1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình đạo đức học đại cương

285 263 7
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 2

ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

._ TS Dương Văn Duyên (Chủ biên) - Th§ Nguyễn Thị Kim Thanh

GIAO TRINH

ĐẠO ĐỨC HỌC ĐẠI CƯƠNG -

(Dùng trong Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn)

Trang 3

MỤC LỤC Trưng 08.8 0n ĐA 7 Chương l ĐẠO ĐỨC HỌC VỚI TƯ CÁCH MỘT KHOA HỌC I ĐẠO ĐỨC VÀ ĐẠO ĐỨC HỌC St tt n1 re 9

1 Đạo đức và cấu trúc của đạo đỨC ccctSt SH HH th re 9

2 DAO MUG HOC 00 .434 e 25

It ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CÚỦA ĐẠO ĐỨC HỌC MÁC-LÊNIN c2 t2 t2 Hee 27

1 Đối tượng của đạo đức HỌC cc 2tt 1 1 111111 011101112110211 21111111 xe bees 27 2 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của đạo đức học Mác — Lénin 33

Chương Il

NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC

I NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA ĐẠO ĐỨC cccScccecererrrrereee 45

1_ Nguồn gốc của đạo đỨC .- càng TH HH HH Hưng Hit 45

2 Bản chất và những tính chất của đạo đức . ccsrxererreet ĐĐ

II CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC c sec 60

1 Những chức năng của đạo đỨC cuc nàng" HH 1111k nh nh 60 2 Vai trd Ca dao 1n a 69

Chuong Il

QUY LUẬT VẬN ĐỘNG VA PHAT TRIEN CUA ĐẠO ĐỨC,

CÁC KIỂU ĐẠO ĐỨC VÀ QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC VỚI MỘT SỐ HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI KHAC

I QUY LUẬT VAN DONG VA PHAT TRIEN CUA ĐẠO ĐỨC 79

1 Quy luật tồn tại xã hội quyết định sự hình thành và phát triển của đạo đức 79

2 Quy luật kế thừa trong sự phát triển của đạo đức c-c+vcc++ 80

3 Quy luật đấu tranh của hai nền đạo đức trong xã hội có giai cấp 82

Trang 4

4 GIÁO TRÌNH ĐẠO ĐỨC HỌC ĐẠI CƯƠNG

II CÁC KIỂU ĐẠO ĐỨC TRONG LỊCH SỬ Q.0 n1 TH TT ng ro 85

1 Phân chia đạo đức theo tiến trình lịch §Ử Ă SA shHe re 85 2 Phân loại đạo đức theo vị trí của các giai cấp trong một chế độ xã hội 93

II QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC VÀ MỘT SỐ HÌNH THÁI Ý THỨC

XÃ HỘI KHÁC HH HH1 n1 re 96

1 Mối quan hệ giữa đạo đức và chính trị c cv xxx kg trikerirrrke 96 2 Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật - SH Hee, 100 3 Mối quan hệ giữa đạo đức và tôn giáo che ry 104 4 Mối quan hệ giữa đạo đức và nghệ thuật Ăn ve 107

5 Mối quan hệ giữa đạo đức và khoa học -.-cc che re 109

Chuong IV

CAC PHAM TRU CO BAN CUA BAO BUC HOC

I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHẠM TRÙ ĐẠO ĐỨC HỌC 113

1 Quan niệm về phạm trù đạo đức hỌG co c St tenryey 113

2 Đặc điểm của phạm trù đạo đức học -ccscccctierrrrrrrrrrrrree 114 3 Bản chất những phạm trù đạo đức học Mác-Lênin ca 115 II MỘT SỐ PHAM TRU CƠ BAN CUA DAO ĐỨC HỌC -cccce- 117 1 LE SONG 117 2, Hạnh phÚG kg HH ng K7 09 128 KÌN bo an vi 137 4 LƯƠng Tâm uc HH HH HH ng g0 1071871111711 145 5 ThIỆNn VÀ ÁC LH ng ng tk 0911910 151 Chương V

NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ QUY LUẬT HÌNH THÄNH ĐẠO ĐỨC MỚI I ĐẠO ĐỨC MỚI VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC MỚI -. .- 16!

1 Khái niệm đạo đức mới cccccccsctc 2111111122110 e NHue 161

2 Vai trd cla dao AUC MOissccsccssscccssssecssssteessssssessssssssssessavesuesenseeeseesteneeee 164

II NHONG NGUYEN TAG CUA DAO DUG MO) ccssssssssecssesssssessesetseeeseeeees 171 1 Chủ nghĩa tập thể là cơ sở của đạo đức mới . «+ c<c<czce+ 171

2 Lao động tự giác, sáng tạo là cội nguồn của đạo đức mới 176

Trang 5

Mục lục - 5

QUY LUẬT HÌNH THÀNH ĐẠO ĐỨC MỚI -cccccnieterrerirrerrree 187

1 Đạo đức mới là sự phát triển tiếp theo của đạo đức giai cấp công nhân

đã được hình thành trong chế độ tư bản chủ nghĩa . - 187

2 Đạo đức mới - xã hội chủ nghĩa là kết quả tổng hợp của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Ác SH e 189 3 Đạo đức mới - xã hội chủ nghĩa là kết quả tổng hợp của quá trình rèn luyện và tự rèn lUuYỆn c ch hky 193 Chương VI XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIEN NAY ĐẠO ĐỨC TRONG NÊN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM L 2L HT kg rkg 197 1 Đạo đức mới ở Việt Nam ¿sa c Tnhh TH HS HH HH ng He 197 2 Ảnh hưởng của kinh tế thị trường đối với đạo đức .-c-ccccc 200 3 Vai trò của đạo đức mới đối với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay 21 †

._ SỰ BIẾN ĐỔI THANG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 215

1 Giá trị và thang giá trị đạo đỨC -L cu Hs ng Hs kh ty kh 215 2 Sự chuyển đổi thang giá trị đạo đức ở Việt Nam hiện nay 218

3 Những phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam hiện nay 223

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY 227

1 Sinh viên và vai trò của sinh viên Việt Nam hiện nay 227

2 Thực trạng đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay và những nội dung giáo dục đạo đức sinh viên nước ta 234

Trang 6

6 GIÁO TRÌNH ĐẠO ĐỨC HỌC ĐẠI CƯƠNG

3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng là sự tiếp thu tư tưởng đạo đức của Chủ nghĩa Mác-Lônin LH HH he key 252 4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng

được hình thành từ thực tiễn hoạt động cách mạng của Người 252

II NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG 02c 2t n2 n2 2 reerrrrrrrrree 253

1 Quan niệm Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và vai trò

của nó đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc -: -c<+s 253

2 Những phẩm chất đạo đức của người cán bộ cách mạng 259

3 Những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng

theo tư tưởng Hồ Chí Minh s5 5S 25c cn nen errerex 265

III TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH -22-cccc2vvcsrrerrreree 271

1 Tấm gương về tinh thần yêu nước và kiên trung cách mạng

3n e0 10) 0007757 .- 271 2 Tấm gương yêu thương con người, tin vào sức mạnh nhân dân,

hết lòng phục vụ nhân dân của Hồ Chí Minh - 2 ccssssscee2 278

3 Hồ Chí Minh nêu tấm gương sáng về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, giản dị, trong sáng, gương mẫu về đấu tranh phê và tự phê 274 4 Hồ Chí Minh nêu tấm gương sáng về tinh thần quốc tế cao cả, trong sáng 276 5 Hồ Chí Minh nêu một tấm gương về phương pháp làm việc khoa học,

có hiệu quả -.cccccssxcsces "a 280

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

Giáo trình Đạo đức học đại cương được biên soạn trên cơ sở kế

thừa, tiếp thu những giáo trình đã có của nhiều tác giả và cập nhật

những kiến thức đạo đức học mới hiện nay Giáo trình phục vụ việc học tập, nghiên cứu của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội Giáo trình trình bày một cách

có hệ thống những kiến thức đạo đức học của những nhà tư tưởng

đạo đức khác nhau trước khi nêu quan điểm đạo đức của đạo đức

học Mác-Lênin Thông qua việc trình bày như vậy, người học sẽ thấy

được tính đúng đắn khoa học của đạo đức học Mác-Lênin Chắc chắn

trong quá trình biên soạn vẫn còn nhiều hạn chế, tập thể tác giả rất

mong nhận được những đóng góp quý báu của các bạn độc giả Xin

chan thanh cam on!

Trang 8

Chương L

DAO ĐỨC HỌC VỚI TƯ CACH MGT KHOA HỌC

I DAO DUC VA DAO DUC HOC 1 Đạo đức và cấu trúc của đạo đức

a Khai niệm đạo đức

Con người ngay từ khi mới hình thành đã sống thành xã hội Để

đảm bảo sự ổn định và phát triển trong đời sống xã hội của mình, con

người có nhiều phương thức điều chỉnh hành vi, trong đó có đạo đức Kinh tế điều chỉnh hành vi thông qua lợi ích kinh tế, luật pháp điều

chỉnh thông qua hệ thống pháp luật Trong nhà nước pháp quyền,

công dân được làm những gì luật không cấm Đạo đức điều chỉnh

hành vi của con người một cách tự giác, thông qua phong tục tập quán, thói quen, lương tâm và trách nhiệm

Là một hiện tượng thuộc đời sống xã hội, đạo đức đã hình thành,

phát triển và đồng hành cùng với sự phát triển của xã hội loài người

Trong lịch sử phát triển nhân loại đã có nhiều quan niệm khác nhau về đạo đức Thuật ngữ đạo đức (Moral) được hình thành rất sớm trong chế độ chiếm hữu nô lệ vào khoảng thế kỷ thứ IV trước

Công nguyên Arixtốt (384 — 322 TCN) viết nhiều tác phẩm về đạo đức

Theo ông, đạo đức học là khoa học ứng dụng thực tiễn, là một biến

thể của chính trị Nếu khoa học cho con người biết các vật là gì, tức là

khoa học cho người ta biết bản chất và quy luật vận động phát triển

Trang 9

10 GIÁO TRÌNH ĐẠO ĐỨC HỌC ĐẠI CƯƠNG

nhất cho con người? Trong tiếng Hy Lạp còn có từ ef#icos là tập tục,

là thói quen, thông qua đó mà con người thực hiện điều chỉnh hành vi của mình

Nội dung xã hội của đạo đức là người này giúp đỡ người khác

một cách vô tư Tiếng Anh - Moral, tiếng Pháp - Morale, tiếng Latinh

- Moralis để chỉ các quan hệ, các hành vi, các phẩm giá về sự quan

tâm của người này đối với người khác theo chuẩn mực về cái tốt

trong một cộng đồng xã hội từ trong gia đình tới ngoài xã hội

Ở Trung Quốc cổ đại, Khổng Tử (551 - 479 TCN), đã muốn các

ông vua dùng đức để trị vì đất nước, lập lại trật tự kỷ cương xã hội Ông đã xây dựng những mối quan hệ nhằm duy trì một trật tự từ trong gia đình tới ngoài xã hội, đó là mối quan hệ vua - tôi, cha mẹ -

con cái, chồng - vợ, anh - em, bạn bè Theo ông, bầy tôi phải phục

tùng vua; con cái phải nghe theo lời cha mẹ, có hiếu với cha mẹ; vợ

phải phục tùng chồng Theo quan niệm Trung Quốc “Đạo chính là

đường đi lối lại của nể nếp có phép tắc rõ ràng Theo nghĩa đen và nghĩa bóng của từ, đạo là con đường đúng đắn từ nơi đi cho tới nơi

tới Đạo là hệ thống những nguyên lý, những phép tắc, những quy

wl

luật cơ bản của sự vận động”

