Chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên Chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên Chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên Chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên Chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên Chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên Chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên Chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên Chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên Chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên Chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên Chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên Chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên Chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên Chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên Chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên Chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên Chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên Chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên Chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên Chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên Chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên Chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên Chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên Chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên
Tính cấp thiết của đề tàinghiêncứu
Sự phát triển mạnh mẽ của chuyển đổi số (CĐS) và cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 4 đang làm thay đổi toàn bộ phương thức sản xuất, cách thức con người làm ra của cải vật chất, trao đổi và tiêu thụ Trong bối cảnh đó, nền nông nghiệp thế giới cũng bị tác động và đang chuyển biến mạnh mẽ, tạo ra một phương thức sản xuất nông nghiệp mới chưa từng có, được gọi là nông nghiệp số (digital agriculture) hoặc nông nghiệp 4.0 Các nông trại đang trở nên thuận lợi hơn, hiệu quả hơn, an toàn và thân thiện với môi trường hơn nhờ thiết bị thông minh, hệ thống rô-bốt và nông nghiệp chính xác (precision agriculture) Một tập hợp các công cụ, phương tiện hữu hình và vô hình tạo ra một sự phát triển có tính chất đột phá trong các ngành sản xuất nông nghiệp và chuỗi cung ứng nông sản được gọi là công nghệ số (digital technology), bao gồm IoT, trí tuệ nhân tạo (AI), hệ thống thực ảo (CPS - cyber physical system), dữ liệu lớn (big data), công nghệ chuỗi khối (blockchain) và lưu trữ đám mây (cloud storage) (Renda & cộng sự,2019).
Chuỗi cung ứng (supply chain) nông sản là một mắt xích của nền sản xuất nông nghiệp cũng có sự thay đổi mang tính cách mạng Nhờ ứng dụng công nghệ số, các nhà sản xuất đã tối ưu được các nguồn lực, đáp ứng chính xác các nhu cầu về hàng hóa nông sản ở từng thị trường và đến từng khách hàng (Chopra & Meindl, 2015) Đối với các đối tác, các trung gian và khách hàng, những mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng, nhờ có công nghệ, họ có thể tìm kiếm các nhà cung cấp, thể hiện sự mong muốn, thỏa mãn hay bất mãn và đánh giá năng lực của nhà cung cấp và chia sẻ các giá trị ngay tức thì, ở bất cứ đâu mà họ muốn.
Họ cũng có thể đặt hàng, thanh toán ngay tức thì mà không gặp một trở ngại nào Dòng chảy hàng hóa nông sản nhờ đó được luân chuyển không bị tắc nghẽn Vì thế, số hóa trở thành một nhân tố cốt lõi trong chuỗi cung ứng nông sản và là một lợi thế cạnh tranh trong sản xuất nông nghiệp trongkỷnguyên CMCN lần thứ 4 (Kosior, 2018) Chuỗi cung ứng nông sản với nền tảngkỹthuật số là toàn bộ chuỗi, tất cả các đối tượng từ nhà sản xuất cung ứng cho đến các trung gian và khách hàng, người tiêu dùng và cả công chúng đều tham gia chia sẻ các giá trị trong chuỗi Ví dụ, chỉ cần một ứng dụng cài đặt trên điện thoại thông minh, nhà sảnxuấtcóthểchọnmụcbánvàkhaibáochitiết,đăngkýtheomẫu;ngườimuathì
2 chọn mục mua, khai báo các thông tin cần mua về sản phẩm, giá, chất lượng, địa điểm mua, hình thức thanh toán v.v.; hệ thống sẽ tự động phân bổ chính xác nhu cầu của mọi đối tượng dựa trên hợp đồng thông minh (smart contract) theo nguyên tắc: Thời gian thực, nhu cầu thực, đối tượng thực, địa điểm thực và chuyển giao đúng như đã cam kết dựa vào nền tảng công nghệ Big data, AI,IoT.
Chuyển đổi số (digital transformation) không phải là mới đối với ngành cà phê Tuy nhiên, sự thúc đẩy của CĐS những năm gần đây đã đưa công nghệ lên hàng đầu trong nhiều cuộc thảo luận của toàn ngành Bên cạnh đó, những sự kiện khách quan (như đại dịch Covid-
19) cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý đối với quá trình số hóa chuỗi giá trị cà phê Cụ thể, đại dịch đã tác động lớn đến hành vi tiêu dùng trên toàn thế giới, tác động trực tiếp đến lĩnh vực logistics Có thể thấy rằng, chuỗi cung ứng toàn cầu liên kết với nhau cực kỳ phức tạp nên khi bị ảnh hưởng, sự tác động sẽ nhanh chóng lan tỏa đến các khâu khác của chuỗi cung ứng cà phê, dẫn đến sự gián đoạn kéo dài trong quản lý chuỗi cung ứng cà phê Với mục đích giảm thiểu ảnh hưởng của những trường hợp trên, các công ty cà phê đang tìm kiếm những phương thức mới để đối phó với thách thức logistics này Trong số nhiều giải pháp thay thế đang được áp dụng, việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số đã bắt đầu chứng minh rằng việc đổi mới hoạt động logistics là khả thi Các giải pháp tự động hóa trong các giai đoạn khác nhau của quy trình chắc chắn đang góp phần cải thiện hệ thống giám sát và tăng hiệu quả hoạt động Hệ thống bốc xếp tự động trong kho, giải pháp vận chuyển trên mặt đất - như phương tiện tự vận hành và máy bay không người lái - hoặc việc sử dụng blockchain để đảm bảo theo dõi sản phẩm hoặc thu thập dữ liệu để thực hiện hợp đồng thông minh sau này, là một vài ví dụ về cách thức mà các giải pháp kỹ thuật số có thể tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa trong thương mại và logistics (Khalifé, 2023) Ngoài ra, số hóa là một thành phần quan trọng để thu hẹp khoảng cách tài chính và mang lại hiệu quả cho các hoạt động xuyên biên giới Thương mại số hóa liền mạch sẽ mang lại sự chuyển đổi cho nền kinh tế toàn cầu và làm cho thế giới an toàn hơn thông qua tính minh bạch cao hơn và chuỗi cung ứng toàn cầu mạnh mẽ hơn Một trong những nguyên nhân gây ra sự hạn chế trong hoạt động xuất nhập khẩu đó là sự chậm trễ trong việc CĐS chuỗi cung ứng Vì vậy, đối với các bên tham gia (nhàcungứng,cáctrunggianvàkháchhàng)trongchuỗicungứngcàphêxuấtkhẩu tại 5 tỉnh Tây Nguyên, việc tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các nền tảng CĐS chuỗi cung ứng cà phê (IoT, AI, dữ liệu lớn, các ứng dụng) đến tiến trình CĐS, và tác động của tiến trình CĐS đến các bên tham gia sẽ chứng tỏ rằng nhờ thực hiện tốt CĐS chuỗi cung ứng, hoạt động xuất khẩu cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển nền kinh tế số khá tốt trong khu vực ASEAN Nền kinh tế số Việt Nam năm 2021 đạt 21tỷUSD, tăng 31% so với cùngkỳnăm trước và đóng góp hơn 5% GDPcảnước Theo nhiều dự báo, nền kinh tế Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng nhờ ứng dụng công nghệ số Dự kiến, nền kinh tế số Việt Nam sẽ đạt 57tỷUSD vào năm 2025, đứng thứ hai Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng 29%/năm (Nguyễn Hải Vân, 2022) Nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng giải pháp phần mềm, sử dụng nền tảng số trong quản lý tài chính kế toán, bán hàng, marketing trực tuyến, quản lý kênh phân phối, quản trị kinh doanh hoặc tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới Trong xuất nhập khẩu, việc duy trì xuất siêu liên tục trong nhiều tháng qua có sự đóng góp đáng kể của quá trình CĐS, từ thủ tục hành chính, môi trường kinh doanh đến hoạt động sản xuất Báo cáo thường niên do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế HoaKỳ(USAID) thực hiện về “Chuyển đổi số doanh nghiệp 2021: Rào cản và nhu cầu chuyển đổi số” trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp CĐS giai đoạn 2021 -
2025, đã tiến hành khảo sát 1.300 doanh nghiệp ở các quy mô khác nhau từ nhiều lĩnh vực ngành nghề Kết quả khảo sát cho thấy nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn, rào cản khi thực hiện CĐS Cụ thể, 60,1% doanh nghiệp lo ngại chi phí đầu tư và ứng dụng công nghệ cao; 52,3% doanh nghiệp phản ánh khó khăn do thiếu nguồn nhân lực nội tại để ứng dụng công nghệ số và thay đổi thói quen của doanh nghiệp và người lao động; 45,4% doanh nghiệp phản ánh thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ số Thiếu thông tin về công nghệ số và khó khăn trong tích hợp các giải pháp công nghệ số là những rào cản tiếp theo, chiếmtỷlệ lần lượt là 40,4% và 38,5% Các rào cản còn lại như thiếu cam kết, hiểu biết của ban lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp; thiếu cam kết, hiểu biết của người lao động; và sợ rò rỉ dữ liệu cá nhân, doanh nghiệp xếp ở mức thấp nhất với tỷ lệ lần lượt là 32,1%, 26,6% và 23,4% (HuongDiu & Phuong Linh, 2022; Phương Thảo,2022).
Việt Nam là một quốc gia có sản lượng cà phê xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới nhưng giá trị sản phẩm thu được (giá trị gia tăng) cho các doanh nghiệp Việt Nam lại không cao Các nghiên cứu cho thấy, Việt Nam chủ yếu tham gia vào khâu trồng trọt - khâu mang lại giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị Hạt cà phê sau khi được thu hoạch sẽ được chế biến sơ qua và xuất khẩu sang các nước chủ yếu là Trung Quốc, Nga, một số quốc gia Trung Á Sản phẩm cà phê của Việt Nam ít được sử dụng uống trực tiếp mà được pha trộn trong cà phê hòa tan hay hương liệu dùng cho chế biến thực phẩm Từ đây, thương hiệu cà phê Việt Nam dần bị thay thế bởi các nhãn hiệu nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam không giành được giá trị gia tăng ở các khâu tiếp theo Sự phát triển không đồng đều giữa các mắt xích trong chuỗi giá trị ngành hàng cà phê Việt Nam đã làm cản trở sự phát triển của ngành (Nguyễn Thị Phương Linh,2017).
Chuyển đổi số chuỗi cung ứng nông sản nói chung và cà phê nói riêng để thúc đẩy xuất khẩu là một chiến lược quan trọng của chương trình CĐS quốc gia giai đoạn 2025 và định hướng 2030 đã được Chính phủ thông qua (Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 3/6/2020) Đây là căn cứ pháp lý, cơ sở chiến lược, và kế hoạch mục tiêu quan trọng để các bộ ngành và các địa phương triển khai thực hiện CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu Tây Nguyên có đất đỏ Bazan cùng địa hình, khí hậu rất thích hợp cho cây cà phê phát triển cho năng suất và chất lượng cao hơn các vùng khác Cà phê là thế mạnh đem lại giá trị kinh tế, tạo thu nhập và nhiều việc làm cho người lao động tại các tỉnh Tây Nguyên, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống kinh tế, so với các loại nông sản khác cà phê có thị trường tiêu thụ khá ổn định Chính vì thế, cà phê là cây trồng chủ lực, là ngành kinh tế mũi nhọn của các tỉnh Tây Nguyên Thực tế hiện nay về CĐS nói chung, CĐS trong nông nghiệp và cây cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên rất chậm chạp Là quốc gia đứng thứ hai về sản lượng cà phê của thế giới, nhưng chất lượng sản phẩm, sự nổi tiếng và thị trường chiếm lĩnh của cà phê Việt Nam rất yếu Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam từ năm 2019 đến nay có sự sụt giảm rõ rệt, giá cà phê xuống thấp khiến nhiều nông dân thua lỗ nặng Theo báo cáo củaCục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), xuất khẩu cà phê tháng12/2019 ước đạt 126.000 tấn, trị giá 218 triệu USD, lũy kế xuất khẩu cà phê năm 2019 ước đạt 1,59triệutấn,kimngạch2,75tỷUSD,giảm15,2%vềkhốilượngvàgiảm22,4%về giá trị so với năm 2018 Điều đáng lo ngại là giá cà phê xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2019 đạt 1.724 USD/tấn, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm 2018 Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam cũng thấp hơi nhiều, thậm chí còn xếp bét bảng so với các nước có thế mạnh xuất khẩu cà phê (Khánh Nguyên, 2020).
Thị trường cà phê Việt Nam vẫn còn những diễn biến phức tạp, nhiều rủi ro là do sự mất cân đối cung cầu cục bộ và sự tác động bởi yếu tố biến đổi khí hậu cùng bệnh dịch Covidgâyra Bộ Công Thương cho biết do ảnh hưởng của việc vận chuyển nên rất nhiều đơn hàng của doanh nghiệp Việt Nam đã bị đối tác EU hủy và chuyển sang nhập khẩu từ các thị trường khác Dự kiến chuỗi cung ứng trên toàn cầu sẽ còn tiếp tục đối mặt với rủi ro tắc nghẽn đến cuối năm 2022 (Trần Đức Quỳnh & Văn Thị Minh Hằng, 2021) Giá cà phê sụt giảm những năm gần đây làm cho rất nhiều hộ gia đình trồng cà phê tại Tây Nguyên chặt bỏ để chuyển sang trồng cây khác, một số hộ đầu tư ít cho cà phê vì theo họ đầu tư là lỗ nên chỉ duy trì cho cây tồn tại chờ khi giá lên Nguyên nhân gốc rễ của vấn đề xuất phát từ chuỗi cung ứng cà phê, bao gồm từ nhà sản xuất cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm (Nguyễn Thị Mỹ Hằng & Nguyễn Thị Minh Thúy, 2020) Chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu của các tỉnh Tây Nguyên có điểm yếu tập trung vào các vấn đề chất lượng sản phẩm từ nhà sản xuất cho đến tiêu dùng cuối cùng, đăng ký nhãn hiệu và bảo hộ, hệ thống kênh phân phối bán hàng, marketing, truy xuất nguồn gốc và chứng nhận quốc tế về quản lý chất lượng sản phẩm (Đỗ Thị Nga & Lê Đức Niêm, 2016) So với các nước như Brazil, Venezuela, Indonesia, Ethiopia, chất lượng cà phê của Việt Nam thấp và bán giá thấp hơn so với các nước khác là do quy trình sản xuất, chế biến cà phê chưa sạch và an toàn cho người tiêu dùng, chưa đảm bảo phát triển bềnvững. Để giúp ngành cà phê có thể nắm bắt và đuổi kịp với trình độ công nghệ về sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê của thế giới đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, EU, cần đầu tư cho chế biến sâu vì thị trường này ưa chuộng các sản phẩm cà phê đã qua chế biến Vì vậy, cần áp dụng nhanh chóng CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu, bao gồm: Số hóa quản lý sản xuất, quy trình canh tác, thu hoạch, chế biến, công nghệ rang xay, đóng gói và marketing Nghiên cứu CĐS chuỗi cung ứng cho cà phê xuất khẩu trở thành nhu cầu cấp thiết trên hai phương diện: nghiên cứu học thuật và triển khai thực tiễn CĐS chuỗi cung ứng cà phê nhằm tạo ra sự chuyển biến mới trong sản xuất, kinh doanh, tạo ra chuỗi giá trị cao hơn cho sản phẩm cà phê và nhằm đẩy mạnh xuất khẩu trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế của các tỉnh Tây Nguyên.
Dựa trên các chỉ dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và USAID về CĐS cho các doanh nghiệp Việt Nam, nghiên cứu này sẽ khám phá các nhân tố cơ bản của CĐS chuỗi cung ứng và sự tác động giữa các nhân tố, xây dựng một mô hình lý thuyết và kiểm định bằng dữ liệu thực tế thu thập được từ thị trường và đưa ra các kết luận khách quan khoa học là một việc làm có ý nghĩa, không chỉ cho ngành cà phê mà còn cho các nông sản khác Áp dụng nhanh chóng số hóa vào quản lý chuỗi hàng hóa nông sản sẽ giúp các nước đang phát triển đuổi kịp các nước phát triển và tránh được những thua thiệt, rủi ro trong xuất khẩu hàng hóa nông sản nói chung và cà phê nói riêng bởi các lý do như: nắm bắt được thông tin thị trường, khách hàng nhanh chóng kịp thời; giúp khách hàng và các đối tác dễ dàng tìm kiếm các thông tin về sản phẩm của các nhà cung cấp; hệ thống logistics hoạt động hiệu quả hơn nhờ sự điều phối tự động giữa đầu vào đầu ra và hợp tác với các bên tham gia chuỗi cung ứng; rút ngắn được thời gian chuyển giao các sản phẩm cho khách hàng trong chuỗi nhờ hệ thống tự động hóa; giảm các chi phí như quản lý, lưu kho, vận chuyển, thời gian đặt hàng và giao hàng do hệ thống tự động tích hợp trong chuỗi; giúp các nhà sản xuất, cung ứng, hậu cần nhỏ có thể tham gia vào chuỗi một cách công bằng thông qua việc chia sẻ các giá trị trong chuỗi CĐS chuỗi cung ứng cà phê rõ ràng là một lợi thế cho các quốc gia và vùng lãnh thổ trong cạnh tranh quốc tế về xuất khẩu Tuy vậy nhận thức về vai trò của nó cũng như mạnh dạn chuyển đổi mô hình từ truyền thống sang CĐS chuỗi cung ứng không phải quốc gia nào cũng nắm bắt được một cách nhanh chóng và Việt Nam cũng không là một ngoạilệ.
Nhiều nghiên cứu trước đây cũng đã xây dựng khung phân tích về CĐS chuỗi cung ứng đối với một số sản phẩm, nhưng chưa có nghiên cứu nào đề cập đến khung phân tíchCĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu của các tỉnh Tây Nguyên Cụ thể hơn là chưa có nghiên cứu nào phân tích ảnh hưởng của các nền tảng CĐS chuỗi cung ứng cà phê (Internet vạn vật, Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn, Các ứng dụng) đến tiến trình CĐS, và xây dựng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để khẳng định mối quan hệ tương quan giữa các nhân tố trong chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu.
Từ phân tích ở trên có thể thấy, việc luận án lựa chọn nghiên cứu chủ đề trên đây là hết sức cần thiết, đặc biệt có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với các tỉnh Tây Nguyên trong tiến trình đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê Kết quả của luận án mong muốn được đóng góp mới cả về khía cạnh khoa học và thực nghiệm, nghiên cứu định lượng về CĐS chuỗi cung ứng cho cà phê xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên là cần thiết vừa mang ý nghĩa khoa học, bổ sung vào lý thuyết về CĐS chuỗi cung ứng cho sản phẩm cà phê, mà còn gợi ý các chính sách giải pháp cho vấn đề tồn tại hiện nay về chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên, đồng thời, giúp các nhà quản lý nhận thấy tầm quan trọng của CĐS chuỗi cung ứng cà phê và những ảnh hưởng của nó đến hoạt động xuất khẩu cà phê, từ đó giúp các nhà quản lý, doanh nghiệp có những đối sách thực thi phùhợp.
