Đầu tư công trong chiến lược phát triển của Tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Tác động đầu tư công đến tăng trưởng của tỉnh Long An (Trang 66 - 70)

- Kết cấu hạ tầng xã hội: xếp vào loại này gồm nhà ở, các cơ sở

3.1.Đầu tư công trong chiến lược phát triển của Tỉnh

CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

3.1.Đầu tư công trong chiến lược phát triển của Tỉnh

Là Tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam của cả nước,

là vành đai dãn nở công nghiệp và đô thị của TP Hồ Chí Minh, Long

An có nhiều cơhội thuận lợi trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh từ nay đến

2015, giải pháp chính của Tỉnh vẫn là tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng và có chính sách huy động mọi nguồn lực để thực hiện đầu tư, trong cơ

cấu phân bổ đầu tư công phải có trọng tâm, trọng điểm đi đôi với các

giải pháp điều hành hữu hiệu thỉ mới đạt kết quả cao. Cũng trong giai

đoạn này, dự báo các chương trình trọng điểm của Nghị quyết Đại hội

Tỉnh Đảng bộ lần thứ VIII đã,đangđầu tư sẽ tiếp tục phát triển, tạo nền

tảng vững chắc cho tăng trưởng cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và an sinh xã hội. Nhiều danh mục công trìnhđược TW và địa phươngđã và

đangđầu tư trênđịa bàn tạo điều kiện thuận lợi để phát huy lợi thế phát

Cảng Long An, cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp, Mỹ Quý Tây, hạ tầng

trong và ngoài các khu cụm công nghiệp, dân cư và đô thị đã và đang tập trung đầu tư tạo điều kiện thu hút trực tiếp của doanh nghiệp trong

nước và nước ngoài dự báo sẽ tăng đột biến trong kỳ kế hoạch, một số

mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế năng động, hiệu quả được nhân rộng

sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,

Tuy nhiên, Long An vẫn có một số khó khăn, thách thức trong đầu tư công đó là: Nhu cầu đầu tư phát triển rất lớn, nhất là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong khi nguồn vốn thì có hạn; Nguồn nhân lực tuy dồi dào về số lượng nhưng chất lượng chưa đáp

ứng yêu cầu nhất là trình độ nghiệp vụ chuyên sâu. Trình độ quản lý đầu tưchưa theo kịp tốc độ phát triển của xã hội.

Dự báo trong 5 năm 2010-2015, về khả năng tích lũy và tiêu dùng trong nội bộ nền kinh tế, tổng GDP (giá hiện hành) đạt khoảng

104.500 tỷ đồng. Tổng quỹ tiêu dùng chiếm 70%, tỉ lệ tiết kiệm nội địa

30%. Nguồn vốn huy động từ tiết kiệm trong tỉnh để đầu tư đạt 75%

tổng tiết kiệm, tương đương 25.600 tỷ đồng, bằng 24,5% GDP. Dự tính

nguồn tiết kiệm từ những địa phương khác đầu tư trên địa bàn tỉnh

khoảng 3.500 tỷ đồng.

Về khả năng thu hút nguồn vốn từ bên ngoài , với việc đổi mới

các cơ chế chính sách thu hút nguồn vốn nước ngoài, cải cách thủ tục

hành chính, đầu tư hạ tầng, đặcbiệt hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, điện, nước..., gia tăng thu hút đầu tư, góp phần tăng trưởng kinh tế, đổi

mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý. Dự báo nguồn vốn đầu tư

trực tiếp (FDI) trong 5 năm thu hút khoảng 1.000 triệu USD. Nguồn

Về khả năng cân đối ngân sách Nhà nước, dự báo tỉ lệ thu ngân

sách đạt 9% GDP, dự báo cân đối ngân sách trong 5 năm giai đoạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2010-2015 như sau:

- Tổng thu ngân sách Nhà nước (giá hiện hành) khoảng 9.400 tỷ đồng. Thu từ nguồn trợ cấp của Trung ương là 1.200 tỷ đồng. Tổng chi

ngân sách dự kiến là 9.800 tỷ đồng, trong đó chi cho đầu tư phát triển

chiếm tỉ lệ trên 40% tổng chi ngân sách Nhà nước (tính cả các khoản

vay và tạm ứng).

- Tăng trưởng kinh tế: phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế

bình quân hàng năm khoảng 15% cho cả giai đoạn 2010-2015 Trong

đó: Khu vực I tăng trưởng 5,5%; Khu vực II tăng 20,3% và Khu vực III

là 15,2%.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: dự kiến cộng thêm yếu tốtrượt giá

trong từng khu vực kinh tế, đến năm 2015, Khu vực I chiếm 25-26%; Khu vực II chiếm 42-43%; Khu vực III chiếm 30-31%.

- Đầu tư: để đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 15%/năm giai đoạn 2010-2015, tỉ lệ đầu tư/GDP phấn đấu đạt từ 47- 49%.

- Thu chi ngân sách: đảm bảo tốc độ tăng thu và chi ngân sách cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP, đạt ít nhất là 15%/năm (đã trừ đi lạm

phát) cho cả giai đoạn 2010-2015.

- Về nhu cầu vốn đầu tư phát triển, trong 5 năm 2010-2015 hệ số

suất đầu tư (ICOR) dự kiến khoảng 3,52. Để đảm bảo mục tiêu phát triển 15% năm cần huy động nguồn vốn đầu tư khoảng 45,5% GDP,

+ Nguồn vốn ngân sách Nhà nước: 9.850 tỷ đồng, chiếm 21%

tổng vốn đầu tư. Trong đó: Vốn ngân sách trung ương: 4.700 tỷ đồng, chiếm 10% tổng vốn đầu tư; Vốn ngân sách địa phương:5.150 tỷ đồng,

chiếm 11% tổng vốn đầu tư.

+ Nguồn vốn DN trong nước: 11.850 tỷ đồng, chiếm 25% tổng

vốn đầu tư.

+ Nguồn vốn đầu tư nước ngoài: 17.5000 tỷ đồng, chiếm 32%

tổng vốn đầu tư.

+ Nguồn vốn tín dụng: 1.800 tỷ đồng, chiếm 4% tổng vốn đầu tư. + Vốn dân cưvà vốn huy động khác: 6.000 tỷ đồng, chiếm 18%

tổng vốn đầu tư.

- Dự kiến phân bổ nguồn vốn: Đầu tư Nông lâm ngư nghiệp:

5.100 tỷ đồng (ICOR là 2,52) chiếm 10,9%; Đầu tư lĩnh vực Công

nghiệp - Xây dựng : 23.600 tỷ đồng (ICOR là 3,35) chiếm 50,2%; Đầu

tư Thương mại - Dịch Vụ: 18.300 tỷ đồng (ICOR là 4,27) chiếm

38,9%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu đầu tưcông 2010-2015

Cơ cấu đầu tư công giai đoạn 2010-2015

Thương mại - Dịch vụ 38.90% Công nghiệp Xây dựng 50.20% Nông Lâm Ngư

nghiệp, 10.90%

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Tác động đầu tư công đến tăng trưởng của tỉnh Long An (Trang 66 - 70)