1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

giáo dục học mầm non

372 2,9K 27
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 372
Dung lượng 25,07 MB

Nội dung

Déi tuong va nhiém vu của giáo đục học mồm non Đối tượng của giáo dục học mầm non Nhiệm vụ của giáo dục học mầm non Mối liên hệ giữa giáo dục học mầm non với các khoa hoc khac Phương

Trang 1

- BO GIAO DUC VA DAO TAO ; TRUONG CAO DANG SU PHAM NHA TRE — MAU GIAO TW

PHẠM THỊ CHÂU - NGUYÊN THỊ OANH - TRẤN THÍ SINH

(In lần thứ tư)

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 2

NHA XUẤT BAN BAI HOC QUOC GIA HA NO!

16 Hàng Chuối - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Điện thoại: (04) 9714896; (04) 7547936; Fax: (04) 9714899

| E-mail: nxb@ vnu.edu.vn |

* w #

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Giám đốc: PHÙNG QUỐC BẢO Tổng biên tập: PHAM THANH HUNG Chịu trách nhiệm nội dung:

Biên tập: - THUÝ HÀNG

NHƯ QUYNH

Sửa bản in: MAI LƯƠNG

Trình bày bìa: NGUYÊN NGỌC ANH

Trang 3

Phần I Những vấn đề chung của giáo |

duc mam non

Chuong I Déi tuong va nhiém vu của giáo

đục học mồm non

Đối tượng của giáo dục học mầm non

Nhiệm vụ của giáo dục học mầm non

Mối liên hệ giữa giáo dục học mầm non với các

khoa hoc khac

Phương pháp nghiên cứu giáo dục học mầm non

*Câu hỏi ôn tập

Chương II Giáo duc hoc maém non trong hệ

thống giáo dục quốc dân

VỊ trí của bậc giáo dục mầm non

Sơ lược về lịch sử hình thành bậc giáo dục mầm non

Nhiệm vụ của bậc giáo dục mầm non

- Mục tiêu của bậc giáo dục mầm non

Cac loại hình giáo dục mầm non

Chương III Nguyên tắc giáo duc mam non

Nhiing dac diém tang trưởng và phát triển của trẻ

- Nguyên tắc giáo dục mầm non

Trang 4

Khái niệm và ý nghĩa của giáo dục thể chất

Nhiệm vụ, nội dung, phương pháp giáo dục thể

chất cho trẻ tuổi nhà trẻ |

Nhiệm vụ, nội dung, phương pháp giáo duc thé

chất cho trẻ tuổi mẫu giáo

* Câu hỏi ôn tập

Chuong IIT Giáo dục trí tuê

Khái niệm, ý nghĩa của giáo dục trí tuệ -

Nhiệm vụ, nội dung giáo dục trí tuệ ở trẻ tuổi

Nhiệm vụ, nội dung giáo duc tri tuệ ở trẻ tuổi

mẫu giáo |

Các phương tiện giáo dục tyí tuệ

* Câu hỏi ôn tập

Chương LHI Giáo dục đạo đức

Khái niệm, ý nghĩa |

Nhiệm vụ, nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ

nhà tre

Nhiệm vụ, nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ

Phương pháp giáo dục đạo đức

Các phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ

* Câu hỏi ôn tập

Trang 5

Chương IV Giáo dục thẩm mỹ

Khái niệm, ý nghĩa của giáo dục thẩm mỹ

Nhiệm vụ, nội dung giáo dục thẩm mỹ cho trẻ

Nhiệm vụ, nội dung giáo dục thẩm mỹ cho trẻ

tuổi mẫu giáo

Các phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ

mâm non

_* Câu hỏi ôn tập

Chương V Gido duc lao déng

Khái niệm, ý nghĩa của giáo dục lao động

Các nhiệm vụ giáo đục lao động

Nội dung giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo

Những đặc điểm, hình thức tổ chức lao động

cho trẻ mâu giáo

Những yêu cầu khi tổ chức lao động cho trẻ

mâu giáo

* Câu hỏi ôn tập

Phần II Tổ chức các hoạt động giáo

dục trong trudng mam non

Chương I Tổ chức hoạt động uới đồ uật

Khái niệm hoạt động với đồ vật và ý nghĩa của

nó đối với sự phát triển của trẻ _

Nội dung phương pháp tô chức hoạt động với đồ

Trang 6

Chương II Tổ chức hoạt động 0uui chơi

Lý luận chung về hoạt động vui chơi

Các loại trò chơi và phương pháp hướng dẫn

Tổ chức vui chơi ở các thời điểm trong ngày

Đồ chơi

* Câu hỏi ôn tập

Chương TII Tổ chức hoạt động học tập

Quá trình dạy học ở mầm non

Nhiệm vụ dạy học ở mầm non |

Nội dung dạy học ở mầm non

Nguyên tắc dạy học ở mầm non

Phương pháp dạy học ở mầm non

Các hình thức dạy học cho trẻ em mầm non

* Câu hỏi ôn tập

Chương IV Tổ chức ngày hôi, ngày lễ ở

trudng mam non

Y nghia cua VIỆC tổ chức ngày hội, ngày lễ cho

trẻ Ở trưởng mầm non

Cách tổ chức ngày hội, ngày lễ trong trưởng

mầm non

* Câu hỏi ôn tập

Chương V Tổ chức cuộc sống sinh hoạt

hàng ngày cho trẻ ở trường mâm non

Vài nét về chế độ sinh hoạt

Tổ chức cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cho trẻ ở

Trang 7

Nội dung chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông

Hình thức và biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu

g1áo vào lớp 1

* Câu hỏi ôn tập

Phần IV Giáo viên mâm non và công

tác quản lý nhóm lớp '

Chương I Nguoi giáo vien mam non

Đặc chiêm lao động sư phạm của giáo viên mầm non

Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên

mầm non

Yêu cầu đối với người giáo viên mầm non

Chương II Công túc quan lý nhónn lớp của

_ g!LđO ULÊn mam non

Tim hiéu, nam vững đặc điểm của trẻ

_ Xây dựng kế hoạch của nhóm lớp

Tô chức thực hiện các mục tiêu quan ly nhóm lớp

339 34] 349

Trang 8

* Câu hỏi ôn tập 370:

Trang 9

PHAN | NHUNG VAN DE CHUNG CUA

GIÁO DỤC HỌC MẦM NON

Chương I

ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA

GIÁO DỤC HỌC MẦM NON

I ĐỐI TƯỢNG CỦA GIÁO DỤC HỌC MẦM NON

Giáo dục học mầm non là một chuyên ngành của giáo dụ

học với tư cách là khoa học giáo dục con người trước tuổi đến trường phổ thông

Đối tượng của giáo dục học mầm non là quá trình giáo

dục trẻ em từ 0 đến 6 tuổi, được tổ chức và thực hiện một cách có ý thức, có mục đích có kế hoạch, nhằm hình thành ỏ trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách

Quá trình giáo dục trẻ từ 0 đến 6G tuổi là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể (quá trình hình thành con người) Cấu trúc của quá trình này bao gồm các yếu tố hợp thành như: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, nhà giáo dục, đối tượng giáo dục, điều kiên

giáo dục, kết quả giáo dục

Trang 10

1 Mục tiêu giáo dục mầm non

Mục tiêu giáo dục mầm non là mô hình nhân cách phát triên mà trẻ em Việt Nam trước 6 tuổi cần đạt được bằng sự

giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội Đó cũng chính

là yêu cầu, là đòi hỏi của xã hội đối với việc giáo dục trẻ em

ở tuổi mầm non

2 Nội dung giáo dục mầm nonÏ

Là hệ thống những giá trị xã hội cần hình thành ở trẻ

trên cơ sơ phù hợp với đặc điểm của lứa tuôi mâm non

3 Phương pháp giáo dục mầm non

Phương pháp giáo dục MN là cách thức tác động qua lại

giữa giáo viên và trẻ, nhằm thực hiện các nhiệm vụ giáo dục

` z ` on nA n ‘

4 Nha giao duc (giao vién, tap thé su pham)

Giáo viên là chủ thể giáo dục có vai trò tổ chức điều khiên, điều chỉnh quá trình giáo dục trẻ em, làm cho quá

trình đó vận động, phát triển đúng hướng và đạt kết quả

mong muốn (vai trò chủ đạo)

3 Người được giáo dục

Trẻ em từ 0 - 6 tuổi vừa là đối tượng chịu sự tác động giáo

dục của giáo viên (nhà giáo dục) vừa là chủ thể hoạt động, chu thể tự giáo dục

6 Điều kiện giáo dục

Gôm có điều kiện bên trong (đội ngũ cán bộ giáo viên, cơ

sở vật chất, kinh phí tài chính, môi trường sư phạm ) và điểu kiện bên ngoài (hoàn cảnh tự nhiên, tình hình chính trị

- xã hội, điều kiện kinh tế )

10

Trang 11

7 Két qua giao duc

Kết quả giáo dục là mức độ phát triển nhân cách của tro đạt được sau một quá trình giáo dục nhất định, là thước do

mức độ thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non

Các yếu tố trên đây của quá trình giáo dục trẻ em mầm non có mối quan hệ biện chứng Hiệu quả của quá trình giáo

dục trẻ em phụ thuộc vào sự vận động phát triển của các yếu

tố cấu thành nên nó, trong đó nhà giáo dục (giáo viên) và đối tượng giáo dục (trẻ em) là hai yếu tố giữ vị trí trung tâm Mục tiêu giáo dục có vai trò định hướng cho toàn bộ quá

trình giáo dục trẻ em

II NHIỆM VỤ CỦA GIÁO DỤC HỌC MẦM NON

Giáo dục học mầm non có nhiệm vụ nghiên cứu làm sáng

tó những vấn đề cơ bản sau đây: |

1 Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, hình thức

tổ chức giáo dục trẻ em từ 0 - 6 tuổi

2 Xây dựng hệ thống các nguyên tắc giáo dục mầm non

3 Tổ chức các hoạt động giáo dục trong các cơ Sở giáo dục

SY

mầm non

4 Tìm ra phương hướng nâng cao chất lượng, hiệu qua

của quá trình giáo dục trẻ em

Ngày nay đường lối đổi mới giáo dục trong thoi ky cong nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đã vạch ra cho khoa học giáo dục nói chung và giáo dục học nói riêng những nhiệm

vụ và nội dung nghiên cứu phù hợp, đáp ứng các yêu cầu xây

| dựng và phát triển giáo dục trong giai đoạn mới

Theo xu thế phát triển chung, giáo dục học mầm non cần nghiên cứu bô sung, hoàn chỉnh các vấn để lý luận cũng như

1]

Trang 12

thực tiễn giáo dục mầm non, dam bao vừa có giá trị định hướng, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển của hoạt động giáo

dục mầm non theo hướng đa dạng hoá, xã hội hoá, tạo điều kiện để hoạt động giáo dục mầm non đáp ứng các yêu cầu

phát triển của xã hội và có cơ sở, có điều kiện hội nhập, tham gia vào hoạt động giáo dục mầm non trên thế gidi va khu vực

Sau đây là một số định hướng nghiên cứu của khoa học giáo dục mầm non trong gial đoạn hiện nay:

1 Nghiên cứu tổng thể hiện trạng giáo dục mầm non ở

từng khu vực để đánh giá chính xác tình hình, có giải pháp

từng bước giải quyết các mâu thuẫn, bất cập

2 Nghiên cứu hoàn thiện mục tiêu giáo dục mầm non,

đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn đổi mới

3 Nghiên cứu nhu cầu của xã hội đối với giáo dục mầm non trong tình hình hiện nay và xu thế phát triển của nó

4 Nghiên cứu các loại hình giáo dục mầm non, xu thé va khả năng phát triển của loại hình công lập, bán công, dân

lập, tư thục ở từng khu vực Nghiên cứu các mô hình khả thì đặc trưng, thích hợp cho từng vùng, miền

õ Nghiên cứu các giải pháp phát triển giáo dục mầm non

ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, ưu tiên thiết kế các chính sách đảm bảo công bằng xã hội, hỗ trợ người nghèo

6 Nghiên cứu các điều kiện đảm bảo duy trì và nâng cao

chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ

7 Nghiên cứu đổi mới công tác quản lý giáo dục mầm non

8 Nghiên cứu các giải pháp đào tạo giáo viên nhằm tăng

cường số lượng và đảm bảo chất lượng

12

Trang 13

9 Xác định rõ những tiêu chi co ban trong việc danh giá phân loại chất lượng của mỗi cơ sở giáo dục mầm non ở mỗi địa phương

theo chuẩn mực quốc gia

10 Nghiên cứu, bổ sung các thuật ngữ trong GDMN

Giáo dục mầm non gắn liền và chịu ảnh hưởng trực tiếp của

sự phát triển chung của xã hội, không chỉ vì trẻ em là nguồn nhân lực tương lai của đất nước mà còn vì cha mẹ của các em là nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội Bởi vậy

nghiên cứu giáo dục mầm non chính là góp phần đổi mới những van đề liên quan tới phát triển nguồn nhân lực - một yếu tố cực kỳ

quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nói trên, giáo dục học mầm non

phải dựa trên các thành tựu của khoa học hiện đại nghiên cứu trẻ

em dưới 6 tuổi và liên kết phối hợp chặt chẽ với nhiều ngành khoa

1 Với triết học

Triết học là khoa học nghiên cứu các quy luật chung nhất của

thế giới về sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy con người Giáo dục học mầm non lấy triết học duy vật biện chứng làm cơ

sở phương pháp luận để có cách tiếp cận đúng đắn với con người

13

Trang 14

trong việc xây dựng lý luận khoa học.và tổ chức khoa học quá trình giáo dục trẻ em |

2 Với sinh lý học

Sinh lý học được coi là cơ sở tự nhiên của giáo dục học Việc

nghiên cứu giáo dục học mầm non phải dựa vào các đữ kiện của

sinh lý học về sự phát triển của hệ thần kinh cấp cao, về đặc điểm của hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ hai, về sự phát triển của các

cơ quan cảm giác và vận động, về nhu cầu của cơ thể v.v

Chẳng hạn từ đặc điểm phát triển của trẻ em từ 0 - 6 tuổi mà

chúng ta xây dựng chế độ sinh hoạt trong ngày của trẻ, chế độ dinh dưỡng, học tập, vận động một cách khoa học ` Những thành tựu khoa học mới về sinh lý trẻ em sẽ làm thay đối cả lý luận và thực tiễn giáo dục mầm non

