1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nói tắt và viết tắt trong tiếng việt hiện trạng và giải pháp

9 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 419,98 KB

Nội dung

Trang 1 ⁄ MỘT SỐ THAO TÁC CƠ BẢN DOC TOAN VAN KQNC © dé doe ngay hương, Mue phi hop uhdy chuét oào tên Chuong, Jue muéu dow & Su dung cae phim DageUp, PageDown, inter, phim mai tén tr

Trang 1

⁄ MỘT SỐ THAO TÁC CƠ BẢN DOC TOAN VAN KQNC ©

dé doe ngay hương, Mue phi hop (uhdy chuét oào tên

Chuong, Jue muéu dow

& Su dung cae phim DageUp, PageDown,

inter, phim mai tén trén ban phim hode các biểu tuong

Trang 2

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KĨ THUẬT VIỆT NAM

HỘI NGÔN NGỮ HỌC VIỆT NAM

BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ

NÓI TẮT VÀ VIẾT TẮT TRONG TIẾNG VIỆT: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

HÀ NỘI 2003

1s -“lc

Trang 3

NOI TAT VÀ VIẾT TÁT TRONG TIẾNG VIỆT hiên trạng và giải pháp (Báo cáo tổng quan về dé tài cấp Bộ thực hiện trong 2 năm 2001-2002) GS.TSKH NGUYỄN QUANG HỒNG (Chủ nhiệm Đề tài) A Tình hình thực hiện để tài

Bắt đầu từ năm 1998, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam được giao thực hiện các

dẻ tài nghiên cứu khoa học thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật quản lí Đến cuối năm 2001, đã có 2 đề tài thực hiện thành công, với đánh giả "xuất sác"

tại các Hội đồng nghiệm thu do Liên hiệp Hội tổ chức Hai để tài đó là: (1) Tiếng

Việt và chữ Việt trong đời sống văn hoá hiện thời; (2) Tiến tới chuẩn hoá tên riêng tiếng dân tộc thiểu số trong văn bản tiếng Việt Tiếp tục hướng nghiên cứu ngôn ngữ và chữ viết gắn liền với thực tiễn, với đời sống xã hội nước ta hiện nay, trong

kế họach 2001-2002, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam đang được phép triển khai để

tài thứ ba: Nói tắt và viết tắt trong tiếng Việt, Theo kế hoạch đã định, chúng tôi đã

Ẩriển khai thực hiện để tài theo 2 mảng công việc chính như sau đây:

1 Tiến hành nghiên cứu lý thuyết về hiện tượng nói tắt và viết tắt từ ngữ trong văn bản tiếng Việt hiên đại Theo mảng công việc này, nhóm công trình đã đi

sâu nghiên cứu các khía cạnh lý thuyêt và thực tiễn của hiện tượng đang xét Có 7

chuyên đề được thực hiện theo hướng này:

(1) Nói tắt và viết tỗt từ ngữ trong tiếng Việt (GS.TSKH Nguyễn Quang

Hồng)

(2) Tắt tờ trong tiếng Việt (GS.TSKH Trân Ngọc Thêm)

(3) \ £ khái niệm tắt tố và các kếu định danh tắt trong tiếng Việt (TS Mai

Xuân Huy)

(4) Về cách viết, cách đọc định danh tắt và một số goi ý về cách đặt tên tắt

(TS Mai Xuân Huy)

(5) Sư dụng dạng tắt trên báo chí hiện nay (PGS.TS Nguyễn Ngoc Tram) (6) Tất tự ghép thương hiệu Việt Nam (TS Dương Kỳ Đức)

(7) Về cách xử lý “chữ viết tắt” trên sóng phái thanh truyền hình hiện nay

Trang 4

(8) Nói tắt bằng phương thức rút gọn định danh (TS Phạm Văn Tinh ~ Kim

Dung)

Trên cơ sở những nghiên cứu này, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam đã phối hợp với Viện Đại học Mở Hà Nội tổ chức một cuộc /fội thảo Khoa học “Nói tắt và viết tắt từ ngữ trong tiếng Việt” (10/2002) Cuộc Hội thảo đã thu hút được sự chú ý của giới khoa học và giới báo chí tại Hà Nội và nhiều tỉnh khác Ngoài các báo cáo rút

từ các chuyên đề trên đây, tại Hội thảo còn nghe thêm 6 bản báo cáo của cộng tác viên và giới báo chí Một số bản báo cáo tai Hội thảo đã đăng tải trên tạp chí

“Ngôn ngữ & Đời sống" của Hội Ngôn ngữ học Việt Nam Toàn văn các chuyên

đề và báo cáo bổ sung được tập hợp thành tập Nói tắt và viết tắt từ ngữ trong văn

bản tiếng Viét

2 Để có thể nắm hiểu thực trạng của hiện tượng viết tất từ ngữ hiện nay,

nhóm công trình thực hiện một cuộc khảo sát tư liệu thực tế trên 10 tờ báo tương

đối phổ biến trong cả nước, đại diện cho các giới khác nhau: Nhân Dân, Sài Gòn

Giải Phóng, Lao động, Hà Nội mới, Quân đội Nhân dân, Tin tức, Thể thao & Văn

hoá Văn nghệ, Tiên phong Chủ nhật và Hoa học trò Mỗi tờ thống kê từ 5 đến 10

số báo, phát hành trong tháng 12-2002 Qua 86 số báo của L0 tờ báo, với 600 trang

báo khổ lớn (42x56), thống kê được 11.194 phiếu từ ngữ viết tat, phan ánh các hình thức viết tắt khác nhau của 1581 đơn vị Qua khảo sát, có thể nhận thấy một số tình hình đáng chú ý như sau về lượng từ ngữ viết tắt trên báo chí tiếng Việt:

(1) Tất cả các tờ báo đều sử dụng dạng viết tắt từ ngữ Trong đó, phụ thuộc vào chức năng và phong cách ngôn ngữ của tờ báo mà lượng phiếu từ ngữ tất có sự phân biệt Báo Văn nghệ ít sử dụng dạng viết tắt nhất (trung bình 2 phiếu/1 trang), còn Thể thao & Văn hoá thì dùng dạng viết tắt nhiều nhất (rung bình 38,3 phiếu/1 trang) Báo hàng ngày dùng nhiều từ viết tắt nhất là 4ø động (trung bình 29,2 phiếu/1 trang), còn báo tuần dùng nhiều dạng viết tắt nhat la Hoa hoc trò (21,7 phiéu/1

trang)

(2) Các dạng viết tắt nội sinh chiếm 83% (gồm 9175 phiếu/1 1194 phiếu),

còn các dạng tắt từ ngữ ngoại nhập chiếm 17% (gồm 1919 phiêu) số lần xuất hiện trên văn bản Nếu tính theo đơn vị từ ngữ viết tắt, thì từ viết tắt

nội sinh chiếm 63,5% (1004 đơn vị/ 1581 đơn VỊ), còn từ ngữ viết tắt

ngoại nhập chiếm 36,5% (gồm 577 đơn vị)

(3) Tư liệu thống kê còn cho thấy tần số xuất hiện của từng dạng viết tắt, hiện tượng đồng dạng của các đơn vị tắt khác nhau và hiện tượng đa

đạng của cùng một đơn vị từ ngữ được tắt hoá Qua đó có thể nhận thấy những cách thức tắt hoá khác nhau, những xu hướng (theo tấn số) cố định hoá các dạng tắt, gợi ý cho việc chuẩn hoá chúng trên văn bản

Trang 5

-_ Chữ viết tắt (Acronym) dưới dạng bản in và đĩa quang, có công dụng tra

cứu các dạng viết tắt và nhập phiếu từ viết tắt (gồm 520 tr.)

-_ Bảng tra cứu chữ viết tất thông dụng Gồm gần 1200đơn vị từ ngữ viết tắt Trong đó cung cấp dạng đầy đủ của đơn vị tắt, dạng đầy đủ trong nguyên ngữ và tên dịch nếu là đơn vị tắt ngoại nhập

B Những khía cạnh lý thuyết và thực tiễn

1 Nói tắt và viết tắt là hiện tượng phổ biến trong nhiều ngôn ngữ, do một

quy luật chung chỉ phối là quy luật tiết kiệm trong nói năng và viết lách Do đó giữa hai hiện tượng này phải có những điểm tương đồng nhất định Tuy nhiên, nói

tắt trước hết và chủ yếu là hiện tượng thuộc về ngôn ngữ (và hoạt động ngôn

từ), còn viết tắt trước hết và chủ yếu là hiện \ tượng thuộc về chữ viết (và hoạt động viết chữ) Mặc dù chữ viết và ngôn ngữ là có liên quan với nhau, song không phải là một Bởi vậy nói tắt và viết tắt tuy có chỗ tương đồng và ít nhiều liên quan nhau,

song không thể đánh đồng hai hiện tượng này làm một được Trên thế giới đã có không ít các công trình 1í luận và mô tả các hiện tượng nói tắt và viết tắt diễn ra ở

nhiều ngôn ngữ khác nhau Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào đặc trưng loại hình ngôn ngữ

và chữ viết mà phạm vi và tính chất của hiện tượng nói tắt cũng khác nhau và rất đa

dạng Chẳng hạn, một ngôn ngữ đa tiết và biến hình với hệ chữ cái La-tinh như

tiếng Anh, chắc chắn sẽ nói tắt và viết tắt khác xa so với một ngôn ngữ đơn tiết không biến hình với lối chữ biểu ý ô vuông như tiếng Hán và chữ Hán Đáng lưu ý là trếng Việt cùng loại hình đơn lập âm tiết tính như tiếng Hán, nên nhiều quy luật nói tắt là khá giống nhau trong hai ngôn ngữ Song mặt khác, hệ thống chữ viết hiện hành của tiếng Việt (chữ Quốc ngữ) là chữ viết ghi âm lấy bộ chữ cái La-tinh làm cơ sở, thuộc cùng một hệ chữ viết với các ngôn ngữ phương Tây như Anh,

Pháp cho nên trong cách vi ¿ối, lại có nhiều điểm tương tự (và chịu nhiều ảnh

hưởng) các ngôn ngữ và chữ viết phương Tây Dĩ nhiên là trong giao lưu tiếp xúc

ngày càng rộng rãi hiện nay trên thế giới, hiện tượng nói tắt và viết tắt cũng có sự

du nhập từ ngôn ngữ này vào ngôn ngữ khác Tiếng Việt cũng nằm trong quy luật chung đó

2 Nói tắt và viết tắt có thể diễn ra trên nhiều cấp độ ngôn từ Có thể là cần

phải lược bỏ bớt một đoạn văn, một câu nói hoặc một cụm từ ngữ nào đó trong khi nói hoặc viết đẻ lời nói (bài viết) được gãy gọn, sáng rõ, tránh rườm rà, trùng lặp, v.v Những hiện tượng như vậy có thể gọi chung là hiện tượng 7k lược và cần được nghiền cứu riêng Trọng phạm vi dé tài này, đối tượng quan sát là những hiện tượng nói tất và viết tắt ở cấp độ từ ngữ, mà chủ yếu là những từ ngữ mang đậm tinh dink danh Kết qủa của những hiện tượng này sẽ cho ta những dạng thức tồn

tại mới của từ ngữ vốn có Có thể gọi đó là những từ ngữ nói tắt và từ ngữ viết tắt,

và cả hai loại này có thể gọi chung là zừ ngữ tắt (hoá) (hoặc hẹp hơn: định danh

tat) Da wing cé mot vai tac giả trước đây gọi những định danh tắt đó là rất tố Song thuật ngữ này nên dùng để gọi một số thành tố được tắt hoá trong cấu tạo các định

Trang 6

3 Khi nói đến "tất", tức là có ý hồi chỉ một dạng thức nguyên gốc (gọi là dạng gốc) có độ dài lớn hơn, trong đó có một số thành tố đã bị lược bỏ ( gọi là

lược tố), và giữ lạt một số thành tố nào đó làm đại diện (gọi là /w /ố) để rồi cùng

với một vài thành tố và biện pháp tắt hoá nhất định cấu tạo nên dang tat cua từ ngữ

đã cho Các lưu tố có thể được giữ nguyên dạng (như Ä⁄i/k trong VinaMiIk), nhưng thường là “bị” tắt hoá (như: Vưa <Việt Nam trong Vinajiik) Trong trường hợp

lưu tố bị tắt hoá ta có có dạng tắt của lưu tố, gọi là zất /ố Trong các dạng tắt của từ ngữ, lưu tố có thể được thay thế bởi một thành tố khác, không có mặt trong dạng

gốc (như: Hai tét < day tét hoc tét, trong đó đạy và học được hồi chỉ do có thành

tố hai thay thế) Ta gọi đó là thế zố (cũng có thể coi dấu & 1a thé tố của vẻ trong

GD(&1Ð < Giáo đục và Thời dại) Trong trường hợp các thành tố trong dạng gốc

trùng nhau (như /Ø7 trong đạy rối học tốt), người ta có thể chỉ giữ lại một, và lưu tố

kiểu này gọi là hợp tố

4 Một từ ngữ tắt, xé: về nguồn gốc nảy sinh, có thể là nội sinh (do người

Việt tự tạo) hoặc ngoai nháp (mượn nguyên từ ngoại ngữ) Trong văn bản tiếng

Việt, từ ngữ nói tắt ngoại nhập chủ yếu là từ tiếng Hán (như: Nga < Nga-la-tu) Còn các từ ngữ viết tắt ngoại nhập thì chủ yếu là từ các ngôn ngữ phương Tây, chủ yếu là Anh, Pháp (như: WTO, A/SD) Các tắt tố trong một từ ngữ tắt nội sinh có thể là thuần nội sinh (như: VAC < vườn ao chuồng), có thể là ngoại nhập (như: ốf < ki- ót < kiosk) hoặc vừa nội sinh vừa ngoại nhập (như: FAF!M < Phái hành phim < Quốc doanh Phái hành Phim và Chiếu bóng) Trong đó, dang tắt với các tắt tố thuần nội sinh hoặc vừa nội sinh vừa ngoại nhập kết hợp với nhau là phổ biến hơn cả và đang được ứng dụng một cách hiệu quả vào việc đặt tên tắt cho các thương

hiệu Việt Nam hiện nay

Š Đối với các từ ngữ nói tắt trong tiếng Việt, một ngôn ngữ đơn lập âm tiết

tính, thì tắt tố có kích thước tối thiểu là một âm tiết Bởi vậy dạng nói tắt của từ ngữ tiếng Việt có thể đo theo âm tiết: tối thiểu là một âm tiết (như: Thanh <

Thanh Hoá), tối đa là 4 âm tiết (như: rèn cán chính cơ < rèn luyện cán bộ, chỉnh đốn cơ quan) Nếu xét về cấu trúc ngữ pháp thì quan hệ giữa các thành tố trong dạng tắt có độ dài từ 2 âm tiết trở lên có thể phù hợp với quan hệ giữa các thành tố

gốc trong dạng gốc (như Thanh Nghệ Tĩnh < Thanh Hoá Nghệ An Hà Tĩnh: đều có cấu trúc đăng lập), nhưng cũng có thể là không phù hợp (như (¿hương bệnh bính - cấu trúc chính phụ < thương bình và bệnh bình - cấu trúc đẳng lập)

6 Đối với từ ngữ viết tắt trong tiếng Việt, thì các lưu tố được tắt hoá theo 2

cách: hoặc là theo từng chữ cái, hoặc là theo từng cạm chữ cái

Viết tắt theo từng chữ cái thường là giữ lại một chữ cái đầu của từng âm tiết

có mặt trong dạng gốc của từ ngữ (như: UBNN < Uỷ ban Nhân dân).Trong những trường hợp này thì tắt tố là từng chữ cái một đại diện cho từng âm tiết trong dạng

uốc Khi đọc các dạng chữ viết tắt này, người Việt thường không đọc theo tên chữ

vái mà khôi phục lại từng âm tiết trong dạng gốc Cũng có khi một chữ cái được

Trang 7

Viết tắt theo cụm chữ cái có thể phân biệt 2 loại: Một là cạm chữ cái không

đọc liền thành tiếng được mà phải đọc theo tên của từng chữ cái (như: TTg < Thủ

tưởng đọc là "tê-tê-giê" ) Một loại khác là cụm chữ cái có thể đọc lên thành âm

tiết (như: Xunhasaba < Xuất nhập sách báo,đoc là ""xu-nha-sa-ba") Loại thứ hai

này rất tiện dùng đối với tiếng Việt, nên được nhiều hãng kinh doanh áp dụng vào

việc đặt thương hiệu tắt cho hãng mình Cũng có trường hợp lưỡng kha nhu VAC,

tuy viết tất theo từng chữ cái, nhưng do ảnh hưởng của ngoại ngữ, có người vẫn đọc

theo âm tiết "vác” thay vì "vê-a-xê”

7 Nói tắt cũng như viết tắt từ ngữ có thể diễn ra một cách 2á thời hoặc cố

định Lâm thời là khi dạng tắt được tạo ra theo quy ước cụ thể của người tạo ngôn,

và người nhận ngôn có thể nghe hiểu hoặc đọc hiểu được theo bối cảnh giao tiếp cụ

thể đó Có thể có một số dạng tắt là lâm thời khi mới bắt đầu tạo ra, nhưng về sau được phổ biến rộng, mọi người đều quen sử dụng và không lệ thuộc vào bối cảnh giao tiếp cụ thể nữa, thì dạng tắt đó đã trở nên cố định (như: v.y < vân vấn, kí < kí-lô < kí-lô-gam) Nhưng phần lớn các dạng tắt cố định là ngay từ đầu đã được

xác định, đặc biệt là khi tạo tên tắt cho các cơ quan, các hãng doanh nghiệp, các

thương hiệu sản phẩm, v.v (như: VinaMiik, Cogido, VTV) Các từ ngữ tắt (chủ yếu

là viết tắU ngoại nhập nói chung đều thuộc vào loại đã khá ổn định trong nguyên:

ngữ cũng như trong văn bản tiếng Việt (như: WTO, VCD, km) Tuy nhiên, hiện nay việc đọc các từ viết tắt ngoại nhập này chưa theo một xu hướng thống nhất và chưa thật sự ổn định (VŒD đọc là "vê-xê-đê" theo kiểu Việt hoá, hay vẫn đọc theo kiểu Anh ngữ là "v§-xi-đi", nhưng 7V thì hầu như không ai đọc là “tê-vê", mà quen đọc

là “ti-vi") :

8 Về nguyên tắc, tất cả các dạng tắt từ ngữ đều mang chức năng hồi chỉ

nguyên dạng từ ngữ gốc Trong nhiều trường hợp việc khôi phục nguyên dạng là

bắt buộc trong khi nói đối với các dạng viết tắt, nhất là viết tắt theo chữ cái đầu của từng âm tiết vốn có (xem mục 6) Trong những trường hợp này thì từ ngữ tiếng Việt chỉ có thể có dạng viết tắt, nhưng không có dạng nói tắt tương ứng (như: UBNN đọc là Uỷ ban Nhân dân như dạng gốc) Cũng có nhiều trường hợp, nhất là những từ ngữ viết tắt đã cố định, được sử dụng phổ biến hơn nhiều so với dạng nguyên gốc của nó, thì việc khôi phục nguyên đạng không phải bao giờ cũng cần thict (ndi sinh nhu VAC, VTV, ngaoi nhập như SOS, WTO, AISD) Với những dạng tất này có thể nghĩ rằng tính kí hiệu chữ viết của chúng đã trở nên quan trọng hon tính kí hiệu ngôn ngữ Nói cách khác, chức năng hồi chỉ của các tắt tố trong các từ ngữ viết tất này đã bi mờ hoá Về mặt ngữ nghĩa, giữa dạng tắt và đạng gốc cũng có thể mang màu sắc ít nhiều khác nhau Điều này thể hiện rõ hơn đối với một số

từ ngữ nói tắt xuất hiện trong khẩu ngữ (Ss bôn < bôn-sê-vich, Cao - Xà - Lá <

Cao su - Xà phòng - Thuôc lá)

9 Nếu một lưu tố được tắt hoá theo nhiều phương thức khác nhau, ta sẽ có

các tắt tố khác nhau cho cùng một lưu tố (như: Việt Nam có thể được tất hoá thành

VN V1, VINA, VIET trong các tén tét nhu VND , VISSAN, VINATABA ,

Trang 8

xảy ra hai chiều hướng khác nhau là đa dạng hoá các từ ngữ tãt hoặc đồng dạng (đồng hình) hoá các từ ngữ khác nhau Nếu như da dạng hoá các tắt tố nhiều khi là

cần thiết để có thể tạo nên các dạng tất có cấu trúc hài hoà, dễ đọc và tiện phân

biét (Ss V NATABA với VNTABA), thì biện tượng đồng dạng hoá (thường là xảy ra

ngẫu nhiên) là tiêu cực, đễ gây lầm lẫn, nhất là đối với các tên tất ổn định đại điện

cho cơ quan, hãng doanh nghiệp, thương hiệu (Ss HT < Đài Tỉ uyên hình TP Hồ

Chí Minh với HTV < Đài Truyền hình Hà Tây)

10 Nói tắt và viết tắt từ ngữ không phải là hiện tượng hoàn toàn mới mẻ trong tiếng Việt Từ xưa, người Việt đã quen gọi tất Tú rài, Cứ nhân là Tú, Cử (Cụ Tú cụ Cử), Cụ Bảng nhấn Lê Quý Đôn được gọi tất là Cụ Bảng Đón Nhiêu

văn bản viết tay chữ Quốc ngữ thể kỷ XVIH, XVII lưu hành trong giới công giáo

đã sử dụng các hình thức viết tắt khác nhau, trong đó thường thấy là Đ.C.B < Đức

Chia Bloi, Ð.C.! < Đức Chúa Jésu Vậy có gì khác nhau giữa xưa và nay trong

hiện tượng nói tắt và viết tắt từ ngữ? Trước hết, do sự phát triển của ngôn ngữ viết

hiện đại trong điều kiện của những tiến bộ khoa học kỹ thuật nói chung và công nghệ truyền thông tin học nói riêng, hiện tượng viết tất từ ngữ đặc biệt trở nên phổ biến hơn xưa và được sử dung rộng rãi trong nhiều phong cách chức năng khác

nhau, có sự phát triển rất mạnh cả về lượng và chất trong hình thức tắt hoá Trong khi đó, hiện tượng nói tắt ngày nay về cơ bản vẫn mang tính chất như xưa, mặc dù có tăng thêm những từ ngữ nói tắt mới Tiếp theo, do quan hệ quốc tế mở rộng, sự

giao lưu toàn cầu được tăng cường, nên hiện tượng ngoại nhập các hình thức từ ngữ tắt (đặc biệt là viết tắt, kể cả một số tắt tố "cho sắn" có tính thông dụng quốc tế như: ứm "nhập", ex "xuất", TV "television") ngày càng gia tăng và tác động mạnh

đến các hình thức cấu tạo từ ngữ viết tắt nội sinh Cuối càng, liên quan với cả hai điều trên đây, là hiện tượng xô bồ, lộn xộn, trùng lặp, thiếu sáng sủa trong cấu tạo và sử dụng các lối nói tất mà đặc biệt là viết tất thường xảy ra Do đó nhu cầu chuẩn hoá trong việc tạo lập và sử dụng các hiện tượng này trở nên hết sức bức thiết

C Một vài kiến nghị về giải pháp chuẩn hoá

1 Trong việc tạo ra và sử dụng từ ngữ tắt nội sinh, cần tuân theo đặc điểm ngôn ngữ và chữ viết tiếng Việt, nhưng đồng thời cũng cần chấp nhận những yếu tố

ngoại nhập (kể cả tắt tố “cho sắn" và quy tắc ghép ngược) mang tính thông dụng

quốc tế

2 Trong việc tạo ra và sử dụng từ ngữ tắt nội sinh, cần cân nhắc sự thuận tiên về âm đọc, sự thoả đáng về ý nghĩa, sự hài hoà và gọn gàng về cấu trúc Điều này đòi hỏi phải chấp nhận các phương thức tắt hoá khác nhau và cả những tắt tố khác nhau cho cùng một lưu tố

Trang 9

4 Trong việc tạo ra và sử dụng các dạng tắt nội sinh, nhất là từ ngữ tắt lâm

thời, cần có quy ước trước hoặc ghi chú ngay lần đầu xuất hiện dạng tắt Điều này cũng cần thiết đối với việc sử dụng lần đầu trong văn bản từ ngữ tắt ngoại nhập,

nhất là đối với trường hợp còn ít phổ biến

5 Khi đọc các tắt tố theo chữ cái thì nói chung, cả nội sinh và ngoại nhập, đều nên dựa theo tên gọi các chữ cái tiếng Việt (có thể bổ sung thêm F,J,W,Z - đọc là "ép-phơ”, "Ji", "ve kép”, "zết”) và khi cần cũng có thể điều chỉnh theo thông

lệ quốc tế

6 Mật độ dạng tắt trong văn bản cao hay thấp là tuỳ thuộc vào phong cách chức năng của văn bản Mỗi một dạng tắt từ ngữ (nhất là viết tắt là một hình thức

"nén" từ ngữ lại Nếu khi đọc văn bản mà cứ liên tục gặp những khối nén như vậy,

thì người đọc sẽ cảm thấy rối trí: Bởi vậy, trong một trang văn bản , dù là văn bản mang tính thông tấn cao, cũng không nên sử dụng dạng viết tắt từ ngữ với mật độ quá cao

Xem ra, mọi hiện tượng chuẩn hố ngơn ngữ đều là sự chuyển động mềm dẻo trong sự phát triển của bản thân ngôn ngữ (như một cơ thể sống) dưới sự tác

Ngày đăng: 05/10/2023, 20:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w