1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

TAI LIEU TAI SAN VA TAM GIAC SO HUU pdf

113 252 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 571 KB

Nội dung

Việc thực hiện quyền về tài sản và sự tác động biện chứng của mối quan hệ sở hữu trong khối lượng tài sản chung của xã hội và các chủ sở hữu khác: Tài sản là của anh nhưng sự tác động củ

Trang 2

LỜI TÁC GIẢ

Năm 1994 tôi viết bài luận văn tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội: Sở hữu và SH đất đai, vấn đề đất đai là nội dung chính, sở hữu đề cập như một nội dung phụ

Năm 2011 viết lại đề tài này với tựa: “Tài sản và tam giác sở hữu”, nội dung chính là mối quan hệ sở hữu thông qua hình tượng tam giác sở hữu, vấn đề phụ là SH đất đai

Trọng tâm

1.Quy luật: Hàng hóa-tiền tệ

2.Quy luật: Cung-cầu

QL cung/cầu là quy luật về lượng

Tam Giác Sở Hữu

Quy luật 1: Trong cùng một thời điểm giá trị và khối

lượng tài sản của nhóm sở hữu này tăng sẽ làm giảm tỷ phần giá trị và khối lượng tài sản của nhóm sở hữu khác (trong tam giác sở hữu) nhưng làm tăng tổng sản phẫm của nền kinh tế

Quy luật 2: Khi khối lượng tài sản của một góc sở hữu

tăng làm giảm giá trị khối lượng của tổng tài sản của nền kinh tế nói chung là tăng trưởng cục bộ

Quy luật 3: Khi khối lượng tài sản của một góc sở hữu

tăng kéo theo sự tăng trưởng tài sản cùa nhóm sở hữu khác

là tăng trưởng toàn diện, nhóm sở hữu đó là thành phần chủ đạo của nền kinh tế

PBM, 12.2012

Trang 3

A) KHÁI NIỆM TÀI SẢN:

Tài sản là môi trường sống, là điều kiện tồn tại của người và xã hội người, đây là chân lý muôn đời không chỉ của người, mà còn là của muôn loài, tài sản thuộc về mỗi cá nhân nhiều về số lượng đa dạng phong phú về chủng loại, phản ảnh đời sống phong phú về chủng loại, phản ảnh đời sống phong phú về vật chất và tinh thần của người chủ của nó

Giá trị vật chất và tinh thần của tài sản phản ảnh không chỉ giá trị vật chất mà quan trọng hơn là những giá trị văn hóa, lịch sử và khoa học, công nghệ ẩn chứa trong tài sản Điều quan trọng hơn chúng ta phải tính đến là những thuộc tính của tài sản theo ý nghĩa vật chất và ý nghĩa vô hình ẩn chứa trong giá trị tài sản Việc thực hiện quyền về tài sản và sự tác động biện chứng của mối quan

hệ sở hữu trong khối lượng tài sản chung của xã hội và các chủ sở hữu khác: Tài sản là của anh nhưng sự tác động của xã hội giá trị của tài sản là sức sống, chúng gia tăng dài nằm ngoài sự kiểm soát của các chủ sở hữu, những sự biến động về giá trị nằm ngoài ý muốn của chủ

sở hữu, tìm hiểu về mối quan hệ này là một điều lý thú của người viết lý thuyết tài sản và sở hữu Về lý thuyết…cần xem và hiểu cần, rất cần những tư duy phản biện và thực tiễn

Trang 4

Có một vần đề nằm ngoài khả năng của người viết đó là giá trị vô hình, giá trị của hàm lượng chất xám

ẩn chứa trong giá trị tài sản xã hội hiện nay, tác động của

nó đến đời sống của con người và XH: tiêu cực và tích cực như thế nào đó có phải là tiền đề của khủng hoảng kinh tế hay không?

Khi bàn về khái niệm sở hữu, phải làm rõ khái niệm

về tài sản, bởi một người nói vật này là sở hữu của tôi, vậy vật này là một khái niệm hiện hữu đi kèm với vật hiện hữu là vật lệ thuộc

Nếu nói nó là của Anh thì tôi cũng có thể nói vật đó

là của tôi, vậy cơ sở gì để tôi chấp nhận nó là của Anh và được mọi người chấp nhận Nên vấn đề sở hữu mang tính

xã hội

Loại bỏ những hình thức, cách thức sở hữu có tính riêng biệt như: cho, tặng, thừa kế, nhặt được hoặc các cách thức sở hữu tương tự không có cơ sở của sự chiếm hữu

Trang 5

sức khỏe, mạng sống, bộ phận cơ thể người thật khó mà định giá.

Có những tài sản không thuộc về Ai cả và rất trừu tượng như: Chủ quyền quốc gia, chủ quyền về lãnh thổ, mỗi cá nhân đều có quyền mà không tự định đoạt được,

kể cả người đứng đầu bộ máy nhà nước

2) Tài sản của cá nhân:

Lao động của con người là cơ sở của sự chiếm hữu, lao động của con người là cơ sở của quyền sở hữu đối với vật sở hữu là tài sản

Con người bằng lao động của mình chuyển đổi trạng thái vật chất của vật thành tài sản, tài sản đó là của Anh

có được bằng công sức lao động của Anh và tôi phải chấp nhận, mọi người chấp nhận, mặc nhiên Anh có quyền với vật Anh làm chủ, nói là như vậy nhưng quyền đây là quyền không phải đối với vật mà quyền đối với mọi người, được mọi người công nhận (bằng thực tế và quy tắc xã hội), tài sản có thuộc tính xã hội Nếu không

có mọi người – xã hội thì Anh làm ra vật có ích cho Anh

và lời tuyên bố vật này là tài sản của tôi…Vô nghĩa!

Tôi nghĩ định nghĩa như trên theo luật hiện nay chưa đúng, cách tìm hiểu trên chưa đúng, không đúng vô cùng

ấu trĩ như câu nói “ con vịt tất phải có lông, con vật nào

có lông tất là con vịt…”

Trang 6

Tài sản nên hiểu là vật có ích cho con người và có thể cho xã hội, nếu vật không có ích cho con người và xã hội thì vật đó không phải là tài sản: có ích về mặt vật chất, có ích về mặt tinh thần.

