1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thành công tác quản lý lao động và tiền lương tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng trường an viwaseen

69 10 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 11,6 MB

Nội dung

Trang 1

CzJ4/00/244// Tuệ

TRUONG DAI HOC LÂM NGHIỆP

KHOA KINH TE VA QUAN TRI KINH DOANH

KHOA LUAN TOT NGHIEP

HOAN THIEN CONG TAC QUAN LY LAO DONG

VA TIEN LUONG TAI CONG TY CO PHAN DAU TƯ

| VÀ XÂY DỰNG TRƯỜNG AN - VIWASEEN

NGANH: KINH TE LÂM NGHIỆP

MA SO: 402

~⁄2x— ——

Giáo viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Văn Hợp

Sinh viên thực hiện : Pham Thj Thu Huong

Khoá học : 2006 ~ 2010

Trang 2

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ

2 Mục tiêu nghiên cứu:

3, Đối tượng, phạm vi nghiên cin

Rew

we

3 Phương pháp nghiên cứu

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG

1.1 Cơ sớ lý luận chung về quản lý lao động

1.1.1 Khái niệm về quản lý lao động

1.1.2 Các quan điểm về quản lý lao động trong doanh nghiệp 1.2 Cơ sở lý luận chung về tiền lương

1.2.1 Bản chất của tiền lương

1.2.3 Quỹ tiền lương, các hình thức trả lương và các loại tiền thưởng:

CHƯƠNG II: DAC DIEM CHUNG CUA CONG TY CO PHAN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG TRƯỜNG AN - VIWASEEN

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 2.1.1 Quá trình hình thành Công y

3.1.2 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh:

3.2.1 Ban Giám 3.2.2 Phòng tổ chức hành chính: 3.2.3 Phịng kế hoạch kỹ thuậi 2.2.4 Phòng tài chính kế tốn:

2.3 Đặc điểm lao động của Công ty

2.4 Kết quả kinh doanh của công ty những năm gần đây (3 năm)

CHƯƠNG II: THỰC TRANG CONG TAC QUAN LY LAO ĐỘNG, TIỀN LUONG TAI CONG TY CO PHAN DAU TU VA XAY DUNG TRUONG AN —

VIWASEEN 23

3.1 Công tác quản lý lao độn;

Trang 3

3.1.1 Cơ cấu lao động

3.1.2 Công tác tuyển chọn đào tạo lao động

3.1.3 Thời gian làm việc và chế độ nghỉ ngơi

3.1.4 Năng suất lao động

3.1.5 Thu nhập bình quân của người lao động

3.2 Công tác quản lý tiền lương

3.2.1 Các hình thức trả lương áp dụng tại cơng ty

3.2.2 Cách tính tiền leon;

3.2.3 Phương pháp phân pÌ

3.2.4 Chế độ tiền thưởng

3.3 Nhận xét về công tác quản lý lao động và tiền lương tại Công ty

3.3.1 Ưu điểm 3.3.2 Nhược điểm

CHƯƠNG IV: MỘT SÓ KIỀN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

4.2.1 Về công tác quản lý lao động

lương lại công ty

4.2.2 Về công tác quản lý tiền lương

KẾT LUẬN

Trang 4

BHXH: CBCNV: CP: BH va CCDV: HĐKD: HS: 1N: LDGT: LĐTT: LĐBQ: NSLĐ: TĐPT: TDPTBQ: Thué TNDN: TC—HC: TC-KT: KH- KT:

DANH MUC TU VIET TAT

'Bảo hiểm xã hội

Cán bộ Cơng nhân viên

Chính phủ

Bán hàng và cung cấp dịch vụ

Hoạt động kinh doanh Hệ số

Lợi Nhuận

Lao Động Gián tiếp

Lao Động Trực tiếp Lao động bình quân

Năng xuất lao động

Tốc độ phát triển

"Tốc độ phát triển bình quân

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Tổ chức — Hanh chính

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại Học Lâm Nghiệp,

nhằm hoàn thành khóa học 2006 — 2010, em đã tiền hành nghiên cứu và tìm hiểu

đề tài “ Hoàn thiện công tác quản lý lao động và tiền lương tại Công ty Cé phần Đầu Tư và Xây Dựng Trường An - VIWASEEN ” với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn Thạc sỹ Nguyễn Văn Hợp và các thầy cô trong khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh

cùng các cán bộ công nhân viên đang làm việc tại Công ty Cổ phần Đầu tứ và

Xây Dựng Trường An - VIWASEEN đã giúp em hoàn thành để tài của mình

Nhân dip hồn thành đề tài này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy

giáo hướng dẫn Thạc sỹ Nguyễn Văn Hợp cùng các thầy cô trong khoa Kinh tế và Quản Trị Kinh Doanh và tập thê cán bộ công nhân viên trong Công ty

Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2010

Sinh viên thực hiện

Trang 6

DAT VAN DE 1 Tính cấp thiết của đề tài

Một doanh nghiệp hay một tổ chức để có được một đội ngũ nhân viên

đắc lực hay một lực lượng lao động hùng hậu thì điều trước tiên doanh nghiệp

đó hay tổ chức đó phải làm là phải có nghiệp vụ quản lý giỏi, phải có khoa

học trong cơng tác quản lý lao động Đó là nắm được yếu tố con người là đã nắm trong tay được hơn nửa thành công, Quản lý để tối tru hoá năng suất lao động tạo động lực thúc đẩy nhân viên nâng cao năng lực, sáng tạo trong công,

việc

Tiền lương là một phạm trù kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội Nó tác động lớn đến việc phát triển kinh tế, ổn định và cải thiện

đời sống xã hộ

Vì vậy dưới mọi hình thái kinh tế xã hội, tiền lương và việc trả

lương là nhân tố quyết định sự hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp Nếu trả

lương hợp lý sẽ tác động lên tâm lý người lao động, tạo động lực, sự hăng say

trong công việc, tăng năng, suất lao động, tiết kiệm vật liệu, giảm chỉ phí Ngược

lại việc trả lương không hợp lý sẽ khiến họ khơng thỗ mãn về tiền lương họ nhận được Do đó họ sẽ không nhiệt huyết để tăng năng suắt, không tiết kiệm vật tư, làm tốn that chi phi, gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất kinh doanh

Nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết phải đổi mới hơn nữa công tác quản lý lao động và tiền lương trong hệ thống doanh nghiệp Việt Nam Đặc biệt

là trong các doanh nghiệp Nhà nước với mong muốn góp một phần nhỏ trong công tác quản lý iao động và tiền lương trong các doanh nghiệp nói chung và

Công ty Cổ phần đầu tr và xây dựng Trường An ~ VIWASEEN nói riêng Được

sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn và khoa kinh tế và quản trị kinh doanh em

chọn đề tài: "Hồn thiện cơng tác quản lý lao động và tiền lương tai Cong ty

Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Trường An - VIWASEEIN" làm khóa luận tơt

Trang 7

Khóa luận tốt nghiệp của em ngoài phần Mở Đầu và Kết Luận thì phần Nội

Dụng bao gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý lao động và tiền lương

Chương 2: Đặc điểm chung của Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng

Trường An - VIWASEEN

Chương 3: Thực trạng công tác quản lý lao động, tiền lương tại Công ty Chương 4: Một số kiến nghị và đề xuất cho Công ty

2 Mục tiêu nghiên cứu:

a Mục tiêu tỔng quát

Các doanh nghiệp lựa chọn hình thức trá lương hợp lý có thể tiết kiệm được chỉ phí tiền lương mà vẫn kích thích được người lao động, khi tiền lương

được trả hợp lý sẽ tạo động lực cho người lao động làm việc tốt hơn và giá trị

thặng dư do lao động của họ đem lại là vô cùng to lớn Vì vậy, mục tiêu chung

của công ty là hồn thiện cơng tác quản lý lao động và tiền lương

b Muc tiéu cu thé

~ Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về quản lý lao động và tiền lương

~ Đánh giá thực trạng công tác quản lý lao động và tiền lương tại Công ty

~ Đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý lao động và tiền lương tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Trường An - Viwaseen

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

a Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý lao động và tiền lương tại Công ty 6, Pham vi nghiên cứu

~ Phạm vi nội dung; Nghiên cứu công tác quản lý lao động và tiền lương tại

công ty cỗ phần đầu tư và xây dựng Trường An - Viwaseen

~ Pham vi thời gian: Nghiên cứu công tác quản lý lao động và tiền lương tại công

ty qua 3 năm từ năm 2007 đến năm 2009

~ Phạm vi không gian: Nghiên cứu lực lượng lao động tại Công ty cỗ phần đầu tư

Trang 8

4 Nội dung nghiên cứu

~ Đánh giá thực trạng công tác quan lý lao động tại Công ty + Phân tích tình hình quản lý lao động

+ Phân tích tình hình quản lý lao động và thu nhập của người lao động

+ Phân tích sự biến động năng suất lao động của Công ty

~ Đánh giá thực trạng công tác quản lý tiền lương tại Công ty

+ Tình hình biến động tiền lương và tổng quỹ tiền lương của công ty

+ Các hình thức phân phối tiền lương tại Công ty

+ Chế độ thưởng, phạt tại Công ty

~ Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý lao động và tiền lương tại

