1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử học và một số vấn đề mới về liên xô, stalin, mao trạch đông (2010 2014 13 tài lệu

167 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử Học Và Một Số Vấn Đề Mới Về Liên Xô, Stalin, Mao Trạch Đông
Tác giả Peng Gang
Trường học Đại học Thanh Hoa
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại tài liệu
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 167
Dung lượng 42,48 MB

Nội dung

Trang 1

SU HOC VA MOT SO VAN DE MOI VE LIEN XO, STALIN, MAO TRACH DONG (2010 - 2014/ 13 TAI LEU)

Muc luc

TT |Ma Tên tài liệu

1 TNO13 -30+31 |Lý tính lịch sử và cảm giác lich sử

2 TNO13- 32 - 33 Lược bàn vè lý tính lịch sử va tự sự lịch sử

3 TN013 - 35 + 36 Lý tính lịch sử” của Dilthey và ý nghĩa gợi mở của nó ngày nay

4 |TNO13 - 34 "Phê phán ly tính lịch sử” của Droysen

5 TN014 - 64 + 65 Bác lại sự bôi xâu Mao Trạch Đông trong cuôn Chu An Lai cuôi đời

6 TN014 - 66 Vị tông thống tối cao của Tổ Quốc 7 TNO13 - 73 Dich than Stalin tra loi

8 TN013-24+25_ |Sự thật về năm 1937 ở Liên Xô

9 TNO12 - 72 Về sự sup đồ của Liên Xô: Mọi điều bạn biết đều sai I0 |TNO12-734+74 |Liên Xô: 10 bài học cho chủ nghĩa xã hội của tương lai

II [|TNOII-83 Không nén bia dat

12_ ÍTN013 - 66 Nguôn gôc cơn thịnh nộ của người Chechnya: Sơ lược lịch su cua mot dan toc bat tri

Người Chăm: Hậu duệ của những người thống lĩnh Biển 13 |TN 014 - 80 Đơng thời xưa, nhìn nhận cuộc tranh chấp hải phận từ ngoại biên

Trang 2

1B Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội * Tel: (04) 62730426 TÀI LIỆU PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU (LƯU HÀNH NỘI BỘ ) số: TN 2013-30 & 31 HÀ NỘI - 2013

LY TINH LICH SU VA CAM GIÁC LỊCH SỬ

PENG GANG" Lishi lixing yu lishi gan Xueshu yanjiu, 2012, d 12 q., d 86-92 y

Tóm tắt

Trong phạm u¡ thực tiễn sử học, có thể hiểu lý tính lịch sử là

kết cấu tỉnh thần uà thiết bị trí lực khi người ta nắm bắt quá khứ, còn cảm giác lịch sử là yếu tố không thể thiếu trong lý tính lịch sử

Ý thức uê sự biến đổi uô thường của các sự hiện trong đời sống con người, cảm thụ sắc bén uê sự dị đông giữa quá khứ va tương lai,

quơn niệm kiện toàn uê lịch sử, sức tưởng tượng lịch sử mở ngỏ uà tu kiém chế, sự kết hợp giữa nghiên cứu ui mô va tam nhin vi mô

đều là sự thể hiện cụ thể của cảm giác lịch sử trong thực tiễn

nghiên cứu lịch sử Lý luận sử học của trường phái phân tích

chủ nghĩa tự sự đêu chưa đưa được cảm giác lịch sử uào trong tiêu

Trang 3

2 TN2013-30&31

điểm nghiên cứu của mình Sự chuyển hướng hiện nay của lý luận

sử học đã cung cấp cơ hội cho lý tính lịch sử uà cảm giác lịch sử có được sự giỏi thích lý luận rõ rệt hơn

I

Trong Hán ngữ và các ngôn ngữ chủ yếu của phương Tây, từ “lịch sử” đều

có hai tầng nội hàm Nó vừa chỉ quá trình lịch sử khách quan, tức là “quá khứ” mà thông thường người ta nói, vừa chỉ những ghi chép, chỉnh lý, biên tập và giải thích của người ta về tất cả những gì phát sinh trong quá khứ Tương ứng với đó, “lý tính lịch sử” cũng có hai tầng nội hàm Tương ứng với tầng nội hàm thứ

nhất của “lịch sử”, “lý tính lịch sử” chỉ quy luật, mục tiêu, cơ chế động lực cố hữu

trong q trình lịch sử lồi người và có thể được người ta lĩnh hội và vạch ra ở mức độ nào đó; tương ứng với tầng nội hàm thứ hai của “lịch sử”, “lý tính lich

sử” chỉ kết cấu tỉnh thần và thiết bị trí lực trong việc nhận thức, lĩnh hội và nắm

bắt quá khứ mà người ta dựa vào và thể hiện ra khi đối diện với lịch sử quá vãng Từ việc khảo sát và giải thích nghĩa cổ của chữ “lý” ông Liu Jiahe (Lưu

Gia Hòa) đã chỉ ra: “Lý tính lịch sử (historical reason) thực tế cũng bao hàm lý

tính của lịch sử (the reason of history) với tính cách là quá trình khách và lý tính của sử học (the reason of historiography) với tính cách là q trình nghiên cứu, nói giản đơn, là tìm hiểu, nghiên cứu nguyên do hay đạo lý của quá trình lịch sử và tìm hiểu, nghiên cứu nguyên do hay đạo lý của quá trình nghiên cứu lịch sử”, ý nghĩa cũng tương tự như vậy

Từ thời cổ đại Hy Lạp trở đi, truyền thống tư tưởng phương Tây muốn

tìm ra cái bất biến đằng sau những hiện tượng biến động, tìm ra tính thống nhất trong cái khác biệt thiên hình vạn trạng Đây cũng chính là cái chủ nghĩa

locus căn thâm đế cố trong truyền thống phương Tây mà về sau Derida từng

nói Thủy tổ của triết học hiện đại Descartes đã gạt sử học ra ngoài phạm vi tri

thức, là bởi vì trong mắt ông, lịch sử chẳng qua chỉ là sự chồng chất những sự

kiện tạp loạn, khơng thấy có hy vọng gì tìm thấy trong đó tính xác định như là toán học Nhưng nỗ lực phát hiện dịng mạch, mơ hình và ý nghĩa từ trong lịch sử trước nay lại gắn chặt với sự xuất hiện của ý thức lịch sử Nếu Thành phố

' Liu Jiahe, “Sự phát sinh lý tính lịch sử ở Trung Quốc cổ đại”, Sử hoc, kinh học uà tư tưởng,

Trang 4

của Chúa của Augustine định lấy ý Chúa để quán xuyến quá trình lịch sử lồi

người, thì từ “ý trời” của Vico đến cái “kế hoạch tàng ẩn” đại tự nhiên của Kant

lại định thế tục hóa cái sử quan của lồi người trong tầm nhìn thần học, đặt trở

lại cái dịng mạch và mơ hình lịch sử vào trong chính lịch sử loài người Hegel tuyên bố rõ, “lý tính thống trị lịch sử loài người”, nhưng lý tính này không phải là ý chúa ở bên ngoài, mà nằm bên trong thế giới hiện tượng Khi biểu diễn các loại hoạt kịch, bề ngoài con người trong các trường cảnh lịch sử khác nhau dường như chỉ theo đuổi mục đích của mình, nhưng những thứ rộng lớn hơn lại

ẩn tàng trong đó, hành động của cá thể thậm chí của quần thể luôn dẫn đến kết

quả vượt ra ngoài ý đồ của mình, mục tiêu của quá trình lịch sử trong các giai

đoạn khác nhau chính nhờ đó mà được thực hiện Ỏ người sáng lập quan niệm

duy vật về lịch sử, cái khái niệm “giảo kế của ý tính” này của Hegel đã được biểu hiện thành mệnh đề: “chính là sự thèm khát xấu xa tệ hại của con người - lòng

tham và ham muốn quyền thế đã trở thành đòn bẩy phát triển của lịch sử” Từ

Hegel lại đây, “lý tính lịch sử” thường được lý giải thành một quan niệm như sau: lịch sử loài người là một tiến trình khách quan vừa có tính hợp quy luật vừa có tính hợp mục đích, quy luật lịch sử là một thứ luật thép không cho phép vi phạm giống như quy luật tự nhiên vậy, tính sáng tạo và tính chủ động của

con người trong quá trình lịch sử là ở chỗ sau khi nhận thức được thứ quy luật

này thì người ta tự giác tuân theo và thúc đẩy nó thực hiện Đặc biệt là sau Thế

chiến II, do cục diện “Chiến tranh Lạnh” thế giới nên lĩnh vực học thuật là triết

học lịch sử này đặc biệt mang màu sắc tư tưởng hệ, dưới ảnh hưởng to lớn của những người như Popper và Hayek, trong một quãng thời gian rất dài, “lý tính

lịch sử” biến thành một từ biếm nghĩa gần như đồng nghĩa với “quyết định luận

lịch sử” Trong ngữ cảnh Hán ngữ, chúng ta cũng có thể thấy một tình hình tương tự”

' Engels, “Ludwig Feuerbach va su cdo chung cua triết học cổ điển Đức”, Marx, Engels Tuyển

tập, T 4, Bắc Kinh, Nxb Nhân dân, 2001, tr 237

Trang 5

4 TN2013-30&31

Một tiền để của nghiên cứu lịch sử là ở chỗ, nhà sử học tin rằng quá khứ là có ý nghĩa và có thể lý giải Xa rời tiền đề này, sử học sẽ khơng có chỗ đứng Từ thế kỷ XIX khi sử học được nghề nghiệp hóa trở đi, trong một

quãng thời gian rất dài, các nhà sử học cho rằng, lịch sử chỉnh thể có mơ

hình thống nhất, dù mình khơng thể nhận biết nó, nhưng trong một mẫu ba phân đất của mình, mỗi nhà sử học cần cù cày cuốc, kết quả sẽ trình

bày ra được một bộ phận nào đó dù là rất nhỏ bé trong cái mơ hình này,

cuối cùng, trăm sông về biển, vô số bộ phận nhỏ bé sẽ hợp thành một chỉnh

thể thống nhất Nhiều nhà sử học ngày nay đã không còn niềm tin ấy nữa,

nhưng dẫu vậy, dù là từ bỏ niểm tin và sự tìm tịi ý nghĩa và mơ hình

chỉnh thể, họ cũng sẽ không cho rằng, một khía cạnh, một mảnh nào đó của quá khứ mà công việc nghiên cứu mà họ đang theo đuổi cần xử lý thực ra là khơng có ý nghĩa và không hiểu được Chỉnh thể lịch sử là khơng có ý

nghĩa và những mảnh ghép của lịch sử là có ý nghĩa, giữa hai điều đó thực ra khơng hề xung đột nhau Bàn về điều này, tin rằng quá trình lịch sử

(hay ít nhất là những khía cạnh, những mảnh ghép nào đó trong đó) có

“nguyên do” và “đạo lý” của nó là điều kiện tiền đề để nhà sử học đem kết cấu tỉnh thần và thiết bị trí lực của mình thi thố trên nó Mà muốn vạch

ra “nguyên do” và “đạo lý” của chính quá trình lịch sử thì phải dựa vào

công việc của nhà sử học Nếu như lý tính lịch sử là “nguyên do” và “đạo

lý” trong hoạt động tìm hiểu quá khứ của người ta, đặc biệt là của nhà sử

học, thì nó sẽ khơng phải là lý tính khoa học đơn thuần theo ý nghĩa suy

luận logich, mà bao hàm những hoạt động tinh thần và năng lực phức tạp hơn như thay đổi hứng thú, tưởng tượng Theo ý nghĩa này, chúng ta có

thể nói, lý tính lịch sử theo ý nghĩa kép thực ra là tiền để của nhau, phụ

thuộc vào nhau mà không thể tách rời nhau giây phút'

! Cần nói rõ là, khái quát này tuyệt nhiên khơng thích dụng với tất cả các nhà sử học và nhà lý luận sử học trong ngữ cảnh hậu hiện đại phương Tây hiện nay Thí dụ, theo như các nhà lý luận giữ lập trường chủ nghia duy tam tu su (narrative idealism) nhu Louis Mink, Hayden White và Frank Ankersmit thì quá khứ vốn là một mảng hỗn độn, tính nhất quán, tính thống nhất và hình thức là do sử gia gán cho quá khứ từ bên ngồi Nếu có thể khái quát lập trường nhận thức luận của Kant là lý tính lập pháp cho tự nhiên thì cũng có thể khái quát, một thứ lập trường lý luận sử học như vậy là lý tính lịch sử là sử gia lập pháp cho

Trang 6

Il

Sau nửa đầu thế ky XX, triết học lịch sử tư biện lấy việc vạch ra dòng

mạch, ý nghĩa và mơ hình của quá trình lịch sử làm đặc trưng ngày một suy

đổi, sau đó tuy đơi lúc có những nỗ lực phục hưng, nhưng đến nay vẫn chưa

có những chứng cứ được công nhận là thành cơng Dịng chính của triết học

lịch sử trở thành sự phản tư triết học về hoạt động nhận thức lịch sử của nhà sử học Cho đến hiện nay, trong ngữ cảnh học thuật phương Tây, triết học

lịch sử và lý luận sử học ở mức độ rất lớn đã trở thành từ đồng nghĩa Nếu

như nhà sử học quan tâm đến nhận thức lịch sử thì nhà lý luận sử học lại

quan tâm đến việc nhận thức sự nhận thức này Nói cách khác, việc khảo sát

lý tính lịch sử theo ý nghĩa thứ hai trên đây chính là sứ mệnh của bộ môn lý luận sử học này Giống như nhà văn thường vị tất quan tâm đến lý luận văn học, còn nhà lý luận văn học thì vị tất đã trực tiếp giúp ích cho nhà văn, nhà

sử học cũng vị tất quan tâm đến lý luận sử học (thậm chí do sử học rốt cuộc là

một bộ môn có tính kinh nghiệm nên trong quần thể nhà sử học cịn có sự coi

nhẹ và đề phòng lý luận), còn lý luận sử học cũng vị tất trực tiếp giúp ích cho

nghiên cứu sử học Nhưng, cũng giống như lý luận văn học có thể trợ giúp tốt hơn cho nhà văn đạt tới sự tự giác về tính chất hoạt động của mình, lý luận sử học cũng có thể giúp ích như vậy cho nhà sử học đạt được sự tự ý thức rõ rệt hơn về tính chất hoạt động của bản thân

