1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hạ tầng thanh toán điện tử của việt nam hiện nay, mô hình b2b

104 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng hạ tầng thanh toán điện tử của việt nam hiện nay, mô hình b2b
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 2,38 MB

Cấu trúc

  • I. Tổng quan về Thanh toán điện tử (4)
    • 1.1 Khái niệm (4)
    • 1.2 Đặc điểm của thanh toán điện tử (TTĐT) (4)
    • 1.3 Sự cần thiết khách quan và vai trò của Thanh toán điện tử trong nền kinh tế (5)
    • 1.4 Những hình thức thanh toán điện tử (8)
  • II. Thực trạng hạ tầng thanh toán điện tử của Việt Nam hiện nay (9)
  • III. Giải pháp nhằm phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán ở Việt Nam (13)
  • I. T ỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B (22)
    • 1.1. Khái niệm và đặc điểm thương mại điện tử B2B (22)
      • 1.1.1 Khái niệm (22)
      • 1.1.2 Đặc điểm (23)
      • 1.1.3 Các phương thức thương mại điện tử B2B (23)
    • 1.3. Mục đích của việc doanh nghiệp tham gia mô hình thương mại điện tử B2B.25 (25)
      • 1.3.1 Tiết kiệm chi phí quảng cáo, chi phí quản lý và các khoản chi phí khác (25)
      • 1.3.2 Việc phân phối sản phẩm diễn ra một cách xuyên suốt, dễ dàng (25)
      • 1.3.3 Tiếp cận với thị trường quốc tế một cách dễ dàng hơn (25)
    • 2.2. Mô hình doanh thu của Alibaba (26)
      • 2.2.1. Mô hình Alibaba.com, ứng dụng và mô tả mô hình (26)
      • 1.1.1. Khái niệm (28)
      • 1.1.2. Thuận lợi (28)
  • A, Mô tả công nghệ (32)
  • B, Mục đích sử dụng công nghệ, các ngành nghề hay sử dụng công nghệ (33)
    • 1.1. Định nghĩa (48)
    • 1.2. Cách thức hoạt động (49)
    • 2. Mô hình ứng dụng EDI điển hình (50)
    • 3. Mục đích và đói tượng sử dụng EDI (51)
    • 4. Chi phí sử dụng EDI (52)
    • 5. Các trở ngại và thuận lợi khi sử dụng EDI (54)
  • A. Một số khác biệt giữa công nghệ RFID và công nghệ mã vạch (0)
    • 1. Smart card là gì? (66)
      • 1.1. Khái niệm (67)
      • 1.2. Các cấp độ dịch vụ công trực tuyến (67)
      • 2.2. Đánh giá việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến (73)
      • 2.3. Hiện trạng cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Việt Nam liên quan đến thương mại tại môt số bộ, ngành và địa phương (75)
      • 2.1. Thực trạng kết nối internet trên cả nước (94)
    • 3. Các nhà cung cấp dịch vụ kết nối và một số dịch vụ phổ biến (95)
      • 3.1. Đánh giá hiệu quả (97)
      • 3.2. Giải pháp khắc phục những hạn chế (100)
        • 3.2.1. Nâng cao nhận thức (100)

Nội dung

Tổng quan về Thanh toán điện tử

Khái niệm

TTĐT (hay còn gọi là thanh toán trực tuyến) là một mô hình giao dịch không dùng tiền mặt đã phổ biến trên thế giới Có rất nhiều hình thức thanh toán điện tử như: thông qua thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, ví điện tử Payoo, payment gateway, thanh toán qua điện thoại v.v…

Thông qua thanh toán điện tử người dùng sẽ không sử dụng tiền mặt để thanh toán chi trả các hoạt động giao dịch mua bán của mình mà thay vào đó là sử dụng các loại thẻ tín dụng, các thẻ này đã được chứng thực và được sự bảo đảm của các Ngân hàng Điều này rất an toàn và tiện dụng, có tính bảo mật cao.

Hạ tầng thanh toán điện tử là tổ hợp các thiết bị, máy móc, hệ thống, phần mềm có chức năng phục vụ trực tiếp cho việc thanh toán điện tử

Đặc điểm của thanh toán điện tử (TTĐT)

Sự ra đời của hình thức TTĐT gắn liền với sự ra đời của đồng tiền ghi sổ và sự phát triển của nó gắn liền với sự phá triển của hệ thống Ngân hàng Sự tồn tại và lớn mạnh của hệ thống này đã tạo điều kiện cho cá nhân và các tổ chức kinh tế mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và thực hiện việc thanh toán thông qua việc chuyển khoản trong hệ thống ngân hàng.

TTĐT là một hình thức vận động tiền tệ mà ở đây tiền vừa là công cụ để kế toán, vừa là công cụ để chuyển hóa hình thức giá trị của hàng hóa và dịch vụ Nó có một số đặc điểm sau:

+ Trong TTĐT sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động của hàng hóa cả về thời gian lẫn không gian và thường không có sự ăn khớp nhau Đây là đặc điểm quan trọng và nổi bật nhất của hình thức TTĐT.

+ Trong TTĐT, vật trung gian trao đổi không xuất hiện như trong hình thức thanh toán dùng tiền mặt theo kiểu H-T-H mà chỉ xuất hiện dưới dạng tiền kế toán hay tiền ghi sổ và được ghi chép trên các chứng từ sổ sách kế toán, đây là đặc điểm riêng của TTĐT.

+ Trong TTĐT, ngân hàng vừa là người tổ chức vừa là người thực hiện các khoản thanh toán Chỉ có ngân hàng, người quản lý tài khoản tiền gửi của các khách hàng mới được quyền trích chuyển những tài khoản này theo các nguyên tắc chuyên môn đặc thù như là một nghiệp vụ riêng của mình Với nghiệp vụ này, ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán đối với các khách hàng của mình.

Với những đặc điểm nêu trên TTĐT nếu được tổ chức và thực hiện tốt sẽ phát huy được tác dụng tích cực của nó Trong tương lai, theo đà phát triển của xã hội và theo nhu cầu của thị trường TTĐT sẽ giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc lưu chuyển tiền tệ và trong thanh toán giá trị của nền kinh tế.

Sự cần thiết khách quan và vai trò của Thanh toán điện tử trong nền kinh tế

1.3.1 Sự cần thiết khách quan của thanh toán điện tử

Thanh toán là khâu mở đầu và cũng là khâu kết thúc của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá Chính vì vậy các phương tiện thanh toán luôn luôn được đổi mới hiện đại để phù hợp với nhịp độ tăng trưởng không ngừng của quá trình sản xuất - lưu thông hàng hoá.

Nền sản xuất hàng hoá càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng cao và khối lượng hàng hoá, dịch vụ ngày càng đa dạng cả về khối lượng và chất lượng, các quan hệ thương mại được mở rộng trên phạm vi quốc tế thì việc thanh toán bằng tiền mặt gặp nhiều trở ngại và bộc lộ những hạn chế nhất định Trước hết là thanh toán bằng tiền mặt có độ an toàn không cao, với khối lượng hàng hoá, dịch vụ giao dịch lớn thì việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt sẽ không an toàn cho cả người trả tiền và người nhận tiền do trong quá trình thanh toán phải có sự kiểm đếm, bảo quản, vận chuyển tiền Tiếp đó, khi quan hệ thanh toán mở rộng ra phạm vi quốc tế thì chi phí về thủ tục chuyển đổi tiền để thanh toán chi trả sẽ rất lớn vì khoảng cách giữa người mua và người bán đôi khi ở rất xa, trong khi thời gian để người mua mang tiền đến trả bị khống chế, điều này dẫn đến sự kìm hãm sản xuất- lưu thông hàng hoá Hơn nữa, thanh toán bằng tiền mặt hạn chế khả năng tạo tiền của Ngân hàng Thương Mại (NHTM), gây ra nạn làm tiền giả Ngoài ra, còn một vấn đề quan trọng nữa là chi phí rất lớn mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải bỏ ra để in tiền, vận chuyển, bảo quản tiền mặt.

Từ thực tế khách quan này, và trong thời kỳ nền kinh tế chuyển sang một giai đoạn phát triển mạnh mẽ, tiền mặt không thể đáp ứng nhu cầu thanh toán của toàn bộ nền kinh tế đòi hỏi phải có những hình thức thanh toán mới ra đời tiên tiến hơn, hiện đại hơn, phù hợp và đáp ứng được nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hoá Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ra đời đã khắc phục được những hạn chế của thanh toán bằng tiền mặt, đồng thời thúc đẩy sự phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế.

Thanh toán điện tử ngày càng đựơc mở rộng là do sự phát triển chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ; tuy nhiên sự mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt liên quan đến quy luật tạo tiền, tăng bội số tín dụng của các NHTM cũng như thay đổi mối quan hệ giữa tiền mặt và tiền ghi sổ(M và M1).

1.3.2 Vai trò của Thanh toán điện tử trong nền kinh tế.

Khi nền kinh tế thị trường phát triển thì TTĐT có vị trí vô cùng quan trọng TTĐT đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và là một phần không thể thiếu được trong hoạt động kinh tế, điều đó đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế Vai trò này được thể hiện trên các khía cạnh sau:

+ Đối với khách hàng: TTĐT là một phương thức thanh toán đơn giản, an toàn, tiết kiệm, thuận lợi cho sự trao đổi Khi có tài khoản giao dịch ở ngân hàng, khách hàng muốn rút tiền ra bất cứ lúc nào cũng được, chỉ cần viết một yêu cầu gửi ngân hàng.

+ Đối với ngân hàng: TTĐT là một công cụ thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng không phải dùng đến giấy bạc, giúp cho việc thanh toán thuận lợi và việc lưu thông tiền tệ được nhanh hơn đồng thời dễ kiểm soát TTĐT có vai trò quan trọng trong việc huy động tích tụ các nguồn vốn tạm thời chưa sử dụng đến của khách hàng vào cơ quan tín dụng, tạo nguồn cho tài khoản để thực hiện thanh toán Loại tiền gửi này cũng là một nguồn vốn cung cấp cho các nghiệp vụ sinh lời của ngân hàng thương mại, gửi và thanh toán phải trả lãi, do vậy giảm giá đầu vào của “đi vay để cho vay”.

+ Đối với nền kinh tế: TTĐT có ý nghĩa quan trọng đến việc tiết kiệm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó giảm bớt những phí tổn to lớn của xã hội có liên quan đến việc phát hành và lưu thông tiền tệ Trước hết đó là tiết kiệm chi phí in tiền, sau đó là những chi phí cho việc kiểm đếm, chuyên chở, bảo quản và huỷ bỏ tiền cũ, tiền rách, mà vấn đề bức xúc nhất hiện nay đó là việc chuyên chở và bảo quản tiền mặt TTĐT ở nước ta được tổ chức thành một hệ thống thống nhất Trong hệ thống này ngân hàng là một trung tâm thanh toán, mọi hoạt động trao đổi hàng hoá dịch vụ đều được kết thúc bằng thanh toán cho nên quan hệ thanh toán liên quan tới tất cả mọi hoạt động trong xã hội, trong toàn bộ nền kinh tế Do đó việc tổ chức tốt công tác thanh toán nói chung và TTĐT nói riêng có một ý nghĩa và vai trò lớn trong nền kinh tế TTĐT là hình thức sử dụng công cụ tiền tệ tiến bộ nhất nó tạo ra tiền đề để áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mang lại những lợi ích kinh tế to lớn TTĐT ra đời và phát triển trên cơ sở của nền kinh tế thị trường Song chính nó lại trở thành nhân tố thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển, do đó nó vừa được coi là “đứa con” sinh ra của kinh tế thị trường lại được xem như “bà đỡ” của nền kinh tế hàng hoá, nó góp phần đẩy nhanh tốc độ quá trình tái sản xuất xã hội, nó là khâu đầu và cũng là khâu kết thúc của quá trình sản xuất, nó liên quan đến toàn bộ quá trình lưu thông hàng hoá, tiền tệ của các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội.

+ TTĐT tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm soát lạm phát Thông qua việc khống chế tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ tái chiết khấu Ngân hàng Trung ương gián tiếp điều hoà khối lượng tiền tệ cung ứng, góp phần bảo đảm cho nền kinh tế ở một mức độ ổn định Căn cứ vào việc thanh toán luân chuyển tiền tệ mà hoạch định các chính sách cần thiết Với ý nghĩa to lớn đó, ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển, người dân sử dụng hình thức TTĐT như là một thói quen văn hoá không thể thiếu được.

+ Khi ngân hàng tăng được tỷ trọng TTĐT cũng là lúc ngân hàng thu hút được nhiều hơn nguồn vốn trong xã hội vào ngân hàng Trên cơ sở nguồn vốn tăng thêm đó ngân hàng sẽ có điều kiện mở rộng cho vay tăng vốn cho nền kinh tế Như vậy thanh toán không dùng tiền mặt vừa góp phần tăng nhanh vòng quay vốn cho xã hội vừa góp phần tăng cường nhu cầu vốn cho xã hội.

Những hình thức thanh toán điện tử

Để đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền kinh tế thị trường, hiện nay ở Việt Nam đang áp dụng các hình thức TTĐT sau:

+ Thanh toán bằng Séc

+ Thanh toán bằng Uỷ nhiệm Chi - Chuyển tiền

+ Thanh toán bằng Uỷ nhiệm thu

+ Thanh toán bằng Thư tín dụng

+ Thanh toán bằng Thẻ Ngân hàng (thẻ thanh toán)

Thực trạng hạ tầng thanh toán điện tử của Việt Nam hiện nay

Trong nền kinh tế thị trường, việc phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt được coi là điều kiện nền tảng về hoạt động tài chính ngân hàng để thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển, cả về mặt khối lượng, giá trị giao dịch cũng như phạm vi, loại hình giao dịch Thực tế cho thấy, thanh toán không dùng tiền mặt đã có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là vào những năm đầu của thế kỷ 21, nhờ đó tốc độ và giá trị chu chuyển của các dòng vốn trong một quốc gia cũng như giữa các quốc gia với nhau đã không ngừng tăng lên Đối với nước ta sau 5 năm tích cực triển khai thực hiện Đề án thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg (Đề án 291) đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về cơ sở hạ tầng dịch vụ thanh toán điện tử đáp ứng tốt nhu cầu của nền kinh tế.

Có thể khẳng định rằng hạ tầng về dịch vụ thanh toán điện tử đang không ngừng phát triển

- Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTĐTLNH) : Được hoàn thành và đưa vào vận hành từ tháng 5/2002; giai đoạn I (2002-2008) Hệ thống được triển khai tại 5 tỉnh, thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh và Cần Thơ; giai đoạn II từ cuối 2008 Hệ thống triển khai mở rộng ra toàn quốc Đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thiết lập được Hệ thống TTĐTLNH kết nối 66 đơn vị thành viên thuộc NHNN và gần 800 đơn vị thành viên trực tiếp (chi nhánh) thuộc 97 TCTD thành viên (hội sở chính) trên toàn quốc Hệ thống có 3 cấu phần: luồng thanh toán giá trị cao (cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến tổng tức thời); luồng thanh toán giá trị thấp (cung cấp dịch vụ thanh toán theo lô); xử lý quyết toán vốn Việc hoàn thành và đưa vào vận hành hệ thống thanh toán giai đoạn II, đánh dấu bước phát triển mới của hệ thống thanh toán ngân hàng với những thay đổi cơ bản về kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiệu năng xử lý và quy trình nghiệp vụ hiện đại theo thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu thanh, quyết toán tức thời và số lượng giao dịch thanh toán ngày càng cao của nền kinh tế.

Với số lượng giao dịch bình quân đạt khoảng 70.000 giao dịch/ngày, giá trị giao dịch trung bình khoảng 104.000 tỷ đồng/ngày, có khả năng đáp ứng tăng trưởng thanh toán đến năm 2020 với năng lực xử lý đến 2 triệu giao dịch/ngày Có thể nói, đây là hệ thống thanh toán xương sống của quốc gia, tạo ra bước phát triển đột phá về nền tảng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho TTKDTM, đồng thời làm cơ sở cho việc phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán mới.

- Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử (TTBTĐT):

Là một trong những hệ thống thanh toán quan trọng do NHNN chi nhánh quản lý, vận hành và triển khai tại từng địa bàn tỉnh, thành phố ( trừ 5 tỉnh, thành phố đã triển khai Hệ thốngTTĐTLNH giai đoạn I là: TP Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Cần Thơ và Đà Nẵng, áp dụng hình thức thanh toán bù trừ giấy) Hệ thống được bắt đầu triển khai từ tháng 5/2002 và đến tháng 6/2008, TTBTĐT đã được triển khai rộng khắp trên toàn quốc Hệ thống TTBTĐT thực hiện chức năng xử lý và quyết toán bù trừ các giao dịch thanh toán điện tử liên ngân hàng giữa các ngân hàng thành viên tham gia bù trừ điện tử trên địa bàn tỉnh, thành phố. Đến nay, Hệ thống đang hoạt động ổn định, an toàn và phát huy hiệu quả tích cực với số lượng và giá trị giao dịch thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong thanh toán liên ngân hàng Đến cuối năm 2010, toàn Hệ thống TTBTĐT có khoảng 950 thành viên, với khối lượng giao dịch trong năm 2010 là 9,5 triệu giao dịch, đạt 2.444.827 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 48% về số lượng giao dịch và tăng gần 95% về giá trị giao dịch so với năm 2009.

- Xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất (TTCMTTN):

NHNN đã phối hợp các Bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án xây dựng TTCMTTN, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (thực hiện từ 2009 - 2012) nhằm tiến tới kết nối các hệ thống thanh toán đối với giao dịch bán lẻ của các NHTM, các liên minh thẻ hiện hành thành một hệ thống thống nhất trên toàn quốc, tăng tính thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ thanh toán thẻ.

- Phát triển hệ thống thanh toán nội bộ của các NHTM:

Hệ thống thanh toán nội bộ của các NHTM, nhất là các ngân hàng lớn, đã có sự phát triển vượt bậc, nhờ sự đầu tư về cơ sở hạ tầng và triển khai ứng dụng mạnh mẽ công nghệ phục vụ cho hoạt động thanh toán Hầu hết, các NHTM đã thiết lập được hệ thống ngân hàng lõi (core banking), hệ thống thanh toán nội bộ với kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, cho phép các NHTM cung ứng các dịch vụ, phương tiện thanh toán hiện đại, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng Mặt khác, hệ thống core banking cũng có giao diện với các hệ thống thanh toán bên ngoài như SWIFT, Hệ thống TTĐTLNH, thanh toán song phương, các hệ thống khác để xử lý các giao dịch thanh toán đi và đến từ ngoài hệ thống.

Cùng với sự phát triển của hạ tầng thanh toán điện tử, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử cũng áp dụng hình thức thanh toán này ngày càng phổ biến hơn

Theo báo cáo thương mại điện tử năm 2014, trong số doanh nghiệp sở hữu website cung cấp dịch vụ TMĐT được khảo sát, khoảng 30% website đã hỗ trợ và tích hợp chức năng thanh toán trực tuyến 27% chấp nhận thanh toán qua thẻ Visa, Master Card, 25% qua đơn vị thanh toán trung gian và 10% tin nhắn SMS 45% website hỗ trợ dịch vụ giao hàng và thu tiền sau (Cash on delivery - COD)

Hình thức chấp nhận thanh toán khi mua hàng trực tiếp tại công ty là phổ biến, chiếm

75% Trong khi đó, hình thức thanh toán bằng chuyển khoản vẫn được nhiều doanh nghiệp triển khai với tỷ lệ là 77%

Giải pháp thanh toán trực tuyến được doanh nghiệp lựa chọn sử dụng là Ngân Lượng (34%), Bảo Kim (24%), One Pay (18%) và Payoo (18%) Các cổng thanh toán trung gian khác chiếm 18%, bao gồm Paypal, Smartlink, Fibo, VNPT ePay, Banknet…

Hình 89 : Các hình thức chấp nhận thanh toán trên website

Chuyển khoản Trực tiếp tại công ty

Thanh toán COD Trực tuyến Visa, Master card Đơn vị thanh toán trung gian

Hình 90 : Giải pháp thanh toán điện tử được các doanh nghiệp sử dụng

Bảo Kim Onepay Payoo Khác

Giải pháp nhằm phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán ở Việt Nam

1 Nhóm giải pháp đến từ nhà nước

- Bổ sung và hoàn thiện đồng bộ khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về phương thức giải ngân trong việc cho vay của tố chức tín dụng đối với khách hàng, các giao dịch góp vốn cổ phần, chuyến nhượng vốn, mua bán, chuyến nhượng cố phiếu, trái phiếu giữa các doanh nghiệp và cá nhân nhằm hạn chế, giảm thiểu các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt

Ban hành các quy định về trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán, trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ thanh toán; các quy định về bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp về thuế hoặc biện pháp tương tự như ưu đãi về thuế đối với doanh số bán hàng hoá, dịch vụ thanh toán bằng thẻ qua điểm chấp nhận thẻ để khuyến khích các đơn vị bán hàng hoá, dịch vụ chấp nhận thanh toán bằng thẻ, khuyến khích người dân sử dụng thẻ để thanh toán mua hàng hoá, dịch vụ, thay thế giao dịch thanh toán bằng tiền mặt.

- Nâng cao chất lượng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật Đẩy manh chuyển giao công nghệ và ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến phục vụ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Nâng cao chất lượng, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới chấp nhận thẻ, tăng cường lắp đặt thiết bị chấp nhận thẻ tại các trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, du lịch

Kết nối liên thông hệ thống thanh toán thẻ trên toàn quốc, tăng cường việc chấp nhận thẻ lẫn nhau giữa các tố chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ

Bố trí hợp lý mạng lưới, tăng cường lắp đặt máy rút tiền tự động tại những nơi điều kiện cho phép, phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân

Tập trung thực hiện và hoàn thành Đe án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Duy trì hoạt động thông suốt và khai thác tốt công suất của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, mở rộng kết nối với hệ thống thanh toán của Kho bạc Nhà nước; phát triển và nâng cấp các hệ thống thanh toán khác trong nền kinh tế

Tăng cường các giải pháp về an ninh, an toàn và bảo mật cho cơ sở hạ tầng thanh toán; xây dựng các tiêu chuẩn đối với máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động thanh toán thẻ, thực hiện kiếm định chất lượng máy rút tiền tự động, thiết bị chấp nhận thẻ; nghiên cứu và định hướng áp dụng chuẩn về thẻ thanh toán nội địa, xây dựng kế hoạch phát triển thẻ gắn vi mạch điện tử tại Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế để tăng thêm độ an toàn và tăng tiện ích sử dụng thẻ

Xây dựng hệ thống thanh toán bù trừ tự động cho các giao dịch ngân hàng bán lẻ

- Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ thanh toán, ứng dụng các phương tiện thanh toán mới, hiện đại

Tập trung phát triển thanh toán thẻ qua điểm chấp nhận thẻ bằng các biện pháp đồng bộ để việc sử dụng thẻ thanh toán được thuận tiện và trở thành thói quen

Phát triển và ứng dụng các sản phẩm thẻ phục vụ chi tiêu công vụ của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. Đẩy mạnh áp dụng các phương thức thanh toán mới, hiện đại (thanh toán qua Internet, điện thoại di động ); đặc biệt khuyến khích việc áp dụng các phương thức, phương tiện thanh toán hiện đại nhưng dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, kể cả đối với những đối tượng chưa có tài khoản ngân hàng; trên cơ sở áp dụng những mô hình đã triển khai thành công ở một số nước và sử dụng mạng lưới sẵn có của các tổ chức tín dụng và các tố chức khác có liên quan

- Nâng cao khả năng quản lý, vận hành của nhân viên các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán điện tử, dịch vụ trung gian thanh toán, và các tổ chức trung gian

Tổ chức các khóa đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho các nhân viên của các tổ chức hàng năm, nhằm tạo ra những nhân viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, thích ứng với sự phát triển tiên tiến của thương mại điện tử trên thế giới.

- Nhà nước có các chính sách ưu đãi giá thuê đất, thuê mặt bằng cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán điện tử, các tổ chức trung gian thanh toán và các doanh nghiệp thực hiện đầu tư phát triển, sản xuất ATM, POS, thẻ trong nước; lắp đặt ATM, POS phục vụ cho việc cung ứng các dịch vụ thanh toán điện tử và thanh toán thẻ qua POS

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống thanh toán, nâng cao hiệu lực giám sát hoạt động của các hoạt động thanh toán mang tính hệ thông, giảm thiểu rủi ro

2 Nhóm giải pháp đến từ các tổ chức tài chính, trung gian thanh toán điện tử

T ỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B

Khái niệm và đặc điểm thương mại điện tử B2B

B2B - viết tắt của thuật ngữ Business-to-Business, là mô hình kinh doanh thương mại điện tử trong đó giao dịch xảy ra giữa các doanh nghiệp với nhau như giữa nhà sản xuất với nhà bán buôn, giữa nhà bán buôn với các cửa hàng bán lẻ…Giao dịch của các công ty với nhau thường được bắt đầu từ các giao tiếp điện tử, trong đó có giao tiếp qua các sàn giao dịch điện tử.

1.1.2 Đặc điểm Đặc điểm chính của thương mại điện tử B2B là các công ty cố gắng tự động hóa quá trình giao dịch trao đổi và hoàn thiện quá trình này.

Thương mại điện tử B2B được thực hiện trực tiếp giữa người mua và người bán thông hoặc thông qua một đối tác kinh doanh trực tuyến thứ ba Đối tác trung gian này có thể là tổ chức, là người hoặc là một hệ thống điện tử.

Thương mại điện tử B2B giúp cho quá trình giao dịch trong chuỗi cung cấp hiệu quả hơn do việc đem lại ít sự thay đổi, hoặc thay đổi hoàn hảo hơn và loại trừ những trung gian

1.1.3 Các phương thức thương mại điện tử B2B

 Bán hàng trực tiếp từ Ca-ta-log

Bán hàng trực tiếp từ ca- ta-log là cách thức người bán hàng cung cấp cho người mua hàng giỏ mua hàng đã được cá thể hoá, giỏ mua hàng này giúp lưu trữ thông tin đặt hàng, thông tin mà được hợp nhất với hệ thống thông tin của người mua hàng Điều này đặc biệt quan trọng khi người mua hàng tham quan một vài trang Web trong một hoặc nhiều khu vực bán hàng Rất nhiều người bán hàng cung cấp các trang khác nhau và ca-ta-log khác nhau cho khách hàng chính của họ.

Bán hàng trực tiếp có tác dụng giảm chi phí xử lý đơn đặt hàng và chi phí giấy tờ, tăng quay vòng đơn đặt hàng, giảm lỗi trong quá trình đặt hàng và định dạng sản phẩm, giảm chi phí tìm kiếm cho người mua hàng (chi phí tìm người bán hàng, chi phí so sánh giá cả), giảm chi phí tìm kiếm cho người bán hàng (chi phí quảng cáo), giảm chi phí quản lý hậu cần, tăng khả năng cá thể hoá sản phẩm, và tăng khả năng đưa ra các mức giá khác nhau cho những khách hàng khác nhau (thông qua cá nhân hoá, hoặc làm theo yêu cầu của khách hàng)

Hạn chế của bán hàng từ ca-ta-log là người bán hàng có thể gặp phải xung đột trong kênh phân phối này với hệ thống kênh phân phối hiện tại Hạn chê khác là nếu hệ thống truyền dữ liệu điện tử (EDI) truyền thông được sứ dụng, chi phí cho khách hàng sẽ cao Cuối cùng là, số lượng đối tác kinh doanh trực tuyến phải đủ lớn thì mới cân bằng được hệ thống.

 Đấu giá trong thương mại điện tử B2B Đấu giá là cách thức hàng hoá được trưng bày trên trang đấu giá để bán Đấu giá tiến làm tăng doanh thu, tạo ra kênh bán hàng mới củng cố và mở rộng bán hàng trực tuyến Đấu giá tiến cho phép doanh nghiệp có thể thu xếp đổi với hàng bị trả lại, hàng lỗi thời hoặc khối lượng hàng thừa nhanh chóng, dễ dàng Bên cạnh đó, đấu giá tiến cũng làm tăng khả năng trang Web được xem Đấu giá tiến làm cho người xem phải sử dụng nhiều thời gian hơn trong trang Web để xem và xem nhiều trang hon so với những người không tham gia đẩu giá Đồng thời, đấu giá tiến cũng duy trì thành viên và thu hút thành viên Tat cả các giao dịch đấu giá đều làm tăng cường số lượng khách hàng đăng ký

Các hình thức đấu giá có thể là: bán từ trang Web của chính doanh nghiệp (ví dụ tradeXchange.com) hoặc bán từ trang Web của người trung gian (ví dụ ebay.com) Sử dụng đấu giá trực tiếp trên trang Web sẽ tăng chi phí đầu tư cho hạ tầng cơ sở, chi phí hoạt động và chi phí duy trì trang Web đấu giá Tuy nhiên, nó sẽ làm giảm chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện đấu giá Đối với trường hạp sử dụng trang Web trung gian, doanh nghiệp không phải trả thêm chi phí về phần cứng- phần mềm, hoặc nhân sự Sở hữu và kiểm soát các thông tin về đau giá như kiểm soát lượng người truy cập Web, xem Web và dữ liệu về người đăng ký, tự đưa ra các tiêu chí cho đấu giá Và đặc biệt là thời gian tiếp cận thị trường nhanh

 Đấu thầu điện tử (E-procurement) Đấu thầu điện tử trong B2B là phương thức người mua hàng sử dụng để mua hàng cho doanh nghiệp Đó là việc tự động hoá và tổ chức lại những chức năng lặp đi lặp lại của quá trình mua hàng, chuyên viên thực hiện việc mua hàng sẽ có thể tập trung vào việc mua hàng một cách chiến lược nhằm đạt được các mục đích tăng năng suất của đơn vị mua hàng, cho phép người đặt hàng thực hiện mua hàng từ máy tính mà không cần phải qua phòng mua hàng, và làm giảm giá mua hàng thông qua giảm bớt các khâu mua hàng Đấu thầu điện tử cũng cho phép giảm lượng mua hàng từ những người bán hàng mà không theo hợp đồng, hoàn thiện dòng thông tin và quản lý thông tin, hoàn thiện quá trình thanh toán Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể sắp xếp lại quá trình mua hàng sao cho nhanh gọn và đơn giản, giảm chi phí hành chính trên một đơn đặt hàng, tăng khả năng tìm kiếm nhà cung cấp hàng hoá dịch vụ nhanh hơn, rẻ hơn Đấu thầu điện tử cho phép doanh nghiệp kết hợp quá trình mua hàng với việc quàn lý ngân quỹ một cách hiệu quả và hợp lý, giảm bớt lỗi của con người trong quá trình mua và vận chuyển

Mục đích của việc doanh nghiệp tham gia mô hình thương mại điện tử B2B.25

1.3.1 Tiết kiệm chi phí quảng cáo, chi phí quản lý và các khoản chi phí khác Đối với hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chi phí quảng cáo và quản lý bộ phận marketing chiếm một phần không hề nhỏ, dẫn đến giá thành sản phẩm không có sức cạnh tranh trên thị trường Việc tham gia mô hình B2B đã giải quyết được vấn đề chi phí phân phối sản phẩm cho doanh nghiệp, tập trung vào hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ.

1.3.2 Việc phân phối sản phẩm diễn ra một cách xuyên suốt, dễ dàng

Khi mà doanh nghiệp vừa phải bỏ vốn và thời gian để nghiên cứu, phát triển nhằm cung cấp những sản phẩm tốt nhất ra thị trường, vừa phải tiếp tục nghiên cứu thị trường, phát triển Marketing đã một phần làm giảm đi lợi ích của toàn nền kinh tế Chính vì thế, việc các doanh nghiệp trung gian nhằm mục tiêu phân phối sản phẩm qua các mô hình sàn giao dịch điện tử, vừa tiết kiệm được chi phí, vừa khiến cho các doanh nghiệp mua và bán có thể dễ dàng tiếp cận với nhau hơn

1.3.3 Tiếp cận với thị trường quốc tế một cách dễ dàng hơn

Khi mà quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, thì việc tham gia mua bán trên thị trường quốc tế vừa là một lợi thế, vừa là môt thách thức không hề nhỏ Việc không có đủ nguồn lực Marketing hay quảng cáo trên thị trường nước ngoài đã làm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trở nên yếu ớt Chính vì xu hướng như vậy, các sàn giao dịch điện tử với quy mô lớn đã giúp cho các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài tìm được lợi ích chung.

Mô hình doanh thu của Alibaba

2.2.1 Mô hình Alibaba.com, ứng dụng và mô tả mô hình

 Mô hình một cổng thông tin

Gửi các đơn chào bán sản phẩm của mình, tìm kiếm khách hàng trên Internet là nội dung của dịch vụ Alibaba Alibaba giúp cho một công ty kết nối Internet tham gia thị trường thế giới với hàng triệu công ty kinh doanh các loại hàng hoá dịch vụ Với một chi phí rất thấp, công ty tham gia Alibaba có thể giao tiếp hàng ngày với cộng đồng công ty toàn cầu

Lúc ban đầu, Alibaba chỉ là công ty Internet nhỏ, trụ sở chính đặt tại Trung Quốc. Alibaba.com kết nối hàng nghìn công ty nhỏ và vừa ở khắp mọi nơi trên thế giới, giúp họ bán được hàng hoá từ thiết bị công nghiệp nặng đến quần áo, giày dép thời trang, máy vi tính, thiết bị điện gia dụng, đồ chơi,… cho các tập đoàn lớn như Kmart, Toys “R” Us, Hoem Depot, Tandy tin (information exchange platform) Các doanh nghiệp đến với Alibaba để tìm kiếm Radio Shack hay Texas Instrument

 Mô hình sàn giao dịch

Hiện tại Alibaba hoạt động theo mô hình sàn giao dịch Vẫn hoạt động là một trung tâm trao đổi thông tin, cung cấp thông thông tin về hàng hoá, công ty,… Đồng thời Alibaba đang tiến hành hỗ trợ việc trao đổi các chứng từ (document exchange) Alibaba.com hỗ trợ thêm các dịch vụ như: chứng thực, kí kết hợp đồng điện tử,…

Alibaba là một sàn giao dịch nhưng vẫn chứa trong mình cả cổng thông tin: đó là việc cung cấp các bảng danh mục chào bán của các doanh nghiệp, các danh sách những người mua và hàng cần mua Cũng như thông tin về ngành giao dịch và thông tin khác Hình thức hoạt động của Alibaba là sàn giao dịch theo chiều ngang Cụ thể Các dịch vụ Alibaba đem tới cho khách hàng:

Cấu trúc nội dung Alibaba có những phong phú riêng nhưng những vấn đề cơ bản đều giống nhau Các thông tin chào mua, chào bán được cấu trúc theo nhóm hàng (trên cơ sở bảng mã

HS – Harmonize System), sắp xếp theo thời gian, theo các thứ tự ưu tiên khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm và lựa chọn của khách hàng Ngoài những nội dung thông tin, nếu công ty khách hàng nào có khả năng tổ chức khai thác, xử lý thông tin tốt thì đều có thể tự xây dựng cho mình một danh sách bạn hàng trên cơ sở các thông tin mô tả công ty đăng tải trên các website (ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh, địa chỉ liên lạc, email,…).

Chức năng sàn giao dịch của Alibaba.com là tạo ra không gian thị trường kết nối người mua và người bán, cung cấp các dịch vụ và tiện ích để thuận lợi hoá các giao dịch Alibaba.com chỉ đóng vai trò là trung gian, mọi hình thức thanh toán và vận chuyển đều do hai bên tự thoả thuận Tuy nhiên Alibaba cũng tư vấn các phương thức thanh toán để giúp các khách hàng lựa chọn phù hợp Trong trường hợp xảy ra tranh chấp về cơ bản do Alibaba chỉ là nhà trung gian, người bán và người mua vẫn phải chủ động giải quyết với nhau trước, bên cạnh đó Alibaba cũng hỗ trợ các thông tin về các bên tuỳ theo trường hợp Alibaba xem xét hợp lý trong vòng 7 ngày sau khi nhận được khiếu nại.

Hiện tại Alibaba đang trong giai đoạn bổ sung nhiều dịch vụ mới: chứng thực, kí kết hợp đồng điện tử Ví dụ như dịch vụ Escorw: chứng thực, đảm bảo thanh toán được an toàn, mà không làm lộ chi tiết thông tin tài khoản thanh toán Và đảm bảo thông suốt quá trình giao dịch trực tuyến được thực hiện an toàn với mức phí 3.09 % tổng giá trị đơn đặt hàng của người mua.

 Quy trình thực hiện dịch vụ Escrow:

- Người mua liên lạc với người bán chứng thực chi tiết thương vụ giao dịch

- Quá trình thanh toán sẽ được đảm bảo khi sử dụng Escorw: Escorw với chức năng chứng thực tình hình thanh toán cả bên mua và tình hình hàng hoá bên cung cấp sau đó sẽ thông báo với bên cung cấp đã chứng thực an toàn để chuyển hàng.

- Người mua nhận hàng, kiểm tra lại hàng và xác nhận hàng Escorw xác nhận và kết thúc thanh toán với nhà cung cấp.

Doanh thu của Alibaba.com lấy từ phí giao dịch, phí thành viên, phí dịch vụ và phí quảng cáo.Hiện nay, Alibaba.com trung bình có 600.000 giao dịch/tuần, và Aliababa đóng vai trò “chủ mạng” cho 11.000 địa chỉ web công ty, sản xuất 20.000 loại hàng hoá khác nhau, 90% số địa chỉ web này có mua quảng cáo trên Alibaba.

Câu 3: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2C

Mô hình thương mai địên tử B2C là mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, trong đó các giao dịch kinh doanh trực tiếp giữa nhà cung cấp và khách hàng thông qua mạng Internet

Giao dịch loại này còn được gọi là giao dịch thị trường giúp doanh nghiệp tiếp cận với người tiêu dùng để từ đó chào bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho khách hàng So với các hoạt động thương mại truyền thống, B2C có một số đặc trưng cơ bản sau:

- Các bên tiến hành giao dịch trong B2C không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.

- Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn B2C được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu) B2C trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu.

- Trong hoạt động giao dịch B2C đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực.

- Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử B2C thì mạng lưới thông tin chính là thị trường.

1.1.2 Thuận lợi Đối với người mua hàng

 Khách hàng không phải đến cửa hàng

 Tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian

 Tăng khả năng tìm kiếm và so sánh sản phẩm

Mô tả công nghệ

Video conferencing, hay còn gọi là hội nghị truyền hình là một hình thức trao đổi thông tin trực tiếp giữa các thành viên ở xa nhau (có thể là từ phòng này đến phòng khác trong một tòa nhà, hay là từ quốc gia này đến quốc gia khác) Bạn chỉ cần ngồi tại văn phòng mà vẫn có thể đốii thoại trực tiếp với các đối tác hoặc chi nhánh ở xa.

Khi hội nghị truyền hình, các thành viên có thể trao đổi thoại, hình ảnh, và dữ liệu (voice,video, data) Các thành viên có thể nói chuyện với nhau, nhìn thấy nhau, sử dụng ngôn ngữ cơ thể, và đặc biệt, có thể chia sẻ dữ liệu, cho phép cùng trao đổi, thảo luận về một file dữ liệu nào đó (ppt, excel, word, pdf, )

Mục đích sử dụng công nghệ, các ngành nghề hay sử dụng công nghệ

Định nghĩa

Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange - EDI) là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng có cấu trúc (stuctured form - có cấu trúc nghĩa là các thông tin trao đổi được với các đối tác thỏa thuận với nhau tuân thủ theo một khuôn dạng nào đó) từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thỏa thuận buôn bán với nhau, tự động hóa hoàn toàn không cần có sự can thiệp của con người Theo Ủy ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), việc trao đổi dữ liệu điện tử được định nghĩa như sau:

“Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử, có sử dụng một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận để cấu trúc thông tin”.

EDI có thể rút ngắn đáng kể khoảng thời gian từ lúc bắt đầu giao dịch cho đến khi thanh toán kết thúc, bằng cách gửi đi những thông tin cần thiết và tránh được sự trùng lặp trong cả quá trình giao dịch, đây là một phương thức hữu hiệu thích hợp với hoạt động thương mại điện tử B2B.

Cách thức hoạt động

Khi giao dịch được thực hiện bằng EDI, hệ thống máy tính của công ty bạn sẽ hoạt động như một kho dự trữ các dữ liệu cần thiết để hỗ trợ các giao dịch đó Khi được sử dụng, EDI rút thông tin từ những ứng dụng của công ty và truyền tải các chứng từ giao dịch phi giấy tờ dưới dạng máy tính đọc được qua đường dây diện thoại hoặc các thiết bị viễn thông khác Ở đầu nhận, dữ liệu có thể nhập trực tiếp vào hệ thống máy tính của đối tác, được tự động xử lý với các ứng dụng nội bộ tại nơi nhận Toàn bộ quá trình này diễn ra trong vài phút mà không cần phải gõ lại thông tin và tránh cho các bên những phiền toái về giấy tờ đi kèm với việc xử lý văn bản bằng tay Sử dụng EDI qua đó sẽ giúp tăng giá trị khoản đầu tư của công ty bạn cho việc ứng dụng phần mềm giao dịch Hơn nữa việc tạo, gửi và nhận các chứng từ giao dịch EDI có thể được tự động hoá và tích hợp với những ứng dụng máy tính hiện hành trong nội bộ công ty.

Có 2 phương thức EDI là EDI truyền thống (sử dụng mạng VAN) và EDI trên cơ sở mạng Internet Trong EDI truyền thống, Các đối tác kinh doanh có thể triển khai hệ thống mạng EDI và xử lý giao dịch theo cách kết nối gián tiếp thông qua mạng VAN Một công ty nào đó cung cấp kết nối và dịch vụ (bộ dịch EDI chuẩn) chuyển tiếp giao dịch đến người mua, người bán có tham gia EDI; phương thức này Thích hợp cho các doanh nghiệp lớn giao dịch với nhau,nhưng lại không thích hợp cho những những doanh nghiệp vừa và nhỏ giao dịch với doanh nghiệp lớn Vì chi phí mà doanh nghiệp nhỏ trả cho mỗi lần giao dịch EDI sử dụng mạngVAN rất đắt Còn đối với EDI trên cơ sở Internet, sự trao đổi thông điệp cho các giao dịch kinh doanh giữa các máy tính của các tổ chức khác nhau bằng các sử dụng các thỏa thuận chuẩn qua internet do đó phương tiện chính của EDI có nhiều chức năng hơn, tiết kiệm chi phí hơn.

Trong nội dung bài tập nhóm này sẽ không đề cập chi tiết đến phân loại và các tiêu chuẩn được sử dụng trong trao đổi dữ liệu điện tử.

Hình dưới đây mô tả cách thức truyền dữ liệu của EDI:

Mô hình ứng dụng EDI điển hình

Hills Discount Chain là một công ty gồm một loạt cửa hàng giảm giá theo kiểu Anh mới. Công ty này đã trao đổi điện tử với các đối tác thương mại từ nhiều năm nay theo tiêu chuẩn Truyền thông liên kỹ nghệ tự nguyện (Voluntary Interindustry Communications Standards – VICS), tức chuẩn ANSI X12 cho ngành công nghiệp bán lẻ.

Dùng EDI cho các phiếu đặt hàng là vô cùng quan trọng đối với công ty vì tính phức tạp của chúng Một phiếu đặt hàng có thể đặt mua tới 200 mặt hàng cho một hoặc một số cửa hàng là chuyện thường tình Do đó, vì số lượng lớn các phiếu đặt và độ phức tạp của chúng nên rất dễ bị lỗi khi vào dữ liệu và người bán hàng thường mất khoảng hai tuần để chuyển đúng đắn các phiếu đến hệ thống nhập phiếu Nhưng với việc thực hiện EDI, các vấn đề như nguy cơ bị lỗi gây ra thừa hàng hoặc thiếu hàng trong kho hoặc vận chuyển chậm, bị giảm đi đáng kể hoặc bị loại trừ hoàn toàn.

Mặt khác hệ thống lập hoá đơn của công ty Hills cũng rất phức tạp Đó là vì nơi bán hàng không những phải chuyển hàng tới nhiều địa điểm khác nhau trong cùng một đơn hàng, mà còn phải gửi hoá đơn bán hàng cho các địa điểm khác nhau đó Mặc dù hoá đơn được gửi tới cửa hàng, nhưng cửa hàng lại không phải là nơi trả tiền cho hoá đơn đó, mà chỉ kiểm chứng các hoá đơn thôi Sau đó các hoá đơn đó lại được gửi lại cho tổng hành dinh nơi đặt hàng để trả tiền Nếu dùng EDI trong hệ thống lập hoá đơn bán hàng, thì người bán hàng có thể gửi các hoá đơn cho tổng hành dinh một cách tự động, giải thích rõ ràng về việc phân phối hàng hoá và giá thành của chúng cho các cửa hàng, và các cửa hàng chỉ việc kiểm chứng những gì mà họ nhận được.

EDI còn được kết hợp cùng với một phương pháp quét điểm bán hàng gọi là Đáp ứng nhanh Theo đó, sản phẩm được đánh dấu bằng mã vạch theo mã sản phẩm chung (UPC –Universal Product Code) Khi một mặt hàng được bán, thì mã vạch được quét và ghi vào hệ thống Thông tin này dùng để cập nhật các biểu ghi tồn kho ở mức bán lẻ và để tạo ra phiếu đặt mua hàng Phiếu đặt mua hàng sau đó được truyền tới nhà cung cấp thông qua EDI Kết quả là sẽ nhận biết được xu hướng và các hàng hoá được chuyển nhanh tới làm đầy lại kho.Hills Discount Chain là một ví dụ điển hình của hoạt động thương mại điện tử ứng dụng hiệu quả EDI.

Mục đích và đói tượng sử dụng EDI

Lợi ích của EDI có thể nhìn thấy rất rõ ràng và thường được ứng dụng trong các doanh nghiệp vừa và lớn, có khối lượng lớn dữ liệu trao đổi với bên ngoài (khách hàng, nhà cung cấp, v.v.) hoặc các công ty hoạt động thương mại điện tử Các công việc có thể thực hiện với phương thức EDI: gửi hợp đồng mua (PO), hợp đồng bán (SO), hóa đơn, gửi lệnh đến kho, v.v Thậm chí, một số các tổ chức lớn đã sử dụng chuẩn EDI để xuất Vận đơn (Bill of Lading) và phát hành séc điện tử EDI ngày càng được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, chủ yếu phục vụ cho việc mua và phân phối hàng như gửi đơn hàng, ngoài ra người ta còn sử dụng cho một số mục đích khác như thanh toán tiền sử dụng dịch vụ, trao đổi cơ sở dữ liệu, kết quả phân tích, đánh giá, thông tin hàng hóa, thị trường, khách hàng… giữa các doanh nghiệp hoặc cơ quan hành chính nhà nước với nhau v.v

Các đơn vị thường sử dụng EDI phổ biến có thể kể đến như các công ty chứng khoán, ngân hàng,… các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thương mại đều có thể ứng dụng EDI vào các nghiệp vụ xuất nhập khẩu với vận đơn hàng hóa đường biển…, xuất hay thanh toán các hóa đơn thương mại… Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu kho có thể sử dụng EDI để quản lý dữ liệu hành hóa lưu kho, ví dụ tại Việt Nam có Cảng Hải Phòng đã đi đi đầu trong triển khai trao đổi dữ liệu điện tử để quản lý và xử lý vận đơn của các hãng tàu nước ngoài, quản lý dữ liệu container của cảng; Công ty Uniliver Việt Nam đã xây dựng mạng EDI từ năm

2007 dựa trên tiêu chuẩn trao đổi dữ lieju điện tử để quản lý sản phẩm bằng hệ thống mã vạch GSI.

Hiện nay, để sử dụng được EDI, doanh nghiệp có thể tự thiết lập một hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử cho riêng mình với việc đầu tư xây dựng hệ thống máy chủ và hạ tầng phần cứng và cài đặt phần mềm vào các máy tính của mình Nhưng doanh nghiệp cũng sẽ phải chịu thêm các chi phí về vận hành và bảo trì hệ thống cũng như hệ thống bảo mật dữ liệu cho mình Để khắc phục nhược điểm chi phí cao này, các doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ EDI từ một nhà cung cấp dịch vụ giải pháp phần mềm, trả một khoản phí tù theo gói sử dụng và có thể cần cài đặt phần mềm kết nối với máy chủ của nhà cung cấp hoặc chỉ cần sử dụng trình duyệt để đăng nhập vào cơ sở dữ liệu để sử dụng dịch vụ này Sử dụng dịch vụ EDI thuê ngoài có thể hạn chế được chi phí, giảm tải được công việc xây dựng hạ tầng mạng, chương trình chức năng, ứng dụng… ngoài ra với các nhà cung cấp có kinh nghiệm họ sẽ xây dựng một hệ thống phù hợp với mô hình kinh doanh cho từng khách hàng của mình, tức là các doanh nghiệp đi thuê dịch vụ này Một số nhà cung cấp dịch vụ EDI có thể kể đến như NGV với eDIS; T.V.T Marine với ERPOnline; …

Chi phí sử dụng EDI

4.1 Biểu phí sử dụng phần mềm Odoo ERPonline của T.V.T Marine

Small Biz Small Biz Mid Biz Mid Biz

Phí / tháng (VND) FREE 299.000 499.000 999.000 4.999.000 9.999.000

Không gian lưu trữ 0.5 GB 2 GB 10 GB 25 GB 75 GB 200 GB

GB 2 GB 10 GB 25 GB 75 GB 1 TB

Sao lưu dữ liệu không 1 bản 1 bản 2 bản 3 bản 5 bản

Bảo mật với SSL có có có có

Upload module tùy chỉnh có có có có

Qua diễn đàn trực tuyến

Qua diễn đàn trực tuyến

Qua diễn đàn trực tuyến + đào tạo trực tuyến free 2h

Qua diễn đàn trực tuyến + Qua Email + đào tạo trực tuyến free 10h + tư vấn triển khai + miễn phí thêm trường

Qua diễn đàn trực tuyến + Qua Email + Qua Skype chat

+ đào tạo trực tuyến free 20h + tư vấn triển khai

+ import dữ liệu khách hàng, hợp đồng,tài chính + miễn phí thêm trường & điều chỉnh workflow

Tài nguyên bổ sung là các tài nguyên điện toán bổ sung vào một gói dịch vụ để tăng khả năng gói dịch vụ mà không cần nâng cấp lên gói dịch vụ cao hơn

Tài nguyên Giá / tháng

(VND) Tài nguyên Giá / tháng

(VND) Tài nguyên Giá / tháng

5 tài khoản 150.000 5 GB không gian lưu trữ 100.000 10 GB băng thông 30.000

10 GB không gian lưu trữ

50 GB không gian lưu trữ

100 GB không gian lưu trữ

500 GB không gian lưu trữ

Các trở ngại và thuận lợi khi sử dụng EDI

Có thể nói việc trao đổi thông tin sữ liệu phụ thuộc vào sự vận hành của các mạng viễn thông, do đó nếu có bất kỳ sự cố nào về hạ tàng mạng thì sẽ ảnh hưởng tới họat động của doanh nghiệp vì đây là vấn đề khách quan mà doanh nghiệp không thể điều chỉnh được Cũng tương tự đối với các doanh nghiệp đi thuê dịch vụ EDI của bên thứ 3, việc vận hành, bảo trì phần cứng và cơ sở dữ liệu sẽ phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ.

Một hạn chế nữa của EDI đó là vấn đề bảo mật, việc các dữ liệu của công ty được truyền qua mạng điện tử, đặc biệt là mạng internet, nếu không được bảo mật chắc chắn sẽ có thể dẫn tới rò rỉ thông tin thậm chí mất cắp thông tin của mình

• Sự tiện lợi của việc trao đổi chứng từ giao dịch cả trong và ngoài giờ làm việc

• Chi phí giao dịch thấp hơn, dịch vụ khách hàng tốt hơn.

• Khả năng đối chiếu so sánh chứng từ tự động, nhanh chóng và chính xác

• Dữ liệu được lưu chuyển một cách hiệu quả hơn cả ở mức nội bộ và liên công ty.

• Quan hệ đối tác đem lại hiệu suất cao hơn

• Nếu sử dụng dịch vụ EDI từ một nhà cung cấp thứ ba sẽ tiết kiệm được các chi phí về đầu tư xây dựng và bảo trì máy móc, thiết bị, phần cứng… giá trị gia tăng cũng được nâng cao nhờ chuyên môn hóa.

Giới thiệu về công nghệ RIFD

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm lợi thế cạnh tranh từ việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý kinh doanh Một trong những công nghệ được đánh giá cao và ngày càng phổ biến hiện nay đó là RFID Vậy RFID là gì và những ứng dụng của công nghệ này như thế nào?

RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến.

Công nghệ này cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng radio, từ đó có thể giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng Là một phương pháp nhận dạng tự động dựa trên việc lưu trữ dữ liệu từ xa, sử dụng thiết bị thẻ RFID và một đầu đọc RFID.

Hệ thống này gồm 3 bộ phận chính: thẻ RFID (tag), thiết bị đọc thẻ RFID (hay còn gọi là đầu đọc – reader) và các phần mềm vi tính:

 Thẻ RFID gồm có các thành phần chính là ăng-ten, chíp ăng-ten và chíp xử lý

RFID Một thẻ RFID là một vi mạch kết hợp với một ăng-ten trong một gói nhỏ gọn; bao bọc bên ngoài thẻ RFID được thiết kế để cho phép các thẻ RFID được gắn vào một đối tượng để được theo dõi Thẻ RFID được phân ra các loại như sau:

 Thẻ RFID thụ độn g (Passive): Nguồn hoạt động từ nguồn bức xạ của reader.

 Thẻ RFID bán thụ động (Semi-passive): Nguồn hoạt động cung cấp bởi pin, một số trường hợp thẻ hết pin nhưng vẫn hoạt động được với khoảng cách ngắn.

 Thẻ RFID chủ động (Active): Nguồn hoạt động bộ thu phát cung cấp bởi pin.

 Đầu đọc RFID có nhiệm vụ cung cấp sóng vô tuyến đủ mạnh đến các thẻ để tạo ra nguồn cung cấp điện cho các thẻ thụ động và sau đó nhận tín hiệu gửi về từ các thẻ, ngoài ra đầu đọc RFID còn chức năng ghi dữ liệu vào thẻ RFID Đầu đọc RFID có một số tính năng chính như sau:

 Cung cấp công suất vô tuyến đủ mạnh để cấp nguồn cho thẻ

 Phân biệt được các điều chế ở cùng tần số

 Chống nhiễu giữa các reader.

 Lọc dữ liệu thu được từ khối lượng lớn thẻ trước khi truyền về cho hệ thống.

1.2 Đặc điểm và cách thức hoạt động Đặc điểm:

 Sử dụng hệ thống không dây thu phát sóng radio Không sử dụng tia sáng như mã vạch.

 Thông tin có thể được truyền qua những khoảng cách nhỏ mà không cần một tiếp xúc vật lý nào

 Có thể đọc được thông tin xuyên qua các môi trường, vật liệu như: bê tông, tuyết, sương mù, băng đá, sơn và các điều kiện môi trường thách thức khác mà mã vạch và các công nghệ khác không thể phát huy hiệu quả.

Cách thức hoạt động:

Thẻ RFID được gắn lên đến đối tượng cần theo dõi Thẻ này có thể đính lên bất cứ sản phẩm nào, từ vỏ hộp đồ uống, đế giày, quần jean cho đến trục ôtô, các thùng chứa hàng hay kể cả người và động vật, vân vân Các thẻ RFID được gắn chip nhỏ và anten siêu nhỏ bên trong nên khi đưa vào vùng điện trường của thiết bị đọc thẻ, thẻ sẽ nhận năng lượng để kích hoạt và truyền dữ liệu từ chip vào thiết bị đọc thẻ RFID, sau đó dữ liệu được chuyển về máy tính qua cổng giao tiếp Bên cạnh đó, thẻ này đóng vai trò như thẻ nhớ của máy tính, do đó nó có thể được cập nhật dữ liệu nhiều lần Bộ nhớ con chip có thể chứa từ 96 đến 512 bit dữ liệu, nhiều gấp 64 lần so với một mã vạch Dung lượng lưu trữ cao của những thẻ nhãn RFID thông minh này sẽ cho phép chúng cung cấp nhiều thông tin đa dạng như thời gian lưu trữ, ngày bày bán, giá và thậm chí cả nhiệt độ sản phẩm Các công ty chỉ việc sử dụng máy tính để quản lý các sản phẩm từ xa.

Giá thành: Giá thành của công nghệ này cao Giá một thẻ thụ động vào khoảng 0,1

- 1,5 USD và một thẻ chủ động tầm 5 - 20 USD; và giá của đầu đọc thẻ vào khoảng

1000 USD Liên quan đến vấn đề chi phí, nên số lượng doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng công nghệ này vẫn còn thấp Ở các nước, thẻ RFID được gắn cho từng sản phẩm, còn ở Việt Nam để tiết kiệm chi phí, người ta thường gắn thẻ RFID vào các thùng chứa hàng, xe đẩy chứa hàng Như vậy, chi phí là rào cản lớn nhất ngăn cản sự tăng trưởng của công nghệ RFID Bởi vậy, RFID chưa thể thay thế hoàn toàn công nghệ mã vạch, mà chúng vẫn song hành với nhau.

A Một số khác biệt giữa công nghệ RFID và công nghệ mã vạch

Mã vạch là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt của sản phẩm,hàng hóa mà máy móc có thể đọc được Nguyên thủy thì mã vạch lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của các vạch được in song song cũng như của khoảng trống giữa chúng, nhưng ngày nay chúng còn được in theo các mẫu của các điểm, theo các vòng tròn đồng tâm hay chúng ẩn trong các hình ảnh Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt.

Khả năng đọc/ghi: Mã vạch không thể sửa đổi được một khi chúng đã được in ra, do đó mã vạch được biết tới là một công nghệ RO (Read-only: chỉ đọc) Ngược lại, các thẻ RFID

RW (Read-write: đọc ghi), lại có cả khả năng đọc và ghi tới bộ nhớ, và số lần định dạng thẻ trong suốt quãng đời tồn tại của nó có thể lên tới hàng nghìn lần, đây cũng là một phần đã khiến cho công nghệ RFID trở nên mạnh mẽ như vậy.

Không cần đường ngắm: Một ưu thế khác của công nghệ RFID so với các mã vạch là các hệ thống RFID không cần đến một đường ngắm giữa một thẻ và thiết bị đọc để có thể làm việc đúng Bởi vì các sóng vô tuyến có khả năng lan truyền qua nhiều chất liệu rắn khác nhau, tức là hiệu quả đọc với các thẻ RFID nằm sâu ở bên trong một khay hàng không kém là bao so với các thẻ nằm trực tiếp trên đường ngắm Nhưng với mã vạch thì khác, các mã vạch phải nằm trên đường ngắm của máy quét thì nó mới hoạt động đúng được Điều này có nghĩa là các mã vạch phải được đặt ở bên ngoài bao bì cũng như các đối tượng được gắn thẻ không được đặt ở sâu bên trong khay hàng trong quá trình đọc Trong các ứng dụng quản lý chuỗi cung ứng, trong hầu hết các thời điểm đều có một số lượng lớn hàng hóa di chuyển, nên rất khó để có được một đường ngắm của máy quét với một hàng hóa cụ thể Đây chính là ưu điểm lớn của công nghệ RFID so với công nghệ mã vạch.

Một số khác biệt giữa công nghệ RFID và công nghệ mã vạch

Smart card là gì?

Thẻ thông minh, thẻ gắn chip, hay thẻ tích hợp vi mạch (integrated circuit card -ICC) là loại thẻ bỏ túi thường có kích thước của thẻ tín dụng, bên trong chứa một mạch tích hợp có khả năng lưu trữ và xử lý thông tin Nó có thể đóng vai trò như thẻ căn cước, thực hiện việc xác thực thông tin, lưu trữ dữ liệu hay dùng trong các ứng dụng thẻ.

Có hai loại thẻ thông minh chính:

- Các thẻ nhớ (Memory card) chỉ chứa các thành phần bộ nhớ bất biến(non-volatile memory), và có thể có một số chức năng bảo mật cụ thể

- Thẻ vi xử lý chứa bộ nhớ khả biến(volatile memory) và các thành phần vi xử lý Thẻ làm bằng nhựa, thường là PVC, đôi khi ABS Thẻ có thể chứa một ảnh 3 chiều (hologram) để tránh các vụ lừa đảo. Đặc trưng của smart card:

- Thông thường có kích thước cỡ một thẻ tín dụng Chuẩn ID-1 của ISO/IEC 7810 quy định là 85,60 × 53,98 mm Một kích thước khác cũng khá thông dụng là ID-000 tức cỡ 25 x 15 mm. Cả hai kích thước này đều có bề dày là 0,76 mm.

- Chứa một hệ thống an ninh có các tính chất nhằm chống giả mạo (chẳng hạn, một vi xử lý chuyên dụng dùng cho bảo mật, một hệ thống an ninh quản lý file, các dấu hiệu có thể kiểm tra bằng mắt người) và có khả năng cung cấp các dịch vụ an ninh (chẳng hạn, bảo mật thông tin trong bộ nhớ).

- Tài nguyên trên thẻ được quản lý bởi một hệ thống quản trị trung tâm mà cho phép trao đổi thông tin và cấu hình cài đặt với thẻ thông qua hệ thống an ninh nói trên

- Dữ liệu trên thẻ được truyền đến hệ thống quản trị trung tâm nhờ vào các thiết bị đọc thẻ, chẳng hạn máy đọc vé, ATM v.v.

Câu 8 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN

Theo Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ, dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.

Dịch vụ hành chính công: là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục đích lợi nhuận, do cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền) có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý.

1.2 Các cấp độ dịch vụ công trực tuyến

Theo Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ, dịch vụ công trực tuyến có 4 mức độ:

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan quy định về thủ tục hành chính đó.

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.

Ngoài ra nếu nhìn dịch vụ công trực tuyến theo kiểu của nước ngoài thì có 3 cấp độ của dịch vụ công trực tuyến:

1.2.1 Dịch vụ hành chính công độc lập (Service Islands):

Hầu hết các dịch vụ hành chính công trực tuyến của Việt Nam hiện nay đang ở cấp độ này. Mỗi cơ quan nhà nước trên cơ sở nhu cầu thực hiện chức năng của mình chủ động xây dựng dịch vụ hành chính công trực tuyến đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân Đặc điểm của các dịch vụ ở cấp độ này là:

- Chỉ phát huy hiệu quả khi toàn bộ quy trình xử lý công việc (thủ tục hành chính) gói gọn trong tổ chức Vẫn còn tồn tại những hạn chế do không có các kết nối chia sẻ thông tin với các hệ thống ứng dụng của cơ quan chức năng khác.

- Không thừa kế được những thông tin đã có trong các hệ thống của cơ quan khác do không có các kết nối đến các hệ thống khác

- Cơ quan gặp nhiều vấn đề trong quản lý, tổ chức thực hiện, vận hành, duy trì số lượng lớn các dịch vụ hành chính công.

- Người dân khó khăn trong việc sử dụng dịch vụ hành chính công liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau theo cơ chế “nhiều cửa”.

1.2.2 Dịch vụ hành chính công liên thông (Connected Services): Ở cấp độ này, dịch vụ hành chính công trực tuyến cho phép người dân được sử dụng dịch vụ hành chính công “một cửa” Government Gateway thực hiện việc phân phối và liên lạc giữa các hệ thống của các cơ quan chức năng khác nhau để cung cấp một dịch vụ hoàn chỉnh cho người dân. Để xây dựng được dịch vụ hành chính công trực tuyến ở cấp độ này, một số điều kiện đặt ra:

- Xây dựng được Government Gateway với các thành phần: Message Routing, Identity Management, Aplication Integration

- Các cơ quan nhà nước đều đã thực hiện giải quyết các quy trình nghiệp vụ trên hệ thống ứng dụng.

- Các hệ thống ứng dụng có tính tương thích cao.

Hạn chế của dịch vụ ở cấp độ này là:

- Tính thuần nhất của quy trình thực hiện dịch vụ hành chính công là vấn đề khi mà mỗi cơ quan chức năng xử lý trên hệ thống ứng dụng nghiệp vụ riêng của tổ chức, gánh nặng về chất lượng dịch vụ hoàn toàn phụ thuộc vào Government Gateway.

- Sự tương tác giữa các hệ thống nghiệp vụ sẽ gặp nhiều khó khăn do sự khác biệt về kiến trúc và công nghệ.

- Khó khăn trong việc điều phối xử lý các yêu cầu.

Các nhà cung cấp dịch vụ kết nối và một số dịch vụ phổ biến

2.3.1 Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel

Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel là một nhà cung cấp dịch vụ CNTT và viễn thông rất lớn tại Việt Nam Sau 27 năm thành lập và phát triển (1989-2015), tập đoàn đã tung ra thị trường ngày càng nhiều giải pháp để làm tăng chất lượng của các sản phầm phục vụ khách hàng Đối với hoạt động hỗ trợ thương mại điện tử, Viettel đã có nhiều chương trình liên kết với các doanh nghiệp mua bán khác để hoạt động mua bán online diễn ra ngày càng nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT)

VNPT hiện đã xây dựng hạ tầng viễn thông quốc tế vững mạnh, hiện đại, sử dụng nhiều phương thức truyền dẫn mới, an toàn, hiệu quả như cáp quang biển, cáp quang đất liền, vệ tinh, cho phép kết nối trực tiếp tới hơn 240 quốc gia và trung tâm kinh tế, tài chính khu vực trên toàn thế giới.

Mạng đường trục quốc gia của VNPT bao gồm mạng cáp quang Bắc – Nam, dung lượng hiện tại đạt 360 Gbps, nằm dọc quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh Mạng được kết nối vòng Ring để đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống

Truyền hình Các công cụ tìm kiếm

Báo điện tử Chưa quảng bá Mạng xã hội Báo giấy

Các hình thức quảng cáo Website qua các năm

2014 2013 2012 Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử 2014

Ch uy ển kh oả n

Tr ực ti ếp tạ i c ôn g ty

Th an h to án C OD

Vi sa , M as te r C ar d Đơ n vị th an h to án tr un g gi an

Các hình thức chấp nhận thanh toán trên Website

Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử 2014

Giải pháp thanh toán trực tuyến được các doanh nghiệp sử dụng

Ngân lượng Bảo Kim One Pay Payoo Khác

Thương mại điện tử không phải là một sáng kiến ngẫu hứng, mà là hệ quả tất yếu của sự phát triển kỹ thuật số hóa, của công nghệ thông tin, mà trước hết là kỹ thuật máy tính điện tử Vì thế, chỉ có thể thực sự có và thực sự tiến hành thương mại điện tử có nội dung và hiệu quả đích thức khi đã có một hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và viễn thông vững chắc.

3.1.1 Công nghệ phần mềm chưa phát triển

Tuy nhiên, công nghiệp phần mềm của Việt Nam ít phát triển, hoạt động phần mềm chủ yếu là dịch vụ cài đặt và hướng dẫn sử dụng Số công ty sản xuất kinh doanh phần mềm còn ít, sản phẩm phần mềm chủ yếu là các chương trình văn bản bằng tiếng Việt; giáo dục, văn hóa, kế toán tài chính, khách sạn, quản lý văn thư, điều tra thống kê ít có các phần mềm trọn gói có giá trị thương mại cao Các công ty trong nước mới đạt 10% thị trường phần mềm Tình hình phần mềm như trên do các nguyên nhân chủ yếu sau đây gây ra:

- Khách hàng (các cơ quan đơn vị và cá nhân) chưa quan niệm phần mềm là quan trọng và thiết yếu trong sử dụng thiết bị tin học (khi mua thiết bị thường không đưa ra được đòi hổi về phần mêm, thâm chí có khách hàng không rõ trang bị phần mềm để làm gì) Vì vậy, phần mềm sản xuất ra khó bán được.

- Phần mềm của nước ngoài và của các công ty khác trong nước sản xuất ra bị sao chép bất hợp pháp một cách tràn lan khiến những nhà sản xuất phần mềm nản lòng sáng tạo, không muốn đầu tư vào lĩnh vực này (Ví dụ, phần mềm từ điển Anh-Việt của công ty Lạc Việt vừa ra thị trường đã bị sao chép bất hợp pháp, bán với giá chỉ bằng 1/2 giá gốc) Theo đánh giá của Business Software Alliance (BSA, tháng 5/2002) , tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm là 94%, điều này khiến Việt Nam trở thành một trong số những nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền cao nhất.

Kết cấu hạ tầng phục vụ TMĐT đã có nhiều tiến bộ, nhưng internet tốc độ cao như ADSL và đường truyền riêng chưa phổ cập hết các địa phương do chi phí kết nối còn cao. Tính đến cuối năm 2009, hầu hết các bộ, ngành và 60 trên 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã có website để giao tiếp với công dân và các tổ chức xã hội Các tỉnh, thành phố đều đã có kế hoạch triển khai TMĐT và các dịch vụ công trực tuyến gắn với TMĐT, như thủ tục hải quan điện tử; khai, nộp thuế và ứng dụng TMĐT trong mua sắm công Theo số liệu khảo sát

3000 doanh nghiệp trên cả nước năm 2009, 100% các doanh nghiệp ấy đã trang bị máy tính, trung bình 25,8 máy tính/ mỗi doanh nghiệp; 98% số doanh nghiệp được khảo sát đã kết nối internet dưới các hình thức khác nhau; 81% số doanh nghiệp sử dụng email để phục vụ kinh doanh (tỷ lệ này là thấp, vì email là phương tiện liên lạc nhanh, tiết kiệm chi phí); 12% doanh nghiệp đã tham gia sàn giao dịch TMĐT; 38% doanh nghiệp có website; 96% doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin trực tuyến; 20% đã làm thủ tục hải quan và cấp C/O (giấy chứng nhận xuất xứ) điện tử; 11% doanh nghiệp đã đăng ký, xin giấy phép trực tuyến, 70% doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng qua email; 22% doanh nghiệp nhận đơn hàng qua website.

Tóm lại, tuy có tốc độ tăng trưởng cao trong vài năm gần đây nhưng nền công nghệ tính toán của Việt Nam vẫn còn rất nhỏ bé, đặc biệt là công nghệ phần mềm.

3.1.2 Việt Nam gia nhập mạng toàn cầu tương đối chậm

Tháng 11 năm 1997 mới chính thức bắt đầu nối mạng Internet, tới đầu năm 1999 mới có khoảng 17 nghìn thuê bao, chủ yếu thông qua ba nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất là VDC (Công ty dịch vụ gia tăng và truyền số liệu), FPT (Công ty phát triển đầu tư công nghệ) và Netnam (Viện công nghệ thông tin, thuộc Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia) Đến nay, Việt Nam có khoảng 150 nghìn thuê bao và phát triển với tốc độ tăng thêm khoảng 7000-8000 thuê bao/ tháng.

Ngành truyền thông Việt Nam những năm gần đây tăng trưởng tới 70%/năm Liên lạc viễn thông qua vệ tinh đã được ứng dụng, sử dụng vệ tinh thuê của nước ngoài (đã có chương trình thuê phóng vệ tinh riêng) Các thiết bị và công nghệ tiêu khiển tự động tiên tiến đã được áp dụng trong ngành địa chính(Công nghệ định vị toàn cầu GPS: Global Positioning System), ngành hàng không Năm 1993, Tổng cục Bưu chính viễn thông thiết lập một mạng toàn quốc truyền dữ liệu trên X25, gọi là mạng VIETPAC, nối 32 tỉnh và thành phố (tức một nửa tỉnh thành cả nước), mạng này không đủ đáp ứng nhu cầu truyền dữ liệu ngày càng tăng nên gần đây Tổng cục đã phát triển một mạng khung toàn quốc tên là VNN nối với Internet và mạng nội bộ của các cơ quan nhà nước và tư nhân Nhờ mạng nội bộ và mạng quốc gia, công việc quản lý một số ngành đã được tin học hóa Tuy nhiên, tính tin cậy của dịch vụ truyền thông còn thấp và chi phí còn rất cao so với mức trung bình của người dân, vì vậy tính phổ cập chưa cao.

Tuy nhiên, sự phát triển và phổ cập của Internet, 3G và các thiết bị di động đặc biệt là smartphone cùng hàng ngàn thẻ ngân hàng phát hành mỗi ngày, đã chắp thêm sức mạnh cho TMĐT cất cánh TMĐT Việt Nam đang đứng trước thời cơ bùng nổ với doanh thu dự kiến lên đến 4 tỷ USD trong năm 2015 Những nỗ lực đẩy mạnh TMĐT của Việt Nam đã mang lại hiệu quả nhất định.

Theo Cục TMĐT và Công nghệ thông tin, (Bộ Công Thương), TMĐT đang có bước phát triển rất nhanh nhờ hệ thống viễn thông phát triển vượt bậc với khoảng 1/3 dân số Việt

Nam truy cập Internet Tỷ lệ website có tính năng đặt hàng trực tuyến là 58%, trong đó tỷ lệ website có tính năng thanh toán trực tuyến là 15%.

Cũng theo kết quả điều tra khảo sát năm 2014 của Cục TMĐT và Công nghệ thông tin, giá trị mua hàng trực tuyến của một người trong năm ước tính đạt khoảng 145 USD và doanh số thu từ TMĐT B2C đạt khoảng 2,97 tỷ USD, chiếm 2,12% tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước Sản phẩm được lựa chọn tập trung vào các mặt hàng như đồ công nghệ và điện tử (60%), thời trang, mỹ phẩm (60%), đồ gia dụng (34%), sách, văn phòng phẩm (31%) và một số các mặt hàng khác Tại Việt Nam, phần lớn người mua sắm sau khi đặt hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh toán tiền mặt (64%), hình thức thanh toán qua ví điện tử chiếm 37%, và hình thức thanh toán qua ngân hàng chiếm 14%.

3.2 Giải pháp khắc phục những hạn chế

Ngày đăng: 09/10/2023, 06:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  89   : Các hình thức chấp  nhận  thanh toán trên website - Thực trạng hạ tầng thanh toán điện tử của việt nam hiện nay, mô hình b2b
nh 89 : Các hình thức chấp nhận thanh toán trên website (Trang 12)
Hình thức chấp nhận thanh toán khi mua hàng trực tiếp tại công ty là phổ biến, chiếm  75% - Thực trạng hạ tầng thanh toán điện tử của việt nam hiện nay, mô hình b2b
Hình th ức chấp nhận thanh toán khi mua hàng trực tiếp tại công ty là phổ biến, chiếm 75% (Trang 12)
Hình dưới đây mô tả cách thức truyền dữ liệu của EDI: - Thực trạng hạ tầng thanh toán điện tử của việt nam hiện nay, mô hình b2b
Hình d ưới đây mô tả cách thức truyền dữ liệu của EDI: (Trang 50)
Hình 2.1: Số lượng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã cung cấp DVCTT mức độ 3,4 - Thực trạng hạ tầng thanh toán điện tử của việt nam hiện nay, mô hình b2b
Hình 2.1 Số lượng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã cung cấp DVCTT mức độ 3,4 (Trang 71)
Hình 2.2: Lượng tăng DVCTT mức độ 3,4 tại các tỉnh, thành phố trực thuộc TW - Thực trạng hạ tầng thanh toán điện tử của việt nam hiện nay, mô hình b2b
Hình 2.2 Lượng tăng DVCTT mức độ 3,4 tại các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (Trang 72)
Hình 2.3: Tình hình sử dụng các loại dịch vụ công trực tuyến  của doanh nghiệp năm 2012 - Thực trạng hạ tầng thanh toán điện tử của việt nam hiện nay, mô hình b2b
Hình 2.3 Tình hình sử dụng các loại dịch vụ công trực tuyến của doanh nghiệp năm 2012 (Trang 73)
Hình 2.4: Hạn chế trong sử dụng dịch vụ công trực tuyến của Doanh nghiệp - Thực trạng hạ tầng thanh toán điện tử của việt nam hiện nay, mô hình b2b
Hình 2.4 Hạn chế trong sử dụng dịch vụ công trực tuyến của Doanh nghiệp (Trang 74)
Hình 2.5: Mô hình hệ thốn ECOSYS - Thực trạng hạ tầng thanh toán điện tử của việt nam hiện nay, mô hình b2b
Hình 2.5 Mô hình hệ thốn ECOSYS (Trang 76)
Hình 2.6: Sơ đồ quy trình thủ tục hải quan điện tử - Thực trạng hạ tầng thanh toán điện tử của việt nam hiện nay, mô hình b2b
Hình 2.6 Sơ đồ quy trình thủ tục hải quan điện tử (Trang 79)
Hình 2.7: Quy trình tham gia dự án Nộp hồ sơ khai thuế qua mạng - Thực trạng hạ tầng thanh toán điện tử của việt nam hiện nay, mô hình b2b
Hình 2.7 Quy trình tham gia dự án Nộp hồ sơ khai thuế qua mạng (Trang 81)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w