Công ty

5 Phuong pháp nghiên cứu a Phương pháp kế thừa

Kế thừa các tài liệu và kết quả nghiên cứu có liên quan: Tìm hiểu và

nghiên cứu các tài liệu đã công bố thuộc chuyên ngành kinh tế, về quản lý lao

động và tiền lương

Khảo sát thực tiễn tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty

+ Khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty

+ Khảo sát thực tiễn công tác quản lý lao động và tiền lương tại Công ty

Phương pháp xử lý số liệu:

+ Phương pháp thống kê kinh tế + Phương pháp phân tích kinh tế

Tổng hợp và tính tốn các chỉ tiêu thống kê và phân tích các nhân tố ảnh

hưởng đến công tác quản lý lao động và tiền lương tại Công ty

c Phuong phap chuyén gia

Trang 9

CHƯƠNGI

CO SO LY LUAN CHUNG VE QUAN LY LAO DONG VA TIEN LUONG

1.1 Cơ sở lý luận chung về quản lý lao động

1.1.1 Khái niệm về quản lý lao động

Quản lý lao động trong doanh nghiệp là quá trình tổ chức, khai thác và bảo

vệ và phát triển nguồn lao động trong doanh nghiệp

Nguồn lực con người đóng vai trị quan trong trong hoạt động của các

doanh nghiệp hay tô chức Do đó việc khai thác tốt nguồn lực này để phục vụ phát triển doanh nghiệp và xã hội là một vấn đề quan trọng trong việc quản lý

các tổ chức và doanh nghiệp Việc quản lý nguồn lực đòi hỏi sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh, và quan niệm rằng con người là yếu tố trung tâm của sự

phát triển Các kỹ thuật quản lý nhân lực thường có mục đích tạo điều kiện để

con người phát huy hết khả năng tiềm ẳn, giảm lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức

Quản lý lao động là hoạt động quản lý con người trong một tổ chức nhất

định trong đó chủ thể quản trị tác động lên khách thể bị quản trị nhằm mục đích

tạo ra lợi ích chung của tổ chức Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp được đặt trong sự cạnh tranh quyết liệt Vì vậy để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải thường xuyên tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

“rong đó cơng việc phải quan tâm hàng đầu là quản trị lao động Những việc làm khác sẽ trở nên vô nghĩa nếu công tác quản lý lao động không được chú ý đúng

mức không được thường xuyên củng cố Thậm chí khơng có hiệu quả, không thể thực hiện bất kỳ chiến lược nào nếu từng hoạt động không đi đơi với việc hồn thiện và cải tiến công tác quản lý lao động Một doanh nghiệp dù có điều kiện

thuận lợi trong kinh đoanh, có đầy đủ điều kiện vật chất kĩ thuật để kinh doanh

có lãi, một đội ngũ công nhân viên đủ mạnh nhưng khoa học quản lý không được

Trang 10

triển được Ngược lại một doanh nghiệp đang có nguy cơ sa sút, yếu kém để khôi

phục hoạt động của nó, cán bộ lãnh đạo phải sắp xếp, bố trí lại đội ngũ lao động

của doanh nghiệp, sa thải những nhân viên yếu kém, thay đổi chỗ và tuyển nhân

viên mới nhằm đáp ứng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp phù hợp với khả năng làm việc của từng người

Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã làm cho các

mối quan hệ giữa con người càng trở nên phức tạp Nhiệm vụ của quản lý lao

động là điều hành chính xác trọn vẹn các mối quan hệ ay dé cho sản xuất được

tiến hành nhịp nhàng, liên tục và đem lại hiệu quả cao Vì vậy vai trò của quản lý lao động đối với doanh nghiệp là rất quan trọng,

1.1.2 Các quan điễm về quản lý lao động trong doanh nghiệp

Nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa với chính sách “đổi

mới” hội nhập với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới Yếu tố con

người, yếu tố trí tuệ được dé cao hơn yếu tố vốn và kỹ thuật, trở thành nhân tố quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp Do vậy yêu cầu về trình độ và

năng lực của con người, của mỗi doanh nghiệp cũng khác trước tạo nên sự đòi hỏi về hai phía Mọi doanh nghiệp ở mức tối thiểu đều yêu cầu đội ngũ công

nhân viên của mình hồn thành nhiệm vụ, đạt tiêu chuẩn định mức đặt ra, chấp

hành những chính sách, những quy định của công ty

Tuy nhiên trong thực tế kinh doanh, các doanh nghiệp ngày càng yêu cầu

đội ngũ nguồn nhân lực của mình nhiều hơn mức tối thiểu Doanh nghiệp không

chỉ yêu cầu nhân viên hồn thành cơng việc mà phải biết sáng tạo, cải tiến tìm ra

những giải pháp, phương pháp mới, không chỉ chấp hành quy chế mà còn phải

nhiệt huyết, gắn bó với doanh nghiệp, có trách nhiệm với kết quá chung của

doanh nghiệp Ngược lại đội ngữ người lao động cũng có những đòi hỏi nhất

Trang 11

cầu doanh nghiệp phải trả lương đầy đủ, đúng hạn, hợp lý và các điều kiện lao

động an toàn Người lao động yêu cầu tham gia vào quá trình xây dựng chiến

lược, chính sách của doanh nghiệp Người lao động muốn phát triển năng lực cá

nhân bằng cách nâng cao và tiếp thu những kiến thức, những kỹ năng mới Họ

muốn cống hiến, muốn vận động đi lên trong hệ thống các vị trí, chức vụ cơng,

tác của doanh nghiệp, được chủ động tham gia đóng góp quan trọng vào kết quả

hoạt động của doanh nghiệp Với một nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh

tạo nên sự cạnh tranh đầu vào về lao động giữa các doanh nghiệp ngày càng cao Người lao động do đó cần phải trang bị cho mình những kiến thức và rèn luyện

kỹ năng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp Ngược lại doanh nghiệp cần phải có

chính sách thích hợp đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của người lao động, tạo nên một mơi trường làm việc có hiệu quả để doanh nghiệp đạt được mục đích lợi nhuận tối đa

Tóm lại, để quản lý lao động tốt thì phải giải quyết những mục tiêu sau:

Thứ nhất là sử dụng lao động một cách hợp lý có kế hoạch phù hợp với

điều kiện tố chức, kỹ thuật, tâm sinh lý người lao động nhằm không ngừng tăng,

năng suất lao động trên cơ sở kết hợp chặt chẽ với các yếu tố khác của quá trình

sản xuất nhằm khai thác có hiệu quả nhất mọi nguồn lực của sản xuất kinh doanh

Thứ hai là bồi dưỡng sức lao động về trình độ văn hố, chính trị, tư tưởng,

chuyên môn nghiệp vụ và đặc biệt là nâng cao mức sống vật chất, tỉnh thần nhằm đảm bảo tái sản xuất sức lao động, phát triển toàn diện con người

Quản lý lao động nhằm sử dụng và bồi dưỡng lao động là hai mặt khác

Trang 12

1.2 Cơ sở lý luận chung về tiền lương

Tiền lương được hiểu là số tiền mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động thanh toán lại tương ứng với số lượng và chất lượng lao động mà

họ đã tiêu hao trong quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội

Như vậy tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền lao động, tiền tệ và nền sản xuất hàng hoá Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá sức

lao động mà người lao động sử dụng để bù đắp hao phí lao động đã bỏ ra trong

quá trình sản xuất kinh doanh Ở nước ta hiện nay có sự phân biệt rõ ràng giữa các yếu tố trong tổng thu nhập từ lao động sản xuất kinh doanh của người lao

động: tiền lương (lương cơ bản) phụ cấp, tiền thưởng và phúc lợi xã hội Theo

quan điểm của Chính phủ trong chính sách tiền lương năm 1993, tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành thơng qua thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền

kinh tế thị trường Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong

hợp đồng lao động và được trả theo năng suất, chất lượng lao động và hiệu quả

công việc

1.2.1 Bản chất của tiền lương

Để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh cần phải có các yếu tố cơ bản:

Lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động Trong đó, lao động là yếu tố

chính có tính chất quyết định Lao động không có giá trị riêng biệt mà lao động

là hoạt động tạo ra giá trị Cái mà người ta mua bán không phải là lao động mà là

sức lao động Khí sức lao động trở thành hàng hố thì giá trị của nó được đo

bằng lao động kết tïnh trone một sản phẩm Người lao động bán sức lao động và nhận được giá trị của sức lao động dưới hình thái tiền lương

Cũng như cáo loại giá cả hàng hoá khác trên thị trường, tiền lương và tiền

Trang 13

bắt buộc các doanh nghiệp phải đảm bảo cho người lao động có mức thu nhập

thấp nhát phải bằng mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định

Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, sức lao động là yếu tố

mang tính quyết định Do đó có thể nói tiền lương là phạm trù của sản xuất, yêu cầu phải tính đúng, tính đủ trước khi trả hoặc cắp phát cho người lao động

