nhiều vấn đề nan giải, do trước
Trang 24mà giấy tờ không đẩy đủ nên gây ra mâu thuẫn, lấn chiếm dắt đai, quyền sở
hữu Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng đến việc quản lý sử dụng đất nhất là trong công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất
4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội * Dân số và lao động
“Theo số liệu thống kê mới nhất thì dân số trung bình của Thành phố Hạ Long năm 2008 là 207.671 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 2,6%, phân bố
không đồng đều giữa các phường, xã trong Thành phó Trong những năm gần
đây, tốc độ đô thị hoá ở Thành phố Hạ Long ngày càng cao và sự thu hút dân số vào các khu đô thị ngày càng lớn dẫn đến tỷ lệ tăng dân số của Thành phố
vẫn tăng ở mức cao bình quân giai đoạn 2004 — 2008 là 2,03% cao hơn mức
tăng dân số toàn tỉnh (là 1,33%)
Mật độ dân số của Hạ Long đông nhất so với các huyện thị trong tỉnh Quảng Ninh, năm 2008 là 765 người/km” Tốc độ tăng trưởng lao động làm
việc trong các ngành kinh tế của Thành phó là 6,9% chiếm 61,5% dân số của ‘Thanh phó Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn tới đòi hỏi phải khẩn trương đào tạo lại đội ngũ lao động kỹ thuật,
Trang 25Biểu 02: Cơ cấu lao động trên địa ban Thanh phố Hạ Long
| sTT Chỉ tiêu _| Năm 2008 _| Tỷ lệ(%) | Năm 2009 | Tỷ lệ (%) |
| Tong sé 115.394 100,00 129.706 _ | 100,00
|L |Nôngnghiệp - 13077 | 1133 12.120 9,34
2 Thuỷ sản 3.335 2,89 3.620 2,79 13 Công nghiệp khai thác mỏ 16.318 14,14 18.395 14,18
4 | Công nghiệp chế biến 18.671 16,18 19750 | 15,23
3| Công nghiệp điện, nước 1735 1,50 1.800 1,39
6 |Xây dựng 10.762 9,33 11.700 9,02
7 _ |TN, sửa chữa xe có động cơ 13.242 1148 18.340 1183
8 Khách sạn, nhà hang 11.392 987 16.458 12,69
9 _| Van tai,kho bai,TTin lién lạc | _ 11945 10,35 14.455 1144
10 _ | Tài chính, tín dụng 688 057 1000 _ | 077
11 | HĐ khoa học công nghệ 20 0,02 24 0,02 L12 _ [HP KD i sin va DV tự vấn 1277 ị 1,11 1400 | 108 _ |
13 _ | Quan ly NN va an ninh QP 4.400 3,81 4.500 3.45 14 _| Gido dye va dao tao 2.610 226 2896 _ 208 _| 15 | Y tế và hoạt động cứu trợ 2.281 1,98 2.390 1,84
16 | Hoạt động văn hoá, thể thao 2.145 1,86 2.345 1,81
17_| HĐ Đảng, đoàn thể, hiệp hội 453 0.39 —-_482 0,37
18 | HĐ phục vụ cá nhân và GÐ 1.073 0,93 1.231 0,95
(Nguôn: Phòng TNMT TP Hạ Long) Từ số liệu điều tra cho thấy Thành phố Hạ Long có một lực lượng lao
động đổi dao, bao đảm nguồn lao động có sẵn để có thẻ phát huy tiềm năng lao
động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tuy nhiên do nguồn lao động được sử dụng chưa hợp lý nên năng suất lao động thấp, tỷ lệ lao động thất nghiệp cao, cần được sự quan tâm và nhanh chóng giải quyết trong giai đoạn tới
* Thực trạng phát triển kinh tế
cao
Trong những năm gần đây, Thành phố Hạ Long có tốc độ tăng trưởng
kinh tế khá cao Thể hiện là ngành du lịch của Thành phố rất phát triển, các
Trang 26GDP của Thành phố theo giá thực tế khoảng 6.351 ty đồng chiếm
khoảng 34% GDP của cả tỉnh Quảng Ninh, vốn đầu tư cơ bản trên địa bàn năm
2008 là 7.633 tỷ đồng chiếm 50,2% trong tổng số 15.200 tỷ đồng vốn đầu tư của cả tỉnh
Thành phó Hạ Long hiện là đầu tầu kinh tế của cả tỉnh về tăng trưởng,
có ảnh hưởng lớn đến việc tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh
Bên cạnh đó, vị trí địa lý của Thành phó cũng là một yếu tố thuận lợi để
các đô thị và khu dân cư phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng toàn Thành phố đã từng bước được toàn thiện Hiện tại hầu hết các phường trong Thành phố đều
phát triển khá cao, đặc biệt phường Bãi Cháy và Hịn Gai đều có những khu
trung tâm phát triển kinh tế, văn hoá trọng điểm
Qua thực tế và các chính sách Nhà nước thì ở một số phường sẽ thực hiện tái định cư tại các khu nhà chung cư cao ốc và dành đất cho việc phát triển
