1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp “bàn tay nặn bột” trong dạy học môn khoa học lớp 4 (kntt)

12 65 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,84 MB

Nội dung

Tôi nhận thấy việc áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong môn Khoa học lớp 4 nói riêng và môn Khoa học cấp Tiểu học nói chung ở các trường Tiểu học còn có những hạn chế nhất định: Một

Trang 1

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …

TRƯỜNG THCS …

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

“BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT” TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA

HỌC LỚP 4”

(Bộ sách KẾT NỐI TRI THỨC)

Tác giả:

Trình độ chuyên môn:

Chức vụ:

Đơn vị công tác:

Năm học 2022-2023

Trang 2

2

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng nghiên cứu: 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

II NỘI DUNG 4

1 Cơ sở lí luận 4

2 Thực trạng trước khi áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột 5

2.1 Thực trạng 5

2.2 Kết quả thực trạng 6

3 Các giải pháp thực hiện 7

Giải pháp 1: Nghiên cứu nội dung chương trình Khoa học lớp 4, lựa chọn bài dạy và xác định nội dung kiến thức áp dụng phương pháp BTNB 7

Giải pháp 2: Thiết kế và thực hiện tiến trình tiết dạy môn Khoa học có áp dụng phương pháp BTNB 8

Giải pháp 3: Lựa chọn và sử dụng thiết bị dạy học hiệu quả trong phương pháp Bàn tay nặn bột 16

Giải pháp 4: Coi trọng kỹ thuật dạy học và rèn kỹ năng cho học sinh trong phương pháp Bàn tay nặn bột 20

Giải pháp 5: Rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh thông qua dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột 24

4 Hiệu quả của sáng kiến 26

III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 29

1 Kết luận 29

2 Kiến nghị 29

Trang 3

1

I MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Thực hiện yêu cầu đổi mới trong chương trình GDPT 2018 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai đổi mới nâng cao chất lượng dạy học sao cho nền giáo dục nước nhà đạt được kết quả ngang tầm với các nước trong khu vực cũng như các nước tiên tiến trên thế giới Trong đó, đổi mới môn Khoa học ở lớp 4 cũng là một yêu cầu cần thiết góp phần đạt được những mục tiêu giáo dục đề ra Ở lớp 4, học sinh lần đầu làm quen với môn Khoa học thay cho bộ môn Tự nhiên và xã hội ở các lớp dưới Đối với lứa tuổi này, kiến thức mà môn Khoa học mang lại cho các em vô cùng rộng lớn, khó nhớ, khó hình thành những khái niệm ban đầu về khoa học- tự nhiên, lại có phần khô cứng Tuy nhiên, chúng cũng khá gần gũi với thực tế, giúp các em có thể vận dụng những kiến thức môn Khoa học vào đời sống hàng ngày

Kể từ năm học , các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Hậu Lộc bắt đầu được tập huấn và triển khai áp dụng một phương pháp mới dành cho môn Tự nhiên và xã hội ở các lớp 1,2,3 và môn Khoa học ở các lớp 4,5 Đó là phương

pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” Đây là một phương pháp dạy học tích cực do

Giáo sư Georges Charpak (người Pháp) sáng tạo và phát triển từ năm 1995 dựa trên cơ sở khoa học của sự tìm tòi - nghiên cứu Với phương pháp này, học sinh

tự lĩnh hội kiến thức mới xuất phát từ một sự vật, hiện tượng thực tế gần gũi với các em Tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh Phương pháp bàn tay nặn bột còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh

Tôi nhận thấy việc áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong môn Khoa học lớp 4 nói riêng và môn Khoa học cấp Tiểu học nói chung ở các trường Tiểu học còn có những hạn chế nhất định: Một số học sinh chưa tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập Giáo viên còn ngại sử dụng phương pháp BTNB Vậy thực trạng việc dạy học môn Khoa học như thế nào? Việc áp dụng phương pháp dạy học mới khó khăn ra sao? Do đâu mà giáo viên còn lúng túng khi vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong việc thực hiện dạy học môn Khoa học? Tại

Trang 4

2

sao học sinh chưa thực sự hứng thú với môn học? Để trả lời cho các câu hỏi đó, tôi đã tìm hiểu thực trạng việc dạy học môn Khoa học ở lớp 4 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, trường Tiểu học

