Vai trò của sức mạnh dân tộc và sức thời đạ

Một phần của tài liệu Lịch Sử Đảng Việt Nam (Trang 84 - 89)

NHỮNG THẮNG LỢI VĨ ĐẠI VÀ BÀI HỌC LỚN VỀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG

4.2.4.1.Vai trò của sức mạnh dân tộc và sức thời đạ

- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (2-1948), C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ: cách mạng muốn giành thắng lợi, Đảng cách mạng phải tạo ra được một sức mạnh tổng hợp. Việc kết hợp sức mạnh cách mạng mỗi nước với sức mạnh quốc tế một cách đúng đắn sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp đó.

- Thấm nhuần sâu sắc vấn đề này, trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã khẳng định “Cách mệnh An Nam là bộ phận của cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của nhân dân An Nam cả”1.

- Theo Hồ Chí Minh, nhấn mạnh sức mạnh dân tộc là nguồn lực nội sinh giữ vai trò quyết định, còn sức mạnh thời đại, là nguồn lực bên ngoài, làm cho sức mạnh dân tộc được tăng lên và cũng chỉ phát huy tác dụng thông qua sức mạnh dân tộc, sức mạnh trong nước.

- Những quan điểm trên đã được Đảng Cộng sản Việt Nam quán triệt, vận dụng góp phần tạo nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam.

+ Thắng lợi trong cách mạng giải phóng dân tộc, giành chính quyền (1930-1945). + Thắng lợi trong hai cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975).

+ Thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc; của công cuộc đổi mới từ năm 1975 đến nay.

=> Sức mạnh thời đại, quốc tế là sức mạnh được tạo bởi những vấn đề mang tính quy luật của sự vận động lịch sử cùng những nhân tố đang tác động, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thế giới ở những giai đoạn nhất định.

Sức mạnh của mỗi quốc gia, dân tộc, của mỗi cuộc cách mạng có thể tăng lên mạnh mẽ nếu các chủ thể lãnh đạo quốc gia, dân tộc và cuộc cách mạng đó tận dụng và sử dụng có hiệu quả các nhân tố thuận lợi mà thời đại và quốc tế tạo ra. Ngược lại sẽ gặp khó khăn thậm chí thụt lùi trong quá trình phát triển nếu không nắm bắt được thời cơ, vận hội của thời đại, quốc tế .

Vì vậy kết hợp hài hòa lợi ích dân tộc với lợi ích của nhân loại, kết hợp đúng đắn sức mạnh quốc gia, dân tộc với sức thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế là một tất yếu khách quan đối với mọi dân tộc, mọi cuộc cách mạng trong tiến trình phát triển của mình.

4.2.4.2. Nội dung bài học

- Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã sớm nhận thấy tầm quan trọng của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, quốc tế; sức mạnh bên trong với sức mạnh bên ngoài.

Trong quá trình tìm đường cứu nước, một vấn đề lớn mà Hồ Chí Minh rất quan tâm là tìm hiểu, nghiên cứu thời đại, tìm hiểu thế giới, nắm bắt xu thế vận động quốc tế. Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy được quy luật vận động của thời đại mới: thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

- Đảng Cộng sản Việt Nam rất chú trọng kết hợp sức mạnh DT với sức mạnh thời đại: + Kết hợp yêu cầu nguyện vọng của DT Việt Nam với khát vong của nhân loại tiến bộ

+ Kết hợp phương hướng và con đường phát triển của dân tộc Việt nam với xu hướng vận động khách quan của lịch sử

+ Gắn kết mục tiêu của cách mạng Việt Nam với mục tiêu của cách mạng thế giới. => Do vậy đã tạo được sức mạnh tổng hợp rất to lớn đánh đổ sự thống trị của bọn thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc; đánh thắng hai cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển và đổi mới toàn diện đất nước theo con đường XHCN như hiện nay.

Cụ thể :

- Trong thời kỳ 1930-1945, mục đích của việc kết hợp trong giai đoạn này là tạo ra sức

mạnh to lớn để đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp và phong kiến, giành chính quyền, giành độc lập, tư do cho dân tộc Việt Nam, đưa Đảng cộng sản Việt Nam lên nắm chính quyền. Vì vậy, để thực hiện có hiệu quả sự kết hợp này Đảng xác định rõ những vấn đề cơ bản sau.

Một là, cách mạng Việt nam được tiến hành trong thời đại mới. Các nhân tố cơ bản

tạo nên sức mạnh của thời đại mới là: sức mạnh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động được soi sáng bởi học thuyết Mác-Lênin đối với tiến trình phát triển của lịch sử; vai trò có ý nghĩa quyết định của Đảng Cộng sản đối với thắng lợi của cách mạng; vai trò của sức mạnh dân tộc, sức mạnh trong nước khi kết hợp được với sức mạnh thời đại, quốc tế...