3 Với tâm lý học

Tâm lý học trang bị cho giáo dục học cơ sở khoa học về việc

xây dựng lý luận và tổ chức hoạt động thực tiễn giáo dục trẻ em

theo các thời kỳ với những đặc điểm phát triển tâm lý theo lứa

tuổi

Hiểu một cách ngắn gọn thì tâm lý học là cơ sở khoa học của

giáo dục học Chỉ có hiểu biết tâm lý trẻ em mới có thể tổ chức khoa học quá trình giáo dục trẻ em và tránh được sự áp đặt đối với trẻ

4 Với điều khiển học

Điều khiến học là khoa học điều khiển tối ưu các hệ thống động phức tạp Là khoa học nghiên cứu lôgic của những quá trình trong tự nhiên và xã hội, xác định những cái chung, quy định

những điều kiện vận hành cae quá trình đó

14

Trang 15

Dựa vào lý thuyết điều khiển học, chúng ta có thể diéu khiển quá trình dạy học và giáo dục đạt hiệu quả tối ưu

9 Với đạo đức học và mỹ học

Đạo đức học, mỹ học giúp cho việc xây dựng cơ sở phương

pháp luận và xác định nội dung phương pháp, hình thức tô chức giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non

Tóm lại: Giáo dục học mầm non có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều khoa học khác nhau và dựa trên các thành tựu nghiên cứu

về con người của các ngành khoa học, giáo dục học mầm non đã

từng bước hoàn thiện lý luận khoa học của mình và ngày càng đem đến hiệu quả cao cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục

tre em

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC HỌC MẦM NON

Giáo dục học mầm non là một khoa học có đối tượng, nhiệm

vụ và hệ thống phương pháp nghiên cứu của mình Khi nghiên

cứu giáo dục học mầm non với tư cách là một chuyên ngành của giáo dục học, chúng ta cần sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục nói chung, nhưng xuất phát từ đặc điểm của đối

tượng phai đặc biệt chú ý một số phương pháp sau:

1 Phương pháp quan sát sư phạm

Quan sát sư phạm là phương pháp thu thập các thông tin về

đối tượng nghiên cứu bằng cách tri giác có chủ định đối tượng và các yếu tố liên quan đến đối tượng

Ví dụ: Quan sát trẻ mẫu giáo trong giờ chơi để thu thập thông

tin về hứng thú chơi của trẻ

Trang 16

Phương pháp quan sát sư phạm trong giáo dục mầm non được phân thành các loại như sau:

- Quan sát trực tiếp - quan sát gián tiếp

- Quan sát toàn diện - quan sát có bố trí

- Quan sát lâu dài - quan sát thời gian ngắn

- Quan sát phát hiện - quan sát kiểm nghiệm

Muốn quan sát đạt hiệu quả cao cần đảm bảo những yêu cầu:

- Xác định mục đích quan sát rõ ràng (quan sát để làm gi?)

- Xây dựng kế hoạch, tiến trình quan sát

- Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt: lý luận, thực tiễn, các phương

tiện cần thiết có hên quan đến mục đích quan sát

- Tiến hành quan sát cần than và có hệ thống

- Ghi chép khách quan, chính xác (các sự kiện, hiện tượng, số

liệu đúng như đối tượng bộc lộ)

- lưu giữ tài liệu quan sát phải cẩn thận và dễ sử dụng

Phương pháp quan sát sư phạm có khả năng thu thập được

nhiều tài liệu cụ thể, sinh động, tự nhiên, làm cơ sở cho quá trình

tư duy khoa học Song đây là phương pháp phụ thuộc nhiều vào

chu quan của người quan sất, nếu người quan sát không được

trang bị những trì thức cần thiết và kỹ năng sử dụng phương pháp nay thi sé dan tdi tinh trang tai liéu thu được thiếu khách quan,

không đảm bảo chất lượng

2 Phương pháp trò chuyện (dam thoai)

Trò chuyện là phương pháp đặt ra câu hỏi cho người đối thoại

và dựa vào câu trả lời của họ để thu thập thông tin về vấn dé

nghiên cứu

16

Trang 17

Ví dụ: Trò chuyện với giáo viên, trò chuyện với trẻ em

Trò chuyện được phân thành các loại sau đây:

- Trò chuyện kiểm nghiệm

Tuy theo mục đích, điều kiện, hoàn cảnh và đặc điểm của dối

tượng mà vận dụng các hình thức trò chuyện cho phù hợp

Khi trò chuyện, muốn thu được tài liệu có chất lượng phải tôn trọng các yêu cầu:

Phỏng vấn cũng là một dạng của đàm thoại, các câu hỏi phai

chuẩn bị trước và được hỏi theo một trình tự nhất, định, các câu trả lời cần được ghi chép một cách công khai Trong phóng vấn người

ta dùng cả phương tiện kỹ thuật hiện đại như máy ảnh, máy ghi

âm hoặc chỉ hình để giữ lại tư liệu nghiên cứu

Trang 18

3 Phuong phap diéu tra

Điều tra là phương pháp dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lượng đối tượng được nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến

của họ về một vấn đề nào đó

Ý kiến trả lời có thể được viết ra hoặc trình bày bằng miệng do

người diéu tra ghi lai

Điều tra có thể phân loại như sau: |

- Điều tra thăm do (câu hỏi rộng và nông) nhằm thu thập tài

liệu ở mức sơ bộ về đối tượng

- Diéu tra đi sâu (câu hỏi hẹp và đi sâu) nhằm khai thác sâu

sắc một vài khía cạnh nào đó của đối tượng nghiên cứu

- Điều tra bố sung nhằm thu thập tài liệu bổ sung cho các phương pháp khác

Căn cứ vào mục đích, tính chất của việc điều tra, người ta có thể sử dụng nhiều dạng câu hỏi khác nhau :

+ Câu hỏi “đóng” là những câu hỏi có kèm theo phương án trả lời Người được trưng cầu ý kiến có thể lựa chọn một hoặc vài ba phương án phù hợp với nhận thức của mình

+ Câu hỏi “mở” là những câu hỏi không có sẵn phương án trả lời và người được trưng cầu ý kiến tự trả lời

Sử dụng phương pháp điều tra có thể trong một khoảng thời gian ngắn thu thập được ý kiến của nhiều người ở một phạm vị rộng, tuy nhiên độ tin cậy của tài liệu thu được bị hạn chế bởi vì nó

phụ thuộc vào chủ quan của người trả lời

Để có tài liệu tương đối chính xác phải điều tra nhiều lần và

đảm bảo số lượng người được hỏi đủ lớn Các câu hỏi cần xây dựng

theo một hệ thống, chúng ràng buộc lẫn nhau, kiểm tra lẫn nhau

để có thể buộc người trả lời phải bộc lộ ý nghĩ thật của mình

18

Trang 19

4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

Tổng kết kinh nghiệm giáo dục là phương pháp đi từ thực tiễn

giáo dục, dùng lý luận phân tích thực tiễn, từ phân tích thực tiễn

Trong khoa học giáo dục nói chung và giáo dục học mầm non nói riêng tổng kết kinh nghiệm, tức là dùng cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối quan điểm giáo dục của Đẳng, dùng trì thức về khoa học giáo dục mầm non và các khoa học khác để tìm hiểu, phân tích, đánh giá các kinh nghiệm có tác dụng tích cực

trong thực tiễn giáo dục, từ đó rút ra những bài học mang tính lý

luận, lý luận đó được chỉ đạo trở lại thực tiễn giáo dục _

Ví dụ: Kinh nghiệm phòng chống trẻ suy dinh dưỡng ở trường

mầm non; kinh nghiệm huy động trẻ 5 tuổi đến lớp mẫu giáo; kinh

nghiệm của các điển hình tiên tiến trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ; kinh nghiệm quản lý của hiệu trưởng trường mầm non

Khi sử dụng phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục cần đảm bảo một số yêu cầu sau: |

- Phát hiện, xác định đúng đối tượng nghiên cứu

Tức là những kinh nghiệm có thật và đang tồn tại chứ không phải những dự định sẽ làm hoặc đã làm nhưng chưa tới mức gọi là kinh nghiệm Muốn vậy phải kiểm tra kỹ và đánh giá chính xác

hiệu quả đã đạt được do kinh nghiệm mang lại |

- Khi thu thập, xử lý các tài liệu phải hết sức khách quan

Muốn vậy phải thu thập thông tin từ nhiều người và bằng nhiều

phương pháp khác nhau như: phương pháp trò chuyện, phương

pháp quan sát, phương pháp điều tra

- Những lý luận tổng kết từ kinh nghiệm cần tiếp tục khẳng

19

Trang 20

định và phát triển, đồng thời phải đem ứng dụng vào thực tế dé

“nhân” kinh nghiệm bằng cách chỉ đạo điểm hoặc thực nghiệm

khoa học

5 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Nghiên cứu sản phẩm hoạt động là phương pháp tìm hiểu con

người thông qua sản phẩm do họ tạo ra

Ví dụ: Nghiên cứu sản phẩm nặn, vẽ, xé dán của trẻ mẫu giáo

5 tuổi để hiểu đặc điểm và khả năng sáng tạo của trẻ Hoặc nghiên cứu sản phẩm của giáo viên mầm non để hiểu về chính họ

Khi nghiên cứu sản phẩm hoạt động cần nắm được đầy đủ điểu kiện và quá trình hoạt động của con người đưa đến sản phẩm

Tức là chúng ta không chỉ tìm hiểu con người làm ra cái gì, mà

quan trọng hơn là làm như thế nào? Bởi vì các phẩm chất và năng

lực của con người thường bộc lộ qua những điều kiện và quá trình

làm ra sản phẩm

6 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm là phương pháp nghiên cứu một cách chủ động, có hệ thống một hiện tượng giáo dục nhằm xác định mối quan hệ giữa tác động giáo dục với hiện tượng giáo dục cần được

nghiên cứu trong những điều kiện đã được khống chế

Nét đặc trưng của phương pháp thực nghiệm sư phạm là nhà nghiên cứu chủ động tạo ra điều kiện nghiên cứu và khi cần thiết

có thể lặp lại nhiều lần điều kiện đó |

Thương có 2 loại thực nghiệm: Thực nghiệm tự nhiên và thực nghiệm trong phòng thí nghiệm

- Thực nghiệm tự nhiên là những thực nghiệm được tiến hành

trong điều kiện bình thường của quá trình sư phạm

20

Trang 21

- Thuc nghiém trong phong thí nghiệm là những thực nghiệm

được tiến hành trong điểu kiện khống chế nhằm xác định mặt định tính, định lượng và bản chất của hiện tượng giáo dục

Phương pháp thực nghiệm cho phép người nghiên cứu tìm

hiểu sâu bản chất của hiện tượng giáo dục để từ đó phát hiện ra

cái mới, nhưng đây là phương pháp đòi hỏi sự chuẩn bị công phu

cả về lý luận cũng như công việc và trang thiết bị kỹ thuật khi tiến hành thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm có thể dược tiến hành theo các bước sau đây:

Bước I: Xác định được vấn đề thực nghiệm với mục đích rõ

- Bồi dưỡng cộng tác viên

- Theo dõi thực nghiệm: quan sát, ghi chép, đo đạc

Bước 4: Xử lý kết quả thực nghiệm, rút ra kết luận khoa học Ngày nay khoa học công nghệ phát triển mạnh, nhiều phương

tiện kỹ thuật hiện đại được sử dụng trong nghiên cứu khoa học

giao dục Máy vị tính là một phương tiện hiện đại giúp cho việc xử

lý kết quả thực nghiệm nhanh, chính xác và tiện lợi

Yêu cầu nghiêm ngặt của thực nghiệm sư phạm là khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, không được làm đảo lộn hoạt động bình thưởng của quá trình sư phạm, và chỉ tiến hành trong những điểu kiện và tiêu chuẩn nghiêm ngặt với luận cứ khoa học đề đảm bao việc đưa những cái mới đã được kiểm tra vào quá trình sử

21

Trang 22

phạm chỉ có thể đem lại hiệu quả giáo dục cao hơn hoặc Ít ra

không gây hậu qua xấu

_ Trên đây là những phương pháp phổ biến của việc nghiên cứu

giáo dục học mầm non Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm

và hạn chế nhất định Muốn nghiên cứu hiện tượng hay quá trình

giáo dục đòi hỏi phải biết sử dụng phối hợp đồng bộ các phương pháp trong một hệ thống thống nhất và thích hợp với vấn để nghiên cứu để đem lại kết quả khách quan, chính xác và toàn diện

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Làm sáng tỏ đối tượng của giáo dục học mầm non

2 Chỉ ra mối quan hệ giữa giáo dục học mầm non với các khoa học khác

3 Hay phan tích các phương pháp nghiên cứu của khoa học giáo dục mầm non

Trang 23

Chuong IT

GIAO DUC MAM NON TRONG HE THONG

GIAO DUC QUOC DAN

I VI TRI CUA BAC GIAO DUC MAM NON

Giáo dục mầm non là một, bậc giáo dục trơng hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, có nhiệm vụ thu hút trẻ từ 3 tháng đến 732

tháng tuổi, tạo thành một quá trình giáo dục thống nhất, liên tục cho trẻ mầm non

Với chỉ thị 153/CP của Hội đồng Chính phủ ra ngày 12/8/1966

về “Công tác giáo dục mẫu giáo nhằm giáo dục trẻ bằng cách tể

chức vui chơi mà giáo dục các cháu những đức tính tốt, chăm sóc

sức khoe, tập cho cháu vừa chơi vừa học, chuẩn bị cho các cháu vào trường phổ thông Giáo dục mẫu giáo tốt, mở đầu cho một nền giáo

dục tốt”, đã xác định rõ vị trí và tầm quan trọng cũng như mục tiêu của bậc giáo dục mầm non Từ đó đến nay, vị trí của bậc giáo dục mầm non ngày càng được co trọng và xác định rõ ràng Nó là bậc giáo dục mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân V iét Nam

khâu đầu tiên của quá trình giáo dục thường xuyên cho mọi người

Trẻ ở lứa tuổi mầm non là thời kỳ mà sự tăng trương về cơ thể

và phát triển trí tuệ, tình cảm, xã hội diễn ra rất nhanh Có thể

nói đây là thời kỳ tăng trưởng và phát triển nhanh nhất so với các

g1a1 đoạn sau này của cuộc đời con người Những thành tựu khoa

Trang 24

học nghiên cứu về trẻ em cho thấy : Có tới 50% sự phat triển trí tuệ của con người được diễn ra trong lứa tuổi từ bào thai đến 4 tuổi, từ 4 tuổi đến 8 tuổi đạt được 30% nữa và tiếp tục hoàn thiện

đến tuổi trưởng thành nhưng tốc độ chậm dần sau 18 tuổi Phạm

Mai Chị, “Thông tin khoa học giáo dục” số 20/1990)

Lita tuổi mầm non cũng là thời kỳ mà nhân cách bắt đầu được

hình thành, tuy chưa được hoàn toàn định hình nhưng đã có cơ sở

tương đối ổn định cho việc tiếp tục phát triển và hoàn thiện Các công trình nghiên cứu về tâm lý học cho thấy những nét tính cách

cơ bản trong nhân phẩm trẻ được hình thành chính trong thời kỳ

này và thường ảnh hưởng đến đạo đức mai sau của trẻ Nhà giáo dục Nga Usinsky đã nói: “Tính tình của con người hình thành chính trong những năm thơ au, cai gi da khắc sâu cá tính thời đó

thì nó sẽ ăn sâu một cách chặt chẽ như thiên tính thứ 2” Hay là

ba Crupxkaia có nêu: “Những cảm giác đầu tiên thời thơ ấu để lại dấu vết suốt đời, cho nên ngay từ buổi đầu ta phải thận trọng trong việc dạy trẻ, nếu ta muốn giáo dục một cách đúng đắn lớp người của chủ nghĩa Cộng sản”

Tuổi mầm non cũng là thời kì trẻ rất nhạy cảm với moi tac đồng bên ngoài, do đó trong việc giáo dục, người lớn có ảnh hưởng

to lớn đến sự phát triển của trẻ Nếu người lớn chăm sóc, giáo dục trẻ một cách chu đáo sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển

của trẻ và ngược lại, những sai lầm trong giáo dục trẻ thì khó mà

sửa chữa được Như vậy, ở lứa tuổi mầm non, trẻ đạt được những thành tựu tương đối lón về tăng trưởng và phát triển, những

thành đạt này có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển mai sau của đứa trẻ Trẻ có tính nết tốt hay xấu (ngoan hay hư), năng khiếu có nảy nở hay không sẽ có ảnh hưởng quyết định đến các

giai đoạn lứa tuổi sau này

Trang 25

Giáo dục mầm non còn góp phần chuẩn bị cho trẻ vào trường

tiêu học Trong thời gian ở trường mầm non, trẻ được chuẩn bị về

mọi mặt, thể lực, đạo đức, trí tuệ, đặc biệt được chuẩn bị về

những kỹ năng, thói quen cần thiết cho hoạt động học tập là hoạt

động chủ đạo ở trường phổ thông Thực tế đã chứng mình những trẻ được qua trường lớp mẫu giáo thì khi vào lớp một tiếp thu

nhanh hơn; có những kỹ năng và thói quen học tập tốt hơn và kết

quả học tập cao hơn so với những trẻ không qua học mẫu giáo

Do đó giáo dục mâm non giữ một vị trí đặc biệt quan trọng _ trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục con người

Giáo dục mâm non là một bậc giáo dục mang tinh tự nguyện

Nó chỉ phát triển tốt khi trong xã hội, mọi người nhận thức dược đúng đăn vị trí của bậc giáo dục mầm non và tự giác thực hiện nó Muốn vậy có 2 nhân tố quyết định:

- Cộng đồng phải nhận thức rõ vai trò của giáo dục trong sự phát triển xã hội, vai trò của giáo dục trong quá trình hình thành nhân cách con người, đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non, để tiến hành

công tác giáo dục một cách khoa học, có mục dích ngay ở lứa tuôi mầm non, nhằm tạo dựng những nến tảng ban đầu vững chắc đúng đăn cho quá trình phát triển sau này của con người

- Các tổ chức giáo dục, đặc biệt là các nhà trẻ, trường mẫu

Trang 26

II - SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH BẬC GIÁO

DUC MAM NON "

- trước cách mạng tháng Tám: Dưới thời Pháp thuộc, việc

chăm sóc giáo dục trẻ nhỏ không được coi là công việc chung của

xã hội Trẻ em hoàn toàn do gia đình phụ trách Những ø1a đình khá giả thường nuôi vú em để trông con cái, còn phần đông các gia đình bỏ mặc con cái cho ông bà chăm sóc, hoặc đứa lớn trông đứa

bé Thời bấy giờ ngay cả những thành phố lớn như Hà Nội, Sài

Gòn cũng chỉ có một vài cơ sở nuôi trẻ mang tính chất cứu tế, từ thiện như trại trẻ mồ côi phố Hàng Bột (Hà Nội), trại tế sinh và

một vài lớp mâu giáo chủ yếu phục vụ cho con em người Pháp và

con em nhà giàu có quyền thế

- Sau Cách mạng tháng Tám 1945 thành công: Chỉ sau

khi Tuyên ngôn độc lập tuyên bố được 8 ngày, nhà nước Việt Nam

dân chủ cộng hoà đã có quyết định mở ấu trĩ viện, nhà Bão Anh, nhà Dục Anh” Theo sắc lệnh số 36, ngày 27-3-1946 do Chủ tịch

Hồ Chí Minh ký, Bộ Cứu tế - Xã hội thành lập Nha Cứu tế trung

ương thuộc Bộ, có chức năng, nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo cụ thể các hoạt động của các ấu trĩ viện, nhà Bảo Anh và nhà Dục Anh Tiếp đó, Hiến pháp năm 1946 ghi rõ “Nhà nước bảo vệ quyền lợi

của những bà mẹ và trẻ em, bảo đảm phát triển các nhà trẻ và

vườn trẻ”

Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, giáo dục trẻ em

trước tuổi học được đặt ra thành một vấn đề của nhà nước và bắt đầu được quan tâm và phát triển

°1'Theo cuốn "Những vấn để lý luận và thực tiễn của ngành GDMN - VN"

“'- Quyết định số 5 ngày 10/05/1945 của Bộ Cứu tế Xã hội.

Trang 27

Ngày 10-8-1946, sac lénh sé 146/SL đặt thành những nguyên tac co

bản của nền giáo dục mới, trong đó chính thức hình thành bậc học ấu

trĩ) Điều 3 của sắc lệnh ghi rd “Bac học ấu trĩ nhận giáo dục trẻ em dưới 7 tuổi và sẽ tô chức tuỳ theo điểu kiện do Bộ Quốc gia ấn định

Đối với nhà trẻ, cuối năm 1962, Ban Báo vệ bà mẹ và trẻ

em trung ương và các cấp được thành lập, đã đứng ra tô

chức, chỉ đạo các nhóm trẻ Năm 1971, Ban Bão vệ bà mẹ chuyển thành Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em trực thuộc Hội đồng Chính phủ, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong

công tác quan lý và chỉ đạo hệ thống nhà trẻ

Đối với mẫu giáo, năm 1950, Ban mẫu giáo được thành lập,

đến năm 1962 chuyển thành Phòng mẫu giáo Đầu năm 1966

chính thức thành lập Vụ mẫu giáo, đồng thời mẫu giáo được coi

là một trong bốn ngành học thuộc Bộ Giáo dục”? (mẫu giáo, phô

thông, sư phạm, bô túc văn hoa)

- Đau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tô quốc

(30 - 4 -1975), việc quan lý các nhà trẻ ở miền Nam tạm thời

dơ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phụ trách Đến năm

1977, Uy ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em mới chính thức được tiếp quan và chỉ đạo hệ thống các nhà trẻ thống nhất trong ca nước Đối với trường, lớp mẫu giáo ở miền Nam thì Bộ Giáo dục trực tiếp quản lý ngay từ đầu

Đến năm 1987, Uỷ ban Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em nhập vào Bộ Giáo dục Từ đó ngành Giáo dục mầm non bao gồm

hệ thống nhà trẻ và trường mẫu giáo được hợp nhất làm

một, do Bộ Giáo dục thống nhất quản lý và chỉ dạo

®!' Tức bậc học mẫu giáo ngày nay

™ Nay 1A Bé Gido duc va Dao tao

21

Trang 28

Dưới sự chỉ đạo thống nhất của Bộ Giáo duc, ngành giáo

dục mâm non không ngừng được củng cố và phát triển ca về

số lượng lận chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của đất nước

TH NHIỆM VỤ CUA BAC GIAO DUC MAM NON

Trong giai đoạn hiện nay, bậc giáo dục mâm non có me

1 Thu hút ngày càng đông đão tré trong dé tudi (0 - 6 tudi)

vào các loại hình chăm sóc giáo dục trẻ thắch hợp, trong

đó nòng cốt là các nhà trẻ, trường mẫu giáo để thực hiện mục tiêu chăm sóc - giáo dục trẻ.trong độ tuổi mà Bộ Giáo dục đã qui định trong quyết định 55 ệ) với chất lượng ngày

2 Tuyên truyền và hướng dẫn công tác nuôi dạy con

theo khoa học cho các bậc cha mẹ, phê phán những tập quán

lạc hậu, phản khoa học trong việc chăm sóc giáo dục trẻ Cổ

vũ toàn dân chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ theo các điều khoản của Công ước quốc tế về quyền trẻ em (năm 1990) và

Luật ỘBảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ emỢ (của nước ta

năm 1991), quan tâm đến trẻ có hoàn cảnh khó khăn ở tuổi mầm non

3 Phát huy ảnh hưởng của mình thông qua việc tác động

vào công tác nuôi dạy trẻ trong gia đình, kết hợp chặt chế cuộc vận dộng kế hoạch hoá gia đình với phong trào nuôi con khoẻ dạy con ngoan, gia đình văn hoá mới, nhằm góp phần đảm bảo

hạnh phúc, nâng cao văn hoá gia đình và tăng năng suất lao dộng xã hội

" Quyết định đã qui định mục tiêu kế hoạch đào tạo của Nhà trẻ trường Mẫu giáo Bộ Giáo dục, 1990.

Trang 29

1V MỤC TIÊU CUA BAC GIAO DỤC MẦM NON

Như đã trình bày ở phần đại cương, mục dích giáo dục là mô hình nhân cách tổng thể của mỗi học sinh mà nhà trường cần đạt được, nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội trong một giai đoạn lịch sử cụ thể Mục đích giáo dục nói chung, được thực hiện từng phần, từng mức độ ở từng lứa

tuổi, từng cấp học qua mỗi giai đoạn phát triển nhất, định của mỗi người

Mục đích giáo dục đề ra cho mỗi cấp học, cho từng giai đoạn phát triển của học sinh, thường được gọi là mục tiêu giáo dục Chẳng hạn:

Mục tiêu giáo dục mầm non, mục tiêu giáo dục phô thông

Mục tiêu giáo dục mầm non dược xác định căn cứ vào mục dích của

nền giáo dục Việt Nam, căn cứ vào xu hướng và đặc điểm phát triển sinh

lý và tâm lý của trẻ từO0 đến 6 tuổi Đồng thời căn cứ vào những yêu cầu cần thiết chuẩn bị cho trẻ vào phổ thông được thuận lợi và tiếp thu có chọn lọc những thành tựu khoa học về giáo dục trẻ em trên thế giới

Mục tiêu giáo dục mầm non được thể hiện thành mục tiêu chung và những yêu cầu cơ bản để phát triển nhân cách mà trẻ đến G tuổi tròn phải đạt được |

1 Mục tiêu chung

- Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới

XHCN Việt Nam”

- Khoẻ mạnh và nhanh nhẹn, cơ thể phát triên hài hoà, cân đối

- Giàu lòng thương, biết quan tâm nhường nhịn giúp đỡ những

người gần gũi (bố mẹ, bạn bè, cô giáo ), thật thà lễ phép, mạnh dạn hồn nhiên

- Yêu thích cái đẹp, biết, giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp

Trang 30

due - Qui dinh muc tiéu, ké hoach dao tao cua nha tre, trường mâu giáo -

2 Những yêu cầu cần đạt đối với trẻ từng độ tuôi trong lứa

tuổi mầm non

Trên đây là mục tiêu chung - mục tiêu khái quát đến cuối lứa tuổi

mầm non trẻ phải đạt dược Mục tiêu khái quát này được cu thể hoá thành những yêu cầu cơ bản ở các mức độ khác nhau mà trẻ từng độ tuổi

cần dạt được (6 tháng, 12 tháng, !8 tháng, 24 tháng, 36 tháng đến 6 tuổi

Căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa

phương, các nhà trẻ, trường mẫu giáo từng L + *hực hiện những yêu cầu

tối thiểu tiến lên thực hiện các yêu cầu chuc¬ *c › “Quyết định 5B của

Bộ Giáo dục qui định mục tiêu, kế hoạch đào 'au *ủ: nhà trẻ - trường mau giao’) Tai héu lưu hành nội bộ, Hà Nội, 1990

V CÁC LOẠI HÌNH GIÁO DỤC MẦM NON

Hiện nay nước ta có nhiều loại hình GD mầm non, đó là:

Nhà trẻ, trường mẫu giáo

Nhà trẻ trường mẫu giáo hợp nhất

Các loại hình giáo dục mầm non khác

1 Nhà trẻ, trường mâu giáo

a Nhà trẻ thu nhận trẻ tù 3 tháng tuổi đến 36 tháng, chia

Trang 31

Theo qui định của Bộ Giáo dục nước ta, mỗi nhóm trẻ tối da là 30 cháu, mỗi cô nuôi dạy trẻ phụ trách 6 cháu Nhà trẻ có nhiều loại tuỳ điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, đó là:

- Nhà trẻ cả ngày, trẻ ăn ngủ tại nhà trẻ

- Nhà trẻ theo buổi (sáng hoặc chiều) buổi trưa trẻ về với me

- Nhà trẻ theo ca (theo ca làm việc của mẹ hoặc xí nghiệp)

- Nhà trẻ theo mùa, vào thời điểm mà cha mẹ tập trung lao động san

xuất

- Nhà trẻ tập trung, trẻ thuộc nhiều nhóm lứa tuổi khác nhau, loại

nhóm trẻ này thường ở nơi ósốtrẻít _

Ù Trường mẫu giáo tiếp nhận trẻ từ 36 - 72 tháng tuối trẻ được chia thành các

Truong mau giao cing cé nhiều kiểu: ] buôi, ca ngày

2 Nhà trẻ, trường mẫu giáo hợp nhất (trường mầm non)

Đây là trường hợp nhất tổ chức chăm sóc và giáo dục trẻ ca tuổi nhà

trẻ và mẫu giáo Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ vẫn theo qui định chung cho từng lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo |

31

Trang 32

3 Cac loai hinh giao duc mam non khac

Hiện nay, do hoàn cảnh từng địa phương, từng gia đình nên ngoài loại hình nhà trẻ, trường mẫu giáo trên, ngành học mầm non còn có các loại hình chăm sóc giáo dục trẻ khác Đó là:

- Lớp mâu giáo ð tuổi: Dành cho trẻ em 5 tuổi chưa qua mẫu giáo bé,

nhỡ Mục đích là chuẩn bị cho trẻ chưa qua mẫu giáo những phẩm chất

và năng lực cần thiết để trẻ vào học phổ thông được thuận lợi Có 2 loại lớp mẫu giáo ð tuổi:

Từ năm 1987, Bộ Giáo dục có chủ trương từng bước quản lý các

nhóm trẻ gia đình nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, trên

cơ sở đó từng bước mở rộng các nhóm trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu của các

‘Trong “Hung dan t6 chtic nhém tré gia đình”, Bộ Giáo dục qui định:

+ Mỗi nhóm trẻ gia đình tối đa không quá 10 trẻ Riêng đối với trẻ 18

tháng, 1 người không phục vụ quá 3 trẻ

+ Người trông trẻ là người tự nguyện, được Liên hiệp phụ nữ chấp

nhận và giới thiệu cho các bậc cha mẹ

+ Người đứng ra tổ chức nhóm trẻ gia đình phải tự giải quyết cơ sở

- vật chất tối thiểu phục vụ việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ (với sự 32

Trang 33

giúp đỡ khi cần thiết của Uỷ ban nhân dân địa phương, tổ chức Hội | đên hiệp phụ nữ ở cơ sở và phòng giáo dục địa phương)

+ Người trông trẻ phải chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn

của các phòng giáo dục và phòng y tế địa phương, được dự các lớp bối

dưỡng nghiệp vụ, được cung cấp những tài hệu hướng dẫn về chuyên môn

Xu thế hiện nay là đa dạng hoá các loại hình giáo dục mầm non; có

các trưởng chính qui, ph chính qui, công lập, dân lập, tư thục, nhóm trẻ gia đình, lớp mẫu giáo gia đình, nhằm thực hiện chỉ tiêu phát triển đến năm 2000 1a “:

Huy động trẻ từ 0 đến 2 tuổi vào nhà trẻ, mỗi năm tăng từ 0,5% đến 1% số trẻ trong độ tuổi so với năm trước Tre từ 3 đến 5 tuổi được huy động đến trường lớp mâu giáo mỗi năm tăng từ 1 - 2 % số trẻ trong độ

tuổi so với năm trước Bảo đảm thu hút Khoảng 17% số trẻ 0 - 2 tuổi vào

nhà trẻ, khoảng 40% số trẻ 3 - B tuổi vào mẫu giáo, 70-80% số trẻ B tuổi vào các loại hình giáo dục mẫu giáo chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 tiểu học

°'Theo cuốn: "Những vấn đề lý luận và thực tiễn của Giáo dục mầm non" Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 1993 tr.61.

Trang 35

Chương III NGUYEN TAC GIAO DỤC MẦM NON

I NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TĂNG TRƯỞNG VÀ PHAT TRIEN

CỦA TRE

Theo quan điểm về sự phát triển của trẻ em ®›

1 Trẻ lớn khôn thông qua 2 quá trình: tăng ig trưởng và phát triển

2 Nhìn tổng quát, mọi trẻ đều tuân theo một “so dé” với những øIaI đoạn tăng trưởng và phát triển nhất định về mặt cơ thể (xương, răng, chiều cao, cân nặng, năng lực vận động : lẫy, bò, đi, chạy ) và về mặt tâm

lý xã hội (phát triển ngôn ngữ, tư duy, tinh cam, quan hé ban bé )

Trong quá trình tăng trưởng và phát triển trên, chỉ khi những sự tăng trưởng đạt tới một trình độ nào đó, nghĩa là những nhân tố nào

đó của cơ thể đạt đến độ chín (thành thục) nhất định thì một năng

Trang 36

lực, một chức năng tương ứng mới có cơ sở để hình thành Như vậy, phải đến một độ tuổi nào đó trẻ mới có thể học đi, học nói

học viết

3 Sự tăng trưởng và phát triển của trẻ được coi là bình

thường, khi nó chỉ chênh lệch trong một giới hạn cho phép với

chỉ số, biểu đổ tương ứng của từng độ tuổi, giữa các lĩnh vực

tăng trưởng và phát triển phải cân đối, nghĩa là giữa cân nặng

và chiều cao, giữa sự phát triển về tâm lý và sự phát triển về vận động phải không mất cân đối Sự cân đối (hài hoa) la yéu

cau hàng đầu của sự tăng trưởng và phát triển lành ¡ mạnh của trẻ

4 Tuy tất cả trẻ em đều tuân theo một sơ đồ tăng trưởng phát triển, nhưng mỗi trẻ lại tăng trưởng và phát triển một cách riêng biệt, tuy thuộc vào nhân tố di truyền và bẩm sinh,

diện tiếp xúc với môi trường xung quanh, không có nhu cầu đó

trẻ sẽ chậm biết ngồi và cơ bắp cũng chậm cứng cáp

Trong những nhu cầu để phát triển của trẻ, có 2 nhu cầu cơ bản : + Nhu cầu được yêu mến, an toàn, chấp nhận trong gia đình và cộng đồng

+ Nhu cầu được vui chơi, sục sạo (tìm hiểu) và tự bộc lộ (suy nghĩ tình cảm, thái độ )

6 Sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhanh, nhạy và mềm dẻo

Trẻ ở tuổi mầm non còn rất non nót nhưng lại có sự tăng

trưởng và phát triển cực nhanh so với cả đời người Chẳng hạn,

36

Trang 37

so từ khi mới ra đời đến cuối tuôi mau giáo thì chiều cao của trẻ

tăng chừng gấp đôi, cân nặng gấp 6 lần, vòng đầu đã đạt 9/10 mức khi hoàn toàn tr ưởng thành Từ chỗ trẻ hầu như chưa biết

gì đến chỗ trẻ đã thu hoạch được số vốn ngôn ngữ, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo đủ lớn, đủ để bắt đầu vào trường tiểu học Trong

quá trình tăng trưởng và phát triển, trẻ rất nhạy cảm với mọi tác động bên ngoài, sức đề kháng yếu, nhất là lứa tuổi nhà tre, trẻ dễ mắc bệnh tật

Sự tăng trưởng và phát triển của trẻ còn có tính mềm dẻo,

dễ hồi phục Những thiếu hụt hoặc những cái trội của sự tăng

trưởng và phát triển đều có khả năng tích tụ lại, nhưng nếu có

sự can thiệp chăm sóc, giáo dục thích hợp kịp thời sẽ có thế giúp

trẻ tăng trưởng và phát triển cân đối, bình thường Chẳng hạn tre không ăn đủ chất kéo dài, những thiếu hụt về dinh dưỡng sẽ tích tụ lại, gây suy dinh dưởng, nếu kịp thời cải thiện chế độ ăn

uống đầy đủ, trẻ sẽ được phục hồi và phát triển một cách bình

thường Về tình cảm, trí tuệ cũng có hiện tượng tích tụ và phục hồi tương tự

Il NGUYEN TAC GIAO DUC MAM NON

1 Khái niệm nguyên tắc giáo dục mầm non

Nguyên tắc giáo dục mầm non là những luận điểm cơ bản

có tác dụng chỉ dạo việc lựa chọn nội dung, phương pháp hình

thức tổ chức giáo dục nhằm đạt dược mục tiêu, nhiêm vụ của ngành học mầm non

Nguyên tắc giáo dục mầm non được tổng kết từ thực tiễn của công tác giáo dục mầm non tr ong nhiều năm qua có tác

dụng chỉ đạo hành động Vì thế, để quá trình giáo dục mầm non đạt hiệu quá, đồi hỏi những người làm công tác giao duc tre

37

Trang 38

mầm non phải tuân theo những nguyên tắc dưới đây

2 Hệ thông các nguyên tắc giáo dục mầm non

Các nguyên tắc giáo dục mầm non được xác định dựa trên

- Căn cứ vào mục đích của nền giáo dục Việt Nam và mục tiêu chung của ngành học mầm non (đã trình bày ở trên)

- Căn cứ vào ban chất của quá trình giáo dục là quá trình

có mục đích, có kế hoạch hướng vào việc xây dựng nhân cách theo yêu cầu của xã hội

- Căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi của trẻ Trẻ ở giai đoạn tăng trưởng và phát triển mạnh về mọi mặt (thể chất, trí tuệ, tình

cam, xã hội ), nhưng còn rất non nớt, đòi hỏi cần có sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tỉ mỉ chu đáo Mặt khác, sự phát triển | của trẻ diễn ra không đồng đều, mỗi thời kỳ có những đặc điểm `

phát triển riêng, do đó cần có sự chăm sóc, giao dục phù hợp

- Đồng thời căn cứ vào việc tổng kết những kinh nghiệm thành công trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở các nhà trẻ,

trường mâu giáo những năm qua

Dựa trên những cơ sở đó, trong thực tiễn giáo dục mầm non

đã hình thành một hệ thống các nguyên tắc sau:

2.1 Gido duc mam non can dam bdo tinh muc dich

Nguyên tắc này đòi hỏi trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, cô nuôi dạy trẻ phải biết hướng mọi hoạt động, mọi nội

dung, biện pháp, phương pháp, chăm sóc giáo dục trẻ vào thực hiện mục tiêu của ngành học, sao cho trẻ luôn được khoẻ mạnh,

cơ thể phát triển cân đối hài hoà, giàu lòng yêu thương, thông

mình, ham hiểu biết, thích cái đẹp và biết tạo ra cái đẹp trong

38

Trang 39

cuộc sống của minh Nhung dé dat được mục đích đó, tránh tiến hành một cách gò ép, cứng nhắc mà phải có những phương

pháp, biện pháp chăm sóc giáo dục linh hoạt, mềm dẻo phù hợp với đặc điểm sinh lý và tâm lý lứa tuổi để trẻ luôn được hoạt động tích cực trong trạng thái thoải mái, vui vẻ, phát triển hài

hoà nhân cách của mình |

Đồng thời trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, phải tôn trọng trẻ, thương yêu trẻ như con em của mình

2.2 Đảm bảo cân đổi giữa chăm sóc và giáo dục trẻ

Trẻ em lớn khôn thông qua hai quá trình tăng trưởng và phát triển, hai qúa trình này tuy khác biệt nhau nhưng có mối

quan hệ phụ thuộc nhau, tác động qua lại với nhau Một đứa trẻ khoẻ mạnh thường hồn nhiên, hoạt bát, thích vận động, thích xục xạo tìm hiểu thế g1ớ! xung quanh, thích tiếp xúc và thiết lập

mối quan hệ với mọi người gần gũi xung quanh Ngược lại,

những đứa trẻ ốm yếu, bệnh tật thì thường khóc lóc, buồn bã, ít

hoạt động, không thích giao tiếp với mọi người xung quanh

Do đó điều quan tâm trước hết trong nhà trẻ, trường mâu

giáo là phải bảo đảm cân đối giữa bảo vệ, nâng cao sức khoẻ và

phát triển các mặt vận động, tâm lý, xã hội của trẻ Nghĩa là một mặt phải chú ý đến chăm sóc về sức khoẻ của trẻ như chế

độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt hàng ngày (ăn, ngủ, vệ sinh)

theo thời tiết, đến việc tạo ra môi trường ấm cúng, an toàn, ngăn nắp cho cuộc sống của trẻ và cả việc bảo vệ, phòng chống khám bệnh kịp thời cho trẻ để tạo điều kiện phát triển tốt về thể lực cho trẻ Mặt khác phai chú ý đến việc dạy dỗ giáo dục trẻ như: tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng nhằm đáp ứng cũng như kích thích, khơi đậy nhu cầu phát triển về tâm lý

- xã hội của trẻ Như vậy, sẽ góp phần tạo ra nền tang nhân

39

Trang 40

cach vua khoé manh, vita uyén chuyén, đầy sức sống cả thể chất lẫn tỉnh thần Do đó trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non phải đảm bảo cân đối giữa nuôi và dạy, tránh coi nhẹ mặt

nào: nuôi để dạy trẻ và dạy trẻ trên cơ sở nuôi dưỡng chăm sóc

và bao vệ trẻ em Một thiếu hụt về mặt nào đều có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển

luôn mang tính tổng thể của trẻ

2.3 Tổ chức cuộc sống uà hoqt động phù hợp uới từng lứa tuổi

Ở mỗi độ tuổi, mỗi thời kỳ, trẻ có những đặc điểm tăng truy và phát triển rất khác biệt nhau Chẳng hạn có thời kỳ trẻ rất nhạy cảm về một chức năng tâm lý nào đó, tức là thời kỳ

phát cảm về chức năng tâm lý đó, như thời kỳ phát cam về ngôn ngữ, thời kỳ phát cảm về tình cảm đạo đức Do đó người làm công tác chăm sóc, giáo dục trẻ phải biết đón trước và đáp ứng kịp thời những nhu cầu tăng trưởng, phát triển của trẻ bằng

cách tổ chức cuộc sống và hoạt động phù hợp với sự tăng trưởng,

phát triển của trẻ Muốn vậy phải xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp với từng độ tuổi và thực hiện nghiêm túc, giúp cho trẻ

phát triển cân đối cả về thể lực lẫn tâm lý Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ phải nắm vững nội dung phương pháp

tổ chức các hoạt động, đặc biệt là những hoạt động chủ đạo để tổ chức các hoạt động phù hợp với lứa tuổi về thời gian, nội dung, phương pháp hướng dẫn, mức độ yêu cầu Hoạt động chủ đạo

của trẻ trong năm đầu là giao lưu cảm xúc, năm thứ 29, thứ 3 là

hoạt động với đồ vật, tuổi mẫu giáo là hoạt động vui chơi

Chính thông qua những quan hệ, những hoạt động phù hợp với lứa tuổi (theo hoạt động chủ đạo) mà các chức năng nói

riêng và nhân cách nói chung của trẻ được hình thành và phát

-riển Trong các hoạt động, tâm lý học đã khẳng định vai trò to 40

Ngày đăng: 19/06/2014, 20:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w