Từ nhận thức vai trò, vị trí của du lịch đối với sự nghiệp phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh, cùng với các đề tài nghiên cứu đánh giá một cách khoa học vềtiềm năng du lịch và xây dựng
Trang 1Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023
Trang 2Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LUẬN VĂN THẠC sĩ DU LỊCH
MÃ SỐ: 8810101
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỀN VĂN LƯU
TS Nguyên Văn Lưu
THÀNH PHÓ HỒ CHÍ MINH - 2023
Trang 3MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN V
LỜI CAM ĐOAN vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
PHẢN MỞ ĐÀU 1
1 Tính cấp thiết ciia đề tài 1
2 Tổng quantài liệu nghiên cứu liên quantrực tiếp đến du lịch sinhthái 2
2.1 Tài liệu thế giới 2
2.2 ở Việt Nam 3
2.3 ởtỉnh Gia Lai 5
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 6
3.1 Mụctiêu nghiên cứu 6
3.2 Nhiệm vụ của đề tài 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4.1 Đối tượng 6
4.2 Phạm vi nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 7
5.1 Phương pháp thu thập tài liệu và xử lý dừ liệu 7
5.2 Phương pháp phântích tống hợp 8
5.3 Phương phápđiều tra thực địa 8
5.4 Phươngpháp chuyên gia 8
6 Đóng góp ciia luận văn 9
6.1 Cấutrúc của luận văn 9
CHƯƠNG 1 Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ TÓNG QUAN KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN cúu 10
Trang 41.1 Các khái niệm về du lịch 10
1.1.1 Khái niệm du lịch 10
1.1.2 Khái niệm kháchdu lịch 11
1.1.3 Vai trò của du lịchđối với phát triển kinh tế xãhội 11
1.1.4 Nguyên tắc phát triến của du lịch 13
1.2 Du lịch sinh thái 13
1.2.1 Khái niệm dulịch sinh thái 13
1.2.2 Khái niệm vềtàinghiệm du lịchsinh thái 14
1.2.3 Những điều kiện cơbản để phát triển du lịch sinh thái 15
1.2.4 Các loại hình du lịch sinh thái 16
1.2.5 Tiềm năngphát triển du lịch sinh thái 16
1.2.5.1 Các điều kiện tựnhiên vàtài nguyên du lịchtự nhiên 16
1.2.5.2 Các điều kiện kinh tế, xã hội và tài nguyêndulịch nhân văn 17
1.2.6 Quan hệ giữa du lịch sinh thái vàphát trien 18
1.2.6.1 Du lịch sinh thái với bảo tồnđa dạng sinhhọc 18
1.2.6.2 Du lịch sinh thái vớiphát trien cộng đồng 18
1.2.6.3 Du lịch sinh thái vớiphát triển bền vừng 18
1.3 Khái quát tỉnh Gia Lai 18
1.3.1 Lịch sử hình thành 18
1.3.2 Điều kiện tự nhiên 19
1.3.3 Điều kiện kinh tế, xã hội 22
1.3.4 Cơ sở hạ tầngkỳ thuật phục vụ ngành Du lịch 24
CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIẾN Dư LỊCH SINH THÁI DANH THẮNG BIẾN HỒ 26
2.1 Những tiềm năng ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái 26
ii
Trang 52.1.1 Tiềm năng về sinhthái tựnhiên 26
2.1.2 Tiềm năng về sinhthái nhân văn 28
2.1.3 Tình hình phát triển kinh tế - xà hội ảnh hưởng phát trien du lịch sinh thái 33 2.2.1 Khái quát chung về hoạt động dulịch Danh thắngBien Hồ 38
2.2.2 Hiện trạng về cơ sở vậtchất phục vụ phát triểndulịch sinh thái 40
2.2.3 Hiện trạng về khách du lịch 44
2.2.4 Hiện trạng thu nhập từ du lịch 46
2.2.5 Côngtác quản lí hoạtđộng du lịch 46
2.2.6 Sự hài lòng của khách du lịch 48
2.2.7 Hoạt động đầu tư và xúc tiến du lịch 56
2.2.6 Các yếu tố khác ảnh hưởng đến phát triển Du lịch sinh thái Bien Ho 56
2.3 Đánh giá chunghiệntrạng phát triển du lịch Danhthắng Biển Hồ 57
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIẾN DU LỊCH SINH THÁI DANH THẮNG BIẾN HÒ 61
3.1 Chiến lược phát triển du lịch sinh thái Danh thắng Biển Hồ 61
3.2 Đề xuất nội dung phát triển du lịch sinh thái tại Danh thang Biển Hồ 63 3.2.1 Địnhhướng và giải pháp chung 63
3.2.2 Định hướng và giải phápvề kinh doanh du lịch 64
3.2.3 Định hướng và giải pháp nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng 64
3.2.4 Định hướng và giải phápphát triển sản phẩm dulịch 65
3.2.5 Định hướng và giải pháptăng cường xúc tiến, quảngbá du lịch 65
3.2.6 Định hướng và giải pháp tuyên truyền giáo dục môi trường 66
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Trang 6PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA 73
PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DŨ LIỆU 81
PHỎNG VÁN DU KHÁCH 81
PHỤ LỤC 3 MỘT SÓ HÌNH ẢNH TIÊU BIẾU
VỀ DANH THẮNG BIẾN HỒ 90
IV
Trang 7LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS Nguyền Văn Lưu,
người Thầy đã trực tiếp dìu dắt, truyền đạt cho tôi nhùng kiến thức chuyên môn
thiếtthực và những chỉ dầnkhoa học quí báu Với sựđồngý và tạo điềukiện của Thầy,
tôi đã thực hiện luận văn thạc sỳ với đề tài: "Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái
danh thẳng Biển Hồ, thuộc khu du lịch sinh thái lâm viên Biển Hồ - Chư Đăng Ya
(tỉnh Gia Lai)
Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới Quý Thầy, Cô Khoa Du lịch và Việt Nam học - nơi
học viên theo học chương trình Cao học Những giờ học và những buổi sinh hoạt
khoa học đà giúp tôi tích lũy được những kiến thức bô ích Xin chân thành cảm ơn
Quý Thầy, Cô và Quý Anh, Chị Viện Đào tạo sau Đại học, Ban Giám hiệu, Khoa
Du lịch và Việt Nam học của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã tạo điều kiện
tốt nhất cho tôi trong suốt khóa học thạc sĩ và hoàn thành luận văn, cho tôi thêm
năng lực học tập, nghiên cứu và làm việc
Tôi xin gửi tới Sở Văn hóa, The thao và Du lịch Gia Lai, Ưỷ ban nhân dân
thành phố Pleiku và một số cán bộliên quanđã tạo mọi điều kiện thuận lợigiúp tác giả
luận văn trong quá trình trien khai và hoàn thành luận văn, thu thập số liệu và
khảo sát thực địa tại các cơ sở, địa điếm cần thiết cho thực hiện luậnvăn
Xin cảm ơn gia đình, bạn bèvà đồng nghiệp luôn hỗ trợ,động viên
Tôixin chân thành cảmơn!
Học viên
Trần Thanh Thúy Vỉ
Trang 8LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu nghiêm túccủacá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dần khoa học của TS Nguyễn Văn Lưu Các số liệu
và kết luận nghiên cứu được trình bàytrong luận văn hoàntoàn trung thựcvà chưatừngđược công bốdưới bấtcứhình thức nào
Tôi xin chịutrách nhiệm vềnghiên cứu của mình
Học viên
Trần Thanh Thúy Vi
VI
Trang 9UBND ủyban nhân dân
Trang 10DANH MỤC BANG
2.2 Hiện trạng khách du lịch đến Gia Lai giai đoạn 2017-2022 44
2.3 Đảnh giả chung về tiêm năng DLST Danh thang Biên Hồ 47
2.5 Nghề nghiệp của du khách được khảo sát tại Danh thắng Biến Hồ 49
2.6 Thời gian lưu trú cùa du khách tại Danh thắng Biến Hồ 50
2.7 Tông hợp các mức đảnh giá theo thang Likert tại Danh thắng Biên Hồ 51
2.8 Yen to hap dan đê phát triền DLST tại Danh thắng Bien Hồ 51
2.9 Ket cẩu hạ tầng phục vụ phát trien DLST tại Danh thắng Bien Hồ 52
2.10 Chất lượng SP và dịch vụ DLST tại Danh thắng Biến Hồ 52-53
2.11 Người dân phục vụ DLST tại Danh thắng Bien Hồ 53-54
2.12 An ninh trật trự và an toàn trong DL tại Danh thang Biên Hồ 54
2.13 Giả cả dịch vụ DL tại Danh thang Biến Hồ 54
viii
Trang 11DANH MỤC HÌNH
2.1 Dịch vụ lữ hành năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021 44
2.2 Độ tuôi của du khách được khảo sát tại Danh thắng Biến Hồ 48
2.3.