kinh tế, xã hội Đó là phường Hòn Gai, Bãi Cháy, Hồng Hải, Hồng Hà Nhìn
chung sự phát triển của Thành phố diễn ra không được đồng đều, đặc biệt là xã Đại Yên, Việt Hưng và Hùng Thing, vì ở đây có đặc thù là sản xuất nông nghiệp
4.2 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội gây áp lực đối
với đất đai
Là Thành phố có tỷ lệ đơ thị hố cao và tốc độ phát triển nhanh Các hoạt động đang diễn ra rất mạnh, đặc biệt là khu vực Bãi Cháy Vịnh Hạ Long lại là một đi sản thiên nhiên thế giới thu hút một lượng khách du lịch lớn Thành phố năm ở tâm điểm của tỉnh và có hệ thống giao thông đang được nâng cao, nên việc sử dụng đất của Thành phố cũng rất được chú ý, quan tâm
Trang 27Ngành du lịch chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các ngành kinh tế của
“Thành phố, sự chuyển đổi mục đích sử dụng đang là vấn đề cấp thiết Hàng loạt các diện tích đất đang chuyển dần sang loại hình kinh doanh dịch vụ, nhất là vào mùa du lịch, vì vậy việc quản lý đất đai sẽ gặp rất nhiều khó khăn
Bên cạnh đó vấn dé gia tăng dân số là vấn đề đáng lo ngại, trong vài năm gần đây nhận thức của người dân đã nâng lên do đó tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên cũng giảm đi rõ rệt, đời sống của người dân từ đó được nâng lên đáng
kể Cùng với đó nhu cầu về đất ở ngày một tăng, đây cũng là nguyên nhân gây ra sức ép đối với diện tích đất của Thành phó
4.3 Tình hình sử dụng đất của Thành phố Hạ Long, tinh Quang Ninh
Theo số liệu thống kê hiện trạng đắt đai 02/08/2009 thì tổng diện tích đất tự nhiên của Thành phó là 2.7195,03 ha Toàn thành phố có 21.151,53 ha đất theo đối tượng sử dụng chiếm 77,78% tổng diện tích đất tự nhiên của Thành phó Hiện trạng sử đụng đắt của thành phó Hạ Long được thẻ hiện chỉ tiết qua biểu 03:
Trong đó:
- Đất nơng nghiệp: Với diện tích là 9432,71ha chiếm 34,69% diện tích
đất tự nhiên của Thành phó, trong đó diện tích đã giao cho các hộ gia đình là
5374,07 ha chiếm 56,75% diện tích đất nơng nghiệp của huyện Có thể thấy rằng ở đây ngành nông nghiệp không phải là ngành chính và hầu hết thực
phẩm của người dân trong vùng là do đưa từ các vùng khác tới
- Đất phi nông nghiệp: Tổng diện tích đất phi nơng nghiệp 1a 15165,97 ha chiếm 55,77% điện tích đất tự nhiên Trong đó sử dụng lớn nhất là vào mục
đích chuyên dùng với 10293,61 ha và các cơng trình cơng cộng với 6769,37
ha Diện tích đất ở là 2235,87 ha chiếm 8,22% điện tích đất phi nông nghiệp chứng tỏ đây là một vùng đang phát triển và có tiềm năng kinh tế lớn
- Đất chưa sử dụng: Theo số liệu thống kê đất đai năm 2009 thì TP Hạ
Long có 2596,35 ha đất chưa sử dụng chiếm 9,55% điện tích đất tự nhiên của
Trang 28ất (đến ngày 01/01/2010)
LÔ cẫu điện tích theo đội trợng được giao và quản lý
‘NNG) Cộng đồng | Cộng ding din | UBND cdpxa | Tổ chức Tổ chứ | daneu(CDS} cư(CDQ) (UBQ) phát triển (TK
STT | MỤC ĐÍCHSỬDỤNGI quý đất |
'Tổ chức
'goại giao
(ING)
Điện | Điện Điện Diện
Diện | %| Diệ| % | ứch | % | teh | % | tich | % | tich tích tích
ID @—— 69 G1 @2|0@3|@9 | G53 | @) | G7 | @8) 60)
| Tong điện tích tự nhị 112 | 000 — 353,68 | 1202 [2529,91
Đất nông nghiệp F 388 |_ 0A6
II | Dat san xudt néng ngh: | é
L11_| Dat trồng cây hàng năt
ng lúa
ding vao ch 1.1.1.3] Dat trong cay hangn’in
1.12 _| Đất trồng cây lâu năm I
1⁄2 | Đất lâm nghiệp 33/84 | 048
12.1 | Đấtrừng sản xuất
1.2.2 _| Đất rừng phòng hộ i 3384| 080
1.2.3 | Đất rừng đặc dụng, ÍI.3 —_ | Đất ni trồng thuỷ sả; _J4 — | Đất làm muối
_ Ìl.5 _ | Đất nông nghiệp khác
b Đất phi nông nghiệp 112 | 0,01 9770| 599 529,91 pi | pate
BL] Dat 6 tai néng thon = |
B.1.2 | Đất ở tại đô thị | 9.2 — | Đất chuyên dùng 133587 | 326 361,19 B.2.1 | Đất trụ sở CQ,CTr sự; I _P.2.2_ | Đất quốc phòng | 7 2.2.3 | Đất an ninh “| | P.2.4 Z 2.2.5 355,87 | 4,96
2.3 —_| Đấttơn giáo, tínngưỡi 112 | 379 T
b.4 _ | Đấtnghữa trang nghia L_