Cũng vì sức lao động là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất cần phải

được bù đắp sau khi đã hao phí nên tiền lương cũng phải được thơng qua q

trình phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân dựa trên hao phí, hiệu quả lao động Và ở đây tiền lương lại thể hiện là một phạm trù phân phối Sức lao động

là hàng hoá cũng như các loại hàng hoá khác nên tiền lương cũng là phạm trù trao đổi Nó địi hỏi phải ngang giá với giá cả của các tư liệu tiêu dùng, sinh hoạt

cần thiết nhằm tái sản xuất sức lao động Sức lao động cần phải được tái sản xuất

thông qua quỹ tiêu dùng cá nhân và do đó tiền lương lại là phạm trù thuộc lĩnh

vực tiêu dùng

1.2.2 Chức năng của tiền lương

Tiền lương là một nhân tố hết sức quan trọng của quá trình quản lý nói chung và quản lý lao động tiền lương nói riêng Có thể kể ra một số chức năng

cơ bản của tiền lương như sau:

- Kích thích lao động (tạo động lực): Nhằm duy trì năng lực làm việc lâu đài có

hiệu quả, dựa trên cơ sở tiền lương phải đảm bảo bù đấp sức lao động đã hao phí

để khuyến khích tăng năng suất Về nguyên tắc, tiền lương phải đảm bảo lợi ích kinh tế cho người lao động, tạo niềm hứng khởi trong công việc, phát huy tỉnh

thần sáng tạo tự học hỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ, chun mơn để từ đó

giúp họ làm việc với hiệu quả cao nhất và mức lương nhận được thoả đáng nhất

- Giám sát lao động: Giúp nhà quản trị tiến hành kiểm tra, theo dõi, giám sát người lao động làm việc theo kế hoạch của mình nhằm đạt được những mục tiêu

Trang 14

- Điều hoà lao động: Đảm bảo vai trò điều phối lao động hợp lý, người lao động

sẽ từ nơi có tiền lương thấp đến nơi có tiền lương cao hơn Với mức lương thoả

đáng, họ sẽ hoàn thành tốt các công việc được giao

~ Tích luỹ: Người lao động vừa duy trì cuộc sống hàng ngày vừa để dự phòng cho cuộc sống sau này khi họ đã hết khả năng lao động hoặc gặp rủi ro

1.2.3 Quỹ tiền lương, các hình thức trả lương và các loại tiền thưởng: 1.2.3.1 Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp

Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, các doanh

nghiệp xác định nguồn quỹ lương tương ứng để trả cho người lao động, gồm:

~ Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương được giao

- Quỹ tiền lương bỗ xung theo chế độ quy định của Nhà nước

- Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ khác ngoài đơn giá tiền lương được giao

- Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang

Nguồn quỹ tiền lương nêu trên được gọi là tổng quỹ tiền lương

Thực hiện việc quản lý tiền lương là xác định mối quan hệ giữa người sử

dụng lao động và người lao động với Nhà nước về phân chia lợi ích sau một thời

kỳ hay khoảng thời gian sản xuất kinh doanh nhất định cùng với một số chỉ tiêu

tài chính khác Doanh nghiệp sẽ tự quyết định đơn giá tiền lương nhưng phải

đăng ký với cơ quan chủ quản Tuỳ theo tính chất, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức và chỉ tiêu kinh tế gắn với việc trả lương có hiệu quả của doanh nghiệp

Sử dụng tổng quỹ tiền lương: Để đảm bảo quỹ tiền lương không vượt chỉ

so với quỹ tiền lương được hưởng, đồn chỉ quỹ tiền lương vào các tháng cuối năm hoặc đề dự phòng quỹ tiền lương quá lớn cho năm sau

1.2.3.2 Các hình thúc trả lương

Hiện nay tại các doanh nghiệp người ta thường áp dụng hai hình thức trả lương chủ yếu sau:

Trang 15

a, Tra luong theo thời gian

Là hình thức tiền lương mà số tiền trả cho người lao động căn cứ vào thời

gian làm việc và tiền lương của một đơn vị thời gian ( giờ hoặc ngày) Như vậy tiền lương theo thời gian phụ thuộc vào 2 yếu tố:

- Mức tiền lương trong một đợn vị sản phẩm

- Thời gian đã làm việc

Tiền lương trả theo thời gian chủ yếu áp dụng đối với những người làm

cơng tác quản lý, cịn đối với công nhân sản xuất chỉ nên áp dụng ở những bộ phận không thể tiến hành định mức một cách chặt chẽ và chính xác hoặc vì tính chất hạn chế do việc trả công theo sản phẩm sẽ không đảm bảo được chất lượng sản phẩm, không đem lại hiệu quả thiết thực Tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản

lý việc tính và trả lương theo thời gian có thể thực hiện theo hai cách:

+ Trả lương theo thời gian giản đơn: ( giờ, ngày, tháng )

Chế độ trá lương theo thời gian giản đơn là chế độ trả lương mà tiền lương

nhận được của mỗi người công nhân do mức lương cấp bậc cao hay thấp và thời

gian làm việc thực tế ít hay nhiều quyết định

Tiền lương trả cho người lao động được tính theo cơng thức:

L=LexTu

Trong dé: L: Lương nhận được

Les: Luong cấp bậc

Tụ: Thời gian làm việc thực tế

Chế độ trả lương này chỉ áp dụng ở những nơi khó định mức lao động,

khó đánh giá công việc một cách chính xác

Hình thức này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính tốn, Hơn nữa người cơng,

nhân có thể tự tính được tiền cơng mà mình được lĩnh Bên cạnh đó, hình thức

trả lương này cũng có những nhược điểm là nó mang tính chất bình qn nên khơng khuyến khích việc sử dụng hợp lý thời gian làm việc, tiết kiệm nguyên vật liệu, không tập trung cơng suất của máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động

Trang 16

+ Trả lương theo thời gian có thưởng:

Theo hình thức này thì tiền lương người lao động nhận được gồm tiền

lương thời gian giản đơn và một khoản tiền thưởng khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng hoặc chất lượng đã quy định như: nâng cao năng suất lao động, chất

lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao Hình thức này chủ yếu áp dụng đối vói cơng nhân phụ, làm việc phục vụ

như công nhân sửa chữa, điều chỉnh thiết bị Ngoài ra cịn áp dụng cho cơng, nhân chính làm việc ở những khâu sản xuất có trình độ cơ khí hố cao, tự động

hoá hoặc những công việc tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng

Chế độ trả lương này phản ánh trình độ thành tích cơng tác thông qua các

chỉ tiêu xét thưởng đã đạt được Do vậy nó khuyến khích người lao động quan

tâm đến trách nhiệm và kết quả cơng tác của mình Do đó cùng với ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật chế độ tiền lương này ngày càng được mở rộng

hơn

b Trả lương theo sản phẩm

Do cé sự khác nhau về đặc điểm sản xuất kinh doanh nên các doanh

An am rộng rãi các hình thức tiền lương theo sản phẩm với nhiều chế độ linh

hoạt Đây là hình thức tiền lương mà số tiền người lao động nhận được căn cứ vào đơn giá tiền lương, số lượng sản phẩm hồn thành và được tính theo công

thức:

Lsp= Š' (QixÐGi) ia

Trong 46: Lsp: lương theo sản phẩm

Qi:_ khối lượng sản phẩm i sản xuất ra

ĐGi: đơn giá tiền lương một sản phẩm loại ¡ i:— Số loại sản phẩm ¡

Tiền lương tính theo sản phẩm căn cứ trực tiếp vào kết quả lao động sản xuất của mỗi người Nếu họ làm được nhiều sản phẩm hoặc sản phẩm làm ra có

Trang 17

chất lượng cao thì sẽ được trả lương cao hơn và ngược lại Chính vì vậy nó có

tác dụng khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả lao động sản xuất của mình, tích cực cố gắng hơn trong quá trình sản xuất, tận dụng tối đa khả

năng làm việc, nâng cao năng, suất và chất lượng lao động Hơn nữa trả lương

theo sản phẩm có tác đụng khuyến khích người lao động học tập nâng cao trình

độ văn hố kỹ thuật, tích cực sáng tạo áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất Điều này tạo điều kiện cho họ tiến hành lao động sản xuất với mức độ

nhanh hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm với chất lượng cao hơn Trả lương theo sản phẩm địi hỏi phải có sự chuẩn bị nhất định như: Định mức lao động, xây dựng đơn giá tiền lương cho một sản phẩm, thống kê, nghiệm thu sản phẩm

Đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được cân đối hợp lý

Căn cứ vào đơn giá sản phẩm và đối tượng trả cơng, hình thức trả lương

theo sản phẩm có 5 loại sau:

Loại 1: Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân

Chế độ trả lương này được áp dụng rộng rãi với người trực tiếp sản xuất

trong điều kiện quá trình sản xuất của họ mang tính độc lập tương đối, cơng việc có định mức thời gian, có thế thống kê, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm một cách

cụ thể và riêng biệ

Đơn giá tiền lương có tính chất cố định được tính theo cơng thức:

DG=LxDs

Trong đó: BG: Don gidsin phẩm

L: Lương theo cấp bậc công việc hoặc mức lương giờ

Ds: Dinh mitre sản lượng

Tién công của cơng nhân được tính theo công thức: Len =ÐG x Q

Trong đó: Len: Tiền lương của công nhân

Q: Khối lượng sản phẩm sản xuất được

Ưu điểm nổi bật của chế độ này là mối quan hệ giữa tiền công và kết quả lao động động gắn chặt với nhau do đó kích thích công nhân cố gắng nâng cao

Trang 18

trình độ chuyên môn, nâng cao năng suất lao động Hình thức này dễ hiểu nên công nhân có thể tính được số tiền nhận được khi hoàn thành nhiệm vụ sản xuất

Nhược điểm là người lao động dễ chạy theo số lượng mà coi nhẹ chất lượng sản phẩm của họ được thể hiện rõ ràng làm cho quyền lợi và trách nhiệm của người lao, ít quan tâm đến việc sử dụng tốt máy móc thiết bị và nguyên vật liệu, ít quan tâm chăm lo đến công việc của tập thể

Loại 2: Trả lương theo sản phẩm tập thể

Chế độ trả lương này thường áp dụng đối với những công việc đòi hỏi tập

thể công nhân cùng thực hiện, có định mức thời gian dài, khó xác định kết quả

của từng cá nhân Do vậy khi thực hiện hình thức lương này thì trước tiên phải

xác định đơn giá và tiền lương mà cả nhóm được lĩnh Cơng thức tính đơn giá:

ĐG=Ÿ LD; tal Hoặc ĐG=LxÐ,

Trong đó: ĐG: Đơn giá tính theo sản phẩm tập thể

> L: Téng tiền lương theo cấp bâc công việc của cả tổ

Ds: Định mức sản lượng cả tổ

Dt: Dinh mite thoi gian

Tiền công của cả tổ, nhom céng nhén tinh theo céng thite: Lyen= DG x Q Trong 46: Lwcy: tiền lương của nhóm cơng nhân

DG: đơn giá tính theo sản phẩm

Q¿ khối lượng sản phẩm sản xuất được

Sau khí xác định được tiền lương cả đơn vị thì tiến hành chia lương cho

từng cơng nhân

Ngồi ra nhiều doanh nghiệp còn áp dụng việc chia lương theo phân loại

lao động ra A, B, C

Trang 19

Ưu điểm: Hình thức này khuyến khích cơng nhân trong tổ, nhóm nâng cao

trách nhiệm trước tập thể, quan tâm đến kết quả của tổ, đồng thời quan tâm đến nhau hơn để giúp nhau cùng hồn thành cơng việc

Nhược điểm: Sản lượng của mỗi công nhân không trực tiếp quyết định tiền công của họ nên ít kích thích cơng nhân nâng cao năng suất cá nhân

Loại 3: Trả lương theo sản phẩm gián tiếp

Thực chất của hình thức này là dựa vào công nhân chính để tính lương cho

cơng nhân phụ Hình thức này được áp dụng trong trường hợp công việc của

cơng nhân chính và cơng nhân phụ gắn liền với nhau nên không trực tiếp tính được lương sản phẩm cho các cán bộ và công nhân khác

Căn cứ vào định mức sản lượng và mức độ hoàn thành định mức của cơng,

nhân chính đẻ tính đơn giá sản phẩm gián tiếp và tiền lương sản phẩm gián tiếp của công nhân phụ Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp được tính theo hai bước:

Bước I:ứnh đơn giá: ĐG=Š) a

Trong dé: DG: Don gid tinh theo sản phẩm gián tiếp

L¡ Lương cấp bậctháng công nhân phụ, phục vụ và quản lý Ds: - Định mức sản lượng của cơng nhân chính trong tháng

Bước 2: Tính lương sản phẩm gián tiếp:

Ler=DG x Qiu Trong đó: Q: Sản lượng thực hiện trong tháng,

Ưu điểm cơ bản của hình thức này là làm cho mọi cán bộ công nhân viên

đều quan tâm đến vấn đề nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm,

tạo điều kiện chơ doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh

Loại 4: Trả lương khốn

Hình thức này áp đụng trong trường hợp không định mức được chỉ tiết cho từng công việc hoặc định mức được nhưng khơng chính xác hoặc những công,

Trang 20

việc nếu giao từng chỉ tiết, từng bộ phận sẽ khơng có lợi mà phải giao toàn b‹

khối lượng công việc cho công nhân hoàn thành trong một thời gian nhất định

Hình thức này khuyến khích cơng nhân hoàn thành nhiệm vụ trước thò

han, đảm bảo chất lượng công việc thông qua hợp đồng giao khoán Tuy nhiê: với hình thức lương này thì khí tính tốn đơn giá phải hết sức chặt chẽ, tỉ mỉ d

xây dựng đơn giá tiền lương chính xác cho công nhân nhận khốn tránh gây thiệ

thịi cho người nhận khoán cũng như người giao khoán 1.2.3.3 Các loại tiền thưởng

Tiền thưởng là một biện pháp kích thích vật chất có tác dụng rất tích cự

đối với việc thúc day người lao động phần đầu thực hiện công việc ngày càng tế

hơn Thưởng có rất nhiều loại, trong thực tế doanh nghiệp có thể áp dụng một s hay tất cả các loại tiền thưởng sau: Thưởng năng suất, thưởng chất lượng "Thưởng tiết kiệm Thưởng sáng kiến Thưởng lợi nhuận Thưởng do hoàn than! ` vượt mức kế hoạch sản xuất

1.2.3.4 Các loại phúc lợi

Các loại phúc lợi mà người lao động được hưởng rất đa dạng và phong phú

nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Quy định của Chính phủ, tập quá:

trong nhân dân, mức độ phát triển kinh tế, khả năng tài chính hoặc hồn cảnh c:

thể của doanh nghiệp Phúc lợi thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp gồm cé

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Hưu trí, nghỉ phép, nghỉ lễ, ăn trưa do doan) nghiệp hỗ trợ Trợ cấp cho cán bộ công nhân viên đơng con hoặc có hồn cản?

khó khăn Quà tặng của doanh nghiệp cho cán bộ công nhân viên vào các ngà: lễ, tết hoặc các dịp sinh nhật, cưới hỏi Tổ chức thăm quan, du lịch cho cán b ¡ công nhân viên bằng kinh phí tài trợ của cơ quan, cơng đồn cơ quan

Trang 21

CHUONG II

DAC DIEM CHUNG CUA CONG TY CO PHAN DAU TU VA XAY DUNG TRƯỜNG AN - VIWASEEN

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

2.1.1 Quá trình hình thành Cơng ty

-_ Tên Công ty tiếng việt:

CONG TY CO PHAN DAU TU VA XAY DUNG TRƯỜNG AN -

VIWASEEN

- Tén giao dich quéc té:

TRUONG AN VIWASEEN INVESTMENT AND CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY

- Tén viét tit: TRUONG AN- VIWASEEN

- Tru sé chinh cia cong ty: Tang 5 toa nha Cong ty MY Thuật TW - Số 1 Giang

Van Minh —Ba Đình — Hà Nội

- Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh: Công ty cổ phần số 103009329 do Sở 'Kế hoạch và Đầu tư Thành phó Hà Nội cấp lần đầu tiên ngày 22 tháng 09 năm

2005 và thay đổi lần thứ 4 ngày 17 tháng 09 năm 2008

+) Điện thoại : 04.5659809 +)Fax: 04.5659809 - Mã số thuế : 0100110528

- Vốn điều lệ: 25.000.000.000

~ Tài khoản ngân hàng:

ân hàng Ngoại thương Việt Nam

- Tài khoán tiền Việt — 001.1.00.0018304

- Tài khoản ngoại tệ: — 001.137.0085145

Ngân bàng Đầu tư và Phát Triển Hà nội

~_ Tài khoán tiền việt: 21 1.10.00.0014673

Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây Dựng Trường An ~ VIWASEEN được

thành lập từ việc chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước: Công ty Trường An —

Trang 22

'VIWASEEN thuộc Tổng Công ty Đầu tư Xây Dựng Cap Nước và Môi trường, 'Việt Nam — Bộ xây dựng Ngày 9/5/2008, Bộ xây dựng ra Quyết định chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn góp của Nhà nước tại Công ty Cổ Phần

Đầu tư và Xây đựng Trường An - FICO Tổng Công ty vật liệu xây dựng số 1- FICO sang Tổng Công ty Đầu Tư xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam - Bộ xây dựng thành Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Trường An ~ 'VIWASEEN, đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Đầu tư

Xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam ~ Bộ xây dựng

2.1.2 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh:

Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Trường An - VIWASEEN là hội

viên của phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), thành viên của

hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), thành viên của Hội vật liệu và

cấu kiện xây dựng Việt Nam Công ty được phép hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực gồm:

- Xây dựng các công trình dân dụng, cơng nghiệp, giao thông, thủy lợi, xây dựng các cơng trình cơng cộng Xây dựng các cơng trình nhà ở, các cơng trình kỹ thuật

hạ tầng đô thị và khu công nghiệp

~ Trang trí nội ngoại thất cơng trình, xây dựng khác

-_ Xây dựng và lắp đặt đường đây điện, trạm biến áp điện thiết bị phòng cháy

chữa cháy, thiết bị công nghiệp, truyền dẫn, thu phát sóng cho ngành thơng tin liên lạc, bưu chính viễn thông

~ Lập dự án đầu tư, tư vấn đầu tư

- Giám sát thi cơng xây dựng cơng trình dân dụng và công nghiệp

- Thi cơng các cơng trình xây dựng Cấp thoát nước Thi công xây lắp đường,

ống, bồn, bể các công trình xăng dầu và dầu khí

- Đầu tư kinh doanh phát triển nhà và khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư

Trang 23

- Dich vụ môi giới về bất động sản Sản xuất - kinh doanh, xuất nhập khẩu vat tư, thiết bị, vật liệu xây dựng, kinh doanh thương mại nội địa tổng hợp, kính doanh quảng cáo

2.2 Đặc điểm về tỗ chức của Công ty

Sơ đồ bộ máy quản lý của Cơng íy:

Giám đốc ———— L | ba J | | L | 2d PGĐ Kỹ thuật Phòng tổ chức hành chính Phịng kế hoạch kỹ thuật Phịng tài chính kế toán

om | [fT TT

Đội || Đội Đội || Đội Đội || Đội || Đội || Đội || Đội Xây ||Xây || Xây ||Xây || xây || Xây || Xây || Xây || Xây

dựng || dựng || dựng || dựng || dựng || dựng || dựng || dựng || dựng

số2 || số3 số 4 || số 5 366 || số7 || sế8 || số || số1i9

jo

Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Trường, An~ VIWASEEN bao gồm: 1 Giám đốc và 3 phó giám đốc

+) 2 Phó giám đốc phụ trách công tác Quản lý kỹ thuật, chất lượng, an toàn

lao động

+) 1 Phó giám đốc phụ trách công tác Kế hoạch tổng hợp và Hành chính

Quản trị

2.2.1 Ban Giám đốc

Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của công ty theo pháp luật, là

Trang 24

người đại diện hợp pháp của Công ty trước pháp luật về mọi quan hệ giao dịch

điều hành hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về kết quả

sản xuất kinh đoanh và triệt để thực hiện các nghị quyết của Đại hội cổ đông, bị cách chức nếu điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh khơng có hiệu quả

Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc: Điều hành các lĩnh vực

hoạt động của Công ty theo sự phân cấp của giám đốc và chịu trách nhiệm trước

giám đốc và Pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc phân công thực hiện 3.2.2 Phòng tổ chức hành chính:

Có nhiệm vụ tổ chức lao động trong Công ty, tiến hành tuyển dụng nhân lực, tổ chức thi nâng bậc, theo dõi, quản lý, xếp lương, nâng lương cho người lao

động Đồng thời tính tốn và theo dõi tình hình nộp BHXH của người lao động,

giải quyết các chính sách như ốm đau, hưu trí, thai sản cho người lao động

3.2.3 Phòng kế hoạch kỹ thuật

Có nhiệm vụ tính tốn, lập biện pháp thi công các công trình dự thầu, hồn

chỉnh các tài liệu của hồ sơ dự thầu về mặt kĩ thuật Hàng tháng tổng hợp tình

hình sản xuất kinh doanh của Công ty trên các mặt sản lượng tiến độ thi công,

chất lượng công trình

3.2.4 Phịng tài chính kế toán:

Là bộ phận tham mưu cho giám đốc trong việc xây dựng cơ chế hạch tốn

của cơng ty, có nhiệm vụ: Hạch tốn quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, tiến hành phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện việc chỉ trả lương, trả thưởng, bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên trong công ty Lập

các kế hoạch tài chính ngắn hạn, các kế hoạch đầu tư dài hạn phù hợp với định hướng phát triển của công ty

2.3 Đặc điểm lao động của Công ty

Ngay từ khi mới thành lập công tác tổ chức của Công ty được hình thành

để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu của nhà nước giao,

Trang 25

Đội ngũ cán bộ của Công ty được tuyển từ các trường đại học, cao

đẳng, trung cấp và cơ sở sản xuất, đã đáp ứng được mục tiêu kinh doanh trong từng giai đoạn phát triển của Công ty

Nam 2009 với tổng số CBCNV toàn Công ty là: 467 người Trình độ đại học và trên ĐH: 102 người Trình độ cao đẳng, trung cấp: 38 người

Công nhân kỹ thuật : 197 người

Các lao động khác: 130 người

2.4 Kết quả kinh doanh của công ty những năm gần day (3 nim) Trong đó:

Theo xu hướng hiện nay của nền kinh tế thì giá cả các mặt hàng tăng lên trong đó có giá cả vật liệu xây dựng cũng tăng nhanh đáng kể tuy nhiên do q

trình đơ thị hóa tăng cao nên nhu cầu xây dựng tăng nhanh Nhiễu không gian

nhà đẹp, khu trung cư cao tầng, biệt thự, khu vui chơi giải trí nghỉ mát, cầu

đường giao thông, thủy điện đã được xây dựng

Từ biểu 2.1 ta thấy, doanh thu của Công ty tăng liên tục qua các năm với

tốc độ phát triển liên hoàn năm 2008 so với năm 2007 la 104,75% và năm 2009

so vơi năm 2008 là 106,4% làm cho tốc độ phát triển bình quân tăng lên đạt

105,58% Do Công ty đã tham gia đấu thầu và trúng thầu nhiều công trình xây

dựng, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng quản lý

Giá vốn hàng bán tăng lên tốc độ phát triển bình quân đạt 103,03% do chỉ

phí nguyên vât liệu cũng như chỉ phí nhân công tăng lên

Doanh thu hoạt động tài chính tăng lên qua các năm Tốc độ phát triển liên

hoàn năm 2008 so với 2007 là 106,73% và năm 2009 so với năm 2008 là 10,4%

làm tốc độ phát triển binh quan dat 108,57% do Cơng ty có những máy móc thiết bị cho cơng ty khác thuê Chỉ phí tài chính cũng tăng lên làm cho tốc độ phát triển bình quân Jà 119,74% do công ty phải trả lãi vay các ngân hàng tăng lên

Lợi nhuận thuần tăng lên với tốc độ phát triển bình quân đạt 155,5 1% do doanh thu thần tăng lên

Nhu vay tổng lợi nhuận kế toán trước thuế cũng chính là lợi nhuận từ hoạt

động sản xuất kinh doanh do công ty không phát sinh các khoản thu chỉ khác,

Trang 26

Theo quy định của chính phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2007 và

2008 vẫn tính bằng 28% tổng lợi nhuận kế toán trước thuế sang năm 2009 thuế thu nhập doanh nghiệp công ty phải nộp chỉ còn là 25% tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

Biểu 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 3 năm(2007-2009)

Đơn vị tính: Đằng ] | Tốc Tốc độ độ | TĐPT PTLH PTLH ¡ BQ

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 (⁄) |Năm2009 | (%) |)

Doanh thu BH và CCDV | 93.708.454.621 | 98.156.642.530 | 104,75 | 104.456.156.890 | 106,4 | 105,58 Các khoản giảm trừ doanh thu 1.921.653 từdemhiu | — | ?8l68| Ae} — | 0 | Doanh thụ thuần | về BH và CCDV | 93.708.454.621) 98.148.720.877| 104/74 | 104.456.156.890 | 106,4 | 105,58 Giá vốn hàng bán | 82.621.245.705 |_ 84.697.356.220 Ì_ 102,51 87.695.534.210 | 103,5 | 103,03 Lợi nhuận gộp về BH va CCDV 11087.208.916 | 13.451.364.657| 121.32 16.760.622.680 | 124,6 | 122,96 ,Doanh thụ HĐ tài .chính 468.703.275 | — 500.234.560 | 106.73 552.310.565 | 110,4 | 108,57 1ỉphí tài chính | 255703275| 314.563215| 123,02 366.359.655 |_116,5 | 119,74 'ong đó: Chỉ phí ivay 314.563.215 366.359.635 |_116,5 | 116,47 hi phí bán hàng | 1.604432.061| 2.035.332.125| 126,86| 2.669.533.594 1312| 129,01 bi phi quan lý vanh nghigp i nhuận thuần HĐKD 1.044.708.350 | _ 1.541.819.340 | 147,58| — 2.519.741.516| 1634| 155,51 ¬u nhập khác | L hỉ phí khác | nhuận khác 0 0 0 | ẳng LN kế toán ‘| ước thuế 1.044.708.350 1.541.819.340 | 14758| 2.519.741.516| 163.4 | 155.51 Tuế thu nhập t vanh nghigp | -292.518.338 431.709.415 | 147,58 629.935.379 | 145,9 | 146,75 i nhuận sau ué TNDN '050-51) | 752190012] 1.110.109.925 | 147.58 | — 1.889.806.137 | 1702 | 158.91

