1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình đạo đức và phương pháp dạy học môn đạo đức ở tiểu học

362 579 4
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 362
Dung lượng 28,7 MB

Nội dung

Trang 1

PGS TS NGUYỄN HŨU HỢP

GIÁO TRÌNH

ĐẠO ĐỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP

DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC

Trang 3

MỤC LỤC

Phần thứ nhất

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC, ĐẠO ĐỨC HỌC 5 Chương 1 Một số vấn dể cơ bản về đạo đức

1 Khái niệm đạo đứ 1I Chức năng của đạo dức

TH Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam

Câu hỏi và bài tập Hướng dẫn trả lò

Chương 2 Đạo đức học là một khoa học 1 Đối tượng của Đạo đức học

1I Một số phạm trù cơ bản Dạo đức h

Cầu hỏi tập

Hướng dân trả lời

18

Phần thứ hai

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC 11

Chương 1 Đối tượng và nhiệm vụ của Tung pháp đạy học

môn Đạo đức ở tiểu học

1 Phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu họ

là một khoa học giáo dục

II Nhiệm vụ của Phương pháp dạy môn Đạo di

Câu hỏi và bài tập

Hướng dẫn trả lời

Chương 2 Vị trí, mục tiêu, đặc điểm môn Đạo đức LVit

IL Mục tiêu mơn Dạo đức

1Í, Đặc điểm môn Dao dit

Câu hỏi và bài tập

Trang 4

Chương 3 Nội dung môn Đạo đứa 1 Chương trình

II Tài liệu dạy học môn Đạo đức

II, Một số yêu cầu sư phạm đối với việ lang h giáo viên,

vở bài tập, sách giáo khoa môn Đạo đức

1V, Vấn để xây dựng bài tập trong day hoe mon Dao ch Cầu hỏi và bài tập

11ướng dẫn trả lời

Chương 4 Phương pháp và phương tiện đạy học môn Đạo đức, 1 Khái niệt

II Một số phương pháp dạy học môn Đạo đức

II, Phương tiện dạy học môn Đạo đức

IV Lựa chọn và vận dụng các phương pháp, phương tiện dạy học môn Đạo đức ở tiểu học

Câu hỏi và bài tập

Hướng dẫn trả lời

Chương 5 Hình thức tổ chức day hoe môn Đạo đứt

L Khai niệm

II Một số hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đ

TL Hướng dẫn thiết kế giáo án môn Đạo đức

Chương 6 Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập môn Dạo đứa 1 Khái niệm kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Đạo đức 11 Các phương pháp kiểm tra và đánh giá

II Một số yêu cầu sư phạm đối với việc kiểm tra và đánh giá

kết quả học tập môn Đạo đức của học sinh tiểu học

Cầu hỏi và bài tập Hướng dẫn trả lời Tải liệu tham khảo

Trang 5

PHẦN THỨ NHẤT MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC, ĐẠO ĐỨC HỌC Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC

I KHÁI NIỆM ĐẠO ĐỨC

Một trong những đặc trưng của loài người là con người sống

trong cộng đồng, xã hội với những mối quan hệ rất đa dạng với những người xung quanh Mỗi một cá nhân có những nhu cầu, lợi ích của bản thân, của gia đình Một hành động của cá nhân nào đó, rất có thể mang lại lợi ích riêng cho người đó nhưng lại làm tổn hại đến lợi ích của người xung quanh, của

cộng đồng, xã hội Trong trường hợp này, đã xảy ra xung đột lợi

ích giữa các cá nhân, giữa cá nhân với quyển lợi chung của

cộng đồng, xã hội Để xã hội tổn tại và phát triển, mỗi cá nhân trong xã hội cần thực hiện những hành vi, thể hiện thái độ phù hợp trên cơ sở lợi ích của cộng đồng, xã hội, lợi ích của người

khác và của bản thân mình Những cách cư xử thích hợp, được sự tán đồng, ủng hộ của đa số thành viên trong cộng đông, xã

hội và được nhiều người khác noi theo Dẫn dần, chúng sẽ trở

thành quy tắc ứng xử chung của những cá nhân trong cộng

đồng xã hội đó nhằm điều chỉnh hành vi cá nhân cho phù hợp

g ¡, đồng thời, phán xét và khắc phục những đụng độ,

mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội Những hành

vi cư xử theo các quy tắc này được coi là thiện, là đạo đức Những hành động ngược lại - có hại cho lợi ích eủa cộng đồng,

xã hội, của người khác, bị coi là ác, vô đạo đức và do đó, bị lên án, phê phần

Trang 6

Khi nói đến giá trị đạo đức, chỉ có thể là tích cue hoặc tiêu

cực, khơng có giá trị trung hồ Nếu con người khơng cư xử tốt thì có nghĩa là cư xử tôi rồi Ví như, khơng cứu người lúc hoạn nạn trong khi mình có khả năng đương nhiên là xấu Như vậy, có thể chia ra bốn loại hành động: hành động đạo đức, không thực hiện hành động đạo đức, hành động vô đạo đức và không thực hiện hành động vô đạo đức Nghe qua, “không thực hiện

hành động đạo đức” và "không thực hiện hành động vơ đạo

đức” có vẻ trung hoà, giống nhau nhưng thực ra trường hợp thứ

nhất là hành vi vô đạo đức, còn trường hợp thứ hai là hành vì đạo đức Trong thực tế cuộc sống, khó có thể nói một con người

hoàn toàn đạo đức hay vô đạo đức Ví như, trong hầu hết các trường hợp, anh ta làm những việc đạo đức, nhưng đơi khi có những hành động vô đạo đức Và ngược lại, một người có khi được coi 1A vơ đạo đức nhưng lắm khi cũng thực hiện những hành vi đạo đức Vì vậy, đánh giá một con người là đạo đức hay vô đạo đức là việc rất khó, phức tạp Nói một cách chính xáe hơn, đánh giá một hành động là đạo đức hay không, dé hơn là đánh giá đạo đức của con người nói chung

'Từ những phân tích trên, chúng ta thấy, đạo đứo của con người biểu hiện ở năng lực hành động tự giác vì lợi íh của người khác và lợi ích của cộng đồng, xã hội, phù hợp với những

quy định, những chuẩn mực đạo đức xã hội Những chuẩn mực

này luôn hướng đến cái thiện, đòi hỏi mỗi thành viên trong xã hội đó phải thực hiện dưới sức ép của dư luận, đánh giá của những người xung quanh, cộng đồng xã hội Đạo đức xã hội là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực được xã hội thừa nhận và đòi hồi các thành viên thực hiện sao cho phù hợp với lợi ích của xã hội, cộng đồng, bản thân, nhằm bảo đảm sự tổn tại và phát triển của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với cộng đồng, xã hội

Trang 7

Như vậy, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, có tác dụng điều chỉnh hành vi của con người trên cơ sở sự đối lập

thiện và ác Hình thái ý thức xã hội này tồn tại song song cùng

với những hình thái ý thức xã hội khác, như pháp luật, tôn giáo, khoa học trong đó, mỗi một hình thái ý thức xã hội có đặc trưng riêng của mình - luật trong pháp luật, lòng tin trong tơn giáo, chân lí trong khoa học Với tư cách là một hình thái

ý thức xã hội, đặc trưng của đạo đức là ở chỗ, nó phản ánh tổn

tại xã hội bằng các quy tắc, chuẩn mực về lối ứng xử giữa con người với các thành viên trong xã hội và xã hội nói chung liên quan đến lợi íeh của con người, cộng đồng, xã hội

Đạo đức của con người khơng chỉ mang tính xã hội mà cồn

có tính tự giác Khái niệm tự giác ở đây khơng hồn tồn mang

tính lí trí mà nó chỉ bao hàm ý thức của con người về lợi ích của

mình và mối tương quan lợi ích này với lợi ích của những người

xung quanh, của cộng đồng, xã hội Sự đánh giá của cá nhân về

mối quan hệ những lợi ích đó có tác dụng định hướng cho con

người hành động

Sự đánh giá bao giờ cũng biểu hiện qua một thái độ của chủ thể liên quan đến một quan hệ xác định - tích cực hay tiêu cực,

tần thành hay phan đối, chấp nhận hay phủ nhận Cả lí trí, tình cảm và ý chí đều tham gia vào việc đánh giá Việc đánh giá sẽ dẫn đến một phán đoán về một kết cục lợi ích của bản

thân, lợi ích của những người xung quanh, cộng đồng, xã hội

Điều này phụ thuộc rất nhiều vào ý thức đạo đức của con người — những quan niệm của cá nhân về những quy tắc cư xử này và

những tương quan các lợi ích

Đạo đức của con người được thể hiện qua hành vi đạo đức

Trang 8

những trường hợp có sự xung đột giữa lợi ích cá nhân với lợi ích

người kháe và với lợi ích cộng đồng, xã hội II CHỨC NÀNG CỦA ĐẠO ĐỨC

1 Chức năng nhận thức

Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức giúp con người nhận thức về thế giới xung quanh liên quan đến cách ứng xử của mình với người khác, với cộng đồng, xã hội Mỗi một

người phải nhận thức được rằng, mình là một thành viên trong xã hội nên phải cư xử theo những quy tắc, chuẩn mực đạo đức

mà xã hội yêu câu, những việc mình làm khơng được phép gây tổn hại cho người khác, cho cộng đồng, xã hội Với nhận thức

