Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết

Một phần của tài liệu Lịch Sử Đảng Việt Nam (Trang 82 - 84)

NHỮNG THẮNG LỢI VĨ ĐẠI VÀ BÀI HỌC LỚN VỀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG

4.2.3.1. Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết

- Quần chúng nhân dân lao động là người sáng tạo chân chính ra lịch sử. Trong đó giai cấp công nhân gánh vác sứ mệnh tập hợp và tổ chức quần chúng nhân dân tiến hành xóa bỏ chế độ xã hội cũ, thiết lập xã hội xã hội chủ nghĩa.

- Để tập hợp được quần chúng nhân dân giai cấp công nhân phải đặt dưới sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản thật sự độc lập và thống nhất.

- Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, ngoài vai trò lãnh đạo cách mạng thì sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng còn là một yếu tố quan trọng, là hạt nhân của khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần vào sự thành công của cách mạng.

- Hồ Chí Minh luôn đề cao lực lượng và sự đoàn kết của nhân dân, coi đó là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng “trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”2. Đồng thời, Người cũng khẳng định tầm quan trọng của đoàn kết quốc tế, tăng cường đoàn kết dân tộc để tạo ra sức mạnh tổng hợp, góp phần cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.65.2. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 10, tr.453. 2. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 10, tr.453.

- Đoàn kết là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, xuất phát từ nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm của cha ông ta trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước.

- Thực tế lịch sử Việt Nam đã chứng minh, sự đồng lòng, đoàn kết bền chặt của nhân dân ta đã tạo ra một sức mạnh to lớn, một thứ vũ khí lợi hại giúp dân tộc ta chiến thắng nhiều kẻ thù hung bạo trên thế giới như: quân Đại Tần (thế kỷ III TCN); quân Nam Hán (938); quân Tống (1077); quân Nguyên-Mông (thế kỷ XIII); quân Minh (thế kỷ XV);

- Sức mạnh của tinh thần đoàn kết ấy một lần nữa được chứng minh qua các giai đoạn đấu tranh giành chính quyền (1930-1945); chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975) và thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1975 đến nay)

4.2.3.2. Nội dung bài học

- Việc không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế xuất phát từ những yêu cầu khách quan và chủ quan.

- Một số mặt công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội chuyển biến chậm; dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc chưa được phát huy đầy đủ.

- Xu hướng toàn cầu hoá và sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học-công nghệ (đặc biệt là cuộc cách mạng 4.0); Sự chống phá của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ sự đoàn kết trong Đảng và toàn dân tộc.

- Nguy cơ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch với những thủ đoạn mới, nhất là triệt để lợi dụng các phương tiện truyền thông trên mạng Internet để chống phá cách mạng, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng, chế độ có mặt bị giảm sút”.

- Trước thực tế đó, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém, vượt qua thử thách, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng, sớm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Vai trò, giá trị của đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.

- Đoàn kết toàn dân, dân tộc là truyền thống lâu đời, nét đẹp văn hoá, tài sản quý báu của dân tộc. Truyền thống tốt đẹp này bắt đầu được định hình từ thời các vua Hùng dựng nước và từng bước phát triển đến ngày nay.

- Đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế là nguồn sức mạnh to lớn của cách mạng Việt Nam.

Biện pháp không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế

Thứ nhất, phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc.

Thứ hai, phát huy vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thực hiện đại đoàn kết

dân tộc, đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế.

Thứ ba, không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết quốc tế. Với phương châm “đối ngoại để phục vụ đối nội”, một mặt Đảng ta tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, mặt khác không ngừng củng cố, đẩy mạnh đoàn kết quốc tế để nắm bắt thời cơ, phát huy lợi thế, đưa đất nước vượt qua các thử thách và phát triển.

4.2.3.3. Ý nghĩa bài học

- Đoàn kết trong Đảng phải dựa trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Cương lĩnh, đường lối, Điều lệ của Đảng; các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng.

- Đoàn kết dân tộc dựa trên mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc.

- Đoàn kết quốc tế vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển, bình đẳng và cùng có lợi.

=> Đây là bài học mang tính nguyên tắc của Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi hỏi Đảng và nhân dân phải ra sức bảo vệ khối đại đoàn kết của Đảng, dân tộc và quốc tế trước sự chống phá của các thế lực thù địch.

Đoàn kết trong Đảng và dân tộc là tiền đề, điều kiện để Việt Nam đoàn kết với nhân dân thế giới. Muốn đoàn kết và được nhân dân thế giới ủng hộ, trước hết, phải đoàn kết tốt

trong toàn Đảng, toàn dân tộc, nhân dân.

Một phần của tài liệu Lịch Sử Đảng Việt Nam (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w