P.5] Đất sông suối v mặt nẹ I 371,83 | 23,50 156872
2.6 — | ĐấtphiNN khác |
B Đất chưa sử dụng 257214 | "T800
B.1 Đất băng chưa sử dụng 196/05 | 100,0
.2 —_ | Đất đồi núi chưa sử dụ 20130 | 1600
.3 — | Núi đá khơng có rimg _ 368/09 | 1000 [
+f Đất có mặt nước ven 340| 1000| |
| lT—— | Đất mặtnc venbiễn N I
#2 — | Đất mặt nc ven biển c(
Trang 29sử dung Đất đồi núi chưa sử dụng là 2031,34 ha chiếm 78,24% điện tích đất
chưa sử dụng và đất núi đá không có rừng cây là 363,09 ha chiếm 13,98% diện tích đất chưa sử dụng Nhìn chung điện tích đất nơng nghiệp của thành phố còn
nhiều đặc biệt là đất đồi núi, nên cần có những biện pháp khai thác triệt để
tiềm năng này
- Đất có mặt nước ven biển: diện tích này chỉ có 3,4 ha chiếm 0,01% diện tích đất tự nhiên của thành phó Hầu hết diện tích đất có mặt nước này đều
sử dụng cho du lịch Chứng tỏ đây cũng là vùng có tiềm năng du lịch lớn nên
cần được sự quan tâm chỉ đạo đúng đắn để ngành du lịch của vùng phát triển
hơn nữa
4.4 Đánh giá việc quản lý đất đai theo 8 nội dung quản lý Nhà nước về đất ở đô thị của TP Hạ Long giai đoạn 2004 — 2009
Khi Luật đất đai 1993 mới ra đời, chưa kịp đi sâu vào cuộc sống cũng
như thói quen của người dân thì cơng tác quản lý đất đai còn bi bng lỏng,
tình hình vi phạm pháp luật đất đai, tranh chấp đất đai ở các phường, xã của
Thành phố trong thời gian này là khá phổ biến, đơn thư khiếu nại, tố cáo cũng
còn rất nhiều Đồng thời, nhiệm vụ chính của quản lý Nhà nước về đất đai như
lập hồ sơ gốc và cắp GCNQSDĐ và quyền sở hữu nhà ở còn chậm
Từ năm 2004, địa giới hành chính của TP Hạ Long đã có sự thay đổi,
việc sát nhập 2 xã là xã Đại Yên và xã Việt Hưng vào đã là thay đổi cả về diện
tích lẫn cơ cấu sử dụng đất của TP Hạ Long, chính vì lý do đó mà UBND Thành phố đã xác định mục tiêu phần đấu là “#lồn thành tỐt cơng tác giao đất, cấp GCNOSDĐ đối với các loại đất, đặc biệt là đắt nông nghiệp theo đúng tỉnh thân Nghị dịnh 64/CP của Chính phủ Chặn đứng các hành vì vi phạm giao đát trái thâm quyên và thu tiền trái quy định của Nhà nước trên địa bàn Thanh phố, đề ra giải pháp khắc phục những tôn tại của nhiệm kì trước để
lại và từng bước thiết lập trật tự, kỷ cương xã hội trên lĩnh vực quản lJ, sử
đụng đất đai theo pháp luật quy định ” (Báo cáo tình hình SDĐ và định hướng
Trang 30Chính vì vậy, đến nay cơng tác quản lý Nhà nước về đát đai tại TP Hạ
Long đã đạt được nhiều thành quả đáng quan trọng, đánh dấu sự tiến bộ và
phát triển của ngành Tài nguyên và Môi trường, đồng thời góp phần vào sự ôn định và phát triển kinh tế xã hội của Thành phố
4.4.1 Công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ Địa chính và định giá
các loại đất đô thị
4.4.1.1 Công tác điều tra, khảo sát, thành lập bản đồ Địa chính
Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính là cơng việc hết sức quan trong, là tiền đề cho công tác quản lý đắt đai Chỉ có điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ mới biết được hình dạng, kích thước, diện tích, vị trí của thửa đất; ‘Thong qua điều tra, khảo sát, lập bản đồ, cán bộ địa chính các cắp hiểu và nắm bắt được tình hình đất đai trên địa bàn mình quản lý Mặt khác, bản đồ còn là
cơ sở để giải quyết các tranh chấp về dat đai Công tác điều tra, khảo sát, do
đạc, lập bản đồ cịn có tác dụng giúp Thành phố, huyện cùng phường, xã lập
quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, bố trí cây trồng, điều hành sản xuất
UBND TP Hạ Long đã tiến hành điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ
cho các phường xã trên địa bàn theo đúng Chỉ thị 10/1998 — TTg của thủ tướng
chính phủ Tuy nhiên, giai đoạn này bản đồ chủ yếu được lập ở tỷ lệ nhỏ, chất
lượng và độ chính xác chưa cao vì đặc thù của TP Hạ Long là nơi có địa hình
khơng đồng nhất, hơn nữa do đây là một Thành phố đang phát triển hết sức mạnh mẽ, các thửa đất số lượng nhiều, bố trí phức tạp gây khó khăn rất nhiều
