Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Tác động đầu tư công đến tăng trưởng của tỉnh Long An (Trang 45 - 50)

- Kết cấu hạ tầng xã hội: xếp vào loại này gồm nhà ở, các cơ sở

TỈNH LONG AN TỪ 1987 ĐẾN NAY

2.1.2.3.1. Kết quả đạt được

Về kinh tế

Cơ cấu đầu tư đúng hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá như

các Nghịquyết Đại hội Tỉnhđảng bộ, kết quả đạtđược rất khảquan:

Tốc độ tăng trưởngkinh tế khá cao, GDP bình quânđầu người tăng 11,6%/năm. Bình quân giai đoạn 1992-1996 (8,6%) GDP tăng 2,1% so với giai đoạn 1987-1991 (6,7% ). Giai đoạn 2002-2007 (12,6%) GDP tăng gần gấp đôi giai đoạn 1997-2001 (6,4%).

Cơcấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng trong GDP tăng từ 15,6% năm 1995 lên 22,5% năm 2000 và lên 27% năm 2007; tỷ

trọng giá trị nông - lâm - thuỷ sản giảm từ 48% năm 2000 xuống còn 42,6% năm 2007.

Về kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm bám sát vào bốn chương trình kinh tế trọng điểm của Tỉnh; hạ tầng kinh tế - xã hội của Tỉnh

được hoàn thiện hơn; bước đầu cải thiện được môi trường đầu tư, phát triển sản xuất, điều kiện sống khu vực nông thôn được nâng lên rõ rệt

+ Tínhđến năm 2007 đã xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi,

các cụm, tuyến dân cư và các cơ sở y tế, giáo dục, các chợ trung tâm

vượt đỉnh lũ lịch sử năm 2000, tạo điều kiện phát triển toàn diện kinh

tế - xã hội nói chung và mục tiêu an toàn dân cư trong vùng lũ nói riêng. Đã có 85% xã vùng lũ có đường ô tô đến trung tâm xã; 3/8 thị

trấn vùng lũ và 5/8 thị trấn vùng lũ đã được đê bao, đã hoàn thành san nền 184/184 cụm tuyến dân cư vượt lũ với 20 cụm tuyến được xây

dựng hạ tầng kỹ thuật, đã giao nền cho 20.000/35.000 hộ dân.

+ Hệ thống giao thông, điện, nước phục vụ phát triển sản xuất

công nghiệpđược cải thiện đáng kể.

Đường bộ: nếu giai đoạn 1987-1997 Tỉnh có 1.188 km đường bộ,

trong đó có 142 km đường nhựa, chiếm tỷ lệ 12% thì đến thời điểm

cuối năm 2007, toàn Tỉnh có 1.698 km đường bộ, tăng 30% so với giai đoạn 1987-1997, tỷ lệ đường nhựa chiếm 36%. Mật độ đường là 0,34 km/km2 và 0,99 km/1.000 dân, thấp hơn bình quân chung toàn vùng

ĐBSCL (0,71km/km2 và 1,62km/1.000 dân). Tỷ lệ đường nhựa chiếm

43% trong tổng số đường ô tô, tăng 40% so với thời kỳ 1987-1997.

Đường thuỷ: trên địa bàn Tỉnh Long An có 2.651km đường thủy

được đưa vào cấm mốc chỉ giới. Mật độ giao thông thủy theo diện tích đạt 0,59 km/km2, theo dân số đạt 1,90 km/1.000 dân, mạng lưới đường

thủy của Tỉnh được phân bố khá đều khắp, tạo thuận lợi cho việc khai

thác vận tải và đi lại của nhân dân, cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận

tải do trong thời kỳ 1987-1997 Tỉnh đã tập trung đầu tư hệ thống thủy

lợi nội đồng để khai hoang phục hoá, thau chua rửa mặn vùng Đồng

Tháp Mười.

Hệ thống giao thông của Tỉnh được đánh giá ở mức trung bình khá so với sự phát triển chung toàn ngành và so với các Tỉnh khác

trong vùng. Tuy nhiên, sự phát triển hạ tầng giao thông của Tỉnh trong

thời gian qua mặc dùđã có định hướng và đầu tư đáng kể, nhưng chưa

đápứng kịp thời với yêu cầu đặt ra, nguồn vốn đầu tư cần là rất lớn.

Công nghệ thông tin và truyền thông: trên địa bàn Tỉnh Long An

hiện nay có tất cả 24 bưu cục, trong đó có 1 bưu cục cấp 1 trung tâm đặt tại thị xã Tân An, còn lại là các bưu cục huyện, xã. Bên cạnh hệ

thống các bưu cục, mạng lưới các điểm bưu điện văn hóa xã của Tỉnh

phát triển rất nhanh, từ 70 điểm năm 2000, đến năm 2005 đã có 131

điểm vàđến 2007 lênđến 216 điểm.

Thực hiện chương trình mở rộng tổng đài EWSD Tỉnh Long An,

gồm 24.176 số giai đoạn 2003-2004 và 10.496 số giai đoạn 2004- 2005, trong đó có 27 vệ tinh được mở rộng dung lượng và 11 vệ tinh được lắp đặt mới. Hiện nay, tổng dung lượng toàn Tỉnh đạt 107.038 số, đưa vào sử dụng 105.996 số, đạt hiệu suất sử dụng 99,02%.