đúng đắn, eon người biết được sự cần thiết của việc thực hiện

hành vi đạo đức phù hợp, những hành vi, việc làm được khuyến

khích, nhận được sự đồng tình của những người xung quanh,

của cộng đồng, xã hội; những hành vi bị lên án

Ở cấp độ cao hơn, đạo đức giúp con người hiểu được vai trò

của đạo đức trong sự phát triển xã hội, trong việc mang lại hạnh phúc cho cá nhân, cho gia đình và cả xã hội nói chung;

những phẩm chất đạo đức mà mỗi con người chân chính cần

rên luyện

Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa là, bất kì một cá nhân nào trong xã hội cũng có nhận thức như nhau Điều đó cịn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như khả nắng nhận thức, sự tác động của giáo dục đến cá nhân, kinh nghiệm đạo đức, điều kiện cuộc sống Hay, nói cách khác, chức năng nhận thức của đạo đức

được thực hiện qua quá trình giáo dục và tự giáo dục, trải

nghiệm cuộc sống của từng cá nhân

Nhận thức đúng đắn có tác dụng định hướng, điều chỉnh

Trang 9

2, Chức năng định hướng, điều chỉnh hành vi

Đạo đức giúp con người hành động đúng trong các tình

huống khác nhau trong cuộc sống hằng ngày Sự dịnh hướng hành vi ở mỗi eon người phụ thuộc vào ý thức đạo đức, lương

tâm, trách nhiệm, kinh nghiệm sống của chính người đó Khi đó, con người cẩn phải cân nhắc sự lựa chọn hành vi của mình

trong mối tương quan giữa lợi íeh bản thân và lợi ích của

những người xung quanh, cộng đồng, xã hội Ơu thể, đạo đức định hướng cho con người thực hiện một hành vi nếu hành vi đó mang lại lợi ích cho bản thân mà không làm tổn hại lợi ích

của những người xung quanh, cộng đồng, xã hội, hay hành vì

đó mang lại lợi ích cho những người xung quanh, cộng đồng, xã hội, thậm chí làm tổn hại lợi ích eá nhân Ngược lại, không được làm một việc nếu nó gây tổn hại cho người xung quanh,

cộng đồng, xã hội và kể oả lợi ích ế nhân Như vậy, trong từng

tình huống cuộc sống cu thể, mỗi cá nhân sẽ phải tự xác định

cho mình một cách ứng xử sao cho thích hợp - được những người khác đồng tình, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho những người xung quanh, không bị lên án, sao cho bản thân cảm thấy thoải mái, thanh thản Đạo đức luôn "nhắc nhở" con người

xằng, phải sống sao để được mọi người nể trọng, không được

làm những việc để người đời chê cười, phê phán, khinh bỉ

"Trong thực tiễn cuộc sống, khó có ai có thể tránh khỏi

những điểu mình làm chưa phù hợp với các quy tắc đạo đức nào đó Khi đó, có thể có người khác nhìn thấy, biết được và do đó, con người đó bị lên án, trách cứ, chê cười Hoặc, khơng ai

nhìn thấy, biết việc làm này nhưng con người đó thấy được "kết

cục” không tốt xảy ra (ví như với người kháe, với bản thân , tự thấy ân hận về những việc mình làm Trong những trường hợp đó, anh ta (hay chị ta) sẽ điều chỉnh lại hành vi của mình,

Trang 10

không làm những việc như vậy nữa mà phải làm những việc

khác, làm cách khác (ít ra cũng không để điểu xấu xảy ra với

người xung quanh, với bản thân mình ) Đó chính là sự điều chỉnh của đạo đức từ phía cộng đồng xã hội và từ phía bản thân

Sự điểu chỉnh hành vi còn được thể hiện trong những trường hợp con người làm được việc tốt Khi đó, anh ta (hay chị ta) sẽ được khen ngợi (nếu việc làm đó mang lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội và được người khác biết đến), hay con người này tự cảm thấy thoải mái, vui mừng khi mình làm được điều

tốt Từ đó, anh ta (hay chị ta) tự nhủ mình, sẽ tiếp tục thực

hiện những hành vi tương tự

Qua đây, chúng ta cũng thấy, sự định hướng hành vi của đạo đức phụ thuộc phần lớn vào nhận thức, sự điều chỉnh phụ thuộc vào sự đánh giá của nó

3 Chức năng đánh giá

Tất kì một hành vi đạo đức nào cũng được đánh giá — từ những người xung quanh và từ chính bản thân mình Ngồi “thước đo” cơ bản của sự đánh giá này là những quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội, việc đánh giá còn dựa vào điều kiện thực

„ động cơ, kết quả

Đánh giá từ xã hội eó thể là khen ngợi, đồng tình (nếu hành vi đó phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức, mang lại những kết quả tốt đẹp, có lợi), ngược lại, sẽ bị lên án, phê phán (nếu hành vi này trái ngược lại các quy tắc, chuẩn mực đạo đức, mang lại những điều xấu, có hại)

Đánh giá từ phía bản thân chính là “tồ án lương tâm” Khi con người làm được điều tốt thì thấy thanh thản, thoải mái, điều đó mang lại niềm vui, sự thoả mãn cho người đó Ngược lại, khi ai đó làm điểu xấu, điều ác thì thấy ân hận, day dứt,

Trang 11

hối tiếc, điểu đó làm cho anh ta (hay chị ta) sự buồn phiển, có khi cả sự đau khổ

Ngoài ra, dạo đức còn giúp con người đánh giá hành vi của những người xung quanh Sự đánh giá này phụ thuộc không chỉ những quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội, mà còn ý thức đạo đức, lương tâm, trách nhiệm của người đánh giá

Những đánh giá trên dẫn đến sự điểu chỉnh hành vi đạo đức của người được đánh giá

II NHỮNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN CUA CON

NGƯỜI VIỆT NAM

1 Lòng yêu nước

Mỗi người ai cũng có Tổ quốc Tổ quốc là cội nguồn của con

người, là môi trường xã hội, chính trị, kinh tế và văn hoá mà

con người sống trong đó Yêu nước, yêu Tổ quốc là một tình

cảm sâu sắc nhất được củng cố trong nhiều thế kỉ và thiên

niên kỉ tôn tại của những quốc gia biệt lập (V.L Lênin) Lịng u nước là tình cẩm đạo đức biểu hiện ở xu hướng muốn toàn

bộ hoạt động của mình phục vụ cho lợi ích của Tổ quốc Người

yêu nước là người tận tâm làm trịn nghĩa vụ của mình, hành động theo những lợi ích xã hội không một chút do dự và biết lo lắng cho xã hội, biết đặt lợi ích của dân tộc, của nhân dân lên

trên hết

Lòng yêu nước là một thứ tình cảm thiêng liêng của con người Việt Nam, được hình thành, được khẳng định từ mấy nghìn năm lịch sử dựng nước, qua quá trình lâu dài chống giặc

ngoại xâm và ngày nay là xây dựng 'Tổ quốc giàu mạnh

€ó thể nói, Việt Nam là một trong những đất nước, trong

suốt chiểu dài lịch sử của mình, chịu nhiều cuộc chiến tranh

xâm lược nhất Ngay từ ngày đầu dựng nước, dân tộc ta đã

Trang 12

phải chống giặc ngoại xâm Mỗi khi đất nước bị qn thù nhịm ngó, nhận thức được chân lí “khơng có gì q hơn độc ụ do”, toàn dân tộc đã đồng lịng đứng lên, khơng phân biệt già — trẻ, trai ~ gái quyết chiến đấu, sẵn sàng hi sinh tính mạng của mònh để bảo vệ Tổ quốc Lòng yêu nước đó đã "kết thành một

sức mạnh vô cùng mạnh mẽ to lớn, nó lướt qua mọi hiểm nguy

khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước" (Hồ Chí Minh) Biết bao tấm gương yêu nước, anh hùng lẫm liệt qua bao cuộc chiến tranh đã làm sáng ngời lịch sử dân tộc ta — Bà Trưng, Bà Triệu, Ngơ Quyền, Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Hồ Chí Minh Đặc biệt, Thánh Gióng dù là nhân vật truyền thuyết, nhưng tấm

gương về một cậu bé mới 3 tuổi đã biết cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt cùng nhân dân đánh giặc Ân, có lẽ trên thế giới chỉ có ở

Việt Nam! Trong lòng nhân đân, những nhà yêu nước vĩ đại như chú bé làng Gióng, Trần Hưng Đạo, Hỗ Chí Minh đã trở thành những vị Thánh