cho công tác điều tra, đo đạc
Đến nim 2009 thực hiện nhiệm vụ dự án đã được phê duyệt: Lập lưới
địa chính và đo đạc lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/200, 1/500, 1/1000 khu vực đất ở, sản xuất nông nghiệp và các loại đất xen kẽ Đăng kí, cấp GCNQSDĐ và lập hồ sơ địa chính cho tất cả các phường xã Đầu tư trang thiết bị máy móc cơng, nghệ cho sở TNMT và phòng TNMT của Thành phó
Trang 31Biểu 04: Kết quả đo đạc, lập bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của TP Hạ Long tính đến ngày 02/08/2009
[STT[ Tên phường _ | Loại bàn đồ được thành lập | Số tờ bản đồ |_ Tÿlệ _ ] Năm thành lập
I [1 | i200 J 3000 |] Wang Gai 1 1/1000 1998 L _ _ 2 | 1/500 _ | 2000.2004 L i 1/500 2000 | 2 | HồngHải 1 1 1/500 1/1000 1998 2004 | [4 w/500 | 20 ——] a Hồng Hà 1 1/1000 1998 jj) — 1 | M500 | 2004 | 1 1/500 2000 | 4 | Bạch Đằng 1 1/1000 1998 | [2 1/500 2000, 2004 | 1 1/500 2000 2 uate L 1/1000 1998 S 1 1/500 2000 6 | MÔ họng P41 1/1000 1998 1 1/500 2000 li ) | 7] [| 1000 1 1/500) ae [1 1 Tan |— 1/500 9 | HàKhánh E—I1 T06 | — 1 1/500 : 1 1/500) |10 | HaKhẩu i T_ lãng { ổ 1 1/500 | II | Cao Thắng TT im T —fsag——] | iT soo | 2000 |12| CaoXanh II | 11000 |} 1998 | 2 | 1⁄500 | 2000.2004 | 13 Yết Kiê “ T 1 1 | 1200 1/1000 1 =a | 1998 Val a L+® I [ 1200 ị 2000 — _ | | H Đạo 1 1/1000 1998 r 1 [ 1200 2000 [BỊ a2 3 ị 1500" | 1996, zoe 2004 „./› ——1}_ + 1/500] 2000 16 | Giống ĐÖ@N 1T M006 |} — ¬ 1 | 1⁄500 2000 17 | Hang Thing 1 |_ 1/1000 1998 1 1/500 — | 2004 1 1/500 2002 18 | Tuần Châu 1 1/500 _ | 2000 pop | 2 | 1/500 ~2000, 2004 _ ]
19 Đại Yên BĐ-IT 1 1500 | 2004
20 | Việt Hưng BĐ-HT 1 150 | 2004
(Nguôn: Số liệu thông kê của phòng TNMT TP Hạ Long)
Trang 32Trước năm 1992, bản đồ được thành lập chủ yếu là bản đồ giải thửa, đo
vẽ độc lập cho từng khu vực, đa số là đất nông nghiệp và một phần đất thổ cư,
với các tỷ lệ 1/1000, 1/2000, 1/5000 các số liệu trên các bản đồ này có biến
động trong quá trình sử dụng đất đai và trên bản đồ khơng có toạ độ Nhà nước
vì vậy khơng cịn khai thác sử dụng được nữa Do đó cơng tác đo đạc và thành
lập bản đồ địa chính theo hệ thống quy chuẩn là cần thiết và cấp bách Từ tháng 6/1992 đến năm 1996 bắt đầu đo đạc bản đồ địa chính chính quy ở huyện Yên Hưng gồm 20 xã, thị trấn, tổng diện tích đo đạc là: 31.168,45 ha, từ năm
1996 đến năm 1998 đo đạc bản đồ địa chính chính quy I8 phường, xã của TP Ha Long và năm 2003 đo đạc tiếp 2 xã Đại Yên và Việt Hưng
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, kết quả đo đạc, lập bản đồ địa chính và xây
dựng cơ sở đữ liệu quản lý đất đai tính cho đến ngày 04 tháng 8 năm 2009 đã
có bản đồ hiện trạng sử dụng đất của tất cả các phường xã, có 18 phường đã
được đo đạc bản đồ địa hình, cịn lại 2 xã là xã Đại Yên và xã Việt Hưng trước
đây thuộc huyện Hoành Bồ do mới nhập thêm vào Thành phố nên chưa lập được bản đồ địa hình Tất cả bản đồ địa hình của các phường đều được thành lập năm 1998 tỷ lệ 1/1000 riêng bản đồ địa hình phường Tuần Châu được lập năm 2000 tỷ lệ 1/500 để phục vụ quy hoạch khu du lịch bãi biển Tuần Châu
Sau khi sát nhập vào Thành phố Hạ Long năm 2004, 2 xã Đại Yên và
'Việt Hưng đã đo đạc và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/500, cả Thành phố đã có 9 phường đó là phường Hòn Gai, Hồng Hải, Hồng Hà, Bach
Dang, Hà Khánh, Cao Xanh, Bãi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu đã có bản đồ
quy hoạch chỉ tiết phát triển kinh tế xã hội do đây là những phường trung tâm tất phát triển của Thành phố vì vậy bộ mặt của các phường trên thường được
các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng
Hiện nay, do quỹ đất của Thành phố đang bị thu hẹp, mặt khác để cân đối phát
triển kinh tế giữa các phường, Thành phó đang xây dựng bản đồ quy hoạch chỉ
