Quá trình phát triển nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ

Một phần của tài liệu Lịch Sử Đảng Việt Nam (Trang 76 - 78)

NHỮNG THẮNG LỢI VĨ ĐẠI VÀ BÀI HỌC LỚN VỀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG

4.2.1.2. Quá trình phát triển nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ

sử Việt Nam

- Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX theo lập trường phong kiến hay dân chủ tư sản, tiểu tư sản đều có mục tiêu giành độc lập cho dân tộc nhưng đều thất bại do sai lầm trong xác định đường lối, con đường phát triển.

- Khi đến với Chủ nghĩa Mác-Lênin Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: gắn liền giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người, tức là phải đi tới chủ nghĩa xã hội.

- Qua quá trình vận động và phát triển, 3/2/1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời với đường lối cách mạng đúng đắn: Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước.

* Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nguồn gốc sức mạnh của cách mạng Việt Nam

- Khát vọng độc lập cho dân tộc, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân có ý nghĩa to lớn trong việc tập hợp, đoàn kết mọi giai cấp, tầng lớp và thành phần trong dân tộc, tạo nên lực lượng cách mạng rộng lớn và sức mạnh to lớn.

- Chỉ với chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc mới đạt được chân giá trị của nó, đưa dân tộc tới sự phồn vinh về kinh tế, phong phú về tinh thần, dân chủ được bảo đảm, dân tộc mới phát huy cao độ sức mạnh của mình, trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng, trong xây dựng đất nước, nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, củng cố vững chắc độc lập dân tộc.

4.2.1.2. Quá trình phát triển nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về độc lậpdân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

* Kết hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)

Ở thời kỳ này, độc lập dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm trước hết, đấu tranh giành độc lập dân tộc là nội dung chủ đạo. Đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ này thể hiện ở hai nội dung chủ yếu:

* Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước tiên phải giành được độc lập dân tộc; độc lập dân tộc là điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội

Thứ nhất, chưa giành độc lập dân tộc thì chưa có điều kiện giải quyết đầy đủ các vấn

đề khác như quyền lực chính trị thuộc về nhân dân, Đảng Cộng sản trở thành đảng cầm quyền, giải quyết vấn đề ruộng đất, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao dân trí, v.v… chưa thể có điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, đề cao trước hết nhiệm vụ giải phóng dân tộc, Đảng sẽ tập hợp không chỉ

giai cấp công nhân, giai cấp nông dân mà kể cả trung tiểu địa chủ và tư sản dân tộc làm lực lượng cách mạng;

Thứ ba, trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, với các khẩu hiệu tịch thu ruộng đất

của đế quốc và bọn phản quốc chia cho nông dân nghèo, giảm tô, giảm tức cũng đủ lôi cuốn đông đảo nông dân tham gia cách mạng.

- Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu chính là quan điểm đúng đắn, sáng tạo, là yếu tố xuyên suốt và có ý nghĩa quyết định tới thắng lợi của cách mạng nước ta trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền và đấu tranh giải phóng dân tộc nói chung.

- Cách mạng xã hội chủ nghĩa tuy là phương hướng tiến lên nhưng lại có ảnh hưởng quyết định đến tính chất triệt để và tạo ra sức mạnh hùng hậu của cách mạng giải phóng dân tộc

* Kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1945-1975)

- Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng đề ra chủ trương vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ dân chủ mới - chế độ nhân dân làm chủ. Đây là lực lượng vật chất to lớn, bảo đảm kháng chiến lâu dài, càng đánh càng thắng,

- Trong giai đoạn (1954-1975), độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội thể hiện ở đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam.

Sức mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam là kết quả của quá trình phát huy cao độ mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát huy sức mạnh của chế độ mới được khơi dậy trên nền tảng của tinh thần dân tộc và chủ nghĩa yêu nước.

* Đảng lãnh đạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ năm 1975 đến nay

Trước năm 1986, do chủ quan, duy ý chí, giáo điều, nóng vội, Đảng đã phạm những khuyết điểm trong lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho nền kinh tế-xã hội rơi vào khó khăn, khủng hoảng.

Tháng 12-1986, Việt Nam tiến hành đổi mới đất nước. Đổi mới trở thành mệnh lệnh của cuộc sống, xuất phát từ đòi hỏi của cả Đảng và quần chúng, nhằm tìm ra con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp đặc điểm nước ta.

Đối với Việt Nam, đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa, mà nhằm làm cho mục tiêu đó đạt được bằng những bước đi, phương thức và biện pháp phù hợp hơn.

=> Công cuộc đổi mới ở nước ta trong hơn 3 thập kỷ qua đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Những thành tựu đó chẳng những hiện thực hóa từng bước giá trị của chủ nghĩa xã hội mà còn nâng cao vị thế đất nước, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, củng cố nền độc lập dân tộc.

Một phần của tài liệu Lịch Sử Đảng Việt Nam (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w