Trong kết cấu tỉnh thần và thiết bị trí lực của nhà sử học, “cảm giác lịch sử” là yếu tố khơng thể thiếu, nó là yếu tố cần có trong lý tính lịch sử

Engels từng tán dương “cảm giác lịch sử to lớn” trong phương thức tư duy của

Hegel, nhưng cảm giác lịch sử mà ơng nói phần lớn là chỉ sự tìm kiếm của

Hegel về mô hình, cơ chế và ý nghĩa trong quá trình phát triển lịch sử! Nếu như cái mà sử học quan tâm rốt cuộc là các sự kiện diễn ra trong thời gian thì tính mẫn cảm đối với sự biến đổi của các sự kiện là nội hàm quan trọng hàng

đầu của cảm giác lịch sử “Khổng Tử đứng trên sông nói: Nước trơi đi như thế

này đây”, thời gian trôi đi, các sự kiện không tái diễn, nhưng quá trình nhận

! Engels, “Phê phán kinh tế học chính trị Phần I của Karl Marx”, Marx Engels Tuyén tap,

T 2, Bắc Kinh, Nxb Nhân dân, 2001, tr 42 Trong cùng một đoạn trên, Engels đã đánh giá Hegel như sau: “ông là người thứ nhất muốn chứng minh rằng trong lịch sử có một thứ

Trang 7

6 TN2013-30&31

thức những thứ đã trôi qua này của loài người tuyệt nhiên khơng vì nó khơng ngừng biến đổi mà mất đi giá trị khiến người ta ghi nhớ và tìm hiểu, đó chính

là tiền để để ý thức lịch sử nẩy mầm và sử học xuất hiện “Người cha của sử

học” cổ Hy Lạp Herodotus trong thiên mở đầu tác phẩm sử học của mình đã

nêu, ông viết tác phẩm của mình là “để cho các thành tựu khiến người ta

kinh ngạc mà người Hy Lạp và người các nước khác sáng tạo ra không đến

nỗi trầm lắng lặng câm vì năm tháng dài lâu”! Cảm giác lịch sử mà thông thường giờ đây chúng ta nói phần nhiều là chỉ hoạt động, tình cảm, lối sống của người ta trong trường cảnh lịch sử có sự hiểu biết phù hợp với cảnh ngộ lịch sử của nó chứ khơng đến nỗi phạm phải sai lâm đặt sai thời đại (anachronism) mà các nhà sử học thường chỉ trích người khác và cũng thường bị người khác chỉ trích Trong lịch sử tư tưởng và lịch sử sử học, cảm giác lịch

sử theo ý nghĩa này không tách rời sự nối lên của chủ nghĩa lịch sử ở nước Đức thế kỷ XIX Meinecke cho rằng, trong lịch sử tư tưởng hiện đại, chỉ có cuộc cách mạng cơ giới luận phát sinh về mặt phương thức tư duy khi người ta đối diện với thế giới tự nhiên là có thể sánh được với cuộc cách mạng về

mặt phương thức tư duy khi người ta đối diện với lịch sử này” Ý nghĩa quan

trọng của chủ nghĩa lịch sử là ở chỗ, một là đặt đối tượng khảo sát lịch sử vào

trong một quá trình biến đổi phát triển để khảo sát, hai là nhấn mạnh tính

cá thể, làm nổi bật cá tính có một không hai của cá thể lịch sử (bất luận cá

thể này là cá nhân, dân tộc, nền văn minh hay là một thời đại nào đó) Đgày nay cách nói “cần nhìn vấn đề theo chủ nghĩa lịch sử” thường thấy trong thế

giới Hán ngữ đại thể không ngoài ý này

Sở đi chúng ta có thể phần nào hiểu được những người thuộc các thời

đại khác nhau, các nền văn hóa khác nhau là vì họ và chúng ta có những chỗ

giống nhau, liên thông với nhau Nếu giữa người và người khơng có phương diện “biển Đông biển Tây, tâm lý giống nhau” thì chúng ta không cách nào hiểu được người khác, đặc biệt là người khác trong thời đại khác và nền văn

hóa khác Còn sở dĩ chúng ta cần hiểu người khác trong những hoàn cảnh

' Dẫn theo Yu Pei (Vu Bái), Guo Xiaoleng (Quách Hiểu Lăng), Xu Hao (Từ Hạo), Lịch sử sử

học phương Tây, Bắc Kinh, Nxb Giáo dục Đại học, 2011, tr 10

2F Meinecke, Historism, The Rise of a New Historical Outlook, London, Routledge & Kegan

Trang 8

lịch sử khác, một nguyên do quan trọng là, khác biệt giữa họ và chúng ta có thể giúp chúng ta ý thức được tính đa dạng về lối sống và tiền đề giá trị của con người Đối với nhà sử học, quá khứ và hiện tại tương thơng, do đó lý giải lịch sử trở thành việc có thể; quá khứ và hiện tại khác nhau, đo đó lý giải lịch sử trở thành điều tất yếu Sự khác biệt giữa quá khứ và hiện tại không chỉ ở

mặt điều kiện vật chất tương đối dễ nhận biết, mà còn có mặt thế giới tỉnh

thần không thật rõ rệt lắm mà hồn tồn có thể cách nhau xa hơn Thí dụ, như John Tosh từng nói, người hiện đại đương nhiên coi tự nhiên là đối tượng thẩm mỹ, “nhưng đàn ông và đàn bà thời trung kỷ lại cảm thấy sợ hãi trước

rừng rậm và núi cao và gắng hết sức xa lánh chúng” Vào cuối thế kỷ XVIII,

“hình phạt treo cổ tiến hành công khai ở London thường thu hút 30 nghìn

người hoặc nhiều hơn thế đến xem, người đến xem có cả người giàu lẫn người nghèo nhưng phần nhiều đàn bà nhiều hơn đàn ông Động cơ của họ là nhiều hình nhiều vẻ nhưng tất cả mọi người đều chăm chú xem hết cả quá trình hành hình tàn bạo, nhưng phần lớn người ngày nay thì đều lắng tránh vì sợ hãi Một số thời kỳ gần hơn thì có lẽ không lạ lẫm như vậy, nhưng chúng ta vẫn cần tỉnh táo trước rất nhiều chứng cứ chắc chắn là có tồn tại khác biệt”

GO nhiều nhà sử học kiệt xuất, cảm giác sử học thường thể hiện thành sự cảm

thụ rõ nét, sắc bén mà tỉnh tế, chuẩn xác đối với sự khác biệt về thời đại

Trách gì sử gia nước Anh Kuwiliam cho rằng nhiệm vụ chủ yếu của sử học là “so sánh, đối chiếu với các thời đại khác để quan sát thời đại mình, từ đó

khiến người ta nhận biết được đặc tính của thời đại mình”?

Trang 9

8 TN2013-30&31

nhau và giống nhau lại là chức năng quan trọng của lý tính lịch sử Mà làm

rõ sự khác nhau và giống nhau, tức là xem xét và phán định như thế nào về

sự khác nhau và giống nhau giữa hai đối tượng trở lên, thường là một vấn đề

phụ thuộc vào góc nhìn Đúng như Qian Zhongshu (Tiền Chung Thư) nói: “Theo ý nghĩa nào đó, mọi sự vật đều có thể khớp lại và so sánh với nhau; theo một ý nghĩa khác, mỗi sự vật đều là cá biệt và không thể so sánh Theo ý nghĩa đầu, Macedon của Hy Lạp có thể so với Monmouth của Anh vì hai

vùng đất đều có một con sông Nhưng theo ý nghĩa sau, mỗi một con sóng

trong cùng một dịng sông lại khác với con sóng khác”' Tiêu điểm đặt ở tầng diện giống nhau và đặt ở tầng diện khác nhau, mở rộng ra, sẽ sản sinh hiệu ứng góc nhìn khác nhau rõ rệt: “Nhìn về phía khác nhau thì chúng hồn tồn khác nhau; nhìn về phía giống nhau thì vạn vật đều là một” Lịch sử quá vãng thường được người ta ví là “dị quốc tha hương” (foreign country) Khi lý

giải người của một thời đại nào đó, muốn tránh đưa vào những định kiến của các thời đại khác đặc biệt là thời đại của chính người lý giải, “ngộ nhận tha

hương là cố hương”, nhà sử học phải từng giờ từng phút nhận biết sự khác

biệt giữa mỗi thời đại, mỗi trường cảnh lịch sử với các thời đại và trường cảnh

lịch sử khác Nhưng nếu nhân tình thế thái của dị quốc tha hương tuyệt

nhiên chẳng có chỗ nào giống nhau, liên thông nhau với cố hương thì làm sao

chúng ta có thể đạt tới sự hiểu biết thậm chí là tường tận tỉ mỉ về nó? Giữa

quá khứ và hiện tại có chỗ giống nhau thì q khứ mới có thể được chúng ta lý giải Lý giải lịch sử thường là thông qua việc tìm hiểu thứ “dị quốc tha

hương” đó, biến cái chưa biết thành cái đã biết, biến cái lạ lẫm thành cái

quen thuộc Giống như nhà nhân học Jilz đã phân tích kỹ càng trị chơi chọi gà trên đảo Bali khiến độc giả phương Tây cảm nhận được nội hàm văn hóa chính trị trong đó, các nhà sử học cũng khiến cho đời sống xã hội của một thôn làng nhỏ nước Phap thé ky XIV (Montayou cua Lehualatuli) va vi tru quan của chủ máy xay một thôn làng Italy thế kỷ XVI (Pho mát uà sâu của Jinzibao) được độc giả ở các đô thị phồn hoa ngày nay hiểu được Sở đĩ một số

điển hình thành cơng như vậy của lịch sử vi mô đương đại thu hút một số

lượng lớn công chúng ngoài giới sử học, một nguyên nhân quan trọng là

! Qian Zhongshu, “Gửi lời niên giám”, xem Qian Zhongshu tập Bên bờ đời người, Bắc Kinh,

Nxb Tam Liên, 2007, tr 134

Trang 10

chúng khiến độc giả cảm thấy, những người trong quá khứ mà chúng quan tâm chẳng có gì khác với “chúng ta”, hy vọng, sợ hãi, yêu và giận của họ cách chúng ta tuyệt nhiên khơng xa, mà hồn tồn có thể khiến chúng ta cảm nhận được Nhưng những đối tượng lịch sử mà ở những mặt nào đó khơng có gì khác “chúng ta” này sở di thu hút độc giả bình thường và các nhà sử học rốt cuộc lại là vì họ sống một cuộc sống khơng giống chúng ta, có bức tranh

thế giới, mơ hình giao tiếp và tiền đề giá trị khác Đối với việc lý giải lịch sử,

quan tâm đến khác biệt dường như lại càng quan trọng hơn Có lẽ chính vì điều này nên nhà lý luận sử học Hà Lan Ankersmit mới nhấn mạnh, sử học

phải “cố gắng xóa bỏ những thứ dường như đã biết và không thành vấn đề Mục tiêu của nó không phải là đưa cái chưa biết về cái đã biết, mà là biến cái

có vẻ quen thuộc thành cái xa lạ”! Nói cách khác, biến cái đã biết thành cái

chưa biết, biến cái quen thuộc thành cái xa lạ cũng là một phương thức để lý

tính lịch sử di chuyển lấp lánh trên cương vực của quá khứ Ở một tầng điện quan trọng, cảm giác lịch sử biểu hiện thành ý thức nhạy bén về cái giống nhau và khác nhau giữa quá khứ và hiện tại

Ill

Để đánh giá cách lý giải lịch sử cụ thể nào đó có thành cơng hay khơng, đương nhiên có nhiều nhân tố và tiêu chuẩn Ngoài việc phải thỏa mãn yêu cầu về kỹ nghệ của nhà sử học trong việc vận dụng sử liệu mà

trong quá trình phát triển lâu dài sử học đã tích lũy được, có lúc thậm chí

chỉ vì sử liệu mà cách lý giải lịch sử nào đó áp dụng hoặc thế giới lịch sử mà

nó kiến tạo trái ngược với thường thức kinh nghiệm của chúng ta nên chúng ta gạt bỏ nó Đúng như Robert Birkhoff từng nói, “Cũng có thể phán đốn về một thứ tính chân thực lịch sử căn cứ vào chỗ nó có thể phù hợp thật tốt với

cách lý giải và kinh nghiệm của độc giả về cách vận động của thế giới hay

không” Cách lý giải lịch sử căn cứ vào ý trời hay ý chúa (hay ít nhất là ý trời hay ý chúa trực tiếp liên quan đến việc đời người) để giải thích các sự

kiện trong quá khứ từng rất thịnh hành trong sử học cổ đại và trung kỷ,

'Frank Ankersmit, “Six Theses on Narrativist Philosophy of History’, in History and

