Quy trình sản xuất khoai lang K51 Nguồn gốc - đặc điểm: - Giống khoai lang K51 được lai giữa giống CN 1028-15 nhập từ CIP-Philippines với giống khoai lang số 8.. - Giống K51 có tính thíc
Trang 1Quy trình sản xuất khoai lang K51
Nguồn gốc - đặc điểm: - Giống khoai lang K51 được lai giữa giống CN 1028-15 (nhập từ CIP-Philippines) với giống khoai lang số 8
- Giống K51 có tính thích ứng rộng, trồng nhiều vụ trong năm, nhờ có thời gian sinh trưởng ngắn 70-80 ngày Ở vụ đông trồng đến giữa tháng 11 hàng năm
- Giống K51 có thân lá đều xanh đậm, không có vị chát, thích hợp làm rau xanh cho chăn nuôi, đốt thân ngắn, lá hình tim
- Củ K51 hình thành rất sớm và nông từ các đốt thân nằm sát mặt luống Củ hình thoi, vỏ củ nhẵn màu vàng nhạt, thịt củ màu vàng đỏ
Trang 2- Sau khi bảo quản 15-20 ngày trở đi, tỷ lệ chất khô, tinh bột và đường đều tăng dần
Vị trí giống K51:
- Giống K51 có khả năng trồng 4 vụ liên tiếp trong năm nhằm giải quyết thức ăn cho chăn nuôi, tăng hệ số sử dụng đất, giải quyết công ăn việc làm khi nông nhàn và tăng thu nhập
- Sản xuất ở điều kiện bình thường, giống K51 cho năng suất từ 16-25 tấn củ và 10 – 15 tấn thân lá trên 1ha trong quỹ thời gian 70-80 ngày Nếu được thâm canh, trồng đúng kỹ thuật mới và bón phân cân đối NPK nhất là kali, sẽ đạt năng suất cao từ 30-40 tấn củ và 15-30 tấn thân lá trên 1ha
Kỹ thuật trồng giống K51
Đất:
- Yêu cầu đất thoát nước, vụ đông chỉ nên đánh luống hẹp từ 0,9-1,1m
và độ cao như bình thường từ 35-45cm
- Làm đất, bỏ phân, lên luống cần tạo rãnh nông ở giữa luống để trồng dây K51
Bón phân:
Trang 3- Mức trung bình: phân chuồng 10tấn/ha; phân hóa học: N: P: K theo tỷ
lệ 30: 40: 60 cho 1 ha
- Mức cao hơn: phân chuồng 15 tấn/ha, phân hóa học: N: P: K theo tỷ lệ 60: 80: 100 cho 1 ha, tuỳ loại đất mà điều chỉnh tỉ lệ trên cho thích hợp
Kỹ thuật trồng:
- Cắt dây chỉ dùng đoạn 1 và 2, dây dài 25-30cm, không có rễ trên dây, khoảng từ 1200-1500 dây cho 1 sào bắc bộ (trồng 5 dây trên 1m dài)
- Cách trồng: phải trồng nông theo kỹ thuật mới (không trồng sâu và
áp tường) là: đặt dây thẳng dọc theo luống, nối đuôi nhau và dùng tay lấp đất, đập nhẹ (đất cát, thịt nhẹ lấp 5-7cm, đất thịt nặng 4-5cm), chú ý giữ phần dây được lấp ở giữa luống theo rãnh và thẳng không bị cong
Chăm sóc:
- Tuần đầu sau khi trồng nên tới nước giữ ẩm để tỷ lệ cây sống được bảo đảm
- Chú ý bón thúc sớm ở giai đoạn 30-40 ngày sau trồng và vun cao, lấp
kỹ gốc để củ phát triển
Trang 4- Sau giai đoạn trên có điều kiện và gặp hạn nhất là vụ đông, cần được tới đủ ẩm để kích thích phình to củ (nước ngập 2/3 luống, củ ngấm và phải tháo nước đi ngay – Không để tràn mặt luống khoai)
Thu hoạch - bảo quản:
- Nếu các vụ có nhu cầu cắt dây cho chăn nuôi, nên cắt dây sau khi thân
lá đã phủ luống Nên cắt tỉa nhánh dây ra trước và nằm sát mặt đất, không tỉa dây chính Mỗi gốc chỉ nên tỉa từ 1-2 dây nhánh
- Sau trồng 70-80 ngày ta có thể thu hoạch củ (vụ đông 70-90 ngày) Nếu để quá thời gian trên củ dễ bị nảy mầm trên ruộng
- Nếu bảo quản củ để ăn dần: dùng cát hoặc tro bếp khô rải đều với củ
và phủ lá xoan lên trên để tránh bọ hà phá hoại củ