1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự phát triển kinh tế Việt Nam 1945 - 1975

23 5,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 40,71 KB

Nội dung

Đồng thời với đó, là việc tồn tại hai thể chế chính trị - xã hộiđối lập, một là vùng do nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nắm giữ vớithể chế kinh tế - xã hội dân chủ, còn bên kia là do

Trang 1

Đề bài: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM (1954 - 1975)

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 2

NỘI DUNG CƠ BẢN 3

A - Sự biến đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1975) 3

I Bối cảnh lịch sử và những yếu tố tác động đến kinh tế Việt Nam (1945 - 1975 3

II Sự biến đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam (1945 - 1975) 4

III Nhận xét 8

B - Sự biến đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ giai đoạn (1954 - 1975) 9

I - Bối cảnh lịch sử 9

II - Biến đổi cơ cấu kinh tế Miền Bắc (1954 - 1975) 10

1 Biến đổi cơ cấu kinh tế miền Bắc (1954 - 1960) 10

2 Biến đổi cơ cấu kinh tế Miền Bắc (1960 - 1965) 13

3 Biến đổi kinh tế (1965 - 1975) 13

III Biến đổi cơ cấu kinh tế của miền Nam Việt Nam (1954 -1975) 15

1 Bối cảnh lịch sử 16

2 Biến đổi cơ cấu kinh tế Miền Nam (1954 - 1965) 16

3 Biến đổi cơ cấu kinh tế Miền Nam (1965 - 1975) 21

V - Kết luận 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong giai đoạn 1945 - 1975, Việt Nam phải thực hiện hai cuộc khángchiến chống lại hai cường quốc lớn mạnh nhất lúc bấy giờ, đó là chín nămtrường kì kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước talần hai (1945 - 1975), và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 -1975)

Trong hai cuộc chiến tranh đó, nền kinh tế - xã hội của Việt Nam cónhững thay đổi rõ rệt, ở mỗi giai đoạn, từng thời kỳ lại có những nét khácnhau Về cơ bản, ta có thể thấy rằng, dù ở hoàn cảnh nào kinh tế vẫn đượcđưa vào hàng quan trọng không thể thiếu

Chính vì vậy , trong bài tiểu luận này, tôi xin đề cập đến những nét kháiquát cơ bản nhất về kinh tế Việt Nam trong suốt chiều dài đất nước, từ (1945

- 1975)

Để hiểu rõ hơn vấn đề này, tôi xin chia bài tiểu luận làm các phần để

có thể thấy được những nét cơ bản về kinh tế của mỗi giai đoạn lịch sử

Thứ nhất, giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).

Giai đoạn này được bắt đầu bằng sự ra đời của nước Việt Nam dân chủCộng Hòa (9/1945), lịch sử Việt Nam bước sang một trang mới Mặc dù vậychính phủ cũng vấp phải rất nhiều khó khăn , kinh tế kiệt quệ sau chiếntranh, chính phủ mới thành lập, quân Tưởng ở phía Bắc, đặc biệt thực dânPháp ở Miền Nam quay lại xâm lược nước ta Đó là những khó khăn cơ bảnnhất, nhưng Đảng và nhân dân đã vượt qua, đánh bại thực dân Pháp xâmlược, tiến hành xây dựng chính phủ dân chủ nhân dân Thời kỳ này, vấn đềkinh tế nổi bật là những khó khăn của chính phủ ta khi mới thành lập

Giai đoạn hai, là giai đoạn kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975).

Trang 3

Trong thời kỳ này, cả nước ta phải đồng tâm hiệp lực chống Mỹ xâmlược và bọn tay sai của chúng Do bị chia cắt làm hai miền Nam - Bắc, nênvấn đề kinh tế giai đoạn này có khác trước Đó là kinh tế miền Bắc, tiếnhành xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân, tiến lên xây dựng nền kinh tế xãhội chủ nghĩa Còn ở miền Nam, dưới sự cai trị của Mỹ và tay sai, tiến hànhphát triển kinh tế theo chiều hướng tư bản chủ nghĩa Bởi vậy, sự phát triểnkinh tế ở hai miền Nam - Bắc có sự khác biệt rõ rệt trong giai đoạn này.

Cuối cùng, là danh mục tài liệu tham khảo.

