1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái dựa trên tài nguyên đa dạng sinh học tại vườn quốc gia bái tử long

85 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Mặt khác, lượng khách du lịch tăng sẽ ảnh hưởng đến môi trường do tăng lượng rác thải du lịch gây ô nhiễm môi trường biển đảo Vì vậy đề tài nghiên cứu: “Đánh giá tiềm năng phát triển du

Trang 1

Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin cảm ơn:

Tất cả các thầy cô giáo đã chỉ dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi suốt quá trình học tập trong thời gian 4 năm qua tại Trường đại học Lâm Nghiệp Việt

Nam

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long

đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực tập, nghiên cứu, điều tra, thu thập số liệu

và tài liệu cần thiết để phục vụ đề tài

Đặc biệt sinh viên xin bày tỏ lòng tri ân, kính trọng và biết ơn sâu sắc đến

PGS.TS Đồng Thanh Hải – Bộ môn Động vật rừng – đã tận tình giúp đỡ, định hướng, chỉ bảo và hướng dẫn sinh viên trong suốt quá trình làm bài khóa luận này

Sau khi hoàn thành, khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót Sinh viên rất mong nhận được những nhận xét, góp ý từ những thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn

Hà Nội, tháng năm 2017 Sinh viên thực hiện

Vũ Thị Mỹ Linh

Trang 2

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Vườn quốc gia Bái Tử Long là một trong bảy vườn quốc gia ở Việt Nam

có diện tích trên cạn và diện tích biển Vườn quốc gia Bái Tử Long có hệ sinh thái phong phú và đa dạng bao gồm hơn 40 đảo lớn nhỏ và được che phủ bởi thảm thực vật rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh Vườn quốc gia Bái Tử Long

có hệ động thực vật phong phú với gần 500 loài thực vật và khoảng 561 động vật trên cạn và động vật biển Tuy nhiên với nguồn tài nguyên phong phú như vậy nhưng vườn vẫn chưa tận dụng được hết cơ hội để phát triển du lịch sinh thái của vườn và hoạt động du lịch sinh thái cũng giupws vườn mang lại một nguồn doanh thu lớn Tuy nhiên để phát triển hoạt động du lịch cần phải xây dựng các cơ sở hạ tầng gây ảnh hưởng đến đến sinh thái và chia cắt sinh cảnh của hệ động thực vật rừng của vườn, và hoạt động du lịch sinh thái phát triển kéo theo đó là những hoạt động khai thác, săn bắt các động – thực vật quý hiếm Mặt khác, lượng khách du lịch tăng sẽ ảnh hưởng đến môi trường do tăng lượng rác thải du lịch gây ô nhiễm môi trường biển đảo Vì vậy đề tài nghiên

cứu: “Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái dựa trên tài nguyên đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bái Tử Long – Vân Đồn – Quảng Ninh” Để

đưa ra được những biện pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững mà vẫn bảo

tồn được đa dạng sinh học và môi trường

Đề tài được nghiên cứu với các mục tiêu sau: Xác định được thực trạng hoạt động du lịch sinh thái của vườn quốc gia; Xác định được giá trị đa dạng sinh học có thể đáp ứng nhu cầu du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia; Đánh giá thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của vườn quốc gia trong hoạt động du lịch sinh thái; Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc

gia

Để hoàn thành các mục tiêu trên, đề tài đã sử dụng một số phương pháp: Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp điều tra tuyến nhằm đánh giá được hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái và tiềm năng du lịch sinh thái của vườn quốc gia; và công cụ SWOT; Phương pháp xử lý số liệu nhằm phân tích được những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong phát triển du lịch sinh thái của

Trang 3

vườn quốc gia Bái Tử Long Từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững

Để thực hiện nôi dung trên, đề tài sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp điều tra tuyến; Công cụ SWOT; Phương pháp xử lý số liệu

Với các mục tiêu, nội dung và các phương pháp nghiên cứu, đề tài đã đạt được các kết quả như sau:

Hiện trạng du lịch: có các tuyến điểm tham quan như: Điểm du lịch trung tâm; Điểm du lịch đảo Trà Ngọ; Điểm du lịch đảo Ba Mùn; Điểm du lịch đảo Mang Khơi; Điểm du lịch di chỉ khảo cổ hang Soi Nhụ Thị trường khách du lịch đang ngày càng tăng, tuy nhiên thị trường du lịch còn chưa phát triển, hoạt động du lịch còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ

Tiềm năng du lịch sinh thái: Vườn quốc gia Bái Tử Long có nhiều HST

đa dạng và phong phú có giá trị về đa dạng sinh học và cảnh quan như: HST rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới trên đảo đá vôi; HST rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới trên đảo đất; HST rừng ngập mặn; HST thảm cỏ biển; HST rạn san hô; HST thung áng trong đảo đá vôi

Vườn quốc gia Bái Tử Long có hệ động, thực vật đa dạng và phong phú

58 loài và lớp Sâu đất có 2 loài; Động vật thân mềm: 197 loài; Giáp xác: 40 loài; Động vật da gai: 9 bộ, 21 họ, 26 giống và 33 loài

Ngoài ra, vườn quốc gia Bái Tử Long còn có tiềm năng du lịch tự nhiên: Cảnh quan địa hình: có hơn 40 đảo đá vôi và đảo đất xen kẽ nhau tạo ra cảnh

Trang 4

quan địa hình với cảnh sắc tuyệt vời còn giữ nguyên vẻ hoang sơ của thiên nhiên

kỳ thú (hòn Thiên Nga), hay các hang động khổng lồ trên núi đá vôi (Hang Luồn Cái Đé), các cảnh quan thiên nhiên đẹp, thơ mộng, đầy quyến rũ (Đảo Trà Ngọ, Bãi biển Quan Lạn,…); Cảnh quan rừng mưa nhiệt đới trên các đảo đất và các đảo đá vôi; Đa dạng về nguồn gen sinh vật cảnh (Bãi Rùa Đẻ; Rừng Trâm…); DLST kết hợp với du lịch chữa bệnh và tìm hiểu về các loài cây thuốc quý hiếm

Bên cạnh đó, vườn quốc gia Bái Tử Long còn có tiềm năng du lịch nhân văn: Di tích dòng sông Mang lịch sử; Dấu tích khảo cổ thương cảng Vân Đồn;

Di tích khảo cổ hang Soi Nhụ; Đình Quan Lạn; Đền thờ Trần Khánh Dư; Lễ hội Quan Lạn

Với tiềm năng và hiện trạng du lịch sinh thái đã nghiên cứu được, đề tài

đã đề ra được một số giải pháp để phát triển bền vững du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Bái Tử Long

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 3

1.1 Du lịch sinh thái 3

1.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái: 3

1.1.2 Các nguyên tắc cơ bản ……….5

1.1.3 Các loại hình du lịch sinh thái (Nguồn: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) tại Việt Nam, 2008)……… 5

1.1.4.Lợi ích của du lịch sinh thái: 5

1.2 Đa dạng sinh học: 6

1.3 Tác động qua lại giữa hoạt động du lịch và bảo tồn đa dạng sinh học : 7

1.4 Mối quan hệ giữa phát triển du lịch và vườn quốc gia: 8

1.4.1 Lợi ích du lịch mang lại cho vườn quốc gia: 8

1.4.2 Tác động tiêu cực có thể nảy sinh từ du lịch ở các vườn quốc gia: 9

1.5 Tiềm năng du lịch sinh thái của các Vườn Quốc gia 10

1.6 Các loại hình du lịch sinh thái đã có ở Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn 10

1.7 Những thuận lợi và khó khăn khi phát triển du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn 12

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH KINH TẾ XÃ HỘI VƯỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG 14

2.1 Điều kiện tự nhiên 14

2.1.1 Vị trí địa lý 14

2.1.2 Địa hình địa mạo, địa chất đất đai 15

2.1.3 Khí hậu, thủy văn, hải văn 15

2.2 Điều kiện kinh tế xã hội 17

2.2.1 Dân cư và trình độ dân trí: 17

2.2.2 Hoạt động kinh tế 18

2.2.3 Hoạt động sản xuất 19

CHƯƠNG 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

3.1 Mục tiêu nghiên cứu 21

Trang 6

3.1.1 Mục tiêu chung 21

3.1.2Mục tiêu cụ thể 21

3.2 Nội dung nghiên cứu 21

3.3 Phương pháp nghiên cứu 21

3.3.1 Phương pháp phỏng vấn: 21

3.3.2 Phương pháp điều tra theo tuyến: 22

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26

4.1 Hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái của VQG Bái Tử Long 26

4.1.1 Thực trạng khai thác các tuyến điểm tham quan 26

4.1.2 Thị trường khách du lịch và quan điểm của cộng đồng địa phương về du khách và hoạt động du lịch sinh thái 28

4.1.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng 31

4.1.4 Mô hình bộ máy quản lý vườn quốc gia 33

4.2 Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái tại VQG Bái Tử Long 34

4.2.1 Tài nguyên sinh vật 34

4.2.2 Tiềm năng du lịch tự nhiên 40

4.2.3Tiềm năng du lịch nhân văn 45

4.3 Đánh giá điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội và thách thức trong phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bái Tử Long 49

4.4 Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học 50

4.4.1 Tuyến du lịch dã ngoại thiên nhiên – thám hiểm kết hợp khám phá văn hóa địa phương 50

4.4.2 Tuyến kết nối 57

4.4.3 Một số giải pháp đề xuất nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học 58

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Mật độ và dân số các xã 18

Hình 3.1: Bản đồ hiện trạng phát triển du lịch 23

Bảng 4.1 Thực trạng khách du lịch đến VQG giai đoạn 2014-1016 28

Bảng 4.2 Mục đích đến vườn quốc gia của du khách 29

Bảng 4.3 Nguồn thông tin khách được biết về Vườn quốc gia 29

Bảng 4.4 Hình thức hoạt động du lịch của người dân địa phương 30

Bảng 4.5 Quan điểm của người dân đối với lượng khách du lịch 31

Bảng 4.6: Thành phần loài thực vật rừng của VQG Bái Tử Long 36

Bảng 4.7: Thành phần động vật rừng trên đảo trong phạm vi VQG 36

Bảng 4.8: So sánh số lượng loài giữa các VQG biển Việt Nam 37

Bảng 4.9: Thực vật phù du ở vùng biển Bái Tử Long 38

Bảng 4.10: Rong biển làm thực phẩm, nguyên liệu chế biến dược phẩm 38

Bảng 4.11: Cấu trúc thành phần khu hệ động vật Da gai VQG Bái Tử Long 40

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý và ranh giới hành chính VQG Bái Tử Long 14

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện lượng khách du lịch của VQG 28

Hình 4.2: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm hình thức hoạt động du lịch của người dân địa phương 30

Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phần trăm quan điểm của người dân đối với lượng khách du lịch 31

Hình 4.4: Mô hình bộ máy quản lý VQG Bái Tử Long 33

Hình 4.5 Hòn thiên nga 41

Hình 4.6 Hang luồn Cái Đé (nguồn: Du lịch Hạ Long) 41

Hình 4.7 Đảo Trà Ngọ 42

Hình 4.8: Biển Quan Lạn 42

Hình 4.9: Rừng ngập mặn tại VQG Bái Tử Long 43

Hình 4.10 RNM tại VQG Bái Tử Long 44

Hình 4.11 Thương Cảng Vân Đồn 46

Hình 4.12 Cảng Cống Đông-Cống Tây 46

Hình 4.13 Hang Soi Nhụ 47

Hình 4.14 Đình Quan Lạn 47

Hình 4.15 Đền thở Trần Khánh Dư 48

Hình 4.16 Lễ hội Quan Lạn 49

Hình 4.17: Bản đồ định hướng tổ chức không gian du lịch B……….56

Hình 4.18: Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng 58

Trang 10

1

MỞ ĐẦU

Đa dạng sinh học là yếu tố quan trọng, không thể thay thế đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội Do vậy, bảo tồn đa dạng sinh học đã trở thành vấn

đề được cả xã hội quan tâm, đặc biệt là tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn

Du lịch sinh thái được coi là một trong những cách thức hỗ trợ bảo tồn, đồng thời phát triển kinh tế xã hội một cách hiệu quả Trong những năm gần đây, du lịch sinh thái đã có những biến đổi mạnh mẽ, dần trở thành xu thế toàn cầu

Từ cuối những năm 90 trở lại đây, du lịch sinh thái đã nổi lên như một nhân tố mới cho ngành du lịch Việt Nam Du lịch sinh thái đang dần phát triển

để trở thành một lĩnh vực đầy hứa hẹn trong tương lai gần Nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên đang dần trở thành những điểm hấp dẫn khách du lịch như: Phong Nha – Kẻ Bàng, Cát Bà, Hoàng Liên, Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương,…

Vườn Quốc gia Bái Tử Long là một khu bảo tồn sinh quyển cấp Quốc gia tại khu vực vịnh Bái Tử Long – huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh và là một trong bảy vườn quốc gia vừa có diện tích trên cạn vừa có diện tích dưới biển Vườn được thành lập theo quyết định 85/2001/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 1 tháng 6 năm 2001 Vườn Quốc gia Bái Tử Long bao gồm hệ thống đảo nổi vừa có núi đất, vừa có núi đá, được che phủ bởi thảm thực vật rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh, là kho tàng tài nguyên sinh vật nhiệt đới phong phú phân bố trên các đảo núi đất, núi đá vôi hay trong các thung áng,… tạo nên thiên nhiên cảnh quan thật đa dạng Vườn Quốc gia Bái Tử Long hiện là nơi sinh dưỡng của gần 500 loài thực vật, thuộc

117 họ Ngoài sự phong phú về thực vật, cũng có thể coi Vườn Quốc gia Bái Tử Long là “bộ sưu tập” động vật quý hiếm của Việt Nam với 37 loài thú, 96 loài chim, 37 loài lưỡng cư và bò sát Động vật biển có 391 loài, nhiều loài có giá trị kinh tế cao: Bào ngư, sá sung, hải sâm… Cùng với đó, ven chân các đảo của Vườn quốc gia có nhiều vũng, bãi triều đất bùn, bãi đá,… Trong các đảo núi đá

Trang 11

và khu bảo tồn

Với tiềm năng sẵn có là vậy, song những năm qua, địa chỉ vườn quốc gia Bái Tử Long chưa được nhiều người biết tới, hay nói cách khác, thương hiệu Vườn quốc gia Bái Tử Long chưa đủ mạnh để thu hút khách đến tham quan Hằng năm, lượng du khách du lịch đến đay chưa nhiều, chủ yếu vẫn là các đoàn khảo

sát, các nhà khoa học đến để nghiên cứu, tìm hiểu… (Nguồn: vietnamdulich)

Ngoài ra sự tồn tại và phát triển du lịch sinh thái gắn liền với khả năng khai thác tài nguyên đa dạng sinh học và đặc tính của môi trường xung quanh Nếu khai thác không hợp lý nguồn tài nguyên đa dạng sinh học sẽ làm suy giảm chất lượng môi trường và kìm hãm sự phát triển của du lịch

Vì vậy, đề tài nghiên cứu: “Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái dựa trên tài nguyên đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bái Tử Long – Vân Đồn – Quảng Ninh” nhằm xây dựng và đề xuất định hướng phát triển du

lịch sinh thái và đảm bảo bền vững tính đa dạng sinh học

Trang 12

3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 1.1 Du lịch sinh thái

1.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái:

Ngày nay, hoạt động du lịch phát triển mạnh, trong đó, du lịch sinh thái ngày càng được nhiều người biết đến Thực sự có một thời gian dài du lịch sinh thái là chủ đề nóng của các hội thảo về chiến lược và chính sách bảo tồn và phát

triển các vùng sinh thái trọng điểm của các quốc gia và thế giới

Một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái Hector Ceballos – Lascutain đã đưa ra định nghĩa đầu tiên về du lịch sinh thái vào năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động – thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hóa (cả quá

khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này.”

Theo Megan Epler Wood (1991): “Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường và văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế để ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích cho

người dân địa phương.”

Năm 1994, nước Úc đưa ra khái niệm: “Du lịch sinh thái là du lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên

nhiên được quản lý bền vững về mặt sinh thái.”

Theo Hiệp hội du lịch sinh thái Hoa Kỳ, năm 1998: Du lịch sinh thái là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời

ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích

tài chính cho cộng đồng địa phương.”

Một định nghĩa khác của Honey (1999): “Du lịch sinh thái là du lịch hướng tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục

Trang 13

4 đích nhằm gây ra ít tác hại và với quy mô thật nhỏ Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ đạo để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị về

văn hóa và quyền con người.”

Ở Việt Nam, vào năm 1999 trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm

bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho các nỗ lực bảo tồn.”

Năm 2000, Lê Huy Bá cũng đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái: “Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu các hệ sinh thái Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát

triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững.”

Năm 2005, Luật du lịch đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” Theo quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, do bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành năm 2007, thì Du lịch sinh thái được hiểu là:

“Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm phát

triển bền vững.”

Theo Hiệp hội du lịch sinh thái (The Internatonal Ecotourism society) thì:

“Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo

tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương.”

Qua các khái niệm trên ta thấy rằng các khu bảo tồn và Vườn Quốc gia là nơi phù hợp nhất bởi đây chính là nơi có nhiều yếu tố hấp dẫn khách du lịch sinh

Trang 14

5 thái (Động – Thực vật quý hiếm đặc hữu, cuộc sống hoang dã phong tục tập quán, tính đa dạng sinh học cao, địa hình hung vĩ, các khu di tích lịch sử hoặc văn hóa đương đại….)

1.1.3 Các nguyên tắc cơ bản :

+ Có hoạt động diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường qua đó tạo

ý thức tham gia vào các hoạt động bảo tồn, giảm thiểu tác động tiêu cực

+ Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái

+ Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng

+ Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương

1.1.3 Các loại hình du lịch sinh thái (Nguồn: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) tại Việt Nam, 2008):

+ Du lịch dựa vào thiên nhiên (nature-based tourism) bao gồm các hoạt động

nghỉ dưỡng, tham quan, mạo hiểm, thể thao, thắng cảnh, vui chơi giải trí,…

mang tính giáo dục nâng cao nhận thức và có trách nhiệm với bảo tồn sinh thái

+ Du lịch dựa vào văn hóa (culture-based tourism): tham quan nghiên cứu,

hành hương lễ hội,…

+ Du lịch công vụ: hội nghị, hội thảo, hội chợ,…

1.1.4 Lợi ích của du lịch sinh thái:

Du lịch sinh thái là loại hình luôn gắn với tài nguyên thiên nhiên và môi

trường Nên du lịch sinh thái là một công cụ bảo tồn hữu hiệu (Nguồn: Quy chế quản lý rừng, 2006):

Để làm hài lòng và mong muốn sự trở lại của khách du lịch, các nhà kinh

doanh hay người dân nơi đây sẽ bảo vệ tự nhiên một cách hiệu quả

Nâng cao nguồn thu nhập dân địa phương, khu vực và cung cấp nguồn lực

cho công tác bảo tồn

Cung cấp nguồn vốn cho công tác bảo tồn ở các vùng bảo tồn thiên nhiên

khác, nơi mất hoặc cân bằng sinh thái mong manh hay chưa có du lịch

Nâng cao lợi ích của khu bảo tồn, từ đó thu hút sự quan tâm của nhà nước

và các nguồn đầu tư tư nhân, tạo cơ hội thành lập nhiều hơn các khu bảo tồn khác

Trang 15

6 Được sử dụng như một công cụ của giáo dục môi trường về các giá trị của

tự nhiên

Giúp cộng đồng địa phương đưa ra các lựa chọn thay thế các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến môi trường và sự tổn hại

đến hệ sinh thái (Nguồn: Phạm Trung Lương, 2002)

Tạo nên mức độ hài lòng cho khách du lịch và du khách sẽ áp dụng sự hài lòng đó lên những khu bảo tồn khác, giúp những khu vực đó thực hiện công tác

bảo tồn tốt hơn

Nâng cao bảo tồn dựa trên bài học kinh nghiệm của các nước láng giềng

Bên cạnh các giá trị về bảo tồn, du lịch sinh thái còn có các giá trị như

(Nguồn: Hecstor Ceballos – Lascuráin, 1996):

Giá trị sử dụng trực tiếp

Giá trị lựa chọn

Giá trị sử dụng gián tiếp

Giá trị tồn tại hoặc giá trị kết hợp

Giá trị kế thừa

Giá trị gần lựa chọn: tạm ngừng khai thác để nghiên cứu thêm về những

mối đe dọa của khu bảo tồn từ những ảnh hưởng dù nhỏ nhất

1.2 Đa dạng sinh học:

Đa dạng sinh học là sự phong phú về loài gen là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc hiện đại, bảo

vệ môi trường sống tự nhiên theo mùa của các hoang dã, cảnh quan môi trường, nét độc đáo của tự nhiên, nuôi trồng, chăm sóc các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật

di truyền Quá trình bảo tồn đa dạng sinh học có nhiều hoạt động khác nhưng hoạt động bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên là có vai trò quan trọng nhất đối với hoạt động du lịch (Hệ sinh thái là quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một khu vực địa lý nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nha, còn hệ

Trang 16

7 sinh thái tự nhiên là hệ sinh thái hình thành, phát triển theo quy luật tự nhiên,

vẫn còn giữ được các nét hoang sơ) (Nguồn: ThS Đặng Hoàng Sơn)

1.3 Tác động qua lại giữa hoạt động du lịch và bảo tồn đa dạng sinh học :

+ Tác động của đa dạng sinh học, bảo tồn đa dạng sinh học đối với hoạt động du lịch:

Tác động tích cực: Đa dạng sinh học cung cấp các nguyên liệu du lịch,

thu hút khách du lịch, góp phần phát triển hoạt động du lịch, ngành du lịch Đa dạng sinh học là các yếu tố cơ bản để hình thành nên các khu bảo tồn thiên nhiên Đa dạng sinh học còn là nơi cung cấp, lưu giữ nguồn gen của nhiều loài sinh vật quý hiếm, nhiều hệ sinh thái đại diện Đa dạng sinh học cung cấp nguồn thực phẩm tự nhiên quý hiếm, có giá trị cao về mặt ẩm thực, là nguồn tài nguyên

du lịch hấp dẫn đối với nhiều du khách có nhu cầu du lịch ẩm thực Đa dạng sinh học cung cấp dược liệu quý hiếm phục vụ chữa bệnh, cung cấp nguyên liệu

để sản xuất, chế tác các đồ lưu niệm phục vụ cho ngành du lịch

Tác động tiêu cực: tồn đa dạng sinh học được thực hiện không tốt sẽ dẫn

tới nhiều yếu tố tạo nên đa dạng sinh học bị suy giảm làm mất đi các nguồn tài nguyên du lịch, giảm sức hút đối với khách du lịch, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh tế của ngành du lịch Mặt khác, việc bảo tồn đa dạng sinh học nếu được thực hiện một cách quá chặt chẽ, mang tính cực đoan chỉ chú trọng tới vấn đề bảo vệ môi trường mà không kết hợp với phát triển kinh tế (trong đó có kinh tế

du lịch), thì điều đó cũng sẽ tác động tiêu cực tới hoạt động du lịch, làm giảm

hiệu quả kinh tế của ngành du lịch

+ Tác động của hoạt động du lịch đến đa dạng sinh học:

Tác động tích cực: nhờ có hoạt động du lịch mà các khu bảo tồn đa dạng

sinh học, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có thể phát huy các lợi thế, các tiềm năng về mặt kinh tế, qua đó thúc đẩy hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học ngày càng được thực hiện một cách tự giác hơn và mang tính xã hội hóa hơn Mặt khác, nhờ có hoạt động du lịch mà nhà nước và các tổ chức cá nhân liên quan có

Trang 17

8 thêm các nguồn kinh phí để đầu tư cho bảo tồn đa dạng sinh học, giúp cho hoạt động này được thực hiện một cách hiệu quả hơn

Tác động tiêu cực:

Hoạt động du lịch có thể làm suy giảm, nghèo kiệt một số tài nguyên thiên nhiên, gây mất cân bằng sinh thái, suy giảm đa dạng sinh học, làm giảm hiệu quả hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học Đặc biệt, hoạt động du lịch ẩm thực, hoạt động du lịch với mục đích giải trí, săn bắn là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới suy giảm, tuyệt chủng một số loài động vật quỷ hiếm…

Hoạt động du lịch có thể xả thải vào môi trường nhiều loại chất thải khác nhau, từ chất thải sinh hoạt cho tới chất thải từ các phương tiện giao thông vận tải phục vụ du lịch đã gây ra ảnh hưởng xấu tới môi trường nói chung, ảnh hưởng xấu tới đa dạng sinh học nói riêng

Hoạt động du lịch là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc xuất hiện các loài ngoại lai xâm hại, làm mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng xấu tới hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học

Hoạt động du lịch dẫn tới việc xây dựng, phát triển các khu vui chơi, giải trí, các khách sạn, nhà hàng… tại các khu du lịch sinh thái (nhất là các khu bảo tồn) đã dẫn tới việc phá hủy cảnh quan thiên nhiên, làm giảm chất lượng môi trường sống của nhiều loài sinh vật, thu hẹp diện tích khu vực sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm dẫn tới tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học và

bảo tồn đa dạng sinh học (Nguồn: ThS Đặng Hoàng Sơn)

1.4 Mối quan hệ giữa phát triển du lịch và vườn quốc gia:

1.4.1 Lợi ích du lịch mang lại cho vườn quốc gia:

+ Tạo động lực trong việc thiết lập và bảo vệ vườn quốc gia

+ Du lịch sinh thái có khả năng mang lại thu nhập lớn cho vườn quốc gia + Du lịch tạo cơ hội để du khách được tham quan, tiếp xúc và nâng cao hiểu biết về môi trường thiên nhiên, từ đó có những nhận thức tích cực trong bảo tồn tài nguyên và môi trường

Trang 18

9 + Thúc đẩy sự phát triển của các khu vực lân cận nhờ sản phẩm nông nghiệp và thủ công

+ Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương và qua đó nâng cao thu nhập của họ nhờ sự tham gia của họ trong hoạt động du lịch, từ đó giảm sức ép lên môi trường vườn quốc gia

1.4.2 Tác động tiêu cực có thể nảy sinh từ du lịch ở các vườn quốc gia:

+ Tác động vào cấu trúc địa chất, cấu tạo đá, khoáng sản: do hoạt động leo núi, thăm hang động, thu lượm mẫu đá… làm kỷ niêm

+ Tác động lên thổ nhưỡng: do hoạt động đi bộ, cắm trại, bãi đỗ xe,… gây ảnh hưởng đến môi trường và điều kiện sống của hệ sinh vật

+ Tác động vào nguồn tài nguyên nước: tập trung số đông khách du lịch

sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nước Việc xử lý chất thải không triệt

để và hợp lý sẽ làm tăng nguy cơ giảm chất lượng nguồn nước của khu du lịch

và khu lân cận

+ Tác động lên hệ thực vật: hoạt động du lịch giải trí có thể tạo ra tác động đến thực vật như bẻ cành, giẫm đạp, thải khí từ pương tiện giao thông, làm đường, bãi đỗ xe, công trình dịch vụ

+ Tác động lên động vật: hoạt động tham quan, tiếng ồn của du khách, của phương tiện giao thông khiến động vật hoảng sợ, thay đổi diễn biến sinh hoạt và địa bàn cư trú, sinh sống của chúng

+ Ngoài ra, việc thải rác bừa bãi có thể gây ra sự nhiễm dịch bệnh cho động vật hoang dã… Nhu cầu tiêu dung xa xỉ các món ăn từ động vật của du khách dẫn đến việc săn lung, buôn bán làm giảm đáng kể số lượng quần thể động vật và dẫn đến sự thay đổi cấu trúc của các hệ sinh thái ban đầu

Du lịch sinh thái là du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với tự nhiên và cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực Tuy nhiên, du lịch sinh thái có khả năng giảm thiểu những tác động tiêu cực, đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn, nếu

được vận hành đảm bảo các nguyên tắc của nó.(Nguồn: RED.VN)

Trang 19

10

1.5 Tiềm năng du lịch sinh thái của các Vườn Quốc gia

Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia có các yếu tố thu hút du lịch sinh thái như sau:

+ Hệ sinh thái phong phú, mức đa dạng sinh học cao, là nơi cư trú của nhiều loài động thực vật quý hiếm

+ Các khu bảo tồn và vườn quốc gia có nhiều kiểu địa hình, đặc biệt một

số nơi bị chia cắt phức tạp, thích hợp với loại hình du lịch thám hiểm

+ Không khí trong lành, không gian yên tĩnh tạo cảm giác thư thái

+ Ở khu bảo tồn thường có các đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, cuộc sống chan hòa với thiên nhiên, mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng, là nơi dừng chân lý tưởng cho du khách đến tham quan và nghỉ dưỡng và tìm hiểu văn hóa

+ Các khu bảo tồn và vườn quốc gia được bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, mỗi khu vực lại có hệ sinh thái, khí hậu khác nhau Điều này đáp ứng

nhu cầu đa dạng của du khách trong và ngoài nước (Nguồn: Cao Văn Sung, 1997)

1.6 Các loại hình du lịch sinh thái đã có ở Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn

Hiện nay, trên thế giới có nhiều loại hình du lich sinh thái khác nhau Tuy

nhiên, tại Việt Nam hiện nay đã có những loại hình du lịch sinh thái như sau:

+ Du lịch dã ngoại, tham quan, nghỉ dưỡng: Đây là loại hình mang lại cảm xúc và phản ứng thẩm mỹ, cùng hòa mình vào thiên nhiên – đời sống của động vật hoang dã, quần xã thực vật, những khung cảnh hùng vĩ của núi rừng

+ Du lịch tìm hiểu, nghiên cứu theo chuyên đề sinh thái, lịch sử, khảo cổ, văn hóa: Hình thức du lịch này phát huy rất hiệu quả chức năng giáo dục Ở lứa tuổi nhi đồng, thiếu niên, bọ não đang phát triển, những kiến thức truyền vào thời gian này sẽ được tiếp thu Ngoài ra, loại hình du lịch này hỗ trợ rất nhiều trong nghiên cứu khoa học của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, sinh viên: những nghiên cứu về sinh thái, hệ động thực vật, lịch sử, văn hóa, đặc biệt là

Trang 20

11 những biến đổi của chúng theo thời gian Để tham gia loại hình du lịch này du

khách thường đến những khu bảo tồn thiên nhiên có sự đa dạng sinh học cao

+ Du lịch MICE là viết tắt của 4 từ: Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Conventions (hội thảo) và Exhibion (triển lãm) Ở các khu bảo tồn và vườn quốc gia có hệ sinh thái đặc biệt và đa dạng, phong phú, nhiều loại động thực vật quý hiếm hay đặc hữu phân bố trong khu vực, thu hút sự chú ý của các

nhà đầu tư trong và ngoài nước Việc bàn luận về các vấn đề này đã và đang nhận nhiều sự quan tâm của mọi người, thúc đẩy bảo tồn tự nhiên

+ Du lịch thám hiểm, lặn (rạn san hô): Thế giớ tự nhiên chứa đựng nhiều điều kỳ lạ và lý thú, làm kích thích trí tò mò của con người Trong du lịch sinh thái khai thác từ loại hình du lịch mạo hiểm để trải nghiệm và thử thách tâm lý, năng lực của khách du lịch trước sự hung vĩ và kỳ thú của thiên nhiên Đây là loại sản phẩm du lịch rất mới đòi hỏi đầu tư nghiên cứu công phu và tổ chức rất chặt chẽ Vì vậy, họ muốn tìm kiếm và thăm dò những nơi ít người biết đến Hình thức du lịch này phù hợp với những người ưa mạo hiểm, thích khám phá những tài nguyên mới lạ Lặn (song, biển) cũng là một hình thức thám hiểm, quan sát cuộc sống của các sinh vật dưới nước, ít nguy hiểm hơn thám hiểm các hang động, rừng sâu nên là một thú vui được ưa chuộng hiện nay

+ Du lịch bản xứ, du lịch cộng đồng: Cộng đồng văn hóa vật thể và phi vật thể có sự hòa nhập vào thiên nhiên tạo nét văn hóa bản địa, hay còn gọi là bản sắc dân tộc Với loại hình này, du khách được trải nghiệm cuộc sống thôn dã cùng người dân địa phương và cảm nhận vai trò của môi trường tự nhiên trong cuộc sống của người dân nơi đây nói riêng và loài người nói chung Loại hình này ở Việt Nam chưa được khai thác nhiều, chủ yếu là vì lý do an ninh hơn là năng lực tổ chức Nhưng được trải nghiệm và thử nghiệm trong môi trường sinh thái nhân văn với đời sống thường nhật mà người tham gia du lịch trực tiếp tham gia trong môi trường sống của các tộc người là một sản phẩm văn hóa rất hấp dẫn Việt Nam là đất nước đa dân tộc, phần lớn trong số đó có bản sắc dân tộc rất độc đáo và tiếp cận với văn hóa của họ mang lại nhiều điều lý thú và bổ ích

Trang 21

12 Đây chính là tiềm năng để khai thác các loại hình và sản phẩm du lịch văn hóa tộc trong môi trường văn hóa nhân văn Loại hình du lịch sinh thái văn hóa nhân văn, văn hóa tộc đòi hỏi người du lịch thâm nhập vào đời sống thường nhật của tộc người, hưởng thụ môi trường nhân văn của chính họ và trải nghiệm bản than mình Hơn thế, những yếu tố văn hóa nói trên ít nhiều đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước xuyên suốt hai thế kỷ cuối cùng của thiên nhiên kỷ trước và có khả năng chiêm nghiệm chân lý của nó bằng một hình thức du lịch cộng đồng một dạng du lịch sinh thái nhân văn đang có cơ hội phát triển

+ Du lịch trang trại, miệt vườn hay du lịch đồng quê: Sự kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và thương mại dịch vụ Tài nguyên du lịch ở đây là cảnh quan, không gian trang trại với không khí trong lành và yên tĩnh Không gian nông trại hay miệt vườn có thể kết hợp các loại hình vui chơi, giải trí như: câu cá, ngồi thuyền đi dạo… Không những cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng mà ở đây còn sẵn sàng cung cấp nguồn lương thực tươi ngon và an toàn

+ Du lịch về thăm chiến trường xưa: Du khách chọn loại hình này chủ yếu

là các chiến sĩ đã từng sống và chiến đấu ở khu vực rừng, núi, hải đảo Họ quay lại chiến trường xưa để ôn lại kỷ niệm Ngoài ra, du khách còn là học sinh sinh viên đến đây để học và tìm hiểu them về lịch sử dân tộc hay những người

ngưỡng mộ sức chiến đấu của quân đội Việt Nam (Nguồn: Lê Huy Bá và Thái

Lê Nguyên, 2006)

1.7 Những thuận lợi và khó khăn khi phát triển du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn

Bất kỳ một vấn đề hay lĩnh vực nào cũng đều có hai mặt của nó – thuận lợi và

khó khăn (Nguồn: Lê Huy Bá và Thái Lê Nguyên, 2006):

*Thuận lợi:

+ Khu bảo tồn, vườn quốc gia được bảo vệ bởi hệ thống pháp luật và lực lượng kiểm lâm, đội tự quản nên nguồn tài nguyên du lịch sinh thái được bảo tồn lâu dài

Trang 22

13 + Các chi phí đầu tư cơ bản cho cơ sở hạ tầng không lớn

+ Thông qua du lịch sinh thái, các ku bảo tồn và vườn quốc gia được nhiều người biết đến hơn Thu hút sự quan tâm và muốn tìm hiểu, qua đó phổ biến vai trò về giá trị của tài nguyên tự nhiên

+ Cộng đồng đồng bào dân tộc ít người sống trong khu bảo tồn mang những nét văn hóa truyền thống, đặc trưng cho tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái của khu vực, là lợi thế cho phát triển du lịch sinh thái

* Khó khăn (Nguồn: Hecstor Ceballos – Lascuráin):

+ Thiếu hoặc chưa có sự quan tâm của các cấp, ngành về lĩnh vực sinh thái Các kế hoạch, chiến lược, chính sách chưa cụ thể, khó khăn trong việc thi hành và thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương, vắng sự có mặt của các nhà đầu tư

+ Vì địa hình phức tạp, núi cao hiểm trở nên cơ sở hạ tầng chưa phát triển, khó cho việc tiếp cận các tiềm năng du lịch sinh thái Một số khu bảo tồn mới thành lập nên hệ thống giao thông còn kém, đời sống của dân bản địa còn hoang

sơ nên chưa thể đáp ứng nhu cầu (ăn, ngủ, nghỉ) của khách du lịch

+ Chưa thiết lập được các tuyến du lịch khám phá tiềm năng sinh thái mà các khu bảo tồn chỉ mới được biết đến qua địa danh và khung cảnh bên ngoài

+ Trình độ chuyên môn và thái độ còn nhiều khiếm khuyết Các hướng dẫn viên chưa hiểu hết về khu bảo tồn và văn hóa cộng đồng hay hành vi cư xử còn nóng vội, không chuyên nghiệp

+ Hệ thống thông tin, viễn thông còn kém, thường nằm ngoài vùng phủ song Các bảng chỉ dẫn trong và ngoài khu bảo tồn còn thiếu, gây khó khăn trong việc lien lạc, đi lại trong khu bảo tồn Các sản phẩm quảng bá về khu bảo tồn và vườn quốc gia chưa được quan tâm

+ Khả năng quản lý và nhận thức của dân địa phương còn hạn chế nên dễ xảy ra các hiện tượng như trộm, cắp, lừa đảo… gây ảnh hưởng đến hình ảnh, chất

lượng dịch vụ du lịch sinh lý thái (Nguồn: Quy chế quản rừng, 2006)

Trang 23

14

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH KINH TẾ XÃ HỘI

VƯỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG 2.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1 Vị trí địa lý

Vườn quốc gia Bái Tử Long có tổng diện tích tự nhiên 15.783 ha, nằm trong địa gới hành chính của 3 xã Minh Châu, Vạn Yên và xã Hạ Long huyện Vân Đồn, bao gồm hệ thống các đảo nổi và một phần biển thuộc thềm đảo và cách bờ đảo 1 km, nằm trong vịnh Bái Tử Long thuộc huyện Vân Đ ồn tỉnh Quảng Ninh, có tọa độ địa lý:

Trang 24

15 Vườn quốc gia Bái Tử Long có vị trí nằm sát cạnh di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ long; nằm ở vị trí trung tâm cách khu du lịch Đảo Cô Tô về phía Đông khoảng 20km, cách khu du lịch Đảo Cát Bà 50km về phía Tây Nam, cách thị trấn Cái Rồng 12km về phía Tây Bắc

2.1.2 Địa hình địa mạo, địa chất đất đai

a, Địa hình địa mạo

Hệ thống đảo nằm trong phạm vi Vườn quốc gia nằm trong giới địa chất đứt gãy duyên hải Bắc Bộ, hướng cấu trúc kiến tạo Đông Bắc – Tây Nam, song song với bờ biển của đất liền; các đảo này thuộc phức hệ nếp lồi Quảng Ninh, ở đơn vị cấp nhỏ hơn là khối nâng đơn nghiêng Vân Đồn Có thể chia ra các kiểu chính sau:

- Địa hình đồi núi thấp

- Địa hình Caster (đá vôi) thuộc đai thấp (< 700 m)

- Ven chân các đảo

b, Địa chất, đất đai

Thành tạo địa chất cổ nhất trong VQG Bái Tử Long là các đá cuội kết, sạn kết, cát kết dạng quaczit, bột kết, đá phiến sét, đá phiến silic, sét vôi, đá vôi màu nâu đỏ, xám nâu thuộc loạt Sông Cầu (D1sc) tạo nên các đảo đá Sậu Đông, Sậu Nam, phần đông nam đảo Ba Mùn Tiếp theo là các đá cát kết thạch anh, cát kết dạng quaczit, bột kết, phiến sét, phiến silic và sét vôi thuộc hệ tầng Dưỡng Động (D1-2dđ) Tạo nên Hòn Chín, Đông Ma, Trà Ngọ Nhỏ, phần tây bắc đảo Trà Ngọ Lớn, Hòn Vành, phần tây bắc đảo Ba Mùn và hòn Lỗ Hố Đá vôi phân lớp màu xám sẫm xen đá silic vôi và sét vôi thuộc hệ tầng Bản Páp (D2bp) tạo nên phần đông nam đảo Trà Ngọ Lớn và các đảo nhỏ khác phân bố rải rác trong phạm vi VQG

2.1.3 Khí hậu, thủy văn, hải văn

a, Khí hậu:

VQG Bái Tử Long chịu ảnh hưởng chung của vùng nhiệt đới gió mùa cận chí tuyến Bắc có mùa Đông lạnh từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau và mùa hè

Trang 25

16 nắng nóng từ tháng 5 tới tháng 8, tháng 4 và tháng 9 là thời kỳ chuyển tiếp với khí hậu ôn hòa

- Nhiệt độ trung bình năm trong khoảng 22,4 – 22,8°C, thời gian nóng nhất vào các tháng 6 – 8 và đặc biệt vào tháng 7

- Lượng mưa trung bình năm của khu vực VQG Bái Tử Long trong khoảng 1693,8 – 2679,6 mm

- Độ ẩm tương đối của không khí khu vực VQG Bái Tử Long trong khoảng 83 – 85 % Hầu hết các tháng trong năm có độ ẩm trung bình trên 80 %, cao nhất vào các tháng có mưa phùn (tháng 2 – 4) và thấp nhất vào các tháng khô hanh (tháng 10 – 12)

- Gió: Mùa hè có gió Tây Nam, mùa Đông có gió Đông Bắc Tốc độ gió trung bình thay đổi giữa các trạm quan trắc trong khoảng 1,7 - 4,3 m/s và tốc độ gió lớn nhất trong khoảng 40 – 47 m/s

do nước mưa trữ trong vỏ phong hóa và nhyu cầu tiêu thụ của thảm thực vật hiện có

c, Hải văn:

- Thủy triều và mực nước:

+ Là khu vực có chế độ thủy triều toàn nhật điển hình với đặc trưng mỗi tháng có 2 kỳ nước cường và 2 kỳ nước kém Mỗi kỳ nước cường từ 11 đến 13 ngày, mức nước cao nhất có thể cao từ 3,5 đến 4 m so với mức nước 0 hải đồ (0mHĐ) Mỗi kỳ nước kém từ 3 đến 4 ngày, mức nước cao nhất từ 0,5 đến 1 m

so với mức nước 0mHĐ

Trang 26

17 + Mực nước khu vực này có biên độ dao động lớn nhất nước ta Mực nước lớn nhất có thể đạt tới 4,8m

- Sóng: Chế độ sóng khác nhau giữa bờ Đông hệ thống đảo chắn ngoài và vùng nước trung tâm VQG Bái Tử Long Ở vùng biển phía đông, độ cao sóng tương đối lớn, đạt trung bình 0,82m cả năm và trung bình riêng các tháng chưa tới 1 m, khoảng 0,75 – 0,95m Sóng hợp với trường gió theo mùa, có hướng đông vào thời kỳ chuyển tiếp Sóng hướng bắc thịnh hành nhất, sóng hướng tây hiếm nhất Độ cao sóng lớn nhất có thể tới 4m trong bão

- Dòng chảy:

+ Ở phía đông VQG Bái Tử Long, dòng chảy chịu ảnh hưởng của hải lưu ven bờ có hướng và tốc độ thay đổi theo mùa Về mùa Đông, dòng chảy hướng tây – nam với tốc độ trung bình trong khoảng 0,25 – 0,4m/s Ngược lại về mùa

hè, dòng chảy hướng đông – bắc và tốc độ nhỏ hơn, trong khoảng 0,15 – 0,25m/s

+ Ở trung tâm VQG Bái Tử Long, dòng chảy tổng hợp được quyết định bởi dòng triều, dòng sông, hướng gió Hướng dòng chảy thuận nghịch theo pha triều

+ Đặc biệt dòng chảy có tốc độ rất lớn ở các cửa biển như cửa Đối, cửa Vành Nhờ áp lực dòng chảy lớn, khu vực các cửa biển trở thành bãi đẻ lý tưởng cho những loài thủy sản có tập tính sinh sản dựa vào áp lực dòng nước

2.2 Điều kiện kinh tế xã hội

2.2.1 Dân cư và trình độ dân trí:

a, Dân cư và phân bố dân cư:

Dân cư phân bố tập trung chủ yếu trên đảo Quan Lạn thuộc xã Minh Châu Tuy nhiên, trên các quần đảo Ba Mùn, Sậu Nam, Trà Ngọ, Hòn Chín vẫn còn một số hộ dân sinh sống trong khu vực do trước đây đã được giao quyền sử

dụng rừng và đất rừng trong Vườn quốc gia

Theo thống kê tháng 12 năm 2014, toàn xã Minh Châu có 276 hộ dân,

1056 khẩu Nằm trong Vườn quốc gia có 4 thôn (Quang Trung, Ninh Hải, Nam

Trang 27

18 Hải, Tiền Hải) thuộc xã Minh Châu với tổng số hộ 225 hộ, 1004 nhân khẩu Trình độ dân trí còn nhiều hạn chế

Mật độ (Người/km²)

Trong những năm gần đây sự tăng dân số cơ học do các hoạt động dịch

vụ và nuôi trồng hải sản phát triển rất nhanh, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,85%,

đã giảm so với các năm về trước

c, Cơ cấu dân số và lao động

Trong tổng 225 hộ với 1004 nhân khẩu có 543 lao động Trong đó có 124

hộ làm nghề khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản, 69 hộ làm nghề sản xuất nông nghiệp, 20 hộ kinh doanh thương mại và dịch vụ, còn lại là các hộ kinh doanh

du lịch đã tăng lên hàng chục chiếc, bao gồm 3 chiếc tàu cao tốc với lịch chạy thường xuyên 3 – 4 chuyến/ngày

b, Khai thác khoáng sản:

Việc khai thác khoáng sản trong khu vực Vườn quốc gia bị cấm tuyệt đối, nhưng vẫn có dấu hiệu khai thác trái phép

Trang 28

19

2.2.3 Hoạt động sản xuất

a, Khai thác tuyến lộng và đánh bắt hải sản ở Minh Châu:

Bao gồm các nghề như đánh lưới Ghẹ, lưới Mực, khai thác Sá Sùng, Hải Sâm, Cầu Gai, ốc trên các ghềnh đá bãi triều

Nghề đánh lưới ghẹ: Hiện nay, trên địa bàn xã có khoảng 20 phương tiện

tàu nhỏ trọng tải từ 4-5 tấn đánh lưới thời vụ từ tháng 4 – tháng 11 Khi hết thời

vụ đánh bắt ghẹ, các phương tiện này chuyển sang đánh bắt mực từ tháng 12 đến tháng 4 sang năm

Nghề khai thác Sá Sùng: Sá Sùng sống trong các bãi cát có nước triều

lên xuống Khi nước triều xuống, sáng sớm người dân địa phương ra bãi triều dọc sông Mang để đào Sá Sùng Toàn xã có gần 200 lao động chủ yếu là phụ nữ tham gia khai thác, thời vụ từ tháng 4 – 10 hàng năm

Khai thác nhuyễn thể trên các ghềnh đá bãi triều: Trên các ghềnh đá

bãi triều có rất nhiều các loại nhuyễn thể có giá trị như Hải Sâm, ốc đá, ốc mầu… Tuy nhiên, do hoạt động khai thác bừa bãi, thiếu ý thức dẫn đến các loài này cũng dần trở nên cạn kiệt

Khai thác và chế biến sứa: Thời vụ tập trung chủ yếu từ tháng 2 đến

tháng 5 hằng năm Hiện nay, ở vịnh Bái Tử long có hàng trăm cơ sở thu mua và chế biến sứa Ở xã Minh Châu đã có hơn 20 cơ sở chế biến sứa Vào mùa vụ có khoảng 400 phương tiện đến vớt sứa

Nghề chụp chài: Nghề chụp chài có lịch sử lâu đời, kết hợp với việc học

hỏi từ Trung Quốc Hiện nay, trên toàn xã có 18 tàu khai thác tuyến ngoài khơi, mỗi tàu có 6-7 lao động Sản phẩm khai thác được chủ yếu là Mực ống, cá Nục,

cá Quẩn và được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

b, Nuôi trồng thủy sản

Người dân huyện Vân Đồn đã bắt đầu nuôi trồng thủy sản từ vài chục năm trở lại đây Ban đầu, họ làm nghề nuôi trai lấy ngọc Nghề này vẫn đang phát triển, có các nhà đầu tư từ Nhật Bản, và là một nghề tạo ra nhiều việc làm nhất trên địa bàn Tiếp đến là nghề nuôi tôm, cá trong lồng bè và trong đầm phát

Trang 29

20 triển từ năm 1990 Tuy nhiên,các đầm tôm đã hủy hoại HST bãi triều tự nhiên, gây mâu thuẫn, thậm chí xung đột trong cộng đồng, do nhiều diện tích bãi trước đây là khu khai thác chung nay đã trở thành tài sản riêng của một số người Và nghề nuôi cá lồng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khu hệ cá, do việc khai thác

cá nhỏ dẫn tới sự giảm sút lớn về trữ lượng và sản lượng khai thác khác

Tuy nhiên, những năm gần đây đã thử nghiệm thành công mô hình nuôi Nhuyễn thể Do việc nuôi mang lại đưa lại hiệu quả kinh tế cao, lại được nhà nước khuyến khích, nhiều cơ sở đã tìm cách sản xuất giống tại chỗ và thành công Đến nay nuôi trồng thủy sản đã trở thành một phong trào lớn trong vịnh Bái Tử Long, đưa lại hiệu quả cao về kinh tế và môi trường

Trang 30

21

CHƯƠNG 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

3.1.1 Mục tiêu chung

Đánh giá được tiềm năng du lịch sinh thái của vườn quốc gia Bái Tử Long dựa trên tài nguyên đa dạng sinh học nhằm đưa ra các giải pháp phát triển du lịch sinh thái mà vẫn bảo tồn bền vững đa dạng sinh học

3.1.2Mục tiêu cụ thể

 Xác định được thực trạng hoạt động du lịch sinh thái của vườn quốc gia

 Xác định được giá trị đa dạng sinh học có thể đáp ứng nhu cầu du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia

 Đánh giá thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của vườn quốc gia trong hoạt động du lịch sinh thái

 Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia

3.2 Nội dung nghiên cứu

 Hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Bái Tử Long

 Tiềm năng du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bái Tử Long

 Thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bái Tử Long

 Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp phỏng vấn:

Nhằm đánh giá được hiện trạng hoạt động du lịch và tiềm năng đa dạng sinh học để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia

+ Bước 1: Xác định đối tượng phỏng vấn: đối tượng được phỏng vấn là

người dân địa phương sống trong Vườn quốc gia Bái Tử Long, khách du lịch ( khách quốc tế và nội địa) và ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long Việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu để đánh giá được hiện trạng hoạt động du lịch, giá trị

đa trị đa dạng tại vườn quốc gia một cách khách quan hơn do được nhìn từ các

Trang 31

22 hướng khác nhau từ đó khái quát tốt hơn hiện trạng hoạt động du lịch tại Vườn

để đưa ra các giải pháp tốt cho phát triển du lịch sinh thái, bền vững đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia

-Với người dân địa phương: Đề tài đã phỏng vấn 40 hộ dân trong khu vực vườn quốc gia Bái Tử Long, các đối tượng phỏng vấn là chủ hộ gia đình Nội dung phỏng vấn tập trung vào giá trị đa dạng sinh học của vườn

-Với khách du lịch: đã phỏng vấn 30 lượt khách về (khách nội địa và quốc tế)

+ Bước 2: Xây dựng phiếu câu hỏi phỏng vấn: Phiếu câu hỏi phỏng vấn

cho người dân có tại phụ lục 01 và phiếu câu hỏi phỏng vấn cho khách du lịch

có tại phụ lục 03

+ Bước 3: Thực hiện phỏng vấn: Khi phỏng vấn giúp đối tượng phỏng

vấn hiểu được ý nghĩa của câu hỏi, ghi chép thông tin ngắn gọn và đầy đủ

+ Bước 4: Tổng hợp, phân tích và lưu trữ dữ liệu thu thập được

3.3.2 Phương pháp điều tra theo tuyến:

Mục đích nhằm xác định được các điểm tiềm năng để phát triển DLST và biết được các hiện trạng hoạt động du lịch tại vườn quốc gia

Phương pháp điều tra theo tuyến được thực hiện như:

+ Bước 1:Lập các tuyến điều tra: Tuyến du lịch hoạt động trên địa bàn vườn quốc gia

Trang 32

23

Hình 3.1: Bản đồ hiện trạng phát triển du lịch

(Nguồn: Ban quản lý VQG Bái Tử Long)

Trang 33

24

a, Tuyến tham quan, tìm hiểu văn hóa – lịch sử:

Cái Rồng – Quan Lạn – Minh Châu – Soi Nhụ - Cái Rồng

b, Tuyến dã ngoại thiên nhiên – thám hiểm:

-Tuyến Cái Rồng – vụng Trà Thần – Trạm kiểm lâm Cái Lim – Áng Cái Lim – hang luồn Cái Đé – Cái Rồng

-Tuyến Cái Rồng – Ba Mùn – Cái Rồng

c, Tuyến tham quan – nghỉ dưỡng:

Cái Rồng – cảng Minh Châu – Rừng Trâm – Bãi san hô Đầu Cào – Bãi Rùa Đẻ - Quan Lạn – Soi Nhụ - Cái Rồng

d, Tuyến kết nối:

Hạ Long – Quan Lạn – Minh Châu – Ba Mùn – Soi Nhụ - Cái Rồng

+ Bước 2: Điều tra các tuyến du lịch tại vườn quốc gia: tiến hành đi thực địa để quan sát thực trạng và tiềm năng du lịch sinh thái của vườn quốc gia, và thu thập các dữ liệu: hình ảnh, vị trí địa lý và đặc điểm đa dạng sinh học tại các điểm du lịch Dữ liệu được ghi chép vào phiếu sau:

Bảng 3.1: phiếu điều tra tuyến

Tuyến số: ……… Ngày điều tra: ……… Điểm đầu: ……… Điểm cuối: ……… Thời tiết ngày điều tra: ……… Người điều tra: ………

Trang 34

25 Bước 4: Chụp hình và lưu giữ các thông tin cần thiết

3.3.2 Phương pháp sử dụng công cụ SWOT:

Sử dụng công cụ SWOT trong đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái dựa trên tài nguyên đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bái Tử Long – Vân Đồn – Quảng Ninh để đánh giá những: Điểm mạnh (Strenghts), Điểm yếu (Weaknesscs), Cơ hội (Opportunities), Nguy cơ (Threats) phát triển

du lịch du lịch sinh thái và tiềm năng đa dạng sinh học vườn quốc gia Bái Tử Long

Sau khi phỏng vấn và khảo sát điều tra theo tuyến ta thu được các kết quả

về giá trị đa dạng sinh học và hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái tại vườn

quốc gia Bái Tử Long, ta phân tích được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của vườn quốc gia sau đó điền thông tin vào bảng:

Bảng 3.2: Bảng phân tích công cụ SWOT

Điểm mạnh Điểm yếu

Sau khi biết được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ trong phát triển

du lịch sinh thái dựa trên tài nguyên đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bái Tử Long, thì đưa ra các chiến lược cụ thể để phát triển du lịch sinh thái mà vẫn bảo tồn được bền vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bái Tử Long

3.3.3 Phương pháp xử lý nội nghiệp:

Bước 1: Tổng hợp các tài liệu, số liệu đã thu thập được nhờ các phương pháp trên, sử dụng phần mềm Word 2010

Bước 2: Vẽ biểu đồ bằng phần mềm Excel 2010

Bước 3: Phân tích, đánh giá các hiện trạng và tiềm năng du lịch tại vườn quốc gia Bái Tử Long nhằm đánh giá được các thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của phát triển du lịch sinh thái từ đó tìm ra được các tác động ảnh hưởng đến du lịch sinh thái và đưa ra các biện pháp phát triển du lịch sinh thái

và bảo tồn đa dạng sinh học bền vững

Trang 35

26

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái của VQG Bái Tử Long

4.1.1 Thực trạng khai thác các tuyến điểm tham quan

* Điểm du lịch trung tâm

Điểm du lịch trung tâm của VQG Bái tử Long là khu vực đảo Quan Lạn thuộc xã Minh Châu và xã Quan Lạn Điểm du lịch này gồm bốn bãi tắm dài, rộng (Bãi Nhãng Rìa, Bể Thích, Chương Nẹp, Bãi Giữa), những chuyến du lịch lặn biển xem san hô ở mũi Đầu Cào, thăm trung tâm giáo dục cộng đồng, khu trưng bày các mô hình tranh ảnh về lịch sử, đặc điểm của VQG, tham quan tìm hiểu kiến trúc cổ của hệ thống miếu nghè Quan Lạn, đền thờ Trần Khánh Dư, khu thương cảng cổ Vân Đồn và thưởng thức các món ăn hải sản tươi ngon mà chỉ riêng vùng biển đảo này mới có như: Sá Sùng, Sứa đỏ…

Ngoài ra bên cạnh bãi tắm Nhãng Rìa còn có rừng Trâm thuần loại rất hiếm của Việt Nam, là “vị thần mộc” của cư dân Minh Châu và là nơi du khách

có thể dạo chơi chụp ảnh với những gốc cây cổ thụ lớn Cách không xa Đánh giá tiềm năng phát triển DLST VQG Bái Tử Long Nguyễn Thị Hồng Vân – Văn Hóa Du Lịch Trang: 58 bãi tắm về phía cảng Minh Châu là bãi Dưới, nơi có cảnh quan tự nhiên còn hoang sơ thích hợp cho rùa đẻ trứng – một loài rất nhạy cảm với môi trường và đang được bảo vệ trên phạm vi toàn cầu Đối diện là Đỉnh Mắp cao gần 100 m, thỏa mãn cho những ai yêu cảnh bình minh, hoàng hôn trên biển, hoặc ngắm toàn cảnh làng xóm xung quanh và xa hơn nữa là có thể phóng tầm mắt ra quần đảo Cô Tô nằm chênh vênh trên biển

* Điểm du lịch đảo Trà Ngọ

Dọc theo luồng Cái Bầu về phía Bắc, tàu khách sẽ đưa du khách đến đảo Trà Ngọ - Đây là đảo lớn nhất, duy nhất trong vịnh Hạ Long – Bái Tử Long còn giữ được vẻ nguyên sơ của cảnh quan HST tự nhiên Điểm du lịch này thuộc ranh giới xã Vạn Yên, gồm các đảo độc lập nằm ở phía Bắc đảo với muôn hình

Trang 36

27 vạn trạng kỳ thú, đang soi mình trên biển biếc được gọi là khu Trà Thần, hệ thống đường mòn từ trạm kiển lâm Cái Lim đi qua rừng tới hang Dơi, thung áng

Cái Đé

* Điểm du lịch đảo Ba Mùn

Đây là hòn đảo dài nhất trong VQG, cùng với hệ thống rừng đặc dụng được bảo vệ nghiêm ngặt và là nơi có mật độ thú móng guốc cao nhất, thỏa mãn những khách du lịch có mong muốn tìm hiểu, khám phá thiên nhiên Có hai chặng đường mòn cho khách lựa chọn: Với du khách có sức khỏe tốt thì chặng đường mòn bắt đầu từ trạm kiểm lâm Ba Mùn đi sang phía đông đảo, tới miếu Cốt Tinh, rồi vòng về Tây đảo để lên tàu Chặng đường này dài 8 km, đi qua nhiều cảnh quan đặc sắc trên đảo Ba Mùn, du khách sẽ chiêm ngưỡng và cảm nhận sự phân hóa cảnh quan của địa hình 2 sườn theo độ cao Chặng đường thứ

2 chỉ dài 5 km, bắt đầu từ Vũng Cái Quýt tới Khe Cọong Tại đây du khách sẽ được tìm hiểu về RNM trong Vũng Cái Quýt, đây là RNM lớn nhất tại VQG Bái

Tử Long Trên đường có nhiều khe suối nước ngọt là sinh cảnh ưa thích của Ba

Ba, Rái Cá Đoạn đường này tương đối dễ đi, điểm cao nhất trên đường là 20 m

* Điểm du lịch đảo Mang Khơi

Đây là cụm đảo nhỏ nằm giữa đảo Trà Ngọ và Ba Mùn, thuộc phạm vi ranh giới xã Minh Châu Mang Khơi là địa điểm có san hô phát triển tốt nhất VQG, có tới gần 40 loài san hô trong tổng số 106 loài đó thống kê được Trong

đó chủ yếu là san hô cành và san hô khối Trong rạn có nhiều loài quý hiếm, có giá trị kinh tế cao như hải sâm, cà ghim, cá song…Vào những ngày lặng sóng, thủy triều không cao quá thì du khách có thể thả mình trên mặt nước thư giãn với chiếc áo phao và 1 bộ ống thở theo sự hướng dẫn của nhân viên phục vụ để chiêm ngưỡng tập đoàn san hô ở độ sâu từ 2 – 8 m

* Điểm du lịch di chỉ khao cổ hang Soi Nhụ

Hang Soi Nhụ hay cũn gọi là hang Miếu, nằm phía Tõy Nam VQG Bái

Tử Long Đây là điểm dừng chân để du khách tìm hiểu về một trong những nơi phát tích đầu tiên của nền văn hóa người Việt thời tiền sử và minh chứng cho

Trang 37

28 lịch sử phát triển lâu đời của vùng đất này Hang Soi Nhụ được khảo sát từ năm

1964 và khai quật năm 1967 Hang phân thành 3 ngăn: ngăn dưới, ngăn giữa, ngăn trên Ở đây có trưng bày bộ di vật tìm thấy ở hang Soi Nhụ gồm di cốt của

5 người (2 nam, 3 nữ), 19 đồ đá (Hai nạo đá ghè đẽo, 3 rìu đá mài lưỡi kiểu rìu Bắc Sơn, hai hòn cuội tự nhiên, hai mảnh bàn mai, một chày đá) và một số đồ gốm là những mảnh vỡ vụn

4.1.2 Thị trường khách du lịch và quan điểm của cộng đồng địa phương về du khách và hoạt động du lịch sinh thái

(Nguồn: Ban quản lý VQG Bái Tử Long)

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện lượng khách du lịch của VQG

Qua bảng và biểu đồ ta thấy lượng khách du lịch trong những năm vừa qua tăng một cách rõ rệt Năm 2015, lượt khách tăng gấp 2,5 lần so với năm

2014 (mức tăng trưởng đạt 50 %) Năm 2016 lượt khách du lịch vẫn tăng mạnh

0 1000

Trang 38

29 (mức độ tăng trưởng đạt 74 %) Tuy nhiên, du khách đến với vườn quốc gia chủ yếu vẫn là khách nội địa Đặc biệt 2 năm gần đây lượng khách đến với vườn quốc gia đang tăng mạnh, chưa ổn định

Bảng 4.2 Mục đích đến vườn quốc gia của du khách

Bảng 4.3 Nguồn thông tin khách được biết về Vườn quốc gia

Trang 39

30 tiềm năng du lịch sinh thái của vườn quốc gia (được giới thiệu qua bạn bè) Do vậy, cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về vườn quốc gia

Bảng 4.4 Hình thức hoạt động du lịch của người dân địa phương

Hình 4.2: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm hình thức hoạt động du lịch của

người dân địa phương

Theo kết quả phỏng vấn ta thấy đa số các hộ gia đình đều tham gia vào các hoạt động du lịch Đa số các hộ gia đình tham gia vào bán sản phẩm địa phương (chiếm 32,5%), người dân làm hướng dẫn viên du lịch vẫn còn ít do khó khăn trong ngoại ngữ, và vẫn còn một vài hộ gia đình không tham gia vào họa động du lịch vì vậy, cần đào tạo đội ngũ hướng dẫn địa phương

Mở quán bán hàng Bán hải sản địa phương Hướng dẫn

Khác

Trang 40

31

Bảng 4.5 Quan điểm của người dân đối với lượng khách du lịch

Quan điểm Sự lựa chọn Tỷ lệ (%)

Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phần trăm quan điểm của người dân

đối với lượng khách du lịch

Qua điều tra ta thấy đa số người dân mong muốn có thêm nhiều lượng khách du lịch (chiếm 67,5%), 1 vài người không quan tâm đến lượng khách du lịch vì lượng khách du lịch ít hay nhiều cũng không ảnh hưởng đến họ Có Một vai người lại không muốn có nhiều khách du lịch vì lượng khách du lịch nhiều lên sẽ có nhiều tác động đến môi trường, cuộc sống của người của họ

4.1.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng

4.1.3.1 Giao thông

Hiện nay, khách du lịch có thể đến với vườn quốc gia bằng cả đường bộ

và đường thủy Tỉnh Quảng Ninh kết nối với các tỉnh lân cận thông qua mạng lưới các quốc lộ và đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng Sắp tới, du khách có thể đến với Vân Đồn bằng đường không vì huyện Vân Đồn đang thi hành xây dựng sân bay Vân Đồn và dự kiến đến 10/2017 sẽ hoàn thành và đón chuyến bay hiệu chỉnh đầu tiên

67,5%

12,5%

20%

Có Không Không quan tâm

Ngày đăng: 23/06/2021, 17:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w