1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

218 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 218
Dung lượng 3,35 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THAM GIA CỦA CÁC DN VÀO MSX TOÀN CẦU TRONG LĨNH VỰC DỆT MAY (19)
    • 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về MSX toàn cầu (19)
    • 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về MSX dệt may toàn cầu (20)
    • 1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về khả năng tham gia của các DN vào MSX toàn cầu nói chung và trong lĩnh vực dệt may (23)
    • 1.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham (24)
    • 1.5. Tổng quan các công trình nghiên cứu về tham gia và khả năng tham gia của các DN dệt may Việt Nam vào MSX toàn cầu (27)
    • 1.6. Khoảng trống nghiên cứu (28)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THAM GIA CỦA CÁC DN DỆT MAY VÀO MSX TOÀN CẦU (31)
    • 2.1. MSX toàn cầu (31)
      • 2.1.1. Khái niệm MSX toàn cầu (31)
      • 2.1.2. Các chủ thể trong MSX toàn cầu (35)
      • 2.1.3. Phân loại MSX toàn cầu (41)
    • 2.2. MSX dệt may toàn cầu (44)
      • 2.2.1. Tổng quan về MSX dệt may toàn cầu (44)
      • 2.2.2. Đặc điểm của MSX dệt may toàn cầu (47)
      • 2.2.3. Mô hình MSX toàn cầu ngành dệt may (49)
    • 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia của các DN dệt may vào MSX toàn cầu (52)
      • 2.3.1. Sự tham gia của các DN vào MSX toàn cầu (52)
      • 2.3.2. Khả năng tham gia của các DN dệt may vào MSX toàn cầu (57)
      • 2.3.3. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng tham gia của các DN dệt may vào MSX toàn cầu (60)
      • 2.3.4. Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến khả năng tham gia của các DN dệt may vào MSX toàn cầu (64)
    • 2.4. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu (70)
      • 2.4.1. Mô hình nghiên cứu (70)
      • 2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu (71)
  • CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG THAM GIA MSX TOÀN CẦU CỦA CÁC DN DỆT MAY VIỆT NAM (74)
    • 3.1. Thực trạng tham gia của Việt Nam vào MSX dệt may toàn cầu (74)
      • 3.1.1. Thực trạng tham gia của Việt Nam vào MSX dệt may toàn cầu dưới hình thức xuất nhập khẩu (74)
      • 3.1.2. Thực trạng tham gia của Việt Nam vào MSX dệt may toàn cầu dưới hình thức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (79)
    • 3.2. Thực trạng và khả năng tham gia MSX toàn cầu của các DN dệt may Việt Nam 68 1. Định vị vị trí của các DN may mặc Việt Nam trong MSX toàn cầu (82)
      • 3.2.2. Cấp độ tham gia MSX toàn cầu của các DN may mặc Việt Nam (84)
      • 3.2.3. Vai trò của các DN may mặc Việt Nam trong MSX toàn cầu (87)
      • 3.2.4. Thực trạng tham gia vào MSX toàn cầu của các DN may mặc Việt Nam (88)
      • 3.2.5. Đánh giá khả năng tham gia của các DN dệt may Việt Nam vào MSX toàn cầu (91)
    • 3.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới tham gia MSX toàn cầu của các DN dệt may Việt Nam (92)
      • 3.3.1. Yếu tố bên ngoài DN (92)
      • 3.3.2. Yếu tố bên trong DN (100)
  • CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …94 4.1. Quy trình nghiên cứu (108)
    • 4.2. Phương pháp nghiên cứu (109)
      • 4.2.1. Nghiên cứu định tính (109)
      • 4.2.2. Nghiên cứu định lượng (118)
    • 4.3. Xử lý dữ liệu (120)
      • 4.3.1. Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha (120)
      • 4.3.2. Phân tích yếu tố khám phá (EFA) (121)
      • 4.3.3. Phân tích hồi quy nhị phân (binary logistic) (121)
    • 4.4. Phân tích thống kê mô tả (122)
    • 4.5. Kiểm định thang đo (127)
      • 4.5.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo (127)
      • 4.5.2. Phân tích yếu tố khám phá EFA (128)
    • 4.6. Phân tích hồi quy nhị phân (132)
      • 4.6.1. Các biến độc lập trong mô hình hồi quy nhị phân (132)
      • 4.6.2. Biến phụ thuộc (133)
      • 4.6.3. Kết quả phân tích mô hình (133)
      • 4.6.4. Giải thích kết quả hồi quy (136)
    • 4.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia (137)
      • 4.7.1. Phỏng vấn sâu chuyên gia (lần 2) (137)
      • 4.7.2. Kết quả (138)
  • CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG THAM GIA VÀO MSX TOÀN CẦU CỦA CÁC DN DỆT MAY VIỆT NAM (142)
    • 5.1. Bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước ảnh hưởng đến khả năng tham gia MSX toàn cầu của các DN dệt may Việt Nam (142)
      • 5.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực (142)
      • 5.1.2. Bối cảnh trong nước (143)
      • 5.1.3. Cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của DN dệt may Việt Nam khi tham gia vào MSX toàn cầu giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2035 (144)
    • 5.2. Quan điểm và định hướng phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 (145)
      • 5.2.1. Quan điểm phát triển ngành dệt may (145)
      • 5.2.2. Mục tiêu phát triển ngành dệt may (146)
      • 5.2.3. Định hướng phát triển ngành dệt may (146)
    • 5.3. Giải pháp cho các DN dệt may Việt Nam nhằm tăng khả năng tham gia MSX toàn cầu (147)
      • 5.3.1. Giải pháp để tăng vốn đầu tư nước ngoài (147)
      • 5.3.2. Giải pháp để tăng năng suất lao động (148)
      • 5.3.3. Giải pháp để mở rộng quy mô DN (150)
      • 5.3.4. Giải pháp tăng trình độ học vấn của người lao động (150)
      • 5.4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ (153)
      • 5.4.2. Kiến nghị đối với Hiệp hội Dệt may Việt Nam và các tổ chức trung gian kết nối (156)
  • KẾT LUẬN ................................................................................................................ 146 (161)
  • PHỤ LỤC .................................................................................................................. 149 (184)

Nội dung

Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THAM GIA CỦA CÁC DN VÀO MSX TOÀN CẦU TRONG LĨNH VỰC DỆT MAY

Tổng quan các công trình nghiên cứu về MSX toàn cầu

Khái niệm về MSX toàn cầu đã xuất hiện từ những năm 1980 nhưng cho đến những năm đầu 1990 mới bắt đầu được đưa vào các nghiên cứu lý thuyết (Coe & Yeung, 2015) Ban đầu, MSX toàn cầu được xem xét dưới giác độ của chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng Xuất phát từ quan điểm “thế giới được hình thành theo cấu trúc”, việc phân tích chuỗi cung ứng toàn cầu chủ yếu quan tâm đến hiểu cách tổ chức các ngành công nghiệp toàn cầu Chuỗi cung ứng toàn cầu là việc xác định tập hợp các công ty tham gia vào việc sản xuất và phân phối một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể và định vị các loại mối quan hệ giữa các công ty trong chuỗi (Gereffi, 1994; Gereffi, 1999; Blair, 2005) Trong các nghiên cứu này, Gereffi đã phân loại chuỗi cung ứng thành hai loại, chuỗi cung ứng do người mua dẫn dắt và chuỗi do người sản xuất dẫn dắt Đây cũng là cơ sở để các nghiên cứu sau này chia MSX toàn cầu thành MSX do nhà sản xuất chi phối và MSX do nhà bán lẻ chi phối (Abonyi, 2005; Hess & Yeung, 2006; Coe và cộng sự, 2004).

Về cơ bản, chuỗi giá trị toàn cầu và MSX toàn cầu có nhiều điểm chung nhưng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau (Abonyi, 2005; Sturgeon, 2011) Chuỗi giá trị toàn cầu nhấn mạnh trật tự theo chiều dọc các hoạt động từ đầu vào, sản xuất đến phân phối, tiêu dùng và duy trì hàng hóa và dịch vụ MSX toàn cầu nhấn mạnh bản chất và quy mô mối quan hệ giữa các công ty, giữa các công ty và chủ thể ngoài công ty, giúp kết nối các công ty đơn lẻ vào thành một nhóm kinh tế (Sturgeon, 2001; Sturgeon, 2002; Abonyi, 2005).

Cơ sở lý luận về MSX toàn cầu (GPN), được phát triển ban đầu bởi các nhà nghiên cứu ở Manchester và các cộng tác viên của họ (Henderson và cộng sự, 2002; Coe và cộng sự, 2004) Các nghiên cứu này phân tích MSX toàn cầu kết hợp với những nghiên cứu chuyên sâu về chuỗi giá trị toàn cầu/ chuỗi cung ứng toàn cầu cùng với các lý thuyết về mạng lưới các tác nhân, nhằm mục đích tìm kiếm các đặc điểm của hệ thống sản xuất xuyên quốc gia đa tác nhân, đa hướng thông qua các khái niệm giao nhau về nguồn lực, giá trị và sự gắn kết Cơ sở lý thuyết đầu tiên về MSX toàn cầu này thường được biết đến là GPN 1.0 Khung lý thuyết về GPN 1.0 cho rằng MSX toàn cầu không hoàn toàn là tổ chức cũng không hoàn toàn là cấu trúc Cách tiếp cận MSX GPN 1.0 xác định các tác nhân trong mạng, các mối quan hệ đang diễn ra giữa các tác nhân và hậu quả cấu trúc của các mối quan hệ này Lý thuyết GPN 1.0 dựa trên khung phân tích kinh tế toàn cầu bằng cách phân tích ba yếu tố: giá trị, năng lực và sự gắn kết của bốn bên bao gồm DN, ngành,mạng lưới và thể chế Khác với chuỗi giá trị chỉ tập trung vào phân tích các tác nhân công ty, GPN là một nền tảng đóng góp lý thuyết nổi bật dựa trên việc tích hợp các tác nhân phi công ty như chính phủ, cộng đồng xã hội và các tổ chức quốc tế (Henderson và cộng sự, 2002) Tuy nhiên, GPN 1.0 vẫn bị cho là một lý thuyết chưa được phát triển đầy đủ vềMSX toàn cầu (Coe và cộng sự, 2004; Hess và Yeung, 2006).

Tiếp cận GPN dưới góc độ cải tiến công nghệ tập trung vào vai trò quan trọng của đổi mới công nghệ, vốn nổi lên từ đầu những năm 2000 Khái niệm này sau đó đã phát triển thành Mạng lưới đổi mới toàn cầu (GIN), nhấn mạnh vào sự tương tác và hợp tác giữa các tổ chức đổi mới trên toàn thế giới (Esnt, 2009; Parrilli và cộng sự, 2013).

Gần đây đã có những nghiên cứu để phát triển một phiên bản mới về MSX toàn cầu, GPN 2.0 GPN 2.0 vẫn dựa trên việc phân tích lý thuyết mạng lưới các tác nhân, vẫn bao gồm ba yếu tố là nguồn lực, giá trị và sự gắn kết giữa các bên trong mạng lưới như GPN 1.0 Tuy nhiên, GPN 2.0 đưa ra khung lý luận nâng cao để giải thích về mối quan hệ nhân quả giữa các cấu hình MSX toàn cầu và sự phát triển không đồng đều ở các khu vực trong nền kinh tế toàn cầu (Coe & Yeung, 2015; Coe & Yeung, 2019) Các nghiên cứu về GPN 2.0 đã xác định ba động lực cạnh tranh của MSX toàn cầu Đó là tối ưu hóa tỷ lệ chi phí/nguồn lực, duy trì phát triển thị trường và kỷ luật tài chính Các động lực cạnh tranh này tương tác với các tác nhân công ty và các tác nhân phi công ty trong các điều kiện thị trường không giống nhau nhằm đưa ra các chiến lược khác nhau để tổ chức mạng lưới sản xuất toàn cầu (Werner, 2016; Coe & Yeung,

2019) Khung lý luận về GPN còn cho thấy vị trí địa lý của mạng được định hình như thế nào và theo đó, cách các chiến lược định vị của các công ty khác nhau được xác định ra sao Khái niệm “liên kết chiến lược” được đưa ra trong một số nghiên cứu về GPN (Yeung, 2006; Yeung & Coe, 2015) cho thấy cách thức tạo ra lợi thế kinh tế theo quy mô của một khu vực hoặc quốc gia, đồng thời chỉ ra những lĩnh vực có thể được trở thành lợi thế cạnh tranh bằng việc bổ sung tài sản của khu vực hoặc quốc gia vào tài sản của mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Tổng quan các công trình nghiên cứu về MSX dệt may toàn cầu

MSX dệt may toàn cầu là mạng do người bán lẻ chi phối với đặc điểm là nhà bán lẻ phát triển nhãn hiệu độc quyền thường bao gồm tên của cửa hàng (Coe và cộng sự, 2008; Coe & Yeung, 2015, Coe & Yeung, 2019) Đặc trưng của MSX dệt may là các nhà bán lẻ đặt hàng chuyên dụng cho các cơ sở sản xuất ở các nước đang phát triển với những hợp đồng lớn tới mức có thể chi phối các cơ sở cung ứng MSX của ngành dệt may là mạng liên ngành gồm mạng cung ứng nguyên vật liệu thô, mạng cung cấp các bộ phận, MSX được tạo ra bởi các nhà may mặc, mạng xuất khẩu và mạng tiếp thị ở cấp bán lẻ (Gereffi, 1994).

Tương tự như các ngành sản xuất khác, đối tác chiến lược giữ vai trò quan trọng trong MSX toàn cầu của ngành dệt may Đó là một nhà cung cấp trọn gói, cụ thể như là các nhà quản lý chuỗi cung ứng có kinh nghiệm và năng lực trong hệ thống mạng (Coe & Yeung, 2015) Để cung cấp thành phẩm cho khách hàng của công ty dẫn đầu, một đối tác chiến lược phải tham gia với các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần Chịu trách nhiệm về hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả, hoạt động sản xuất, nó cũng phải chịu áp lực vận động hành lang từ các chủ thể phi công ty như các tổ chức lao động nhằm thúc đẩy điều kiện làm việc tốt hơn và tiêu chuẩn lao động cao hơn trong các nhà máy Các nhà cung

Các mức độ chuyên môn hóa khác nhau, chẳng hạn như các công ty dẫn đầu trong các ngành phụ trợ, cũng tham gia vào các hoạt động tiếp thị và xây dựng thương hiệu của công ty nắm giữ Các nhóm người tiêu dùng có thể gây áp lực đòi hỏi trách nhiệm xã hội.

DN của một công ty dẫn đầu phải được tuân thủ Nhìn chung, cấu hình MSX toàn cầu phân tích đáng kể mối quan hệ phức tạp giữa các công ty, giữa công ty dẫn đầu và đối tác chiến lược của nó.

MSX dệt may toàn cầu là MSX có sự phân mảnh lớn với rất nhiều các DN nhỏ và kém hiệu quả ở cả các nước phát triển và nước đang phát triển (Lane & Probert, 2006; Lane & Probert, 2009) Vì vậy không có hướng dẫn thực hành toàn cầu tốt nhất nào cho các công ty dẫn dắt trong MSX có thể định hướng được các hoạt động của mình. Các công ty trong ngành dệt may cũng bị hạn chế bởi phạm vi quốc gia hơn hấu hết ngành hàng tiêu dùng khác do khác biệt về văn hóa, phong cách, điều kiện thời tiết và kích cỡ Do đó, các DN trong ngành thực hiện các chiến lược khác nhau và lựa chọn địa điểm sản xuất khác nhau. Địa lý hiện nay của ngành dệt may toàn cầu thể hiện các pha khác nhau của sự dịch chuyển diễn ra về vai trò sản xuất và địa điểm (Xin, Bo, & Zhi, 2019).

Bảng 1.1 Sự tham gia địa lý vào MSX toàn cầu ngành dệt may

1 Vai trò nhà thầu phụ Mời tham gia: Nam Phi và các nước đang phát triển Đông Âu, Trung Mỹ và Nam/Đông Nam Á

Chủ chốt: Trung Quốc, Mexico, Trung Mỹ,

Trung/Đông Âu, Bắc Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Á; các nước vùng Caribe

2 Vai trò nhà chế tạo gốc Mời thời gia: Trung Quốc, Mexico, Mỹ, Latinh, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Á, Đông Âu Chủ chốt: Đông Nam Á, Trung Âu

3 Vai trò chế tạo, thiết kế gốc

Mời tham gia: Đông Nam Á Chủ chốt: Đông Á (trừ Trung Quốc)

4 Vai trò thương hiệu gốc Mời tham gia: Đông Á (trừ Trung Quốc)

Chủ chốt: Italia, Pháp, Anh, Nhật Bản, Mỹ

Việc phân loại như này cho thấy một bức tranh lớn ở cấp quốc gia và cấp khu vực Đông Á thể hiện vai trò và vị thế trong MSX ngành dệt may (Dicken & Henderson, 2003).

Lane & Probert đã nghiên cứu đến mối quan hệ giữa MSX dệt may toàn cầu và chủ nghĩa tư bản quốc gia,nghiên cứu chủ thể chính là các công ty may mặc đóng vai trò chủ mạng khi tham gia vào MSX toàn cầu (Lane &Probert, 2006; Lane & Probert, 2009) Đây là các công ty xây dựng thương hiệu gốc ở các quốc gia phát triển như Anh,Đức, Mỹ Các công ty xây dựng MSX toàn cầu dựa trên việc sử dụng chiến lược tìm nguồn cung ứng, chiến lược sản phẩm của các công ty điều phối và mức độ phụ thuộc

10 vào các nhà bán lẻ quốc gia Do sự gắn bó của các DN trong các cấu trúc quốc gia khác nhau, các công ty này theo đuổi các chiến lược tìm nguồn cung ứng khác nhau sẽ đưa ra các lựa chọn địa điểm khác nhau Các công ty của Anh và Đức và mạng lưới của họ không chỉ khác nhau mà còn khác với trường hợp của Hoa Kỳ thường được coi là đại diện cho ngành.

Với các DN ở các quốc gia đang phát triển, họ tham gia ở góc độ của các nhà cung cấp Bối cảnh sản xuất toàn cầu ngày càng buộc các nước đang phát triển phải xây dựng hoặc thúc đẩy các địa điểm sản xuất được khu vực hóa nhằm tận dụng các tài sản và thể chế của địa phương (Kalanridis, 1996; Cammett, 2006; Zhu & He, 2017) Các thay đổi trong những thập kỷ gần đây trong sản xuất hàng may mặc toàn cầu cũng như các hệ thống quản lý chuỗi cung ứng mới, công nghệ cao đang buộc các nhà bán lẻ phải tìm nguồn cung ứng từ các “cụm” địa phương gồm các DN và các tổ chức có liên quan với nhau Các cụm liên kết sản xuất có vai trò then chốt trong ngành may mặc toàn cầu, hỗ trợ lý thuyết tích hợp của MSX toàn cầu Các công ty địa phương có lợi nhuận thấp có thể tham gia, nâng cấp và nắm bắt giá trị trong MSX dệt may toàn cầu bằng quá trình xây dựng năng lực của các DN địa phương, cụ thể là nâng cấp năng lực công nghệ (Zhang và cộng sự, 2016; Jairi & Nolintha, 2016; Whitfield & Staritz, 2021) Bằng cách tận dụng các hỗ trợ từ thể chế, chính sách ưu đãi và tài sản của địa phương và khu vực, các công ty địa phương có thể xây dựng năng lực công nghệ Khi đã đạt được sự nâng cấp đáng kể về công nghệ, thì cường độ xuất khẩu tăng lên, thể hiện hiệu quả hoạt động của công ty cũng như khả năng tham gia của DN vào MSX toàn cầu.

Một vấn đề nổi cộm của các DN ở các nước đang phát triển là khi tham gia vào MSX dệt may toàn cầu phải gắn với trách nhiệm xã hội (Arnold & Shih, 2010; Bartley & Egels-Zanden, 2015; Mulubiran, 2016; Smith, 2018; Alamgir & Banerjee, 2019; Arnold, 2021) Mạng lưới sản xuất toàn cầu đã áp dụng các cam kết trách nhiệm xã hội DN tự nguyện như quy tắc ứng xử Mặc dù đa số các nghiên cứu đều hy vọng mối liên hệ giữa nâng cấp kinh tế và nâng cấp xã hội là tuyến tính khi các DN tham gia MSX toàn cầu Tuy nhiên, các yêu cầu thương mại trái ngược nhau của người mua toàn cầu về thời gian giao hàng nhanh, giá thấp hơn, đồng thời sản phẩm chất lượng hơn đã làm tăng cường độ làm việc, tăng thời gian làm thêm giờ, siết chặt mức lương của người lao động, là rào cản đối với nỗ lực cải thiện nâng cấp xã hội (Arnold, 2021) Từ đó cho thấy vai trò trung tâm của các liên đoàn lao động và khung pháp lý của quốc gia đối với người lao động trong việc tạo điều kiện nâng cao trình độ xã hội của người lao động với đáp ứng các điều kiện thể chế nhất định Do đó, nâng cấp về kinh tế không đồng nghĩa với nâng cấp về xã hội như lý thuyết kinh tế tân cổ điển khẳng định Thay vào đó, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố thể chế liên quan đến sự tương tác giữa tư bản, nhà nước và lao động (Mulubiran, 2016).

Trong MSX toàn cầu không thể không nhắc đến vai trò của các trung gian như các trung gian tài chính, các công ty logistics, các tổ chức xã hội, nhà nước, các tổ chức quốc tế (Coe & Yeung, 2015; Munir và cộng sự, 2018) Các bên trung gian này góp phần làm dịch chuyển các áp lực cạnh tranh, đưa ra những hướng đi khác nhau, đôi khi trái ngược nhau, trong nỗ lực sắp xếp lại và ổn định MSX toàn cầu Sự tham gia của các trung gian này là yếu tố đặc trưng của MSX toàn cầu, đảm bảo cho các MSX toàn cầu hoạt động.

Tổng quan các công trình nghiên cứu về khả năng tham gia của các DN vào MSX toàn cầu nói chung và trong lĩnh vực dệt may

Các nghiên cứu về khả năng tham gia của các DN vào MSX toàn cầu được thực hiện đa số dưới góc độ các rào cản mà các DN cần phải đối mặt và vượt qua để tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu Việc tham gia của các

DN vào MSX toàn cầu phụ thuộc vào bản chất liên kết của các công ty và vị trí của chúng trong mạng (OECD, 2019b). Chuyển đổi số đã làm giảm chi phí thương mại, tăng khả năng tham gia của các DN vào thương mại toàn cầu Tuy nhiên, chi phí và rào cản thương mại, khả năng tiếp cận thông tin, công nghệ, tài chính và kết nối đều là những vấn đề cần giải quyết để tăng khả năng tham gia vào MSX toàn cầu của các DN vừa và nhỏ Khả năng tham gia MSX toàn cầu ở các nghiên cứu trước được phân tích dưới cả góc độ chuỗi cung ứng toàn cầu và hội nhập kinh tế khu vực. Ấn bản đặc biệt số 41 của Tạp chí Kinh tế Đông Nam Á vào tháng 04 năm 2017 đã công bố các nghiên cứu về sự tham gia của các DN vừa và nhỏ của các quốc gia Đông Nam Á vào hội nhập kinh tế khu vực (Lee và cộng sự,

2017) Theo đó, các DN của Lào (Kyophilavong, 2017) và Myanma (Bernhardt, 2017) đều chưa có mối liên kết chặt chẽ với MSX khu vực và toàn cầu Các công ty phải đối mặt với nhiều thách thức như hạn chế về tiếp cận vốn và kỹ năng; hạn chế về nhân lực, công nghệ và khả năng đổi mới yếu, và nhận thức thấp về động lực hội nhập khu vực Các công ty gần như không hiểu biết về liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu, chính điều này đặt ra yêu cầu đối với các nhà hoạch định chính sách về việc đào tạo về Hiệp định thương mại và MSX toàn cầu cho các công ty xuất khẩu tiềm năng. Trong khi đó, hơn nửa số DN được khảo sát của Campuchia đã biết về liên kết kinh tế khu vực Campuchia (Thangavelu, 2017) Các công ty Campuchia đã tận dụng nguồn cung ứng đầu vào trung gian rẻ hơn từ các nền kinh tế trong khu vực, sau đó xuất khẩu sản phẩm cuối cùng sang thị trường Hoa Kỳ và châu Âu thông qua hệ thống ưu đãi chung Liên kết kinh tế khu vực đã làm giảm chi phí nhập khẩu và tăng cường khả năng tiếp cận các đầu vào trung gian. Các thành viên được kết nối trong mạng cũng là thành viên của các hiệp hội kinh doanh và có cường độ kỹ năng và năng lực công nghệ cao Các DN có năng suất lao động cao, quy mô DN lớn, khả năng tiếp cận mạng lưới kinh doanh và có hệ thống công nghệ thông

12 tin tốt cùng với kinh nghiệm ở nhiều thị trường xuất khẩu sẽ có nhiều khả năng tham gia MSX toàn cầu. Đối với các quốc gia khác như Philippines (Aldaba, 2017), Indonesia (Anas, 2017) và Thái Lan (Charoenrat,

2017) thì đều cho thấy mối tương quan đáng kể giữa MSX toàn cầu và khả năng xuất nhập khẩu của DN Các bài nghiên cứu đã xem xét môi trường khung chính sách mà các công ty hoạt động Kết quả cho thấy rằng quyền sở hữu nước ngoài đối với các DN địa phương có mục tiêu phù hợp có thể làm tăng khả năng tham gia xuất khẩu của các DN sản xuất nhỏ Tổng quan cho thấy các công trình nghiên cứu về khả năng tham gia của các DN vào MSX toàn cầu không nhiều, chủ yếu chỉ được phân tích về mặt rào cản tham gia hoặc các yếu tố cần thiết để tham gia vào MSX toàn cầu.

Tổng quan các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham

Có nhiều nghiên cứu về các mô hình và yếu tố ảnh hưởng đến tham gia vào MSX toàn cầu Về cơ bản, các nghiên cứu ở cấp độ DN thường được thực hiện ở một nhóm quốc gia hoặc một quốc gia cụ thể, có số lượng không nhiều Chủ yếu các công trình nghiên cứu được tiến hành đối với nhóm DN vừa và nhỏ ở các quốc gia đang phát triển (Harvie và cộng sự, 2010; Wignaraja, 2012; Wignaraja, 2013; Arudchelvan & Wignaraja, 2015, World Bank, 2016, Urata & Baek, 2021) Đối với nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến tham gia của các DN vào MSX toàn cầu, có hai luồng nghiên cứu chính Luồng nghiên cứu thứ nhất cho rằng có hai nhóm yếu tố tác động là nhóm yếu tố bên trong DN và nhóm yếu tố bên ngoài DN (Urata & Baek, 2021), (World Bank, 2016) Yếu tố bên trong DN bao gồm năng suất lao động, quy mô DN, sở hữu nước ngoài và năng lực công nghệ Yếu tố bên ngoài DN gồm việc mở cửa dòng vốn FDI và thương mại, cơ sở hạ tầng, logistics và chính sách của Chính phủ Kết quả nghiên cứu khuyến nghị các chính phủ cần đảm bảo chất lượng của cơ sở hạ tầng cứng và mềm Cơ sở hạ tầng mềm bao gồm hệ thống giáo dục và luật pháp, và cơ sở hạ tầng cứng bao gồm hệ thống giao thông và thông tin liên lạc Hơn nữa, các tác giả này cũng khuyến nghị các chính phủ thiết lập một môi trường thương mại và FDI cởi mở bằng cách theo đuổi các chính sách tự do hóa Riêng với nghiên cứu của World Bank (2016) đã phát hiện ra rằng nhiều DN vừa và nhỏ tham gia xuất khẩu gián tiếp bằng cách cung cấp các bộ phận cho các công ty lớn, sau đó các công ty lớn này sẽ sản xuất và xuất khẩu thành phẩm, cũng được coi là đã tham gia vào MSX toàn cầu Ngoài các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động như trên, các nghiên cứu còn đưa ra các rào cản khiến cho các DN không thể tham gia vào MSX toàn cầu Các rào cản như hạn chế về vốn, không đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và số lượng của hàng hóa, thiếu lao động và nhà quản lý, thiếu

13 yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu gồm: tiếp cận công nghệ, tài chính và thông tin thị trường, chi phí vận tải và giao nhận cao, cơ sở hạ tầng không đồng bộ và sự bất định của chính sách.

Luồng nghiên cứu thứ hai là chỉ phân tích, đánh giá các yếu tố bên trong của DN ảnh hưởng đến tham gia của các DN vào MSX toàn cầu (Harvie và cộng sự, 2010; Wignaraja, 2012; Wignaraja, 2013; Arudchelvan & Wignaraja, 2015; Lu và cộng sự, 2018) Harvie và cộng sự (2010) chỉ ra rằng một công ty tham gia vào MSX toàn cầu nếu công ty đó thỏa mãn hai điều kiện: (1) công ty cung cấp cho bất kỳ khâu nào trong chuỗi cung ứng; và (2) công ty nhập khẩu đầu vào hoặc xuất khẩu đầu ra Trong khi đó Wignaraja (2013) thì cho rằng DN chỉ cần thực hiện bất kể hoạt động nào của MSX như xuất khẩu trực tiếp hay xuất khẩu gián tiếp là đã tham gia vào MSX toàn cầu Với hai cách tiếp cận như trên, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng năng suất lao động, tỷ lệ sở hữu nước ngoài, năng lực tiếp cận tài chính, năng lực công nghệ, nỗ lực đổi mới là những yếu tố quan trọng của DN ảnh hưởng đến sự tham gia của DN vừa và nhỏ vào MSX Điều thú vị là số năm hoạt động của DN trong ngành không phải là yếu tố có ảnh hưởng đến sự tham gia của các DN vào MSX toàn cầu (Wignaraja G , 2013) Ở một nghiên cứu khác, quy mô DN cũng không phải là một yếu tố quan trọng đối với các DN khi tham gia vào MSX toàn cầu nhưng các DN chỉ thực sự khai thác khả năng cạnh tranh từ quy mô kinh tế khi họ có thể tham gia vào mạng lưới sản xuất (Harvie và cộng sự, 2010).

Cụ thể về tham gia của các DN vừa và nhỏ khu vực ASEAN vào MSX toàn cầu và các yếu tố tác động đến tham gia vào MSX toàn cầu của các DN khu vực này có nghiên cứu của Wignaraja (2012, 2013) và Gonzalez (2017). Các nghiên cứu đã đưa ra một số đề xuất nhằm giải quyết các hạn chế về chính sách và nguồn cung còn lại có thể giúp các DN vừa và nhỏ ASEAN tham gia nhiều hơn vào mạng lưới sản xuất Gonzlez (2017) cho rằng các DN vừa và nhỏ trong khu vực ASEAN có xu hướng sử dụng ít giá trị gia tăng của nước ngoài hơn so với các DN lớn khi xuất khẩu Họ có tỷ lệ tham gia ngược dòng thấp hơn Các DN vừa và nhỏ trong khu vực chuyên môn hóa hơn các DN lớn trong việc xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm trung gian được giao dịch trong chuỗi giá trị toàn cầu, vì vậy, họ có tỷ lệ tham gia xuôi dòng cao hơn Yếu tố quan trọng của quá trình quốc tế hóa DN vừa và nhỏ trong khu vực ASEAN là thông qua xuất khẩu gián tiếp, hoặc bán các sản phẩm trung gian cho các công ty trong nước hoặc công ty đa quốc gia lớn hơn trong lãnh thổ nội địa, sau đó xuất khẩu.

Ngoài khu vực ASEAN, ADB (2015) đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tham gia của các DN vừa và nhỏ vào MSX toàn cầu ở bốn quốc gia Kazakhstan, Papua New Guinea, Philippines và Sri Lanka Nghiên cứu cho thấy rằng khả năng cạnh tranh và kết nối là hai yếu tố chính để tham gia thành công vào các MSX toàn cầu Nghiên cứu xác định rõ hơn sáu yếu tố thành công cụ thể: (1) chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ; (2) lao động có kỹ năng; (3) quan hệ với khách hàng; (4) tham vọng của chủ DN; (5) trình

Mức độ học vấn, kinh nghiệm quốc tế và các mối quan hệ của người chủ doanh nghiệp, cũng như khả năng tiếp cận vốn tài chính, là những yếu tố ảnh hưởng tới năng suất của doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) Tuy nhiên, DNNVV cũng phải đối mặt với năm rào cản chính, bao gồm: hạn chế tiếp cận vốn tài chính, thiếu hụt lao động tay nghề cao, thị trường lao động cứng nhắc, hỗ trợ thể chế yếu kém và ngành hoạt động thiếu khả năng cạnh tranh.

Từ đó, nghiên cứu đưa ra sáu khuyến nghị để chính phủ xem xét trong việc xây dựng các chính sách nhằm thúc đẩy tham gia của các DN vừa và nhỏ vào MSX toàn cầu: (1) tiếp cận tài chính; (2) kỹ năng của người lao động; (3) cơ sở hạ tầng (đặc biệt là mạng lưới giao thông và liên lạc); (4) tạo thuận lợi thương mại (ví dụ, các thủ tục thương mại hiệu quả);

(5) công nghệ; và (6) đổi mới (ADB, 2015).

Bên cạnh các nghiên cứu về tham gia MSX toàn cầu của các DN ở một nhóm các quốc gia, một số tác giả đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tham gia của các DN vào MSX toàn cầu ở phạm vi chỉ một quốc gia (Kongmanila & Takahashi, 2010; Rana & Sorensen, 2013; Lu và cộng sự, 2018; Herlina & Kudo, 2020) Các nghiên cứu này đều phát hiện ra rằng năng suất làm tăng tham gia của các DN vào MSX toàn cầu Tuy nhiên, những hạn chế về tài chính và chất lượng của thể chế lại là những yếu tố làm cản trở sự tham gia (Rana & Sorensen, 2013; Lu và cộng sự, 2018) Về tác động của các biến kiểm soát, các tác giả nhận thấy rằng quy mô DN, R&D, mức độ tập trung thị trường, thương mại chế biến, DN nhà nước, DN nước ngoài và các công ty nội địa có tác động tích cực đến tham gia MSX toàn cầu của DN.

Riêng về MSX toàn cầu của ngành dệt may, chính sách thương mại, cụ thể là chế độ thuế quan và quy tắc xuất xứ có ảnh hưởng đến việc MSX lựa chọn địa điểm sản xuất và nguồn cung ứng của các công ty dẫn dắt trong ngành. Việc này sẽ là một nguyên nhân ảnh hưởng đến các DN ở quốc gia có lợi thế về địa điểm sản xuất (Pickels và cộng sự, 2015; Curran và cộng sự, 2019) Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại là một biến số can thiệp vào quá trình hội nhập kinh tế của ngành dệt và may mặc của các quốc gia Việc ký kết các hiệp định thương mại tự do đã tạo ra các liên minh sản xuất chiến lược xuyên biên giới, có tác động đến sự hình thành, phát triển và chuyển dịch của MSX toàn cầu cũng như sự tham gia của các DN ở các quốc gia (Kessler, 1999; Tewari, 2008; Azmeh & Nadvi, 2013).

Tham gia MSX toàn cầu mang lại nhiều lợi ích cho các DN vừa và nhỏ (Zhang & Akhmad, 2013) Việc tham gia này giúp nâng cao năng lực kỹ thuật của các DN vừa và nhỏ; tăng năng lực hoạt động và nâng cao hiệu quả sản xuất; xây dựng uy tín và sự tín nhiệm của các DN vừa và nhỏ, giúp dễ dàng tiếp cận tài chính, thu hút nhà đầu tư cũng như nguồn nhân lực và cung cấp cho các DN vừa và nhỏ một cách thức dần dần và bền vững để quốc tế hóa.Như vậy, đa số các công trình nghiên cứu đều về các yếu tố tác động đến sự tham gia của các DN vào MSX toàn cầu.Với sự hiểu biết của tác giả

15 thì gần như chưa có nghiên cứu nào về các yếu tố tác động đến khả năng tham gia của các DN vào MSX toàn cầu.

Tổng quan các công trình nghiên cứu về tham gia và khả năng tham gia của các DN dệt may Việt Nam vào MSX toàn cầu

Đa phần các nghiên cứu của các tác giả Việt Nam đều phân tích về sự tham gia của các DN vào chuỗi giá trị của ngành dệt may (Đinh Công Khải, 2011; Hà Văn Hội, 2012; Nguyễn Văn Nên, 2016; Nguyễn Văn Huân, 2017; Nguyễn Thị Thu Hằng & Đỗ Thành Lưu, 2017; Đặng Đức Anh & Đặng Vương Anh, 2021) Nghiên cứu về tham gia của các DN dệt may Việt Nam vào MSX toàn cầu còn khá khiêm tốn, số lượng chỉ có một vài (Nguyễn Đình Chúc và cộng sự, 2018; Nguyễn Ngọc Anh và cộng sự, 2019; Lê Thị Ái Lâm, 2020) Trong đó Lê Thị Ái Lâm (2020) chủ yếu nghiên cứu về MSX toàn cầu của ngành dệt may và chỉ có một phần nhỏ phân tích về MSX dệt may của Việt Nam dưới góc độ của quốc gia tham gia chứ không phải là tham gia của các DN Công trình đã phân tích cấu trúc và tổ chức của mạng dệt may toàn cầu, yếu tố địa lý của chuỗi hàng hóa dệt may toàn cầu và vai trò của các công ty đa quốc gia trong MSX toàn cầu Đề xuất của nghiên cứu là xây dựng con đường phát triển đối với các DN dệt may Việt Nam là lách vào các thị trường ngách để tạo ra sự khác biệt với hàng hóa dệt may của các quốc gia khác Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ đề xuất các giải pháp dựa trên bài học kinh nghiệm của các DN dệt may Ấn Độ và Trung Quốc, chưa phân tích các yếu tố tác động của môi trường vĩ mô Việt Nam và của nội tại DN dệt may Việt Nam Tương tự, Nguyễn Ngọc Anh và cộng sự (2019) đã đặt ra hai câu hỏi: (1) Các công ty đa quốc gia trong các quyết định đầu tư và hoạt động của họ đã bị ảnh hưởng như thế nào bởi hội nhập kinh tế khu vực, (2) bản chất và mức độ liên kết mà các DN đa quốc gia đã phát triển với các DN vừa và nhỏ ở Việt Nam, và mối quan hệ này được hình thành như thế nào bởi hội nhập kinh tế khu vực Câu trả lời là hội nhập kinh tế khu vực có tác động tích cực đến tham gia của các DN Việt Nam vào MSX toàn cầu Cụ thể, hội nhập kinh tế khu vực đã ảnh hưởng lớn đến các chiến lược thâm nhập, đầu tư và kinh doanh của các công ty đa quốc gia tại các nước đang phát triển, hỗ trợ các DN tại các quốc gia này tham gia sâu rộng hơn vào mạng lưới sản xuất toàn cầu Kết luận của nghiên cứu này chỉ ra tầm quan trọng của hội nhập kinh tế khu vực đối với các

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DN V&N) tại các nước đang phát triển cần tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu (MSX) để nắm bắt cơ hội phát triển.- Tuy nhiên, DN V&N của các quốc gia này cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro trong quá trình hội nhập vào MSX.- Do đó, chính sách của Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ DN V&N trong quá trình này, giúp DN giảm thiểu rủi ro và nắm bắt cơ hội hiệu quả.

Nguyễn Đình Chúc (2018) đã nghiên cứu về tham gia của các DN vừa và nhỏ ở Việt Nam vào hội nhập kinh tế khu vực, khảo sát ở ba ngành sản xuất là dệt may, đồ uống và chế biến gỗ Kết quả đã chỉ ra vai trò của các DN vừa và nhỏ đối với nền kinh

16 tế, ảnh hưởng của chính sách Nhà nước đối với tham gia của các DN này vào MSX toàn cầu Đồng thời, các tác giả đã phân tích về nhận thức của các DN trong ba ngành sản xuất trên đối với các Hiệp định thương mại Kết quả cho thấy là các DN vừa và nhỏ trong ba ngành sản xuất ít tận dụng ưu đãi của các Hiệp định thương mại do khối lượng giao dịch nhỏ và thiếu kiến thức Nghiên cứu này cũng sử dụng phân tích hồi quy để tìm ra rằng trong số các yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến tham gia MSX toàn cầu của DN, sở hữu nước ngoài và năng suất là hai yếu tố quan trọng nhất Kết quả chung từ phân tích hồi quy là các kết nối dưới hình thức đầu tư nước ngoài hoặc tư cách thành viên của các hiệp hội ngành nghề và DN là những yếu tố quan trọng quyết định tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các DN vừa và nhỏ.

Nghiên cứu của Đặng Đức Anh và Đặng Vương Anh (2021) chỉ ra mối quan hệ thuận chiều giữa đổi mới sáng tạo và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu (MSX) của doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Giả thuyết nghiên cứu được kiểm định là tỷ lệ giá trị gia tăng của nước ngoài trong xuất khẩu càng cao, tức là tham gia chuỗi giá trị càng sâu, thì DNVVN sẽ đổi mới theo các hướng: cải tiến sản phẩm hiện có, phát triển sản phẩm mới và đầu tư công nghệ Nghiên cứu cũng khuyến nghị chính phủ hỗ trợ tài chính và tạo môi trường thuận lợi cho đổi mới sáng tạo của DNVVN.

Khoảng trống nghiên cứu

Từ tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước, luận án cho thấy chủ đề nghiên cứu về khả năng tham gia của các DN dệt may Việt Nam vào MSX toàn cầu còn một số khoảng trống nghiên cứu để khai thác phát triển chủ đề nghiên cứu của luận án: Thứ nhất, các nghiên cứu trước đây đã xây dựng cơ sở lý luận về MSX toàn cầu GPN 2.0 chỉ ra tính đa hướng, phân tích tham gia của các DN vào MSX toàn cầu và đưa ra những yếu tố ảnh hưởng tới tham gia của các DN vào MSX toàn cầu Tuy nhiên, gần như chưa có nghiên cứu nào phân tích khả năng tham gia và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia của các DN vào MSX toàn cầu.

Thứ hai, các nghiên cứu về tham gia MSX toàn cầu của các DN đa phần được thực hiện đối với các DN vừa và nhỏ, trong quy mô của nhiều ngành chứ chưa có nghiên cứu nào cho riêng MSX toàn cầu của ngành dệt may Hơn nữa, một số các nghiên cứu về tham gia vào MSX dệt may toàn cầu được thực hiện dưới cấp độ các quốc gia, hoặc ở cấp độ DN của một nhóm các quốc gia, chưa có nghiên cứu dưới cấp độ của các DN trong một quốc gia cụ thể, đặc biệt là ở Việt Nam.

Thứ ba, trong các nghiên cứu về tham gia của các DN vào MSX toàn cầu thì đa phần đều phân tích MSX toàn cầu ở góc độ tham gia của các DN ở các nước phát triển với vai trò là các công ty dẫn đầu hoặc các nhà cung ứng cấp một, cấp hai Trong khi đó, các DN dệt may Việt Nam chủ yếu là các DN vừa và nhỏ, tham gia MSX toàn cầu với vai trò là các nhà cung ứng cấp ba, cấp bốn thì lại chưa có nghiên cứu Vì vậy, cần phải nghiên cứu, xem xét các yếu tố mới phù hợp với đặc điểm của các DN dệt may Việt Nam và bối cảnh kinh tế của Việt Nam đưa vào trong luận án để phân tích ảnh hưởng đến khả năng MSX toàn cầu của các DN dệt may.

Thứ tư, phân ngành nghiên cứu tham gia MSX toàn cầu của các DN của ngành dệt may là một chủ đề nghiên cứu hấp dẫn, có nhiều hướng khai thác mang tính lý thuyết cũng như ứng dụng cao trong hoạt động quản trị DN cũng như đặc thù của ngành dệt may. Thứ năm, tại Việt Nam các nghiên cứu về tham gia MSX toàn cầu của ngành dệt may chủ yếu phân tích ở góc độ vĩ mô của nền kinh tế chứ chưa phân tích chuyên sâu ở góc độ vi mô của DN Có nhiều các nghiên cứu về tham gia của các DN dệt may Việt Nam nhưng đa phần lại phân tích về tham gia của các DN vào chuỗi cung ứng hơn là MSX toàn cầu Hơn nữa, khi phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến tham gia MSX toàn cầu của các DN dệt may Việt Nam hiện nay đa số mới chỉ dừng lại ở một số các yếu tố bên trong DN, chứ chưa có nghiên cứu nào phân tích, tổng hợp đồng thời các yếu tố tác động bao gồm cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài DN ảnh hưởng đến khả năng tham gia của các DN dệt may Việt Nam vào MSX dệt may toàn cầu.

Các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung phân tích cơ sở lý thuyết mà chưa kiểm định được tác động của các yếu tố đến khả năng tham gia MSX toàn cầu Ngoài ra, các nghiên cứu này cũng chưa đánh giá thực trạng khả năng tham gia MSX toàn cầu của các DN dệt may Việt Nam, cũng như đưa ra các giải pháp phù hợp dựa trên việc đánh giá các yếu tố tác động đến khả năng tham gia của doanh nghiệp trong ngành dệt may tại Việt Nam.

Từ khoảng trống nghiên cứu, tác giả xác định luận án sẽ tập trung giải quyết các vấn đề về lý luận và thực tiễn như sau:

Thứ nhất, về mặt lý luận, luận án sẽ tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng và xây dựng mô hình phản ánh tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài DN đến khả năng tham gia MSX toàn cầu của các DN dệt may Việt Nam.

Thứ hai, về mặt thực tiễn, luận án sẽ kiểm định các yếu tố tác động đến khả năng tham gia MSX toàn cầu của các DN dệt may Việt Nam ở góc độ vi mô, xác định các yếu tố quan trọng để Nhà nước xây dựng và triển khai các chính sách để thúc đẩy sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án cũng sẽ giúp các DN có công cụ tham khảo để có thể tự đánh giá khả năng tham gia vào MSX toàn cầu của mình.

Trong khuôn khổ chương 1, luận án đã tiến hành hệ thống hoá các công trình nghiên cứu về MSX toàn cầu, về MSX dệt may toàn cầu, về các yếu tố ảnh hưởng đến tham gia và khả năng tham gia của các DN vào MSX toàn cầu, về tham gia và khả năng tham gia của các DN dệt may Việt Nam vào MSX toàn cầu, đồng thời chỉ ra khoảng trống nghiên cứu, có thể là hướng đi tiềm năng triển khai nghiên cứu.

Cụ thể, sau khi tổng thuật các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia MSX toàn cầu của các DN, luận án đã tổng hợp và tiếp cận các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia của các DN theo 02 nhóm: Yếu tố bên trong DN và Yếu tố bên ngoài DN.

Chỉ ra các khoảng trống trong nghiên cứu về đề tài khả năng tham gia MSX toàn cầu hiện nay của các DN dệt may Việt Nam dưới góc độ các yếu tố ảnh hưởng, từ đó phát triển hướng nghiên cứu của luận án.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THAM GIA CỦA CÁC DN DỆT MAY VÀO MSX TOÀN CẦU

MSX toàn cầu

2.1.1 Khái niệm MSX toàn cầu

MSX toàn cầu là thuật ngữ gắn liền với quá trình toàn cầu hóa, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất Gần 80% thương mại toàn cầu được thực hiện thông qua MSX toàn cầu (UNCTAD, 2013) Xuất hiện từ sự tái cấu trúc sâu rộng trong quy mô sản xuất doanh nghiệp và nền kinh tế thế giới, MSX toàn cầu cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phức tạp, vận hành trong hệ thống kinh tế, xã hội và hệ sinh thái liên tục biến đổi.

Khung lý thuyết của MSX toàn cầu ban đầu xuất hiện vào đầu những năm 2000 đến giữa những năm 2000 (được gọi là GPN 1.0) cho rằng GPN là một sự sắp xếp tổ chức, bao gồm các tác nhân công ty và phi công ty được kết nối với nhau do một công ty dẫn đầu toàn cầu điều phối và sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ trên nhiều vị trí địa lý cho các thị trường trên toàn thế giới Trọng tâm của GPN 1.0 là phân tích các tác nhân cấu thành mạng lưới sản xuất toàn cầu với một công ty dẫn đầu là điều kiện tiên quyết, và phân tích tác động của mạng đến sự phát triển của các khu vực được kết nối với nhau qua mạng lưới này (Dicken & Henderson, 2003; Coe và cộng sự, 2004; Coe và cộng sự, 2008).

Thành tố Giá trị Năng lực Sự gắn kết

Góc độ Các chủ thể Các cấu trúc

Mạng lưới (kinh doanh/ chính trị)

Hình 2.1 Lý thuyết GPN 1.0 bằng sơ đồ

(Nguồn: Henderson và cộng sự, 2002)

Khung lý thuyết của GPN 1.0 dựa trên ba thành tố là giá trị, năng lực và sự gắn kết Thứ nhất, quy trình tạo ra, nâng cao và nắm bắt giá trị được xem xét kỹ lưỡng Giá trị được hiểu là giá trị thặng dư hoặc lợi thế cạnh tranh của DN đạt được từ công nghệ, lao động, thương hiệu hoặc kỹ năng Thứ hai, việc phân bổ và vận hành các dạng năng lực khác nhau trong mạng lưới sản xuất toàn cầu được xem xét Năng lực được coi là khả năng của một tác nhân ảnh hưởng đến hành vi của tác nhân khác theo cách trái ngược với lợi ích của tác nhân đó, hoặc khả năng của một chủ thể chống lại sự áp đặt không mong muốn của một chủ thể khác Cách giải thích về năng lực này dựa trên ba giả định (1) năng lực được coi là có tính chất tương quan, thay đổi tùy theo các tác nhân tham gia vào mạng lưới; (2) năng lực tại một thời điểm nhất định trong mạng lưới sẽ ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi năng lực ở các giai đoạn khác của mạng lưới; và (3) bất kỳ mối quan hệ liên công ty nào cũng không thể hoàn toàn là dựa trên năng lực, vì luôn có một mức độ lợi ích và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các DN DN sẽ gia tăng hiểu biết về năng lực bằng cách thừa nhận các quan hệ năng lực khác – đặc biệt là năng lực thể chế do nhà nước và các tổ chức khác nắm giữ Thứ ba, sự gắn kết của các mạng lưới sản xuất toàn cầu, hay cách thức MSX toàn cầu được cấu thành bởi sự sắp xếp về chính trị, kinh tế và xã hội đang diễn ra ở những nơi MSX toàn cầu hoạt động, được nghiên cứu rất kỹ Việc xem xét tính gắn kết là một đặc điểm nổi bật của lý thuyết GPN vì đặc điểm này thể hiện các bối cảnh về thể chế và văn hóa xã hội quan trọng của tất cả các hoạt động kinh tế Có ba hình thức gắn kết cụ thể và có liên quan với nhau được sử dụng trong khuôn khổ GPN, đó là gắn kết xã hội, gắn kết mạng lưới và gắn kết lãnh thổ Gắn kết xã hội phản ánh tầm quan trọng của văn hóa, thể chế và lịch sử của các tác nhân kinh tế đối với hành động kinh tế Gắn kết mạng lưới đề cập đến cấu trúc mạng, mức độ kết nối chức năng và xã hội trong MSX toàn cầu, mức độ ổn định giữa các đại lý và tầm quan trọng của mạng đối với các tác nhân tham gia Ngoài sự liên kết giữa các công ty, gắn kết mạng lưới cũng đề cập đến các mối quan hệ với các đại lý bên ngoài công ty Gắn kết mạng lưới làm nổi bật các sự liên kết giữa các tác nhân không đồng nhất tạo thành

21 một mạng lưới sản xuất toàn cầu, bất kể vị trí của các tác nhân và do đó không bị giới hạn ở quy mô địa lý Gắn kết lãnh thổ xem xét cách các công ty và các tổ chức liên quan lựa chọn địa điểm sản xuất ở những nơi khác nhau MSX toàn cầu không chỉ đơn thuần định vị ở những nơi cụ thể; mà có thể lựa chọn những địa điểm linh hoạt, phụ thuộc vào sự hấp thu của mạng đối với các tài nguyên của thị trường như thị trường lao động, chính sách của nhà nước Một yếu tố quan trọng của gắn kết lãnh thổ là mức độ và bản chất của các mối quan hệ được hình thành giữa các công ty thực hiện các vai trò khác nhau trong mạng lưới sản xuất toàn cầu (là công ty dẫn đầu hay là các nhà cung cấp chung) Tóm lại, các thành tố giá trị, năng lực và sự gắn kết được sử dụng để phân tích cấu hình và sự phối kết hợp của các công ty và phi công ty trong các MSX toàn cầu của các ngành khác nhau (Coe và cộng sự, 2004; Coe & Yeung, 2015; Yeung, 2018; Coe & Yeung, 2019).

Cuối những năm 2000, một số học giả cho rằng lý thuyết GPN 1.0 có xu hướng không đề cao nguồn gốc và động lực của mạng lưới tổ chức trong hệ thống sản xuất trong khi lại nhấn mạnh quá mức các loại hình quản trị (Coe,2014; Yeung & Coe, 2015) Khái niệm về MSX toàn cầu hiện đại (GPN 2.0) đã khắc phục các điểm còn thiếu về lý thuyết của GPN 1.0, đưa ra các lý thuyết mới về lý do, cách thức tổ chức và sự phối hợp của các MSX toàn cầu, cho thấy thay đổi đáng kể trong và giữa các ngành, các lĩnh vực và các nền kinh tế khác nhau Dựa trên lý thuyết về mạng lưới các tác nhân, GPN 2.0 đã khái niệm hóa các mối quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa các động cơ cạnh tranh củaMSX toàn cầu với các rủi ro tiềm ẩn.

22 MSX toàn cầu Động cơ Chiến lược Quỹ đạo nắm giá trị bắt Kết quả phát triển

Hình 2.2 Sơ đồ lý thuyết GPN 2.0

GPN 2.0 trở thành khái niệm tổng thể để tạo ra các kết nối giữa các yếu tố về động cơ, chiến lược, quỹ đạo nắm bắt giá trị và kết quả phát triển khu vực như Hình 2.2 Động cơ trong MSX toàn cầu là việc các công ty dẫn đầu và các đối tác đều phải tối ưu hóa tỷ lệ chi phí - năng lực bằng cách cắt giảm chi phí và/hoặc nâng cao giá trị, năng lực cốt lõi của công ty Những động cơ này là những biến số chính thúc đẩy các chiến lược được các chủ thể kinh tế áp dụng trong việc cấu hình hoặc tái cấu hình mạng lưới sản xuất toàn cầu và cuối cùng là kết quả phát triển ở các ngành, khu vực và quốc gia khác nhau Khái niệm chiến lược được coi như một thấu kính làm tiền cảnh cho tính chủ định và quyền tự quyết của DN về việc phát triển thị trường phù hợp với động lực của mình. Bằng cách phản ánh các động lực và rủi ro của MSX toàn cầu vào các lựa chọn chiến lược được sử dụng bởi các tác nhân mạng khác nhau, có thể phân biệt các đặc thù của công ty và ngành trong việc vận hành bốn chiến lược: phối hợp nội bộ công ty, kiểm soát liên công ty, quan hệ đối tác giữa các công ty và thương lượng ngoài công ty (Coe & Yeung, 2015; Yeung, 2018; Coe & Yeung, 2019) Quỹ đạo nắm bắt giá trị miêu tả về thuật ngữ động về cách các công ty có thể nắm bắt được hoặc không nắm bắt được lợi ích từ việc đăng ký tham gia vào các MSX toàn cầu Với khái niệm linh hoạt hơn về các quỹ đạo nắm bắt hoặc nâng cấp giá trị ở cấp độ DN, thì sự phát triển kinh tế khu vực có thể được coi là kết quả của việc tổng hợp của các quỹ đạo riêng lẻ này GPN 2.0 đã sử dụng một cách hiệu quả khái niệm về khớp nối chiến lược để phân định các cách thức khác nhau trong đó nền kinh tế khu vực và quốc gia giao thoa với mạng lưới sản xuất toàn cầu Bằng việc phân tích các liên kết khác nhau như liên kết chức năng, liên kết cấu trúc và phân tích các loại khớp nối chiến lược như trung tâm đổi mới, trung tâm hậu cần, nền tảng lắp ráp đã phản ánh quỹ đạo nắm bắt giá trị và kết quả phát triển kinh tế ở cấp độ khu vực Coe & Yeung, 2015; Yeung, 2018; Coe & Yeung, 2019).

Như vậy, MSX toàn cầu đã trải qua nhiều lần phát triển và định nghĩa khác nhau, thay đổi theo thời gian và các yếu tố ảnh hưởng Các khung lý thuyết về MSX toàn cầu là sự kết hợp của những nghiên cứu chuyên sâu về chuỗi giá trị toàn cầu, lý thuyết mạng lưới các tác nhân và lý thuyết về sự đa dạng của chủ nghĩa tư bản MSX toàn cầu đưa ra một khung lý luận bao gồm tất cả các tác nhân có liên quan trong hệ thống sản xuất, từ đó cung cấp nền tảng phân tích cho thấy mối quan hệ giữa sự phát triển khu vực quốc gia với các động lực phân nhóm (Bathelt & Li, 2014).

2.1.2 Các chủ thể trong MSX toàn cầu

Các chủ thể trong MSX toàn cầu có liên quan đến việc tổ chức các hoạt động giá trị trong mạng Ba nhóm chủ thể trong cấu trúc của MSX toàn cầu là các công ty, các chủ thể không phải là công ty (chủ thể phi công ty) và các trung gian MSX toàn cầu không thể hoạt động nếu không có sự hiện diện đồng thời của các nhóm chủ thể này Tuy nhiên, ba nhóm chủ thể này không có vai trò, vị trí và chức năng giống nhau trong mạng lưới Bằng cách tập trung vào các chủ thể tham gia là các công ty và các chủ thể phi công ty, GPN 2.0 phân tích sự đa dạng về lợi ích và chiến lược trong các phân khúc chức năng khác nhau liên quan đến hoạt động giá trị được tổ chức toàn cầu.

Các công ty là thành phần chủ chốt của MSX toàn cầu Để làm rõ các loại hình công ty tham gia vào MSX toàn cầu, tiêu chí vai trò và chức năng được lựa chọn làm chỉ tiêu để phân loại các công ty Bảng 2.1 cho thấy thành phần các công ty tham gia vào MSX toàn cầu gồm có các công ty dẫn đầu, đối tác chiến lược, nhà cung cấp chuyên biệt (đa ngành, liên ngành hoặc một ngành cụ thể), nhà cung cấp chung và khách hàng (Coe & Yeung, 2015; Coe & Yeung, 2019).

Bảng 2.1 Các công ty tham gia vào MSX toàn cầu

Chủ thể của MSX toàn cầu Vai trò Hoạt động giá trị

Ví dụ trong ngành sản xuất (Sản xuất điện thoại thông minh)

Ví dụ trong ngành dịch vụ (Ngành ngân hàng)

Công ty dẫn đầu Phối hợp và kiểm soát Định nghĩa sản phẩm và thị trường

Apple, Samsung và HSBC là đối tác chiến lược cung cấp các giải pháp toàn diện hoặc từng phần cho các công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất Các giải pháp này được đồng thiết kế và phát triển để đáp ứng nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp, giúp tăng cường hiệu quả hoạt động và đạt được mục tiêu kinh doanh.

Các nhà cung cấp chuyên biệt (cho riêng một ngành

Cung cấp chuyên dụng để hỗ trợ công ty dẫn đầu và/hoặc đối tác

Các bộ phận, mô-đun hoặc sản phẩm có giá trị cao

Các nhà cung cấp chuyên biệt (đa ngành)

Nguồn cung cấp quan trọng cho công ty dẫn đầu và/hoặc đối tác

Hàng hóa hoặc dịch vụ trung gian liên ngành

Nhà cung cấp chung Các nhà cung cấp nguyên vật liệu theo cánh tay nối dài

Các sản phẩm, dịch vụ được tiêu chuẩn hóa, có giá trị thấp

Chuyển giao giá trị cho các công ty dẫn đầu

Tiêu dùng trung gian hoặc cuối cùng

Các công ty dẫn đầu khác hoặc người tiêu dùng

Các công ty dẫn đầu khác hoặc người tiêu dùng

Mỗi lĩnh vực cụ thể có thể có một hoặc nhiều công ty dẫn đầu, xác định bằng sức mạnh thị trường, thương hiệu, công nghệ hoặc bí quyết sản xuất Công ty dẫn đầu toàn cầu không chỉ đơn giản là công ty dẫn đầu về sản xuất, công nghệ hay dịch vụ mà còn thể hiện quyền lực kiểm soát và khả năng phối hợp để kiểm soát thị trường Công ty dẫn đầu có thể kiểm soát thị trường và xác định sản phẩm cho các nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp dịch vụ khác trong cùng ngành Họ có quyền lực gây ảnh hưởng đến các quyết định của các công ty khác, tích hợp các công ty này vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của mình để tạo ra giá trị Vai trò của công ty dẫn đầu bao gồm người mua, nhà sản xuất, điều phối viên, người kiểm soát hoặc nhà tạo lập thị trường, hoặc tổng hợp các vai trò này.

Các đối tác chiến lược trong MSX toàn cầu được hình thành khi các nhà sản xuất theo hợp đồng lớn xuất hiện cung cấp giải pháp công nghệ có quy mô lớn cho các khách hàng Họ từ bỏ vai trò trước đây là nhà cung cấp OEM chi phí thấp để trở thành nhà thiết kế (ODM), cung cấp dịch vụ thiết kế và sản xuất một phần hoặc toàn bộ cho các công ty OEM dẫn đầu Các công ty OEM, OBM dẫn đầu cũng không thực hiện sản xuất và hoàn toàn dựa vào các ODM đó để sản xuất sản phẩm của họ Thông qua các thỏa thuận về tổ chức, các công ty dẫn đầu toàn cầu giờ đây phụ thuộc nhiều hơn vào các dịch vụ thiết kế, sản xuất và hậu cần của các đối tác chiến lược của họ (Bảng 2.1) Do khả năng cụ thể của các đối tác chiến lược trong việc cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng vượt ra ngoài sản xuất chế tạo, những công ty này có tầm quan trọng chiến lược đối với các khách hàng là công ty dẫn đầu toàn cầu trong MSX toàn cầu (Coe & Yeung, 2015; Yeung, 2018; Coe & Yeung, 2019).

Các nhà sản xuất độc lập

Ngoài các công ty dẫn đầu và các đối tác chiến lược, một MSX toàn cầu luôn liên quan đến nhiều nhà cung cấp độc lập trong các ngành sản xuất và dịch vụ Những nhà cung cấp này có thể được chia thành các nhà cung cấp chuyên biệt và nhà cung cấp chung Nhà cung cấp chuyên biệt có thể cung ứng nguyên vật liệu sản xuất (bộ phận và linh kiện) và dịch vụ (lắp ráp OEM) hoặc dịch vụ sản xuất (dịch vụ pháp lý hoặc hậu cần) được tích hợp vào hoạt động giá trị được điều phối bởi công ty dẫn đầu cụ thể Vai trò của các nhà cung cấp chuyên biệt thay đổi theo ngành hoặc các ngành khác nhau Trong sản xuất, một nhà cung cấp chuyên biệt có thể cung ứng các nguyên vật liệu cho một hoặc nhiều mạng lưới sản xuất toàn cầu trong cùng ngành Các nhà cung cấp chuyên biệt khác có thể cung ứng các nguyên vật liệu khác hoặc mô-đun để sản xuất các sản phẩm cho các ngành khác nhau Theo thời gian, một số nhà cung cấp chuyên biệt này có thể trở thành đối tác chiến lược của các công ty dẫn đầu toàn cầu khi mối quan hệ của họ được củng cố bởi tính đặc thù của tài sản và sự phụ thuộc lẫn nhau lớn hơn nhiều. Các nhà cung cấp chung là những công ty cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ khá tiêu chuẩn hóa và có giá trị tương đối thấp cho các công ty khác trong cùng một MSX toàn cầu Các khách hàng của các nhà cung cấp chung thường có chi phí chuyển đổi thấp khi họ lựa chọn một nhà cung cấp trong số các nhà cung cấp chung đa dạng Vì vậy, các nhà cung cấp chung gần như không có lợi thế cạnh tranh và cũng khó có thể trở thành đối tác chiến lược của các công ty dẫn đầu trong MSX toàn cầu.

Khách hàng là các công ty đóng vai trò quan trọng trong việc trả tiền cho hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất bởi nhiều công ty khác Việc tiêu thụ hàng hóa/ dịch vụ được sản xuất trong MSX toàn cầu thể hiện việc ghi nhận cuối cùng của chuyển giao giá trị được chuyển từ khách hàng sang các công ty dẫn đầu toàn cầu rồi phân phối cho các công ty khác trong mạng Đối với các nhà sản xuất hàng trung gian hoặc các nhà cung cấp dịch vụ sản xuất, những khách hàng quan trọng này có thể thu hút các công ty dẫn đầu khác trong các ngành sản xuất và dịch vụ Do đó, các mối quan hệ liên công ty chiếm ưu thế trong cấu hình tổ chức của các MSX toàn cầu này.

2.1.2.2 Các chủ thể ngoài công ty

Bên cạnh việc quản lý các bộ phận trong nội bộ công ty và kiểm soát các mối quan hệ tổ chức giữa các công ty khác nhau trong cùng một mạng lưới toàn cầu, các công ty đứng đầu còn phải gắn kết với các tác nhân bên ngoài công ty như nhà nước, các tổ chức quốc tế, nhóm lao động, người tiêu dùng và các tổ chức xã hội dân sự ở các địa phương khác nhau để cấu thành nên các mạng lưới toàn cầu.

Bảng 2.2 Các chủ thể ngoài công ty trong MSX toàn cầu

Chủ thể MSX toàn cầu Vai trò Hoạt động giá trị

Phạm vi ảnh hưởng đến công ty

Nhà nước Xúc tiến và quy định

Quyền sở hữu, chính sách công nghiệp, đổi mới, quy định thị trường

MSX dệt may toàn cầu

2.2.1 Tổng quan về MSX dệt may toàn cầu

MSX dệt may toàn cầu ban đầu được thiết lập do sự phân hóa các giai đoạn của hoạt động sản xuất, đến nay đã xuất hiện được vài thập kỷ Gary Gereffi (1994) đưa ra những lý thuyết đầu tiên về chuỗi hàng hóa toàn cầu (GCC) trong ngành công nghiệp dệt may, đã chỉ ra rằng ngành dệt may có sự phân hóa chi tiết các giai đoạn sản xuất và tiêu thụ qua biên giới quốc gia, theo cơ cấu tổ chức của các DN hay các công ty liên kết dày đặc, tạo ra MSX khổng lồ có độ phân tán lớn (Gereffi, 1994) Theo Gereffi, chuỗi dệt may toàn cầu là chuỗi hàng hóa do người mua chi phối Cụ thể mối quan hệ giữa các công ty trong chuỗi dệt may toàn cầu được thể hiện ở hình 2.5 Theo đó, tác giả nghiên cứu chuỗi ở vị trí của các DN dệt may đứng đầu chuỗi có trụ sở ở Hoa Kỳ và phân tích chuỗi dệt may toàn cầu trên cơ sở mối quan hệ giữa các công ty có thương hiệu và các nhà bán lẻ ở Hoa Kỳ với các đối tác ở thị trường nước ngoài.

Chuỗi hàng hóa do người mua chi phối cho rằng các công ty sở hữu thương hiệu không phải là công ty sản xuất bởi vì họ không sở hữu nhà máy Thay vào đó, các công ty này là các nhà thiết kế, và/hoặc công ty tiếp thị, nhưng về bản chất là họ không sản xuất các sản phẩm mang tên thương hiệu của mình Các công ty ở các quốc gia có chi phí cao tồn tại và duy trì khả năng cạnh tranh thông qua khâu khâu thiết kế, marketing, bán lẻ và kết hợp với sự kiểm soát và điều phối của các nhà cung cấp Như vậy, các công ty dẫn đầu ngành thường không sản xuất hàng hóa trực tiếp, không cạnh tranh với hàng hóa của các nhà cung cấp của họ Ngoài việc đảm bảo các đầu ra thị trường cho các nhà cung cấp, công ty dẫn đầu sẽ có thể sẵn sàng hơn trong việc chuyển giao công nghệ tiên tiến, đặc biệt là trong lĩnh vực tổ chức (Gereffi, 1999).

Quan hệ chính Quan hệ phụ

Hình 2.5 Chuỗi dệt may toàn cầu

Thị trường nước ngoài Thị trường Mỹ

Công ty sở hữu thương hiệu

Các nhà bán lẻ Người mua nước ngoài

Lý thuyết về chuỗi dệt may toàn cầu dần dần bị thay thế bởi lý thuyết chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, xuất hiện vào đầu những năm 2000 (Coe và cộng sự, 2004) Trọng tâm của các nghiên cứu về chuỗi giá trị toàn cầu là các lý thuyết về quản trị liên công ty Đối với chuỗi giá trị dệt may, nó mang tính liên ngành, liên kết nhiều công ty khác nhau, đó là các mạng lưới nguyên liệu thô (sợi tổng hợp, sợi tự nhiên), mạng lưới nguyên phụ liệu (vải và dệt may), MSX may mặc, các mạng xuất khẩu và phân phối và cuối cùng là các mạng marketing và bán lẻ (Gereffi & Memedovic, 2003).

Hình 2.6 Chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may

Chuỗi giá trị dệt may bao gồm năm hoạt động tạo giá trị: nguyên liệu, nguyên phụ liệu, sản xuất, xuất khẩu và tiếp thị Những hoạt động này có thể được phân bố trên toàn cầu, với các hoạt động giá trị cao như mua đầu vào và tiếp thị tập trung ở các nước phát triển Ngược lại, sản xuất với giá trị thấp, đòi hỏi lao động bán lành nghề, được chuyển sang các nước đang phát triển có mức lương thấp.

Lý thuyết về MSX dệt may toàn cầu cho rằng mô hình tổ chức của mạng dệt may là mô hình đối tác chiến lược Cụ thể mô hình và phân tích mối quan hệ giữa công ty dẫn đầu, đối tác chiến lược và khách hàng đã được phân tích ở mục 2.1.3.1 Lý thuyết này nhấn mạnh không chỉ vai trò của các công ty trong hệ thống mạng lưới sản xuất mà còn vai trò của các chủ thể ngoài công ty như nhà nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức lao động, các trung gian (Coe & Yeung, 2015) Như vậy, mạng lưới sản xuất toàn cầu có thể được hiểu là sự kết hợp của các mạng lưới khác nhau, hay còn gọi là “mạng lưới của các mạng lưới” (Stephenson & Agnew, 2016) Nghiên cứu mạng sản toàn cầu cần nghiên cứu các tác nhân, lãnh thổ và loại hình kinh tế khác nhau đặc trưng cho các phần thượng nguồn, trung lưu và hạ nguồn của MSX toàn cầu.

2.2.2 Đặc điểm của MSX dệt may toàn cầu

MSX dệt may toàn cầu là mạng lưới phân đoạn, dày đặc

MSX dệt may toàn cầu là một trong những mạng lưới có sự phân đoạn sản xuất nhiều nhất trong tất cả các MSX, đặc trưng bởi nhiều nhà máy nhỏ, sử dụng nhiều lao động (Gereffi, 1999) Chính vì vậy, MSX dệt may là các mạng lưới dày đặc được thiết lập bởi nhiều loại công ty trung tâm khác nhau, có trụ sở tại các quốc gia phát triển, xung quanh có một số lượng lớn các nhà sản xuất hợp đồng ở các nước đang phát triển (Lane & Probert, 2009).

MSX dệt may hiện nay gần như đã chuyển hoàn toàn từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, làm tăng mức độ phân hóa giữa những DN đặt hàng ở các nước phát triển (hay thường được gọi là người mua ở phương Tây) và các công ty cung cấp ở các nước đang phát triển Người mua phương Tây luôn giữ vai trò điều phối mạng lưới sản xuất toàn cầu Mặc dù trên danh nghĩa là các công ty sản xuất, hầu hết trong số họ bây giờ chủ yếu tham gia vào việc điều phối các bộ phận bị phân đoạn trong các phân khúc trong chuỗi giá trị và các GPN được phát triển vì đặc điểm này (Cammett, 2006) Quyền lực của một số chủ thể trong mạng đang dần thay đổi (Applebaum, 2008) Các nhà thầu trọn gói và đại lý trung gian Trung Quốc đứng giữa các công ty phương Tây với các nhà thầu cấp thấp hơn ở các nước đang phát triển Mạng lưới của họ thường kéo dài xuyên biên giới quốc gia, và thường sử dụng một cách thức chung làm nguồn lực cho mạng.

MSX dệt may toàn cầu là mạng do người mua làm chủ

Trong MSX dệt may toàn cầu, người mua hoặc người tiêu dùng cuối cùng là người nắm bắt giá trị và có thể gây ra những tác động đáng kể đối với hoạt động sản xuất của các DN trong mạng lưới Đối với các nhà sản xuất, nâng cao công nghiệp hóa là một phương thức để tạo ra giá trị nhằm tăng lợi nhuận Nếu quá trình nâng cao công nghiệp hóa diễn ra, nhưng tỷ suất lợi nhuận vẫn ổn định hoặc giảm, điều này ngụ ý rằng người mua hoặc người tiêu dùng cuối cùng đã cản trở việc nâng cao thêm Một dấu hiệu khác của việc nắm bắt được giá trị là khi các nhà sản xuất buộc phải giảm giá hàng hóa/ dịch vụ để giữ chân người mua (Lane & Probert, 2009).

Lao động chi phí thấp và sản xuất linh hoạt

Hai yếu tố quan trọng giải thích cho sự thay đổi về vị trí địa lý và tổ chức sản xuất trong lĩnh vực may mặc trong ngành dệt may, đó là tìm kiếm lao động chi phí thấp và theo đuổi sự linh hoạt của tổ chức (Gereffi, 1994) Mặc dù ngành sản xuất hàng may mặc phụ thuộc vào lao động có mức lương thấp để duy trì tính cạnh tranh, nhưng chỉ với yếu tố này không thể giải thích cho các xu hướng biến đổi trong năng lực cạnh tranh quốc tế Lao động giá rẻ là những gì Michael Porter gọi một lợi thế cạnh tranh bậc thấp, vì nó là một cơ sở vốn không ổn định dựa vào đó để xây dựng chiến lược toàn cầu (Porter, 1990).

GPN có tác động tiêu cực đối với người lao động và điều kiện làm việc của người lao động do phân phối giá trị bất bình đẳng và vi phạm các tiêu chuẩn lao động Sự phụ thuộc vào thị trường lao động theo giới tính, thường là phụ nữ, có chi phí thấp, lao động ngoan ngoãn và có thể kiểm soát được, là một đặc điểm của GPN ở hầu hết các quốc gia cung cấp (Lane & Prober, 2009; Coe & Yeung, 2019).

Có nhiều phân khúc sản phẩm riêng biệt, làm mối quan hệ giữa các nhà cung cấp và nhà bán lẻ khác nhau trong MSX dệt may toàn cầu.

Ngành công nghiệp may mặc bao gồm nhiều phân khúc sản phẩm riêng biệt, dẫn đến các phương pháp sản xuất khác nhau và xác định mối quan hệ khác nhau giữa các nhà cung cấp với các nhà bán lẻ Sản xuất hàng may mặc bao gồm sản xuất hàng hóa cơ bản và sản xuất hàng thời trang (Gereffi, 1994) Sản phẩm may mặc cơ bản là những hàng hóa được tiêu chuẩn hóa, sản xuất lặp đi lặp lại như quần jeans, áo sơ mi, quần áo lót Các công ty dẫn đầu của ngành may mặc thường sử dụng máy móc chuyên dụng, đơn năng Họ có xu hướng liên kết với các công ty dệt ở các nước phát triển, có thể sản xuất trong nước hoặc thực hiện thuê ngoài một phần hoặc toàn bộ khâu may sản phẩm cho các công ty khác ở thị trường nước ngoài Sản phẩm thời trang là những hàng hóa chịu sự thay đổi liên tục đa dạng về vải và kiểu dáng, được sản xuất theo lô tương đối ngắn Các công ty sản xuất trong lĩnh vực này phải đối mặt với nhu cầu lớn hơn nhiều về sự đa dạng về kiểu dáng và chất liệu, và họ có xu hướng sử dụng nhiều nhà máy ở nước ngoài vì nhu cầu về mức lương thấp và độ linh hoạt cao của các công ty này trong việc sử dụng lao động (Lane & Probert, 2009).

Xem xét đến các nhà sản xuất khác nhau trong lĩnh vực may mặc, có điểm khác biệt giữa nhà sản xuất hàng may mặc cho nhãn hiệu riêng và nhà sản xuất có thương hiệu Các nhà sản xuất cho nhãn hiệu riêng phải sản xuất hàng hóa cho nhãn hiệu của các công ty bán lẻ lớn theo nhãn hiệu của các công ty bán lẻ với các quy định chặt chẽ về đặc điểm thiết kế, chất lượng và giá cả của hàng may mặc được sản xuất Các nhà sản xuất có thương hiệu, ngược lại, được quyền xác định tất cả các chức năng này một cách độc lập, để đạt được sự công nhận về thương hiệu và bán được giá cao hơn.

2.2.3 Mô hình MSX toàn cầu ngành dệt may

Mô hình MSX toàn cầu trong ngành dệt may thường là quan hệ đối tác chiến lược, nhưng có thể thay đổi theo thời gian Các mô hình MSX gồm ba góc độ khác nhau: tổng hợp nhiều MSX (bao gồm cả toàn cầu và địa phương) để hình thành ngành dệt may; chỉ phân tích các công ty dẫn đầu lớn nhất và mạng lưới sản xuất của họ để bao quát gần như toàn bộ ngành toàn cầu; hoặc xem xét cả các DN địa phương bên ngoài MSX toàn cầu để có góc nhìn đầy đủ về ngành dệt may trong một nền kinh tế cụ thể.

Hình 2.7 Mô hình tổng hợp: hình thành MSX của ngành dệt may

Khi chuyển từ MSX toàn cầu này sang MSX toàn cầu khác trong cùng ngành, một số đối tác hoặc nhà cung cấp chính có xu hướng cung cấp hoạt động sản xuất hoặc hoạt động giá trị khác cho nhiều công ty dẫn đầu Mô hình này được gọi là giao điểm nội ngành của nhiều mạng lưới sản xuất toàn cầu Trong ngành dệt may, khi một hoặc nhiều nhà cung cấp ODM là đối tác chiến lược, có thể phục vụ nhu cầu sản xuất của một số công ty dẫn đầu có thương hiệu. Các nhà sản xuất này trở thành các nút mà qua đó các mạng lưới sản xuất toàn cầu của các công ty dẫn đầu này giao nhau Mặc dù các công ty dẫn đầu trong ngành dệt may không giao thoa với nhau, nhưng họ có xu hướng chia sẻ các đối tác chiến lược chung, dẫn đến sự giao thoa chéo trong mạng lưới sản xuất toàn cầu của họ (hình 2.8).

Khách hàng Đối tác chiến lược

Khách hàng Đối tác chiến lược Công ty dẫn đầu

Hình 2.8 Mô hình kết hợp nội bộ ngành của MSX dệt may toàn cầu thông qua các đối tác chiến lược chung trong ngành

MSX toàn cầu tạo ra các giao điểm giữa các ngành cho phép phân tích nội bộ ngành và liên ngành để xem xét về phát triển kinh tế Trong các điểm giao nhau của nhiều MSX toàn cầu giữa các ngành, có thể bắt đầu bằng cách xác định một công ty đầu mối thực hiện nhiều vai trò trong các ngành này Đó có thể là công ty dẫn đầu trong một ngành và là nhà cung cấp chuyên biệt hoặc là khách hàng trong một ngành khác Hình

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia của các DN dệt may vào MSX toàn cầu

2.3.1 Sự tham gia của các DN vào MSX toàn cầu

2.3.1.1 Khái niệm sự tham gia

Kể từ đầu những năm 1990, MSX quốc tế đã phát triển nhanh chóng trong nền kinh tế toàn cầu, liên quan đến nhiều nước phát triển và các nước đang phát triển và đặc biệt dày đặc và phức tạp trong Đông và Đông Nam Á (Yhua

& Bayhaqui, 2013; Yuhua, 2014) Các MSX đã được thúc đẩy bởi sự tăng cường cạnh tranh toàn cầu (tập trung vào chi phí, chất lượng và giao hàng), việc áp dụng các mô hình kinh doanh toàn cầu mới dựa trên thị trường toàn cầu, tìm nguồn cung ứng toàn cầu, sản xuất linh hoạt, tập trung vào cốt lõi kinh doanh, hợp đồng phụ và gia công phần mềm, tạo ra tri thức, thương mại hóa và đổi mới, thay đổi công nghệ nhanh chóng và gián đoạn sản xuất, và những tiến bộ trong công nghệ thông tin và truyền thông MSX cũng đã được tạo điều kiện thuận lợi bởi các hiệp định thương mại tự do khu vực, tiểu khu vực và song phương (Ando & Kimura, 2005).

Quá trình toàn cầu hóa và tăng cường hội nhập khu vực đã cung cấp một động lực mạnh mẽ cho việc mở rộng MSX, và mang đến nhiều cơ hội thị trường mới cho các DN, đặc biệt là những DN có khả năng nhất ứng phó linh hoạt và thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của yêu cầu khu vực và toàn cầu (Wignaraja G , 2013) Đứng ở góc độ của DN vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển, các DN đều kỳ vọng được tham gia

Công ty dẫn đầu Đối tác chiến lược

Khách hàng Công ty dẫn đầu

Nhà cung cấp chuyên biệt 1

Nhà cung cấp chung Nhà nước

Khách hàng vào MSX toàn cầu để có được các cơ hội kinh doanh và nâng cao giá trị cho mình Tuy nhiên, có một thực tế là không phải tất cả các DN ở các quốc gia đều có thể tham gia vào MSX toàn cầu Từ đó đặt ra vấn đề cấp thiết cần phải nghiên cứu về khả năng tham gia của các DN vào MSX toàn cầu Để có thể khái quát quan niệm về khả năng tham gia MSX toàn cầu, tác giả sẽ phân tích từ khái niệm tham gia, khả năng tham gia, sau đó phân tích nội hàm của khả năng tham gia MSX toàn cầu của các DN dệt may.

Khái niệm tham gia (Participation)

Thuật ngữ "tham gia" đề cập đến sự đóng góp của chủ thể vào một hoạt động hoặc tổ chức chung Trong bối cảnh pháp lý, tham gia là trạng thái hoặc hành động trở thành một phần của một thực thể nào đó, như liên kết với những người khác trong mối quan hệ đối tác hoặc một tổ chức dựa trên quyền và nghĩa vụ cụ thể.

Khái niệm tham gia MSX toàn cầu

Có nhiều lý thuyết khác nhau giải thích sự tham gia của các DN trong MSX toàn cầu (Wignaraja G , 2012).

Lý thuyết thương mại mới của Melitz tập trung vào sự khác biệt giữa các công ty trong thương mại quốc tế, với các công ty hiệu quả hơn có khả năng xuất khẩu và tham gia vào mạng lưới sản xuất Lý thuyết phân mảnh của Jones và Kierzkowski lại xét đến quá trình sản xuất chia thành nhiều giai đoạn ở các quốc gia khác nhau, nhấn mạnh ba điều kiện quyết định việc phân mảnh: lợi thế vị trí, chi phí liên kết dịch vụ thấp và chi phí thiết lập mạng thấp Các lý thuyết này đều hướng đến việc giải thích cách thức các công ty tương tác với thị trường quốc tế và tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Một cách tiếp cận khác đã định nghĩa DN được gọi là tham gia vào MSX toàn cầu nếu bản thân DN đó đáp ứng được hai yêu cầu Thứ nhất, DN phải là một nhà cung cấp ở bất kỳ cấp nào trong MSX toàn cầu Với yêu cầu thứ nhất thì DN có thể là công ty dẫn đầu, đối tác chiến lược, nhà cung cấp chuyên biệt hoặc nhà cung cấp chung Thứ hai,

DN phải có hoạt động nhập khẩu đầu vào hoặc xuất khẩu một số sản phẩm của mình Do tác giả đã giới hạn mẫu là chỉ khảo sát đối với các DN sản xuất, nên các DN thương mại thực hiện mua đi bán lại thành phẩm không nằm trong đối tượng nghiên cứu Như vậy, việc xuất khẩu hay nhập khẩu sản phẩm ở đây được hiểu là nhập khẩu các nguyên vật liệu, bán thành phẩm – đầu vào cho hoạt động sản xuất và/ hoặc xuất khẩu nguyên vật liệu, bán thành phẩm hoặc thành phẩm (Harvie và cộng sự, 2010; Nguyễn Đình Chúc và cộng sự, 2018).

Theo nghiên cứu của OECD, xác định các DN tham gia vào MSX toàn cầu dựa trên một trong ba loại hoạt động sau: (1) xuất khẩu hoặc nhập khẩu trực tiếp (thường là loại hoạt động quốc tế thường xuyên nhất); (2) xuất khẩu gián tiếp với tư cách là nhà thầu phụ cho các công ty lớn hoặc nhà cung cấp đầu vào (khá phổ biến); và (3) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các địa điểm ở nước ngoài của các DN vừa và nhỏ (rủi ro hơn so với sản xuất hoặc kinh doanh tại thị trường trong nước) (OECD, 1997; Hollenstein, 2005) Nhiều nhà nghiên cứu đồng tình với quan điểm này và nhưng khi thực hiện các nghiên cứu, gặp khó khăn trong việc thu thập số liệu của các DN đầu tư trực tiếp nước ngoài nên đa phần họ đưa ra định nghĩa mới về tham gia MSX toàn cầu là khi một công ty thực hiện bất kỳ hình thức hoạt động nào trong mạng lưới sản xuất, nghĩa là với tư cách là nhà xuất khẩu trực tiếp, nhà xuất khẩu gián tiếp hoặc kết hợp cả hai (Wignaraja, 2012; Zhang & Akhmad, 2013; Duval & Utoktham, 2014; Wignaraja, 2015, Dollar & Kidder,

2017, Nguyễn Ngọc Anh và cộng sự, 2019; Herlina & Kudo, 2020) Ở góc độ nghiên cứu của luận án này, tác giả sẽ lấy khái niệm tham gia MSX toàn cầu của DN theo quan điểm trên.

Theo Abonyi (2005), cơ cấu của MSX toàn cầu nói chung và của mạng dệt may nói riêng được hình thành và phát triển theo cấu trúc phân cấp Đứng đầu mạng đóng vai trò chủ chốt là các công ty dẫn đầu Trong ngành dệt may,các công ty dẫn đầu trong MSX đại diện cho “các kênh người mua” toàn cầu đa dạng Các kênh này bao gồm (1) các chuỗi giảm giá dựa trên chi phí như Wal-Mart, K-mart; (2) các nhà tiếp thị thương hiệu cao cấp như Liz Claiborne,Tommy Hilfinger; (3) cửa hàng chuyên may mặc như Gap; và (4) nhãn hiệu riêng của những cửa hàng tổng hợp lớn như JC Penny, Sears Các hoạt động chính của các công ty dẫn đầu trong giai đoạn này liên quan đến thiết kế, xây dựng thương hiệu và tiếp thị; và họ có được đòn bẩy chính thông qua khả năng định hình thị trường tiêu dùng đại chúng thông qua các thương hiệu mạnh và chiến lược tìm nguồn cung ứng địa phương như Nike, Reebok và Levi’s (Abonyi G , 2007).

Một nhóm đa dạng các nhà bán lẻ hàng may mặc lớn đã chuyển từ chủ yếu là người mua hàng từ các nhà sản xuất hàng may mặc sang phát triển mối liên kết chặt chẽ với các nhà cung cấp toàn cầu Mạng lưới các nhà cung cấp bao gồm các vòng khác nhau, thường được phân thành các cấp Vòng cung ứng cấp một thường được gọi là nhà cung ứng toàn cầu hoặc nhà cung ứng trọn gói với số lượng khá ít Các nhà cung ứng cấp một một mặt trực tiếp hỗ trợ, giao dịch với các công ty dẫn đầu trong MSX, cung cấp đầu vào và bán thành phần cho họ Mặt khác, những nhà cung ứng này đồng thời cũng có một đội ngũ các nhà cung ứng cấp thấp hơn chuyên cung cấp phụ tùng, linh kiện và các yếu tố đầu vào khác, giúp giảm chi phí và tăng cường sức cạnh tranh cho MSX Các nhà cung cấp cấp thấp hơn này, ở xa hơn trong mạng lưới, thường là các DN vừa và nhỏ thực hiện các hoạt động có kỹ năng thấp, giá trị gia tăng thấp, sản xuất đầu ra tương đối đơn giản, thường cạnh tranh trên cơ sở chi phí thấp, với năng lực hạn chế Nhìn chung, việc tham gia vào MSX với tư cách là nhà cung cấp cấp thấp hơn sẽ dễ dàng hơn Tuy nhiên, vị trí này lại có thể không ổn định đối với một công ty, vì nó dễ bị thay thế bởi các nhà cung cấp khác với chi phí thấp hơn Như vậy, về cơ bản để xác định công ty có thể tham gia vào MSX toàn cầu thì cần lưu ý là kết nối khái niệm với những hoạt động cụ thể mà công ty tham gia.

Thách thức đối với các DN ở các nước đang phát triển là tham gia vào MSX với tư cách là nhà cung cấp cấp cao hơn, hoặc cách khác với tư cách là nhà cung cấp cấp thấp hơn nhưng có cơ hội nâng cấp - để nâng cao chuỗi giá trị và tăng hàm lượng giá trị của các hoạt động (Lê Thị Ái Lâm, 2012) Các cấp độ cao hơn, được định nghĩa trong nghiên cứu này là cấp một và cấp hai, có khả năng liên quan đến kỹ năng, công nghệ, kiến thức, hoạt động sáng tạo và giá trị gia tăng và sáng tạo cao hơn, cũng như quyền định giá và sự hiện diện của thương hiệu (Abonyi, 2005).

Hình 2.10 Các cấp độ tham gia của MSX dệt may toàn cầu

Hình 2.10 cho thấy bốn cấp độ tham gia của MSX dệt may toàn cầu Các cấp độ cao hơn, được định nghĩa trong nghiên cứu này là cấp 1 và cấp 2, có khả năng liên quan đến kỹ năng, công nghệ, kiến thức, hoạt động sáng tạo và giá trị gia tăng và sáng tạo cao hơn, cũng như quyền định giá và sự hiện diện của thương hiệu (Abonyi, 2005) Việc tham gia mạng lưới sản xuất ở các cấp thấp hơn, được xác định là cấp 3 và cấp 4, có thể được dự đoán một cách hợp lý là liên quan đến kỹ năng, công nghệ, kiến thức, hoạt động đổi mới và giá trị gia tăng thấp hơn, cũng như nhu cầu cạnh tranh về chi phí Trong trường hợp thứ hai, điều này có thể liên quan đến hoạt động lắp ráp đơn giản đòi hỏi lao động phổ thông và công nghệ trình độ thấp được tiêu chuẩn hóa.

Các nhà sản xuất dẫn đầu (DN lớn, thường là công ty xuyên quốc gia)

Các nhà cung cấp cấp một (DN lớn, có thể là công ty xuyên quốc gia)

Các nhà cung cấp cấp một

(DN lớn) Nhà cung cấp cấp 1

Các nhà cung cấp cấp hai (DN lớn)

Các nhà cung cấp cấp hai (DN VVN)

Các nhà cung cấp cấp ba (DN VVN)

Các nhà cung cấp cấp ba (DN VVN) Các nhà cung cấp cấp ba (DN lớn) Nhà cung cấp cấp 3

Các nhà cung cấp cấp bốn (DN VVN)

Các nhà cung cấp cấp bốn (DN VVN) Nhà cung cấp cấp 4

2.3.1.3 Lợi ích của việc tham gia vào MSX toàn cầu Đầu tiên, việc tham gia GPN có thể giúp nâng cao năng lực kỹ thuật của các DN nói chung và các DN vừa và nhỏ nói riêng Các DN học các phương pháp sản xuất mới, bí quyết quản lý và công nghệ từ các MNC, giúp họ luôn đi đầu trong các sản phẩm và quy trình mới được giới thiệu Người sử dụng lao động cũng có thể nâng cao kỹ năng của họ thông qua đào tạo và chuyển giao công nhân tài năng trong nội bộ ngành, để chất lượng sản phẩm và tiêu chuẩn dịch vụ có thể đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế Các DN này cũng có quyền tiếp cận với đội ngũ kỹ thuật và kiến thức của MNCs, điều này mang lại cho các DN cơ hội học tập liên tục và nâng cấp các kỹ thuật sản xuất của họ.

Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

2.4.1 Mô hình nghiên cứu Đa phần các nghiên cứu của các tác giả về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia MSX toàn cầu của

DN phải phân tích các yếu tố nội tại (Urata & Baek, 2021) và ngoại tại để đánh giá khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu (MSX) Mô hình nghiên cứu được đề xuất gồm 12 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia MSX của các doanh nghiệp dệt may toàn cầu, trong đó có yếu tố mở cửa thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

(ii) Trình độ giáo dục; (iii) Cơ sở hạ tầng; (iv) Hệ thống logistics; và (v) Quản lý nhà nước, (vi) Năng suất lao động; (vii)Quy mô DN; (viii) Số năm hoạt động của DN, (ix) Vốn nước ngoài; (x) Trình độ học vấn của lao động; (xi) Trình độ công nghệ; (xii) Tiếp cận tài chính; Cụ thể như sau:

KHANANGTHAMGIAGPN = α + β1MOCUATHUONGMAIDAUTU + β2TRINHDOGIAODUC + β 3 COSOHATANG + β4HETHONGLOGISTICS + β5QUANLYNHANUOC + β6NANGSUATLAODONG + β7QUYMODOANHNGHIEP + β8SONAMHOATDONG + β9VONNUOCNGOAI + β10TRINHDOLAODONG + β11TRINHDOCONGNGHE + β12TIEPCANTAICHINH

Hình 2.11 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia MSX dệt may toàn cầu của các nghiệp

(Nguồn: Tác giả) 2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu

Nhóm giả thuyết về các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng tham gia MSX dệt may toàn cầu của các nghiệp:

H1+: Mở cửa thương mại và đầu tư nước ngoài có sự tương quan cùng chiều với khả năng tham gia MSX dệt may toàn cầu của các DN.

H2+: Trình độ giáo dục có sự tương quan cùng chiều với khả năng tham gia MSX dệt may toàn cầu của các DN.

H3+: Cơ sở hạ tầng có sự tương quan cùng chiều với khả năng tham gia MSX dệt may toàn cầu của các DN.

H4+: Hệ thống logistics có sự tương quan cùng chiều với khả năng tham gia MSX dệt may toàn cầu của các DN.

Mở cửa thương mại và đầu tư nước ngoài H1

Khả năng tham gia MSX toàn cầu của DN dệt may Việt Nam

Năng suất lao động Quy mô DN

Số năm hoạt động của DN Vốn nước ngoài

Trình độ học vấn của người lao động

Trình độ công nghệ Tiếp cận tài chính

H5+: Quản lý Nhà nước có sự tương quan cùng chiều với khả năng tham gia MSX dệt may toàn cầu của các DN.

Nhóm giả thuyết về các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến khả năng tham gia MSX dệt may toàn cầu của các nghiệp:

H6+: Năng suất lao động có sự tương quan cùng chiều với khả năng tham gia MSX dệt may toàn cầu của các DN. H7+: Quy mô DN có sự tương quan cùng chiều với khả năng tham gia MSX dệt may toàn cầu của các DN. H8+: Số năm hoạt động có sự tương quan cùng chiều với khả năng tham gia MSX dệt may toàn cầu của các DN. H9+: Vốn nước ngoài có sự tương quan cùng chiều với khả năng tham gia MSX dệt may toàn cầu của các DN.

H10+: Trình độ học vấn của người lao động có sự tương quan cùng chiều với khả năng tham gia MSX dệt may toàn cầu của các DN.

H11+: Trình độ công nghệ có sự tương quan cùng chiều với khả năng tham gia MSX dệt may toàn cầu của các DN.H12+: Tiếp cận tài chính có sự tương quan cùng chiều với khả năng tham gia MSX dệt may toàn cầu của các DN.

Tóm lại, chương 2 tác giả đã phân tích một số vấn đề cơ bản về MSX toàn cầu, làm rõ nội hàm của MSX toàn cầu và sự phát triển của các nghiên cứu về MSX toàn cầu từ chuỗi hàng hóa quốc tế đến chuỗi giá trị toàn cầu và MSX toàn cầu từ sơ khai đến giai đoạn hiện tại Tác giả cũng đã phân tích các chủ thể tham gia MSX toàn cầu bao gồm các công ty, các chủ thể ngoài công ty và các trung gian Làm rõ vai trò và hoạt động giá trị mà mỗi chủ thể tham gia trong MSX toàn cầu Việc phân biệt các loại MSX toàn cầu: mô hình mạng đối tác chiến lược và mô hình mạng công ty dẫn đầu làm trung tâm, giúp chúng ta hiểu thêm về cách thức tổ chức của từng mạng và cấu trúc MSX của từng ngành.

Luận án đồng thời làm rõ về đặc điểm của MSX dệt may toàn cầu MSX dệt may toàn cầu có sự phân mảnh sản xuất cao, chịu nhiều sự kiểm soát bởi người mua và người tiêu dùng cuối cùng - người nắm bắt giá trị và có thể gây ra những tác động đáng kể đối với hoạt động sản xuất của các DN trong mạng lưới đối với sản phẩm của mình MSX dệt may toàn cầu đã chứng kiến sự thay đổi về địa điểm sản xuất từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Nguyên nhân là muốn tìm kiếm lao động lương thấp và theo đuổi sự linh hoạt của tổ chức Tiếp theo, luận án đã phân tích các mô hình của MSX toàn cầu ngành dệt may, cụ thể: mô hình tổng hợp của ngành là tập hợp các mô hình sản xuất của các công ty dẫn đầu; mô hình nội bộ ngành dệt may với sự chia sẻ đối tác chiến lược của các công ty dẫn đầu và mô hình liên ngành giữa ngành dệt may với các ngành khác trong mối quan hệ giữa các công ty dẫn đầu, đối tác chiến lược và các nhà cung cấp. Luận án đã làm rõ nội hàm khái niệm khả năng tham gia MSX dệt may toàn cầu của các DN, đó là xác suất của các DN để có thể trở thành một thành phần bất kỳ ở cấp độ nào trong MSX toàn cầu của ngành dệt may khi có những điều kiện nhất định Chương 2 đồng thời cũng đưa ra các cấp độ tham gia vào MSX dệt may toàn cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia của các DN vào MSX dệt may toàn cầu bao gồm:

(i) Mở cửa thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài; (ii) Trình độ giáo dục; (iii) Cơ sở hạ tầng; (iv) Hệ thống logistics; và(v) Quản lý nhà nước, (vi) Năng suất lao động; (vii) Quy mô DN; (viii) Số năm hoạt động của DN, (ix) Vốn nước ngoài; (x) Trình độ học vấn của lao động; (xi) Trình độ công nghệ; (xii) Tiếp cận tài chính Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia của các DN vào MSX dệt may toàn cầu và đưa ra các giả thuyết về các yếu tố tác động, được chia thành hai nhóm: nhóm các yếu tố bên trong và nhóm các yếu tố bên ngoài.

THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG THAM GIA MSX TOÀN CẦU CỦA CÁC DN DỆT MAY VIỆT NAM

Thực trạng tham gia của Việt Nam vào MSX dệt may toàn cầu

3.1.1 Thực trạng tham gia của Việt Nam vào MSX dệt may toàn cầu dưới hình thức xuất nhập khẩu

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may

Ngành công nghiệp dệt may trong những năm qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong tăng trưởng của nền kinh tế Trong các ngành công nghiệp, dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng cao và là một trong những lĩnh vực xuất khẩu chủ lực, chiếm 12-16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (Bộ Công Thương, 2022).

Hình 3.1 Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2022

(Nguồn: (Bộ Công Thương, 2022) Hình 3.1 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam giai đoạn từ năm

2018 – 2022 đã trải qua nhiều biến động Năm 2019, giá trị xuất khẩu của dệt may đạt 38,8 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm 2018 và đóng góp vào 14,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và 19% vào tổng GDP Năm 2020 do thiếu nguyên vật liệu đầu vào và nhu cầu bị chững lại từ những thị trường lớn như Châu Âu, Hoa Kỳ vì dịch bệnh Covid-19, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may chỉ đạt 29,8 tỷ USD, giảm 9,8% so với năm 2019 Năm 2020 là năm đầu tiên xuất khẩu dệt may có sự tăng trưởng âm sau 25 năm tăng trưởng liên tục và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đã

Tăng trưởng XK dệt may Kim ngạch xuất khẩu

35%45 tụt xuống đứng hạng ba (Bộ Công Thương, 2021) Do dưới tác động của đại dịch Covid-19, tình trạng khan hiếm đơn hàng, người tiêu dùng trên thế giới chỉ tập trung vào đồ dùng thiết yếu và phòng chống dịch bệnh khiến các DN dệt may Việt Nam đã phải duy trì sản xuất trong thời gian ngắn theo từng tháng, thậm chí từng tuần, nhiều DN phải dãn ca, cho công nhân nghỉ việc luân phiên, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và kết quả xuất khẩu Năm 2021 và 2022 đã chứng kiến sự phục hồi, bứt phá của ngành dệt may Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành hàng dệt may năm

2021 và năm 2022 lần lượt đạt 40,3 tỷ USD và 42 tỷ USD (Bộ Công thương, 2022) Dệt may có nhiều thuận lợi trong xuất khẩu do Việt Nam nhận được nhiều đơn hàng từ các nước gặp khó khăn do yếu tố dịch bệnh hoặc yếu tố chính trị nội bộ Đồng thời, nhu cầu nhập khẩu hàng may mặc của thị trường thế giới đã tăng trở lại.

Bảng 3.1 Xuất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam theo chủng loại giai đoạn 2018 - 2022 Đơn vị: Triệu USD

Trong cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu của ngành dệt may, hàng may mặc có giá trị xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt 32.003 triệu USD trong 11 tháng đầu năm 2022, tăng 7,9% so với năm 2021 và chiếm tỷ trọng76,4% trong tổng xuất khẩu của ngành dệt may Đứng thứ hai là nhóm hàng xơ, sợi và dệt các loại với kim ngạch xuất khẩu đạt 4.388 triệu USD, giảm 23,5% so với năm 2021, chiếm tỷ trọng 10,47% trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Xuất khẩu xơ sợi năm 2020 gặp nhiều khó khăn do ngoài việc phải chịu tác động tiêu cực từ hậu quả của dịch Covid-19, ngành xơ sợi còn phải chịu ảnh hưởng do các vụ điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại từ các nước nhập khẩu Sang đến năm 2021, xuất khẩu xơ sợi có sự khởi sắc, tăng mạnh 39% so với năm 2020 do Trung Quốc tăng nhập khẩu sợi từ Việt Nam để sản xuất hàng may mặc xuất khẩu sang Hoa Kỳ và EU Xơ, sợi dệt của Việt Nam, đặc biệt là xơ tái chế được xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc, chiếm đến 60% kim ngạch xuất khẩu xơ sợi Đến năm 2022, xuất khẩu xơ sợi lại giảm mạnh do sản lượng xuất khẩu của Việt Nam sang hai thị trường xuất khẩu chính là Hàn Quốc và Trung Quốc giảm (Bộ Công thương, 2022).

Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may Đơn vị: Triệu USD

Hình 3.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu dệt may Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022

Hình 3.2 thể hiện tổng trị giá nhập khẩu và xuất siêu hàng dệt may của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Trị giá nhập khẩu hàng dệt may có xu hướng tăng – giảm theo xu hướng tăng – giảm của kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên với tốc độ tăng của nhập khẩu thấp hơn tốc độ tăng của xuất khẩu Do đó, xuất siêu qua các năm đều có tăng Điều này chứng tỏ các DN dệt may Việt Nam đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, chú trọng tăng giá trị của đơn hàng xuất khẩu và tìm kiếm bạn hàng xuất khẩu mới Cũng có thể là có thêm các DN dệt may Việt Nam tham gia vào MSX toàn cầu, làm tăng kim ngạch xuất khẩu.

Trong tổng trị giá nhập khẩu của hàng dệt may, vải là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, thường giao động ở tỷ lệ 55 – 60% Đứng thứ hai là nguyên phụ liệu dệt may,

2022 20.077 trị giá là hơn 6 tỷ USD, chiếm 23,8% trị giá nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2022 Trung Quốc luôn là top 1 nhà cung ứng chính vải và xơ, sợi dệt cho Việt Nam, chiếm gần 60% kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng vào Việt Nam Năm 2021, trị giá nhập khẩu vải và xơ, sợi dệt từ Trung Quốc tăng lần lượt là 25% và 33% so với cùng kỳ, nâng thị phần nhập khẩu từ quốc gia này lên xấp xỉ 2-3% Điều này cho thấy các DN dệt may Việt Nam vẫn chưa chủ động được hoạt động sản xuất nguyên phụ liệu, phụ thuộc nhiều vào chủ yếu nguồn cung của các đối tác Trung Quốc.

Thị trường xuất khẩu chính

Thị trường xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đều giữ vững vị trí qua các năm trong giai đoạn 2018 – 2022 Năm 2020, xuất khẩu của dệt may sang thị trường Mỹ đạt kim ngạch lớn nhất trong số các thị trường, đạt 13,99 tỷ USD, giảm 5,8% so với năm 2019 và chiếm tỷ trọng 46,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước (Bảng 3.2) Năm

2020, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ chiếm trên 20% tổng thị phần hàng may mặc xuất khẩu vào Hoa

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ giảm 5,8% so với năm 2019 do doanh nghiệp Hoa Kỳ chuyển dần sang giao dịch với Việt Nam thay vì Trung Quốc vì ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Trong khi đó, xuất khẩu sang EU giảm 11,7%, xuống còn 3,08 tỷ USD và chiếm 10,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Xuất khẩu sang Hàn Quốc cũng giảm 14,8%, đạt 3,3 tỷ USD và chiếm 9,6% tổng kim ngạch Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn giữ vị trí thứ tư trên thế giới về xuất khẩu hàng dệt may, sau Trung Quốc, EU và Bangladesh.

Bảng 3.2 Thị trường xuất khẩu hàng dệt may giai đoạn 2018 - 2021

Sang một số thị trường FTA

Một số thị trường khác

Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường lớn là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc đều có sự tăng trưởng mạnh Thị phần hàng dệt may vào Hoa Kỳ của Việt Nam giảm nhẹ 1% do ảnh hưởng từ giãn cách Covid Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản vẫn chứng kiến sự giảm sút Lần đầu tiên, Nhật Bản không nằm trong danh sách các quốc gia xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam do đồng yên mất giá làm tăng chi phí sinh hoạt đối với người tiêu dùng Nhật Bản và tác động tiêu cực của Covid-19. Đối với các FTA thế hệ mới, trị giá xuất khẩu hàng dệt may sang các nước CPTPP năm 2021 gần như không thay đổi, trong đó thị trường lớn nhất là Nhật Bản ghi nhận mức tăng trưởng giảm gần 7% so với cùng kỳ Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu có xu hướng phục hồi trở lại vào đầu năm 2022 khi trị giá xuất khẩu sang các nước CPTPP tăng 19,5% so với cùng kỳ, đạt 542 triệu USD Còn đối với EU, tuy là khối nước nhập khẩu may mặc lớn nhất thế giới nhưng trị giá xuất khẩu sang EU mới chỉ chiếm khoảng 8% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam (Hình 3.3) Nhờ tác động của EVFTA kết hợp với tốc độ kiểm soát Covid tại EU, trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng 8% trong những tháng đầu năm 2022, trong đó các nước tăng trưởng nhanh bao gồm Thụy Điển, Ba Lan, Ý, Hà Lan Đặc biệt ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc giá trị xuất khẩu sang khối nước này, trong đó thị trường chính là Đức, tăng 57% so với cùng kỳ.

Hình 3.3 Tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may theo thị trường năm 2018 và 2021

3.1.2 Thực trạng tham gia của Việt Nam vào MSX dệt may toàn cầu dưới hình thức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào dệt may

Ngành dệt may là ngành đóng góp gần 40 tỷ USD cho xuất khẩu năm 2021, thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài được thông qua từ năm 1987, dệt may là một trong những ngành đầu tiên nhận được vốn đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài Tổng số dự án FDI trong giai đoạn 1988 đến

2016 là 2247 dự án với tổng vốn đăng ký là gần 26 tỷ USD.

Bảng 3.3 Số dự án và tổng vốn đăng ký FDI vào dệt may

Năm Số dự án Tổng vốn đăng ký (triệu USD)

Giai đoạn 2015 – 2019 là giai đoạn khởi sắc nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào dệt may khi vốn ngoại tấp nập đổ bộ vào các dự án của ngành Cụ thể, kỷ lục của vốn FDI vào dệt may đã được ghi nhận trong năm 2015 là 4,13 tỷ USD với 189 dự án Năm 2016 số lượng dự án đạt kỷ lục là 234 dự án nhưng tổng số vốn đăng ký giảm còn 2,57 tỷ USD Sang đến các năm 2017 – 2019, vốn FDI vào dệt may giảm xuống xong mỗi năm vẫn đạt từ 1,5 tỷ đến hơn 2 tỷ USD (VITAS, 2022) Sở dĩ vốn FDI vào dệt may tăng mạnh từ năm 2015 là bởi các DN nước ngoài đã đón đầu cơ hội mang lại từ Hiệp định CPTPP và EVFTA Tuy nhiên kể từ năm 2020 đến nay, dự án FDI mới trong lĩnh vực dệt may, xơ sợi, dệt nhuộm không còn tấp nập như thời gian trước do bối cảnh nề kinh tế toàn cầu chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 FDI vào ngành dệt may tạm thời bị chững lại do nhu cầu thị trường của các thị trường tiêu thụ lớn như Mỹ, EU đã xuống rất thấp.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào dệt may theo nước đầu tư

Tính đến nay đã có hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ đang có hoạt động đầu tư vào các lĩnh vực dệt, nhuộm, may tại Việt Nam Theo đó, Hàn Quốc là quốc gia có tổng vốn đăng ký lớn nhất 7,6 tỷ USD với 1127 dự án. Đứng thứ hai là Đài Loan với số dự án là 374 dự án và 5,7 tỷ USD tổng vốn đăng ký Tiếp theo sau là Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore với số vốn đều trên 1,5 tỷ USD Hiện nay, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan là những cường quốc dệt may hàng đầu trên thế giới, các tập đoàn lớn đến từ các quốc gia này đã giúp ngành dệt may hòa nhập vào MSX toàn cầu và mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là các thị trường như Mỹ, EU, làm thay đổi đáng kể cơ cấu xuất khẩu Một số nhận định cho rằng đại dịch Covid-19 có thể là lực đẩy để dịch chuyển dòng vốn đầu tư vào Việt Nam trong ngành dệt may nhanh hơn Việt Nam là quốc gia có nhiều hiệp định thương mại tự do với các nước và khu vực thị trường, tạo cơ hội cho làn sóng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan sang Việt Nam Do đó cả về sản xuất, xuất khẩu và đầu tư vào lĩnh vực dệt may của Việt Nam sẽ lại tăng trong thời gian tới.

Bảng 3.4 Số dự án và tổng vốn đăng ký FDI vào dệt may theo nước đầu tư

Nước đầu tư Số dự án Tổng vốn đăng ký (triệu USD)

Ngoài các khu vực kinh tế ở châu Á, trong những năm gần đây sự dịch chuyển dòng vốn trong lĩnh vực dệt may còn đến từ các nước châu Âu như Ý, Đức, Nga Cụ thể, các DN đến từ Ý đã rót vốn đầu tư tại cụm sản xuất quy mô lớn từ sợi - dệt - nhuộm

Thực trạng và khả năng tham gia MSX toàn cầu của các DN dệt may Việt Nam 68 1 Định vị vị trí của các DN may mặc Việt Nam trong MSX toàn cầu

3.2.1 Định vị vị trí của các DN may mặc Việt Nam trong MSX toàn cầu

Kể từ khi gia nhập thị trường dệt may toàn cầu đầy cạnh tranh vào đầu những năm 1990, các DN may mặc của Việt Nam đã hoạt động rất tốt Kim ngạch xuất khẩu của các DN may mặc đều thể hiện sự tăng trưởng đáng kể qua các năm So sánh giữa MSX toàn cầu và chuỗi giá trị toàn cầu bằng sơ đồ, các DN may mặc Việt Nam đều thể hiện sự kết nối của mình với các nhà sản xuất, nhà cung cấp trong khu vực và với người mua toàn cầu hay công ty dẫn đầu ngành.

Xét ở góc độ chuỗi giá trị, người mua toàn cầu là những công ty lớn ở Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản Họ sẽ đặt các đơn hàng từ những nhà sản xuất lớn ở Hồng Kông hoặc những nhà sản xuất ở Đài Loan và Hàn Quốc Các nhà sản xuất này sẽ mua hàng trực tiếp từ các công ty Việt Nam, thông qua các văn phòng đại diện địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai hoặc Hà Nội, hoặc thông qua các văn phòng mua hàng tại Hồng Kông, các trung tâm tổ chức của ngành may mặc toàn cầu.

Hình 3.4 DN may mặc Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu

Với sự gia nhập của các DN may mặc Việt Nam vào thị trường toàn cầu và mong muốn của các khách hàng bán lẻ có thương hiệu nổi tiếng đã làm giảm thiểu áp lực đảm bảo đủ nguồn cung ứng cho các nhà cung cấp cấp một. Người mua toàn cầu đặt hàng với các nhà sản xuất hàng may mặc lớn trong khu vực mà họ có mối quan hệ lâu dài. Hồng Kông là nơi có một số lượng lớn các công ty này Các công ty Hồng Kông hoặc tổ chức sản xuất tại Việt Nam thông qua các cơ sở FDI hoặc liên doanh của chính họ hoặc chuyển đơn đặt hàng cho các nhà cung cấp Việt Nam. Điều này có thể giúp nhà bán lẻ có thương hiệu tiết kiệm chi phí quản trị chuỗi Các nhà chế tạo cũng đóng một vai trò quan trọng ở Việt Nam Cụ thể, nhiều người mua lẻ hàng đầu ở Hoa Kỳ đã thuê dịch vụ của các nhà chế tạo trung gian ở Hồng Kông (như Li&Fung) để mở rộng cơ sở cung cấp tại Việt Nam và giảm chi phí giao dịch Tương tự, các tổ chức thương mại hàng đầu của Nhật Bản đã thành lập hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh để phục vụ nhu cầu từ ngành bán lẻ hàng may mặc của Nhật Bản, khiến các nhà chế tạo có ý nghĩa rất lớn đối với Nhật Bản Trong khi đó, các

Các doanh nghiệp may mặc Việt Nam chủ yếu tham gia vào các công đoạn sản xuất gia công đơn giản, đòi hỏi nhiều lao động thủ công và ít công nghệ Các công đoạn này bao gồm cắt, may, lắp ráp, hoàn thiện, đóng gói và vận chuyển, chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong quá trình sản xuất.

5 – 7% giá trị trong chuỗi giá trị toàn cầu (bao gồm cả thủ tục nhập khẩu) (Hà Văn Hội, 2012) Kể từ năm 2015, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành may mặc ở Việt Nam tăng mạnh cùng với nhiều cơ hội xuất khẩu do các Thỏa thuận CPTPP, EVFTA mang lại, các DN may mặc Việt Nam có sự thay đổi trong các hoạt động sản xuất, khiến tỷ lệ DN xuất khẩu FOB/OEM có tăng nhưng vẫn không đáng kể.

(Lưu ý: Kích thước của các vòng tròn thể hiện mức độ xuất khẩu giá trị gia tăng Khối lượng dòng chảy giá trị gia tăng giữa mỗi cặp đối tác thương mại được thể hiện bằng độ dày của đường nối hai bên).

Hình 3.5 Mô hình địa lý của MSX toàn cầu ngành dệt may năm 2000 và 2017

Theo khái niệm về tham gia vào MSX toàn cầu của các DN được thể hiện ở góc độ là DN trở thành một trong những nhà cung cấp ở bất kỳ cấp nào trong hệ thống MSX, hay có hoạt động xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp thì các DN may mặc của Việt Nam đã trở thành một thành phần trong MSX toàn cầu của ngành dệt may Cụ thể, hình 3.5 thể hiện mô hình địa lý của MSX toàn cầu ngành dệt may năm 2000 và năm 2017 Theo đó, năm 2000, ở khu vực Châu Á, các DN dệt may của Trung Quốc là các DN dẫn đầu của mạng lưới sản xuất toàn cầu Đồng thời, MSX có các đối tác chiến lược và/ hoặc các nhà cung cấp chuyên biệt là các DN dệt may ở các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan Các DN may mặc Việt Nam là nhà cung cấp chung hay những công ty thực hiện hoạt động outsourcing, sản xuất và xuất khẩu cho các DN Hàn Quốc Kích thước đường kính của hình tròn của Việt Nam còn khiêm tốn, cho thấy quy mô xuất khẩu còn nhỏ và bị hạn chế Năm 2017, lúc này các DN may mặc của Việt Nam không chỉ tham gia vào MSX toàn cầu với vai trò là nhà cung cấp chung cho Hàn Quốc nữa Các DN may mặc Việt Nam còn thực hiện các công việc thuê ngoài với các DN ở Campuchia (thể hiện bằng chiều mũi tên) Kích thước của vòng tròn Việt Nam năm 2017 cũng lớn hơn, thể hiện mức độ xuất khẩu có giá trị gia tăng lớn hơn Điều này cũng phù hợp với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ở giai đoạn này Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là chỉ xem xét vị trí theo khu vực địa lý mà bỏ qua MSX ở phạm vi toàn cầu, không thể hiện được mối quan hệ giữa DN may mặc của Việt Nam với các DN dẫn đầu, các nhà cung cấp khác ở châu Mỹ và châu Âu Hình 3.5 cũng chưa mô tả được sự gắn kết và khớp nối chiến lược giữa công ty dẫn đầu với các đối tác chiến lược, các nhà cung cấp chuyên biệt và các nhà cung cấp chung (Coe & Yeung, 2015).

3.2.2 Cấp độ tham gia MSX toàn cầu của các DN may mặc Việt Nam

Sự phân cấp các nhà cung cấp trong MSX dựa trên khả năng liên quan đến kỹ năng, công nghệ, kiến thức, hoạt động sáng tạo và GTGT của các nhà cung cấp Cấp độ tham gia cũng được phân chia theo mối quan hệ giữa công ty dẫn đầu và các nhà cung cấp, trong đó các nhà cung cấp cấp một có mối quan hệ trực tiếp với công ty dẫn đầu, nhà cung cấp cấp hai có mối quan hệ trực tiếp với nhà cung cấp cấp một Tuy nhiên, các nhà cung cấp chuyên biệt hoặc các nhà cung cấp chung khi có mối quan hệ trực tiếp với công ty dẫn đầu cũng được coi là các nhà cung cấp cấp một.

Với sự phân chia cấp độ tham gia MSX toàn cầu của các DN như trên, có thể khẳng định rằng DN may mặc Việt Nam chưa đảm nhận vai trò công ty dẫn đầu trong MSX Tuy nhiên, các DN may mặc Việt Nam đã tham gia ở tất cả các cấp độ còn lại trong MSX toàn cầu nhưng số lượng DN tham gia ở từng cấp độ rất khác nhau Để xác định các nhà cung cấp cấp một, đó là những công ty có khả năng về kỹ năng, công nghệ, kiến thức, hoạt động sáng tạo và GTGT và sáng tạo, đồng thời có mối quan hệ trực tiếp với các công ty dẫn đầu trong ngành may mặc Gereffi & Frederick

Năm 2010, bốn loại công ty dẫn đầu trong MSX toàn cầu của ngành may mặc bao gồm: Nhà bán lẻ là các chuỗi cửa hàng lớn kinh doanh nhiều sản phẩm khác ngoài may mặc, như Walmart và Target; Nhà bán lẻ chỉ chuyên doanh sản phẩm may mặc, như Gap, H&M và Mango; Nhà tiếp thị thương hiệu, như Nike và Levis; và Nhà sản xuất thương hiệu, như Zara Mỗi loại công ty này có cách thức thực hiện hoạt động sản xuất riêng, từ thuê ngoài trực tiếp đến ký hợp đồng với đối tác chiến lược, tự sản xuất hoặc yêu cầu công ty con/ chi nhánh sản xuất đơn hàng Bảng 3.6 thể hiện mối quan hệ giữa các doanh nghiệp may mặc Việt Nam với các công ty dẫn đầu, minh họa cấp độ tham gia của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam vào MSX toàn cầu.

Bảng 3.6 Mối quan hệ giữa công ty dẫn đầu và các DN may mặc Việt Nam

Thuê ngoài nhãn hiệu riêng

Mô tả và các quốc gia thực hiện

Việt Nam tham gia cung cấp

GAP 15.89 Thuê ngoài trực tiếp

60 quốc gia: Trung Quốc 27%, Mỹ 3%.

Lanka, Pakistan, Vietnam, Campuchia, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ.

Hanoisimex, Good Time Viet Nam, J-Global Vietnam, Dong Yang, May Tinh Lợi, Jasan socks, Minh Anh Garment, Huafu, Nam

Nike 46.71 Thuê ngoài trực May mặc từ 48 quốc Việt Tiến, G.Home

Thuê ngoài nhãn hiệu riêng

Mô tả và các quốc gia thực hiện

Việt Nam tham gia cung cấp nhất) Ngoài ra: Thái Lan,

Indonesia, Campuchia, Việt Nam, Sri Lanka, Đài Loan, Mexico

Thuận Phương, All green Vina, Cosmo Knitting, DS Vina, Good Time Viet Nam, Green Vina, H&L, Hanyoung Vietnam, Huge Bamboo, J-Global

Walmart 573 Đối tác chiến lược:

Appareltech Vĩnh Lộc, Thuận Phương, Good Time Viet Nam, Delta Sport, S&H Vina, Phú Hòa

 Nhà cung cấp cấp 2, cấp 3, cấp 4

 Nhà cung cấp cấp 2, cấp 3, cấp 4

 Nhà cung cấp cấp 2, cấp 3, cấp 4

Appareltech Vĩnh Lộc, Prominent Garments

 Nhà cung cấp cấp 2, cấp 3, cấp 4

Tóm lại, xét ở góc độ tạo giá trị thì đa phần DN may mặc Việt Nam chỉ tham gia ở những hoạt động sản xuất gia công giản đơn, đa phần là cần nhiều sức lao động, tiêu chuẩn hóa, có giá trị thấp và dễ dàng bị thay thế Đó là các hoạt động cắt, may, lắp ráp, hoàn thiện, đóng gói, vận chuyển chỉ chiếm 5 – 7% giá trị trong chuỗi giá trị toàn cầu Xét ở góc độ thành viên của MSX thì các DN may mặc Việt Nam tham gia MSX toàn cầu ở vị trí là nhà cung cấp chung Xét ở cấp độ tham gia MSX toàn cầu thì các DN may mặc Việt Nam tham gia ở tất cả các cấp, đặc biệt là những công ty FDI, những tập đoàn lớn thường giữ vị trí là nhà cung cấp cấp một cho các công ty dẫn đầu trong MSX toàn cầu.

3.2.3 Vai trò của các DN may mặc Việt Nam trong MSX toàn cầu

Các DN may mặc Việt Nam tham gia MSX toàn cầu với vị trí là nhà cung cấp chung, góp phần rất nhỏ trong hoạt động tạo giá trị vì vậy vai trò của các DN may mặc Việt Nam cũng khá khiêm tốn trong MSX toàn cầu Cụ thể:

Thứ nhất, các công ty may mặc Việt Nam chuyên thực hiện những công đoạn đơn giản như may, cắt, lắp ráp, đóng gói và vận chuyển, không thể áp dụng vào các ngành công nghiệp khác Khách hàng của họ thường là các công ty lớn, đối tác hoặc nhà cung cấp chuyên dụng Các công ty này chỉ phải trả chi phí chuyển đổi thấp, nên có thể dễ dàng lựa chọn các nhà cung cấp khác trong mạng lưới sản xuất toàn cầu Tuy nhiên, lợi thế của doanh nghiệp may mặc Việt Nam là nguồn lao động dồi dào, có trình độ và mức lương thấp, cạnh tranh so với các doanh nghiệp may mặc khác trong khu vực.

DN may mặc Việt Nam làm nhà sản xuất và thực hiện các hoạt động thuê ngoài Chính lợi thế về nguồn lao động của các DN may mặc Việt Nam đã thúc đẩy sự cạnh tranh, đầu tư máy móc công nghệ để tạo sức ép cắt giảm chi phí đối với các nhà cung cấp chung nói riêng và cả ngành dệt may nói chung Điều này góp phần làm tăng năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ của MSX toàn cầu.

Thứ hai, một số các DN may mặc của Việt Nam đã tham gia MSX toàn cầu dưới vai trò là các nhà sản xuất ODM, OBM Mặc dù số lượng DN này không nhiều nhưng nó cho thấy các DN may mặc Việt Nam đang cố gắng gia tăng vai trò của mình trong MSX toàn cầu, góp phần vào các hoạt động tạo giá trị cao, tạo ra sự chuyển dịch về cấu trúc trong MSX toàn cầu của ngành dệt may Điều này sẽ làm cho MSX dệt may toàn cầu tiếp tục có sự chuyển dịch khu vực sản xuất, có thể chuyển từ khu vực Nam Á và Đông Nam Á sang khu vực có chi phí sản xuất thấp hơn như châu Phi (Lê Thị Ái Lâm, 2012).

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới tham gia MSX toàn cầu của các DN dệt may Việt Nam

3.3.1 Yếu tố bên ngoài DN

3.3.1.1 Mở cửa thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Mở cửa thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài là yếu tố quan trọng không chỉ với các DN ở các nước phát triển mà còn đặc biệt quan trọng với các DN ở các nước đang phát triển Tham gia vào Hiệp định thương mại tự do là một trong những phương thức mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn FDI của một quốc gia Các quốc gia có thể tận dụng ưu thế của hiệp định thương mại để kêu gọi vốn nước ngoài, tăng cường liên kết với các DN trong và ngoài nước, từ đó nâng cao tỷ lệ nội địa hóa (Makki & Somwaru, 2004) Đối với Việt Nam, mức độ mở cửa thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài được thể hiện thông qua các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết. Đến tháng 1/2022, Việt Nam đã ký kết thành công 15 Hiệp định thương mại và đang trong tiến trình đàm phán hai Hiệp định thương mại Việt Nam - EFTA FTA và Việt Nam – Israel FTA Các Hiệp định thương mại có nhiều đóng góp lớn trong việc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, tăng cường mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới Hàng loạt các rào cản thương mại và phi thương mại đã được dỡ bỏ, đồng thời Việt Nam còn trở thành đối tác và là thành viên của các khu vực mậu dịch tự do lớn trên thế giới như Đông Nam Á, Đông Bắc Á, châu Mỹ, châu Âu…

Một trong các cam kết quan trọng trong các Hiệp định thương mại là mở cửa thị trường hàng hoá thông qua việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan và dành cho nhau những ưu đãi về quy tắc xuất xứ đang mang lại nhiều cơ hội cho các

DN Việt Nam nói chung và Đơn vị: nghìn người

Có đào tạo nghề/chuyên môn 23.60%

Các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP và EVFTA mở ra nhiều cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam với phạm vi điều chỉnh rộng Điều này thu hút mạnh mẽ nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực cung ứng dệt may Việt Nam Các đối tác từ Canada, Úc và New Zealand đã đặt hàng từ các doanh nghiệp may mặc Việt Nam, thúc đẩy xuất khẩu ngành may sang các nước trong khu vực CPTPP tăng trưởng nhanh và đều đặn.

Trình độ giáo dục của nguồn nhân lực của Việt Nam đã được phân tích trong nhiều nghiên cứu Rõ ràng là hạn chế về trình độ giáo dục của lao động Việt Nam có tác động tiêu cực trong việc tham gia MSX toàn cầu của các

DN may mặc Việt Nam Trình độ học vấn của người lao động Việt Nam trong ngành sản xuất nói chung là thấp Lực lượng lao động chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm tới 61,2% tổng số lao động năm 2020 Số lao động tốt nghiệp trung học phổ thông và có trình độ chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm 38,8% (JICA, 2022) Lao động chủ yếu trong các DN vẫn là sơ cấp với hình thức đào tạo dưới ba tháng chiếm 75,3%, còn lại là cao đẳng và trung cấp khoảng 24,7% Cơ cấu lao động đã qua đào tạo quá thấp, chưa phù hợp với nhu cầu thực tiễn Kỹ năng lao động của Việt Nam chỉ đạt 46/100 điểm, xếp thứ 103, thấp hơn nhiều so với nhóm ASEAN-6 (Nguyễn Hạnh, 2021) Với kỹ năng và trình độ học vấn còn tương đối thấp so với tiêu chuẩn khu vực và thế giới, khả năng hội nhập của người lao động Việt Nam còn chưa cao Đây có thể được coi là rào cản của các DN sản xuất Việt Nam trong việc hướng tới hội nhập toàn cầu.

Chưa tốt nghiệp tiểu học 4503 8.40%

Hình 3.7 Lực lượng lao động Việt Nam theo trình độ giáo dục năm 2020

Ngành dệt may Việt Nam hiện đang phải đối mặt với thực trạng trình độ lao động tương đối thấp Theo số liệu năm 2022 của JICA, lao động phổ thông chiếm tới 75%, trong khi lao động qua đào tạo chỉ chiếm 25% Cụ thể, lao động có trình độ sơ cấp, trung cấp chuyên nghiệp chiếm 17,3%, còn lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học chỉ chiếm 6,8% Điều này cho thấy ngành dệt may vẫn đang thiếu hụt trầm trọng lao động có tay nghề cao, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.

CSHT phát triển là yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến tham gia MSX toàn cầu của các DN may mặc Việt Nam Về cơ bản, hệ thống CSHT của Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện Theo Bloomberg (2017), đầu tư của Việt Nam vào cơ sở hạ tầng đạt ở mức khoảng 5,7% GDP/năm, là mức cao nhất so với các quốc gia khác trong khu vực ASEAN (Indonesia và Philippines là gần 3%, Thái Lan và Malaysia dưới 2%) Với mục tiêu phát triển kinh tế, Việt Nam đã đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng để có thể hỗ trợ cho các DN sản xuất trong nước và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Sự phát triển của CSHT bao gồm các vấn đề liên quan tới sự phát triển giao thông vận tải, năng lượng, hạ tầng viễn thông, các KCN có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất của các DN may mặc trong nước và DN FDI Về mặt chính thức, Việt Nam hiện nay mới chỉ có KCN dệt may Phố Nối (Hưng Yên) được thành lập vào năm 2006. Chính phủ cũng đã đồng ý về chủ trương Đề án xây dựng KCN hỗ trợ ngành dệt may tại KCN Phong Điền (Thừa Thiên Huế) Ngoài ra, các KCN được thành lập để thu hút các dự án công nghiệp dệt may như KCN Rạng Đông (Nam Định), KCN Bảo Minh (Nam Định), KCN Tam Thăng (Quảng Nam) và KCN Bình An (Bình Dương) cũng hoạt động rất hiệu quả, thu hút được nhiều DN FDI trong ngày may mặc (Hà Nguyễn, 2020).

Hệ thống cơ sở hạ tầng tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, tốc độ phát triển chậm hơn so với hệ thống kinh tế Quy mô các cảng biển, hệ thống đường bộ, đường sắt, hệ thống cung cấp điện nước đều nhỏ và rời rạc, gây ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào thị trường xuất khẩu Thêm vào đó, các hệ thống cơ sở hạ tầng khác cũng chưa đồng bộ, kết nối, làm hạn chế khả năng đáp ứng của vận tải đa phương thức, gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành may.

Hệ thống logistics bao gồm hạ tầng logistics, dịch vụ logistics và hoạt động hỗ trợ logistics ở Việt Nam những năm qua cho thấy sự phát triển khá nhanh Sự sẵn có của hệ thống logistics hiệu quả và đáng tin cậy có ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia vào MSX toàn cầu của các DN may mặc Việt Nam Do đặc điểm của sản phẩm là hàng may mặc và mức độ sử dụng thường xuyên của các DN Việt Nam, tác giả sẽ phân tích hạ tầng đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không trong hệ thống logistics.

Về hạ tầng đường bộ: Mạng lưới đường bộ của Việt Nam đã bao phủ khắp lãnh thổ và giữ vai trò kết nối cho mạng lưới giao thông vận tải giữa các vùng, miền, các cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu và đầu mối giao thông quan trọng Chất lượng hạ tầng và chất lượng vận tải đường bộ được nâng cao đồng thời Tính đến năm 2021, mạng lưới đường cao tốc có khoảng 21 đoạn tuyến, tương đương với 1.163 km, được đầu tư xây dựng trên các trục giao thông xương sống của khu vực, kết nối liên vùng có sức lan tỏa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của từng vùng miền và cả nước (Bộ Công Thương, 2022).

Về hạ tầng đường biển: Tính đến tháng 6/2021, cả nước có 286 bến cảng với chiều dài khoảng 95 km cầu cảng (gấp hơn 4,5 lần năm 2000) Việt Nam đã hình thành các cảng cửa ngõ kết hợp trung chuyển quốc tế tại khu vực phía Bắc và phía Nam tiếp nhận thành công tàu container đến 132.000 tấn tại khu bến cảng Lạch Huyện (Hải Phòng) đến 214.000 tấn tại khu bến cảng Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu) và các bến chuyên dùng quy mô lớn gắn liền với các KCN, liên hợp luyện kim, lọc hoá dầu, trung tâm nhiệt điện thân nhận tàu đến 200.000 tấn, hàng lỏng đến 150.000 tấn, dầu thô đến

Bảng 3.9 Tổng hợp năng lực hiện trạng hệ thống cảng biển Việt Nam

Về tuyến vận tải biển, Việt Nam hiện có 32 tuyến vận tải, bao gồm 25 tuyến quốc tế và 7 tuyến nội địa Ngoài các tuyến vận tải trong phạm vi nội Á, Việt Nam còn có các tuyến vận tải biển đến các khu vực như châu Âu, châu Mỹ và châu Úc Hệ thống tuyến vận tải biển đa dạng này giúp Việt Nam tăng cường kết nối thương mại với các đối tác trên toàn thế giới.

Việt Nam hiện có 16 tuyến tàu xa xuất phát từ phía Nam đến Bắc Mỹ và Châu Âu, nhiều hơn so với các nước Đông Nam Á khác (trừ Malaysia và Singapore) (Bộ Công Thương, 2022) Các cảng lớn tại Việt Nam gắn liền với các trung tâm kinh tế, hình thành nên những đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa quan trọng, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp may mặc tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Về tuyến vận tải đường sắt, chiều dài của mạng lưới đường sắt Việt Nam là 3.143 km với 277 ga Mạng lưới đường sắt kết nối với nhau tại khu đầu mối Hà Nội, đi qua địa bàn của 34 tỉnh, thành phố, gồm 4/6 vùng kinh tế của cả nước Mật độ đường sắt đạt khoảng 9,5 km/1000 km2, là mức trung bình của khối ASEAN và thế giới Tuy nhiên, các tuyến đường sắt ở Việt Nam lại có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, tải trọng nhỏ, tốc độ chạy chậm nên giảm tính cạnh tranh so với các phương thức vận tải khác Hệ thống vận tải đường sắt trong nước hiện nay đã có sự gia tăng kết nối với hai cảng biển (Cái Lân, Hải Phòng), hai cảng thủy nội địa (Việt Trì, Ninh Bình), một cảng cạn (Lào Cai) và một tuyến kết nối với Trung Quốc tại Đồng Đăng Tuy nhiên mạng lưới đường sắt vẫn rất cần được tiếp tục đầu tư kết nối, nâng cao hiệu quả khai thác và giảm chi phí logistics (Bộ Công Thương, 2022).

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …94 4.1 Quy trình nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

NCS thực hiện nghiên cứu định tính với hai mục tiêu (1) thay đổi và cải thiện các tiêu chí đo lường các biến độc lập để phù hợp với chủ đề nghiên cứu; (2) phát hiện và bổ sung những khía cạnh mà các kết quả nghiên cứu định lượng trước đó chưa phát hiện được Ngoài ra, mục tiêu quan trọng của nghiên cứu là xây dựng và hoàn thiện thang đo đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia MSX toàn cầu của các DN may mặc Việt Nam Vì vậy, chất lượng của thang đo cần được kiểm định bởi các chuyên gia để đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm của lĩnh vực và đối tượng nghiên cứu Đó cũng là cơ sở để NCS hiệu chỉnh và tiếp tục thực hiện nghiên cứu định lượng nhằm đưa ra những kết luận chính xác nhất Quy trình nghiên cứu định tính được thực hiện với các bước sau:

Bước 1 – Nghiên cứu tại bàn: NCS tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp nhằm hệ thống hóa và tổng hợp cơ sở lý thuyết, tổng quan nghiên cứu và xây dựng thang đo sơ bộ, từ đó phác thảo các kịch bản cho các kịch bản phỏng vấn khác nhau.

Dữ liệu thứ cấp: được NCS thu thập dựa trên các tài liệu đã công bố trong nước và quốc tế, các tài liệu sẵn có, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và các trang web tin cậy để phục vụ cho việc tìm kiếm và chọn lọc thông tin.

Kịch bản phỏng vấn chuyên gia bao gồm các câu hỏi khám phá góc nhìn khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tham gia MSX toàn cầu của các DN may mặc Việt Nam được xây dựng trên cơ sở dữ liệu thứ cấp.

Bước 2 - Phỏng vấn nhóm chuyên gia (lần 1): NCS thảo luận quan điểm với năm chuyên gia, đây đều là những người có kiến thức chuyên sâu, có ít nhất 05 năm kinh nghiệm về lý luận và thực tiễn bao gồm các kiến thức và kỹ năng điêu luyện về MSX toàn cầu và các DN dệt may của Việt Nam Trong đó có hai nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực liên quan và ba nhà quản lý của ba DN may mặc của Việt Nam: một DN may mặc có trụ sở ở Hà Nội, xuất khẩu theo phương thức ODM; một DN may mặc có trụ sở ở Hải Phòng, xuất khẩu theo phương thức CMT và một DN ở

TP Hồ Chí Minh, xuất khẩu theo phương thức FOB Việc phỏng vấn chuyên gia được thực hiện bằng hình thức gặp mặt trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại đối với hai chuyên gia ở TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng Thời gian phỏng vấn đối với mỗi chuyên gia là khoảng 45 phút – 60 phút NCS đã xin phép các chuyên gia được phép ghi âm nội dung phỏng vấn bằng điện thoại Thông qua phỏng vấn chuyên gia, NCS đã hoàn thiện được thang đo cho biến phụ thuộc và nhóm các biến độc lập thuộc về yếu tố bên trong DN Đồng thời, các chuyên gia cũng đưa ra các nhận định về các biến độc lập thuộc nhóm yếu tố bên trong và bên ngoài DN.

Bước 3 – Tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia (lần 1): Trong quá trình phỏng vấn, dữ liệu được ghi lại bằng điện thoại và lưu trên máy tính, rà soát để đảm bảo không bỏ sót những phát hiện quan trọng Nội dung trao đổi là lấy ý kiến chuyên gia về chất lượng của từng thang đo trong bảng câu hỏi sơ bộ Từ đó, NCS có thêm cơ sở để chỉnh sửa và hoàn thiện các thang đo cho nghiên cứu NCS đã trình bày cụ thể từng thang đo theo từng biến độc lập trong mô hình cùng chuyên gia để kiểm định thang đo sơ bộ thông qua các câu hỏi sau:

1 Theo Ông/ bà, thế nào là DN tham gia vào MSX dệt may toàn cầu? Làm thế nào để xác định được “khả năng tham gia MSX toàn cầu của các DN may mặc Việt Nam”?

2 Ông/bà đánh giá khả năng tham gia MSX toàn cầu của các DN dệt may Việt Nam như thế nào?

3 Theo Ông/ bà, có những yếu tố bên ngoài nào ảnh hưởng đến khả năng tham gia MSX toàn cầu của các DN dệt may Việt Nam? Vì sao?

4 Theo Ông/ bà, có những yếu tố bên trong nào ảnh hưởng đến khả năng tham gia MSX toàn cầu của các DN dệt may Việt Nam? Vì sao?

5 Theo NCS tìm hiểu thì có NCS nghiên cứu có 7 yếu tố bên trong và 5 yếu tố bên ngoài DN có ảnh hưởng đến khả năng tham gia MSX toàn cầu của các DN dệt may Ý kiến của Ông/ bà về các yếu tố này như thế nào, có phù hợp với thực tiễn của các DN dệt may Việt Nam không?

6 Trong trường hợp NCS sử dụng các yếu tố sau để làm các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu, Ông/ bà vui lòng cho biết các câu hỏi nêu ra đã được diễn đạt chính xác và dễ hiểu chưa? Nếu không, NCS nên được sửa đổi cụ thể như thế nào?

7 Xin Ông/ bà cho biết xét riêng biến này thì NCS có cần thêm bớt thang đo nào không?

Các chuyên gia đều thống nhất về mức độ phù hợp của các thang đo của biến phụ thuộc và có một số nhận xét đối với các biến độc lập của luận án Tuy nhiên, một số thang đo được coi là bao hàm lẫn nhau, khiến người đọc dễ hiểu giống nhau, từ đó dễ nhầm lẫn đã được sửa đổi để hạn chế mối tương quan không phù hợp trong quá trình xử lý số liệu. Các ý kiến đóng góp của chuyên gia được NCS tổng hợp và điều chỉnh để xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ.

Sau khi thực hiện phỏng vấn sâu các chuyên gia, tác giả có thêm cơ sở để hoàn thiện các biến và thang đo sao cho hoàn thiện nhất Tác giả đã tổng hợp lại để đưa ra kết quả điều chỉnh như sau: Thứ nhất, thay vì kiểm định tất cả 12 biến độc lập, tác giả chỉ giữ lại các biến thực sự có tác động đối với thực trạng của các DN may mặc Việt Nam Đối với các yếu tố bên ngoài, giữ lại 02 biến độc lập (i) Mở cửa thương mại và đầu tư nước ngoài và đổi tên thành “Hiệp định Thương mại”; và (ii) Quản lý Nhà nước Thứ hai, bổ sung thêm một biến độc lập “Trung gian kết nối”, là biến hoàn toàn mới so với các nghiên cứu trước đó để phù hợp với thực tiễn của các DN may mặc Việt Nam Đối với các yếu tố bên trong, kiểm định 05 yếu tố bao gồm: (i) Năng suất lao động; (ii) Quy mô DN; (iii) Số năm hoạt động của DN, (iv) Vốn nước ngoài; (v) Trình độ học vấn của người lao động.

Lý do NCS loại bỏ ba biến độc lập thuộc nhóm yếu tố bên ngoài (Trình độ học vấn của người lao động, cơ sở hạ tầng và hệ thống logisics) và hai biến độc lập thuộc nhóm yếu tố bên trong (Trình độ công nghệ và tiếp cận tài chính):

Thứ nhất, do trong mô hình nghiên cứu đã có biến “Trình độ học vấn của người lao động” thuộc nhóm yếu tố bên trong ảnh hưởng đến khả năng tham gia của các DN dệt may Việt Nam vào MSX toàn cầu, sau khi hỏi ý kiến của các chuyên gia, các chuyên gia cho rằng sẽ có sự trùng lặp, chồng chéo thông tin giữa hai biến độc lập này nên NCS chỉ kiểm định ảnh hưởng của yếu tố trình độ học vấn lao động của DN đối với tham gia MSX toàn cầu của các DN may mặc Việt Nam Yếu tố trình độ học vấn của người lao động được lựa chọn vì thông qua khảo sát DN, số liệu sẽ đảm bảo độ tin cậy và chính xác hơn là sử dụng số liệu thứ cấp từ các nguồn khác.

Thứ hai, biến “Cơ sở hạ tầng” và “Hệ thống logistics” cũng được loại bỏ khỏi mô hình nghiên cứu về khả năng tham gia của các DN dệt may Việt Nam vào MSX toàn cầu do hai yếu tố này không thực sự có tác động trực tiếp đến khả năng tham gia MSX toàn cầu của các DN dệt may Việt Nam Các yếu tố này đều ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh tế nói chung và ngành sản xuất nói riêng Các chuyên gia cũng cho rằng các yếu tố này không mang tính đặc thù của ngành dệt may nên NCS đã đưa ra khỏi mô hình nghiên cứu chính thức.

Xử lý dữ liệu

Luận án đã sử dụng một số các công cụ phân tích dữ liệu khác nhau để khai thác các thông tin cần thiết từ bộ dữ liệu thu thập được.

Sau khi tóm tắt, phân loại và tổng hợp dữ liệu, tác giả sẽ sử dụng phương pháp định tính và định lượng để kiểm định giả thuyết nghiên cứu Đối với phương pháp định lượng, luận án kiểm định kết quả nghiên cứu thông qua 03 loại gồm: kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố khám phá EFA và phân tích mô hình hồi quy nhị phân (binary logistic regression).

4.3.1 Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha

Creswell (2003) cho rằng trước khi bắt đầu bất cứ phân tích thống kê nào, các nghiên cứu cần kiểm định độ tin cậy và giá trị của thang đo trước Phương pháp Cronbach’s Alpha dùng để đánh giá độ tin cậy của các công cụ nghiên cứu (Hair và cộng sự, 2006) Mục đích của Cronbach’s Alpha là tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không Theo Bryman (2008) có một số khái niệm quan trọng cần được làm rõ khi xác định một thang đo có đáng tin cậy hay không, đó là: tính ổn định, độ tin cậy nội hàm và độ thống nhất giữa các quan sát Để kiểm tra độ tin cậy nội hàm của các công cụ đo lường, người ta sử dụng Cronbach’s Alpha Giá trị tính toán của Cronbach’s Alpha nằm trong khoảng từ 0 đến 1 tương ứng với mức độ tin cậy từ không có độ tin cậy đến có độ tin cậy tuyệt đối.

Trong nghiên cứu thống kê, nhiều nghiên cứu có cùng quan điểm khi đưa ra quy tắc đánh giá hệ sốCronbach’s Alpha:

- Giá trị của Cronbach’s Alpha từ 0.7 trở lên là có đủ độ tin cậy để tiến hành nghiên cứu (Pallant, 2007)

- Giá trị của Alpha từ 0,8 đến 0,95 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994)

4.3.2 Phân tích yếu tố khám phá (EFA)

Phương pháp EFA giúp chúng ta đánh giá hai giá trị quan trọng của thang đo, bao gồm giá trị hội tụ (thể hiện khả năng các câu hỏi trong thang đo đo lường cùng một cấu trúc) và giá trị phân biệt (thể hiện khả năng các câu hỏi trong thang đo đo lường các cấu trúc khác nhau).

Phân tích yếu tố khám phá (EFA) là phương pháp phân tích tập biến đo lường phụ thuộc vào nhau và rút gọn thành tập biến ít hơn (yếu tố) nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin Cơ sở của EFA là mối quan hệ tuyến tính giữa các yếu tố và biến quan sát ban đầu.

Theo Hair và cộng sự (2009), hệ số tải yếu tố hay trọng số yếu tố (factor loading) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của phân tích yếu tố khám phá EFA.

5 Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu.

6 Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng.

7 Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Điều kiện để phân tích yếu tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu: Hệ số tải yếu tố (Factor loading) > 0.4

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) dùng để đánh giá mức độ thích hợp của phân tích nhân tố Trị số KMO lớn (từ 0,5 đến 1) cho thấy phân tích nhân tố là phù hợp, vì nó chỉ ra rằng dữ liệu có cấu trúc rõ ràng và ít liên quan đa phương, cho phép trích xuất các nhân tố hữu ý nghĩa.

Thử nghiệm Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig < 0,05): Kiểm định này xác định xem các biến có mối quan hệ tương quan trong tổng thể hay không Nếu Sig < 0,05 thì các biến quan sát được có mối tương quan với nhau trong tổng thể.

4.3.3 Phân tích hồi quy nhị phân (binary logistic)

Hồi quy là phương pháp thống kê để thiết lập mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc và một nhóm tập hợp các biến độc lập Hồi quy nhị phân là phương pháp thống kê dùng để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra Đặc điểm của hồi quy nhị phân là biến phụ thuộc chỉ có hai giá trị là 0 và 1 – lúc này chúng ta gọi nó là biến nhị phân Khi biến phụ thuộc là biến nhị phân, mô hình hồi quy tuyến tính không thể sử dụng được vì sẽ vi phạm các giả định hồi quy, kết quả ước lượng sẽ không còn chính xác.

Phân tích hồi quy là phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến mà trong đó một biến sẽ là biến phụ thuộc và các biến còn lại là biến độc lập, mô hình hóa, định lượng hóa mối quan hệ này để xác định giá trị của biến phụ thuộc nếu các biến độc lập thay đổi Kết quả phân tích hồi quy là kết quả dự báo của biến phụ thuộc.

Phương trình hồi quy nhị phân được xác định trên cơ sở ước lượng xác suất xảy ra sự kiện Y (probability) khi biết giá trị X Biến phụ thuộc có hai giá trị 0 và 1, với 0 là không xảy ra sự kiện và 1 là xảy ra sự kiện Vì vậy, các khả năng xảy ra sự kiện (Y=1) nằm trong khoảng từ 0 đến 1.

Xác suất xảy ra sự kiện Pi bằng xác suất điều kiện P(Y = 1 | X) hay kỳ vọng E(Y = 1 | X) Sau quá trình biến đổi toán học, ta thu được phương trình hồi quy Logistic nhị phân dưới dạng:

 P i : xác suất xảy ra sự kiện (Y = 1)

 1-P i : xác suất không xảy ra sự kiện (Y = 0)

Luận án sử dụng mô hình hồi quy nhị phân để nghiên cứu mối quan hệ của nhiều biến độc lập và một biến phụ thuộc (tham gia MSX toàn cầu của các DN may mặc Việt Nam) Trong đó, giá trị hệ số B cho chúng ta biết mức độ tác động của các biến độc lập lên khả năng tham gia vào MSX toàn cầu của DN may mặc Việt Nam Kiểm địnhWald trong bảng Variables in the Equation để kiểm tra xem mô hình hồi quy nhị phân nào có suy rộng và áp dụng được cho tổng thể hay không qua giá trị sig (

Ngày đăng: 01/11/2023, 20:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.2. Sơ đồ lý thuyết GPN 2.0 - Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Hình 2.2. Sơ đồ lý thuyết GPN 2.0 (Trang 34)
Hình 2.3. Mô hình đối tác chiến lược - Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Hình 2.3. Mô hình đối tác chiến lược (Trang 41)
Hình 2.4. Mô hình tập trung vào công ty dẫn đầu - Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Hình 2.4. Mô hình tập trung vào công ty dẫn đầu (Trang 44)
Hình 2.5. Chuỗi dệt may toàn cầu - Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Hình 2.5. Chuỗi dệt may toàn cầu (Trang 45)
Hình 2.6. Chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may - Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Hình 2.6. Chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may (Trang 46)
Hình 2.7. Mô hình tổng hợp: hình thành MSX của ngành dệt may - Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Hình 2.7. Mô hình tổng hợp: hình thành MSX của ngành dệt may (Trang 50)
Hình 2.10. Các cấp độ tham gia của MSX dệt may toàn cầu - Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Hình 2.10. Các cấp độ tham gia của MSX dệt may toàn cầu (Trang 56)
Hình 3.1. Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2022 - Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Hình 3.1. Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2022 (Trang 74)
Bảng 3.1. Xuất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam theo chủng loại giai đoạn 2018 - 2022 - Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Bảng 3.1. Xuất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam theo chủng loại giai đoạn 2018 - 2022 (Trang 75)
Hình 3.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu dệt may Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022 - Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Hình 3.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu dệt may Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022 (Trang 76)
Bảng 3.2. Thị trường xuất khẩu hàng dệt may giai đoạn 2018 - 2021 - Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Bảng 3.2. Thị trường xuất khẩu hàng dệt may giai đoạn 2018 - 2021 (Trang 77)
Hình 3.3. Tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may theo thị trường năm 2018 và 2021 - Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Hình 3.3. Tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may theo thị trường năm 2018 và 2021 (Trang 78)
Bảng 3.5. Số dự án và tổng vốn đăng ký đầu tư theo tỉnh thành - Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Bảng 3.5. Số dự án và tổng vốn đăng ký đầu tư theo tỉnh thành (Trang 81)
Hình 3.4. DN may mặc Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu - Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Hình 3.4. DN may mặc Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu (Trang 82)
Hình 3.5. Mô hình địa lý của MSX toàn cầu ngành dệt may năm 2000 và 2017 - Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Hình 3.5. Mô hình địa lý của MSX toàn cầu ngành dệt may năm 2000 và 2017 (Trang 83)
Bảng 3.6. Mối quan hệ giữa công ty dẫn đầu và các DN may mặc Việt Nam - Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Bảng 3.6. Mối quan hệ giữa công ty dẫn đầu và các DN may mặc Việt Nam (Trang 85)
Bảng 3.7. Các DN may mặc tham gia vào MSX toàn cầu năm 2019 - Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Bảng 3.7. Các DN may mặc tham gia vào MSX toàn cầu năm 2019 (Trang 88)
Hình 3.6. Tỷ trọng xuất khẩu dệt may của các DN FDI - Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Hình 3.6. Tỷ trọng xuất khẩu dệt may của các DN FDI (Trang 89)
Hình 3.7. Lực lượng lao động Việt Nam theo trình độ giáo dục năm 2020 - Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Hình 3.7. Lực lượng lao động Việt Nam theo trình độ giáo dục năm 2020 (Trang 93)
Hình 3.8. Năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2017 – 2021 - Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Hình 3.8. Năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2017 – 2021 (Trang 101)
Hình 4.1. Quy trình nghiên cứu - Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Hình 4.1. Quy trình nghiên cứu (Trang 108)
Hình 4.2. Mô hình nghiên cứu chính thức - Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Hình 4.2. Mô hình nghiên cứu chính thức (Trang 114)
Bảng 4.1. Mô tả thang đo của các biến - Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Bảng 4.1. Mô tả thang đo của các biến (Trang 116)
Bảng 4.2. Thống kê mô tả mẫu theo thông tin DN - Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Bảng 4.2. Thống kê mô tả mẫu theo thông tin DN (Trang 123)
Hình 4.4. Thống kê mô tả mẫu theo vốn nước ngoài - Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Hình 4.4. Thống kê mô tả mẫu theo vốn nước ngoài (Trang 124)
Bảng 4.3. Đặc điểm của DN may mặc Việt Nam theo khả năng tham gia MSX toàn cầu - Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Bảng 4.3. Đặc điểm của DN may mặc Việt Nam theo khả năng tham gia MSX toàn cầu (Trang 125)
Bảng 4.6. Hệ số Cronbach’s Alpha cho các thang đo trong mô hình - Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Bảng 4.6. Hệ số Cronbach’s Alpha cho các thang đo trong mô hình (Trang 127)
Bảng 4.14. Kết quả kiểm định đa công tuyến - Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Bảng 4.14. Kết quả kiểm định đa công tuyến (Trang 133)
Bảng 4.18. Bảng hệ số hồi quy - Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Bảng 4.18. Bảng hệ số hồi quy (Trang 135)
Hình 4.6. Đồ thị Histogram cho mô hình hồi quy nhị phân - Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Hình 4.6. Đồ thị Histogram cho mô hình hồi quy nhị phân (Trang 137)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w