Vật có ích được người này giữ lấy, bị người khác chiếm lấy để quản lý và để sử dụng nhằm phục vụ lợi ích của mình Khái niệm sở hữu và quyền sở hữu ra đời Nêu

cơ sở của việc chiếm hữu công bằng hợp lý là người tạo

ra tính có ích của vật mà họ gọi là tài sản

Nên việc sở hữu tài sản có cách thức của nó:

a) Sở hữu tự nhiên: nhặt được, lượm được từ môi trường.

b) Sở hữu từ hoạt động cá nhân: bằng tác động tạo ra tính

có ích

c) Sở hữu có tính xã hội: cho, tặng, thừa kế, trao đổi.

3) Tài sản tập thể: là tài sản có thể tính toán được phần đóng góp của mỗi người, trong khối lượng tài sản chung

Số lượng và khối lượng tài sản này do tập thể người tạo ra tính có ích của khối lượng vật đó, một tập thể lớn hơn nữa là cộng đồng, cộng đồng về tài sản không phải là một khái niệm trừu tượng mà là một thực thể có các quyền

và nghĩa vụ với nhau và với tài sản (cùng hưởng lợi) ở một cấp độ nhất định và có thể tính toán được

Có những đối tượng tài sản chỉ có thể có được từ hoạt động tập thể mới tạo ra tính có ích mà phục vụ lợi ích

Trang 7

chung Chỉ có tập thể và sức mạnh của cộng đồng mới đào được kênh dẫn nước, chống chọi với bão, lũ và giặc cướp

để bảo vệ an ninh cộng đồng hoạt động của số đông người cách thức tạo ra của cải, tài sản lớn hơn Nhưng mỗi cá nhân không thể tự quản lý và sử dụng, một cá nhân cũng không thể dành hết về cho mình, vì vậy tài sản của tập thể phải có người đại diện, tổ chức và quản lý để phục vụ lợi ích chung, nên xuất hiện người quản lý tài sản chung: không đồng nghĩa người đó là chủ sỏ hữu tài sản mà là người được giao quyền quản lý tài sản chung

4) Tài sản cộng đồng: TScđ

TScđ là tài sản tập thể mà phần đóng góp vào khối tài sản chung tự nguyện và không xác định phần đóng góp của mỗi thành viên trong cộng đồng

TScđ có quy mô lớn hơn nữa mang tính xã hội là sự đóng góp có tính bắt buộc, xem như nghĩa vụ đóng góp hình thành tài sản nhà nước Tài sản cộng đồng có hai hình thức mà tiêu chí căn cứ vào quy mô và tính tự nguyện hay bắt buộc

Tài sản cộng đồng tự nguyện:

Có được là do nhu cầu của cộng đồng dân cư, nguồn gốc phát sinh TScđ bắt buộc phản ánh quá trình đấu tranh sinh tồn, con người, cộng đồng cần đoàn kết, hợp tác để sinh tồn quá trình này rất tự nhiên và vốn có, trong tự nhiên muôn loài muốn tồn tại cũng hợp tác để mưu sinh

Trang 8

tồn tại Hình thức và nội dung của TScđ tự nguyện có nguồn gốc hết sức tự nhiên, người quản lý chỉ là người đại diện không phải là chủ sở hữu, không có quyền định đoạt TScđ.tự nguyện việc sử dụng TScđ.tự nguyện nhằm phục

vụ lợi ích chung

Tài sản cộng đồng bắt buộc:

Cách gọi bây giờ là tài sản của toàn dân, do nhà nước quản lý… TScđ Bắt buộc có được do sự đóng góp thông qua các hình thức thuế hay nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước quy định mang tính bắt buộc kèm theo các biện pháp cưỡng chế

Nhà nước là người đại diện cộng đồng, đại diện xã hội quản lý và sử dụng khối tài sản trên phục vụ xã hội Nhà nước định đoạt TScđ.BB phải theo nguyên tắc công khai, minh bạch lấy lợi ích XH làm mục đích sử dụng tài sản Hiện nay TScđ.TN vẫn tồn tại trong xã hội khá phổ biến như: Tài sản dùng để thờ cúng, hương tự dòng họ, tài sản là đình chúa, nhà thờ, người trụ trì, linh mục không có quyền định đoạt

Tài sản cộng đồng BB: Hiện nay là tài sản toàn dân, gọi chính xác hơn là tài sản nhà nước, có được do tiền thuế của dân, do vay mượn trong và ngoài nước, sử dụng và định đoạt TScđ.BB phải được các tổ chức pháp luật kiểm tra và giám sát, nhân dân có quyền yêu cầu sự minh bạch, công khai

Trang 9

5)Tài sản của nhà nước:

Nhà nước là một khái niệm về tổ chức về hành chính Đại diện cho xã hội, nhà nước đaị diện cho cộng đồng quyền và nghĩa vụ của nhà nước do cộng đồng quy định thông qua luật và lệ Tài sản của nhà nước là tài sản của cộng đồng Quyền về tài sản của nhà nước chính là quyền của cộng đồng, xét về bản chất tài sản của nhà nước

là tài sản của mọi cá nhân cộng đồng, nên người đứng đầu nhà nước không thể tuỳ thích định đoạt thân phận của tài sản do mình nhân danh cộng đồng để quản lý tài sản

Có những dạng tài sản, vật tự nó có ích không cần phải lao động mà tạo ra tính có ích Môi trường tự nhiên tự

nó tạo cho con người những thuộc tính có ích để con người tồn tại và phát triển được thừa nhận là tài sản cộng đồng ai cũng được hưởng lợi và không được làm hại ảnh hưởng đến lợi ích chung

Đất đai là một dạng vật chất như vậy Nếu bạn tin có Chúa thì Chúa đã tạo ra môi trường tự nhiên để con người sống đủ và hưởng lợi ở môi trường đó (trái đất) và động viên con người “ Hãy sinh cho ta con đàng cháu đống…”

Có lẽ Chúa không suy nghĩ nỗi con người phải lao động cật lực để sống, phải làm ra máy cày, tàu thuỷ để đánh bắt hải sản nhiều hơn và để tranh giành đất đai môi trường vì con người có tạo ra đất đai đâu Suy cho cùng mâu thuẫn, tranh chấp về đất đai về tài nguyên giữa người với người,

Trang 10

giữa QG với QG bản chất vẫn là tranh giành tài sản mà thôi Nhưng giá trị đất vẫn tăng lên theo nhu cầu sử dụng

khác, bởi vì đất đai không thể đẻ ra thêm Nếu tài sản của cộng đồng khác tài sản của tập thể ở chỗ không xác định được phần của cá nhân trong khối lượng tài sản của cộng đồng nên cần người quản lý chung đối với những đối tượng tài sản, cá nhân không thể làm chủ được vậy đất có phải là đối tượng tài sản mà cá nhân không thể quản lý là chủ được?