Trong bài tiểu luận này, có sử dụng một số tài liệu tham khảo từ cácnguồn khác nhau Điều này sẽ được nêu rõ hơn trong danh mục tài liệu thamkhảo ngay sau đó

Xin cảm ơn thầy, cô đã dành những thời gian quý báu để đọc bài và sửalỗi trong bài tiểu luận này Xin chân thành cám ơn!

A - Sự biến đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1975).

I Bối cảnh lịch sử và những yếu tố tác động đến kinh tế Việt Nam (1945 - 1975).

Sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân ChủCộng Hòa ra đời, nước ta thoát khỏi tình trang của một nước nô lệ nhưngcũng gặp vô vàn khó khăn thời hậu chiến: kinh tế kiệt quệ, tài chính thiếuhụt Phải chống lại thù trong giặc ngoài ở hai đầu đất nước Kinh tế nước tagặp phải vô vàn những khó khăn, bất lợi

Những yếu tố tác động đến kinh tế nước ta.

Trong hơn 80 năm xâm lược và thống trị nước ta, thực dân Pháp đã đểlại những hậu quả nặng nề cho tiến trình phát triển của kinh tế - xã hội nước

ta Pháp đã dựng lên ở nước ta cơ cấu kinh tế - xã hội mang yếu tố tư bản

Trang 4

chủ nghĩa với những chính sách bóc lột nặng nền Đồng thời, chúng còn sửdụng địa chủ - phong kiến làm công cụ thực hiện những chính sách bóc lộttàn bạo đó Điều đó làm cho kinh tế Việt Nam chậm Pháp triển, lạc hậu sovới thời đại Chính vì vậy, khi lên nắm chính quyền, chính phủ Việt Namphải đối mặt với vô vàn những khó khăn, thách thức, kinh tế kiệt quệ, tàichính thiếu hụt, nạn đói hoành hành khắp nơi Bên cạnh đó, âm mưu củaquân Tưởng ở phía Bắc, Pháp ở phía Nam đã khiến cho chính quyền non trẻlâm vào tình cảnh " ngàn cân treo sợi tóc" Bắt buộc chính quyền phải cónhững chính sách thiết thực trong tình hình mới.

Trong phát triển kinh tế, Việc khắc phục hậu quả chiến tranh là rất quatrọng, thời kì này, chiến tranh đã gây ra cho ta những khó khăn về kinh tế -chính trị to lớn Đồng thời với đó, là việc tồn tại hai thể chế chính trị - xã hộiđối lập, một là vùng do nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nắm giữ vớithể chế kinh tế - xã hội dân chủ, còn bên kia là do Pháp năm giữ với sự pháttriển của một chế độ thuộc địa nửa phong kiến [1] Cả hai đều có những đặcđiểm riêng biệt, có những tác động to lớn đến nền kinh tế nước ta thời kìnày

II - Sự biến đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam (1945 - 1954)

1 Kinh tế Việt Nam những năm đầu sau cách Mạng Tháng Tám (9/1945 - 12/1946).

Đứng trước những khó khăn, thách thức cả về ngoại xâm và nội phản,Đảng quyết định thực hiện chính sách " kháng chiến kiến quốc" Mà vấn đề

cơ bản được đưa lên hàng đầu đó là giải quyết nạn đói

 Giải quyết nạn đói.

1 [] Nguyễn Đình Lê - Trương Thị Tiến Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam (1945 - 2000).Hà Nội -

2014 Tr4.

Trang 5

Sau cách mạng tháng Tám, Việt nam xảy ra nạn đói với hơn 2 triệungười chết đói Đảng đã kịp thời thực hiện những biện pháp thiết thực khắcphục tình trạng khó khăn này.

Thực hiện phong trào " nhường cơm sẻ áo", thực hành tiết kiệm, cấmđầu cơ tích trữ thu lợi bất chính khi nhân dân đang đói khổ Về biện pháp lâudài, thực hiện sản xuất nông nghiệp, tăng gia sản xuất, đẩy mạnh phát triểnnông nghiệp Nhờ những chính sách tích cực nạn đói được đẩy lùi, nhân dânhăng say sản xuất

Về tiền tệ, thực hiện đấu tranh chống sự phá hoại của Pháp và Tưởng.Nhà nước thực hiện in tiền Việt Nam, phát hành trên cả nước thay cho tiềnĐông Dương của Pháp trước đây

Trang 6

Nhà nước kiên quyết giữ vũng quyền lãnh đạo kinh tế và các ngànhnông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp Đấu tranh chống lại sự phá hoạicủa địch.