Trang 11

10 TN2013-30&31

ngày nay trong giới học thuật lại rất ít người có thể tiếp nhận, bởi vì nó khơng thể nào dung hòa được với cách lý giải của chúng ta ngày nay về cách thức vận động của thế giới loài người Cách căn cứ vào quan niệm chính

thống để bình phán về sự hưng suy của' vương triều cũng đã sớm lạc ngũ,

bởi vì người ta khơng cịn mang lý tưởng chính trị tương tự nữa Cái quan niệm lịch sử coi nhân vật và sự kiện chính trị là trọng tâm lịch sử duy nhất đã không còn thịnh hành nữa, bởi vì người ta đã có sự lĩnh hội sâu sắc hơn về các nhân tố đa dạng và phức tạp hơn ảnh hưởng tới diễn biến lịch sử Trong lịch sử khoa học (chẳng hạn lịch sử tốn học) khơng thiếu những thiên tài không am hiểu thế sự, nhưng các đại sư sử học trong lịch sử sử học

lại không thể thiếu lý trí kiện tồn nhìn thấu thế thái nhân tình Chúng ta

khó tưởng tượng, nhà sử học suốt đời tĩnh tọa trong thư phịng, hồn tồn

xa lạ với dục vọng theo đuổi quyền lực nhưng lại có thể vẽ ra bức tranh lịch

sử chính trị có sức thuyết phục; không hiểu biết về nhiệt tình điên cuồng

chạy theo lợi nhuận tư bản nhưng lại có thể đưa ra được cách giải thích về những phiến đoạn nào đó của lịch sử kinh tế hiện đại Lý trí kiện tồn như vậy, ngồi việc bao hàm sự hiểu biết sâu sắc về cách thức vận động của thế giới, quan niệm giá trị mở ngỏ và bao dung, còn đòi hỏi nhà sử học có sức

tưởng tượng mở ngỏ và tự kiểm chế Ở đây “mở ngỏ” có nghĩa là sức tưởng

tượng này bao hàm rất rộng: phát hiện ra những mối liên hệ tỉnh tế nhưng quan trọng giữa những sử liệu quen thuộc, tìm tịi phát hiện ra những điều tàng ẩn tỉnh vi ở nơi mà người khác cho là chẳng cịn vấn đề gì nữa; năng lực đặt ra những vấn đề mới có thể đem lại góc nhìn mới mẻ cho những lĩnh

vực cũ; có phần hiểu rõ về khả năng của tính người trong các điều kiện khác nhau “Tự kiềm chế” thì có nghĩa là tưởng tượng lịch sử phải tự giác chịu

sự chế ước có thể của sử liệu và thế giới hiện thực Xa rời sức tưởng tượng lịch sử, sẽ không biết từ đâu để bàn về cảm giác lịch sử Truyền thống chủ nghĩa lịch sử Đức ngay từ đầu đã nhấn mạnh, đầu mối lý giải lịch sử dựa vào việc nhà sử học “đồng hóa” mình vào đối tượng nghiên cứu; “di tình” (cũng tức là sử gia đặt mình vào địa vị người trong cuộc lịch sử để hiểu

những điều họ nghĩ họ làm đặng đạt tới sự đồng cảm và thấu hiểu với đối

tượng nghiên cứu) mà về sau truyền thống này đặc biệt giải thích và ủng hộ

Trang 12

để đạt tới sự hiểu biết thiết thân tư tưởng và hành động của người trong

cuộc trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể

Ngoài sức tưởng tượng lịch sử, quan niệm lịch sử công tâm cũng là yếu tố của cảm giác lịch sử Sử học tuyệt nhiên không phải là hay không dừng ở

chỗ là sử liệu học, bản thân sử liệu tuyệt nhiên không tự động cấu thành những bức tranh lịch sử, còn nhà sử học khi lựa chọn đưa những thực tế lịch sử nào mà sử liệu biểu hiện vào trong bức tranh lịch sử của mình và đặt nó vào vị trí cụ thể nào, ông ta luôn phải dựa một cách hoặc lộ hoặc ngầm vào quan niệm lịch sử hoặc ẩn hoặc hiện của mình “Quan niệm lịch sử” ở đây chỉ cách nhìn tổng thể về những nhân tố nào đóng vai trò quan trọng trong quá

trình lịch sử và suy nghĩ như thế nào về tính ưu tiên tương đối của chúng Dù

không phải là người quy y một hệ tư tưởng hay một triết học cụ thể nhưng nhà sử học cũng không thể khơng có quan niệm lịch sử này khác hoặc thoát

khỏi quan niệm lịch sử của mình để tiến hành lý giải lịch sử Tuy khả năng

những quan niệm lịch sử khác nhau được đưa vào cân nhắc là sự tổ hợp của

nhiều nhân tố khác nhau, nhân tố các quan niệm lịch sử khác nhau được đặt

vào địa vị ưu tiên cũng không giống nhau, hơn nữa khó đạt được sự nhất trí; nhưng trong đó tuyệt nhiên khơng phải hồn tồn khơng có sự phân biệt cao thấp tốt xấu Một mặt chúng không thể trái ngược với kinh nghiệm thường

thức của chúng ta về cách thức vận động của thế giới; mặt khác, tuy chúng

đem ánh sáng rọi vào những khía cạnh khác nhau của quá khứ, nhưng năng lực giải thích của chúng không phải không có sự khác biệt, và ngược lại, đây

lại là một chỉ tiêu để đánh giá sự cao thấp, tốt xấu của chúng

Xét từ một khía cạnh, cảm giác lịch sử cũng thể hiện thành cảm giác

về sự cân bằng và sự mực thước Lênin từng nói, “Các hiện tượng đời sống xã

hội cực kỳ phức tạp, bất cứ lúc nào cũng có thể tìm thấy những thí dụ với bất cứ số lượng nào hay những tài liệu cá biệt để chứng minh cho bất cứ luận điểm nào”, đây là hiện tượng rất thường thấy trong nghiên cứu lịch sử Trong các lĩnh vực nghiên cứu cụ thể, thường xuyên tổn tại những sử liệu

mâu thuẫn nhau hoặc khác nhau nhưng đều thỏa mãn quy tắc sử học để có

Trang 13

12 TN2013-30&31

thể sử dụng như là sử liệu mà không thể dựa vào “gia pháp” sử học để giản

đơn gạt bỏ chúng Coi tình hình cụ thể mà nguồn sử liệu nào đó đề cập tới là sự phản ánh hiện tượng phổ biến hơn hay chỉ là một số ít trường hợp cá biệt,

làm thế nào dùng một phần trong số nhiều nguồn sử liệu để phác ra một bức

tranh lịch sử - đây vừa là nơi để nhà sử học thi thố tài năng, học vấn, tri thức của mình, cũng là mảnh đất gây ra những tranh luận sử học' Tranh luận về các cách giải thích lịch sử cụ thể trong lịch sử sử học đương nhiên liên quan

tới sự thật giả và độ tin cậy của nguồn sử liệu cụ thể, nhưng thường khi hơn, đồng thời cũng làm cho tranh luận khó đạt tới nhất trí hơn, lại là vấn đề sau:

Nguồn sử liệu nào mới có “ý nghĩa” phổ biến vượt ra ngoài ngữ cảnh của nó

hơn? Biên giới và hạn chế của tính “phổ biến” này là ở đâu? Những nguồn sử

liệu nào mới có tư cách hơn để đi vào bức tranh lịch sử của sử gia về luận đề này, nguồn sử liệu nào là tuyệt đối không thể gạt ra ngoài bức tranh đó? Sử

học cố nhiên địi hỏi tính chân thực, nguyên tắc “không chứng cứ không tin”

là cái gốc lập thân mà sử học với tính cách là một bộ môn khoa học kinh

nghiệm vĩnh viễn không thể từ bỏ, nhưng bức tranh lịch sử hoàn toàn do

nguồn sử liệu phù hợp với “gia pháp” sử học tạo thành lại hồn tồn có thể bị đa số người cho là bức tranh lịch sử bị bóp méo, khơng thể tiếp nhận Nói cách khác, trong nghiên cứu lịch sử, việc đưa ra một bức tranh để người ta

cho là có thể tiếp nhận (acceptable), nghe lọt tai (plausible) hoặc “đúng

(right)” hồn tồn khơng phải chỉ nhờ những nguồn sử liệu bao hàm trong bức tranh này đều là “thật (true)” một cách không thể bới móc mà có thể làm

được Chỉ vì điểu này mà không thể quy một cách giản đơn sử học thành sử

liệu học Sự dung hợp lý luận khoa học xã hội với sử học đương nhiên có thể giúp nhà sử học nắm tết hơn ý nghĩa của nguồn sử liệu cụ thể và đặt nó vào một vị trí cụ thể nào đó trong bức tranh lịch sử Nhưng dù là dưới dạng thức sử học được khoa học xã hội hóa cao độ, càng chẳng cần nói là dưới dạng thức sử học tự sự trong ngữ cảnh truyền thống và hậu hiện đại, thì những nhân tố khỏ đưa vào “lý tính logic” bình thường và thường được người ta gọi là “lành

nghề” hoặc “tài năng lịch sử” và “trí thức lịch sử” như cảm giác cân bằng và

‘Li Bozhong trong bai “Tuyén chọn, tập hợp cái tỉnh túy' và ‘cach mang nông nghiệp ở Giang Nam vào đời Tống - Bàn về phương pháp nghiên cứu lịch sử kinh tế truyền thống” đã

có sự phân tích thú vị và sâu sắc về các hiện tượng học thuật tương quan trong nghiên cứu

Trang 14

cảm giác mực thước của sử gia khi lựa chọn và sử dụng sử liệu để cấu trúc

bức tranh lịch sử, sự nhạy bén cao độ với “ý nghĩa” mà nguồn sử liệu cụ thể

có thể biểu hiện chính là chỗ được người ta ca ngợi và nể phục nhất ở các

bậc đại sư sử học cổ kim, Trung Quốc và nước ngoài

Biến sử học thành những mảnh rời rạc là ổ bệnh sử học trong điều kiện hậu hiện đại thường bị người ta chỉ trích nhất hiện nay Một mặt, nghiên cứu

sử học càng quan tâm đến đời sống thường nhật, đến các quần thể bên lề, đến biểu trưng văn hóa , sự tiến triển của lĩnh vực sử học đường như ở mức độ rất

lớn biến thành tình trạng nhà sử học “biết ngày càng nhiều về những sự việc ngày càng nhở”; nhưng mặt khác, sự nổi lên bột phát và phát triển bước dài

của các lĩnh vực như lịch sử toàn cầu gần đây cũng cho thấy sử học tuyệt nhiên chưa ngừng nghỉ trước tầm nhìn vĩ mơ và nhu cầu và nỗ lực tổng hợp Từng có

người ta thán, Martin Guerre (nhân vật chính trong tác phẩm lịch sử vi mô nổi

tiéng cua Natalie Davis Martin Guerre tré vé ) trỏ nên nổi tiếng hơn cả Martin

Luther, nghiên cứu lịch sử hiện nay chắc chắn có vấn để! Thực ra, tình trạng khó khăn mà sự phát triển sử học hiện nay gặp phải càng ở chỗ “lịch sử từ dưới lên không bổ sung cho lịch sử từ trên xuống, mà sẽ khiến cho bất kỳ nỗ lực tổng hợp nào cũng đều tan vỡ”, xu thế tiến triển trên hai tầng diện của sử học dường như còn chưa thể hiện ra được triển vọng liên kết hữu hiệu Nhưng ý nghĩa và giá trị của nghiên cứu sử học cụ thể hoàn tồn khơng quyết định bởi chỗ đối tượng nghiên cứu của nó lớn hay nhỏ và có quan trọng khơng (tạm

không bàn về độ to nhỏ và tầm quan trọng trong mối tương quan với đòng mạch lịch sử cụ thể mà người ta cần quan sát, chỉ nói về đời sống của cá thể cụ

thể, thì những người giúp việc cực kỳ bình thường lại quan trọng hơn nhiều so với những nhân vật lớn thét ra lửa) Những nhân vật nhỏ không tên tuổi, những sự kiện nhỏ xẩy ra ở những vùng xa xôi hẻo lánh trước đây không ai biết tới cũng có thể khúc xạ ra lối sống và thế giới quan niệm của những người trong một thời đại cụ thể, khiến chúng ta “nhìn thấy cả thế giới từ trong một dọt nước” Iggers từng bình luận: “ Dù các nhà sử học vi mô chuyên chú vào lịch sử khu vực nhưng họ chưa từng đánh mất đi cái nhìn trong ngữ cảnh lịch

'Maria Rusija Parales-Burke biên tập, Sở học mới: Độc thoại uà đối thoại, Peng Gang dịch,

Bắc Kinh, Nxb Đại học Bắc Kinh, 2006, tr 17

Trang 15

14 TN2013-30&31

sử và chính trị rộng lớn hơn”! Co thể coi đó là lời bình cơng bằng Trong thực

tế, trong nghiên cứu sử học truyền thống, trước nay không thiếu những trường

hợp nghiên cứu sử học mở ra được tâm nhìn vĩ mô qua nghiên cứu vi mô, bắt

đầu từ những vấn đề nhỏ nhưng rút ra được những thành quả có ý nghĩa vĩ mô và phổ biến hơn Bất kể dạng thức sử học biến đổi như thế nào, nhìn “nhở” mà

có thể thấy “lớn” phải là thành phần trước sau không thể thiếu trong cảm giác

lịch sử của nhà sử học

IV

Nếu nhiệm vụ của lý luận sử học là làm rõ lý tính lịch sử thể hiện trong nhận thức lịch sử của nhà sử học thì từ lý luận mà làm sâu thêm nhận thức về cảm giác lịch sử là việc làm không thể thiếu trong lý luận sử học Trước những năm 70 của thế kỷ trước, trường phái phân tích với tính cách là chuẩn thức chủ yếu của lý luân sử học đã lấy việc tìm hiểu đặc tính của giải

thích lịch sử làm luận đề hạt nhân của nó Ankersmit đã dựa theo cách nhìn

thơng thường để phân chia khuynh hướng lý luận cơ bản của trường phái phân tích thành hai phương thức chủ yếu Mơ hình luật khái quát (covering

law model) đã mở đầu với bài viết nổi tiếng của Humpel “Vai trò của quy luật phổ biến trong lịch sử”, phương thức này cho rằng bất kỳ sự giải thích lịch

sử thành công nào cũng chỉ có thể thực hiện khi đưa hiện tượng lịch sử cụ thể vào trong quy luật chung nào đó Một phương thức khác mà Ankersmit nói tới là mơ hình luận chứng kết nối logich (logical connection argument), no bat

nguồn từ điều mà Colingwood nhấn mạnh, tức là chỉ có nắm bắt đầy đủ tư

tưởng bên trong của người trong cuộc lịch sử thì mới có thể đạt tới sự lý giải

sâu sắc về hiện tượng lịch sử, nhưng đầu mối của sự nắm bắt này lại dựa vào

! George Iggers, Sử học trong thế kỷ XX: Từ tính khách quan của khoa học tới thách thức

hậu hiện đại, He Zhaowu dịch, Tế Nam, Nxb Đại học Sơn Đông 2006, tr 144 Davis cũng

từng nói về Montayou, Pho mát uà sâu và Martin Guerre trở vé của chính bà: “Cả ba cuốn sách này đều có thái độ nghiêm túc với văn hóa địa phương Nhưng chúng cũng quan tâm đến kinh nghiệm và truyền thống trong thời gian dài cùng kết cấu tư tưởng Cả ba cuốn

sách này đều hy vọng có thể có được những nhận thức rõ nét về những quá trình vượt ra ngoài những trường hợp cá biệt mà chúng nghiên cứu” (Xem Sử học mới: Độc thoại uà đối thoại, tr 74)