tiết 2 xã Đại Yên và Việt Hưng
Tinh uy và Thành phố đang xây dựng dự án quy hoạch và đo đạc bản đồ
Trang 33dung đất lâm nghiệp trên địa bàn toản Thành phố với diện tích là 6622,71 ha cùng với quy hoạch phát triển chung của cả Tỉnh
Việc hồn thành cơng tác đo đạc, lập bản đồ tạo ra căn cứ pháp lý cho việc quản lý sử dụng đắt, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Tuy vẫn cịn có điểm hạn chế, song cũng phải nói rằng cơng tác đo đạc,
thành lập bản đồ đã được UBND TP.Hạ Long hết sức quan tâm và tổ chức
thực hiện rất chặt chẽ, xây dựng bản đồ với độ chính xác cao
4.4.1.2 Định giá các loại đất đô thị
Định giá đất đô thị nhằm phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, đúng quy hoạch Định giá đất đơ thị góp phân giải quyết những tranh chấp về đất đai, bồi thường thiệt hại về đất khi
Nhà nước thu hỗồi để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cộng
Thực hiện Luật đất đai năm 2003; Nghị định của Chính phủ số
188/2004/ND — CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất, khung
giá các loại đất và Nghị định số 123/2007/NĐ ~- CP ngày 27/7/2007 sửa đổi bo
sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ ~ CP; Các văn bản hướng
dẫn của Trung ương, tỉnh Quảng Ninh nói chung và TP Hạ Long nói riêng đã
tổ chức mạng lưới điều tra khảo sát giá đất, xây dựng và ban hành bảng giá các loại đất tại địa phương để công bố vào ngày 01/01 hàng năm theo đúng quy định
Đến nay, việc thực hiện giá đất theo Luật đất đai năm 2003 đã góp phần
công khai minh bạch trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính về đất đai, giảm thất thoát, tăng thu cho ngân sách Nhà nước Song bên cạnh đó chính
sách về giá đất còn một số bất cập:
+ Yêu cầu của Thông tư số 80/2005/TT - BTC ngày 15/09/2005 của Bộ tài chính về hướng dẫn việc tổ chức mạng lưới thống kê vả điều tra, khảo sát
giá đất, thống kê báo cáo giá các loại đất theo quy định tại Nghị định số
Trang 34giấy tờ chuyển nhượng quyền sử đựng đất không nhiều, mặt khác khi làm thủ tục hành chính mức giá kê khai chỉ bằng hoặc thấp hơn giá tỉnh quy định, thông tin về giá chuyển nhượng không đầy đủ, khơng chính xác nên nếu chỉ căn cứ vào các thông tin về giá chuyển nhượng điều tra, khảo sát được thì khơng đủ cơ sở để xây dựng bảng giá đất tại địa phương
+ Điểm 3 khoản 12 Điều 1 Nghị định 123/2007/NĐ - CP quy định:
“Mọi trường hợp điều chỉnh giá đất thuộc thẩm quyền tại một số vị trí đất, một số khu vực đất, loại đắt trong năm, UBND cấp tỉnh xây dựng phương án trình
xin ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp trước khi quyết định và
báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kì họp gân nhất ”
Thực tế, trong quá trình điều chỉnh, bổ sung giá đất một số vị trí phục vụ công tác bồi thường, tái định cư nếu phải xin ý kiến của Thường trực Hội đồng
nhân dân cùng cấp thì mất rất nhiều thời gian (có thể một vài thang), khong
đảm bảo kịp thời yêu cầu công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
+ Nguyên tắc định giá đt phải sát với giá thị trường, song lại bị khống chế bởi khung giá của Chính phủ quy định Vì vậy, một số nơi có giá đất cao hon rất nhiều khung giá đất Chính phủ quy định song không được phép công
bố, điều này làm cho bảng giá đất bị bóp méo
+ Hiện nay Nhà nước chưa ban hành Luật thuế sử dụng đất, thuế sử
dụng đất thực hiện theo Pháp lệnh thuế Nhà đất, tính thu theo thóc đối với vị
trí, đường phố Chưa tính theo giá đất UBND tỉnh quy định theo Luật đất đai
nên khi bồi thường người đân đòi giá cao, khi thực hiện nghĩa vụ tài chính người dân đòi giá (hấp Đây cũng là khó khăn trong việc định giá đất
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố đang áp dụng khung giá đất theo Quyết định 4155/2008/QĐ ~ UB của UBND Tỉnh về “Quy định giá các loại
đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vào năm 2009” Bảng giá đất một số địa ban
Trang 35Biểu 05: Bảng giá đất của TP Hạ Long năm 2009
Don vi tinh: Đông/m
| Pain Đường khổ Giá theo Tỉnh quy định [ Giá tot 6 Ị 'Chênh lệch
-| Cao nhất | Thấp nhất | Caonhất | Thấp nhất Cao Tha
Hing Gai | -ĐườngLêThôhTômg [23,000,000 | 500000 | 23.000.000 | 1.000.000 | 30 4 16 thuong mei_|15,000.000 | _ 65.000 {17,000,000 |_650.000 | 2,000,000
+ xa; | Đường Kênh Ligm, N.V.Cir | 15,000,000 | 10.000,000 ! 15.00.00 | 11.000.000 1.000 |NEHHÍ[ DườmgNAV.Cw(Đồ) | 4000000, 500.000 | 5.000.000! 500000] 1000000
HôngHa | PưðMANgmễnVănCk | 8000000| 300000 |i0000000 | 00.000 | 2.000.000 | en | Dutmg tauca _| 3.000.000 | 500900 | 3500000| 00.000 | 500000) _
Đường Lê Thánh Tông | 25,000,000 | 700900 2000.000, 700000) Lo00000| —_
Bạch Đằng | Phố Kia Quy | 25.000.000 13,000 000 [26.00 000 | 14.000.000 | 1.000.000 | 1.000
mm Đường254 |25000000| 800.900 26.000.000 | 800.000 | 1.000.000
` — - ĐườngJRA — | _200/000 | 4.500.000 1 _ 500 500.000 |_ 300
i) ETS Đường vận tải mỏ 200.000 | 500,000 | _ 500.000
Đường 18A cũ 200.090 | 1.000.000 | _ 500.000 | 200.000 nt ne Dudng 18A mé 200.000 | 3.000,000 | _ 500.000 | 1.500.000, {| | Đườngl8Amới — | 1500000|_ 2
Hang [<—=- Đubg2iÉ — _500.000 | 2,000,000 |
1 Đường vào khu chợ mới 500.000 | _ 500.000
mm" Đường 336, 6.000.000 | 300000 6000000 |_ 500000
CỊ “TẾ” | Phố Vinh Quang ĐộcLập | 600600| 200000 | 1000000 500000 400,000
¡ fVKhểk Đường 337 — 3.000.000 | 200000 | 3.000.000 | 500000 _| 300 Khu tự xây Hà Khánh B_ | 3.000.000 | 2.000.000 | 3.000.000 | 2.000.000,
Đường 279 3.000.000 | 300.000 | 3.500.000] 500000] 500000) 200 wl mek Khu tự xây A8 cũ 4.500.000 | 1.800.000 | 4.500.000 | 1800000 | —_
Đường Kênh Niêm |15000000] 350.000 | 15,500.00 | 500000 590.000] 150
'Khu bãi muối, làng bồi hương, 800.000 1.200.000 | _ — 400
| Ghxổ Đường 337 10000000 | 500.000 |11.000.000 | 500.000 | 1.000.000 Đường vào bệnh viện K67 |_ 700.000 | _ 500.000 | 1.000.000 | _ 500.000 | _ 300.000 |
Đường Lê Lợi 15.000.000 16,000,000 1000
13| YếtKiêu Khu CIENCO $ 4.800.000 | 2.200.000 | 4.800.000 | 2.200.000
Tái định cư cầu Bãi Cháy | 1,600,000 | _ 200.000 | 2.000.000 | _ 500.000 | _ 400.000
al tu bạo |_— Đường Trần Hưng Đạo 21.000.000 22500000 | 1.500 Đường Cao Thắng |15000000] 600.000 | 16000000 | 1.000.000 | 1.000.000 | _ 400
Đường HạLopg _ |16.000000| _ 500.000 | 16,000,000 | 500.000 | t 15 | Bai Chay 6 10,000,000 | _ 500,000 | 12.000.000 | _ 00.000 | 2.000.000 Ì
800.000 1.200.000 | — 40
| _ Đường Hạ Long 6.000.000 | 330000 | 7000000] 500000| 2000000, 150 16 | Giếng Đáy Thường 18A mời 6.009.000 | 500,000 | 6.000.000 | _ s00.000 |
Khi biệt thự 6.500.000 | 4.800.000 | 6.500.000 | 4.800.000 |
+ cha, |_— Khu đân cư trén dio | 2,200,000 | 500000 | 3.000.000 | 500.000! 790.000) — —
18 | Tuần Châu é ~
ia Khu công ty Au Lạc -709.000 | 3.600.009 | s.700,000 | 3.600.000 | | 6| Bữÿ& Đường 18A | 2.300.000 | 2 2.300.000 | _s00.000 | 200.000 | 3o
° | Đường vào UBNDxã | 720000 1000.000 | 500.000) 270.000] 300 20 | Việt tưựng | Đườn Đồng Dăng Hữu Nghị 1.800.000 2.000000 | 500.000 | 200.000 | 300 fo Đoạn đường 18A cũ —_| 1.000.000 1.000.000 | _ 500.000 | 300
Trang 36
Nhìn vào bảng giá đất của Thành phó ta thấy hầu hết giá đất thực tế đều
cao hơn giá đất do Tỉnh quy định, mức chênh lệch thấp nhát là 150.000 đồng và chênh lệch cao nhất là 2.000.000 đồng Những nơi trung tâm Thành phó thì
mức chênh lệch cao hơn những nơi ở nông thôn, những nơi có quy hoạch chỉ
tiết hoặc quỹ đất phát triển do lắn biển để xây dựng khu đô thi mới và phần lớn quỹ đất đai này do UBND, tổ chức nắm giữ như: Khu CIENCO 5, khu biệt thự Giếng Đáy, khu công ty Âu Lạc Tuần Châu thường có mức giá bằng mức giá
do Tỉnh quy định Nguyên nhân của việc chênh lệch về giá đất này là do công
