1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam nhà máy chế biến sản phẩm thịt hà nội

81 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Công Tác Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P. Việt Nam Nhà Máy Chế Biến Sản Phẩm Thịt Hà Nội
Tác giả Mai Thị Xuân
Người hướng dẫn Giảng viên Nguyễn Thị Thùy Dung
Trường học Trường Đại Học Lâm Nghiệp Việt Nam
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 17,08 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM- NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SẢN PHẨM THỊT HÀ NỘI (12)
    • 1.1. Những vấn đề chung về công tác bán hàng và xác định kết quả kinh (12)
      • 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản (12)
      • 1.1.2 Đặc điểm của quá trình bán hàng (12)
      • 1.1.3. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh (12)
      • 1.1.4 Các phương thức bán hàng (14)
      • 1.1.5 Phương thức thanh toán (15)
      • 1.1.6 Phương pháp tính giá hàng hóa (15)
    • 1.2. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh (19)
      • 1.2.1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (19)
      • 1.2.2 Kế toán giá vốn hàng bán (20)
      • 1.2.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu (21)
      • 1.2.4. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (22)
      • 1.2.5. Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính (0)
      • 1.2.6. Kế toán thu nhập khác và chi phí hoạt động khác (25)
      • 1.2.7. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (26)
      • 1.2.8. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh (27)
    • 2.1. Đặc điểm chung của chi nhánh công ty cổ phần C.P. Việt Nam - Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội (29)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh (29)
      • 2.1.2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam-Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội (30)
      • 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam-Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội (31)
      • 2.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của chi nhánh (33)
    • 2.2. Đặc điểm các nguồn lực của chi nhánh (34)
      • 2.2.1 Đặc điểm về lao động của chi nhánh (34)
      • 2.2.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của chi nhánh (36)
      • 2.2.3. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật của chi nhánh (37)
    • 2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm (39)
    • 2.4. Thuận lợi và khó khăn và phương hướng phát triển của chi nhánh (42)
  • CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOAN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI (28)
    • 3.1. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại chi nhánh (44)
      • 3.1.1. Nhiệm vụ của phòng kế toán (44)
      • 3.1.2. Tổ chức bộ máy kế toán (44)
      • 3.1.3. Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại chi nhánh (46)
      • 3.1.4. Chế độ kế toán áp dụng tại chi nhánh (46)
      • 3.1.5. Hình thức ghi sổ kế toán (46)
    • 3.2. Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh (47)
      • 3.2.1. Đặc điểm hàng hóa kinh doanh của chi nhánh (47)
      • 3.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng (48)
      • 3.2.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu (54)
      • 3.2.4. Kế toán giá vốn hàng bán (54)
      • 3.2.5. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (59)
      • 3.2.6. Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính (64)
      • 3.2.7. Kế toán các khoản chi phí và thu nhập khác (68)
      • 3.2.8. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (71)
      • 3.2.9. Kế toán xác định kết quả kinh doanh (72)
    • 3.3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh (74)
      • 3.3.1. Nhận xét chung (74)
      • 3.3.2. Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của chi nhánh (75)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P VIỆT NAM- NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SẢN PHẨM THỊT HÀ NỘI

Những vấn đề chung về công tác bán hàng và xác định kết quả kinh

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

Bán hàng là quá trình các doanh nghiệp thực hiện việc chuyển hóa vốn sản xuất kinh doanh của mình từ hình thái hàng hóa sang hình thái tiền tệ và hình thành kết quả kinh doanh.

Xác định kết quả kinh doanh là việc so sánh giữa chi phí kinh doanh bỏ ra và thu nhập kinh doanh trong kỳ Nếu thu nhập lớn hơn chi phí thì kết quả bán hàng là lãi, thu nhập nhỏ hơn chi phí thì kết quả bán hàng là lỗ.

Việc xác định kết quả kinh doanh được tiến hành vào cuối kỳ kinh doanh thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm tùy vào đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của từng công ty.

1.1.2 Đặc điểm của quá trình bán hàng Đó là sự trao đổi mua bán có thỏa thuận công ty đồng ý bán và khách hàng đồng ý mua, đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.

Có sự chuyển đổi quyền sở hữu hàng hóa từ công ty sang khách hàng Công ty giao hàng giao hàng hóa cho khách hàng và nhận được một khoản tiền hay một khoản nợ tương ứng, khoản tiền này được gọi là doanh thu tiêu thụ để bù đắp các khoản chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất.

Căn cứ trên số tiền hay khoản nợ mà khách hàng đã chấp nhận thanh toán để hoạch toán kết quả kinh doanh trong kỳ của công ty.

1.1.3.Vai trò và nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

1.1.3.1 Vai trò Đối với toàn bộ nền kinh tế, bán hàng có một vai trò đặc biệt, nó là điều kiện để tiến hành tái sản xuất xã hội và là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Bán hàng phản ánh được lượng hàng hóa bán được giúp các nhà quản trị có thể dự đoán được nhu cầu cho kỳ tới Qua đó có xu hướng sản xuất, tiêu dùng và khả năng thanh toán cho doanh nghiệp.

Tổ chức công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh có vai trò quan trọng trong từng bước hạn chế được sự thất thoát hàng hóa, phát hiện được những hàng hóa chậm luân chuyển để có những biện pháp xử lý thích hợp nhằm thúc đẩy quá trình tuần hoàn vốn Các số liệu mà kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cung cấp cho doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được mức độ hoàn chỉnh về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh từ đó tìm những biện pháp thiếu sót mất cân đối giữa khâu mua, khâu dự trữ và khâu bán để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Từ các số liệu trên báo cáo tài chính mà kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cung cấp, nhà nước nắm bắt được tình hình kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó thực hiện chức năng kiểm soát vĩ mô nền kinh tế, đồng thời nhà nước có thể kiểm tra việc chấp hành về kinh tế tài chính và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.

Trong nền kinh tế thị trường, kế toán được sử dụng như một công cụ đắc lực không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp cũng như đối với sự quản lý vĩ mô của nhà nước Chính vì vậy kế toán bán hàng xác định kết quả kinh doanh cần thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Ghi chép đầy đủ kịp thời khối lượng thành phẩm hàng hóa dịch vụ mua vào bán ra, tồn kho cả về số lượng, chất lượng, giá trị Tính toán đúng đắn giá vốn của hàng hóa dịch vụ đã cung cấp, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác nhằm xác định kết quả kinh doanh.

- Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch bán hàng, doanh thu bán hàng của đơn vị, tình hình thanh toán tiền hàng, nộp thuế với nhà nước.

- Phản ánh kịp thời doanh thu bán hàng để xác định kết quả bán hàng, đôn đốc kiểm tra, đảm bảo thu đủ và kịp thời tiền bán hàng, tránh bị chiếm dụng vốn bất hợp lý.

- Cung cấp thông tin chính xác, trung thực, lập quyết toán đầy đủ, kịp thời để đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh cũng như tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.

Như vậy, xuất phát từ ý nghĩa quan trọng cũng như tình hình thực tế công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cho nên việc nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết Công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là công việc quan trọng của doanh nghiệp nhằm xác định số lượng và giá trị số lượng hàng hóa bán ra cũng như doanh thuvà kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Song để phát huy được vai trò và thực hiện tốt các nhiệm vụ đã nêu trên đòi hỏi phải tổ chức công tác kế toán thật khoa học, hợp lý đồng thời cán bộ kế toán phải nắm vững nội dung của việc tổ chức tốt công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.

1.1.4 Các phương thức bán hàng

Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

1.2.1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ a Khái niệm

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

Doanh thu= số lượng hàng hóa, sản phẩm tiêu thụ trong kỳ ×đơn giá bán b Điều kiện ghi nhận doanh thu

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả các điều kiện sau: doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.Xác định chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.Khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại dịch vụ đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại dịch vụ đã cung cấp.Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó.Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào thời điểm báo cáo.Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. c Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” Kết cấu TK 511: không có số dư cuối kỳ, có 6 TK cấp 2:

TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa

TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm

TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ

Tk 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá

Tk 5117: Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư

TK 5118: Doanh thu khác d Chứng từ sử dụng:

Phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, phiếu thu, giấy báo có, đơn đặt hàng, e Trình tự kế toán

Trình tự hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu thể hiện qua sơ đồ 1.1

Kết chuyển các khoảnDoanh thu bán hàng và giảm trừ doanh thucung cấp dịch vụ

Kết chuyển doanh thu thuầnThuế GTGT phải nộp

Thuế GTGT được khấu trừ khi đổi hàng

TK 152 153 156 Doanh thu bằng vật tư, hàng hóa

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

1.2.2 Kế toán giá vốn hàng bán a Khái niệm

Giá vốn hàng bán là giá trị thực tế của số hàng đó tiêu thụ trong kỳ được tính bằng tổng các khoản chi phí mua, chi phí chế biến và chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng bán ở địa điểm và trạng thái hiện tại. b Tài khoản sử dụng

Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán

Nội dung tài khoản: Phản ánh toàn bộ giá trị hàng hóa mà doanh nghiệp đã tiêu thụ trong kỳ.

- Trị giá vốn của hàng hóa đã xuất bán trong kỳ.

- Số tiền trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

- Kết chuyển trị giá vốn của hàng gửi bán nhưng chưa được xác định là bán hàng.

- Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính.

- Kết chuyển trị giá vốn của hàng đã bán vào TK 911.

Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ c Chứng từ sử dụng

Phiếu xuất kho, thẻ kho, hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, đơn đặt hàng d Trình tự kế toán

Trình tự hạch toán giá vốn bán hàng thể hiện qua sơ đồ 1.2

Trị giá vốn của dịch vụ Kết chuyển giá vốn hàng bán hàng bán thẳng không qua kho để xác định kết quả kinh doanh

Trị giá vốn thành phẩm Hàng gửi bán bị trả lại hàng háo qua nhập kho nhập kho

Giá vốn hàng bán gửi bán

Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tôn kho

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ trình tự hoạch toán giá vốn hàng bán

1.2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu a Khái niệm

Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.

Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền mà doanh nghiệp giảm giá niêm yết cho khách hàng do mua hàng với khối lượng lớn.

Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho khách hàng ngoài hóa đơn hay hợp đồng do các nguyên nhân đặc biệt như: hàng kém phẩm chất lượng, không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời gian, địa điểm trong hợp đồng …

Hàng bán bị trả lại: Là số hàng đã được coi là tiêu thụ nhưng bị người mua trả lại do không tôn trọng hợp đồng kinh tế đã ký kết như: sai quy cách. chủng loại kém phẩm chất… b Chứng từ sử dụng : Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, biên bản hàng bán bị trả lại, hóa đơn chiết khấu, biên bản giảm giá… c.Tài khoản sử dụng: TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu

Trong đó TK 521 được chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2:

TK 5211: Chiết khấu thương mại

TK 5212: Giảm giá hàng bán

TK 5213 : Hàng bán bị trả lại

Tài khoản 521 không có số dư d Trình tự hoach toán

Trình tự hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu được thể hiện qua sơ đồ 1.3

Tổng số tiền chiết khấu,Kết chuyển các giảm giá hàng bán, khoản giảm trừ hàng bán bị trả lại

Thuế GTGT đầu ra tương ứng

Sơ đồ1.3 Sơ đồ hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu

1.2.4 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp a.Khái niệm

Chi phí bán hàng: toàn bộ chi phí phí phát sinh trong quá trình bán các sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ Bao gồm các chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng; chi phí lương, khấu hao TSCĐ bộ phận bán hàng.

Chi phí quản lý doanh nghiệp : tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp Bao gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý, các dịch vụ mua ngoài như điện, nước, điện thoại và các chi phí bằng tiền khác… b.Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, phiếu chi, bảng tính và phân bổ lương

BHXH, bảng khấu hao TSCĐ, bảng phân bổ CCDC… c.Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng

Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp d.Trình tự hạch toán

Trình tự kế toán chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp thể hiện sơ đồ 1.4

Chi phí vật liệu dụng cụ Các khoản giảm chi

TK 911 Chi phí khấu hao TSCĐ

TK 334 338 Kết chuyển chi phí bán hàng.

Chi phí nhân viên chi phí quản lý doanh nghiệp

Phân bổ chi phí trả trước

Chi phí dịch vụ mua ngoài.

Chi phí bằng tiền khác

Sơ đồ 1.4 Trình tự hạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp 1.2.5.Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính

1.2.5.1 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính

- Khái niệm: doanh thu hoạt động tài chính là những khoản doanh thu về tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.

-Chứng từ sử dụng: Giấy báo có, phiếu thu, bảng tính lãi…

-Tài khoản sử dụng: TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

+Bên Nợ: Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang

911-“ xác định kết quả kinh doanh”

+ Bên Có: các khoản doanh thu hoạt đọng tài chính phát sinh trong kỳ.

TK 515 không có số dư cuối kỳ

Trình tự kế toán doanh thu hoạt động tài chính tiến hành theo sơ đồ 1.5

Tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được chia từ HĐ ĐTTC

Kết chuyển doanh thu TK 121, 228 hoạt động tài chính Lãi bằng cổ phiếu, trái phiếu mua bổ sung

Chiết khấu thanh toán được hưởng

TK 338 Định kỳ kết chuyển lãi

Bán hàng trả chậm, trả góp

Sơ đồ 1.5 Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính

1.2.5.2 Kế toán chi phí hoạt động tài chính

- Khái niệm: Chi phí hoạt động tài chính là các khoản chi cho các hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp với mục đích tăng thu nhập hoặc các khoản lỗ phát sinh từ các hoạt động tài chính và kinh doanh về vốn khác.

-Tài khoản sử dụng: TK 635- Chi phí hoạt động tài chính

+ Bên Nợ: - Các khoản chi phí tài chính phát sinh trong kỳ

- Trích lập bổ sung dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác.

+ Bên Có: - Các khoản được ghi giảm chi phí tài chính

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ

-Chứng từ sử dụng: giấy báo nợ, phiếu chi, chứng từ giao dịch

Trình tự kế toán chi phí hoạt động tài chính được thể hiện qua sơ đồ 1.6

Chiết khấu thanh toán cho K/c chi phí tài chính khách hàng xác định KQKD

Lỗ do bán chứng khoán Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh

Lỗ từ hoạt động góp vốn liên doanh, liên kết

Lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh

Sơ đồ 1.6 Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động tài chính

1.2.6 Kế toán thu nhập khác và chi phí hoạt động khác

1.2.6.1 Kế toán thu nhập khác

- Khái niệm:Thu nhập khác là các khoản thu nhập ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh Đó là những khoản thu nhập mang tính chất không thường xuyên bao gồm: các khoản tiền thu về do thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền thu do vi phạm hợp đồng kinh tế, các khoản nhận viện trợ, biếu tặng…

-Tài khoản sử dụng:Tài khoản 711- Thu nhập khác

+ Bên Nợ: Kết chuyển các khoản thu nhập khác

+Bên Có: Các khoản thu nhập khác thực tế phát sinh Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ

- Chứng từ sử dụng: Biên bản nhượng bán, thanh lý TSCĐ, phiếu thu, hóa đơn GTGT

Trình tự kế toán thu nhập khác thể hiện theo sơ đồ 1.7

Thu nhập từ thanh lý,

Kết chuyển thu nhập khác nhượng bán TSCĐ

TK 3331 để xác định kết quả kd

TK 152,156, 211 Nhận viện trợ, biếu tặng bằng vật tư, hàng hoá, TSCĐ

TK 331, 338 Các khoản nợ không xác định được chủ nợ

Sơ đồ 1.7 Sơ đồ hoạch toán thu nhập khác

1.2.6.2 Kế toán chi phí khác

- Khái niệm: Chi phí khác là các khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với họat động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp Bao gồm các chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, tài sản cố định, vi phạm do vi phạm hợp đồng kinh tế,

-Tài khoản sử dụng: Tài khoản 811- Chi phí khác

+ Bên Nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ

+Bên Có: Kết chuyển chi phí khác vào tài khoản 911

Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ

- Chứng từ sử dụng: Phiếu chi, biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ, hóa đơn GTGT…

Trình tự kế toán chi phí khác được thể hiện qua sơ đồ 1.8

Thanh lý, nhượng bán tài sản cố địnhchi phí khác

Các khoản chi phí phát sinh

Sơ đồ 1.8 Sơ đồ hạch toán chi phí khác

1.2.7 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Là thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp trong kỳ tính thuế Đấy là khoản chi phí làm giảm kết quả doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.

- Tài khoản sử dụng: TK 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp + Bên Nợ: chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm

+ Bên Có: Kết chuyển thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

- Chứng từ sử dụng:Tờ khai tạm tính thuế thuế TNDN hàng quý, tờ khai tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm.

- Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN= Lợi nhuận trước thuế × thuế suất - Trình tự kế toán

Trình tự kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp thể hiện qua sơ đồ 1.9

Số thuế TNDN tạm nộp hoặc số K/c chi phí thuế TNDN chênh lệch tạm nộp nhỏ hơn số đã nộp hiện hành

Số chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số phải nộp

Sơ đồ 1.9 Sơ đồ hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

1.2.8 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng từ các hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, gồm hoạt động kinh doanh thông thường là kết quả tạo ra từ các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính Kết quả hoạt động khác là kết quả từ những hoạt động bất thường khác, đó là khoản chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác.

-Tài khoản sử dụng: TK 911 – Xác định kết quả hoạt động kinh doanh

- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng -Doanh thu thuần về số sản hóa, bất động sản đầu tư và dịch phẩm,hàng hóa, bất động sản đầu vụ đã bán tư và dịch vụ đã bán trong kỳ.

Đặc điểm chung của chi nhánh công ty cổ phần C.P Việt Nam - Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh

Chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam-Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội là chi nhánh của tập đoàn C.P (Charoen Pokphand Group) được thành lập năm 1921 tại Bangkok, Thái Lan Nay là một tập đoàn sản xuất kinh doanh đa nghành nghề và là một trong những tập đoàn mạnh nhất của Thái Lan trong lĩnh vực công- nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Với một số thông tin cơ bản sau về chi nhánh:

Tên công ty: Chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam-Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội

Tên giao dịch: CPV-NM chế biến sản phẩm thịt Hà Nội Địa chỉ: Lô CN.B3 khu CN Phú Nghĩa, xã Phú Nghĩa, huyện Chương

Tên quốc tế: Branch of C.P.VietNam Thit Ha Noi Product processing

Factory Breeding Joint Stock Company

Giám đốc: Nguyễn Hồng Văn

Ngày thành lập:14/07/2008 Đi vào hoạt động:1/5/2012

Lĩnh vực kinh tế: chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm

Tập đoàn C.P bắt đầu vào Việt Nam từ năm 1988 với văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh Năm 1993 thành lập Công ty TNHH chăn nuôi C.P Việt Nam, có trụ sở chính tại khu công nghiệp Biên Hòa 2, TP.Biên Hòa,Tỉnh Đồng Nai Năm 2011 đổi tên thành công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam (CPV) Năm 2008 thành lập xây dựng tại trụ sở khu CN Phú Nghĩa, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, qua 4 năm xây dựng đến năm

2012 được đi vào hoạt động mang tên: “ chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôiC.P.Việt Nam-Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội”.

Hiện tại, chi nhánh đang tiến hành chuyển giao công nghệ chăn nuôi khép kín, năng suất cao cho người chăn nuôi gà Việt Nam thông qua hình thức chăn nuôi hợp đồng, khuyến khích hỗ trợ nông dân để họ tự chủ trong hoạt động chăn nuôi, giúp cho họ trở thành khách hàng trong tương lai Bằng hình thức liên kết chăn nuôi hợp đồng chi nhánh đã hợp tác với nông dân phát triển hơn 30 trang trại gà và tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế hệ thống khép kín bao gồm các sản phẩm tươi như thịt gà, thịt lợn và các sản phẩm chính chế biến như xúc xích, lạp xưởng, gà Năm sao, gà tẩm, nem

Quy mô kinh doanh: công ty phân phối hàng hóa với quy mô lớn, rộng khắp cả nước.

2.1.2 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam-Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội

Chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi C.P.Việt Nam-Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội là một đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính và các hoạt động sản xuất kinh doanh, có con dấu riêng Nghành nghề hoạt động chính của công ty là chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt lợn, gà, kinh doanh bán lẻ, bán buôn, cung cấp cho các đại lý, siêu thị trong cả nước các sản phẩm như thịt gà, xúc xích tiệt trùng, xúc xích Pháp

* Nhiệm vụ của chi nhánh:

Không ngừng phát triển kinh doanh để chiếm lĩnh thị trường và nâng cao chất lượng phục vụ, đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật.Với tầm nhìn trở thành “ Nhà bếp của thế giới” công ty cam kết thực hiện mong muốn của người tiêu dùng đã hài lòng cũng như người tiêu dùng có sở thích thay đổi món ăn theo thời gian về sản phẩm thực phẩm chất lượng có giá trị dinh dưỡng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tổ chức hoạt động kinh doanh có hiệu quả để không ngừng nâng cao sức cạnh tranh và uy tín của công ty.Đảm bảo nguồn nhân lực năng động bằng cách đưa ra các biện pháp khuyến khích và tổ chức các chương trình đào tạo hệ thống dài hạn.

* Thị trường kinh doanh của chi nhánh

Trên thị trường có nhiều, vô số các nhà kinh doanh và các nhà tiêu dùng các loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau Sự tự do trong kinh doanh, đa dạng kiểu hình với nhiều thành phần kinh tế, nhiều người sản xuất kinh doanh là cội nguồn của sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các sản phẩm, các doanh nghiệp là không thể tránh khỏi Cạnh tranh được xem là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn thỏa mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển Chi nhánh cần xác định được vị thế và đối thủ để xác định cho mình một chiến lược cạnh tranh phù hợp. Đối thủ cạnh tranh của chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp đang có mặt trong nghành trên thị trường và các đối thủ tiềm ẩn có khả năng tham gia vào nghành trong tương lai Ví dụ như C.P Việt Đức, Vissan, Dabaco, Việt Hương… Những đối thủ cạnh tranh này là người nắm giữ một phần thị trường sản phẩm rất lớn và luôn có ý định mở rộng thị trường, thậm chí thu hút khách hàng của công ty Do vậy doanh nghiệp cần phải tìm mọi cách để nắm bắt và phân tích các thông tin về đối thủ cạnh tranh như: chính sách giá cả, chính sách sản phẩm, chính sách quảng cáo, khuếch trương … nhằm loại bỏ các đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần và mở rộng mạng lưới tiêu thụ, mang lại lợi nhuận cao cho chi nhánh.

2.1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam-Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam-Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội thể hiện ở sơ đồ1.1 xây dựng theo mô hình trực tuyến với bộ máy quản lý gọn nhẹ, nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh một cách kịp thời, tạo điều kiện choGiám đốc công ty thấy rõ được tình trạng của công ty để ra quyết định đúng đắn, hợp lý.

Phó giám đốc kinh doanh

Phòng tài Phòng tổ chính kế chức hành toán chính

Phó giám đốc kĩ thuật

Phòng quản lý sản xuất

Phòng thu mua nguyên vật liệu

Xưởng sản xuất Kho Phòng kiểm nghiệm chất lượng

Sơ đồ 2.1 Bộ máy quản lý của công ty

Giải thích Quan hệ chỉ đạo trực tiếp

2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

-Giám đốc: là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động, quản lý tài sản, là chủ quản của công ty và làm nhiệm vụ đầy đủ với nhà nước theo pháp luật quy định , do hội đồng quản trị bổ nhiệm.

-Phòng kinh doanh: phụ trách kinh doanh hàng hóa, tiêu thụ thành phẩm, hàn hóa và có nhiệm vụ lập kế hoạch công tác, điều chỉnh danh mục đầu tư, tính toán nhu cầu vật tư, tìm kiếm khách hàng qua các kênh khác nhau.

- Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ giám sát bằng tiền đối với tài sản và các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, có chức vụ tham mưu giúp giám đốc quản lý công tác tài chính của công ty, theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thu chi, sử dụng tài chính, kế toán tài chính và các lĩnh vực khác có liên quan đến công tác tài chính của công ty.

- Phòng tổ chức hành chính: thực hiện các chỉ đạo của ban giám đốc, quản lý nhân sự Là bộ phận trung gian truyền đạt, xử lý thông tin từ cấp trên.Tham mưu cho giám đốc về quản lý, lưu trữ các hệ thống văn bản theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

- Phòng quản lý sản xuất: có chức năng quản lý dây truyền sản xuất trong các phân xưởng sản xuất.

- Phòng thu mua nguyên vật liệu: có nhiệm thu mua các nguyên vật liệu đầu vào cung cấp cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm

- Xưởng sản xuất: là nơi sản xuất ra sản phẩm, thực hiện quá trình chế biến, quy trình sản xuất ra sản phẩm, giết mổ, đóng gói

- Kho : ( gồm kho đông lạnh, kho nguyên liệu, kho thiết bị máy móc, kho thành phẩm) là nơi lưu giữ, bảo quản các sản phẩm đông lạnh, hàng hóa mua về và thành phẩm tạo ra.

- Phòng kiểm nghiệm chất lượng: kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất từ nguyên liệu, đến quy trình chế biến để tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi tiêu thụ ra thị trường.

- Phòng kĩ thuật máy: có chức năng điều hành máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc,thiết bị.

2.1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của chi nhánh

* Quy trình tổ chức bán hàng của chi nhánh:

(1) Khách hàng lập yêu cầu báo giá các sản phẩm cần mua gửi đến phòng kinh doanh, họ nhận và lập yêu cầu báo giá gửi lại khách hàng.

(2) Khách hàng nhận báo giá, đồng ý mua hàng và lập đơn hàng mua, gửi tới phòng kinh doanh.

(3) Phòng kinh doanh căn cứ đơn hàng mua của khách hàng, lập đơn hàng bán.

(3a) Phòng kinh doanh gửi đơn hàng tới bộ phận kho.

(3b) Đồng thời phòng kinh doanh gửi đơn bán hàng đến phòng kế toán.

(4) Bộ phận kho căn cứ đơn hàng bán của phòng kinh doanh lập phiếu xuất kho hoặc phiếu giao hàng, gửi đến bộ phận kế toán.

Đặc điểm các nguồn lực của chi nhánh

2.2.1 Đặc điểm về lao động của chi nhánh

Lao động là đối tượng không thể thiếu trong quá trình sản xuất của các sản xuất của các doanh nghiệp Trình độ lao động, chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường hiện nay Việc đảm bảo kết cấu lao động hợp lý giúp cho doanh nghiệp có một nguồn nhân lực dồi dào để quá trình sản xuất được diễn ra một cách liên tục, không bị gián đoạn, giúp tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể trong giá thành sản phẩm Với mục tiêu đó, công ty đã xây dựng cho mình đội ngũ nhân viên đủ về số lượng, trình độ chuyên môn, tay nghề không ngừng được nâng caogóp phần đáp ứng tốt yêu cầu công việcvào sự thành công của chi nhánh. Để có được đội ngũ lao động có tay nghề cao, quá trình tuyển dụng của chi nhánh được diễn ra một cách chặt chẽ Trước khi ký hợp đồng với nhân công, sẽ tiến hành kiểm tra năng lực của công nhân trực tiếp để tìm ra người có khả năng làm việc tốt, đồng thời cũng có chế độ lương bổng hợp lý nhằm thu hút và giúp người lao động gắn bó với chi nhánh Tổng hợp số lượng lao động của chi nhánh được thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1 Cơ cấu lao động của chi nhánh tại thời điểm 31/10/2017 Đơn vị tính : người

STT Chỉ tiêu Số người Tỷ Trọng(%)

Tổng số người lao động 150 100

II Trình độ lao động 150 100

III Phân loại theo tính chất 150 100

( Nguồn: phòng tổ chức hành chính)

Qua bảng 2.1 ta thấy tổng số lao động của công ty là 150 người Lực lượng lao động có cơ cấu phù hợp với quy mô và tích chất cũng như đặc điểm kinh doanh của công ty Sự phù hợp đó được thể hiện như sau:

Phân loại theo giới tính, lao động nam chiếm 61,33% cao hơn so với lao động nữ chỉ chiếm 38,67% Có sự chênh lệch là do đặc thù sản xuất các mặt hàng của công ty nên công việc cần sự linh hoạt và sức khỏe tốt.

Theo trình độ lao động vì chi nhánh có quy mô sản xuất và chế biến theo công nghệ khép kín nên không đòi hỏi trình độ lao động cao thực tế số nhân viên đào tạo qua đại học chiếm 16,67%, cao đẳng chiếm 21,33%, phổ thông chiếm 62%.

Phân loại theo tính chất lao động đặc thù là chi nhánh sản xuất, chế biến các sản phẩm thịt nên số lượng lao động trực tiếp chiếm 70% cao hơn nhiều so với lao động gián tiếp chỉ chiếm 30%.

Với lực lượng lao động trẻchủ yếu là lao động có sức khỏe, cùng với lòng nhiệt huyết và trách nhiệm đối với công việc, đội ngũ này sẽ tạo ra sản phẩm chất lượng, cung ứng ra thị trường giúp chi nhánh phát triển.

2.2.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của chi nhánh

Cũng như lao động, nguồn vốn là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của bất kì doanh nghiệp nào Nếu duy trì được cơ cấu vốn hợp lý sẽ đảm bảo cho công ty phản ứng nhanh đối với sự phát triển của thị trường về mặt tài chính và giá cả Đây là yếu tố giúp doanh nghiệp tồn tại và đứng vững trong sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2015-2017 được thể hiện qua bảng 2.2

Bảng 2.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của chi nhánh năm 2015- 2017 Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 TĐPT TĐPT độ

Giá trị LH Giá trị LH PTBQ

I.Tài sản 645.160.524.184 659.423.016.725 102,21 702.148.446.733 106,5 104,33 1.Tài sản ngắn 368.945.352.472 397.034.520.123 107,61 406.016.238.116 102,26 104,9 hạn

( Nguồn phòng tài chính- kế toán)

Qua bảng 2.2 ta thấy tổng tài sản của công ty qua 3 năm (2015-2017) phát triển tương đối ổn định với tốc độ phát triển bình quân đạt 104.33% (tăng4,33%) Đối với tài sản ngắn hạn gồm nguyên liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ, bán thành phẩm, sản xuất dở dang , thành phẩm, tiền,các khoản đầu tư ngắn hạn Tốc độ phát triển bình quân của tài sản ngắn hạnđạt 104,9% (tăng 4,9%) trong đó năm 2016 so với năm 2015 tăng 7,61%, năm 2017 so với năm 2016 tăng 2,26% Đối với tài sản dài hạn gồm: máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải, chi phí mua sáng chế, giá trị thương hiệu Tốcđộ phát triển bình quân của tài sản dài hạn đạt 102,62% (tăng 2,62%) trong đó năm 2016 so với năm 2015 (tăng 3,97%) năm 2017 so với năm 2016 (tăng 1,3%) Điều đó cho thấy công ty chú trọng phát triển cơ sở vật chất, máy móc thiết bị Tuy nhiên, tài sản ngắn hạn tăng do chi nhánh là đơn vị sản xuất nên các tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn, việc quản lý và sử dụng tài sản cần hợp lý để thực hiện tốt trong quá trình sản xuất Qua đó, ta thấy chi nhánh chưa thực hiện tốt các khoản phải thu của khách hàng,công nợ chưa thực hiện tốt, hàng tồn kho đang bị ứ đọng nhiều, cần đưa ra các biện pháp để khắc phục tình trạng trên.

Về nguồn vốn: nhìn chung nguồn vốn của chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm (2015-2017) tốc độ phát triển bình quân đạt 104,33% (tăng 4,33%), chứng tỏ chi nhánh đang hoạt động có hiệu quả Đối với nợ phải trả gồm: khoản phải trả về lãi vay, phải trả về tiền phạt, bồi thường, tài sản thừa chờ xử lý, phải trả các khoản BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ, Tốc độ phát triển liên hoàn của nợ phải trả năm 2016 so với năm 2015 giảm 8,19%, năm

2017 so với năm 2016 tăng 23,16%, do tình hình kinh tế khó khăn lạm phát, tốc độ phát triển bình quân tăng 6,34% Đối với vốn chủ sở hữu tốc độ phát triển bình quân giảm 0,04% trong đó tốc độ phát triển liên hoàn năm 2016 so với năm 2015 tăng 24,05%, năm 2017 so với năm 2016 giảm 19,44%.

2.2.3 Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật của chi nhánh Đặc điểm về cơ sở vật kỹ thuật của chi nhánh được thể hiện qua bảng 2.3

Bảng 2.3 Cơ sởvật chất kỹ thuật của chi nhánh

( tính đến thời điểm ngày 31/12/2017)

STT Chỉ tiêu Tỷ trọng Giá trị còn lại

1 Nhà cửa,vật kiến trúc 115.152.246.729 31,83 110.391.267.113 95,87

3 Phương tiện vận tải 47.225.468.991 13,05 40.221.523.667 85,17 truyền dẫn

4 Thiết bị dụng cụ quản lý 2.345.675.226 0,65 1.456.227.998 62,08

(Nguồn: phòng tài chính- kế toán)

Qua bảng biểu 2.3 ta thấy cơ sở vật chất của công ty chiếm tỷ trọng khá lớn chủ yếu là máy móc thiết bị, nhà cửa vật kiến trúc và sau đó là phương tiện vận tải truyền dẫn,thiết bị dụng cụ quản lý, TSCĐ khác.

Do công ty hoạt động về lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh các mặt hàng đông lạnh nên máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn chiếm 44,8% con số này chứng tỏ chi nhánh luôn chú trọng đầu tư cho công nghệ, dây truyền, thiết bị phục vụ cho sản xuất nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm. giá trị còn lại so với nguyên giá là 95,67%.

Nhà cửa, vật kiến trúc chiếm tỷ trọng thấp hơn so với máy móc thiết bị chiếm 31,83% ,giá trị còn lại so với nguyên giá là 95,87%.

Phương tiện vận tải truyền dẫn: Với tổng nguyên giá là 47.225.468.991 đồng chiếm tỷ trọng 13,05% toàn bộ giá trị nguyên giá tổng tài sản Phương tiện vận tải truyền dẫn bao gồm: xe ô tô xe nâng hàng, hệ thống đèn chiếu sáng…Điều này cho thấy doanh nghiệp đã chú trọng đến việc mua sắm phương tiện vận tải để chủ động cho việc vận chuyển sản phẩm và các phương tiện khác đảm bảo an toàn, bảo vệ lưu trữ các tài sản của chi nhánh.Thiết bị dụng cụ quản lý: Tất cả các tài sản cố định có giá trị dưới 30 triệu đồng đều được chuyển hết thành công cụ dụng cụ Vì vậy thiết bị dụng cụ quản lý của chi nhánh tính đến thời điểm 31/10/2017 chỉ còn

2.345.675.226 đồng chiếm 0.65% tổng giá trị tài sản với hệ thống camera được lắp đặt, theo dõi Điều này cho thấy doanh nghiệp rất coi trọng, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, nhằm bảo vệ an toàn, bảo mật cũng như theo dõi tình hình làm việc của nhiều nhân viên trong chi nhánh.

Nhìn chung doanh nghiệp đã có những chiến lược phát triển lâu dài, đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật lớn Hầu hết các tài sản của doanh nghiệp còn mới, hoặc giá trị khấu hao chưa nhiều, tuy nhiên doanh nghiệp củng cần phải có những biện pháp hiệu quả để bảo vệ, khai thác đa năng lực sử dụng máy móc thiết bị, cải thiện công nghệ sản xuất kỹ thuật, tăng cường công tác sửa chữa bảo dưởng để nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm

Qua bảng 2.4 ta thấy, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty được phản ánh rõ rệt qua chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế Tốc độ phát triển bình quân lợi nhuận kế toán trước thuế trong 3 năm 2015-2017 đạt 144,06% Lợi nhuận trước thuế năm 2016/2015 tăng 53,19% tương ứng với giá trị tuyệt đối là 800.233.654 đồng Năm 2017/2016 tăng 35,48% tương ứng giá trị tuyệt đối là 817.724.429 đồng Để thấy rõ được vấn đề chúng ta cùng phân tích các yếu tố cấu thành nên lợi nhuận.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là chỉ tiêu phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh, chỉ tiêu này tăng qua các năm Cụ thể năm

2016 tăng 17,45% so với năm 2015, năm 2017 tăng 19,90% so với năm 2016, tốc độ phát triển bình quân đạt 118.67% Kết quả này cho thấy công ty đã mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, mở rộng tiêu thụ để tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ thu hút được nhiều khách hàng, ký kết được nhiều đơn hàng, hợp đồng bán sản phẩm có giá trị lớn bán trong các trung tâm thương mại, các siêu thị lớn không ngừng nâng cao đối tác, hệ thống các kênh tiêu thụ Chi nhánh luôn nắm bắt nhu cầu trị trường, đảm bảo chất lượng hàng hóa, nâng cao năng xuất, chất lượng cho sản phẩm.

Các khoản giảm trừ doanh thu: là chỉ tiêu làm giảm doanh thu của công ty Ta thấy chỉ tiêu này đang có xu hướng không ổn định Năm 2016 giảm9.814.817 đồng tương ứng giảm 27,34% so với năm 2015 Điều này chứng tỏ chi nhánh đã chú trọng đến công tác quản lý và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm Nhưng năm 2017 chỉ tiêu này lại tăng 18.996.101đồng tương ứng tăng 72,81% so với năm 2016 Mức giảm trừ doanh thu tăng do cpsx sản phẩm và quá trình sản xuất có nhiều khoản phát sinh Chi nhánh đang khắc phục để giảm chỉ tiêu này trong năm tới nhằm tăng lợi nhuận cho chi nhánh.

Giá vốn hàng bán: là chỉ tiêu phản ánh chi phí đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu này có xu hướng tăng tốc độ phát triển bình quân là 114,83% Năm 2016 tăng 12,87% tương ứng tăng 1.889.288.590 đồng so với năm 2015 Giá vốn hàng bán năm 2017 tăng 16,83% tương ứng tăng 2.788.605.907 đồng so với năm 2016 Như vậy công ty đã mở rộng quy mô kinh doanh, số sản phẩm bán ra tăng qua các năm, nhưng giá vốn hàng bán tăng trực tiếp làm giảm tổng lợi nhuận của công ty vì sản xuất sản phẩm thịt, xúc xích đầu vào tăng lên do sự biến động của giá cả thị trường kèm theo các khoản chi phí khác tăng lên.

Các khoản chi phí: qua 3 năm các khoản chi phí biến động đáng kể Cụ thể tốc độ phát triển bình quân của chi phí tài chính 145,97%, năm 2016 tăng 25,86% tương ứng tăng 107.945.843 đồng so với năm 2015, năm 2017 tăng 69,3% làm cho mức chi phí tăng 364.077.290 đồng so với năm 2016 Chi phí bán hàng 33,9%, năm 2016 tăng 30,77% tương ứng tăng 512.365.559 đồng so với năm 2015 Năm 2017 tăng 37,11% tương ứng tăng 808.197.893 đồng so với năm 2016 Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.18%, năm 2016 tăng 15,48% tương ứng chi phí tăng 422.737.605 đồng so với năm 2015 Năm 2017 chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 2,38% làm cho chi phí giảm 74.999.650 đồng so với năm 2016 Do quản lý chưa có chiếm lược, lãng phí nguồn nhân lực đã làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp đồng thời giảm mức lợi nhuận. Nhưvậy, công ty nên điều chỉnh các khoản chi phí hợp lý để nâng cao hiệu quả.

Như vậy, ta thấy kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015-2016 có rất nhiều biến động nhưng đang có xu hướng tăng ở các năm tiếp theo Chi nhánh đã chú trọng tới việc mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm đểđáp ứng nhu cầu người tiêu dùng tốt hơn, đang trên đà cạnh tranh phát triển chinhánh.

Bảng 2.4 Báo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm ( 2015-2017) Đơn vị tính: đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm Năm TĐPTBQ

Chênh lệch TĐPTLH Chênh lệch TĐPTLH

1 Doanh thu bán hàng và CCDV 20.348.725.955 23.900.577.086 28.655.748.165 3.551.851.131 117,45 4.755.171.079 119,90 118,67

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 35.903.471 26.088.654 45.084.755 (9.814.817) 72,66 18.996.101 172,81 112,06

3 Doanh thu thuần về bán hang và CCDV 20.312.822.484 23.874.488.432 28.610.663.410 3.561.665.948 117,53 4.736.174.978 119,84 118,68

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 5.632.277.574 7.304.714.932 9.252.284.003 1.672.437.358 129,69 1.947.569.071 126,66 128,17

6 Doanh thu hoạt động tài chính 13.196.584 12.800.570 19.311.748 (396.014) 97,00 6.511.178 150,87 120,97

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.730.547.688 3.153.285.293 3.078.285.643 422.737.605 115,48 (74.999.650) 97,62 106,18

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 832.112.865 1.461.105.202 2.317.909.918 628.992.337 175,59 856.804.716 158,64 166,90

14 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.504.417.465 2.304.651.119 3.122.375.548 800.233.654 153,19 817.724.429 135,48 144,06

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 300.883.493 460.930.224 624.475.110 160.046.731 153,19 163.544.886 135,48 144,06

16 Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.203.533.972 1.843.720.895 2.497.900.438 640.186.923 153,19 654.179.543 135,48 144,06

(Nguồn: phòng tài chính- kế toán)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOAN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI

Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại chi nhánh

3.1.1 Nhiệm vụ của phòng kế toán Để giữ vai trò công cụ quản lý có hiệu quả, kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh cần thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Phản ánh ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác tình hình hiện có và biến động của từng loại hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị.

-Phản ánh ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các khoản doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động của chi nhánh, đồng thời theo dõi đôn đốc các khoản phải thu của khách hàng.

-Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từnng hoạt động, giám sát tính hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và tình hình phân phối kết quả các hoạt động.

-Cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và định kỳ phân tích hoạt động liên quan đến quá trình bán hàng, xác định và phân phối kết quả.

3.1.2 Tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của chi nhánh được tổ chức theo mô hình tập trung, chi nhánh có một phòng kế toán duy nhất làm nhiệm vụ hạch toán tổng hợp, hạch toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong đơn vị, lập báo cáo kế toán theo quy định chung Bộ máy kế toán của chi nhánh thể hiện qua sơ đồ 3.1

Giải thích mối quan hệ trực tiếp

*Chức năng từng bộ phận kế toán

- Kế toán trưởng: giúp giám đốc công ty chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, nắm bắt thông tin kinh tế tài chính doanh nghiệp Quản lý nhân công cụ thể chức năng nhiệm vụ cho từng cán bộ nhân viên trong phòng phù hợp năng lực và trình độ chuyên môn của từng người.Chịu sự kiểm tra giám sát về mặt nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán của cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng của nhà nước.Kiểm tra toàn bộ các chứng từ sổ sách liên quan phát sinh đến tài chính của công ty.

- Kế toán bán hàng: là bộ phận không thể thiếu trong các doanh nghiệp.Tập hợp các hóa đơn bán hàng, bao gồm hóa đơn bán hàng hàng hóa và hóa đơn bán dịch vụ.Theo dõi tổng hợp và chi tiết bán hàng ra, tính chiết khấu cho khách hàng, theo dõi các khoản phải thu, tình hình thu tiền và tình trạng công nợ của khách hàng Cuối ngày, tổng hợp số liệu bán hàng, mua hàng, thực hiện đối chiếu với thủ kho về số lượng xuất tồn trong ngày báo cáo cho kế toán trưởng.

- Kế toán thanh toán:tiếp nhận thủ tục thanh toán, kiểm tra chứng từ và xét duyệt hồ sơ thanh toán, thực hiện giao dịch với ngân hàng, lập, quản lý, tất toáncác hợp đồng tín dụng các khoản lãi Thực hiện việc nộp thuế( nhập khẩu, VAT ) hàng nhập khẩu, căn cứ vào kết quả kinh doanh của công ty tính toán tổng hợp thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước Lập báo cáo dự kiến thu chi hàng tuần, hàng tháng, cân đối tài chính.

- Kế toán kho: theo dõi lượng xuất, nhập tồn ở tất cả các khâu, các bộ phận trong hệ thống sản xuất, kịp thời đề xuất việc lập kế hoạch, dự trữ vật tư Tham gia công tác kiểm kê định kì (đột xuất), đối chiếu số liệu nhập của thủ kho và kế toán, chịu trách nhiệm lập biên bản kiểm kê.Lập báo cáo tồn kho báo cáo nhập xuất tồn.

- Kế toán công nợ: có nhiệm vụ theo dõi công nợ, phiếu thu chi, phiếu nhập kho để vào sổ chi tiết theo dõi công nợ đối với từng khách hàng, lập báo cáo hàng ngày, tháng, quý, năm theo quy định Theo dõi, đối chiếu, thanh toán tiền lương và theo dõi các khoản trích tạm ứng, tính toán kịp thời, chính xác, đúng chính sách chế độ tiền lương, các khoản trích theo lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động.

3.1.3 Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại chi nhánh

Chi nhánh đang sử dụng hệ thống tài khoản áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.có hiệu lực từ ngày 1/1/2015.

3.1.4 Chế độ kế toán áp dụng tại chi nhánh

Công ty áp dụng chế độ kế toán theo TT 200/2014/TT – BTC

- Về phương pháp tính thuế GTGT: công ty áp dụng phương pháp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ

- Về phương pháp hoạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên

- Phương pháp kế toán tính khấu hao TSCĐ: áp dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng

-Phương pháp tính giá trị xuất kho: Phương pháp tính giá bình quân cả kỳ dự trữ

-Niên độ kế toán áp dụng: được xác định theo năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 tính theo năm dương lịch

- Báo cáo tài chính của công ty được lập hằng năm

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán : Đồng Việt Nam

3.1.5 Hình thức ghi sổ kế toán

Công ty ghi sổ theo hình thức nhật kí chung Đặc trưng cơ bản của của hình thức kế toán Nhật Kí Chung : Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật kímà trọng tâm là sổ nhật kí chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụđó Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật kí để ghi sổ cái và các số có liên quan theo từng nghiệp vụ phát sinh

* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật kí chung:

(1) Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từđã được kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật Kí Chung. sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật kí chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối phát sinh.

Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết ) được dùng để lập báo cáo

Nhật ký đặc biệt Sổ cái

Bảng tổng hợp chi tiết

Sơ đồ 3.2 Hình thức ghi sổ của công ty

Giải thích: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra

Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

3.2.1 Đặc điểm hàng hóa kinh doanh của chi nhánh

Một số hàng chủ yếu kinh doanh tại công ty:Các loại xúc xích như xúc xích xông khói, xúc xích nướng, xúc xích cay, xúc xích vườn bia, xúc xích tiệt trùng, thịt gà tẩm, thịt gà sạch.

Thị trường tiêu thụ: hiện nay thị trường tiêu thụ chính của chi nhánh là nơi tập trung đông dân cư, nơi chủ yếu tăng lợi nhuận của chi nhánh như các siêu thị lớn trong nước Big C, siêu thị Metro, Vicom các đại lý lớn nhỏ trên nhiều địa bàn Công ty luôn là doanh nghiệp cung cấp sản phẩm đứng đầu về chất lượng và giá cả Mặc dù, hiện nay có rất nhiều công ty kinh doanh với cùng mặt hàng, đòi hỏi một sự cạnh tranh gay gắt nhưng sản phẩm công ty vấn chiếm lĩnh thị trường vững vàng, ổn định.

*Phương thức bán hàng và phương thức thánh toán của chi nhánh

Hiện nay công ty bán hàng chủ yếu theo hợp đồng Khi các hợp đồng mua bán được kí kết giữa chi nhánh với đối tác sẽđảm bảo việc mua hàng được chắc chắn.Theo đó công ty sẽ thực hiện các đơn hàng cho bên mua từ kho hoặc vận chuyển thẳng theo thời gian vàđịađiểm hai bên thỏa thuận trong hợp đồng Ngoài ra chi nhánh vẫn sử dụng hình thức bán buôn, bán lẻ cho các siêu thị, đại lý, người tiêu dùng….

+ Thanh toán hết bằng chuyển khoản, không dùng tiền mặt.

+Đối với khách kí hợp đồng: Thanh toán có thời hạn ghi trong thỏa thuận + Đối với khách buôn, bán lẻ: Thanh toán bằng chuyển khoản hoặc thanh toán ngay.

Ngoài ra còn có các hình thức khác: mua hàng với số lượng lớn được hưởng chiết khấu hoặc giảm giá Thanh toán trước thời hạn theo hợp đồng được hưởng chiết khấu thanh toán.

* Phương pháp xác định giá vốn hàng bán

Giá vốn của hàng bán ra được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ Giá vốn của hàng bán ra được tính vào cuối tháng.

Giá vốn hàng hóa bán ra bao gồm cả giá trị của hàng bán ra, phần chi phí thu mua công ty hạch toán ngay váo giá trị hàng hóa ở thời điểm nhập kho.

Xác định giá vốn: cuối kỳ kế toán tính đơn giá bình quân cho từng mặt hàng: Đơn giá ( tổng giá trị tồn đầu kỳ+ tổng giá trị mua trong kỳ) bình quân = (tổng số lượng tồn đầu kỳ+ tổng số lượng mua trong kỳ)

Sau đó tính giá trị xuất kho của hàng xuất kho:

Trị giá hàng xuất kho= Đơn giá bình quân × Số lượng xuất bán

3.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng

Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, đơn đặt hàng, phiếu thu, giấy báo có Tài khoản sử dụng: để phản ánh doanh thu bán hàng, chi nhánh sử dụng

TK 511- doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Quy trình hạch toán: hằng ngày, căn cứ vào chứng từ, hóa đơn kế toán ghi vào sổ nhật ký chung Cuối tháng, kế toán tổng hợp dựa vào sổ nhật ký của từng loại doanh thu để ghi vào sổ cái các TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” Chi nhánh sử dụng sổ nhật ký chung để ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và lập định khoản làm cơ sở

Ví dụ: nghiệp vụ phát sinh trong tháng:

NV1: Ngày 12/10/2017, xuất bán theo (PXK 128) 1050 kg thịt gà tẩm cho công ty TNHH TMDV Hồng Sen, giá bán 129.676 đồng/kg, thuế GTGT 10%, thu tiền (PT624) (mẫu số 3.1) của khách hàng là : 149.776.000 đồng.

Kế toán ghi bút toán doanh thu bán hàng:

Mẫu số 3.1 Trích phiếu thu

Chi nhánh : CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P VIỆT NAM-

NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SẢN PHẨM THỊT HÀ NỘI Địa chỉ : Lô CN.B3 khu CN Phú Nghĩa xã Phú Nghĩa huyện Chương Mỹ Hà Nội

Bộ phận : CPV Food- Phú Nghĩa Số : 3130419642

Khách hàng : Công ty TNHH TMDV Hồng Sen Ngày : 12/10/2017 Diễn giải : Thu tiền ngân hàng BIDV Mã CV : 2000028626

Loại Ngày Ngân hàng Số tiền

Tổng (Một trăm bốn mươi chín triệu bảy trăm bảy 149.776.000 mươi sáu nghìn đồng chẵn)

Các nghiệp vụ phát sinh, kế toán ghi váo sổ NKC ( theo mẫu số 3.2) và ghi vào sổ cái TK511 (theo mẫu số 3.3)

Mẫu số 3.2.Sổ nhật ký chung (trích)

Chứng từ Diễn giải TK Số phát sinh

Ngày tháng số hiệu ĐƯ Nợ Có

Cộng số tháng trước chuyển sang

2/10/2017 PC330 Mua đồ dùng VPP( công ty

VPP Hồng Hà) Chi cho bộ phận QLDN 642 5.400.370

2/10/2017 PC331 Giả tiền điện thoại cho 642 4.753.800

BPQL HĐGTGT Thuế GTGT được khấu trừ 1331 475.380 000010

3/10/2017 PC332 Trả tiền điện thoại cho 641 3.000.000

BPBH HĐGTGT Thuế GTGT được khấu trừ 1331 300.000 000011

11/10/2017 Chi phí sửa chữa máy của 627 5.285.000

PC333 Đã thanh toán CK 1121 5.285.000

11/110/2017 PXK127 Xuất 30 bộ quần áo bảo hộ 627 6.900.450 lao động

Tổng giá trị đã xuất 153 6.900.450

12/10/2017 PXK128 Xuất bán 1050 kg thịt gà tẩm PT624 Thu tiền khách hàng 111 149.776.000

Doanh thu bán hàng và 511 136.160.000 cung cấp dịch vụ

13/10/2017 PXK129 Xuất bán xúc xích tuyệt trùng cho siêu thị Lan Chi GBC02 Thu tiền khách hàng Ck 1121 115.918.440

13/10/2017 Doanh thu bán hàng và 511 105.380.400 cung cấp dịch vụ

14/10/2017 Chi phí vận chuyển giao hàng các siêu thị

PC334 Chi phí bán hàng 641 8.008.250

HĐGTGT Thuế GTGT được khấu trừ 1331 800.825

HĐGTGT Thuế GTGT được khấu trừ 1331 458.789

UNC05 Thanh toán bằng TGNH 1121 5.046.675

19/10/2017 Giá trị còn lại của ô tô 811 268.870.968

Giá trị hao mòn ô tô 2141 31.129.032

19/10/2017 Doanh thu từ nhượng bán ô 131 272.600.000 tô

23/10/2017 PXK136 Xuất kho xúc xích cho siêu 63201 103.678.903 thị T-Mart

Xuất kho xúc xích cho siêu 15501 103.678.903 thị T-Mart 23/10/2017 GBC04 Thu bằng tiền gửi ngân 1121 182.269.340 hàng

Doanh thu bán hàng và 511 165.699.400 cung cấp dịch vụ

Xuất kho 250 gói gà tẩm 30/10/2017 PXK143 bán cho công ty CPTM 63202 124.250.600 dịch vụ Vicom Xuất kho 250 gói gà tẩm bán cho công ty CPTM 15502 124.250.600 dịch vụ Vicom 30/10/2017 PT627 Phải thu khách hàng 131 233.951.153

Doanh thu bán hàng và 511 212.682.866 cung cấp dịch vụ

30/10/2017 GBC05 Lãi tài khoản ngân hàng 1121 12.409.040

31/10/2017 Khấu hao của BP PXSX 627 40.526.500

Khấu hao của BP QLDN 642 11.230.357

Khấu hao của BP BH 641 6.644.892

31/10/2017 GBN02 Trả tiền lãi vay 635 21.300.226

GBN02 Trả tiền lãi vay 1121 21.300.226

31/10/2017 Kết chuyển giá vốn hàng 911 1.036.586.076 bán trong kỳ

Kết chuyển giá vốn hàng 63201 646.121.476 bán trong kỳ

Kết chuyển giá vốn hàn 63202 390.464.600

31/10/2017 Kết chuyển chi phí khác 911 268.870.968

Kết chuyển chi phí khác 811 268.870.968

31/10/2017 Kết chuyển doanh thu BH 511 1.644.537.189 và CCDV

Kết chuyển doanh thu BH 911 1.644.537.189 và CCDV 31/10/2017 Kết chuyển thu nhập khác 711 247.818.182

Kết chuyển thu nhập khác 911 247.818.182

31/10/2017 Kết chuyển CP thuế TNDN 911 43.654.485

Kết chuyển CP thuế TNDN 821 43.654.485

31/10/2017 Xác địn kết quả hoạt động 911 174.617.939 kinh doanh

Xác địn kết quả hoạt động 421 174.617.939 kinh doanh

Sau khi ghi vào sổ “Nhật ký chung” kế toán tổng hợp ghi vào sổ cái TK

511 theo thứ tự ngày phát sinh Tổng doanh thu bán hàng hóa được thể hiện qua bảng 3.1:

Bảng3.1:Tổng doanh thu bán hàng hóa tháng 10/2018 Đơn vị tính: VNĐ

STT Nội dung Số tiền

1 Xuất kho 1100 gói xúc xích cho các siêu thị vicommerce 242,500,668

2 Xuất bán 1050 kg thịt gà tẩm 136,160,000

3 Xuất bán xúc xích tuyệt trùng cho siêu thị Lan Chi 105,380,400

4 Xuất xúc xích cho Metro Thăng Long 365,677,455

5 Xuất kho xúc xích cho siêu thị T-Mart 165,699,400

6 Xuất kho 315 kg thịt gà bán cho cty TNHH thương mại Hồng sen 265,450,800

7 Xuất kho xúc xích bán cho siêu thị Big C 150,985,600

8 Xuất kho 250 gói gà tẩm bán cho công ty CPTM dịch vụ Vicom 212,682,866

Mẫu số 3.3 Trích sổ cái TK 511

Tên tài khoản: Doanh thu bán hàng và CCDV

Ngày Chứng từ Số phát sinh tháng Ngày Diễn giải TK ghi sổ Số hiệu tháng ĐƯ Nợ Có

Thu bằng tiền gửi ngân

12/10 PT624 12/10 Thu tiền khách hàng 111 136.160.000

13/10 GBC02 13/10 Thu tiền khách hàng 1121 105.380.400

Thu bằng tiền gửi ngân

Thu bằng tiền gửi ngân

25/10 PT625 25/10 Phải thu khách hàng 131 265.450.800

26/10 PT626 26/10 Phải thu khách hàng 131 150.985.600

30/10 PT627 30/10 Phải thu khách hàng 131 212.682.866

Ngày 31/10/2017 kết chuyển doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh kế toán ghi:

3.2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Để phản ánh các hoạt động giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ, công ty sử dụng TK 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu” và được chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2:

TK 5211: Chiết khấu thương mại

TK 5212: Giảm giá hàng bán

TK 5213: Hàng bán bị trả lại

Tại chi nhánh kế toán các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng sử dụng các chứng từ sau: hợp đồng kinh tế, hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu nhập kho hàng trả lại, biên bản thu hồi hàng bán bị trả lại…

Các chứng từ thanh toán: Phiếu thu, ủy nhiệm thu, giấy báo có… Trong tháng 10/2017, chi nhánh không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu nào nên kế toán không hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến các loại tài khoản này.

3.2.4 Kế toán giá vốn hàng bán

Tài khoản kế toán sử dụng: TK 632 – Giá vốn hàng bán được chi tiết thành:

TK 63201: giá vốn xúc xích

TK 63202 : giá vốn thịt gà

Một số giải pháp hoàn thiện công tác bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Trong quá trình thực tập tại chi nhánh em đã được tiếp cận môi trường làm việc thực tế và tìm hiểu quá trình hoạt động của chi nhánh Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tương đối đơn giản việc tập hợp chi phí thường xuyên, liên tục, kết quả kinh doanh được cập nhật định kỳ hàng tháng, quý, năm.Tạo điều kiện cho việc cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng cho yêu cầu quản lý của chi nhánh.

Về tổ chức bộ máy kế toán

Công ty đã xây dựng bộ máy kế toán gọn nhẹ, tổ chức tương đối hoàn chỉnh với đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững vàng được phân công trách nhiệm rõ ràng Mỗi nhân viên trong phòng kế toán tại công ty được được phân công một mảng nhất định trong chuỗi công tác kế toán cũng như công tác quản lý tài chính của chi nhánh.

Về hệ thống sổ sách, chứng từ, tài khoản sử dụng

- Trong điều kiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên và có giá trị lớn nên công ty áp dụng hình thức tổ chức sổ nhật kí chung là hoàn toàn hợp lý giúp cho công tác quản lý chặt chẽ và có hiệu quả Hệ thống sổ sách kế toán được công ty áp dụng đúng với quy định tài chính hiện hành Bộ chứng từ kế toán mà công ty áp dụng theo đúng theo đúng mẫu quy định, tổ chức luân chuyển hợp lý, nhanh chóng, kịp thời, chính xác và tuân thủ đúng quy định.

-Chi nhánh đã áp dụng đúng các tài khoản, theo TT 200 ban hành ngày 24/12/2014 của bộ tài chính.

Về kế toán hàng tồn kho

Công việc hạch toán kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên rất phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty Đảm bảo cung cấp thường xuyên và liên tục về tình hình nhập, xuất hàng tồn hàng hóa tại công ty phục vụ, kịp thời cho yêu cầu quản lý.

Về kế toán bán hàng

Bộ phận kế toán nghiệp vụ bán hàng nói riêng và công tác kế toán của chi chỉ tiêu kinh tế Các số liệu kế toán phản ánh một cách chính xác, trung thực, hợp lý, rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý kinh doanh.

Chi nhánh đã theo dõi chi tiết giá vốn của các loại sản phẩm sản xuất. Tuy nhiên chưa chi tiết doanh thu lại được sử dụng chung cho tất cả các mặt hàng điều đó sẽ không xác định được doanh thu của từng mặt hàng Khó khăn của việc không chi tiết doanh thu sản phẩm dẫn đến không xác định được lợi nhuận từng mặt hàng, sản phẩm bán nhiều, bán ít không nắm bắt được, gây khó khăn phát triển thị trường Đó là nguyên nhân dẫn đến nhà quản trị khó đưa ra được phương hướng đầu tư phát triển mặt hàng nào trong tương lai.

Bộ máy kế toán tuy gọn nhẹ nên hầu hết các kế toán viên phải kiêm nhiệm một số phần khác Do đó công việc và trách nhiệm của mỗi kế toán nặng nề và thường dồn vào cuối tháng, đôi khi do áp lực công việc mà kế toán viên không đảm bảo được tính kịp thời và chính xác như yêu cầu Chi nhánh chưa có bộ phận kế toán quản trị riêng biệt, người làm kế toán tài chính phải kiêm cả kế toán quản trị khiến công việc nhiều gây căng thẳng cho nhân viên.

Hiện nay công ty vẫn chưa tiến hành trích lập dự phòng đặc biệt là dự phòng phải thu khó đòi Do trong quá trình kinh doanh cũng không tránh khỏi những trường hợp công ty gặp phải những khách hàng lâm vào tính trạng khách hàng không có khả năng thanh toán nợ hay lâm vào tình trạng phá sản… làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

3.3.2 Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của chi nhánh

Qua thời gian thực tập tại chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam - Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội Trên cơ sở những kiến thức đã học và qua thực tiễn tìm hiểu về công ty và xuất phát từ những đặc điểm phân tích trên, em xin đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của chi nhánh,các sản pháp hoàn thiện cụ thể như sau:

- Hàng hóa chi nhánh kinh doanh gồm nhiều mặt hàng, mỗi loại mang lại mức lợi nhuận khác nhau Để tăng lợi nhuận thì phải chú trọng nâng cao doanh thu của mặt hàng với mức lãi cao Vì vậy, ta cần xác định kết quả kinh doanh của từng mặt hàng, theo dõi hạch toán riêng từng mặt hàng, xây dựng

- Để biết được doanh thu, lợi nhuận từng mặt hàng,kế toán theo dõi chi tiết từng loại hàng hóa bằng cách mở các tài khoản chi tiết.

TK 5111- Doanh thu bán hàng được chi tiết:

-TK 511101: doanh thu bán hàng xúc xích xông khói

-TK 511102: doanh thu bán hàng xúc xích Redtiệt trùng

-TK 511103: doanh thu bán hàng xúc xích Gold tiệt trùng

-TK 511104: doanh thu bán hàng xúc xích vườn bia

-TK 511105: doanh thu bán hàng xúc xích Pháp

-TK 511106: Doanh thu bán hàng Vealz

-TK 511201: Doanh thu bán hàng gà tẩm

-TK 511202: Doanh thu bán hàng gà ta nguyên con Đồng thời mở tài chi tiết cho TK 632 – giá vốn hàng bán

-TK 63201 : giá vốn xúc xích xông khói

-TK 63202 : giá vốn xúc xích Red tiệt trùng

-TK 63203 : giá vốn xúc xích Gold tiệt trùng

-TK 63204 : giá vốn xúc xích vườn bia

-TK 63205 : giá vốn xúc xích pháp

-TK 63206 : giá vốn xúc xích Vealz

-TK 632201 : Giá vốn thịt gà tẩm

-TK 632202 : Giá vốn thịt gà nguyên con

Bên cạnh mở tài khoản chi tiết doanh thu, chi nhánh nên mở sổ chi tiết doanh thu, có thể tham khảo mẫu sổ chi tiết doanh thu bán hàng (mẫu số 3.20):

Mẫu số 3.20 Sổ chi tiết doanh thu bán hàng

SỔ CHI TIẾT DOANH THU BÁN HÀNG

Ngày Chứng từ Doanh thu Các khoản giảm trừ tháng Số Ngày Diễn giải TK Số Đơn Thành CKTM GGHB HBBTL ghi sổ hiệu tháng ĐƯ lượng giá tiền

-Chi nhánh cần tuyển thêm kế toán tránh tình trạng kế toán tài chính kiêm kế toán quản trị để công việc được phân đều không gây áp lực, căng thẳng cho nhân viên, để họ tập trung, sáng tạo thì công việc sẽ năng suất và hiệu quả hơn Để phát huy năng lực làm việc của đội ngũ nhân viên cũng như khả năng sáng tạo, cống hiến xây dựng phát triển chi nhánh, cần phải có chính sách tiết kiệm liên quan đến, khen thưởng, bồi dưỡng, phúc lợi, dành cho đội ngũ nhân viên để họ gắn bó lâu dài, làm việc trong môi trường năng động tạo tinh thần thoải mái, hăng say với công việc

- Việc dự phòng giúp kế toán đảm bảo được nguyên tắc thận trọng trong việc phản ánh chính xác giá trị của tài sản trên báo cáo tài chính, phản ánh đúng thu nhập và chi phí phát sinh trong kì Việc trích lập khoản dự phòng hàng tồn kho phải thõa mãn các điều kiện: Không vượt quá lợi nhuận phát sinh trong năm và có bằng chứng xác đáng về những thiệt hại do giảm giá hàng tồn kho tại thời điểm cuối năm tài chính

Khi một nền kinh tế ngày càng phát triển, một thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt Một doanh nghiệp muốn tồn tại được và đứng vững trên thị trường thì trước hết phải kinh doanh có hiệu quả, lấy thu bù chi đảm bảo có lãi, nâng cao hiệu quả kinh doanh Muốn vậy DN phải có chính sách bán hàng hợp lý cùng với việc đó là không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp Điều đó đòi hỏi bộ máy quản lý phải có kiến thức đầy đủ, tổng hợp và chuyên sâu về kinh tế để có chiến lược kinh doanh dài hạn Trong chiến lược đó công tác kế toán giữ vai trò hết sức quan trọng và là công cụ đắc lực phục vụ cho công tác quản lý, cung cấp những thông tin cần thiết cho việc ra quyết định của Ban Lãnh Đạo Vì vậy việc tổ chức hạch toán khoa học, hợp lý công tác kế toán đặc biệt là kế toán bán hàng có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển đối với một doanh nghiệp Hoàn thiện nghiệp vụ bán hàng sẽ góp phần hoàn thiện bộ máy kế toán của đơn vị giúp cho đơn vị có thể tiết kiệm những chi phí không cần thiết mà vẫn đảm bảo tính chính xác, kịp thời của báo cáo kế toán Trong thời gian tới khi mà chi nhánh từng bước mở rộng xuất khẩu sang nhiều nước khác trên thế giới, em hi vọng rằng kế toán của chi nhánh sẽ ngày càng hoàn thiện, bù đắp những thiếu sót, giải quyết những khó khăn, vướng đọng và là cánh tay đắc lực cho giám đốc.

Qua quá trình học tập tại trường Đại Học Lâm Nghiệp và sau thời gian thực tập tại chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội, được sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn và các anh chị trong phòng kế toán tài chính cùng với sự cố gắng của bản thân, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Trong quá trình thực tập tại công ty vì trình độ, thời gian còn hạn chế nên trong bài khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa kinh tế và quản trị kinh doanh.

1.Bộ Tài Chính ( 2014), thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 về chế độ kế toán trong doanh nghiệp.

2 Ngô Thế Chi (chủ biên),Trương Thị Thủy (2012), Giáo trình kế toán tài chính, nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.

3 Ngô Thế Chi (2013), giáo trình kế toán tài chính, nhà xuất bản tài chính.

Ngày đăng: 11/10/2023, 20:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Bộ Tài Chính ( 2014), thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 về chế độ kế toán trong doanh nghiệp Khác
2. Ngô Thế Chi (chủ biên),Trương Thị Thủy (2012), Giáo trình kế toán tài chính, nhà xuất bản tài chính, Hà Nội Khác
3. Ngô Thế Chi (2013), giáo trình kế toán tài chính, nhà xuất bản tài chính Khác
4. Trần Đình Khôi (2007), nguyên lý kế toán, nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội Khác
5.Nguyễn Văn Nhiệm, hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp theo chế độ kế toán, nhà xuất bản thống kê Khác
6. Nguyễn Ngọc Quang (2014), giáo trình kế toán quản trị,nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Khác
7.Bùi Thị Sen (chủ biên), Hoàng Vũ Hải, Nguyễn Thị Bích Diệp,bài giảng kế toán tài chính 2,nhà xuất bản trường Đại học Lâm nghiệp (2016) Khác
8.Đoàn Xuân Tiên (2007), giáo trình kế toán quản trị doanh nghiệp, nhà sản xuất bản tài chính Khác
9. Tài liệu phòng tài chính kế toán của chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam -Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội năm (2015-2017) Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Cơ cấu lao động của chi nhánh tại thời điểm 31/10/2017 .............. 27 Bảng 2.2 - Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam nhà máy chế biến sản phẩm thịt hà nội
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động của chi nhánh tại thời điểm 31/10/2017 .............. 27 Bảng 2.2 (Trang 6)
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam nhà máy chế biến sản phẩm thịt hà nội
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Trang 20)
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ trình tự hoạch toán giá vốn hàng bán - Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam nhà máy chế biến sản phẩm thịt hà nội
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ trình tự hoạch toán giá vốn hàng bán (Trang 21)
Sơ đồ1.3. Sơ đồ hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu - Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam nhà máy chế biến sản phẩm thịt hà nội
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu (Trang 22)
Sơ đồ 1.4. Trình tự hạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh  nghiệp 1.2.5.Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính - Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam nhà máy chế biến sản phẩm thịt hà nội
Sơ đồ 1.4. Trình tự hạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp 1.2.5.Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính (Trang 23)
Sơ đồ 1.5. Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính - Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam nhà máy chế biến sản phẩm thịt hà nội
Sơ đồ 1.5. Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính (Trang 24)
Sơ đồ 1.6. Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động tài chính - Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam nhà máy chế biến sản phẩm thịt hà nội
Sơ đồ 1.6. Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động tài chính (Trang 25)
Sơ đồ 1.7. Sơ đồ hoạch toán thu nhập khác - Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam nhà máy chế biến sản phẩm thịt hà nội
Sơ đồ 1.7. Sơ đồ hoạch toán thu nhập khác (Trang 26)
Sơ đồ 1.9. Sơ đồ hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp - Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam nhà máy chế biến sản phẩm thịt hà nội
Sơ đồ 1.9. Sơ đồ hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (Trang 27)
Sơ đồ 1.10. Sơ đồ hạch toán kế toán xác định - Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam nhà máy chế biến sản phẩm thịt hà nội
Sơ đồ 1.10. Sơ đồ hạch toán kế toán xác định (Trang 28)
Sơ đồ 2.1. Bộ máy quản lý của công ty - Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam nhà máy chế biến sản phẩm thịt hà nội
Sơ đồ 2.1. Bộ máy quản lý của công ty (Trang 32)
Sơ đồ 1.2 Quy trình tổ chức bán hàng của chi nhánh - Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam nhà máy chế biến sản phẩm thịt hà nội
Sơ đồ 1.2 Quy trình tổ chức bán hàng của chi nhánh (Trang 34)
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động của chi nhánh tại thời điểm 31/10/2017 - Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam nhà máy chế biến sản phẩm thịt hà nội
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động của chi nhánh tại thời điểm 31/10/2017 (Trang 35)
Bảng 2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của chi nhánh năm 2015- 2017 - Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam nhà máy chế biến sản phẩm thịt hà nội
Bảng 2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của chi nhánh năm 2015- 2017 (Trang 36)
Bảng 2.3. Cơ sởvật chất kỹ thuật của chi nhánh - Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam nhà máy chế biến sản phẩm thịt hà nội
Bảng 2.3. Cơ sởvật chất kỹ thuật của chi nhánh (Trang 38)
Bảng 2.4. Báo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm ( 2015-2017) - Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam nhà máy chế biến sản phẩm thịt hà nội
Bảng 2.4. Báo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm ( 2015-2017) (Trang 41)
Bảng cân đối TK - Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam nhà máy chế biến sản phẩm thịt hà nội
Bảng c ân đối TK (Trang 47)
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp giá vốn hàng bán tháng 10/2018 - Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam nhà máy chế biến sản phẩm thịt hà nội
Bảng 3.2 Bảng tổng hợp giá vốn hàng bán tháng 10/2018 (Trang 58)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w