Hiện nay, tất cả các địa phương xã phường trong Tỉnh đều có đường dây điện thoại, tạo thuận lợi cho việc thông tin liên lạc của

người dân, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa của Tỉnh. Mật độ máy điện thoại trang bị năm 2004 bình quân đạt 7,57 máy/100 dân, đến cuối

năm 2007 tăng lên 23,75 máy/100 dân, về trước 1 năm so với chỉ tiêu mà Nghị quyết của Tỉnh Đảng bộ Long An đề ra.

Cấp nước sinh hoạt:tổng công suất cấp nước sạch của các đô thị

của Tỉnh đạt 63.000m3/ngày đêm, tăng 50% so với giai đoạn 1987- 1997. Tuy nhiên với dân số 1,4 triệu người và nước sạch cung cấp bình quân đầu người còn thấp vì thế nước sạch đang là một nhu cầu cấp

thiết.

Cấp nước cho sản xuất sản xuất công nghiệp: đến năm 2007

Long An có 7.708 cơ sở công nghiệp đang hoạt động, quy mô doanh

nghiệp lớn hơn và nhu cầu sử dụng nước cao hơn. Nước cho hoạt động

sản xuất công nghiệp hiện nay khai thác từ nguồn nước ngầm đã đáp

ứng được nhu cầu nước cho sản xuất trước mắt, trong tương lai cần có

quy hoạch mở rộng đến 1 triệu m3/ngđ.

Cấp điện: Long An có lưới truyền tải điện 220kV Phú Lâm – Cai Lậy và 220kV Cai Lậy – Phú Mỹ chạy ngang qua, tuy vậy Tỉnh

vẫn chưa có trạm 220kV (đang xây dựng), nên nguồn cung cấp điện

của tỉnh chủ yếu từ 3 trạm 220kV Cai Lậy, Nhà Bè và Phú Lâm. Tổng

chiều dài đường dây trung thế toàn Tỉnh là 2.901,74km

Toàn bộ lưới điện phân phối của Tỉnh đang vận hành ở 2 cấp điện áp 15kV và 22kV, hiện đã có 100% xã, phường, thị trấn có điện,

tỷ lệ hộ có điện là 95%.

Nét nổi bật trong đầu tư công là Tỉnh đã điều hành khá thành công 4 chương trình trọng điểm của Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần VII và chương trình phát triển vùng hạ

- Đã tập trung vào đào tạo nghề, tạo thị trường lao động qua hội

lồng ghép với chương trình mục tiêu quốc gia, hoạt động thu hút đầu tư

trong, ngoài nước…,đã giải quyết việc làm cho trên 200.000 lao động,

xuất khẩu 1200 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 15,3% năm 2000 lên 25% năm 2005, giảm tỷ lệ lao động không có việc làm từ

5,4% xuống còn 4,8%, góp phần làm chuyển dịch cơcấu lao động; tăng

tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 42% lên 48% và tỷ lệ lao động nông

nghiệp giảm từ 58% xuống còn 52%. Hoạt động xoá đói giảm nghèo

được triển khai tích cực đến tận cơ sở; triển khai đồng bộ, có hiệu quả

các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng cho các xã nghèo, xã biên giới, xã vùng hạ, dự án xây dựng mô hình xã thoát nghèo. Đến cuối năm 2005,

tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 9,8% xuống còn 2,88%, số xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 15% giảm từ 38 xã xuống còn 2 xã.

- Nguồn nhân lực ngày càng được nâng lên về số lượng và chất

lượng. Đến cuối năm 2007 có 95,3% cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt

cấp Tỉnh có trình độ Đại học và Cao cấp chính trị; cán bộ lãnh đạo,

quản lý chủ chốt cấp huyện có 78,1% đạt trình độ Đại học và 92% có trình độ Cao cấp chính trị; cán bộ chủ chốt cấp xã phường có 90% tốt

nghiệp Phổ thông trung học và 45% Trung cấp chính trị; nâng tỷ lệ xã có Bác sĩ lên 80%,đào tạo thêm 150 cán bộ sau Đại học , trong đó có 8

Tiến sĩ.

Với những thành tựu đã đạt được, tại Đại hội lần thứ VIII (2005- 2010) Tỉnh Đảng bộ đã xác định “Khâu đột phá để thu hút đầu tư nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng công nghiệp và xây dựng là đẩy mạnh

phát triển đầu tư công, đặc biệt là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Trên cơ sở điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, ưu tiên vốn ngân sách nhà nước

và huy động các nguồn lực khác để đẩy nhanh việc xây dựng đồng bộ

dựng đồng bộ các điểm dân cư mới, bảo đảm điều kiện sống cho người

lao động. Trong đó, tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng để sớm đưa vào khai thác 5.000 ha đất xây dựng công nghiệp và phát triển kết cấu hạ

tầng về giao thông, điện, cấp thoát nước, bảo vệ môi trường, bưu chính viễn thông cho các khu, cụm công nghiệp để nâng cao khả năng thu hút đầu tưtrong nước và nước ngoài”.

- Hạ tầng trong và ngoài các khu cụm công nghiệp, dân cư và đô thị được tập trung đầu tư tạo điều kiện thu hút trực tiếp của doanh

nghiệp trong nước và nước ngoài: đã quy hoạch 20 khu, cụm công

nghiệp với tổng diện tích hơn 8.600 ha, trong đó có 3 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, thu hút 300 dự án đầu tư trong nước và 230 dự án đầu tư nước ngoài. Tổng vốn dự án thu hút năm 2001 bằng 41% so với

cả thời kỳ 1987-2000 và liên tục tăng bình quân 40%/năm so với năm

2000.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Tác động đầu tư công đến tăng trưởng của tỉnh Long An (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)