Mục tiêu và câu hỏinghiêncứu
- Mục tiêu nghiên cứu tổngquát
Nghiên cứu CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên.
- Mục tiêu nghiên cứu cụthể Để thực hiện được mục tiêu tổng quát trên, luận án xem xét các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
Thứ nhất, xây dựng mô hình nghiên cứu về CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu.
Thứ hai, phân tích ảnh hưởng của các nền tảng CĐS chuỗi cung ứng cà phê
(IoT, AI, dữ liệu lớn, các ứng dụng) đến tiến trình CĐS, tác động của tiến trình CĐS đến các bên tham gia (nhà cung ứng, các trung gian và khách hàng) trong chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu và thực trạng chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy CĐS trong chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên.
2.2 Câu hỏi nghiêncứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu cụ thể trên, luận án hướng đến trả lời các câu hỏi sau:
Một là,các nhân tố nào ảnh hưởng đến CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu của các tỉnh Tây Nguyên?
Hai là,ảnh hưởng của tiến trình CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu đến các bên tham gia (nhà cung ứng, các trung gian và khách hàng) trong chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu của các tỉnh Tây Nguyên ra sao?
Ba là,thực trạng CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên như thếnào?
Bốn là, những giải pháp nào có thể thúc đẩy tiến trình CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên?
Đối tượng và phạm vinghiêncứu
CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu của các tỉnh Tây Nguyên; cụ thể là ảnh hưởng của các nền tảng CĐS chuỗi cung ứng cà phê (IoT, AI, dữ liệu lớn, các ứng dụng) đến tiến trình CĐS và tác động của tiến trình CĐS đến các bên tham gia (nhà cung ứng, các trung gian và khách hàng) trong chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu tại 5 tỉnh Tây Nguyên.
Luận án nghiên cứu CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu được giới hạn trong phạm vi xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến tiến trình CĐS, sự tác động của tiến trình CĐS đến các nhà cung ứng, các trung gian, khách hàng và công chúng trong chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu.
Phần lớn các nhà sản xuất và cung ứng cà phê là các hộ gia đình nông dân; các trung gian bao gồm các vựa thu mua, vận chuyển, chế biến nhân và bán cho các công ty xuất khẩu.
Do sự khác biệt về nhận thức, cách thức quản lý, nguồn lực nên mối liên kết giữa các bên trong chuỗi cà phê xuất khẩu khá lỏng lẻo Mặt khác CĐS là một sự thay đổi về nhận thức, tư duy và tầm nhìn gắn với các nền tảng công nghệ số nhằm làm cho chuỗi hoạt động hiệu quả hơn, tuy nhiên có sự khác biệt khá lớn trong trình độ sử dụng công nghệ số của các bên tham gia chuỗi cung ứng, do vậy CĐS chuỗi cung ứng cà phê là một tiến trình với nhiều giai đoạn.
Vì vậy, nghiên cứu này dựa trên các hướng dẫn về CĐS của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và
USAID, đánh giá thực trạng mức độtrưởngthànhsốcủacácbêntrongchuỗicungứngvàcơchếnhằmgắnkếtcácbên trong chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó, tác giả xây dựng một mô hình nghiên cứu lý thuyết bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu cùng bộ thang đo các nhân tố, thực hiện khảo sát bằng phiếu điều tra, kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu; đánh giá thực trạng và đề xuất các khuyến nghị cho vấn đề nghiên cứu.
Về phạm vi không gian:Nghiên cứu tiến hành phân tích về các hoạt động của chuỗi cung ứng cà phê tại 5 tỉnh Tây Nguyên là Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Đắk Nông, và nghiên cứu cũng mở rộng khảo sát bằng bảng hỏi đến với các doanh nghiệp về hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê của Tây Nguyên tại Tp Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.
Về phạm vi thời gian:Mô hình nghiên cứu định lượng của luận án được xây dựng trên cơ sở sử dụng số liệu điều tra doanh nghiệp, các bên tham gia trong chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu của các tỉnh Tây Nguyên trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022, là giai đoạn CĐS của Việt Nam đã có những bước tiến bộ rõ rệt không chỉ được thể hiện trong chiến lược CĐS của chính phủ, các Bộ ban ngành, các địa phương, mà còn có cẩm nang hướng dẫn chi tiết do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng USAID phát hành Mặt khác giai đoạn này xuất khẩu cà phê của Việt Nam nói chung và các tỉnh Tây Nguyên nói riêng có những tiến bộ rõ rệt, không chỉ gia tăng được đơn hàng mà còn mở rộng được thị trường tiêu thụ.
Do vậy, việc lựa chọn giai đoạn này để nghiên cứu và đề xuất các khuyến nghị là phù hợp với tình hình thực tế.
Phương phápnghiêncứu
Luận án kết hợp đồng thời cả hai cách tiếp cận là định tính và định lượng Phương pháp định tính tập trung vào nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm chuyên gia nhằm xác định rõ các nhân tố then chốt cũng như các biến giải thích và xây dựng bộ thang đo cùng mô hình nghiên cứu Nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm định thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM cùng các kiểm định thống kê tương ứng được thực hiện trong nghiên cứunày. Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất, để xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CĐS chuỗi cung ứng cà phê; sự ảnh hưởng của các bên tham gia trong tiến trình CĐS chuỗi cung cà phê xuất khẩu, tác giả sử dụng kiểm định thang đo (KMO và Cronbach’s alpha); nhân tố khẳng định (CFA) của mô hình SEM được trình bày trong chương 2 của luận án. Để trả lời cho câu hai nghiên cứu còn lại, trên cơ sở bộ cẩm nang hướng dẫn các bước về CĐS của Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với USAID cùng các nghị định của Chính phủ về CĐS, tác giả sẽ đề xuất quy trình CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu cho các tỉnh Tây Nguyên Dựa trên phân tích thực trạng và kết quả kiểm định của mô hình nghiên cứu, tác giả sẽ đề xuất các khuyến nghị cho vấn đề nghiêncứu.
Những đóng góp củaluậnán
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu trước đó, luận án đã có một số đóng góp như sau:
Thứ nhất,xây dựng được khung phân tích CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu của các tỉnh Tây Nguyên; cụ thể là ảnh hưởng của các nền tảng CĐS chuỗi cung ứng cà phê (Internet vạn vật, Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn, Các ứng dụng) đến tiến trình CĐS (DTP) và tác động của DTP đến các bên tham gia (nhà cung ứng, các trung gian và khách hàng) trong chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu;
Thứ hai,bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, khẳng định mối quan hệ tương quan giữa các nhân tố trong chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu và tác động cùng chiều giữa các nhóm nhân tố cốt lõi của CĐS đến DTP và DTP đến các bên tham gia vào chuỗi cung ứng (nhà cung ứng, các trung gian và khách hàng); tác động lẫn nhau của các bên tham gia vào chuỗi cung ứng.
Thứ nhất,phân tích thực trạng CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu tại các tỉnh Tây
Nguyên với kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy: có bốn nhân tố cốt lõi (Internet vạn vật, Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn, Các ứng dụng) của CĐS đã tác động đến DTP của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê; tác động DTP đến các bên liên quan (nhà cung ứng, các trung gian, khách hàng) cho thấy thể hiện mức độ CĐS trong chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu của các tỉnhTâyNguyên, cụ thể: mức độ CĐS ít thì mức độ các bên liên quan áp dụng càng ít, ngược lại mức độ CĐS càng cao thì áp dụng càngnhiều;
Thứ hai,đề xuất các giải pháp thiết thực về phía doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, người nông dân trồng cà phê, cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện CĐS chuỗi cung ứng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tại các tỉnh TâyNguyên.
Kết cấu củaluậnán
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm 3 chương chính, cụ thể như sau:Chương 1: Cơ sở lý luận về chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu Chương 2: Thực trạng chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên
Chương 3 Định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu tại các tỉnh TâyNguyên
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ CHUỖI CUNG ỨNG CÀPHÊXUẤTKHẨU
Chuyển đổi số và chuỗicungứng
Warner và Wager (2019) cho rằng, việc CĐS là một quá trình đổi mới chiến lược đang diễn ra mà ở đó, những tiến bộ trong công nghệ kỹ thuật số được sử dụng để xây dựng tiềm lực, làm mới hoặc thay thế mô hình kinh doanh, phương thức giao tiếp và văn hóa của doanh nghiệp.
Theo Fitzgerald & cộng sự (2014), CĐS là việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số mới để hỗ trợ nâng cao hoạt động cốt lõi của một tổ chức hoặc doanh nghiệp (bao gồm nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng cường hiệu quả hoạt động, hoặc tạo ra các mô hình hoạt động mới) Bên cạnh đó, CĐS là việc ứng dụng công nghệ số (digitalize) vào tất cả các hoạt động quản lý điều hành của một tổ chức doanh nghiệp Nếu đạt hiệu quả, nó sẽ làm thay đổi toàn diện (transformation) cách thức mà một tổ chức doanh nghiệp hoạt động, tăng hiệu quả hợp tác, tối ưu nguồn lực, tối ưu hiệu suất làm việc và mang lại giá trị cho khách hàng CĐS là một sự thay đổi theo cách mà một tổ chức sử dụng công nghệ kỹ thuật số để phát triển một mô hình kinh doanh số mới, giúp tạo ra và làm cho phù hợp hơn với các giá trị của tổ chức đó (Kane & cộng sự, 2015).
Một doanh nghiệp sử dụng công nghệkỹthuật số như một lợi thế cạnh tranh trong các hoạt động bên trong và bên ngoài của mình Công nghệ kỹ thuật số định hình lại cả cơ sở hạ tầng và hoạt động/quy trình của một doanh nghiệp Những thay đổi trong công nghệ kỹ thuật số và cách sử dụng là các nguyên nhân chính dẫn đến việc đổi hướng của doanh nghiệp trong quá trình CĐS (Liu & cộng sự, 2011) và quá trình chuyển đổi đó gặp phải một số thách thứcsau:
(i) Thiếu tầm nhìn rõ ràng cho quá trìnhCĐS Các tổ chức cần phát triển một tầm nhìn rõ ràng về cách thức đáp ứng nhu cầu kỹ thuật số của khách hàng, đặt mục tiêu dựa trên tầm nhìn đó và thực hiện chúng theo lịch trình và kế hoạch (Tiersky, 2017) Việc không trình bày rõ ràng mục tiêu mong muốn của tổ chức trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số, nguyên nhân và khi nào cần thiết, có thể là nguyên nhân của một tổ chức không thành công hoặc không phát triển về mặt kỹ thuật số Tiersky (2017) cho rằng một tổ chức bắt đầu số hóa mà không có tầm nhìn giống như một người đi trên đường mà không có đích đến.
(ii) Những thách thức về tổchức Đây là các vấn đề liên quan đến những trở ngại cần phải vượt qua để chuyển các kỹ thuật và tiêu chuẩn theo thông lệ sang những tiêu chuẩn mới (Maltese, 2018) vì bộ máy hành chính phức tạp không muốn thực hiện đổi mới (Wolf & cộng sự, 2018) Vì quá trình chuyển đổi liên quan đến nhà quản lý, nhómkỹthuật và các thành viên khác, nên một số đối tượng có thể làm gián đoạn quá trình CĐS, vì trách nhiệm và quy trình của họ có thể bị thay đổi. Tiersky (2017) lập luận rằng quá trình chuyển đổi đối với một số người mang ý nghĩa không chắc chắn, một thách thức đối với vai trò hoặc vị thế của họ và, trong trường hợp xấu nhất, có thể là mất việc làm và sự an toàn của gia đìnhhọ. iii) Những thách thức về văn hóa Những người lao động trẻ tuổi dường như cởi mở hơn với các công nghệ mới và do đó ủng hộ CĐS, trong khi những người lao động lớn tuổi gặp khó khăn trong việc hiểu tác động của CĐS đối với sự đảm bảo công việc của họ (Wolf & cộng sự, 2018) Một quá trình CĐS thành công bắt đầu như một quá trình chuyển đổi văn hóa, do đó, khi tập trung vào việc thay đổi văn hóa, cấp quản lý và cấp chuyên môn phải hiểu những thay đổi/chuyển đổi này tác động như thế nào đến toàn bộ tổ chức (Schmidt, 2019).
Các ví dụ về thách thức nêu trên chứng minh rằng CĐS là một quá trình phức tạp cần được quản lý bởi một nhà lãnh đạo có năng lực, một nhà lãnh đạo thời công nghệ số.Kỹnăng lãnh đạo thời công nghệ là sự kết hợp giữa văn hóa kỹ thuật số, năng lực kỹ thuật số, đặc điểm lãnh đạo và nhà lãnh đạo có khả năng ra quyết định nhanh chóng và đúng đắn, có thể tác động đến hành động của người khác để đạt được hiệu suất mong muốn và hiệu quả (De Waal & cộng sự, 2016) đồng thời tạo ra các ý tưởng sáng tạo nhằm tạo ra giá trị cho khách hàng, thiết kế các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật số một cách nhanh chóng bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến và xây dựng năng lực của tổ chức để cung cấp các dịch vụ đó nhằm đáp ứng mong đợi của khách hàng
(Tanniru,2018).ElSawy&cộngsự(2016)đãđịnhnghĩalãnhđạothờicôngnghệsố là triển khai những điều đúng đắn cho thành công chiến lược của số hóa cho doanh nghiệp và hệ sinh thái kinh doanh của doanh nghiệp.
Các hoạt động CĐS có thể bao gồm từ việc số hóa dữ liệu quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp, áp dụng công nghệ số để tự động hóa, tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý, sản xuất kinh doanh, quy trình báo cáo, phối hợp công việc trong doanh nghiệp cho đến việc chuyển đổi toàn bộ mô hình kinh doanh, tạo thêm giá trị mới cho doanh nghiệp, thay đổi bản chất doanh nghiệp Điều này góp phần tạo ra doanh nghiệp logistic, xuất nhập khẩu hoạt động theo phương thức mới dựa trên kết nối các hệ thống công nghệ, dữ liệu và xử lý thông tin tự động (Ernst & Young, 2011; Bộ Kế hoạch và Đầu tư và USAID, 2021) Ở cấp độ công ty, CĐS có nghĩa là tích hợp các giải pháp số vào cốt lõi của doanh nghiệp, thay đổi sâu sắc cách hoạt động của doanh nghiệp bằng cách tạo ra các quy trình kinh doanh mới, trải nghiệm khách hàng và văn hóa tổ chức Nó không chỉ tái tạo lại những phương pháp truyền thống mà còn có thể sáng tạo những phương pháp mới để đáp ứng những kỳ vọng thay đổi của thị trường (FSI,2023).
Chuỗi cung ứng là một mạng lưới liên kết các tổ chức cùng đẩy nguyên vật liệu, hàng hóa đến người tiêu dùng (La Londe & Masters, 1994) Thông thường, nhiều tác nhân tham gia sản xuất một sản phẩm và đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng trong một chuỗi cung ứng; nhà sản xuất vật liệu, linh kiện, cơ sở lắp ráp, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ, nhà vận chuyển là thành viên của chuỗi cung ứng (Nguyen,2015).
Mentzer & cộng sự (2001) định nghĩa chuỗi cung ứng là một tập hợp gồm ba hoặc nhiều tác nhân (tổ chức hoặc cá nhân) tham gia trực tiếp vào trước và sau dòng sản phẩm, dịch vụ, tài chính và/hoặc thông tin từ thượng nguồn đến khách hàng Tác giả cũng phân loại chuỗi cung ứng thành ba loại Chuỗi cung ứng trực tiếp, bao gồm một công ty, một nhà cung ứng và một khách hàng tham gia vào dòng sản phẩm, dịch vụ, tài chính và/hoặc thông tin. Chuỗi cung ứng mở rộng, bao gồm nhiều nhà cung ứng, nhiều khách hàng và các tổ chức trung gian, tất cả đều tham gia vào dòng sản phẩm, dịch vụ, tài chính và/hoặc thông tin và chuỗi cung ứng đa dạng là một mạng lướicáctổchức(tácnhân)cósựkếtnốivàphụthuộclẫnnhauđểcùnghợptáclàm
Nhà sản xuất Nhà cung cấp
Dịch vụ bên thứ 3 việc, kiểm soát, quản lý, cải thiện dòng chảy của vật liệu và thông tin từ các nhà cung cấp cho đến khách hàng cuối cùng (Mentzer & cộng sự, 2001; Christopher, 2010).
Theo Min & Zhou (2002) thì hệ thống tích hợp chuỗi cung ứng là sự kết nối của nhiều hoạt động, quá trình kinh doanh có liên quan đến nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng như hoạt động mua sắm nguyên vật liệu; hoạt động thêm giá trị gia tăng bằng quá trình chuyển đổi nguyên vật liệu thành sản phẩm cuối cùng; hoạt động thêm giá trị gia tăng về thời gian và không gian qua hoạt động lưu trữ, vận chuyển; hoạt động tổ chức trao đổi thông tin giữa các thành viên trong chuỗi cungứng.
Một chuỗi cung ứng cơ bản được minh họa như hình 1 dưới đây
Hình 1.1 Các yếu tố của chuỗi cung ứng nông sản cơ bản
Như vậy, chuỗi cung ứng là một hệ thống các tổ chức, con người, thông tin, hoạt động và các nguồn lực liên quan tới công tác chuyển sản phẩm/dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng Hoạt động của tất cả các tác nhân tham gia chuỗi như nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà kho, các công ty cung cấp dịch vụ, và các cửa hàng bán lẻ và các yếu tố khác nhằm đưa sản phẩm được sản xuất, phân phối đúng như mong muốn của khách hàng và đạt được các mục tiêu của tổchức. Đối với dịch vụ về logistics và quản lý chuỗi cung ứng, doanh nghiệp cần chú trọng đến 7 yếu tố sau đây liên quan đến logistics Đó là 7Rs (còn gọi là “7 Đúng”), đảm bảo sự sẵn có và khả năng sẵn sàng đáp ứng được nhiều người chấp nhận bao gồm các nội dung sau(Rutner & Langley, 2000): 1 Đúng sản phẩm (the right product);2.Đúngsốlượng(therightquantity); 3.Đúngđiều kiện(theright condition); 4 Đúng địa điểm (the right place); 5 Đúng thời gian (the right time); 6 Đúng khách hàng (the right consumer); 7 Đúng chi phí (the right cost) Để đảm bảo hoạt động logistics trong chuỗi cung ứng theo đúng 7Rs kể trên, cần có một hệ thống quản lý hiệu quả và không thể thiếu công nghệ hỗ trợ Nền tảng công nghệ số, CĐS và CMCN lần thứ 4 chính là một giải pháp tối ưu cho vấn đề này.
Chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phêxuấtkhẩu
1.2.1 Chuyển đổi số chuỗi cungứng
Chuyển đổi số chuỗi cung ứng ra đời cùng với sự xuất hiện của CMCN lần thứ 4 đối với các nhà máy, doanh nghiệp IoT và dữ liệu lớn là nhân tố chính điều khiển chuỗi Với sự kết hợp, các công nghệ bổ sung như công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến (RFID), cảm biến, GPS, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) và thiết bị cảm biến thông tin…, tất cả hoạt động trong chuỗi cung ứng có thể dễ dàng được theo dõi Điều quan trọng đối với các hoạt động của chuỗi cung ứng là đáp ứng bảy yêu cầu chính là đúng chất lượng, đúng lúc, đúng chỗ và đúng hàng hóa với đúng số lượng, đúng điều kiện và đúng chi phí Bằng cách ước tính thông tin từ các sản phẩm và vật liệu, có thể dự đoán các rủi ro có thể xảy ra trong quy trình chuỗi cung ứng và có thể đưa ra cảnh báo trước (Gnimpieba & cộng sự, 2015).
Chuyển đổi số chuỗi cung ứng đề cập đến sự đổi mới công nghệ và số hóa chuỗi cung ứng của một tổ chức Bằng cách này doanh nghiệp có thể phản hồi nhanh chóng và chính xác hơn trước bấtkỳrủi ro tiềm ẩn nào làm gián đoạn hoạt động kinh doanh, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng trở nên khốc liệt như hiện nay (Diginet, 2021) Ngoài ra, CĐS chuỗi cung ứng là quá trình sử dụng công nghệ số trong quản lý chuỗi cung ứng nhằm khai thác các cơ hội thị trường và đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng, đem lại lợi thế cạnh tranh cho các tổ chức và cá nhân tham gia trong chuỗi. Những ưu điểm vượt trội của CĐS chuỗi cung ứng là: CĐS trong quản lý chuỗi cung ứng cho phép doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh bằng cách sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn, làm cho mọi giai đoạn trong chuỗi cung ứng của họ sáng sủa hơn, minh bạch hơn và hiệu quả hơn, gần hơn với nhu cầu của khách hàng và nâng cao chất lượng của quá trình ra quyết định Bên cạnh đó, đảm bảo chuỗi cung ứng sẽ ngày càng linh hoạt và sớm có những mụ hỡnh kinh doanh mới hiệu quả (ệzkanlısoy&Akkartal,2021).
Trong hơn một thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý kinh doanh đã tập trung sự chú ý đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng nhằm cải thiện hiệu suất của từng thực thể trong chuỗi cũng như toàn bộ chuỗi cung ứng Cụ thể của sự hợp tác này được thể hiện trong luồng thông tin ổn định được chia sẻ trong chuỗi Ví dụ như Hợp tác lên kế hoạch, dự báo và bổ sung (CPFR), Quản lý tồn kho bởi nhà cung cấp (VMI), Phản hồi tích cực từ khách hàng (ECR) Các nội dung này đã được công bố trong các nghiên cứu củaệzkanlısoy&Akkartal(2021).
Với sự hỗ trợ của công nghệ số, sự hợp tác này tạo ra một hiệu quả rõ rệt trong chuỗi cung ứng vì nó cho phép các bên tham gia trong chuỗi có thể nắm bắt và xử lý các thông tin nhanh chóng, chính xác và kịp thời về xu hướng biến động của sản phẩm/dịch vụ, về lượng hàng tồn kho giúp các bên điều tiết được lượng hànghóacung ứng và sự phản hồi của khách hàng để điều chỉnh các chiến lược và kế hoạch cung ứng Đây cũng là mô hình mới của chuỗi cung ứng trong kỷ nguyờn số (ệzkanlısoy&Akkartal, 2021) Phần nội dung sau đõy mô tả một số công nghệ CĐS cần thiết để cải thiện hiệu suất chuỗi cungứng.
Theo Tavana & cộng sự (2022), IoT liên quan đến việc kết nối các đối tượng với Internet trong thế giới vật chất để chia sẻ dữ liệu Ngoài ra, IoT cho phép các đối tượng nghe, nói, hành động và cư xử một cách thông minh Là một cơ sở hạ tầng hệ thống mạng toàn cầu, các máy móc, thiết bị tự động có thể tương tác và cộng tác với nhau, IoT nhằm mục đích kết nối các thiết bị điện tử khác nhau mọi lúc, mọi nơi và tạo ra các hoạt động thương mại bên trong và bên ngoài công ty chẳng hạn như thị trường (Dolgui & cộng sự, 2018; Gupta & cộng sự, 2020) IoT có một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng và dẫn đến việc tự động hóa các luồng sản phẩm từ nhà cung cấp đến khách hàng (Gerduz & Bhattacharjya, 2017). IoT giúp theo dõi vị trí hàng hóa/dịch vụ và phương tiện theo thời gian thực Sử dụng các cảm biến khác nhau được gắn trên phương tiện vận tải, người quản lý có thể theo dõi các điều kiện bảo quản của các lô hàng, bao gồm nhiệt độ, áp suất, độ ẩm và các biện pháp khác liên quan đến chất lượng và tình trạng sản phẩm IoT cũng cung cấp một cách mạnh mẽ và an toàn để trao đổi thông tin trong chuỗi cung ứng, tăng quy trình hoạt động, giảm rủi ro và chi phí, đồng thời cải thiện khả năng phân khúc, khả năng hiển thị, tính minh bạch, khả năng thích ứng, tính linh hoạt và ảo hóa (HaddadPajouh & cộng sự,2021).
Dữ liệu lớn là thuật ngữ cho các tập dữ liệu quá lớn hoặc phức tạp mà phần mềm ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không đủ khả năng để xử lý Các tác vụ trên các tập dữ liệu rất lớn này gồm lưu trữ, phân tích, quản lý dữ liệu, tìm kiếm, chia sẻ, chuyển giao, trực quan hóa, truy vấn, cập nhật và bảo mật thông tin hiện đang là những thách thức đối với khoa học xử lý dữ liệu Theo Tavana & cộng sự (2022), phân tích dữ liệu và phân tích thông tin giúp đạt được mục tiêu, tăng doanh thu, giảm chi phí sản xuất hoặc dịch vụ, tăng tính trung thực và tăng trách nhiệm giải trình Phân tích dữ liệu lớn được sử dụng trong chuỗi cung ứng thông qua nhiều công nghệ khác nhau như cảm biến, mã vạch, RFID và IoT để tích hợp và phối hợp Dữ liệu lớn cho phép các công ty giảm chi phí hoạt động, cải thiện sự linh hoạt của chuỗi cung ứng và tăng sự hài lòng của khách hàng khi thị trường thay đổi nhanh chóng, và cuối cùng làm cho các công ty này vượt trội Trong thực tế hiện nay, việc phân tích dữ liệu lớn trong các ứng dụng IoT như là số liệu thống kê và tham khảo để phân tích dự báo, phân tích hành vi người dùng, và ứng dụng phương pháp xử lý dữ liệu nâng cao (baogồmtrí tuệ nhân tạo) (Yang & Ctg,2017).
Theo Aydan (2019), AI là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thíchnghi.
Tự động hóa và tăng cường công nghệ số cho phép chuỗi cung ứng kỹ thuật số đạt được những cải tiến lớn về độ chính xác, tốc độ, chất lượng và chi phí Có bốn thuộc tính cốt lõi hỗ trợ quá trình chuyển đổi chuỗi cung ứng thông thường thành chuỗi cung ứng kỹ thuật số (Sanders & Swink,2020):
1 Chuyển đổi số chuỗi cung ứng là “sốhóa”
Tất cả bắt đầu với dữ liệu Ưu điểm chính của CĐS chuỗi cung ứng là cung cấp dữ liệu hiện tại, chính xác, đầy đủ và có liên quan Mặc dù ngày nay, các cảm biến và hệ thống quản lý giao dịch cung cấp cho các nhà quản lý chuỗi cung ứng một lượng dữ liệu khổng lồ,nhưng thông thường chỉ một phần nhỏ trong số đó đáp ứng cả bốn tiêu chí này Theo đó, việc phát triển khả năng cảm nhận, nắm bắt, chuẩn hóa và làm sạch dữ liệu có giá trị chiến lược và nhanh chóng xử lý dữ liệu đó thành các dạng(thôngtin) hữu ích là một bước quan trọng đầu tiên hướng tới sự trưởng thành của kỹ thuật số trong doanhnghiệp.
2 Chuyển đổi số chuỗi cung ứng là “tíchhợp”
Các nhà quản lý chuỗi cung ứng ngày càng e ngại về việc có quá nhiều dữ liệu nhưng lại thiếu thông tin mà họ có thể sử dụng thực tế Thông tin được tạo ra khi dữ liệu được kết hợp, trích lọc, cấu trúc và báo cáo theo những cách hữu ích Các nhà quản lý thường sử dụng thuật ngữ “khả năng minh bạch” để truyền đạt khả năng này Các giao dịch và thông tin liên lạc tự động cung cấp khả năng minh bạch hỗ trợ trong lập kế hoạch và ra quyết định tích hợp theo thời gian thực Sự tích hợp này là dấu hiệu của CĐS chuỗi cung ứng Bảng điều khiển, hệ thống cảnh báo, tháp điều khiển làm cho tập hợp thông tin nhiều hơn, trở nên dễ quan sát hơn và cho phép người quản lý có thông tin để họ có thể xửlý.
3 Chuyển đổi số chuỗi cung ứng là “thôngminh”
Tính sẵn có của thông tin phong phú, theo thời gian thực cho phép phân tích sâu hơn và hiểu rõ hơn về nguồn cầu, nguồn cung và các quy trình hoạt động Thông tin và dữ liệu cùng với các khả năng phân tích thuật toán cho phép cả rô-bốt và con người ra quyết định phỏng đoán trong mọi tình huống, dự đoán các kết quả có thể xảy ra, đánh giá các rủi ro cũng như đưa ra và thực hiện các hành động phù hợp.
4 Chuyển đổi số chuỗi cung ứng có “tính thíchứng”
Thuộc tính cốt lõi cuối cùng của CĐS chuỗi cung ứng là khả năng thích ứng, khả năng hành động dựa trên những hiểu biết sâu sắc có được một cách nhanh chóng và hiệu quả. Thuộc tính này ít được liên kết nhất với “số hóa”, nhưng nó có thể có tác động lớn nhất đến hiệu suất Dữ liệu, thông tin và hiểu biết sâu sắc sẽ có ít giá trị nếu các hoạt động cố định và bất biến đến mức các nhà quản lý không thể nắm bắt các cơ hội có độ nhạy cảm theo thời gian Dự đoán từ việc phân tích là chính xác nhất trong ngắn hạn Do đó, để nhận ra toàn bộ giá trị của CĐS chuỗi cung ứng, CĐS phải có khả năng phản hồi nhanh chóng và hành động dựa trên tính thông minh mà nó tạo ra.
Mặt khác, CĐS cho phép chuỗi cung ứng được kiểm soát tập trung thông qua tháp kiểm soát chuỗi cung ứng Tháp kiểm soát chuỗi cung ứng là yếu tố trung tâm có thể nắm bắt toàn bộ khả năng giám sát, cung cấp khả năng tổ chức và xử lý tốt hơn Nó hiển thị đầy đủ thông tin từ các nhà cung cấp, sản xuất, phân phối đến khách hàng cuối cùng. Thay vì hy vọng rằng các đối tác trong chuỗi cung ứng sẽ chia sẻ thông tin, chuỗi cung ứng kỹ thuật số được thiết lập để tự động chia sẻ thông tin khi nó được tạo ra ở mọi thời điểm. Với thông tin đầy đủ và khả năng hiển thị, doanh nghiệp có khả năng nhìn trước các rủi ro chẳng hạn như sự chậm trễ giao hàng hoặc các vấn đề tài chính Nó có thể phát hiện ra vấn đề ở đâu, chẳng hạn như sự chậm trễ trong việc vận chuyển vật tư đến nhà máy hoặc sự chậm trễ của nhà kho Nó cũng có khả năng tiến hành lập kế hoạch với phân tích kịch bản 'điều gì xảy ra nếu' để hiểu ý nghĩa của các lựa chọn quyết định khác nhau và để tiến hành phân tích rủi ro liên quan đến các nhà cung cấp Điều này có nghĩa là chuỗi cung ứng kỹ thuật số cung cấp khả năng quản lý chuỗi cung ứng cao hơn, vượt xa khả năng 'nhìn thấy' mà còn 'thấy trước' và cuối cùng giúp nhà quản lý đưa ra quyết định tốt hơn (Schrauf & Berttram,2016).
Chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê nhằm đẩy mạnh xuất khẩu là một xu hướng tất yếu trong sự phát triển kinh tế trong kỷ nguyên số hóa và CMCN lần thứ 4 vì nó làm thay đổi tận gốc rễ tư duy quản lý cho đến các hoạt động tác nghiệp của các bên tham gia trong chuỗi cung ứng, giúp chuỗi cung ứng hiệu quả hơn trong cạnh tranh thị trường, thỏa mãn nhu cầu khách hàng và lợi nhuận của các tổ chức (Kersten & cộng sự,2017).
Như vậy, CĐS chuỗi cung ứng là quá trình dùng công nghệ để giải quyết các vấn đề kinh doanh, thiết lập một tầm nhìn về cách các ứng dụng kỹ thuật số có thể cải thiện mức độ dịch vụ, chi phí, sự linh hoạt và hàng tồn kho, đồng thời tối ưu hóa hoạt động kiểm soát quản lý, minh bạch thông tin từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi cung ứng.
1.2.2 Chuỗi cung ứng cà phê xuấtkhẩu
Tổng quan tình hình nghiên cứu về chuyển đổi số chuỗi cung ứng mặt hàngxuấtkhẩu
Một số tác giả đã tập trung phân tích vai trò của công nghệ trong CĐS và CMCN lần thứ 4 trong quản lý chuỗi cung ứng.
Chuyển đổi số đang làm thay đổi thế giới nông nghiệp Ngày càng có nhiều công nghệ mới được sử dụng, chẳng hạn như IoT, có tác động đáng kể đến tính bền vững của chuỗi cung ứng Đây là hệ thống mạng internet mà các thiết bị thông minh được kết nối thông qua các cảm biến có thể sử dụng dữ liệu này để kích hoạt các hoạt động khác nhau Do luồng thông tin kỹ thuật số theo thời gian thực, có độ chính xác cao và lợi thế của nó trong quản lý quy trình và dịch vụ, IoT nhanh chóng trở nên phổ biến trong nhiều ngành khi được tích hợp với các công nghệ khác Khi học máy được áp dụng cho dữ liệu cảm biến hoặc máy bay không người lái trên các nền tảng IoT như Watson của IBM, các hệ thống quản lý sẽ trở thành hệ thống trí tuệ nhân tạo thực Hơn nữa, IoT và việc sử dụng các công nghệ cảm biến làm giảm khoảng cách cung cầu, cải thiện chất lượng thực phẩm và an ninh lương thực (Aslan, 2022).
Việc canh tác trong nông nghiệp có thể được thay thế bằng chiến lược canh tác dựa trên dữ liệu nhờ số hóa Nông dân có thể đưa ra những đánh giá tốt hơn bằng cách phân tích và đánh giá dữ liệu về thời tiết, các loại hạt giống khác nhau, chất lượng đất, nguy cơ dịch bệnh, dữ liệu lịch sử, xu hướng thị trường và giá cả (De Clercq & cộng sự, 2018) Dữ liệu cũng cần thiết đối với tương lai của doanh nghiệp Những công nghệ mới có ảnh hưởng lớn đến việc giảm thiểu sự không chắc chắn vì chúng cho phép thu thập dữ liệu chính xác vào thời gian thực và khi được kết hợp với khả năng ra quyết định tự động và thông minh, sẽ giúp nâng cao hiệu quả, tính bền vững, thích ứng, từ đó tạo sự linh hoạt trong toàn bộ chuỗi cung ứng từ nông trại đến bàn ăn (Lezoche & cộng sự,2020).
Có rất nhiều định nghĩa về Trí tuệ nhân tạo (AI) Đó là một phương pháp giúp tự động hóa các tác vụ và quy trình bằng cách mô phỏng các chức năng nhận thức tương tự như của con người Hiện tại, các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo vào các lĩnh vực nghiên cứu nông nghiệp được dự đoán quan trọng nhất và trong tương lai gần vì tính ứng dụng dễ dàng trong các hoạt động nông nghiệp và tạo nên những giải pháp đối với các vấn đề cần cải tiến trong nông nghiệp Robot nông nghiệp, giám sát cây trồng và đất, và phân tích dự đoán là ba lĩnh vực chính của AI trong nông nghiệp Ngay khi có kế hoạch và quản lý hàng tồn kho tốt hơn,ứng dụng AI trong quản lý nông sản giúp dự đoán thời hạn sử dụng, dự đoán tối thiểu số lượng và giảm lãng phí (Dadi & cộng sự, 2021) Bên cạnh đó, sản phẩm nông nghiệp không đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế do nông dân không đủ kiến thức và hiểu biết sâu sắc về thị trường Vì vậy, họ không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp, dẫn đến nông dân thiếu cơ hội tìm kiếm thị trườngmớivàgiatăngthịphầntrongtươnglai(FAO,2017).Nhữngvấnđềnàyphản ánh thực tế là người nông dân vẫn thiếu các công cụ để phát triển bền vững, đặc biệt là tăng năng suất trong sản xuất dài hạn Do đó, các doanh nghiệp đang tập trung vào phân tích dữ liệu lớn để nâng cao năng suất và kiểm soát chất lượng của hệ thống quy trình sản xuất Vì vậy, phân tích dữ liệu lớn có thể được áp dụng để phát triển, cải thiện, tăng năng suất và gia tăng hiệu quả Tương tự như vậy, dữ liệu lớn được áp dụng cho việc vận hành và kiểm soát hệ thống để đáp ứng nhu cầu của cả nông dân và người tiêu dùng Ngày nay, ngày càng có nhiều người quan tâm đến việc nghiên cứu dữ liệu lớn và áp dụng nó vào các tổ chức trong lĩnh vực nông nghiệp (Kittichotsatsawat & cộng sự, 2021).
Liopa-Tsakalidi & cộng sự (2013), sau cùng, quản lý thông tin đang trở thành một nhiệm vụ ngày càng thách thức đối với nông dân, đặc biệt là về lượng dữ liệu và sự phức tạp của các quy trình trong canh tác quản lý cây trồng Một trong những chức năng đòi hỏi khắt khe nhất là thu thập dữ liệu và truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông nghiệp Canh tác quản lý cây trồng bao gồm các hướng dẫn mà nông dân sử dụng để thực thi các hành động nhằm sản xuất các sản phẩm nông nghiệp an toàn, đồng thời quan tâm đến môi trường Môi trường lý sinh và khí hậu nông nghiệp cũng có thể rất quan trọng đối với sự thành công của các công nghệ nông nghiệp mới, chẳng hạn như chất lượng đất, nguồn nước, địa hình, thay đổi nhiệt độ theo mùa hoặc sự hiện diện của sâu bệnh có thể gây hại cho câytrồng.