Ở lớp 4, dung lượng kiến thức của môn Khoa học là rất lớn Khó khăn lớn nhất của giáo viên trong dạy học môn Khoa học đó là việc vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột Một số giáo viên còn lúng túng, chưa hiểu đúng, hiểu sâu mục tiêu của phương pháp này nên vận dụng một cách hình thức, hời hợt Trong khi cần chú trọng việc hình thành cho học sinh phương pháp học tập, rèn kỹ năng và thói quen tự tìm tòi nghiên cứu trước các sự vật, hiện tượng tự nhiên thì không ít giáo viên lại yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng, áp đặt kiến thức, bắt học sinh phải công nhận kiến thức khoa học một cách miễn cưỡng Điều đó vô tình giáo viên làm mất đi khả năng sáng tạo của học sinh, không phát huy được tính tìm tòi ham hiểu biết của các em Dẫn đến hiệu quả giờ học chưa cao Mặc dù các em đó biết làm việc tập thể, biết trao đổi, trình bày ý kiến cá nhân, biết làm một số thí nghiệm thực hành đơn giản nhưng giờ học thiếu sinh động, không khí học tập cũng nặng

nề Các em ít tò mò, ít đặt ra những câu hỏi thắc mắc và hầu như mơ hồ về biểu tượng của những sự vật hiện tượng mà các em được tìm hiểu, sự lập luận, kỹ năng thực hành còn vụng về, lúng túng Việc vận dụng những kiến thức mà các em thu thập được vào thực tiễn còn hạn chế bởi các em thiếu kỹ năng thực hành Các em chưa có thói quen ghi lại những gì mà các em quan sát được, chưa chủ động trong việc xác định mục đích quan sát và thí nghiệm, chưa nắm vững và nhớ lâu kiến thức đã học

Những kết quả mà phương pháp bàn tay nặn bột mang lại có thể nói được hầu hết giáo viên công nhận Tuy nhiên, Khi áp dụng vào thực tế, dự giờ, trao đổi cùng đồng nghiệp, tôi nhận thấy thực trạng của việc áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong môn Khoa học của giáo viên cũng còn nhiều hạn chế Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó? Bản thân tôi đã tìm hiểu và thấy được nguyên nhân chủ yếu của tình trạng đó là do giáo viên chưa sử dụng tốt phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học môn Khoa học

Từ những lí do trên, để áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong môn

Trang 5

3

Khoa học lớp 4 hiệu quả, tôi mạnh dạn lựa chọn Sáng kiến kinh nghiệm có tên

gọi: "Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Khoa học lớp 4 (KNTT)" để nghiên cứu và đã được ứng dụng

thành công trong năm học , tiếp tục vận dụng trong năm học

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm ra những biện pháp tối ưu nhất giúp bản thân nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Khoa học lớp 4, giúp

học sinh hoạt động tích cực khám phá kiến thức, phát triển tư duy logic, trí tưởng tượng, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành và vốn ngôn ngữ khoa học, giúp các

em vững vàng trong lập luận, khám phá tự nhiên, tiếp cận thế giới xung quanh mình Bước đầu các em đã biết vận dụng những điều đã học áp dụng vào trong cuộc sống hàng ngày

3 Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu phương pháp bàn tay nặn bột Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả

sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Khoa học lớp 4:

Học sinh lớp 4C Trường Tiểu học … năm học

Học sinh lớp 4B Trường Tiểu học … năm học

4 Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp đọc tài liệu nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết

+ Phương pháp điều tra, thống kê số liệu

+ Phương pháp quan sát, thực nghiệm

+ Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm

Trang 6

7

12 em Số học sinh chủ yếu ở các thôn Thắng Phúc, Thành Lập đây là những thôn khó khăn so với mặt bằng chung của xã Sự quan tâm của cha mẹ học sinh đến việc học tập của con em mình còn hạn chế, việc chuẩn bị bài và soạn sách vở hàng ngày chưa đầy đủ, bảo quản sách vở chưa tốt, dẫn đến kết quả học tập các môn học nói chung và môn Khoa học nói riêng của các em chưa cao

Xuất phát từ tình hình thực tế và kết quả học tập của học sinh, bản thân tôi

đã có những suy nghĩ và tìm ra các biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 4 học tốt môn Khoa học và bắt đầu học kỳ II năm học , tôi sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào dạy môn Khoa học ở lớp 4C Năm học , tôi được phân công dạy lớp 4B, tôi tiếp tục vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột môn Khoa học ở lớp 4B

3 Các giải pháp thực hiện

Từ thực trạng trên, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra những giải pháp và cách

tổ chức thực hiện Sau đây là những giải pháp tôi đã vận dụng nhằm sử dụng hiệu

quả phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Khoa học lớp 4 bộ sách

Kết nối tri thức với cuộc sống ở trường Tiểu học

Giải pháp 1: Nghiên cứu nội dung chương trình Khoa học lớp 4, lựa chọn bài dạy và xác định nội dung kiến thức áp dụng phương pháp BTNB

Phương pháp Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên “Bàn tay nặn bột”, chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra Không phải bài nào cũng áp dụng và phát huy tốt tác dụng của phương pháp này Chính vì vậy lựa chọn bài để dạy và xác định nội dung kiến thức áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột là vô cùng cần thiết đảm bảo cho sự thành công của tiết dạy Ngay từ đầu năm học, bản thân tôi đã lên kế hoạch và lập nhật kí dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột với các bài cụ thể như sau:

- Vai trò của chất dinh dưỡng đối với cơ thể (bài 23, trang 84, Khoa học

Trang 7

8

4, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

- Tính chất của nước và nước với cuộc sống (bài 1, trang 5, Khoa học 4,

bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

- Không khí có ở đâu? Tính chất và thành phần của không khí (bài 1, trang

5, Khoa học 4, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

- Gió, bão và phòng chống bão (bài 6, trang 25, Khoa học 4, bộ sách Kết

nối tri thức với cuộc sống)

- Vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém (bài 13, trang 48, Khoa học 4, bộ

sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

- Động vật cần gì để sống (bài 16, trang 59, Khoa học 4, bộ sách Kết nối

tri thức với cuộc sống),…

Giải pháp 2: Thiết kế và thực hiện tiến trình tiết dạy môn Khoa học có áp dụng phương pháp BTNB

Khi dạy, tôi chủ động nghiên cứu chương trình, đặc biệt quan tâm đến các bước của tiến trình dạy học môn Khoa học có áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột Khi dạy học, tôi đã vận dụng tiến trình trên theo phương pháp tích cực, sáng tạo và linh hoạt phù hợp với từng chủ đề nghiên cứu Việc thực hiện đúng mục tiêu của từng bước là rất quan trọng và cần thiết

* Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề

Là một tình huống do giáo viên chủ động nêu ra như là một cách dẫn nhập

vào bài học Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học phù hợp với trình độ học sinh

Ví dụ 1: Bài 2“Sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong

tự nhiên” (trang 9, Khoa học 4, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Để thực hiện bước này, tôi chọn tình huống xuất phát ngắn gọn, dễ hiểu, gần gũi với học sinh Câu hỏi nêu vấn đề cần phải gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò, thích tìm tòi, khám phá của học sinh Tôi luôn chọn những câu hỏi "mở" tuyệt đối không sử dụng những câu hỏi đóng để nêu vấn đề

- Tôi cho học sinh quan sát: đá lạnh, muối bột, nước lọc, cốc nước nóng

đang bốc hơi và đặt câu hỏi nêu vấn đề: Theo các em, trong tự nhiên nước tồn tại

Trang 8

9

ở những dạng nào? Em biết gì về sự tồn tại của nước?

- HS của thực sự hào hứng ngay từ đầu tiết học Các em “vào cuộc” một cách thoải mái, bắt đầu cuộc “khám phá” thú vị

*Bước 2: Bộc lộ biểu tượng (quan niệm) ban đầu của học sinh

Trong bước này, tôi khuyến khích Học sinh nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình về sự vật hiện tượng mới bằng nhiều cách khác nhau như bằng cách nói, viết hay vẽ Tôi tuyệt đối không biểu lộ thái độ không đồng tình với những biểu tượng (quan niệm) chưa đúng của học sinh Vì vậy, học sinh trong lớp tôi không còn e ngại, các em dần mạnh dạn, tự tin khi trình bày những suy nghĩ của mình Không khí lớp học thực sự sôi nổi

Ví dụ 2: Đối với bài học này, tôi giao nhiệm vụ: Theo các em, trong tự

nhiên nước tồn tại ở những dạng nào? Em biết gì về sự tồn tại của nước? Các em

hãy suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình về vấn đề này, ghi lại ý kiến (có thể ghi chép bằng lời, bằng hình vẽ)

Ví dụ về một vài suy nghĩ, nhận thức ban đầu của học sinh:

+ Nước tồn tại ở dạng đông đặc

+ Nước tồn tại ở dạng cứng

+ Nước tồn tại ở dạng lỏng

+ Nước tồn tại ở dạng khí

+ Nước có thể tồn ở dạng hơi

Thể hiện bằng hình vẽ sơ đồ về sự chuyển thể của nước nước ở thể lỏng, thể rắn, thể khí