(Ngn: Phịng tài chính kê toán)

Trang 27

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CO PHÀN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG TRƯỜNG AN ~

VIWASEEN

Chức năng quản lý lao động, tiền lương gồm những công việc như tuyển

dụng lao động, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng khen thưởng, kỉ luật đối với cán bộ

công nhân viên của công ty

3.1 Công tác quan lý lao động 3.1.1 Cơ cấu lao động

Lao động trong ngành xây dựng cơ bản là những người làm việc tại các

công ty, các xí nghiệp và các tổ chức kinh tế thuộc ngành xây dựng Có thể nói

lao động trong ngành xây dựng cơ bản là nguồn gốc sáng tạo ra các cơng trình

cơng nghiệp, dân dụng, văn hoá xã hội Là những nhân tố cấu thành nên các nguồn lực đầu vào của Công ty và luôn là nhân tố quyết định nhất, ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của mọi quá trình sản xuất kinh doanh của Cơng ty Ơn

định bộ máy quản lý giúp giảm chỉ phí về việc tìm kiếm cán bộ mới và ổn định

cho hoạt động sản xuất của công ty

Khác với các ngành kinh tế khác, lao động trong ngành xây dựng cơ bản thường không ổn định, thay đổi theo thời vụ, thay đổi theo số lượng các cơng

trình và phải làm việc ngoài trời với các địa điểm khác nhau Có những lúc cần

rat nhiều lao động (Công ty trúng thầu nhiều công trình) và có lúc cần ít lao động

(Cơng ty không nhận hoặc nhận được ít cơng trình), khi đó một số lượng lớn công nhân phái nghỉ việc Do vậy, việc thực hiện chế độ trả lương, thưởng hợp lý

cho người lao động xây dựng là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp

Công ty Cổ phàn Dau tu va xây dựng Trường An ~ VIWASEEN là một

công ty xây dựng gồm 10 đơn vị thi cơng và hiện tại có tổng số 467 cán bộ công

nhân viên với đội ngũ cán bộ công nhân viên từ văn hố phổ thơng (đã qua đào đào tạo nghề-), công nhân trung cấp cho đến đại học và sau đại học chuyên

Trang 28

ngành kỹ thuật và kinh tế

Cũng như các công ty hoạt động sản xuất kinh doanh ngành xây dựng, cơ

cấu lao động của công ty bao gồm hai bộ phận chính là:

a) Lao động biên chế và có hợp đồng lao động dài hạn: Là lực lượng lao động cố định của công ty được tuyển dụng chính thức với mục đích phục vụ lâu đài cho công ty Hiện tại số lượng lao động thuộc bộ phận này gồm có 297 người

trên tổng số 467 cán bộ công nhân viên chiếm 63,4%

b) Lao động theo mùa vụ: Là những người lao động tự do được công ty ký

hợp đồng lao động có thời bạn và chấm dứt hợp đồng lao động với công ty sau khi công trình kết thúc Đa số là lao động phỏ thông lấy từ các địa phương nơi có cơng trình thi công Số lượng không ổn định thường có sự biến động theo từng

thời kỳ hoạt động của năm Họ không chịu sự quản lý của cơng ty ngồi thời

gian ký hợp đồng, họ chỉ được trả công cho khoảng thời gian họ làm việc cho công ty theo sự thỏa thuận giữa họ và công ty

Để làm rõ hơn về tình hình cơ cấu lao động của công ty ta xem xét bảng,

cơ cấu lao động của Công ty như sau:

Từ biểu 3.1 ta thấy: Về lao động gián tiếp tăng lên ở phịng tài chính kế

tốn và phòng kế hoạch kỹ thuật Năm sau tăng lên 2 người so với năm trước

chiếm 6,47% tổng số lao động của công ty năm 2007 được bổ sung vào lĩnh vực quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 6,86% năm 2008 và 7,1% năm 2009 Về lao

động trực tiếp cũng tăng lên năm 2007 là 419 người chiếm 93,53% tổng số lao động năm 2007 Năm 2008 lao động tăng lên là 421 người chiếm 93,11% tổng

số lao động năm Năm 2009 lao động tăng lên 13 người so với năm 2008 chiếm

92,9% tổng số lao động năm 2009

Trang 30

Về lao động trình độ Đại học và trên đại học năm 2008 tăng lên 9 người

so với năm 2007 và sang năm 2009 tăng lên 1 người so với năm 2008 trong đó

chủ yếu là bỗ sung thêm về nhân viên kỹ thuật và kế toán chiếm 20,5% tổng số

lao động của công ty năm 2007; 22,3% năm 2008 và 21,8% năm 2009 Về lao

động trình độ cao đẳng và trung cấp tăng lên 5 người vào năm 2008 và tăng 1

người ở năm 2009 chiếm 7,2% tổng số lao động của công ty năm 2007; 8,2%

năm 2008 và 8,2% năm 2009 Lao động công nhân kỹ thuật năm 2007 là 178

người chiếm 39,7%; Năm 2008 là 191 người chiếm 42,3% và năm 2009 tăng lên 6 người so với năm 2008 chiếm 42,4% tổng lao động của công ty Còn về lao

động phổ thông của công ty năm 2007 là 146 người chiếm 32,6% tổng số lao

động; Năm 2008 là 123 người giảm 23 người so với năm 2007 chiếm 27,2% và

tăng lên 7 người vào năm 2009 chiếm 27,8% tổng số lao động của công ty

Tình hình lao động ở Công ty được chia theo độ tuổi như sau:

Biểu 3.2: Cơ cấu lao động theo độ ti

(don vị tính: Người)

Năm20/7 | Năm2008 Năm 2009

Độ tuổi Số | Tỷ | Số | Tỷ | Số | Tỷ

lượng | trọng | lượng | trọng | lượng | trọng

Dưới 30 tuổi 19⁄4 | 433 | 196 | 4336 | 199 | 42,61 Từ 30- 40 tuổi 196 | 4375| 197 | 43/58 | 208 | 44,54 Từ 41- 50 tuổi 55 |1228 | 55 | 1217| 57 | 1221 Trên 50 tudi 3 067 | 4 | 089 | 3 0,64 | Tổng số 448 100 | 452 | 100 | 467 100 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Theo bảng số liệu đã tổng hợp được, lượng lao động của công ty tăng lên

chủ yếu là lao động dưới 30 tuổi, lao động từ 30 đến 40 tuổi Độ tuổi trên 50 tuổi năm 2009 giảm xuống là do lao động đến tuổi nghỉ làm và xin thôi việc Lao

động của công ty với đội ngũ lao động trẻ tuổi có năng lực và nhiệt tình có trách nhiệm với công việc và lao động cao tuổi giàu kinh nghiệm và thâm niên trong

Trang 31

nghề nên công ty sử dụng cả hai đội ngũ này bổ trợ trong cơng việc vì thực tế

tính chất ngành không yêu cầu hay kén chọn lứa tuổi lao động mà chủ yếu là lao

động có năng lực và sức khỏe là chủ yếu

Còn sau đây là cơ câu lao động của công ty chia theo giới tính:

Biểu 3.3: Cơ cấu lao động theo giới tính

'Đơn vị tính: Người

Năm 2007 | Năm 2008 Nam 2009

Ty Ty Ty

Giới tính Số lượng | trọng Số lượng | trọng Số lượng | trọng

Nam 34 | 72,32 | 308 | 6814| 316 | 6767

Nữ 124 |2768 | 144 | 3186 | 151 | 3233

| Tẳng số 448 | 100 452 100 | 467 100 (Nguon: Phịng tổ chức- hành chính) Cơng ty là công ty xây dựng nên lực lượng lao động chủ yếu là lao động nam đo tính chất công việc nặng nhọc, qua các năm lao động nam và nữ đều tăng lên Năm 2007 lao động nam chiếm 72,32% còn lao động nữ chiếm 27,68%;

Năm 2008 lao động nam chiếm 68,4% và năm 2009 chiếm 67,67% tổng số lao

động trong công ty Năm 2008 và 2009 lao động nữ tăng lên vì phù hợp với các

yêu cầu của sản xuất kinh doanh cả về số lượng và chất lượng, một đội ngũ lao động có đủ phẩm chất và kỹ năng cần thiết đáp ứng các mục tiêu sản xuất kinh doanh trước mắt cũng như về lâu đài

