Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng và các bước đột phá tiếp tục đổi mới kinh tế (1982-1986)

Một phần của tài liệu Lịch Sử Đảng Việt Nam (Trang 42 - 47)

ĐẢNG LÃNH ĐẠO CẢ NƯỚC QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ TIẾN HÀNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1975 2018)

3.1.2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng và các bước đột phá tiếp tục đổi mới kinh tế (1982-1986)

đổi mới kinh tế (1982-1986)

* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (3-1982)

- Bối cảnh lịch sử:

+ Thế giới: Hoa Kỳ tiếp tục thực hiện chính sách bao vây cấm vận và “kế hoạch hậu chiến” với nước ta; Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế chống phá và gây sức ép với Việt Nam về vấn đề Campuchia.

+ Trong nước: Khủng hoảng kinh tế - xã hội ngày càng trầm trọng.

- Nội dung Đại hội:

+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, họp từ ngày 27 đến 31-3-1982 tại Thủ đô Hà Nội. Tham dự Đại hội có 1033 đại biểu thay mặt cho hơn 1.7 triệu đảng viên, có 47 đoàn đại biểu quốc tế tham dự.

+ Đại hội đã thông qua các văn kiện quan trọng, bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm: 116 ủy viên chính thức, Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên chính thức. Đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng Bí thư của Đảng.

+ Quan điểm chỉ đạo:

1- Khẳng định nước ta đang ở chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH. Đó là thời kỳ khó khăn, phức tạp, lâu dài, phải trải qua nhiều chặng đường.

2- Đề ra kế hoạch 5 năm 1981-1985: Coi nông nghiệp là nghiệm vụ trọng tâm; từng bước ổn định và cải thiện một bước đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân; tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; đáp ứng nhu cầu của quốc phòng, giữ vững an ninh và trật tự xã hội.

3- Cách mạng Việt Nam có hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

+ Nội dung công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên:

1- Tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.

2- Ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng; tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng; kết hợp nông nghiệp với công nghiệp (công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng) thành cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý.

+ Một số hạn chế của Đại hội lần thứ V (1982):

+ Khuyết điểm trong khâu tổ chức thực hiện, không sửa chữa đúng mức và cần thiết. + Chưa thấy hết sự cần thiết duy trì nền kinh tế nhiều thành phần.

+ Vẫn tiếp tục chủ trương hoàn thành về cơ bản cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam trong vòng 5 năm.

+ Vẫn tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho việc phát triển công nghiệp nặng một cách tràn lan.

+ Không dứt khoát dành thêm vốn và vật tư cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng...

* Quá trình chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ kinh tế của Đảng (1976 - 1986)

- Hầu hết các chỉ tiêu của Nhà nước không đạt được.

- Đời sống nhân dân căng thẳng, thiếu thốn, tình trạng đói ăn xuất hiện. - Kinh tế rơi vào lạm phát phi mã 800%.

-> Đứng trước tình hình đó, Đảng đã có những tư duy đột phá mới nhằm tháo gỡ dần từng bước những khó khăn của kinh tế đất nước.

* Các bước đột phá trong đổi mới kinh tế (1982-1986)

- Bước đột phá thứ nhất:

+ Hội nghị Trung ương 6 (8-1979): làm cho “sản xuất bung ra”. + Xóa bỏ tình trạng ngăn sông cấm chợ.

+ Hội đồng Chính phủ ra quyết định (10-1979) về việc tận dụng đất đai nông nghiệp để khai hoang, phục hoá được miễn thuế, trả thù lao và được sử dụng toàn bộ sản phẩm; quyết định xóa bỏ những trạm kiểm soát để người sản xuất có quyền tự do đưa sản phẩm ra trao đổi ngoài thị trường.

+ Một số địa phương đã tìm tòi cách quản lý mới và đạt được những kết quả rất tốt như Vĩnh Phúc, Đồ Sơn...

+ Chỉ thị số 100-CT/TW (1-1981) về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp.

=> Những hiện tượng tiêu cực, lãng phí trong sản xuất nông nghiệp giảm đi đáng kể. 2- Trong lĩnh vực công nghiệp:

+ Hiện tượng “xé rào” bù giá vào lương ở Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An,. + Quyết định số 25-CP (1-1981) về quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh.

+ Quyết định số 26-CP (1-1981) về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước.

- Bước đột phá thứ hai:

+ Hội nghị Trung ương 8, khóa V (6-1985) chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp.

+ Tháng 9-1985 điều chỉnh giá - lương - tiền lần hai.

+ Nội dung

1- Xoá bỏ cơ chế quan liêu, bao cấp trong giá. Thực hiện giá theo giá thị trường. 2- Xoá bỏ tình trạng bao cấp bằng hiện vật.

3- Chuyển mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh sang hoạch toán, kinh doạnh XHCN.

- Bước đột phá thứ ba:

Thực hiện kết luận của Bộ Chính trị khoá V (8- 1986) về xoá bỏ hoàn toàn cơ chế bao cấp, chuyển sang cơ chế một giá. Nội dung đổi mới là:

+ Về cơ cấu sản xuất:

Chuyển hoàn toàn trọng tâm từ ưu tiên phát triển công nghiệp nặng sang: 1- Lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.

2- Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ.

vừa và nhỏ.

4- Thực hiện ba chương trình quan trọng nhất: lương thực, thực phẩm; hàng tiêu

dùng; hàng xuất khẩu.

+ Về cải tạo xã hội chủ nghĩa:

Phạm nhiều khuyết điểm trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, nhất là cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam.

-> Vì vậy, phải lựa chọn bước đi và hình thức thích hợp. Không thể nóng vội.

+ Về cơ chế quản lý kinh tế:

1- Các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, lỗ lãi tự chịu.

2- Nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý hành chính, tạo điều kiện, tạo môi trường chứ không can thiệp vào quản lý sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế.

3- Bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, làm cho hai mặt ăn khớp với nhau tạo ra động lực mới thúc đẩy sản xuất phát triển.

* Thắng lợi hai cuộc chiến tranh biên giới

- Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam Tổ quốc (1975-1979):

+ Từ tháng 4-1975, tập đoàn Pôn Pốt đã thi hành chính sách diệt chủng ở Campuchia và tăng cường chống Việt Nam.

+ Ngày 3-5-1975, chúng cho quân đổ bộ chiếm Thổ Chu, Phú Quốc và coi Việt Nam là “kẻ thù số 1”.

+ Từ 18 đến 30-4-1977, quân Pôn Pốt tấn công trên tuyến biên giới An Giang, giết hại hàng ngàn dân thường.

+ Ngày 25-7-1977, bốn sư đoàn quân Pôn Pốt đánh sâu vào đất nước ta 19km, tàn sát 9.000 dân thường thuộc 13 xã của huyện Tân Yên, tỉnh Tây Ninh.

+ Cuối tháng 12-1978, Pôn Pốt huy động tổng lực tiến công xâm lược quy mô lớn trên toàn tuyến biên giới Tây Nam với mục tiêu nhanh chóng tiến sâu vào nội địa Việt Nam.

+ Để bảo vệ độc lập và chủ quyền Tổ quốc, quân và dân Việt Nam đã đánh trả, tiến công đánh đuổi bọn xâm lược ra khỏi bờ cõi.

+ Theo yêu cầu của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, từ ngày 26-12- 1978, quân tình nguyện Việt Nam phối hợp và giúp đỡ Campuchia tổng tiến công, đến ngày 7-1-1979 giải phóng Phnôm Pênh, đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt.

+ Ngày 18-2-1979, Việt Nam và Campuchia ký Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác.

-> Việc quân đội Việt Nam có mặt ở Campuchia để giúp bạn bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và hồi sinh đất nước. Hành động đó của Việt Nam là chính nghĩa và cũng xuất phát từ nhu cầu tự vệ chính đáng được ghi nhận trong Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc và đã được nhân dân Campuchia và thế giới ghi nhận.

- Cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc trên biên giới phía Bắc 17-2 đến 18-3-1979:

+ Năm 1978, sau sự kiện Campuchia, Trung Quốc tuyên bố rút chuyên gia, cắt viện trợ cho Việt Nam, liên tiếp lấn chiếm dẫn đến xung đột trên tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam.

+ Ngày 17-2-1979, Trung Quốc huy động hơn 60 vạn quân đồng loạt tấn công toàn tuyến biên giới nước ta từ Lai Châu đến Quảng Ninh, gây ra những thiệt hại rất nặng nề.

+ Ngày 5-3-1979, Chủ tịch Tôn Đức Thắng ra lệnh Tổng động viên toàn quốc mà trực tiếp là quân dân các tỉnh biên giới phía Bắc.

+ Trước tình hình đó, Trung Quốc tuyên bố rút quân, song cuộc chiến tranh biên giới chưa chấm dứt. Trên thực tế cuộc chiến tranh chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc kéo dài trong 10 năm từ 1979-1989 mới kết thúc.

+ Từ ngày 18-4-1979 về sau, Việt Nam và Trung Quốc đã đàm phán, từng bước giải quyết những tranh chấp về biên giới lãnh thổ và các vấn đề khác, khôi phục hoà bình, quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước.

* Kết quả, hạn chế và nguyên nhân

- Thành tựu:

+ Thực hiện thắng lợi chủ trương thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước + Đạt được những thành tựu quan trọng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội

+ Giành thắng lợi to lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế

- Sai lầm, khuyết điểm:

+ Đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài.

+ Đất nước bị bao vây, cô lập, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, lòng tin đối với Đảng, Nhà nước, chế độ giảm sút nghiêm trọng.

- Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân khách quan:

1- Từ nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.

2- Bị bao vây, cấm vận nhiều năm, nguồn viện trợ từ nước ngoài giảm mạnh. 3- Hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh.

+ Nguyên nhân chủ quan:

1- Sai lầm của Đảng trong đánh giá tình hình, xác định mục tiêu, bước đi, sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế.

2- Sai lầm trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, trong lĩnh vực phân phối, lưu thông. 3- Duy trì quá lâu cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp.

4- Buông lỏng chuyên chính vô sản trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội.

5- Đặt nặng vấn đề đấu tranh giai cấp, tư tưởng quan liêu, độc đoán chuyên chính vô sản.

Một phần của tài liệu Lịch Sử Đảng Việt Nam (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w