Bài 11: PHONG CÁCH VĂN BẢN HÀNH CHÍNH

Một phần của tài liệu Bài giảng nhập môn tiếng việt thực hành (Trang 45 - 49)

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Nguyễn Huy Anh (chủ biên), Hướng dẫn soạn thảo văn bản trong lĩnh vực quản lý, giao

dịch kinh doanh, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1997.

2. Nguyễn Văn Thông, Hướng dẫn kỹ thuật soạn thảo văn bản, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1997. 3. Trần Anh Minh, Kỹ thuật soạn thảo hợp đồng kinh tế, Nxb TP.HCM, 1993.

11.1- Khái Niệm:

Văn bản thuộc phong cách hành chính công vụ là văn bản điều hành xã hội. Nó có chức năng xã hội. Xã hội được điều hành bằng luật pháp, văn bản hành chính.

Công vụ quy định, ràng buộc mối quan hệ giữa các tổ chức nhà nước với nhau, giữa các cá nhân với nhau trong khuôn khổ hiến pháp và các bộ luật văn bản pháp lý dưới luật, từ trung ương đến địa phương.

Thể loại:

Hiến pháp, luật, điều lệ, nội quy.

Nghị quyết, thông báo, nghị quyết, quyết định, thông tư, chỉ thị, lệnh... Bằng khen, văn bằng, chứng nhận...

Đơn từ các loại...

Kế hoạch, báo cáo, biên bản các loại... Hợp đồng, hóa đơn, biên nhận...

11.2- Đặc điểm của phong cách văn bản hành chính:

Phong cách hành chính tồn tại chủ yếu dưới dạng viết. Chức năng của phong cách này là thông báo.

Việc thông báo bằng giấy tờ, văn kiện nghiêm túc.

11.2.1- Phương tiện chữ viết:

Tính chất thể thức nghiêm trang của công việc hành chính đòi hỏi văn bản

hành chính các loại phải trình bày dưới dạng chữ in hoặc chữ viết theo những mẫu thống nhất, do cơ quan có thẩm quyền quy định.

11.2.2- Phương tiện từ ngữ:

Lựa chọn từ ngữ chính xác về mặt nội dung, từ ngữ trang trọng hoặc trung hòa với sắc thái biểu cảm, biểu hiện tính chất thể chế nghiêm chỉnh của giấy tờ, văn kiện hành chính.

2

Tính chính xác của từ ngữ là yêu cầu nghiêm ngặt đặt ra với văn bản hành chính, vì sự mơ hồ về từ ngữ sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng không lường hết được trong quá trình thực hiện các văn bản hành chính.

Phong cách hành chính: Không dùng khẩu ngữ vì sắc thái biểu cảm âm tính, tính thủ quan không thích hợp với tính chất thể chế, trang trọng cần có của phong cách hành chính.

Phong cách hành chính: Dùng lớp từ dựng hành chính để đảm bảo tính chính xác, nghiêm trang, có thể chế của diễn đạt hành chính.

11.2.3- Phương tiện cú pháp:

Phong cách hành chính dùng kiểu câu tường thuật là chủ yếu, các kiểu câu cảm thán, nghi vấn không thích hợp.

Phong cách hành chính: Dùng nhiều kiểu câu phức hợp để trình bày trọn vẹn nội dung có nhiều ý gắn kết với nhau của những quyết định, chỉ thị...

Không cho phép sử dụng câu có quan hệ cú pháp các phần không rõ ràng, khiến nội dung câu văn bị hiểu theo nhiều cách.

11.2.4-Phương pháp diễn đạt:

Phong cách hành chính cần loại câu có lượng thông tin cao.

Với những văn bản có nội dung cô đúc còn cần kèm theo các bản hướng dẫn thực hiện quy chế, thông tư...

Phong cách hành chính: Luôn thể hiện sự chính xác trong nội dung, tính đơn nghĩa để mọi người cùng hiểu và cùng thực hiện theo một cách thức.

Là văn bản có quan hệ đến thể chế quốc gia, xã hội có tổ chức nên sự diễn đạt phải luôn thể hiện tính nghiêm túc. Tính biểu cảm phải được thể hiện cẩn trọng.