Lồng yêu nước gắn liền với yêu quê hương, biết ơn quê

hương Những ngôi nhà, cây đa, bến nước, sân đình, luỹ tre làng, mảnh ruộng, mổ mả tổ tiên luôn thiêng liêng đối với mỗi con người Dù quê hương là vùng quê nghèo, đất cần sỏi đá, người dân luôn phải vật lộn với thiên nhiên thì nó vẫn có sức gợi nhớ, lay động những gì ẩn kín trong tâm hồn, tình cảm của mỗi con người Việt Nam! Lòng yêu quê hương là một cội

nguồn của lồng yêu nước

Lòng yêu nước gắn liền với tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước, tự hào và biết ơn những người đã ngã xuống vì độc lập và tự do của dân tộc Việt Nam

Lòng yêu nước còn được thể hiện qua việc tôn trọng những

nét truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, giữ gìn sự trong sáng ngơn ngữ, chống lại những gì cổ hủ, lạc hậu gây cản trở

Trang 13

sự phát triển xã hội, bênh vực đồng bào mình, đồn kết với các đân tộc anh em, tơn kính Quốc kì, Quốc ea, không làm điều gì tổn hại đến quốc thể

Lòng yêu nước đối lập, trái ngược với sự phản bội Tổ quốc,

hi sinh lợi ích dân tộc vì lại ích cục bộ, cá nhân, gây hấn với các dân tộc khác

9 Lòng nhân ái

Là lòng yêu thương, quý mến, tôn trọng con người, hết lồng vì lợi ích, tính mạng của người khác mà không phân biệt vị thế xã hội, giàu nghèo, giới tính, tơn giáo, tuổi tác

Các nhà nghiên cứu cho rằng, lịng nhân ái có ngọn nguồn

từ thời công xã nguyên thuỷ ~ đó là tình yêu thương đã liên

kết các thành viên trong thị tộc, bộ lạc với nhau trong cuộc

đấu tranh vì lợi ích chung Tình cẩm này phát triển qua các

thời kì lịch sử và dược khẳng định như là giá trị nhân vần

trong cuộc đấu tranh chống lại áp bức, đàn áp, bóc lột và trói

buộc hà khắc của tầng lóp thống trị đối với những người bị trị,

người lao động

Lòng nhân ái là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của đân tộc ta, nó được thể hiện qua những câu tục ngữ, ca dao như “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”, “Nhiễu điểu phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Trang 14

làm điều ác với người khác là mệnh lệnh từ trái tim của con người nhân ái

Lòng nhân ái trước hết được thể hiện với những người trong

gia đình — eha mẹ chăm lo sức khoẻ, học hành, tiến bộ của con cái; con chầu chăm sóc, biết ơn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ;

anh em yêu thương, h

uu dé voi nhau

Lòng nhân ái của con người biểu hiện đặc biệt đối với

những người yếu đuối, khốn khổ như: giúp đỡ tiền của, tạo công ăn, việc làm cho những người tàn tật, những người nghèo đói, tơn trọng phụ nữ kính trọng người già, yêu thương và dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em

Lòng nhân ái cũng được thể hiện đối với kế lầm đường, lạc lối phản bội Tổ quốc, phạm nhân, kể thù - đó là lòng khoan dung, sự khoan hồng, giúp họ nhận ra tội lỗi của mình, tạo điểu kiện cho họ làm điều thiện để chuộc lỗi lầm

Long nhan 4i trái ngược, đối lập với những hành động, thái độ đối với người khác như đánh đập, coi thường, khinh bỉ, làm nhục, lừa đảo, trù dập người kháe, buôn bán ma tuý, cướp của,

giết người, chiến tranh phi nghĩa

Yêu lao động

Cuộc sống của con người có rất nhiều như cầu khác nhau

và, chỉ khi những nhu cầu ấy được thoả mãn thì con người mới tổn tại và phát triển được Chính lao động là phương tiện quan

trọng nhất đáp ứng như cầu Bởi chỉ có lao động, eon người mới

làm ra những của cải vật chất và tỉnh thần cần thiết phục vụ

nhu cẩu của mình Vi vậy, mọi người trong xã hội đều phải

tham gia lao động theo kị yêu lao động như là

nhất của mỗi con người

nàng và điểu kiện của mình Và,

ột trong những phẩm chất quan trọng

Trang 15

Ý nghĩa đạo đức của lao động thể hiện ở tính chất xã hội của nó — lao động không chỉ mang lại lợi ich cho ban than, gia đình mà cịn cho cộng đồng, xã hội Chỉ khi con người lao động

để làm ra của cải vật chất và tính thần thì mới có thể mang lại

hạnh phúc cho người kháe, trước hết là những người trong gia đình, mới có thể thực hiện đẩy đủ nghĩa vụ đạo đức, mới có

điều kiện thể hiện lòng nhân ái Như vậy, suy cho cùng, lao

động là thiện, giúp con người tránh làm điều ác Ngược lại, nếu con người có khả năng lao động nhưng không chịu lao động thì

đó là kể ăn bám, sống dựa đẫm vào mồ hôi, nước mắt của người

khác — con người này không mang lại hạnh phúc eho những người kháe, không thực hiện được nghĩa vụ đạo đức của mình, khơng bao giờ thể hiện được lòng nhân ái Lười lao động là áe

và chính nó dễ dẫn con người làm những điều ác khác - “nhàn

cư vi bất thiện”!

'Yêu lao động trước hết thể hiện thái độ đối với công việc lao động — hang hái, siêng năng, cần cù, nhiệt tình, chăm chỉ, tích

cực lao động Con người yêu lao động luôn nghĩ ra việc để làm,

dù đó là việc nhà, hay việc ở cơ quan, công sở , không nề hà việc lớn, việc nhỏ Con người đó cẩm thấy bứt rút, khó chịu khi ngồi không, nhàn rỗi

Yêu lao động gắn liền với quý trọng sản phẩm lao động Mỗi một khi chính mình bổ công sức, làm ra sản phẩm (trực tiếp hay gián tiếp), con người mới thấy được giá trị đích thực

của nó, bởi trong kết quả lao động đó có mổ hơi, nước mắt, trí

tuệ của mình Con người yêu lao động luôn trân trọng, tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ không chỉ sản phẩm lao động, tài sản của

chính mình mà cịn những thành quả lao động của người khác,

tài sản của xã hội, khơng làm điểu ác có hại cho tài sản của

người khác, của xã hội Yêu lao động luôn căm ghét những hiện

Trang 16

Yêu lao động cũng là yêu con người lao động — kính trọng, yêu quý, biết ơn những con người lao động trong xã hội mà không phân biệt người lao động đó làm cơng việc cao sang hay nghèo hèn, trí óc hay chân tay, tơn vinh những con người lao động giỏi Đồng thời, con người yêu lao động luôn tỏ thái độ ghét những kẻ lười lao động, ăn bám, giả dối trong lao động

'Yêu lao động tạo ra động lực giúp con người ln tìm kiếm phương ấn tối ưu — lao động có kỉ luật, có kĩ thuật, sáng tạo

nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả lao động

4, Tinh than tập thể, tính cộng đồng

'Từ thời kì bình minh của lịch sử, trong cuộc đấu tranh sinh

tổn, con người đã phải đoàn kết, dựa vào nhau, tương trợ nhau,

và tỉnh thần cộng đồng bắt nguồn từ đó Ngày nay, trong thời

đại văn mình, mỗi một con người luôn sống trong một môi

trường xã hội vi mô nhất định - ngồi gia đình, đó là cộng đồng

dan cu (thôn xóm, khu chung cư, khối phố ), là tổ chức, đoàn

thể mà mình tham gia, là trường lớp nơi mình học tập, là cơ

quan, doanh nghiệp nơi mình làm việc Sống, hoạt động, làm việc trong tập thể, cộng đồng, mỗi một thành viên cần phải cư

xử đúng đấn để để phát triển tập thể và cộng đồng, để khẳng

định bản thân ~ dé 1a tinh thần tập thể, tính cộng đồng Tinh

thần tập thể, tính cộng đồng là một biểu hiện của thực hiện

nghĩa vụ đạo đức

Tinh than tap thể, tính cộng đồng đòi hỏi mỗi người cần phải kết hợp hài hồ giữa lợi ích ế nhân và lợi ích tập thể, cộng đồng theo tỉnh thần “mình vì mọi người, mọi người vì mình” Trong trường hợp khi lợi ích của eá nhân không thống

nhất với lợi ích tập thể, cộng đồng thì cần đặt lợi ích tập thể,

cộng đồng trên lợi ích cá nhân 'Phực ra, trong trường hợp đó, lợi ích của cá nhân không hể bị triệt tiêu mà vẫn được bảo đầm

Trang 17

vì chính trong lợi ích tập thể, cộng đồng đã có lợi ích cá nhân Vì vậy, trong tập thể, cộng đồng, mỗi thành viên không được phép làm điều gì có hại cho tập thể, cộng đồng nói chung và cho từng thành viên nói riêng Người nào biết sống vì tập thể, cộng

đồng bao giờ cũng được quý mến, tôn trọng, để cao Ngược lại,

tinh thần tập thể, tính cộng đồng đối lập với chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, bè cánh, lợi dụng tập thể để trục lợi Ai đó chỉ biết đến mình, chỉ lo thu vén cho bản thân, gia đình mà làm hại đến lợi íeh chung tất bị lên án, bị đào thải