Như vậy đội ngũ cán bộ công ty được xem là ổn định Điều đó được xem là hợp lý cho hoạt động của công ty và nằm trong chính sách chỉ đạo của cơng ty mẹ Sở dĩ có sự biến chuyển lao động qua các năm là do khối lượng công việc

tăng lên công ty đấu thầu được nhiều cơng trình do đó để đáp ứng nhu cầu đẩy nhanh tiến độ thi cơng cơng trình thì đơn vị thi công đã thuê thêm lao động,

lượng lao động tăng lên đó chủ yếu là do hàng năm cơng ty có tuyển chọn thêm

lao động ở tất cả các lĩnh vực mà phần lớn là lao động công nhân kỹ thuật, lao

động thuê ngoài tại các cơ sở nơi làm việc làm công nhân Công nhân lao động

Trang 32

trực tiếp cần chủ yếu là lao động chân tay và tính kỷ luật trong công việc nên khơng cần u cầu có trình độ cao chỉ cần là lao động phổ thông cũng có thể

thực hiện tốt vừa thuận tiện cho việc thanh toán tiền lương nhân công lại giải

quyết được tình trạng thất nghiệp trong khu vực Chính vì vậy mà Công ty rất coi

trọng chính sách tuyển chọn lao động

3.1.2 Công tác tuyễn chọn đào tạo lao động

Trước khi tuyển chọn lao động, Công ty tiến hành thu hút tìm kiếm các

ứng cử viên cho Công ty thông qua quảng cáo và qua các tổ chức giáo dục

Thông qua quảng cáo là biện pháp đơn giản nhất, Công ty thông báo trên

các tờ báo Lao động, báo Nhân dân hay trên các dịch vụ truyền tin Trong thông,

báo Công ty thường xuyên nêu những nhiệm vụ chung của công việc và những,

yếu tố cần thiết như: bằng cấp, tư chất của những người có nhu cầu được làm

việc trong Công ty

Thông qua tổ chức giáo dục là biện pháp tuyển chọn mà Công ty hay sử

dụng nhất Ngoài việc cử người đến các trường Đại học để tuyển những sinh

viên vừa tốt nghiệp, Cơng ty cịn đồng ý cho những sinh viên các trường đến thực tập Trong quá trình thực tập, Giám đốc cùng những người trực tiếp hướng dẫn thấy sinh viên nào có khả năng phù hợp với công việc thì Cơng ty sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để sau khi ra trường, sinh viên có thể về Công ty làm việc

Sau khi tuyển chọn xong, Công ty sẽ tiến hành tuyển chọn lao động thích

ứng với từng nhiệm vụ, từng công việc Quá trình tuyển chọn được Công ty tiến

hành một cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao

Công ty yêu cầu những người đến xin việc nộp hồ sơ bao gồm: Sơ yếu lý

lịch gồm những thơng tín: tuổi, giới tính, học vấn, những chứng chỉ về trình độ

chuyên môn của người đến xin việc, và khám sức khoẻ qua hội đồng sức khoẻ

của trung tâm y tế Công ty

Bước tiếp theo là phỏng vấn những người đã vượt qua thử thách ban đầu bằng cách cho các ứng cử viên trả lời những bài kiểm tra, những câu hỏi trắc

Trang 33

nghiệm về kỹ năng, về sự thông mỉnh của chính bản thân họ Đồng thời cũng đẻ

đánh giá xem thái độ của họ đối với công việc ra sao

Công ty thực hiện bước này nhằm mục đích tạo cho người đại diện Công

ty và nhân viên tương lai gặp gỡ, tìm hiểu về nhau nhiều hơn, qua đó Công ty sẽ

quyết định xem ứng cử viên nào thích hợp với chức vụ, cơng việc cịn trống của Cơng ty

Thử việc ( từ 1-3 tháng)

Ký hợp đồng chính thức với người lao động sau thời gian thử việc

3.1.3 Thời gian làm việc và chế độ nghỉ ngơi

Những người làm việc ở các phòng nghiệp vụ tại văn phòng của Cơng ty

thì làm việc theo giờ hành chính, những người lao động làm việc trực tiếp khác: Bảo vệ, lái xe, tạp vụ làm việc theo ca, tuỳ theo yêu cầu công việc cụ thể Đối

với lao động nữ, nếu có thai từ 7 tháng hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng

tuổi thì sẽ khơng phải làm việc ban đêm Người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương theo chế độ Nhà nước quy định, theo lương cấp bậc

Thời gian lao động sản xuất của công ty được áp dụng theo hai hình thức cho các cán bộ công nhân viên khối hành chính sự nghiệp, và các đơn vị sản

xuất, thi công: Nhân viên khối hành chính sự nghiệp phải đảm bảo 8h/1ngày

(sáng từ 7h đến 11 h chiều từ 13 h đến 17h ) 40h/Ituần, nghỉ thứ 7, chủ nhật và

các ngày lễ tết theo quy định của nhà nước

Đối với các đơn vị sản xuất thi công tuỳ theo khối lượng công việc được giao để xác định thời gian làm việc trong tháng có thể có hoặc khơng có ngày nghỉ, có thể áp dụng chế độ làm thêm giờ và làm ca kíp Nhưng được áp dụng chế độ nghỉ bù, phép vào thời gian thích hợp Thời gian làm việc vào các ngày

nghỉ theo chế độ nhà nước sẽ được công ty trả lương lao động ngoài giờ

+ Ca sáng: từ 6h đến 12h

+ Ca chiều : từ 13h đến 18h

+ Ca đêm : từ 21h đến 2h sáng hôm sau

Trang 34

Một năm được nghỉ 8 ngày vào những ngày lễ, tết, quốc khánh theo quy

định của Nhà nước

3.14 Năng suất lao động

Năng suất lao

Tổng lao Động

Biểu 3.4: Năng suất lao động của công ty qua các năm

2008 2009 TH <I 7

Chỉ tiêu 2007 Fang giảm Tăng giám

Tuyệt Tương Tuyệt Tương

đối | đối đối | đối

Tổng doanh 9104,45 thu ( Trđ) 93,708 | 98,157 | 4,449 | 0,047 6 6,299 | 0,064 Tổng số LDBQ 448 452 4 0,009 467 15 0,033 (người) Năng suất lao động 209,17) 217,16 7,99 |.0,038 | 223,675] 6,515 | 0,030 (Trđ/người)

(Nguôn: Tong hợp bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh) Căn cứ vào số liệu thu thập được từ báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh và thuyết minh bao cáo tài chính hàng năm thể hiện qua biểu 3.4 Ta thấy, tổng Doanh thu của Công ty tăng lên qua các năm Năm 2008 tăng lên hơn

4 tỷ đạt 4,7% so với năm 2007; Năm 2009 tăng lên hơn 6 tỷ đạt 6,4% so với

năm 2008 Mức lao động bình qn của cơng ty cũng tăng lên qua các năm, năm

2008 tăng thêm 4 người tăng 0.9% so với năm 2007 làm năng suất lao động tăng lên liên tục qua các năm đạt 3,8%; Năm 2009 tăng 15 người so với năm 2008

tăng lên 3,3% và năng suất lao động tăng 6,1% so với năm 2008

Như vậy, Do nhu cầu xây dựng tăng lên, năng suất lao động tỷ lệ với tổng

doanh thu Lao động tăng lên làm cho tông doanh thu cũng tăng lên tuy nhiên

đến một mức nào đó mức lao động sẽ phải tạm ngừng đủ để công ty hoạt động

Trang 35

có lãi và phù hợp Một doanh nghiệp làm ăn có lãi dựa vào năng suất lao động đạt được qua các năm và có giới hạn lao động cho phù hợp, không nên sử dụng quá ít lao động sẽ làm cho áp lực công việc nặng nề cũng như việc sử dụng quá

nhiều lao động gây lãng phí, ý lại

3.1.5 Thu nhập bình quân của người lao động

Thu nhập bình quân của người lao động được tính như sau:

Tổng thu nhập = Lương và các khoản có tính chất lương + Bảo hiểm xã

hội trả thay lương + Các khoản thu nhập khác

Thu nhập bình quân = Tổng thu nhập /Lao động bình quân

Thu nhập cuả người lao động là phần tiền lương họ nhận được thẻ hiện qua biểu

3.5 như sau:

Thu nhập bình quân của người lao động tăng lên qua các năm Năm 2007 thu nhập bình quân là 19.310.421 đồng với tiền lương bình qn của cơng nhân sản

xuất trực tiếp là 18.086020 đồng và lao động gián tiếp là 22.439.444 đồng Năm 2008 thu nhập bình quân tăng lên là 22.256.382 đồng với tốc độ phát triển là 115,26% Năm 2009 thu nhập bình quân tăng lên là 25.176.227 đồng với tốc độ phát triển là 113,12% và tốc độ phát triển bình quân đạt 114,19 trong đó thu nhập bình qn của công nhân sản xuất trực tiếp năm 2008 là 22.045.481 với tốc

độ phát triển là 121,89% và của lao động gián tiếp là 22.726.389 tốc độ phát

triển 101,28% Năm 2009 thu nhập bình quân của công nhân sản xuất trực tiếp là 25.018.219 đồng với tốc độ phát triển là 113,48% tốc độ phát triển bình quân đạt

