1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài giảng nhập môn tiếng việt thực hành

55 12,1K 144

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

Âm vị phoneme tiếng Việt là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ dùng để cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa của tiếng Việt a,b,c,.... Từ là đơn vị

Trang 1

Bài 1- NHẬP MÔN TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

1.1- Giới thiệu một số vấn đề về ngôn ngữ và Tiếng Việt:

1.1.1- Một số vấn đề về ngôn ngữ:

Hệ thống ngữ âm: Hình vẽ số 1: Sơ đồ bộ máy phát âm:

Chú thích: 1- Môi, 2- Răng, 3- Lợi, 4- Ngạc cứng, 5- Ngạc mềm, 6- Lưỡi gà (con), 7- Lưỡi, 8- Nắp họng, 9- Dây thanh, 10- Khoang miệng, 11- Khoang mũi

Hình 2: Sơ đồ phát âm âm tiết; ba giai đoạn:

1 Giai đoạn tăng độ căng 2 Giai đoạn đỉnh điểm độ căn3 Giai đoạn giảm độ căng, kết thúc Hình 3a: Sơ đồ hình thang nguyên âm quốc tế

Hình 3b: Nguyên âm quốc tế

1.1.2- Giới thiệu về Tiếng Việt: Khái quát chung: Lịch sử phát triển Tiếng Việt diễn ra như thế nào?

Nguồn gốc: Tiếng Việt phát triển ở một trong những cái nôi văn minh của loài người: Đông Nam Á

Tiếng Việt thuộc nhóm Việt – Mường, ngữ hệ Nam Á (Nam Phương)

Sức sống mạnh mẽ của tiếng Việt thể hiện từ thời thượng cổ đến giai đoạn thế kỷ II trước công nguyên và đã có một bản sắc văn hóa riêng, sức sống riêng, chống lại sự đồng hóa của phương Bắc xâm lược

Từ thế kỷ V trước công nguyên đến 1858, dù bị đô hộ gần 10 thế kỷ, tiếng Việt vẫn phát triển, có chữ viết riêng (chữ Nôm) ở thế kỷ X

Tiếp xúc với tiếng Hán, tiếng Việt càng có thêm sức sống mãnh liệt

Từ thế kỷ XIX (1858) đến 1945: xuất hiện chữ quốc ngữ

1945 đến nay: Tiếng Việt được tôn vinh, chữ quốc ngữ là văn tự chính thức

1.2- Những đặc điểm của Tiếng Việt

1.2.1- Đặc điểm ngữ âm: Đơn vị "tiếng", là âm tiết Ví dụ: An, anh,

Có nhiều từ tượng hình tượng thanh

Ví dụ: Lanh lảnh, lóng lánh, róc rách

Ngôn ngữ có sự hài hòa ngữ âm, nhạc điệu câu văn

Ví dụ: Long lanh đáy nước in trời

1.2.2- Đặc điểm từ vựng:

Mỗi tiếng là một yếu tố nghĩa Sự tạo từ chủ yếu do phương thức láy và phương thức ghép

Ví dụ: Ăn: ăn năn, làm ăn,

Trang 2

1.2.3- Đặc điểm ngữ pháp:

Từ từ vựng không biến đổi hình thái Ví dụ: Tôi học, anh học, họ học,

Phương thức trật tự từ được coi trọng

Ví dụ: Tôi là sinh viên: C-V, P

Phương thức hư từ cũng là phương thức ngữ pháp quan trọng trong tiếng Việt

Ví dụ: Trời xanh mây trắng, ô kìa,

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng VIệt như thế nào?

Xây dựng và nâng cao ý thức coi trọng, tình cảm quý trọng đối với tiếng Việt

Rèn luyện nói đúng, viết đúng ngữ pháp tiếng Việt

Giữ gìn, phát triển vốn từ tiếng Việt

Nâng cao hiệu quả sử dụng tiếng Việt trong các phong cách chức năng

1.3- Ngữ âm tiếng Việt:

1.3.1- Âm tiết tiếng Việt là gì? Đặc điểm của âm tiết tiếng Việt?

Âm tiết tiếng Việt là âm đoạn tự nhiên nhỏ nhất trong chuỗi lời nói Việt ngữ

Âm tiết tiếng VIệt có đặc điểm: ranh giới rõ ràng, phát âm tách bạch, rành rọt

Ví dụ: Đẹp, xấu, em bé, học, yêu,

Tính độc lập cao: phát âm tách bạch, riêng biệt (im ắng, không nói: í mắng)

Có khả năng biểu hiện ý nghĩa: Tuyệt đại đa số âm tiết có nghĩa, khác ngôn ngữ Ấn – Âu (mắt,đầu, học, ăn, ), đa số âm tiết là từ đơn, có khả năng hoạt động như một từ thực sự → lối tách từ (chơi chữ) Ví dụ: Vàng lông – vồng lang

1.3.2- Âm tố tiếng Việt là gì? Phân loại?

Âm tố tiếng Việt là đơn ngữ âm nhỏ nhất, không thể phân chia được

Âm tố tiếng Việt phân loại thành: nguyên âm, phụ âm, bán âm

1.3.3- Âm vị tiếng Việt là gì? Phân loại và miêu tả?

Âm vị (phoneme) tiếng Việt là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ dùng

để cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa của tiếng Việt (a,b,c, )

Phân biệt âm vị với âm tố: âm vị là đơn vị trừu tượng, âm tố là đơn vị cụ thể Âm vị được thể hiện bằng âm tố, âm tố là sự hiện diện của âm vị Âm vị chỉ gồm đặc trưng khu biệt, âm

tố có cả đặc trưng, đặc trưng khu biệt lẫn đặc trưng không khu biệt

Ví dụ: a,n,h: an-anh-ánh-ảnh

Trang 3

1.3.4- Hệ thống âm vị tiếng Việt:

1.3.4.1- Âm đầu: 22 phụ âm đầu làm nhiệm vụ âm đầu: │b, m, f, v, t, t', d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ,

ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h│Sự thể hiện chính tả:

1.3.4.2- Âm đệm: │W│: o, khi trước nó là nguyên âm rộng │a, ă, e│ (họa, hoằn, hoa,

hòe )

/u/ : khi đi trước các nguyên âm còn lại (huy, huệ, thuở )

Đi sau phụ âm │k│ khi viết "q" âm đệm W│viết thành "u" (quê, que, )

Âm chính: Tiếng Việt có 13 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm đôi là âm chính: │i, e, ε, ɤ, ɤˇ, a,

ɯ, ă, u, o, ɔ, ɔˇ, εˇ, ie, ɯɤ, uo│Thể hiện bằng chữ viết

1.3.4.3- Âm cuối

Tiếng Việt có 8 âm cuối gồm sáu phụ âm: │m, n, ŋ, p, t, k│và hai bán âm: │-w, -j│, ngoài

ra còn có âm cuối zéro

Thể hiện bằng chữ viết: m, n, ng, p, c, t

Quy luật biến dạng âm cuối:

Tất cả phụ âm cuối là những phụ âm đóng

1.3.4.4- Thanh điệu tiếng Việt:

Tiếng Việt có sáu thanh điệu, năm thanh ghi chữ viết: huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng, một thanh không ghi: không dấu (bằng)

Phân loại thanh điệu tiếng Việt: 2 loại

1.3.4.5- Thực hành phiên âm vị học:

Học viên tự phiên âm vị học và trình bày theo nhóm, lớp ở cuối giờ học:

1 Bài ca dao: Gió đưa cành trúc la đà

2 Bài ca dao: Tát nước đầu đình

1.4- Chính âm và chữ viết – Chinh tả tiếng Việt

1.4.1- Chính âm là gì? Chính âm được coi là cách phát âm chuẩn nhất (chuẩn từ)

1.4.2- Vai trò của chữ viết?