Một trong những thay đổi đáng kể nhất trong việc sử dụng thiết bị di động trong nông nghiệp là sự phát triển của các giao thức giám sát, hệ thống giám sát, quản lý trang trại và công nhân trang trại Việc giám sát nông nghiệp tự động đã tăng lên đáng kể với việc triển khai các cảm biến không dây và mạng cảm biến gần đây Nhiều hệ thống giám sát là từ đầu đến cuối, theo dõi các quy trình sản xuất thực phẩm từ khâu gieo hạt ban đầu cho đến khi đưa ra thị trường (Woodill, 2012) Mục tiêu của nghiên cứu này là mô tả ứng dụng quản lý sản xuất hiện đại thông qua Hệ thống quản lý tích hợp cho sản xuất nông nghiệp Ứng dụng đang được triển khai với việc khai thác các công nghệ mới và di động (ứng dụng dành cho điện thoại thông minh và máy tính bảng) Như vậy, những công nghệ này giúp chuỗi cung ứng nông nghiệp và thực phẩm có thể phát triển thành một hệ thống kết nối mạng dữ liệu, thông minh, có khả năng thích ứng và tự trị Các hoạt động của quy trình nông nghiệp sẽ được tự động tích hợp trong chuỗi thực phẩm thông qua các công nghệ theo mục đích của người tiêu dùng cuối cùng (Lezoche & cộng sự, 2020).
Bên cạnh đó, hiện tại yêu cầu rất khắt khe của thị trường thế giới về chất lượng hạt cà phê khi xuất khẩu, đó là tỷ lệ hạt chín, chất lượng nhân rang, tỷ lệ hạt bị vỡ khi rang dễ bị cháy khét vì cấu tạo hạt không hoàn hảo hạt, hạt bị mốc do bảo quản, dẫn đến chứa độc tố gây hại sức khỏe.…Cà phê Việt Nam khi xuất khẩu thường có 3 mối nguy hại quan trọng thường gặp phải, đó là mối nguy hại về hóa học (thuốc trừ sâu và dư lượng thuốc trừ sâu, độc tố tự nhiên, phân hủy thực phẩm, phụ gia, chất tạo màu không được sử dụng, các chất gây dị ứng thực phẩm); mối nguy hại về sinh học (bao gồm ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh); mối nguy hại vật lý (nhiễm bẩn thủy tinh hoặc kim loại) (Ritachi, 2021) Theo Vneconomy
(2010), yêu cầu đặt ra là tiêu chuẩn hóa cà phê Mục tiêu là cung cấp cho cả người bán và người mua một sự đảm bảo về nguồn gốc, đặc tính và chất lượng hàng hóa Để thực hiện và đảm bảo được yêu cầu này, việc CĐS trong chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu là hết sức cần thiết.
Từ góc độ của các nhà nghiên cứu, Lezoche (2020) trong nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngành nông nghiệp đã tích cực trong đổi mới kỹ thuật số trong nhiều thập kỷ Đặc biệt là những tiến bộ trong nông nghiệp chính xác, viễn thám, rô bốt, hệ thống thông tin quản lý trang trại cùng hệ thống hỗ trợ ra quyết định đã mở đường chokỹthuật số áp dụng rộng rãi chuyển đổi trong trồng trọt và thực phẩm Những phát triển gần đây, chẳng hạn như điện toán đám mây, IoT, dữ liệu lớn, chuỗi khối, rô bốt và AI, cho phép tích hợp các dòng phát triển biệt lập cho đến nay vào các hệ thống thông minh, kết nối của các hệthống.
Yuan & cộng sự (2016) khẳng định công nghệ blockchain tạo ra cuộc cách mạng trong hệ thống giao thông thông minh và sử dụng blockchain trong các ứng dụng chuỗi cung ứng và công nghiệp khác nhau hiện đang được triển khai rộng rãi Blockchain đã được áp dụng trong chuỗi cung ứng ở một số dự án nghiên cứu và phát triển, nghiên cứu học thuật như triển khai blockchain trong chuỗi cung ứng dược phẩm (Apte & Petrovsky, 2016); kết hợp IoT với blockchain để hình thành một mô hình kinh doanh mới cho các dịch vụ IoT (Zhang & cộng sự,2017).
Tian (2016) kết hợp RFID và blockchain để xây dựng chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm có thể truy xuất nguồn gốc Một đóng góp gần đây của Korpela & cộng sự
(2017) là nghiên cứu những thách thức do tích hợp blockchain trong chuỗi cung ứng Các chức năng của thiết kế blockchain được chứng minh là hỗ trợ tích hợp tốt cho sổ cái và hợp đồng thông minh, tuy nhiên để tích hợp chuỗi cung ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa, dữ liệu cần được chuẩn hóa, được cập nhật thường xuyên để đảm bảo khả năng tương tác, được thực hiện bởi hệ thống số hóa thông tin.
Kersten & cộng sự (2017) nhận định công nghệ blockchain được coi là mang lại tiềm năng lớn để cải thiện quy trình, nâng cao mô hình kinh doanh trong lĩnhvựchậu cần (logistics) và chuỗi cung ứng Tuy nhiên, blockchain chỉ được một số chuyên gia logistics biết đến và thậm chí ít người theo đuổi các kế hoạch triển khai công nghệ blockchain (Kersten & cộng sự, 2017) Trong chuỗi cung ứng vận tải biển, có rất nhiều giấy tờ thủ tục rườm rà, gây khó khăn, chậm trễ và tăng chi phí cho các doanh nghiệp tham gia chuỗi Chi phí giấy tờ liên quan đến thương mại chiếm từ 15% đến 55% chi phí vận chuyển hàng hoá vật chất (Groenfeldt, 2017; Popper & Lohr, 2017) Để giải quyết tình trạng này, tháo gỡ các khó khăn cho các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng, một số công ty đã áp dụng công nghệ blockchain trong xử lý các thủ tục giấy tờ và đem lại những kết quả rõ rệt vượt trội so với sử dụng phương pháp truyềnthống.
Theo Kamilaris (2019), công nghệ blockchain cùng big data, IoT, AI đem lại những ứng dụng rất hiệu quả trong quản lý chuỗi cung ứng nông nghiệp, không chỉ về quy mô, năng suất, sản lượng mà còn hiệu quả về quản lý chuỗi cung ứng như: Nhà cung cấp: thông tin về cây trồng, thuốc trừ sâu và phân bón được sử dụng, máy móc liên quan, , các giao dịch với người sản xuất/nông dân được ghi lại; Người sản xuất: thông tin về trang trại và các phương thức canh tác được sử dụng, bổ sung thông tin về quá trình canh tác cây trồng, điều kiện thời tiết hoặc động vật, phúc lợi cũng có thể được bổ sung cập nhật; Xử lý: thông tin về nhà máy và các thiết bị, các phương pháp xử lý đã được dùng Các giao dịch tài chính diễn ra cùng nhà sản xuất, các nhà phân phối cũng được ghi lại; Phân phối: chi tiết vận chuyển, điều kiện bảo quản (ví dụ: nhiệt độ, độ ẩm), thời gian vận chuyển ở mọi phương thức vận chuyển,… Tất cả các giao dịch giữa các nhà phân phối và những người nhận cuối cùng (tức là các nhà bán lẻ) được viết trên chuỗi khối; Nhà bán lẻ: thông tin chi tiết về từng mặt hàng thực phẩm, chất lượng, số lượng hiện tại, ngày hết hạn, điều kiện bảo quản và thời gian trên kệ được liệt kê trên dây chuyền; Người tiêu dùng: ở giai đoạn cuối, người tiêu dùngc ó
An toàn chia sẻ thông tin
Hiệu quả sự hợp tác H5 Hiệu năng doanh nghiệp
Tính chính xác thông tin
Sự sẵn sàng của thông tin thể sử dụng điện thoại di động được kết nối internet/web hoặc ứng dụng web để quét mã QR được liên kết một số mặt hàng thực phẩm và xem chi tiết tất cả thông tin liên quan đến sản phẩm, từ nhà sản xuất, nhà cung cấp cho đến cửa hàng bán lẻ.
Mô hình về sự hợp tác và hiệu năng của chuỗi cung ứng do Panahifar & cộng sự
(2018) đề xuất bao gồm các nhân tố như: Mức độ tin tưởng; An toàn trong chia sẻ thông tin; Tính chính xác của thông tin; Sự sẵn sàng của thông tin; dẫn đến hiệu quả của sự hợp tác và hiệu năng của doanhnghiệp.
Hình 1.2 Mô hình về sự hợp tác và hiệu năng của chuỗi cung ứng
Mô hình nghiên cứu chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê nhằm đẩy mạnhxuất khẩu tại các tỉnhTây Nguyên
Từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước của các tác giả về CĐS chuỗi cung ứng hàng hóa nông sản nói chung và cà phê nói riêng cho thấy:
1) Vai trò rất lớn của CĐS trong chuỗi cung ứng xuất khẩu cà phê vì nó giúp tiếp cận thị trường, khách hàng tốthơn;
2) Những công nghệ cốt lõi của CĐS và CMCN lần thứ 4 (còn gọi là nền tảng số -digital platform) như IoT, big data, AI, blockchain, điện toán đám mây và cơ chế kết nối nền tảng số chuỗi cung ứng; hệ thống xử lý hình ảnh; viễn thám; công nghệ truy xuất nguồngốc;
3) Các bên tham gia chuỗi cung ứng bao gồm: các nhà cung cấp, các trung gian marketing, khách hàng; công chúng và các tổchức;
4) Bộ chỉ dẫn CĐS của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và USAID về CĐS cho các doanh nghiệp Việt Nam, được thực hiện với sự hỗ trợ từ Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp vớiUSAID thông qua Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (USAID LinkSME) (Bộ Kế hoạch và Đầu tư & USAID, 2021) về quản lý tiến trìnhCĐS.
Theo tài liệu hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư & USAID (2021), có 4 giai đoạn của quá trình CĐS doanh nghiệp là:
Giai đoạn chuẩn bị: Xác định mục tiêu và chiến lược chuyển đổi số. Đây là giai đoạn doanh nghiệp xây dựng chiến lược CĐS Thực hiện thu thập, phân tích và đánh giá về hiện trạng môi trường, điều kiện của doanh nghiệp theo các góc độ khác nhau: Thị trường, đối thủ cạnh tranh, đối tượng khách hàng, sản phẩm, dịch vụ, kênh bán hàng, các dữ liệu về khách hàng, các nguồn lực thực hiện, hệ thống thông tin, dữ liệu, đội ngũ nhân sự, văn hóa và mô hình quản trị; Thực hiện phân tích và xác định những cơ hội, thách thức khi CĐS, áp dụng các công nghệ, số hóa các đối tượng và các quy trình, các điểm mạnh - điểm yếu để thực hiện điều này; Thiết lập các mục tiêu, lộ trình cụ thể và chuẩn bị các nguồn lực: Mục tiêu về tập khách hàng, doanh số, doanh thu, sản phẩm, dịch vụ, kênh bán hàng, v.v mức độ số hóa, mức độ tự động hóa các đối tượng và qui trình vận hành v.v. và dự kiến hệ quả tạo ra năng lực cạnh tranh mới.
Giai đoạn 1: Chuyển đổi số mô hình kinh doanh như áp dụng công nghệsố
Giai đoạn này để mở rộng hệ thống kênh phân phối, tiếp thị, bán hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc khách hàng, hình thành trải nghiệm khách hàng; từng bước triển khai áp dụng công nghệ số cho chuỗi cung ứng; Xây dựng khung cơ sở dữ liệu chung về kinh doanh, cung ứng và kế toán; xây dựng chính sách bảo mật,v.v.
Giai đoạn 2:Chuyển đổi số mô hình quản trị Giai đoạn này bao gồm quy trình sản xuất, quy trình công nghệ,…được tiến hành sau bước 1 (chuẩn bị về mô hình quản trị, nhân sự) Bước triển khai sẽ tập trung vào việc chuyển đổi mô hình vận hành và môi trường làm việc, tối ưu, nâng cao năng lực quản trị như: Hoàn thiện mô hình quản trị và xác định các yêu cầu về dữ liệu tích hợp cho bước tiếp theo; Xây dựng và hoàn thiện mô hình quản trị đi từ cơ cấu tổ chức, con người, chính sách, quy trình cho tất cả các mảng nghiệp vụ chức năng của doanh nghiệp; xây dựng chỉ tiêu quản trị (KPI/ OKR) và hệ thống báo cáo quản trị, yêu cầu cơ sở dữ liệu; xác định các yêu cầu phục vụ mục đích tích hợp, CĐS toàn diện; áp dụng công nghệ số cho hệ thống báo cáo quản trị.
Trọng tâm tập trung vào hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) ERP(bao gồm việc kết nối chuỗi cung ứng), hệ thống quản trị nhân sự (HRM/HCM), chấm công, tính lương, quản trị kế hoạch, quản trị công việc, báo cáo; Doanh nghiệp đồng thời triển khai một số nghiệp vụ về bán hàng, tiếp thị, đặc biệt tối ưu tìm kiếm và các hệ thống báo cáo quản trị cho hoạt động bán hàng,…
Giai đoạn 3: Kết nối kinh doanh và quản trị.
Là giai đoạn đổi mới sáng tạo để tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới như: Áp dụng CNS để từng bước kết nối các hệ thống hiện có thành một hệ thống thông tin xuyên suốt từ kinh doanh đến các nghiệp vụ quản trị trong doanh nghiệp; xây dựng cơ sở dữ liệu chung trong toàn bộ doanh nghiệp; Đầu tư vào đổi mới sáng tạo Tập trung vào việc kết nối các hệ thống kinh doanh và vận hành; Tập trung dữ liệu, triển khai các hoạt động phân tích, nâng cấp các hệ thống quan trọng đã triển khai ở mức đơn giản tại giai đoạn 1 (hệ thống quản lý quan hệ khách hàng CRM, nâng cấp chức năng marketing, các chức năng tự động hóa, website thương mại điện tử chuyên nghiệp, triển khai mô hình kinh doanh kết hợp trực tuyến và các kênh vật lý O2O - online to offline, hệ thống tổng đài/trung tâm liên lạc khách hàng) và tối ưu hoạt động kinh doanh, vận hành nội bộ Đồng thời,tùytừng điều kiện khác nhau, doanh nghiệp có thể đầu tư, triển khai các hệ thống CNTT chuyên sâu giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng, an toàn, an ninh bảo mật và văn hóa doanh nghiệp như các hệ thống Loyalty (quản lý khách hàng thân thiết), các hệ thống chuyên sâu ứng dụng các công nghệ cao như IoT, chuỗi khối, thực tế ảo (virtual reality – VR), thực tế ảo tăng cường (augmented reality - AR), hệ thống mạng xã hội nội bộ, ứng dụng di động cho nhân viên, (Xem hình1.3)
Bộ chỉ dẫn CĐS của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và USAID về CĐS cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu nói riêng đã hướng dẫn quy trình thực hiện với 3 giai đoạn của CĐS chuỗi cung ứng CĐS là một tiến trình với nhiều giai đoạn khác nhau, tùy thuộc vào nhận thức, tầm nhìn quản lý, năng lực lãnh đạo và nguồn lực của các doanh nghiệp Do vậy, bộ tiêu chí hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là một tài liệu có giá trị giúp các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu áp dụng tại ViệtNam.
Hình 1.3 Mô hình các giải pháp về công nghệ trong CĐS chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư & USAID, 2021
Từ kết quả của các công trình nghiên cứu trên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu cùng một bộ thang đo về CĐS chuỗi cung ứng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên bao gồm 8 nhân tố:
- 4 biến độc lập là: IoT (Internet vạn vật), AI (Trí tuệ nhân tạo), BID (Dữ liệu lớn, APP (các ứngdụng);
- 1 biến trung gian là DTP (Tiến trình chuyển đổisố);
- 3 biến phụ thuộc là: SUP (nhà cung ứng); MID (các trung gian), CUP(khách hàng và côngchúng).
H2 Tiến trình H8 chuyển đổi số
Dữ liệu lớn (Big data)
Khách hàng (CUP) Trí tuệ nhân tạo (AI)
Các nhà cung ứng (SUP) Internet kết nối vạn vật (IoT)
Hình 1.4 Mô hình lý thuyết về CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu
Nguồn: Tác giả đề xuất
Các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu theo Kerlinger (1976), giả thuyết là một mệnh đề phỏng đoán về mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến số; Theo Hair & cộng sự (2010), giả thuyết là biểu hiện về một vấn đề nào đó mà tính xác thực của nó thường chưa được biết đến Một giả thuyết được viết theo cách mà nó có thể được chứng minh hoặc bác bỏ bởi dữ liệu hợp lệ và đáng tin cậy - để có được những dữ liệu này, các nhà nghiên cứu thực hiện nghiên cứu của mình (Grinnell, 1988).
Các giai đoạn trưởng thành số (digital maturity) tuân theo Tiến trình CĐS (Digital
Transformation Process) Theo Eremina & cộng sự (2019), trưởng thành số là sự sẵn sàng và khả năng của công ty để thay đổi và áp dụng các công nghệ đổi mới, tùy thuộc vào xu hướng, để duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường Trưởng thành số có liên quan chặt chẽ đến
CĐS Có thể nói trưởng thành số là giai đoạn cuối cùng củaquátrìnhCĐSmàcáccôngtymongmuốnđạtđược,nhữngcôngtyđãđạtđược mức trưởng thành số đó giờ đây đã chứng kiến những cải tiến quan trọng trong hoạt động của công ty, đồng thời gia tăng sự hài lòng của khách hàng (Pardo, 2017) Mức độ trưởng thành số càng cao, doanh nghiệp càng thành công trong CĐS và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường Bên cạnh đó, CĐS và hoàn thiện CĐS không có ngay tức thì mà nó diễn ra theo một quá trình với nhiều giai đoạn khác nhau tùy thuộc vào ý muốn chủ quan của chính phủ, các ban ngành, các tổ chức doanh nghiệp và điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ, nguồn vốn và các nguồn lực khác.
Jin (2021) đề cập đến 3 giai đoạn trong mô hình CĐS, đó là:
1) Thu thập dữ liệu lớn và kết nối (Big data collection and interconnection). Bước đầu tiên trong quá trình CĐS của doanh nghiệp phải là sự kết nối của mọi thứ đến sự kết nối giữa dữ liệu và thông tin Ứng dụng nhiều công nghệ mới trong kinh doanh ứng dụng và tích hợp quản lý mới các mô hình Thu thập dữ liệu lớn về mọi thứ nhằm chuẩn bị các điều kiện nền tảng cho các công nghệ tích hợp phát huy hiệu quả ở giai đoạn tiếptheo.
