BÀI 7: HIỆN TƯỢNG DƯ TRONG NGÔN NGỮ

Một phần của tài liệu Bài giảng nhập môn tiếng việt thực hành (Trang 29 - 31)

7.1- Khái quát.

7.1.1- Hiện tượng dư trong ngôn ngữ: là hiện tượng một yếu tố vắng nó người ta vẫn nhận ra nó nhờ những yếu tố khác.

Nghiên cứu hiện tượng dư trong ngôn ngữ để ứng dụng vào việc lãnh hội, tóm tắt văn bản, và để viết văn bản đúng phong cách.

Ví dụ: Sự lặp lại trong nội dung nói. Hay trong khẩu ngữ: Thật là “Con hơn cha…” (tự hiểu “Nhà có phúc”).

7.1.2- Nguyên nhân.

Do ngôn ngữ là công cụ giao tiếp của con người, do con người tạo ra, nên là một hệ thống ký hiệu chủ quan, hình thức, có tính quy ước cộng đồng. Chức năng của ngôn ngữ thể hiện bằng ký hiệu. Ngoài ra, cảm nhận bản ngữ cũng đóng vai trò quan trọng. Những điều dẫn đến hiện tượng dư trong ngôn ngữ.

Ví dụ: “Có đi có lại mới toại lòng nhau.”

(Do quy tắc gieo vần, dùng điệp từ. Có thể thay thế bằng từ khác.)

Trời ơi, sao nói hoài nói mãi mà không chán vậy trời. (Lặp lại từ ngữ nhiều gọi là dư, nhưng người bản ngữ xem là bình thường trong khẩu ngữ.)

7.1.3- Mức độ dư và lượng thông tin trong sự kiện. Dư do sai sót kỹ thuật. Do lỗi đánh máy hoặc font chữ. Ví dụ: Quee hương laầ cchuum khé ngọt…

Có những thông tin đã được người nghe biết thì việc cung cấp thông tin sẽ trùng lặp, dẫn đến dư. Mức độ dư tùy theo lượng thông tin đã được nhận biết.

Ví dụ: Tin tức các báo trong ngày thường trung lặp ở những sự kiện chính đã diễn ra. Nếu đọc hai tờ báo cùng lúc sẽ dư lượng thông tin.

7.1.4- Hiện tượng dư hữu ích.

Có nhiều hiện tượng dư trong ngôn ngữ và thông tin là hữu ích. Trong quá trình thiết lập kênh giao tiếp, có thể bị nhiễu vì kỹ thuật, nên cần lặp lại thông tin. Trong phong cách khẩu ngữ, dư ngôn ngữ còn thể hiện tính biểu cảm và thói quen giao tiếp của từ ngữ địa phương. Ví dụ: Tôi thì tôi vẫn nghĩ rằng thì là thật ra cái chuyện này nó rất chi là khó nói vì nórất chi là tế nhị bởi vì nó là chuyện rất riêng tư…

2

7.2- Đặc điểm thông tin của ngôn ngữ.

Ngôn ngữ ở khía cạnh ngữ dụng học, khi đã thiết lập kênh thôn tin sẽ hình thành vai trò của người phát ngôn và người thụ ngôn, với tình huống giao tiếp cụ thể, có một số đặc điểm: 7.2.1- Người phát ngôn (người nói): Tạo ra thông tin và chuyển tải dưới dạng lời nói hay viết. Thông tin được chuyển qua kênh giao tiếp để đến ngừi thụ ngôn.

7.2.2- Người thụ ngôn (người nghe): Tiếp nhận thông tin qua kênh giao tiếp bằng sự hỗ trợ của kỹ thuật hay tự nhiên (nói hay viết). Tuy vậy, thông tin tiếp nhận ở mỗi người sẽ khác nhau, dù cùng từ một nguồn phát ngôn.

7.2.3- Đặc điểm của thông tin.

Hiển ngôn: Thông tin thể hiện rõ ràng trong lời nói.

Hàm ngôn: Tiền giả định: Thông tin không được thể hiện rõ trong lời nói. Hàm ngôn còn được thể hiện dưới dạng cấu trúc ngôn ngữ, không cần tình huống giao tiếp.

Hàm ngôn hội thoại: Cần tình huống giao tiếp cụ thể.

7.3- Nguyên nhân hiện tượng dư.

7.3.1- Dư do logic: Theo logic tất yếu, hiện tượng không cần được nói đến do đặc điểm hàm ngôn, nhưng nói đến lần nữa gây ra hiện tượng dư logic.

7.3.2- Dư do ngữ nghĩa: Do sử dụng cấu trúc cố định (thành ngữ, tục ngữ…). Do dư ngữ nghĩa từ.

7.3.3- Dư do cấu trúc ngữ pháp: Lặp cấu trúc.

7.3.4- Dư do đặc điểm ngôn ngữ: Mỗi ngôn ngữ có lối diễn đạt khác nhau, khi dịch nếu không chú ý sẽ dư ngôn ngữ.

7.3.5- Dư do ngữ cảnh: Ngữ cảnh cũng là hàm ngôn, nếu lặp lại nhiều lần sẽ dư.

* Tóm lại: Hiện tượng dư trong ngôn ngữ là hiện tượng vừa do đặc điểm tự nhiên, vừa do đặc điểm tín hiệu của ngôn ngữ. Hiểu rõ và dùng đúng thì hiện tượng dư sẽ có ích, nếu không sẽ dùng sai và dẫn đến dư sai.

BÀI TÂP:

1- Hiện tượng dư trong ngôn ngữ. 2- Thảo luận nhóm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3- Thuyết trình.

4- Thực hành: Điền dã ngữ học. 5- Tiếp tục làm tiểu luận.

1

Một phần của tài liệu Bài giảng nhập môn tiếng việt thực hành (Trang 29 - 31)