Trình độ học vấn của du khách được khảo sát tại Danh thắng
2.4 Nguồn thông tin của khách về DL tại Danh thảng Biển Hồ 50
2.5 Mức độ hài lòng của khách về DL tại Danh thắng Biến Hồ 55
Trang 12PHÀN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Gia Lai là một địa phương có vị thế quan trọng trong chiến lược phát trien
của khu vực Tây Nguyên và có vị trí quốc tế quan trọng trong khu vực tam giácpháttriểnViệtNam - Lào - Campuchia Bêncạnh đó, tỉnhGia Laiđược thiên nhiên
ưu đài với địa hình có nhiều sông, suối, thác ghềnh, hồ nước ngọt có cảnh quanđẹp mắt, hấp dần và nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng với nhiều
danh lam thắng cảnh đẹp hùng vĩ, nhiều di tích văn hóa lịch sử tiêu biểu, nhiều
giá trị văn hóa phi vật the đại diện cùa nhân loại trong hoạt động du lịch Trong
những năm gần đây, Gia Lai được du khách biết đến nhiều hơn không chỉ bởi
nét văn hóa đặc sắc bản địa, với cồng chiêng và vẻ đẹp hoang sơ của núi rừngTâyNguyênmà còn là sự tôn tạo danh thắng Bien Hồ, thuộc quần the Khu Du lịch sinh thái lâm viên Bien Hồ - Chư Đăng Ya Được mệnh danh là “đôi mắt Pleiku” với không gian độc đáo, sơn thủyhữu tình, Biển Hồ được công nhận là di tích cấp Quốc gia năm 1988
Du lịch sinh thái làhướng đi mới cho pháttriến kinh tế địa phương cũng như
công tác bảo ton, tôn tạo các giá trị tự nhiên, giá trị nhân văn tại địa phương,góp phần nâng cao mức sống cho chính cộng đồng cư dân cũng như khu vực
vùng đệm, từng bước làm thay đổi bộ mặt của địa phương trên cơ sở phát triển
bền vừng dựa vào du lịch sinh thái Bên cạnh những hiệu quả to lớn đã đạt được, ngành Du lịch trên thế giới và Việt Namcũng có tácđộng mạnhmè đến môi trường
sinh thái, ke cả môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế - xà hội Vì vậy cần nghiên cứu tìm hiểu những ảnh hưởng cụ thể cùa du lịch đến môi trường để cóbiện pháp, phương hướng phát triển thích hợp để bảo vệ môi trường sinh thái vàpháttriếndulịch bền vững trong tươnglai Thực tế phát triểnDLST manglại lợiíchcho cộng đồng dân cư địa phương, đồng thời tạo ra nguồn thu bền vừng; tuy nhiên,
ở một số khu vực, hoạt động DLST không thực sự theo đúng nghía đảm bảo sựphát triển bền vừng Một số vấn đề tiêu cực nảy sinh do pháttriển DLST bao gồm:
ô nhiễm không khí từ nguồn phương tiện giao thông của du khách và xây dựng cơ
sở hạ tầng; ô nhiễm do nguồn chất thải rắn từ du khách và các cơ sở kinh doanh
dịch vụ du lịch; tiêuthụ quá mức tài nguyên thiên nhiên (TNTN); một số tổ chức,
1
Trang 13doanh nghiệp hoạt động trong lình vực du lịch tập trung vào lợi nhuận kinh tế,chưa tính đến những chi phí cơ hội do tác động lâu dài gây ảnh hưởng xấu đen
môi trường Nhiệm vụ sử dụng hợp lý TNTN và bảo vệ môi trường được đặt ra
trong côngtác tổ chức phát triển DLST là rất cần thiết và cấp bách
Việc đánh giá khách quan, đầy đủ thực trạng và vai trò của từng nguồn lực
để phát triển du lịch bền vừng trên địa bàn tỉnh là yêu cầu cần thiết, là cơ sở
quan trọng đế các nhà quản lý xây dựng chiến lược khai thác hiệu quả tiềm năng,thế mạnh nguồn lực của địa phương Từ đó, các khu du lịch, điểm du lịch sẽtiếp tục tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù có tính cạnh tranh cao, nhằm
“kích cầu” du lịch và thu hút ngày càng nhiều du khách đến Gia Lai Do vậy,
đánh giá đúng vai trò của mồi nguồn lực và kết hợp phát huy các nguồn lực là con đường đúng đắn đưa ngành kinh tế dulịch phát triểntheo hướng chuyên nghiệp
và bền vững, khắc phục nhữngthiếu sót trong cách thứctổ chức,phục vụ, xây dựng
thương hiệu riêngcho du lịch tỉnh nhà
Từ nhận thức vai trò, vị trí của du lịch đối với sự nghiệp phát triển kinh tế
-xã hội của tỉnh, cùng với các đề tài nghiên cứu đánh giá một cách khoa học vềtiềm năng du lịch và xây dựng các hoạt động, kế hoạch xây dựng Danh thắng
Bien Ho thành khu du lịch sinh thái vần chưa được trien khai một cách hệ thống
Sự phát triển còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch nên hiệu quả chưa cao, nhiều
vấn đề đặt ra vớicảnh quan, môi trường Vì vậy rất cần một nghiên cứu căn cơhơn,
nhưng lại chưa có
Nghiên cứu này thông qua việc tìm hiểu, đánh giá kỳ hơn tiềm năng, lợi thếvốn có kết họp với nghiên cứu thực tiền, phân tích đánh giá đe đề xuất những
giải pháp nhằm góp phần pháttrien du lịch sinh thái phùhọpvới điều kiện cùatỉnh
Với những lý do nêu trên, học viên lựa chọn đềtài “Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Danh thắng Biển Hồ, thuộc quần thể Khu Du lịch sinh thái lâm viên Biển Hồ - Chư Đăng Ya (tỉnh Gia Lai)” làm luận văn tốt nghiệp cao học
2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan trực tiếp đến du lịch sinh thái
2.1 Tài liệu thế giới
Trang 14Đãcó nhiềucông trình nghiêncứu liênquan đến du lịch sinh thái củacáctác giả,các nhà khoa học, chuyên gia và các nhà quản lý trên thế giới đặc biệt quan tâm
và nghiên cứu Tiêu biếu là:
“ Developing ecotourism destinations in Romania A case study approach ”
(Phát triển các điểm du lịch sinh thái ở Romania Một cách tiếp cận nghiên cửudien hình) của Adina Nicoleta Candrea, Andreea Hertanu (2015) Bài viếtnày sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu để đánh giá tiềm năng và đưa ra các giải pháp liên quan đến
sự phát triển các điểmdu lịch sinh thái ở Romania
“Specific knowledge for managing ecotourism destinations ” (Kiến thức cụ thể
để quản lý du lịch sinhthái) của Dora Smolcic Jurdana (2009) Nghiên cứu này đưa racác chiến lược và biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường vàảnh hưởng của các bên liên quan đến quản lý các điểm đến du lịch để không ngừng nâng cao năng lực cạnhtranh củađiểm du lịch sinh thái
Một số công trìnhnghiên cứu và công bố những quanđiểm, khái niệm về DLST,
cácbàihọc thực tiễn cũng như hướng dầnchocácnhàquản lí, thamgiahoạtđộngDLST
như: Hiệp hội DLST đã xuất bản cuốn “DLST: Hướng dẫn cho các nhà lập kế
hoạch-Chản đoản DLST và hướng dẫn quy hoạch Kreg Lindbeg: “Các vấn đề trong quản lý DLST” (1999); David Ardersen “ Thiết kế các phương tiện phục vụ DLST ” (2000);
Karrtrina Brandon “Những bước cơ bản ban đầu định hướng mục tiêu khuyến khích
sự tham gia của dân địa phương vào dự án DLST” (1998) Bên cạnhđó, các nhà nghiên cũng đưa ra nhữngấn phàm hướng dần quy hoạch, quản lý du lịch và môi trườngtrong DLST của nhiều tác giả: Foster, Buckley, Dowling, Gunn ; Các to chức Quốc tế như
IUCN, WWF là những tài liệu bo ích trong nghiên cứu DLST và vận dụng vào
thực tiễn đối với từng lãnh thổ, quốc gia vàkhu vực
2.2 Ở Việt Nam
Tại Việt Nam, DLST được nghiên cứu từ nhữngnăm 1990 Đen cuối những năm
90 của thế kỷ trước, DLST bắt đầu được triến khai ở cấp độ quốc gia với sự tham giacủaTongcục Du lịch cùng nhiều to chức quốc tế tại Việt Nam như: UNDP, UN-ESCAP,
WWF, IUCN Các hội thảo DLST được tổ chức bao gồm: “Hội thảo về DLST với phát triến du lịch bền vững ở Việt Nam ” (1998); “ Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST ở Việt Nam” (1999); “Phát triển DLST trong khu dự trữ sinh quyển:
cơ hội và thách thức ” (2004) Đe tài Cơ sở khoa học phát triển DLST ở Việt Nam ” đã
3
Trang 15xác lập cơ sở khoahọc cho sự phát triểnDLST ở ViệtNamvà tô chức không gian DLSTtrên phạm vi toàn quốc Các cuốn sách về lịch và DLST ” và “Z)w lịch sinh thải - Những vẩn đề về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” trình bày hệ thống cơ sở lý luận
về DLST Các tác phẩm này coi DLST là một quan điếmphát triển du lịch theohướngbền vừng, dựa vào thiên nhiên và vănhóa bản địa, gắn với bảo vệ môi trường, lựa chọnnhững mặt tích cực cùa một số loại hình du lịch và có moi quan hệ với các loại hình
du lịch khác như: dulịch văn hóa, du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch bản địa,
Sách "Du lịch sinh thải” của GS.TSKH Lê Bá Huy (chủ biên) Sách này đưa ramột số kết quả nghiên cứu về du lịch sinh thái tại một số địa điếm ở Việt Nam Từ
kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đãđề xuất một sốmô hình phát triển du lịch sinh thái
bền vừng tại điếm du lịch và một số nội dung cần thực hiện nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vừng tại đại bàn nghiên cứu
Năm 1995, Viện Nghiên cứu Pháttriển du lịch đã thực hiện đề tài "Hiện trạng
và những định hướng cho công tác qui hoạch phát triền du lịch vùng ĐBSCL (1996-
2010) ” với mục tiêuxác lập cơ sở khoa họccho quy hoạch phát triển du lịch và đề xuất phương hướng pháttriển du lịch vùng ĐBSCL cùng các phương án phát triển cụ thế.Nghiên cứu này căn cứ vào tiềm năng du lịch đã đề xuất các loại hình du lịch vùng
ĐBSCL như du lịch sinh thái, du lịch sôngnước, tham quan, vui chơi giải trí và du lịch
biển, nhưng chưa nghiên cứu sâu về loại hình du lịchsinh thái cụ thể
Năm 2004, trêncơsở họp tác của Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Pháttriểnnông thôn với Tổ chức phát triển bền vừng Fundeso và Cơ quan Hợp tác quốc tế Tây Ban Nha đãxuất bản cuốn "Cấm nang quán lý phát triển DLST ở các khu bảo tồn Việt Nam
Đe tài “Đảnh giá điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch sinh thải ở tiêu vùng
du lịch miền núi Tây Bắc Việt Nam ”, luận án Tiến sĩĐịa lí Vũ Thị Hạnh (2012) đưa raphân tích các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đánh giá tiềm năng củađịa phương cho phát triển các loại hình du lịch Nghiên cứu này cho thấy du lịch
dựa vào thiên nhiên đãvà vần đang là mộtxu hướng du lịch phổ biến ởViệtNam
Đê tài "Nghiên cứu, xảy dựng cơ sở khoa học cho mô hình quản lý tong hợp
hệ sinh thải núi nam Trường Sơn nhằm bảo tồn và khai thác bền vững ” , mã sô TN 18/T07
thuộc Chương trình TâyNguyên 2016-2020 đà được Hội đồng Khoa học và Côngnghệcấp quốc gia nghiệm thu, đánh giá xuất sắc Đe tài do PGS.TS Nguyền Văn Sinh làm
Trang 16chù nhiệm, đã xây dựng và đề xuất mô hình du lịch sinh thái ở 5 hệ sinh thái núiTây Nguyên; trồng thử nghiệm một số loại cây thuốc bản địa tại Vườn quốc gia Chư
Yang Sin; pháthiện được 6 loài mới và bố sung 11 loài cho khuhệđộng vật ViệtNam
Các kết quả nghiên cứu cùa đề tài TN18/T07 có thế chuyến giao cho các co quan,
tổ chức liên quantrong việc xây dựng cơ sởdừ liệu đadạng sinh học quốc gia; điềutra,
giám sát, lập quy hoạch, xây dựng kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và phát triến
du lịch sinh thái của khuvực Tây Nguyên
2.3 Ở tỉnh Gia Lai
Du lịch sinh thái là một thế mạnh của du lịch Gia Lai Tuy nhiên, công trinh
khoa học nghiên cứu về du lịchsinh thái củaGia Lai chưa nhiều Đã có nhiều công trình
nghiên cứu liên quan như:
“ Nghiên cứu phát triển tiềm năng du lịch sinh thải tỉnh Gia Lai đến năm 2020 ”