Trang 16

sự “tái diễn” thành công của nhà sử học về thế giới tỉnh thần bên trong của

đối tượng nghiên cứu Đối với Ankersmit, bất luận là sự coi trọng quy luật

phổ biến mà phương thức đầu thể hiện ra hay là năng lực hoàn nguyên của nhà sử học đối với thế giới tỉnh thần của đối tượng lịch sử mà phương thức

sau giả định đều “bộc lộ sự khiếm khuyết cảm giác lịch sử”, chúng “dường như tiếp nhận một cách công khai hay ngầm ẩn câu danh ngôn cia Hume 'ở

mọi dân tộc và thời đại, hành động của người ta đều có tính nhất trí cao,

nhân tính ln bất biến trong nguyên tắc và sự vận hành của nó Trong mơ

hình luật khái quát, sự trì độn đối với biên thiên của lịch sử này biểu hiện thành tính rộng rãi của luật khái qt mà mơ hình này ứng dụng, còn trong giải thích học phân tích thì cần giả định sự giống nhau giữa tư tưởng của nhà sử học và tư tưởng và hành động của người hành động lịch sử mà nhà sử học nghiên cứu”'

Theo cách nói trên đây của chúng tôi, dường như có thể khái quất sự phê bình của Ankersmit đối với lý luận sử học của trường phái phân tích thành sự chỉ trích đối với cái tật “chỉ thấy cái giống nhau mà không thấy cái khác nhau” của nó Sau những năm 70 của thế kỷ trước, lý luận sử học kiểu

chủ nghĩa tự sự thay thế trường phái phân tích để trở thành chuẩn thức chủ

yếu của lý luận sử học, nó khơng còn thu tiêu điểm vào vấn đề nhận thức luận, tức là mơ hình giải thích lịch sử nữa”, mà lấy văn bản lịch sử với tính cách là khởi điểm và sản phẩm cuối cùng của công việc của nhà sử học làm đối tượng quan tâm, mở ra sự “chuyển hướng ngôn ngữ học” trong lĩnh vực

triết học lịch sử hay lý luận sử học Sự chuyển hướng này thu hút nguồn lực học thuật từ các lĩnh vực khác như triết học ngôn ngữ, lý luận văn học lấy

chỉnh thể văn bản lịch sử làm đối tượng khảo sát của mình, đồng thời với việc gây ra các loại tranh luận, phẩm cảm và phê bình, nó cũng thu được những thành tựu học thuật có tính thực chất, làm thay đổi một số nhận thức truyền thống về tính chất cơng việc của nhà sử học và đặc tính của bộ mơn sử học, do

nó đã mở ra những góc nhìn lý luận mới mẻ Thí dụ, với chuẩn thức lý luận

' Frank Ankersmit, “The Dilemma of Contemporary Anglo-Saxon Philosophy of History”, in History and Tropology: The Rise and Fall of Metaphor

* Ankersmit trong “The Dilemma of Contemporary Anglo-Saxon Philosophy of History” da quy thẳng hai phương thức của trường phái phân tích thành triết học lịch sử hay lý luận sử

Trang 17

16 TN2013-30&31 này, người ta nhận thức được rằng, sử học, do công cụ tải chở của nó là “ngơn ngữ có giáo dưỡng thường ngày”, nên nó có đặc tính là khơng trong suốt, không thể nào truyền đạt một cách không hề xuyên tạc và không thêm bớt “bộ mặt chân thực của quá khứ” cho độc giả, mà luôn mang đậm các loại nhân tố “chủ quan” như khuynh hướng giá trị, sở thích thẩm mỹ, lập trường chính trị của người chế tác sử liệu và giải thích sử liệu; đặc tính chỉnh thể

của văn bản lịch sử không cấu thành sự tổng hòa giản đơn từng trần thuật đơn lẻ của nó về thực tế lịch sử, mọi trần thuật đều là văn bản lịch sử chân

thực nào đó, hồn tồn có thể bị người ta coi là bức tranh lịch sử đã bị bóp méo, khơng thể nào tiếp nhận; v.v Nhưng đồng thời với việc khẳng định

đầy đủ những phát kiến lý luận của nó, chúng ta cũng cần nhìn thấy, cái

phương thức quan tâm đến văn bản lịch sử hay văn bản hóa sử học kiểu đó

khơng thể đặt lý tính lịch sử và cảm giác lịch sử vào vị trí nổi bật của phản tư

lý luận, mà chỉ gạt nó ra ngồi chương trình nghị sự của bản thân mình, từ

đó, sự “thiếu vắng cảm giác lịch sử” ở nó chỉ có thể vượt trên trường phái

phân tích

Lý luận sử học kiểu chủ nghĩa tự sự nhấn mạnh, văn bản lịch sử cung cấp cho chúng ta góc nhìn nào đó để quan sát quá khứ, ngôn ngữ của nhà sử học trở thành môi giới giữa chúng ta và thực tại lịch sử Văn bản hóa sử học trở thành đặc trưng căn bản nhất của chuẩn thức lý luận này'

Trong lý luận sử học kiểu chủ nghĩa tự sự, mệnh đề “Ngoài văn bản sẽ

chẳng có gì khác” của Derida tuy không thể bị quy kết là phủ nhận tính thực tại của quá trình lịch sử quá vãng như nó thường bị người ta hiểu lầm, nhưng việc các nhà sử học không thể nào phá vỡ hàng rào ngôn ngữ

để trực tiếp tiếp xúc với chính quá khứ lại là nội dung xác thực của nó Sự

“chuyển hướng ngôn ngữ học” này của lý luận sử học cũng vì sự hạn chế của chính ngơn ngữ mà đưa lại khiếm khuyết mà bản thân chuẩn thức lý luận sử học này không thể nào khắc phục được Ngôn ngữ giúp chúng ta nắm bắt thế giới, nhưng một mặt, ngôn ngữ luôn khó truyền đạt hồn mãn ý nghĩa, mặt khác, văn bản lịch sử, do đặc điểm của nó với tính cách là “chế phẩm văn tự”, khiến nó tất yếu là sự “khai hóa quá khứ

Trang 18

(domestieation oŸ the past) mà Haydon White thích nói, giống như bất cứ

hình thức nghệ thuật nào, dù là chủ nghĩa hiện thực, trong khi làm nổi bật lên những diện mạo nào đó của thực tại thì chắc chắn lại che lấp đi những mặt khác vậy Chính là vì ý thức được-điều này mà Ankersmit, người từng tiếp nối Hayden White dẫn dất giai đoạn phát triển mới của lý luận sử học kiểu chủ nghĩa tự sự, đã đi đầu đề ra phạm trù “kinh nghiệm lịch sử (historical experience)”, mong lấy đó để vượt qua tầm nhìn lý luận của chủ nghĩa tự sự và mở ra đường hướng mới của lý luận sử học Bất luận là “kinh nghiệm” của Ankersmit hay là “hiện diện (presence)” của Eelco

Runia, nhân vật mới sắc sảo trong lĩnh vực lý luận sử học, mục tiêu lý luận của họ đều ở chỗ muốn nắm về mặt lý luận thể nghiệm thiết thân về quá khứ chân chất mà nhà sử học có thể đạt tới Nhà sử học làm thế nào thông qua việc tiếp xúc lâu dài với sử liệu, nghe thấy “tiếng gọi của quá

khứ (the pasts call)” như Heijinka nói, cảm nhận được quá khứ “như nó

vốn có” - đã trở thành vấn đề cốt lõi của xu hướng lý luận sử học mới này Nếu như một nội hàm quan trọng của cảm giác lịch sử là ở chỗ, đồng thời

với việc ý thức được sự khác nhau giữa thời đại mình và một thời đại khác, nhà sử học còn có thể thể nghiệm và cảm nhận được chân xác q khứ, thì có thể nói sự chuyển hướng lý luận này đã đặt cảm giác lịch sử vào vị trí

trung tâm của lý luận sử học

Lý luận sử học cần quan tâm đến thực tiễn sử học, lấy việc phản tư thực tiễn sử học làm nhiệm vụ chủ yếu của mình Nó vừa phải quan tâm đến những vấn đề tương đối dễ giải thích về mặt lý luận ở cấp độ khái

niệm hóa, như mơ hình giải thích lịch sử, đặc tính của văn bản lịch sử ,

cũng cần quan tâm đến những luận đề có nội hàm ở tầng diện thể nghiệm

cá thể hơn do đó tương đối khó khái niệm hóa, lý luận hóa hơn Giống như

lý luận mỹ học cần giải thích về mặt lý luận tính đa dạng của kinh nghiệm thẩm mỹ và cảm thụ thẩm mỹ, tôn giáo học và tâm lý học cần giải thích về

mặt lý luận một thứ không thiếu ý vị thần bí là kinh nghiệm tơn giáo, thì lý luận sử học, ngoài việc nghiên cứu thành phần có ý nghĩa lý tính logic

nhiều hơn trong hoạt động nghề nghiệp của nhà sử học, cũng cần dốc sức

vào việc làm sáng tỏ những yếu tố phức tạp hơn, phẳng phất kỳ ảo vô cùng nhưng lại có sắc thái cá tính riêng trong lý tính lịch sử Cố gắng của

Trang 19

18 TN2013-30&31 bởi vì đối với khơng ít người, cái thứ “kinh nghiệm lịch sử” quá ư kin mit mà lại phẳng phất màu sắc thần bí dưới ngịi bút của ơng ấy khó được mở

rộng về phía trước trên tầng diện giao lưu lý luận Nhưng tư duy lý luận luôn cần dốc sức vào việc khái niệm hóa bằng phương thức độc đáo những

thứ trước nay được cho là khó khái niệm hóa, dù rằng việc khái niệm hóa

như vậy vĩnh viễn không thể đi tới tận cùng sự ảo diệu của đối tượng mà nó cần tìm hiểu Về điều này, khảo sát một cách chặt chẽ hơn sự thể hiện

phong phú và đa dạng lý tính lịch sử và cảm giác lịch sử của nhà sử học

trong thực tiễn sử học là tiền đề để lý luận sử học đạt tới nhận thức lý luận

sâu sắc hơn

Trang 20

1B Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội * Tel: (04) 62730426 TÀI LIỆU PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU (LƯU HÀNH NỘI BỘ ) sé: TN 2013-32 & 33 HÀ NỘI - 2013

LUUC BAN VE LY TINH LICH SUVA TU SU LICH SỬ

CHEN XIN‘ Luelun lishi lixing yu lishi xushi Xueshu yanjiu, 2012, d 12

q., d 105-110 y

Tóm tắt

Từ cuối thế kỷ XVIII trở đi, Kant đã tạo một bước đi quyết định

cho sự phát triển của lý tính lịch sử Người ta quan tâm tới nhận

thức lịch sử là dựa trên các loại giả thiết tiên đê Lý tính lịch sử

uớt tính cách là một lực lượng có tính phản tư uê lịch sử trước hết

biểu hiện ở ý thức tự giác đối uới giả thiết tiền để Sử học uới tính

cách là một bộ môn sử dụng ngơn ngữ thường ngịy, tư duy lý tính

trong đời sống thường ngày đã trở thành một trong những nguồn

hợp pháp của lý tính lịch sử Tự giác, tri thức phổ biến uè hiệu

suất lần lượt tương ứng uới chủ thể, hinh nghiệm uà biểu hiện

Trang 21

2 TN2013-32&33

trong nhận thức, chúng cấu thành các yếu tố cơ bản của lý tính

lịch sử Trong tự sự của nhà sử học có lý tính lịch sử có sự tự giác

đây đủ uê các loại giả thiết tién dé, ông ta biết uận dụng những tri

thức phổ biến uà binh nghiệm lịch sử thu được trong hình nghiệm

hiện thực để hình thành nên so sánh, cũng dựa uào đó để truyền

đạt một cách hữu hiệu sự nhận biết có tính phổ biến của mình uê uiệc đời người cho độc giả

é é ý tính lịch sử” là khái niệm trong lĩnh vực triết học lịch sử

hay lý luận sử học nhưng nó ln đi kèm với sự phát triển

của bộ môn lịch sử Trong “Tựa” cho tái bản bản Trung văn cuốn Phê phán lý tính lịch sử của Kant, He Zhaowu (Hà Triệu Vũ) viết, tư duy cua Kant về “con người là gì”, tức là về lịch sử của con người và chung cục của con người chính là phê phán thứ tư, tức là phê phán lý tính

lịch sử He Zhaowu cho rằng, thảo luận của Kant là “nhằm làm rõ ranh giới giữa trời và người, đánh giá những biến thiên xưa và nay, từ tầm cao của

mục dích luận mà chú tâm vào việc xác lập một bộ triết học về lich sử loài người để làm hồi kết cho thiên đại văn chương của cả đời mình là phê phán triết học này”, nó chỉ thẳng vào tính hợp mục đích và hợp quy luật của lịch sử; còn nhận thức về thế giới nhân văn thì “phụ thuộc vào sự điều khiển

của lực lượng đạo lý tiên thiên hay tiên nghiệm, nó trực tiếp khiến chúng

ta nội sát và nhận ra bản chân của mình chứ không cần tiến hành trước 92

một sự kiểm nghiệm có tính phê phán ”” He Zhaowu lần lên ngọn nguồn để

chỉ ra rằng, Kant đã từ Khế ước xã hội của Rousseau để có được lời giải đáp

về khả năng của con người trong nhận thức lịch sử, tức là con người sống và tự do, có khả năng làm việc thiện và việc ác, còn chỗ khác nhau với