Đức là những quy định, những yêu cầu phải thực hiện cho đúng

trách nhiệm của mỗi giới, mỗi người Ví dụ: Đối với bậc quân tử phải

thực hiện: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm Đối với nữ phải thực hiện:

công, dung, ngôn, hạnh Đức là biểu hiện của đạo, là kết quả vận

động của đạo Đạo là đường đi nước bước, cách thức để cho đức hình

thành Đạo mà không đúng, đức cũng không có Đạo đức là lối ứng xử có nhân phẩm giữa người này với người khác Đạo đức luôn luôn đòi hỏi mối quan hệ hai chiều, người này phải có trách nhiệm với người khác Ở phương Đông, đạo đức được hiểu là đạo làm người, mỗi người sống phải có trách nhiệm với người khác Cha mẹ có trách

nhiệm trước con cái, con cái có trách nhiệm với cha mẹ Anh có trách nhiệm với em và ngược lại

Trang 10

Chương 1: Đạo đức học với tư cách một khoa học 11 Ở Việt Nam có nhiều quan niệm về đạo đức Giáo trình Đạo đức

học xuất bản năm 2000, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia có viết:

“Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội,

chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức

mạnh của dư luận xã hội”,

Huỳnh Khái Vinh cho rằng: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm: những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó

con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh

phúc của mình và sự tiến bộ xã hội trong quan hệ người - người?

Từ điển Hếng Việt khẳng định: Đạo đức là “những tiêu chuẩn, những nguyên tắc được du luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội”

Qua các ý kiến khác nhau, có thể khẳng định, ao đức là một hình

thái ú thức xã hội, bao gôm hệ thống các quan điển, quan niệm, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, để điều chỉnh hành ơi 0à cách ứng xử của con người, được thực hiện bởi niêm tín, trách nhiệm, lương tâm của mỗi cá nhân, bởi phong

tục tập quán 0à dự luận xã hội nhằm tạo nên sự hài hoà giữa lợi ích cá nhân

tới lợi ích của cộng đồng uà xã hội, đảm bảo hạnh phúc cho con isười 0à tiến

bộ xã hội; là một lĩnh uực hoạt động của đời sống tỉnh thân xã hội

Trong khái niệm trên đạo đức được xem xét với bốn dấu hiệu

đặc trưng nhất: -

Một là, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội, phản ánh hiện thực đời sống tỉnh thần xã hội, được thể hiện

trong niềm tin, lý tưởng, hệ thống các chuẩn mực, trong phong tục tập quán, ý chí để thực hiện lý tưởng đạo đức v.v Khi tồn tại xã hội

1 Giáo trình Đạo đúc học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.8

? Huỳnh Khái Vinh (Chủ biên): Một số oấn đề uê lõi sống, đạo đúc, chuẩn xã hội,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.44

2 Viện Ngơn ngữ học Hồng Phê (Chủ biên): Từ điển Hếng Việt, Nxb Đà Nẵng,

Trang 11

12 : GIÁO TRÌNH ĐẠO ĐỨC HỌC ĐẠI CƯƠNG

thay đổi thì sớm hay muộn đạo đức cũng thay đổi theo Đạo đức xã hội chẳng qua chỉ là tồn tại xã hội được nhận thức; nó là cái thứ hai,

phát sinh từ tồn tại xã hội như là cái thứ nhất

Hai là, đạo đức được xem xét với tính chất một phương thức

điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội Mỗi cá nhân trong xã

hội là một cá thể độc lập, nhưng không thể tách khỏi cộng đồng xã hội Sự phát triển của một con người không thể tách rời môi trường anh ta sinh sống như: gia đình, nhà trường và xã hội Một đứa trẻ

sinh ra trong một gia đình mà các thành viên của gia đình yêu thương gắn bó với nhau, có đầy đủ những điều kiện vật chất; sống trong một môi trường xã hội lành mạnh sẽ dễ trở thành một nhân

cách tốt Ngược lại một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình nghèo đói,

cha mẹ mâu thuẫn, xung khắc nhau và môi trường xã hội không tốt

sẽ khó trở thành những nhân cách lành mạnh Có thể nói cá nhân và cộng đồng xã hội cộng sinh với nhau, cùng tổn tại và phát triển

Không có cá nhân nào ở ngồi cộng đồng, cũng khơng có cộng đồng nào được tạo nên từ cái gì khác, ở bên ngoài cá nhân Cộng đồng tốt

sẽ tạo ra cá nhân tốt Cá nhân tốt sẽ đóng góp tích cực để hình thành

cộng đồng tốt Thông qua những quan hệ xã hội mà con người điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với những yêu cầu của xã

hội Trong xã hội có nhiều phương thức điểu chỉnh hành vi của con

người, bao gồm kinh tế, chính trị, văn hóa, luật pháp, đạo đức v.v : Trong đó đạo đức điều chỉnh hành vi con người một cách tự nguyện, tự giác, sâu rộng, không cần sự kiếm soát của người khác, không bị

giới hạn về không gian và thời gian

Ba là, đạo đức được xem xét là một hệ thống các giá trị thiện - ác

Thiện là những giá trị mà xã hội mong muốn Ác là những cái xã hội

không mong muốn, cần phải được loại bỏ Tuy nhiên, quan niệm thiện ác trong các thời đại, các dân tộc, các giai cấp khác nhau có sự

khác nhau, thậm chí đối lập nhau Giá trị thiện là những hành vi

được phép, là khách thể khẳng định những lợi ích của xã hội, là

những hành vi mang lại những điều tốt đẹp cho những người khác

Trang 12

Chương 1: Đạo đức học với tư cách một khoa học 13

trị thiện; còn bán nước, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc là ác Như vậy có thể nói đạo đức là giá trị thiện và ác được tạo nên bởi cái thiện và cái ác tỉnh thần (ý thức đạo đức) cùng với cái thiện và cái ác hiện thực

(những hành vi được điều khiển bởi ý thức đạo đức)

Bốn là, đạo đức là một lĩnh vực đời sống tỉnh thần của xã hội Với

tư cách một lĩnh vực đời sống tỉnh thần của xã hội, đạo đức chỉ phối các hoạt động sống của con người Khi con người có một lẽ sống

đúng đắn, một lý tưởng đạo đức trong sáng, sẽ có hành vi đạo đức

đúng đắn, biết sống vì cộng đồng, vì xã hội, biết hy sinh cho tổ quốc,

quê hương, cho những người khác b Cấu trúc của đạo đức

Cấu trúc đạo đức có thể chia theo nhiều cách khác nhau

- Một là, chia theo lĩnh vực biểu hiện của đạo đức: ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức

Cách phân chia này dựa trên mối quan hệ giữa ý thức và hành

động của đạo đức

Ý thức đạo đức là ý thức về hệ thống các quy tắc, các chuẩn mực ˆ

hành vi đạo đức phù hợp với những quan hệ đạo đức đã và đang tồn tại trong xã hội bao gồm cả xúc cảm và tình cảm của con người, từ đó hình thành niểm tin, lý tưởng đạo đức của họ vào những điều tốt đẹp, thông qua đó hướng dẫn hành động của con người sao cho phù : hợp với những yêu cầu chung của xã hội

Ý thức đạo đức thể hiện ở hai cấp độ: cảm tính và lý tính

Ở cấp độ cảm tính ý thức đạo đức biểu hiện thành tình cảm đạo đức Tình cảm đạo đức vừa thể hiện ra như là sự nhận thức đánh giá các hiện tượng đạo đức trong xã hội, vừa là sự biểu hiện thái độ của chủ thể đạo đức đối với những hiện tượng đó Ví dụ: Trước những việc làm thiện; những điều tốt đẹp trong cuộc sống, con người tỏ thái độ đồng tình ủng hộ Ngược lại, trước những cái ác con người phản

đối, trước những bất hạnh của người khác con người có sự thương

Trang 13

14 GIÁO TRÌNH ĐẠO ĐỨC HỌC ĐẠI CƯƠNG Tình cảm đạo đức của con người có xu hướng vươn đến cái

thiện, là thái độ của con người về hệ thống những yêu cầu đạo đức, là

cảm xúc của cá nhân trước hành vi của người khác hay hành vi của chính bản thân mình Con người vui sướng khi người khác hạnh

phúc, thoải mái khi làm được một điểu tốt cho người khác; thông

cảm chia sẻ những khó khăn bất hạnh của người khác; day dứt lương tâm khi không làm tròn trách nhiệm, hay đưa lại một điều xấu cho người khác Con người cũng cảm thấy hổ thẹn trước những dục vọng thấp hèn của bản thân; trước một việc làm sai trái gây hậu quả cho

người khác, cho xã hội; trước một việc đã hứa với người khác nhưng không thực hiện Tình cảm đạo đức là điểm phân biệt giữa con người với con vật Nếu một người không còn day dứt lương tâm khi làm một việc sai trái, không thấy xấu hố khi khơng hồn thành nghĩa vụ đạo đức thì sẽ rơi xuống dưới trình độ con vật, và chỉ là một con vật biết nói không hơn không kém Tình cảm đạo đức lại bao gồm tình cảm trách nhiệm, tình cảm nghĩa vụ, tình cảm lương tâm Từ những thông cảm với những người có hoàn cảnh khó khăn bất hạnh, từ những day dứt lương tâm khi nghĩa vụ đạo đức khơng hồn thành

v.v con người suy nghĩ về trách nhiệm của mình và có những hành

động giúp đỡ những người bất hạnh hay tìm cách khắc phục những

hậu quả xấu do mình tạo ra Đứng trước những việc làm thiện con người ủng hộ; trước những cái ác, những việc làm ác, con người tìm cách ngăn chặn để sao cho những cái tốt được nhân rộng, cái xấu, cái ác ngày càng giảm đi

Ở cấp độ lý tính, ý thức đạo đức bao gồm: tri thức đạo đức, chuẩn mực đạo đức và lý tưởng đạo đức

Trang 14

Chương 1: Đạo đức học với tư cách một khoa học 15 đức kinh nghiệm cần thiết trong cuộc sống nhằm điều chỉnh những

mối quan hệ giữa người và người trong cuộc sống hàng ngày

Ở trình độ lý luận, tri thức đạo đức tổn tại dưới dạng những tư

tưởng, khái niệm, quan điểm, học thuyết v.v Những tri thức đạo

đức ở tầm lý luận có vai trò to lớn trong điều chỉnh hành vi đạo đức

đặc biệt trên phương diện lý luận Tri thức đạo đức ở tầm lý luận

được hình thành thông qua học tập, nghiên cứu công phu của những nhà “Triết học, Đạo đức học Cần phân biệt tri thức đạo đức với tri

thức đạo đức học Tri thức đạo đức là toàn bộ những hiểu biết con người về đạo đức từ những phong tục tập quán, thói quen, cách ứng xử v.v Iri thức đạo đức học chỉ là một bộ phận của tri thức đạo

