MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, đã tạo nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, và cũng chính nền kinh tế thị trường đã và đnag làm phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực, đặc biệt là hành vi xâm phạm đến quyền lợi người tiêu dùng làm ảnh hưởng xấu đến xã hội Theo quy định của pháp luật về việc bảo về quyền lợi người tiêu dùng thì có rất nhiều trách nhiệm được đặt cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh như: trách nhiệm việc cung cấp thông tin, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng, trách nhiệm cung cấp bằng chứng giao dịch,… Có thể thấy các trách nhiệm đó thì trách nhiệm bảo hành hàng hóa là một các trách nhiệm thường xuyên bị vi phạm Vì vậy vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được đặt lên hàng đầu Với những vấn đề em lựa chọn đề số 05 danh mục bài tập học kì: “Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng tại Việt Nam.” NỢI DUNG Trách nhiệm bảo hành của tở chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng tại Việt Nam 1.1 Khái niệm người tiêu dùng; tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa Khái niệm người tiêu dùng Khái niệm người tiêu dùng đưỡ ghi nhận tại Khoản Điều Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định:“Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, tổ chức” Như vậy theo quy định của pháp luật thì người tiêu dùng không chỉ bao gồm chủ thể là cá nhân mà còn là các tổ chức, tiến hành mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt các nhân, gia đình hay sinh hoạt của tổ chức đó Khái niệm tổ chức, các nhân kinh doanh Theo khoản Điều Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định: “ Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là tổ chức, cá nhân thực hiên một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ thị trường nhằm mục đích sinh lời, bao gồm: a) Thương nhân theo quy định của Luật Thương mại; b) Cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng kí kinh doanh” Khái niệm trách nhiệm bảo hành hàng hóa của tổ chức, các nhân kinh doanh Theo quy định của Điều 21 Luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng quy định trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện sau: “Hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành theo thỏa thuận của các bên hoặc bắt buộc bảo hành theo quy định của pháp luật Trường hợp hàng hóa, linh kiện,phụ kiện được bảo hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mình cung cấp” Như vậy, trách nhiệm bảo hành của tổ chức, các nhân kinh doanh đối với hàng hóa nguời tiêu dùng là: “trách nhiệm bảo hành hàng hóa là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh việc sửa chữa, thay thế hoặc hoàn trả hành hóa đối với người tiêu dùng trường hợp hàng hóa đó được các bên thỏa thuận bảo hành hoặc bắt buộc bảo hành theo quy định của pháp luật” Từ định nghĩa này, có thể thấy trách nhiệm bảo hành của các tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đối với người tiêu dùng có các đặc điểm sau: Thứ nhất, sở phát sinh trách nhiệm bảo hành là thỏa thuận của các bên hoặc pháp luật quy định bắt buộc bảo hành những trường hợp nhất định Thứ hai, trách nhiệm bảo hành thông thường chỉ áp dụng đối với hàng hóa, linh kiện, phụ kiện Thứ ba, trách nhiệm bảo hành xác được xác lâp một thời gian nhất định 1.2 Pháp luật về trách nhiệm bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa Bảo hành đối với sản phẩm, hàng hóa được xem một chiến lược marketting tự của các tổ chức, cá nhân kinh doanh Bảo hành được các doanh nghiệp áp dụng với rất nhiều mặt hàng Mặc dù các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đã và đưa các chương trình bảo hành vào nhiệm vụ của mình Tuy nhiên,vẫn cò một số tổ chức, cá nhân kinh doanh đưa trách nhiệm bảo hành hàng hóa thực hiện mua bán chủ là nghĩa vụ cho có để tạo niềm tin với khách hàng, hàng hóa xảy vấn đề hoặc bị lỗi, hỏng hóc thì doanh nghiệp lại trốn tránh trách nhiệm hoặc đổ lỗi cho người tiêu dùng Vì vậy pháp luật đã đưa vào quy định nhiều văn bản pháp luật Cùng với sự phát triển của xã hội, pháp luật bảo hành sản phẩm ngày càng hoàn thiện, góp phần quan trọng vào bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ràng buộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh, Luật bảo vệ người tiêu dùng đac quy định: Trong trường hợp hàng hóa, linh kiện có bảo hành tổ chức, cá nhân có những trách nhiệm sau: Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mình cung cấp Cung cấp cho người tiêu dùng giấy tiếp nhận bảo hành, đó ghi nhận rõ thời gian bảo hành Thời gian thực hiện bảo hành không tính vào thời hạn bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thay thế lịn kiện, phụ kiện hoặc đổi hàng hóa mới thì thời hạn bảo hành linh kiện, phụ kiện hoặc hàng hóa đó được tính từ thời điểm thay thế linh kiện,phụ kiện hoặc đổi mới hàng hóa Cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa, linh kiện,phụ kiện tương tự để sử dụng tạm thời hoặc có hình thức giải quyết khác được người tiêu dùng chấp nhận thời hạn bảo hành Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện và trả lại tieend cho người tiêu dùng trường hợp hết thời gian thực hiện bảo hành mà không sửa chữa được hoặc không khắc phục được lỗi Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho người tiêu dùng trường hợp đã thực hiện bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện từ ba lần trở lên thời hạn bảo hành mà vẫn không khắc phục được lỗi Chịu chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cu trú của người tiêu dùng Chịu trách nhiệm về việc bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện cho người tiêu dùng cả trường hợp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc bảo hành Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã đưa các tình huống, trường hợp để bảo vệ người yếu thế mối quan hệ này Người yếu thế chính là người tiêu dùng vì mọi thỏa thuận mối quan hệ phát sinh này đều bên bán quy định người tiêu dùng chỉ có thể chọn hoặc không chọn chứ không có quyền thay đổi các điều khoản thỏa thuận Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng 2.1 Quy định về trách nhiệm bảo hành hàng hóa nói chung Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của số đông người tiêu dùng , chế định về bảo hành hàng hóa được các nhà làm luật đưa vào nhiều văn bản pháp luật, đặc biệt được quy định rõ tại Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Trách nhiệm cung cấp giấy bảo hành Giấy bảo hành là một sự đảm bải bằng văn bản, được phát hành cho người mua bởi nhà sản xuất, cam kết sẽ sửa chữa hoặc thay thế sản phẩm nếu cần thiết khoảng thời gian nhất định Về mặt thời hạn là một lá thư bảo hành sẽ nêu rõ khoảng thời gian bảo hành có hiệu lực đối với sản phẩm Khoảng thời gian bảo hành có thể từ vài tuần đến 12 năm Về mặt toán thì bảo hành một khoảng thời gian cụ thể thường là miễn phí bạn mua sắm lần đầu Tuy nhiên, bảo hành sẽ mất phí dưới hình thức chính sách bảo hiểm Về mặt pháp lý thì giấy bảo hành là một văn bản pháp lý có thể được sử dụng hợp pháp để kiện người bán/nhà sản xuất nếu các dịch vụ đã cam kết không được thực hiện đầy đủ nghĩa vụ Theo khoản Điều Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về “Quyền của người tiêu dùng”quy định: “Được cung cấp thông tin chính xác,đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao hành hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng” Theo khoản Điều 12 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về : “ Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng ” quy định cung cấp hướng dẫn sử dụng, điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành - Trách nhiệm cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự để sử dụng tạm thời hoặc có hình thức giải quyết khác được người tiêu dùng chấp nhận thời gian bảo hành Việc cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự để sử dụng tạm thời là một những điều vô cùng cần thiết đối với họ Khi khách hàng là người tiêu dùng bỏ một số tiền để mua những sản phẩm, hàng hóa là họ có nhu cầu sử dụng Trong trường hợp hàng hóa, sản phẩm cần được bảo hành thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa cần phải báo với nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp sản phẩm để kịp thời cung cấp hàng hóa, linh kiện,phụ kiện tương tự cho người tiêu dùng sử dụng đáp ứng nhu cầu của họ - Trách nhiệm đổi hàng hóa tương tự hoặc trả lại tiền cho người tiêu dùng khắc phục được lỗi Việc đổi hàng hóa tuownh tự hoặc trả lại tiền cho người tiêu dùng không khắc phục được lỗi là một những ddeeieuf khoản bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là vô cùng quan trọng Theo khoản Điều 21 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về “Trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện,phụ kiện” quy định: “Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự hoặc thu hồi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện và trả lại tiền cho người tiêu dùng trường hợp hết thời gian thực hiện bảo hành mà không sửa chữa được hoặc không khắc phục được lỗi” Theo khoản Điều 21 Luât bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về “Trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh phụ kiện” quy định: “Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho người tiêu dùng trường hợp thực hiện bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện từ ba lần trở lên thời hạn bảo hành mà không khắc phục được lỗi” - Trách nhiệm sủa chữa, vận chuyển hàng hóa đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng Trách nhiệm sửa chữa, vận chuyển hàng hóa đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng là việc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa phải có trách nhiệm đối với người tiêu dùng việc giúp người tiêu dùng nhanh chóng đươc bảo hành và việc bảo hành thuận lợi nhất Việc áp dụng phương thức bảo hành này cũng góp phần mang lại uy tín cho tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng Theo khoản Điều 21 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về Trách nhiệm bảo hành hàng hóa,linh phụ kiện quy định: “Chịu chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng” - Trách nhiệm bảo hành hàng hóa cho người tiêu dùng trường hợp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện bảo hành Giấy ủy quyên là một văn bản pháp lý đóghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc phạm vi quy định của giấy ủy quyền Việc lập giấy ủy quyeend có 02 trường hợp xảy ra: Một là, ủy quyền đơn phương, tức là Giấy ủy quyền không có sự tham gia của bên nhận ủy quyền Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi giấy Do vậy,nếu sau Giấy ủy quyên được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng khong có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại nếu có Hai là, ủy quyền có sự tham gia của các bên ủy quyền Trường hợp này về hình thức là giấy ủy quyền về bản chất là hợp đồng ủy quyền Nếu có tránh chấp được áp dụng theo hợp đồng ủy quyền để giải quyết Theo khoản Điều 21 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về “Trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh phụ kiện” quy định : “Chịu trách nhiệm về việc bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện cho người tiêu dùng cả trường hợp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc bảo hành” Nhìn chung các quy định của pháp luật Việt Nam về trahs nhiệm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa của người tiêu dùng có thể thấy: Đã hình thành hệ thống văn bản pháp luật và quan quản lý từ Trung ương đến địa phương, hệ thống các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, việc tiếp nhận, giải quyết,khiếu nại, thu hồi sản phẩm khuyết tật để bải hành, thực thi trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đã được thực hiện Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là Luật trực tiếp điều chỉnh về trách nhiệm bảo hành cho thấy ý thức của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đã được nâng cao lên rõ rệt 2.2 Những kết quả đạt đượ và những hạn chế của pháp luật vê trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng 2.2.1 Những thành tựu đạt được của pháp luật Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được pháp luật ghi nhận và bảo vệ Nhìn chung có thể đánh giá các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung và quy định của pháp luật về trách nhiệm bảo hành của cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng nói riêng đã có những ưu điểm sau: Thứ nhất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa về việc cung cấp thông tin hàng hóa cho người tiêu dùng đầy đủ và chính xác cao Thứ hai, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đã năm rõ nghĩa vụ bảo hành hàng hóa mình cung cấp cho người tiêu dùng Thứ ba, việc cung cấp giấy chứng nhận bảo hành hàng ngày càng được người tiêu dùng yêu cầu nhiều nhằm mục đích tự bảo vệ cũng tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa tự nhận thức được tầm quan trọng đẻ tạo uy tín với khách hàng Thứ tư, các tổ chức, các nhân kinh doanh hàng hóa đã yêu cầu nhà sản xuất cung cấp những hàng hóa tương tự để giúp cho người tiêu dùng đáp ứng được nhu cầu thời gian bảo hành Thứ năm, việc đổi trả hàng hóa tương tự hoặc trả lại tiền trường hợp hàng hóa được bảo hành 03 lần mà chưa khắc phục được lỗi đã và được tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa giúp khách hàng phản hồi tới nhà sản xuất nhiều Thứ sau, việc ủy quyền cho bên thức ba để bảo hành sản phẩm đã được nhà sản xuất và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thống nhất cụ thể, hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm giữa các bên được hạn chế Thứ bảy, các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có nghĩa vụ giải quyết khiếu nại cho người tiêu dùng Về bản việc giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng đã phần nào được các tổ chức, cá nhân kinh doanh chú trọng Thứ tám, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trường hợp hàng hóa mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng được các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa ý thức 2.2.2 Những hạn chế của pháp luật Về bản luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được quy định đầy đủ các trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng nói chung và trách nhiệm bảo hành hàng hóa nói riêng Song các quy định này còn mang tính khái quát, chung chung, đó các văn bản hướng dẫn thi hành về vấn đề này không hướng dẫn cụ thể nên việc thực hiện thực tế còn gặp nhiều bất cập, vướng mắc Điều đó thể hiện ở các nội dung sau: Thứ nhất, những quy định của pháp luật và văn bản hướng dẫn thực thi hiện hành chưa có chế tài đặc thù để đủ sức răn đe, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh Vì vậy vẫn còn hiện tượng tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa vẫn coi thường pháp luật và không bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Ví dụ: Điều 75 Nghị định số 185/2013 NĐ-CP năm 2013 mức phạt áp dụng tối đa cho các hành vi vi phạm về trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng ở mức 5-500 triệu đồng Thứ hai, hệ thống quản lý quan Nhà nước chưa hoàn thiện khiến cho việc phối hợp và triển khai công tác bảo vệ quyền lợi bảo hành của người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn Ví dụ: tổ công tác quản lý thị trường phát hiện tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có hành vi bán hàng giải, hàng nhái, hàng kém chất lượng chỉ tịch thu và xử phạt chứ không thông báo cho tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để cùng với những người tieu dùng đó đồ lại quyền lợi cho người tiêu dùng Thứ ba, việc giải quyết tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa và người tiêu dùng chưa thực sự hiệu quả Ví dụ: các vụ việc tranh chấp xảy mối quan hệ mua bán giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa với người tiêu dùng xảy thì Tòa án lại đề nghị chuyển sang cho Hội bảo về quyền lợi người tiêu dùng và Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lại trả lời là thỏa thuận dân sự nên không giải quyết được Làm cho người tiêu dùng loay hoay không biết chuyển đơn khiếu nại cho bên nào xử lý Thứ tư, các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa có chế hữu hiệu để hoạt động một cách hiệu quả Ví dụ: Kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển thế giới cho thấy công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào cuộc giúp đỡ là hết sức cần thiết, vì tính sáng và minh bạch của các tổ chức này được đề là mục tiêu số một Thứ năm, mặc dù được Nhà nướ hết sức quan tâm đưa rất nhiều những quy định ở nhiều Luật khác từ chung đến riêng Tuy nhiên, vẫn còn vaanc còn những quy định cập nhật so với thị trường sôi động Ví dụ: Hiện nay, việc các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa mạng xã hội rất nhiều chưa có quy định bắt buộc phải khai báo với quan chức nên trường hợp người tiêu dùng bị những kẻ lừa đảo lợi dụng và nghiễm nhien người tiêu dùng phải ngậm ngùi chấp nhận vì chẳng biết cách tìm bên bán để yêu cầu quyền bảo hành Thứ sáu, các quy phạm pháp luật về trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng chưa có tính thống nhất cao Ví dụ: Luật thương mại chưa có quy định cụ thể về quyền yêu cầu bảo hành của người mua và nghĩa vụ, trách nhiệm bảo hành của người bán trường hợp các bên không có thỏa thuận bảo hành hợp đồng Trong trường hợp này,các bên liên quan cần áp dụng luật dân sự và luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Tuy nhiên,luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chỉ có thể áp dụng đối với trường hợp bảo hành hàng hóa liên quan đến người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích sinh hoạt, tiêu dùng của cá nhân,tổ chức Định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng 3.1 Một số yêu cầu về trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì những vấn đề liên quan đến trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng cần phải đổi mới và đáp ứng được các yêu cầu bản sau đây: Một là, phải góp phần nâng cao hiệu quả việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng qua hoạt động của các quan, tổ chức có thâm quyền Hai là, phải đáp ứng được yêu cầu của việc phát triển kinh tế- xã hội của đất nước hội nhập khu vực toàn cầu Ba là, phải gắn với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung và trách nhiệm bảo hành của cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng nói riêng với việc thực hiện đường lối cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta 3.2 Một số phương hướng hoàn thiện, thực thi trách nhiệm của cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam Thứ nhất, tiếp tục xác định việc hoàn thiện các quy định về bảo hành hàng hóa là nhiệm vụ chung của toàn xã hội Trên sở đó, quy định nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể cho từng chủ thể có liên quan để thực hiện nghĩa vụ bảo hành hàng hóa đặc biệt là cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa Thứ hai,bảo vệ môi trường kinh doanh lành mạnh Xây dựng tư pháp lý về trách nhiệm của cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng của Việt Nam phải thay đổi lớn Thứ ba, yêu cầu hoàn thiện pháp luật cạnh tranh nhằm nâng cao dần từng bước trách nhiệm của cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa đối người tiêu dùng Thứ tư, hoạt động bảo hành hàng hóa phải được thực hiện thường xuyên, xem trọng công tác phòng ngừa, kết hợp với việc xử lý nghiêm khắc, triệt để mọi hành vi vi phạm pháp luật về bảo hành hàng hóa Thứ năm, bảo đảm sự cân bằng giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh Thứ sáu, xây dựng xã hội hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân xã hội tham gia cùng Nhà nước công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Nâng cao ý thức về nghĩa vụ bảo hành hàng hóa của cá nhân, tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa và người tiêu dùng thông qua hoạt động tuyên truyền, tư vấn, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo hành hàng hóa, hỗ trợ, giáo dục kiến thức cho người tiêu dùng Thứ bảy, bỏ vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của cả người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân kinh doanh Thứ tám,tăng cường công tác điều tra, truy tố, xét xử các hành vi vi phạm pháp luật về nghĩa vụ bảo hành, áp dụng nghiêm các quy định bộ luật Hình sự về các tội phạm liên quan đến công tác này Tăng cường lực cho hệ thống Tòa án nhân dân các cấp việc giải quyết các vụ kiê về bảo hành hàng hóa Thứ chín, là cần xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về nghĩa vụ bảo hành hàng hóa từ Trung ương đến địa phương, đó chú trọng vấn đề hình thành đơn vị chuyên trách, bố trí nhân sự có chuyên môn, đạo đức và kinh phí hợp lý để các bộ phận thực hiện tốt các nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật KẾT LUẬN Trên sở các quy định của pháp luật Việt Nam, tiểu luận đã phân tích những vấn đề lý luận về trách nhiệm bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng Đồng thời cũng đưa những giải pháp, định hướng để hoàn thiện pháp luật Việ Nam về trách nhiệm bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng Theo đó việc hoàn thiện pháp luật phải đảm bảo một số định hướng bản như:phù hợp với sự phát triển kinh tế của nền kinh tế thị trường, phải đặt tổng thể việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo hài hòa lợi ích của người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Luật Hà Nội(2014),Giáo trình Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội Cục quản lý cạnh tranh- Bộ Công thương(2016),Tài liệu Hỏi đáp về pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nxb Hồng Đức, Hà Nội Sổ tay Công tác bảo vệ người tiêu dùng- Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Thương mạiNxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 Luật doanh nghiệp 2014 Trần Ngọc Đường, Quyền người, quyền công dân Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội ... Trách nhiệm bảo hành của tở chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng tại Việt Nam 1.1 Khái niệm người tiêu dùng; tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa Khái niệm người. .. thỏa thuận Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng 2.1 Quy định về trách nhiệm bảo hành hàng hóa... giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng 3.1 Một số yêu cầu về trách nhiệm bảo hành của