Một trong những biểu hiện quan trọng nhất của tỉnh thần

tập thể, tính cộng đồng là chấp hành nội quy, quyết định của

tập thể, cộng đồng Việc thực hiện những quy định của tập thể, cộng đồng là yếu tố quan trọng hàng đầu bảo đảm không chỉ cho tập thể, cộng đồng phát triển mà còn khẳng định vị thế, sự

tổn tại của cá nhân trong tập thể, cộng đồng đó Suy cho cùng,

việc thực hiện những nội quy, quyết dịnh của tập thể, cộng

đồng là yếu tố bảo đảm thống nhất giữa hai lợi ích - cá nhân

và tập thể

Biểu hiện cụ thể của việc chấp hành nội quy, quyết định

của tập thể, cộng đồng là tính kỉ luật Người có kỉ luật tự giáo

là người không chỉ thực hiện tốt những quy định của tập thể, cộng đồng mà còn sẵn săng hi sinh mọi quyền lợi cá nhân, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mệnh lệnh mà cấp trên giao phó trong các tình huống kháe nhau

“Trong quá trình hoạt động trong tập thể, sống ở cộng đồng,

mỗi người cẩn phải biết hợp tác, phối hợp, tương trợ lẫn nhau

vì cơng việc chung, lợi ích chung Rất có thể, trong quá trình đó

Trang 18

khơng được triệt tiêu lợi ích cá nhân, và lợi ích cá nhân chỉ bị triệt tiêu khi cá nhân đó tự nguyện Đây sẽ là hành vi đạo đức

khi cá nhân hi sinh lợi ích bản thân vì lợi ích tập thé, cộng đồng

"Tỉnh thần tập thể, tính cộng đồng khơng những khơng cấm đốn hay phủ nhận mà còn khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh Đó là sự khẳng định mình, vươn lên của các thành viên,

cá nhân phù hợp với những quy định của tập thể, cộng đồng Sự

cạnh tranh này không chỉ có lợi cho ế nhân mà còn mang lại lợi ích cho cả tập thể, cộng đồng

cAU HOI VA BAI TAP

1 Đạo đức là gì? Tại sao nói, đạo đức của con người khơng chỉ

mang tính xã hội và cịn có tính tự giác?

2, Phân tích chức năng nhận thức của đạo đức

3 Phân tích chức năng định hướng, điểu chỉnh hành vi của

đạo đức

4 Phân tích chức năng đánh giá của đạo đức

5 Phân tích phẩm chất đạo đức lịng u nước

6 Phân tích phẩm chất đạo đức lòng nhân ái 7 Phân tích phẩm chất đạo đức lòng yêu lao động

8 Phân tích phẩm chất đạo đức tỉnh thần tập thể, tính cộng đồng

Trang 19

HƯỚNG DAN TRA LOI

Câu 1: Đạo đức là gì? Tại sao nói, đạo đức của con người khơng chỉ mang tính xã hội và cịn có tính tự giác?

Gụi ý:

1 Anh/ chị phân tích:

~ TYong cuộc sống, con người cần phải cư xử, hành động sao cho lợi ích của mình khơng xâm hại lợi ích xã hội;

— Đạo đức xã hội là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc,

chuẩn mực được xã hội thừa nhận và đòi hỏi các thành viên thực hiện sao cho phù hợp với lợi ích sủa xã ø đồng, bản

thân, nhằm bảo đảm sự tổn tại và phát triển của xã hội trong

mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với

cộng đông, xã hội

2 Anh/ chị lầm rõ:

— Tính xã hội của đạo đức: + Đạo đức do xã hội để ra;

+ Đạo đức chịu sự chỉ phối, đánh giá của xã hội; + Đạo đức là hình thái ý thức xã hội đặc biệt

— Tính tự giác của đạo đức:

+ Hành vi đạo đức, theo đúng nghĩa của từ này, phải là hành vi do on người tự giác thực hiện mà không phải là sự ép buộc từ bên ngoài;

+ Đạo đức của mỗi người phụ thuộc vào ý thức, thái độ, khả năng của người đó

Câu 2: Phân tích chức năng nhận thức của đạo đức Gợi ý:

Anh / chị nêu và phân tích:

Trang 20

~ Đạo đức giúp con người nhận thức về thế giới xung quanh liên quan đến cách ứng xử của mình với người khác, với cộng đồng, xã hội;

— Đạo đức giúp con người hiểu được vai trò của đạo đức

trong sự phát triển xã hội, trong việc mang lại hạnh phúc cho

cá nhân, cho gia đình và cả xã hội nói chung, những phẩm chất đạo đức mà mỗi con người chân chính cần rèn luyện;

— Các cá nhân trong xã hội có thể có nhận thức không

như nhau;

~ Nhận thức đúng đắn có tác dụng định hướng, điều chỉnh

hành vi và giúp con người đánh giá hành vi của người khác và

hành vi của bản thân một cách khách quan

Câu 8: Phân tích chức năng định hướng, điều chỉnh hành

vi của đạo đức

Gợi ý:

Anh/ chị phân tích:

— Đạo đức giúp con người hành động đúng trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống hằng ngày của mình sao cho

không làm tổn hại lợi ích của những người xung quanh, cộng

đồng, xã hội;

~ Khi mình làm những điểu chưa phù hợp với các quy tắc đạo đức, con người tự điều chỉnh hành vỉ của mình;

— Khi làm được việc tốt, eon người sẽ tiếp tục thực hiện

những hành vi tương tự;

~ Sự định hướng hành vi của đạo đức phụ thuộc phần lớn vào nhận thức, sự điểu chỉnh phụ thuộc vào sự đánh giá của nó (từ xã hội và từ bản thân)

Trang 21

Câu 4: Phân tích chức năng đánh giá của đạo đức

Gợi ý:

Anh/ chi phan tich:

~ "Phước đo” cơ bản của sự đánh giá này là những quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội;

~ Đánh giá từ xã hội có thể là khen ngợi, đồng tình, hay ngược lại, lên án, phê phần;

~ Đánh giá từ phía bẩn thân chính là “toà án lương tâm”;

= Đạo đức còn giúp con người đánh giá hành vi của những

người khác

Câu ð: Phân tích phẩm chất đạo đức lòng yêu nước Gợi ý:

Anh/ chị phân tích:

- Yêu 'Tổ quốc là cội nguồn của lòng yêu nước, là tình cảm

đạo đức biểu hiện ở xu hướng muốn toàn bộ hoạt động của mình phục vụ lợi ích của 'Tổ quốc;

~ Lòng yêu nước là một truyền thống của con người Việt Nam,

được hình thành qua mấy nghìn năm lịch sử

~ Lòng yêu nước gắn liền với yêu quê hương, biết ơn quê

hương;

~ Lòng yêu nước gắn liền với tự hào dân tộc;

- Lòng yêu nước còn được thể hiện qua việc tôn trọng

những nét truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, giữ gìn sự

trong sáng ngơn ngữ, chống lại những gì cổ hủ, lạc hậu gây cản

trở sự phát triển xã hội, bênh vực đồng bào mình

~ Lịng u nước đối lập với sự phản bội Tổ quốe, hi sinh lợi

ích dân tộc vì lợi ích cục bộ, cá nhân

Trang 22

Câu 6: Phân tích phẩm chất đạo đức lòng nhân ái Gợi ý:

Anh/ chi phân tích:

— Lịng nhân ái là lòng yêu thương, quý mến, tôn trọng con người, hết lịng vì lợi íeh, tính mạng của người khác;

~ Lòng nhân ái có ngọn nguồn từ thời công xã nguyên thuỷ và phát triển qua các giai đoạn lịch sử khác nhau;

— Lòng nhân ái là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dan

tộc ta;

~ Một số biểu hiện cơ bản của lòng nhân ái: sẵn sàng giúp

đỡ mọi người, nhường cho người khác các lợi ích, giúp con người

tự khẳng định mình, bảo vệ tính mạng người khá

Lòng nhân ái trước hết được thể hiện với những người trong gia đình, với những người yếu đuối, khốn khổ, như phụ nữ, người già, trẻ em, người khuyết tật

- Lòng nhân ái cũng được thể hiện đối với kẻ lầm dường,

lạc lối,

~ Lòng nhân ái trái ngược, đối lập với những hành động, thái độ đối với người kháe như đánh đập, khinh bỉ, làm nhục, cướp

của, giết ngư

Câu 7: Phân tích phẩm chất đạo đức lòng yêu lao động Gợi ý:

Anh/ chị phân tích:

— lao động là phương tiện quan trọng nhất dap ting cdc nhụ cầu kháe nhau của eon người;

- Ý nghĩa đạo đức của lao độn

: lao động không chỉ mang

Trang 23

~ Các biểu hiện của lòng yêu lao động:

+ u thích cơng việc lao động;

+ Quý trọng sản phẩm lao động;

+ Tôn trọng con người lao động

~ Yêu lao động tạo xa động lực giúp con người luôn sáng tạo, lao động có kỉ luật, có kĩ thuật