' He Zhacwu, “Tựa cho tái bản bản dịch Phê phán lý tính lịch sử" Xem Kant, Phê phán lý tính

lịch sử, He Zhaowu dịch, Bắc Kinh, Nxb Thương mại, 2005, tr 4 Deng Xiaomang (Đặng Hiểu

Mang) đưa ra nghỉ vấn về điều này, cho rằng phê phán thứ tư của Kant mà He Zhaowu nói chẳng qua là một phân chỉ của phê phán thứ ba Xem Deng Xiaomang, “Triết học lịch sử của Kant: 'Phê phán thứ tư' và cảm giác tự do - Kiêm bàn cùng He Zhaowu”, Nghiên cứu triết học, 2004, S 4

Cuộc tranh luận này không phải trọng tâm của bài viết này, dưới đây xin không dé cap

? He Zhaowu, “Tựa cho tái bản bản dịch 'Phê phán lý tính lịch sử”, tr 6 ở đây cách lý giải của He

Zhaowu đã xóa bỏ nghỉ hoặc trước đây của ông: Tại sao Kant chưa hề khảo sát xem tại sao có thể

Trang 22

Rousseau la, Kant cho rằng khả năng của con người đủ để thực hiện việc

lập pháp cho nhân dân một dân tộc Từ Kant đến Hegel, rồi đến Droysen, Dilthey, Croce, Collingwood và nhận thức lịch sử hậu hiện đại, lý tính lịch sử vốn chỉ bản thể lịch sử, về sau phát triển đến chỗ phần lớn liên quan đến nhận thức và phương pháp lịch sử, tới sau những năm 70 thế kỷ XX, cuối cùng đặt nền móng của lịch sử với tính cách là thực tại (bản thể) trên nhận thức lịch sử' Nhưng trong quá trình từ bản thể tới nhận thức này,

điều nhất quán là, các nhà triết học lịch sử hay lý luận sử học phần lớn đều

nghiêng về chỗ lấy lý tính và tự do làm cơ thể mẹ của lịch sử, do vậy, lịch sử không chỉ là câu chuyện về tự do của con người mà còn là tài liệu ghi

chép làm nổi bật sự lựa chọn lý tính Trong khn khổ này, bài viết này

chú trọng thảo luận và phân tích lý tính lịch sử và phương thức tồn tại của nó trong nghiên cứu sử học

1 Lý tính lịch sử là ý thức tự giác về giả thiết tiền đề

Liu Jiahe (Luu Gia Hòa) từng suy nghĩ về tư tưởng lý tính lịch sử trong tư tưởng cổ đại Trung Quốc, ong chia ly tinh lich sti (historical reason) thành hai bộ phận là lý tính của lịch sử và lý tính của sử học, bộ phận đầu tìm hiểu cái lý của quá trình lịch sử, bộ phận sau xem xét cái lý của nghiên cứu lịch sử” Nếu theo phân tích của Liu Jiahe, nghĩa cổ của “lý” là “trị”, thì

có nghĩa là dịng mạch của sự vật được thể hiện và tuân thủ Theo đó, địng

mạch là được phát hiện hoặc được sắp đặt, từ đó mà “trị”, trở thành then chốt

để lý giải lý tính lịch sử

Trong tài liệu triết học lịch sử của Kant, không có gì nghi ngờ về sự tồn tại của lý tính lịch sử, dù là xét theo nghĩa lý tính của lịch sử hay lý tính của

sử học Kant viết bài “Quan niệm lịch sử phổ biến theo quan điểm cơng dân thế giới”, muốn tìm ra một manh mối của lịch sử kế hoạch tự nhiên, sự tìm kiếm như vậy lại lấy giả thiết mệnh đề làm tiền đề Thí sụ, “Mệnh đề 1: Một

cái được toàn bộ tự nhiên của vật sáng tạo ban tặng chắc chắn cuối cùng sẽ

' Trong bài viết '°Phê phán lý tính lịch sử của Droysen” của Lu Heying trên chuyên mục này có

để cập rằng các nhà triết học lịch sử trước Droysen phần lớn đề cập đến “lý thuyết hệ thống”, ít đề

cập đến phương pháp luận Quan điểm này có thể cung cấp để tham khảo

Trang 23

4 TN2013-32&33

phát triển lên một cách đầy đủ và hợp mục đích”' Mệnh đề này biểu đạt một thứ hàm nghĩa tất nhiên, trong câu chữ giải thích, Kant mượn sự tổn tại và

chức năng của khí quan sinh vật để làm dẫn chứng giải thích Qua đó có thể thấy, một đại tự nhiên hợp quy luật, một thuyết tự nhiên mục đích luận đích xác đặt cơ sở trên hệ thống cơ học kinh điển của Newton, tức là những đường nét của lịch sử đã được đại tự nhiên xác định, nhiệm vụ của sử học là tìm nó ra Kant tuy thừa nhận mình khơng có sức đảm đương nhiệm vụ soạn thảo lịch sử phổ biến, nhưng phải làm người phát hiện ra những đường nét ấy Khi lý tính của lồi người được phát triển toàn diện một cách hợp mục đích

trong kế hoạch của đại tự nhiên thì lịch sử loài người cũng tương đồng với

lịch sử phát triển của lý tính Theo ý nghĩa này, tính lịch sử của lý tính biểu hiện thành việc lý tính lấy lịch sử loài người làm vũ đài để trên đó nó lần lượt triển khai Nhưng đích xác lý tính là một thứ năng lực nhận thức, lồi người phải tìm ra nó trong lịch sử, vậy thứ năng lực nhận thức “tìm ra nó” ấy, bản thân nó chẳng phải cũng ở trong lịch sử loài người đó sao? Nói cách khác, thứ năng lực nhận thức đi tìm “lý tính” ấy lẽ nào lại không phải là chính lý tính và tơn tại trong lịch sử, nơi mà lý tính đạt được sự phát triển đầy đủ sao? Do vậy, quá trình “phát hiện” tất yếu là quá trình vận dụng lý tính, điều đó

giống như nói “tôi tư duy nên tôi tôn tại” vậy

Tư tưởng triết học lịch sử của Kant kế thừa nguyên tắc nhận thức luận trong ba phê phán lớn của ông Nhận thức của Kant nêu trong tác phẩm tuy

nhằm vào vấn đề khả năng của lịch sử phổ biến, nhưng đồng thời cũng vạch

ra logic và nguyên tắc nhận thức lịch sử, diễn đạt theo một câu nói ngày nay,

thì là “lịch sử nếu khơng có kết cấu thì không biết từ đâu để nhận biết” Thứ kết cấu này đòi hỏi dùng quan niệm giả định để làm công cụ, bởi vì chỉ có

kinh nghiệm của quá khứ mới có thể phân loại và đặt sự tồn tại của chúng vào trong kết cấu và trật tự tương ứng, hình thành một hệ thống diễn ngơn có thể lý giải và có tính lý tính Như vậy thì tính hợp mục đích và hợp quy

luật mà triết học lịch sử của Kant bàn tới đã sớm tiểm tàng trong cái quan

niệm đã được giả định ấy rồi, và hệ thống cơ học kinh điển của Newton sẽ trở thành khuôn mẫu định trước để Kant lý giải lịch sử phổ biến của loài người Kant đem cái quan niệm trong đó đặt vào lịch sử loài người để làm giả thiết

Trang 24

tién dé, từ đó cũng cung cấp một thứ nguyên tắc nhận thức khác với việc biên

soạn lịch sử đương thời

Như vậy khi thảo luận về lý tính lịch sử của Kant, điểm nhấn không

nên chỉ hạn chế ở chỗ lịch sử phổ biến của loài người thể hiện ra theo mơ hình tính hợp mục đích, hợp quy luật, mà chúng ta còn cần chú ý tới một mặt

quan trọng hơn của nó, tức là thiết định một cách tự giác tiền đề hoặc quan niệm của nó, từ đó khiến lịch sử được thể hiện ra theo một mục đích hoặc quy

luật nào đó, như vậy thì sẽ đặt trọng tâm của lý tính lịch sử vào nhận thức

luận của Kant Nhấn mạnh vào chiều cạnh nhận thức luận của lý tính lịch sử, chúng ta cũng có thể nhìn thấy rõ ràng hơn, “lý tính của lịch sử” phụ thuộc như thế nào vào “lý tính của sử học”

Cịn về “lý tính của sử học”, chúng ta lại có thể tiếp tục chia nó ra

thành “quan niệm”, “ý thức về quan niệm” và “sử dụng quan niệm” “Quan

niệm” được ý thức và được nhà sử học sử dụng một cách tự giác phải là chứng

cứ của sự tôn tại của lý tính lịch sử

Sau Kant, Bradley dành sự quan tâm đặc biệt cho giả thiết tiền dé

trong sử học Trong Phê phán giả thiết tiền đề của sử học ông viết: “Một bộ sử

học mà khơng có cái gọi là thiên kiến thì chỉ thuần túy thuộc về ảo giác, tất

cả những thứ lịch sử đang tổn tại ở khắp mọi nơi đều được xác lập trên ảo

giác, cịn lịch sử cần có thì là lịch sử được triển khai một cách hoàn toàn nhất quán trong toàn bộ lĩnh vực này bằng quan niệm có sẵn đích thực” Trong

thực tiễn sử học, thứ “thiên kiến” có sẵn từ trước mà Bradley nói thường là giả thiết tiền đề của các nhà sử học, chỉ có điều từ thế kỷ XIX đến nay, khơng ít nhà sử học hoặc là không ý thức được sự tổn tại của thứ giả thiết tiền để

này, hoặc là lúc nào cũng ảo tưởng là sẽ thoát khỏi thứ “thiên kiến” có sẵn từ trước này Sau năm 1960, trong cuốn Chân lý uà phương pháp, Gadamer đã

từng đặc biệt chính danh cho thứ “thiên kiến” (hoặc “thành kiến”) này, cho rằng nó là yếu tố không thể thiếu của lý giải; còn trong Nguyên sử học”:

Tưởng tượng lịch sử ở châu Âu thế kỷ XIX thì bằng chứng cứ của nhiều nhà

»]

' Bradley (Đức), Phê phán giả thiết tién dé cuia sit hoc, He Zhaowu, Zhang Liyan dich, Bac Kinh, Nxb Dai hoc Bac Kinh, 2007, tr 15

Trang 25

6 TN2013-32&33 sử học và triết học lịch sử, Hayden White đã chứng minh rằng trong các văn

bản lịch sử đều có “bao hàm một thứ nội dung có tính kết cấu ở tầng sâu, thông thường là về thi học, đặc biệt là về ngôn ngữ học, đồng thời nó đóng vai

trị là một chuẩn thức chưa qua phê phán đã được tiếp nhận”!

chỉ ra, trong văn bản sử học, ngồi một số cơng cụ khái niệm được nhà sử học tự giác vận dụng, cịn có thể có một thứ kết cấu ngôn từ thi tính nào đó; chúng ta hồn tồn có thể cho rằng sự khơi gợi của White đối với yếu tố thi tính trong văn bản lịch sử cũng là một thứ khn khổ giải thích lịch sử được

thiết kế ra, lấy “kết cấu ngôn từ thi tính” làm “quan niệm” theo ý nghĩa của Kant Vay là, chính là nhờ có “quan niệm” của Kant, “thiên kiến” (hoặc giả

thiết tiền đề) của Bradley, “thiên kiến” (hoặc thành kiến) của Gadamer, “kết cấu ngôn từ thi tính” của White nên lịch sử một lĩnh vực nào đó mới có hình thức hoặc bộ khung được triển khai một cách hoàn toàn nhất quán, thể hiện ra lý tính lịch sử hoặc đường nét mạch lạc; đương nhiên, ở các nhà lý luận này, chúng đều được ý thức một cách tự giác, sự tồn tại của “lý tính của sử học” được chứng minh và có quyền ưu tiên đối với “lý tính của lịch sử”

White muốn

Lý tính với tính cách là một thứ năng lực phản tư từng được nhiều nhà tư tưởng thuyết minh, việc có năng lực phản tư về quá trình nhận thức lịch sử chính là hàm nghĩa xác đáng của “lý tính lịch sử” Từ sau khi lý tính lịch sử có được sự giải thích “có tính lịch sử” ở Dilthey, tức là từ sau khi chúng ta

biết được rằng lý tính lịch sử có lịch sử tự thân của nó, điều cần suy nghĩ là,

thứ lịch sử đó lại do thứ “lý tính lịch sử” nào kiến tạo nên? Sau Dilthey, các nghiên cứu lịch sử được tiến hành tuân theo nguyên tắc lý tính lịch sử ln

rút ra được cách lý giải lịch sử kiểu chủ nghĩa tương đối, dựa vào tính thời

gian hoặc tính lịch sử, lý tính lịch sử cũng vì vậy mà trở thành một chủ đề lý

luận có tính lâu bền Cho dù lý tính lịch sử có tính lịch sử của nó, nếu chúng

ta cho rằng trong quá trình lý giải và giải thích lịch sử, nó đều bao hàm phổ

biến một thứ ý thức tự giác đối với giả thiết tiền đề, thì sẽ khơng có vấn đề gì

Chính là do có thứ ý thức này nên người giải thích mới có năng lực thoát khỏi

sự cố chấp mê muội đối với cái gọi là “bản tính lịch sử”, khơng bị nó kiềm chế,

từ đó có được khơng gian tự do cho kiến tạo lịch sử

‘Hayden White, Metahistory: The Historical Imagination in Nineteenth Century Europe,

Trang 26

II Lý tính lịch sử trong tự sự lịch sử

Là một bộ môn khoa học, sử học tuyệt nhiên không có hệ thống ngơn ngữ riêng của mình Đã sử dụng ngôn ngữ thường ngày thì hàm nghĩa lý tính trong đời sống thường ngày đồng thời cũng sẽ trở thành nguồn gốc tính hợp

pháp của lý tính lịch sử Từ “lý tính” mà chúng ta dùng trong đời sống

thường ngày chính là chỉ ý thức tự giác, phương thức tư duy hợp với tri thức thông thường Nếu lại mượn lời của Kant, “Đại tự nhiên tuyệt nhiên không làm những việc vất vả mà khơng có cơng trạng, đồng thời tuyệt nhiên không lãng phí phương tiện của mình để đạt tới mục đích của mình”', thì lý tinh con phải có nghĩa là hiệu suất và tiết kiệm Tự giác, tri thức thông thường, hiệu suất, ba thứ có thể tương ứng với chủ thể nhận thức, kinh nghiệm, biểu hiện, chúng là những yếu tố cơ bản của lý tính lịch sử, đặc biệt sự tự giác của chủ thể là cốt lõi Vứt bỏ cái gọi là lý tính trong lịch sử, liệu chúng ta có thể thơng qua việc phân tích những yếu tố của lý tính tổn tại trong nghiên cứu và tự sự

sử học này để có được nhận thức trực tiếp hơn về lý tính lịch sử?

