1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

“Phân tích thực trạng quản lý tài sản của Ngân hàng Vietcombank chi nhánh tại Hà Nội”

21 2,1K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 66,69 KB

Nội dung

Các ngân hàng thương mại kinh doanh thu lợi nhuận bằng cách cung cấp dịch vụ chuyển một loại tài sản này thành một loại tài sản khác cho công chúng. Khác với doanh nghiệp, tài sản của Ngân hàng thương mại là các tài sản tài chính, là loại tài sản mà quyền sở hữu và quyền sử dụng hoàn toàn tách rời nhau. Tài sản chính là tấm gương phản ánh trình độ cũng như chất lượng hoạt động của ngân hàng. Do đó quản lý tài sản là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng thương mại nhất là trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Theo kinh nghiệm cho thấy khi sức khỏe của nền kinh tế có sự thay đổi thì đối tượng chịu ảnh hưởng đầu tiên là hệ thống ngân hàng. Do đó, một ngân hàng yếu kém trong quản lý sẽ không chỉ gây tổn thất cho chính ngân hàng đó, mà còn tạo nên những rủi ro nhất định mang tính dây chuyền cho các đơn vị khác và ngược lại. Rõ ràng, khả năng chống đỡ của ngân hàng càng cao, khả năng hỗ trợ cho khu vực doanh nhiệp sẽ càng lớn. Thời gian tới, khi hàng loạt các ngân hàng ngoại sẽ ồ ạt đổ bộ vào Việt Nam, chắc chắn những đòi hỏi về công tác quản lý ngân hàng sẽ càng gay gắt hơn đối với ngân hàng nội. Trước tình hình thực tế như vậy, nhóm 2 chúng em đã chon đề tài: “Phân tích thực trạng quản lý tài sản của Ngân hàng Vietcombank chi nhánh tại Hà Nội” nhằm đi sâu và thực trạng và đưa ra những giải pháp nhằm giúp cho việc quản lý tài sản của chi nhánh ngân hàng thương mại này ngày càng hiệu quả hơn.

Trang 1

MỤC LỤC

NỘI DUNG

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý tài sản của NHTM … …………2

1.1 Các khoản mục tài sản 2

1.1.1 Ngân quỹ: 2

1.1.2 Chứng khoán 2

1.1.3 Tín dụng 3

1.1.4 Tài sản khác 4

1.2 Quản lý tài sản 5

1.2.1 Mục tiêu quản lí tài sản của ngân hàng 5

1.2.2 Nội dung quản lí tài sản 6

CHƯƠNG 2 Thực trạng công tác quản lý tài sản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam……… ……… 9

2.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Vietcombank chi nhánh Hà Nội 9

2.2 Thực trạng tài sản và quản lý tài sản tại ngân hàng TMCP Vietcombank chi nhánh Hà Nội 10

2.2.1 Tình hình tài sản tại ngân hàng TMCP Vietcombank chi nhánh Hà Nội 11

2.2.2 Quản lý các khoản cho vay 12

2.2.3 Công tác quản lý các khoản dự trữ ngân quỹ 13

2.2.4 Quản lý các khoản đầu tư chứng khoán 15

CHƯƠNG 3 Giải pháp về hoàn thiện công tác quản lý tài sản tại Vietcombank chi nhánh Hà Nội……… ……… 17

3.1 Đánh giá kết quả quản lý tài sản tại ngân hàng VCB 17

3.2 Những giải pháp nâng cao quản lý tài sản tại Ngân hàng VCB Hà Nội 18

3.2.1 Phối hợp chặt chẽ công tác quản lý tài sản nợ - tài sản có 18

3.2.2 Tăng trưởng dư nợ bền vững và nâng cao chất lượng tín dụng 18

3.2.3 Đẩy mạnh công tác quản lý hoạt động dự trữ, ngân quỹ 19

3.2.4 Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư chứng khoán 19

3.2.5 Nâng cao năng lực quản trị điều hành của các nhà quản trị 19

Trang 2

MỞ ĐẦU

Các ngân hàng thương mại kinh doanh thu lợi nhuận bằng cách cung cấp dịch vụchuyển một loại tài sản này thành một loại tài sản khác cho công chúng Khác vớidoanh nghiệp, tài sản của Ngân hàng thương mại là các tài sản tài chính, là loại tàisản mà quyền sở hữu và quyền sử dụng hoàn toàn tách rời nhau Tài sản chính là tấmgương phản ánh trình độ cũng như chất lượng hoạt động của ngân hàng Do đó quản

lý tài sản là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triểncủa Ngân hàng thương mại nhất là trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập kinh tếquốc tế như hiện nay Theo kinh nghiệm cho thấy khi sức khỏe của nền kinh tế có sựthay đổi thì đối tượng chịu ảnh hưởng đầu tiên là hệ thống ngân hàng Do đó, mộtngân hàng yếu kém trong quản lý sẽ không chỉ gây tổn thất cho chính ngân hàng đó,

mà còn tạo nên những rủi ro nhất định mang tính dây chuyền cho các đơn vị khác vàngược lại Rõ ràng, khả năng chống đỡ của ngân hàng càng cao, khả năng hỗ trợ chokhu vực doanh nhiệp sẽ càng lớn Thời gian tới, khi hàng loạt các ngân hàng ngoại sẽ

ồ ạt "đổ bộ" vào Việt Nam, chắc chắn những đòi hỏi về công tác quản lý ngân hàng

sẽ càng gay gắt hơn đối với ngân hàng nội

Trước tình hình thực tế như vậy, nhóm 2 chúng em đã chon đề tài: “Phân tích

thực trạng quản lý tài sản của Ngân hàng Vietcombank chi nhánh tại Hà Nội”

nhằm đi sâu và thực trạng và đưa ra những giải pháp nhằm giúp cho việc quản lý tàisản của chi nhánh ngân hàng thương mại này ngày càng hiệu quả hơn

Trang 3

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN

LÝ TÀI SẢN CỦA NHTM

1.1 Các khoản mục tài sản

1.1.1 Ngân quỹ:

Ngân quỹ là các loại tài sản có tính thanh khoản cao mà ngân hàng phải duy trì

để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ,bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửitại các ngân hàng khác

- Tiền mặt tại quỹ: Có thể gồm nội tệ, ngoại tệ Một vài ngân hàng còn bao gồm

cả vàng và các kim khí quý, đá quý khác Đây là loại tài sản có tính thanh khoản caonhất, tuy nhiên, tiền mặt không sinh lời và gắn với chi phí phát sinh như bảo quản,đếm, vận chuyển…Vì lý do sinh lời mà các nhà quản lý cố gắng giữ nó càng ít càngtốt.Tuy nhiên tỷ trọng tiền mặt tại NHTM trong ngân quỹ nhiều hay ít tùy thuộc vàonhu cầu giao dịch tiền mặt của NHTM tại từng thời điểm nhất định, phụ thuộc quyđịnh của NHNN về quản lý khối lượng tiền mặt tại quỹ của NHTM

- Tiền gửi tại ngân hàng khác: Gồm tiền gửi tại NHNN, tại các ngân hàng và tổchức tín dụng khác Ngân hàng thương mại phải thực hiện dự trữ bắt buộc theo yêucầu của ngân hàng Trung Ương.Ngân hàng thương mại sử dụng loại tiền gửi naỳnhằm mục tiêu thanh toán tiện lợi Tiền gửi tại NHNN so với tiền mặt tại quỹ và tiềngửi tại các tổ chức nhận tiền thường chiếm tỷ lệ cao nhất

Nhìn chung ngân quỹ của ngân hàng là tài sản không sinh lời (hoặc sinh lời thấptrong trường hợp tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng khác đượchưởng lãi) song lại có tính thanh khoản – tính lỏng – cao nhất, đáp ứng nhu cầu chitrả thường xuyên Do vậy, mỗi ngân hàng đều cố gắng giữ ngân quỹ ở mức thấp nhất

có thể được.Tỷ trọng ngân quỹ trong tổng tài sản của ngân hàng thường thấp và khácnhau tại các ngân hàng

1.1.2 Chứng khoán

Ngân hàng thương mại nắm giữ chứng khoán vì mục tiêu thanh khoản và đa dạnghóa tài sản

Trang 4

Ngân hàng giữ nhiều loại chứng khoán, có thể xếp loại theo nhiều tiêu thức, nhưtheo tính thanh khoản, theo chủ thể phát hành, theo mục tiêu nắm giữ.

Ngân hàng nắm giữ chứng khoán vì chúng mang lại thu nhập cho ngân hàng và

có thể bán đi để gia tăng ngân quỹ khi cần thiết Ngân hàng thường chia chứng khoánthành hai loại: Thanh khoản và kém thanh khoản.( chứng khoán thanh khoản vàchứng khoán đầu tư )

Để đảm bảo tính thanh khoản, NHTM thường lưu giữ chứng khoán có thời hạnngắn và có khả năng bán được ngay như: hối phiếu chấp nhận thanh toán, tiền vaycủa người môi giới và giấy chứng nhận tiền lãi của tổ chức tín dụng

Các chứng khoán ngắn hạn của chính phủ thường được xếp hàng đầu trong sốcác chứng khoán thanh khoản, được giữ như một tài sản đệm cho ngân quỹ: chúngsinh lời cao hơn ngân quỹ và khi cần có thể bán để chi trả như ngân quỹ NHTM cònnắm giữ một số chứng khoán có thời gian đáo hạn dài, lợi tức cao và có lợi về thuế.Ngân hàng cũng nắm giữ chứng khoán công ty để thực hiện quyền tham dự, kiểmsoát hoạt động của công ty

Tỷ trọng của các loại chứng khoán trong tổng mức đầu tư chứng khoán thườngthay đổi theo giá cả chứng khoán và các khoản đầu tư chứng khoán trong tổng tài sảncủa ngân hàng cũng thay đổi và nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng chứngkhoán, nguồn vốn của ngân hàng, sự phát triển của nền kinh tế, thị trường chứngkhoán, công nghệ ngân hàng

1.1.2 Tín dụng

Tín dụng là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các ngân hàng thương mại , phản ánh hoạt động đặc trưng của Ngân hàng Loại tài sản này được phần chia theo nhiều tiêu thức khác nhau

a Tín dụng ngắn hạn,trung hạn,dài hạn

Tín dụng ngắn hạn thời hạn từ 12 tháng trở xuống ,trung hạn từ 1 năm đến 5 năm,dài hạn là từ 5 năm trở lên

- Tín dụng ngắn hạn mục đích là tài trợ cho tài sản lưu động

- Tín dụng trung hạn mục đích là tài trợ cho tài sản cố định

- Tín dụng dài hạn mục đích là tài trợ cho các công trình xây dựng

b Tín dụng theo hình thức tài trợ,tín dụng bao gồm:

- Cho vay và cung cấp các dịch vụ cho khách hàng

- Chứng khoán

Trang 5

- Bảo lãnh

- Cho thuê tài chính

c Theo mức độ tín nhiệm gồm:

- Cho vay không đảm bảo

- Cho vay có đảm bảo bằng tài sản thế chấp,cầm cố

d Theo mức độ rủi ro gồm:

-Tín dụng lành mạnh

-Tín dụng có vấn đề

e Phân loại khác gồm:

-Tín dụng theo ngành kinh tế (công-nông nghiệp….)

-Tín dụng theo đối tượng tài trợ (hàng hóa hoặc bất động sản…)

1.1.4 Tài sản khác

- Tài sản ủy thác: Tài sản được hình thành theo sự ủy thác của khác hàng Ngânhàng làm dịch vụ ủy thác cho vay cho các ngân hàng khác, các tổ chức chính phủhoặc phi chính phủ Tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản, song tài sản ủythác ít rủi ro và mang lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng Quy mô của tài sản ủythác phụ thuộc vào khả năng cung cấp dịch vụ ủy thác có chất lượng cao của ngânhàng

Trang 6

Những tài sản này được xếp vào loại tài sản không sinh lời vì chúng không trựctiếp tạo ra dòng thu nhập cho ngân hàng Nó được ngân hàng duy trì chủ yếu nhằmđảm bảo mọi điều kiện cần thiết cho việc duy trì hoạt động kinh doanh Ngân hàng.

- Các tài sản ngoại bảng: Ngân hàng đưa ra những cam kết của mình đối vớikhách hàng, hình thành nên một loại tài sản là hợp đồng cam kết, ví dụ như hợpđồng bảo lãnh, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn… Ngân hàng có thể quản

lý hộ tài sản cho khách hàng, cất giữ hộ… Những loại tài sản này không trực tiếphình thành do sử dụng nguồn vốn mà ngân hàng huy động nên được xếp vào tài sảnngoại bảng

1.2 Quản lý tài sản

Quản lý tài sản là hoạt động của ngân hàng thương mại với nội dung chuyển hóanguồn vốn – tiền gửi, tiền vay, vốn của chủ - thành các loại tài sản như ngân quỹ, tíndụng, chứng khoán, tài sản khác theo một phương thức thích hợp, nhằm đạt được cácmục tiêu cũng như lợi ích mà ngân hàng đặt ra

1.2.1 Mục tiêu quản lí tài sản của ngân hàng

a

Đ ảm bảo an toàn (an toàn thanh khoản,an toàn tín dụng và các an toàn khác)

Ngân hàng huy động hàng nghìn tỉ đông của các doanh nghiệp, các tổ chức xãhội và hàng triệu cá nhân để cho vay và đầu tư, trong khi vốn sở hữu của ngân hàngthương chỉ chiếm một phần nhỏ( dưới 10% ) Sự an toàn của hệ thống cũng như mỗingân hàng là mối quan tâm thường xuyên của mỗi tầng lớp dân cư chính phủ, ngânhàng nhà nước và các nhà quản lí ngân hàng

Bên cạnh việc thực hiện các qui định của các cơ quan quản lí cấp trên, mỗi ngânhàng đều có chính sách đảm bảo an toàn riêng, phù hợp với từng giai đoạn cụ thể.Nguồn tiền của ngân hàng chủ yếu là tiền gửi của doanh nghiệp và cà nhân, ngânhàng phải có nghĩa vụ chi trả nhanh chóng.Bất cứ một sự chậm trễ nào đêu có thểxảy ra những bất lợi cho ngân hàng.Khách hàng gửi tiền tuy không có khả năng kiểmsoát hoạt động của ngân hàng như những cơ quan quản lý ,song họ lại rất nhạy cảmvới những thông tin về hoạt động cũng như tư cách đạo đức của người quản lí ngânhàng và họ có quyền lựa chọn gửi nhanh chóng và kịp thời Điều đáng cân nhắc lànhiều nhu cầu của các loại khách lại mâu thuẫn với yêu cầu an toàn của ngânhàng.Do vậy,ngân hàng luôn phải tính toán các nhu cầu của khách hàng và phải đápứng những nhu cầu hợp pháp đó một cách tốt nhất

Trang 7

b.Tăng khả năng sinh lời

Sự tồn tại và phát triển của ngân hàng chủ yếu dựa vào khả năng sinh lời củangân hàng.Ngân hàng phải tìm kiếm các khoản thu nhập để vừa bù đắp các khoản chivừa có thu nhập ròng.Các chủ sở hữu luôn mong đợi một mức lợi tức hấp dẫn,tươngxứng với rủi ro mà họ chấp nhận

Nếu lợi tức cổ phần giảm,thì giá cổ phiếu của ngân hàng sẽ giảm giá uy tín củangân hàng sẽ giảm dẫn đến suy giảm dòng tiền gửi vào ngân hàng Nếu nhà quản língân hàng không đáp ứng được yêu cầu gia tăng quyền lợi của các cổ đông chính,họ

sẽ bị thôi việc Tăng khả năng sinh lời cũng là cách tốt nhất để trả lương cao chongười lao động, để tăng năng suất và tính liêm khiết rất cần thiết đối với cán bộ ngânhàng Tăng tích lũy, thiết lập quỹ dự phòng lớn, đủ sức chống đỡ rủi ro

1.2.2 Nội dung quản lí tài sản

a quản lí ngân quỹ

Mỗi ngân hàng đều cần duy trì dự trữ bắt buộc theo quy định của ngân hàng nhànước Dự trữ bắt buộc được tính dựa trên nguồn huy động trong kì tính và tỉ lệ dự trữbắt buộc cụ thể Dự trữ bắt buộc được tồn tại trong ngân hàng dưới hình thức ngânquỹ của ngân hàng, có nghĩa là ngân quỹ trong kì của ngân hàng phải đảm bảo thỏamãn số lượng dự trữ bắt buộc mà ngân hàng phải duy trì trong kì đó

Mức dự trữ bắt buộc trong kì = tỷ lệ dự trữ bắt buộc × số dư bình quân của các nguồn phải dự trữ bắt buộc trong kì.

Ngân hàng phải duy trì khả năng chi trả bằng cách duy trì ngân quỹ với tỉ lệ thíchhợp với nhu cầu thanh toán của khách

Như vậy, ngân quỹ của ngân hàng ngoài mục tiêu thực hiện chi trả thường xuyêncòn phải đảm bảo yêu cầu quy định của pháp luật về dự trữ bắt buộc Ngân quỹ ngânhàng sinh lời rất thấp, về thực chất là tính toán số ngân quỹ tối thiểu cần giữ tối thiểutrong các thời kỳ khác nhau, đồng thời cân đối giữa các bộ phận của ngân quỹ mộtcách phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng

b quản lý chứng khoán

Ngân hàng phân loại chứng khoán thành 2 nhóm chính:

Trang 8

 Các chứng khoán thanh khoản song sinh lợi thấp Được nắm giữ chủ yếu đểđáp ứng nhu cầu chi trả.

 Các chứng khoán kém thanh khoản hơn song sinh lợi lại cao chủ yếu đáp ứngyêu cầu sinh lợi

Công tác quản lý chứng khoán đòi hỏi phải thương xuyên xếp hạng chứng khoántùy theo tính an toàn và thời gian còn lại của chúng

Để xếp loại chứng khoán, ngân hàng phải thường xuyên theo dõi, phân tích vàđánh giá tình hình tài chính của các công ty phát hành chứng khoán, sự biến động tỷgiá lãi suất thị trường, giá bất động sản, tình hình chính trị của mỗi quốc gia

Quản lý chứng khoán được thực hiện trên nguyên tắc quản lý danh mục đầu tư.Chứng khoán thường xuyên được phân tích với giá thị trường và cuối cùng là nguyêntắc đa dạng hóa

c Quản lý tín dụng

* Hoạt động tín dụng mang lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng

Ngân hàng sử dụng mọi nỗ lực của mình để tăng quy mô tín dụng như mởrộng mang lưới, đa dạng hóa các loại hình tín dụng, phát triển công nghệ mới nhằmgia tăng tiện ích cho khách hàng, giảm lãi suất hoặc cung cấp các điều kiện ưu đãi các biện pháp này một mặt làm tăng quy mô, song mặt khác cũng làm tăng chi phí Ngân hàng phải nghiên cứu và xác lập mối quan hệ giữa các biện pháp tăngquy mô với thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng thông qua chênh lệch lãi suất biên.Mối quan hệ này cho phép ngân hàng phân biệt lãi suất và các điều kiện tài trợ khácvới các khách hàng lớn, quan trọng và liên kết với các tổ chức tín dụng khác trên thịtrường

* Rủi ro từ hoạt động tín dụng là rất lớn

An toàn tín dụng là nội dung chính trong quản lý rủi ro của mọi ngân hàngthương mại Có 2 mối quan hệ giữa rủi ro và sinh lợi trong hoạt động tín dụng Trướckhi tài trợ, mối quan hệ có thể là: rủi ro càng cao sinh lợi kỳ vọng càng lớn; cho vaychung và dài hạn, cho vay tiêu dùng

Ngân hàng thường phân loại rủi ro tín dụng dựa trên thống kê kinh nghiệm vàphân tích các điều kiện thị trường Phân loại này cho phép nhà quản lý xác định tỉ lệ

Trang 9

rủi ro liên quan đến từng nhóm khách hàng, các nguyên nhân gây rủi ro và môitrường nảy sinh rủi ro