Khi học sinh bộc lộ được biểu tượng ban đầu về vấn đề tìm hiểu, tôi khéo léo hướng dẫn học sinh so sánh, phân nhóm biểu tượng ban đầu của học sinh

Ví dụ 3: Với bài học trên, từ những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của học

sinh như trên, tôi hướng dẫn để học sinh phân nhóm biểu tượng như sau:

* Nước tồn tại ở thể lỏng

+ Nước do mưa mà có

+ Nước ở sông hồ, ao, suối, biển

+ Không có hình dạng nhất đinh

Trang 9

16

áp dụng được phương pháp BTNB

Theo tôi, dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột bắt buộc giáo viên phải năng động, không theo một khuôn mẫu (một giáo án) nhất định nào Giáo viên được quyền chủ động thiết kế tiến trình bài dạy của mình phù hợp với từng bài dạy, lớp học và đối tượng học sinh của lớp Vì vậy, không nhất thiết bài soạn, tiết dạy nào cũng phải có đủ cả 5 bước như đã trình bày ở trên

Giải pháp 3: Lựa chọn và sử dụng thiết bị dạy học hiệu quả trong phương pháp Bàn tay nặn bột

Cần phải khẳng định rằng thiết bị dạy học là một phần không thể thiếu của quá trình dạy học Đặc biệt là đối với phương pháp Bàn tay nặn bột, trong bước thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, Thiết bị dạy học làm cho tiết học trở nên sinh động và dễ hiểu Học sinh được tri giác trực tiếp đối tượng, được tự mình kiểm chứng những hiện tượng khoa học xảy ra Thiết bị dạy học giúp nâng cao hứng thú học tập, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học.Trong phương pháp Bàn tay nặn bột, Thiết bị dạy học tôi sử dụng bao gồm cả Thiết bị dạy học truyền thống (bảng đen, phấn trắng, mô hình, vật thật, tranh ảnh, dụng cụ thí nghiệm, ) và các Thiết bị dạy học hiện đại (như máy tính, máy chiếu, băng đĩa, …)

Việc kết hợp hài hòa giữa các loại Thiết bị dạy học sẽ tạo được hứng thú, tăng hiệu quả học tập cho học sinh Tuy nhiên, chúng ta cần phải sử dụng Thiết

bị dạy học phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ để tạo được hiệu quả cao nhất Chẳng hạn

ở bước “Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề”, tôi thường sử dụng tranh ảnh hay video khoa học để kích thích hứng thú nhận thức và khơi dậy những quan niệm ban đầu vốn có của các em về chủ đề nghiên cứu Như vậy chuẩn bị đồ dùng dạy học, dự kiến phương án tìm tòi và thực hiện các thí nghiệm đảm bảo thành công trước khi tổ chức dạy học: Bước đề xuất thí nghiệm nghiên cứu hay các giải pháp tìm câu trả lời của học sinh cũng là một bước khá phức tạp, đòi hỏi giáo viên phải có kỹ năng sư phạm để điều khiển tiết học, tránh để học sinh đi quá xa yêu cầu nội dung của bài học Chính vì vậy mà giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo

về các vật dụng để làm thí nghiệm, dự kiến phương án tìm tòi và thực hiện trước các thí nghiệm để đảm bảo tiết dạy thành công bởi vì có nhiều thí nghiệm phải

Trang 10

17

làm đi làm lại nhiều lần mới cho ra kết quả - Đối với ý kiến hay vấn đề đặt ra đơn giản, ít phương án hay thí nghiệm chứng minh thì giáo viên có thể cho học sinh trả lời trực tiếp phương án mà học sinh đề xuất

Ví dụ 1: Bài 2 “Sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong

tự nhiên” (trang 9, Khoa học 4, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Ở tình huống xuất phát, tôi mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên theo sơ đồ:

https://youtu.be/SCcsIxvyYjA

Nước trong tự nhiên - bay hơi- hơi nước- ngưng tụ- mây trắng- mây đen- mưa Sau đó, tôi đưa ra câu hỏi: Theo các em, mây được hình thành như thế nào ? Mưa từ đâu ra ? Đôi khi trong bước “Thực nghiệm tìm tòi, nghiên cứu”, tôi cho các em sử dụng tranh ảnh khoa học, vật thật, mô hình,… để giúp học sinh tìm ra được đặc điểm, tính chất của đối tượng cần nghiên cứu

Ngày đăng: 13/11/2023, 20:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w