Trong thực tiễn nghiên cứu lịch sử, trình độ tự giác của nhà sử học về cơ bản tương ứng với trình độ lý luận sử học của ông ta Hãy nói về khái niệm “thực tế lịch sử” Rất rõ ràng, chỉ khi nào một nhà sử học ý thức được rằng những “thực tế lịch sử” mà hàng ngày ông ta đối diện thực ra tuyệt nhiên không phải là đương nhiên, không cần nghỉ ngờ gì, thì mới có thể coi là ơng ta

đã có tính tự giác về “thực tế lịch sử”, rồi mới có thể, giống như Bradley, cho rằng “mọi thực tế đều là những kết luận hoặc lý luận có được nhờ suy luận””

Nhưng thực tế lịch sử với tính cách là suy luận luôn cần thông qua ngôn ngữ để biểu đạt, chỉ khi nào chúng ta nhận thức được rằng ngôn ngữ không thể chỉ giản đơn đóng vai trị là môi giới truyền đạt thực tế lịch sử hay suy luận lịch sử, mà trong quá trình được tiếp nhận nó cũng hình thành ý nghĩa mới, thì chúng ta mới rõ, liệu thực tế lịch sử hay suy luận lịch sử mà nhà sử học

trình bày có thể có được sự xác nhận duy nhất hay khơng, liệu có thể tổn tại

' Kant (Đức), Phê phán lý tính lịch sử, He Zhaowu dịch, Bắc Kinh, Nxb Thương mại, 2005, tr 5 Câu nói này cua Kant cũng là nhắc lại từ Mguyên lý toán học của triết học tự nhiên cua Newton Xem chú thích ở trang ð của bản dịch

? Bradley (Đức), Phê phán giả thiết tiền đề của sử học, He Zhaowu, Zhang Läyan dịch, Bắc Kinh,

Trang 27

8 TN2013-32&33

thứ “hạt cứng của thực tế” hay không Đáp án rốt cuộc phụ thuộc vào sự tự

giác của tác giả và độc giả về nhân tế đa nghĩa khi biểu đạt ngôn ngữ trong

quá trình trần thuật và giải thích lịch sử Sau khi có được những nhận biết lý

luận này, nhà sử học sẽ có thể trình bày một cách sâu sắc hơn, toàn diện hơn

về thực tế

Ching ta lay Martin Guerre tro vé cua Davis' lam thi du dé giai thích

Trong sách, tác giả không tập trung vào cái phán đoán cuối cùng là Martin

giả đã mạo danh, điều đó đã có phán quyết của tư pháp và sự xuất hiện của

Martin thật chứng thực; điều bà coi trọng là quá trình kiến tạo và giải kết cấu cái thực tế là, lúc đầu việc Martin giả mạo danh Martin đã được thừa nhận, cuối cùng y lại bị coi là kẻ bịp bợm và tống ngục Thực tế lịch sử là một

thứ kết quả của suy luận Đúng, “mạng giao tiếp và hệ thống quyền luc” cua

Artigat trước sau năm 1560 trong thực tế đã cấu thành cái hệ thống xác nhận thực tế nhằm vào Martin giả này; cùng với sự phức tạp hóa của quan hệ lợi ích và quan hệ xã hội, cuối cùng Martin giả từng bước bị lật tẩy là tên bịp, nhưng nếu Martin thật với tính cách là một tiền đề suy luận thực tế không xuất hiện thì có thể thực tế đã là một dạng khác rồi Sự biến đổi của thời gian

cùng quan hệ lợi ích và quyền lực đã làm thay đổi cái hệ thống xác nhận thực

tế là Martin thật giả này Mặt khác, đối với một văn bản lịch sử có định

hướng lịch sử tổng thể?, nếu trong đó chỉ đề cập đến thực tế lịch sử về Martin

thật giả thì khơng đủ để thể hiện sự lý giải đa cấp độ, đa diện mạo của Davis

về thực tế lịch sử Quan hệ gia tộc, chế độ thừa kế, chế độ hôn nhân, chế độ

tư pháp, trạng thái dư luận xã hội ở nông thôn Pháp thế kỷ XVI - những

thực tế phức tạp mà trong đĩ vãng đóng vai trị là bối cảnh này có thể sẽ được

tạo dựng nên trong cái văn bản lịch sử nay, tt dé khién cho Martin Guerre

trở uề trỏ thành điểm xuất phát để kiến tạo thực tế có tính tổng thể Như vậy,

bằng một vụ việc sống động, Davis đã phô bày ra cho chúng ta sự tôn tại đa

cấp độ của thực tế lịch sử và diện mạo đa tầng trong các cấp độ khác nhau,

' Natalie Zemon Davis (My), Martin Guerre tré vé, Liu Yonghua dịch, Bắc Kinh, Nxb Đại học Bắc

Kinh, 2009 :

* Maria Plalese Burke biên tap, “Natalie Zemon Davis”, Sw học mới: Độc thoại uà đối thoại, Peng

Gang dịch, Bắc Kinh, Nxb Đại học Bắc Kinh, 2006, tr 74

3 Khi trả lời phỏng vấn Davis từng nói: “Một bộ sử vi mô tốt đồng thời lại cần có chỉ tiết, chứng cứ

Trang 28

điều đó khơng thể khơng quy công cho sự tự giác lý tính của bà về co chế hình thành của “thực tế lịch sử” Mà sự tự giác này lại có thể có được sự trụ đỡ lý

luận của nhiều bộ môn hơn trong điều kiện học thuật nhân văn những năm 70, 80 của thế kỷ XX, nếu triển khai theo phương hướng này sẽ có thể đưa lý

tính lịch sử mà Davis thể hiện ra trong vấn đề thực tế lịch sử vào trong một bộ sử phát triển lý tính lịch sử rộng lớn hơn

Giải thích lịch sử là sự luận chứng được rút ra nhằm một mục đích nào đó; cứ cho là mục đích này có thể được nhà sử học thiết định một cách tiểm tàng trong tương lai, nhưng cái để giải thích hay luận chứng cho nó vẫn phải là kinh nghiệm đã có được từ trước Trong tự sự lịch sử lấy mục đích luận

làm hạt nhân, lý tính lịch sử cũng biểu hiện ở chỗ sự giải thích hoặc trần

thuật thực tế phải phù hợp với tri thức hoặc đạo lý phổ biến “Không thể suy lý (unreasonable)” hoặc “không thể lý giải (unintelligible)” là thiên địch của sử học Nếu sử học không thể đưa ra cho những kinh nghiệm lịch sử “không thể suy lý” hoặc “không thể lý giải” đó một sự giải thích, từ đó đưa chúng vào

trong trật tự lý tính, thì sử học sẽ khơng thể có giá trị tổn tại với tính cách

một bộ môn khoa học

“Ty ý” với tính cách là tri thức phổ biến trong đời sống thường ngày, wy

cũng có thể gọi là kết cấu nhận thức chung của người ta trong đời sống thường ngày, nó có thể được cấu thành bởi logic nhân quả, kỳ vọng có tính liên tục, quy tắc hiệu năng cá nhân', quy phạm hành vi xã hội Giải thích

nhân quả trong sử học tuyệt nhiên không phức tạp hơn hay giản đơn hơn giải

thích nhân quả trong đời sống thường nhật, điều đó như Proust từng nói, “Xét từ giác độ logic học, giải thích của nhà sử học và giải thích của dân thường tuyệt nhiên khơng có gì khác nhau” Bằng tính thời gian hàm chứa trong nhân trước quả sau, logic nhân quả khiến cho kinh nghiệm lịch sử được trần thuật có được trật tự Giải thích nhân quả khiến cho giữa các kinh

nghiệm khác nhau phô bày ra dấu vết của tính liên tục, điểu này cũng giống như khi luyện ngọc, các đường vân của ngọc thể hiện một thứ dấu vết của

tính liên tục; dấu vết của tính liên tục do giải thích nhân quả cấu thành được

' Như cảm nhận, hoài hương, so sánh

} Proust, Mười hai bài giảng sử học, Wang Chunhua dịch, Shi Baoluo hiệu đính, Bắc Kinh, Nxb

Trang 29

10 TN2013-32&33

lợi nhiều từ sự nhận biết trước của nhà sử học về các quy tắc hiệu năng cá

nhân và quy phạm hành vi xã hội

Lại lấy Martin Guerre tré vé lam thi du So di trong may nam trước

Martin giả trở về có thể dùng giả làm loạn thật, một mặt là vì hắn ta nói

ra sự việc mà hắn với vợ là Bertrande cùng bà con thân thích và thôn dân đã từng tham gia; mặt khác là vì người ta chỉ có thể dựa vào ký ức tự nhiên để phán đoán thật giả, thiếu đối chiếu các ghi chép và hình ảnh hiện

đại về diện mạo bề ngoài ' Trụ đỡ cho thứ giải thích nhân qua này là,

độc giả đương đại, sau khi giả định từ bỏ các phương tiện khoa học kỹ thuật và hệ thống thu thập chứng cứ hiện tại, lấy việc hồi ức của mình về

sự việc nào đó nhiều năm trước có thể rõ nét ở mức độ nào làm hòn đá

tảng Thứ giải thích nhân quả này dựa vào sự lý giải có tính thường thức

của người tự sự về hổi ức, mà nó chính là một bộ phận nằm trong quy tắc

hiệu năng cá nhân Trước khi Bertrande cáo giác Martin giả, họ đã có một quãng đời sống hôn nhân mỹ mãn, tại sao về sau Bertrande lại đột nhiên chuyển sang đóng vai nguyên cáo? Về cuộc sống bình lặng 3 năm trước, lời giải thích mà tác giả đưa ra là, giữa Bertrande và Martin từng có quan hệ

đồng lõa, lý do là, sau năm 1536, vùng Artigat xuất hiện một phong trào

cải đạo sang Tân giáo với quy mô lớn, hứng thú trước sau năm 1560 của cặp “vợ chồng” này đối với Tân giáo rất có thể là vì giáo lý Tân giáo giúp họ

sống cuộc sống mới mà không bị quấy nhiễu vì thơng dâm Trong vấn đề

này, giáo lý Tân giáo giúp cho vùng này hình thành quy phạm hành vi xã hội mới và có tính xu thế, điều đó đã thành một chứng cứ hợp lý Tính hiện

thực của chứng cứ hợp lý này bắt nguồn từ chỗ, Davis và độc giả của bà

trong cuộc sống thường ngày của mình cũng có thể thường xuyên quan tâm tới quá trình hình thành từ khơng đến có của một xu thế nào đó, trong đó cung cấp một bộ khung giải thích có tính liên tục có thể tạo cơ sở để so sánh Còn về sau, Bertrande đột nhiên trở mặt, trở thành nguyên cáo của vụ án, sự kiện này trở thành sự rạn nứt về mặt tự sự với đời sống hơn nhân bình lặng trước đó, chỉ có cung cấp một cách giải thích nhân quả mới mới có thể tái lập tính liên tục và tính hợp lý của toàn bộ sự kiện Trong

' Natalie Zemon Davis (Mỹ), Martin Guerre trở uê, Liu Yonghua dịch, Bắc Kinh, Nxb Đại học Bac

Trang 30

chương “Tranh chấp”, Davis lấy việc lời nói vu vơ có thể đem lại hậu quả xấu cho cá nhân và xã hội để làm cột mốc rõ rệt cho bước ngoặt trong tự sự, cộng thêm với áp lực từ gia đình do bố dượng Pierre làm đại biểu và có sự trợ giúp của chứng cứ bằng văn bản, vì giữa ơng ta và Martin giả xẩy ra xung đột về lợi ích kinh tế Như vậy, xúc tu của quy phạm xã hội đã phát

huy tác dụng thông qua các phương hướng như hồn cảnh gia đình và môi

trường xã hội (kể cả giáo lý tôn giáo), từ đó khiến cho sự rạn nứt này được

vá lành

Tri thức phổ biến trước sau năm 1560 giống với tri thức phổ biến của chúng ta ngày nay ở mức độ nào? Tuy chúng ta khơng khó tìm ra sự khác biệt tổn tại giữa một số tri thức thông thường cùng loại nào đó trong các thời đại khác nhau (như quy tắc hôn nhân khác nhau giữa Thiên chúa giáo và Tân giáo đã đề cập trong sách), nhưng tri thức thông thường ở một thời đại nào đó trong lịch sử có thể được thời nay thấu hiểu, vậy nhất định có thể “tìm thấy” logic có thể thấu hiểu chung trong hai thời đại này Đương nhiên

logic này trước hết cũng lấy sự tự giác hiện tại của nhà sử học làm tiền để Thí dụ trên đây đã để cập đến việc ký ức của Bertrande và thôn dân về