* Thường khoản mục tín dụng chiếm khoảng 60 %-70% tổng tài sản

d Quản lý các tài sản khác

 Quản lý các tài sản ủy thác: tài sản ủy thác của khách hàng giao châo ngân hàng

có rất nhiều loại Nhiệm vụ của ngân hàng là bảo quản theo dõi và tăng thu nhậpcho khách hàng

 Quản lý trang thiết bị, nhầ cửa của ngân hàng tuy chiếm tỷ trọng không lớn trongtổng tài sản, song các trang thiết bị, nhà cửa của ngân hàng đóng vai trò quantrọng trong hoạt động của ngân hàng: đó là nơi thực hiên giao dịch với kháchhàng, lưu giữ và bảo quản các hợp đồng, tiền, thực hiện các hoạt động thanh toán

 Quản lí các tài sản ngọai bảng chính là quản lí rủi ro Vì vậy, ngân hàng cần

- Phân loại tài sản ngoại bảng theo thời gian, chủ thể, tính chất rủi ro

- Nghiên cứu dự báo các nhân tố ảnh hưởng như thị trường nguồn vốn, tỷgiá, lãi suất…

- Dự phòng trước các khoản nợ cho tài sản ngoại bảng

Trang 10

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Vietcombank chi nhánh Hà Nội

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCPNgoại thương Việt Nam (Vietcombank), được thành lập và chính thức đi vào hoạtđộng ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàngNhà nước Việt Nam) Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủlựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tưcách là một ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kếhoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng Ngày30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yếttại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đónggóp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai tròcủa một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trongnước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khuvực và toàn cầu

Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội thành lập ngày 01/03/1985 , là thành viêntrong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam , được Nhà nước công nhận làdoanh nghiệp hạng nhất

Hơn 20 năm phát triển và trưởng thành , NHNT Hà Nội đã khẳng định vị thếquan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại của thủ đô,cung cấp các dịch vụ ngânhàng tài chính đa dạng và hiện đại đến mọi tổ chức kinh tế , cá nhân và các tổ chứctín dụng

Là một trong những chi nhánh hàng đầu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại , cung cấp các dịch vụ tự động hóa cao :VCB ONLINE , thanh toán điện tử liên ngân hàng , hệ thống máy rút tiền tự độngATM Connect 24 hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu và mạng lưới đại lý trên

Ngày đăng: 20/06/2014, 11:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Bảng chi tiêu kết quả kinh doanh tài chính 2011 – 2013 - “Phân tích thực trạng quản lý tài sản của Ngân hàng Vietcombank chi nhánh tại Hà Nội”
Bảng 1 Bảng chi tiêu kết quả kinh doanh tài chính 2011 – 2013 (Trang 11)
Bảng 3: Kết cấu các loại tài sản từ năm 2011 – 2013: - “Phân tích thực trạng quản lý tài sản của Ngân hàng Vietcombank chi nhánh tại Hà Nội”
Bảng 3 Kết cấu các loại tài sản từ năm 2011 – 2013: (Trang 12)
Bảng 4: Cơ cấu các nhóm nợ của VCB Hà Nội năm 2011-2013 - “Phân tích thực trạng quản lý tài sản của Ngân hàng Vietcombank chi nhánh tại Hà Nội”
Bảng 4 Cơ cấu các nhóm nợ của VCB Hà Nội năm 2011-2013 (Trang 13)
Bảng 6: Cơ cấu các khoản dự trữ của VCB Hà Nội năm 2011-2013 - “Phân tích thực trạng quản lý tài sản của Ngân hàng Vietcombank chi nhánh tại Hà Nội”
Bảng 6 Cơ cấu các khoản dự trữ của VCB Hà Nội năm 2011-2013 (Trang 15)
Bảng 7 : Cơ cấu các loại chứng khoán đầu tư năm 2011-2013 - “Phân tích thực trạng quản lý tài sản của Ngân hàng Vietcombank chi nhánh tại Hà Nội”
Bảng 7 Cơ cấu các loại chứng khoán đầu tư năm 2011-2013 (Trang 16)
Bảng 8: Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB năm 2011-2013 - “Phân tích thực trạng quản lý tài sản của Ngân hàng Vietcombank chi nhánh tại Hà Nội”
Bảng 8 Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB năm 2011-2013 (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w