Câu 8: Phân tích phẩm chất đạo đức tính thần tập thể, tính cộng đồng

Gợi ý:

Anh/ chị phân tích:

~ Sự cần thiết của việc cư xử đúng đắn trong môi trường tập thể, cộng đồng;

~ Bản chất của tỉnh thân tập thể, tính cộng đồng - mỗi

người cần phải kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, cộng đổng theo tỉnh thần “mình vì mọi người, mọi

người vì mình”;

Một trong những biểu hiện quan trọng nhất của tỉnh thần

tập thể, tính cộng déng là chấp hành nội quy, quyết định của

tập thể, cộng đồng; biểu hiện cụ thể của việc chấp hành nội

quy, quyết định của tập thể, cộng đồng là tính kỉ luật;

~— Tỉnh thần tập thể, tính cộng đồng đòi hỏi mỗi người cần

phải biết hợp tác, phối hợp, tương trợ lẫn nhau;

~ Tỉnh thần tập thể, tính cộng đồng khuyến khích sự cạnh

tranh lành mạnh

Trang 24

Chương 2

ĐẠO ĐỨC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC

I DOr 'TƯỢNG CUA DAO DUC HỌC

Trong nhiều ngôn ngữ, từ Đạo đức học có gốc từ tiếng Hi

Lạp cổ èthos, sau đó, nó chuyển sang tiếng Latinh thành ethica

với nguyên nghĩa là nơi ở, chỗ ở chung, phong tục Vào thế kỉ thứ TH trước Công nguyên, Aristote dùng êthica để chỉ ngành Đạo đức học, tên gọi này vẫn được dùng cho đến ngày nay

Mỗi một khoa học nghiên cứu một lĩnh vực nhất định và

thường để cập đến cấu trúc đặc tính của sự vật, hiện tượng,

những quy luật nảy sinh, tổn tại và phát triển liên quan lĩnh

vực đó Đạo đức học cũng vậy, nó nghiên cứu những nguyên

tắc, chuẩn mực, quy tắc về cách ứng xử, những tập quán, tục lệ

phản ánh mối tương quan giữa con người với nhau, giữa con người và xã hội, xác định những quy luật nấy sinh, tổn tại, phát triển chúng, làm rõ bản chất đạo đức trong xã hội loài người Hay nói cách khác, Đạo đức học là khoa học nghiên cứu về đạo đức, đo đó, tất cả những gì liên quan đến đạo đức đều là

đối tượng nghiên cứu của Đạo đức học Tuy đạo đức còn có

nhiều ngành khoa học khác nghiên cứu, như Dân tộc họe, Tâm lí học, Xã hội học nhưng chỉ có Đạo đức học mới nghiên cứu đạo dức như một hệ thống trọn vẹn, có lơgic vận động và phát

triển riêng với những quy luật đặc thù,

Đạo đức học nghiên cứu các học thuyết về đạo đức của các nhà lí luận về đạo dức, trong đó, coi trọng việc nghiên cứu

êm, các quan điểm, các nguyên tắc, các chuẩn mực

Trang 25

xã hội khác nhau, từ đó, xác định tính quy luật của sự xuất hiện, thay đổi, phát triển đạo đức, đặc biệt là quy luật về sự tác động qua lại giữa tổn tại xã hội và dạo đức

Đạo đức học không chỉ nghiên cứu đặc trưng của đạo đức trong thời kì mới của lịch sử mà còn dự báo sự phát triển đạo

đức xã hội trong tương lai - đạo đức trong nền kinh tế thị

trường, trong nền kinh tế trì thức, trong xu thế toàn cầu hoá

Il MOT SO PHAM TRU DAO DUC HOC CO BAN 1 Thién va 4c

Gái thiện là cái tốt lành, cái eó lợi, eó ích, mang lại những điểu tốt đẹp cho xã hội, cộng đồng, con người, vì sự tiến bộ xã Gái thiện là những cái phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã

hội, được mọi người thừa nhận, đồng tình, cổ vũ, được khuyến

khích thực hiện Cái thiện được bộc lộ qua hành động, việc làm

trong thực tiễn cuộc sống Theo quan niệm truyền thống của dân tộc, cái thiện được thể hiện rất đa đạng, như: biết quan

tâm, giúp đở người kháe, “lá lành đàm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng /'Puy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, kính

trọng người già, hi sinh vì tổ quốc

Đối lập với cái thiện là cái ác Cái ác là cái xấu, cái có hại, mang lại những điều đau khổ, bất hạnh cho con người, có khi con gay ra su bất ổn cho cộng đồng, xã hội, chống lại sự tiến bộ xã hội, chống lại loài người Như vậy, cái ác trái ngược với đạo đức xã hội và do đó, nó bị lên án, phê phán Cái áe biểu hiện

không chỉ qua hành vi eụ thể, mà có khi được thể hiện qua suy

nghĩ, ý nghĩ, động cơ xấu xa, ích kỉ, hèn hạ Những biểu hiện

của cái ác cũng rất Khác nhau ~ trộm cắp, cướp bóc, đánh đập

người khác, giết người, bỏ rơi con người trong hoạn nạn, tham

Trang 26

Tuy edi thiện và

ác là những giá trị đối lập nhau nhưng

không phải là bất biến và eó mối quan hệ nhất định với nhau Yai thiện và cái áe luôn biến đổi theo sự phát triển của xã hội

loài người, và mỗi một đân

iai cấp, chế độ đều có quan

niệm của mình về cái thiện, cái ác Về điều này, Ph Ăngghen

đã từng khẳng định: “Từ dân tộc này sang dân tộc khác, từ thời

đại này sang thời đại khác, những quan niệm về cái thiện và

cái ác đã biến đổi nhiều đến mức chúng thường trái ngược hẳn

nhau” Ví như, “trung quân” (rung thành với vua chúa) là một

giá trị quan trọng của đạo đức phong kiến (cái thiện), và bất kì hành vi, thậm chí lồi nói nào trái với quy định trên, “đụng chạm” đến vua chúa (cái áe) không những bị lên án mà cồn bị trừng phạt Ngày nay, người đân có quyền phê bình, phê phán lãnh đạo của mình (kể cả tổng thống) Nếu những lời phê phần đó là khách quan, mang lại sự thay đổi tích cực cho xã hội còn được xem là điều thiện Bên cạnh đó, giữa các quốc gia, các dân tộc trên thế giới cũng có nhiều quan niệm về cái thiện và

cái ác giống nhau - lòng thương yêu con người, biết giúp đỡ

người khác, dũng cảm, hi sinh vì tổ quốc, tận tuy với công việc là những việc thiện; hành hạ, giết người, phản bội, hèn

nhát, lười biếng là ác

Ở nước ta, theo các các giai đoạn lịch sử đân tộc nói chung và trong q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ

quốc nói riêng, quan niệm về cái thiện và eái ác cũng thay đổi, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường Ví như, trước đây, buôn

bán bị coi là xấu xa, bóo lột, là cái áe (những người làm nghề buôn bán thường được gọi một cách miệt thị là "on bn”) thì

ngày nay, những người làm nghề này lại được để cao, được coi

là làm điều thiện (nay gọi là những doanh nhân) Cái thiện

ngày càng được hiểu một cách “cdi mé” hơn, biểu hiện đa dạng hơn — làm giàu chính đáng, biết cạnh tranh lành mạnh phù

hợp với luật pháp, biết tự khẳng định mình, tiết kiệm, bảo vệ

Trang 27

môi trường, giúp đỡ người nghèo Đặc biệt, eái thiện lớn nhất

của đất nước ta hiện nay là "tất cả vì mụe tiêu đân giàu, nước

mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, tức là biết dat quyền lợi, lợi ích của dân tộc, của nhân dân lên trên hết Ngược ở, bất lợi, có hại cho quá trình đạt mục tiêu trên đều được coi là ác Những cái ác đang tổn tại mà xã hội chúng ta đang lên án, chống lại một cách mạnh mẽ như

buôn lậu, trốn thuế, tham nhũng, gây lãng phí, gây ô nhiễm

môi trường, phá rừng

lại, những gì gây cần tị

Tuy nhiên, không phải bất kì hành vi nào mang lại những kết quả tốt đẹp, có lợi đều được coi là thiện, hay hành vi mang

lại kết quả xấu đều được coi 1a Ac Việc đánh giá một hành vi

của con người là thiện hay ác không chỉ phụ thuộc vào kết quả mà còn liên quan đến mục đích, động eơ, phương tiện, điều kiện thực hiện Ví dụ, trước tình huống một người sắp chết đuối, một người tàn tật tên là A hô to: *Cứu người chết đuối” nhưng bản thân thì không nhảy xuống sông để làm việc dé

Cồn thanh niên tên là B lao xuống sơng để cứu chỉ vì anh ta

biết người đang chới với dưới đồng sông là giàu có, và anh ta hi vọng sẽ được người kia trả ơn Trong trường hợp này, người tên A không bị coi là áe vì anh ta bị tàn tật nên khơng có khả năng bơi cứu người, cồn hành động của anh tên B không được coi là thiện vì động cơ cá nhân của mình Hành vi được đánh giá là thiện hay ác cụ thể như sau:

— Động cơ tốt, kết quả tốt - được coi là thiện;

= Động cơ tốt, kết quả xấu - không đượe coi la Ac; — Động eơ xấu, kết quả tốt = không được coi là thiện;

— Động cơ xấu, kết quả xấu = được coi là ác

“Trong thực tiễn cuộc sống, việc xác định một hành vi là thiện hay ác là hồn tồn khơng dễ dàng Bởi lẽ, đằng sau mỗi

Trang 28

một hành vi ẩn chứa động cơ, mục đích nào đó mà người khác không phải bao giờ cũng nhận ra Ngoài ra, để làm việc thiện,

con người khơng chỉ có động cơ, mục đích tốt (thiện tâm), mà còn phải có những điều kiện, phương tiện thực hiện Khi eon

người nào đó làm được một việc thiện thì chưa chắc đã được những người xung quanh coi là thiện, người tốt, có đạo đức, nhưng nếu ai đó chỉ làm một điều áe thôi cũng dễ bị đánh giá là áe, người xấu

Mặc dù trong xã hội hiện tại, cái thiện và cái ác còn tổn tại song hành, đan xen nhau Nhưng lí tưởng cao đẹp của lồi người nói chung và của các quốc gia, đân tộc tiến bộ nói riêng là xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại mà trong đó cái

thiện ngự trị tuyệt đối, cái ác bị đẩy lài Để xây dựng được một

xã hội lí tưởng đó, trước hết, mỗi một cá nhân là một tấm

gương sáng về làm điều thiện, eổ vũ cho cái thiện, tránh điều ác, lên án cái ác

2 Nghĩa vụ

Mỗi một con người bao giờ cũng tham gia các mổi quan hệ, nhóm, tập thể khác nhau với tư cách xác định ~ con cháu trong gia đình, học sinh trong nhà trường, công dân của xã hội Để

mối quan hệ, nhóm hay tập thể đó tổn tại và phát triển, mỗi

một cá nhân cân phải thực hiện những trách nhiệm nhất định Ví như: con cháu phải lễ phép, vâng lồi, chăm sóc ơng bà, cha mẹ; học sinh phải họe tập và rèn luyện tốt; công dân phải tham gia bảo vệ tổ quốc khi cẩn Khi đó, con người ý thức được những việc mình cẩn làm vì lợi ích của người khác, lợi ích chung của xã hội (trong đó có lợi ích của chính mình) Như vậy, nghĩa vụ là thực hiện trách nhiệm của mình vì lợi ích chung

Trong thực tiễn cuộc sống, như nói ở trên, mỗi người eó vai

trò khác nhau trong xã hội nên nghĩa vụ của các công dân là có

Trang 29

thể khơng giống nhau Ví dụ, ở nhà trường, một thầy giáo có những nghĩa vụ như: tham gia các hoạt động sư phạm (giảng

dạy, giáo dục ), hương yêu học sinh, tôn trọng phụ huynh Ở

gia đình, người giáo viên đó có thể có nghĩa vụ của người chồng

đối với vợ, nghĩa vụ của người cha đối với con cái Khi cần, người đó phải cầm súng ra chiến trường để bảo vệ tổ quốc

Vì tham gia nhiều mối quan hệ khác nhau, cho nên, trong

tình huống cu thể, rất có thể xảy ra trường hợp con người phải đồng thời thực hiện một số nghĩa vụ khác nhau nên cần phải lựa chọn cách giải quyết phù hợp Ví dụ, khi tổ quốc lâm nguy,

một thanh niên có nghĩa vụ ra chiến trường, trong lúc đó, anh

ta có cha mẹ già nên có nghĩa vụ chăm sóc Vậy xót về mặt đạo

đức, anh ta phải thực hiện nghĩa vụ nào mới đúng? Trong

trường hợp này, người thanh niên này cần ý thức được rằng: là một công dân, phải bảo vệ tổ quốc, một khi tổ quốc cịn thì gia đình mới vẹn tồn, mất tổ quốc sẽ mất tất cả, trong đó có gia

đình của mình; Và, khi mình cầm súng ra chiến trường, ở quê nhà, xã hội sẽ có trách nhiệm với cha mẹ của mình Như vậy, lợi ích của cá nhân, lợi ích gia đình gắn liền lợi íeh đất nước và

cần phải đặt lợi ích của tổ quốc lên trên hết Thông qua việc

thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích xã hội và lợi ích người khác, lợi ích

cá nhân được đáp ứng tốt hơn

Trong cuộc sống, ngoài nghĩa vụ đạo đức, con người còn phải thực hiện nghĩa vụ pháp lí Điểm chung của hai nghĩa vụ này là đều nhằm định hướng, điều chỉnh hành vi và hoạt động

của con người phù hợp với các chuẩn mực xã hội Song, nghĩa

vụ đồi hồi công đân tôn trọng, thực hiện pháp luật hiện hành (như Luật Giao thông khi tham gia giao thông, Luật Doanh nghiệp đối với các doanh nhân, Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập eao ) Việc thực hiện nghĩa vụ pháp lí có

thể mang tính chất tự giác nhưng chưa phải là cái thôi thúc

Trang 30

bên trong và chịu sự cưỡng chế từ bên ngoài, bị trừng phạt bởi

các lực lượng bảo vệ pháp luật (công an, viện kiểm sắt, toà án) nếu vi phạm Còn nghĩa vụ đạo đức mang tính tự giác do con

người ý thức được trách nhiệm đạo đức của mình, được tình

cảm thúc đẩy và nó mang lại cho con người cảm giác thích thú,

vui sướng, thoải mái mỗi một khi thực hiện được nghĩa vụ của

mình Nếu không thực hiện nghĩa vụ đạo đức thì lương tâm day dứt, bị xã hội phê phán, lên án Tuy nhiên, sự phân biệt

trên chỉ mang tính chất tương đối và nghĩa vụ đạo đức và

nghĩa vụ pháp lí có mối quan hệ khăng khít với nhau - đều đóng góp vào việc giữ gìn kỉ cương và phát triển xã hội Nghĩa vụ đạo đức thúc đẩy con người thực hiện nghĩa vụ pháp lí Nghĩa vụ pháp lí là biểu hiện của việc thực hiện nghĩa vụ đạo đức Xã hội càng văn minh, tiến bộ thì nghĩa vụ pháp lí càng được chuyển hố thành nghĩa vụ đạo đức

3 Lương tâm

Khi gặp một tình huống đạo đức, đặc biệt khi đó khơng có sự chứng kiến của người kháe, eon người sẽ làm điều thiện hay điều ác? Điều đó phụ thuộc nhiều yếu tố, đặc biệt là lương tâm

Lương tâm là tiếng nói bên trong chi dan, thôi thúc con người

làm những điểu thiện, theo nghĩa vụ của mình và phê phần, ngăn cẩn con người làm điều ác Hay nói cách khác, lương tâm là tổng hoà ý thức trách nhiệm và tình cảm đạo đức của cá nhân về sự tự đánh giá, tự giám sát động cơ, hành vi của mình và tự yêu cầu mình thực hiện các chuẩn mực đạo đức xã hội

“Tại sao con người thực hiện hành vi đạo đức đúng đắn mà

không làm điều trái ngược? Có thể do sợ bị trừng phạt, xấu hổ

với người khác hay hổ thẹn với chính mình

Khi con người thực hiện hành vi mà đo sợ bị trừng phạt hay xấu hổ trước dư luận xã hội tức là đã ý thức được việc mình làm có phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội hay không và

Trang 31

lường trước được những hình phạt, búa rìu dư luận đổi với mình Với con người đó, nếu có sự chứng kiến của người khác

hay anh ta lường trước được rằng, hành vi của mình sẽ có người biết thì anh ta sẽ làm điều thiện Trong trường hợp ngược lại,

nếu chắc chắn rằng bành vi của mình sẽ khơng ai biết và sẽ không bị trừng phạt thì, rất có thể, anh ta chọn cách thực hiện hành vi sao cho chỉ có lợi cho mình thậm chí làm những diều áo 'Tuy nhiên, không thể khẳng định rằng, những hành vi thiện được ai đó thực hiện do sợ bị trừng phạt, xấu hổ với người khác là vô lương tâm (thực ra đó chưa phải là hành vị eó lương tâm) Hành vi loại này cũng có ý nghĩa xã hội nhất định vì trong nhiều trường hợp, nó ngăn chặn con người làm điều xấu, điều ác và nó rất có thể là cơ sở ban đầu để con người hình thành nên

lương tâm cho mình

Xấu hổ với bản thân hay tự xấu hổ là trạng thái tâm lí khi con người khơng hài lịng với chính mình về việc mình đã không làm theo lẽ phải hay đã làm điểu ác Rất có thể việc đó sẽ khơng có ai biết nhưng eon người vẫn thấy ân hận, day dứt và thầm hứa sẽ không tái phạm những hành vi tương tự Nhưng đó có thể chưa hồn tồn là có lương tâm vì người biết hổ thẹn không phải bao giờ cũng là người có lương tâm (mặc dù người có lương tâm là người biết hổ then) Đây là bước đầu của lương tâm

