1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn khoa học lớp 5 thông qua phương pháp bàn tay nặn bột

10 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bước đầu hình thành và phát triển cho các em những kĩ năng cần thiết như quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản gần gũi với đời sống sản xuất, nêu thắc mắc và đặt

Trang 1

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

BÁO CÁO BIỆN PHÁP

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN KHOA HỌC LỚP 5 THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT

Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: …

Trang 2

MỤC LỤC

I THÔNG TIN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP 1

II MÔ TẢ BIỆN PHÁP 1

1 Tình trạng giải pháp đã biết 1

2 Nội dung biện pháp 2

Bước 1: Tình huống xuất phát và nêu vấn đề 2

Bước 2: Quan điểm ban đầu của học sinh 5

Bước 3: Câu hỏi đề xuất 6

Bước 4: Làm thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết 6

Bước 5: Kết luận 9

3 Khả năng áp dụng của giải pháp 10

4 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp 10

5 Những người tham gia tổ chức áp dụng biện pháp lần đầu 12

6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng biện pháp 13

7 Tài liệu gửi kèm 13

III CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN 13

Trang 3

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN KHOA HỌC LỚP 5

THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT

I THÔNG TIN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP

1 Tên biện pháp: Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Khoa học lớp 5 thông qua phương pháp Bàn tay nặn bột

2 Lĩnh vực áp dụng biện pháp: Môn Khoa học

3 Phạm vi áp dụng biện pháp: Lớp 5… Trường Tiểu học…

4 Thời gian áp dụng biện pháp: 2022 - 2023

5 Tác giả:

II MÔ TẢ BIỆN PHÁP

1 Tình trạng giải pháp đã biết

Khoa học là môn học chiếm vị trí quan trọng ở Tiểu học Mục tiêu của môn khoa học lớp 4; 5 là giúp học sinh có một số kiến thức cơ bản ban đầu về sự trao đổi chất; sự sinh sản của động vật, thực vật, đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và các dạng năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất Bước đầu hình thành và phát triển cho các em những kĩ năng cần thiết như quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản gần gũi với đời sống sản xuất, nêu thắc mắc và đặt câu hỏi trong quá trình học tập, biết tìm thông tin để giải đáp Biết diễn đạt những biểu cảm bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ

đồ, phân tích so sánh rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật hiện tượng đơn giản trong tự nhiên

Mặc dù Khoa học lớp 5 là môn học quan trọng, tuy nhiên phương pháp giảng

Trang 4

ghi lại những gì mà các em quan sát được Việc xác lập mục đích quan sát và mục đích của thí nghiệm còn kém

Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu, tôi nhận thấy phương pháp "Bàn tay nặn bột" áp dụng hiệu quả nhất ở môn khoa học bởi vì: "Bàn tay nặn bột" là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm, nghiên cứu, áp dụng giảng dạy cho các môn học tự nhiên Học sinh được tập làm các nhà khoa học tự mình nghiên cứu và chiếm lĩnh được các kiến thức, phương pháp này giúp các em ghi nhớ kiến thức lâu và sâu hơn, các em hiểu vấn đề rõ ràng hơn và không bị mơ hồ Song phương pháp này còn mới, việc vận dụng đối với giáo viên chưa quen, còn lúng túng, giáo viên chưa hiểu hết phương pháp "Bàn tay nặn bột" và phương pháp này sử dụng hiệu quả trong môn nào, bài nào Ngoài ra việc vận dụng phương "Bàn tay nặn bột" vào dạy khoa học lớp 5 còn giúp bạn bè đồng nghiệp hiểu rõ về bản chất, cách thức dạy theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" để dần dần áp dụng rộng hơn với các môn học khác

Vì vậy tôi chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Khoa học lớp

5 thông qua phương pháp Bàn tay nặn bột” để khẳng định những kết quả đạt được khi vận dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" vào dạy học, đồng thời góp thêm một chút kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp này

2 Nội dung biện pháp

Tổ chức cho học sinh học tập theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình dạy học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" Giáo viên và học sinh tiến hành theo 5 bước sau đây:

Bước 1: Tình huống xuất phát và nêu vấn đề

Bước này là sự xuất phát, là sự khởi điểm của một tiết học, có tác dụng kích thích sự tò mò, muốn tìm hiểu khám phá, gây hứng thú học tập, đồng thời đặt ra nhiệm vụ cho học sinh dưới hình thức: Giáo viên đưa ra câu hỏi, học sinh đi tìm câu trả lời Bằng khả năng phán đoán, suy luận cùng các việc huy động vốn sống, vốn kinh nghiệm, các cá nhân học sinh đưa ra những hiểu biết ban đầu của mình

về vấn đề mà giáo viên đặt ra Bước này nên để cho học sinh làm cá nhân vì những

Trang 5

lý do sau đây:

- Đối với giáo viên:

+ Chuẩn bị tình huống xuất phát để tung ra cho học sinh

+ Biết được mức độ nhận thức của từng cá nhân để tác động đến từng đối tượng học sinh một cách thích hợp ngay trong tiết học

+ Kết hợp các giờ học trước và giờ học sau để làm phương tiện đánh giá sự tiến bộ của từng học sinh

- Đối với học sinh

+ Học sinh nào cũng phải tiến hành suy nghĩ để ghi chép những hiểu biết của mình về bài học rồi ghi những suy nghĩ đó vào vở thí nghiệm Những hiểu biết

cá nhân có tác dụng làm cho các em ý thức được rằng cần phải tiến hành nghiên cứu để kiểm tra xem đúng hay sai Đưa những hiểu biết của mình trước nhóm để xem các bạn đánh giá như thế nào về ý kiến của mình, qua đó diễn ra sự tranh luận trong nhóm

+ Biểu tượng ban đầu giúp các em so sánh và đối chiếu với biểu tượng mới (biểu tượng chuẩn) sau khi tiến hành nghiên cứu Biểu tượng ban đầu dù chỉ một phần rất ít nhưng cũng làm cho các em vui vì thấy rằng mình có đóng góp một phần trong bài học Vì vậy tạo cho các em hứng thú học tập hơn

Sau đây, tôi xin nêu ra một số câu hỏi nêu vấn đề như sau:

Khoa học 5:

+ Bài 40: “Sự sinh sản của ruồi” - Hãy nêu hiểu biết của em về sự sinh sản của ruồi?

Trang 6

+ Bài 51: "Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa"- Em biết gì về nhị và nhụy của hoa; hoa có cả nhị và nhụy ?

+ Bài 52: "Sự sinh sản của thực vật có hoa" - Em biết gì về sự thụ phấn, sự thụ tinh ? Sự hình thành hạt và quả của thực vật có hoa diễn ra như thế nào ? + Bài 53: "Cây con mọc lên từ hạt" - Cây đậu phộng mọc lên từ đâu ? Trong hạt đậu có gì?

+ Bài 56: "Sự sinh sản của côn trùng"- Em biết gì về sự sinh sản của ruồi và gián, đặc điểm chung về sự sinh sản của hai con vật này là gì, biện pháp tiêu diệt chúng ra sao ?

+ Bài 57: "Sự sinh sản của ếch": - Ếch đẻ trứng hay đẻ con? Nòng nọc sống

ở đâu ? Khi lớn nòng nọc mọc chân nào trước, chân nào sau ? Ếch sống ở đâu ? Ếch khác nòng nọc ở điểm nào ?

+ Bài 58: "Sự sinh sản và nuôi con của chim" - So sánh, tìm ra sự khác nhau giữa các quả trứng ở hình 2 ? Bạn thấy bộ phận nào của con gà trong các hình 2b, 2c, 2d ? Theo bạn, quả trứng hình 2b và 2c, quả nào có thời gian ấp lâu hơn? Yêu cầu học sinh suy nghĩ và ghi những dự đoán của mình hoặc của nhóm vào phiếu

Muốn đưa tình huống xuất phát gây hứng thú cho học sinh thì đòi hỏi người giáo viên phải lựa chọn thời điểm đưa ra tình huống phù hợp với tiết dạy (thường

là đầu tiết học, sau khi giới thiệu bài, hoạt động) hoặc thông qua các trò chơi Giáo viên cần lựa chọn câu hỏi phù hợp thường có nội dung gắn liền với thực tiễn đời sống, phần đầu nội dung của câu hỏi thường thì các em đã biết qua kinh nghiệm thực tế còn phần sau các em chưa biết hoặc biết nhưng chưa rõ Từ đó các em có nhu cầu khám phá, tò mò và phải tìm mọi cách để biết

Ví dụ: Bài 53 “Cây con mọc lên từ hạt”

Tình huống xuất phát: GV cho HS quan sát vật thực (cây đậu) và hỏi: Đây là cây gì ? Cây đậu phộng mọc lên từ đâu ? Trong hạt đậu có gì ?

+ Bài 57: "Sự sinh sản của ếch":

Trang 7

Tình huống xuất phát GV đưa câu hỏi gợi mở: Ếch đẻ trứng hay đẻ con? Nòng nọc sống ở đâu ? Khi lớn nòng nọc mọc chân nào trước, chân nào sau ? Ếch sống ở đâu ? Ếch khác nòng nọc ở điểm nào ?

Bước 2: Quan điểm ban đầu của học sinh

Thảo luận nhóm để đưa ra giả thiết của nhóm

Biểu tượng ban đầu là quan niệm cá nhân riêng, mỗi em có thể trình bày bằng lời nói hay viết, vẽ ra giấy Rồi từ đó giáo viên giúp học sinh phân tích những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa các ý kiến, từ đó cho học sinh đặt câu hỏi cho sự khác nhau đó

Sau khi học sinh đã đưa ra được giả thiết cá nhân, giáo viên cho các em tiến hành thảo luận nhóm để thống nhất đưa ra giả thiết chung của nhóm Việc thảo luận nhóm nhằm mục đích để cho tất cả các học sinh có cơ hội trình bày ý nghĩ của mình trước tập thể Từ đó biết được quan niệm của mỗi bạn như thế nào, giống hay khác với suy nghĩ của mình, tập thể nhóm đánh giá như thế nào về giải thiết mà mình đưa ra Điều đó gây ra không khí tranh luận khoa học xung quanh vấn đề đồng ý hay không đồng ý về giả thiết của mỗi thành viên Các em học được cách bảo vệ quan điểm của mình trước tập thể và rèn luyện kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ nói

Nhóm 1: Muối tan đều trong nước và có vị mặn

Nhóm 2: Muối tan trong nước nhưng còn một ít ở đáy cốc

Nhóm 3: Muối tan trong nước và nước sẽ có màu hơi đục

Học sinh có thể đưa ra nhiều quan điểm khác nhau, trái ngược nhau tùy theo

Trang 8

Nhóm 3: Có màu hơi đục

Bước 3: Câu hỏi đề xuất

Sau khi các nhóm đưa ra tình huống xuất phát, các em nhận biết sự giống nhau và khác nhau của nhóm bạn với nhóm mình, từ đó các em nêu câu hỏi đề xuất, thắc mắc của mình để cùng nhau tìm cách giải quyết là làm thí nghiệm Khi học sinh nêu câu hỏi đề xuất, giáo viên tuyệt đối không được nhận xét ngay là ý kiến của nhóm này đúng hay là ý kiến của nhóm khác sai Nên quan sát nhanh và chọn nhóm có ý kiến không chính xác nhất cho trình bày trước Ý đồ của phương pháp "Bàn tay nặn bột" thành công khi có nhiều ý kiến trái ngược, không thống nhất để từ đó giáo viên dễ kích thích học sinh suy nghĩ, sáng tạo, đề xuất câu hỏi, thí nghiệm để kiểm chứng Câu trả lời không do giáo viên đưa ra hay nhận xét đúng hay sai mà được đề xuất khách quan qua các thí nghiệm nghiên cứu

Ví dụ: bài “Dung dịch”

Hoạt động 1: Hình thành khái niệm dung dịch

+ Học sinh có thể nêu một số câu hỏi đề xuất

- Bạn có chắc chắn rằng muối có thể tan hết trong nước không?

- Tại sao các bạn cho rằng dưới đáy cốc lại có cặn?

- Bạn có chắc chắn rằng còn một ít muối trong cốc không?

Nếu trong trường hợp câu hỏi đề xuất của các em đưa ra quá ít thì giáo viên cần có sự gợi ý, dẫn dắt để các em có thể đưa ra câu hỏi đề xuất nhiều và phong phú hơn Còn nếu trong trường hợp các câu hỏi đề xuất mà các em đưa ra quá nhiều thì giáo viên gợi ý để học sinh có thể đưa ra các câu hỏi đúng trọng tâm không lan man hoặc sai chủ đề

Bước 4: Làm thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết

Trong khi làm thí nghiệm, học sinh được khám phá các sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên theo con đường mô phỏng gần giống với quá trình tìm ra kiến thức mới của các nhà khoa học Các em đưa ra dự đoán, thực hiện thí nghiệm, thảo luận với nhau và đưa ra kết luận như công việc của các nhà khoa học thực

Trang 9

thụ để xây dựng kiến thức

Trong mỗi tiết học giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị phiếu học tập để trong quá trình làm thí nghiệm các em có thể nhanh vào phiếu học tập Ngoài ra phiếu học tập còn giúp các em nhận biết ngay về kết quả, sự giống nhau và khác nhau của quan điểm ban đầu và kết quả thí nghiệm Mẫu phiếu học tập có thể như sau:

PHIẾU HỌC TẬP Quan điểm ban đầu

của học sinh

Các bước làm thí nghiệm

Kết quả của thí nghiệm

Điểm giống và khác nhau giữa quan điểm ban đầu và kết quả thí nghiệm

Ví dụ: bài "Dung dịch"

Hoạt động 1: Hình thành khái niệm dung dịch

*) Tiến hành làm thí nghiệm tìm tòi, nghiên cứu

Trước khi cho học sinh làm thí nghiệm, giáo viên kiểm tra đồ dùng của học sinh, chia lớp thành các nhóm và hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm Hướng dẫn

HS phân công nhóm trưởng, thư kí ghi chép những ý kiến tập trung của các thành viên trong nhóm Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm mình

GV chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 4 học sinh:

Ngày đăng: 12/11/2023, 21:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w