Chữ viết là hệ thống ký hiệu đồ họa được sử dụng để cố định hóa ngôn ngữ âm thanh Các kiểu chữ viết:

Chữ viết ghi ý (Hoa)

Chữ viết ghi âm (Việt)

1.4.3- Chữ viết tiếng Việt hiện nay là chữ ghi âm (chữ quốc ngữ), hình thành ở thế kỷ XVII

Cơ bản chữ tiếng Việt là hợp lý

1.4.4- Điều bất hợp lý:

Một âm ghi nhiều con chữ: │k│: q, k, c │z│: d,gi,g

Viết hoa tùy tiện

Trang 4

1.4.5- Quy định về chuẩn chính tả tiếng Việt:

Chính tả là cách viết chữ được coi là chuẩn

1.4.5.1- Quy định chuẩn chính tả tiếng Việt

Chấp nhận thói quen biến đổi ngữ âm trong cách viết ("đại bàng" chứ không viết đúng "đại

bằng")

1.4.5.2- Thực tế có hai hình thức chính tả chưa xác định chuẩn thì chấp nhận cả hai cách

viết cũ (eo xèo / eo sèo; sứ mệnh/ sứ mạng)

1.4.5.3- Viết hoa tên riêng:

Tên người, tên nơi chốn: Viết hoa toàn âm đầu

Tên tổ chức, cơ quan: Viết hoa âm tiết đầu trong tổ hợp tên

1.4.5.4- Tên không phải tiếng Việt:

Nếu nguyên ngữ latin: giữ nguyên ngữ (paris)

1.4.5.5- Nguyên ngữ là hệ thống chữ khác: chuyển tự, phiên âm sang chữ cái Latin

Tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức về ngữ âm tiếng Việt: âm tiết, âm tố, âm vị, thanh điệu,

chi1ng tả là rất quan trọng, cần thiết làm nền tảng cho việc học tập, ứng dụng tiếng Việt

trong học tập, lao động, giao tiếp và góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, nhất

trong bối cảnh hội nhập của thế giới ngày nay

3 Thảo luận nhóm (xémina) Làm bài thuyết trình

4 Thực hành điền dã ngôn ngữ học: Hội thảo, hội chợ,

Trang 5

Bài 2- VIẾT CHỮ, DÙNG TỪ

2.1- Viết chữ Chữ viết dùng để ghi tiếng

2.1.1- Trước đây, thời vua Hùng Vương, tổ tiên người Việt đã từng có chữ viết sơ khai 2.1.2- Thời Bắc thuộc, tổ tiên ta dùng chữ Hán để ghi tiếng

2.1.3- Do ý thức độc lập tự chủ, chữ Nôm ra đời trên cơ sở chữ Hán

2.1.4- Sau này, dân tộc ta dùng chữ quốc ngữ để ghi tiếng (TK XVII), và chữ quốc ngữ là chữ viết chính thức của Việt Nam hiện nay

Đây là chữ viết được sáng tạo trên cơ sở ghi âm và dùng mẫu tự Latin

2.1.5- Cách viết chữ quốc ngữ hiện nay tuân theo các quy định chính tả hiện hành

2.2- Dùng từ

Từ của tiếng Việt Cách dùng từ:

Khái niệm từ, các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt?

Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, được tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu

Tiếng của cấu tạo từ trong tiếng Việt là các tiếng, là các âm tiết

Tiếng Việt tương đương với các hình vị của ngôn ngữ khác, gọi là các hình tiết (morp hensyllable)

Các kiểu cấu tạo từ:

Một tiếng (từ đơn tiết): từ đơn là đơn vị từ vựng cơ bản của tiếng Việt (Ví dụ: Tôi, bác, nhà, trâu, ngựa )

Phương thức tổ hợp (ghép): Ghép các tiếng lại, mà giữa các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau, gọi là từ ghép Dựa vào tính chất mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố cấu tạo, có thể phân loại từ ghép tiếng Việt:

Từ ghép đẳng lập: thành tố cấu tạo quan hệ bình đẳng về nghĩa

Có hai khả năng: các thành tố cấ tạo từ đều rõ nghĩa: khi so sánh với từ đơn nghĩa các thành

tố không trùng nhau

Ví dụ: ăn ≠ ăn ở ≠ ăn nói ≠ ở ≠ nói

Thứ hai: một thành tố rõ nghĩa tổng hợp với một thành tố không rõ nghĩa, bị bào mòn dần ở mức độ khác nhau

Ví dụ: Tre pheo, bếp núc, chợ búa, đường sá, rau cỏ, cho má, gà qué, xe cộ, áo xống

Từ ghép đẳng lập biểu thị ý nghĩa khái quát và tổng hợp Đây là một trong những điểm làm cho nó khác với từ ghép chính phụ

Trang 6

Phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hòa phối âm: Từ láy (lấp láy, láy âm)

Từ láy là từ nhiều tiếng (phần lớn là hai tiếng) được cấu tạo theo quy luật nhất định trong quan hệ ngữ âm giữa các tiếng

Một từ gọi là láy khi các yếu tố tạo nên chúng có thành ngữ âm lặp lại, nhưng vừa có lặp (điệp) lại vừa có biến đổi (đối)

Ví dụ: đỏ đắn → điệp phụ âm đầu, đối vần

Nếu chỉ có điệp, không có đối thì đó là dạng láy từ chứ không phải là từ láy

Ví dụ: Người người, nhà nhà,

Từ láy hai tiếng: Láy hoàn toàn Đối ở trọng âm, lặp lại hoàn toàn

Ví dụ: cào cào, ba ba, châu chấu, đu đủ, rề rề, khăng, khăng,

Từ láy hoàn toàn đối nhau ở thanh điệu:

Ví dụ: Đo đỏ, tim tím, hau háu, hây hẩy, lừng lững, vành vạnh,

Láy hoàn toàn, đối ở phần vần nhờ chuyển đổi âm cuối theo quy luật dị hóa:

Từ nào điệp ở phần âm đầu hoặc điệp ở phần vần thì được gọi là láy bộ phận Gồm:

Láy (điệp) âm đầu, đối phần vần:

Ví dụ: Bập bềnh, cò kè, ho he, thơ thẩn

Láy (điệp) phần vần, đối âm đầu:

Ví dụ: Bâng khuâng, bơ vơ, lưng chừng

Từ láy ba và bốn tiếng được cấu tạo thông qua cơ chế cấu tạo từ láy hai tiếng Láy ba tiếng thường láy hoàn toàn, láy bốn tiếng là láy bộ phận

Ví dụ: Khít khìn khịt, sàt sàn sạt, dửng dừng dưng, đủng đà đủng đỉnh

Sự biểu đạt nghĩa của từ láy thường có điểm chung ở nghĩa

Lớp từ ngẫu hợp: giữa các yếu tố cấu tạo chúng không có quan hệ ngữ âm, ngữ nghĩa

Trang 7

Ví dụ:

Từ thuần Việt: Bồ câu, bồ hòn, bồ nông,

Từ gốc Hán: Mâu thuẫn, hy sinh, kinh tế,

Từ gốc Ấn – Âu qua khẩu ngữ: Axit, sơ mi, mùi xoa, xà phòng,

Biến thể của từ: Từ có cấu trúc lớn, phức tạp sang cấu trúc nhỏ, đơn giản

Ví dụ: Kilôgam → kilô, kí lô

(Ông) cử nhân → Ông cử

(Ông) tú tài → Ông tú

Có cặp từ song song một bên đa tiết một bên đơn tiết

Ví dụ: Bươm bướm → Bướm

Cụm từ cố định là gì? Phân loại cụm từ cố định?

Khái niệm: Cụm từ cố định là đơn vị đo một số từ hợp lại: Tồn tại với tư cách là một đơn vị

có sẵn như từ, có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa cũng ổn định như từ

Cần phân biệt cụm từ cố định với cụm từ tự do

(Ví dụ: Nhà ngói cây mít, Phở gà miến lươn )

Phân loại: Cụm từ cố định gồm: ngữ cố định và thành ngữ

Thành ngữ:

Là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về nghĩa và cấu trúc, Nghĩa có tính tượng trưng gợi cảm

Ví dụ: Ba cọc ba đồng, Chó cắn áo rách, Nhà ngói cây mít, Mẹ tròn con vuông

Phân loại:

Thành ngữ so sánh: Cấu trúc là cấu trúc so sánh

Ví dụ: Lạnh như tiền, rách như tổ đỉa, đắt như tôm tươi,

Mô hình: A ss B; Từ so sánh: như, bằng, tựa, hệt,

Ví dụ: Đen thui, đen đũi, mắt bồ câu

Ngữ định danh thường dùng chỉ tên các bộ phận con người

Trang 8

Ví dụ: Lông mày lá liễu – Tóc rễ tre – Mắt ti hí – Râu ngạnh trê – Răng cải mả - Mồn cá ngão – Chân vòng kiềng – Mặt lưỡi cày – Bụng cóc

Các lớp từ trong từ vựng gồm những lớp từ nào?

Phân loại theo nguồn gốc:

Từ ngữ gốc Hán: Hình thành qua quá trình tiếp xu1x lâu đời với tiếng Hán

Từ Hán cổ là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn I (Đầu công nguyên đến đầu đường Đường thế kỷ VIII)

Ví dụ: Chè, ngà, chén, chùn, buồn, mùi, mùa

Tổ hợp từ này được Việt hóa rất mạnh trở nên quen thuộc với người Việt

Từ Hán Việt: Từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt ở giai đoạn hai, được người Việt đọ theo

hệ thống âm Việt

Ví dụ: Trà, mã, trọng khinh, cận, nam, nữ,

Từ Hán Việt còn gồm những từ không phải gốc Hán, do người Hán mượn ngôn ngữ khác, người Việt vay mượn đọc theo âm hán Việt

Ví dụ: Từ gốc Nhật Bản: Trường hợp, nghĩa vụ, phục tùng, điều chế,

Từ gốc Phạn (Sanskrit): Phật, Niết bàn, Di lặc, Thích ca Mâu ni

Từ gốc Châu Âu: Anh Cát Lợi, Mạc Tư Khoa, Câu lạc bộ,

Từ có yếu tố cấu tạo là từ gốc Hán:

Ví dụ: Y sì, đặc công, công an, thúc bách, đại đội, thiếu tá,

Từ gốc Hán du nhập qua khẩu ngữ, phương ngữ Hán:

Ví dụ: Xì dầu, mì chính, vằn thắn, bát bảo lường xà,

Từ Hán Việt được rút ngắn âm, khả năng nhập hệ không đồng đều

Ý nghĩa có thể không còn nghĩa gốc:

Ví dụ: Bạc (mỏng → quên ơn); Khinh (nhẹ → coi thường); Tâm (tim → tấm lòng)

Từ gốc Hánh và từ Hánh Việt có vị trí quan trọng trong từ vựng tiếng Việt Chúng có số lượng lớn, năng lực sinh sản mạnh

Từ ngữ gốc Ấn – Âu:

Nhập vào Việt Nam khi nước ta bị Pháp xâm lược (thế kỷ XIX) bằng đường chính thức và khẩu ngữ Sau này là từ gốc Anh, gốc Nga được du nhập

Ví dụ: Mít tinh, ten nít, bốc, bồi, tỉu, xì-ke, bôn sê vích

Từ gốc Ấn – Âu thâm nhập vào đời sống xã hội

Có sự biến đổi nghĩa và ngữ âm, được đọc theo cách nói của người Việt

Ví dụ: Poste → bốt; cofe → cà phê; carsotte → cà rốt; gare → ga

Trang 9

Có sự rút ngắn từ và Việt hóa âm tiết:

Ví dụ: Sou → xu; chey → xếp; gare → ga; boy → bồi; essence → xăng; casserole → xoong; cream → kem; cravate → ca vát

Lớp từ thuần Việt là cốt lõi của từ dựng tiếng Việt, làm chỗ dựa điều phối hoạt động của mọi lớp từ khác

Nguồn gốc hình thành từ thuần Việt là từ gốc Nam Phương, bao gồm Nam Á và Tày Thái Tương ứng Việt – Mường: Vợ, chồng, ông, ăn, cười, uống, bơi, nằm, khát, trốn, gáy, mơ, nậm, chum, nồi, rá, vại, váy, cơm, cây, củ, ra, mây

Tương ứng Việt – Tày – Thái: Đường, rẫy, bắt, bóc, buộc, ngắt

Tương ứng giữa ngôn ngữ Việt Mường với nhóm Bru- Vân Kiều: Trời, trăng, đêm, bụng, ruột, kéo, bốc, ngáy, khạc, củi, hột

Tương ứng với nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer ở Tây Nguyên Việt Nam: Trời, mây, mưa, sấm, sét, nó, cắn, đau,

Phân lớp từ ngữ theo phạm vi sử dụng gồm những lớp từ nào?

Tính quốc tế: (Ví dụ: Keyboar, mouse, line )

Việc xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học ở Việt Nam đang được tiếp tục thực hiện, theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật

Từ ngữ địa phương: Từ thuộc phương ngữ nào đó của ngôn ngữ dân tộc, phổ biến trong phạm vi lãnh thổ của địa phương đó

Cách hình thành: Sự khác biệt từ vựng chứ không phải do ngữ âm

Do sự vật được gọi tên chỉ có ở địa phương đã hình thành tên gọi, nên trở thành từ địa phương, từ ngữ toàn dân không có từ tương ứng với nó

Ví dụ: Bu, bầm, đẻ, đần, khờ, o, mệ, mạ, nhút, lớ (quả), tắt, chẻo ; sầu riêng, măng cụt, tràm, chôm chôm, cùi chỏ, cù lao, má

Trang 10

Có sự vật, hiện tượng giống nhau nhưng từ khác nhau hoàn toàn:

Ví dụ: Ngái - xa, nỏ - không, rào- sông, rú –núi, mô- tê, kia- đâu

Nhiều từ là dạng cổ của từ tương ứng trong từ vựng hiện nay Dạng cổ bảo toàn ở địa phương, dạng mới thành từ vựng chung hiện nay

Ví dụ: Gấy – gái, chí – chấy, nác – nước, kha – gà, khót – gọt

Từ địa phương đồng âm với từ chung

Ví dụ: Ốm – gầy; hòm – săng, quan tài; thằn lằn – thằn sùng; kiền – rế

Từ nghề nghiệp:

Lớp từ bao gồm đơn vị từ ngữ được sử dụng trong phạm vi cùng làm một nghề nghiệp

Ví dụ: Thìu, choòng, lò chợ, đi lò,,, (thợ mỏ)

Nghề nào cũng có từ ngữ riêng

Sự hoạt động của từ nghề nghiệp không đều

Tiếng lóng (slang, agrot):

Một bộ phận từ ngữ do những nhóm, lớp ngoài trong xã hội gọi tên

Lớp từ chung: là từ vựng toàn dân

Không được sử dụng do nguyên nhân lịch sử xã hội

Ví dụ: Thái thú, Thượng thư, toàn quyền, công sứ, hoàng giáp

Tứ mới:

Khi xuất hiện ít được biết đến → từ tiêu cực

Khi xuất hiện, từ mới có thể chính thức đi vào cuộc sống thường rất nhanh

Ví dụ: Xây dựng: Lấy vợ, chồng; Tổ chức: đám cưới; Nối mạng: máy tính

Sự tạo lập từ mới vẫn rất mạnh mẽ, phong phú

Phân lớp từ theo phong cách sử dụng:

Lớp từ khẩu ngữ:

Trang 11

Về cấu trúc hình thức, lớp từ này có biến thể khi giao tiếp

Ví dụ: Học hành → học với chả hành; Yêu đương → yêu với đương

Sắc thái đánh giá cực đại để cường điệu sự đánh giá của người nói, lôi cuốn chú ý của người nghe

Ví dụ: Lo thắt ruột, chờ đỏ mắt, đánh sặc tiết, chẻ xác ra, no đòn

Sắc thái biểu cảm rõ nét:

Ví dụ: Mày, tao, tớ, thằng cha, con mẹ, ngu, tồi, chẳng ra trò gì, ăn thua mẹ gì, dạ, thưa, ôi trời, ối

Dùng nhiều quán ngữ, thành ngữ để đưa đẩy:

Của đáng tội, đời thuở nhà ai, lụy như lụy đò, trời Phật ơi

Lớp từ ngữ thuộc phong cách viết: Lớp từ dùng thường xuyên gắn với nội dung một số phong cách chức năng

Phong cách khoa học:

Gồm thuật ngữ khoa học, từ chuyên môn hóa: Đạo hàm, ẩn số, âm vị

Phong cách hành chính sự vụ: Từ ngữ trong văn bản ngoại giao, pháp lý, hành chánh: công văn, công hàm, hòa ước, tạm ước, sao lục, tố tụng,

Phong cách chính luân báo chí: Vô sản, tư sản, thực dân, suy thoái

Phong cách văn học (nghệ thuật): Tổng hòa cách phong cách khác

Lớp từ ngữ trung hòa phong cách:

Tóm lại: Từ ngữ trong tiếng Việt rất phong phú Khi dùng từ ngữ phải chú trọng mục đích, phong cách, ngữ cảnh để chọn đúng từ ngữ, đảm bảo nói, viết đúng, hay giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Bài tập:

1- Sơ lược về lịch sử chữ viết tiếng Việt

2- Từ loại tiếng Việt, cách dùng từ

3- Thảo luận nhóm, làm bài tập

4- Thực hành điền dã ngôn ngữ học: (Tiếp tục)

5- Chuẩn bị: Viết câu

Trang 12

Bài 3- VIẾT CÂU

3.1- Hệ thống ngữ pháp tiếng Việt:

3.1.1- Từ loại: Cách phân định từ loại tiếng Việt?

Cơ sở phân định từ loại:

Ý nghĩa khái quát (Phạm trù chung)

Khả năng kết hợp

Chức vụ cú pháp của từ trong câu (thành phần câu):

Từ thực và từ hư:

Từ thực: Từ gọi tên đối tượng hiện thực hay trừu tượng

Ví dụ: Mèo, chó, ăn, ngủ, tư tưởng, suy luận

Từ hư: Biểu thị quan hệ đi kèm từ khác

Ví dụ: Đang (hiện tại); Vì (quan hệ nguyên nhân)

Thân từ cũng là từ hư

3.1.2- Các từ loại của tiếng Việt:

3.1.3- Các từ loại của tiếng Việt:

Danh từ: Chỉ sự vật, hiện tượng Gồm có danh từ chung và danh từ riêng, làm chủ ngữ Động từ: Chỉ hành động, giữ chức vụ vị ngữ câu Gồm động từ trạng thái tâm lý Động từ tình thái Động từ hành động

Tính từ: Chỉ tính chất thường làm vị ngữ câu

Các từ loại khác:

Số từ: Chỉ só đếm – từ hư

Đại từ: Thay thế tên gọi sự vật

Phụ từ: Thành tố phụ của danh từ (những, các, một, mọi, mỗi, từng, ) Làm thành tố phụ vị ngữ từ (vẫn, cứ, đã, vừa, )

Kết từ: Chỉ quan hệ bình đẳng: (Chính phụ: Và, mà, còn, thì, vì, nên, nếu, tuy )

Trợ từ: Xuất hiện ở bậc câu (cả, chính, đúng, đích thị, chỉ, )

Tình thái từ: Xuất hiện ở câu theo mục đích nói (à ư, nhé, nhỉ, có lẽ, tất nhiên, )

Đoản từ (ngữ): Khái niệm? Phân loại?

Khái niệm: Tổ hợp từ có quan hệ cgi1nh phụ là đoản ngữ

Cấu trúc: Phần phụ trước – phần trung tâm – phần phụ sau

Phân loại:

Đoản ngữ danh từ (Ví dụ: Những học viên ấy )

Trang 13

Khái niệm câu? Phân loại câu?

3.2.1- Khái niệm: Câu là đơn vị ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp tự lập, có ngữ điệu, kết thúc, mang tư tưởng tương đối trọn vẹn kèm thái độ người nói, giúp hình thành biểu đạt, truyền đạt tư tưởng, tình cảm với tư cách đơn vị thông báo nhỏ nhất

3.2.2- Phân loại câu:

3.2.2.1- Phân loại câu theo mục đích nói: Bốn kiểu câu:

Câu tường thuật, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh, câu cảm thán,

3.2.2.2- Phân loại câu theo mối quan hệ với hiện thực:

Câu đặc biệt: Do một ngữ tạo thành

Ví dụ: Vợ con – Bà cụ nhà Chẩn Gia đình anh ta Người Mán (Nam Cao)

Câu phức: Ngoài kết cấu C – V nòng cốt, có thêm ít nhất một kết cấu C – V làm vế câu phụ hoặc thành phần chính của câu hoặc làm thành tố phụ của ngữ tạo câu

Phân loại:

Câu phức có kết cấu C – V làm thành tố ngữ (làm trạng ngữ, bổ ngữ, )

Câu phức có kết cấu C – V làm thành phần chính (làm chủ ngữ hoặc vị ngữ)

Câu phức có kết cấu chủ vị làm vế câu phụ

Câu ghép: Cấu tạo bằng cái kết cấu chủ - vị bậc câu trở lên theo quan hệ đẳng lập, (còn có tên gọi: câu ghép đẳng lập, câu ghép song song) C – V, C – V,

3.2.3- Ngữ điệu và dấu câ thể hiện trong câu như thế nào?

Ngữ điệu và dấu câu là hình thức chữ viết để thể hiện ngữ điệu Đây là quan hệ giữa ngôn ngữ và chữ viết

Trang 14

3.2.4- Hệ thống dấu câu:

Dấu chấm câu:

1 Dấu chấm 2 Dấu phẩy, 3 Dấu ngoặc đơn ( ) 4 Dấu chấu hỏi?

5 Dấu chấm phẩy; 6 Dấu ngoặc kép 7 Dấu chấm cảm! 8 Dấu gạch ngang -

9 Dấu chấm lửng 10 Dấu hai chấm: 11 Dấu ngắt câu

3.2.5- Chuyển đổi câu – Phân tích câu – Mở rộng câu – Rút gọn câu: Thể hiện như thế nào? Chuyển đổi câu: nhằm mục đích thông báo

Mở rộng câu: mở rộng chủ ngữ, vị ngữ, thành phần phụ nhằm tăng cường mục đích thông báo của câu

P, C – V → (MR) P, C (MR) – V → (MR) P (MR), (MR) C (MR) – (MR) V (MR)

Rút gọn câu: Vì mục đích nhấn mạnh nội dung thông báo:

(MR) P, C (MR) – V (MR) → P, C – V

3.2.6- Viết câu:

3.2.6.1- Muốn viết câu đúng và hay phải dùng đúng dấu câu

3.2.6.2- Viết câu hay: Câu phải chặt chẽ Mạch lạc, chính xác, rõ ràng, hùng hồn, mạnh mẽ,

tránh viết câu sai, câu mơ hồ

Tóm lại: Cần nắm vững ngữ pháp tiếng Việt để viết câu đúng và hay, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Bài tập:

1- Hệ thống ngữ pháp tiếng Việt

2- Phân loại từ, câu tiếng Việt

3- Hệ thống dấu câu tiếng Việt

4- Biến đổi câu trong tiếng Việt

5- Thảo luận nhóm (xémina)

6- Chuẩn bị thuyết trình (Câu sai, câu mơ hồ)

7- Tự thực hành điền dã ngôn ngữ học (tham dự hội thảo, dạ hội, triển lãm, )

8- Nhận đề tài tiểu luận

Trang 15

BÀI 4: CÂU SAI, CÂU MƠ HỒ

4.1- Câu sai

4.1- Khái niệm: Thế nào là câu sai?

Câu sai là những câu không đúng chuẩn quy định trong tiếng Việt Hiện nay, hiện tượng viết sai rất phổ biến, ngay cả trên các phương tiện thông tin đại chúng

4.1.1- Những loại câu sai

4.1.1.1- Sai chính tả: Đó là cách viết từ không đúng với quy định về vần, thanh điệu, phụ

âm đầu

4.1.1.2- Sai từ ngữ

Ví dụ: Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đá vào bụng ông Hoạt

Em đang dần dần đẹp lên

- Lỗi liên quan đến từ Hán Việt:

Trong tiếng Việt, có hàng loạt từ gốc Hán mà nghĩa và cách dùng không còn giữ nguyên như ở tiếng Hán, thậm chí khác nhiều

Ví dụ: Khốn nạn (tiếng Hán là khó khăn)

Nhưng trong tiếng Việt hiện nay là khốn khổ đến mức thảm bại, hoặc chỉ tính cách

Đáo để: Hán Việt: Đến tận đáy-thuần Việt: Hành vi

Do vậy, khi dùng phải thận trọng

- Từ đồng âm gây sự hiểu lầm:

Ví dụ: Yếu: Hán Việt: quan trọng- thuần Việt thì yếu nghĩa hoàn toàn khác

Trong từ Hán Việt, yếu tố chính đứng sau, phụ đứng trước → cần phải phân biệt ( dân số /

số dân; đa số / số đông; tình nhân / nhân tình…)

- Nghe nhầm, phát âm sai:

Ví dụ: Quyết hy sinh cho sự nghiệp để giải phóng đất nước (thiếu CN)

4.1.1.4- Có nhiều cách nhìn nhận hiện tượng sai

Trang 16

- Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ có cách nhìn nhận khác nhau về hiện tượng sai, tất yếu dẫn đến cách chữa khác nhau cho cùng một câu sai, càng làm tình hình viết sai, nói sai phổ biến

- Nguyên nhân dẫn đến các câu sai:

Sai các từ phụ Sai do nguyên nhân tâm lí

Ví dụ: Nhìn về mặt tổng thể của vùng đất Hoa Lư và kinh đô Hoa Lư, nếu được bảo tồn và giữ gìn và mang lại cho đất nước một nguồn lợi lớn về du lịch

- Cách sửa câu sai ngữ pháp như thế nào?

+ Cố gắng giữ nguyên ý người viết, cần phải phân tích câu sai trong quá trình tạo câu + Chỉ ra sơ đồ cấu trúc câu sai

+ Tìm sơ đồ cấu trúc câu để diễn đạt ý định nội dung của người viết

+ Đối chiếu sơ đồ cấu trúc câu sai với sơ đồ cấu trúc câu đúng, chỉ ra chỗ lệh chuẩn của câu sai, do đó chỉ ra cách chữa hợp lí

- Hiện tượng chập cấu trúc trong những câu sai ngữ pháp: Một nguyên nhân tâm lý

+ Khái niệm: Chập cấu trúc là gì?

Hiện tượng chập cấu trúc trong câu sai là hiện tượng lấy một bộ phận hoặc toàn bộ một cấu trúc này gắn một phần hay toàn bộ cấu trúc khác Kết quả là dẫn đến sự không nhất quán về cấu trúc trong một câu

Cách giải thích này khi xác định kiểu cấu trúc câu sai, cách chữa cũng mang tính khái quát Cách chữa này mang tính khách quan: Chữa câu theo ý định tạo câu của người viết chứ không theo người chữa câu

Ví dụ: Một thành phố rất trẻ măng

→Danh+mức độ+Tính+mức độ

+ Nguyên nhân cơ bản của những hiện tượng chập cấu trúc là gì?

Quên những gì đã viết là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới hiện tượng chập cấu trúc

Chuyển hướng tư duy, vi phạm luật liên tục trong mạch văn là nguyên nhân quan trọng dẫn đến chập cấu trúc

Ví dụ: Không được đến gần hơn được đâu

Chú tôi bị thương hai lần, một lần ở đùi, một lần ở Khe Sanh

Áp lực của thói quen: Sự tiếp thu thói quen trong tiếng mẹ đẻ: Ngôn từ nào được chung quanh dùng nhiều sẽ được đứa trẻ tiếp nhận và sớm trở thành ngôn ngữ riêng của bé, trở thành thói quen

Ví dụ: Thiếu nhi chẳng khác nào những bong hoa tươi thắm

A chẳng khác nào B

Trang 17

A như B → chập cấu trúc

Kết luận:

Hiện tượng viết sai câu hiện nay rất phổ biến Tìm hiểu nguyên nhân daanc đến việc viết sai câu, nhận diện câu ssai và cách sử dụng để tránh lỗi về viết câu sai là điều quan trọng và cần thiết với người sử dụng tiếng Việt Hiểu và tránh lỗi câu sai góp phần tăng hiệu quả sử dụng tiếng Việt, giữ gìn sự trong sang của tiếng Việt

4.2- Câu mơ hồ

Khái niệm:

- Thế nào là câu mơ hồ?

Câu mơ hồ là câu trong khi có một cách biểu hiện duy nhất ở cấp độ ngôn ngữ này lại có ít nhất hai cách biểu hiện ngôn ngữ ở cấp độ ngôn ngữ khác

- Câu mơ hồ cần thiết và câu mơ hồ sai như thế nào?

Câu mơ hồ được viết cố ý, nhất là trong văn học, nhất là để chơi chữ, trào lộng, châm biếm sự việc nào đó Không chú ý cách viết tới những câu có thể biểu hiện hai, ba cách, nhiều khi chúng ta vô tình tạo ra những câu mơ hồ tai hại, phản lại ý mình Đó là những câu mơ hồ sai

Ví dụ:

Mơ hồ cố ý: Chè ăn mất (mứt) ngọt Xôi vò chả ngon

Mơ hồ sai: Người sinh viên mới đi tới

- Tại sao mơ hồ là hiện tượng tất yếu của ngôn ngữ?

Mơ hồ là tính tự nhiên của ngôn ngữ, điều này đã được các nhà khoa học chứng minh (Bảy kiểu mơ hồ -W Empson)

Nhiều công trình nghiên cứu tính mơ hồ của ngôn ngữ (Anh, Pháp, Nga…)

Mỗi ngôn ngữ có những đặc điểm nhất định nên hay có những dạng mơ hồ nhất định

Ví dụ: Old men and Women were left at the village (những cụ ông và cụ bà bị bỏ rơi ở làng)

- Vài kiểu mơ hồ trong ngôn ngữ: Thể hiện như thế nào?

Mơ hồ từ vựng: Trong ngôn ngữ, hiện tượng đồng âm mang tính ngẫu nhiên Không có ý nghĩa đáng kể về phương pháp nếu đối chiếu các hiện tượng đồng âm- Mơ hồ từ vựng -giữa các ngôn ngữ

Hiện tượng mơ hồ cú pháp

Mơ hồ các ngữ danh từ

Mơ hồ trạng ngữ

Phạm vi tác động

Trang 18

Hiện tượng mơ hồ logic

Đại từ nhân xưng

Từ nối

Sự kết hợp chuỗi mơ hồ

_ Sự mơ hồ từ vựng thể hiện như thế nào?

Hiện tượng đồng âm hoặc đa nghĩa của từ vựng

+ Loại 1: Đồng âm của hai từ đơn→hiểu hai nghĩa

Ví dụ: Nước: quốc gia; chất lỏng Tin: tin tưởng; tin tức →bán nước, có tin nó nó không… + Loại 2: Sự đồng âm của hai chuỗi từ

Sự mơ hồ qua từ đơn:

● Sự đồng âm của danh từ: Mỗi loại danh từ đều tìm thấy những từ đồng âm thuộc các loại

từ khác

Ví dụ:

Cung kiếm ra tay, thiên hạ đổ dồn hai mắt lại

Triều đình cử mục, anh hung chỉ có một người thôi

Ví dụ: Cô ta phải lấy một tên khác, tên Phrăng Xoa

→ Lấy: cầm (đặt tên khác); kết hôn

● Từ đa tiết và chuỗi từ mơ hồ

Khi kết hợp nhiều tổ hợp cụm từ đa tiết thành các âm khác nhau, nếu có hai cách hiểu trong câu mới tạo thành thì đó là câu mơ hồ

Trong quá trình phát triển, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, có một khuynh hướng lành mạnh là thay đổi dần từ Hán-Việt Dùng từ Nôm-từ thuần Việt nghĩa tương đương, nhưng không nên lạm dụng

Trang 19

Ví dụ: Trong trận đấu bóng đá tại Hà Lan, hàng trăm người xem đánh nhau

→Thay: người xem = khan giả

Sự mơ hồ cấu trúc: thể hiện như thế nào?

● Sự mơ hồ từ nối

Nhóm 1: cho, với, của

Ví dụ: Tôi gửi cho nó cuốn sách

Có hai cách hiểu:

Cho: tặng; tới → cấu trúc chìm hai cách hiểu Khác nhau→câu mơ hồ

Nhóm 2: thì

Ví dụ: Anh đi thì em về

Chỉ quan hệ điều kiện kết quả - chỉ quan hệ liên tiếp về thời gian

Ví dụ: Nếu anh đi thì em về Khi anh đi thì em về

● Mơ hồ vì kết nối nhiều tiếng liên tiếp

Ví dụ: Cô Ba rất quý người vạn học ở Nam Định

→ Người bạn – học; người bạn học → Câu mơ hồ vì nhiều tiếng kết hợp

Chính phủ sắp sửa đổi chính sách Huế

→ Sắp sửa – đổi; sắp – sửa đổi → hai cách hiểu → Mơ hồ

● Ghép cấu trúc mơ hồ dẫn tới cấu trúc mơ hồ mới

Ví dụ: Đêm hôm qua cầu gãy → hai cách hiểu

Đêm hôm, qua cầu gãy Đêm hôm qua, cầu gãy → mơ hồ

● Mơ hồ của từ “của”

Ví dụ: Việc sử dụng tài sản của thủ trưởng (Ai sử dụng?)

Sự kiểm tra sổ sách của cơ quan (Ai kiểm tra?)

Cụm từ phụ trợ

Trong cụm động từ, từ tình thái đứng trước động từ trung tâm và đứng ngay sau từ kèm phủ định: không thể, không phải, không cần…

Ví dụ: Xe không phải rẽ trái

Xe không thể rẽ trái → Xe không thì được rẽ trái

Xe không nên rẽ trái

- Phép chêm câu

Thao tác kết hợp hai câu thành một câu được gọi là phép biến đổi phức Phép chêm câu được gọi là phép biến đổi phức đặc biệt

Ví dụ: Anh đã gặp con

Trang 20

Anh ấy trên đường về chợ

Chêm hai câu vào nhau:

Anh ấy đã gặp con trên đường về chợ → mơ hồ (anh ấy hay con trên đường về chợ?)

- Những danh từ mơ hồ

Ví dụ: Những chuyến tàu chở ô tô màu xanh

Những chuyến tàu chở ô tô sơn xanh

Những chuyến tàu chở ô tô của bộ đội

→Các câu mơ hồ: chuyến tàu hay ô tô màu xanh

→Của bộ đội

- Những câu mơ hồ:

Ví dụ: Tôi đã thấy con người đang nói trong hội nghị

Mơ hồ: Ai đang nói trong hội nghị?

- Cấu trúc đẳng lập: Sự mơ hồ trong cấu trúc đẳng lập thể hiện như thế nào?

Có những câu mơ hồ liên quan tới các cấu trúc đẳng lập

Ví dụ: Anh khuyên hay tôi khuyên thì nó đi

Nếu anh khuyên hay tôi khuyên thì nó đi

- Sự phủ định

Sự phủ định và cấu trúc đẳng lập → mơ hồ

Ví dụ: Không A và B → có thể hiểu “không” tác động vào A thôi → gây mơ hồ

Hắn không uống và gắp liên tiếp → Hắn không uống và không gắp…

Sự phủ định và phép so sánh → mơ hồ

Ví dụ: Người này thì thích cao Thích cao như người này

Tôi cao → tôi cao như anh, tôi cao bằng anh

Sự phủ định câu ghép → mơ hồ

Ví dụ: Ba không đánh con vì yêu con

Không phải ba đánh con vì yêu con

Ba đánh con không phải vì yêu con

- Câu mơ hồ logic

Trang 21

● Khái niệm: Câu mơ hồ logic là câu mơ hồ về sự quy chiếu của các đối tượng hành động

Ví dụ: Lấy đá ghè vào trứng liệu có vỡ không?

→ Câu mơ hồ: Đá vỡ hay trứng vỡ hay cả hai

● Chủ ngữ logic và chủ ngữ ngữ pháp

Ví dụ: Anh cho Hải và Trọng đi chơi với Quý nhé!

Lời đề nghị: Ai nói? Anh hay người khác? → Chủ ngữ logic đồng thời là chủ ngữ ngữ pháp

Từ nhân xưng trong một câu:

Có một lớp từ mơ hồ liên quan đến từ nhân xưng Đó là trường hợp người ta không rõ từ nhân xưng đi với từ nào, thay thế cho từ nào trước

Ví dụ: Ba nhìn nó trong gương

Ba cho rằng anh ta không thông minh

Trong bức tranh này Mai lớn hơn Thuý

Trong bức tranh này Mai nhìn chúng ta

- Từ nhân xưng trong nhiều câu

Khi có nhiều câu kế tiếp nhau ó từ nhân xưng thay thế cho yếu tố đi trước thì lại càng hay xảy ra hiện tượng mơ hồ

Ví dụ: Ba đến thăm Mai Hắn mỉm cười (Ai cười?)

Danh từ hay câu? → mơ hồ

Ví dụ: Đứa bé muốn quả ổi rụng → Quả ổi đã rụng hay đứa bé muốn nó rụng?

- Số từ

Câu có số từ mơ hồ do tính không xác định của số từ

Ví dụ: Hải muốn mua một cái áo → Một: xác định hay không xác định?

1- Câu sai trong tiếng Việt

2- Câu mơ hồ trong tiếng Việt

3- Thảo luận nhóm (xémina)

4- Thực hành: Điền dã ngôn ngữ học (tìm ngữ liệu tiếng Việt…)- Môi trường nói tiếng Việt…

Trang 22

BÀI 6: DẤU CÂU – CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT

6.1- DẤU CÂU

GIỚI THIỆU

Dấu câu là công cụ ngữ pháp để diễn đạt rõ ràng một văn bản viết Viết sai dấu câu

sẽ làm sai lệch nội dung văn bản, có thể dẫn đến hiểu sai văn bản

Trong tiếng Việt có các dấu câu sau:

Dấu chấm Dấu hỏi? Dấu cảm! Dấu chấm phẩy; Dấu phẩy, Dấu hai chấm: Dấu gạch ngang- Dấu ngoặc đơn (…) Dấu chấm lửng… Dấu ngoặc kép “…”

Dấu câu là quy ước xã hội, được hình thành trên cơ sở khách quan: Cơ sở cú pháp, ngữ nghĩa (phân định các câu, các vế, các thành phần trong câu) Do yêu cầu ngữ điệu (tương ứng với quãng nghỉ khi nói)

6.1.1- Phân loại dấu câu

6.1.1.1- Các dấu đặt cuối câu: Có chức năng phân ranh giới câu Chúng gồm các dấu: chấm,

hỏi, cảm, chấm lửng

6.1.1.2- Các dấu đặt trong câu: Chức năng phân ranh giới câu, gồm có: Dấu phẩy, chấm

phẩy, gạch ngang, hai chấm, ngoặc đơn, ngoặc kép

6.2.1.3- Cách dùng cho phép và bắt buộc:

Quy ước: Bắt buộc đặt dấu câu tại vị trí nào đó, nếu không câu sẽ bị sai

Quy ước không bắt buộc: Có thể dùng dấu câu hoặc không dùng

6.2.2- Các dấu cuối câu:

6.2.2.1- Dấu chấm: Bắt buộc đặt cuối câu tường thuật Có thể đặt cuối câu nghi vấn, câu hỏi

nhằm mục đích giảm nhẹ, khẳng định

6.2.2.2- Dấu hỏi: Bắt buộc dùng để đặt cuối câu hỏi

6.2.2.3- Dấu cảm: Dùng kết thúc câu cảm hoặc câu nhận định

6.2.2.4- Dấu chấm lửng: Thể hiện ý nghĩa câu chưa kết thúc hoặc diễn tả sự biểu cảm

6.2.3- Các dấu giữa câu:

6.2.3.1- Dấu phẩy: Phân định ranh giới các thành phần nòng cốt trong câu

6.2.3.2- Dấu hai chấm: Thuyết minh, liệt kê

6.2.3.3- Dấu chấm phẩy: Phân định ranh giới ngữ pháp nhưng còn quan hệ nghĩa

6.2.3.4- Dấu ngoặc đơn: Phân cách thành phần giải thích cho phần đứng trước nó

6.2.3.5- Dấu ngoặc kép: Dùng trích dẫn hay tường thuật

6.2.3.6- Dấu gạch ngang: Chú thích

Tóm lại:

Dấu câu tiếng Việt rất phong phú Khi dùng dấu câu phải chú ý chức năng các loại dấu để dùng cho chính xác

Trang 23

6.2.2- Những yếu tố liên quan đến quy ước về cách viết chữ viết:

Âm tiết: Phụ âm đầu-Vần-Thanh điệu

Mỗi vần gồm: Âm đầu-Âm chính-Âm cuối

Đó là những yếu tố có liên quan đến chuẩn mục chính tả

6.2.3- Những đặc điểm của chuẩn mực chính tả tiếng Việt:

Chữ viết (chữ quốc ngữ) được sáng tạo trên chữ viết – oman, là loại chữ ghi âm Quy ước chuẩn mực chính tả:

Tính quy ước: Chuẩn mực chữ viết do chúng ta đặt ra nên nó mang tính quy ước Tính pháp lệnh: Đôi khi hệ thống chính tả có điều chưa hợp lý nhưng mọi người vẫn phải theo vì thói quen Tính bắt buộc này là tuyệt đối

Ví dụ: Viết “gồ ghề”, “ghen ghét”, “ghe thuyền”…

Tính ổn định: Chuẩn chính tả mang tính bắt buộc nên nó ít thay đổi dù không hợp lý 6.2.4- Tồn tại những biến thể:

Ngôn ngữ biến đổi về mọi phương diện, dù chậm nhưng ngữ âm vẫn cứ biến đổi Do vậy, nếu chính tả mà không thay đổi sẽ ngày càng cách biệt với hệ thống ngữ âm tiếng Việt, càng nảy sinh bất hợp lý, cho nên chính tả có thay đổi, dẫn đến xuất hiện các biến thể song song

Ví dụ: Trau dồi, trau giồi; dòng điện, giòng điện, giòng nước; giành giật, dành quyền; theo dõi, theo rõi…

 Nhận xét chung:

Tiếng Việt là chữ viết ghi âm, xây dựng theo nguyên tắc ngữ âm học, giữa chữ viết và

âm không có sự cách biệt quá xa Tiếng Việt do vậy là thứ chữ dễ viết, nhìn chữ viết có thể biết được quy tắc đọc từ đó

6.2.5- Tình hình chính tả hiện nay:

Chữ viết của ta còn nhiều bất hợp lý

- Cùng một âm vị nhưng được viết bằng nhiều con chữ

│k│: c, q, k

Có con chữ dùng viết âm vị khác nhau:

Chữ O viết:│ χ │(to nhỏ) và │w│( hoa hòe, khoan khoái)

Trang 24

gi│d: (giò│dò hoa; Quả roi│doi, giăng, dăng dây…)

Cách viết hoa tên riêng còn nhiều tùy tiện

Hà Nội→ Hà – Nội; Nam Hà như Hà Tây, Hà Nội…

Đảng cộng sản, đảng cộng sản…

- Cách viết tên nước ngoài lộn xộn

Dịch nghĩa: Biển Đen, hạm đội Hắc Hải

Chuyển từ: Moskva

Nguyên dạng: Warszawa, Paris, Ferdinanda de Saussurre…

Phiên âm trực tiếp: Vác sa va, Sếch-pia

Phiên âm tùy tiện, thậm chí cùng bài báo có hai cách phiên âm khác nhau về tên người

- Dùng dấu nối tùy tiện

Phiên âm vay mượn tiếng nước ngoài cũng khác biệt nhiều

Ví dụ: Xà bông│xà phòng; xà cột│xác cốt; bi đông│bình toong…)

Hiện nay giữa các nhà nghiên cứu chưa có sự thống nhất về quy tắc chính tả do tồn tại những quan điểm khác nhau về vấn đề này

Dựa vào phương ngữ Bắc Bộ, lấy Hà Nội làm đại diện để phân biệt các thanh điệu và

âm cuối (trừ bốn âm: iêu, ươu, iu, ưu)

Dựa vào phương ngữ Nam Bộ và Trung Bộ phân biệt các âm đầu: (ttr│ch; s│x) Dựa vào phương ngữ Nghệ Tĩnh-Quãng Bình để phân biệt d/gi

Viết theo thói quen số đông người

Trong từ ghép, mỗi từ có nghĩa riêng thì vẫn viết khác nhau

- Những quy định về chính tả hiện nay là gì?

Các âm vị đặc biệt, các biến thể

Âm vị │i│: viết i, y

Khi │i│đứng một mình: viết y

Ví dụ: Y tế, y án, duyệt y, ý kiến, y hệt, y khuôn, ý chí…

Ngoại lệ: I nốc, i tờ, ì ạch, lợn ỉ, ì ọp, ỉ eo, í ới…

Là thành tố của từ láy: ì ầm, ì oạp, ỉ i, ỉ ẻo,…

Trang 25

Phân biệt với vần khác: vi và uy

Khi nguyên âm đôi đứng sau âm đệm│w│: uyên, khuyên, uyêt, tuyệt…

Khi là âm đầu trong nguyên âm đôi mà chữ thứ hai viết bằng ê: yếm, uyển trợ, yên, bình yên, yến sào, yêu, yếu, yên hung…

Chấp nhận tồn tại hai biến thể ở một số trường hợp

Ví dụ: Bệnh, bịnh; Sinh mệnh/sinh mạng; eo xèo/eo sèo…

Cúng dàng/ giàng; quả dâu da/ giâu gia; dẫm/giẫm; dò phong lan/ giò…

Viết hoa tên tiếng Việt:

+ Tên tục: đặt khi nhỏ - Ví dụ: cái Tí, cu Tèo…

+ Tên tự (chữ): tên Hán Việt tự đặt, có quan hệ ý nghĩa với một hay nhiều tên khác

Ví dụ: Khổng Tử tự Trọng Ni ( do mẹ cầu tự ở núi Ni Sơn nước Lỗ Khi đặt tên dùng Mạnh, Trọng, Quý phân biệt con cả và thứ Khổng Tử con thứ hai→Trọng Ni) + Tên hèm (tên cúng cơm)

+ Tên hiệu: Trí thức phong kiến tự đặt cho mình, là từ Hán Việt, nghĩa tốt đẹp, thể hiện nguyện vọng, tâm tư, sở thích

Ví dụ: Tên hiệu Nguyễn Khuyến là Quế Sơn, Nguyễn Du là Thanh Hiên, Nguyễn Công Trứ

là Ngộ Trai, Nguyễn Bỉnh Khiêm là Bạch Vân cư sĩ…

+ Tên thụy: Đời phong kiến đặt cho người có địa vị khi chết đi

+ Biệt hiệu: Tên riêng đặt cạnh tên vốn có, nói lên đặt điểm nào đó

Ví dụ; Nguyễn Du biệt hiệu Hồng Sơn Diệp Hộ (người thợ săn núi Hồng Lĩnh)

+ Tước hiệu: Danh hiệu người có tước phẩm vua ban

Ví dụ: Công, hầu, bá, tử, nam

+ Trình Quốc Công ( Nguyễn Bỉnh Khiêm); Ôn Như Hầu (Nguyễn Gia Thiều)… + Nhũ danh: Tên thật người vợ cạnh tên chồng

Ví dụ: Bà Ngô Bá Thành nhũ danh Phạm Thị Thanh Vân

+ Bút danh: Tên dùng của tác giả khi viết văn

+ Pháp danh: Tên nhà sư đặt cho người quy y (Phật giáo)

+ Tên thánh: Tên vị thánh đặt trước khi khai sinh của tín đồ Thiên Chúa

+ Bí danh: Tên dùng thay tên gọi giữ bí mật

+ Nhân danh, địa danh: Tất cả chữ đầu viết hoa

+ Tên tổ chức:Viết hoa tiếng đầu tiên (Trường đại học Quốc gia…)

+ Tên riêng nước ngoài: Nguyên chữ La tinh thì giữ nguyên dạng, lược bớt dấu phụ

Ví dụ: Tổng thống Mitterrand, nhà thơ Sandor Petfi

+ Tên chuyển tự: Bổ sung chữ F, J, Z, W

+ Dấu nối, dấu gạch ngang:

-Liên danh: Khoa toán-tin học, môn hóa-dược…

Trang 26

-Các giới hạn không gian: Chuyến tàu Hà Nội – Huế…

-Giới hạn thời gian: Thời kỳ 1945 – 1954…

-Ngày, tháng: 30 – 4 – 1975; 02 – 9 – 1945…

6.2.6- Một số quy luật về thanh điệu

- Quy tắc bỏ dấu thanh:

Đặt dấu thanh ở âm chính của vần

Ví dụ: Bà, nghề, hàng, khéo, ngoẻo… Phân tích ra:

Bà = b + à; Hàng = H + àng; Khéo = kh + éo…

Khi âm chính là nguyên đôi i ê (yê), i a (ya); ưa (ươ) uô/ua thì bỏ dấu thanh

Đặt dấu ở vị trí cân đối:

▪ Âm cuối zero thì đặt ở con chữ thứ nhất của nguyên âm đôi (ví dụ: của, bứa,

chìa…)

▪ Âm cuối là phụ ân, bán nguyên âm: đặt dấu ở giữa chữ thứ hai của nguyên âm đôi (ví dụ: Thuyền = th + u + yề + n…)

- Quy luật thanh của từ Hán Việt:

+ Quy luật thanh hỏi, ngã trong từ Hán Việt:

Các từ Hán Viết có phụ âm đầu: M, N, Nh, L, V, D, Ng thì viết dấu ngã Những từ có

phụ âm khác viết dấu hỏi Tuy vậy cũng có ngoại lệ

Quy luật khác:

Vài quy luật về thanh trong từ láy âm:

Âm vực tiếng việt phân bố hiện nay:

Âm vực cao: ngang-ngã-sắc

Âm vực thấp; huyền-hỏi-nặng

Từ láy âm lặp lại một bộ phận hoặc hoàn toàn, ở cùng âm cực (cao, thấp)

Có ngoại lệ

Chú ý hiện tượng chuyển đổi ở hệ thống phụ âm đầu:

Giữa từ Hán Việt và thuần Việt

Chuyển đổi ở chính âm: Từ đồng nghĩa giữa phương ngữ hoặc từ gốc Hán với thuần

Việt Tương ứng chính âm là đồng chỗ phát âm hoặc đồng cách phát âm (Lê Ngọc

Trụ)

Chuyển đổi thường gặp ở cuối âm Nhiều từ đồng nghĩa phương ngữ và đồng Hán

Việt, từ thuần Việt có các âm cuối cùng hàng hoặc cùng cột

6.2.7- Về hiện tượng sai chính tả

Phương ngữ Bắc Bộ: Sai phụ âm đầu; lẫn lộn l, n, ch, tr, gi, r, d, s, x

Trang 27

Phương ngữ Nam Bộ hay sai phát âm không phân biệt trong nhiều vần, nhưng không phân biệt hai bán âm cuối hay trường độ âm thanh của chúng, nên sai âm cuối và thanh điệu

Ví dụ: Ao│au → trau chuốt → trao chuốt; ay│ai → ăn chay → ăn chai…

Thanh điệu lẫn thanh ngã thành thanh hỏi

Ví dụ: Cứu vãn → cứu vảng; nông nỗi → nông nổi; lao nhao → lau nhau; Tay trái → tai trái…

Kết luận:

Vấn đề chính tả, viết đúng chính tả là vấn đề cần thiết, cấp bách trong việc sử dụng tiếng Việt, nhất là trong tình hình hiện nay Chính tả của văn bản còn thể hiện khả năng, trình độ của người nói, viết Cần phải tích cực học tập, trau dồi để viết đúng chính tả

6.3- Cách viết tắt

6.3.1- Giới thiệu:

Viết tắt là hiện tượng ngôn ngữ phát sinhkhi xã hộ phát triển, khoa học kỹ thuật có nhiều tiếng bộ, lượng thông tin ngày càng phong phú, con người phải nhanh chóng nắm bắt thông tin, dẫn đến hiện tượng viết tắt

Quy luật tiết kiệm trong ngôn ngữ được thể hiện ở ý thức tiết kiệm không gian khi viết Phương pháp phiên âm tachiyraphic là ví dụ, sau này là hệ thống tốc ký Trong tiếng Việt hiện nay có nhiều chữ viết tắt

6.3.2- Phân loại chữ viết tắt

Gồm có viết tắt chữ viết và nói tắt.Ví dụ các ký hiệu toán học

Ký hiệu: Đô la ($), và (&), phần trăm (%), &c (v.v…etcetera)…

Ký hiệu chuyên nghành: Hóa, lý…

Các từ tắt:

Dạng tắt: Abbreavitions: Viết tắt và đọc giống nhau

Ví dụ: V.A.C (vườn ao chuồng), CHXHCNVN…

Từ tắt: Acronyms

6.3.3- Hiện trạng viết tắt và quy ước:

Quy ước viết tắt khác nhau ở mỗi quốc gia Mỗi quốc gia viết tắt khác nhau

Ngày đăng: 21/06/2014, 08:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w