BO KHOA HOC VA CONG NGHE
CUC THONG TIN KHOA HQC VA CONG NGHE QUOC GIA
DE TAI NGHIEN CUU KH&CN CAP BO
NGHIEN CUU VA TRIEN KHAI
HE THONG THONG TIN VE NGHIEN CUU VA PHAT TRIEN VIET NAM
BAO CAO TONG KET
8860
Trang 2BO KHOA HOC VA CONG NGHE
CUC THONG TIN KHOA HQC VA CONG NGHE QUOC GIA
DE TAI NGHIEN CUU KH&CN CAP BO
NGHIEN CUU VA TRIEN KHAI
HE THONG THONG TIN VE NGHIEN CUU VA PHAT TRIEN VIET NAM
BAO CAO TONG KET
Chủ nhiệm đề tài: Ths Cao Minh Kiém
Cán bộ tham gia nghiên cứu: _ Ths Phan Huy Quế
KS Tao Huong Lan
KS Tran Mai Lan
CN Nguyễn Thị Thuý Diệu
CN Vũ Thuỳ Trang
CN Nguyễn Thị Thanh Mai Ths Nguyén Hong Hanh
Ths Ta Hoai Anh
Trang 3MOT SO CHU VIET TAT SU DUNG TRONG BAO CAO CSDL Cơ sở dữ liệu FEDRIP Federal Research In Progress (Bé tii nghiên cứu liên bang dang tiến hành) JST Japan Science and Technology Agency (Cyc Khoa hge va Công nghệ Nhật Bản) KQNC Kết quả nghiên cứu KT-XH Kinh tế-xã hội KH&CN Khoa học và công nghệ KHKT Khoahọc và kỹ thuật NC&PT Nghiên cứu và phát triển; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ NH National Informatics Institute (Vién Tin hoc Quéc gia, Nhit Ban)
NISO National Information Standards Organization (T6 chite Tiéu chuan Thông tin Quốc gia , Hoa Kỳ)
NSNN Ngân sách nhà nước
NTIS National Technical Information Service (Dịch vụ Thông
tin Kỹ thuật Quốc gia, Hoa Kỳ)
OECD Organization for Economic Co-operaion and
Development (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế)
QLNN Quảnlý nhà nước
UNESCO United Nations Education, Science and Culture Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của
Liên Hiệp Quốc)
Trang 4MỤC LỤC MOT SO CHU VIET TAT SU DUNG TRONG BAO CAO MỤC LỤC PHAN I NHUNG THONG TIN CHUNG VE DE TAI Căn cứ pháp lý của đề Mục tiêu của dé ti
Nội dung nghiên cứu Thời gian thực hiện đề
Những đơn vị phối hợp tham gia đề Cán bộ thực hiện đề COC mM NAD AHH 1 2 kì 4 Sản phẩm của đề 5 6 7
PHAN IL KET QUẢ NGHIÊN CỨU
Chuong 1 MOT SO VAN ĐÈ CHUNG VÈ THÔNG TIN NGHIÊN CỨU VÀ 11
PHÁT TRIEN VA KINH NGHIEM QUOC TE a
1.1 Một số khái niệm liên quan đến nghiên cứu và phát triển lL
1.1.1 Khái niệm hoạt động khoa học và công nghệ 11
1.1.2 Khái niệm nghiên cứu và phát triển lL
1.13 Một số khái niệm liên quan đến nhiệm vụ khoa học và công nghệ 14 1.1.4 Khái niệm kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1.2 Vai trò và nội dung thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu 22
1.2.1 Vai trò của thông tin về đề tài
1.2.2 Vai trò của thông tin về báo cáo kết quả nghiên cứu
12:3 Các nội dung chủ yếu của hoạt động quản lý thông tin về đề tài và
báo cáo kết quả nghiên cứu .26
Trang 51.3.3 Nhật bản
1.3.4 Một số nước và vùng lãnh thổ khác 30 Chương 2 CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐÈ
TAI VA BAO CAO KET QUA NGHIEN CUU VA PHAT TRIEN CUA VIET NAM 32 2.1 Cơ sở pháp lý của hoạt động quản lý thông tin đề tài và báo cáo KQNC52 32
2.1.1 Giai đoạn trước khi có Luật KH&CN
2.1.2 Giai đoạn từ sau khi có Luật Khoa học và Công nghệ cho đến nay 56
2.2 Hiện trạng quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu 60
.60 2.2.2 Hiện trạng quản lý thông tin về báo cáo kết quả nghiên cứu .63
2.3 Hiện trạng triển khai thực hiện Quyết định số 03/2007/QĐ-BKHCN ngày 2.2.1 Hiện trạng quản lý thông tin về đề tài
16/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy chế đăng ký, lưu giữ và sử đụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công,
nghệ 67
2.3.1 Tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia .68 2.3.2 Tại Bộ, ngành và tỉnh, thành phó trực thuộc Trung ương 69
Chương 3 XÂY DỰNG PHÀN MÈM QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐÈ TÀI VÀ
BÁO CÁO KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU 72
gu DETAI va KQNC tai Cục Thông tin 72 75 76 3.1 Hiện trạng phần mềm cơ sở dữ Khoa hoc và Công nghệ Quốc gia 3.2 Nghiên cứu đề xuất cầu trúc đữ liệu
3.2.1 Cầu trúc đữ liệu của cơ sở đữ liệu Đề t: 3.2.2 Cầu trúc đữ liệu của cơ sở đữ
éu Báo cáo kết quả nghiên cứu 79
Trang 63.4 Phần mềm tra cứu cơ sở dữ liệu đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu trên Web 98 Bi
3.4.1 Thông tin về báo cáo hoặc đề tài mới cập nhật
3.4.2 Tra cứu kiểu "Theo từ điển" 3.4.3 Tìm kiếm 3.5 Kết quả tập huấn sử dụng phần mềm và xây dựng các cơ sở đữ liệu thử nghiệm „ 106 3.5.1 Kết quả tập huấn sử dụng phần mềm „ 106
3.5.2 Kết quả xây dựng cơ sở đữ liệu thử nghiệm „106 Chương 4 ĐÈ XUẤT CƠ CHẾ TRAO ĐÔI THÔNG TIN NGHIÊN CỨU VÀ PHAT TRIEN 107 4.1 Cơ sở của việc hình thành cơ chế trao đổi thông tin phục vụ nghiên cứu „ 107 „108 „ 109 „ 109 và phát triển 4.1.1 Cơ sở pháp lý 4.1.2 Cơ sở khoa học
4.1.3 Nhu cầu thực tiễn
4.2 Mục tiêu và yêu cầu của cơ chế trao đổi thông tin phục vụ nghiên cứu và
phát triển „110
4.2.1 Mục tiêu „110
4.2.2 Những yêu cầu cơ bản đối với cơ chế trao đổi thông tin phục vụ
nghiên cứu va phat triés „110
4-3 Nội dung chủ yếu của cơ chế trao đổi thông tin phục vụ nghiên cứu và
phát triển „112
43.1 Đối tượng tham gia trao đổi thông tin „112
4.3.2 Loại hình thông tin cần trao đổi „113
4.3.3 Lộ trình hoạt động trao đổi thông tin nghiên cứu và phát triển 114
Trang 7LKETLUAN IL KHUYEN NGHI TAI LIEU THAM KHAO PHU LUC Phụ lục 1 Hướng dẫn điền phiếu tiền máy các CSDL NC&PT Phy luc 2 Phiếu tiền máy CSDL Đề tài Phụ lục 3 Phiếu tiền máy CSDL Báo cáo KỌNC Phụ lục 4 Thi dụ về kết quả in thử dạng thư mục
Phụ lục 5 Trích đoạn kết quả in thử dạng chỉ tiết
Phụ lục 6 Thí dụ thống kê theo cơ quan chủ trì và lĩnh vực nghiên cứu 157 Phụ lục 7 Thí dụ thống kê kinh phí dự kiến thực hiện đề tài
Phụ lục 8 Thí dụ thống kê theo giới tính chủ nhiệm đề tài Phụ lục 9 Thí dụ thống kê của một thành viên
Phụ lục 10 Thí dụ kết quả sử dụng tiện ích "In bản tin" Phụ lục 11 Thí dụ in thử mẫu Giấy chứng nhận
Phụ lục 12 Dự thảo Điều lệ trao đổi thông tin NC&PT của mạng Thông tin
NC&PT quốc gia „164
Trang 8PHAN I NHUNG THONG TIN CHUNG VE DE TAI
1 Căn cứ pháp lý của để tài
Đề tài "Nghiên cứu và triển khai hệ thống thông tin về nghiên cứu và phát
triển Việt Nam" do Thạc sỹ Cao Minh Kiểm làm chủ nhiệm và Trung tâm
"Thông tin KH&CN Quốc gia (nay là Cục Thông tin KH&CN Quốc gia) là cơ quan chủ trì, được triển khai thực hiện dựa trên các căn cứ pháp lý sau:
- Quyết định số 1402/QĐ-BKHCN ngày 11/7/2008 của Bộ trưởng Bộ
KH&CN phê duyệt Danh mục các nhiệm vụ KH&CN cấp bộ để xét duyệt thực hiện trong kế hoạch năm 2009;
- Quyết định số 1431/QĐÐ-BKHCN ngày 11/7/2008 của Bộ trưởng Bộ È việc thành lập Hội đồng KH&CN cấp Bộ xét duyệt thuyết minh đề tài nghiên cứu năm 2009 của Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia;
- Quyết định số 2385/QĐ-BKHCN ngày 27/10/2008 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc phê duyệt đề tài cấp Bộ năm 2009 của Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia;
- Hợp đồng thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn cấp Bộ số 01-2009Z2/HĐ/ĐT ký ngày 11/12/2008 giữa Văn phòng Bộ KH&CN và
Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia
2 Mục tiêu của đề tài
2.1 Mục tiêu tổng quát:
Đề tài có mục tiêu tổng quát là nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác thu thập, lưu giữ, phổ biến và chia sẻ thông tin về NC&PT, trước tiên là về đề
tai NC&PT và kết quả của các đề tài; triển khai hiệu quả Quy chế đăng ký, lưu
giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN ban hành kèm theo Quyết
định số 03/2007/QĐ-BKHCN của Bộ trưởng Bộ KH&CN
Trang 9Những mục tiêu cụ thể cần đạt được của Đề tài là:
- Tạo lập công cụ phần mềm thích hợp để xây dựng CSDL đề tài và báo cáo KQNC hỗ trợ triển khai hiệu quả Quy chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết
quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BKHCN của Bộ trưởng Bộ KH&CN;
- Đẩy mạnh công tác chia sẻ và khai thác thông tin về đề tài và báo cáo
KQNC trén cơ sở cơ chế trao đổi thông tin phù hợp; fạo cơ sở ban đầu để hình thành CSDL quốc gia về đề tài, báo cáo KQNC và cơ sở cho hình thành hệ thống thơng tin về NĐC&PT của Việt Nam
3 Nội dung nghiên cứu
"Theo Đề cương được phê duyệt, đề tài có một số nội dung nghiên cứu chủ
yếu sau:
(1) Đánh giá hiện trạng thông tin về để tài và báo cáo KỌNC
- Tìm hiểu hiện trạng hoạt động thông tin về đề tài và báo cáo KQNC ở "Trung ương và địa phương; - Tìm hiểu tình hình đăng ký KQNC (2) Lựa chọn khổ mẫu dữ liệu phù hợp và xây dựng cơ chế trao đổi thông tin - Nghiên cứu, đề xuất khổ mẫu dữ liệu phù hợp để thu thập thông tin về đề tài;
- Đề xuất ứng dụng các mã và khung phân loại phù hợp để đảm bảo sự thống nhất trong xử lý thông tin, đáp ứng các yêu cầu của quản lý và tra cứu
thông tin về đề tài và báo cáo KỌNC;
- Nghiên cứu đề xuất cơ chế trao đổi thông tin về đề tài và báo cáo
KQNC; Xây đựng văn bản quy định về trao đổi thông tin
(3) Xây dựng phần mềm quản lý thông tin về để tài và báo cáo KỌNC
Trang 10- Miết phần mềm quản lý thông tin về đề tài và báo cáo KQNC Phần mềm có thể chuyển giao cho các sở KH&CN của các tỉnh, thành phó trực thuộc Trung
tương và các vụ KH&CN của các Bộ, ngành để phục vụ công tác quản lý thông tin đề tài và đăng ký báo cáo KQNC cấp địa phương và cơ sở;
- Tạo lập các công cụ xử lý thông tin (tài liệu hướng dẫn xử lý) để đưa vào CSDL;
- Xây dựng các công cụ tạo ra những sản phẩm đầu ra phục vụ quản lý và in giấy chứng nhận, biên soạn ấn phẩm thông tin về đề tài và báo cáo
- Xây dựng các công cụ thống kê về thông tin đề tài, báo cáo KQNC;
- Tạo lập công cụ xuất dữ liệu để trao đổi thông tin;
- Tổ chức tập huấn sử dụng phần mềm cho một số địa phương (sở
KH&CN)
(4) Nghiên cứu xây dựng CSDL về để tài và báo cáo KỌNC tập trung; tạo lập Website thông tin để tài và báo cáo kết quả nghiên cứu
- Xây dựng cấu trúc CSDL tích hợp trên mạng về đề tài, báo cáo KQNC;
- Xây đựng công cụ đưa CSDL lên Web để phục vụ tra cứu thông tin
CSDL xây dựng tại địa phương có thể được đưa lên Website của sở KH&CN để
phục vụ tra cứu thông tin về đề tài và báo cáo KQNC của địa phương;
- Tích hợp đữ liệu từ một số CSDL của địa phương và đưa lên mạng
Tntemet để khai thác chung trên quy mơ tồn quốc
4 Sản phẫm của đề tài
Theo đề cương, những sản phẩm mà Đề tài phải tạo lập gồm:
- Chương trình quản trị CSDL Đề tài và Báo cáo KQNC: Chương trình
Trang 11- Đề án hoặc cơ chế trao đổi thông tin NC&PT: Dự thảo đề án hoặc dự
thảo quy chế,
- Đào tạo: Đào tạo được một số cán bộ ở địa phương và Trung ương sử
đụng phần mềm đề xây dựng CSDL;
- CSDL thử nghiệm về đề tài và báo cáo KQNC ở địa phương; - CSDL tích hợp mẫu trên Internet về đề tài và báo cáo KQNC
5 Thời gian thực hiện để tài
"Theo đề cương, thời gian thực hiện đề tài là 12 tháng, từ 1/1/2009 đến
31/12/2009 Tuy nhiên do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan (máy tính bị hỏng), vì thé đề tài không thể triển khai đúng kế hoạch
Cơ quan chủ trì đề tài đã xin gia hạn và đá được sự đồng ý của Bộ
KH&CN cho phép kéo dài thời gian thực hiện đề tài đến tháng 6/2010 (Công
văn số 823/BKHCN-VP ngày 14/4/2010 của Văn phòng Bộ KH&CN)
đã được sự tham gia của các đơn vị:
- Cục Thông tin KH&CN Quốc gia - Sở KH&CN Hà Nội - Sở KH&CN Hải Phòng - Sở KH&CN Đà Nẵng - Sở KH&CN Nghệ An 7 Cán bộ thực hiện để tài
Các cán bộ chính tham gia thực hiện đề tài gồm: - Ths Cao Minh Kiểm (Chủ nhiệm đề tài)
Trang 13PHAN II KET QUA NGHIEN CUU
Chương 1
MOT SO VAN DE CHUNG VE THONG TIN NGHIEN cUv VA PHAT TRIEN VA KINH NGHIEM QUOC TE
1.1 Một số khái niệm liên quan đến nghiên cứu và phát triển
1.1.1 Khái niệm hoạt động khoa học và công nghệ
"Theo Luật KH&CN năm 2000, khoa học được hiểu là "hệ thống frí thức
về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy" còn công nghé 1a “tap hop các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biên đỗi các nguôn lực thành sản phẩm",
Theo UNESCO, hoạt động KH&CN bao gồm hoạt động nghiên cứu và phát triển thực nghiệm, giáo dục và đào tạo KH&CN,và dịch vụ KH&CN được các đơn vị trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, khoa học nông, nghiệp, khoa học y được, khoa học xã hội và nhân văn thực hiện hoặc cấp kinh phí thực hiện [UNESCO, 1984]
Luật KH&CN xác định hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) bao gồm nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ
KH&CN, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và
các hoạt động khác nhằm phát triển KH&CN So với khái niệm do UNESCO
đưa ra, khái niệm hoạt động KH&CN theo Luật KH&CN của Việt Nam không,
bao gồm giáo dục và đào tạo KH&CN
1.1.2 Khái niệm nghiên cứu và phát triển
"Từ những khái niệm nói trên về KH&CN, có thể thấy hoạt động hoạt
động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thường gọi tất là nghiên cứu
Trang 14và phát triển | (sau day viét tat 1a NC&PT *), 14 mt bé phin trong hoat déng,
KH&CN Trước khi tìm hiểu về hoạt động thông tin NC&PT, ching ta can tim hiểu và xác định rõ một số khái niệm liên quan đến hoạt động NC&PT
Theo UNESCO va OECD Ỷ, cụm từ NC&PT được hiểu là "hoại động sảng tạo thực hiện một cách có hệ thông đỄ nâng cao kho tàng trí thức, bao gôm cả trị thức của con người, văn hoá và xã hội, và sử dụng kho tàng trì thức đó đỗ tạo ra những ứng dụng mới" [UNESCO 1984, OECD 2002] Theo các tổ chức này, thuật ngữ NC4:PT bao quát ba hoạt động: øgiuiển cứu cơ bản, nghiên cứu
ứng đụng và triển khai thực nghiệm
"Theo UNESCO và OECD, nghiên cứu cơ bản là hoạt động nghiên cứu lý
thuyết hoặc thực nghiệm được thực hiện chủ yếu nhằm thu được những kiến
thức mới về nền tảng bản chất sâu xa của các hiện tượng và thực tế quan sát được mà không nhằm vào một ứng dụng hoặc sử dụng cụ thể nào Nghiên cứu ứng dụng được coi là hoạt động nghiên cứu nhằm thu được những trỉ thức mới
nhưng có định hướng chủ yếu đến mục tiêu thực tế nhất định [UNESCO 1984, OECD 2002]
Theo Luật KH&CN của Việt Nam, nghiên cứu khoa hge 1a “hoat dong
phát hiện, tim hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và te duy; sting tao các giải pháp nhằm ng dụng vào thực tiễn, Nghiên cửu khoa học bao gôm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng " [ Quốc hội 2000] Như vậy có thể nói, thuật ngữ nghiên cứu khoa học theo Luật KH&CN của Việt Nam bao quát khái niệm "nghiên cứu cơ bản” và "nghiên cứu ứng dụng” của UNESCO và
OECD
‘Trude day, trong nhiều tài liêu, người ta sử dụng thuật ngữ "nghiên cứu và triển khai" để chỉ
khái niệm "nghiên cứu và phát triển" Để phủ hợp với Luật KH&CN, chúng tôi sử dụng thuật
ngữ "nghiên cứu và phát triển"
È Trong tài liệu tiếng Ảnh, người ta sử dụng thuật ngữ "Research and Development" (thudng
viết tắt la R&D)
? Organization for Economic Co-operation and Development (TS chite Hop tac va Phat triển Xinh tế)
Trang 15Nghiên cứu cơ bản có thể được chia thành hai dạng con: nghiên cứu cơ bản thuần tưý và nghiên cứu cơ bản có định hướng Nghiên cứu cơ bản thuần tuý là nghiên cứu được tiến hành nhằm phát triển tr thức, hiểu biết mà không định hướng vào tìm kiếm lợi ích kinh tế, xã hội cụ thể hoặc hướng đến ứng dung
KQNC vào giải quyết vấn đề thực tế cụ thể nào Nghiên cứu cơ bản thuần tuy
không nhằm vào việc chuyển giao kết quả cho một lĩnh vực sản xuất hoặc xã hội nào để về việc ứng dụng của tri thức đó Nghiên cứu cơ bản có định hướng là nghiên cứu cơ bản được tiến hành với hy vọng rằng nó có thể tạo ra một nền tảng trì thức mới để hình thành cơ sở cho giải pháp để giải quyết những vấn đề
đã biết hoặc dự kiến xảy ra hoặc những vấn đề của tương lai
Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động được thực hiện nhằm đạt được kiến
thức mới, chủ yếu hướng vào một mục tiêu hoặc mục đích ứng dụng cụ thể nào đó Nghiên cứu ứng dụng được tiến hành hoặc để xác định khả năng sử dụng những phát hiện của nghiên cứu cơ bản hoặc để xác định phương pháp hoặc cách thức mới nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể được đặt ra từ trước Nghiên cứu ứng dụng bao gồm việc xem xét những hiểu biết đã có và khả năng mở rộng của các hiểu biết đó để giải quyết một vấn đề nào đó
Luật KH&CN của Việt Nam định nghĩa "Phát triển công nghệ” là hoạt động nhằm tạo ra và hồn thiện cơng nghệ mới, sản phẩm mới Phát triển công
nghệ bao gồm #riển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm Triển khai thực
nghiệm là hoạt động ứng dụng KQNC khoa học dé làm thực nghiệm nhằm tạo
ra công nghệ mới, sản phẩm mới Đó là hoạt động mang tính hệ thống, sử dụng cơ sở kiến thức đã thu được từ những hoạt động nghiên cứu và/hoặc kinh nghiệm thực tế nhằm tạo ra các vật liệu mới, sản phẩm mới, phương tiện mới, quy trình mới, hệ thống mới, địch vụ mới, v.v Trong lĩnh vực khoa học xã hội, phát triển thực nghiệm có thể được định nghĩa là quá trình chuyển giao trỉ thức thu nhận được từ nghiên cứu vào các chương trình hành động, bao gồm cả các dự án trình diễn được tiến hành với mục tiêu đánh giá hoặc thử nghiệm Sản xuất thử nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để sản
Trang 16xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hồn thiện cơng nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống
Thuật ngữ "Phát triển công nghệ” trong Luật KH&CN Việt Nam trùng
hợp với thuật ngữ "Phát triển thực nghiệm" (thường gọi tắt là Phát triển) mà
UNESCO và OECD sử dụng Theo UNESCO và OECD, phát triển thực nghiệm ' là hoạt động mang tính hệ thống được tiến hành dựa trên những tri thức đã được thu nhận từ những nghiên cứu hoặc kinh nghiệm thực tế để hướng đến việc tạo ra vật liệu, sản phẩm hoặc thiết bị mới, tạo ra và triển khai những, quá trình, hệ thống hoặc địch vụ mới, hoặc cải tiền đáng kể những vật liệu, sản
phẩm, thiết bị, quá trình, hệ thống hoặc địch vụ đã có [UNESCO 1984, OECD
2002]
Từ việc tìm hiểu những khái niệm trên, trong báo cáo này, thuật ngữ
"Nghiên cứu" là viết tất của thuật ngữ "Nghiên cứu khoa học" của Luật
KH&CN Việt Nam, có nghĩa là bao quát hai khái "nghiên cứu cơ bản" và nghiên cứu ứng dung” cia OECD va UNESCO Thuật ngữ ''Phát triển" trong báo cáo này là tương ứng với thuật ngữ "Phát triển công nghệ" trong Luật
KH&CN (nghĩa là bao gồm cả "iển khai thực nghiệm" và "phát triển thử
nghiệm ') và tương ứng với thuật ngữt "phát triển thực nghiệm" mà UNESCO và OECD sử dụng 1.1.3 Một số khái niệm Hên quan đến nhị vụ khoa học và công nghệ
Một trong những nội dung của hoạt động thông tin KH&CN là thông tin
về nhiệm vụ KH&CN và kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN Nhiệm vụ
KH&CN là một trong những hình thức hoạt động KH&CN Theo Nghị định
81/2002/NĐ-CP của Chính phủ, nhiệm vụ KH&CN là 'ehững vấn dé khoa học
“Tiéng Anh 1a "Experimental development"
Trang 17và công nghệ cần được giải quyết, được tỔ chức thực hiện dưới hình thức để tai, dự án và chương trình khoa học và công nghệ “[ Chính phủ 2002]
ĐỀ tài KH&CN có nội dung chủ yếu nghiên cứu về một chủ đề KH&CN
Đề tài có thể độc lập hoặc thuộc dự án, chương trình KH&CN
Dự án KH&CN có nội dung chủ yếu tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ; áp đụng, thử nghiệm các giải pháp, phương pháp, mô hình quản lý kinh tế - xã hội Dự án có thể độc lập hoặc thuộc chương trình KH&CN
Chương trình KH&CN bao gồm một nhóm các đề tài, dự án KH&CN,
được tập hợp theo một mục đích xác định nhằm thực hiện mục tiêu phát triển
KH&CN cụ thể hoặc ứng dụng trong thực tiễn
Do chương trình bao gồm nhiều đề tài, dự án, nên trong thực tế khi nói về nhiệm vụ KH&CN, người ta thường đề cập chủ yếu đến đề tài và dự án Trong
nhiều tài liệu, văn bản hoặc trong cách nói thông thường, chúng ta gặp một số
thuật ngữ như "'để tài nghiên cứu", "để tài nghiên cứu khoa học", "để tài
khoa học”, đự án nghiên cứu, dự án thử nghiệm, hoặc đơn giản là "để tai”
hoặc "dự án", Chúng tôi cho rằng đây cách sử dụng thuật ngữ khác nhau dùng
để chỉ chung cho cả đề tài, dự án NC&PT Trong báo cáo này, chúng tối sử dụng
thuật ngữ "'để tài" để chỉ chung cho các loại nhiệm vụ đạng đề tài và dự án nghiên cứu khoa học (bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng) và phát triển công nghệ (bao gồm cả triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm)
5
Quy trình thực hiện đề tài có sử dụng kinh phí từ NSNN gồm 7 bước cơ
bản sau đây:
- Lựa chọn đề tài;
Ý Một số tài liệu đùng thuật ngữ "triển khai" thay cho "phát triển", vì thế trong nhiều tài liệu chúng ta gặp khái niềm "nghiên cứu và triển khai" hoặc "nghiên cứu triển khai" Từ khi có Tuật KH&CN, người ta thường sử dụng khái niệm "nghiÊn cứu và phát triển"
Trang 18- Xây dựng đề cương,
- Phê duyệt đề cương;
- Tiền hành nghiên cứu;
- Via bao cdo tong hợp KỌN:
- Đánh giá, nghiệm thu KQNC; - Công bồ KỌNGC
Tương ứng với các bước của quá trình thực hiện đề tài sẽ có những sản phẩm tư liệu chủ yếu như trong Bảng 1.1
Bảng 1.1 Cúc sản phẩm tự liệu chủ yêu của quá trình thực hiện đề tài
TT | Cácbước cơbản của quy
trình nghiÊn cứu San phẩm tư liệu chủ yêu
1 Tựa chọn đề tài Ban đề xuất nhiệm vụ KH&CN, Đối tượng nghiên
cứu (toàn bộ hoặc một phần của đôi tượng )
2 Xây dựng đề cương, ẩn Thuyết mình đề tài gồm các nội dụng cơ bản
tên đề tài, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên
cứu; nội dung nghiên cứu; sản phẩm dự kiến; tién
độ, kinh phí; nhân lực tham gia nghiên cứu,
3 Phê duyệt đề cương, Bản Thuyết minh được phê duyệt bằng Quyết định
của cấp có thẩm quyền căn cứ vào kết quả đánh giá, thâm định của Hội đồng xét duyệt đề cương nghiên cứu
4 Tiên hành nghiên cứu Các sản phẩm hư liệu bao gầm
~ Đáo cáo tổng thuật tài liêu nghiên cứu của đề tài,
- Bài báo khoa học công bố kết quả của từng nội
dụng (hoặc chuyên đề) nghiên cứu của đề tài,
- Báo cáo tổng kết các chuyên đề nghiên cứu của đề
tài
- Kỷ yếu hội thảo khoa học của đề tài;
- Số liêu, tư liêu điều tra cơ bản, điều tra xã hội học;
- Các sản phẩm tư liêu khác
5 Tiết báo cáo lông hợp kết
quả ~ Đảo cáo tông kết để tài (dự Thảo); ~ Báo cáo tóm tất (dự thảo)
6 Danh giá, nghiệm thu ~ Bao cáo tổng kết để tài (chính thức) được Hội đồng nghiệm thu chính thức đề tài đánh giá đạt yêu cầu trở lên hoặc được cấp có thâm quyền ra quyết
Trang 19
định công nhận
- Các sản phẩm trung gian ở Bước “Tiến hành
nghiên cứu" (Bước 4)
7 Công bồ kết quả - Bài báo khoa học công bộ tông quan ve KQNC da được nghiệm thu chính thức, - Sản phẩm khoa học dạng tư liệu khác (như sách, chuyên khảo, tổng luận, phim, video ): công bố từng phần hoặc toàn bộ KONC của đề tài
Để đề tài (có sử dụng ngân sách nhà nước) có thể được triển khai, nhất
thiết phải có Thuyết minh đề tài [Bộ KH&CN 2003, Bộ KH&CN 2005, Bộ
KH&CN 2007] Bản thuyết minh đề tài được phê duyệt bằng Quyết định của
cấp có thẩm quyền căn cứ vào kết quả đánh giá, thẩm định của Hội đồng xét duyệt đề cương nghiên cứu
Từ những điều như trên, thông tin về nhiệm vụ KH&CN được hiểu là thông tin về đề tài Cụ thể hơn là thông tin về bản thuyết minh đề tài đá được phê duyệt
"Trong nhiều trường hợp chúng ta còn gặp thuật ngữ "Để ta’ dang tién
hành" Đề tài dang tién hành là nhiệm vu KH&CN dang duge thực hiện sau
khi Bản Thuyết mình đỄ tài đã được phê duyệt bằng Quuết định của cấp có
thâm quyền căn cứ vào kết quả đánh giá, thâm định của Hội đông xét duyệt đề cương nghiên cau Sở đí cần xem xét khái niệm “đề tài đang tiến hành” là vì hoạt động quản lý thông tin về đề tài là quản lý các sản phẩm tư liệu được tạo ra trong quá trình đề tài đang được thực hiện Nói cách khác, tư liệu cần có để xử lý thông tin chính là các bản thuyết minh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
để làm căn cứ triên khai đề tài Tuy nhiên trên thực tế, trong nhiều CSDL về đề
tài đang tiến hành chắc chắn có những đề tài đã kết thúc vào thời điểm chúng ta
truy cập biểu ghi đó Việc kiểm tra và loại các đề tài đã kết thúc khỏi CSDL đề
tài đang tiến hành không đơn giản và mắt nhiều thời gian Hơn nữa, việc này là không cần thiết vì thông tin về đề tài đá kết thúc cũng rất cần thiết Điều quan
Trang 20trọng là thông tin về sự kết thúc của đề tài cần được cập nhật vào biểu ghi để có thông tin về tình trạng của đề tài
"Trong báo cáo này, CSDL Đề tài được hiểu là CSDL về các đề cương đề
tài đã được phê duyệt Dữ liệu về đề tài có thể là của đề tài đã kết thúc hoặc đang được tiến hành
1.1.4 Khái niệm kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Sản phẩm tư liệu của đề tài ° rất đa dạng Một trong những loại sản phẩm
đặc thù của KQNC của đề tài mà chủ thể thực hiện đề tài cần phải tạo ra là "báo cáo tổng hợp" hoặc "báo cáo tổng kết" của đề tài Đối với hoạt động thông tin
KH&CN, chúng ta quan tâm nhiều đến dạng kết quả đặc biệt này Theo "Quy
chế đăng ký, lưu giữ và sử đụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công,
nghệ" ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BKHCN ngày 16/3/2007
của Bộ trưởng Bộ KH&CN [Bộ KH&CN 2007], kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN được hiểu là "các # liệu phan ánh kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN, gôm: báo cáo tông kết, báo cáo chuyên đề, báo cáo nhánh, phụ lục tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát; phiếu mô tả quy trình công nghệ và giải pháp kỹ thuật; bản đô; bản vẽ; ảnh; băng hình, đĩa hình" Trong hoạt động,
thông tin KH&CN, những loại tư
phản ảnh kết quả của đề tài nói như trên thường được gọi chung là Báo cáo kết quả nghiên cứu (viết tất là KQNC) Theo "Quy chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ” ban hành kèm theo Quyết định 03/2007/QĐ-BKHCN của Bộ trưởng Bộ KH&CN, Báo cáo KQNC được đăng ký, giao nộp phải là báo cáo tổng kết chính thức nhiệm vụ KH&CN đã được Hội đồng nghiệm thu chính thức đánh giá đạt yêu cầu trở lên hoặc được cấp có thẩm quyền ra quyết định công
nhận [Bộ KH&CN 2004]
5 Chúng tôi sử dụng thuật ngữ "để zài" để chỉ chung các loại nhiệm vụ KH&CN dang đề tài,
dy an NC&PT
Trang 21Từ việc xem xét thuật ngữ "kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN" trong ngữ cảnh hoạt động thông tin, có thể thấy hoạt động thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN là thông tin về báo cáo KQNC được giao nộp, lưu giữ Trong báo cáo này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ "báo cáo KỌNC" để chỉ báo
cáo kết của của đề tài
Trong nhiễu tài liệu nước ngoài và của Việt Nam, chúng ta còn gặp một số thuật ngữ khác nhau để chỉ loại hình tài liệu báo cáo KỌNC, thí dụ thuật ngữ ""báo cáo khoa học và kỹ thuật" hoặc ngắn gọn là "Báo cáo kỹ thuật" ” Theo
'Tổ chức tiêu chuẩn thông tin quốc gia NISO của Hoa Kỳ, báo cáo khoa học và
kỹ thuật là một tài liệu chứa/chuyển tải những kết quả của nghiên cứu cơ bản hoặc ứng dụng và những quyết định hỗ trợ dựa trên các kết quả này Báo cáo bao gồm các thông tin cần thiết đễ diễn giải, áp dụng và lặp lại các kết quả hoặc
kỹ thuật của nghiên cứu [NISO 1997] Mục tiêu đầu tiên của báo cáo là phổ biến KQNC KH&CN và khuyến nghị những hành động Một báo cáo kỹ thuật có thể
có những đặc tính sau [NISO 1997]:
- Số người đọc có thể hạn chế, việc phổ biến có thể hạn chế hoặc bị giới hạn, và nội dung của nó có thể chứa các thông tin được xếp hạng theo độ mật ®,
thông tin có bản quyền, thông tin riêng
- Có thể được viết cho một hoặc một số cá nhân hoặc tổ chức như yêu cầu của hợp đồng để ghỉ lại hoạt động nghiên cứu, bao gồm cả những thảo luận về những cách tiếp cận không thành công
- Thường không được xuất bản hoặc được cung cấp thông qua kênh xuất bản thương mại thông thường mà thường có được thông qua các cơ quan phí lợi nhuận của Chính phủ (như NTIS or hoặc Cơ quan Xuất bản Chính phủ Hoa Kỳ
(the Government Printing Ofñce))
7 Technical report
* Classified
Trang 22Khác với các bài báo khoa học trên các tạp chí hoặc trong kỷ yếu hội nghị, các báo cáo kỹ thuật ít khi phải trải qua quá trình phản biện độc lập toàn điện trước khi in ấn và nếu có quá trình này thì cũng thường là nội bộ Báo cáo kỹ thuật cũng không có sự quy định chặt chế về quy trình xuất bản như đối với
ấn phẩm thương mại, mà nếu có thì cũng chỉ mang tính chất nội bộ Báo cáo kỹ
thuật là nguồn thông tin KH&CN quan trọng Chúng thường được biển soạn để
gửi cho cơ quan quản lý hoặc tài trợ đề tài
Trong nhiều tài liệu nghiệp vụ thông tin, chúng ta còn gặp thuật ngĩ "'tài
liệu xám" [Nguyễn Viết Nghĩa, 1999] Khái niệm "tài liệu xám" (tiếng Anh gọi
là Grey Literature hoặc Giay literature) để chỉ tài liệu loại hình tài liệu không được xuất bản và phát hành bởi nhà xuất bản thương mại nhằm mục đích thương, mại Khái niệm "tài liệu xám" rộng hon khái niệm "báo cáo kỹ thuật" Báo cáo của Elizabet Maria Ramos de Carvalho tại Hội nghị IFLA năm 2001 đã tổng hợp nhiều định nghĩa về tài liệu xám và vai trò của nó đối với sự phát triển [Elizabet Maria Ramos de Carvalho 2001] Nhóm Công tác Liên ngành về Tài liệu Xám của Hoa Kỳ định nghĩa tài liệu xám là "những nguồn tin trong nước hoặc nước ngoài mà chúng có được thông quan những kênh đặc biệt và không có được thông qua kênh xuất bản, phân phối, kiểm soát thư mục hoặc bổ sung từ các nhà cung cấp sách hoặc các nhà phát hành [Grey Literature International Steering Committee 2009] Mạng Tài liệu xám định nghĩa tài liệu xám là “hông tin được tạo ra từ các nguôn khác nhau như chính phù, hàn lâm, doanh nghiệp, công nghiệp, ở dạng điện từ hoặc in, không được kiểm soát bởi cơ quan xuất bản thương mại, nghĩa là việc xuất bản không phải là hoạt động chính của t6 chức tạo ra tai lieu" [The Grey Literature Network Service] Thi dy vé tai ligu xám có thể là các báo cáo kỹ thuật của các viện nghiên cứu Tại Hội nghị về tài liệu xám tổ chức ở Luxembourg, người ta cho rằng thông tin tài liệu xám là thông tin được tạo ra ở mọi cấp độ: Chính phủ, hàn lâm, kinh doanh, công nghiệp dưới đạng thức điện tử hoặc được in nhưng không được quản lý, xuất bản hoặc phôn phối bởi ngành xuất bản thương mại, nghĩa là việc xuất bản
Trang 23những thông tin, tài liệu không phải là chức năng hàng đầu của tổ chức tạo ra
ching (ICGL Luxembourg definition, 1997 - Expanded in New York, 2004) [Grey Literature International Steering Committee, 2009] Téc gid Peter Hirtle in
Broadsides vs Grey Literature dinh nghia tài liệu xám là: những báo cáo in it bản, các bài báo không xuất bản nhưng được lưu hành, các kỷ yếu hội nghị không xuất bản, các chương trình hội nghị được in, và những tài liệu khác tạo ra một tập hợp những sưu tập bản thảo [trích theo Moya K Mason 2009] Theo Trần Mạnh Tuấn, tài liệu xám xác định như mọi loại hình tư liệu của tài liệu
được phổ biến không phải vì mục đích thương mại [ Trần Mạnh Tuần 2006]
"Thông thường tài liệu xám bao gồm: - báo cáo kỹ thuật (Technical Reports); - báo cáo céng tic (Working Papers);
- fai ligu kinh doanh (Business Documents);
- các kỷ yếu hội nghị, hội thảo (Conference Proceedings); - luận án, luận văn
'Việc xác định và thu thập tài liệu xám đặt ra cho các cơ quan thông tin va thư viện một số khó khăn Trước hết, tài liệu xám thường thiếu hoặc không khó tìm thầy các thông tin kiểm soát thư mục chuẩn (như các thông tin về tác giả, cơ quan xuất bản, ), hình thức trình bày ấn phẩm đa dạng, không trùng với các quy định của lĩnh vực xuất bản thương mại (nhu đối với sách, tạp chí
Ở Việt Nam, trước đây chúng ta sử dụng thuật ngữ "Hài liệu không công bố” điếng Anh: unpublished documents, tiéng Nga: "neopublikovannyi dokument”) để chỉ những loại "tài liệu xám” nói trên vì trên chúng không được xuất bản và phát hành rộng rãi theo kênh của các nhà xuất bản thương mại để phân biệt chúng với tài liệu "công bó" (published documents) là loại tài liệu được xuất bản và phát hành bởi các nhà xuất bản (như loại sách, báo, tạp chí, ) 'Tuy nhiên do thuật ngữ "tài
ệu không công bổ” dễ làm cho người ta hiểu nhằm đây là tài liệu không công khai (mật) nên gần đây người ta chuyển sang sử dụng
Trang 24thuật ngữ "tài liệu xám", trong một số trường hợp thuật ngữ "tài liệu không xuất
bản" hoặc "tài liệu chưa xuất bản”
Như vậy từ những xem xét khái niệm “tai liệu xám “ và những thuật ngữ
liên quan, có thể thấy "Báo cáo KQNC" là thuộc loại tài liệu xám Thuật ngữ
"báo cáo KỌNC" được coi là trùng hợp với thuật ngữ "báo cáo kỹ thuật" Khái niệm "tài liệu xám" là rộng hơn, bao gồm cả những đạng tài liệu khác Trong
trường hợp liên quan đến thông tin về NC&PT, bản thuyết minh đề tài là một trong những loại hình tài liệu xám
1.2 Vai trò và nội dung thông tin về để tài và báo cáo kết quả nghiên
'Từ những vấn đề nêu về nhiệm vụ KH&CN, kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN, các chủ thể tham gia thực thực hiện nhiệm vụ như trên trên, có thể
thấy những thành phan chủ yếu trong thông tin về hoạt động NC&PT bao gồm:
- thông tin về đề tài;
- thông tin về báo cáo kết quả thực hiện đề tài;
- thông tin về các chủ thể thực hiện nhiệm vụ KH&CN bao gồm:
+ các nhà nghiên cứu;
+ các cơ quan chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu
Như vậy, về cơ bản, một hệ thống thông tin NC&PT can bao quát các loại
thông tin về các đối tượng nói trên
Tuy nhiên do phạm vi nghiên cứu được duyệt của đề tài này giới hạn ở quy mô về quản lý thông tin về đề tài và báo cáo KQNC nên phần dưới đây
chúng tôi đề cập đến thông tin về đề tài và báo cáo KQNC
1.2.1 Vai trò của thông tin về để tài
Vai trò của thông tin về đề tài đối với phát triển KH&CN nói riêng và
Trang 25- Giúp loại bö hiện tượng trùng lặp để tài
Hoạt động NC&PT ở nước ta hiện nay chủ yếu được thực hiện bằng nguồn kinh phí từ NSNN và được phân bổ theo kế hoạch hoạt động KH&CN
hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương) Bộ KH&CN không quản lý cụ thể các nhiệm vụ KH&CN của mỗi Bộ,
ngành và địa phương Căn cứ vào nhu cầu thực tế và nguồn kinh phí được phân bổ theo kế hoạch cho việc thực hiện các đề tài, các Bộ, ngành và địa phương tự xác định các đề tài và tổ chức thực hiện Với cơ chế thực hiện đề tài như vậy, nếu không có được hệ thống thông tin thông suốt giữa các Bộ, ngành và địa phương với nhau thì rất đễ xảy ra hiện tượng trùng lặp đề tài Như vậy, sẽ gây lăng phí NSNN và công sức của các nhà nghiên cứu Tránh được việc trùng lặp đề tài, không chỉ giúp tiết kiệm được tiền của, mà còn phát huy hiệu quả đầu tư của Nhà nước cho KH&CN, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN
'Nguôn thông tin giúp loại bỏ hiện tượng trùng lặp đề tài chủ yếu là thông tin về các bản thuyết minh đề tài đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Bản thuyết mình đề tài không chỉ đảm bảo về lến hành đề tài mà còn cung cấp thông tin chỉ tiết các nội dung nghiên cứu như về đối tượng, phạm vi nghiên cứu, kinh phí nghiên cứu và kết quả dự kiến Đây là một trong
những nguồn tin quan trọng để những ngư:
ới đề tài nào đó đã thực hiện hay không,
hoặc giúp cho việc lựa chọn, đề xuất nhiệm vụ KH&CN
có trách nhiệm xem xét, đánh giá
và kết luận liệu đề tài có trùng lặp vị
- Cung cắp thông tin về tổ chức, cá nhân chủ trì để tài
Một trong những sản phẩm tư liệu quan trọng của quá trình thực hiện đề
tài là Bản thuyết minh Đây là tài liệu cung cấp thông tin khá đầy đủ về tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài (tên, địa chỉ, học hàm, học vị, chuyên ngành đào tạo, có thể có cả thông tin về lĩnh vực nghiên cứu, công trình nghiên cứu đã thực
Trang 26hién "), phản ánh được năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài Những thông tin này không chỉ giúp các nhà quản lý trong việc đánh giá, tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN, mà còn giúp tạo lập liên kết giữa các tổ chức, cá nhân nghiên cứu với nhau cũng như giữa người đùng tin với các tổ chức, cá nhân nghiên cứu
- Cung cấp nguồn thông tin cập nhật
"Trong Bảng 1.1 về các sản phẩm tư liệu chủ yếu của quá trình thực hiện
đề tài đề tài, bước 4 là bước quan trọng của quy trình thực hiện đề tài và là một trong những giai đoạn tạo ra khá nhiều sản phẩm tư liệu Đó là các báo cáo tổng thuật tài liệu nghiên cứu; các bài báo khoa học công bồ kết quả của từng nội dung (hoặc chuyên đề) nghiên cứu; báo cáo tổng kết các chuyên đề nghiên cứu; kỷ yếu hội thảo khoa học của đề tài; số liệu, tư liệu điều tra cơ bản, điều tra xã hội học Đây là nguồn tài liệu mang những thông tin cập nhật, rất có ích đối với các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, giảng dạy, sản xuất-kinh đoanh và
cộng đồng xã hội
- Tăng cường tính công khai, minh bạch trong việc thực hiện các để tài
Công khai và minh bạch trong
¡ dung trọng tâm của chiến lược phát triển KH&CN đã được
thực hiện các nhiệm vụ KH&CN là một trong các nị thực hiện Đảng và Nhà nước đề ra Biện pháp hiệu quả nhất phục vụ cho ¡ sử dụng kinh phí từ NSNN, công khai thông tin về các đề tài đang được thực hiện không chỉ giúp các chủ trương này là tăng cường thông tin về các đề
cơ quan QLNN quản lý hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho NC&PT mà còn tạo nên
sự bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN
® Theo quy định của Bộ KH&CN, khi tham gia tuyển chọn tổ chức, các nhân chủ trì đề tài,
trong bộ hỗ sơ thuyết minh đề tài cấp Nhà nước phải kèm theo biểu thông tin về cơ quan chủ trì đề tài và các nhân tham gia thực hiện đề tài
Trang 27Nhu vay, qua viée xem xét một số vai trò chủ yếu của thông tin về đề tài, có thể thấy rõ sự cần thiết phải tăng cường quản lý nguồn thông tin này nhằm
phát huy hiệu quả sử dụng phục vụ phát triển KT-XH của đất nước
1.2.2 Vai trò của thông tin về báo cáo kết quả nghiên cứu
Vai trò của thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN, nói cách
khác là thông tin về báo cáo KQNC, đối với phát triển KH&CN nói riêng và
phát triển KT-XH nói chung được thể hiện như sau:
- Cung cấp thông tin về các phát hiện, sáng tạo mới — cơ sở để tạo ra các sản phẩm mới cho xã hội
Như đã nói ở trên, hoạt động NC&PT là hoạt động sáng tạo, tạo ra những tri thức mới Quá trình thực hiện đề tài là quá trình hướng tới những phát hiện hoặc sáng tạo mới Vì vậy, tính mới là là một đặc trưng quan trọng của KỌNC Tính mới của KQNC có đặc điểm liên hoàn thể hiện ở chỗ một phát hiện/sáng
tạo mới của một KQNC có thể là tiền đề cho những phát hiện/sáng tạo mới của một KQNC khác Một phát hiện/sáng tạo mới của một đề tài có thể là cơ sở hình
thành một công nghệ mới dẫn đến sự xuất hiện của một sản phẩm mới Từ sản phẩm mới này lại có thể hình thành các ý tưởng nghiên cứu, cải tiến để tạo ra những phát hiện, sáng tạo mới khác Đây chính là lý do thông tin về báo cáo
KQNC cần được phát triển
- Đảm bảo tính kế thừa, giảm thiểu lãng phí trong nghiên NC&PT
Thực tế tiến hành các đề tài ngày nay cho thấy không có đề tài nào bắt đầu từ chỗ không có gì Mỗi đề tài dù ít hoặc nhiều, đều kế thừa KQNC của các đề tài khác Việc kế thừa thành quả nghiên cứu, một mặt giúp các nhà nghiên
cứu tiết kiệm thời gian, tiền của và công sức, tránh lãng phí cho NSNN, mặt
khác giúp họ có được nguồn thông tin tham khảo có hệ thống và đảm bảo độ tin cậy Hơn nữa, kế thừa thành quả nghiên cứu cũng là gián tiếp khắc phục hiện tượng nghiên cứu trùng lặp
Trang 28Để phát huy hiệu quả việc kế thừa trong NC&PT, đồng thời giảm thiểu hiện tượng nghiên cứu trùng lặp, cần phải thông tin đây đủ, nhanh chóng, chính
xác và kịp thời về các báo cáo KQNC
- Góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về KH&CN
Một trong các đường lối chiến lược phát triển KH&CN phục vụ CNH-
HĐH đất nước mà Đảng và Nhà nước đã đề ra là tăng cường tính công khai,
minh bạch trong thực hiện các nhiệm vụ KH&CN và tăng cường phát triển thị trường công nghệ Thông tin về báo cáo KQNC là một trong các biện pháp hiện thực hóa chủ trương này, thể hiện ở các mặt sau:
+ Công khai các thông tin về báo cáo KQNC của các đề tài sử dụng
kinh phí từ NSNN Qua đó củng có niềm tin của cộng đồng nói chung và các tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ KH&CN nói riêng đối với hiệu quả
hoạt động QLNN về KH&CN;
+ Tạo điều kiện thuận lợi để nhanh chóng áp dụng KQNC vào thực
tiễn cuộc sống;
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan QLNN về KH&CN trong việc theo đối, đánh giá tác động của KH&CN đối với phát triển KT-XH
thông qua việc thống kê, đánh giá hiệu quả áp dụng các KQNC vào thực
tiến cuộc sống
Tom lai, qua viée xem xét các vai trò chủ yếu của thông tin về báo cáo
KQNG, có thể kết luận rằng: cần tăng cường quản lý nguồn thông tin này dé sử đụng chúng một cách có hiệu quả nhát cho phát triển KH&CN nói riêng và phát triển KT-XH của đất nước nói chung
1.2.3 Các nội dung chủ yếu của hoạt động quản lý thông tin về để tài và báo cáo kết quả nghiên cứu
Có thể xem xét việc quản lý thông tin về đề quan điểm tiếp cận như sau:
i va báo cáo KQNC theo hai
Trang 29- Thứ nhất, nêu tiếp cận theo quan điểm quản lý hành chính nhà nước thi
quản lý thông tin về đề tài và báo cáo KQNC là quá trình các cơ quan QLNN sử
dung công cụ pháp luật để điều chỉnh các hành vi liên quan đến hoạt động fạo lập, lưu giữ và sử dụng các thông tin về đề tài và báo cáo KQNC với mục đích
phục vụ phát triển KT-XH của đất nước
- Thứ hai, nêu tiếp cận theo quan điểm thông tin KH&CN thì quản lý
thông tin về đề tài và báo cáo KQNC là quá trình các cơ quan thông tin KH&CN
thu thập, xử lý, lưu giữ và phổ biến thông tin về dé tài và báo cáo KQNC nhằm tạo lập nguồn tin và đáp ứng nhu cầu thông tin của cộng đồng xã hội
Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu của đề tài này, có lẽ nên kết hợp cả hai cách tiếp cận nói trên để có khái niệm quản lý thông tin về đề tài và báo cáo
KQNC một cách đầy đủ nhất Theo đó, guản jý thông tin về đề tài và bdo cáo KONC là quá trình sử dụng sự hỗ trợ của công cụ pháp lý đỀ tạo lập, thu thập, xử lý, lưu giữ và phố biên các thông tin về đề tài và bảo cáo KQNG với mục dich phục vụ phát triển KT.XH của đất nước
Mục tiêu của hoạt động quản lý thông tin về đề tài và báo cáo KQNC là , xử lý, lưu giữ, phổ biến, kiểm soát và sử dụng có hiệu quả nguồn thông tin hình thành trong quá trình thực hiện đề tài để phục vụ phát triển KT-XH của
đất nước
tạo
Hoạt động quản lý thông tin về đề tài và báo cáo KQNC bao gồm những
nội dung chủ yếu sau đây:
+ Chọn lọc, thu thập thông tin về đề tài và bảo cáo KONGC: là quá trình tạo lập nguồn thông tin từ các thông tin về đề tài và bio cdo KQNC
+ Xử lý thông tin các thông tin về đề tài và báo cáo KONC: là quá trình
biến đổi thông tin trong các thông tin về đề tài và báo cáo KQNC thành các dạng thể hiện mới đễ thuận tiện cho việc lưu trữ, tìm kiếm và phổ biến
+ Lưu trữ thông tin vê đề tài và bảo cáo KONC: là quá trình sắp xếp, cô
định thông tin về đề tài và báo cáo KQNC và thông tin đã được xử lý trên các vật mang tin khác nhau để bảo quản, sử dụng chúng một cách tin cậy và lâu dài
+ Tim kiếm thông tin về đề tài và bảo cáo KOÓNGC: Là việc tìm lại các thông tin về đề tài và báo cáo KQNC đã đã được thu thập, xử lý, lưu trữ phục vụ
cho nhu cầu QLNN về KH&CN, nhu cầu thông tin về đề tài và báo cáo KQNC
của tổ chức và cá nhân
Trang 30
+ Phố biến thông tin vê đề tài và báo cáo KONC: thông tin về đề tài và
báo cáo KQNC được phổ biến cho cộng đồng bằng các phương thức và các kênh thông tin Khác nhau
1.3 Tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động thông tin nghiên cứu và phát triển
Trên thế giới, có thể nói hầu hết các quốc gia đều tiền hành các hoạt động
NC&PT Vì thế các nước và vùng lãnh thổ đều quan tâm xây đựng hệ thống
thông tin quản lý thông tin về các dé tài và báo cáo KQNC Tuỷ theo từng nước
và vùng lãnh thổ, hoạt động thông tin về NC&PT được triển khai theo những
cách thức khác nhau Dưới đây chúng tôi giới thiệu một số hệ thống hoặc hình thức quản lý, phổ biến thông tin NC&PT cùa một số nước hoạt động thông tin NC&PT
Do điều kiện thời gian và kinh phí, chúng tôi chỉ xem xét được một số nước và chỉ áp dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu
1.3.1 Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là nước có rất nhiều hoạt động NC&PT Chính phủ Hoa Kỳ cũng
chỉ rất nhiều tiền cho các hoạt động NC&PT Vì vậy họ cũng rất quan tâm đến
phát triển những hệ thống thông tin quản lý nguồn thông tin này Ở cấp Bộ, các
Bộ đều có CSDL về đự án nghiên cứu (Research projects) do Bộ cấp kinh phí
Để hỗ trợ công tác thông tin về NC&PT, Hoa Kỳ đã hình thành một số hệ thống
thông tin tích hợp hoặc CSDL tích hợp chung Sau đây là một số hệ thống thông
tin như vậy
1.3.1.1 Hệ thẳng thông tin Tóm tit Dw an Nghiên cứu và Phát triển
Liên bang
Hệ thống thông tin '"Tóm tắt Dự án NC&PT Liên bang" (Federal R&D Đroject Summaries) do Cục Thông tin KH&CN của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ
(OSTI/DOE) chi tri phat trién [OSTI/DOE, 2009] Hệ thống này thu thập, xử lý,
Trang 31phổ biến và cung cấp thông tin vé các dự án NC&PT mà Chính phủ Liên bang cấp kinh phí Những thông tin cơ bản về một dự án bao gồm:
- Cơ quan/tỗ chức thực hiện; - Tên dự án;
- Tóm tắt dự án;
- Chủ nhiệm dự án/Người nghiên cứu chính (Principal invesfigator); - Thời gian bắt đầu và kết thúc;
- Kinh phí;
- Những thông tin khác; - Từ khoá
Đây là hệ thống thông tin được xây dựng với sự đóng góp thông tin của cơ quan của Chính phủ như:
- Bộ Nông nghiệp (USDA); - Bộ Năng lượng (DOE),
- Cục Bảo vệ Môi trường (EPA),
- Miện Y tế Quốc gia (Nafi onal Insfitute of Health (NTH)); - Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF),
- Cục Quan ly Doanh nghiép nhé (Small Business Administration (SBA)
Trang 32
Hinh 1.1 Giao diện tìm kiếm cơ bản của hệ thông thông tin "Tóm tắt Dự
dn NC&PT Lién bang"
Từ năm 2009 có thêm một số cơ quan khác cùng tham gia đóng góp dữ liệu như:
- Bộ Quốc phéng (Department of Defense (DoD)),
- Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA),
- Ban Nghiên cứu Giao théng (Transportation Research Board (TRB)
Day 1a một hệ thống siêu đữ liệu Dữ liệu gốc nằm trong các CSDL phân tán của các thành viên Hệ thống cung cấp thông tin mô tả của trên 800.000 biểu ập nhật của các CSDL thành viên Hệ
ghỉ Mức độ cập nhật phụ thuộc vào việc
thống được thiết kế theo phương thức liên kết trực tuyến nên việc cập gần như
tức thời Hệ thống "Tóm tắt Dự án NC&PT Liên bang” thực hiện phương thức siêu fìm kiếm (metasearch), nghĩa là có thể tìm liên thông CSDL hoặc tìm trong từng CSDL thành viên Người ding tin chi cần truy cập một nơi nhưng có thể khai thác dữ liệu của nhiều đơn vị
Trang 33Có hai kiểu giao điện tim tin:
- Giao điện tìm cơ bản (Hình 1.1); - Giao điện tìm nâng cao (Hình 1.2)
Câu hỏi được gửi trực tuyến, thời gian thực đến các CSDL được lựa chọn
Kết quả phù hợp với yêu cầu sẽ được gửi trực tiếp đến người dùng tin thông qua website "Federal R&D Proj ect Summaries”
Hinh 1.2 Giao diện tìm kiếm nâng cao của hệ thông thông tin “Tóm tắt
dy an NC&PT Lién bang"
"Trong giao điện tìm nâng cao, người đùng tin có thé chon CSDL dé tim
tin
Kết quả tìm tin có thể cho ra những biểu ghỉ với cách thức trình bày khác nhau Lý do của tình trạng này là thông tin được tích hợp từ nhiều nguồn khác nhau
Trang 34Những CSDL được tích hợp vào hệ thống "Tóm tắt Dự án NC&PT Liên bang" được trình bày trong bảng 1.2
Bang 1.2 Một số CSDL tích hợp vào "Tóm tắt Dy an NC&PT Lién bang" Tên CSDL Mô tả Tóm tất NC&PT của Bộ Quốc phòng (DoD R&D Descriptive Summaries (DDS))
Bao gồm các thông in mô tả tóm lược các chương trình
nghiên cứu, triển khai, thử nghiệm và đánh giá (DT&E) và các thành viên chương trình (Program Elements (PE
Numbers)) của Bộ Quốc phòng Dữ liệu hồi cố đến 1995
CDL Tóm tả Dự an NG&PT của Bộ Năng lượng
@OE RED Project
Summaries Database)
Chữa thông lin về các đự án nghiên cứu đã hoàn thành và đang tiến hành của Bộ năng lượng Các dự án thuộc những lĩnh vực như khoa học năng lượng cơ bản, vật lý, sinh học, năng lượng hoá thạch, quản lý môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng, năng lượng tái tạo, v.v
CSDL khoa học Cục Bảo vệ môi trường (EPA Science Inventory)
Chita thông tin về các hoạt động và sản phẩm NC&PT của Cục bảo vệ Môi trường do Cục thực hiện hoặc thực hiện
thông qua những hợp đồng tài trợ kinh phí của Cục
CSDL nhiệm vụ nghiên cứu, cia NASA (NASA Research Task Book)
Bao gom nhiing dy an dvgc NASA ho tro va dy ấn thục hiện
tại Viện Nghiên cứu Y sinh học vũ trụ Quốc gia (National
Space Biomedical Research Institute (NSBRI)) Thông tin bao gồm mô tả dự án, KONC, tác động của nghiên cứu và liệt kê những bài báo được công bố bởi các nghiÊn cim do NASA cấp kinh phi Dữ liêu có từ 2004
NIH RePORTER CSDL NIH RePORTER của Viện Y tế quốc gia (NI) bao gồm những dự án/đề tài y sinh học do Chính phủ liên bang và
NIH cấp kinh phí, thực hiện tại các trường đại học, bệnh viện và các viện nghiên cứu từ 25 năm trở đây
CSDL Tém tất Dự ấn được Tài trợ của Quỹ Khoa học
Quốc gia (NSF Award
Abstracts Database)
Cùng cấp thông tin về các để thi/dy an nghién cfu do NSF
cấp kinh phí từ năm 1989 Dữ liệu bao gồm mô tả tóm tất dự
án và những người thực hiện chính, cơ quan thực hiện; Bao
gồm cả dự án đã kết thúc và đang tiền hành
Mạng Nguồn lực Công nghệ
của Cơ quan QL Doanh Mạng Tech-Net chứa các thông lin về các tài trợ cho các dự án thuộc "Nghiên cứu Đổi mới Doanh nghiệp nhỏ (Smail
Trang 35
nghiệp nhỏ (Tech-Net) (SBA | Business Innovation Research (SBIR), "Chuyên giao công Technology Resources | nghé Doanh nghiệp nhỏ" (Small Business Technology Network (Tech-Net)) Transfer (STTR)) CSDL cho phép tim duge các đối tác
các cơ hội đầu by
doanh nghiệp nhỏ, các nghiên cứu và các đối tác nghiên cứu, Nghiên cứn đang tiên hành về | CSDL bao gồm thông tin về các dự án nghiên cứu đang tiến
giao thông (Transportation | hanh về giao thông Hầu hết các dự án nghiên cứu đang tiến
Research in Progress) hành vỀ giao thông được các cơ quan liên bang hoặc tiểu
bang về giao thông cấp kinh phí
Hệ thông thông tin nghiên | CRTS là hệ thông thông tin về các đự án nghiên cứu đang tiền cứu đang tiến hành của Bộ | hành hoặc đã kết thúc của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ Bao gồm
Nông nghiệp (USDA Current | các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm, dinh đưỡng Research Information System | va ring
(CRIS)
1.3.1.2, Cơ sé dit ligu "Nghién citu Liên bang đang tiến hành" -
FEDRIP
Để quản lý và cung cấp thông tin về đề tài nghiên cứu, Hoa Kỳ xây dựng CSDL về các đề tài đang tiến hành được Chính phủ cấp kinh phí trong các lĩnh
vực KH&CN CSDL được đặt tên là FEDRIP'" (địch sang tiếng Việt là "Nghiên
cứu Liên bang đang tiền hành") Những đề tài được nhập vào CSDL FEDRIP là một thành phần quan trọng của quá trình chuyển giao công nghệ ở Hoa Kỳ
FEDRIP được xây dựng với mục tiêu hỗ trợ:
- Tránh trùng lặp trong nghiên cứu; - Xác định nguồn cấp kinh phí;
- Xác định sự dẫn đầu trong nghiên cứu;
- Khuyến khích ý tưởng để quy hoạch nghiên cứu; - Xác định vùng trồng trong lĩnh vực nghiên cứu;
Trang 36- Xác định nhà nghiên cứu có kinh nghiệm;
- Hỗ trợ thông tin về những nghiên cứu đã hoàn thành
CSDL FEDRIP được xây dựng theo phương thức đóng góp dữ liệu từ các cơ quan chính phủ có cấp kinh phí thực hiện các đề tài có sử kinh phí nhà nước Mức độ chỉ tiết của dữ liệu phụ thuộc vào cơ quan đóng góp dữ liệu
Những cơ quan đóng góp cho việc xây dựng CSDL FEDRIP gồm:
- Bộ Nông nghiệp (phân mảng dữ liệu AGRIC) ; - Bộ Năng lượng (phân mảng dữ liệu ENRGY) ;
- Bộ Cựu chiến binh (Department of Veterans Affairs, phân mảng dữ liệu
VA)
- Cục Bảo vệ Môi trutng (Environmental Protection Agency, phan mang dir ligu EPA);
- Cuc Quén ly Duong sit Lin bang (Federal Highway Administration, phân mảng dữ liệu FHWA) ;
- Viện Y tế Quốc gia (National Institute of Health, phân mảng dữ liệu CRISP) ; - Cục Hàng không Vũ trụ (NASA, phân mảng dữ u NASA) ; - Quỹ Khoa học Quốc gia (National Science Foundation, phân mảng dữ ligu NSF) ; - Cục Điều tra Địa chất Hoa Ky (U.S Geological Survey, phân mang dir ligu USGS) ;
- Miện Tiêu chuẩn và Công nghé Quéc gia (National Institute of Standards
and Technology, phan mang dit ligu NBS) ;
- Uy ban Quan ly Hat nhan (Nuclear Regulatory Commission, phan mang dữ liệu NRC)
Trang 37- Viện nghiên cứu di méi Doanh nghiép nhé (Small Business Innovation Research, phn mang dit ligu SBIR)
CSDL FEDRIP được khai thác thương mại (có thể truy cập qua Dialog,
Ebscohost, ) Đến 1/2004, CSDL có trên hơn 228.000 biểu ghi Dữ liệu được
cập nhật hàng tháng trên hé théng ca DIALOG
Những yếu tó đữ liệu chính của một đề tài được mô tả trong FEDRIP bao
gồm: tên đề tài, từ khoá, thời gian bắt đầu, thời gian dự kiến kết thúc, cán bộ nghiên cứu chính (Chủ nhiệm dự án), cơ quan thực hiện, cơ quan cấp kinh phí, tóm tắt, và các báo cáo tiền độ
Các trường dữ liệu của CSDL FEDRIP trên DIALOG được nêu trong bảng 1.3 Bảng 1.3 Một số yếu tÔ dữ liệu của CSDL FEDRIP Nhãn trường Tên trường + Tom tt) Abstract
^N Số đăng ký trong DIALOG / Dialog accession number AU Tac gia (Can bộ thực hign) J Author
œ Ngày hoàn thành / Completion Date
CN Mã số cơ quan tài tro / Sponsor Identifying Number
có Tên công ty / Company Name
cs Nguồn cấp dữ liệu / Corporaie Source
cy Thành phố / City
DE Từ chuẩn / Descriptor TP Tinh phí / Funding
TU Kinh phi (gid tr lam trên số) / Funding (rounded value) FY ‘Nim ti chinh / Fiscal Year
T Tên nhà nghiên cứu / Investigator Name PM TNgười/CQ theo đổi đự an J Project Monitor
PO Co quan thwe hin! Performing Organization
sD Thời gian bắt đầu / Start Date
SO Thong tin gốc ƒ Source Information
SP Co quan tài trợ/ Sponsoring Organization
Trang 38
ST Bang / State TA Loai tai to! Type of Award TE Whan dé / Title 2P Ma bun điện / Zip Code
Thi dụ về trình bày một biéu ghi trong CSDL FEDRIP trén hệ thống Dialog nhu sau:
DIALOG(R)File 265:FEDRIP Comp & dist by NTIS, Intl Copyright All rts reserv 0173834
DENTIFYING No.: 9421491 AGENCY CODE: NSF
TITLE: Pollutant Exchange Processes at Active Water- Sediment Interfaces
PRINCIPAL INVESTIGATOR: Brooks, Norman H Dr ASSOCIATE INVESTIGATORS: Morgan, James J
PERFORMING ORG.: California Institute of Technology, Keck Lab of Hydraulics & Water Resres, Pasadena, CA 91125
PROJECT MONITOR: Edward H Bryan
SPONSORING ORG.: National Science Foundation, DIV OF BIOENGINEERING & ENVIRON SYSTEMS, Washington, D.c., 20550
DATES: 950315 TO 980228 FY: 97
FUNDS: $391,809
TYPE OF AWARD:Continuing Grant
SUMMARY: 9421491 Brooks This is an award to support research, the objective of which is to obtain an understanding of the fundamental physical and chemical processes that control the interchange of substances in alluvial sediments of flowing water streams with the water as affected by the sediment
bed forms such as ripples and dunes The basic
approach being taken in this research is the conduct of experiments in recirculating laboratory flumes under very carefully controlled conditions of flow, water quality, the bed media and the nature of the
substances dissolved or in particulate form being exchanged at the bed-fluid interface This is
a renewal of research previously conducted under NSF Grant No 91-05965 Results of this research may be applied to answering important questions
relating to the pollutional effects that
substances in bottom sediments of water bodies have on the overlying water quality This knowledge
is likely to be applied in environmental
engineering practice to determine approaches to removal of potential water pollutants and
contaminants from sediments and in determining
locations for wastewater treatment plants that would minimize the undesirable effects on environmental
Trang 39
quality of their effluent discharges and management practices for residual sludges
DESCRIPTORS: Environmental NEC
1.3.1.3 Dịch vụ Thong tin Kj thudt Quéc gia - NTIS
Để quản lý được thông tin báo cáo kỹ thuật (có thể gọi 14 béo cho KQNC), từ năm 1964, Chính phủ Hoa Kỳ đã thành lập cơ quan thông tin Dịch vụ Thông
tin Kỹ thuật Quốc gia (tến viét tit 1a NTTS, fir tén tiéng Anh Nationat
Technical Information Service) dé quan ly va phổ biến thông tin về báo cáo KỌQNC [NTIS, 2009] NTIS được hình thành và hoạt động theo quy định tại điều luật thuộc Chương 23 Luật Liên bang (United States Code) (15 U.S.C 1151-
1157)
Năm 1992, Luật Quảng bá Công nghệ Hoa Kỳ (American Technology
Preeminence Act of 1992) (Public Law 102-245) da quy dinh ring tat cả các cơ
quan sử dụng ngân sách liên bang để tiến hành đề tài phải nộp 01 (một) bản báo cáo KQNC (được gọi là "Báo cáo kỹ thuật" - technical report) cho NTIS NTIS có trách nhiệm phát triển những phương pháp điện tử mới để phổ biến thông tin đó Luật cũng cho phép NTTS sử dụng kinh phí thu hỏi từ cung cấp địch vụ mà không cần thông qua Quốc hội
NTTS là một trong những địch vụ thông tin lớn nhất thế giới về báo cáo KQNC Ngoài việc thu thập các báo cáo KQNC của các đề tài, dự án NC4&PT có sử dụng ngân sách liên bang của Hoa Ky, NTIS còn thu thập các tài liệu xám
của các nước khác thế giới Sau gần 60 năm tỏn tại, NTIS đã thu thập được trên
3 triệu báo cáo kỹ thuật thuộc hơn 350 lĩnh vực nghiên cứu Tỷ lệ báo cáo thu thập được năm 2009 được trình bày trong bảng 1.4
Trang 40Công nghệ lý sinh và kỹ thuật các chất phát triển 1,00 người
Công nghệ lên lửa 0,20
Công nghệ trong cong nghiệp xây dung 1,00 Công nghệ và phát triển vùng và khu đồ thị 12,00 Công nghệ vũ trụ 2,00 Điền khiển, Dan đường và kiểm soát 0,80 Giao thông 7,00 Hang khong va vi trụ 3,00 Hanh chính va quản lý 15,00 Hanh vi và xã hội 24,00 Hod hee 6,00 KH&CN hạt nhân 3,00 “Khoa học khí quyền 2,00 “Khoa học quân sự 16,00 Khoa hoc thông fin va thu viện 3,00 “Khoa học vật liệu 3,00 Kinh doanh va Kinh té hoc 15,00 Ky thuật đân sự 3,00 KG thuật cơ khí và công nghiệp, 3,00 Kg thuật điện 2,00
KF thuật và công nghệ đại đương 4,00 ‘May toh, kiêm soát và lý thuyết thông tin 7,00 Năng lượng 6,00 Whig phát minh của chính phủ để cấp phép 0,10 TNồng nghiệp và thực phẩm: 6,00 O nhiém môi trường và kiểm soát 8,00 Ordnance 2,00 “hát hiện va các biện pháp phòng chồng, 2,00 Quá trình đốt, động cơ và nhiên liệu 1,00 Tài nguyên thiên nhiên và khoa học về trải đất 8,00
“Thiên văn và vật lý thiên van 1,00
Thong tn giải quyết vẫn đề cho chính quyền liên 10,00