đức, cụ thể hơn, nó là thành tố của đạo đức ở trình độ lý luận, là hệ

thống những khái niệm, phạm trù, quy luật

Chuẩn mực đạo đức là hệ thống quy tắc xác định mẫu hành vi

đạo đức mà con người phải tuân theo, nhằm khẳng định những lợi ích

xã hội, là cơ sở để xác định phương án hoạt động điều chỉnh hành vi đạo: đức của con người cho phù hợp với những yêu cầu chung của xã hội Nhờ những chuẩn mực đạo đức mà con người hành động theo

những khuôn mẫu nhất định và những xu hướng thống nhất Chuẩn

mực đạo đức xác định mẫu hình con người phải theo trong những tình

huống cụ thể Ví dụ, phải giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn; phải nhường ghế trên tàu xe cho người già, phụ nữ có thai, người tàn tật Những chuẩn mực đạo đức bao gồm những chuẩn mực khuyến khích và những chuẩn mực ngăn cấm Những chuẩn mực khuyến

khích như: giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn; tận tụy với công việc; sống có trách nhiệm với người khác, với xã hội Những chuẩn mực ngăn cấm như: không được ăn cắp, không được trốn thuế v.v

Chuẩn mực đạo đức là sự phản ánh tổn tại xã hội, vì vậy khi tồn tại xã

hội thay đổi thì những chuẩn mực đạo đức cũng thay đổi theo Để

chuẩn mực đạo đức phát huy tác dụng trong cuộc sống, được nhân

dân chấp nhận biến thành hiện thực trong đời sống, cần phải thường

Trang 15

16 GIÁO TRÌNH ĐẠO ĐỨC HỌC ĐẠI CƯƠNG

chuẩn mực đạo đức phù hợp với những yêu cầu của nền kinh tế thị trường, đặc biệt những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

Lý tưởng đạo đức là các tư tưởng về tương lai đạo đức với mức

độ hoàn thiện, hoàn mỹ Nó bao gồm hệ thống các mục đích để đạt đến mục tiêu lý tưởng đạo đức cao cả Lý tưởng đạo đức cũng là một dạng chuẩn mực đạo đức nhưng không phải của hiện tại mà của

tương lai, thể hiện khát vọng của con người Chuẩn mực đạo đức là những yêu cầu cần thiết cho hiện tại, còn lý tưởng đạo đức phản ánh xu thế phát triển của xã hội, phản ánh khát vọng của con người Lý

tưởng đạo đức được khái quát từ hiện thực nhưng cao hơn hiện thực, là sự thăng hoa của hiện thực Lý tưởng vừa có tính hiện thực, vừa có tính lãng mạn Tính lãng mạn bởi nó là mục tiêu cao nhất, là những cái đẹp nhất, tốt nhất người ta mong muốn, thể hiện khát vọng con người Tính hiện thực bởi con người muốn vươn lên những điều tốt

đẹp đó phải bắt đầu từ những việc hàng ngày Không bắt đầu từ

những cái nhỏ nhất thì con người cũng không thể vươn tới tương lai

tốt đẹp được Lý tưởng cũng phải được thể hiện bằng những nội dung cụ thể Trong lý tưởng có lý tưởng không tưởng và lý tưởng có

thể biến thành hiện thực Lý tưởng Cộng sản chủ nghĩa với khát vọng

giải phóng con người, giải phóng xã hội, xây dựng một quan hệ xã

hội tốt đẹp giữa con người và con người là lý tưởng có thể trở thành

hiện thực Giữa lý tưởng đạo đức và chuẩn mực đạo đức có quan hệ khăng khít với nhau Lý tưởng đạo đức định hướng cho những chuẩn mực đạo đức Trên cơ sở lý tưởng đạo đức, trong mỗi giai đoạn lịch

sử với trình độ phát triển kinh tế - xã hội nhất định, con người xây

dựng những chuẩn mực đạo đức để mọi người làm theo Ngược lại, chuẩn mực đạo đức là sự cụ thể hoá, từng bước biến lý tưởng dao

đức thành hiện thực trong cuộc sống Nếu không có một lý tưởng đạo

đức đúng đắn cũng không thể xây dựng được những chuẩn mực đạo

đức đúng đắn Ngược lại nếu như những chuẩn mực đạo đức không đúng hoặc không được thực hiện thì những lý tưởng đạo đức cũng

không được hiện thực hóa từng bước trong cuộc sống

Để thực hiện lý tưởng đạo đức cần có ý chí “Ý chí là khả năng tự

Trang 16

Chương 1: Đạo đức học với tư cách một khoa học 17

khắc phục khó khăn nhằm đạt mục đích đó”1 Ý chí là thể hiện quyết

tâm của con người nhằm vượt qua những khó khăn để đạt mục đích

mà chủ thể đặt ra Ý chí đạo đức là quyết tâm vượt qua những khó khăn thử thách để đạt cho được những mong muốn, khát vọng đạo

đức của con người

~ }

Thực tiên đạo đức là toàn bộ những hoạt động của con người được điều chỉnh bởi ý thức đạo đức, là sự thể hiện ý thức đạo đức thành hành động của mỗi con người hay một cộng đồng người

Thực tiễn đạo đức đòi hỏi phải có hoạt động và hành vi, phải được thể hiện thành những hoạt động cụ thể của con người Tuy

nhiên không phải mọi hành vi của con người đều được coi là thể hiện

thực tiễn đạo đức Hành vi đạo đức trước hết phải có mục đích xác

định Mục đích của hành vi đạo đức phải góp phần làm tăng lợi ích xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển Song cũng không phải mọi hành vi

làm tăng lợi ích xã hội đều được coi là hành vi đạo đức Những hành

vi lấy sự gia tăng lợi ích xã hội làm phương tiện, nhưng để thực hiện những mục đích ngồi đạo đức cũng khơng được gọi là hành vi đạo đức Ví dụ, việc tăng cường bóc lột người lao động trong các chế độ có áp bức bóc lột đã làm tăng của cải xã hội, nhưng không được coi là hành vi đạo đức

Mục đích của hành vi đạo đức phải phù hợp với những nguyên

tắc chuẩn mực đạo đức trong mỗi thời kỳ lịch sử Như vậy, thông

thường ý thức đạo đức đúng đắn làm cơ sở cho hành vi đạo đức

đúng tắn Không có ý thức đạo đức đúng đắn cũng không thể tạo ra hành vi đạo đức đúng đắn Song đôi khi con người có ý thức đạo đức đúng đắn, có quan niệm về cái đúng, cái sai, cái thiện cái ác đúng

đắn, nhưng đo lợi ích của họ mà họ lại không làm theo cái đúng, cái thiện Ví dụ, hiện nay nhiều người biết lấn chiếm đất đai là sai, tham nhũng là sai, là trái đạo đức, nhưng vì lợi ích cá nhân che mắt, họ vẫn

nhắm mắt làm Nhiều người biết đi trên xe buýt nhường ghế cho

Viện Ngôn ngữ học Hoàng Phê (Chủ biên): Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng,

Trang 17

18 GIÁO TRÌNH ĐẠO ĐỨC HỌC ĐẠI CƯƠNG

người già, trẻ nhỏ là cần thiết, nhưng nhiều bạn trẻ cố tình làm ngơ coi đó là chuyện của người khác Thực tiễn đạo đức góp phần củng

cố phát triển hoặc làm suy giảm ý thức đạo đức Nếu trong đời sống

những giá trị, những chuẩn mực đạo đức được tôn trọng sẽ góp phần củng cố phát triển ý thức đạo đức Ngược lại, khi những giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội không được tôn trọng sẽ làm cho ý thức đạo đức bị mờ nhạt Hiện nay ở Việt Nam tình trạng làm việc thiếu

nghiêm túc diễn ra ở không ít cơ quan, tham nhũng chưa được ngăn chặn, nên nhiều người quan niệm rằng, làm việc tốt, việc đúng ở ,

nước ta không phải là dễ Thật đau lòng trước thực trạng những người làm việc tốt như: những chiến sỹ săn bắt cướp, những người

thu don định do những kẻ vô lương tâm rải ra đường một cách không công để bớt đi tai họa cho những người khác, đã bị hành hung và bị đe dọa trừng phạt Xã hội phải lên tiếng phê phán gay gắt những kẻ vô lương tâm đó, phải có cơ chế bảo vệ những người làm

việc tốt Nếu không làm được thì đó sẽ là nguy cơ cho xã hội Việc xấu không được ngăn chặn, việc tốt không được biểu dương, bảo vệ

thì những quan niệm “người ngay sợ kẻ gian” vẫn hiện hữu trong xã hội; sự bất an của người dân trong xã hội vẫn không được loại bỏ

Đạo đức học Mác-Lênin khuyến khích và yêu cầu con người phải

có sự kết hợp chặt chế giữa lợi ích cá nhân với những lợi ích của cộng đồng, của xã hội Chúng ta thừa nhận mục đích đạo đức làm lợi cho cá nhân, nhưng những lợi ích đó phải không trái, không ngược,

không vi phạm những lợi ích của người khác, của cộng đồng

- Hai là, đạo đức được tạo thành từ các quan hệ đạo đức

Quan hệ đạo đức là xem xét phương thức tồn tại của đạo đức, là

hệ thống xác định mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa con

người với con người trên phương diện đạo đức Trong xã hội có nhiều mối quan hệ: quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị, quan hệ pháp luật, quan hệ đạo đức v:v Các quan hệ đó đều nhằm điều chỉnh

hành vi con người cho phù hợp với những yêu cầu chung của xã hội Quan hệ đạo đức bao gồm quan hệ giữa người này với người khác,

Trang 18

Chương 1: Đạo đức học với tư cách một khoa học 19

Quan hệ đạo đức là quan hệ tỉnh thần, do vậy nó bị quy định bởi

quan hệ kinh tế và chịu sự chỉ phối bởi những quan hệ xã hội khác

Khi nghiên cứu quan hệ đạo đức, đòi hỏi phải thấy được những mối

quan hệ đó Một mặt thấy được vai trò quyết định của những quan

hệ kinh tế đối với quan hệ đạo đức, mặt khác thấy đựơc tác động của - quan hệ đạo đức đối với quan hệ kinh tế, tới sự phát triển kinh tế - xã

hội Chăm lo xây dựng những quan hệ đạo đức lành mạnh trong xã

hội sẽ tạo điều kiện cho kinh tế của đất nước phát triển

Quan hệ đạo đức có liên quan tới nhiều quan hệ xã hội khác như: chính trị, pháp luật, tôn giáo v.v Một mặt quan hệ đạo đức chịu sự chi phối của những quan hệ trên, mặt khác quan hệ đạo đức cũng tác động trở lại những quan hệ đó