Martin bị suy giảm và mờ nhạt đi, hiện tượng này tồn tại phổ biến ở những người thuộc các thời đại khác nhau, như vậy nó mới có thể được Davis đưa

vào trong logic nhân qua để làm nguyên tắc giải thích tiềm tàng Ngồi ra,

khi không đưa ra được chứng cứ xác định, Davis thường dùng các từ ngữ

như “có lẽ”, “có thể”, cách trần thuật do ngữ khí có tính giả thiết dẫn dắt mà

chúng tạo thành thông thường cũng tàng ẩn một số quy tắc hiệu năng cá

nhân hoặc quy phạm hành vi xã hội được tác giả xác nhận Với tư cách là cá

thể trong đời sống thường nhật hay thành viên trong xã hội, chúng ta dùng

những quy tắc, quy phạm vô tận trong đời sống mà chúng ta lý giải đó làm

căn cứ ẩn tàng dưới văn bản tự sự lịch sử để trụ đỡ cho tính có thể lý giải của văn bản Đúng như He Zhaowu nói, “Lý giải lịch sử lấy lý giải của nhà

sử học về đời sống con người làm cơ sở”' Những tri thức thông thường được

nhà sử học ý thức tới đó hiện nay, hay nói cách khác là những tri thức thông

thường được ông ta sử dụng một cách hữu ý hoặc vô ý đó đã giúp lịch sử có được một vẻ ngồi lý tính

Trang 31

12 TN2013-32&33

Ly tinh trong lich su con biểu hiện thành nguyên tắc hiệu suất hay kinh tế Tự sự lịch sử làm thế nào đưa ra được luận chứng bằng phương thức

giản đơn nhất, mạnh mẽ nhất, đạt được ý đồ của nhà sử học? Trong lịch sử sử

học, có lẽ chúng ta có thể chỉnh lý ra được một bộ lịch sử sách lược luận chứng lịch sử Sự khuyên can hay biện luận của người ta trong đời sống

thường nhật lấy việc đạt được tính thuyết phục và khiến người nghe vững tin

làm mục đích Tự sự lịch sử cũng không lệ ngoại, nó nhằm nói rõ ràng sự

việc, trình bày rành mạch quan điểm, khiến người đọc dễ tiếp nhận và vững

tin Nhưng thế nào là rõ ràng rành mạch, đương nhiên trong văn bản nhà sử

học vận dụng thước đo mà mình nắm được Tuy trong nghiên cứu lịch sử có

quan điểm cho rằng chứng cứ đơn lẻ không đứng vững, nhưng cũng không dễ

dùng những chứng cứ với “số lượng” xác thực để trực tiếp đổi lấy hiệu quả

của việc chứng thực Trong thực tế, việc chứng thực phải dựa vào chỗ, liệu trong luận chứng có bao hàm thứ khn khổ giải thích gần với kết cấu tâm trí của người tiếp nhận, thậm chí có thể dẫn đến việc kiến tạo lại nó hay

khơng Dùng chứng cứ nhiều tầng, bằng phương pháp quy nạp rút ra được kết luận nào đó, đó là phương pháp thường dùng, rõ rệt, logic trong nghiên

cứu lịch sử, chúng tôi không cần phải dài lời ở đây; trong tự sự lịch sử, còn có

một số phương pháp so sánh thường dùng, không dễ nhận ra, đòi hỏi chúng

ta phải chú ý, nếu việc sử dụng chúng nằm trong phạm vi tự giác của tác giả, thì xét từ chỗ chúng có thể nâng cao hiệu suất của luận chứng, cũng có thể

đưa chúng vào phạm trù lý tính lịch sử

Bradley cho rằng thực tế lịch sử phải tự suy luận, còn cơ sở của suy

luận là ở sự so sánh giữa hai thứ: kinh nghiệm của chính nhà sử học và quá khứ mà ông ta nghiên cứu' Thứ nhận biết này được đội lại ở Dilthey và Collingwood, còn trong sách giáo khoa của nhà sử học đương đại Proust,

gần như nó được coi là nguyên tắc cơ bản của sử học” Lúc này, tâm quan

trọng của so sánh trong giải thích sử học được xác nhận, thậm chí nó còn được coi là tiền đề và co sở trong suy luận logic, giống như việc Davis vận

' Bradley (Đức), Phê phán giả thiết tiên dé cia sit hoc, He Zhaowu, Zhang Liyan dich, Bac Kinh,

Nxb Dai hoc Bắc Kinh, 2007, tr 35

? Proust viết: “Sự suy lý của nhà sử học được tiến hành thông qua việc so sánh với hiện tại, ông ta

Trang 32

dụng tri thức thông thường để xác lập nên cách giải thích nhân quả đã bàn đến ở phần trên vậy Nhưng, thực tế là, trong so sánh có tổn tại thành

phần tỷ dụ và tưởng tượng, điều đó khiến nó khơng thể thuộc về phạm trù

logic nghiêm ngặt Giải thích lịch sử được xác lập thông qua so sánh không hẳn tuân thủ quy tắc suy luận logic, mà đúng hơn, nó chỉ hợp với quy tắc tâm lý, đó là vì khi lấy kinh nghiệm hiện tại tương tự làm căn cứ để giải thích lịch sử, nhà sử học đã căn cứ vào nguyên tắc tâm lý hợp với lý trí để chuyển dụng kinh nghiệm hiện tai Thi du trong Martin Guerre tro vé, ky

ức nhiều năm trước thường khó khơi phục ngun vẹn, kẻ nói dối có thể bị

xã hội loại bỏ, tranh chấp kinh tế dễ dẫn đến sự trở mặt giữa người và

người - những nguyên tắc trừu tượng đó là nhịp cầu nối liền giữa kinh

nghiệm hiện tại và kinh nghiệm lịch sử Thông qua quy nạp, chúng hình

thành từ trong kinh nghiệm cụ thể hiện tại, rồi lại thông qua diễn dịch,

chúng phú cho kinh nghiệm lịch sử cụ thể được lựa chọn một thứ lực lượng giải thích Những nguyên tắc trừu tượng này đã được chuyển dụng từ trong kinh nghiệm hiện tại của nhà sử học thì chúng cũng có tính phổ biến nào đó trong hoàn cảnh xã hội hiện tại, điểu đó có nghĩa là cách giải thích lịch sử được tạo nên bằng cách vận dụng chúng cũng sẽ dễ được độc giả

hiện tại tiếp nhận hơn Nói cách khác, trong thực tế, thông qua việc văn

bản lịch sử được tiếp nhận, việc suy bụng ta (nhà sử học hiện tại) ra bụng người (đương sự lịch sử) trong tự sự lịch sử đã được chuyển đổi thành suy bụng ta (độc giả hiện tại) ra bụng ta (nhà sử học hiện tại) Xét về hiệu quả

luận chứng tự sự, đương nhiên điều này càng có hiệu quả hơn Nếu với

tính cách là sự suy luận, thực tế lịch sử nhờ vào so sánh để lấy nguyên tắc mà nhà sử học đã quy nạp trong kinh nghiệm hiện thực làm hòn đá tảng

thì khi tiếp nhận giải thích lịch sử, độc giả cùng thời đại với nhà sử học lại

Trang 33

14 TN2013-32&33

tự sự lịch sử đó và tạo ra tự sự lịch sử mới phản ánh những tri thức phổ biến mà họ chấp nhận, tham gia vào cuộc thi văn bản tự sự lịch sử Điều đó có nghĩa là trong thực tế cũng có những cách lý giải khác nhau về “tri

thức thơng thường”, cịn những người mang tri thức thông thường thì có thể thơng qua lịch sử để tìm tính phổ biến có phạm vi lớn hơn, vượt qua kinh nghiệm hiện thực, từ đó đưa ra luận chứng cho sự chấp nhận của mình, mở rộng lý tính lịch sử của mình thành tính liên chủ thể trên phạm vi lớn hơn

Trong đời sống thường nhật, chúng ta không thường xuyên có sự tự

giác về thứ tự giải thích giống như luận chứng tuần hoàn được hoàn thành

nhờ tự sự lịch sử này, một trong những nguyên nhân là ở chỗ, tác giả và độc giả thường không cùng ở trong một thời đại hoặc hoàn cảnh lịch sử Nhưng sự lý giải đã hình thành về các thời đại hoặc hoàn cảnh khác nhau

đã chứng minh cho sự tôn tại của tính có thể lý giải, nó vẫn nhằm tới các

quy tắc hiệu năng cá nhân hoặc quy phạm hành vi xã hội có thể cùng có ở các thời đại khác nhau (như sự tiêu tán ký ức cá nhân và cơ chế xã hội bài

xích nói dối) Có lẽ cịn có một cơ chế tâm lý khác nữa thường ngăn chặn

chúng ta nảy sinh sự tự giác tương tự, bởi vì chúng ta vẫn không thể không dùng người khác để giải thích mình, và cho rằng so với mình, người

khác càng dễ đạt tới tính khách quan hơn Thế là lịch sử với tính cách là

người khác trở thành tấm áo ngồi có tính khách quan mà tự mình trong hiện thực mặc lên; lịch sử càng được kiên định cho là có tính khách quan

thì càng chứng tỏ kẻ kiên trì đó mê đắm trong chiếc áo mới của hồng đế Nếu có sự tự giác đầy đủ về một quá trình tự sự và tiếp nhận lịch sử dựa

trên tri thức thông thường như vậy thì rõ ràng lý tính lịch sử sẽ thể hiện

thành một kế hoạch phục vụ cho mục đích tự thân của nhà sử học, cịn tính

hợp mục đích, tính hợp quy luật đều bắt nguồn từ thiết kế của chủ thể

nhận thức

Trên đây là một thứ thuyết minh mà nghiên cứu lịch sử nhằm vào lý tính suy luận ra theo logie Vấn đề ở chỗ, phải chăng đây là đang chứng

Trang 34

độc lập với hiện thực không? Đối với những vấn đề này, chúng ta có thể tuần tự đưa ra lời giải đáp xác đáng: phải, có, không Từ cuối thế ky XVIII trở đi, lịch sử tư duy của loài người về lý tính lịch sử có thể được kiến tạo

dựa theo chủ đề là: không ngừng tăng cường, làm sâu thêm, tầng bậc hóa ý

thức về tính tự giác của chủ thể nhận thức Trong những năm tháng đã qua, phải chăng những nghiên cứu lịch sử cụ thể đã thể hiện một cách vượt

trước, đồng bộ hay trì hỗn tiết tấu phát triển của lịch sử hình thành lý tính

lịch sử - đây là một vấn đề đáng để tìm hiểu một cách thực chứng; còn dựa theo đòi hỏi của lý tính lịch sử, tại sao lại cần xây dựng một bộ lịch sử giao tiếp giữa lý tính lịch sử và nghiên cứu lịch sử cụ thể - đây cũng là một vấn đề đáng để suy nghĩ thêm

Trang 35

VIEN THONG TIN KHOA HOC XA HO! 1B Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội * Tel: (04) 62730426

TÀI LIỆU PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU (LƯU HÀNH NỘI BỘ ) số: TN2013-~ 35 & 38 HÀ NỘI - 2013

“LY TINH LICH SU” CUA DILTHEY VA Y NGHIA Gol Md CUA NO NGAY NAY

DONG LIHE’, Diertai de “lishi lixing” jiqi dangdai qishi, Xueshu yanjiu, 2012, d 12 q.,

d 99 - 104 y

Tóm tắt

Nóa sau thế kỷ XIX, thông qua uiệc phê phán theo biểu Kant đối uới “lý tính lịch sử”, Dũthey muốn cung cấp cơ sở nhận thức

luận cho khoa học tỉnh thần nhằm giải quyết xung đột giữa trường phái lịch sử uà lý luận trừu tượng Việc làm của ông có ý nghĩa gợi mở quan trọng cho chúng ta ngày nay suy nghĩ lại uà

uượt qua lý luận sử học hậu hiện đại, xây dựng một thứ ý thúc

lịch sử mới -

Trang 36

rong ngữ cảnh tư tưởng ngày nay, “lý tính lịch sử” (historical

reason) đã dần trở thành một từ.khóa Nhưng về hàm nghĩa của

“lý tính lịch sử” thì người ta hiểu rất khác nhau Nguyên nhân

chủ yếu là: trong các bối cảnh văn hóa khác nhau, chính “lịch sử” và “lý tính” cũng có nhiều ý nghĩa khác nhau Ở điểm này, “lý tính lịch sử” lại có nhiều chỗ giống với “triết học lịch sử” Trong thực tế, Liu Jahe (Lưu Gia Hòa) cũng tiến

hành phân biệt “lý tính lịch sử” giống như người ta phân biệt “triết học lịch sử” Theo ông, lý tính lịch sử bao hàm lý tính của lịch sử (the reason of history) (bản thể lịch sử) và lý tính của sử học (the reason of historiography) (nhận thức lịch sử), cũng tức là nguyên do hoặc đạo lý của quá trình lịch sử và

nguyên do hoặc đạo lý của nghiên cứu lịch sử' Lý tính lịch sử của Dilthey mà

bài này tìm hiểu về đại thể tương đương với lý tính sử học theo ý nghĩa nhận thức luận và phương pháp luận nói trên, tuy nó cũng có thể vận dụng vào các bộ môn khoa học xã hội nhân văn khác ngoài sử học