117,79% và của lao động gián tiếp là 25.537.865 đồng với tốc độ phát triển là

112,37% tốc độ phót triển bình quân đạt 106,82%,

Trang 36

Biểu 3.5 Tình hình biến động thu nhập

“T py | Năm2007 | Nam 2008 | Nam 2009 TĐPT

tính Sốlượng | Số lượng TĐPT Sốlượng |TĐPT| BQ

I Người | 448 452 |_100,89 467 | 103,32 | 102,11 Người | 322 312] 96,894 325 | 104,17 | 100,53 508,17 | 100,53 P| Nguoi 126 140| 111,11 142 | 101,43 | 106,27 | | piNv | 19310421] — 22256382| 11526] — 25176227| 11312] 11419 =| | 1 D/NV 18.086.020 22.045.481 | 121,89 25.018.219 | 113,48 | 117,69 CL DINV | 22439444 22.726.389 | 10128| 25.537.865 | 112,37 | 106,82 đồng 1.314.701.520 | _ 8.591.523.156 118,11 | 10.115.362.800 | 118,21 | 118,16 | đồng | 1.139.908.800 1.309.688.124| 112,53 | 1.456.480.080 113,98 | 113,25 đồng 8.514.616.320 9.901.211.280 | 116,28 | 11.571.842.880 | 116,87 | 116,58

(Ngn: phịng tài chính kế toán)

Thu nhập của lao động tăng lên do công ty trúng thầu, cơng ty làm ăn có lãi, công việc được tiến hành liên tục mà công ty đã trả lương cao để khuyến

khích động viên người lao động và cũng có nhiều hoạt động làm thêm giờ đóng

góp thêm vào tổng quỹ lương

Như vậy, thu nhập của người lao động và năng suất lao động đều tăng lên là phù hợp với quy luật tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ phát triển thu

Trang 37

nhập bình quân cũng chính bởi mức sống ngày càng cao của con người thì ít nhất thu nhập cũng phải phù hợp để cơng nhân có thể nuôi đủ bản thân ngồi ra cịn

có nhiều người đi làm không chỉ nuôi mỗi bản thân họ bên cạch họ cịn gia đình

3.2 Công tác quản lý tiền lương

3.2.1 Các hình thức trả lương áp dụng tại công ty

Thực tế công ty hoạt động theo các hồ sơ dự thầu nên hình thức trả lương

chủ yếu theo khối lượng sản phẩm làm được và theo hình thức chấm công để

thanh tốn lương cho cơng nhân

Ngồi ra, hiện nay công ty có áp dụng các hình thức trả lương như sau:

3.2.1.1 Trã lương theo hợp đồng lao động:

Đây là hình thức trả lương đối với nhân viên quản lý cũng như các lao

động tại Cơng ty

Tuỳ theo tính chất khối lượng và số lượng cơng việc, trình độ đào tạo mà công ty thống nhất thoả thuận mức lương đối với người lao động khi tham gia ký

kết hợp đồng lao động Với mức lương bình quân năm 2009 là vào khoảng, 2.098.019 đồng, trong đó mức lương cao nhất có thẻ là 5.066.950 đồng và thấp nhất vào khoảng 1.100.000 đồng có các hình thức hợp đồng lao động như sau:

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn áp dụng đối với người lao động làm công tác quản lý, cán bộ văn phịng

Hợp đồng có thời hạn từ 12 đến 36 tháng áp dụng cho lao động làm công

tác kỹ thuật, lái xe và tương đương, bảo vệ, ban hang

Trả lương vào ngày cuối cùng của tháng nếu là chủ nhật thì trả vào thứ 7,

cho phép người lao động ứng lương 1 lần Tiền lương được tính dựa trên kết quả

làm việc của mỗi người, kết quả làm việc dựa trên bảng chấm công đi làm của

công nhân

3.2.1.2 Trả lương theo hợp đồng khốn

Hình thức trả lương này được công ty áp dụng đối với lao động thuê ngoài khi đơn đặt hàng nhiều cần thuê thêm lao động để làm kịp đơn hàng đã kí

Trang 38

3.2.1.3 Trả lương theo thời gian:

Hình thức trả lương này được công ty áp dụng đối với nhóm lao động

hành chính quản lý cơng ty

Đối với nhóm lao động này thì tiền lương trả phụ thuộc vào những chỉ tiêu: Hệ số lương, ngày làm việc thực tế, loại hồn thành cơng tác, tỷ lệ hoàn

thành kế hoạch của công ty Lương của nhóm lao động hành chính quản lý được

tính như sau:

Lựi =[Lo*(Ki+Kp)*Ti/22

Trong đó: Lgi: Tiền lương của nhân viên Ki: Hệ số lương

Kp: Hệ số phụ cấp

Tỉ: Thời gian thực tế làm của nhân viên 3.2.2 Cách tính tiền lương

3.2.2.1 Lương tối thiểu:

Căn cứ vào tình hình sản xuất công ty áp dụng mức lương tối thiểu để xây

dựng đơn giá tiền lương như sau:

Năm 2007 là 630.000 đồng Năm 2008 là 710.000 đồng Năm 2009 là 780.000 đồng,

3.2.2.2 Hệ số cấp bậc điều chỉnh tồn cơng ty: (H,a)

Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và tính chất phức tạp, yêu cầu

kỹ thuật của công tác xây lắp trong công ty Công ty CP Đầu tư và xây dựng

Trường An — VIWASEEN lấy cấp bậc công việc của lao động trực tiếp sản xuất, phụ trợ, phục vụ có hệ só lương 1,92 và hệ số lương của bộ phận quản lý công ty

là 2,9; Năm 2008 là (2.0 và 3,07); Năm 2009 là(2,1 và 3,13)

Sử dụng phương pháp tính bình qn gia quyền, xác định được hệ số lương cấp bậc cơng việc bình qn của một một cán bộ công nhân viên trong công ty

là:

Trang 39

al 1

Năm 2007 H,¡p uạ: ạ = (29 người*2,9+419 người*1,92)/ 448 người = 1,98 Năm 2008 Hụ; sạc yạ = (31 người*3,07+421 người*2,0)/ 452 người = 2,07 Năm 2009 He pạ.„ạ = (33 người*3,13+434 người*2,1)/ 467 người = 2,17

3.2.2.3 Hệ số các khoản phụ cấp bình qn được tính trong đơn giá tiền

lương

Biểu 3.6: Hệ số phụ cắp bình quân tính trong đơn giá tiền lương năm 2007

[Chỉ tiêu phụcấp Hệ số phụ cấp tương ứng Jl] “ Phụ cập lưu động = 0,2 Hệ số không ỗn định sản xuất 0,1*1,98 = 0,198 Phụ cấp làm đêm tính cho cơng

trình cấp thốt nước phải làm đêm

|

|

L và bảo vệ công trình ca 3 (64người*0,39*1,98)/448 = 0,114

2 Phụ cấp chức vụ lãnh đạo tính cho Ỷ

trưởng phó phịng và tương đương |_ (7người*0,4 +18người*0,3)/448 =0,018

| : Phụ cấp trách nhiệm tính cho tỏ |

trưởng sản xuất (10 người*0,2)/448 =0,004

6 | Tong (0,2+0,198+0,114+0,018+0,004)= 0,534

( Ngn: Phịng tơ chức — hành chính )

Trên cơ sở mức lương tối thiểu đã chọn và tính tốn hệ số lương cấp bậc

bình quân H.s¿-;ạ H,,„„ tiền lương bình quân có cả phụ cấp của một công nhân viên một tháng làm việc là:

Trang 40

Lương bq có phụ cấp là: 780.000đ/người/tháng*(2,17+0,477) =2.064.9254/

người/ thang

3.2.2.4 Quỹ tiền lương để xác định đơn giá tiền lương

Năm 2007 là: >V¡, =448người *1.583.820đ *12 thang = 8.514.616.320đ Năm 2008 là: >V¡„= 452người *1.825.444đ *12 thang = 9,901.211.280d Năm 2009 là: IV, g = 467ngudi *2.064.925d *12 tháng = 11.571.842.880đ

3.2.2.5 Quỹ lương làm thêm giờ:

Xác định phần chênh lệch phải trả thêm cho người lao động khi được huy

động làm thêm giờ ngày chủ nhật cho kế hoạch thi công nước rút phục vụ bàn giao thi cơng cơng trình:

+) Năm 2007:

'Vro = 448*5công*(200% - 100%)*1.583.820đ/26công =136.452.185đ

+) Năm 2008: 'Vịo = 452*5c6ng*(200% - 100%)*1.825.444đ/26công =158.673.2574 +) Năm 2009: 'Vịc = 467*5công*(200% - 100%)*2.064.925đ/26công =185.446.200đ 3.2.2.6 Tổng quỹ lương Năm 2007 : >Vc =šV¡„ + Vro = 8.514.616.320đ + 136.452.185đ = 8.651.068.505 đ Năm 2008; EVe= ŠV¡ ; + Vị; = 9.901.211.280đ + 158.673.257đ =10.059.884.537đ Năm 2009 : EVẹ= šVi„ + Vịc = 11.571.842.880đ + 185.446.200đ =11.757.298.080đ 3.22.7 Trích lập quỹ dự phòng

Quỹ dự phòng được tính bằng 5% quỹ tiền lương

Ngày đăng: 20/11/2023, 13:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w