2) Cơ sở nền tảng dựa trên các nguồn dữ liệu (Platform based on data resources) Giai đoạn này tập trung vào các ứng dụng công nghệ số (APP) theo nguồn dữ liệu để mở ra nền tảng kết nối giữa mọi người, con người và sự vật, và giữa các vật vớinhau.
THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊXUẤT KHẨU TẠI CÁC TỈNHTÂY NGUYÊN
Khái quát về tình hình sản xuất, xuất khẩu cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên59 1 Tình hình sản xuất cà phê tại các tỉnhTâyNguyên
Việt Nam chủ yếu xuất khẩu loại cà phê Robusta, chiếm khoảng 40% tổng nguồn cung của thế giới Theo đó, Việt Nam là nước sản xuất cà phê đứng thứ hai trên thế giới. Những quốc gia trên thế giới đều sử dụng hạt cà phê Robusta từ Việt Nam vì có độ chua thấp, vị đắng và các nốt mocha Trong nhiều thập kỷ qua, sản xuất cà phê Việt Nam đã phát triển như một ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu.
Tây Nguyên bao gồm 05 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng, là thủ phủ chuyên canh vùng sản xuất cà phê chủ lực của Việt Nam trong đó Đăk Lăk và Gia Lai là một trong những tỉnh có năng suất và sản lượng cao nhất trong khu vực Diện tích canh tác và sản lượng cà phê nhân không ngừng gia tăng Niên vụ 2014 - 2015, diện tích sản xuất cà phê của 5 tỉnh Tây Nguyên là hơn 550 nghìn ha, chiếm 90% diện tích sản xuất cà phê của cả nước, trong đó trên 80% diện tích canh tác cà phê là do hộ nông dân quản lý (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015) Niên vụ mới trở lại đây cà phê 2019-2020, diện tích cà phê toàn tỉnh Đăk Lăk khoảng
208.000 ha, tăng hơn 5.000 ha, tổng sản lượng ước đạt hơn 476.000 tấn giảm hơn 1.600 tấn so với niên vụ trước (Trần Đức Quỳnh và Hoàng Thị Kiều Chinh,2020).
Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam có diện tích cà phê năm 2022 đạt khoảng 710,66 nghìn ha, năng suất đạt 28,2 tạ/ha cho sản lượng hơn 1,84 triệu tấn Trong đó, năm tỉnh Tây Nguyên chiếm 91,2% về diện tích và 93,2% về sản lượng cà phê Trong 5 tỉnh Tây Nguyên trồng cà phê, Đăk Lăk và Lâm Đồng là 2 tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất và cho sản lượng lớn nhất Lâm Đồng còn là tỉnh sản xuất cà phê cho năng suất cao nhất là 33,1 tạ/ha cao hơn 17,1% so với tổng trung bình năng suất của 5 tỉnh Tây Nguyên (Lê Văn Đức,2023).
Bảng 2.1 Diện tích năng suất sản lượng cà phê của một số tỉnh sản xuất cà phê trọng điểm năm 2022
STT Tỉnh Diện tích gieo trồng (ha)
Hiện năng suất cà phê của Việt Nam cao nhất thế giới, trung bình 2,6 tấn/ha nhân đối với cà phê Robusta và 1,4 tấn/ha nhân đối với cà phê Arabica Việt Nam đứng thứ 3 về diện tích cà phê được chứng nhận bền vững; đứng thứ 2 về xuất khẩu và chiếm 8,3% thị phần xuất khẩu cà phê toàn cầu (Chu Khôi,2022).
2.1.2 Tình hình xuất khẩu cà phê tại các tỉnh TâyNguyên
Với vị thế là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, các sản phẩm cà phê của Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu (đứng thứ hai sau Brazil) Đặc biệt, cà phê rang xay và hòa tan xuất khẩu đã chiếm 9,1% thị phần (đứng thứ 5; sau Brazil, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ), tạo ra nhiều cơ hội và triển vọng cho ngành cà phê Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do đã được kí kết EU là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam - chiếm 40% tổng số lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tiếp theo là khu vực Đông Nam Á - chiếm 13% tổng lượng và tổng kim ngạch (Hằng & Thuý, 2020) Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam từ năm 2019 đến nay có sự sụt giảm rõ rệt, giá cà phê xuống thấp khiến nhiều nông dân thua lỗ nặng Theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), giá cà phê xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2019 đạt 1.724 USD/tấn, giảm 8,9% so với cùngkỳnăm 2018.Đức và Mỹ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2019vớithịphầnlầnlượtlà12,9%và8,7%.CàphêViệtNamhiệnđượcxuấtkhẩu sang trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu trên 3tỷUSD, chiếm 14% thị phần và 10,4% giá trị cà phê nhân xuất khẩu toàn cầu, đứng thứ 2 sau Brazil. Tuy nhiên, lượng cà phê xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân, chiếm khoảng 90% Do đó, lợi nhuận thu về chưa tương xứng với lượng hàng xuất đi Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam cũng thấp hơi nhiều, thậm chí còn xếp bét bảng so với các nước có thế mạnh xuất khẩu cà phê (Khánh Nguyên,2020). Đáng chú ý, Việt Nam đang là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Thái Lan trong 11 tháng năm 2019, đạt 38.752 tấn, trị giá 2,069 tỷ baht (tương đương 69,36 triệu USD), giảm 35% về lượng và giảm 41,5% về trị giá so với 11 tháng năm 2018 Thái Lan đang có sự dịch chuyển nhập khẩu cà phê từ các thị trường như Indonesia, Malaysia, Mỹ, Brazil,… khiến thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Thái Lan giảm mạnh từ 92,8% trong 11 tháng năm 2018, xuống còn 81,8% trong 11 tháng năm 2019 (Khánh Nguyên, 2020).
Trong khi giá bán cà phê của Việt Nam thấp hơn các nước khác xuất khẩu vào Thái Lan trong 11 tháng năm 2019 (Indonesia đạt 1.991 USD/tấn, Malaysia đạt 2.252 USD/tấn, Việt Nam là 1.790 USD/tấn) nhưng Thái Lan vẫn đẩy mạnh nhập khẩu từ thị trường khác, giảm nhập từ Việt Nam, điều này cho thấy, giá cả không phải là yếu tố chính khiến Thái Lan đẩy mạnh nhập khẩu cà phê từ Indonesia, Malaysia (Khánh Nguyên, 2020).
Năm 2020 thị trường cà phê đã trải qua khó khăn kép khi giá cà phê vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng kéo dài 4 năm thì đại dịch Covid-19 lan rộng toàn cầu khiến nhiều nền kinh tế bị đóng băng kéo theo nhu cầu cà phê giảm sút Đây cũng là năm thứ hai ViệtNam không đạt kim ngạch xuất khẩu vượt 3 tỷ USD Xuất khẩu cà phê cả nước tháng12/2020 chỉ đạt 139.000 tấn, giảm 26,06% so với cùng kỳ năm 2019 Cả năm 2020, ViệtNam xuất khẩu 1,56 triệu tấn cà phê trị giá 2,74 tỷ USD, giảm 5,61% về lượng và 4,22% về giá trị so với năm 2019 Năm 2020, Việt Nam cũng đã tăng cường sản xuất và xuất khẩu cà phê chế biến (bao gồm cà phê rang xay và hòa tan) với tỷ lệ chiếm khoảng 12% gồm cả tiêu thụ nội địa và xuất khẩu (Phạm Thị Phương, 2021) Theo hình 2.2, giá cà phê trong 6 tháng cuối năm 2020 tăng nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2020 bị biến động giảm do vụ mùa cà phê trong năm bị mất mùa và thu hoạch trễ hơn, ngoài ra trong 6 tháng cuối năm, việc áp dụng kỹ thuật cao trong
Nghìn tấn thu hái cà phê và phơi sấy chế biến sau khi thu hoạch đã được quan tâm nhiều hơn, tạo động lực cho giá cà phê đi lên trong 6 tháng cuối năm 2020 cùng với sản lượng tồn kho cà phê tại các kho trên thế giới giảm (Trần Đức Quỳnh & Hoàng Thị Kiều Chinh, 2020).
Hình 2.1 Lượng cà phê xuất khẩu qua các tháng giai đoạn 2019-2021
Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu (2022)
Hình 2.2 Diễn biến giá cà phê năm 2020 (ĐVT: USD/tấn)
Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu(2020)
Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nay các địa phương trong vùng trọng điểm có tổng diện tích cà phê trên 539.800ha, trong đó tỉnh Đắk Lắk có trên 201.340ha, Lâm Đồng có145.700ha, Đắk Nông có trên 116.350ha Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản lượng cà phê nhiều nhất nước Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lựccủa tỉnh (chiếm hơn 80% kim ngạch xuất khẩu hàng năm), tạo việc làm ổn định cho trên 300.000 người trực tiếp sản xuất và gần 200.000 người có liên quan đến cây cà phê Hiện tại và trong nhiều năm tới, cây cà phê vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh (Hoàng Hà, 2020).
Bên cạnh những thành công kể trên, xuất khẩu hàng hóa nông sản của Việt Nam nói chung và cà phê của các tỉnh Tây Nguyên vẫn còn nhiều khó khăn, rào cản và nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những hạn chế của hệ thống chuỗi cung ứng Hiện nay chuỗi liên kết nông sản vẫn lỏng lẻo Trong đó, dịch vụ logistics đảm nhiệm việc đóng gói, bảo quản lạnh và vận chuyển nông sản từ ruộng vườn của các hộ nông dân đến kho hợp tác xã, từ kho hợp tác xã đến kho của doanh nghiệp, và từ kho của doanh nghiệp ra “chợ thế giới” còn hạn chế (Tuyết Vân,2019).
Hình 2.3 Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2018-2021
Nguồn: Số liệu từ Tổng cục Hảiquan(2022)TheoướctínhcủaCụcXuấtnhậpkhẩu,xuấtkhẩucàphêcủaViệtNamtháng5/
2021đạt135nghìntấn,trịgiá248triệuUSD,tăng2,2%vềlượngvàtăng0,7%vềtrịg i á s o v ớ i t h á n g 4 / 2 0 2 1 ; s o v ớ i t h á n g 0 5 / 2 0 2 0 t ă n g 3 , 7 % v ề l ư ợ n g n h ư n g t ă n g 12,6%vềtr ịgiá.Tínhchung5thángđầunăm2021,xuấtkhẩucàphêcủaViệtNamđạt720nghìntấn,trị giá1,3tỷUSD,giảm11,4%vềlượngvàgiảm5%vềtrịgiáso với cùng kỳ năm 2020 (Trần Đức Quỳnh & Văn Thị Minh Hằng, 2021).
Tháng 5/2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm ở nhiều thị trường, tuy vậy, xuất khẩu sang một số thị trường thuộc khu vực EU vẫn tăng so với tháng 5/2020 như Bỉ tăng46,9% về lượng và tăng 50,4% về kim ngạch; Hà Lan tăng 26,5% về lượng và tăng 75,3% về kim ngạch; Hy Lạp tăng 58,2% về lượng và tăng 76,1% về kim ngạch Ngoài ra, xuất khẩu sang thị trường Rumani tăng mạnh 152,3% về lượng và tăng 142,1% về kim ngạch so với tháng 5/2020 Lũy kế 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 953 nghìn tấn, trị giá 1,754 tỷ USD, giảm 9,3% về lượng và giảm 1,7% về trị giá so với 7 tháng đầu năm 2020 (Bảo Thắng, 2021) Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, xuất khẩu cà phê của Việt Nam thời gian tới sẽ đối mặt nhiều khó khăn Ngoài nguyên nhân đến từ diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, cà phê Việt Nam còn gặp khó vì lệnh giãn cách xã hội trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực lên hoạt động sản xuất và vận chuyển hàng hóa (Bộ Công thương,2021).
Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt container rỗng tiếp tục kéo dài khiến chi phí xuất khẩu cà phê tăng mạnh, làm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê trên thị trường thế giới Trị giá xuất khẩu cà phê sang hầu hết các châu lục giảm so với quý I/2021, trong đó, tốc độ giảm xuất khẩu sang Châu Đại dương cao nhất 18,1% Mức giảm thấp nhất là sang Châu Phi giảm 0,5% So với Quý II/2020, xuất khẩu cà phê sang hầu hết các châu lục giảm, ngoại trừ Châu Á tăng 30,9% (Bảo Thắng,2021).
Thị trường xuất khẩu Quý II/2021, trị giá xuất khẩu cà phê sang hầu hết các thị trường chính giảm so với Quý I/2021, ngoại trừ Nga, Tây Ban Nha, Bỉ, Trung Quốc, An-giê-ri, Thái Lan, Hoa Kỳ So với quý II/2020, trị giá xuất khẩu cà phê sang nhiều thị trường chính giảm, ngoại trừ Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan (Bảo Thắng, 2021) Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 8/2021 giảm tháng thứ 5 liên tiếp, đạt 111,7 nghìn tấn, trị giá 224,75 triệu USD, giảm 8,7% về lượng và giảm 4,4% về trị giá so với tháng 7/2021, nhưng so với tháng 8/2020 tăng 11,5% về lượng và tăng 22% về trị giá Tính chung 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,08 triệu tấn, trị giá trên 2tỷUSD, giảm 4,4% về lượng, nhưng tăng 2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020 (Song Hà, 2021).
Ngoài ra, xuất khẩu cà phê sang nhiều thị trường chủ lực giảm, ngoại trừ Nhật Bản, Nga, Trung Quốc Riêng với thị trường Hoa Kỳ, 7 tháng đầu năm 2021, Hoa Kỳ giảm nhập khẩu cà phê từ Cô-lôm-bi-a và Việt Nam Số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế cho thấy, nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ từ Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2021 đạt76,47 nghìn tấn, trị giá 147,36 triệu USD, giảm 28,4% về lượng và giảm 27,2% về trị giá so với 7 tháng đầu năm 2020 Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của HoaKỳcũng giảm từ 11,31% trong 7 tháng đầu năm 2020 xuống 8,17% trong 7 tháng đầu năm 2021 (Bộ Công thương, 2021) Số liệu thống kê tại bảng 2.2 cho thấy do đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến chuỗi cung ứng cà phê sang thị trường các nước Châu Âu bên cạnh tình trạng thiếu container và cước vận tải vẫn ở mức cao. Ngoài ra, hoạt động thu hoạch cà phê của người dân cũng gặp khó khăn dẫn đến hoạt động chế biến và xuất khẩu cà phê bị trì trệ Chưa kể giá cước vận tải tăng từ Việt Nam đi EU vàMỹquá cao và tình trạng thiếu container khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xuất khẩu cà phê trong điều kiện hàng hóa còn tồn động (Trần Đức Quỳnh & Văn Thị Minh Hằng, 2022), bên cạnh đó ngành cà phê Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe về chất lượng và xu hướng tiêu dùng của người dân tại nướcngoài.
Bảng 2.2 10 Thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất tháng
8/2020 (%) 8 tháng năm 2021 So với 8 tháng
USD) Lượng Trị giá Lượng(tấ n) Trị giá Lượng Trị giá
Nguồn: Theo tính toán từ số liệu công bố tháng 8 /2021 của Tổng Cục Hải quan
Tình hình chung về chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu, nông nghiệp tái sinhvà chuyển đổi số tại các tỉnhTâyNguyên
2.2.1 Tình hình chung về chuỗi cung ứng cà phê xuấtkhẩu
Từ thực tế dung lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam cho thấy, chất lượng đang là yếu tố sống còn của ngành cà phê Việt Nam nói chung và của các tỉnh Tây Nguyên nói riêng.Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, phần lớn cà phê Việt Nam khi thu hoạch không đáp ứng được độ chín, lẫn nhiều tạp chất, máy móc thiết bị sơ chế lạc hậu, sân phơi tạm bợ trên nền đất hoặc nền xi măng, dẫn đến chất lượng thấp Trong khi xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô nên cà phê Việt không có thương hiệu mà phần lớn trở thành nguyên liệu của nhiều nước dùng để chế biến sâu và tái xuất lại tiêu thụ ở Việt Nam dưới dạng cà phê bột, hòa tan, pha sẵn (Khánh Nguyên, 2020). Mặc dù cà phê được đánh giá là cây trồng chủ lực tại Tây Nguyên nhưng công nghệ chế biến cà phê hiện nay phần lớn là thấp so với công nghệ của thế giới Cà phê chế biến sâu vẫn còn hạn chế, giá trị gia tăng thấp do công nghệ còn lạc hậu, các nhà máy sản xuất với quy mô nhỏ Cà phê ở Tây Nguyên chủ yếu được chế biến ở 3 khu vực như tại các hộ gia đình thủ công, quy mô nhỏ; các doanh nghiệp chế biến tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thị trường Việt Nam vẫn còn những diễn biến phức tạp, nhiều rủi ro là do sự mất cân đối cung cầu cục bộ Các tác động mang tính tâm lý này là do chuỗi cung ứng chưa được tổ chức tốt và sự liên kết giữa những chủ thể thiếu chặt chẽ, dễ bị tổn thương khi có diễn biến bất thường Điều này thể hiện trong việc thương lái tự do dễ dàng thu gom nông sản để xuất khẩu sang các nước lân cận khi thị trường có hiện tượng giảm cung, bất ổn của giá khiến nhà nông không yên tâm sản xuất Giải pháp cho vấn đề chuỗi cung ứng hàng hoá nông sản ngắn được coi là một giải pháp hiệu quả nhờ công nghệ số hỗ trợ.
Những tồn tại chủ yếu của chuỗi cung ứng cà phê của các tỉnh Tây Nguyên gặp phải là:
Thứ nhất, yếu kém trong chuỗi cung ứng cà phê toàn cầu Các nhà sản xuất chủ yếu là các hộ gia đình nông dân chỉ biết sản xuất theo thói quen, không nắm bắt được các thông tin về khách hàng, thị trường Chất lượng cà phê thấp do quy trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến còn lạc hậu Sản phẩm chủ yếu là cà phê nhân thô không có thương hiệu hay xuất xứ rõ ràng để truy xuất nguồn gốc Hoạt động mua bán cà phê hiện nay trên thế giới đang chuyển sang một bước ngoặt khác Người tiêu thụ đang muốn biết tường tận họ đang uống ly cà phê do ai sản xuất, chế biến ra sao, đường đi thế nào để đến tay người tiêu dùng, tức yêu cầu “từ vườn đến ly” (from farm to cup) phải rõ ràng minh bạch Điều này các nhà sản xuất cà phê tại Việt Nam chưa thể đáp ứng được.
