1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyên tắc “khi xét xử, thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” trong nhà nước pháp quyền

107 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH -*** - NGUYỄN PHÚC ANH MSSV: 1953801013009 NGUYÊN TẮC “KHI XÉT XỬ, THẨM PHÁN ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT” TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật Niên khóa: 2019 – 2023 Người hướng dẫn: ThS Lê Thị Thu Thảo TP.HCM – NĂM 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật với đề tài: Nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” Nhà nước pháp quyền là công trình nghiên cứu chính thực hiện với sự hướng dẫn của ThS Lê Thị Thu Thảo Khóa luận có sử dụng, trích dẫn, tham khảo ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả Các số liệu, thông tin được sử dụng Khóa luận là hoàn toàn khách quan, trung thực và có chọn lọc Những thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể và chính xác Tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm về lời cam đoan này Người cam đoan NGUYỄN PHÚC ANH DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Số thứ tự Tên viết tắt Hiến pháp 1946 Hiến pháp 1959 Hiến pháp 1980 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001) Hiến pháp 2013 BLTTHS BLTTDS Luật TTHC Luật Tổ chức Tòa án nhân dân Trung Quốc 2018 10 Luật Thẩm phán Trung Quốc 2019 11 Nghị quyết số 27-NQ/TW 12 Nghị quyết số 730/2004/NQUBTVQH11 13 Thông tư số 02/2017/TT-BNV Tên đầy đủ Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1959 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1980 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001) Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2013 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021) Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2019) Luật Tố tụng Hành chính 2015 (sửa đổi, bổ sung 2019) Luật Tổ chức Tòa án nhân dân Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 2018 Luật của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Thẩm phán 2019 Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09 tháng 11 năm 2022 Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn mới Nghị quyết số 730/2004/NQUBTVQH11 ngày 30 tháng 09 năm 2004 về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát Thông tư số 02/2017/TT-BNV ngày 12 tháng 05 năm 2017 hướng dẫn thực hiện mức lương sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp các quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Tổ chức chính trị – xã hội và Hội 14 15 Quyết định số 171/2005/QĐ-TTg Nghị định số 24/2023/NĐ-CP Quyết định số 171/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 07 năm 2005 quy định về chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với Thẩm phán, Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên ngành Tòa án Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2023 quy định mức lương sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC “KHI XÉT XỬ, THẨM PHÁN ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT” TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN 1.1 Lý luận chung về nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”… 1.1.1 Khái niệm nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” ở Việt Nam 1.1.3 Nội dung của nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” 12 1.2 Lý luận chung về Nhà nước pháp quyền 21 1.2.1 Khái niệm Nhà nước pháp quyền 21 1.2.2 Đặc trưng của Nhà nước pháp quyền 21 1.3 Mối liên hệ giữa nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền 24 1.3.1 Thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là yêu cầu đầu tiên và bản của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền 24 1.3.2 Thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật nhằm đảm bảo tính tối thượng của Hiến pháp và pháp luật 24 1.3.3 Thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật nhằm đảm bảo sự cân bằng và kiểm soát quyền lực nhà nước 26 1.3.4 Thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật nhằm đảm bảo quyền người 26 1.3.5 Thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là một ba trọng tâm của chiến lược tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn mới 27 1.4 Các quy định của pháp luật Việt Nam nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” Nhà nước pháp quyền 27 1.5 Nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán theo pháp luật của một số nước thế giới 34 1.5.1 Theo pháp luật Hoa Kỳ 35 1.5.2 Theo pháp luật Pháp 41 1.5.3 Theo pháp luật Trung Quốc 44 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC “KHI XÉT XỬ, THẨM PHÁN ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT” TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN 55 2.1 Những bất cập về pháp luật và thực tiễn áp dụng của nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” 55 2.1.1 Bất cập về pháp luật 55 2.1.2 Bất cập về thực tiễn áp dụng 68 2.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” Nhà nước pháp quyền… 76 2.2.1 Các kiến nghị về pháp luật 76 2.2.2 Các kiến nghị về thực tiễn áp dụng 88 TỔNG KẾT 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Trong bộ máy nhà nước Việt Nam, Tòa án là quan thực hiện quyền tư pháp – một ba nhánh quyền lực nhà nước Bằng hoạt động xét xử của mình, Tòa án được xây dựng là thiết chế bảo vệ công lý, trì trật tự pháp lý, đảm bảo thực thi thực tế các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần ổn định và mang lại công bằng cho xã hội Để thực hiện được nhiệm vụ này, điều kiện tiên quyết là Tòa án phải độc lập Chính vì lẽ đó mà Thẩm phán, đại diện cho Tòa án, hóa thân của quyền lực tư pháp phải độc lập và chỉ tuân theo pháp luật xét xử Điều này đã được pháp luật quy định là một nguyên tắc bản xuyên suốt quá trình thực hiện chức xét xử của Tòa án Nguyên tắc Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật cho thấy được tầm quan trọng của nó lần đầu tiên được ghi nhận Hiến pháp 1946 – bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam và sau đó được kế thừa các bản Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 và gần nhất là Hiến pháp 2013 Và không chỉ được ghi nhận Hiến pháp, nguyên tắc này còn được các nhà làm luật cụ thể hóa Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và các văn bản pháp luật tố tụng chuyên ngành như: Luật Tố tụng hành chính, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự một lời khẳng định về tầm quan trọng không thể thiếu của nguyên tắc này Nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và hoạt động khuôn khổ pháp luật, là nhà nước mà đó mọi chủ thể (kể cả Nhà nước) đều tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, được pháp luật bảo vệ Xây dựng Nhà nước pháp quyền có xu hướng trở thành quy luật của mọi Nhà nước Và quyền tư pháp là một những nội dung quan trọng để đảm bảo tổ chức, xây dựng một Nhà nước pháp quyền, vì tư pháp có vai trò đảm bảo thực hiện tất cả đặc trưng của Nhà nước pháp quyền ở những mức độ khác Hiệu quả, hiệu lực của tư pháp là một những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ thành công của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Cùng với việc khẳng định Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền từ Hiến pháp năm 1992, sửa đổi năm 2001 đến nay, Việt Nam đã và tiến vào giai đoạn cải cách tư pháp Trong đó, hàng loạt Nghị quyết của Bộ Chính trị về tư pháp đời như: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp thời gian tới”, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 05 năm 2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 Các Nghị quyết nêu đều có cùng một điểm chung là nhấn mạnh đến sự độc lập của Tòa án, của Thẩm phán xét xử Việc triển khai thực thi các Nghị quyết được đề đã giúp nền tư pháp nước ta có một bước tiến dài việc bảo vệ công lý, làm thay đổi bộ mặt hệ thống tư pháp, đảm bảo sự độc lập của Tòa án, Thẩm phán Nổi bật số đó phải kể đến Nghị quyết số 49-NQ/TW Trong thời kỳ thực hiện Nghị quyết 49, Nhà nước ta đã có sự thay đổi, quán triệt, cải tiến các quy định pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của Tòa án, Thẩm phán, từ đó giúp nâng cao sự độc lập xét xử Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 49, những vấn đề ảnh hưởng đến sự độc lập của Thẩm phán được xử lý chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm”, vẫn còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự độc lập của Thẩm phán chưa được giải quyết triệt để Nhận thức được vấn đề đó, ngày 09/11/2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn mới với một ba trọng tâm là “Đẩy mạnh cải cách tư pháp, bảo đảm tính độc lập của Tòa án theo thẩm quyền xét xử, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, đồng thời đề các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Có thể thấy sự đời của Nghị quyết 27-NQ/TW tiếp tục là lời khẳng định của Đảng, Nhà nước về mối liên hệ mật thiết giữa việc đảm bảo nguyên tắc Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, cũng là lời nhấn mạnh về tầm quan trọng của nguyên tắc này Vì vậy, tác giả chọn đề tài Nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” Nhà nước pháp quyền làm Khóa luận tốt nghiệp để thông qua đề tài này, tác giả muốn làm rõ mối liên hệ giữa nguyên tắc với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền; thực trạng, nguyên nhân khiến nguyên tắc này khó có thể thực thi thực tế, từ đó đưa những đề xuất, kiến nghị để khắc phục thực trạng trên, góp phần vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương đề Tình hình nghiên cứu đề tài Đề tài: Nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” với tính quan trọng và thời sự của mình nên đã được bàn luận rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học, Khóa luận tốt nghiệp, Luận văn thạc sĩ, Luận án tiến sĩ cho đến những bài viết các tạp chí pháp lý, sách chuyên khảo,… Có thể kể đến như: - - - - - - Nguyễn Thị Dung (2013), Nguyên tắc độc lập hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân – Thực trạng và kiến nghị, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thảo Linh (2016), Nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” Tố tụng hành chính, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Kiều Diễm (2016), Sự độc lập của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Đỗ Hoàng Anh (2018), Nguyên tắc độc lập của Tòa án: Thực trạng và kiến nghị, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Tô Văn Hòa (2007), Tính độc lập của Tòa án – Nghiên cứu Pháp lý về các khía cạnh Lý luận, Thực tiễn ở Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam, Hà Nội Nguyễn Đăng Dung (2011), Tòa án Việt Nam bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Lưu Tiến Dũng (2012), Độc lập xét xử nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội Đặng Hà Phương (2007), “Tòa hành chính xét xử độc lập nhìn từ vụ việc cụ thể”, Tạp chí Nghề luật, (24) - - - Trần Duy Bình (2012), “Thực tiễn và một số kiến nghị nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (11) Nguyễn Quang Hiền (2012), “Nguyên tắc xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật – Thực tiễn và kiến nghị”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (23) Đinh Thanh Phương (2012), “Nguyên tắc độc lập hoạt động của Tòa án nhân dân”, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ Nguyễn Sơn Hà (2013), “Những điều kiện đảm bảo cho Thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (11) Các công trình nghiên cứu nhìn chung đã khái quát được sơ lược về nguyên tắc này ở nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau, cũng đã phân tích được thực trạng, nguyên nhân ảnh hưởng đến nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán, đồng thời đưa được một số kiến nghị để giải quyết Tuy nhiên, tác giả nhận thấy một điều rằng, các công trình được liệt kê đã có sự nghiên cứu, phân tích đồng thời về nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của cả Thẩm phán và Hội thẩm, thậm chí nghiên cứu ở phạm vi rộng nữa là về nguyên tắc độc lập của cả hệ thống Tòa án chứ chưa tập trung chuyên sâu về Thẩm phán Ngoài ra, cũng không có một công trình nghiên cứu nào phân tích cụ thể về mối liên hệ giữa nguyên tắc với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Bên cạnh đó, cũng có nhiều công trình nghiên cứu đã đời từ rất lâu, trước cả Luật Tổ chức Tòa án nhân dân hiện hành (Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014) đời, chính vì thế mà một số bất cập được các tác giả liệt kê thì hiện tại đã được khắc phục Luật Tổ chức Tòa án mới và các văn bản pháp luật khác Đặc biệt, tình hình hiện Nghị quyết số 27/NQ-TW của Đảng mới được ban hành có những nội dung đột phá về tư duy, cách thức xây dựng Nhà nước pháp quyền giai đoạn mới Từ đó, việc nghiên cứu về nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” gắn với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền cần tiếp tục được đặt và hoàn thiện Chính vì thế, mặc dù đề tài nghiên cứu của tác giả