tác định giá đất chưa sát thực tế, trong quá trình kê khai thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất người dân thường kê bớt đi để được giảm thuế, các nhả cò
môi về bắt động sản thường chốn thủ tục chuyển nhượng, thực chất người nhận chuyển nhượng cuối cùng qua môi giới không phải người đầu tiên mà đã qua
rất nhiều người
4.4.2 Quy hoạch xây dựng đô thị và kế hoạch sử dụng đất đô thị
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là biện pháp quản lý không thể thiếu trong việc tổ chức sử dụng đắt của các ngành kinh tế - xã hội và các địa
phương
Quản lý đất đai thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vừa đảm bảo tính thống nhất của quản lý Nhà nước về đất đai, vừa tạo điều kiện để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc sử dụng đất để đạt được mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh
Quy hoạch sử dụng đắt là một công việc tổng hợp, có liên quan tới nhiều
ngành, nhiều cấp Có làm tốt cơng tác quy hoạch mới tạo được sự tổng hợp nhiều mặt trong xã hội, kể cả trước mắt lẫn lâu dài Có xây dựng được quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất mới tạo ra cơ sở để quản lý và sử dụng đất hop
lý, hiệu quả và bền vững
Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đắt nói chung và đất đô thị
Trang 37quản lý và sử dụng đất đô thị phải theo đúng quy hoạch xây dung đô thị, kế
hoạch sử dụng đất phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyên phê duyệt ”
Phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hạ Long là một trọng điểm trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh Vì vậy, quy hoạch
phát triển Thành phố đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 là xây dựng TP
Hạ Long trở thành một trung tâm vùng, quốc gia về du lịch và có tầm vóc quốc
tế gắn với đi sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long
Trong tương lai, TP Hạ Long sẽ phát triển ở mức độ cao, các ngành
kinh tế mũi nhọn sẽ được tập trung phát triển, tốc độ đô thị hố diễn ra nhanh
chóng dẫn đến nhu cầu về diện tích đất sẽ hết sức nóng bỏng, do đó việc quy
hoạch kế hoạch sử dụng đất sẽ góp phần sử dụng hiệu quả quỹ đất hiện có của Thành phố Kế hoạch sử dụng đất của Thảnh phó Hạ Long được thể hiện cụ thể ở biểu 06 :
Điều 0 06: Kế hoạch sử dụng đất của Thành phố Ha Long năm 2010 - 2020
Nam 2009 | Nam 2010 Năm 2020 |
STT Loại đất Điện tích | Diệntích (%)kếhoạch Dign tich (%) kế hoạch
4 (ha) [Ga | đạtđược | (ha) | đạtđược |
Đắt xây dựng đô thị 5076,0 | — 474690] 10693%| _ 5789 sof 87,57% — pi dân dụng ; ——_ ag 2| 2247.10 : — 102239 | _ 300,10 |— 1651,
_ Đẫtkhông thuộc khu din dung|_ 2500.67 | _2499,88| 100, 2789,78 | _
Đất du lịch 30912| 21840] 14154%| 36850] 8389%
-2 _ | Đất giao thông 460,0 | 4600| 10222%| _ 5000| 9200% P3 _| Cơng trình đầu mối — 40] 3,90 | — 8/0
.4_ | Đất công nghiệp 221 %6| 396,23 56,02% | —_ 486, a 50,88% ism a 200,32| _178,50| _112,22% | — 23 2h 93,91%
tích À —_ In 2360| 10013%| — 2363| 10000%|
Trang 38Nhìn vào biểu ta thấy, hầu hết cơ cấu sử dụng đất trong giai đoạn hiện
nay đều đã vượt chỉ tiêu so với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất năm 2010
định hướng phát triển 2020, riêng đất công nghiệp bị giảm mạnh do quy hoạch
trên được lập từ năm 2004, đến cuối năm 2006 Trung ương và Tỉnh đã rà soát
và cấm hoạt động khai thác than trên địa bàn Đặc biệt do sự phát triển của kinh tế - xã hội nên đất sản xuất kinh doanh, dat du lịch tăng đột biến, đất chưa
sử dụng giảm mạnh vượt chỉ tiêu định hướng năm 2020
Quyết định số 250/2003/QĐ - TTg ngày 20/11/2003 phê duyệt quy
hoạch chung TP Hạ Long đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ đã bỏ tính
chất TP Hạ Long là trung tâm khai thác và chế biến than Mặt khác, Quyết định số 269/2006/QD — TTg ngày 24/11/2006 phê duyệt điều chỉnh, bé sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, Nghị quyết đại hội Đảng bộ Thanh phé lần thứ XXII nhiệm kỳ 2005 — 2010 đã định hướng phát triển về