Tài sản:

Tài sản là vật có thể tính được bằng tiền, vàng… đó

là định nghĩa theo luật Thế nhưng bản chất của khái niệm “tài sản” chưa được làm rõ các thuộc tính của tài sản:

- Tính có ích của tài sản

- Thuộc tính xã hội của tài sản, tính chuyển đổi

- Thuộc tính vốn có (tự nhiên của vật là tài sản)

“Tài sản là vật”…Vật được tính bằng tiền…Vậy khái niệm vật ở đây là vật dùng được…xài được…vật có ích cho người…là cơ sở vật chất của “tài sản” có tính độc lập với con người

Nhưng vật là gì đi chăng nữa “Vật” phải là một “vật nhỏ” trong khái niệm “vật chất” Độc lập với ý thức và vật

dù nhỏ cũng tồn tại và vận động theo những quy luật khách

Trang 11

quan của nó hay nói cách khác đi vật…Vật chất là tài sản

có những thuộc tính riêng có của nó

Vậy thuộc tính của vật là tài sản:

- Thuộc tính có ích cho con người

- Thuộc tính vốn có tự nhiên

(thuộc tính không phụ thuộc vào người chủ còn gọi

là tính độc lập, tính không thể thay đổi)

- Thuộc tính xã hội tính chuyển đổi

Tài sản bao giờ cũng có tính chuyển đổi điều này phân biệt giữa vật có ích và vật là tài sản: Đó là giá trị của tài sản:

Vật có ích + Nhu cầu sử dụng = Giá trị tài sản

Hàng hóa là tài sản được chuyển đổi để lấy tài sản khác nếu 1kg thịt đổi được 1kg gạo, nhưng ở một nơi khác 1kg thịt đổi được 10kg gạo, không phải vì giá trị của lượng lao động nhiều hơn mà vì nhu cầu và giá trị sử dụng tăng lên ở nơi khác, đây là điều mà học thuyết Mác không tính đến

Vật tự thân nó không thuộc về Ai cả bởi bản thân

“Người” vẫn là một vật (theo nghĩa vật chất) mà vật…đó, cái con người đó…có phải là tài sản hay không? Về mặt pháp luật chúng ta vẫn có khái niệm “bồi thường nhân

Trang 12

mạng” vậy tòa lấy gì để bồi thường có cái “con người là vốn quý” cho cái nhân mạng.

Được xem là “vô giá” nên pháp luật không định giá

và thực tế là không có giá, những điều khùng…laị được pháp luật ghi nhận?

Vật có ích và vật không có ích:

Khó mà xác định vật nào mà không có ích trực tiếp hay gián tiếp với con người và với vật khác, nhưng ta giới hạn ở vật có ích trực tiếp cho người thì có thể lý giải được

- Tính có ích là thuộc tính vốn có

- Tính có ích qua tác động

Thuộc tính vốn có là cơ sở của tính có ích, con người bằng cách này cách khác tác động làm cho những thuộc tính vốn có của vật làm thay đổi trạng thái vật chất cho nó mang tính có ích để hưởng dụng đó là lao động

Trang 13

hoạt động tạo ra giá trị mà ta thường gọi là giá trị của lao động.

Nếu ta có thể kết luận sức người cộng với thuộc tính vốn có của vật biến vật thành có ích ở mức hoàn thiện hơn

Các yếu tố taọ thành tài sản:

Môi trường sống sinh ra con người và đủ nuôi sống con ngừơi, điều này cho thấy tự bản thân “Vật” tồn tại cũng phản ánh tính có ích của vật đó đối với người: nước sông, nước suối mà con người dùng được đâu cần phải có tác động của con người

Tính có ích qua lao động: Vật chưa có ích cho

người chuyển tiếp bằng tác động , lao động người làm cho vật có ích trực tiếp và nhiều hơn, người ta nuôi vật nhỏ thành vật lớn, trồng trọt để có nhiều hoa trái hơn và như vậy vật có ích hay chưa có ích sẽ có ích nhiều hơn

Trang 14

Sẽ là chưa đủ khi dừng lại ở đây vì một người chỉ cần 3 quả trứng 1 ngày thì cần gì anh ta làm ra 30 quả trứng, phải có nhiều người anh ta đổi số trứng thưà lấy vật

có ích khác, lúc đó khái niệm về tính xã hội của vật có ích

là tài sản xuất hiện Từ tính chuyển đổi được của vật của tài sản dẫn đến tài sản chuyển đổi được trong xã hội, tài sản (chứa lao động) chuyển đổi được thì lao động chuyển đổi được , ở không gian và thời gian hay nói dễ hiểu, tài sản có chứa lao động: chuyển đổi được ở những vùng miền khác nhau, tài sản có ở quá khứ vẫn chuyển đổi được, ở hiện tại và có thể ở tương lai nữa, lao động ẩn chứa trong tài sản sẽ chuyển đổi được

TD: Khi làm một cái nhà, một công trình vật liệu tạo

ra là cái nhà đó, lao động từ công trình đó được quy tụ ở nhiều nơi khác nhau, giá trị sử dụng của nó có ích ở hôm nay và mai sau

Kể cả vật có ích vật chất của nó đã hết thì những lợi ích của tinh thần về tri thức về thẩm mỹ về công nghệ vẫn tồn tại: Nên có thể vật có ích về vật chất chuyển thành vật

có ích về tinh thần ý thức đó là giá trị của ý thức tồn tại trong vật chất chứ không chỉ giá trị của lao động tồn tại Nếu nó không mang giá trị về ý thức và tồn tại ở dạng công nghệ và tri thức

Điều này dẫn đến 2 vấn đề cùng tồn tại trong vật:

- Giá trị lao động có thể mất đi khi tính có ích mất đi

Trang 15

- Giá trị của tinh thần: thể hiện ở dạng thẩm mỹ, công nghệ, tồn tại lâu hơn và được áp dụng ở tài sản mới được tạo ra: tri thức được truyền laị, thừa kế Nên lao động

có hai giá trị, giá trị trực tiếp và giá trị của tri thức, giá trị trực tiếp có thể tính được bằng trả công, nhưng giá trị của tri thức chứ trong tài sản có tinh thần không chỉ là cách thức tạo ra có tính có ích mà còn lặp đi lặp lại ở chu kỳ sản xuất kế tiếp: Kế thừa, truyền lại Vật có ích hàm chứa hai giá trị:

+ Giá trị thô – sức người

+ Hàm lượng tri thức

Thể hiện dưới dạng cách thức, công nghệ: Cầm bình gốm ta hiểu được cách thức tạo ra bình gốm ấy, giá trị này không tính công được Đây là điều vô cùng căn bản để xác định lao động thô và ý nghĩa của tri thức trong quá trình lao động của con người, tri thức là một cấp độ khác với lao động

Điều này cho thấy không thể so sánh lao động thô với tri thức “ sản phẩm của ý thức”, không thể tính tóan giá trị của tri thức theo cách tính của lao động (của sức người) mà phải xét từ góc độ hiệu quả có được từ tri thức ở hiện tại và tương lai nhìn ở góc độ xã hội khi mà ta chưa

có cách tính giá trị của tri thức

Giá trị của lao động của cơ bắp, lao động thô dễ tính bằng tiền hay đơn vị sản phẩm, lao động thô của người có

Trang 16

thể so sánh và tính được với năng suất của máy móc, với sức kéo của súc vật: Anh A cuốc đất cho tôi một ngày

tôi trả 1000đ vì kết quả khác nhau ở chổ số diện tích làm

100đ/1000đ để trả công

Tương tự như vậy ta không so sánh con trâu với 2 tấn sắt (xe máy cày) nếu con trâu làm được 1000đ thì cục

kéo của người, của con vật, cùa máy móc mà chính là giá trị của tri thức của công nghệ chứa trong công cụ lao động

- Con người: mới tập cuốc đất thì năng suất kém, tập quen có kinh nghiệm thì năng suất khá

- Con vật: được người thuần dưỡng 5 năm, nên sức kéo, sức làm việc, sức lao động của nó là quá trình tích lũy của 5 năm

- Máy kéo: quá trình sản xuất máy kéo có lẽ chỉ vài ngày, nhưng trong đó ẩn chứa hàm lượng tri thức, công nghệ của các nhà khoa học qua nhiều thế hệ nên không thể tính hết giá trị của tri thức

Nên con người với đôi tay trần đến con người với tri thức đi vào cuộc sống là một quá trình tiến bộ của nhận thức và tri thức với tự nhiên, vì vậy cần phân biệt lao động: làm việc cơ bắp với làm việc bằng tư duy, là quá trình dài

Trang 17

từ con vật đến con người, từ lao động thô đến tri thức rồi cộng lại và được điều chỉnh chung trong từ lao động thiếu hiểu biết.

Vào những năm 1970 – 1980 chúng ta trả lương cho

hồ, có người thắc mắc tại sao? Thì lãnh đạo trả lời: “Nếu

các anh tri thức thích lương cao thì cứ ra nắng làm nặng nhọc như thợ hồ, giỏi như thợ hồ tổ chức sẽ trả lương

cao…” Vậy tôi học để làm gì? Lãnh đạo: “không ai bắt các anh học cả” “Lao động là vinh quang!” Khẩu hiệu

đó đã được học nhiều rồi các anh chưa thấm nhuần quan điểm của Đảng; tiểu tư sản!… Sự ngu dốt được nâng tầm thành chủ trương, khẩu hiệu được thực hiện dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và nhà nước cùng bộ máy đồ sộ của chế độ tri thức có thời rẻ như bèo…

Từ tài sản (TS) đến hàng hóa (HH):

TS và HH dù ở dạng nào, của ai đều chung mục đích

là có ích cho con người và cho nhu cầu ngày một cao và đa dạng, nhu cầu của người ngày một đa dạng thì HH được làm ra ngày một phong phú hơn để đáp ứng nhu cầu đó Nhưng điều cần chú tâm là sự chuyển đổi TS cho nhau để đáp ứng nhu cầu đó dưới 2 dạng:

Quá trình chuyển đổi tài sản cho nhau là quá trình tạo ra hàng hóa (về bản chất TS và HH là đồng nghĩa) nhưng khác nhau về mặt xã hội tài sản chuyển đổi cho

Trang 18

nhau giữa các chủ sở hữu có ý nghĩa như: nước chảy vào chỗ thủng, nơi có nhiều lương thực sẽ dịch chuyển đến nơi không có hay ít có lương thực, vậy sự chuyển đổi của tài sản cho nhau là quy luật rất tự nhiên quy luật cung cầu phát sinh cũng tự nhiên như vậy thôi: khát cần uống đói cần ăn.

Dạng 1: Các loại tài sản chuyển đổi cho nhau theo

nhu cầu sử dụng của người làm ra TS, là quá trình TS chuyển thành hàng hóa, xã hội loài người đông lên, càng phát triển quá trình này mang tính chuyên nghiệp hơn thể hiện ở tính chất: Con người làm ra TS không chỉ để sử dụng mà chính là để trao đổi: TS thành HH

Dạng 2: TS được làm ra để sử dụng cho người chủ

của nó, từ kinh nghiệm, từ sáng kiến (bằng tư duy) cần một lượng thời gian, một khối lượng vật phẩm của tự nhiên và lượng lao động như nhau, người chủ làm ra nhiều TS hơn,

đó là bước đi đầu tiên của khoa học và công nghệ của quá trình từ TS đến HH

1ĐV thời gian + 1ĐV vật phẩm + 1 ĐV lao động = 1ĐV tài sản

Kinh nghiệm có được do quen tay thợ cần một lượng yếu tố cấu thành TS, người ta có nhiều TS hơn, kinh nghiệm người này truyền cho người khác của lần làm việc sau áp dụng cho lần làm việc tiếp theo

Trang 19

Đó là tiền đề là quá trình của khám phá, khoa học và công nghệ dù là sơ cấp cũng là tiền đề cho khoa học đóng vai trò ngày càng lớn góp phần làm số đơn vị TS chuyển thành hàng hóa ngày một rõ nét hơn.

phải là:

thành phức tạp hơn Mác suy nghĩ rất nhiều

Trong các yếu tố cấu thành trên, yếu tố nào có vai

trường, vai trò của người quản lý, vai trò của KHKT – công nghệ và tác động của quy luật cung cầu?

Yếu tố 1: Lao động, kinh nghiệm của lao động có

thể tính được thông qua tiền công, tiền lương…và cũng có thể vật hóa…bằng việc thay thế của máy móc, thiết bị tự động hóa, lao động thô, lao động tay chân hoàn toàn có thể vật hóa có thể tính đúng, tính đủ để trả công gọi là: Công (C1)

Trang 20

Yếu tố 2: Máy móc công cụ mà người lao động sử

tất cả các yếu tố này là tính được bằng tiền gọi chung là: C2 đều có thể tính được bằng tiền

Khi C1 tham gia quá trình này do quen tay và kinh nghiệm giá trị các C1 vào 1 đ/v SP sẽ giảm Tương tự như

máy móc ngày càng hiện đại, đây là một phần của hiệu quả sản xuất, nhưng C1 và C2 có giới hạn của nó hay nói chính xác hơn “tới hạn…” không thể hơn nữa vì lẽ: sức người ngày một giảm, máy móc công cụ giảm dần giá trị sử dụng

- Nhóm vật liệu thô, còn gọi là nguyên liệu (vật thô) vật chưa có ích thành vật có ích là hàng hóa cũng là vật tính được bằng tiền, giá trị của nó được xác định rõ ràng giá thành sản phẩm ta gọi là C3

- Nhóm yếu tố thứ 4 là C4 nó gồm các yếu tố sau: quản lý, khoa học kỹ thuật tồn tại ở các dạng công nghệ, nhóm yếu tố này không thể tính được bằng tiền nhưng đóng vai trò quyết định giá trị hàng hóa, sự tăng trưởng vượt bậc và vô hạn qua quá trình sản xuất nên không thể gọi là C4 và một dấu hiệu quan trọng là hiệu quả của tư

nhưng dù là gì tư duy và khoa học là sản phẩm của con người (chứ không phải của máy móc, dụng cụ) giá trị của

Trang 21

nó được nhân lên nhiều lần ở quy trình sản xuất kế tiếp và

có thể nhân rộng ở đơn vị sản xuất khác Đó là quá trình nhân lên gấp bội…và không thể tính được bằng tiền

Nói một cách khác yếu tố khoa học quản lý … tạm gọi: C)_ “C tăng” có tính chất quyết định tạo ra Đột

Nhóm C1, C2, C3 có thể tính được và tính đủ bằng tiền nên gọi là nhóm C, có nghĩa

C1+ C2+ C3 = C

tính được thành tiền, có vai trò quyết định giá trị sản phẩm làm ra

Có một yếu tố quan trọng hơn hình thành và điều

đến lao động, đến khoa học và cuối cùng là quyết định tất

cả Đó là nhu cầu xã hội, là thị trường quan hệ cung cầu Người lao động nhà khoa học chịu sự tác động nhưng vượt ngoài tầm tay của họ: Nắm bắt yếu tố cung cầu là vai trò quyết định và là trình độ nhận thức lý thuyết và thực tiễn của quản lý sản xuất và quản lý xã hội

trong quá trình sản xuất, mà chỉ gọi là tạm tính cho chi phí đầu vào, theo cách tính bình quân (có nghĩa là đủ nhưng

Trang 22

không đúng) cái còn lại là do thị trường, xã hội quyết định

- Khả năng nhà quản lý

- Khả năng điều tiết của nhà nước (tạo ra cơ chế điều tiết)

Hậu quả, lãi, lỗ là ở quá trình thứ 2

Quá trình 1: Là quá trình sản xuất do C và C thành sản

phẩm

Quá trình 2: Là quá trình 1 cộng tư duy của nhà quản lý

ra thị trường

Quá trình 3: Là quá trình điều tiết của thị trường, của cơ

chế nhà nước, nhà quản lý nắm bắt được QT1, QT2, QT3 để ra phương thức quản lý ở tầm vĩ mô và quản lý ở tầm vi mô, trong bài này xin gọi Q ở tầm vi mô gọi là quản lý cơ sở, quản lý ở tầm vĩ mô là quản lý xã hội: quản lý nhà nước là cơ chế quản lý có vai trò điều tiết thị trường; quản lý cơ sở có vai trò điều tiết quy trình sản xuất

Trang 23

Nên ta có công thức chung của giá trị tài sản là hàng hóa:

Đối với tài sản từ lao động thô:

nhất định khoảng cách của công + của thị trường

 Công thức 1:

C + C + Q = H 2

(lao động) (tư duy) (quản lý

KH.KT yếu tố thị trường) 1

có vai trò cân nhắc các quá trình mà ra quyết định tính

Vậy công thức:

Trang 24

GT không tính được

(ẩn chứa rủi ro) lệ thuộc vài kỹ năng của nhà quản lý

nào cũng nằm trong tầm kiểm soát của nhà quản lý, của

cơ chế quản lý nói khác đi: căn cứ vào kết quả cuối cùng

là hiệu quả, là lãi, lỗ, tăng trưởng kinh tế để tính hiệu quả quản lý, kết quả của cơ chế ( ở hiện tại) để tính, để dự đoán cho cách quản lý ở lần kế tiếp tính toán điều chỉnh thay đổi cơ chế quản lý của nhà nước Phần tam giác sở hữu phản ánh tác động qua lại của các quan hệ sở hữu sẽ phần nào làm rõ vấn đề còn lại ở tầm vĩ mô

B) Người làm ra H 2 không phải là người quyết

Trang 25

Việc ấy là của một người khác, một tầng lớp khác?

Nhà quản lý sản xuất chỉ có thể quyết định giá thành

Người sản xuất bán 1kg thịt gà 25.000đ, tiểu thương bán 90.000đ/kg thịt gà Người sản xuất bán 25…đồng là

họ có lời rồi và họ vẫn tiếp nhận và sản xuất tiếp

Gọi 25…đồng là giá bán lần 1, gọi 90…đồng là giá trị thường, nhà quản lý vĩ mô muốn kéo cái 90…đồng

để mọi người được nhờ, người sản xuất muốn kéo cái 25…đồng để người sản xuất được nhờ Cái mấu chốt là cái giá trị chênh lệch đó thuộc về ai…cho hợp lý để đảm bảo thị trường ổn định, kinh tế tăng trưởng

Xét cho cùng phần còn lại của tài sản, “cái bánh” đó

là của anh hay của tôi?

Người chăn nuôi (gà) bán 25…đ/kg là đã tính toán các khoảng và công lao động, chi phí sẽ là CF<25đ

CF là giá lần 1: Chi phí SX: G1 (nguyên liệu + công lao động + KH và QL)

25đ là giá lần 2: giá sản xuất: G2

90đ là giá lần 3: giá xã hội: G3

Khi giá đầu vào tăng thì G1 cũng tăng mức giá ở giai đoạn này chỉ bù cho CF, sản xuất lần sau tác động của quy luật cung cầu ảnh hưởng quy trình sản xuất rất ít Nhưng sự cách biệt về giá trị ở G1 và G3 là vô cùng lớn Phần giá trị này do xã hội quyết định Nhưng ở mức độ

Trang 26

nào, còn lệ thuộc về tầng lớp thứ ba: tiểu thương và doanh nhân.

<< Độ chênh >> của G2/G3 thể hiện sự bất bình đẳng của xã hội, sự bất cập của cơ chế, sự tiêu cực của xã hội

Trang 27

(G2)

x là bài toán của nhà quản lý cơ sở, nhưng đúng hay sai là chờ kết quả do biến động của xã hội…nhà quản lý phải dự đoán: nên x là gí trị biến động là “độ chênh”

Do vậy để kéo G3 gần G2 ở một giới hạn hợp lý thì nhà quản lý sản xuất không thể quyết định, người quản lý ở tầm vĩ mô mới giải quyết được; nhưng có thể kết luận

Khi G3>G2 nhiều lần tài sản tập trung vào tầng lớp trung gian và những kẻ cơ hội trong bộ máy quản lý nhà nước giàu lên một cách bất hợp lý, xã hội mâu thuẫn, thể hiện giá cả thị trường tăng, lạm phát là tiền đề của khủng hoảng kinh tế liền kề là khủng hoảng chính trị xã hội Tính toán giá trị của (x) là tài năng của người quản

lý sản xuất, có nghĩa phải tính đến độ lệch của G2 và G3

Từ tài sản đến hàng hóa: là một quá trình thay da đổi thịt của tài sản làm ra để phục vụ lợi ích người chủ

SH, đi đến phục vụ lợi ích nhiều người khác, phục vụ xã hội là một quá trình thay đổi về chất của tài sản vì nhiều người tất sẽ có nhu cầu khác nhau đối với cùng một chủng loại Tài sản – Hàng hóa

KV1: Nơi sản xuất người sản xuất KV3

Trang 28

đồng thời là người phân phối (chợ) nơi tiêu dùng

sản xuất vì lợi ích của mọi người) là việc hình thành vật

trung gian để đổi hàng lấy hàng, hình thành thị trường nguyên sơ, ban đầu có thể là gạo, đậu, vàng, bạc, đồng v v với các đặc điểm:

- Tồn trữ và để lưu thông

- Phổ biến và ít mất giá

trao đổi, tầng lớp tiểu thương xuất hiện nhưng chưa chuyên nghiệp, chưa có sự tích tụ hàng hóa lớn, có tích trữ ngắn hạn dưới hình thức gom hàng của mình và ít người chung quanh để mang đi trao đổi

Khi vật ngang giá xuất hiện là vàng, bạc và tiền đồng, tiền giấy là bước ngoặc của sản xuất thị trường đúng nghĩa, tầng lớp thương buôn trở nên chuyên nghiệp,

hơn, tầng lớp thương buôn khẳng định vai trò lịch sử của mình về chính trị, kinh tế, xã hội Khoa học có điều kiện cần và đủ để phát triển, làm nên cuộc cách mạng trong sản xuất, mà thương buôn và tri thức đóng vai trò tiên phong

Trang 29

Sự xuất hiện vàng, bạc, tiền là thước đo giá trị H2 , là tiền đề cho sự can thiệp, sự cai trị, sự điều tiết của nhà nước vào thị trường, thuế là nguồn thu ngày càng cao của nhà nước.

Hiện nay nền kinh tế, xã hội có tính toàn cầu chính

là nhờ khoa học phát triển, giới tri thức trong hoạt động khoa học giữ vai trò tiên phong làm thay đổi quá trình

chất

Xã hội loài người phát triển là quá trình phát triển

tố quyết định là KHKT không ngừng phát triển, là xương sống của nền kinh tế qua mọi thời kỳ Đi cùng với quá trình đó là tầng lớp trung gian: tiểu thương đến thương buôn chuyên nghiệp Ngày nay vị trí này có vai trò quyết định quá trính phát triển kinh tế xã hội thuộc giới tri thức

xám cao Giá trị và khối lượng tài sản vật chất giảm so với giá trị và tài sản vô hình đó là quá trình chuyển hóa tài sản vật chất thành tài sản tinh thần về lượng và chất,

sự tích tụ giá trị tài sản vô hình vô củng lớn

Điều này không có nghĩa là tài sản vật chất giảm

và trái lại tài sản vật chất vẫn tăng lên về số lượng và chất lượng và vô cùng đa dạng, đáp ứng nhu cầu vô hạn của XH Nhưng không thể so với tài sản phi vật chất, TS

Trang 30

vô hình tích tụ những giá trị tài sản nói chung và vô cùng lớn.

Biểu hiện ở 3 điểm móc của lịch sử

- Điểm móc 1: Người sản xuất giữ vai trò là lực lượng

tiến bộ XH

Tài sản chuyển thành hàng hóa: Sản xuất cho chủ

sở hữu thành sản xuất cho người khác, biểu hiện của quá

hương liệu, tiêu v v… Tạo ra thị trường khu vực.

- Điểm móc 2: Thương buôn giữ vai trò tiến bộ XH

Tiền vàng, tiền giấy: là biểu hiện của nền kinh tế thị trường mở, tầng lớp thương buôn xuất hiện thể hiện vai trò lịch sử của mình, khoa học có điều kiện phát triển tri

thức người có vai trò lớn ở XH, thị trường mở rộng ra

nhiều quốc gia.

-Điểm móc 3: Tri thức và nhà khoa học có vai trò tiến bộ

lượng chất xám cao, tài sản phi vật thể tích tụ giá trị vật chất vô cùng lớn Tài sản phi sản xuất và tài sản vô hình tích tụ một tài sản XH vô cùng lớn dẫn đến mất cân đối quan hệ hàng hóa – tiền tệ Khủng hoảng tiền tệ có tính chu kỳ và liên tục Đây là đặc điểm của nền kinh tế thị

Trang 31

trường hiện đại Như đã trình bày nguyên nhân của mọi nguyên nhân là sự tích tụ tài sản phi sản xuất, tài sản vô

Giữa nhóm tài sản hữu hình và nhóm tài sản vô hình + tài sản phi sản xuất có mối tương quan hữu cơ với nhau, sự tích tụ của nhóm tài sản này tất yếu sẽ ảnh hưỡng lớn đến nhóm tài sản khác, đến một mức độ nhất định là khủng hoảng, quan hệ giữa những các nhóm tài sản: sự cân bằng sẽ bị phá vỡ: Đó chính là sự mất cân bằng của quan hệ hàng – tiền

Chúng ta thử hình dung: Quan hệ hàng – tiền đột nhiên bị phá vỡ, thị trường toàn cầu sẽ xảy ra điều gì? …khủng hoảng ….kinh tế tập trung là ở các nước giàu, có khối lượng tài sản vô hình, tài sản phi sản xuất lớn, quy luật gì điều chỉnh hai nhóm tài sản này, tác giả không có điều kiện nghiên cứu ?

Khoa học kỹ thuật trở thành xương sống của nền kinh tế, các quan hệ kinh tế có tính toàn cầu, tầng lớp trí thức làm khoa học có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và

xã hội Thị trường có quy mô toàn cầu.

Trung tâm trung chuyển hàng hóa tập trung ở các nước giàu có tập trung khu vực sản xuất – tài sản vô hình, các người nghèo và kém phát triển là nơi SX hàng

Trang 32

hóa vật chất, đồng thời là nơi khai thác nguồn chất xám cho khu vực SX tài sản vô hình.

về số lượng - Giá trị tiền còn nguyên giá trị

Quan hệ tiền hàng ổn định

không tăng - Giá trị tiền mất giá trị

Quan hệ tiền – hàng không ổn định tài sản XH bị thu hút vào khu vực trung chuyển Tài sản XH bị hút vào khu vực nhà nước, người dân bị mất dần tài sản của mình

và nghèo đi theo kiểu: Nước giàu dân yếu chứ không phải nước giàu dân mạnh

tiền hàng mới đảm bảo lưu thông bình ổn

Sự tăng song hành về lượng và chất nhằm đảm bảo cán cân thanh toán giũ vững vai trò vật ngang giá

Trang 33

Sự cân bằng của quy luật tiền – hàng là bất biến không thể tùy tiện chủ quan, mọi sự tích tụ hàng, tiền, sự đầu cơ tiền, hàng là tiền đề của sự mất cân đối của tiền - hàng dẫn đến khủng hoảng.

lượng tiền trên bàn cân:

X tiền ≈ Y.Hàng

X tiền ≈ Y.Hàng

Đó là sự cân bằng của thị trường biểu diễn ở 2 đơn

Muốn có sự cân đối như cũ phải có một lượng tiền thêm vào Vai trò điều tiết nền kinh tế là ở đây, Nhà nước cần phải chọn cho mình phương pháp điều tiết thị trường bằng 2 cách:

1 In thêm một lượng tiền tương ứng

2 Bán hàng ra thị trường nước ngoài và thu ngoại

tệ (ngoại tệ chính là số tiền tăng lên tương ứng với giá trị

Trang 34

hàng tăng lên) Một nền kinh tế mở bao giờ cũng có nhiều loại tiền khác nhau.

3 Xuất kho hàng để cân đối quan hệ cung cầu

luật (cán cân hàng-tiền: cân bằng) ta cùng xem xét công thức:

X.tiền = Y.Hàng

Sự tăng giảm tiền và hàng phản ảnh sự biến động

– T, phá vỡ xu hướng bất biến của quy luật Bản chất của thị trường tự do sẽ kéo sự chênh lệch là hệ quả của quy

cân bằng Vai trò điều tiết nền kinh tế của nhà nước thể hiện ở giai đoạn này giúp hạn chế hậu quả của sự biến động ít tác hại tiêu cực đến XH: có nghĩa là tài sản của nhóm SH này mất đi vô lý, chuyển tài sản sang nhóm khác một cách vô hình; giá trị tiền của mình bị mất giá

Bản chất nền kinh tế tự do và lành mạnh (như không có đầu cơ) luôn hướng đến sự cân bằng hàng – Tiền, là quy luật điều chỉnh quan hệ cung cầu, do đó nền kinh tế luôn hướng đến một vật ngang giá chung như EURO, USD, đồng YEN … bao nhiêu đó cũng nhiều rồi, mỗi khu vực hàng hóa có một đồng tiền thống trị (giữ ưu

Trang 35

thế trao đổi, thể hiện ở tính phổ biến của nó Cần lưu ý tiền dù là tiền của ai đều mang giá trị vật chất – hàng hóa của tiền.

Tiền: - Không có biên giới quốc gia

- Không mang tính văn hóa vùng miền

- Không mang bản sắc dân tộc

- Tăng và giảm giá trị bởi thị trườngTiền hướng đến một giá trị tuyệt đối: Lý tưởng

Lý tưởng của tiền: là không bao giờ giảm hoặc tăng giá: Đồng tiền là chân lý là thước đo của mọi loại hàng hóa trên thị trường

Lý tưởng đòi hỏi chỉ có một loại tiền cho nền kinh tế toàn cầu và giá trị đồng tiền đo luôn luôn mạnh và ổn định, giúp nền kinh tế toàn cầu luôn ổn định

Suy ngĩ như vậy có “ mơ ….” Không? Có thể là có, nhưng rõ ràng là có xuất hiện xu hướng đi tìm một đồng tiền chung cho mọi người, tại sao không? Người ta vẫn ăn chung một nồi cơm được mà! Tại sao không thể xài chung một đồng tiền Trên thế giới có đồng tiền chung nhưng vì nhiều lý do khác nhau, tôi muốn mọi người xài tiển của tôi

in ra, không thích xài tiền của người khác

Nhưng thực tế thị trường quốc gia nào cũng vậy thôi Điều tồn tại một thực tế là:

Tiền vàng luôn song hành với tiền quốc gia, không chịu sự điều tiết của quốc gia mà người là tiền vàng luôn

Trang 36

điều tiết hành vi quốc gia về tiền tệ, tiền vàng là thước đo mọi loại tiền trên thế giới.

Vấn đề là tại sao các quốc gia không tự nguyện và thôi đi mọi hành vi điều tiết chủ quan tiền vàng Để đạt mục đích chung là có một loại tiền làm thước đo cho mọi giá trị hàng hóa trên toàn cầu, nếu tiền vàng là tiền chung của mọi quốc gia trên thế giới thì điều gì sẽ xảy ra:

Điều 1: Không quốc gia nào có thể nâng giá giảm

giá tiền vàng của mình đang nắn giữ

Điều 2: Không ngân hàng nào có thể tự tăng giảm

lãi suất tiền vàng

Điều 3: Độ chênh giá trị hàng hóa từ KV1 đến KV3

sẽ giảm ở mức hợp lý, quan hệ kinh tế sẽ lành mạnh hơn và không có khủng hoảng Đó là giá trị lý tưởng của đồng tiền lý tưởng

Vậy xuất hiện việc quy đổi ngoại tệ ra tiền đồng để giữ độc lập về kinh tế, tỷ giá ngoại tệ do thị trường trong nước điều chỉnh Tiêu chuẩn để tính tỷ giá trao đổi, phải căn cứ vào giá trị hàng XK và giá trị hàng bình quân trong vùng, miền, lãnh thổ quốc gia và khu vực Nhưng quy luật hàng – tiền là sự tăng giảm giữa hàng và tiền trong một giới hạn nhất định là yếu tố quyết định giá trị nội tệ với ngoại tệ

Đây là quy luật động, phản ảnh thị trường luôn biến động quy luật hàng – tiền luôn biến động, do ý chí

Trang 37

nhu cầu của người, do khách quan nhưng vẫn trong ngưỡng cho phép của sự cân đối Vượt ngưỡng ấy tất có khủng hoảng, khủng hoảng lớn hay nhỏ của nền kinh tế tùy theo biên độ vượt ngưỡng của quy luật tiền – hàng: Cân đối Quy luật cung cầu làm biến đổi sự cân đối của quan hệ hàng - tiền, nói khác đi yếu tố cầu và cung của thị trường làm tăng giảm giá trị hàng hóa và giá trị tiền tệ trên thị trường, đến lúc quy luật hàng tiền điều chỉnh quan hệ cung cầu ở mức hợp lý là tiền Quan hệ hàng và tiền ở thị trường mở xuất hiện yếu tố thứ ba là ngoại tệ (tiền có được do xuất khẩu).

H2 ~ Nội tệ + ngoại tệ

Nếu nhìn quan hệ H – T có yếu tố thứ 3ở hình tam giác ta sẽ hình dung được giá trị ngoại tệ có tác động giữa cho quan hệ H – T ổn định hơn, có nghĩa là tạo thế cân bằng cho nền kinh tế

Hàng

Ngoại Nội

tệ tệ

Trang 38

Tại sao Nhà nước lại sợ ngoại tệ lấn áp nội tệ? Điều này cho thấy ngoại tệ có vai trò tích cực của nó Để tăng lượng hàng hóa, tăng giảm lượng tiền ở thị trường một cách hợp lý Nếu nền kinh tế trong nước xuất hiện mất cân đối hàng, tiền thì lượng ngoại tệ trong nước giúp cân đối quan hệ hàng tiền trong nước và điều chỉnh hợp lý quan hệ cung cầu và ngược lại.

Bản chất quy luật cung cầu và quy luật hàng tiền tuy hai mà một, như hai anh em sinh đôi tương tác cho nhau.Quy luật tỉnh là quy luật H – T

Quy luật động là quy luật cung cầu

Quy luật H - T hướng sự hoạt động của thị trường đến sự cân bằng ổn định, quy luật cung cầu luôn hướng đến sự biến động phá vỡ sự cân bằng của thị trường Vấn

đề là nhà quản lý ở tầm vĩ mô, phải vận dụng các yếu tố

ở quy luật này để khắc chế ở quy luật kia nhưng phải nhớ quy luật tỉnh là chủ đạo

Tóm lại: Quy luật H – T là quy luật về giá trị về

chất hướng đến sự cân bằng ổn định Quy luật về hình thức luôn tạo sự biến động, phá vỡ sự ổn định quy luật H – T điều tiết quy luật cung – cầu

Trang 39

Sự xuất hiện của thị trường:

Thị trường ban đầu được hiểu là một (không gian) trung chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu thụ, gắn liền với sự xuất hiện của vật ngang giá chung

người sản xuất gia đình với nhau và với người tiêu dùng: Chợ nông thôn, chợ thành thị, tiến tới chợ khu vực, chợ tập trung của vùng miền…hệ thống các chợ là trung tâm của thị trường khu vực có vai trò trao đổi và trung

tục và tính tập quán, phong tục mất dần đi theo quy luật của hàng và tiền

Tiền: Là vật ngang giá chung đồng thời là thước đo

qua bàn tay của Nhà nước Bởi Nhà nước độc quyền in tiền và định giá giá trị trao đổi và như vậy Nhà nước thực hiện quyền cai trị về kinh tế Điều này thường dẫn đến một hậu quả xấu là Nhà nước tự cho mình cái quyền định giá trị đồng tiền, tự muốn in bao nhiêu tiền cũng được, ít quan tâm đến việc in bao nhiêu là đủ, định giá đồng tiền như thế nào là phù hợp nên tiền thường mất giá so với

H2

Trang 40

Sản xuất ít H2 và tiền in ra nhiều dẫn đến giá trị H2

tăng, tiền nhiều về số lượng nhưng giá trị lại giảm, thực

Nhà nước in tiền khi nào:

Khi quan hàng tiền đang ở mức cân đối, một khối lượng hàng được cho là 10% xuất bán ra nước ngoài, trong nước sẽ có 10% giá trị tiền không có hàng để trao đổi sẽ làm mất cân bằng hàng – tiền

Nhưng nếu 10% hàng bán ra là giá trị hàng hóa tăng lên của khâu sản xuất thì nhà nước sẽ thu về 10% giá trị hàng hóa bằng cách in ra 10% giá trị tiền đưa ra xã hội và thu về tích trữ 10% giá trị thu về bằng ngoại tệ Điều này sẽ giữ sự cân bằng hàng tền theo cách có lợi cho mình và số ngoại tệ đó là cái vốn để cân bằng nguồn hàng trong nước khi cần thiết, nên việc in tiền và sử dụng ngoại tệ là

vô cùng cần thiết, vấn đề là nhà nước sẽ nhập bao nhiêu hàng hóa hay in ra bao nhiêu tiền để bảo đảm sự cân bằng của quan hệ hàng tiền

Rất lấy làm tiếc là VN hiện đang nhập siêu nên có thể nói là VN hiện đang có nền kinh tế yếu nghèo so với các nước trong khu vực

Nhưng yếu nghèo về kinh tế không có nghĩa là nền kinh tế mất cân đối Điều quan trọng là kinh tế nước ta vẫn tăng trưởng đều, vấn đề là thành phần sở hữu nào đang tăng trưởng, thành phần kinh tế nào đang là trụ cột

Ngày đăng: 20/06/2014, 18:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ tam giác của TS/H2 của thị trường tự do. - TAI LIEU TAI SAN VA TAM GIAC SO HUU pdf
Sơ đồ tam giác của TS/H2 của thị trường tự do (Trang 85)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w