2 Kinh tế Việt Nam thời kỳ 1946 -1954.

Sự biến đổi kinhh tế thời kì này với những nét riêng biệt của nó, như đãtrình bày ở trên, kinh tế nước ta được chia làm hai miền với hai chế độ chínhtrị - xã hội khác nhau, một là vùng giải phóng do ta tiếp quản, còn bên kia là

sự chiếm đóng của thực dân Pháp Cả hai bên với hai chế độ khác nhau, sựphát triển kinh tế cũng có những khác biệt rõ nét

1.1 Kinh tế kháng chiến vùng do cách mạng kiểm soát (1947 - 1954).

Kinh tế của ta vốn đa nghèo nàn, lạc hậu, nay lại chịu sự phá hoại củaPháp Song do nhu cầu chiến tranh, không chỉ mặt trận chính trị, mặt trậnkinh tế cũng vô cùng gay gắt

 Nông nghiệp.

Luôn là ngành giữ vị trí hàng đầu trong nền kinh tế Đảng nhà nướcphát động việc đắp đê, làm công tác thủy lợi, thực hiện khai hoang phát triểnnông nghiệp

Đảng cũng thực hiện "đường lối riêng biệt của Việt Nam về cách mạng

ruộng đất bằng những phương pháp cải cách dần dần để sửa đổi chế độ ruộn đất ở nông thôn như tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian đem chia cho nông dân không có hoặc thiếu ruộng;tạm cấp ruộng đất vắng chủ; giảm

tô, giảm tức và chia lại ruộng công cho hợp lý" [3] Bên cạnh đó, việc thực

hiện tổ đổi công, hợp tác xã nông nghiệp cũng được Đảng triển khai thựchiện và đạt được những thành tựu đáng khích lệ

Nam 7/2010 Tr64.

Trang 7

"Cơ cấu công nghiệp thời kỳ này có 2 phần cơ bản là lúa màu Tỷ trọng lúa chiếm trên 75%, màu chiếm khoảng 25% Cơ cấu nông nghiệp thời kỳ này căn bản không thay đổi lúa vẫn xương sống của nông nghiệp" 4

Chính bởi những chính sách thiết thực và có hiệu quả đã thúc đẩy kinh

tế nông nghiệp phát triển và trở thành trụ cột của nền kinh tế quốc dân

Công nghiệp - thủ công nghiệp.

Công nghiệp: Thời kỳ này công nghiệp quốc phòng được phát triểnmạnh mẽ Sau cuộc kháng chiến trong nội đô Hà Nội, máy móc, công xưởngđược tháo dỡ chuyển lên vùng chiến khu Việt Bắc thực hiện sản xuất vũ khí,đạn dược và các phương tện phục vụ chiến tranh

Tiểu thủ công nghiệp: Các xưởng sản xuất, các ngành sản xuất tiểu thủcông nghiệp phát triển mạnh.Tập trung nhiều nhất ở chiến khu Việt Bắc vàvùng giải phóng Trung Bộ, các loại cây công nghiệp như bông, đay, gai tạothuận lợi cho ngành dệt phát triển

Thương nghiệp: Thời gian đầu chính phủ khuyến khích giao lưu hàng

hóa giữa các địa phương trong vùng tự do, để đáp ứng nhu cầu của nhân dânnên dễ dàng hơn

1.2 Tình hình kinh tế vùng Pháp chiếm đóng (Vùng tạm chiếm).

Trong vùng kinh tế Pháp kiểm soát, có thể thấy nền kinh tế vẫn có cơcấu như cũ

Phạm vi chiếm đóng của Pháp từ cuối 1946 đến 1954 thay đổi tùy theodiễn biến của hoạt động quân sự

Giai đoạn 1946-1950.

2014 Tr 6.

Trang 8

Sau một thời gian bị gián đoạn, kinh tế vùng tạm chiếm dần hoạt độngtrở lại, các doanh nghiệp kinh doanh công nghiệp phục hồi, chủ yếu là côngnghiệp nhẹ như ngành thực phẩm, đồ uống

Nông nghiệp, diện tích bị thu hẹp, đất hoang hóa nhiều khiến cho nôngnghiệp không phát triển được

Giai đoạn 1951 - 1954

Từ năm 1951, Pháp thất bại trên chiến trường Việt Nam Các nhà kinhdoanh Pháp bắt đầu rút khỏi Việt Nam, một số tranh thủ kiếm lời, thu hồivốn Khiến cho sản xuất kinh tế sụt giảm

