4Phân biệt với vần khác: vi và uy.

Một phần của tài liệu Bài giảng nhập môn tiếng việt thực hành (Trang 25 - 28)

BÀI 6: DẤU CÂU – CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT

4Phân biệt với vần khác: vi và uy.

Phân biệt với vần khác: vi và uy.

Khi nguyên âm đôi đứng sau âm đệm│w│: uyên, khuyên, uyêt, tuyệt…

Khi là âm đầu trong nguyên âm đôi mà chữ thứ hai viết bằng ê: yếm, uyển trợ, yên, bình yên, yến sào, yêu, yếu, yên hung…

Chấp nhận tồn tại hai biến thể ở một số trường hợp. Ví dụ: Bệnh, bịnh; Sinh mệnh/sinh mạng; eo xèo/eo sèo…

Cúng dàng/ giàng; quả dâu da/ giâu gia; dẫm/giẫm; dò phong lan/ giò… Viết hoa tên tiếng Việt:

+ Tên tục: đặt khi nhỏ - Ví dụ: cái Tí, cu Tèo…

+ Tên tự (chữ): tên Hán Việt tự đặt, có quan hệ ý nghĩa với một hay nhiều tên khác. Ví dụ: Khổng Tử tự Trọng Ni ( do mẹ cầu tự ở núi Ni Sơn nước Lỗ. Khi đặt tên dùng Mạnh, Trọng, Quý phân biệt con cả và thứ. Khổng Tử con thứ hai→Trọng Ni). + Tên hèm (tên cúng cơm).

+ Tên hiệu: Trí thức phong kiến tự đặt cho mình, là từ Hán Việt, nghĩa tốt đẹp, thể hiện nguyện vọng, tâm tư, sở thích.

Ví dụ: Tên hiệu Nguyễn Khuyến là Quế Sơn, Nguyễn Du là Thanh Hiên, Nguyễn Công Trứ là Ngộ Trai, Nguyễn Bỉnh Khiêm là Bạch Vân cư sĩ…

+ Tên thụy: Đời phong kiến đặt cho người có địa vị khi chết đi. + Biệt hiệu: Tên riêng đặt cạnh tên vốn có, nói lên đặt điểm nào đó. Ví dụ; Nguyễn Du biệt hiệu Hồng Sơn Diệp Hộ (người thợ săn núi Hồng Lĩnh)

+ Tước hiệu: Danh hiệu người có tước phẩm vua ban. Ví dụ: Công, hầu, bá, tử, nam.

+ Trình Quốc Công ( Nguyễn Bỉnh Khiêm); Ôn Như Hầu (Nguyễn Gia Thiều)… + Nhũ danh: Tên thật người vợ cạnh tên chồng.

Ví dụ: Bà Ngô Bá Thành nhũ danh Phạm Thị Thanh Vân. + Bút danh: Tên dùng của tác giả khi viết văn.

+ Pháp danh: Tên nhà sư đặt cho người quy y (Phật giáo).

+ Tên thánh: Tên vị thánh đặt trước khi khai sinh của tín đồ Thiên Chúa. + Bí danh: Tên dùng thay tên gọi giữ bí mật.

+ Nhân danh, địa danh: Tất cả chữ đầu viết hoa.

+ Tên tổ chức:Viết hoa tiếng đầu tiên (Trường đại học Quốc gia…)

+ Tên riêng nước ngoài: Nguyên chữ La tinh thì giữ nguyên dạng, lược bớt dấu phụ. Ví dụ: Tổng thống Mitterrand, nhà thơ Sandor Petfi.

+ Tên chuyển tự: Bổ sung chữ F, J, Z, W. + Dấu nối, dấu gạch ngang:

5

-Các giới hạn không gian: Chuyến tàu Hà Nội – Huế… -Giới hạn thời gian: Thời kỳ 1945 – 1954…

-Ngày, tháng: 30 – 4 – 1975; 02 – 9 – 1945… 6.2.6- Một số quy luật về thanh điệu

- Quy tắc bỏ dấu thanh:

Đặt dấu thanh ở âm chính của vần.

Ví dụ: Bà, nghề, hàng, khéo, ngoẻo… Phân tích ra: Bà = b + à; Hàng = H + àng; Khéo = kh + éo…

Khi âm chính là nguyên đôi i ê (yê), i a (ya); ưa (ươ) uô/ua thì bỏ dấu thanh. Đặt dấu ở vị trí cân đối:

▪ Âm cuối zero thì đặt ở con chữ thứ nhất của nguyên âm đôi (ví dụ: của, bứa, chìa…).

▪ Âm cuối là phụ ân, bán nguyên âm: đặt dấu ở giữa chữ thứ hai của nguyên âm đôi (ví dụ: Thuyền = th + u + yề + n…).

- Quy luật thanh của từ Hán Việt:

+ Quy luật thanh hỏi, ngã trong từ Hán Việt:

Các từ Hán Viết có phụ âm đầu: M, N, Nh, L, V, D, Ng thì viết dấu ngã. Những từ có phụ âm khác viết dấu hỏi. Tuy vậy cũng có ngoại lệ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy luật khác:

Vài quy luật về thanh trong từ láy âm: Âm vực tiếng việt phân bố hiện nay: Âm vực cao: ngang-ngã-sắc.

Âm vực thấp; huyền-hỏi-nặng.

Từ láy âm lặp lại một bộ phận hoặc hoàn toàn, ở cùng âm cực (cao, thấp). Có ngoại lệ

Chú ý hiện tượng chuyển đổi ở hệ thống phụ âm đầu: Giữa từ Hán Việt và thuần Việt.

Chuyển đổi ở chính âm: Từ đồng nghĩa giữa phương ngữ hoặc từ gốc Hán với thuần Việt. Tương ứng chính âm là đồng chỗ phát âm hoặc đồng cách phát âm (Lê Ngọc Trụ).

Chuyển đổi thường gặp ở cuối âm. Nhiều từ đồng nghĩa phương ngữ và đồng Hán Việt, từ thuần Việt có các âm cuối cùng hàng hoặc cùng cột.

6.2.7- Về hiện tượng sai chính tả

6

Phương ngữ Nam Bộ hay sai phát âm không phân biệt trong nhiều vần, nhưng không phân biệt hai bán âm cuối hay trường độ âm thanh của chúng, nên sai âm cuối và thanh điệu.

Ví dụ: Ao│au → trau chuốt → trao chuốt; ay│ai → ăn chay → ăn chai… Thanh điệu lẫn thanh ngã thành thanh hỏi.

Ví dụ: Cứu vãn → cứu vảng; nông nỗi → nông nổi; lao nhao → lau nhau; Tay trái → tai trái…

Kết luận:

Vấn đề chính tả, viết đúng chính tả là vấn đề cần thiết, cấp bách trong việc sử dụng tiếng Việt, nhất là trong tình hình hiện nay. Chính tả của văn bản còn thể hiện khả năng, trình độ của người nói, viết. Cần phải tích cực học tập, trau dồi để viết đúng chính tả.

6.3- Cách viết tắt. 6.3.1- Giới thiệu:

Viết tắt là hiện tượng ngôn ngữ phát sinhkhi xã hộ phát triển, khoa học kỹ thuật có nhiều tiếng bộ, lượng thông tin ngày càng phong phú, con người phải nhanh chóng nắm bắt thông tin, dẫn đến hiện tượng viết tắt.

Quy luật tiết kiệm trong ngôn ngữ được thể hiện ở ý thức tiết kiệm không gian khi viết. Phương pháp phiên âm tachiyraphic là ví dụ, sau này là hệ thống tốc ký. Trong tiếng Việt hiện nay có nhiều chữ viết tắt.

6.3.2- Phân loại chữ viết tắt.

Gồm có viết tắt chữ viết và nói tắt.Ví dụ các ký hiệu toán học. Ký hiệu: Đô la ($), và (&), phần trăm (%), &c (v.v…etcetera)… Ký hiệu chuyên nghành: Hóa, lý…

Các từ tắt:

Dạng tắt: Abbreavitions: Viết tắt và đọc giống nhau. Ví dụ: V.A.C (vườn ao chuồng), CHXHCNVN…

Từ tắt: Acronyms.

6.3.3- Hiện trạng viết tắt và quy ước:

Quy ước viết tắt khác nhau ở mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia viết tắt khác nhau.

BÀI TẬP: 1- Về dấu câu.

2- Về chính tả tiếng Việt. 3- Về cách viết tắt. 4- Thảo luận nhóm.

Một phần của tài liệu Bài giảng nhập môn tiếng việt thực hành (Trang 25 - 28)