Quan hệ đạo đức là quan hệ hai chiều Một mặt, mỗi cá nhân thấy được trách nhiệm của mình đối với người khác, đối với xã hội

như trách nhiệm tôn trọng những lợi ích của cộng đồng, của người

khác Mặt khác, xã hội cũng có trách nhiệm trong việc bảo vệ những

lợi ích chính đáng của mỗi cá nhân như: danh dự, nhân phẩm, tài

sản, tôn trọng cá tính của môi con người

Quan hệ đạo đức bao gồm: quan hệ giữa cá nhân với cá nhân,

như: quan hệ cha mẹ với con cái, quan hệ vợ chồng, anh em v.v ;

quan hệ cá nhân với cộng đồng như: quan hệ của mỗi người với tập thể, với cộng đồng dân cư, với dân tộc, tổ quốc v.v

Quan hệ đạo đức được tạo nên bởi ba thành tố: chủ thể - đối

tượng - liên hệ VÍ dụ: quan hệ giữa mỗi người với tổ quốc, trong đó

công dân là chủ thể, tổ quốc là đối tượng, mối liên hệ 1a tinh than yêu

nước và ý thức tự cường dân tộc

Quan hệ đạo đức được đặc trưng bởi tính tự giác, tự nguyện,

tính động cơ Tính tự giác là khi con người tham gia vào những quan

hệ đạo đức, họ cần hiểu được trách nhiệm của mình phải làm gì cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức chung của xã hội Ví dụ: Cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái khi còn nhỏ là một sự tự giác Con cái nuôi dưỡng cha mẹ già là một sự tự giác Tuy nhiên, để thực hiện

Trang 19

20 GIÁO TRÌNH ĐẠO ĐỨC HỌC ĐẠI CƯƠNG

biết về đạo đức, phải hiểu được những chuẩn mực, những yêu cầu

của nghĩa vụ đạo đức xã hội Muốn có những hiểu biết đó phải thực hiện giáo dục những trách nhiệm, nghĩa vụ đạo đức đối với mỗi người ngay từ nhỏ Hoạt động giáo dục trách nhiệm, nghĩa vụ đạo

đức phải được thực hiện hàng ngày Cha mẹ phải thường xuyên giáo dục con cái những đạo lý ở đời và làm người Mỗi người phải quan

tâm tới người khác vì con người không thể sống biệt lập Hạnh phúc

cá nhân, hạnh phúc gia đình phải đặt trong quan hệ với hạnh phúc xã hội Song điều quan trọng giáo dục đạo đức phải thông qua hoạt

động thực tiễn, bởi lẽ chỉ có từng trải trong thực tiễn cuộc sống con

người mới hiểu sâu sắc những triết lý răn dạy ở đời Trong lao động sản xuất, trong chiến đấu con người phải tương trợ giúp đỡ lẫn nhau

Một mình con người trong nhiều trường hợp không thể tự làm được,

từ đó xuất hiện nhu cầu hợp tác giữa con người và con người

Tính tự nguyện của quan hệ đạo đức biểu hiện ở như cầu và

mong muốn của con người có sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, mong

muốn con người làm những cái thiện chống lại những cái ác trong xã hội Con người trong quá trình sống để chống chọi với những tác

động của tự nhiên như bão lụt, chống chọi với thú rừng, con người thấy cần phải có sự liên kết, sự giúp đỡ lẫn nhau mới tồn tại được

Khi những quan hệ đạo đức được tự nguyện, tự giác thực hiện thì những chuẩn mực đạo đức xã hội sẽ tự nhiên đi vào trong cuộc

sống, trở thành động lực thúc đẩy con người hành động tạo nên quan

hệ tốt đẹp giữa người này với người khác Cha mẹ tự giác chăm lo

nuôi dưỡng, giáo dục con cái, ngược lại con cái cũng tự giác quan

tâm chăm sóc cha mẹ Những hành động đó xuất phát từ trong tâm,

không ai bắt ép, không vì một lợi ích nào khác Nhưng cái lợi đem lại cho mọi người là mỗi người cảm thấy yên tâm trong cộng đồng

Quan hệ đạo đức xuất hiện trong mọi môi trường, trong gia

đình, nhà trường và xã hội Trong gia đình là quan hệ giữa cha mẹ và con cái Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái khi con cái còn nhỏ, tạo công ăn việc làm cho con cái; con cái có trách nhiệm nuôi dưỡng chăm sóc cha mẹ khi cha mẹ già yếu, ốm đau bệnh tật Vợ

Trang 20

Chương 1: Đạo đức học với tư cách một khoa học 21

Anh có trách nhiệm với em, chăm lo cho em khi em còn nhỏ, ngược

lại em phải nghe lời anh

Trong nhà trường trò phải tôn trọng thầy, thầy phải quan tâm dạy dỗ trò, coi trò như con em của mình, dạy dỗ đến nơi đến chốn

Trong xã hội mỗi người phải có trách nhiệm với xã hội, ngược lại xã

hội phải quan tâm tới từng con người

Ngày nay cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang tác động

mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống xã hội Bên cạnh việc nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân thì cuộc cách mạng này cũng đang gây ra tinh trang 6 nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, sa mạc hóa v.v VÌ vậy đòi hỏi con người có một quan hệ đúng đắn

với tự nhiên Trong khai thác tài nguyên thiên nhiên cần chú ý tái tạo

những nguồn tài nguyên đó Ví dụ, khai thác rừng cần trồng lại rừng

Thế hệ hôm nay phải có trách nhiệm với thế hệ mai sau Nguồn lợi

thuỷ hải sản cũng cần phải được giữ gìn bảo vệ Việc khai thác đánh

bắt thuỷ hải sản phải theo những quy định chung, vừa đảm bảo cho

cuộc sống của người dân hôm nay, vừa đảm bảo tái tạo, tiếp tục phát

triển những nguồn lợi đó phục vụ cho cuộc sống ngày mai, cho thế hệ mai sau Vấn để ô nhiễm môi trường, ngộ độc thực phẩm đang gây ra những lo lắng trong xã hội, những hậu quả to lớn cho con người Mỗi người phải có ý thức bảo vệ môi trường, từ môi trường nước tới môi trường không khí Trong phát triển công nghiệp phải chú ý bảo vệ môi trường để đảm bảo cho cuộc sống của người dân

Như vậy đạo đức môi trường, đạo đức sinh thái đang là vấn dé thu

shut sw quan tam cua nhiéu hoc gia Méi con ngwoi, mdi gia đình, toàn

xã hội cần phải xây dựng thói quen từ những việc nhỏ như không vứt rác ra đường, không gây ô nhiễm môi trường, tới những việc lớn như

giảm bớt lượng khí thải công nghiệp, dùng những hóa chất bảo vệ

thực vật, bảo vệ thức ăn đúng theo quy định

Trang 21

22 GIÁO TRÌNH ĐẠO ĐỨC HỌC ĐẠI CƯƠNG

tế Hoặc xây dựng được quan hệ đạo đức tốt đẹp giữa người sản xuất

với người tiêu dùng, người sản xuất quan tâm tới nhu cầu người tiêu

dùng sẽ tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển Trong quan

hệ chính trị cũng vậy, nếu Đảng, Nhà nước chăm lo tới nhân dân, cán bộ gắn bó với nhân dân, hết lòng vì lợi ích của nhân dân, thì nhân dân sẽ hết lòng bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, thực hiện nghiêm túc

mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Đó sẽ

là sức mạnh vô địch để chúng ta vượt qua mọi khó khăn thử thách

Nông dân và công nhân quan tâm tới nhau, gắn bó với nhau sẽ tạo nên khối đoàn kết liên minh công nông vững chắc Muốn thay đổi

quan hệ đạo đức trong xã hội cần tạo ra sự thay đổi nhiều quan hệ xã hội khác như: quan hệ kinh tế, chính trị, pháp luật

~ Ba là, theo quy mô của đạo đức bao gồm đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân

Đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân có quan hệ chặt chế với nhau Đó là quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng Đạo đức xã hội là cái chung, đạo đức cá nhân là cái riêng

Đạo đức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội trong một cộng đồng xã hội nhất định như một quốc gia, dân tộc v.v là phương

thức điều chỉnh hành vi đạo đức của mỗi cá nhân trong cộng đồng sao cho phù hợp với những yêu cầu của cộng đồng đó nhằm không ngừng phát triển và hoàn thiện tồn tại xã hội

Đạo đức xã hội được hình thành trên cơ sở cộng đồng về lợi ích

và họat động của các cá nhân thuộc về cộng đồng đó Trong quá trình

sống và làm việc, các cá nhân hình thành những lợi ích chung đòi hỏi

mọi người phải tuân theo Nó tồn tại trong phong tục tập quán, trong

lối sống, trong chuẩn mực đạo đức như: tỉnh thần yêu nước, ý thức tự

cường dân tộc, lòng nhân ái, sự chung thủy v.v Ngoài những cái

chung của một quốc gia, đất nước còn những yêu cầu chuẩn mực ở

một dân tộc, một giai cấp, vì mỗi dân tộc, mỗi giai cấp lại có những

lợi ích riêng của cộng đồng đó

Những chuẩn mực, những thang giá trị đạo đức của xã hội, của

Trang 22

Chương 1: Đạo đức học với tư cách một khoa học 23

đạo đức của mỗi cá nhân Tất nhiên ở mỗi cá nhân khác nhau, việc tiếp nhận những giá trị, những chuẩn mực đạo đức có những mức độ, cách thức khác nhau Điều đó phụ thuộc vào trình độ hiểu biết, ý

thức giác ngộ và sự từng trải của mỗi cá nhân Đương nhiên những cá nhân có tri thức phong phú, có sự từng trải trong thực tiễn cuộc

sống sé dé tiếp nhận những giá trị, những chuẩn mực đạo đức để cá

tính hóa chúng trở thành những phẩm chất đạo đức cá nhân

Đạo đức cá nhân là đạo đức của từng cá nhân riêng lẻ, phản ánh và khẳng định sự tồn tại của cá nhân như là sự thể hiện riêng rẽ về lợi

ích và hoạt động của cá nhân trong cộng đồng Đạo đức cá nhân là sự nội tâm hóa những chuẩn mực, phong tục tập quán thành những thói quen, thành những hành vi đạo đức của mỗi cá nhân Mỗi cá nhân là

một nhân cách, có tri thức, trình độ khác nhau, tính cách khác nhau do vậy việc tiếp nhận những giá trị, chuẩn mực đạo đức, lý tưởng đạo đức cũng có sự khác nhau, và sự biểu hiện đạo đức ra bên ngoài

cũng khác nhau Đạo đức cá nhân là vô cùng da dang và phong phú

Cùng một chuẩn mực đạo đức, nhưng mỗi cá nhân lại có cách thể

hiện riêng của mình

Đạo đức cá nhân có những mức độ khác nhau:

- Cấp độ hoạt động thực tiễn: Ở cấp độ này, đạo đức cá nhân

biểu hiện ở khả năng và mức độ mà một chủ thể đạo đức có thể làm

cho hành vi đạo đức có giá trị Đó là khả năng ứng xử của chủ thể đạo đức trước những tác động và yêu cầu của xã hội sao cho phù hợp với những yêu cầu chuẩn mực đạo đức xã hội; ở việc tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức, biến chúng thành nhu cầu nội tâm, thành mong muốn, thành khát vọng của chủ thể đạo đức