mặt không gian của Thành phó theo 3 hướng sau:
- Phía Tây phát triển về hướng Đại Yên: Khu vực này bao gồm cả trung
tâm Thành phố với diện tích khơng lớn nhưng đang có cơ hội mở rộng hơn
30ha đo việc đi chuyển một số cơ sở của nhà máy sang tuyển than Hòn Gai ra
khỏi Thành phố như quy hoạch cũ trước đây đã được duyệt
- Phía Nam lấn biển và phát triển về các đảo: Các khu vực từ cọc 3 -
cọc 8 đã có quy hoạch chỉ tiết và đang thực hiện theo kế hoạch 5 năm Nhưng khu vực này cần phải chú ý phát triển hệ thống hạ tầng đồng bộ, không bán đất xây nhà trước khi có hạ tầng kỹ thuật Các khu vực lấn Biển phía Tây Bắc (Cao Xanh và Satô) trong Vịnh Cửa Lục cần hạn chế tối đa diện tích lấn biển để bảo vệ các bãi triều
- Phía Bắc chủ yếu đành cho khu công nghiệp va cụm dân cư: Tại khu
Trang 39Voi đà phát triển này thì theo dự báo rằng chỉ tới năm 2012 Thanh phố
sẽ đạt được chỉ tiêu kế hoạch của quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội đã xây dựng năm 2004 Vì vậy, nội dung của quy hoạch này khơng cịn phù
bợp với tốc độ phát triển và tiềm năng của Thành phố Hạ Long nữa Vì vậy,
UBND Thanh phó đang gấp rút chỉ đạo các ban ngành thực hiện lập quy hoạch
chỉ tiết theo định hướng đưa Thành phố Hạ Long trở thành trung tâm thương mại và du lịch của cá nước, xứng đáng với vị trí ln là đầu tầu của tỉnh Quảng
Ninh
4.4.3 Giao đất, cho thuê đất đô thị
Giao đất cho thuê đất là một khâu quan trọng trong quản lý Nhà nước về
đất đai, nó phản ánh cụ thể chính sách của Nhà nước trong việc điều chỉnh các quan hệ đất đai trong thời kỳ đổi mới
Đối với TP Hạ Long, những năm gần đây được Tỉnh thực hiện công tác
quy hoạch đồng bộ vì vậy việc giao đất cho thuê đất đặc biệt là đất ở đô thị hết
sức được quan tâm và chỉ đạo làm theo đúng quy hoạch, kế hoạch đã được phê
duyệt Toàn Thành phố đã tổ chức triển khai hoàn thành kế hoạch kiểm kê đất
đai do các tổ chức cùng đơn vị đang quản lý theo Chỉ thị 31/CT — CP của Thủ
tướng Chính phủ Phịng Tài nguyên và Môi trường Thành phố đã tham gia với
Sở Tài nguyên và Môi trường kết hợp kiểm tra lập hỗ sơ thuê đắt, thu hồi và giao đất cho 86 đơn vị với tông điện tích là 421,88 ha, thu hồi 9 dự án với điện tích là 6,3 ba Tuy nhiên do một số công tác quy hoạch của Thành phố vẫn còn đang xây dựng, lại thêm việc sử dụng đất trái quy định của một số đối tượng,
quy hoạch cũ không đáp ứng được tính thời sự của công tac quản lý và sử dụng
đất nên quá trình giao đát và cho thuê đắt gặp phải một số khó khăn chưa thực
hiện được, tình bình thực hiện giao đất, cho thuê đất được thể hiện cụ thể ở
biểu 07:
34
Trang 40Biểu 07: Thống kê diện tích đất được giao, được thuê, được chuyền mục đích sử dụng
STT
Diện tích được giao
theo mục đích sử
Diện tích được giao
theo mục đích sử dụng Mục đích sử dụng đất Mã
dụng (ha) nhưng chưa được thực hiện (ha)
_@) 2) @) 4)
“Tổng cộng 2857,099 48,38
1 Dat néng nghiệp NPP 59,995
1.1 | Rừng sản xuất RSX 59,995
2 Pat phi nông nghiệp PNN 2197.104 48,38
21 | Date orc | 25,124
2.1.1 | Đấtở tại đô thị ODT 25,124
2.2 | Đất chuyên dùng cDG 284,704 48,38
2.2.1 | Dat khu céng nghiép SKK | 55,411 |
2.2.2 | Đất sản xuất, kinh doanh phi
- CSK 220,602 41/81
nông nghiệp
2.2.3 | Đất có mục đích cơng cộng ccc 6,326 5,91
(Ngn phịng TNMT TP Hạ Long) Trên thực tế, một số diện tích đất được giao trái phép hoặc được giao nhưng lại sử dụng không đúng mục đích Tình trạng này xảy ra rất nhiều đối với đất lâm nghỉ
đích được giao, chủ yếu là khai thác than trái phép
á nhân tổ chức được giao đất thường sử dụng sai mục
Ngoài ra việc giao đất lâm nghiệp cho người dân chưa được triển khai
toàn diện, diện tích đát giao cho các hộ dân chủ yếu là nơi có địa hình thấp nên