(2009), đề tài của học viên cao học Nguyễn Tấn Thành, do cơ quan chủ trì là SởVăn hóa, The thao và Du lịch tỉnh Gia Lai Công trình nghiên cứu này đã giải quyếtđượccác nhiệm vụ nghiên cứu,baogồmđánhgiá hiện trạng và các nguồn lựctrongviệcphát triển du lịch sinh thái của tỉnh Gia Lai Tập trung vào các tài nguyên chính có
khả năng phát trien thành những dự án, sản phẩm du lịch sinhthái tỉnh Gia Lai đến năm
2020 nhằm đưa ra định hướng phát triển và những giải pháp hữu hiệu để đảm bảophát triển du lịch bền vững
“Đánh giả tài nguyên tự nhiên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Gia Lai ”
(2014), luận văn của học viên cao học Đinh Thị Mỳ Hằng nghiên cứu Luận văn nàytiến hành đánh giá mức độ thuận lợi của tổng hợp 11 điểm du lịch sinh thái tự nhiêntỉnh Gia Lai Từ đó, đưa ra định hướng, đe xuất giải pháp phát trien du lịch sinh thái
tỉnh Gia Lai một cách hiệu quả, bền vừng, góp phần bảovệ tài nguyên, môi trường
“Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch thành phổ Pleiku, tinh Gia Lai”
(2014), luận văn của học viên cao học Nguyễn Thị Vân Anh, từ đó đề xuất phát triển
du lịch theo hướng bền vừng, nhìn nhận một cách toàn diện dựa trên cơ sở phân tíchnhững giá trị nhân văn và biến đổi xã hội, biến đoi thiên nhiên trước ảnh hưởng của
hoạtđộng du lịch
“Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai ” (2018) của học viên cao học
Trần Trung Kỳ đã nêu một số quan diem phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước
5
Trang 17định hướng cho sự phát triển của ngành Du lịch tỉnh và nâng cao công tác quản lý
nhà nước ve du lịch của địaphương
Ngoài ra, cũng cần phải kểđến các công trinh nghiêncứu như: Thư mục địa chí Gia Lai do Thư viện tỉnh Gia Lai biên soạn”; "Địa danh và di tích Gia Lai từ góc nhìn lịch sử - văn hóa củatácgiả Nguyền Thị Kim Vân (2010)”;"Những lễ hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp cùa tộc người Bahnar ở Gia Lai cùatác giảNguyễnThị Thu Loan (2002)” Các công trình nghiên cứu này đã phản ánh được tiềm năng du lịch tỉnh
Gia Lai nhìn từ các góc độ lịch sử, địa lý, văn hóa tuy nhiên chưa thế hiện đượccái nhìntoàn diện về tài nguyên, thực trạngcũng như chưađịnh hướng pháttriển du lịch
tỉnh Gia Lai trong thời giantới
Vì vậy, trong quá trình thực hiện luận văn với đề tài “Đánh giá tiềm năng
và đề xuất định hướng, giải pháp phát triển khu du lịch Danh thắng Biển Hồ, thuộc quần thể Khu Du lịch sinh thái lâm viên Biển Hồ - Chư Đăng Ya (tỉnh Gia Lai)”,
học viên có dịp được nghiên cứu sâu hơn, đánh giá tiềm năng và đưa ra giải pháp
để thực hiện phát triên du lịch tại điểm du lịch thuộc tỉnh, trên cơ sở kế thừa và cóphát triển những kết quảnghiên cửu cúa cáctác giả đi trước
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Danh thắng Biển Hồ, thuộc quần thể “Khu du lịch sinh thái lâm viên Biển Hồ -
ChưĐăng Ya”(tỉnh Gia Lai)
3.2 Nhiệm vụ của để tài
- Tổng quan chọn lọc những khái niệm và vấn đề lý luận về du lịch sinh thái và
du lịchbền vững để hình thành cơ sởlý luận cho nghiên cứu đề tài luậnvăn
- Điều tra, khảo sát, thu thập tư liệu,thông tin phục vụ việc đánh giá tiềm năng
và hiện trạng khai thác tài nguyên pháttriển du lịch sinh thái tạiDanh thắngBiển Ho
- Đe xuất định hướng và giải pháp phát triển bền vừng du lịch Danh thắng
Biển Hồ
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đoi tượng nghiên cứu
Trang 18- Các lý thuyết, công trình nghiên cứu, bài báo là cơ sở khoa học và các
phương pháp nghiên cứu quản lý DLST
- Một số các cơquan quản lý có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu; khách du lịch
nội địa; cán bộchuyên trách
- Tài nguyên du lịch và thực trạng tố chức hoạt động DLST tại Danh thắng
về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tại Danh thắng Bien Hồ, thuộc
quần thể “Khu du lịchsinh thái lâm viên Biển Hồ - ChưĐăng Ya” (tỉnh Gia Lai)
về thời gian:Thực trạng trongthời gian từ năm 2017 đến năm 2022và đềxuấtđịnh
hướngvàgiải pháp cho các năm tiếp theo
về nội dung: Hìnhthànhcơ sở lý luận nghiên cứu đề tài luận vănthôngqua hệ thốnghóa chọn lọc những khái niệm và vấn đề lý luận liên quan đến đề tài; Hình thành cơ sở
thực tiễn dựa trên điều tra, khảo sát, thu thập tư liệu, thông tin và đánh giá tiềm năng,
hiệntrạng khai thác tài nguyênpháttriển du lịch sinh thái tại Danh thắng Bien Ho; Giải
quyết yêu cầu đặt ra bằng cách đềxuất định hướngvà giải pháp phát triến bền vừng du
lịch tại địa bàn nghiêncứu
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập tài liệu và xử lý dữ liệu
a Thu thập so liệu thứ cấp
Những vấn đề lý luận cơ bản về du lịch, du lịch biển và du lịch bền vừng được thu thập và hệ thống hóa từ các tài liệu, giáo trình, sách giáo khoa, văn bản pháp luật liên quan vàthôngqua các ýkiếncủachuyêngia,cánbộtrongngành Dulịch Bên cạnh
đó, số liệuthứ cấp được sử dụng trong đề tài còn bao gom các so liệu về phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh Gia Lai, các chỉ tiêu đánh giá thực trạng phát trien du lịch của tỉnh từ năm 2017 đến năm 2022 được thu thập qua niên giám thống kê của tỉnh Gia Lai, các
báo cáo du lịch của Sở Du lịch, BanQuản lý Danh thắng
b Thu thập so liệu sơ cấp
7
Trang 19số liệu sơ cấp thu thập qua điều tra trực tiếp khách hàng, người dân ngẫu nhiên
Số lượng người được khảo sát: 206 du kháchtại Danh thắng Bien Hồ
Nội dung khảo sát: Khảo sát ý kiến khách hàng về đánh giá các dịch vụ du lịch tại Danh thắng Biển Hồ thông qua một số tiêu chí: cảnh quan, sản phẩm du lịch,
dịch vụdu lịch,giao thông, cơ sở lưu trú từ đóđánhgiá mức độhài lòng của dukhách
về du lịchDanh thắng Bien Ho
Cách khảo sát: Khảo sát ý kiến du khách bằng phiếu điều tra Phương pháp thu thập tài liệu còn dựatrên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết.Đồng thời tham khảo tống hợpthông tin từsách báo,tạp chí du lịch, bản tin du lịch
5.2 Phương pháp phân tích tổng hợp
Đây là phươngpháp cơ bản được sử dụng phố biến trong hầu hết các công trình
nghiên cứu khoa học Phát triển du lịch sinh thái liên quan chặt chẽ đến các điều kiện
tự nhiên, kinhtế - xã hội Vì vậy, đây là phương pháp đặc biệt quan trọng
5.3 Phương pháp điều tra thực địa
Đây là phương pháp thường xuyên được sử dụng nhằm thu thập thêm thông tin tin cậy giúp người nghiên cứu kiếm nghiệm lại độ chính xác của một số thông tin đe
từ đó đưa ra kết luận chính xác hơn Trực tiếp khảo sát tại Danh thắng Biển Hồđang khai thác phục vụ khách du lịch giúp đánh giá được tiềm năng đồng thời đề xuất
những kiếnnghị, đề xuất hợp lý và khả thi nhất Trong quátrình thực hiện đề tài, tác giả
luậnvăn đãtiến hành khảo sát kết hợp điều tra xã hội học (phỏng vấn sâu các cán bộ
quản lý du lịch - văn hóa, các công ty lữ hành và phỏng vấn bảng hỏi: 206 phiếu khách du lịch nội địa để khai thác các thông tin cần thiết, nâng cao tính thực tiền
của luận văn (Phụ lục 2: Nhật kí thực địa)
5.4 Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia được thực hiện thông qua nghe ý kiến đóng góp vàphỏng vấn bảng hỏi 13 chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và am hiếu trong nghiên cứu
pháttriểndu lịchsinh tháiở TrườngĐại họcNguyềnTấtThành, “Sở Văn hóa, The thao
và Du lịch Gia Lai” về quan điểm nhìn nhận, đánh giá về phương pháp, nội dung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiền của đề tài
Trang 206 Đóng góp của luận văn
Hệ thống chọn lọc những khái niệm và vấn đề lý luận về phát trien du lịch sinh thái, phân tích tiềm năng phát triển du lịch Đề xuất những định huớng nhằm
pháttriến hoạt động du lịch tại Danh thắng Bien Ho Ket quả nghiên cứu của luận văn
là tài liệu tham khảo cho các công ty du lịch ở Gia Lai, các cơ quan chức năng
trong việc hoạch định chính sách pháttriển du lịch bền vừng tại Danh thắng Biển Hồ,
tỉnh Gia Lai
6.1 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và trích dần, danh mục
từ viết tắt, danh mục bảng, phụ lục, phần nội dung nghiên cứu của luận văn chia thành
3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận vàthực tiền;
Chương 2 Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Danh thắng Biển Hồ,
thuộc quầnthể “Khu du lịch sinhthái lâm viên Biển Hồ - ChưĐăngYa” (tỉnh Gia Lai);
Chương 3. Đe xuất giải phápvà định hướng phát triển du lịch sinhthái Biến Hồ,
thuộc quần thể “Khu du lịch sinh thái lâm viên Biển Hồ - Chư ĐăngYa” (tỉnh Gia Lai)
9
Trang 21CHƯƠNG 1 Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ TÔNG QUAN KHÁI QUÁT
1.1 Các khái niệm về du lịch
1.1.1 Khải niệm du lịch
Từ lâu, du lịch là ngành kinh tế quan trọng liên quan trực tiếp đen các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, an ninh, văn hóa xã hội, môi trường và đời sống con người Vì vậy
từ rất sớm, sự phát triến, xu thế biến đoi, các tác động, ảnh hưởng của ngành Du lịch
đã được giới khoa học, các nhà hoạch định chính sách và cộng đong xà hội đặc biệt
quan tâm Ocácquốc gia khácnhau hay đứng dưới cácgóc độkhác nhau, khái niệmvề
du lịchđược hiểu theo nhiều cáchkhác nhau
Theo cách hiểu truyền thống thì du lịch là hoạt động của con người nhằmthoả mãn tính tò mò, muốn tìm hiểu thế giới xung quanh, bên ngoài nơi sinh sống
của họ, muốn biết những nơi khác có cảnh quan ra sao, muốn biết về dân tộc, nềnvăn hoá, động vật, thực vật và địa hình ở những vùng, quốc gia khác
Một cách tổng quát hơn, du lịch được hiểu là: “Sự di chuyển và lưu trú qua đêm
tạmthời nhằmmục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thứcvề thế giới xung quanh,
có hoặc không kèm theo việc tiêuthụ một giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ
cho các cơsở cung ứng”
Năm 1963, tại hội nghị Liên Hiệp quốc về du lịch ở Roma đã đưa khái niệm về
du lịch thống nhất của Tồ chức Du lịch Thế giới (Nay là Tổ chức Du lịch thuộcLiên Họp quốc - UNWTO) Du lịch là tổng họp mối quan hệ, hiện tượngvà hoạt động
kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể bên ngoài
nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước với mục đích hoà binh
Du lịch là một hiện tượng kinhtế - xà hội gồm 2 nội dung chính:
Kinh tế: đólàhoạt động mang lại hiệuquảkinhtế từ kinh doanh nguồn tài nguyên
thiên nhiên và tài nguyên văn hóa
Xã hội: là hoạt động giúp nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẻ cộng đong,
giáo dục tình yêuthiên nhiên, tình yêu đất nước, yêu hoàbình và tình đoàn kết
Theo quy định của Luật Du lịch Việt Nam 2005: “Du lịch là các hoạt động có
liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm
đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian
Trang 22nhất định”(Điều 4 chương I Luật Du lịch của Quốchộinước Cộng hòaxãhội chủ nghĩa Việt Nam số 44/2005/ỌH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005).
Tại mục 1, điều 3, chương I, Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, quy định:
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, nghỉdưỡng, giải trí, tìm hiếu, khám phá tài nguyên dulịch hoặc kết hợpvới
mục đích hợp pháp khác”
Nhìn chung,“Du lịch là tông họp các hiện tượng và các mối quan hệphát sinh từtác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đongdân cư địa phương trong quá trình thu hútvà tiếpđón khách du lịch”
1.1.2 Khái niệm khách du lịch
Khách du lịch là đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình hướng dần du lịch
cùa hướng dẫn viên, là đối tượng của các đơn vị phục vụ và kinh doanh du lịch Đe trở thành khách du lịch, con người cần phải có các điều kiện như: có thời gian rồi,
có khả năng thanh toán và có nhu cầu cần được thỏa màn Luật Du lịch Việt Nam
2017, quy định: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường họp đi học, làm việc hoặc hành nghề đe nhận thu nhập ở nơi đến” (Khoản 2,Điều3, Chương I, Luật Du lịch củaQuốchội nước Cộnghòa xà hội chù nghĩa Việt Nam Luật số: 09/2017/ỌH14)
1.1.3 Vai trò của du lịch đoi với phát triển kinh tế xã hội
Đổi với nền kinh tế: ớ nhiều quốc gia, dulịch đóng góp mộtphần đáng kể trong
tống thu nhập hàng năm Đặc biệt tại Việt Nam, du lịch được đánh giá là một trongnhững ngành kinh tế mũi nhọn được Nhà nước chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng,
không ngừng pháttriển và đónggóp rất lớn và nen kinh tế đất nước Du lịch phát triến
hồ trợ các ngành giao thông vật tại, bưu chính viền thông, bảo hiếm, dịch vụ tài chính,
dịch vụănuống và nghỉngơi Ngoài ra ngành Du lịch phát trien mang lại thịtrường tiêu
thụ văn hoa rộng lớn, thúc đẩy tăng trưởng nhanh tổng sản phẩm kinh tế quốc dân
Sựpháttriểncủa dulịch quốctếđem lại nguồn lợi từ việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài,hoạt động xuất khẩu của địa phương và thu ngoại tệ cao hơn cho đất nước Ngoài ra,
sự phát triển của du lịch quốc tế còn giúp củng cố và phát triển quan hệ kinh tế với
các nước trên thế giới; đồng thời thúc đẩy sự phát triển của giao thông vận tải quốc tế
11
Trang 23Bêncạnh đó, khi du lịch pháttriển cần mộtnguồn nhân lực khálón để đáp ứng nhu cầu
của khách du lịch Do đó, điều này tạo điều kiệncho người dân có việclàmde ổn định đời sống ngay tại địa phương, mà không cần đi xa đế lập nghiệp Khi vấn đề sinh kếđược đảmbảo sẽ giúp cuộcsống cùa người dânđượccải thiện và sung túc hon rất nhiều
Đối với sự phát triển xã hội: Ngành Du lịch giúp tạo cơ hội việc làm lớn cho
lao động, đặc biệt là lao động nữ ớ các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, ngành Du lịch tạo
ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân nông thôn, tạo ra những chuyển biến tích cực
xà hội, nâng cao mức sống Góp phần làm giảm quá trình đô thị hoá, cân bằng lại sựphânbố dân cư, cơ sở hạ tầng từ đô thịvề nông thôn, nhờ đó làmgiảm gánh nặng những
tiêu cực do đô thị hoá gây ra Trong thời đại ngày nay, ở tất cả các quốc gia, xoá đói
giảm nghèo luôn là vấn đề cần đặc biệt được quan tâm Du lịch là một trong những công cụ xoá đói giảm nghèo hiệu quả cho xã hội Du lịch còn góp phần nâng cao
dân trí, mở rộng không gian văn hoá, giúp mở mang kiến thức của con người Những
trải nghiệm mà kháchdu lịch có được sau chuyến đi làm cho họ trở nên hiếu biết hơn
Đổi với văn hóa: Du lịch góp phần phục hồi các giá trị văn hoá truyền thống Những giá trị văn hoá truyền thống như phong tục tập quán, lễ hội, làn điệu dân ca,dân vũ rất thu hút khách du lịch phương xa Do vậy, nhiều phong tục tập quán, lề hội
đà được nghiên cứu, phục dựng và phát triển để thu hút khách Những thuần phong
mỹ tục của cộng đồng nhiều khi bị văn hoá của cuộc sống hiện đại làm lu mờ Nhưng
khi ý thức được rằng, chính những nét đẹp truyền thong đó là tiềm năng du lịch thì công việc tìm hiểu, phục dựng các giá trị văn hoá truyền thống sè có động cơ thúc đẩy
mạnh mẽ hơn Du lịch là công cụ hữu hiệu để biến di sản thành tài sản Các giá trị
văn hoá của cộng đồng không chỉ được phục hồi mà còn lan truyền, phát triển dướitác động của du lịch Du lịch cũng là môi trường tốt cho quá trình giao lưu văn hoá,
làm giàu văn hoá Du lịch góp phần loại bỏ những hủ tục lạc hậu, những tập tục,thói quen không còn phù hợp với thời đại Đồng thời du dịch là cách thức quảng bá
văn hoá, phong tục tập quán hiệu quả cùa con người Việt Nam cho bạn bè quốc tế, mang đến nhiều cơ hội cho các hình thức giao dịch khác Ngoài ra, du lịch sinh thái
có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường, trong giáo dục, nghiên cứu, trong
ngoại giao, hộinhập
Tuy nhiên, phải khẳng định rằng du lịchcũng có nhữngtác độngkhông thuận về
các mặt nêu trên, nếu không được quản lý tốt Luận văn này không bàn đến những
Trang 24tác động tiêu cực của du lịch đến kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng,
ngoại giao
1.1.4 Nguyên tắc phát triển của du lịch
Nguyên tắc phát triển du lịch được quy định tại Điều 4, Luật Du lịch 2017 có
hiệu lực từ ngày 01/01/2018, như sau:
• Nguyên tắc thứ nhất là Phát triển du lịch theo hướng bền vừng, theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, có trọngtâm, trọng điểm
• Nguyêntắc thứ hai là Pháttriển du lịch gắn với bảotồn và phát huy giá trị di sảnvăn hóa dân tộc, tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế cùa từng địa phương
và tăng cường liên kếtvùng
• Nguyên tắc thứ ba là Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trậttự,
antoàn xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc te,quảng bá hình ảnhđất nước, con người Việt Nam
• Nguyên tắc thứ tư là Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, quyền và
lợi ích hợppháp của khách du lịch, to chức, cá nhân kinh doanh du lịch
• Nguyên tắc thứ năm là Phát triển đồng thời du lịch nội địa và du lịch quốc tế; tôn trọng và đối xừ bình đẳng đối vớikhách du lịch
1.2 Du lịch sinh thái
1.2.1 Khái niệm du lịch sinh thái
Định nghĩa về du lịch sinh thái lần đầu tiên được Hector Ceballos - Lascurain
đưa ra vào năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị
thay đoi với nhừng mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọngthế giới hoang dã vànhững giá trị văn hóa được khám phá”
Sau đó, theo định nghĩa của Wood năm 1991: “Du lịch sinh thái là du lịch
đến các khu vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tim hiểu về lịch sử môi trường
tựnhiên và văn hóa không làm thay đối sựvẹn toàn của các hệ sinh thái.Đồng thời tạonhữngcơ hội về kinh tế đeủng hộ việc bảo ton tự nhiênvà mang lại lợi ích về tài chính
cho người dân địa phương”
Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế: “Dulịch sinh thái làviệc đi lại có trách
nhiệm tới các khuvực thiên nhiênmàbảo tồnđược môi trường và cải thiệnphúc lợi cho
người dân địa phương”
13
Trang 25Còn nhiều định nghĩa khác, ở Việt Nam du lịch sinh thái là lĩnh vực mới được
nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX và đã thu hút được sự quan tâm đặc biệtcủa các nhà nghiên cứu Khoản 16, Điều 3, Chương I của Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 quy định: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với
bản sắcvăn hoá địaphương, có sựtham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về
bảo vệ môi trường”
1.2.2 Khái niệm về trải nghiệm du lịch sinh thái
Khái niệm về tài nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận quan trọng của
tài nguyên du lịch bao gom các giá trịtự nhiên thế hiện trong mộthệ sinh thái cụ thể vàcác giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó
Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được coi là tài nguyên DLST mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trịvăn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng đề tạo ra các
sản phẩm DLST, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung, DLST nói riêng,
mớiđược xem là tài nguyên DLST
Tài nguyên DLST bao gồm tài nguyên đang khai thác và tài nguyên chưa
khai thác Mức độ khai thác tiềm năng tài nguyên DLST phụ thuộc vào: Khả năng
nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các tiềm năng nguyên vốn còn tiềm ấn; Yêu cầuphát triển các sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách
DLST; Trình độ tổ chức quản lý đối với việc khai thác tài nguyên DLST, đặc biệt
ở những nơi có các hệ sinh tháinhạy cảm;Khảnăngtiếpcận đe khai thác các tài nguyêntiềm năng
Tài nguyên DLST tạo ra tính hấp dẫn của du lịch, là nền tảng cho phát triển DLST Khai thác tài nguyên DLST cho hoạt động DLST cần chú trọng các đặc điểm
cùa dạngtài nguyên này:
- Phong phúvàđa dạng, trong đó có nhiềutàinguyên đặc sắc có sức hấp dần lớn;
- Thường rất nhạy cảm vớicác tác động của môi trường;
- Thường có thời gian khai thác khác nhau;
- Thường nằm xa các khu dân cư và được khai thác tại chồ để tạora các sản phẩm
du lịch;
- Thường được khai thác lâu dài
Trang 261.2.3 Những điều kiện cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
Thứ nhấtđể có thể tổ chức tốt được loại hình du lịch sinh thá tại một điểm đếnđiều kiện trước tiên là ở đó phải tồn tại các hệ sinh thái tự nhiên điên hình với tính
đa dạng sinh học cao, có sức hấp dần khách du lịch Sinhthái tự nhiên được hiểu là sự
cộng sinh của khí hậu khu vực, điều kiệnđịa lý và các độngthực vật bao gồm: sinh thái
độngvật, sinh tháitự nhiên, sinh thái nông nghiệp điểnhình, sinh thái thực vật, sinh thái nhân văn, sinh thái khí hậu Các yếu tố sinh thái đặc thùtrên nêu bật tính chất DLST là
loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên Tuy nhiên ngày nay, DLST còn phát trien
dưới nhiều hình thức khác như du lịch sinh thái vùng nông thôn, du lịch trang trại
dien hình, du lịch sinh thái văn hóa
Yêu cầu thứ hai thế hiện ở tính chất quản lý tố chức của con người nhưtính chuyên nghiệp của nhân viên trong hoạt động DLST Đẻ đảm bảo tính giáo dục, nâng cao hiểu biết cho du khách, hướng dần viên du lịch phải am hiểu tường tận các
đặcđiểm sinh thái tựnhiên, văn hóacộngđồngđịa phương và ngoại ngữ tốt Yếu tố này
rất quan trọng và có ảnh hưởngrất lớn đen hiệu quảcủa hoạt động DLST Trongmộtsố
trường hợp, cần thiết phải có sựcộng tác của người dân địa phương để có những hiểu
biếtđúng nhất truyền đạtđến du khách Bên cạnh đó, người quản lý điều hành phải có
nguyên tắc cụ thể, luôn có sự cộng tác chặt chẽ giừa nhà quản lý những khu bảo tồnthiên nhiên và cộng đồng địa phương để thiết lập những nguyên tắc quản lý với
mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóabản địa, cải thiện cuộc sống và nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương
vàkhách du lịch
Yêu cầu thứ ba nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động có the của hoạt động
du lịch sinh thái đến tự nhiênvà môi trường, theo đó du lịch sinh thái cần được tố chức
với sự tuân thù chặt chè các quy định về "sức chứa" hoặc “sức tải” được hiểu từ
bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý học và xã hội học Hơn the nữa, việc xácđịnh rõ
khả năng sức chứa giúp các nhà quản lý điểm du lịch và các nhà điều hành cơ sở cung cấp dịch vụ, cóthe lập ke hoạch khả thi, hướngtới tiếtkiệm tối đa nhừng chi phí
không đáng có, điều hòa được mọi nguồn lực cần thiết, góp phần đáng kế vào việc củng cố và phát triếnthương hiệu một cách bền vững
Yêu cầu thứ tư là thoả mãn nhu cầu nâng cao hiếu biết của du khách, thỏa mãn mong muốn của khách du lịch sinh thái về những kinh nghiệm, hiểu biết mới đối với
15
Trang 27tự nhiên, văn hoá bản địa thường là rất khó khăn, song lại là yêu cầu cần thiết đối với
sựtồn tại lâu dàicùa du lịch sinh thái vì vậy những dịchvụđểlàm hài lòngdu khách có
vị trí quan trọng, chỉ sau công tác bảo tồnnhững gì họ tham gia
1.2.4 Các loại hình du lịch sinh thái
Cùngvới sự pháttriển của du lịch sinh thái trên thế giới, tại Việt Nam hiện nay,hoạt động du lịch sinh thái cũng từng bước phát triển với đa dạng các loại hình
• Thamquan vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
• Thamquan miệt vườn
• Quan sát chim
• Thăm bản làng dân tộc
• Duthuyền
• Săn bắt câu cá
1.2.5 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái
1.2.5.1 Các điểu kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên
Theo các căn cứ và sođồ phân loại tài nguyên du lịch thì có một so yếu tố hấp
dần du khách như vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn vàtài nguyên sinh vật
- VỊ trí địalý: Khoảng cách từ nơi du lịch đến cácnguồn khách du lịch cóý nghĩa quan trọng đối với nước nhận kháchdu lịch
- Địa hình: Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nênphong cảnh và sự đa dạng cùa phong cảnh ở nơi đó Đối với du lịch, địa hình càng
đa dạng, tương phản và độc đáo càng có sức hấp dẫn du khách
- Khí hậu: Những nơi có khí hậu ôn hòa thường được du khách ưa thích
Nhiều cuộc thăm dò đã cho kết quả là du khách du lịch thường tránh những nơi
quá lạnh, quá ẩm, hoặc quá nóng, quá khô Những nơi có nhiều gió cũng không thích
họp cho sựphát trien của du lịch
Trang 28- Thủy văn: Nước là một là một yếu tố không thể thiếu được để duytrì sự sống
của con người Gương nước rộng lớn không những tạo ra một bầu không khí trong lành
mà còn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của con người
- Tài nguyên sinh vật: Thế giới động thực vật đóng vai trò quan trọng trong sựphát triển của du lịch chủ yếu nhờ sự đa dạng và tính đặc hữu
1.2.5.2 Các điều kiện kình tế, xã hội và tài nguyên du lịch văn hóa
- Các điều kiện kinh tế, xã hội:
+ Cơ sởvật chấtkỳ thuật là những thứ hấp dẫnbố sung cho các hấp dẫn chính từ
tài nguyên thiên nhiên của khu du lịch Neu không có các thứ hấp dẫn thứ cấp này sè
mất đi một lượng không nhỏ những du khách cần đen chúng như một điều kiện chochuyến đi cùa mình
+ Nhân lực được hiếu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích lũy
được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai, là tong the các tiềm năng lao động
của một nước hay một địa phương sằn sàng tham gia một công việc lao động nào đó,khi nói đen nguồn nhân lực người ta bàn đến trình độ, cơ cấu, sự đáp ứng với nhu cầu thị trường lao động Chất lượng nguồn nhân lực phản ánh trong trình độ kiến thức,
kỳ năng và thái độ của người lao động
- Tài nguyêndu lịchvăn hóa
+ Bên cạnh những tiềm năng DLST tự nhiên - đối tượng chù đạo của hoạt động
DLST, thì tài nguyên du lịch nhân văn (văn hóa bản địa) là một cấu thành không thểtách rời Phát triển DLST mang tính bền vừng có mục tiêu giáo dục, duy trì, bảo tồn
và phát triển môi trường sinh thái tự nhiên, đồng thời cũng có trách nhiệm bảo tồn và
phát triển môi trường văn hóa trong khu vực Nguồn tài nguyên du lịch văn hóatrong các khu sinh thái tự nhiên hay là văn hóa bản địa được hiểu bao gồm cộng đồng
dân cư với vốn văn hóa truyền thống cùa họ như: các di tích lịch sử văn hóa, các lề hội,
nghề và làng nghềthùcông truyền thống
+ Các di tích lịch sử văn hóa Là tài sản văn hóa quý giá của mồi địa phương,
mồi đất nước và của cả nhân loại Di tích được hiểu theo nghĩa chung nhất là nhữngtàn tích, dấu vết còn sót lại của quá khứ, là tài sản của các thế hệ trước đe lại cho các
thế hệ kế tiếp
17
Trang 29+ Các lề hội: Trong các dạng của tài nguyên nhân văn, lề hội truyền thống là
tài nguyên có giá trị phục vụ du lịch rất lớn Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóađặc sắcphản ánh đời sống tâm linh của mồi dân tộc
+ Nghề và làng nghề thủ công truyền thống là loại tài nguyên du lịch văn hóa
quan trọng và có sức hấp dẫn đối với du khách Nhìnchung,tài nguyên DLST là yếutố
cơbản ảnh hưởng đến sựhình thànhđiểm, khu DLST; là độnglực chínhthu hút khách, quyết định hình thức DSLT vấn đề đặt ra là cần nắm vừngquy luật tự nhiên, khai thác họp lý, hạn chế tối đa tác động của con người làm ảnh hưởng nguồn tài nguyên và
không ngừng gìn giữ,bảo vệ chúng
1.2.6 Quan hệ giữa du lịch sinh thái và phát triển
1.2.6.1 Du lịch sình thái vởì bảo tồn đa dạng sinh học
Bảo vệ đa dạng sinh học hiện nay là mục tiêu của DLST hướng tới trong
sự nghiệp bảo vệ môi trường sống chung của nhân loại
1.2.6.2 Du lịch sinh thái với phát triển cộng đồng
DLST phải là một nồ lực kết hợp giữa nhân dân địa phương và những kháchtham quan để duytrì những khu hoang dã và những thế mạnhvề sinh thái và văn hóa,thông qua sựhồ trợ phát triến của cộng đồng địa phương
1.2.6.3 Du lịch sinh thái với phát triển bền vững
Hoạt động du lịch sinh thái không những có ý nghĩa đối với việc bảo tồn vàphát triến bền vừng tài nguyên môi trường mà còn mang tính bền vừng bởi được sự
ủng hộ của người dân địaphương
1.3 Khái quát tỉnh Gia Lai
1.3.1 Lịch sử hình thành
Theo nguồn cống thông tin điện tử tỉnh Gia Lai: “Vùng đất tỉnh Gia Lai
ngày nay là địa bàn cư trú lâu đời của các dân tộc Jrai, Bahnar có tập quán sống thành
từng làng Trước khi người Pháp đặt ách đô hộ lên Tây nguyên, các dân tộc Gia Lai
đang ở giai đoạn cuối của xã hội nguyênthuỷ chuyển sang giai đoạn xã hội có giai cấp
Từ những năm đầu của thập niên 40 của the kỷ XIX, các giáo sĩ người Pháp đã
thâm nhập khu vực cư trú của người Bahnar thuộc xà Hà Tây - huyện Chư Păh và xã
Hà Đông - huyện Đăk Đoa ngày nay đe truyền đạo Theo chân các giáo sĩ, thực dânPháp ngày càng tiến sâu vào Bắc Tây Nguyên tạo nên biến đoi mới bằng những
Trang 30chính sách chia để trị, dựa vào nhóm này để chống nhóm khác, chia rẽ Kinh - Thượng,
chia rẽ các dân tộc trong tỉnh, trongkhu vực với nhau
Từ cuối thế kỷ XIX đếnnhững năm đầuthếkỷ XX, thực dân Pháp đã từngbướcthiết lập bộ máy cai trị trên đất Gia Lai Sau nhiều lần thay đoi, sáp nhập, chia tách
để thành lập các đơn vị hành chính trên vùng Tây Nguyên, ngày 24 - 5 - 1932,tỉnh Pleiku được thành lập (gồm đại lý Pleiku và đại lý Cheo Reo) theo Nghị định Toàn quyền Đông Dương Đen trước Cách mạng Tháng tám 1945, tỉnh Pleiku có:
thị xà Pleiku (thành lập ngày 3/12/1929 theo Nghị định Khâm sứ Trung Kỳ), huyện
An Khê, huyện Pleikli,huyện Chư Ty và huyệnCheo Reo
Saukhi Cách mạng Thángtám thành công,têntỉnh được chính quyền cách mạnggọi là Gia Lai Tháng 6 năm 1946, thực dân Pháp chiếm lại vùng đất Gia Lai và gọi tên
của tỉnh là Pleiku Từ năm 1946 - 1954, tỉnh Pleiku nói riêng, Tây Nguyên nói chung
trải qua nhiều lần chủ thế cai quản theo các văn bản cùa chính quyền thực dân và
chính phủ bù nhìn
về phía chính quyền cách mạng, trong những năm kháng chiến chống thực dân
Pháp, tên tỉnh vần giữ là Gia Lai nhưng qua từng thời điểm khác nhau, tỉnh Gia Lai lại thuộc sự chỉ đạo trực tiếp của các cơ quan khác nhau trong khu vực, các huyệntrongtỉnh cũng nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính Đối với chính quyềnSài Gòn, mặc dù từ năm 1954 cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tên tỉnh
vần gọi là Pleiku, nhưng diệnmạo của tỉnh đã nhiều lần thay đối
Từ năm 1954-1975 vẫn giữ tên tỉnh là Gia Lai, nhưng địa giới hành chính của
tỉnh cónhiềuthay đối qua các giai đoạn khác nhau củalịch sử
Ngày 20-9-1975, theo Nghị quyếtcủa BộChính trị, hai tỉnh GiaLai và KonTurn
được hợp nhất thành một tỉnh có tên gọi là Gia Lai - Kon Turn
Ngày 12-8-1991, theo Nghị quyết kỳhọp thứ 9của Quốc hội khoá VIII, Gia Lai
- Kon Turn tách thành hai tỉnh: Gia Lai và Kon Turn Từ sau khi chia tỉnh, Gia Lai tiếp
tục chiatách đế lập thêm một số huyện mới
Đen nay, Tỉnh Gia Lai có 17 đơn vị hành chính gồm: thành phố Pleiku; thị xã
An Khê, thị xã Ayun Pa, và 14 huyện: Chư pah, la Grai, Chư Prông, Đức Cơ, Chư Sê, Mang Yang, Đak Đoa, Chư Puwk, Kong Chro, Kbang, Đăk Pơ, la Pa, Phú Thiện và
Krong Pa”
1.3.2 Điều kiện tự nhiên
19
Trang 31a Vị trí địa lý
Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ởphía bắc TâyNguyên trên độ cao trung bình
700 - 800 mét so với mực nước biển Tỉnh Gia Lai trải dài từ 12°58'20" đến 14°36'30"
vì bắc, từ 107°27'23" đến 108°54'40"kinh đông Phía đông cùa tỉnh giáp với các tỉnh
là Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên Phía tây giáp tỉnh Ratanakiri thuộc Campuchia,
có đường biêngiới dài khoảng 90 km Phía nam giáp tỉnhĐắk Lắk,và phía bắc của tỉnh
giáp tỉnh KonTurn
b Khí hậu
Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 nămtrước đến tháng4 năm sau (bảng 1.1) Đâylà một trong những nguyên nhân chínhảnh hưởng đếnthời vụ du lịch Sự phân hoá sâu sắccó liên quan đến tác dụng chắn giócủa dãy Trường Sơn Mùa hạ trùng mùa mưa ẩm, quá trình hình thành mưa trong
luồng gió mùa Tây Nam đã bão hoà hơi nước lại được tăng cường thêm nhờ tác dụng
củadãyTrường Sơnchắn gió nên mưa rấtlớn Mùađôngtrùng với mùa khô hạn, những
đợt gió mùa trànvềđã vấp phải núivà đem lại nhiềumưa ở trên vùng thấp ven biển và
sườn Đông Trường Sơn Đặc biệt, đầu thời kỳmùa đông là thời kỳ có nhữngxoáy thấp
và những cơn bão muộn thường hoạt động ở những vì độ thấp của biển Đông, sau khi
vượt qua dãyTrường Sơn để lại mộtlượngẩm đáng kể dướidạng mưa bênĐông Trường
Sơn nên các khối khí trở nên khô hơn Tình trạng khô hạn rất gay gắt, hàng nămtrong
suốt2-3 tháng chỉ có mưa rất ít, thậm chí cónăm không có mưa Suốt 6 tháng mùa khôlượng mưa chỉ chiếm 10% lượngmưa năm
Độ ẩmkhông khítrung bình thấp nhấtxảy ravào tháng 3 (72%) và cao nhấtvàotháng 8 (93%) Độ ẩm lớn nhất thường xảy ra sau vài ba giờ lúc mặt trời mọc và
nhỏ nhất xảy ra vào lúc 13 giờ trong ngày Quan sát thực tế ở trạm đo cho thấy độ âm
về ban đêm cao hơn so với ban ngày Độ ẩm nhỏ nhất ngày quan sát được vào tháng 3
ở Gia Lai chỉ có 8% Độ ẩmquá thấpnhư vậy đã làmcho mùakhô trở nên gay gắt trong
khuvực Số giờ nắng hàngnăm khoảng 2.426 giờ/năm Tháng có số giờ nắng nhiềunhất
rơi vào tháng 3 (cuối mùa khô) và đạt tới 278 giờ/tháng Tháng có số giờ nắng ít nhất rơi vào tháng 7 (giừa mùa mưa) và chỉ đạt 125 giờ/tháng; 3,5giờ/ngày Tốc độ giótrungbình ít thay đổi theo tháng và mùa, nhưng do ảnh hưởng của địa hình nên tốc độgió và hướng giócũng có sự thay đối Vào mùađông hướnggió thịnhhành trên lưu vực
Trang 32là gió Bắc hoặc Đông Bắc Vào mùa hạ hướng gió thịnh hành là gió Tây Nam vàgió Tây ở thời kì đầu mùa hạ Tốc độ gió trung bình năm ờ Gia Lai là 2,6 m/s Tốc độgió mạnh nhấtđạt từ 20-28m/s trong cơn dông, mưabão Hướng gió thịnh hành là hướngTây và hướng Đông với tần suất xuất hiện khoảng 28-36% Hướng Bắc và Nam
xuất hiện ít khoảng 1-2% Bão thường xuấthiện ởbiển Đông mà Gia Lai nằmcách xabiến và có dãy Trường Sơn án ngữ ở phía Đông nên bão không đố bộ trực tiếp mà chỉ
làm ảnh hưởng đến lưuvực gây mưa lớn vàngập lụt kéo dài vài ba ngàytrên diện rộng
c Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên là 15.536,92 km2, có 27 loại đất, đượchìnhthànhtrên nhiều loại đá mẹ với đặc trưng cơ bản là các vùng đất đỏbazan màu mỡ
chiếmphần lớn diện tích - loại đất có nguồn gốc là sản phấmphong hóa của đá macmaphun trào Đặc diem địa chấtcủa loạiđất này là tầngđất rất dày, kết cấu rộng, khả năng
thấm nước cao Nhóm đất này chiếm 90 % diện tích đất của thành phố (trên tống số 26.199 ha) Phần còn lại là nhóm đất thung lũng dốc tụ, diện tích khoảng 3.896 ha
Nguồn gốc từ lắng đọng trầm tích gom sét, bột, cát, mảnh vụn đá bazan phong hóa
dở dang; màu sắc xám nâu xen kẽ xám đen do nhiễm các vật chất than mùn, hữu cơ;phân bố dọc các thung lũng suối, miệngnúi lửa địa hình âm, chủ yếu phục vụ sản xuất
nông nghiệp Ngoài ra, có diện tích nhỏ nhóm đất xói mòn - sản phấm còn lại củaquá trình xói mòn, xâm thực và phong hóa bạc màu vàchia cắt mạnh, đây chủ yếu là diện tích đất chưa sử dụng
Tài nguyên nước:
Nước mặt: Thành phố Pleikucó 01 hồtự nhiên (BiếnHồ, diệntích250 ha - nguồn
cung cấp nước chính cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt và cácdịch vụ du lịch cùa thành
phố) cùngnhiều hồ nhân tạo ở khu vực quanh Biển Hồ, TràĐa (tổng diện tích 120 ha)
Ngoài ra, thành phố còn có hai hệthống suối Tao bưng và Takian cùng các nhánh nhỏcủa chúng larơdung, lakrôm có chiều dài tổng cộng 45 km, lưu vực 149 km2, chảy
uốn lượn với độdốc dòng chảy 5° - 15°, lưu lượngthay đổi theo mùa - trung bình Ọth
= 451/s
Nước ngầm: Đặc điếm nguồn nước ngầm của thành phố là nước trong phun trào
Ba Zan, độ khoánghoá nhỏ, thay đối từ 0,15 đến 0,45 g/1, thành phần hoá học chủyếugồm: Bicarbonate clour natri, calci, hàm lượng các ion thường nhỏ Các chỉ tiêu lý hoá
khác, các chỉ tiêu dấu hiệu nhiễm bấn đều trong tiêu chuẩn cho phép của nước sinh
21
Trang 33hoạt Trữ lượng khai thác tiềm năng nước ngầm của thành phố vào khoảng 1.492,608 m-Vngày, tính riêng khu vực Biến Hồ.
Tài nguyên rừng: Lớp phủ thực vật trên địa bàn tỉnh ở mức che phủ trungbình
Do địa hình khác nhau mà thảm thực vật cũng khác nhau, chủ yếu là thảm thực vật
nhân tạo với các giống cây đã thuần hóa như: thông, cao su, keo lá Hệ thực vậtphong phú về giống, loài và so lượng cá the có giá trị
Tài nguyên khoáng sản: tỉnh có tiềm năng khoáng sản đa dạng Trong đó cónhững loại có giá trị kinh tế cao như: Kim loại quý (quặng bôxít, vàng, sắt, kèm),
đá granít, đá vôi, đấtsét, cát sỏi xây dựng
1.3.3 Điều kiện kình tế, xã hội
Xuất phát từ điều kiện địa lý, là vùng núi cao có nhiều cảnh quan tự nhiên cũng như nhân tạo, nên Gia Lai cótiềm năng du lịch rất phong phú Gia Lai làđầunguồncùa hệ thống sông Ba đổ về miền duyên hải Trung Bộ và hệ thống sông Sê San đổ về
Cam-pu-chia cùng nhiều sông, suối lớn nhỏ khác Gia Lai còncó nhiềuhồ, ghềnhthác,
đèo và những cánh rừng nguyên sinh tạo nên những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩthơmộng, mang đậm nét hoang sơ nguyên thủy của núi rừng Tây Nguyên Đó là rừng
nhiệt đới Kon Ka Kinh và Kon Chư Răng nơi có nhiều động vật quí hiếm; thác
Xung Khoeng hoang dã ở huyện Chư Prông; thác Phú Cường thơ mộng ở Du lịchtrên lưng voi huyện Chư Sê Nhiềudanh thắng khác như suối Đá, bến Mộng trên sông
Pa ở Ayun Pa, Biến Hồ (ho Tơ Nưng) trên núi mênh mông và phăng lặng, được ví như
là đôi mắt của thành phố Pleiku Nhiều núi đồi như cổng Trời MangYang, núi
Hàm Rồngcao 1.092 m ở Chư Prông, đỉnh là miệng của một núi lửa đã tắt Cảnh quang
nhân tạo có các rừng cao su, đoi chè, cà phê bạt ngàn Ket họp với các tuyến đườngrừng, có các tuyếndã ngoại bằngthuyền trên sông, cưỡi voi xuyên rừng, trekking
Bên cạnh sự hấp dần của thiên nhiên hùng vĩ, ở Gia Lai còn có nền văn hóalâu đời đậm đà bản sắc núi rừng của đong bào các dân tộc, chủ yếu là Jrai và Bahnarthe hiện qua kiếntrúc nhà rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễhội truyền thống, qua y phục và
nhạc cụ Các lề hội đặc sắc ở Gia Lai: lề Pơ Thi (Bỏ Mả), lễ hội đâm trâu, trangphụcngày hội được trang trí hoa văn nhiều màu sắc thần bí, các điệu múa xoang, múa
dân gian trên nền âm thanh vang vọng của các loại nhạc cụ riêng của từng dân tộc
như cồng chiêng, tù và, đàn Trưng, đàn đá Đen Gia Lai du khách còn được xem nhữngkhu nhà mồ dân tộc với những bức tượng đủ loại và những nghi lề theo tín ngưỡng
Trang 34đa thần còn đậm nét nguyên thủy Thêm vào đó, Gia Lai có bề dày lịch sử và
truyền thống cách mạnghào hùngđược thểhiện quacác di tích lịch sử văn hóa như khu
Tây Son thượng đạo, di tích căn cứ địa của anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ; làng kháng chiến Stơr quê hương của anh hùng Núp, nhà lao Pleiku Nhiều địa danh chiếntrường xưa như Pleime, Cheo Reo, la Răng, Đăk Pơ, KaNak đă đi vào lịch sử
Những điếm du lịch, khu vui chơi giải trí trong thành phố Pleiku có hồDiên Hồng, công viên Đồng xanh, khu du lịch và lễ hội về Nguồn, công viên Lý
Tự Trọng, quảng trường 17/3, sân vận động, rạp chiếu phim và rất nhiều quán cà phê,
vô tình hay hữu ý đã tập trungthành phố như phố cà phê trênđường Wừu Có rất nhiều thác quanh thành phố như thác Phú Cường, thác Lồ 0, thác Chín tầng, thuận lợi cho
du khách tham quan, thưởng ngoạn
Gia Lai có gần 500.000 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có hơn 291.000 ha đấtcho trồng cây hàng năm và hơn 208.000 ha câylâunămnêncótiềm năng
rất lớn để phát triển sảnxuất nông nghiệp Do tính chất đặc trưng cùađấtđai và khí hậu,tỉnh Gia Lai có the bố trí một tập đoàn cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng, cógiá trị kinh tế cao; xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung
có quy mô lớn với những sản phẩm hàng hóa có lợi thế cạnh tranh Đặc biệt, trong 7
nhóm đất chính của tình, nhóm đất dở ba zan có 386.000 ha,tập trung chủ yếu vùng
tây Trường Sơn (thành phố Pleiku và các huyện Mang Yang, Đăk Đoa, Chư Sê,
Chư Pưh, Chư Prông, Đức Cơ, Chư Păh, la Grai) có thế canh tác các loại cây
công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, bông vải Các huyện, thị xã phía đông
của tỉnh (An Khê, Kbang, Kông Chro, Đăk Pơ, Ayun Pa, la Pa, Phú Thiện, Krông Pa),
do chịu ảnh hưởng khí hậu của vùng đồng bằng giáp ranh (Bình Định, Phú Yên)
nên thích họp cho các loại cây trồng ngắn ngày và là vùng nguyên liệu mía chính
cung cấpcho hai nhàmáy đườngAnKhê và AyunPa, công suất 4.000tấnmía cây/năm
Riênghuyện Đăk Pơ vàthị xã An Khê còn là vựa rau, hàng ngày cung cấp trên 100 tấnrau các loại cho các tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên Các huyện phía
đông nam của tỉnh như Phú Thiện, la Pa và thị xã Ayun Pa, với lợi thế có hồ thuỷ lợi
Ayun Hạ, là một trong những vựa lúa của cả khu vực Tây Nguyên Với diện tích
1.112.452,8 ha đất lâm nghiệp, trong đó, có 773.447,7 ha đất cho rừng sản xuất
(chiếm 69,5% diện tích đất lâm nghiệp) nên tỉnh Gia Lai có tiềm năng lớn phát triển lâm nghiệp Hàng năm, các sản phẩm gồ khai thác từ rừng (kế cả rừng tự nhiên và
23
Trang 35rừng trồng) làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gồ, bột giấy với quy mô lớn và
chất lượng cao Gia Lai còn có quỹ đất lớn để phát triển rừng trồng, rừng nguyên liệu
giấy
1.3.4 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ ngành Du lịch
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỳ thuật được vínhư việc“mở đường”để
đón làn sóng đầu tư vào dulịch Đồng thời, gópphần kết nối các khu, điểm, tour, tuyến
du lịch nội và ngoại tỉnh một cách hiệu quả Xác định tầm quan trọng của việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỳ thuật đốivới sự phát triển ngành du lịch, Chương trình pháttriển du lịch Gia Lai giai đoạn 2017-2020, tổngvốn đầu tưhạ tầng du lịch là 208,09 tỷ
đồng, tập trung vào nhữngđiểm du lịch trọng yếu có khả năng khai thác trước mắt và
thuhút, kêu gọi đầu tư ở các địa bàn trọng điếm của thànhphố Pleiku, thị xã An Khê,huyện Kbang, Chư Păh gồm: Biến Hồ, khudi tích Tây Sơn Thượng đạo, di tích sơ kỳ
Đá cũ Rộc Tưng,Khu di tích địa cách mạng Khu 10, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon ChưRăng, núi lửaChưĐang Ya, Vườnquốc gia Kon KaKinh
Với 94 cơ sởlưu trú, trong đó: 01 khách sạn4 sao, 04 khách sạn3 sao, 60 kháchsạn 1 -2 sao Hoạt động kinh doanhlừ hành còn yếu, trên địa bàn tỉnh có 10 đơnvị kinh doanh lừ hành Hệ thốngnhà hàng chú trọng về đầutưkiến trúc tạo nét đặc trưng riêngthe hiện phong cách Tây Nguyên, khai thác được âm thực truyền thống như cơm lam,
gà nướng, rượu cần, phở khô, càđắng Các mặt hàng làm quà lưu niệm, đặc sản của
địa phương có khả năng thuhút khách rất cao như: cà phê, tiêu, mậtong, măng Đây là
những dấu hiệu tích cực cho thấy ngành Du lịch có tiềm năng và có cơ sở để phát triển
ngành này trở thành mộttrong những ngành chủ lực ở tỉnh
So với cácđịa phươngở TâyNguyên, Gia Lai có lợi thế địalý nổi trội do nằm ở
vị trí trung tâm trong khu vực Tam giác phát triến Việt Nam - Lào - Campuchia, đồng
thời làcửangõcủa cả vùng cao nguyênrộng lớn kếtnối với vùng duyên hải miền Trung
Với tiềm năng vốn có như vậy, chìakhóa để cósự“thay dađổi thịt” củaGia Lai,
là đột phá trong kết nối giao thông Những con đường “huyết mạch” đã lần lượt đượchoàn thiện tại Gia Lai như quốc lộ 14 xuyên suốttới TP HoChí Minh (quốc lộ 14 cũng
là 1 phần cùa tuyến đường xuyên A AH17 từ Đà Nằng đến Vũng Tàu), quốc lộ 25
đi Phú Yên, quốc lộ 19 nốiCửa khẩu Quốc tế Lệ Thanhvới cảng QuyNhơn
Neu như dưới mặt đất, mạng lưới giao thông xương sốngđã định hình khả năngkếtnối của“thủ phủ hồ tiêu” vớicác trung tâm kinh tế lân cận thi bầu trời Gia Lai cũng
Trang 36không ngừng nhộn nhịp khi sân bay Pleiku có sựxuất hiện của nhiều hãng hàng không
lớn Ngoàiđường bay kếtnối Hà Nội và TP HCM, Vietnam Airlines, VietJets, Bamboo
Airways còn khaithácđường bay từ Pleiku đến Đà Nằng, Hải Phòng - nhừng trung tâm
kinh tế, du lịch lớn của cả nước
Đồng thời, tỉnh thường xuyên to chức cáclớp bồi dưỡng, hội nghịnâng caonhận
thức về du lịch đối với các cấp, ngành, địa phương, các lóp bồi dường nghiệp vụ:
quản lý khách sạn, lễ tân, buồng cho đội ngũ lao động trực tiếp góp phần từng bước
nâng cao chất lượng đội ngũ lao động du lịch tỉnh Ngoài ra, hàng năm ngành Du lịch
tỉnh đà tô chức hội thi tay nghề với các nghiệp vụ lễ tân, phục vụ buồng, phục vụnhà hàng, quản lý khách sạn khích lệ tinh thần học tập, nâng cao trình độ của lao động
Toàn tỉnh có hơn 1.500 lao động du lịch, trong đó lao động có nghiệp vụ (bồi dưỡng,
sơ cấp, trung cấp, cao đang, đại học) chiếm khoảng 43% và có trình độ ngoại ngừ
(từ trình độ A trở lên) chiếm khoảng 25%
Tiểu kết chương 1
Sự phát triển bền vừng của ngành Du lịch không chỉ có ý nghía quan trọng đối
với nền kinh tế quốc dân mà còn có vai trò to lớn trong bảo tồn tài nguyên thiên nhiên,bảovệ môi trường sống và giữ gìn, phát huy cácgiátrị văn hóa truyền thống cộngđồng
DLST đang có chiều hướng phát trien và trở thành một bộ phận có tốc độ tăng trưởngmạnh nhất về tỷtrọng trong ngành du lịch DLST khôngđơn thuần thay tên tour, tuyến
hay tổ chức các tour đến các khu tự nhiên Đe trở thành DLST thựcthụ, cần thực hiện những nguyên tắc, tiêu chuẩn, phạm vi, mức độ phát triển và có những bước đi thích
họpvà đòi hỏi sự ý thức trách nhiệm cao của các thànhphần tham gia Nơi nào còn giữ nhiều khu thiên nhiên, có được sự cân bằng sinh thái thì nơi đó sè có tiềm năng pháttrien tốt về DLST và thu hút được nguồn du khách lớn, lâu dài và on định, từ đó,
sẽmang lại những lợi ích kinhtế to lớn góp phần làmtăng thu nhập quốc dân,tạo nhiều
cơ hội việc làm cho người dân
Đe đánh giá khoa học, khách quan tiềm năng phát triển du lịch sinh thái trên
cơ sở hệ thống lý thuyết, luận văn tiến hành nghiên cứu, đánh giá tiềm năng phát triển
du lịch sinh thái danh thắng Biển Hồ, thuộc khu du lịch sinh thái Lâm viên Biển Hồ -
Chư Đăng Ya; từ đó đề xuất những định hướng giải pháp phù hợp góp phần thúc đấy
ngành Du lịchphát triển bền vừng trong thời gian tới
25
Trang 37CHƯƠNG 2 TIÈM NĂNG PHÁT TRIÉN DU LỊCH SINH THÁI
2.1 Những tiềm năng ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái
2.1.1 Tiềm năng về sinh thải tự nhiên
Theo các căn cứ và sơ đo phân loại tài nguyên du lịch thì có một số yếu tốhấp dần du kháchnhư vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn và tàinguyên sinh vật
a Vị trí địa lý
Danh thắng Biển Hồ, thuộc quần thể Khu Du lịch sinh thái lâm viên Biển Hồ -
Chư Đăng Ya với một dải đất chạy dài đến giữa lòng hồ mang đến cho du kháchcái nhìn toàn cảnh ởnơi đây, với rừng thông xanh mát ở hai bên lối đi, được ôm trọn bởi núi non xanh biếc, tạo thành bức tranh thủy mạc lung linh, huyền ảo, nằm ở phía
Tây Bắc thành phố Pleiku, cách trung tâm thành phố khoảng 7km theo Quốc lộ 14
Nơi đây có tên gọi là Biển Hồ vì mỗi khi có gió lớn, những cơn sóng lại nhấp nhô trênmặthồ như sóng biển BiểnHồ cònlà nơinguồn cungcấpnước sinh hoạtcho người dân
thành phố Pleiku
b Địa hình
Biển Hồ làdấutích một miệng núi lừa đã tắt từ lâu, với diện tíchkhu vực 460 ha,
trong đó diện tích mặt nước khoảng 250 ha và có độ sâu trung bình 15-18 m, mực nước trong năm dao động khôngnhiều.Nhữngnghiên cứu gần đây chobiết, điếm
đặc biệt cùa hồ nước tự nhiên này là nóhình thành trênbề mặt địa hình núi lửa âm bởi
ba túi trũng từ các dãy núi xung quanh Hai túi lớn thôngnhau qua một eo khá rộng và
có độ sâu tương tự nhau (16 m đo được vào mùa khô) Túi trũng phía Nam còn lại có
độ sâu 10 m Đáy của Biển Hồ bằng phang chứ không có nhiều vực sâu như người tavần tưởng Với sức chứa khoảng 23 triệum3, lượngnướchồ phụ thuộcđáng ke vào dòng ngầm ngoài khu vực Biển Hồ nằm giữa một vùng núi cao, có một dải đất chạy dài ra giữa lòng hồ tạo điểm nhấn để khách tham quan có thể quan sát được toàn cảnhBiểnHồ Con đườngxuống Biển Hồ ngút ngàn thông xanh uốn lượn đẹp nhưtranh vẽ,
cuối đường là các bậc đá tamcấp dẫn khách tham quan chiêm ngưỡng sựthơ mộngcủa
BiểnHồ Địa hình như vậynên Biển Hồ rất hấp dần khách du lịch
c Khí hậu
Trang 38Khíhậulàmộttrong những điều kiện tự nhiên quan trọng hàng đầu tạo ra “mùa”,
ảnh hưởng tới tínhthời vụ của hoạtđộngdu lịch, đặc biệtlàdu lịch dựavàothiên nhiên.Gia Lai chịu sự tác động của mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10)và mùa khô (từ tháng
11 nămtrước đến tháng 4 năm sau)
Nhiệt ấm: hai yếu tốảnh hưởng rõ rệt nhất đến hoạtđộngdu lịch cùa con người
Trong đó, nhiệt độ trungbình năm 22 - 25°c, biên độ nhiệt tháng từ 4 5°cvà biên độ
nhiệt nămtừ 10 - 12°c Độ ẩm không khí trung bình từ72% đến 93%,
Chế độ gió: Tốcđộgió trung bình là 2,6 m/s vàthayđổitùy theo điềukiệnđịahình
Mùa đông thịnh hành gió Bắc vàĐông Bắc Mùa hạ thịnh hànhgió Tây và TâyNam
Chế độ mưa: Địahình GiaLaiđược tạo bởi các khốinúi, cao nguyênxenkẽ giữa
những thung lũng nên phân bố lượng mưa theo không gian không đồng đều Khu vực
TâyNam mùamưa bắt đầu sớmhon (tháng 4)trong khi phíaĐông do ảnh hưởng mạnhcủagió Tín phongĐông Bắc màgió mùa Tây Nam yếu hon nên mùa mưabắt đầu muộn
(cuối tháng 5 đầu tháng 6) và kếtthúc vàocuối tháng 11, tháng 12 Mùa mưa tập trung
từtháng 5 đến tháng 10, tháng 11, chiếm 80-90% lượng mưa cả năm số ngày mưaTB
130-150 ngày/năm
Các hiện tượng thời tiết cực đoan: Bão, giông, sét diễn ra vào giữa hoặc cuốimùamưa, gây mưa lớn trên diện rộng từ 100-200 mm và phía Đông thường mưanhiều
hơn khoảng 300 - 400 mm; Mưa đá xảy ra vào tháng 4 đến tháng 5 khi chuyển tiếp
từ mùa khô sang mùa mưa Sương mù xảy ra tại vùng núi, khoảng 20 - 30 ngày sươngmù/năm (từ tháng 11 năm trước đến tháng 01 năm sau)
d Thủy văn
Nước là một yếu tố không the thiếu được đế duy trì sự song của con người
Gương nước rộng lớn không những tạo ra một bầu không khí trong lành mà còn cótác dụng rất tốt cho sức khỏe của con người Hiện nay, toàn tỉnh có 151 hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện các loại Trong đó, Biến Hồ là hồ nước tự nhiên - nguồn cung cấp
nước chính chohoạtđộng sảnxuất, sinh hoạt và cácdịch vụ du lịch của thành pho cùng nhiều hồ nhân tạo ở khu vực quanh Biển Hồ, Trà Đa (tổng diệntích 120 ha) Ngoài ra,hai hệ thong suối Tao bưng và Takian cùng các nhánh nhỏ của chúng larơdung,
lakrôm có chiều dài tổng cộng 45 km, lưu vực 149 km2 được giám sát chặt chè,
sử dụng, điều tiết một cáchphù hợp
27
Trang 39Mùa nước dâng, mặthồ trở nên rộng hơn kéo dài đếntận chân núi Chư ĐangYa (huyện Chư Păh) tạo cảnh sông nước hữu tình với “biến-núi kết hợp” Không chỉ
du ngoạn, thưởng thức cảnh đẹp sông nước của khu vực lòng hồ, du khách còn có thekết hợp thamquan, trải nghiệm hoạt động đánh bắt thủy sản cũng như nét đẹp văn hóacủa đồngbào dân tộcJrai, Bahnar sinh sống ven hồ
d Tài nguyên sinh vật
Gia Lai có Vườn quốc gia Kon Ka Kinh với độ cao 1.748 m so với mặt nước biển.Khu bảo tồn thiênnhiên Kon ChưRăng nằm ở huyện K’Bang, thuộc phía bắc của tỉnhGia Lai, sở hữu hệ sinh thái đa dạng với độ che phủ lên đến 99% Thế giới động, thực vậtcủatỉnh Gia Lai đóngvai trò quan trọng trong sựphát triển củadu lịch chủ yếu
nhờ sự đa dạng và tính đặc hữu Lóp phủ thực vật trên địa bàn tỉnh ở mức che phủtrung bình Do địa hình khác nhau mà thảm thực vật cũng khác nhau, chủ yếu là
thảm thực vật nhân tạo với các giống cây đã thuần hóa như: thông, cao su, keo lá
Hiện nay,tỉnhcó 645.370,6 harừng hiện có ƯBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Ke hoạch
triến khai thực hiện Đe án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn Bên cạnh đó, kế hoạch đặt nhiệm vụ đến hết năm 2025, toàn tỉnh trồng 40 triệu
cây xanh Trong đó: hoàn thành nhiệm vụ trong mới 8 triệu cây xanh phân tán,
tương đương 8.000 ha (bình quân 1,6 triệu câyxanh/năm) và trồng 32.000 ha rừng trồng
tập trung, tương đương 32 triệu cây xanh (bình quân 6.400 ha/năm, tương đương 6,4triệu cây xanh) trong rừng phòng hộ, sản xuất trên địa bàn tỉnh
Cùng với đó, quan tâmtrồngcây xanh trongrừngđặc dụng,rừng phòng hộ, rừng
sản xuất, ở cả khu vực đô thị và nông thôn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái,cải thiện cảnh quan, góp phần xây dựng nông thôn xanh-sạch-đẹp và ứng phó với
biến đoi khí hậu, pháttriển kinh tế xã hội, nâng caochất lượng cuộc sống người dân và
sựphát triển bền vững cùa đất nước
2.1.2 Tiềm năng về sình thái nhân văn
Du lịch sinh thái nhân văn gắn với những nét văn hóa truyền thống với các
hoạt động văn hóa - nghệ thuật cho đến cả những sinh hoạt đời thường, những phương tiện đi lại, cácmối quan hệcộng đồng làng xã, tập tục của người địa phương
đều là những yếu tốthuhút du khách
Trang 40a Bản sắc văn hóa dân tộc
Không chỉ được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nhiều thắng cảnh hùng vĩ, Gia Lai
còn là vùng đất hội tụ nhiều dân tộc sinh sống Toàn tỉnh Gia Lai có 44 dân tộc,đoàn kết, chung sống trong những buôn làng sạch đẹp, tho mộng và mồi dân tộc đều
đang sở hữu và tìm cách đe khai thác từ những di sản văn hoá độc đáo riêng có TỉnhGia Lai có trên 46% dân số là đồng bào DTTS sinh sống, chủ yếu là người dân tộcGia Rai và Ba Na và bản sắc văn hoá các dân tộc Mông, Tày, Thái, Dao, Sán Dìu
đã được mang từ phía Bắc lên TâyNguyên cũng được bảo tồn và phát huy Bản sắcvăn hóa các dân tộc ở Gia Lai, được đúc kết qua các thế hệ nối tiếp nhau, ví như dòng phù sa bồi tụ những gì tinh túy nhất để làm nên sức sống và qua thời gian lắng đọngtạo thành bản sắc vănhóa dân tộc độc đáo
Sau năm 1975, việc phân bố lại lao động và di chuyên một số lượng lớn người
miền xuôi lên xây dựng kinh tế quốc phòng ở TâyNguyên đã đưa đôngđảo cư dân Việt
lênkhu vực này Sự có mặt củangười Việt tại Gia Laiđã góp phần làm phong phú thêm
diện mạo văn hóa các dân tộc nơiđây
tiêu thụ Muốn phát trien và xây dựng các nghề truyền thống thành một làng nghề,
phố nghề gắn với dulịch hiện nay là một việc hếtsứckhó khăn Theo tiêuchí công nhận
làng nghề tại điều Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về
phát triến ngành nghề nông thôn thì tỉnh Gia Lai chưa đáp ứng được các tiêu chí đe
công nhận làng nghề Mặc dù từ năm 2007 đến năm 2013, tỉnh Gia Lai đã đầu tư xây
dựng 10 hạ tầng làngnghềtừnguồn vốn Trung ương và địa phương nhưngđến nay vẫn
chưa phát huy được sựphát triến như mong muốn, chưa đưa được các hạ tầnglàng nghề
vào hoạtđộng
Làng Fung: Nằm trên địa bàn xã Biển Hồ - thành phố Pleiku, gồm có làng Fung
1 và Fung 2 Nơi đây nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm truyền thống, vốn được coi là tài sản tinh thần của đồng bào Gia rai nói riêng và các dân tộc thiểu số ở khu vực
TâyNguyên nói chung Đe dệtthành một tấm vải,một bộ xiêm, khố, các nghệnhân
29