Hai là, xác định rõ đặc điểm nổi bật của thế giới, của quốc tế trong giai đoạn này là:

Chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa; vấn đề độc lập cho các dân tộc là yêu cầu lớn của nhân loại; những thành công bước đầu của Liên Xô trong quá trình xây dựng CNXH đã cổ vũ và giúp đỡ mạnh mẽ cho cách mạng thế giới trong đó có Việt Nam. Hơn nữa, qua phân tích mâu thuẫn giữa các nước tư bản, Đảng đã chỉ ra nguy cơ của chiến tranh thế giới lần thứ hai và cho rằng nếu chiến tranh đế quốc xảy ra sẽ tạo điều kiện cho cách mạng nhiều nước thành công.

Ba là, xác định rõ sức mạnh của dân tộc Việt Nam: Đó là sức mạnh của lòng yêu

nước, thương nòi; ý thức độc lập, tự cường, tự tôn dân tộc; tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất, sự xả thân để bảo vệ quê hương đất nước; sự thông minh, sáng tạo; sự đoàn kết, nghĩa tình...

Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng đã xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, đặt cách mạng Việt Nam trong quỹ đạo của cách mạng vô sản, coi đoàn kết quốc tế là một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam.

Ngay sau khi ra đời, Đảng đã phát động phong trào đấu tranh kỷ niệm ngày quốc tế lao động 1-5, mở đầu cho phong trào cách mạng rộng lớn, phong trào cách mạng 1930- 1931. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ nhất tháng (3-1935), Đảng đã đề ra các chủ trương đoàn kết với Liên Xô và cách mạng thế giới, chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ công -

nông các nước. Thời kỳ (1936-1939), Đảng đã vận dụng thành công chủ trương mới của Quốc tế cộng sản nêu lên ở Đại hội lần thứ VII và tận dụng tốt những thay đổi trên chính trường nước Pháp để tổ chức thành công phong trào dân chủ (1936- 1939) với trọng tâm là đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, chống chủ nghĩa phát xít, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai.

- Những năm 1939-1945, tình hình quốc tế có những biến động sâu sắc, chiến tranh thế giới thứ hai do bọn phát xít chủ mưu đã bùng nổ. Trong bối cảnh đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã sáng suốt nhận định: Nếu chiến tranh thế giới lần thứ nhất đẻ ra một Liên Xô thì chiến tranh lần này sẽ có nhiều nước xã hội chủ nghĩa ra đời, cơ hội cho cách mạng nước ta là rất lớn.

Với chủ trương đưa nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc lên hàng đầu, Đảng

đã tích cực xây dựng lực lượng về mọi mặt, đón đợi những thay đổi mang tính bước ngoặt của tình hình quốc tế để khởi nghĩa giành chính quyền.

Sau khi phát xít Đức đầu hàng Liên Xô và đồng minh (9-5-1945), đặc biệt là khi Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng vô điều kiện (15-8-1945), Đảng đã chớp thời cơ, lãnh đạo nhân dân ta nhất tề đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Thắng lợi của cách mạng tháng 8- 1945 đã đem lại nền độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam, đưa Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Đảng cầm quyền sớm nhất ở Đông Á và Đông Nam Á. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong quá trình chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975).

Mục đích kết hợp sức mạnh quốc gia, dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế của thời kỳ này là tạo ra sức mạnh tổng hợp để đánh thắng hai đế quốc xâm lược có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất thế giới, bảo vệ nền độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội; cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về các xu thế lớn của thời đại, Đảng, chỉ rõ các nhân tố quốc tế đang tác động lớn đến tình hình thế giới có lợi cho cách mạng Việt Nam đó là sự lớn mạnh của các phong trào đấu tranh dân tộc, dân chủ và hòa bình, là những thành tựu quan trọng của Liên Xô và các nước XHCN trên thế giới.

Phong trào chống chiến tranh xâm lược và ủng hộ Việt Nam của nhân dân Pháp, nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ, hình thành nên mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam và chống các thế lực hiếu chiến trong giới cầm quyền, phản đối chiến tranh xâm lược.

Đối với Việt Nam, sức mạnh đất nước, dân tộc so với thời kỳ đấu tranh giành chính quyền có những thay đổi lớn. Nền độc lập dân tộc được khôi phục, chủ quyền lãnh thổ quốc gia được khẳng định; Nhà nước của dân, do dân, vì dân với chính thể Dân chủ cộng hòa ra đời. Nhân dân đã thoát khỏi kiếp nô lệ, trở thành người chủ chân chính của đất nước.