Thứ hai, chuỗi cung ứng cà phê còn nhiều khâu, nhiều trung gian nên chi phí gia tăng; thiếu một sự liên kết chặt chẽ đồng bộ, tạo sự thống nhất trong chuỗi; tinh thần và trách nhiệm của các thành viên tham gia chuỗi còn lỏng lẻo; thiếu một đầu mối có đủ năng lực để thống nhất các bên tham gia trong chuỗi; thiếucác doanh nghiệp phụ trợ và hệ thống logistics chuyên nghiệp; các chi phí về thủ tục hành chính và kéo dài thời gian trong các thủ tục hành chính gây cản trở.
Những hạn chế chủ yếu trong chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu của các tỉnh Tây Nguyên tồn tại trong các khâu, các công đoạn, các bên tham gia trong chuỗi cung ứng, cụ thểlà:
Do thiếu tầm nhìn, thiếu một chiến lược dài hạn tập trung sản xuất cho xuất khẩu ngay từ khi cây cà phê được phát triển mạnh ở các tỉnh Tây Nguyên từ những cuối những năm 80,
90 của thế kỷ trước, nên các địa phương rất lúng túng trong quy hoạch diện tích, sản lượng, chất lượng việc tìm đầu ra cho sản phẩm Do không có quy hoạch cho vùng nguyên liệu cà phê dựa trên độ cao, thổ nhưỡng, hệ sinh thái rừng, giống,quytrình canh tác nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường quốc tế Các tỉnh Tây Nguyên nằm trong vành đai cà phê ngon nhất thế giới (Coffee Bean Belt), có cùng vĩ tuyến với các quốc gia là cái nôi của cà phê với nhiều giống cà phê có chất lượng và nổi tiếng thế giới như Ethiopia, Yemen, Kenya (châu Phi), Costa-Rica, Venezuela, Columbia, Jamaica, Guatemala (Trung Mỹ) Tại vành đai này, dựa vào đặc điểm về độ cao, khí hậu, thổ nhưỡng (đất Bazan) và hệ sinh thái trong rừng nhiệt đới, các quốc gia đã tập trung sản xuất các giống cà phê có giá trị cao thuộc dòng Arabica để xuất khẩu Thị trường cà phê thế giới phần lớn là giống Arabica (cà phê chè) và người tiêu dùng ở châu Âu và Mỹ, Nhật Bản cũng chủ yếu sử dụng loại cà phê này Trong khi đó, tại các tỉnh Tây Nguyên rất nhiều tỉnh có diện tích thuộc đất đỏ Bazan, khí hậu và địa hình đạt độ cao (trên 1000 mét so với với mực nước biển), có nhiều tán rừng che phủ, là nơi lý tưởng để trồng loại cà phê giống Arabica, nhưng không được khai thác để tập trung trồng giống Arabica và chủ yếu được sử dụng để trồng giống cà phê Robusta (cà phê vối) và các loại cây trồng khác như cao su, keo, tràm, điều, mắc ca.v.v. Điều này dẫn đến việc chia sẻ nguồn lực, manh mún quỹ đất và không tạo ra được sự tập trung quỹ đất và giá trị cao cho ngành cà phê với định hướng tập trung cho xuấtkhẩu.
Vì không có một chiến lược quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu cho cà phê xuất khẩu đúng ngay từ đầu, như phân chia và tập trung đầu tư thành 2 vùng nguyên liệu: vùng 1 tại các đồi núi, dưới tán rừng, nơi có độ cao trên 1000 mét so với mực nước biển thì tập trung phát triển giống Arabica, với các giống nổi tiếng như Tipica, Yellow Bourbon, Catuai do đặc điểm giống Arabica chỉ thích hợp dưới ánh nắng tán xạ, có bóng cây che mát Dovậyphát triển giống này sẽ không phá rừng thành các đồi trọc như hiện nay, vừa trồng cà phê kết hợp bảo vệ rừng, vừa phát triển kinh tế đảm bảo phát triển bền vững Những nơi có độ cao thấp dưới 1000 mét thì tập trung trồng giống Robusta và chọn lọc các loài phù hợp cho từng vùng, từng địa phương Do vậy Việt Nam đánh mất lợi thế trở thành quốc gia có khả năng đáp ứng cả hai loại cà phê cho thị trường thế giới Cho đến hiện nay trong chiến lược phát triển cây cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vẫn chỉ chú trọng phát triển giống Robusta và ngay giống Robusta cũng chưa đề xuất được loài nào được trồng ở vùng nào để có chất lượng cao và đồng đều để tập trung cho xuấtkhẩu.
Về chất lượng sản phẩm
Chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu của các tỉnh Tây Nguyên có điểm yếu tập trung vào các vấn đề chất lượng sản phẩm từ nhà sản xuất cho đến tiêu dùng cuối cùng, đăng ký nhãn hiệu và bảo hộ, hệ thống kênh phân phối bán hàng, marketing, truy xuất nguồn gốc và chứng nhận quốc tế về quản lý chất lượng sản phẩm (Đỗ Thị Nga, Lê Đức Niêm, 2016, Huỳnh Thị Thu Sương, 2017) So với các nước như Brazil, Venezuela, Indonesia, Ethiopia, chất lượng cà phê của Việt Nam thấp và bán giá thấp hơn so với các nước khác là do quy trình sản xuất, chế biến cà phê chưa sạch và an toàn cho người tiêu dùng, chưa đảm bảo phát triển bền vững. Hiện nay, số lượng các nhà sản xuất cà phê đạt được các tiêu chuẩn quốc tế như Thương mại công bằng (Fair Trade Certified), Thân thiện với chim (Bird Friendly Coffee), Hữu cơ (Organic), Liên minh Rừng mưa (Rainforest Alliance), Chứng nhận UTZ (UTZ Certified),
Bộ quy tắc ứng xử chung cho cộng đồng cà phê - 4C (Common Code for Coffee Community) mới được xuấtkhẩu.
Phần lớn là các hộ gia đình canh tác, tỷ lệ này chiếm khoảng 70%, còn lại là các doanh nghiệp tham gia canh tác Do không có quy hoạch vùng trồng cà phê ngay từ đầu, nên việc trồng cà phê mang tính tự phát Mỗi vùng, mỗi hộ gia đình tự tìm giống, tự mày mò và học hỏi lẫn nhau về kỹ thuật canh tác và thu hoạch, chế biến Khi thấy giống cà phê nào cho năng suất cao và đỡ tốn nhân công hay chi phí thì họ sẵn sàng chặt bỏ giống đang canh tác và chuyển sang giống mới Điều này dẫn đến chất lượng cà phê không đồng đều, không ổn định do quá nhiều giống cà phê được canh tác đan xen lẫn lộn nên việc thu hoạch, chế biến và phân loại gặp nhiều khó khăn và gia tăng chi phí Những giống này có đặc điểm về sinh trưởng khác nhau, thời gian chín khác nhau và cách thức thu hái, chế biến khác nhau nên chất lượng khác nhau Dovậyviệc thu mua số lượng lớn các sản phẩm có cùng chất lượng (cùng giống, độ chín, kích cỡ hạt, phương pháp chế biến nhân (Natural, Honey, Wash) gặp khó khăn cho các đơn hàng xuấtkhẩu.
Phần lớn các hộ gia đình nông dân canh tác hóa học, sử dụng rất nhiều loại thuốc hóa học trong canh tác như thuốc trừ sâu, trừ rệp, trừ nấm và thuốc diệt cỏ, thu hái cà phê hàng loạt, rất nhiều quả còn xanh chưa chín, phơi cà dưới nền đất hay xi măng không có kệ hay giàn lưới phơi để đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ nên không giữ được mùi thơm và đường tự nhiên của trái; không phân loại quả xanh, quả chết, quả nổi trong khi chế biến nhân nên chất lượng nhân xanh không cao Bên cạnh đó, các chủ vựa thu mua quả xanh và sấy khô bằng nhiệt, sau đó chế biến để cung cấp cho các công ty thu mua xuất khẩu, đều này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chất lượng cà phê nhân và cà phê chế biến của Việt Nam thấp và chủ yếu bán cho thị trường Châu Á, rất ít đơn hàng xuất sang châu Âu và Mỹ, NhậtBản.
Các công ty thu mua và chế biến cà phê
Các công ty này phần lớn được hình thành tự phát đi lên từ nghề buôn bán cà phê Các công ty này còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm trong thu mua, chế biến cà phê đạt các tiêu chuẩn quốc tế Thu mua cà phê tươi hay cà phê nhân của các hộ gia đình với chất lượng thấp không đồng đều, mỗi công ty tự đưa ra các quy trình chế biến và sử dụng các máy móc công nghệ khác nhau, dẫn đến nguồn cung về chất lượng không đồng đều về chất lượng cà phê nhân, chế biến không đạt các chuẩn quốc tế.
Thị hiếu người tiêu dùng quốc tế
Rất am hiểu và lựa chọn rất kỹ các sản phẩm cà phê, đòi hỏi các tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm Bên cạnh đó, người tiêu dùng còn đòi hỏi rất cao về mùi(hương thơm tự nhiên, hương các loại trái cây khi thưởng thức cà phê), vị và độ sâu, lâu của hương vị cà phê cùng với tính đa dạng của các phương pháp pha chế khác nhau khi uống Do vậy để đáp ứng được các nhu cầu này, cần có các chuyên gia giỏi về sản xuất, chế biến nhân, công nghệ rang, chuyên gia nếm mùi, vị và pha chế được đào tạo chuyên nghiệp Số đông người tiêu dùng Châu Âu,Mỹvà Nhật Bản ưa chuộng loại cà phê Arabica nhưng hiện nay nhiều khách hàng trẻ bắt đầu dùng sản phẩm cà phê mix (pha trộn một tỷ lệ Robusta với Arabica), từ đó mở ra một hướng mới cho thị trường xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam Việt Nam là quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất và cung ứng cà phê Robusta,tuynhiên để xuất khẩu được sản phẩm sang các thị trường này cần có một chiến lược phát triển nhằm chuẩn hóa chất lượng cà phê nhân, cà phê rang xay hay hòatan.
Các công ty xuất khẩu
Các công ty xuất khẩu trực tiếp có thể kể ra như INTIMEX (TP Hồ Chí Minh và Mỹ Phước, Bình Dương), INEXIM (Đắk Lắk), VINACAFE (Biên Hòa, Đồng Nai), Vĩnh Hiệp (Pleiku, Gia Lai), Quốc Lộc (Đức Trọng, Lâm Đồng), SIMEXCO (Đắk Lắk), Vương Thành Công (Đắk Lắk), Neumann Gruppe (Đồng Nai), Nestle Vietnam, là các công ty lớn trong xuất khẩu, thu mua cà phê quả tươi và nhân xanh (nhân chưa rang) từ các vựa, các đại lý và chế biến, phân loại và đóng gói để xuất khẩu Dựa trên các đơn đặt hàng từ khách hàng quốc tế, các công ty này tổ chức thu mua và thực hiện các đơn hàng Khách hàng chủ yếu là thị trường châu Á dễ tính như Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc không đòi hỏi các tiêu chuẩn sản xuất, chế biến khắt khe cùng giấy kiểm định chất lượng như thị trường Châu Âu, Mỹ Một số công ty có hợp đồng xuất khẩu các sản phẩm có chất lượng, đạt các chứng nhận chất lượng quốc tế như Organic, 4Cs, UTZ thì xuất khẩu đi Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản, tuy nhiên số lượng nhỏ hơn so với thị trường TrungQuốc.
Rất ít công ty có hợp đồng với các hộ gia đình kèm quy trình sản xuất sạch đạt các tiêu chuẩn quốc tế (tiêu chuẩn 4Cs), thu mua trực tiếp từ các hộ gia đình nông dân như Nestle Vietnam Do vậy mối quan hệ hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các công ty xuất khẩu cà phê với phần lớn nhà sản xuất cà phê là các hộ gia đình rất lỏng lẻo, thậm chí chưa có Do vậy chất lượng sản phẩm không đồng đều, phần lớn sản phẩm không đạt các tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm và phát triển Nông nghiệp bền vững (chứng chỉ UTZ) Đây là hạn chế cần được khắc phục trong quá trình CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên.
Các trung gian của chuỗi
Phân tích mô hình chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu tại cáctỉnhTây Nguyên
2.3.1 Quytrình nghiên cứu và xây dựng thangđo
Số liệu: Tổng cục thống kê và điều tra bằng bảng câu hỏi.
Phân tích: So sánh, đối chiếu dựa vào bộ cẩm nang Phân tích thực trạng CĐS chuỗi cung ứng dựa vào cẩm nang và gợi ý các giải pháp nhằm thúc đẩy CĐS chuỗi cung ứng cà phê
Làmrõ đượccác mụctiêu nghiên cứu; Đề xuất các khuyến nghị giải pháp nhằm thúc đẩy CĐS chuỗi cung ứng và gia tăng hiệu quảxuất khẩu cà phê cho các tỉnh Tây Nguyên.
KMO, Cronbach alpha và CFA tích:
Số liệu: Điều tra bằng bảng câu hỏi
CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên nhân tố khẳng định (CFA) để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CĐS chuỗi cung ứng hành tích
1 Liên kếtvàhợp táctrongchuỗic ungứng càphêlỏng lẻo,chưatạo ra giátrịcao cho càphêxuất khẩu.
2 CĐSchậmc hạp, nguy cơ tụt hậuvà không khai thác được các cơ hội từ các
2.3.1.2 Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê xuấtkhẩu
Theo Tổ chức Nông lương của liên hiệp quốc (FAO, 2019) có một số điều kiện để định hìnhkỹthuật CĐS nông nghiệp cũng như chuỗi cung ứng nông nghiệp trong các bối cảnh khác nhau Trong đó có 2 điều kiện cơ bản là:thứ nhấtlà điều kiện tối thiểu về yêu cầu sử dụng công nghệ bao gồm: tính khả dụng trong kết nối internet, khả năng chi trả, công nghệ thông tin trong giáo dục cùng với các chính sách, chương trình hỗ trợ (chính phủ điện tử) cho các chiến lược kỹ thuật số;thứ hailà điều kiện kích hoạt('enablers')làcácyếutốtạođiềukiệnthuậnlợihơnnữachoviệcápdụngcông nghệ: sử dụng Internet, điện thoại di động và mạng xã hội, kỹ thuật số, các kỹ năng hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh nông nghiệp, đổi mới sáng tạo và văn hóa (phát triển tài năng, các chương trình CĐS, bao gồm cả chương trình hackathons (các cuộc thi tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo bứt phá) và các chương trình khuyến khích phát triển công nghệ sáng tạo khác.
Cả hai điều kiện tối thiểu này ở Việt Nam đã có và không những thế Chính phủ, các địa phương, các tập đoàn và các doanh nghiệp đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, CĐS.
Do vậy các điều kiện về CĐS chuỗi cung ứng cà phê là khả thi Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu ở trên, bộ thang đo cùng mô hình nghiên cứu được NCS đề xuất cho các nhóm nhân tố như sau (Bảng 2.3):
Bảng 2.3 Thang đo các nhân tố trong mô hình CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu
Nhân tố Mã Biến quan sát Nguồn tham khảo
Internet đã được tích hợp trong quá trình sản xuất, logistics và dịch vụ đến tay người tiêu dùng tại công ty
Xue & cộng sự, 2005;Cao& cộng sự, 2008;Garay-
Rondero & cộng sự,2019;Calatayud & cộng sự,2019;
IoT2 Điện toán đám mây, hệ thống truyền dữ liệu và mạng lưới internet đã được sử dụng tại doanh nghiệp
Chandrakanth & cộng sự, 2014; Yadav & Garg, 2020; Lezoche.M & cộng sự, 2020
Hệ thống cảm biến, các cổng giao tiếp và các ứng dụngđãđược triển khai tại doanhnghiệp
Fu & cộng sự, 2015;Pranto& cộng sự, 2021
IoT4 Hệ thống tự động thông minh đã được ứng dụng tại doanh nghiệp
Hệ thống Internet cung cấpcácnềnt ả n g c h o c á c h o ạ t đ ộ n g c ủ a doanh nghiệp trong sản xuấtvà
Nhân tố Mã Biến quan sát Nguồn tham khảo kinh doanh cà phê
Doanh nghiệp đang sử dụngtrítuệ nhân tạo trong các dịch vụvà quy trình ra quyết định
Tredinnick, 2017; Awasthi, 2018; Talaviya & cộng sự, 2020;
Hệ thống nhận dạng và cảm nhận hình ảnh đã được áp dụng tại doanh nghiệp
ARI3 Hệ thống nhận dạng giọng nóiđ ã được áp dụng tại doanh nghiệp
Lập trình ngôn ngữ đã được sử dụng trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp Bhatt & Buch, 2015;
ARI5 Học máy (người máy tự học) đã được triển khai tại doanh nghiệp
ARI6 Xử lý dữ liệu thông minh đã được áp dụng tại doanh nghiệp
Khối lượng dữ liệu lớn đang được khai thác và sử dụngtại doanh nghiệp
& cộng sự,2018;Barbosa & cộng sự,2018
Tốc độ thu thập dữ liệu nhanh và xử lý, lưu trữ dữ liệu tự động đã được triển khai tại doanh nghiệp
BID3 Doanh nghiệp hiện có rất nhiều dạng dữ liệu
BID4 Dữ liệu của doanh nghiệp đã đạt được độ tin cậy/chính xác
BID5 Dữ liệu của doanh nghiệp rấtc ó giá trị
BID6 Dữ liệu lớn đã thúc đẩy lập kế
Nhân tố Mã Biến quan sát Nguồn tham khảo hoạch chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp
Hệ thống thông tin di động tiên tiến đã được áp dụng tại doanh nghiệp
Garay-Rondero & cộng sự, 2019; Calatayud & cộng sự, 2019; Dudukalov & cộng sự, 2020
Máy chủ cơ sở dữ liệu về ngành cà phê đã được sử dụng tại doanh nghiệp
Liopa-Tsakalidi & cộng sự, 2013; Saravanan, 2019; Saiz-Rubio & Más, 2020
Máy chủ truy xuất nguồn gốc sản phẩm đã được áp dụng tại doanh nghiệp
Doanh nghiệp đã triển khai ứng dụng với hệ thống hỗ trợ quyết định
Trang Web, dịch vụ di động và mạng xã hội được sử dụng tại doanh nghiệp
DTP1 Lãnh đạo đã có nhận thức về lợi ích của CĐS
Bộ Kế hoạch và Đầu tư & USAID, 2021.
DTP2 Lãnh đạo đã có nhận thức về xu hướng CĐS của doanh nghiệp
Lãnh đạo đã có nhận thức về mức độ tích hợp số hóa vào hoạt động của doanh nghiệp
Lãnh đạo đã nắm bắt được quy trình CĐS và cho áp dụng từng bước tại doanh nghiệp
Nhân tố Mã Biến quan sát Nguồn tham khảo
Lãnh đạo đã có nhận thức về mức độ áp dụng công nghệ số vào đo lường, dự báo hiệu quả hoạt động kinh doanh
Bộ Kế hoạch và Đầu tư & USAID, 2021.