Tình hình kinh tế vùng bị tạm chiếm ngày càng xấu thêm cho đến khihiệp định Giơnevơ được ký kết và ta vào tiếp quản

"Bao trùm lên mọi ngành, mọi khu vực sản xuất là các tập đoàn tư bản Pháp Cơ cấu, phương thức sản xuất mang đặc trưng sản xuất phong kiến vẫn tồn tại và tạo điều kiện cho phương thức khai thác thuộc địa của thực dân Pháp có cơ sở kinh tế xã hội tồn tại trong vùng địch hậu" [5]

Tóm lại, dù là hai nền kinh tế đối lập nhau, nhưng xét đến cùng, kinh tếViệt nam vẫn chưa thoát khỏi kinh tế của một nước nông nghiệp lạc hậu, đặctrưng nổi bật nhất trong giai đoạn này là kinh tế với hai mảng màu khácnhau, cùng phát triển trong thời chiến tranh

III - Nhận xét và bài học kinh nghiệm.

Nhận xét

Sau khi giành được độc lập, nước ta phải xây dựng kinh tế trên cơ sởhết sức nghèo nàn với những khó khăn tưởng như không vượt qua được.Nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, nền kinh tế được thử thách qua

lò lửa chiến tranh luôn có một sức sống mãnh liệt, nó biểu hiện ra ở các mặt,

2014 Tr 13

Trang 9

cơ cấu nền kinh tế, quan hệ xã hội, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.Đây là cơ sở để kinh tế và chính trị nước ta vững mạnh trong các giai đoạnsau này.

Bài học kinh nghiệm.

Bài học thứ nhất, đặt đúng và giải quyết đúng vấn đề nông dân Chiếntranh giải phóng dân tộc thắng lợi không thể không lấy nôn thôn làm cơ sở,đặt vị trí nông nghiệp lên hàng đầu của nền kinh tế kháng chiến Muốn vậy,Đảng phải có những chính sách ưu tiên phát triển nông thôn và người nôngdân có như vậy mới tận dụng hết nguồn lực cho phát triển kinh tế

Bài học thứ hai, là vừa kháng chiến vừa kiến quốc, thành công của mộtnước nhỏ chống một đế quốc hùng mạnh đó là vừa đánh giặc vừa xây dựngđất nước Phải có tinh thần kiên gan, bền bỉ trên một lập trường đúng đắnnhất Nước ta xây dựng thành công nền kinh tế tự cấp tự túc dựa trên cơ sởnông dân, thực hiện bồi dưỡng sức dân, đó mới là kế hoạch đúng đắn nhất.Kinh nghiệm thứ ba, trường kì kháng chiến - tự lực cánh sinh Đó làphương châm hoàn toàn đúng đắn, nó được thể nghiệm trong toàn bộ quátrình kháng chiến kiến quốc của nhân dân ta

B - Sự biến đổi kinh tế Việt Nam trong thời kì 1954 - 1975.

Trang 10

Trước tình hình đó, Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống lại âmmưu của địch, tuyên truyền vận động nhân dân hướng theo ánh sáng củaĐảng và Bác Hồ, thực hiện bảo vệ tài sản, máy móc, vật tư.

Nhưng ở miền Nam, Mỹ trắng trợn phá hoại hiệp định Giơ ne vơ, ngăncản nước ta độc lập thực hiện viện trợ kinh tế - quân sự biến miền Namthành " sân sau" của Mỹ, đưa miền Nam phát triển theo hướng tư bản chủnghĩa

Vấp phải những khó khăn như vậy, nhưng nhờ sự đoàn kết, đường lốilãnh đạo của Đảng và sự viện trợ của Liên Xô và các nước Xã hội chủnghĩa , kinh tế Việt Nam phục hồi và phát triển đáng kể

Thời kì này, do đất nước chia làm hai miền Nam - Bắc với hai chế độkinh tế - chính trị khác nhau nên nền kinh tế cũng có sự khác biệt giữa haimiền Miền Bắc phát triển kinh tế đi đôi với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội,miền Nam dưới sự thống trị của Mỹ phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.Mỗi miền có những bước phát triển kinh tế khác nhau trong từng thời kì cụthể

II - Biến đổi cơ cấu kinh tế Miền Bắc (1954 - 1975).

1 Biến đổi cơ cấu kinh tế miền Bắc (1954 - 1960).

Xuất phát từ những hoàn cảnh thực tế, Đảng ta quyết định đưa miềnbắc chuyển sang làm nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa Đầu 1955,chính phủ đề ra chương trình khôi phục kinh tế, tại kì họp thứ IV(3/1955),

Quốc hội nhấn mạnh: " Nhiệm vụ chung của thời kỳ khôi phục kinh tế là dựa

vào sức lực của nhân dân ta, đồng thời dựa vào sự giúp đỡ của các nước bạn sức ta là chính - nhằm khôi phục sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp; khôi phục thương nghiệp và bình ổn giá cả, củng cố nền tài chính quốc gia; khôi phục giao thông vận tải" [6]

Trang 11

1.1 Trong nông nghiệp.

Thời kì này khôi phục và phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ hàng đầucủa nền kinh tế Thực hiện đi lên chủ nghĩa xã hội xuất phát từ nông nghiệp,lấy nghiệp làm cơ sở thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

Dưới sự lãnh đạo của Đảng miền Bắc đã thành công những nhiệm vụkinh tế cơ bản

 Hoàn thành cải cách ruộng đất.

Công cuộc này bắt đầu từ những năm cuối kháng chiến và kết thúc vàonăm 1957 Cải cách thực hiện thắng lợi đã củng cố và phát triển miền Bắc vềmọi mặt Tuy còn nhiều hạn chế nhưng không thể phủ nhận thành công của

nó, góp phần bình ổn giá lương thực, ổn định đời sống nhân dân, tạo điềukiện cho hợp tác hóa nông nghiệp

 Hợp tác hóa nông nghiệp.

Trong quá trình thực hiện phát triển kinh tế, Đảng ta tiến hành hợp tác

hóa nông nghiệp, thực hiện mục tiêu này, Đảng chỉ rõ: " Hợp tác hóa nông

nghiệp chẳng những cần thiết để phát triển nông nghiệp, không ngừng cải thiện đời sống cho nông dân, mà còn cần thiết để củng cố khối liên minh công nông trên một cơ sở mới" [7]

Hợp tác hóa nông nghiệp là một phương thức sản xuất mới, đưa nôngdân vào làm ăn tập thể dưới sự quản lý của nhà nước

Tất cả các chính sách trên đều nhằm khắc phục tình trạng lạc hậu ởnông nghiệp cần xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nông thôn,

để trên cơ sở đó đẩy mạnh sức sản xuất nông nghiệp phát triển

1.2 Trong công nghiệp và thủ công nghiệp.

hành trung ương Đảng Lao Động Việt Nam XB 1959, tr11.

Trang 12

Nước ta có nhiều nguồn lực cho phát triển công nghiệp, nhưng ngótmột thế kỉ" khai hóa" của Pháp, nước ta vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu .

Trước tình hình đó chủ trương của Đảng là: "Xây dựng một nền kinh tế xã hội

chủ nghĩa cân đối, hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước có công nghiệp hiện đại" [8]

Thực hiện mục tiêu đó, vốn đầu tư vào công nghiệp ngày càng tăng, tỷtrọng của kinh tế công nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân tăng nhanh, tỷtrong công nghiệp quốc doanh cũng tăng cao Điều đó chứng tỏ chính sáchcủa Đảng đã đi vào thực tế sản xuất

Thủ công nghiệp, được nhà nước đầu tư sản xuất, giúp đỡ về kĩ thuật vàthị trường tiêu thụ Giai đoạn 1958 - 1960, tiến hành lập các hợp tác xã thủcông, thực hiện sản xuất thủ công tập thể, giai đoạn này không thúc đẩyđược thủ công nghiệp phát triển

1.3 Thương nghiệp, tài chính - tiền tệ.

Về thương nghiệp, Nhà nước thống nhất thị trường giá cả Tiếp theo đó,thực hiện đẩy mạnh phát triển mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán,giúp ổn định thị trường, hạn chế đầu cơ tích trữ Song việc xóa bỏ thươngnghiệp tư doanh là chủ trương chủ quan, không phù hợp với kinh tế miềnBắc lúc đó

Tài chính - tiền tệ, thực hiện bãi bỏ các thứ thuế vô lý, thực hiện thốngnhất tiền tệ Thành lập hợp tác xã in dụng nhằm huy động tiền nhàn rỗi củanhân dân phát triển sản xuất

8 [] Văn kiện đại hội Đảng, ban chấp hành trung ương Đảng Lao Động Việt Nam, XB, 1960, tập 1 tr182 - 183.

Ngày đăng: 20/06/2014, 18:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w