không phải là mới, phạm vi đề tài này, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu chuyên sâu về nguyên tắc độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán, phân tích cụ thể những nội dung mới liên quan đến thực trạng của nguyên tắc này thực tế, những bất cập, nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục, đồng thời sẽ phân tích và làm rõ mối liên hệ giữa nguyên tắc này với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhất là bối cảnh Nghị quyết số 27 – NQ/TW của Đảng vừa được ban hành và triển khai thực thi cách không lâu Mục đích nghiên cứu Tác giả chọn đề tài này nhằm phân tích sâu các nội dung chủ yếu của nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” Nhà nước pháp quyền như: Lý luận chung về nguyên tắc, mối liên hệ giữa nguyên tắc với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền; thực trạng các quy định của pháp luật tác động đến nguyên tắc, một số vấn đề bất cập liên quan đến nguyên tắc, thực tiễn áp dụng nguyên tắc này thực tế Trên sở các phân tích, đánh giá khách quan, tác giả đưa các giải pháp, kiến nghị bảo đảm cho nguyên tắc này được thực hiện có hiệu quả 4 Phạm vi nghiên cứu Nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” là nguyên tắc chung cho hoạt động xét xử của Tòa án, được ghi nhận Hiến pháp, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và được cụ thể hóa các văn bản pháp luật tố tụng Vì là nguyên tắc chung, thêm vào đó Thẩm phán còn là bên trung gian, đóng vai trò bảo vệ công lý các vụ án nên việc áp dụng nguyên tắc gần là không có sự khác biệt về bản chất giữa các mảng tố tụng hình sự, dân sự, hành chính Do đó, phạm vi khóa luận, tác giả sẽ nghiên cứu nguyên tắc này việc xây dựng hệ thống tư pháp để đảm bảo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền Phương pháp nghiên cứu Khóa luận tốt nghiệp này được viết sở phương pháp vật biện chứng, vật lịch sử của Triết học Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh, đối chiếu, đánh giá Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Khóa luận tập trung nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống các vấn đề lý luận cũng thực tiễn về nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” Nhà nước pháp quyền Từ đó làm sáng tỏ được vai trò của nguyên tắc việc đảm bảo tính độc lập của Tòa án, đảm bảo tính độc lập của quyền lực tư pháp, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ý nghĩa thực tiễn: với những kiến nghị, đề xuất của Khóa luận, tác giả mong muốn cống hiến cho công cuộc cải cách tư pháp giai đoạn mới, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vững mạnh Đồng thời, kết quả của Khóa luận tốt nghiệp có thể được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo và tài liệu giảng dạy các sở đào tạo về luật Bố cục Khóa luận Ngoài lời mở đầu, tổng kết, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận được chia thành 02 chương: Chương 1: Lý luận chung về nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” Nhà nước pháp quyền Chương 2: Thực trạng và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” Nhà nước pháp quyền 87 Sự thay đổi sẽ góp phần làm giảm sự ảnh hưởng, tác động của chính quyền địa phương đến hoạt động xét xử của Thẩm phán, đảm bảo và tăng cường tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán công tác xét xử; nâng cao tính chuyên nghiệp, chuyên môn hóa hoạt động của Tòa án cũng nâng cao chất lượng xét xử và giải quyết các vụ việc của Thẩm phán Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân các cấp là tiến trình tất yếu để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân được tốt Đồng thời, cũng là tiền đề để Tòa án nhân dân các cấp hoàn thành sứ mệnh bảo vệ công lý, bảo vệ quyền người, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân, cũng là trách nhiệm thiêng liêng của Tòa án được quy định Hiến pháp, các đạo luật về tư pháp và chức của các quan thực hiện quyền tư pháp Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam194 Mô hình tổ chức Tòa án theo cấp xét xử mặc dù đem lại nhiều hiệu quả tích cực việc nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án, đảm bảo và tăng cường tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán, cũng sẽ làm cho một số phát sinh xảy ra, điển hình là thủ tục, quy trình liên quan đến thành lập các quan đơn vị Tòa án mới, hay việc thay đổi thủ tục, quy trình tố tụng thay đổi thẩm quyền của các Tòa án, hay phải tổ chức lại mô hình các quan tiến hành tố tụng Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát cho phù hợp với hệ thống Tòa án… Do đó, cần phải có sự cân nhắc, nghiên cứu, sáng tạo để áp dụng mô hình này một cách phù hợp nhằm phát huy hiệu quả của nó việc tăng cường tính độc lập của Tòa án, tính độc lập của Thẩm phán, hướng đến mục tiêu độc lập tư pháp – yếu tố nền tảng và đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Năm là, xây dựng mô hình quản lý hành chính Tòa án độc lập Theo mô hình quản lý hành chính Tòa án hiện nay, việc quản lý thuộc về Tòa án nhân dân tối cao Với mô hình này, nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” khó có thể được bảo đảm quan hệ giữa Tòa án tối cao với các Tòa án khác vừa là quan hệ tố tụng, vừa là quan hệ trực thuộc về hành chính – tổ chức Do đó, cần thay đổi mô hình quản lý hành chính Tòa án hiện sang một thiết chế độc lập Theo đó, cần nghiên cứu hình thành quan hành chính chuyên trách để thực hiện các nhiệm vụ không liên quan trực tiếp đến quá trình xét xử, giải quyết vụ án tại Tòa án tuyển dụng, bổ nhiệm, vấn đề kinh phí, tiền lương, trang thiết bị sở vật chất và các điều kiện khác đảm bảo cho hoạt động của Tòa án nhân dân Cơ quan này sẽ trực tiếp thực hiện các vấn đề quản lý hành chính nói trên, tách hoàn toàn Tòa án nhân dân tối cao khỏi hoạt động quản lý hành chính Tòa án nhân dân các cấp Để kiến nghị này được thực hiện và thực hiện có hiệu quả, cần nghiên cứu và tìm hiểu kỹ các vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức, hoạt động của các mô hình quản lý hành chính Tòa án nhân dân ở các quốc gia thế giới nhằm rút bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (có thể tham khảo mô hình ở Hoa Kỳ, công tác hành chính của toàn bộ hệ thống tư pháp liên bang Văn phòng hành chính của các Tòa án quản 194 https://www.tapchicongsan.org.vn/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/doi-moi-tochuc-va-hoat-dong-cua-toa-an-nhan-dan-cac-cap-trong-xay-dung-hoan-thien-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoichu-nghia-viet-nam (truy cập ngày 26 tháng 05 năm 2023) 88 lý) Đồng thời, cần đảm bảo xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu quả; không làm xáo trộn, ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của Tòa án; kế thừa các quy định tiến bộ về quản lý hành chính Tòa án; đặc biệt là cần nghiên cứu để tách bạch, không trùng lắp chức giữa quan quản lý hành chính Tòa án với mô hình Hội đồng tư pháp quốc gia được kiến nghị thành lập dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 sắp tới Kiến nghị nêu một được thực hiện thành công, nó giúp xác lập mối quan hệ bình đẳng giữa Tòa án tối cao với Tòa án các cấp chỉ còn là quan hệ tố tụng giữa các Tòa án với nhau, từ đó hạn chế được sự can thiệp của Tòa án tối cao vào hoạt động xét xử của các Tòa án này, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” việc giải quyết vụ án 2.2.2 Các kiến nghị về thực tiễn áp dụng Một là, hoàn thiện chế Đảng lãnh đạo công tác xét xử Từ những bất cập đã phân tích, có thể thấy những đe dọa đối với tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán không đến từ bản thân vai trò lãnh đạo của Đảng mà nó đến từ sự bất cập việc quy định về công tác lãnh đạo của Đảng, đến từ những cá nhân có thẩm quyền Đảng dưới danh nghĩa của Đảng Những nguy này cần phải được nhanh chóng khắc phục để đảm bảo và tăng cường sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng đối với hoạt động xét xử của Tòa án, của Thẩm phán Tác giả xin phép đưa một số kiến nghị sau: Thứ nhất, quy định rõ ràng, cụ thể sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xét xử Về mặt quan điểm, cần khẳng định rõ công tác xét xử phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng; việc xét xử không được xa rời chủ trương, đường lối của Đảng Điều cần thiết là phải ban hành được một quy định về lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác xét xử Theo đó, phải quán triệt quan điểm sự lãnh đạo của Đảng chỉ dừng lại ở mức độ chỉ đạo hoặc cho ý kiến về nguyên tắc chung giải quyết các vụ án sở quy định của pháp luật Đảng quy định cụ thể các loại vụ án mà Tòa án cần phải báo cáo tổ chức Đảng theo nguyên tắc tổ chức Đảng chỉ cho ý kiến về các nhiệm vụ chính trị cần phải thực hiện thời điểm xét xử các vụ án đó Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xét xử chỉ mang tính định hướng, đề đường lối, chủ trương để Thẩm phán dựa vào đó các phán quyết đúng đắn, phù hợp với chế độ chính trị và các giá trị xã hội, đạo đức của Việt Nam Đảng hay cán bộ Đảng tuyệt đối không được can thiệp vào việc xét xử các vụ án cụ thể, không được áp đặt cách thức giải quyết vụ án đối với Thẩm phán Vụ án được xét xử thế nào, các tình tiết, chứng cứ được sử dụng sao, phán quyết về hành vi đó là gì hoàn toàn quan tòa quyết định sở độc lập và tuân thủ đúng quy định của pháp luật Thứ hai, nâng cao nhận thức của cán bộ Đảng quá trình thực thi nhiệm vụ Vấn đề đặt hiện là phải kiên quyết loại bỏ tình trạng cấp ủy Đảng hoặc cán bộ Đảng can thiệp hoặc làm thay chuyên môn của Tòa án, Thẩm phán Theo đó, cần tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục, đào tạo để cán bộ Đảng nhận thức 89 đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của mình, về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác xét xử Cần xác định một nguyên tắc pháp lý quan trọng là cá nhân lãnh đạo hay bất kỳ cán bộ nào các tổ chức Đảng cũng không được phép can thiệp vào hoạt động xét xử một vụ án cụ thể của Thẩm phán dưới bất kỳ hình thức nào Những chủ thể này phải làm đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, không can thiệp, ảnh hưởng đến hoạt động xét xử nhằm vụ lợi cho bản thân hay cá nhân nào khác Để kiến nghị được thực hiện có hiệu quả, bên cạnh việc quán triệt quan điểm lãnh đạo của Đảng kết hợp với nâng cao nhận thức của cán bộ Đảng thì cần phải có các chế tài xử lý nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm (tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà phải chịu các hình thức kỷ luật Đảng tương ứng, nặng nhất là giải tán đối với tổ chức Đảng hoặc khai trừ đối với Đảng viên) Có vậy mới mang tính răn đe, giáo dục cao đối với chủ thể vi phạm hoặc có ý định vi phạm, bảo đảm không có sự vi phạm hay tái phạm nào xảy ra, từ đó đảm bảo cho nguyên tắc Đảng lãnh đạo được thực thi có hiệu quả và đúng bản chất của nó, đồng thời cũng đảm bảo cho Thẩm phán được xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Thực hiện có hiệu quả kiến nghị nêu không làm giảm vai trò lãnh đạo của Đảng, trái lại nó còn làm tăng sự lãnh đạo của Đảng theo đúng hướng, lãnh đạo “trực tiếp và toàn diện” không can thiệp vào hoạt động xét xử của Thẩm phán Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống Tòa án nhân dân các cấp là yếu tố đặc biệt quan trọng bảo đảm sự thành công của công cuộc cải cách tư pháp Đảng lãnh đạo Tòa án, vẫn bảo đảm tôn trọng nguyên tắc độc lập tư pháp, không can thiệp vào quá trình tố tụng giải quyết vụ việc làm ảnh hưởng đến công lý195 Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự gương mẫu của cán bộ Đảng viên sẽ là yếu tố giúp Thẩm phán an tâm công tác, không còn tình trạng nể nang, “sợ” cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, từ đó độc lập các phán quyết đúng đắn, sở tuân thủ các quy định của pháp luật, góp phần tăng cường hiệu quả xét xử của Tòa án và tính độc lập tư pháp Nhà nước pháp quyền Hai là, tăng cường sự độc lập giữa Thẩm phán với lãnh đạo Tòa án và Tòa án cấp “Thỉnh thị án”, “báo cáo án” là những nguyên tắc ngầm hoạt động tố tụng của Tòa án, mâu thuẫn và ảnh hưởng đến nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” Do đó, để đảm tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán, những quy định ngầm này cần phải được hạn chế, ngăn chặn và đến xóa bỏ tương lai Tác giả xin phép đưa một số kiến nghị nhằm khắc phục tình trạng “thỉnh thị án”, “báo cáo án” sau: Thứ nhất, xây dựng chế tham vấn cho Thẩm phán Nguyên tắc pháp lý chung hoạt động xét xử của Thẩm phán là “độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” Tuy nhiên, quá trình giải quyết vụ án, có không ít trường hợp Thẩm phán gặp khó khăn, vướng mắt không biết xử lý thế nào Khi này, Thẩm phán rất cần sự tư vấn, tham khảo ý kiến chuyên môn của những chủ thể 195 https://www.tapchicongsan.org.vn/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/doi-moi-tochuc-va-hoat-dong-cua-toa-an-nhan-dan-cac-cap-trong-xay-dung-hoan-thien-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoichu-nghia-viet-nam (truy cập ngày 01 tháng 06 năm 2023) 90 có kinh nghiệm Thông thường, đối tượng mà Thẩm phán hướng đến hỏi ý kiến là lãnh đạo Tòa án nơi mình làm việc, nếu lãnh đạo đó không giải quyết được thì sẽ hỏi ý kiến lãnh đạo Tòa án cấp Mặc dù những ý kiến đó chỉ có giá trị tham khảo và luật không bắt buộc Thẩm phán phải nghe theo, thực tế, câu trả lời của lãnh đạo Tòa án thường được Thẩm phán xem là ý kiến chỉ đạo chứ không còn là ý kiến tham khảo bản chất lúc đầu của nó nữa Thẩm phán hoàn toàn phụ thuộc vào ý kiến đó, điều này ảnh hưởng đến tính độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán Do đó, nhằm tạo sở cho Thẩm phán có thể được giải đáp những thắc mắc về vụ án một cách nhanh chóng, cũng để hạn chế tình trạng Thẩm phán xin và phụ thuộc vào ý kiến của lãnh đạo Tòa án, Tòa án cấp trên, tác giả cho rằng nên xây dựng một chế tham vấn cụ thể dành cho Thẩm phán Theo đó, Tòa án nhân dân tối cao có thể tổ chức một trang mạng nội bộ dành cho các Thẩm phán để họ trao đổi nghiệp vụ với Khi gặp vấn đề khó khăn, vướng mắt thực tiễn xét xử, Thẩm phán có thể thông qua trang mạng nội bộ này để tham vấn ý kiến từ đồng nghiệp, tìm điểm mấu chốt của vấn đề, từ đó giúp giải quyết vụ án được đúng đắn và hiệu quả Để kiến nghị nêu được thực hiện có hiệu quả, cần phải có những đảm bảo sau: (1) Do là mô hình tham vấn trực tuyến, sử dụng mạng máy tính nên đòi hỏi phải có biện pháp bảo mật, bảo đảm an ninh cao để tránh trường hợp các thông tin mật bị rò rỉ ngoài hay có những phần tử xấu muốn xâm nhập nhằm mục đích quấy rối, cản trở hoặc làm sai lệch ý kiến tư vấn của Thẩm phán (2) Mô hình này nên vận hành theo dạng “ẩn danh người dùng” để Thẩm phán có thể an tâm, thoải mái việc đặt câu hỏi cũng bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án (3) Dù mang lại hiệu quả tích cực việc giúp Thẩm phán có thể tìm đường lối đúng đắn để giải quyết vụ án, mô hình này cũng có hạn chế là số lượng ý kiến mà Thẩm phán nhận về cũng rất nhiều, đó chắc chắn sẽ có những quan điểm trái chiều Chính vì thế, mấu chốt quyết định sự thành công của mô hình tham vấn này phụ thuộc phần lớn vào lực của người Thẩm phán Thẩm phán phải học tập, rèn luyện để nâng cao lực, trình độ chuyên môn của mình; luyện bản lĩnh chính trị vững vàng; biết nhìn nhận, đánh giá vấn đề để có sự chọn lọc, sử dụng ý kiến tư vấn phù hợp nhằm tìm đường lối đúng đắn để giải quyết vụ án, không được có sự lệ thuộc vào ý kiến tư vấn Điều này giúp cho sự tham vấn giữ đúng bản chất và ý nghĩa của nó, không ảnh hưởng đến nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán Với chế tham vấn trên, Thẩm phán gặp vấn đề khó khăn, thắc mắc có thể trao đổi nghiệp vụ với những đồng nghiệp có kinh nghiệm để tìm giải pháp, đường lối giải quyết vụ án chứ không nhất thiết phải hỏi ý kiến của lãnh đạo Tòa án hay Tòa án cấp trên, đảm bảo sự độc lập giữa Thẩm phán với các chủ thể này Từ đó giúp phát huy bản lĩnh, kinh nghiệm của Thẩm phán việc xem xét, đánh giá vấn đề và 91 phán quyết giải quyết vụ án, góp phần tăng cường hiệu quả thực hiện nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” Thứ hai, kiên quyết thực hiện mục tiêu xóa bỏ tình trạng “báo cáo án” Một vấn đề khá nhạy cảm hiện là dù pháp luật không quy định, thực tế việc “báo cáo án” trước xét xử vẫn tồn tại, trở thành thông lệ và là một vấn đề nhứt nhói hoạt động xét xử của Tòa án, ảnh hưởng đến nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” Chính vì thế, bên cạnh xây dựng chế tham vấn cho Thẩm phán để khắc phục tình trạng “thỉnh thị án” thì cũng cần phải có biện pháp nhằm xóa bỏ tình trạng “báo cáo án” tồn tại hiện Theo đó, Tòa án nhân dân tối cao cần thường xuyên tổ chức các buổi họp, buổi tập huấn để quán triệt quan điểm cấm chế “báo cáo án”, đồng thời cần tăng cường tiến hành những cuộc tra, kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý kịp thời những Tòa án áp dụng chế này vào hoạt động xét xử Để kiến nghị được thực hiện có hiệu quả, Tòa án nhân dân tối cao cần đảm bảo có những biện pháp xử lý thật nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm Đồng thời, với những trường hợp vi phạm đã bị phát hiện và xử lý, cần nhanh chóng công khai các phương tiện thông tin đại chúng nhằm mang tính giáo dục, răn đe những Tòa án đã hoặc có ý định vi phạm để họ chấm dứt hành vi của mình Đối với đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ tra, kiểm tra cần có sự khách quan, nêu cao tinh thần “công chính liêm minh” thực thi công vụ, không được có sự bao che, bỏ qua hành vi sai phạm, dẫn đến công tác xóa bỏ tình trạng “báo cáo án” chỉ mang tính hình thức mà không phát huy hiệu quả thực tế Thực hiện có hiệu quả kiến nghị này sẽ giúp xóa bỏ tình trạng “báo cáo án”, đảm bảo cho Thẩm phán độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật, cũng tăng cường lực chuyên môn và hiệu quả xét xử của Thẩm phán Chỉ những kiến nghị nêu được thực hiện và thực hiện có hiệu quả, tình trạng “thỉnh thị án”, “báo cáo án” được giải quyết triệt để thì nó sẽ góp phần tạo cũng tăng cường tính độc lập giữa Thẩm phán với lãnh đạo Tòa án và Tòa án cấp trên, đảm bảo cho Thẩm phán thực hiện có hiệu quả nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, đưa đến sự độc lập tư pháp Nhà nước pháp quyền Ba là, mở rộng nguồn tuyển chọn Thẩm phán Hiện nay, việc tuyển chọn Thẩm phán bản là quy trình khép kín nội bộ ngành Tòa án Đây là một những nguyên nhân khiến cho nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” không phát huy được hiệu quả thực tế Thực tiễn đã chứng minh vai trò rất quan trọng, trung tâm của Thẩm phán hoạt động xét xử, bởi nếu để tình trạng Thẩm phán chất lượng kém hay “ngồi nhầm chỗ” sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chất lượng xét xử, tính nghiêm minh của pháp luật cũng kèm theo những hệ lụy khác…196 Tham khảo kinh nghiệm ở Hoa Kỳ, nguồn bổ nhiệm Thẩm phán liên bang là các Luật sư, Giáo sư luật 196 https://dangcongsan.vn/phap-luat/mo-rong-nguon-tuyen-chon-tham-phan-207137.html (truy cập ngày 31 tháng 05 năm 2023) 92 có uy tín, các Thẩm phán Tòa án liên bang cấp dưới hoặc Thẩm phán tiểu bang Thẩm phán liên bang và Thẩm phán tiểu bang đều có thể được lựa chọn số các Luật sư Hay ở Pháp, Nhà nước cho phép tuyển chọn Thẩm phán thông qua chế độ cử tuyển (chủ yếu là các Giáo sư, Luật sư có uy tín) Chính vì thế, tác giả xin phép đưa kiến nghị về nguồn tuyển chọn Thẩm phán sau: Cần mở rộng nguồn tuyển chọn Thẩm phán Theo đó, để có được những Thẩm phán thật sự có lực, có kinh nghiệm, trình độ, cần tuyển chọn Thẩm phán không chỉ từ đội ngũ cán bộ Tòa án mà còn từ đội ngũ các chức danh tư pháp khác Điều tra viên, Kiểm sát viên, Chấp hành viên, kể cả những Luật gia và các chuyên gia về pháp luật Để được làm Thẩm phán, các ứng viên phải trải qua một kỳ thi tư pháp quốc gia nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa họ cho chức danh này Tuy nhiên, cũng cần phải có những đãi ngộ đặc biệt với các đối tượng đặc biệt Theo đó, đối với những Giáo sư luật, Luật gia có uy tín thì nên xem xét tuyển dụng thẳng vào ngành mà không cần thông qua thi tuyển đối với các đối tượng này Đồng thời, để đảm bảo yếu tố “thích nghi với môi trường làm việc”, cần có chế đào tạo sau tuyển dụng đối với các ứng viên không xuất thân từ cán bộ ngành Tòa án Theo đó, nên dành cho họ một khoảng thời gian để làm quen với môi trường làm việc ngành Tòa án, để nhận biết và hiểu rõ các thủ tục tố tụng, đồng thời cần tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ xét xử cho các đối tượng này Có vậy mới đảm bảo được chất lượng của nguồn nhân lực mới, phục vụ có hiệu quả cho công tác xét xử của Tòa án Nguồn nhân lực có chất lượng từ các Giáo sư luật, Luật gia có uy tín, các chuyên gia pháp lý,… sẽ là nguồn bổ sung đáng tin cậy cho những hạn chế của lực lượng Thẩm phán trẻ Với kiến thức pháp lý sâu rộng, trình độ chuyên môn cao, cũng có nhiều năm kinh nghiệm công tác pháp luật, tác giả tin chắc rằng họ có thể giải quyết ổn thỏa những vụ án khó, phức tạp mà đội ngũ Thẩm phán trẻ và cả những Thẩm phán lành nghề cũng khó có thể làm được Điều này sẽ giúp hạn chế được tình trạng Thẩm phán yếu kém bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài hoặc phụ thuộc vào ý kiến của lãnh đạo giải quyết án khó, từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xét xử của Tòa án, đảm bảo và nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” Nhà nước pháp quyền Bốn là, các giải pháp về người Xét cho cùng, nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” có được thực hiện hiệu quả hay không là chính bản thân Thẩm phán quyết định Quyền tư pháp mặc dù được tổ chức hợp lý, các biện pháp bảo đảm bên ngoài cho sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán đều hiệu quả, nếu thiếu người thực hiện quyền lực đó một cách độc lập, khách quan và vô tư thì sự hợp lý, các biện pháp bảo đảm hữu hiệu này đều không còn ý nghĩa Vì vậy, đổi mới tổ chức bộ máy phải gắn với việc không ngừng nâng cao vị thế, chất lượng và bản lĩnh của đội ngũ Thẩm phán, đảm bảo tính độc lập, khách quan và chỉ tuân theo pháp luật của “Người đại diện cho công lý” 93 Thứ nhất, nâng cao vị thế của Thẩm phán ở Việt Nam Theo quy định hiện hành, Thẩm phán được coi là công chức nhà nước các công chức hệ thống quan hành pháp Điều đó khiến cho vị thế của Thẩm phán chưa cao và chưa tương xứng với vai trò “duy trì công lý” của Thẩm phán Vị trí ngang hàng với các công chức hành pháp khiến cho hoạt động xét xử của Thẩm phán dễ bị can thiệp bởi các quan nhà nước khác, từ đó ảnh hưởng đến nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán Vì vậy, nên sửa đổi quy định không coi Thẩm phán là công chức nhà nước, mà là một ngạch quan chức tư pháp riêng thuộc hệ thống Tòa án nhân dân Giải pháp này sẽ tạo được vị thế riêng và cao quý cho Thẩm phán, tăng cường tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán thực hiện hoạt động xét xử của Tòa án Thứ hai, nâng cao chất lượng và bản lĩnh của đội ngũ Thẩm phán Để nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” được thực hiện có hiệu quả, một những giải pháp bản và tối ưu nhất là phải nâng cao chất lượng và bản lĩnh của đội ngũ Thẩm phán Thẩm phán phải là những người có bản lĩnh, có đạo đức nghề nghiệp, am hiểu pháp luật, có kiến thức chuyên sâu về mặt khoa học và cả những hiểu biết xã hội, vì phán quyết của Thẩm phán được đưa là tổng hợp của nhiều yếu tố, sở khách quan, độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Một đội ngũ Thẩm phán có chất lượng, có bản lĩnh, tận tâm với nghề, dám đương đầu với mọi khó khăn, với mọi thế lực xã hội chính là sự bảo đảm tốt nhất cho nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” mà không một chế nào có thể thay thế được Để làm được việc này, ngành Tòa án cần tăng cường thực hiện các biện pháp chỉ đạo, quán triệt chủ trương xây dựng đội ngũ Thẩm phán giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh để nhân danh nhà nước các phán quyết thượng tôn pháp luật, nghiêm minh và công bằng; tổ chức thực hiện nghiêm “Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán”; đề cao tính độc lập, khách quan, tuân thủ pháp luật của Thẩm phán; xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm, tiêu chuẩn chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với người Thẩm phán Tòa án cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử cho Thẩm phán, với thành phần giảng dạy là những Thẩm phán kì cựu, giàu kinh nghiệm xét xử Đồng thời, cần tăng cường công tác giáo dục chính trị, giáo dục tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tính tiên phong, gương mẫu của đội ngũ Thẩm phán quá trình thực thi nhiệm vụ bảo vệ công lý Bên cạnh việc thực hiện công tác đào tạo, giáo dục, cần tăng cường rà soát, đánh giá lại đội ngũ Thẩm phán để xây dựng đội ngũ sạch, vững mạnh; có chế sàng lọc, thay thế, loại bỏ kịp thời những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, bị kỷ luật hoặc không còn uy tín Đảm bảo đội ngũ Thẩm phán là những gương mặt tinh anh đã qua chọn lọc kỹ lưỡng, xứng đáng với vai trò là người phán xử, trì công lý Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ngoài ra, Thẩm phán cũng phải có ý thức tự trao dồi thêm kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết về các khía cạnh xã hội, rèn nhãn quan chính trị sắc bén và bản 94 lĩnh chính trị vững vàng nhằm phục vụ có hiệu quả cho công tác xét xử, nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án, đồng thời cũng đảm bảo cho nguyên tắc độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán được thực hiện có hiệu quả Một đội ngũ Thẩm phán có chất lượng, có bản lĩnh sẽ mang lại hiệu quả cao công tác xét xử của Tòa án, góp phần thực hiện tốt mục tiêu bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý của quan tư pháp Với nguồn nhân lực có chất lượng, việc thực hiện nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” sẽ hiệu quả hơn, bởi lẽ những đối tượng này sẽ ít chịu tác động, ảnh hưởng từ bên ngoài vào quá trình xét xử, từ đó có thể các phán quyết công tâm, khách quan, sở tuân thủ các quy định của pháp luật Bên cạnh đó, với bản lĩnh chính trị được rèn, lại có hiểu biết về các vấn đề xã hội nên Thẩm phán sẽ không dễ dàng bị dao động, ảnh hưởng bởi các quan điểm của dư luận xã hội liên quan đến vụ án, đồng thời có thể nắm bắt, chọn lọc được các quan điểm của dư luận để đưa các phán quyết thấu tình đạt lý, làm hài lòng dư luận, từ đó gia tăng lòng tin của người dân vào quan tư pháp, vào sự tồn tại của công lý Nhà nước pháp quyền 95 KẾT LUẬN CHƯƠNG Nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” là nguyên tắc pháp lý quan trọng hoạt động của Tòa án nhân dân, là nền tảng đảm bảo cho sự độc lập của tư pháp – một đòi hỏi tất yếu tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Tuy nhiên, xoay quanh nguyên tắc này, hiện còn tồn tại khá nhiều bất cập, bao gồm những bất cập các quy định pháp luật và bất cập thực tiễn áp dụng Điều này làm cho nguyên tắc không được thực hiện có hiệu quả thực tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán Bên cạnh việc nghiên cứu và phân tích những bất cập, tác giả còn đưa một số kiến nghị nhằm khắc phục những bất cập kể trên, để từ đó có những phương hướng tối ưu cho việc triển khai thực hiện nguyên tắc này thực tế Thực hiện có hiệu quả những kiến nghị đã nêu sẽ góp phần đảm bảo cho Thẩm phán thật sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật giải quyết các vụ án Chỉ Thẩm phán độc lập và tuân theo pháp luật thì bản án, quyết định giải quyết vụ án của Tòa án mới khách quan, đúng đắn, từ đó đem lại niềm tin của người dân vào quan bảo vệ công lý, đồng thời khẳng định vị thế của Tòa án là một bộ ba quyền lực nhà nước, thực hiện quyền tư pháp Bên cạnh đó, chỉ Thẩm phán độc lập thì Tòa án mới độc lập, tư pháp mới độc lập Sự độc lập của tư pháp là sở và nền tảng thúc đẩy tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam từng bước đến sự thành cơng tương lai 96 TỞNG KẾT Ngun tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” là nguyên tắc pháp lý có ý nghĩa quan trọng việc đảm bảo cho sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán giải quyết vụ án, góp phần củng cố vị trí của Tòa án là một ba nhánh quyền lực độc lập, thực hiện quyền tư pháp Thẩm phán có độc lập thì hoạt động xét xử mới vô tư, khách quan Thẩm phán có tuân theo pháp luật thì bản án mới nghiêm minh, đảm bảo được tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật Chỉ Thẩm phán độc lập và tuân theo pháp luật thì mới có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của quan bảo vệ công lý là Tòa án, trì trật tự công bằng xã hội Nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và hoạt động khuôn khổ pháp luật, là nhà nước mà đó mọi chủ thể (kể cả Nhà nước) đều tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, được pháp luật bảo vệ Tầm quan trọng của nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” đối với việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền thể hiện ở mối liên hệ mật thiết giữa chúng: Nguyên tắc này là yêu cầu đầu tiên và bản của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền; là yếu tố đảm bảo tính tối thượng của Hiến pháp và pháp luật; đảm bảo sự cân bằng và kiểm soát quyền lực nhà nước; đảm bảo quyền người; đồng thời cũng là một ba trọng tâm của chiến lược tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn mới được nêu Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09 tháng 11 năm 2022 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XIII Thực hiện có hiệu quả nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” là sở nền tảng giúp thúc đẩy tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến thành công tương lai Tuy nhiên, thực tế pháp lý và thực tiễn áp dụng nguyên tắc vẫn còn tồn tại khá nhiều vướng mắt, bất cập, gây ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện nguyên tắc Do đó, để nguyên tắc này được thực hiện có hiệu quả đòi hỏi phải có những chế bảo đảm nhất định, đó là sự bảo đảm bằng các quy định pháp luật và bằng những giải pháp thực tiễn Về mặt pháp luật, cần đổi mới chế bổ nhiệm Thẩm phán; cải cách chế độ tiền lương và phụ cấp của Thẩm phán; xây dựng chế bảo vệ cụ thể, hiệu quả cho Thẩm phán và người thân của họ; đổi mới mô hình tổ chức Tòa án nhân dân; xây dựng mô hình quản lý hành chính Tòa án độc lập Về thực tiễn, cần hoàn thiện chế Đảng lãnh đạo công tác xét xử không can thiệp vào hoạt động xét xử của Thẩm phán; tăng cường sự độc lập giữa Thẩm phán với lãnh đạo Tòa án và Tòa án cấp thông qua việc xóa bỏ những quy tắc ngầm “thỉnh thị án”, “báo cáo án”; mở rộng nguồn tuyển chọn Thẩm phán, không chỉ giới hạn nội bộ ngành Tòa án; nâng cao vị thế, chất lượng và bản lĩnh của đội ngũ Thẩm phán – yếu tố cốt lõi đảm bảo thực hiện thành công nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” Nhà nước pháp quyền Tác giả mong rằng, với những kiến nghị được đưa sẽ góp phần đảm bảo cho nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” được thực hiện có hiệu quả thực tế, qua đó nâng cao chất lượng xét xử, đảm bảo tính khách quan, công bằng, dân chủ hoạt động bảo vệ công lý của Tòa án Từ đó, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam độc lập, toàn diện, vững mạnh DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A Danh mục Văn bản chỉ đạo của Đảng và Văn bản pháp luật Văn bản chỉ đạo của Đảng ✓ Đảng Cộng sản Việt Nam Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 22 tháng 04 năm 2001 Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp thời gian tới” Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 05 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09 tháng 11 năm 2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn mới Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30 tháng 05 năm 2019 về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Thông báo số 211-TB/TW ngày 10 tháng 09 năm 2015 về tổ chức Đảng, Ban cán sự Đảng các Tòa án Nhân dân ✓ Đảng Cộng sản Trung Quốc Thông tri của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về việc củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc về công tác chính trị – pháp luật năm 1982 Văn bản pháp luật ✓ Việt Nam Sắc lệnh 13/SL ngày 24 tháng 01 năm 1946 về Tổ chức Tòa án và các ngạch Thẩm phán 10 Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 11 Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1959 12 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 13 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001) 14 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 15 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 1981 (sửa đổi, bổ sung 1988) 16 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002 17 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 18 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 19 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2019) 20 Bộ luật Tố tụng Hình sự 1988 21 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 22 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021) 23 Luật Tố tụng Hành chính 2010 24 Luật Tố tụng Hành chính 2015 (sửa đổi, bổ sung 2019) 25 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi, bổ sung 2020) 26 Pháp lệnh số 27-LCT/HĐNN8 ngày 07 tháng 12 năm 1989 về Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 27 Pháp lệnh số 02/2002/PL-UBTVQH11 ngày 04 tháng 10 năm 2002 về Thẩm phán và Hội Thẩm Tòa án Nhân dân 28 Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 09 năm 2004 về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát 29 Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2023 quy định mức lương sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang 30 Quyết định số 171/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 07 năm 2005 quy định về chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với Thẩm phán, Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên ngành Tòa án 31 Thông tư số 02/2017/TT-BNV ngày 12 tháng 05 năm 2017 hướng dẫn thực hiện mức lương sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp các quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Tổ chức chính trị – xã hội và Hội 32 Quyết định số 866/QĐ-TANDTC ngày 13 tháng 07 năm 2016 ban hành quy định về trình tự, thủ tục và mẫu hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán 33 Quyết định số 120/QĐ-TANDTC ngày 19 tháng 06 năm 2017 ban hành quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp Tòa án nhân dân 34 Dự thảo Báo cáo tổng kết công tác năm 2020 và nhiệm kỳ 2016-2020; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2021 của các Tòa án 35 Báo cáo tóm tắt tổng kết công tác năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2022 của các Tòa án 36 Báo cáo tóm tắt tổng kết công tác năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2023 của các Tòa án ✓ Trung Quốc 37 Hiến pháp Trung Quốc 2018 38 Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 2018 39 Luật của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Thẩm phán 2019 40 Luật Tố tụng Hình sự của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 1979 (sửa đổi 1996) 41 Luật Ban hành văn bản pháp luật năm 2000 B Danh mục các tài liệu tham khảo Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt  Giáo trình, Tập bài giảng và Sách tham khảo 42 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Luật Tố tụng Hành chính Việt Nam, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, TP Hồ Chí Minh 43 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, TP Hồ Chí Minh 44 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Tập bài giảng Lý luận về Nhà nước, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, TP Hồ Chí Minh 45 Tô Văn Hòa (2007), Tính độc lập của Tòa án – Nghiên cứu Pháp lý về các khía cạnh Lý luận, Thực tiễn ở Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam, Hà Nội 46 Nguyễn Đăng Dung (2011), Tòa án Việt Nam bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 47 Lưu Tiến Dũng (2012), Độc lập xét xử Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội  Khóa luận, Báo cáo 48 Nguyễn Thảo Linh (2016), Nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán, Hội Thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” Tố tụng Hành chính, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh 49 Hà Xuân Lịch (2022), Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước lịch sử lập hiến Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh 50 Văn phòng luật sư NHQuang & Cộng sự (2012), Báo cáo khảo sát Thực trạng Quản lý hành chính Tòa án nhân dân địa phương ở Việt Nam  Bài viết các Tạp chí, Kỷ yếu Hội thảo 51 Nguyễn Văn Hiện (2005), “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác Tòa án hiện nay”, Tạp chí Cộng sản 52 Đào Trí Úc, Nguyễn Thu Trang (2014), “Vai trò của hoạt động xét xử của Tòa án quá trình phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 18(274) 53 Trịnh Đức Thảo, Trần Thái Dương (2014), “Xây dựng và hoàn thiện mô hình quan hệ giữa Đảng với quan tư pháp và các quan tham gia thực hiện quyền tư pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 22(278) 54 Dương Hoán (2016), “Vấn đề áp dụng pháp luật của Tòa án trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác về cùng một vấn đề quá trình giải quyết vụ án hành chính”, Kỷ yếu hội thảo những điểm mới của Luật Tố tụng hành chính 2015, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh  Tài liệu tham khảo khác 55 Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, Đà Nẵng 56 Herbert Bowman, Phạm Thị Thanh Nga (2023), Nghiên cứu Xét xử có Bồi Thẩm đoàn, Thỏa thuận nhận tội và Tư pháp phục hồi – Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam Tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài 57 US, 1879, Judicial Act 58 Morris CW An essay on the modern state, Cambridge University Press, 1998 59 Clarke, Donald (2009), “Luật sư và Nhà nước ở Trung Quốc: những bước phát triển gần đây”, Washington DC 60 Cohen, Jerome A and Daume, Jeremy (2010), “Phía sau cánh cửa đóng chặt” Tài liệu từ Internet 61 https://www.tapchicongsan.org.vn 62 https://tapchitoaan.vn 63 https://tapchicongthuong.vn 64 https://dangcongsan.vn 65 https://noichinh.vn 66 https://moj.gov.vn 67 https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn 68 http://hvta.toaan.gov.vn 69 https://cand.com.vn 70 https://congan.com.vn 71 https://plo.vn 72 https://congly.vn 73 https://www.sggp.org.vn 74 https://tienphong.vn 75 https://nhandan.vn 76 https://tuoitre.vn 77 https://thanhnien.vn 78 https://vnexpress.net 79 https://www.nguoiduatin.vn 80 https://vov.vn 81 https://vovgiaothong.vn 82 https://danso.org 83 https://vi.chinajusticeobserver.com 84 https://www.uscourts.gov 85 https://openoregon.pressbooks.pub 86 https://luatminhkhue.vn 87 vi.wikipedia.org PHỤ LỤC Văn bản ông Đặng Phan Chung ký gửi lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai

Ngày đăng: 12/10/2023, 14:28

Xem thêm:

w