Lương tâm, theo đúng nghĩa của từ này, xuất hiện trong

suốt toàn bộ quá trình thực hiện hành vi của con ngu

khởi đầu cho đến khi kết thúc Đứng trước một tình huống đạo đức, con người tự nhủ mình phải làm điều thiện theo nghĩa vụ (mà khơng tính tốn lợi ích cá nhân, không cẩn biết, hành vi của mình có ai biết đến hay không) Sau khi thực hiện hành vi,

con người tự đánh giá lại toàn bộ sự việc Ở đây, sẽ xảy ra hai

trường hợp 'Thứ nhất là, anh ta thực hiện được hành vi theo dự định, theo lương tâm mách bảo và hành vi đó mang lại kết quả

Trang 32

tốt đẹp Khi đó, anh ta cảm thấy hài lòng, vui sướng, thanh

thản lương tâm Trường hợp thứ hai, đo nguyên nhân nào đó

(khơng có khả náng, thiếu thời gian, thiếu phương tiện ), hành vi mong muốn không thực hiện được hay kết quả hành vì đó khơng được như dự kiến thì anh ta cảm thấy không hài

lồng với chính mình, giận mình Sự cắn rứt lương tâm làm cho

con người tự đằn vặt, day đứt, ân hận

Như vậy, lương tâm có ý nghĩa to lớn trong đời sống đạo đức của con người vì nó giúp eon người tự đánh giá, tự điểu chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp vị chuẩn mực đạo

ao đức của mình Khi đó, hành

vì của eon người trở nên tự nguyện, tự giác theo tiếng gọi bên trong của lí trí và con tìm mà khơng phải sự ràng buộc từ bên

ngồi Lương tâm cịn giúp con người vượt qua khó khăn, đặc

biệt là vượt qua chính mình để làm điều thiện, không làm

những diều áe, giữ gìn được nhân cách cao thượng, đù ở hoàn

cảnh nào Đúng như A.X Maeareneo đã từng nói, đại ý, người có àm cả những việc mình khơng thích khi khơng có ai nhìn thấy

đức xã hội, làm tròn nghĩa vụ

no đức là người

Ngược lại, người khơng có lương tâm thường làm những

vide bat nhân, bất nghĩa, võ đạo đức miễn là mang lại lợi ích, dục vọng thấp hèn của mình - cướp của, giết người, trả thù cá nhân, phản bội người thân, phản bội tổ quốc Họ còn sống giả

đổi, giả nhân, giả nghĩa, có khi rất nguy hiểm cho xã hội,

Khơng có lương tâm, họ có thể ý thức được việc mình làm

nhưng khơng thể có tình cảm đích thực và chỉ thực hiện hành vi dao dite khi biét hae chan rang người nhìn thấy, có người khác biết đến hay chi mang lại lợi íeh cho mình, Rõ ràng, đó là hành vi không tự giá

ð Ở những eon người đó khơng có cảm giác

ân hận, cắn rút lương tâm trư làm vô nhân đạo gây tổn hại, đau khổ cho người khác, cho xã hộ ic những vi

Trang 33

4 Hạnh phúc

Con người luôn mơ ước xây dựng một cuộc sống tự do, hạnh phúc, trong đó, các yếu tố chân, thiện, mĩ ngự trị tuyệt đối Cuộc sống hạnh phúc là khát vọng của từng cá nhân và của xã

hội nói chung

Theo quan niệm truyền thống, hạnh phúc eon người gắn liển

với cuộc sống gia đình — có một gia đình êm ấm, vợ chồng yêu

thương nhau, con cái khoẻ mạnh, ngoan ngoãn, học giỏi, kinh tế sung túc Khi đó, con người có cảm giác vui sướng, phấn chấn,

thoả mãn về những điều mình mong muốn đã đạt được

"Theo nghĩa rộng, hạnh phúc là cảm giác về sự khoan khối của tơn tại Con người chỉ khoan khoái trong trường hợp những

nhu cầu cơ bản của mình được thoả mãn Hay, nói cách khác,

hạnh phúc chỉ sự thoả mãn những nhu cầu, nguyện vọng chủ

yếu của con người Đó là những nhu cầu cơ bản có giá trị cuộc

sống lớn lao, có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đồi con người, đối với sự phát triển con người và xã hội, mà không phải những niềm

vui thông thường ngắn ngủi, nhất thời (một người nghèo khổ

được một bữa ăn ngon, một em học sinh có học lực trung bình

một lần nhận được điểm 10 - đó chưa phải là hạnh phú

Những nhu cầu cơ bản của con người gồm nhu cầu vật chất

và nhu cầu tỉnh thần Nhu cầu vật chất — đó là thức ăn, nước

uống, quần áo, nhà ở, phương tiện đi lại Nhu cầu vật chất là

có giới hạn, nếu vượt qua giới hạn đó, con người có thể khơng

cịn cảm thấy sung sướng mà còn cam thấy khó chịu, thậm chí nguy hiểm — ăn quá no gây bội thực, ăn quá nhiều chất gây

bệnh, luôn ở trong phịng điểu hồ khơng tốt cho sức khoẻ

Nhưng, sự thoả mãn nhu cầu vật chất một cách đẩy đủ (ví như

được ăn ngon, mặc đẹp, có nhà cao, cửa rộng, ô-tô đắt tiền )

chưa hẳn mang lại hạnh phúc cho con người Đặc biệt, trong

một số trường hợp, nhiều người có được cuộc sống vật chất giàu

Trang 34

có là nhờ những cách làm giàu phi pháp, có khi làm điều ác (nhờ tham ô, ăn hối lộ, buôn lậu, ăn cướp ) thì những người đó lại càng khơng thể có hạnh phúc, bởi họ khơng có một tỉnh

thần lành mạnh, không có sự thanh thắn lương tâm

Chính nhu câu tỉnh thần mới là yếu tố cơ bản tạo nên hạnh

phúc của eon người Những nhu cầu tỉnh thần chính của con

người rất đa dạng - hiểu biết về thế giới xung quanh, thưởng thức và sáng tạo ra cái đẹp (âm nhạc, hội hoạ, phim ảnh ) giao lưu và kết bạn với những người khác Nhu cầu tỉnh thần của con người là khơng có giới hạn, khát vọng về chân lí, đạo

đức, thẩm mĩ là vô cùng và chúng chỉ mang lại cho con người

những xúc cảm tích cực mà thôi Con người biết tạo ra hạnh phúc cho mình là, trong trường hợp cần thiết, sẵn sàng hỉ sinh nhu cẩu vật chất để thoả mãn nhu cầu tinh thần (1á lành đàm lá rách” do “thương người như thể thương thân”, nhịn ăn sáng

để mua sách đọc, từ chối chốn phôn hoa để được sống gần gia

đình ) Trong thực tế, nhiều khi, con người sống chưa phải thật no đủ nhưng “túp lồu tranh” (nhu cầu vật chat) khong can trở được eâm giác hạnh phúc của “hai trái tỉm vàng” (nhu cầu tỉnh thần) Những trường hợp kháe - rất nhiều người dùng tiển bạc kiếm được phục vụ cho nhu cầu tỉnh thần - mua tỉ-vi, đàn máy nghe nhạc, đi du lịch, lo cho con học tập, kể cả du học

Trong những nhu cầu tỉnh thần, nhu cầu đạo đức chiếm vị trí đặc biệt quan trọng Vì trong cuộc sống của mình, khơng ai “thốt” được các mối quan hí

đạo đức — với những người xung quanh, với công việc, với xã hội, với môi trường Hạnh phúc thực sự chỉ đến với những người có đạo đức — biết làm việc thiện, thực hiện tốt nghĩa vụ của mình Nhờ những nhu cầu đạo đức được thoả mãn, hạnh phúc làm cho eon người hài lòng

về cuộc sống, tin tưởng những giá trị xã hội, nâng cao tính tích

Trang 35

lên Khi đó, con người sẽ càng nâng cao ý thức nghĩa vụ, tự giác làm việc thiện, lương tâm càng thanh thần, trong sáng

Hạnh phúc của con người vừa mang tính chủ quan, vừa

mang tính khách quan Tính chủ quan thể hiện ở chỗ, mỗi một

con người eó quan niệm riêng của mình về hạnh phúc, có điểu

kiện và khả năng của mình để đạt được những nguyện vọng,

nhu cầu cá nhân Rất có th với anh A, hạnh phúc là gia đình yên ấm, con cái tiến bộ, việc làm ổn định, có nhà để ở Nhưng, đối với anh B, những yếu tố đó chưa làm anh ta thoả

mãn ~ anh ta cẩn có xe ơ-tơ đắt tiền, vợ dep, con cái học giỏi,

được đi du lịch nước ngoài Với nhiều người, khi đáp ứng được

những nhu cầu so với “mặt bằng xã hội” là hạnh phúc, còn với

những người kháe thì phải vượt trên “mặt bằng” đó mới hạnh phúc Để thoả mãn những nhu cầu của mình, có người rất nỗ lực, có ý chí vươn lên quyết tâm “đấu tranh”, kẻ thì sống

theo kiểu “há miệng chờ sung”

nh khách quan của hạnh phúc thể hiện ở ehỗ, những nhu cầu của con người và việc đấp ứng chúng phụ thuộc vào sự

phát triển kinh tế - xã hội Khi kinh tế - xã hội của đất nước càng phát triển thì nhu cẩu con người, quan niệm về hạnh phúc cũng thay đổi theo Ví như, khi đất nước còn nghèo nàn,

lạc hậu (trong chiến tranh trước đây chẳng hạn) xe máy là thứ

xa xỉ, có chiếc xe đạp để đi lại là nhu cầu chính đáng, Cịn ngày nay, khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, xe máy trổ nên quá phổ biến và nhiều người mơ ước có

ơ-tơ riêng

Tính khách quan của hạnh phúc con người còn thể hiện ở sự đánh giá, thừa nhận của xã hội Sự đánh giá này lại phụ

thuộc vào sự phát triển xã hội, khả năng của xã hội đáp ứng

những nhu cầu khác nhau của con người, quan niệm xã

hạnh phúc, phụ thuộc vào vị thế xã hội của chính chủ thể Ví

Trang 36

dụ, ngày nay, khó có thể cho gia đình anh X là hạnh phúc nếu

họ phải đi làm thuê, cuốc mướn, thiếu ăn, thiếu mặc, nhà cửa rach nát Bên cạnh đó, khơng thể coi chị Y là bất hạnh chỉ vì chị ta mơ ước lấy chồng triệu phú mà không thành

Như vậy, hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc gia đình khơng tách rời hạnh phúc xã hội - không chỉ phụ thuộc hạnh phúc xã mà còn làm nên hạnh phúc xã hội Ngược lại, hạnh phúc xã hội phấn đấu cho mọi người, mọi gia đình đều được hạnh phúc

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1 Đối tượng nghiên cứu của Dạo đức học là gì?

2 Phân tích phạm trù cái thiện và cái ác

3 Phân tích phạm trù nghĩa vụ

4, Phân tích phạm trù lương tâm

5 Phân tích phạm trù hạnh phúc

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của Đạo đức học là gì?

Gợi ý:

Anh/ ehị phân tích:

— Là một khoa học, Đạo đức học nghiên cứu những nguyên

tắc, chuẩn mực, quy tắc về cách ứng xử, những tập quán, tục lệ

phần ánh mối tương quan giữa con người với nhau, giữa con

người và xã hội, xác định những quy luật nay sinh, tổn tại, phat

triển chúng, làm rõ bản chất, đạo đức trong xã hội loài người

~ Cụ thể, Đạo đức học nghiên cứu:

Trang 37

+ Các học thuyết về đạo đức của các nhà lí luận về đạo đức,

trong đó, có các khái niệm, các quan điểm, các nguyên tắc, các

chuẩn mực đạo đức

+ Sự khác nhau cơ bản giữa đạo đức về ý thức, quan hệ, thực tiễn đạo đức ở các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, từ

đó, xác định tính quy luật cả sự xuất hiện, thay đổi, phát triển

đạo đức;

+ Su phát triển đạo đức xã hội trong tương lai - đạo đức

trong nền kinh tế thị trường, trong nền kinh tế tri thức, trong xu thế toàn cầu hoá

Câu 3: Phân tích phạm trù cái thiện và cái áo

Gợi ý:

Anh / chị phân tích:

~ Khái niệm cái thiện và cái áo:

+ Cái thiện là cái tốt lành, cái có lợi, ích, phù hợp với

chuẩn mực đạo đức, mang lại những điều tốt đẹp cho xã hội,

cộng đồng, con người;

+ Cái ác là cái xấu, cái có hai, trái ngược với đạo đức xã hội,

mang lại những điều đau khổ, bất hạnh cho con người, gây ra

sự bất ổn cho cộng đồng, xã hội;

~ Cái thiện và cái ác luôn biến đổi theo sự phát triển của xã

hội loài người, và mỗi một dân tộc, giai cấp, chế độ đều có quan niệm của mình về cái thiện, cái ác;

— Cai thiện và cái ác ở nước ta theo các các giai đoạn lịch sử

~ Việc đánh giá một hành vi là thiện hay ác phụ thuộc vào

kết quả, mục đích, động cơ, phương tiện, điều kiện thực hiện

— Lí tưởng cao đẹp của loài người là xây dựng một xã hội

văn minh mà trong đó cái thiện ngự trị tuyệt đối

Trang 38

Câu 8: Phân tích phạm trù nghĩa vụ

Goi)

Anh/ chị phân tích:

~— Nghĩa vụ là thực hiện trách nhiệm của mình vì lợi ích

chung khi con người tham gia các mối quan hệ, nhóm, tập thể

khác nhau;

~ Mỗi một người có vai trò khác nhau trong xã hội nên

nghĩa vụ của các công dân là có thể khơng giống nhau;

— Khả năng xảy ra trường hợp con người phải đồng thời

thực hiện một số nghĩa vụ khác nhau nên cẩn phải lựa chọn

cách giải quyết phù hợp;

Mối quan hệ giữa nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ pháp lí Câu 4: Phân tích phạm trù lương tâm

Gợi ý:

Anh/ chị phân tích:

~ Lương tâm là tiếng nói bên trong chỉ dẫn, thôi thúc eon

người làm những điều thiện, theo nghĩa vụ của mình và phê

phán, ngăn cản con người làm điều ác;

~ Khi con người thực hiện hành ví mà do bị trừng phạt hay

xấu hổ trướe dư luận xã hội: đó chưa phải là hành vi có lương

tâm nhưng rất có thể là eơ sở ban đầu để con người hình thành

nên lương tâm;

— Khi eon người xấu hổ với bản thân hay tự xấu hổ: eó thể chưa phải là hoàn toàn có lương tâm; đây là bước dầu của Tương tâm

~ Lương tâm, theo đúng nghĩa của từ này, xuất hiện trong suốt tồn bộ q trình thực hiện hành vi của con người - từ

khởi đầu cho đến khi kết thúc: anh ta thực hiện được hành vi

Trang 39

lương tâm khi hành vỉ mong muốn không thực hiện được hay kết quả hành vi đó khơng được như dự kiến;

~ Lương tâm có ý nghĩa to lớn trong đời sống đạo đức của con người, có ý nghĩa tích cực đối với xã hội;

— Người khơng có lương tâm dễ gây nguy hiểm cho người

khác, cho xã hội

Câu ð: Phân tích phạm trù hạnh phúc Gợi ý:

Anh/ chị phân tích:

~ Theo nghĩa rộng, hạnh phúc là cảm giác về sự khoan khoái

của tôn tại, khi những nhu cầu co bản của mình được thoả mãn ~ Những nhu cầu eơ bản của con người gồm nhu cầu vật

chất và nhu cầu tỉnh thần:

+ Nhu cầu vật chất chưa hẳn mang lại hạnh phúc cho

con người;

+ Nhu cầu tỉnh thần là yếu tố cơ bản tạo nên hạnh phúc của con người, trong đó, nhu cầu đạo đức chiếm vị trí đặc biệt

quan trọng

— Hạnh phúc của con người vừa mang tính chủ quan, vừa

mang tinh khách quan:

+ 'Tính chủ quan: mỗi mot con người có quan niệm riêng của mình về hạnh phúe, có điều kiện và khả năng của mình để đạt được những nguyện vọng, nhu cầu cá nhân;

+ Tính khách quan: những nhu câu của con người và việc đáp ứng chúng phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội

và, quan niệm về hạnh phúc cũng thay đổi theo sự phát triển

kinh tế - xã hội; sự đánh giá của xã hội về hạnh phúc của các cá nhân

Trang 40

7ˆ ¬ 7 ˆ me sa Xu ee ‘al _ fe Le Se WI a es ey nell ee Bie ences pom ic ome = (Bae AUN fn el set 541 SĨ emp |e ret

T1 km ¬¬ is lẽ ~ 5S “ ˆ de eet ST ton

oe lags Öv để Mai 4 9AMGSÁ tte at

tminnhsninsEcLaenar2Lesrp di" nụ: ĩ

J2 Hit PEMI ec Where Were a ott Lda =, *

!3\ nu ee

Shore ee urls: ake bt rete ole pews 1

Le ht ng reflec m ew oe og ee Dol ogy gle +:

ae 45 anh faved a bet adn =a s

+ or ẩn vn

củ 1¬ tte aiðanssdssÔlpg J^53y b2 sung dụs'E

(see

ge ee er cúc 53Ö⁄Ÿ = :

Moin ta ithe Vat a i

easy RY OP elle Tg lire eR (ix Shan

peter ari» «fee at 2 ue : nak anh 1A Thal om oh Pe, WF ee — eter i eli’ Anite Agatti ed có

: - thle

Ce ' ˆs.a

Ngày đăng: 10/11/2023, 10:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN