Việc sử dụng một cách khéo léo và hiệu quả quyền hạn và quyền lực sẽ mang lại hiệu quả rất cao trong công việc, nâng cao vị thế của người lãnh đạo, thu hút cấp dưới đi theo và thực hiện những nhiệm vụ lãnh đạo giao. Tuy nhiên, thực tế có lúc nhà lãnh đạo sử dụng quyền lực chưa phù hợp với quyền hạn, có lúc lại sử dụng quyền lực vượt quá quyền hạn cho phép dẫn đến những kết quả không tốt gây ảnh hưởng tới mục tiêu chung hoặc thậm chí làm mất đi uy tín của nhà lãnh đạo. Do đó để có được một minh họa sinh động làm sao sử dụng quyền hạn và quyền lực cho hiệu quả, nhóm chúng tôi xin chọn đề tài tên: “Bao Thanh Thiên xử án Ly miêu tráo Thái tử”. Từ việc phân tích tình huống này, chúng tôi sẽ làm rõ một số lý thuyết liên quan trong môn “Nghệ thuật lãnh đạo” và rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết khi sử dụng quyền hạn, quyền lực. Nhân vật Bao Thanh Thiên được chọn để phân tích vì ông là một nhân vật lịch sử kiệt xuất đã tìm ra được chân tướng của nhiều vụ án kinh thiên động địa thời phong kiến. Ông luôn sống và làm việc cho chân lý và tận dụng quyền hạn, quyền lực của mình để vượt qua hết những rào cản của xã hội ngày xưa mà ngay những bậc vua chúa cũng phải kiêng nể.
Đề tài: TP HỒ CHÍ MINH Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUYỀN HẠN VÀ QUYỀN LỰC TRONG LÃNH ĐẠO 2 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ QUYỀN HẠN, QUYỀN LỰC CỦA BAO THANH THIÊN TRONG VỤ ÁN LY MIÊU TRÁO THÁI TỬ 6 2.1 Thực trạng về quyền hạn, quyền lực của Bao Thanh Thiên 6 Chương 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM 12 3.1 Mục tiêu 12 3.2 Bài học kinh nghiệm 12 3.2.1 Quyền lực vị trí 12 LUẬN VĂN QUYỀN HẠN VÀ QUYỀN LỰC CỦA BAO THANH THIÊN TRONG VỤ ÁN “LY MIÊU TRÁO THÁI TỬ” 3.2.1.1 Phát huy ưu điểm 12 3.2.1.2 Khắc phục nhược điểm 12 3.2.2 Quyền lực cá nhân 12 3.2.2.1 Phát huy ưu điểm 12 3.2.3 Quyền lực chính trị 13 3.2.3.1 Phát huy ưu điểm: 13 3.2.3.2 Khắc phục nhược điểm 13 KẾT LUẬN 14 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Việc sử dụng một cách khéo léo và hiệu quả quyền hạn và quyền lực sẽ mang lại hiệu quả rất cao trong công việc, nâng cao vị thế của người lãnh đạo, thu hút cấp dưới đi theo và thực hiện những nhiệm vụ lãnh đạo giao. Tuy nhiên, thực tế có lúc nhà lãnh đạo sử dụng quyền lực chưa phù hợp với quyền hạn, có lúc lại sử dụng quyền lực vượt quá quyền hạn cho phép dẫn đến những kết quả không tốt gây ảnh hưởng tới mục tiêu chung hoặc thậm chí làm mất đi uy tín của nhà lãnh đạo. Do đó để có được một minh họa sinh động làm sao sử dụng quyền hạn và quyền lực cho hiệu quả, nhóm chúng tôi xin chọn đề tài tên: “Bao Thanh Thiên xử án Ly miêu tráo Thái tử”. Từ việc phân tích tình huống này, chúng tôi sẽ làm rõ một số lý thuyết liên quan trong môn “Nghệ thuật lãnh đạo” và rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết khi sử dụng quyền hạn, quyền lực. Nhân vật Bao Thanh Thiên được chọn để phân tích vì ông là một nhân vật lịch sử kiệt xuất đã tìm ra được chân tướng của nhiều vụ án kinh thiên động địa thời phong kiến. Ông luôn sống và làm việc cho chân lý và tận dụng quyền hạn, quyền lực của mình để vượt qua hết những rào cản của xã hội ngày xưa mà ngay những bậc vua chúa cũng phải kiêng nể. Phạm vi nghiên cứu Tình huống được phân tích tập trung vào việc sử dụng quyền hạn và quyền lực của Bao Thanh Thiên khi xử vụ án Ly miêu tráo Thái tử. Tình huống này được phân tích từ khi Bao Thanh Thiên xử vụ án Khấu Châu (cung nữ hoàng cung) bị giết cho tới khi tìm ra được sự thật của Hoàng Thái Hậu đã tráo đổi Thái Tử trước đó 20 năm. Đây là truyền thuyết đã được dựng thành phim với nhiều phiên bản do Trung Quốc phát hành. 2 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUYỀN HẠN VÀ QUYỀN LỰC TRONG LÃNH ĐẠO 1.1 Các khái niệm 1.1.1 Khái niệm về sự ảnh hưởng Ảnh hưởng là sự tác động của một bên lên phía bên kia. Ở đây chúng ta bàn tới sự tác động của con người vào con người. Chủ thể có thể tạo ra sự ảnh hưởng nhất định đến các khách thể như: tích cực - nhiệt tình, tuân thủ - phục tùng, kháng cự - chống đối. Nghiên cứu về lãnh đạo là nghiên cứu về sự tác động của con người vào con người. 1.1.2 Khái niệm về quyền hạn, quyền lực Quyền hạn là quyền được xác định trong phạm vi cho phép. Quyền hạn có thể được xem như là sự ảnh hưởng, sự tác động của một bên lên phía bên kia. Quyền hạn là quyền được xác định về vị trí, về mức độ. Quyền hạn sẽ tạo ra quyền lực. Quyền lực là sức mạnh mà mọi người phải tuân theo trong hành động (Từ điển Từ và ngữ Việt Nam, GS Nguyễn Lân). Quyền lực là khả năng hoặc uy quyền đối với việc kiểm soát người khác (theo Từ điển Tâm lý học, JP. Chaplin). Quyền lực là khả năng thực hiện ý chí của mình nhờ một phương tiện nào đó như uy tín, quyền hành, tổ chức, sức mạnh (theo Từ điển bách khoa Triết học). Quyền lực là khả năng kiểm soát, thuyết phục, ép buộc, ảnh hưởng hoặc lôi kéo những người khác (theo Từ điển Tâm lý học của Raymon J.Corsini). Quyền lực là một phạm trù xã hội, thể hiện mối quan hệ giữa người với người. Quyền lực là năng lực của chủ thể trong việc ảnh hưởng tới đối tượng. Người có quyền lực có thể sử dụng hay không sử dụng nó; quyền lực là trong nhận thức của đối tượng; con người có khả năng làm tăng hay giảm quyền lực của họ. Quyền lực của nhà lãnh đạo là khả năng phân bố nguồn lực, ra quyết định và bắt buộc mọi người tuân thủ quyết định. Người càng ở vị trí cao, càng có quyền lực lớn. Lãnh đạo và quyền lực luôn đi liền với nhau. Nhà lãnh đạo thông qua quyền lực để thực hiện vai trò lãnh đạo của mình. Quyền và lực trong xã hội là hai phạm trù có mối quan hệ tác động qua lại đối với nhau. Trong những trường hợp chỉ có quyền mà không có lực, hoặc chỉ có lực mà không có quyền thì con người không đạt kết quả như mong muốn. 1.2 Cơ sở của quyền lực 1.2.1 Quyền lực vị trí (địa vị) 3 Quyền lực vị trí là quyền lực chính thức mà nhà lãnh đạo có được từ chính vị trí của mình trong tổ chức. Nhà quản lý có được quyền lực này nhiều hay ít, lớn hay nhỏ là do sự tin cậy mà họ đạt được với tổ chức hoặc cấp trên ấy, là do sự ủy quyền mà nên. Vì thế, cấp trên có thể ủy quyền và cũng có thể rút lại tất cả hay một phần sự ủy quyền ấy. Quyền lực này phân biệt rõ ràng khoảng cách giữa nhà lãnh đạo và cấp dưới. Nhà lãnh đạo sử dụng quyền hạn vị trí của mình để đạt được quyền hành động trong một phạm vi nào đó. 1.2.2 Quyền lực cá nhân Quyền lực cá nhân liên quan tới các phẩm chất của cá nhân như khả năng chuyên môn, sự thân thiện, trung thành, sự hấp dẫn, lôi cuốn, tự tin, nhiệt tình, tận tụy với công việc và sự đáng tin cậy đối với người khác. Các phẩm chất này đem lại quyền lực cho cá nhân ngay cả khi các quyền lực khác bị hạn chế. Quyền lực địa vị dẫu mạnh đến đâu cũng không bao giờ là đủ, luôn luôn phải có quyền lực cá nhân đi kèm. Quyền lực cá nhân của những người bản lĩnh đôi khi át cả quyền lực địa vị. Lý tưởng nhất là phấn đấu để có được cả hai loại quyền lực này. Còn theo sự phát triển chung về văn hóa của loài người thì quyền lực cá nhân thường được coi trọng hơn. Thật tuyệt vời khi nhà quản lý được mọi người vừa quý mến vừa sợ hãi. Mối quan hệ chỉ dựa trên sự quý mến thường ít có hiệu quả trong điều hành công việc nếu không có sự sợ hãi. Sự cố gắng của một nhân viên bị suy giảm nếu anh ta biết rằng sẽ không bị trừng phạt khi công việc trễ nãi. Đối với cấp dưới, bạn sử dụng cả quyền lực địa vị và quyền lực cá nhân nhưng đối với cấp trên, bạn chỉ có thể sử dụng quyền lực cá nhân thông qua thuyết phục. Mặc dù quyền lực địa vị và quyền lực cá nhân độc lập và khác biệt nhau nhưng chúng có điểm chung là thể hiện sự tác động giữa người này lên người khác và nguồn gốc của chúng đều xuất phát từ năng lực cá nhân của mỗi con người. 1.2.3 Quyền lực chính trị Quyền lực chính trị là quyền lực không chính thức, bắt nguồn từ mối quan hệ giữa một các nhân với người khác, từ khả năng liên kết, xây dựng các mối quan hệ của người lãnh đạo với các thành viên trong nhóm hoặc các cá nhân, tổ chức bên ngoài khác. Quyền lực chính trị bao gồm: sự kiểm soát đối với quá trình ra quyết định, sự liên minh, sự kết nạp, việc thể chế hóa. 4 Không như quyền lực vị trí, quyền lực chính trị là loại quyền lực mà người lãnh đạo có thể tạo dựng trong suốt quá trình sống và làm việc của mình. 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyền hạn, quyền lực của nhà lãnh đạo Quyền lực là khả năng ảnh hưởng đến người khác. Để phát huy quyền lực, nhà lãnh đạo cần xác định những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyền lực lãnh đạo. Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quyền lực của nhà lãnh đạo chính là trình độ và kỹ năng chuyên môn của bản thân họ. Người có trình độ và kỹ năng càng cao thì càng được đánh giá cao và dễ dàng có được những cơ hội thăng tiến và có vị trí cao trong tổ chức. Quyền lực gắn liền với vị trí chính thức trong tổ chức. Do đó, chức vụ sẽ xác định mức độ quyền lực cá nhân và quyền hạn được giao, tạo nên phạm vi ảnh hưởng của nhà lãnh đạo. Yếu tố thứ hai chính là bản thân nhà quản trị. Thái độ của nhà quản trị là yếu tố quan trọng tạo nên ảnh hưởng. Các nhà quản trị thành công thường có thái độ lạc quan trước mọi tình huống và họ truyền được tinh thần đó cho toàn bộ tổ chức. Yếu tố thứ ba là cấu trúc tổ chức. Việc thiết kế cấu trúc của tổ chức cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyền lực, quyền hạn của cá nhân trong tổ chức. Cấu trúc này tạo ra các vị trí quyền lực của thành viên cấp dưới qua việc phân quyền. Mức độ tích cực, chủ động trong công việc tăng lên khi mức độ phân quyền tăng lên. Quyền lực là công cụ của nhà quản lý. Sử dụng quyền lực là một nghệ thuật, phụ thuộc rất nhiều vào tài năng bẩm sinh và sự tích lũy thông qua học hỏi, rèn luyện và độ từng trải của “nghệ sĩ quyền lực”. Ta có thể chia quyền lực địa vị và quyền lực cá nhân thành các loại quyền lực thành phần : Quyền lực địa vị bao gồm: quyền lực pháp lý, quyền lực khuyến khích, quyền lực liên kết và quyền lực cưỡng bức. Quyền lực pháp lý: là quyền lực có được do tổ chức trao cho dưới hình thức này hay hình thức khác. Quyền lực khuyến khích: là khả năng tạo ra động lực hành động ở đội ngũ thông qua việc thực thi các biện pháp khuyến khích như khen, thưởng, thăng cấp,… Quyền lực liên kết: là quyền lực được tạo ra từ một mối quan hệ với một hoặc một số thực thể nào đó. Quyền lực cưỡng bức: là quyền lực đạt được do khả năng quyết định và thực thi các hình phạt đối với những người phạm lỗi. 5 Quyền lực cá nhân bao gồm: quyền lực chuyên môn, quyền lực thông tin và quyền lực tư vấn. Quyền lực chuyên môn: là quyền lực đạt được do có học vấn, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn của nhà quản lý. Quyền lực thông tin: là quyền lực có được do khả năng cung cấp, chia sẻ thông tin hoặc khả năng chi phối việc cung cấp, chia sẻ thông tin. Quyền lực tư vấn: thực chất là sức thuyết phục của một người do khả năng cung cấp các lời khuyên sáng suốt và hữu ích với những người khác. Quyền lực địa vị dù mạnh tới đâu cũng không bao giờ là đủ. Luôn luôn phải có quyền lực cá nhân đi kèm. Quyền lực cá nhân của những người bản lĩnh đôi khi át cả quyền lực địa vị. Để phát huy quyền lực của mình, cần xác định mình có những điều kiện nào để có được và thực thi được quyền lực này hay quyền lực kia, phải lượng hóa được nó, có thể không đo đếm được, nhưng phải cảm nhận được. Việc sử dụng quyền lực phụ thuộc rất nhiều vào phong cách quản lý và mức độ sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ của cộng sự. Khi nhà lãnh đạo đã nắm được quyền lực, thì việc duy trì và sử dụng nó một cách hiệu quả là việc hết sức quan trọng, cần lưu ý những điểm sau: Quyền lực được tạo thành và có thể mất đi bất cứ lúc nào. Quyền lực là phương tiện để đạt được mục đích cao đẹp. Quyền lực phải phù hợp với phong cách của người lãnh đạo và mục đích lãnh đạo. Quyền lực phải được người lãnh đạo vận dụng, khai thác dựa vào sự hiểu biết về nguồn gốc quyền lực. Người lãnh đạo phải biết vận dụng linh hoạt cách thức tạo ra quyền lực. Người lãnh đạo phải nhận thức rõ quyền lực mà mình đang có. Quyền lực không có giới hạn, cũng như tình yêu. Quyền lực thể hiện ở hành động là việc biến tiềm năng thành hiện thực. Người lãnh đạo là người hành động. Người lãnh đạo là người có khả năng ảnh hưởng, chi phối được người khác, nhằm làm cho sự việc đạt kết quả tốt đẹp. Để tạo quyền lực cho người lãnh đạo họ sử dụng các chiến lược: chiến lược thân thiện, chiến lược trao đổi, chiến lược đưa ra lý do, chiến lược quyết đoán, chiến lược tham khảo cấp trên, chiến lược liên minh, chiến lược trừng phạt. 6 Có hai tiêu thức để đánh giá thành công trong sử dụng quyền lực là: sự thỏa mãn của đối tượng và kết quả của tổ chức đạt được. Nếu đạt được hai yếu tố này thì nhà lãnh đạo đã sử dụng quyền lực mà mình nắm đúng mục đích và đạt hiệu quả cao. Các giải pháp để sử dụng quyền lực tối ưu: Chọn phong cách lãnh đạo tối ưu. Chọn mô hình bộ máy quản lý tối ưu. Chọn chiến lược gây ảnh hưởng tối ưu và phù hợp. Thực hiện sự ủy quyền và phân cấp hợp lý. Tạo động lực làm việc cho nhân viên. Chúng tôi chọn cơ sở của ba quyền lực là quyền lực vị trí, quyền lực cá nhân và quyền lực chính trị để phân tích cách sử dụng quyền hạn, quyền lực của Bao Thanh Thiên trong đề tài của mình. Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ QUYỀN HẠN, QUYỀN LỰC CỦA BAO THANH THIÊN TRONG VỤ ÁN LY MIÊU TRÁO THÁI TỬ 2.1 Thực trạng về quyền hạn, quyền lực của Bao Thanh Thiên 2.1.1 Giới thiệu nhân vật 2.1.1.1 Bao Thanh Thiên Bao Chửng hay người đời còn gọi ông là Bao Công, Bao Thanh Thiên. Ông từng đảm nhiệm các vị trí như Phủ doãn phủ Khai Phong, Giám sát ngự sử, Trực học sĩ Long đồ các, Tam tư Hộ bộ Phó sử, đến Thiên chương các Thị chế. Ông là một vị quan nổi tiếng thanh liêm chính trực và được vua ban cho Thượng phương bảo kiếm có quyền chém trước, tấu sau. Để chém tội phạm, Bao Thanh Thiên có ba loại đao khác nhau, "Long đầu trảm" dùng để chém hoàng thân quốc thích, "Hổ đầu trảm" để chém quan lại và "Cẩu đầu trảm" dùng để chém tội phạm thường. 2.1.1.2 Công Tôn Sách Công Tôn Sách là người tài, ông không những giỏi văn chương, nắm tất cả luật thời kỳ đó mà còn giỏi y thuật. Ông là người phụ tá cho Bao Thanh Thiên, giúp Bao Thanh Thiên luận án và đưa ra tư vấn trước khi Bao Thanh Thiên tuyên án. 2.1.1.3 Triển Chiêu Triển Chiêu là một nhân vật sống dưới thời Hoàng đế Tống Nhân Tông trong lịch sử Trung Quốc. Ông là một cấm vệ binh của triều đình và sát cánh cùng Phủ doãn Bao Thanh Thiên làm việc tại phủ Khai Phong ở Biện Kinh, kinh đô của Bắc Tống, giúp Bao Thanh Thiên điều tra án. 7 2.1.1.4 Trương Long – Triệu Hổ, Vương Triều – Mã Hán Họ là những người giỏi võ, theo phò trợ cho Bao Thanh Thiên điều tra án. 2.1.1.5 Hoàng Thái Hậu (Lưu Phi) Hoàng Thái Hậu hay còn gọi là Lưu Hậu. Bà là người ác độc và có quyền lực rất cao trong triều đình. Lưu Hậu là người đứng sau mọi việc trong vụ án Ly miêu tráo Thái tử. 2.1.1.6 Vua Nhân Tông Vua Nhân Tông là vị vua tốt, hiếu thảo, chăm lo đời sống cho dân…Ông là nạn nhân trong âm mưu của Lưu Hậu và Quách Hòe. 2.1.1.7 Bát Vương Gia Bát Vương Gia là người nuôi dưỡng Vua lúc nhỏ và là một trong những nhân chứng quan trọng trong vụ án Ly miêu tráo Thái tử. Đồng thời, Ông là người liên minh với Bao Thanh Thiên để đối phó với quyền lực của Hoàng Thái Hậu. 2.1.1.8 Quách Hòe Quách Hòe là thái giám trong cung, đảm nhận vị trí Tổng quản Kim Hoa Cung. Ông là người thân cận với Hoàng Thái Hậu và là người chủ mưu trong vụ án Ly miêu tráo Thái tử. 2.1.1.9 Trần Lâm Trần Lâm là lão thái giám trong cung, ngày đêm hầu hạ Vua nên được Vua rất xem trọng. Ông được về quê dưỡng già nhưng vì vụ án nên ông đã ra mặt giúp Bao Thanh Thiên xét xử. 2.1.1.10 Mẹ ruột của vua (Lý Phi) và Khấu Châu Họ là những người trực tiếp bị Hoàng Thái Hậu và Quách Hòe hãm hại, đồng thời họ cũng là nhân chứng quan trọng trong vụ án. 2.1.2 Tóm tắt tình huống Tương truyền, một hôm, Bao Thanh Thiên đi qua một nơi, có một bà lão mù mắt đến kêu án. Bà lão đó miệng gọi Bao Khanh, tự xưng mình là "ai gia", người dân thường làm sao có thể có cách xưng hô như vậy được? Chỉ thấy bà lão đó khóc lóc, đem chuyện cũ ra kể lại. Hóa ra, bà lão mù lòa đó vốn là mẹ đẻ của đương kim Hoàng đế. Năm đó, khi bà sinh Nhân Tông, bà bị Lưu phi hãm hại. Lưu phi ôm Nhân Tông giấu đi, sai thủ hạ của bà ta là Quách Hòe đi tìm một con Ly miêu da xanh về, tâu với hoàng đế là Lý phi sinh quái thai. Hoàng thượng bèn nổi cơn thịnh nộ, đuổi Lý phi ra khỏi cung, Lý phi từ đó lưu lạc cho đến nay. Về sau, Lý phi cùng mọi người trong đoàn của Bao Thanh Thiên quay trở về kinh. Do việc vụ án "Ly miêu tráo Thái tử" có liên quan đến triều đình, nên việc thẩm 8 án phải hết sức giữ bí mật. Bao Thanh Thiên sau khi suy nghĩ kỹ, quyết định chia thành hai bước để thẩm tra vụ án. Đầu tiên là để cho mẹ đẻ của Nhân Tông là Lý hậu đi gặp Địch phi - người chị em rất thân thiết với bà trước kia, nhờ Địch phi kể lại cho Nhân Tông nghe câu chuyện đã qua từ nhiều năm trước để Nhân Tông không còn nghi ngờ gì nữa. Tiếp theo là bước quan trọng nhất: hỏi cung Quách Hòe. Quách Hòe chính là kẻ chủ mưu trong vụ án "Ly miêu tráo Thái tử" hồi đó, chính hắn là người chịu sự sai khiến của Lưu hậu, nhưng vì rất mực trung thành với Lưu hậu và được sự hậu thuẫn của Lưu hậu nên Bao Thanh Thiên không thể bắt Quách Hòe về phủ hỏi cung, đồng thời do lòng trung thành nên hắn thà chết chứ không chịu cung khai. Thế là Bao Thanh Thiên và Công Tôn Sách phải nghĩ ra kế sách: điều trước tiên Bao Thanh Thiên xin chỉ thị của Vua mời Quách hòe về phủ hỗ trợ điều tra tại sao không bồi thường tiền về cái chết của cung nữ Khấu Châu nhưng thật chất là dụ bắt Quách Hòe. Vì đã lường trước mọi việc nên Quách Hòe và Hoàng Thái Hậu đã có chuẩn bị trước, do đó Bao Thanh Thiên không thể nào khai thác và tìm ra được manh mối nào hết. Tiếp theo, vì biết Quách Hòe sợ ma nên đã dùng "hồn ma" của Khấu Châu để dọa Quách Hòe. Lúc vụ án xảy ra, có một nữ tỳ trong cung tên là Khấu Châu bị hại, Bao Thanh Thiên cho người đóng giả hồn ma của nữ tỳ đó, đồng thời tạo nên một không khí âm u sầu thảm như ở dưới cõi âm. Quách Hòe sợ quá, không còn tự chủ nổi nữa, nên khai hết những tội lỗi của hắn trong vụ án năm xưa. Bao Thanh Thiên không trình báo lên Vua và Hoàng Thái Hậu chờ định đoạt mà ngay lập tức chém đầu Quách Hòe. Cuối cùng, Hoàng Thái Hậu (Lưu Phi) vì biết mình không thể thoát tội đồng thời vì thương nhà Vua nên bà ta đã tự vẫn. Vụ án kết thúc với cảnh đoàn tụ của nhà Vua và sự khán phục của mọi người về tài xử án của Bao Thanh Thiên. 2.2 Phân tích thực trạng về quyền hạn, quyền lực của Bao Thanh Thiên 2.2.1 Quyền hạn Khi xảy ra một vụ án trong khu vực quyền hạn của phủ Khai Phong, thì ngay lập tức, ngài Bao Thanh Thiên tiến hành xét xử ngay tại công đường khi tất cả nhân chứng, vật chứng, bị can đã được triệu tập và kết thúc khi ngài tuyên ra bản án thích đáng Bao Thanh Thiên có quyền được xét xử tất cả các vụ án trừ các vụ án có bị cáo thuộc dòng tộc của Vua chúa, ngoại trừ được xét xử khi có chỉ thị của Vua. [...]... lực cá nhân và quyền lực chính trị Để thành công, nhà lãnh đạo phải biết sử dụng và kết hợp quyền hạn, quyền lực của mình trong tổ chức và trong tình huống hoàn cảnh cụ thể Bao Thanh Thiên đã vận dụng thành công quyền hạn và quyền lực của mình trong xử án, thể hiện qua vụ án Ly miêu tráo Thái tử khi tiến hành xét xử kịp thời không chậm trễ trên công đường, xin chiếu chỉ của Vua để xử vụ án có bị cáo... tượng và đúng thời điểm để phát huy quyền lực này Cần đánh giá được hết các rủi ro và hậu quả có thể có khi sử dụng quyền lực này để có biện pháp xử lý kịp thời 14 KẾT LUẬN Quyền hạn và quyền lực là công cụ của nhà lãnh đạo Lãnh đạo và quyền lực luôn đi liền với nhau Nhà lãnh đạo thông qua quyền lực để thực hiện vai trò lãnh đạo của mình Có các loại quyền lực sau: quyền lực địa vị (vị trí), quyền lực. .. bằng, không bao giờ tư lợi, ông thanh liêm, thẳng thắn, rành mạch rõ ràng, nhiệt tình, yêu thương dân chúng, được mọi người tin tưởng ca ngợi Ông có tài năng, khả năng xem xét, phán đoán vụ án dựa vào những chi tiết, chứng cứ kết hợp với những suy luận để đưa ra những bản án thích đáng Việc vận dụng quyền hạn và quyền lực của Bao Thanh Thiên trong xử án có những ưu điểm và nhược điểm Để học hỏi và phát... nhiều lần, và các lần xin chiếu chỉ mà xử án không thỏa đáng thì uy tín của Bao Thanh Thiên đối với Vua sẽ bị giảm sút Ngoài ra, khi liên minh với Vua, Bao Thanh Thiên có thể sẽ làm quan hệ mẫu tử giữa nhà Vua và Hoàng Thái Hậu bị rạn nứt 12 Chương 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM 3.1 Mục tiêu Thông qua việc phân tích những ưu điểm và nhược điểm trong việc sử dụng quyền hạn, quyền lực của Bao Thanh Thiên như... trước đó của mình, Bao Thanh Thiên đã thuyết phục được Bát Vương Gia đứng về phía mình giúp tăng thêm quyền lực của ông trước thế lực của Hoàng Thái Hậu Từ quyền lực cá nhân của mình, Bao Thanh Thiên cương quyết tiếp tục điều tra vụ án, đưa sự thật ra ánh sáng mặc dù nhà Vua không cho phép Từ đó giúp nhà Vua nhận ra được sự thật để nhận lại mẹ ruột, còn làm cho Hoàng Thái Hậu nhận ra sai lầm và hối hận... Châu, quyền lực vị trí của Bao Thanh Thiên đã tỏ ra hữu hiệu khi thực hiện được mục đích xử chém nhanh Quách Hòe nhằm tránh sự phản đối sau này của Hoàng Thái Hậu, nhưng nó có thể gây nên căm phẫn từ Hoàng Thái Hậu khi Bao Thanh Thiên xử chém người của bà mà không hỏi ý kiến bà 2.3.2.2 Quyền lực cá nhân Quyền lực cá nhân (tính tôn trọng công lý, quyết tâm phơi bày tội ác ra ánh sáng tới cùng) của Bao. .. có tài năng, khả năng xem xét, phán đoán vụ án dựa vào những chi tiết, chứng cứ kết hợp với những suy luận để đưa ra những bản án thích đáng 2.2.4 Quyền lực chính trị Được Vua tín nhiệm, có quan hệ mật thiết, liên minh chặt chẽ với các vị quan trong triều đình, Bát vương gia Ông có mối quan hệ tốt và mật thiết đối với những người cấp dưới trong phủ 2.3 Đánh giá thực trạng về quyền hạn, quyền lực của. .. có bị cáo thuộc dòng tộc của Vua chúa, vận dụng quyền tiền trảm hậu tấu do vua ban thượng phương bảo kiếm, áp dụng quyền lực và quyền hạn của mình đối với cấp trên, cấp dưới, đồng cấp để điều tra xét xử đưa đến một kết án công bằng theo đúng quân pháp Trong đó quyền lực vị trí và quyền lực chính trị được ông tận dụng triệt để Bên cạnh đó Bao Thanh Thiên cũng đã thể hiện quyền lực cá nhân một cách xuất... quyền hạn, quyền lực của Bao Thanh Thiên 2.3.1 Ưu điểm 2.3.1.1 Quyền lực vị trí Nhờ quyền lực ví trí là Phủ doãn phủ Khai Phong đã giúp Bao Thanh Thiên có các nguồn lực cân thiết để đưa vụ án ra điều tra, xét xử Qua đó ông đã thu thập nhanh những chứng cứ để có cơ sở điều tra tìm ra chân tướng sự thật, giải quyết nhanh vấn đề Bao Thanh Thiên sử dụng triệt để quyền lực vị trí của mình để phân định rõ... nên Bao Thanh Thiên có mối quan hệ với các cấp: Đối với cấp cao hơn: Bao Thanh Thiên phải nhận chỉ thị và thi hành theo là những người quan có vị trí cao và thuộc hoàng thân quốc thích: Vua chúa, Thái Hậu, Các Vương gia, Thái sư, Đối với người đồng cấp: Bao Thanh Thiên có quyền tranh luận, bàn bạc công việc với các quan nhất phẩm, các quan triều đình Đối với người cấp dưới: Bao Thanh Thiên có quyền . dụng quyền hạn, quyền lực của Bao Thanh Thiên trong đề tài của mình. Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ QUYỀN HẠN, QUYỀN LỰC CỦA BAO THANH THIÊN TRONG VỤ ÁN LY MIÊU TRÁO THÁI TỬ 2.1 Thực trạng về quyền hạn, . Đề tài: TP HỒ CHÍ MINH Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUYỀN HẠN VÀ QUYỀN LỰC TRONG LÃNH ĐẠO 2 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ QUYỀN HẠN, QUYỀN LỰC CỦA BAO THANH THIÊN TRONG VỤ ÁN LY MIÊU TRÁO. phân tích tập trung vào việc sử dụng quyền hạn và quyền lực của Bao Thanh Thiên khi xử vụ án Ly miêu tráo Thái tử. Tình huống này được phân tích từ khi Bao Thanh Thiên xử vụ án Khấu Châu (cung