Khả năng đáp ứng nhu cầu của nhà cung ứng đối với doanh nghiệp rất tốt
FAO, 2007; Ali &VinhThai, 2020; Bùi ViệtHưng,2020
Tính linh hoạt trong quy trình lập kế hoạch và chuyển giao sản phẩm của nhà cung ứng rất tốt
Năng lực làm chủ công nghệ, sử dụng thiết bị kỹ thuật số của nhà cung ứng rất tốt
SUP4 Nănglựctrongphốihợp,chiasẻ thông tin của nhà cung ứng rấttốt
SUP5 Nguồn lực trong sản xuất và cung ứng của nhà cung ứng rất tốt
SUP6 Năng lực marketing và thương mại của nhà cung ứng rất tốt
SUP7 Mức độ sẵn sàng hợp tác củan h à cung ứng rất tốt
Năng lực quản lý điều hành của các nhà môi giới, trung gian trong chuỗi cung ứng càphê rất tốt FAO, 2007; Ali &VinhThai,
Các nhà môi giới trung gian có thái độ hợp tác và chia sẻ thông tin với doanh nghiệp
Nhân tố Mã Biến quan sát Nguồn tham khảo
MID3 Các nhàm ô i g i ớ i t r u n g g i a n c ó năng lực tài chính
Các nhà môi giới trung gian có kiến thức về công nghệ vàt h ị trường
MID5 Các nhàm ô i g i ớ i t r u n g g i a n c ó năng lực kết nối
Khách hàng và công chúng tin tưởng về chất lượng sản phẩm của doanhnghiệp
Khả năng đáp ứng tốt của chuỗi cung ứng trong đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Năng lực tiếp nhận công nghệ, thông tin và chia sẻ thông tin của khách hàng và công chúng rất tốt
Mức độ tiện lợi của dịch vụ trong dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp rất tốt
CUP5 Lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp rất cao
Nguồn: Tác giả tổng hợp
2.3.2 Thiết kế bảng câu hỏi, thu thập dữ liệu và mô tả mẫu nghiêncứu
2.3.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi
Bảng hỏi được thiết kế gồm 2 nội dung chính có:
Phần 1 Thông tin tổng quát Nội dung này tác giả thiết kế nhằm tìm hiểu thông tin về nhân khẩu học đến với đối tượng trả lời, bao gồm giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, hiện trạng làm việc tại đơn vị, thời gian làm việc, vị trí công việc Ngoài ra, phần thông tin bảng hỏi cũng đề cập đến tình hình chung của công ty về số năm hoạt động, các lĩnh vực kinh doanh của công ty và nhận thức chung về CĐS.
Phần 2 Nội dung bảng câu hỏi Nội dung này bao gồm các thông tin về các nhân tố cốt lõi của CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu cùng với các giai đoạn của quá trình CĐS Thang đo được sử dụng để đánh giá là thang đo Likert 7 mức.
Dữ liệu (hay thông tin) nghiên cứu bao gồm 2 nguồn là: Nguồn thông tin thứ cấp và nguồn thông tin sơ cấp.
Nguồn dữ liệu thứ cấp được khai thác từ các báo cáo, các chỉ dẫn của chính phủ về CĐS, từ các công trình nghiên cứu đã công bố trên các sách và tạp chí uy tín của các tác giả trong và ngoài nước Dữ liệu này được khai thác nhằm phát hiện ra các mô hình nghiên cứu có liên quan bao gồm các nhân tố cốt lõi, các biến quan sát để từ đó tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết Mô hình nghiên cứu lý thuyết bao gồm 8 nhân tố cốt lõi của CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu với 44 biến quan sát đã được xây dựng dựa trên nguồn dữ liệunày.
Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp thảo luận nhóm chuyên gia và điều tra bằng bảng câu hỏi các đối tượng có liên quan đến CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu.
Phương pháp chuyên gia được thực hiện sau khi mô hình và thang đo lý thuyết được xây dựng nhằm thu thập các ý kiến đóng góp của các chuyên gia cho thang đo các nhân tố của mô hình CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu 10 chuyên gia bao gồm 04 nhà nghiên cứu và 06 chuyên gia là những kỹ sư tham gia trực tiếp vào khâu chế biến và xuất khẩu cà phê của các công ty lớn Về quy trình mời tham gia phỏng vấn, NCS tiến hành tìm hiểu và mời người phỏng vấn thông qua (i) viết email/ gọi điện mời trực tiếp và (ii) nhờ người thân/bạn bè chuyển lời mời phỏng vấn Hai nhóm chuyên gia này đã cung cấp các thông tin, dữ liệu để xác định các yếu tố cấu thành khái niệm và thang đo về CĐS chuỗi cung ứng cà phê dựa trên mô hình và thang đo do tácgiảđềxuấttrướcđó,thuthậpdữliệuxoayquanhcácnhântốnềntảngsốcóảnh hưởng đến chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu, các biến giải thích làm rõ hơn nội dung các nhân tố nền tảng; bộ thang đo, mô hình nghiên cứu.
- Đối tượng trả lời câu hỏi nghiêncứu
Là các đối tượng đang làm việc tại các nhà sản xuất cà phê, doanh nghiệp thu mua và chế biến cà phê; Doanh nghiệp làm công tác logistics; Các công ty xuất khẩu cà phê; Các công ty môigiới.
- Thời gian và địa điểm nghiêncứu Để có dữ liệu định lượng sử dụng trong nghiên cứu khám phá, tác giả đã thực hiện việc thu thập thông tin thông qua phiếu điều tra được gửi trực tiếp cho các đối tượng nghiên cứu nằm trong chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu để thu thập dữ liệu sơ cấp từ tháng 12/2021 đến tháng 3/2022.
Bảng 2.4 Phân bổ lấy mẫu nghiên cứu tại địa phương
Các đối tượng tham gia
Các địa phương Số phiếu phát ra
Tỷ lệ số phiếu thu về/phiếu phát ra (%)
Bình Dương Đắk Lắk Đắk Nông
Nguồn: Tác giả thực hiện
Theo Hair & cộng sự (2010) thì cỡ mẫu phù hợp trong nghiên cứu nhân tố khám phá (EFA), nhân tố khẳng định (CFA) và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) sẽ được xác định dựa trên các nhóm nhân tố Cụthể:
Cỡ mẫu tối thiểu là 100 - Số cấu trúc tiềm ẩn từ 5 nhóm trở xuống, mỗi nhóm phải có hơn 3 biến quan sát.
Cỡ mẫu tối thiểu là 150 - Số nhóm nhân tố từ 7 nhóm trở xuống, mỗi nhóm phải có từ
3 biến quan sát, communality của các biến quan sát phải từ 0,5 trởlên.
Cỡ mẫu tối thiểu là 300 - Số nhóm nhân tố từ 7 nhóm trở xuống, mỗi nhóm phải có từ
3 biến quan sát, communality của các biến quan sát có thể chỉ cần từ 0,45 trởlên.
Cỡ mẫu tối thiểu là 500 - Số nhóm nhân tố trên 7, mỗi nhóm có thể có ít hơn 3 biến quan sát.
Nghiên cứu này có 8 nhân tố với 44 biến quan sát, communality của các biến quan sát phải từ 0,5 trở lên nên cần số mẫu trên 400 đến 500 mẫu. Để đạt được số mẫu theo yêu cầu từ 400 đến 500 mẫu, tác giả đã gửi phiếu điều tra đến các đối tượng nghiên cứu tại các địa phương với số lượng phiếu phát ra là 597 phiếu, trong đó: Nhà sản xuất cà phê (320 phiếu), doanh nghiệp thu mua và chế biến cà phê (185 phiếu); Doanh nghiệp làm công tác logistics (37 phiếu); Các công ty xuất khẩu cà phê (28 phiếu); Các công ty môi giới (27 phiếu) Số phiếu thu về là 476 phiếu (đạt tỷ lệ 79,7%). Trước khi phân tích dữ liệu, làm sạch dữ liệu và loại bỏ các phiếu trả lời không có giá trị là yêu cầu bắt buộc được đặt ra Kết quả là có 17 mẫu phiếu trả lời không đạt giá trị do có quá nhiều ô trống nên bị loại Số mẫu phiếu sử dụng được trong nghiên cứu là 459 mẫu và đạt yêu cầu về số lượng mẫu.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CHUYỂNĐỔI SỐ CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU TẠI CÁC TỈNH TÂYNGUYÊN
Định hướng nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩutại các tỉnhTây Nguyên
3.1.1 Bối cảnh nhu cầu quốc tế về càphê
Quy mô thị trường cà phê toàn cầu được định giá 127 tỷ USD vào năm 2022 và được dự đoán sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 4,72% từ năm 2023 đến năm 2030 Thị trường cà phê dự kiến sẽ chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể do nhu cầu ngày càng tăng đối với cà phê nguyên hạt được trồng hữu cơ và bền vững, và được thúc đẩy bởi các yếu tố như mở rộng tiêu thụ cà phê ở các thị trường mới nổi Dựa trên loại sản phẩm, thị trường được phân thành các loại như: cà phê nguyên chất, cà phê xay, cà phê hòa tan Trong đó, cà phê xay (ground coffee) dự kiến sẽ thống trị thị trường toàn cầu trong giai đoạn dự báo và điều này là do nhu cầu ngày càng tăng vì mùi thơm và sự sẵn có của chất lượng Phân khúc cà phê xay của thị trường được nghiên cứu có giá trị 41,24 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến sẽ đạt 58,35 tỷ USD vào năm 2030, đạt tốc độ CAGR là 2,31% trong giai đoạn dự báo 2023-2030 Phân khúc cà phê hòa tan (instant coffee) cũng được kỳ vọng sẽ chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong thời gian tới Sự tiện lợi là yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng của phân khúc này (Coherent, 2023).
Doanh thu trên thị trường cà phê lên tới 88,3 tỷ USD vào năm 2023 Thị trường dự kiến sẽ tăng trưởng hàng năm 4,61% (CAGR 2023-2028) Trong thị trường cà phê, khối lượng dự kiến sẽ lên tới 6,8tỷkg vào năm 2028 Thị trường cà phê dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng khối lượng 2,4% vào năm 2024 Một xu hướng đáng chú ý trên thị trường cà phê là nhu cầu ngày càng tăng đối với cà phê đặc sản Người tiêu dùng đang tìm kiếm những trải nghiệm cà phê độc đáo với chất lượng cao đồng thời khám phá các hương vị khác nhau Một xu hướng quan trọng khác trên thị trường cà phê là sự chú trọng ngày càng tăng vào tính bền vững và tìm nguồn cung ứng có đạo đức Người tiêu dùng ngày càng có ý thức hơn về tác động môi trường và xã hội của việc sản xuất càphê Họt ì m kiếmnhữngthương hiệuưutiên thực tiễngiao dịchc ô n g bằng( fa ir trade practices), thúc đẩy các phương pháp canh tác bền vững và hỗ trợ sinh kế của nông dân trồng cà phê Xu hướng này đã dẫn đến sự gia tăng các chứng nhận như Rainforest Alliance và Fairtrade, đảm bảo với người tiêu dùng rằng cà phê họ mua đáp ứng các tiêu chuẩn xã hội và môi trường nhất định (Statista, 2023).
Trong vài năm qua, người tiêu dùng đã nhận thức rõ hơn về việc sản phẩm họ mua có xuất xứ từ đâu Điều này có thể áp dụng đặc biệt trong trường hợp chuỗi cung ứng các sản phẩm thực phẩm và đồ uống, chẳng hạn như cà phê Người tiêu dùng đang tìm kiếm các sản phẩm cà phê được chứng nhận để đảm bảo độ tin cậy khi mua cà phê Mối quan tâm của người tiêu dùng về nghèo đói, bất công xã hội và hủy hoại môi trường đã thúc đẩy nhu cầu về nhãn hiệu bền vững được chứng nhận trên thị trường thực phẩm và đồ uống Cà phê được chứng nhận cũng là sự đảm bảo cho người tiêu dùng về độ tin cậy của sản phẩm Do các yếu tố trên, nhu cầu về cà phê được chứng nhận dự kiến sẽ tăng đáng kể trong giai đoạn dự báo 2023-2028 (Mordorintelligence, 2023).
Năm 2020 là năm Việt Nam công bố chiến lược CĐS quốc gia - năm CĐS quốc gia sâu rộng và toàn diện Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Chỉ thị đầu tiên vào tháng 1/2020
- Chỉ thị số 01/CT-TTg - về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam Chỉ thị nêu rõ, dựa trên nền tảng của nhiều công nghệ mới mà cốt lõi là công nghệ số (trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, Internet vạn vật ), CĐS đang tạo ra không gian phát triển mới - kinh tế số, xã hội số, chính phủ điện tử “Đặc biệt, CĐS mở ra cơ hội lớn để Việt Nam phát triển đột phá, nhanh chóng đuổi kịp các nước phát triển mới bắt đầu quá trình CĐS”, Thủ tướng nêu rõ trong Chỉ thị Cũng theo Chỉ thị này, mô hình của một số quốc gia có nền kinh tế phát triển dựa trên doanh nghiệp công nghệ số cho thấy, đến năm
2030, Việt Nam cần ít nhất 100.000 doanh nghiệp công nghệ số để phát triển kinh tế số,chính quyền điện tử thành phố thông minh, ứng dụng rộng rãi các thành tựu công nghệ số trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và thực hiện CĐS quốc gia Ngày 03/06/2020, Thủ tướngChính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" với mục tiêu Việt Nam lọt tốp 50 quốc gia dẫnđầu v ề C h í n h p h ủ đ i ệ n t ử C h ư ơ n g t r ì n h C Đ S q u ố c g i a h ư ớ n g t ớ i c ả p h á t t ri ển
Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam với năng lực toàn cầu.
Về phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, mục tiêu đến năm 2025 kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hàng năm tăng ít nhất 7%; Việt Nam sẽ vào nhóm 50 quốc gia dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI), nhóm 50 quốc gia dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI), nhóm 35 quốc gia dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII) Về cơ quan chính phủ trực tiếp hỗ trợ và điều tiết nền kinh tế số, phải nói rằng hiện nay, tất cả các khía cạnh của nền kinh tế số ở Việt Nam đều được chỉ đạo bởi nhiều cơ quan từ Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính; Bộ Công Thương; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ủy ban nhân dân các tỉnh… đến Ủy ban quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin Nói cách khác, hiện tại, không có cơ quan đơn lẻ nào quản lý tất cả các khía cạnh của nền kinh tế số tại ViệtNam.
Ngày 5/10/2017, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Việt Nam được thành lập và là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về hoạt động thương mại điện tử và kinh tế số; tổ chức, quản lý các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Xa hơn nữa, điều Việt Nam cần trong thời gian tới khi cuộc CMCN lần thứ 4, với cốt lõi là CĐS, làm thay đổi toàn bộ nền kinh tế, xã hội và quản trị quốc gia, đó là việc thành lập Bộ Kinh tế số Bộ này phải chịu trách nhiệm xây dựng hạ tầng số, nền tảng cho kinh tế số cũng như các ngành kinh tế, xã hội (Vneconomy,2019).
3.1.3 Định hướng cụthể Để tập trung phát triển vùng nguyên liệu cà phê có chất lượng cao tập trung cho xuất khẩu và tạo ra giá trị cao cho cà phê Việt Nam nói chung và các tỉnh Tây Nguyên nói riêng khi tham gia vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, ngày 02/4/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 1392/QĐ-BNN-TT phê duyệt Đề án phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021-2030 tại 8 tỉnh, bao gồm 2 tỉnh miền Bắc (Điện Biên, SơnLa), 1 tỉnh miền Trung (Quảng Trị) và 5 tỉnhTâyNguyên(BộNôngnghiệp&Pháttriểnnôngthôn,2021).MụctiêuchungcủaĐề án là phát triển cà phê đặc sản Việt Nam phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng nhu cầu cà phê đặc sản ngày càng tăng ở các thị trường xuất khẩu và nội địa; đồng thời nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới, góp phần phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam Dự kiến đến năm 2025, diện tích cà phê đặc sản đạt 11.500 ha, chiếm khoảng 2% tổng diện tích cà phê, sản lượng khoảng 5.000 tấn; đến năm 2030 diện tích cà phê đặc sản đạt 19.000 ha, chiếm khoảng 3% diện tích cà phê, sản lượng khoảng 11.000tấn.
Bên cạnh đó, Quyết định 150/QĐ-TTg ngày 28/1/2022 của Thủ tướng phê duyệt chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm
2050, theo đó tập trung xây dựng vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu tập trung, phát triển chuỗi, ứng dụng mô hình nông nghiệp tiên tiến để thúcđẩyhợp tác, liên kết phát triển đảm bảo nguyên tắc bền vững, minh bạch, tráchnhiệm.
Ngày 15/6/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Quyết định số 2151/QĐ-BNN-VP về việc Phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2022-2025 Trong kế hoạch CĐS, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đặt ra mục tiêu đến năm 2025 có 80% cơ sở dữ liệu về nông nghiệp được xây dựng, cập nhật trên nền tảng dữ liệu lớn; 50% các thiết bị quan sát, giám sát sử dụng công nghệ số, bảo đảm thu nhận trực tiếp dữ liệu số, sử dụng công nghệ IoT để tích hợp trên không và mặt đất phục vụ các hoạt động nông nghiệp,… Đồng thời, thu hút doanh nghiệp, người dân tăng cường ứng dụng công nghệ số vào quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ nông nghiệp, quản lý, giám sát nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp, hình thành hệ sinh thái nông nghiệpsố,
Nhà nước và chính quyền các địa phương cần có chính sách ưu tiên cho các tổ chức, cá nhân áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất và chế biến cà phê như Hữu cơ (Organic), Phát triển bền vững (UTZ), 4Cs,v.v đối với các hộ gia đình trồng cà phê, cần khuyến khích thành lập các Hợp tác xã, đại diện cho quyền lợi và lợi ích của các hộ gia đình để có tư cách pháp nhân đứng ra hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong sản xuất và cung ứng các yếu tố đầu vào, đầu ra cho sản phẩm, quản lý quy trình sản xuất, chế biến cà phê phục vụ cho xuấtkhẩu.
Giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩutại các tỉnhTây Nguyên
Nhằm thúc đẩy CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên, cần có sự nhận thức mạnh mẽ từ phía các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, người nông dân trồng cà phê và các cơ quản lý nhà nước trong tiến trình CĐS.
3.2.1 Về phía các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cà phê xuấtkhẩu Đứng ở góc độ các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cà phê, việc cân nhắc và tiến hành CĐS càng sớm càng tốt là vấn đề cấp thiết Các doanh nghiệp cần cân nhắc những nội dung sau trong tiến trình CĐS chuỗi cung ứng: (i) Xem xét những yếu tố chính để CĐS thành công trong chuỗi cung ứng; (ii) Các bước quan trọng để CĐS chuỗi cung ứng thành công; (iii) Thiết lập lộ trình CĐS trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp; (iv) Ứng dụng công nghệ số phù hợp với từng doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng; (v) Xây dựng chiến lược đối với các nhân tố chủ chốt tác động đến CĐS chuỗi cung ứng; và (vi) Giúp nhân viên thích ứng với CĐS.
3.2.1.1 Xem xét những yếu tố chính để chuyển đổi số thành công trong chuỗi cungứng
CĐS đang đóng một vai trò quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng Việc số hóa sẽ thúc đẩy tăng lợi nhuận và sự hài lòng của khách hàng Dưới đây là năm yếu tố chính hàng đầu để CĐS thành công trong chuỗi cung ứng:
Tầm nhìn: Tầm nhìn của công ty phải được xác định rõ ràng và phù hợp với các mục tiêu kinh doanh. Đầu tư: Các công ty cần đầu tư đáng kể vào công nghệ và cơ sở hạ tầng.
Nhân tài: Các tổ chức cần ưu tiên quản lý nhân tài, phát triển khả năng kỹ thuật số của nhân viên cũng như tuyển dụng nhân tài mới với các kỹ năng và tư duy phù hợp cho thời đại kỹ thuật số.
Lãnh đạo: Các nhà lãnh đạo cần nêu gương, thúc đẩy đổi mới và thay đổi trong tổ chức của họ bằng cách thể hiện cam kết học hỏi không ngừng, khuyến khích cộng tác và đặt ra các mục tiêu rõ ràng phù hợp giữa các phòng ban và các bên liên quan.
Văn hóa: Các tổ chức nên thúc đẩy một môi trường cởi mở để thay đổi với những ý tưởng mới, nơi nhân viên cảm thấy thoải mái chấp nhận rủi ro trong khi được hỗ trợ vượt qua thất bại.
Tầm nhìn đối với chuỗi cung ứng cung cấp cho công ty các điểm tham chiếu trong việc thiết lập lộ trình CĐS trong chuỗi cung ứng: đánh giá toàn diện về khả năng kinh doanh vàkỹthuật của chuỗi cung ứng Để làm cho quá trình đánh giá trở nên đơn giản hơn và tìm ra những lỗ hổng về năng lực trong tiến trình CĐS chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp có thể tập trung vào các mảng như: Thu thập và lưu trữ dữ liệu; Phân tích dữ liệu; Hệ thống phần mềm và phần cứng hỗ trợ khả năng phân tích và xử lý dữ liệu; Thu hút, phát triển và giữ chân nhân tài “kỹ thuật số”; Văn hóa và mô hình tổ chức của doanh nghiệp khuyến khích thử nghiệm, đổi mới và cải tiến liêntục.
Khi một doanh nghiệp đặt ra tầm nhìn cho chuỗi cung ứng của mình, lãnh đạo doanh nghiệp nên trình bày rõ tầm nhìn đó về mặt năng lực kinh doanh và kỹ thuật, có thể bao gồm những điều sau đây:
Ra quyết định tốt hơn Các hệ thống ML có thể cung cấp cho những nhà quản lý chuỗi cung ứng các đề xuất về cách giải quyết những tình huống cụ thể, chẳng hạn như thay đổi kế hoạch và lập lịch trình vật liệu để đáp ứng các đơn đặt hàng mới của kháchhàng.
Tự động hóa Các hoạt động tự động hóa có thể hợp lý hóa công việc của các chuyên gia chuỗi cung ứng và cho phép họ tập trung vào các nhiệm vụ có giá trị hơn Ví dụ: các giải phápkỹthuật số có thể được cấu hình để tự động xử lý thông tin theo thời gian thực (ví dụ: chuẩn bị S&OP tự động và quản lý quy trình công việc), do đó loại bỏ nỗ lực thu thập, sàng lọc và nhập dữ liệu thủcông.
Sự tham gia của khách hàng từ đầu đến cuối Công nghệ kỹ thuật số có thể làm cho trải nghiệm của khách hàng tốt hơn bằng cách trao cho các nhà quản lý chuỗi cung ứng nhiều quyền kiểm soát hơn và cung cấp cho khách hàng sự minh bạch chưa từng có, ví dụ: các hệ thống theo dõi gửi thông tin cập nhật chi tiết về các đơn đặt hàng trong suốt thời gian giaohàng.
Sự đổi mới Chuỗi cung ứng kỹ thuật số có thể giúp công ty củng cố mô hình kinh doanh của mình (ví dụ: bằng cách mở rộng sang các phân khúc thị trường mới) và cộng tác hiệu quả hơn với cả khách hàng và nhà cung cấp (ví dụ: bằng cách đưa ra các quyết định S&OP dựa trên thông tin được lấy tự động từ hệ thống ERP của kháchhàng).
Nhân tài Chuỗi cung ứng được kích hoạt bằng kỹ thuật số có các yêu cầu về nhân tài có thể hoàn toàn khác so với các chuỗi cung ứng thông thường Ít nhất một số nhà quản lý chuỗi cung ứng sẽ cần có khả năng chuyển các nhu cầu kinh doanh của họ thành các ứng dụng kỹ thuật số có liênquan.
3.2.1.2 Các bước quan trọng để chuyển đổi số chuỗi cung ứng thànhcông
Quá trình chuyển đổi chuỗi cung ứng là một sáng kiến chiến lược dài hạn đòi hỏi sự hợp tác của tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung ứng Điều này đòi hỏi một tầm nhìn rõ ràng về cách doanh nghiệp sẽ đạt được các mục tiêu của mình và những nguồn lực nào doanh nghiệp cần để mang lại những kết quả đó Các bước trong quy trình này bao gồm xác định tầm nhìn của doanh nghiệp về CĐS, đánh giá trạng thái hiện tại của doanh nghiệp, tạo kế hoạch hành động, triển khai cơ cấu tổ chức và cuối cùng là đo lường kết quả Dưới đây là bốn bước quan trọng để CĐS chuỗi cung ứng thành công:
Bước 1:Đánh giá mức độ trưởng thành số hiện tại của chuỗi cungứng
Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứutiếptheo
Theo Quyết định số 1392/QĐ-BNN-TT phê duyệt Đề án phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 tại 8 tỉnh, để phát triển vùng cà phê lượng cao tập trung cho xuất khẩu và tạo giá trị cao cho cà phê Việt Nam nói chung và các tỉnh Tây Nguyên nói riêng khi tham gia vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, ngoài việc tập trung nghiên cứu tại 5 tỉnh Tây Nguyên cũng cần nghiên cứu thêm 2 tỉnh tại miền Bắc (Điện Biên, Sơn La) và 01 tỉnh miền Trung (Quảng Trị), do yếu tố về thời gian nên luận án chưa nghiên cứu tại 3 tỉnh còn lại Từ đó, những nghiên cứu trong tương lai sẽ tiếp tục mở rộng thêm phạm vi nghiên cứu để thu thập dữ liệu được đầy đủ hơn.
Luận án đang được tiến hành nghiên cứu trên các tiêu chí về IoT, Dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo, Các ứng dụng mà chưa nghiên cứu thêm về một số nhân tố khác của nền tảng số như blockchain, điện toán đám mây, hệ thống thực-ảo, robot để xem xét tổng thể về mức độ CĐS trong chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu Ngoài ra, những nghiên cứu sau có thể mở rộng tìm hiểu về sự ảnh hưởng của thể chế, chính sách, luật pháp, nguồn nhân lực đến CĐS chuỗi cung ứng Với mô hình nghiên cứu hiện tại, chỉ mới đề cập đến vai trò của lãnh đạo doanh nghiệp trong tiến trình CĐS; do đó, những nghiên cứu trong tương lai có thể khảo sát về nhận thức và khả năng đáp ứng CĐS của nhân viên trong doanh nghiệp Về mẫu khảo sát, chỉ mới khảo sát đối tượng là các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng Vì thế, những nghiên cứu trong tương lai có thể khảo sát người nông dân trồng cà phê và các nhà bán lẻ cà phê. Ngoài ra, thông qua bộ câu hỏi để đánh giá cho các tiêu chí, các nhà nghiên cứu có thể sử dụng để đo lường cho các công trình nghiên cứu có liên quan về CĐS trong chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu tại các vùng miền khác, từ đó đánh giá được thực trạng và đề xuất giải pháp về CĐS.
Như vậy, dựa trên việc phân tích thực trạng CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu của các tỉnh Tây Nguyên, NCS đã trình bày một số định hướng đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu Các định hướng được đề xuất từ các Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng, Bộ ban ngành để tác giả đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh CĐS trong chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày một số hạn chế của đề tài cùng hướng nghiên cứu trong tương lai.
Khi phần lớn các nhà sản xuất cà phê tại khu vực Tây Nguyên ngày càng phải đối diện với nhiều khó khăn hơn để trang trải chi phí sản xuất, có lẽ đã đến lúc cụ thể hóa các giải pháp thay thế Thay vì một mô hình chỉ tập trung vào chất lượng, có thể bắt đầu tăng phần giá trị của nhà sản xuất cà phê bằng cách áp dụng các nền tảng công nghệ số như IoT, AI, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây Tuy có thể không giải quyết được tất cả các vấn đề của việc sản xuất và phân phối cà phê, nhưng đó là một cách để bắt đầu thay đổi động lực của hệ thống chuỗi cung ứng cà phê, và từ đó thúc đẩy những thay đổi quan trọng khác. Không có chuyện một công ty được coi là thành công ngày nay lại có một chuỗi cung ứng tồi Trong nội bộ nhiều doanh nghiệp, Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành đã nhận ra tầm quan trọng của các nhà quản lý chuỗi cungứng.
Thực trạng diễn ra hiện nay là nhiều doanh nghiệp tại các tỉnh Tây Nguyên và một số tỉnh thành khác đang tìm ra phương pháp tốt nhất để làm cho chuỗi cung ứng hiệu quả hơn, thành công và bền vững hơn, đồng thời các công nghệ mới nổi đang đóng một vai trò quan trọng trong đó Hơn bao giờ hết, các chuỗi cung ứng đang trở nên toàn cầu hơn và có mối liên hệ với nhau hơn Chuỗi cung ứng cần thiết để quản lý luồng hàng hóa từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng và nó cũng là một phần quan trọng trong chiến lược CĐS tổng thể Mục đích của số hóa chuỗi cung ứng là cải thiện chức năng và hiệu quả của chuỗi cung ứng của một tổ chức bằng cách tận dụng công nghệ để cho phép khách hàng kết nối tốt hơn với các nhà cung cấp Đây là một phần không thể thiếu trong chiến lược của nhiều doanh nghiệp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động, trải nghiệm của khách hàng và tiết kiệm chi phí đồng thời giải quyết những thách thức mới mà các doanh nghiệp gặpphải.
CĐS chuỗi cung ứng cà phê là quá trình sử dụng và tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào các hoạt động của chuỗi cung ứng cà phê để thúc đẩy đáng kể những hoạt động này.Quá trình này liên quan đến nhiều loại công nghệ, bao gồm IoT, điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, AI và ML cũng như chuỗi khối CĐS sẽ đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp vực dậy và mở rộng thị trường xuất khẩu hậu Covid CĐS vừa là nhu cầu, vừa là xu thế tất yếu, giúp doanh nghiệp tồn tại Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất cà phê đều gặp khó khăn trong việc xác định các giải pháp, công nghệ và chuyên gia tư vấn phù hợp để CĐS Để thực hiện CĐS, doanh nghiệp cần có lộ trình dài hạn, đáp ứng xu hướng thị trường Doanh nghiệp nên thay đổi suy nghĩ, vạch ra một chiến lược chi tiết, loại bỏ các rào cản và bắt đầu với cơ sở hạ tầng sẵn có.
Với mô hình lý thuyết đề xuất trong luận án là phù hợp với các dữ liệu thu thập được từ thực tế tại các doanh nghiệp Luận án đã trình bày bốn nhân tố cốt lõi của CĐS gồm IoT (Internet vạn vật), AI (Trí tuệ nhân tạo), BID (Dữ liệu lớn), APP (Ứng dụng) đã tác động đến tiến trình CĐS của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Bên cạnh đó, tiến trình CĐS theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư & USAID (2021) có ảnh hưởng rõ nét đến áp dụng CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu của những doanh nghiệp tại các tỉnh Tây Nguyên và một số tỉnh thànhkhác.
Về thực trạng tiến trình CĐS cho thấy nhiều lãnh đạo doanh nghiệp chưa có nhận thức cũng như quy trình CĐS theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và USAID năm 2021. Các nhà cung cấp cũng còn nhiều hạn chế trong việc áp dụng công nghệ số cũng như quy trình CĐS trong hoạt động sản xuất kinh doanh Các nhà phân phối trung gian cũng còn hạn chế trong áp dụng công nghệ số, năng lực kết nối và tài chính Thực trạng khách hàng và công chúng cho biết chất lượng dịch vụ khách hàng chưa cao dẫn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp còn thấp.
Với những giải pháp đề ra trong luận án, các lãnh đạo doanh nghiệp cần nhanh chóng triển khai, hoàn thiện những hạn chế trong từng giai đoạn CĐS nhằm đạt được hiệu quả hơn trong hoạt động xuất khẩu cà phê vào thời gian tới Doanh nghiệp cần nắm rõ những yếu tố then chốt và các bước quan trọng trong việc CĐS chuỗi cung ứng thành công, thiết lập lộ trình CĐS trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, và ứng dụng công nghệ số phù hợp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần mở rộng hệ thống cơ sở dữ liệu, giám sát vùng trồng cà phê đặc sản dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin để đảm bảo chất lượng cà phê đồng đều và kiểm soát được chất lượng cà phê xuất khẩu góp phần giữ vững thị trường, gia tăng giá bán. Bên cạnh đó, các bên liên quan trong chuỗi cung ứng cà phê gồm các cơ quan quản lý, các chủ doanh nghiệp, các nhà sản xuất, logistics, cần tập trung đầu tư vào giống cà phê mới, áp dụng quy trình sản xuất càphêtheohướngsốhóa,tựđộnghóađểnângcaochấtlượngxuấtkhẩuđápứngnhu cầu người tiêu dùng.Vềphía chính phủ và các cơ quan quản lý, cần xem xét các chính sách liên quan đến việc điều tiết hiệu quả môi trường sản xuấtkỹthuật số dài hạn hơn, tạo điều kiện hợp tác dựa trên niềm tin, thiết lập khung pháp lý khuyến khích áp dụng công nghệ sản xuấtkỹthuật số, hỗ trợ đào tạo phát triển nhân tài Đối với Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, cần tăng cường số hóa trong kiểm soát nguồn gốc xuất xứ cà phê xuất khẩu, vận động các thành viên trong Hiệp hội tích cực tham gia CĐS, thành lập Trung tâm đổi mới kỹ thuật số, và định hình văn hóa doanh nghiệp vớiESG.
Một giải pháp khác khá là quan trọng, đó là phối hợp nông nghiệp tái sinh và CĐS, hai động lực mạnh mẽ này đang định hình lại ngành nông nghiệp Bằng cách áp dụng các nguyên tắc tái sinh và tận dụng các công cụ kỹ thuật số, nông dân trồng cà phê có thể áp dụng các phương pháp bền vững, tối ưu hóa phân bổ nguồn lực và nâng cao năng suất Sự hội tụ này tạo ra một lộ trình cho ngành cà phê giải quyết những thách thức cấp bách như biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và suy thoái môi trường Sức mạnh tổng hợp của nông nghiệp tái sinh và CĐS hứa hẹn to lớn trong việc xây dựng một tương lai bền vững và linh hoạt hơn cho ngành cà phê, từ đó đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê.
Các khách hàng trên thế giới có nhu cầu tiêu dùng mặt hàng cà phê, muốn tìm nguồn cung ứng trực tiếp từ các nhà sản xuất Việt Nam và đang tìm kiếm các doanh nghiệp “sẵn sàng về mặt kỹ thuật số” để đáp ứng nhu cầu tìm nguồn cung ứng của họ Khi quy trình tìm nguồn cung ứng được số hóa, chắc chắn các nhà cung cấp sẽ cần phải áp dụng chuyển đổikỹthuật số Các doanh nghiệp cần áp dụng CĐS để duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu Điều đó được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp giảm chi phí sản xuất và thủ tục giấy tờ, gia tăng giá trị cho sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ CĐS chuỗi cung ứng là một trong những thách thức thú vị nhất đối với công nghệ và quản lý chuỗi cung của các doanh nghiệp đang muốn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên Khi doanh nghiệp nắm rõ thực trạng về CĐS chuỗi cung ứng của mình và tham khảo áp dụng các giải pháp được đề xuất trong luận án, sẽ giúp các doanh nghiệp thúc đẩy mạnh mẽ CĐS chuỗi cung ứng trong thời đại công nghiệp4.0.
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NGHIÊN CỨU SINH
1 Tran Luc Thanh & Nguyen Xuan Minh (2022), Factors affecting the Digital transformation of export coffee supply chains in the Central Highlands provinces,Proceedings: The 10 th International Conference onEmergingChallenges: Strategic Adaptation in the World of Uncertainties,
Thanh Nien Publishing House, ISBN:9786043872064.
2 Tran Luc Thanh & Nguyen Xuan Minh (2022), The Current situation of coffee export supply chains in the Central Highlands provinces,Proceedings:International Conference for Graduate Education:
Business and Economics issues for building a more sustainable and socially responsible economy, Nhà xuất bản Lao động, ISBN:9786043862164.
3 Trần Lục Thành và Từ Thúy Anh (2022), Áp dụng chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu của doanh nghiệp tại các tỉnh Tây Nguyên,Tạp chí
Quảnlý và Kinh tế quốc tế, ISSN 2615-9848, Số 151, trang37-54
4 Trần Lục Thành (2021), Chuyển đổi số trong chuỗi cung ứng cà phê của Tây Nguyên,Kỷ yếu Hội thảo Nâng cao năng lực thích ứng của nền kinh tế và cácdoanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid 19, Trường Đại học Ngoại thương, tháng07/2021.
1 Bảo Thắng (2021)Xuất khẩu cà phê tháng 7/2021 tăng 5,9% trị giá so với cùng kỳ2020,truy cập tạihttps://nongnghiep.vn/xuat-khau-ca-phe-thang-7-2021-tang-59- tri-gia-so-voi-cung-ky-2020-d298856.html(12/9/2021)
2 Bộ Công thương (2021),Giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mứccao nhất kể từ tháng 11 năm 2018, truy cập tại địa chỉ:https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi- truong-nuoc-ngoai/gia-xuat-khau-binh-quan-ca-phe-cua-viet-nam-dat-muc-cao- nhat-ke-tu-thang-11-2018.html,ngày10/3/2023.
3 Bộ Công thương (2021),Xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu năm 2021 giảm nhẹ, dẫn từhttps://baocaonganh.com/xuat-khau-ca-phe-6-thang-dau-nam-2021-giam-nhe/, truy cập ngày02/11/2021