- Cấp độ tâm lý cảm xúc: Cấp độ này của đạo đức cá nhân là

toàn bộ nhu cầu tình cảm, niềm tin, lý tưởng của mỗi cá nhân Ở cấp

độ này đạo đức cá nhân phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động thực tiễn và tri thức, hiểu biết của cá nhân, phụ thuộc vào sự đa dạng của các quan hệ xã hội, sự từng trải trong cuộc sống, tính tích cực xã hội của

Trang 23

24 GIÁO TRÌNH ĐẠO ĐỨC HỌC ĐẠI CƯƠNG

- Cấp độ lý tính: Cấp độ này bao gồm toàn bộ tri thức đạo đức của cá nhân, những tri thức, những hiểu biết của cá nhân về các

chuẩn mực đạo đức, thang giá trị đạo đức, là ý thức về trách nhiệm,

nghĩa vụ đạo đức trong các mối quan hệ gia đình và xã hội Trên cơ

sở những tri thức đạo đức, trước những yêu cầu của xã hội, mỗi cá | nhân định hướng hành vi đạo đức và cách hành động của mình sao

cho phù hợp với những yêu cầu đó Trên cơ sở những hiểu biết về

chuẩn mực đạo đức, các quan hệ đạo đức, cá nhân suy nghĩ cần phải

làm gì, cần phải hành động như thế nào? Đạo đức cá nhân là vô cùng đa dạng phong phú Đạo đức cá nhân bao gồm những chuẩn mực đạo đức xã hội và những đặc tính cá nhân Đạo đức xã hội không bao gồm hết những nét độc đáo của cá nhân,

Đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, quan hệ với nhau, tác động qua lại với nhau Những chuẩn mực đạo đức, thang giá trị đạo đức, lý tưởng đạo đức xã hội tác động

vào từng cá nhân, Mỗi cá nhân từ thực tiễn cuộc sống cá nhân, từ

những tri thức đạo đức có được, sẽ tiếp nhận những cái gì phù hợp,

vừa đảm bảo những yêu cầu xã hội vừa thỏa mãn lợi ích cá nhân Đạo đức cá nhân một khi đã hình thành nó lại ảnh hưởng tới đạo đức xã hội, tác động trở lại đạo đức xã hội Xã hội muốn tốt, mỗi cá nhân

phải tốt Chúng ta không thể hình dung được ở đâu đó có một xã hội

tốt đẹp mà trọng đó lại bao gồm những con người vô lương tâm, vô

trách nhiệm, thờ ơ với số phận những người khác Tuy nhiên đạo đức

xã hội không phải là tổng số đạo đức cá nhân mà nó là những chuẩn

mực, những yêu cầu phản ánh những lợi ích chung của xã hội Từ

mối quan hệ nêu trên cho chúng ta thấy phải chăm lo xây dựng

những chuẩn mực, lý tưởng đạo đức phù hợp với yêu cầu của mỗi một thời kỳ lịch sử, mỗi một giai cấp, mỗi cộng đồng dân cư để định

hướng hành động cá nhân Mặt khác, phải tăng cường tuyên truyền,

đẩy mạnh giáo dục đạo đức cho cá nhân để từ đó họ tiếp nhận những

chuẩn mực đạo đức xã hội, biến thành nhu cầu nội tâm để cá nhân

hành động sao cho đáp ứng được những yêu cầu của xã hội Nhiều cá nhân có đạo đức tốt, đạo đức xã hội sẽ tốt Việt Nam muốn xây

Trang 24

Chương 1: Đạo đức học với tư cách một khoa học 25 từ trong gia đình tới ngồi xã hội, khơng lo lắng mỗi khi ra đường, đòi hỏi mỗi gia đình phải quan tâm giáo dục con cái trở thành những con ngoan, trò giỏi, biết quan tâm tới người khác, quan tâm tới những số phận của người khác, sống có trách nhiệm với cuộc đời Xã hội

phải tạo ra dư luận mạnh mẽ đấu tranh với những kẻ vô lương tâm, vô trách nhiệm với gia đình và xã hội, những kẻ chỉ biết vui sướng trên bất hạnh, trên đau khổ của những người khác, phê phán gay gắt lối sống thác loạn của một bộ phận thanh, thiếu niên đang làm hủy hoại những truyền thống đạo đức quý báu của dân tộc

2 Đạo đức học

Đạo đức học là khoa học nghiên cứu quá trình hình thành và

phát triển của đạo đức trong đời sống xã hội Nhiệm vụ của đạo đức

học là xây dựng các lý thuyết về đạo đức Mỗi một nhà tư tưởng, mỗi

thời đại lại có những quan niệm khác nhau về nguồn gốc, quá trình phát triển của đạo đức tuỳ sự phát triển trình độ nhận thức của con người và ý đồ chính trị của họ Trước C.Mác đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về đạo đức Có những trường phái cho rằng đạo đức là sự ban phát của những lực lượng siêu nhiên như sự ban phát của

Chúa Trời Có những trường phái lại cho rằng đạo đức gắn liền với

tri thức, trí tuệ Chỉ có những ai có tri thức, có học vấn mới có đạo đức Có những lý thuyết lại cho rằng đạo đức là cái bẩm sinh ở trong mỗi con người Người này sinh ra đã có đạo đức, có tính thiện; người kia sinh ra đã không có đạo đức, có tính ác Có thể chia đạo đức học theo các khuynh hướng tiếp cận sau:

Một là, khuynh hướng tiếp cận đạo đức một cách duy tâm khách

quan mà tiêu biểu là Platon, Hêghen và nhiều nhà thần học Khuynh

hướng này cho rằng, đạo đức là cái vốn có trong ý niệm, tồn tại ở đâu đó mà con người phải tuân theo Ví dụ, Platon cho rằng, nhiệm vụ của nhận thức và đạo đức của con người là hướng tới hoàn thiện các ý niệm

Trang 25

26 GIÁO TRÌNH ĐẠO ĐỨC HỌC ĐẠI CƯƠNG

điều mình mong muốn người khác cư xử với mình Đạo đức là lý trí

Ý thức con người là khởi điểm cho sáng tạo Mỗi người đều có thể lựa

chọn phục tùng cái gì, không phục tùng cái gì Sự phục tùng đó

không có tính khách quan mà hoàn toàn mang tính chủ quan

Ba là, khuynh hướng tiếp cận đạo đức của chủ nghĩa duy vật

siêu hình, mà tiêu biểu là Phoiobắc Ông cho rằng tự nhiên có trước

tỉnh thần Con người là sinh thể tự nhiên có tâm sinh lý, chịu khổ đau và nhiều ước muốn Con người là sinh thể xã hội, luôn luôn đứng

trong mối quan hệ với những người khác Phoiobắc đã để cập tới

quan hệ giữa con người với con người nhưng chỉ là những quan hệ giữa các cá nhân, chưa thấy được quan hệ giữa các nhóm xã hội Theo

ông tình yêu đôi lứa là nguồn gốc cho mọi tình yêu Con người hãy

yêu nhau sẽ đưa lại hạnh phúc, loại hết khổ đau Nhưng tình yêu

theo ông là một tình yêu nói chung, phi giai cấp

Đối là, khuynh hướng tiếp cận đạo đức của chủ nghĩa Mác-Lênin

Đạo đức học Mác-Lênin tiếp cận đạo đức hoàn toàn khác với những trào lưu trước đó, không tiếp cận đạo đức trên quan niệm duy

tâm tôn giáo hay quan điểm duy vật siêu hình mà tiếp cận trên quan điểm duy vật biện chứng Đạo đức học Mác-Lênin tìm nguồn gốc đạo đức trong hiện thực đời sống xã hội, nảy sinh từ quan hệ giữa con

người với tự nhiên, giữa con người với con người trong đời sống xã

hội Khi nói về điểu này trong tác phẩm “Chống Duyrinh”

Ph.Ăngghen đã đưa ra kết luận: “Con người tự giác hay không tự

giác rốt cuộc đều rút ra những quan niệm đạo đức của mình từ

những quan hệ thực tiễn đang làm cơ sở cho vị trí giai cấp của mình,

tức là những quan hệ kinh tế trong đó người ta sản xuất và trao đổi “1, Trong xã hội có nhiều giai cấp, mỗi giai cấp có lợi ích riêng của mình, vì vậy cũng có những quan niệm đạo đức khác nhau Ví dụ,

trong xã hội tư bản chủ nghĩa có giai cấp tư sản, giai cấp công nhân,

giai cấp nông dân v.v vì vậy trong xã hội có đạo đức của giai cấp

Trang 26

Chương 1: Đạo đức học với tư cách một khoa học 27

tư sản, đạo đức của giai cấp công nhân, đạo đức của giai cấp nông

dân Tất nhiên, trong chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản giữ vai trò thống trị về kinh tế, thì đương nhiên đạo đức giai cấp này cũng giữ vai trò thống trị trong xã hội Khi chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác thì đạo đức sớm hay muộn cũng sẽ thay đổi Từ vùng này sang vùng khác, từ dân tộc này

sang dân tộc khác, đạo đức có những thay đổi Đạo đức là một hình

thái ý thức xã hội, vì vậy có tính độc lập tương đối của nó Đạo đức

chịu sự quy định của điều kiện kinh tế - xã hội, song đến lượt nó đạo

đức lại tác động lại sự phát triển kinh tế - xã hội Nếu những quan niệm đạo đức tiến bộ nó sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

Ngược lại nếu những quan niệm đạo đức lạc hậu nó sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội Đạo đức một mặt chịu sự chi phối của các

hình thái ý thức xã hội khác, đồng thời nó cũng tác động tới những

hình thái ý thức xã hội khác

Đạo đức có tính chất kế thừa Một hình thái kinh tế - xã hội cũ

mất đi, một hình thái kinh tế - xã hội mới ra đời, đạo đức của xã hội

cũ không mất đi toàn bộ mà đạo đức mới kế thừa những cái gì hợp lý của đạo đức cũ, tiếp tục bổ sung phát triển nó cho phù hợp với những điều kiện mới

Đạo đức và đạo đức học có quan hệ gắn bó với nhau Trong đó

đạo đức là đối tượng nghiên cứu của đạo đức học Từ những thay đổi trong đời sống đạo đức xã hội, đạo đức học khái quát làm rõ nguồn gốc, bản chất, quá trình phát sinh, phát triển của đạo đức Đạo đức

học là khoa học nghiên cứu về đạo đức Cả đạo đức và đạo đức học

đều là hình thái ý thức xã hội, do vậy khi mà điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi thì cả đạo đức và đạo đức học đều thay đổi

II ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CUA DAO DUC HOC MAC-LENIN 1 Đối tượng của đạo đức học

a Những quan niệm trước C.Mác uề đối tượng của đạo đức học

Trong lịch sử phát triển nhân loại, các thời kỳ khác nhau với

Trang 27

28 GIÁO TRÌNH ĐẠO ĐỨC HỌC ĐẠI CƯƠNG

những lợi ích khác nhau, có những quan niệm về đối tượng đạo đức khác nhau

Những nhà triết học duy tâm khách quan từ Platon đến Heghen nghiên cứu đạo đức trong các ý niệm, như ý niệm gia đình, nhà nước và công dân; gắn đạo đức với pháp luật, với trật tự thiên định của các tầng lớp xã hội Platon cho rằng, con người ngay từ khi mới sinh ra có linh hồn khác nhau cho nên thuộc các tầng lớp khác nhau Trong xã hội cần có những loại người khác nhau, làm những công việc khác nhau Những nhà thông thái hay những nhà triết học giữ vai trò thống trị, quản lý đất nước Những chiến binh đũng cảm có trách nhiệm bảo vệ đất nước Nông dân thợ thủ công có trách nhiệm sản xuất ra thức ăn vật dùng để nuôi sống xã hội Nhà nước ra đời để đáp ứng yêu cầu đó Theo quan niệm của Platon, về phương diện đạo đức, cần làm rõ trách nhiệm của mỗi con người, mỗi tầng lớp xã hội và mỗi tầng lớp phải hiểu được trách nhiệm của mình để thực hiện Các tầng lớp làm đúng trách nhiệm của mình thì xã hội sẽ ổn định

Đạo đức học của những nhà thần học gắn liển với ý niệm về

Chúa Theo quan niệm này Chúa hiện thân cho cái thiện, cho lẽ phải Điều gì Chúa muốn đó là đạo đức Theo quan điểm này, đạo đức học cần đi sâu nghiên cứu để hiểu được mong muốn, khát vọng của Chúa để làm theo

Những nhà triết học duy tâm chủ quan lại cho rằng mệnh lệnh tuyệt đối, ý chí tự do của con người là đối tượng nghiên cứu của đạo

đức Đạo đức học của Cantơ cố chứng mỉnh sự hòa giải giữa khoa

học và tôn giáo, giữa tri thức và tín ngưỡng Khoa học dựa trên tri

thức, trên hiểu biết của con người về những quy luật trong tự nhiên,

trong xã hội Tôn giáo dựa trên niềm tin của con người vào những đấng siêu nhiên Theo Cantơ, “chỉ có lý tính là nguồn gốc duy nhất sinh ra các nguyên lý và chuẩn mực đạo đức Mệnh lệnh tuyệt đối

đòi hỏi mọi người thực hiện không phân biệt lứa tuổi, giới tính hay tầng lớp xã hội” !

! Trần Hậu Kiêm: Tập bài giảng Lịch sử đạo đức học, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội,

Trang 28

Chương 1: Đạo đức học với tư cách một khoa học 29

Những nhà duy vật trước C.Mác coi đối tượng nghiên cứu của

đạo đức học là quan hệ giữa con người với con người trong ứng xử xã hội Nghiên cứu cách ứng xử trong gia đình, trong xã hội, ứng xử

giữa cha mẹ và con cái, giữa anh em, bạn bè, vua tôi v.v Phoiơbăắc

nghiên cứu tình yêu vĩnh cửu như một tơn giáo Ơng đã ca ngợi tình

yêu, cho rằng bằng tình yêu giữa con người với con người sẽ xóa bỏ

được những bất hạnh, những đau khổ, đưa con người tới hạnh phúc

Như vậy theo Phoiơbắc, nhiệm vụ của đạo đức học là đi tìm thứ tình

yêu vĩnh cửu đó Quan điểm của ông xóa nhòa sự khác biệt giữa các

giai cấp tầng lớp trong xã hội, không thấy được đạo đức nảy sinh từ

những quan hệ kinh tế - xã hội

b Quan niệm mác xít uề đối tượng của đạo đức học

C.Mác và Ph.Ăngghen đã làm một cuộc cách mạng về tư duy

đạo đức Dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,

C.Mác và Ph.Ăngghen đã tìm ra nguồn gốc đạo đức là xuất phát từ

thực tiễn cuộc sống, gắn với lao động sản xuất và đấu tranh xã hội

Đạo đức học Mác-Lênin đã thấy được mối liên hệ giữa đạo đức với

các hình thái ý thức xã hội khác

Trong những tác phẩm: “Gia đình thần thánh”, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, “Chống Đuyrinh” v.v , khi bác bỏ những quan điểm duy tâm coi đạo đức đứng trên và đứng ngoài lịch sử, không

gắn gì với điều kiện kinh tế - xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đặt ra vấn để, nghiên cứu đạo đức phải gắn với hiện thực của đời sống xã

hội, gan với lợi ích giai cấp, lợi ích xã hội

V.LLênin đã tiếp thu tư tưởng đạo đức học của C.Mác và Ph.Ăngghen đã gắn đạo đức với thực tiễn cách mạng của giai cấp

công nhân, phục vụ cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và những

người lao động Đạo đức học của V.I.Lênin nghiên cứu đạo đức trong phong tục tập quán, trong dư luận xã hội V.I.Lênin luôn luôn quan

tâm chăm lo phát triển đạo đức cộng sản, đấu tranh cho sự nghiệp

Trang 29

30 GIÁO TRÌNH ĐẠO ĐỨC HỌC ĐẠI CƯƠNG

Từ cách tiếp cận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa

duy vật lịch sử, đạo đức học Mác-Lênin khẳng định, đối tượng nghiên cứu của đạo đức học là nguồn gốc, quy luật phát triển của đời sống đạo đức, nghiên cứu những phạm trù quy luật, những chuẩn mực đạo đức làm cơ sở cho con người suy nghĩ và hành động Tóm lại, đối tượng nghiên cứu của đạo đức học là nghiên cứu đời sống đạo đức xã hội, là sự nhận thức của con người về những hiện tượng

đạo đức trong xã hội Tuy nhiên đối tượng nhận thức đạo đức không

thể tách rời chủ thể nhận thức Chỉ có những hiện tượng đạo đức nào

rơi vào miền quan tâm của chủ thể đạo đức thì chúng mới được nhận

thức Đời sống đạo đức con người luôn luôn vận động và phát triển,

vô cùng đa dạng và phong phú, cho nên nhận thức đạo đức của con

người cũng đa dạng và phong phú, ở các trình độ khác nhau từ trình

độ cảm tính đến trình độ lý tính v.v Nhận thức đạo đức phải khám phá ra bản chất, quy luật của những hiện tượng đạo đức trong xã hội

Vận dụng quan điểm trên, có thể nói, đối tượng nghiên cứu của

đạo đức học Mác-Lênin là nghiên cứu tìm ra bản chất và những quy

luật hình thành và phát triển của đời sống đạo đức xã hội, đặc biệt là

đạo đức của giai cấp công nhân, làm rõ cấu trúc, chức năng, vai trò,

nhiệm vụ của đạo đức trong đời sống xã hội

Đạo đức học Mác-Lênin đã chỉ ra nguồn gốc của những hiện

tượng đạo đức trong xã hội là từ thực tiễn lao động, chiến đấu của

quần chúng nhân dân, nảy sinh từ điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh

tế - xã hội mà con người đang sống Các dân tộc khác nhau sống trong những điều kiện khí hậu, thời tiết đất đai khác nhau có những quan niệm đạo đức khác nhau Trong tác phẩm “Chống Đuyrinh” Ph.Angghen da khẳng định: “Xét cho đến cùng mọi học thuyết về

đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế

lúc bấy giờ Và vì cho tới nay xã hội đã luôn luôn vận động trong đối

lập giai cấp, cho nên đạo đức cũng luôn luôn là đạo đức của giai cấp:

hoặc là nó biện hộ cho sự thống trị và lợi ích của giai cấp thống trị, hoặc là khi giai cấp bị trị đã trở nên khá mạnh thì nó tiêu biểu cho sự nổi dậy, chống lại sự thống trị trên ”1,

Trang 30

Chương 1: Đạo đức học với tư cách một khoa học 31 Đạo đức học Mác-Lênin cũng cho rằng, những chuẩn mực dao đức, những phong tục tập quán trong xã hội thường xuyên vận động

và phát triển, vì điều kiện kinh tế - xã hội luôn luôn thay đổi Từ việc

nghiên cứu như vậy, đạo đức học Mác-Lênin cũng chỉ ra, muốn thay

đổi những quan niệm đạo đức trong xã hội phải thay đổi điều kiện

sống của con người

Đạo đức học Mác-Lênin cũng đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa đạo đức với các hình thái ý thức xã hội khác như: chính trị, pháp luật, tôn giáo, văn học nghệ thuật v.v

Nội dung đạo đức, những chuẩn mực đạo đức bị quy định bởi đường lối chính trị, mục đích chính trị, song đến lượt nó đạo đức lại

phục vụ cho lợi ích chính trị, củng cố, phát triển nền chính trị của một giai cấp nhất định Cán bộ đảng viên tiên phong gương mẫu, cán bộ công chức nhà nước liêm khiết tạo ra niềm tin cho nhân dân sẽ trở thành sức mạnh to lớn để củng cố nền chính trị của đất nước ta

Đạo đức và pháp luật đều nhằm điều chỉnh hành vi của con người Chúng có yêu cầu nhiệm vụ khác nhau, nhưng lại thường

xuyên tác động tới nhau Muốn thực hiện tốt pháp luật trước hết phải có đạo đức tốt Con người trước hết phải biết được trách nhiệm,

nghĩa vụ của mình đối với người khác, đối với xã hội, từ đó mới có ý

thức tôn trọng ký cương pháp luật Ngược lại pháp luật thực hiện nghiêm minh là điều kiện để củng cố, phát triển đạo đức Việc làm tốt được động viên, việc làm xấu bị trừng phạt thì những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp mới được củng cố và phát triển

Đạo đức học Mác-Lênin đi sâu nghiên cứu đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân Đây là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng Cái chung thì khái quát, sâu sắc, cái riêng là đa dạng và phong phú

Trang 31

32 - GIÁO TRÌNH ĐẠO ĐỨC HỌC ĐẠI CƯƠNG đó trở thành những ràng buộc, quy định hành vi ứng xử của con người trong xã hội Một con người có hiểu biết về những quy tắc ứng xử đó, họ sẽ biết phải làm gì trong những điều kiện cụ thể

Chuẩn mực đạo đức có thể tạo ra phong tục, tập quán một cách

tự giác của một cộng đồng văn hoá nhất định

Trong mỗi một nền văn hoá có nhiều hệ thống chuẩn mực cùng phát huy tác dụng đan kết các hoạt động đạo đức của con người Đó là hệ thống các chuẩn mực trong lao động, trong ứng xử giao tiếp, trong tôn giáo v.v Các chuẩn mực này mang tính quy định, tính

cấm đoán và tính điều chỉnh Ngoài chuẩn mực đạo đức trong xã hội còn có nhiều loại chuẩn mực khác như: chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực thẩm mỹ v.v

Chuẩn mực đạo đức là sự áp dụng cụ thể các giá trị đạo đức vào trong đời sống xã hội Giá trị đạo đức với tư cách là đối tượng của