11.3- Phân loại văn bản hành chính, cách soạn thảo: Cách soạn thảo văn bản hành chính:

Khuôn mẫu văn bản hành chính có ba phần: Phần mở đầu gồm có:

Tiêu đề ( quốc hiệu), đầu đề, lời mở đầu. Phần trung tâm: Nội dung chính

Phần cuối chứng cứ pháp lý của văn bản Phân loại văn bản hành chính: có hai loại

11.3.1- Văn bản hành chính pháp quy:

11.3.1.1- Khái niệm: Là văn bản về những quy định, pháp lệnh của nhà nước. Do đó, nó phải phù hợp với pháp luật hiện hành, không trái hiến pháp, luật, nghị quyết của cơ quan quyền lực cùng cấp và các văn bản của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên, phải phản ánh được đúng đắn, đầy đủ, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân lao động.

3

Văn bản hành chính pháp quy: Phải có tính khoa học, có đủ lượng thông tin quy phạm và thông tin cần thiết.

Sự kiện, số liệu phải chính xác, và giá trị hiện thời, nội dung mệnh lệnh rõ ràng, đơn nghĩa. Văn bản phải có tính khả thi, tính đại chúng, dễ hiểu và phù hợp dân trí, có tính quy phạm. Đặc điểm ngôn ngữ, hình thức:

Tính chính xác: Ngôn ngữ theo trình tự nhất định, dùng từ ngữ đơn nghĩa, ngắn gọn, dễ hiểu. Tính nghiêm túc: Tính thống nhất và phổ biến, “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”

11.3.1.2- Cách soạn thảo, thể loại, mẫu:

Giai đoạn chuẩn bị: Định hình hình thức( mẫu), nội dung, xác định mục đích, yêu cầu, xác định đối tượng của văn bản.

Giai đoạn soạn thảo. Soạn thảo văn bản. Kiểm tra. Trình, ký duyệt. Thực hiện. Kiểm tra kết quả. Thể loại: Hiến pháp, luật, điều lệ, nội quy...

Thông tư , nghị quyết , quyết định, chỉ thị, sắc lệnh, lệnh... Một số văn bản hành chính pháp quy (file mẫu)

Bài tập:

Phân tích một vài mẫu văn bản hành chính pháp quy Nhóm thảo luận và sửa bài tập.

11.3.2- Văn bản hành chính công vụ:

11.3.2.1- Khái niệm: Là loại văn bản sử dụng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và doanh nghiệp nhằm chuyển giao thông tin, phục vụ các quan hệ giao dịch, yêu cầu cùng nhau thực hiện.

Văn bản hành chính công vụ: Chiếm số lượng lớn trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp. Nó vừa có ý nghĩa pháp lý vừa có ý nghĩa thực tiễn trong quản lý nhà nước, quản lý kinh tế. Đặc điểm ngôn ngữ, hình thức:

Văn bản hành chính công vụ được sử dụng phổ biến, ngôn ngữ phải đơn nghĩa, dùng lớp từ ngữ hành chính, chính xác, trung thực, đảm bảo được cách hiểu.

Từ ngữ phải giản dị, dễ hiểu. Hình thức phải đúng theo các quy định.

11.3.2.2- Cách soạn thảo, thể loại, mẫu:

Soạn thảo: Phải có số liệu, thống kê, mục đích, đối tượng thực hiện. Tạo lập văn bản. Kiểm tra. Ký duyệt. Thực hiện. Kết quả.

4

Thể loại:

Công văn, báo cáo, tờ trình, thông báo. Biên bản, giấy giới thiệu, đề án công tác. Đơn từ các loại, hợp đồng kinh tế... Một số mẫu văn bản hành chính công vụ

Phân tích một vài mẫu văn bản hành chính công vụ: ( Tên gọi, đặc điểm ngôn ngữ, hình thức, soạn thảo...).

Soạn thảo một văn bản hành chính công vụ. Nhóm thảo luận và sửa bài tập.

Tự luyện tập kỹ năng ứng dụng. Làm khóa luận.

1

Một phần của tài liệu Bài giảng nhập môn tiếng việt thực hành (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)