Nhà sử học triết học Đức Wilhelm Dilthey (1833 - 1911) từng được nhà tư tưởng nổi tiếng Tây Ban Nha Ortega y Gasset gọi là “nhà tư tưởng vĩ đại

nhất nửa sau thế kỷ XIX” Đánh giá này chắc chắn có phần vượt quá thực tế, bởi vì thời kỳ này còn nổi lên một số nhà tư tưởng khổng lồ được công nhận như Marx, Nietzsche Nhưng sức ảnh hưởng lâu bền của Dilthey đối với triết học đương đại, đặc biệt là tầm quan trọng của ông đối với triết học lịch

sử thì khơng thể nghi ngờ Nói về triết học lịch sử, trong một thời kỳ hậu thậm chí hậu - hậu hiện đại chủ nghĩa như hiện nay?, những vấn đề lý luận

hóc búa mà chúng ta đối mặt rất giống với tình trạng khó khăn về tư tưởng

mà Dilthey đối mặt lúc bấy giờ Vấn để mà ông đặt ra vẫn liên quan với chúng ta Phê phán và tìm tịi của ơng đối với “lý tính lịch sử” có ý nghĩa gợi

!1äu Jiahe , “Su phat sinh ly tinh lịch sử ở Trung Quốc cổ đại”, Nghiên cứu lý luận sử học,

2008, S 2

? George Iggers, “A Search for A Post-postmodern Theory of History”, History and Theory, Vol

48, No 1, February 2009, p 129 Ngoài ra, eó một số học giả tuy không dùng thuật ngữ “chủ

nghĩa hậu-hậu hiện đại” nhưng đã thể hiện ý hướng vượt qua “chủ nghĩa hậu hiện đại” và “sự chuyển hướng ngôn ngữ học”, họ đang tìm kiếm con đường mới trong nghiên cứu sử học, nhìn về tiền đo mới của lý luận st hoc Xem Victoria I Bonnell and Lynn Hunt, Beyond the Cultural

Turn (1999), Ernst Breisach, On the Future of History: The Postmodern Challenge and its

Trang 37

TN2013-35&36 3

mở quan trọng đối với chúng ta trong việc xem xét lại ý thức lịch sử, kiến tạo

mơ hình lý luận sử học vượt qua mơ hình hiện đại và hậu hiện đại trong ngữ

cảnh lý luận hiện nay

I Khó khăn về lý luận và yêu cầu của triết học

Mãi đến lúc bước vào thế kỷ XIX, khoa học xã hội và khoa học lịch sử phương Tây vẫn chưa giành được địa vị độc lập riêng của chúng, trước tiên là

phải phục tùng lâu dài siêu hình học, về sau lại chịu sự kiểm chế ngày càng

lớn mạnh của khoa học tự nhiên Chính là do việc làm của trường phái lịch sử

(Historical School)' thế kỷ XIX mà cuối cùng ý thức lịch sử mới được giải

phóng Các nhà sử học của trường phái này phản đối lý luận trừu tượng của các nhà tư tưởng khai sáng Pháp thế kỷ XVII về pháp luật, nhà nước và tôn

giáo, họ cho rằng tất cả các hiện tượng tỉnh thần đều có tính lịch sử Họ áp

dụng một mơ hình quan sát thuần túy kinh nghiệm, đồng tình đi sâu vào chỉ tiết của quá trình lịch sử, nhấn mạnh việc dựa vào dòng mạch phát triển của các sự kiện cá biệt để phán định giá trị của chúng, chú trọng giải thích đồi sống hiện tại thông qua việc nghiên cứu quá khứ” Chủ nghĩa lịch sử trở

thành dịng chính của giới tư tưởng châu Âu nửa đầu thế kỷ XIX Giống như

Croce đã chỉ ra, trong thời kỳ này, khái niệm phát triển khơng cịn là tư

tưởng của một nhà tư tưởng cô độc không có thính giả nữa, mà đã mở rộng

thành niềm tin chung, nó khơng cịn xuất hiện một cách rụt rè, len lén nữa,

khơng cịn được người ta khẳng định một cách đầy mâu thuẫn nữa, nó xuất hiện một cách cụ thể, nhất quán, đầy khí thế và chi phối cả lĩnh vực tỉnh thần” Quan niệm mới bắt nguồn từ chủ nghĩa lịch sử chảy vào các khoa học

! Các nhân vật tiêu biểu của Trường phái Lịch sử có ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp đối với Dilthey chủ yếu là Johann Joachim Winckelmann (1717 - 1768), Johann Gottfried von

Herder (1744 - 1803), Wihelm von Jumboldt (1767 - 1835), Friedrich Schleiermacher (1768 - 1834), Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770 - 1831), Barthold Geog Niebuhr (1776 - 1831),

Friedrich Carl von Savigny (1779 - 1861), Jakob Grimm (1785 - 1863), August Boeckh (1785 - 1867), Leopold von Ranke (1795 - 1886) va Christian Matthias Theodor Mommsen (1817 -

1903) của Đức Rộng hơn một chút, còn phải kể Burke của Anh, Guizot va Tocqueville cua

Pháp

?Wilhelm Dilthey, Selected Works, Vol I, Edited, with an Introduction by Rudolf A Makkreel & Frithjof Rodi, Princeton University Press, 1989, p 47 - 48

Trang 38

nhân văn khác thông qua các kênh khác nhau, tưới nhuần những mảnh đất bộ môn của chúng Đầu những năm 50 của thế kỷ XIX, bầu khơng khí của

chủ nghĩa lịch sử cũng ảnh hưởng sâu sắc tới Dilthey, lúc bấy giờ đang theo

học tại Berlin, và chi phối xu hướng tỉnh thần suốt cuộc đời ông

Nhưng Dilthey tỉnh táo nhận thức được rằng, tuy về mặt phản đối tư biện siêu hình và chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa lịch sử có thành tích nổi bật, nhưng nếu thiếu cơ sở nhận thức luận, hoàn toàn từ bỏ việc theo đuổi tính

phổ biến, chủ nghĩa lịch sử sẽ rơi vào đầm lầy của chủ nghĩa tương đối Do

vậy, đối với Dilthey, chủ nghĩa lý tính khai sáng thế kỷ XVIII và chủ nghĩa

thực chứng nửa đầu thế kỷ XIX có sức cuốn hút khó lịng chống lại Đương

thời chủ nghĩa thực chứng của Auguste Comte (1798 - 1857) rất bề thế, Dilthey không thể không chịu ảnh hưởng của nó Ông tiếp thụ lý luận của

Comte về ba giai đoạn phát triển của loài người, cho rằng thần học và siêu

hình học sẽ cáo chung, loài người đang bước vào giai đoạn khoa học Nhằm vào thần học và siêu hình học trong thời đại của mình, Dilthey tán dương niềm tin của người ta vào lý tính và cách giải thích thế giới thế tục trong thời

kỳ khai sáng Ơng từng nói, sức thúc đẩy chủ yếu đối với tư tưởng triết học của ông là “bằng tỉnh thần khai sáng vĩ đại, kiên trì chủ trương thế giới kinh

nghiệm là thế giới duy nhất của tri thức của chúng ta”' Dilthey sinh ra trong một gia đình mục sư Tân giáo, thời trẻ cũng từng tuân theo ý nguyện của cha

mẹ học qua thần học Nhưng cuối cùng ông vẫn từ bỏ thần thánh siêu thời

gian và đời sống siêu hiện thực, chuyển sang ôm ấp hiện thực và đời sống

chân thực Ở mặt này ơng đích xác giống với Marx và Nietztsche Vào cuối

đời, Dilthey bộc bạch với bạn ông, bá tước Count Yorck (một tín đồ thành tín của Luther giáo), rằng ơng “thậm chí không muốn thông qua một thứ tín

ngưỡng khơng chịu đựng nổi chứng nghiệm tư tưởng để được chuộc tộŸ” Ỏ điểm phản đối thần học và siêu hình học này, Dilthey đã đứng cùng chỗ với các nhà thực chứng chủ nghĩa và các nhà tư tưởng khai sáng

'W Dilthey, Gesammelte Schriften, Leipzig, 1914 - 1936, V, p 418 See Hajo Holborn, “Wilhelm Dilthey and the Critique of Historical Reason”, Journal of the History of Ideas, Vol 11, No 1 (Jan., 1950), p 97

2W Dilthey, Gesammelte Schriften, Leipzig, 1914 - 1936, V, p 418 See Hajo Holborn, “Wilhelm Dilthey and the Critique of Historical Reason”, Journal of the History of Ideas, Vol

Trang 39

TN2013-35&36 5

Do vậy, đã xuất hiện mâu thuẫn giữa chủ nghĩa lịch sử mà Dilthey mê

luyến và chủ nghĩa lý tính mà ơng ngưỡng vọng Năm 1903, vào lúc 70 tuổi, Dilthey đã nói với bè bạn và học sinh một cách thân thiết: “Khi ý thức lịch sử được đẩy tới cực đoan, sẽ xuất hiện một thứ đối lập dường như khó điều hịa Tính hữu hạn của mọi hiện tượng lịch sử - bất luận nó là một tơn giáo, một tư

tưởng hay là một hệ thống triết học - và từ đó, tính tương đối của mỗi một sự nắm bắt của loài người đối với chỉnh thể sự vật trở thành quan điểm được chấp nhận của thế giới quan lịch sử Mọi vật đều biến đổi, khơng có gì đứng n mãi mãi Trái với điều đó, tư tưởng và triết học lại lấy việc theo đuổi tri

thức hữu hiệu phổ biến làm nhiệm vụ của mình Thế giới quan lịch sử giải phóng tỉnh thần lồi người khỏi sự giam hãm cuối cùng mà khoa học tự nhiên

và triết học chưa phá vỡ Nhưng chúng ta phải làm thế nào để khắc phục trạng thái hỗn loạn của các loại quan điểm sản sinh từ đó? Tôi đã dồn tâm huyết cả đời mình để giải quyết một loạt vấn để liên quan với điều đó Tơi đã nhìn thấy mục tiêu Nếu trên con đường dẫn tới mục tiêu này tôi chưa thể

đạt tới thì tôi hy vọng những người trẻ tuổi kết bạn đồng hành với tôi, các học

sinh của tôi sẽ tiếp tục tiến lên cho tới điểm cuối cùng”'

Để chủ nghĩa lịch sử không đi tới chủ nghĩa tương đối cực đoan, nhiệm vụ cấp bách là cung cấp cho nó một cơ sở nhận thức luận tương đối

bền vững Bởi vì thiếu căn cứ triết học là một thiếu sót trí mạng của trường phái lịch sử đương thời Họ chỉ một mực tiến hành đánh giá, so sánh và

nghiên cứu các hiện tượng lịch sử mà không hề chú trọng phân tích và khảo

sát thực tế ý thức Do thiếu liên hệ thích đáng với nhận thức luận và tâm lý

học, nó khơng có được một bộ phương pháp giải thích hữu hiệu và do vậy mà

khó xác lập một hệ thống nhận thức luận và phương pháp luận tự đủ Điều đó không chỉ chế ước sự phát triển về mặt lý luận của nó và ảnh hưởng của nó đối với đời sống mà cịn khó thực sự thoát khỏi sự lấn lướt của khoa học

tự nhiên và siêu hình học Do vậy khi các nhà thực chứng chủ nghĩa như Comte, Mill (1806 - 1873) va Buckle (1821 - 1862) dung nguyén tắc và

phương pháp khoa học tự nhiên để cải tạo sử học thì trường phái lịch sử cũng chỉ có thể cầu viện trực giác để kháng cự một cách vô hiệu Phương

Trang 40

thức nghiên cứu thực chứng chủ nghĩa tuy hời hợt và bình thường nhưng phân tích chặt chẽ, cịn trực giác của trường phái lịch sử thì thiếu căn cứ nhận thức luận đáng tin cậy, tuy có độ sâu, có sức sống Họ (chẳng hạn Calier) chỉ có thể đối kháng một cách vô lực với khoa học chính xác bằng sự căm ghét mạnh mẽ và ngôn từ ác độc Trong tình hình đó, có học giả lui về miêu tả đơn thuần, có người thì thỏa mãn với sự giải thích chủ quan, có

người lại quay về với siêu hình học lỗi thời!

Bởi vậy Dilthey “bắt tay vào cung cấp cơ sở triết học cho nguyên tắc của trường phái lịch sử và mơ hình nghiên cứu xã hội mà nó chỉ phối dé mong

giải quyết xung đột giữa trường phái lịch sử và lý luận trừu tượng” Mà

muốn hoàn thành nhiệm vụ này, ông không thể nhờ vào siêu hình học mà lúc bấy giờ đã trở nên lỗi thời, cũng không thể dựa vào hệ thống luật tự nhiên trừu tượng và triết học lịch sử tư biện Ơng khơng bằng lòng với cách làm của những người thực chứng chủ nghĩa và những người kinh nghiệm luận hẹp hồi, bởi vì “để đồng hóa thực tại lịch sử vào các khái niệm và phương pháp của khoa học tự nhiên, họ đã làm cho chúng tan nát khơng ngun vẹn”” Ơng cũng khơng đồng tình với cách làm của Rudolf Hermann Lotze (1817 - 1881), bởi vì ông này đi tới một cực đoan khác, chỉ vì tình cảm chủ quan và thương cảm mà bỏ qua mất tính độc lập và tính đáng tin cậy về mặt nhận

biết của khoa học tinh thần và tính phong phú về mặt phương pháp kinh

nghiệm Đối với Dilthey, cơ sở đích thực của khoa học tỉnh thần chỉ có thể đạt được thông qua phân tích “thực tế ý thức của kinh nghiệm bên trong (facts of conscousness given in inner experience) Ma vi quyền uy và thành tựu không thể tranh cãi về mặt này của Kant, gia nhập phong trào chủ nghĩa Kant mới trở thành lựa chọn tất nhiên của Dilthey

Kant cho rằng, tỉnh thần loài người có 3 thứ năng lực nổi bật, một là năng lực lý tính nhận thức thế giới tự nhiên, hai là năng lực lý tính chỉ

' Wilhelm Dilthey, Selected Works, Vol I, Edited, with an Introduction by Rudolf A

Makkreel & Frithjof Rodi, Princeton University Press, 1989, p 48 - 49

? Wilhelm Dilthey, Selected Works, Vol I, Edited, with an Introduction by Rudolf A Makkreel & Frithjof Rodi, Princeton University Press, 1989, p 49

Ngày đăng: 16/11/2023, 11:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w