đạo đức học Mác-Lênin phải thông qua đánh giá mà có Giá trị đạo

đức là những tư tưởng đạo đức bao quát được tin tưởng mạnh mẽ chung cho mọi người về cái gì là thiện, cái gì là ác; cái gì là hợp lý, cái gì là phi lý; cái gì là mong muốn, cái gì là không mong muốn

Trong xã hội có nhiều giá trị như giá trị kinh tế, giá trị khoa học,

kỹ thuật, giá trị thẩm mỹ, giá trị đạo đức v.v , trong đó giá trị đạo -

đức là có tính người nhất, vì nó luôn luôn mong muốn đưa lại những điều tốt đẹp cho con người

Giá trị đạo đức có tính khái quát hơn chuẩn mực đạo đức, nó không quy định cách ứng xử trong những trường hợp cụ thể của mỗi cá nhân đối với xã hội, mà nó định hướng cho người ta phải làm gì để những giá trị đó đi vào cuộc sống Trong cuộc sống có những giá trị đạo đức được sự hỗ trợ của một số chuẩn mực đạo đức Ví dụ, giá trị đạo đức của nhân dân Việt Nam là tính cộng đồng được thể hiện trong

chuẩn mực đạo đức như đoàn kết và tình yêu thương con người Các chuẩn mực và giá trị đạo đức là hệ thống các quan hệ khách

quan được quy định bởi thực tiễn lịch sử và gắn với lợi ích xã hội, do

Trang 32

Chương 1: Đạo đức học với tư cách một khoa học 33

kỳ lịch sử khác nhau thì những giá trị và chuẩn mực đạo đức có sự khác nhau Các dân tộc khác nhau có các giá trị, chuẩn mực đạo đức

khác nhau thậm chí đối lập nhau Các giai cấp khác nhau cũng có

những giá trị và chuẩn mực đạo đức khác nhau

2 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của đạo đức học Mác - Lê nin

a Nhiệm uụ nghiên cứu của đạo đức học Mác-Lênin

Một là, phân tích và miêu tả đời sống đạo đức trong xã hội Đạo đức là lĩnh vực vô cùng rộng lớn, tổn tại trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong gia đình và trong xã hội; trong chính trị,

trong kinh tế, trong y tế, giáo dục và trong nhiều lĩnh vực khác v.v Trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, các thời kỳ lịch

sử khác nhau, các quan điểm đạo đức khác nhau, có sự giải thích khác

nhau về đạo đức Cùng giải thích quan hệ giữa con người với con

người, đạo đức học tư sản giải thích theo hướng biện hộ cho quan hệ bóc lột, lối sống cá nhân, họ giải thích “mỗi người hãy tự lo cho mình, Chua lo cho tat ca” hay “người với người theo quan hệ một mất, một

còn” Các giai cấp thống trị trong nhiều thời đại cho rằng chỉ có người giàu mới có đạo đức, còn người nghèo không có đạo đức Vì vậy trong xã hội người giàu thống trị người nghèo là tất yếu khách quan Như

vậy, quan hệ giữa con người với con người trong các chế độ có áp bức

bóc lột được giải thích nhằm bảo vệ cho chế độ đó -

Ngược lại với những quan niệm đạo đức của những giai cấp bóc

lột trước đây, quan niệm chủ nghĩa Mác-Lênin đã phan tích một cách khoa học về các mối quan hệ đạo đức trong xã hội Đạo đức học Mác

-Lênin đã khẳng định đạo đức là sự phản ánh những quan hệ kinh tế

- xã hội Do vậy, trong xã hội có các giai cấp với những lợi ích khác nhau có quan niệm đạo đức khác nhau Giai cấp thống trị xây dựng những quan niệm đạo đức nhằm bảo vệ chế độ chính trị đó, ngược lại giai cấp bị trị lại tạo dựng những quan niệm đạo đức nhằm chống lại

sự bất công, áp bức bóc lột Xã hội được xây dựng trên cơ sở có áp

Trang 33

34 GIÁO TRÌNH ĐẠO ĐỨC HỌC ĐẠI CƯƠNG

dựng trên cơ sở thừa nhận sự bất bình đẳng giữa cha mẹ và con cái, giữa chồng và vợ, trong đó con cái phải tuyệt đối phục tùng cha mẹ,

vợ phải tuyệt đối phục tùng chồng Đó là đạo lý trong chế độ phong

kiến Ai làm trái điểu đó sẽ bị xã hội lên án Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, những quan hệ này là bình đẳng, dựa trên cơ sở tình thương

và trách nhiệm

Đạo đức được nảy sinh trong lao động sản xuất, trong đấu tranh

xã hội Trong quá trình đó, con người không thể hành động một mình mà cần phải quan hệ với người khác Điều đó nói lên con người

có nhu cầu hợp tác, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, từ đó nảy sinh quan

hệ đạo đức, cần người khác giúp đỡ mình Mà muốn người khác giúp đỡ mình thì trước hết mình phải giúp đỡ người khác

Các thời đại khác nhau, có trình độ phát triển kinh tế-xã hội

khác nhau, do vậy đạo đức, chính trị, văn học nghệ thuật cũng có sự

khác nhau Tuy nhiên đạo đức của xã hội sau bao giờ cũng kế thừa

những giá trị đạo đức của những xã hội trước đó Trong xã hội có

đối kháng giai cấp, các giai cấp có lợi ích khác nhau, thì cũng điễn

ra cuộc đấu tranh giữa những quan niệm đạo đức Nhiệm vụ đạo

đức học Mác-Lênin phải làm rõ xu hướng biến đổi của những hiện tượng đạo đức đó Ví dụ: Việt Nam hiện nay đang tổn tại nhiều

thành phần kinh tế, đo vậy cũng đang tổn tại nhiều giai tầng: công nhân, nông dân, trí thức, các chủ doanh nghiệp, trong đó đạo đức của giai cấp công nhân giữ vai trò thống trị Đạo đức giai cấp công nhân ngày càng được củng cố và phát triển, đạo đức của những người sản xuất nhỏ ngày càng giảm đi cùng với sự nghiệp cơng

nghiệp hố, hiện đại hố đất nước

Đạo đức không tồn tại độc lập, mà tổn tại trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trong kinh tế, trong chính trị, trong văn học nghệ thuật

v.v Điều đó được thể hiện trong thái độ lao động, trong ý thức đấu

tranh, trong ứng xử giữa con người và con người trong cuộc sống

Nhiệm vụ của đạo đức học Mác-Lênin là phải phân định rõ góc độ

Trang 34

Chương 1: Đạo đức học với tư cách một khoa học 35

phối của kinh tế, của một số ngành khoa học khác, một số lĩnh vực

khác, song đạo đức cũng tác động tới các lĩnh vực khác Đạo đức học

Mác-Lênin có nhiệm vụ phải làm rõ những mối quan hệ này Không thấy được những mối quan hệ đó, không thể giải thích được nhiều

hiện tượng đạo đức trong xã hội

Hai là, đạo đức học Mác-Lênin góp phần vào việc hình thành và

phát triển đạo đức mới - đạo đức của giai cấp công nhân

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”! Con người xã hội chủ nghĩa là phải đi đến hồn tồn khơng có chủ nghĩa cá

nhân Trong đầu óc mọi người đều có sự đấu tranh giữa cái thiện và

cái ác, hoặc nói theo cách mới là sự đấu tranh giữa tư tưởng cộng sản

và tư tưởng cá nhân

Như vậy muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, cần phải

có những con người xã hội chủ nghĩa Con người xã hội chủ nghĩa là

những con người mang phẩm chất đạo đức của giai cấp công nhân,

có lòng yêu nước nồng nàn, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, có tinh than

đấu tranh chống áp bức bất công, là những con người có tỉnh thần

quốc tế xã hội chủ nghĩa, có tỉnh thần yêu thương đồng chí, đồng đội,

yêu thương quần chúng nhân dân, sống tình nghĩa trong gia đình,

với cộng đồng và bè bạn, luôn có ý thức phấn đấu vươn lên

Những phẩm chất đạo đức đó chỉ có thể có được thông qua quá trình lao động sản xuất, đấu tranh xã hội và qua giao tiếp hàng ngày Để cho mỗi người có thể tiếp nhận những tri thức, hình thành những

phẩm chất đạo đức, cần xây dựng những chuẩn mực đạo đức trong

từng lĩnh vực

Đạo đức trong lao động đòi hỏi người lao động phải lao động có

kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất cao, lao động khẩn trương, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm nguyên nhiên liệu, có tỉnh thần hợp tác tương trợ

lẫn nhau Đây là những phẩm chất đạo đức chung Những chuẩn mực chung đó lại phải cụ thể hoá thành những chuẩn mực phù hợp

Trang 35

36 GIÁO TRÌNH ĐẠO ĐỨC HỌC ĐẠI CƯƠNG

với từng ngành nghề, từng công việc Phạm trù trung tâm trong đạo

đức lao động là nghĩa vụ xã hội Mỗi người trong xã hội vừa với tư

cách là chủ thể lao động, sản xuất, vừa với tư cách là người tiêu dùng Khi là người lao động sản xuất tạo ra những sản phẩm có chất lượng,

thì khi anh ta là người tiêu dùng mới được hưởng những sản phẩm có chất lượng Cần phải xây dựng lương tâm, trách nhiệm cho người lao động, Việt Nam mới có điều kiện mở rộng sản xuất, thúc đẩy sự

phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mới giành thắng lợi trong cạnh tranh quốc tế

Đạo đức học giao tiếp hướng tới các chuẩn mực về sự tôn trọng các giá trị đạo đức và sự ứng xử tôn trọng lẫn nhau giữa con người và

con người trong cuộc sống Trong ứng xử phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh “Đối với tự mình phải nghiêm khắc, đối với người phải khoan dung” Điều đó có nghĩa đối với mỗi người luôn luôn phải nghiêm khắc với chính mình, phải thường xuyên học tập phấn đấu vươn lên, luôn tự phê bình, kịp thời rút ra những ưu khuyết điểm, để phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế thiếu sót Đối với người khác phải tôn trọng, phải đối xử bình đẳng, phải kính trọng người già, yêu thương trẻ nhỏ, thân thiện với đồng chí, đồng nghiệp

Phải luôn luôn tôn trọng người khác, thể hiện trong lời nói và hành

động Phạm trù trung tâm của đạo đức học giao tiếp là công bằng Đạo đức học giáo dục tập trung xây dựng các nhân cách đạo đức theo mục tiêu và chuẩn mực của chủ nghĩa xã hội và lý tưởng cộng

sản chủ nghĩa Sa

Học sinh, sinh viên các cấp học khác nhau có lứa tuổi, trình độ khác nhau, tâm lý khác nhau Vì vậy việc giáo dục đạo đức phải có nội dung, chương trình phù hợp Cần phải làm rõ chương trình tiểu

học, trung học, đại học giáo dục cái gì? Việc biên soạn nội dung giảng

day dao đức phái phù hợp với từng độ tuổi Cần phải tìm ra phương pháp giáo dục như thế nào cho thiết thực, có hiệu quả nhất, tránh những điều sáo rỗng