Truyền thống yêu nước, ý chí bảo vệ độc lập, chủ quyền Tổ quốc, tinh thần bất khuất, kiên trung, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, cho cách mạng của nhân dân được phát huy cao độ. Sự đoàn kết, thống nhất, niềm tin vào Đảng, vào thắng lợi của cách mạng được củng cố và tăng cường.

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, mặc dù chưa được quốc gia nào công nhận về mặt ngoại giao nhưng dựa trên tư thế một nước độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã sáng suốt đề ra nhiều chủ trương biện pháp để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế công cuộc kiến thiết đất nước và bảo vệ nền độc lập như: Tháng 10-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Đảng và nhân dân Việt Nam gửi thư cho Liên hợp quốc rằng Việt Nam đã sẵn sàng tham gia ký kết các hiệp định song phương và đa phương với các nước; gửi thư cho tổng thống và bộ trưởng ngoại giao Mỹ đề nghị Mỹ công nhận chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Việt Nam muốn “Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ, và không gây thù oán với một ai”1.

Trong đường lối kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược cũng như trong phương hướng , nhiệm vụ cách mạng mà Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951), vấn đề đoàn kết quốc tế, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân thế giới vì hòa binh, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội cũng như tiến lên chủ nghĩa xã hội được khẳng định rõ ràng.

Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) xác định cách mạng Việt Nam phải thực hiện đồng thời hai chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

- Trong giai đoạn 1975-1985, đất nước thống nhất, cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã

hội, sức mạnh của quốc gia, dân tộc, đất nước Việt Nam được nâng lên một bước.

Với mục tiêu tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ các nước, khai thác có hiệu quả sức mạnh thời đại, quốc tế phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhà nước ta đã ký kết các hiệp định với các nước: Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam -Liên Xô (12-1978); Hiệp định hữu nghị với Lào 1977. Năm 1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc và thành viên của các tổ chức tài chính quốc tế lớn, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện việc kết hợp sức mạnh trong nước với sức mạnh thời đại, quốc tế.

Việc kết hợp sức mạnh quốc gia, dân tộc với sức mạnh thời đại; sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế trong giai đoạn này đã giúp cho Việt Nam vượt qua được thử thách hiểm nghèo, sự bao vây cấm vận của chủ nghĩa đế quốc, sự xâm lược ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của đất nước, hoàn thành nghĩa vụ quốc tế.

- Từ năm 1986 đến nay, sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và

lãnh đạo thực hiện đã hơn ba mươi năm. Những kết quả đạt được là hết sức to lớn và có ý 1. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 5, tr.256.

nghĩa rất quan trọng đối với quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Điều này không chỉ nhân lên gấp bội sức mạnh của quốc gia, của đất nước mà còn nâng vị thế của Việt nam trên chính trường thế giới.

Việt Nam tiến hành đổi mới toàn diện trong bối cảnh các nhân tố tạo nên sức mạnh thời đại, sức mạnh quốc tế có nhiều thay đổi. Xét trên tổng thể, các quy luật vận động của lịch sử, của thời đại vẫn tuân theo con đường của nó, song hình thức biểu hiện có những thay đổi, nhiều nhân tố mới xuất hiện và ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thế giới đương đại.

Nắm vững quy luật vận động của thời đại, ngay từ đầu của sự nghiệp đổi mới Đảng ta luôn khẳng định: đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa, đổi mới để thực hiện có hiệu quả hơn mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế là xu thế lớn của thế giới hiện nay. Các quốc gia muốn phát triển nhất thiết phải tham gia quá trình này mới có cơ hội tiếp cận các nguồn lực quốc tế. Quá trình đổi mới của Việt Nam là quá trình đưa đất nước hội nhập sâu hơn vào thế giới. Việt Nam đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức quan trọng: WTO, APEC, ASEM, ASEAN, CTTPP...

=> Như vậy, hơn 30 năm đổi mới, với chiến lược đúng đắn: kết hợp sức mạnh quốc gia, dân tộc với sức mạnh thời đại; sức mạnh trong nước, sức mạnh nội sinh với sức mạnh thế giới, sức mạnh quốc tế, Đảng cộng sản Việt Nam đã thực hiện thành công việc huy động các nguồn lực quốc tế trong điều kiện mới, kết hợp với các nguồn lực nội sinh trong

Một phần của tài liệu Lịch Sử Đảng Việt Nam (Trang 84 - 89)