Trang 36

Chương 1: Đạo đức học với tư cách một khoa học 37

đức từ trong gia đình tới nhà trường và ngồi xã hội Ba mơi trường này có vai trò vị trí khác nhau, nhưng quan hệ gắn bó với nhau Mỗi môi trường cần tìm ra những hình thức giáo dục sao cho có hiệu quả nhất Ba môi trường giáo dục này phải có sự đồng tâm nhất trí phối hợp hành động, tránh tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược

Tự giáo dục có vai trò quan trọng trong giáo dục đạo đức Để thực hiện tự giáo dục tốt cần đưa con người tham gia quá trình học tập, lao động và đấu tranh xã hội, có nghĩa là phải tạo ra môi trường xã hội để cho con người phấn đấu rèn luyện Chỉ trong môi trường xã hội, trong quan hệ với những người khác, mỗi con người mới tự nhân

thức được chính mình, hiểu được khả năng của mình trong quan hệ so sánh với những người khác Chỉ qua khó khăn, thử thách, qua thực tế cuộc sống, con người mới có hiểu biết những giá trị cuộc sống và tự nhận thức được mình, từ đó mà rèn luyện phấn đấu

Giáo dục lại là một yêu cầu khách quan, vì cuộc sống luôn luôn

vận động và biến đổi, nhất là trong thời đại khoa học công nghệ hiện nay, tri thức ngày một đổi mới Có những vấn để hôm qua là đúng đắn, là phù hợp, nhưng cuộc sống thay đổi, do vậy hôm nay chưa chắc còn đúng và phù hợp Hơn nữa những yếu tố bên ngồi ln

ln tác động đến mỗi người, do vậy nếu không tự nhận thức, không

giáo dục lại, kiến thức của chúng ta có thể lạc hậu so với cuộc sống Trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ, cho mọi

người dân, hiệu quả của nó phụ thuộc rất lớn vào sự nêu gương của người lãnh đạo, quản lý, của người thầy, người cô, của các bậc phụ huynh Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Một tấm gương sống còn có giá trị

hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền.”1

Hiện nay Việt Nam cần gan giáo dục đạo đức với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Cần phải làm rõ những tác động tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường đến đạo đức xã hội, để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của nó

Trang 37

38 GIÁO TRÌNH ĐẠO ĐỨC HỌC ĐẠI CƯƠNG

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn xác lập mối quan hệ đạo đức mà ở đó cá nhân phải có trách nhiệm với xã hội, con người phải trung thực, phải tuân thủ những quy luật

của kinh tế thị trường, làm ăn trung thực Đạo đức học ở Việt Nam

hiện nay phải xác lập cho được những chuẩn mực đạo đức phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong xu

hướng không ngừng mở rộng quan hệ quốc tế, vừa kế thừa được

những giá trị của đạo đức dân tộc, vừa tiếp thu có chọn lọc tính hoa đạo đức của các dân tộc khác

Ba là, đạo đức học Mác-Lênin có nhiệm vụ đấu tranh chống lại

những quan niệm đạo đức không phù hợp

Trong xã hội Việt Nam thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ

qua chế độ tư bản chủ nghĩa, đang tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, do vậy tổn tại nhiều giai cấp tầng lớp khác nhau Đã tổn tại nhiều giai cấp tầng lớp khác nhau đương nhiên tổn tại nhiều quan niệm đạo đức, bao gồm đạo đức của giai cấp công nhân với những

yêu cầu chuẩn mực như: yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa; lao

động cần cù, có năng suất cao, chất lượng tốt; có ý thức tổ chức kỷ

luật; có tỉnh thần đoàn kết v.v Bên cạnh đó, trong xã hội Việt Nam

hiện nay đang tồn tại những quan niệm đạo đức của người sản xuất

nhỏ với lối sống “trọng tình hơn trọng lý”; lối sống khép kín “đèn nhà ai nhà ấy rạng” hay “trâu ta ăn cỏ đồng ta”; lối sống tự ty, ghen

ghét đố ky “ghét người giàu, khinh người nghèo”, tâm lý “hơn người một tý” v.v Những điều đó đang ảnh hưởng tới lao động sản xuất,

tới xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam hiện nay, cần phải đấu tranh khắc phục

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những mặt tích cực, trong xã hội cũng đang nảy sinh nhiều tiêu

cực cần phải đấu tranh loại bỏ như: lối sống thực dụng, ca ngợi đồng tiền quá mức “tiền là tiên, là phật”, coi thường luân thường đạo lý, vì

lợi nhuận người ta sẵn sàng làm hàng giả, hàng nhái

Trang 38

Chương 1: Đạo đức học với tư cách một khoa học 39

cần tìm ra những biện pháp khắc phục, làm cho đạo đức của giai cấp

công nhân ngày càng lan rộng và phát huy mạnh mẽ trong xã hội

Muốn khắc phục những quan niệm đạo đức không đúng, cần tạo ra

những điều kiện kinh tế - xã hội để xóa bỏ những quan niệm sai lầm, đó là phải từng bước xóa bỏ chế độ tư hữu về những tư liệu sản xuất

chủ yếu trong xã hội, thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước Mặt khác, cần phải định hướng dư luận xã hội đấu

tranh phê phán những quan niệm sai lầm đó b Phương pháp nghiên cứu đạo đức học Mác-Lênin

Mỗi một ngành khoa học có phương pháp nghiên cứu riêng của nó Tuy nhiên phương pháp nghiên cứu và phương pháp luận

nghiên cứu đạo đức lại gắn với thế giới quan khác nhau

Phương pháp tiếp cận với đạo đức của chủ nghĩa Mác-Lênin là

một giai đoạn trong sự phát triển của đạo đức học, dựa trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, xem đạo đức như một hiện tượng xã hội, là một hình thái ý thức xã hội, do

điều kiện kinh tế - xã hội quy định và có quan hệ với các hình thái ý

thức xã hội khác, luôn luôn vận động và biến đổi, có tính thời đại,

dân tộc và giai cấp Trong phương pháp tiếp cận đạo đức của chủ

nghĩa Mác-Lênin có các nguyên tắc, các quan điểm cho phép nghiên

cứu đạo đức một cách khoa học, đúng đắn, làm rõ được bản chất,

những tác động đến đời sống đạo đức trong xã hội Trái với những

nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, các lý luận

đạo đức khác đứng trên quan điểm duy tâm, phương pháp phiến điện để nghiên cứu đạo đức Trường phái thì tuyệt đối hóa yếu tố

khách quan cho rằng đạo đức là do một đấng siêu nhiên nào đó tạo

ra hoặc là tiên định, con người sinh ra đã có hoặc không có đạo đức

Trang 39

40 GIÁO TRÌNH ĐẠO ĐỨC HỌC ĐẠI CƯƠNG Về nguyên tắc phương pháp luận có thể nêu:

Thứ nhất, nguyên tắc phương pháp luận về mối quan hệ biện chứng giữa cái phổ biến, cái đặc thù và cái đơn nhất trong các phân tích đạo đức

Đối tượng nghiên cứu của đạo đức học Mác-Lênin là các chuẩn mực, các giá trị, các thang giá trị, các quan hệ đạo đức Các giai đoạn lịch sử khác nhau, các dân tộc khác nhau có những quan niệm đạo đức, các chuẩn mực, các thang giá trị đạo đức khác nhau

Đạo đức có tính nhân loại Các thời kỳ lịch sử khác nhau, các dân tộc khác nhau có những quan niệm, những chuẩn mực đạo đức khác nhau, nhưng nhìn chung con người đều ưa cái thiện, ghét cái ác

Đạo đức có tính dân tộc Trong một dân tộc có nhiều giai cấp khác nhau, nhưng các giai cấp lại có những chuẩn mực đạo đức

chung Ví dụ: Những chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam là

yêu nước, đoàn kết, cần cù trong lao động, nhân văn trong cuộc sống Song mỗi thời kỳ lịch sử quan niệm yêu nước lại có những nét riêng Ví dụ trong thời kỳ phong kiến là phải trung với vưa Ngày nay yêu nước là phải yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, yêu nhân dân, yêu đất nước Vv.V

Tính giai cấp của đạo đức Trong một dân tộc có nhiều giai cấp, các giai cấp có những lợi ích riêng, do vậy cũng có những biểu hiện khác nhau trong các chuẩn mực đạo đức Trong xã hội phong kiến Việt Nam, giai cấp phong kiến cho rằng “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa”, nhưng nhân dân lao động lại khẳng định “Bao giờ dân nổi can qua, con vua thất thế thì ra quét chùa”

Cùng một chuẩn mực đạo đức, nhưng trong các ngành nghề,

công việc khác nhau có sự khác nhau Ví dụ, cùng là yêu nước nhưng

biểu hiện giữa người công an và người bác sĩ là khác nhau Tinh thần yêu nước của người công an thể hiện trong công việc là phải quan

Trang 40

Chương 1: Đạo đức học với tư cách một khoa học 41

chống phá chủ nghĩa xã hội Tinh thần yêu nước của người bác sỹ lại đòi hỏi phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên bồi dưỡng trau dồi y đức, quan tâm tới người bệnh,

thực hiện lương y như từ mẫu Do vậy khi nghiên cứu đạo đức cần

quán triệt nguyên tắc về mối quan hệ biện chứng giữa cái phổ biến, cái đặc thù và cái đơn nhất Có nghiên cứu như vậy mới tránh được giáo điều máy móc, mới hiểu được bản chất của các hiện tượng đạo

đức, đồng thời thấy được tính đa dạng phong phú của những biểu

hiện đạo đức ở trong xã hội

Thứ hai, nguyên tắc phương pháp luận về sự thống nhất giữa

điễn địch và qui nạp

Phương pháp diễn dịch là từ những khái niệm, phạm trù đạo đức học, trong quá trình nghiên cứu đòi hỏi phải thấy được sự biểu hiện đa dạng của nó trong cuộc sống, trong lao động sản xuất, trong

đấu tranh xã hội, tránh giáo điều máy móc

Trong một xã hội có nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp khác nhau

Mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp lại có lợi ích khác nhau, do vậy có những

biểu hiện đạo đức khác nhau Trong xã hội có nhiều ngành nghề khác nhau, do vậy sự biểu hiện những phạm trù đạo đức trong các ngành

nghề khác nhau có sự khác nhau Mỗi con người có những tính cách

khác với người khác, do vậy biểu hiện đạo đức có sự khác nhau Từ những tính đa dạng trong những quan niệm đạo đức như vậy, đòi hỏi đạo đức học phải khái quát thành những khái niệm, phạm trù, quy luật đạo đức và rút ra bản chất của những hiện tượng đạo đức

trong xã hội

Như vậy, phương pháp diễn địch và quy nạp cho phép chúng ta

nghiên cứu các hiện tượng đạo đức từ cái “trừu tượng đến cái cụ thể

và ngược lại” Tính khái quát của những khái niệm, phạm trù đạo đức học phải dựa vào thực tiễn cuộc sống, phải xuất phát từ quá trình

lao động, chiến đấu và giao tiếp hàng ngày của quần chúng nhân dân Chúng không phải là những điều tư biện được nảy sinh ra từ

Ngày đăng: 08/11/2022, 22:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN